Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:39:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp  (Đọc 2154 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 06:46:00 am »

Những lời phát biểu của Criu-sơ-cốp càng có sức thuyết phục hơn khi trả lời phỏng vấn của tổng biên tập báo "công khai" Iu.I-ru-môp.

- I-ru-môp: "theo tôi nghĩ, thảm hoạ của ông, cũng như của nhiều uỷ viên khác của ban lãnh đạo là ở chỗ không có ai có thể tin là Goóc-ba-trốp phản bội.

- Criu-sơ-cốp: "Vâng chúng tôi đã tin. Phải qua một tuần ngồi trong "sự yên tĩnh của nhà giam Matros" tôi mới từ bỏ niềm tin này".

Những lời phát biểu tương tự cũng khẳng định rằng các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đã hy vọng vào sự ủng hộ của Goóc-ba-trốp trong cuộc đấu tranh của họ chống các lực lượng chống cộng. Việc Goóc-ba-trốp nghỉ ở Forox không bị ai đe doạ cũng nói lên sự thật này.


Trong những hồi ký của mình, người phụ trách bảo vệ Goóc-ba-trốp, tướng KGB, ông V. Međ-vê-đép viết: "Đối với tôi, một người phụ trách bảo vệ, câu hỏi chủ yếu đặt ra là vào thời điểm đó có gì đó đe doạ đến tính mạng của tổng thống và an toàn cá nhân của ông không? Thực là nực cười mặc dù đáng buồn chẳng hề có sự đe doạ và bắt giam nào đó... còn nói đến sự đe doạ về thể xác nào đó? Trong ngày đó, thậm chí sự vi phạm yên tĩnh về tinh thần của tổng thống cũng không có. Chúng tôi bay về còn ông đi ra bãi tắm, phơi nắng, bơi lội... Còn buổi tối, như thường lệ đi xem phim...


Thế mà vào lần này Goóc-ba-trốp đã tự dối mình, ra sức mô tả mình như là "tù nhân" ở Forox.

4. Qua báo chí được biết rằng ngày 18-8-1991 liền sau khi bắt giam các uỷ viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp Goóc-ba-trốp đã nói chuyện điện thoại với Busơ, tổng thống Mỹ.

Theo khẳng định của tạp chí "International Herald Tribune" của Mỹ thì với sự tham gia của cơ quan tình báo Mỹ, Busơ đã ủng hộ Elsin, giúp cho ông này vượt qua được tất cả các sự kiện một cách danh dự. Như tờ báo này cho biết thì các nhân vật chính thức của Mỹ ở Mascơva, nhận được chỉ thị của chính quyền Busơ đã được phép thu tin từ tất cả các hệ thống thông tin quân sự của Liên Xô và đã báo cho Elsin biết là các đơn vị quân đội không nghe theo chỉ thị của nhũng người lãnh đạo cuộc bạo động. Mỹ đã cử đến tổng hành dinh của Elsin một chuyên gia về thông tin của Mỹ với nhiệm vụ giúp Elsin và những người theo ông đặt đường liên lạc vô tuyến điện với chỉ huy các đơn vị để Elsin thuyết phục họ không tham gia vào cuộc bạo động.


Thư ký báo chí của Busơ, Marlin Fitswater khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo "Comxômonskaia Pravda" đã nói: vào ngày đảo chính ở Mascơva, tôi, Bộ trưởng ngoại giao Fames Baiker và Robert Straus, đại sứ ở Mascơva đều nghỉ ở bờ biển phía Tây của Mỹ. Bỗng nhiên chúng tôi nhận được điện thoại của Busơ: "Tôi cho máy bay đến đón các ông về, hãy về gấp". Chúng tôi đã bay về, ngồi lại và suy nghĩ: ủng hộ Elsin hay là chờ đợi? Đây là thời điểm khó xử: bởi vì nếu như Páp-lốp và đồng bọn thắng, thì chúng tôi phải làm gì với họ. Cuối cùng ông Busơ đã quyết định gọi điện thoại cho Elsin và tuyên bố ủng hộ, Busơ nói: "Chúng tôi ủng hộ ông, Bô-rít". - Elsin nói: Elsin cảm ơn". Busơ hỏi: "Ông có muốn tôi đưa ra tuyên bố chính thức?" Elsin trả lời: "Chỉ mong ngài làm nhanh lên thôi, tốt hơn ngay bây giờ, chứ hiện nay nhìn qua cửa sổ đã thấy xe tăng đang vây quanh ở hai khu phố".


Không đầy mười phút sau, Busơ là người đầu tiên trong số các chính khách phương Tây đưa ra lời tuyên bố ủng hộ nước Nga mới cho toàn thế giới biết. Bô-rít Elsin nói: ơn này của Busơ ông không bao giờ quên.

Ngày 20-8 lúc 17 giờ, thủ tướng Anh Giôn Mâygiơ gọi điện cho Elsin, thông báo về sự ủng hộ của mình trong cuộc đấu tranh chống bạo động.


5. Trên nền của sự bất lực và thiếu kiên quyết của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp, những hành động của B.Elsin chứng tỏ rằng những hành động này được tính toán suy nghĩ kỹ càng, trước hết nhằm tác động về tư tưởng và tâm lý đổi với các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp.


Với lại Elsin có cần phải làm gì nhiều đâu sau khi Goóc-ba-trốp từ chối ủng hộ họ, nghĩa là làm cho cuộc nổi dậy của họ mang tính chất hợp pháp. Ở đây, về thực chất, Goóc-ba-trốp là tên phản bội, chơi trò hai mặt.

Do vậy lời phát biểu của đại biểu nhân dân Trel-nô-cốp đáng được chú ý: "Có nhiều tài liệu gián tiếp, thậm chí không phải là hoàn toàn gián tiếp chứng minh rằng Goóc-ba-trốp biết tất cả, thậm chí tham gia trực tiếp vào cuộc bạo động này.


6. Đại tướng V. Va-ren-ni-cốp tự thừa nhận rằng Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong thời gian các sự kiện tháng 8-1991.

Va-ren-ni-cốp trách cứ Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đã không kiên quyết, chậm chạp một cách kỳ lạ và không triệt để, nhân dân ít được biết về hành động của họ, không có sự tiếp xúc cần thiết với tất cả các cơ quan nhà nước của Liên bang, với các nước cộng hoà, đặc biệt là với Liên bang Nga.


Theo lời của V.Va-ren-ni-cốp thì Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đáng trách là ở chỗ sau khi đã bắt tay vào làm một việc to lớn quan trạng có tính chất sống còn đối với đất nước như vậy mà không tiến hành đến cùng, mới ở bước ngoặt đầu tiên đã bị tiêu vong.


Chắc là con người ở trung tâm các sự kiện và là con người được kính trọng như ông hiểu rõ hơn nhiều những người khác". Cùng với tất cả những điều này cần phải thừa nhận rằng: một trong những nguyên nhân chủ yếu thất bại của cuộc nổi dậy của "Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp" là ở chỗ họ không hiểu ra được kịp thời hành vi của Goóc-ba-trốp đã quỷ quyệt lôi kéo họ vào một vụ khiêu khích lớn: làm cho họ tưởng rằng nếu không đồng ý với "Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp" thì y cũng không cản trở họ. Ý tưởng về tạm thời gạt bỏ chức tổng thống của Goóc-ba-trốp vì bệnh tình, thậm chí cũng là ý tưởng Goóc-ba-trốp mà Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đã bị lừa, đáng lý ra bất luận thế nào cũng không nên làm như vậy bởi vì trên thực tế Goóc-ba-trốp có ốm đau gì đâu.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 06:46:37 am »

Sự phản bội của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã làm cho đất nước chúng ta, nhân dân chúng ta phải trả giá quá đắt.

Đương nhiên ở phương Tây, đặc biệt là Mỹ, người ta chào đón sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô một cách hoan hỉ, đồng thời cũng nói lên "cống hiến" to lớn của Goóc-ba-trốp trong hoạt động đen tối này.

Báo "Đoàn viên Thanh niên cộng sản Mascơva" số ra tháng 9-1991 đã viết về vấn đề này: Thì ra không chỉ phương Tây hoan hỉ. Có bao nhiêu người thành thật vui sướng trước việc Đảng Cộng sản Liên xô sụp đổ. Hoạt động bí mật của Goóc-ba-trốp được ca ngợi công khai và rộng rãi như thế nào.


Các bạn tự phán xét. Dưới đây là trình bày tóm tắt bài báo đó:

"6 năm Goóc-ba-trốp tiến hành cuộc đấu tranh kín đáo đối với người ngoài cuộc, nuốt chửng hết nhân vật này đến nhân vật khác của đối phương, thí mạng người của mình, khôn khéo lèo lái từ trung tâm ra ngoại vi và ngược lại... còn những lời thề trung thành của y cùng với lý tưởng của Đảng Cộng sản đã bị nuốt trôi...


Bộ máy Đảng đã răm rắp tin vào Tổng Bí thư của mình trong một thời gian dài. Và mặc dù về bản năng họ cảm thấy đất ở dưới chân của họ đã sụt lở mà họ vẫn không dám nói to lên những lo ngại của mình.

Còn trong khi đó, tựa như huấn luyện viên cuối cùng bỏ lỡ cơ hội, cả tập đoàn quyết định làm đảo chính, thì đã muộn rồi.

Goóc-ba-trốp đã làm cho Đảng kiệt sức. Chính sách cán bộ của ông ta mà những người cổ vũ chung quanh không hiểu được đã dẫn đến tan rã hoàn toàn Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tám thành viên đứng đầu Ủy ban quốc gia tình trậng khẩn cấp, đó là tất cả những gì còn lại ở những người cộng sản đến 18-8. Tám con tốt đen. Chúng ta tự xoay xở cùng với họ. Tôi nghĩ rằng vào ngày 20-8 những cán bộ lãnh đạo của Đảng mới nhận thức được hết trong những năm qua Tổng Bí thư đã chơi khăm họ như thế nào. Có thể bây giờ xem lại các biên bản các cuọc hội nghị toan thể Ban Chấp hành Trung ương, các Đại hội, các hội nghị thì Goóc-ba-trốp bị vạch mặt "lừa dối vĩ đại" mà những người gần gũi xung quanh không thấy và không nhận ra. Chỉ đến bây giờ họ mới hiểu được chiều sâu độc ác của người lãnh đạo cao nhất từ năm 1985 đã bắt đầu đưa Đảng đến chỗ sụp đổ một cách có kế hoạch.


Ngày 22-8 Tổng thống còn chưa biết, đối thủ chủ yếu đã bị chiếu tướng: Thế cho nên ông vẫn cẩn thận trọng nghe ngóng xem mình là người cộng sản tin cậy như thế nào. Đến ngày hôm sau, biết rõ tình hình Goóc-ba-trốp liền giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô.


Cuộc sống mà Goóc-ba-trốp đã trải qua trong 6 năm làm Tổng Bí thư có thể so sánh với cuộc sống của một tình báo viên hoạt động rất bí mật. Để không bị nghi ngờ, anh ta đã hô to: "Hail Hitle".

Cho đến nay tôi vẫn còn ngạc nhiên là làm thế nào Goóc-ba-trốp, lúc đầu loại bỏ được hoàn toàn Bộ Chính trị, rồi sau đó gần như toàn thể Ban Chấp hành Trung ương (các bạn còn nhớ có bao nhiêu người răm rắp viết đơn xin nghỉ hưu) mà không ai nghi ngờ gì cả.

Đảng Cộng sản Liên Xô đã cắm cái cọc nhọn vào ngực mình, trong khi đó vẫn khoái trá bầu ra một Bộ Chính trị hầu như hoàn toàn mới.

Trong thời gian các sự kiện tháng 8 nhiều người đã mở mắt ra và tôi hy vọng rằng các cái đầu thông minh ở phương Tây và phương Đông đã hiểu được Tổng thống của chúng tôi đã tiến hành đến cùng trò chơi nguy hiểm như thế nào.

Theo "Nước Nga Xô viết",
ngày 16, 17 và 21-8-1997
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #12 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2022, 05:58:00 pm »

HAI QUAN ĐIỂM VỀ NHỮNG SỰ KIỆN THÁNG 8 NĂM 1991


Tổng quan của Ban Biên tập
báo Glasnoet (Công khai)
   

Vào tháng 8-1991 khi từ Fô-rô-xơ trở về một cách không tự nhiên, Goóc-ba-trốp nói sẽ không bao giờ ông nói ra sự thật đầy đủ về những gì đã xảy ra. Kẻ phản bội vĩ đại nhất của mọi thời đại và của các dân tộc có cái gì đó để che dấu. Nhưng không có cái gì bí mật mà không bị thời gian lôi ra ánh sáng. Trong 6 năm sau khi xảy ra cuộc bạo động phản cách mạng, đã có hàng chục quyển sách được phát hành, nhiều hồi ký của những người tham gia các sự kiện đã được ấn hành. Việc nghiên cứu kỹ càng các ấn phẩm này cho phép ta đựng lên bức tranh hầu như đầy đủ. Nói là "hầu như" bởi vì ngoài hai lực lượng đối địch công khai chống chọi nhau (Ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp và những người ủng hộ Elsin) còn có cả các cơ quan mật vụ và nền kinh tế ngầm trong nước quyết định quá trình của các sự kiện. Không có những tài liệu xác thực về hoạt động của họ. Nói chung bức tranh rất là phức tạp, trên nhiều bình diện, nhiều nhân tố không chỉ không được nghien cứu mà đến nay chưa được phát hiện.


Và hiện nay vẫn còn hai quan điểm (cách nhìn) về tháng 8-1991.


I. QUAN ĐIỂM TỪ PHÍA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Giả thuyết chung cho rằng các sự kiện tháng 8- 1991 - là âm mưu bạo động chống Tổng thống Liên Xô đã được đưa ra ngay sau khi xảy ra cuộc bạo động phản cách mạng và được nhà cầm quyền Nga ủng hộ một cách tích cực cho đến khi Goóc-ba-trốp từ chức và diễn ra cuộc cấu kết ở Bê-la-ve-giơ. Ở mức độ nhất định, giả thiết này cho dù thoả mãn không những kẻ chiến thắng mà cả kẻ chiến bại nhưng nó đã dễ dàng bị bác bỏ. Khi Goóc-ba-trốp đã bị hạ bệ thì cơ quan điều tra cũng mất hết nhiệt tình, còn vụ án Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp cũng nhanh chóng tan biến. Với lại chẳng ai cần đến vụ án này nữa. Hơn thế nữa không ai muốn khám phá đến cùng chân lý.


Còn chân lý là ở chỗ nguyên nhân hàng đầu của tình hình khủng hoảng năm 1991 là sự đối đầu của hai nhân vật chính trị lớn nhất - Goóc-ba-trốp và Elsin đã đặt mục đích cá nhân lên trên tất cả (người thì muốn duy trì vị trí của mình, còn người kia thì muốn nâng cao vị trí lên) sẵn sàng hy sinh cả Đảng và Nhà nước.


Vào lúc đó Goóc-ba-trốp hầu như mất hết uy tín trong nhân dân. Trong Đảng nhiều người căm thù, còn quân đội thì khinh bỉ ông ta. Tại Đại hội lần thứ 28 của Đảng Cộng sản Liên Xô, Goóc-ba-trốp khó khăn lắm mới trụ lại ở chức Tổng Bí thư. Tại các phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương nhiều lần có những tiếng hò hét: "cút đi". Sự phê phán của những người tích cực của Đảng trở nên kịch liệt, còn trong bộ máy nhà nước người ta cảm nhận Goóc-ba-trốp với sự mỉa mai thẳng thừng. Ở các địa phương nhiều kiến nghị của ông bị bác bỏ. Cái chủ yếu Goóc-ba-trốp bị mất đi là quyền lực thực tế.


Và mặc dù hồi đó rõ ràng có những đánh giá không thích hợp và đặc biệt là tự đánh giá của Goóc-ba-trốp, đã làm cho ông ta hiện nay trở thành một nhân vật thảm hại, nhưng điều chủ yếu là dẫu sao ông cũng đã hiểu ra mình đã hết vận rồi, cố trụ thêm càng lâu càng tốt. Tổng Bí thư - tổng thống, đương nhiên vẫn đánh liều, ngày càng tìm kiếm sự ủng hộ ở nước ngoài (lúc đầu Elsin không có sự ủng hộ này). Và ở nước ngoài người ta đã ủng hộ, làm cho ông nuôi hy vọng về sự ủng hộ này, mặc dù, như về sau này được biết rõ, họ đã lừa dối, ông đã không nhận được tín dụng và không nhận được những gì cơ bản của phương Tây. Tất cả những nhượng bộ của ông ta có hại cho đất nước là trò chơi với những kẻ đánh bạc gian lận có kinh nghiệm.


Trong quá trình những va chạm thường xuyên của Goóc-ba-trốp và Elsin đã trở thành hiển nhiên. Đó là hai nhân vật này không cân sức: nước Nga nặng cân hơn nhiều so với tất cả những gì còn lại trong thời gian đó dành cho Goóc-ba-trốp. Tính chất quyết liệt của xung đột càng sâu sắc hơn vì lòng khao khát trả thù của Elsin vì bị lăng nhục vào tháng 10-1987 khi Goóc-ba-trốp tống khứ ông ra khỏi Bộ Chính trị và buộc ông viết bức thư sám hối với yêu cầu xin được giữ lại chức vụ cũ. Lôgic của cuộc đấu tranh dẫn đến chỗ bắt đầu có những hành động khiêu khích khác nhau từ hai phía. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng: Ái chà! nếu như là Elsin được bầu làm Tổng Bí thư trong Đại hội lần thứ XXVIII, chứ không phải Goóc-ba-trốp thì cả Đảng và Liên bang được vững chắc, và Elsin cũng chẳng để cho những tên "dân chủ" nào đến gần chính quyền. Elsin trước kia chưa hề biết thế nào là dân chủ và cho đến nay ông cũng không biết.


Khi nước Nga thôi không nộp tiền vào ngân sách Liên bang (hoặc đóng chậm và cắt xén đóng góp) thì bắt đầu sự tan rã. Ở các nước cộng hoà dân tộc, khi không còn đủ tiền, thậm chí để trả lương, đã nảy sinh những khó khăn nghiêm trọng về các nguồn vật chất và lương thực. Những người lãnh đạo của các nước cộng hoà này bắt đầu có sự xao xuyến vì cảm thấy không được bảo vệ. Đã không còn hy vọng vào Trung ương, thì phải tìm cách tự cứu nguy. Ngoài ra đa số những người lãnh đạo của các nước cộng hoà hồi đó đã hiểu ra rằng con người Goóc-ba-trốp nhỏ nhoi và lăng xăng không thể làm gì để ngăn chặn thế lực của Elsin đang lên.


Cũng như hiện nay Elsin đang bất lực trước Lu-ca-sen-cô. Mà sống dưới quyền của Elsin không ai muốn. Và đó là cơ sở của sự sụp đổ của Liên bang sau đó.

Elsin và êkíp của ông ta bằng mọi cách thúc đẩy nhanh sự tan rã bởi vì lúc đó không có cách nào khác để hạ bệ Goóc-ba-trốp. Họ cũng muốn thoát khỏi cái nạn một đa số ngoan ngoãn một cách nguy hiểm đại diện cho các nước cộng hoà tại Xô Viết tối cao và Trung ương Đảng lúc nào cũng ủng hộ lãnh đạo và đánh đổ bất cứ cái gì.


Elsin hy vọng tranh thủ không ít những người hám danh trong giới trí thức khoa học kỹ thuật, chủ yếu là số cán bộ khoa học cấp thấp đổ lỗi cho sự không thành đạt của mình không phải do sự bất tài của bản thân mà là do chế độ và hy vọng tự cứu mình một cách đơn độc. Thực ra hồi đó Goóc-ba-trốp nhiều lần nói với họ rằng làm thế không được gì và ông đã nói đúng. Nhưng ai mà tin ông ta hồi đó.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #13 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2022, 05:58:44 pm »

Tình hình trở nên nghiêm trọng. Goóc-ba-trốp thấy rằng Elsin bắt đầu thắng thế. Khi Elsin trở thành tổng thống Nga, Goóc-ba-trốp đã tỏ ra bối rối, mất cả ý chí và hiểu ra rằng đó không phải chỉ là thắng lợi của đối thủ, mà còn là sự tiêu vong chính trị của bản thân ông.


Mặc dù đó là thời điểm có tầm quan trọng, nhưng có thể nói rằng chính bàn tay của Goóc-ba-trốp đã đảm bảo cho Elsin đắc cử tổng thống vì đã cản trở các đối thủ thực sự của Elsin trong số các thủ lĩnh các đảng phái ở Nga đang tranh giành vị trí với Elsin. Hành động này tưởng chừng là kỳ quặc và không lôgic. Nhưng trong hành động này có cái Lôgic của nó: Goóc-ba-trốp càng quan hệ chặt chẽ với phương Tây thì Elsin càng được tự do hành động hơn. Không loại trừ phương Tây đã có lệnh thúc đẩy Elsin lên làm tổng thống.


Từ đó Goóc-ba-trốp lúc nào cũng lo sợ: ông hiểu ra có thể chờ đợi điều gì ở Elsin. Bề ngoài tiếp tục ve vãn Elsin, nhưng Goóc-ba-trốp ngấm ngầm bắt đầu chuẩn bị kế hoạch hành động theo "tình trạng khẩn cấp".

Trong năm 1990 Goóc-ba-trốp đã triệu tập nhóm thành viên của Hội đồng tổng thống (Ia-dốp, Ba-cla-nốp, Crui-sơ-cốp, Pu-gô) và giao cho họ những nhiệm vụ phù hợp. Sau đó những cuộc gặp gỡ tương tự vẫn tiếp diễn. Đã thảo ra kế hoạch ban bố tình trạng khẩn cấp ở vùng Ban tích và ở Da-cáp-ca-dơ, kết quả là đã xuất hiện các sự kiện ở Tbi-li-xi, và Vin-nhu-xơ mà ai cũng biết. Riêng ở Tbi-li-xi, Goóc-ba-trốp yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Iadốp phải "hành động kiên quyết".


Biết rằng mình đang chơi với ai đây, nên I-a-dốp đòi phải có mệnh lệnh bằng giấy tờ, nhưng tất nhiên ông ta không nhận được và điều này dẫn đến kết cục thảm hại.

Từ lúc trẻ Goóc-ba-trốp đã quen thói làm những việc mờ ám bằng cách gắp lửa bỏ tay người.

Trong các sự kiện ở Tbi-li-xi, She-vat-nat-de đóng vai trò trực tiếp, nhưng sự tham gia của Goóc-ba-trốp được che đậy cẩn thận hơn. Goóc-ba-trốp nghĩ ra hành động này như là cuộc diễn tập, buộc tội mọi người mọi việc ở đây là không làm được gì cả. Ông nói: "Nếu như về sau này sẽ có những vụ như thế, chúng ta sẽ không làm gì cả". Người ta phản đối ông ta ở chỗ là giao quyền quyết định cho người khác, bản thân ông ta lẩn tránh việc lãnh đạo trực tiếp và trách nhiệm, nghĩa là dẫn hành động đó đến chỗ thất bại.


Trong khi đó, trên thực tế đã bắt đầu chuẩn bị hiệp ước Liên bang mới. Sác-na-da-rốp và Rê-vên-cô thảo văn bản hiệp ước. Điều đó cho thấy trước là văn bản sẽ có nhiều khiếm khuyết, không phải chỉ là vì các tác giả không phải là các chuyên gia trong lĩnh vực này, mà còn vì họ là những đại diện cho những nhóm dân tộc nhỏ ở phân tán trong ban lãnh đạo của đất nước, họ hiểu biết về quyền lợi của nước Nga, nước chủ yếu của Liên bang, mà họ không yêu thích và không hiểu.


Goóc-ba-trốp ngày càng lo lắng, cảm thấy rằng Elsin dồn ép mình và dự án hiệp ước Liên bang mới sẽ phá vỡ Liên bang, đang có nhiều vấn đề (đã có 8 nước cộng hoà và cộng hoà tự trị không chịu ký). Như thường lệ, tình hình bắt đầu căng thẳng. Và ở đây những người lãnh đạo các nước cộng hoà còn thông báo rằng Elsin chủ động, thường triệu tập họ họp không có Goóc-ba-trốp, và ngay cả không báo cho Goóc-ba-trốp biết. Điều này càng làm cho Goóc-ba-trốp tức giận. Ông ta cho rằng đang có âm mưu bạo loạn và yêu cầu các cơ quan mật vụ kiểm soát các sự kiện. Nhưng trong khi đó ông không làm gì cả để củng cố tình hình mặc dù thấy rõ rằng đã buông dây cương và cỗ xe của Đảng và Nhà nước đang lăn không có người lái.


Theo kiểu cách thông thường của mình, không nói gì cụ thể cả, Goóc-ba-trốp chỉ bảo những người thân cận của mình tìm cách cô lập Elsin và nếu cần thiết ban bố tình trạng khẩn cấp, còn bản thân, bất ngờ đối với tất cả mọi người, bỏ đi nghỉ ở Fô-rô-xơ. Bất ngờ bởi vì chắc gì trên thế giới có một chính khách thứ hai lại rời bỏ vị trí của mình trước khi phải có những quyết định lịch sử hết sức quan trọng.


Trước đó Goóc-ba-trốp nhận được bức điện của Matlos từ Oa-sinh-ton cảnh báo sẽ có một cuộc mưu phản do Criu-scốp, Ia-dốp, Pu-gô và một số lãnh đạo của Đảng chuẩn bị chống lại ông. Sau khi báo cho những người thân cận biết về bức điện, bề ngoài Goóc-ba-trốp tỏ ra không tin có khả năng gì tương tự xảy ra. Nhưng lập tức Goóc-ba-trốp đã gặp Elsin và Na-dăc-ba-ep đề nghị họ ủng hộ việc bố trí lại những chức vụ quan trọng.


Trên thực tế không có âm mưu bạo loạn nào cả: những người đó không cần phải hạ bệ Goóc-ba-trốp trong bất cứ cuộc hội nghị nào của toàn thể Ban Chấp hành Trung ương và ngay cả khi không có ông. Họ chỉ cần cách ly ông một vài giờ trong phòng làm việc và với bản chất hèn nhát của mình, ông có thể ngoan ngoãn ký đơn yêu cầu xin được từ chức. Nhưng những người này rất bất bình với Goóc-ba-trốp. Nhiều lần họ họp Ba-cla-nốp và Bôn-đin và nói lên những lo ngại ngày càng tăng đối với hành động của Goóc-ba-trốp và toàn bộ đường lối của ông dẫn đất nước đến thảm hoạ. Vâng, chỉ bất bình, không hơn không kém.


Và như vậy là sau khi thúc đẩy các bộ trưởng các bộ sức mạnh hành động tích cực chống Elsin, Goóc-ba-trốp tính bài chuồn để đề phòng bất trắc. Từ Fô-rô-xơ hàng ngày ông gọi điện thoại thúc giục: "Các anh ngồi làm gì mà không làm gì cả? Thế tôi để các anh ở lại làm gì".


Cuộc gặp gỡ bí mật của Elsin với các lãnh tụ của các nước cộng hoà ở An-ma A-ta làm cho Goóc-ba-trốp đang nghỉ ở Fô-rô-xơ không chịu đựng được. Không chỉ bản thân cuộc gặp gỡ mà còn do các cơ quan mật vụ không cung cấp thông tin nào về cuộc gặp gỡ này. Nếu như không có Na-dắc-ba-ep thì Goóc-ba-trốp không biết được gì và cả các người lãnh đạo của các cơ quan liên bang cũng không biết. Goóc-ba-trốp sôi lên và yêu cầu phải hành động. Đương nhiên không nói nên hành động cụ thể như thế nào.


Vào giữa tháng 8 tình hình được hình thành như sau: Goóc-ba-trốp ngồi ở Fô-rô-xơ, không làm gì để sửa chữa hiệp ước Liên bang mà nếu ký vào bản hiệp ước này thì trên thực tế không còn Liên Xô nữa. Đất nước không có sự điều khiển đã lăn đến thảm hoạ quốc gia. Mọi lời kêu gọi tuyệt vọng của các chiến hữu phải làm cái gì đó đã được Tổng Bí thư - tổng thống trả lời bằng công thức hay dùng "mặc cho cái gì đến thì cứ để nó đến".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #14 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2022, 05:59:19 pm »

Hiệp ước Liên bang được chuẩn bị bí mật để đặt mọi người trước sự việc đã rồi. Nhưng tờ "Tin tức Mascơva" đã lấy được bản dự thảo và công bố. Chính phủ do Páp-lốp đứng đầu đón nhận dự thảo một cách tiêu cực. Nhiều thành viên Xô Viết tối cao cũng như thế. Có căn cứ để cho rằng dự thảo sẽ không được thông qua.


Nhưng 7 nước cộng hoà muốn "ra khỏi" "Liên bang". Và đầu tiên là nước Nga, mà không có Nga thì không có Liên Xô. Những người lãnh đạo, "sau này là các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp" đi đến kết luận rằng, bất luận kết cục như thế nào cuộc họp ở Nô-vô-Ôga-rép-ki sẽ dẫn đến tan vỡ Liên bang. Nếu ngay từ bây giờ họ không can thiệp thì không thể ngăn chặn sự tan vỡ được.


Thế thì lúc đó họ đã quyết định cử một phái đoàn đến gặp Goóc-ba-trốp để một lần cuối cùng thuyết phục ông ta rời bỏ con đường nguy hại cho quốc gia. Cụ thể là sửa đổi văn bản dự thảo hoặc bãi bỏ hoàn toàn việc ký kết. Để làm việc này Goóc-ba-trốp phải nhanh chóng trở về Mascơva. Nếu như ông từ chối thì để ông la ở Fô-rô-xơ tuyên bố quyền lãnh đạo của ông trong một thời gian, để tự các thành viên Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp làm những gì cần thiết. Ngày 18-8 họ đã bay đến Fô-rô-xơ.


Criu-sơ-cốp biết được nhiều hơn về các nguyên nhân ràng buộc Goóc-ba-trốp hành động nên từ khi phái đoàn lên máy bay, đã ra lệnh phong toả mọi liên lạc của Goóc-ba-trốp với thế giới bên ngoài.

Để hiểu được những gì đã xảy ra hồi đó, hãy chú ý câu hỏi đầu tiên rất quan trọng khi Goóc-ba-trốp gặp những người đến:

- Thế nào, các anh theo Elsin cả rồi sao?

Ông ta sợ sệt một cách kinh khủng. Tay run lật bật đến nỗi không ghi được tên thành phần của phái đoàn đến. Nhưng theo đà báo cáo dần dần ông lấy lại bình tĩnh, chuyển sang cao giọng hơn bình thường. Bản thân ông không muốn làm gì cả, mà giao cho nhóm (sau này gọi là các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp) được toàn quyền chủ động.

- Nào, các anh làm đi, mặc xác các anh!

Khi tiễn đoàn ra về, đã nói thêm:

- Nói chung không nên làm như thế. Cần phải triệu tập Xô Viết tối cao... và trình bày một cách chi tiết những gì suy nghĩ kỹ và thấy trước được các sự kiện sắp diễn ra. Khi quay về Mascơva phái đoàn báo cáo rằng Goóc-ba-trốp cũng như mọi khi, không đồng ý cũng không phản đối. Còn hỏi vì sao lại tránh né một bên, ông ta đưa ra câu trả lời an ủi là làm như thế để giữ uy tín của tổng thống.


Biết được tất cả những gì trình bày trên, ta dễ hiểu hơn sự vắng mặt của Goóc-ba-trốp ở Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp và những điều kỳ lạ, những yếu điểm và những ngu ngốc trong hành động của ông ta, mà chủ yếu biêt được sự bất hành động của ông ta đã khiến những ý đồ tuyệt diệu của các thành viên Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp trở thành phiêu lưu, dẫn đến phá tan Đảng, rồi sau đó tan vỡ Nhà nước. Mà khi đó mọi thứ còn trong tay họ, lại được tất cả các lãnh tụ của các nước cộng hoà sáng 19-8 đều tuyên bố ủng hộ Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp, trong đó Crap-trúc và Na-da-ba-ép tỏ ra đặc biệt tích cực.


Có thể do hiểu ra rằng cuộc nổi dậy của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp sẽ dẫn đến hậu hoạ ra sao nên Pu-gô và Ar-kha-me-ép đã tự sát.

Còn một vấn đề cốt lõi nữa: có phải tất cả những gì diễn ra trong tháng 8 là sự khiêu khích có tính toán kỹ lưỡng với mục đích đập tan ngay các nền móng của chế độ Xô viết và đánh vào những cán bộ trung thành nhất với sự nghiệp của Đảng, trong đó có những lãnh tụ tiềm tàng của Đảng như Ru-bic-xơ và Shê-nin. Những tài liệu xác thực về việc này thì không có. Nghĩ rằng nếu thế thì quá phóng đại năng lực trí tuệ của Goóc-ba-trốp. Ở giai đoạn này ông chỉ muốn có một điều loại trừ Elsin. Trong khi nói "các anh hành động đi", ông ta hy vọng như mọi khi, làm điều đó bằng bàn tay của kẻ khác. Mà những "người khác" thì không muốn làm điều đó cho ông ta. Liều lĩnh, nhưng ông ta tin vào sự ủng hộ của phương Tây và không phải là không có căn cứ. Bởi vì ngay sau khi thắng lợi của bọn phản cách mạng, Busơ chưa lập tức tin vào Elsin, nên tất cả các tổ chức của Mỹ ban đầu đều nhận được lệnh không nên vội vã.


Điều then chốt để hiểu vì sao êkíp của Elsin bỗng nhiên nhanh chóng và khôn khéo làm tan rã toàn bộ chế độ Đảng - Xô Viết, là sau đây:

Ngày 19-8 một nhóm chuyên gia điện tử của Mỹ từ đại sứ quán của Mỹ đến Nhà trắng và đã đặt những máy nghe trộm tất cả các cuộc nói chuyện của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp. Sau này mới biết được nhiều tình tiết khác tương tự. Bởi vì rõ ràng là không có sự lãnh đạo chuyên nghiệp, thì một nhóm người vây quanh Elsin không những không thực hiện được gì mà còn không nghĩ ra ngay cả một phần nào những công việc quan trọng để lật ngược được mọi thứ ở chúng ta, chỉ loáng một cái đã xoá bỏ được một đối trọng hùng mạnh của Mỹ và của toàn bộ giới đế quốc ra khỏi vũ đài thế giới.


Hồi đó Goóc-ba-trốp có thể giải quyết được nhiệm vụ chủ yếu của mình hay không? Có thể, chỉ cần ông ta ra lệnh dứt khoát rõ ràng. Nhưng ông đã không ra lệnh và đã dẫn đến thất bại. Sự hèn nhát và nông cạn trong người ông ta không ít hơn sự đểu cáng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #15 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2022, 06:00:21 pm »

II. QUAN ĐIỂM CỦA CƠ QUAN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Có ba vấn đề chủ yếu mà giải đáp được sẽ khám phá được những nguyên nhân thật sự và nội dung của các sự kiện tháng 8-1991.

Vấn đề thứ nhất: Có phải việc lập ra uỷ ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp là một hành động tuyệt đối độc lập mà trên thực tẽ tất cả ban lãnh đạo cao nhất của nhà nước Liên Xô đều tham gia hay đó là sự khiêu khích chính trị có tính toán mà tất cả ban lãnh đạo nói trên đã biết lôi kéo một cách khéo léo vào với một mục đích nhất định?


Những sự việc mà hiện nay công luận đã biết được, nghĩa là 6 năm, sau khi xảy ra chính các sự kiện, không nghi ngờ gì nữa, đó chính là sự khiêu khích được các chuyên gia hiểu biết tổ chức và thực hiện, trong số đó có vai trò của những nhà chuyên nghiệp từ nước ngoài xa xôi, đúng hơn là từ Mỹ.


Ngoài ra, không khó khăn gì nêu tên người có nhiệm vụ tạo ra xung động đầu tiên cho cơ chế khiêu khích hoạt động. Xét cho cùng con người đó là Mi-kha-in Goóc-ba-trốp. Tại toà án xét xử vụ án Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp tướng Va-len-tin Va-ren-ni-cốp hỏi thẳng Goóc-ba-trốp ông hãy nói, ông kích động chúng tôi để làm gì? đương nhiên, không nhận được câu trả lời. Và điều này cũng dễ hiểu. Bởi vì không phải bỗng nhiên "người Đức xuất sắc" đã cảnh báo liền sau khi Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp thất bại rằng, bất luận thế nào ông ta không bao giờ nói ra sự thật. Cần phải nghĩ rằng ông ta đã và đang còn có những nguyên nhân xác đáng để giữ mồm giữ miệng.


Tuy không có sự thú nhận của Goóc-ba-trốp chúng ta cũng có đầy đủ các sự việc chứng minh rằng tháng 8-1991 chính ông ta đã đóng vai trò của kẻ khiêu khích chủ yếu. Thậm chí có thể gọi ông ta là tên khiêu khích được trả tiền nếu chú ý tới không ít những ưu đãi, ưu tiên của cải vật chất, số tiền ngoại tệ mà Goóc-ba-trốp đã nhận và còn tiếp tục nhận thông qua quỹ mang tên ông liền sau khi tan rã Liên Xô vào tháng 8. Bởi vì không đơn giản người ta đổ tiền ra như vậy.


Vấn đề thứ hai: - Các sự kiện tháng 8-1991 trước hết có lợi cho ai?

Đối với mỗi một người chưa quên tình hình chính trị xã hội của thời kỳ dễ bùng nổ hồi đó đểu rõ ràng những sự kiện này vào thời điểm đó trước hết chủ yếu có lợi cho những chính khách khổng lồ: lại cũng là Goóc-ba-trốp và đối thủ chính trị của ông là là Bô-rit Elsin. Mặc dù trong nhiều năm, ngoài việc là những chính khách có nhiều tham vọng, còn có mối thù cá nhân sâu sắc đã chia rẽ họ, tuy nhiên họ có sự hiểu biết chung trên cùng một điểm, cả người thứ nhất và người thứ hai đều coi trở ngại chủ yếu cho việc thực hiện các tham vọng cuồng nhiệt để nắm được quyền lực tối cao, mối đe doạ chủ yếu đối với họ là sự tồn tại trên vũ đài thế giới một nước có Đảng Cộng sản Liên Xô với nhiều triệu đảng viên. Đặc biệt họ lo ngại là vào mùa xuân năm 1991, mặc dù có những chấn động, chia rẽ và phản bội phải trải qua, Đảng đã bắt đầu dần dần lấy lại sức mạnh đã có từ trước.


Bình luận về tình hình đau buồn này đối với những kẻ phiêu lưu chính trị, vào thời gian trước cuộc đảo chính tháng 8, Bộ trưởng tư pháp Nga Nhi-cô-lai Kê-đô-rốp đã nói trong cuộc điều trần tại Toà án Hiến pháp tháng 11-1992 rằng hồi đó "Đảng không còn nghe theo ban lãnh đạo của mình". Nói một cách khác, Đảng trước hết là các tổ chức đảng cấp dưới không còn mù quáng nghe theo những kích động tác hại đối với họ xuất phát từ Ban Chấp hành Trung ương của Goóc-ba-trốp và họ đã giữ lập trường chống đối vững chắc và kiên quyết hơn đối với ai tiến hành công việc dẫn đến phân chia Liên Xô. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động của Xô-Viết tối cao và Đại hội đại biểu nhân dân của Liên Xô. Thế cho nên đối với cả Elsin và Goóc-ba-trốp, nhiệm vụ phải nhanh chóng và dứt khoát loại trừ Đảng Cộng sản Liên Xô mang tính chất gay gắt và không thể trì hoãn. Các sự kiện tháng Tám đã mở đường để thực hiện nhiệm vụ này. Từ đây đưa ra kêt luận: những sự kiện này thực sự có lợi cho ai.


Cuối, cùng là vấn đề thứ ba dễ trả lời nhất: Mục đích thực tế trước mắt của các sự kiện tháng 8-1991 là gì?

Mục đích này là tạo ra trong nước những tiền đề bạo lực, tư tưởng, chính trị cực đoan để tiêu diệt hoàn toàn và đến cùng Đảng Cộng sản Liên Xô, nhưng cái chính là để vì lợi ích của bọn tư sản vừa là tội phạm thời Xô Viết lên nắm chính quyền thu tóm một cách bất hợp pháp không ít các động sản và bất động sản của Đảng, tất cả các nguồn vật chất và tài chính của Đảng. Trong những điều kiện chính trị thực tế thời kỳ đó mục đích này không thể thực hiện bằng phương tiện hợp pháp nào cả. Về phía họ không thu tóm các cơ sở vật chất thì không thể giải quyết được nhiệm vụ tiêu diệt Đảng Cộng sản Liên Xô. Bằng mọi lực lượng để giải quyêt nhiệm vụ, chỉ có một con đường duy nhất - con đường đảo chính.


Và họ đã tổ chức cuộc đảo chính này. Trong khi đó họ đã làm theo cách quen thuộc của Goóc-ba-trốp. Như ta đã biết, vị Tổng Bí thư cuối cùng là người có tài nghệ cao về thực hiện những việc xấu xa của mình bằng bàn tay của kẻ khác. Vào lần này đó là bàn tay của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp.


Trong những cuộc nói chuyện về các sự kiện này thường nghe được quan điểm cho rằng họ bị Goóc-ba-trốp kích động để tìm cách "đào tận gốc" đối thủ Elsin nguy hiểm của mình, "đẩy" Elsin sang một bên.

Để thấy rõ những ý kiến như thế không đứng vững được chỉ cần hình dung rõ tình hình thực tế của Goóc-ba-trốp vào lúc đảo chính. Hồi đó Goóc-ba-trốp cố giữ những thễ mạnh bề ngoài của một vị tổng thống Liên Xô, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, trên thực tế Goóc-ba-trốp đã mất đi phần lớn các đòn bẩy quyền lực, sau lưng không có lực lượng thực tế, không được sự ủng hộ nào cả. Đảng của ông đã đoạn tuyệt với ông. Quân đội không thừa nhận và không tôn trọng ông. Các bộ trưởng của các bộ sức mạnh công khai chống lại ông. Nhân dân của chính ông cũng đã chán ngấy ông, ngay cả những người bạn tin cậy của ông ở phương Tây cũng đã hiểu ra rằng con cừu ở Xta-vrô-pôn đã trụi hết lông không còn gì để xén. Và họ đã dán mắt vào bộ lông quý của con gấu vùng ural có giá trị hơn. Ở trong tình trạng thảm hại như thế trên mọi phương diện, thử hỏi Goóc-ba-trốp còn có thể đẩy ai đi đâu được?


Sự thật là chính sách của Goóc-ba-trốp trên thực tế đã đẩy Liên Xô thành một dạng công ty cổ phần mà phần cổ phiếu kiểm soát công ty nằm trong tay Elsin...

Goóc-ba-trốp cũng có tình hình như thế trước khi xảy ra bước ngoặt tháng Tám còn có thể ngồi trên ghế chủ tịch đoàn khác nhau cũng thao thao bất tuyệt về tư duy mới, về giá trị chung của nhân loại, về những triển vọng của quá trình ở Nô-vô-O-ga-rep-xki. Các cổ đông chủ yếu không còn hứng thú nghe ông nói nữa, chỉ nghe một nửa tai. Và điều này cũng dễ hiểu bởi vì họ cũng không cần đến vai trò của ông nữa.


Nhân đây xin nhắc lại một cảnh có tính chất biểu tượng sâu sắc mà người đó từng phụ trách Văn phòng tổng thống Liên Xô, về sau này là thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp, Va-le-ri Bôn-đin đã viết một cách sinh động trong quyển sách rất thú vị của ông "Sự sụp đổ của một thần tượng". Như tất cả chúng ta nhớ rõ là có một thời Goóc-ba-trốp dùng một thủ thuật khi bị những người đối lập dồn vào chân tường, đã nổi cơn tam bành, phát ngôn như trong cơn mê sảng. Ông đã dùng thù thuật này ngay sau khi xảy ra vụ bài báo của Nina An-đrê-ê-va mà bây giờ người ta biết rõ chính bản thân Goóc-ba-trốp và những người cùng hội cùng thuyền của ông đã thổi phồng với hy vọng qua đây kiếm chác được vốn liếng chính trị. Trong cuộc hội nghị của Đảng, để chống đỡ trước những câu hỏi dồn dập vì sao trong thời đại công khai và bài học về nói thẳng, nói thật mà không thể cho đăng bài báo đó. Tổng Bí tlní bỗng nhiên nổi cơn tam bành, hỗn loạn hét tướng lên là nhất định sẽ bỏ tù tất cả, còn ai không bị bỏ tù thì bắn hết. Và chính lúc đó mọi người đều tỏ ra ân hận, đau buồn, lấy làm tiếc là họ đã tiếp nhận các ý tưởng không phải lúc nào cũng thích hợp của ông.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #16 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2022, 06:00:57 pm »

Trên thực tế bất cứ lúc nào ông giở thủ đoạn này ra thì toàn hội trường im bặt, mọi người cúi mặt nhìn xuống, người thì vì lo sợ, kẻ thì xấu hổ và tức giận, còn có người lại cười mỉa mai. Sau cơn thịnh nộ, Goóc-ba-trốp đứng lặng yên, rồi đập tay xuống bàn, nói lên những lời đấu dịu như để hòa giải với thính giả: "Các anh nghĩ xem! chúng ta đã làm cái trò gì ở đây thế này!".


Những lần sau, các tiết mục của thủ đoạn được tăng thêm. Khi lâm vào tình trạng khó xử, Goóc-ba-trốp vừa nổi cơn tam bành, vừa đe doạ từ chức. Tuy nhiên trong khi đó ông luôn tỏ ra kiên trì không để tình hình vượt ra ngoài sự kiểm soát, vẫn chăm chú theo dõi sự phản ứng của hội trường, nói tóm lại biết kìm chế, không để bị đánh gục vì trong đám đông có khoảng một chục người tin cẩn. Khi thấy có những dấu hiệu căng thẳng phải nhanh chóng chạy lên diễn đàn đến chỗ loa cầu xin ông chớ có từ chức vì nếu ông rời bỏ vị trí thì sẽ có biết bao nhiêu đau khổ giáng xuống đầu các dân tộc Liên Xô. Thế là đến đây cơn động kinh kết thúc.


Như vậy là nhờ có quyển sách của Bôn-đin, bây giờ thế giới biết được chính xác vào lúc nào Goóc-ba-trốp chữa khỏi bệnh. Việc này xảy ra vào ngày 23-7-1991 vào lúc 17 giờ tại cuộc họp của Hội đồng liên bang gồm có những người lãnh đạo của các nước cộng hoà liên bang để thảo luận vấn đề đau đầu về đóng góp tài chính cho Trung ương. Công việc diễn ra không được như Goóc-ba-trốp mong đợi. Vào lúc đó ông lại dùng phương pháp gây sức ép mới bằng cách thách thức những người có mặt: tôi không có việc gì để làm ở đây nữa và bắt đầu cắp cặp định bỏ đi. Nhưng vào lần này bị tắc nghẽn. Những người tham gia hội nghị nín lặng, còn Elsin lạnh lùng nói với Goóc-ba-trốp: "Chớ có đẩy chúng tôi đến chỗ phải giải quyết công việc vắng ông đấy". Và thế là xảy ra điều kỳ diệu. Bệnh của Goóc-ba-trốp biến mất... và kể từ đó ông không còn bao giờ nổi cơn tam bành với mọi người, không nói bậy từ diễn đàn và không còn đe doạ từ chức nữa: ông trở nên ngoan ngoãn và biết nhân nhượng. Tuy nhiên đối với chúng ta tình tiết này quan trọng là nó đã xảy ra đúng một tháng trước khi có các sự kiện tháng 8. Goóc-ba-trốp đã chính thức ra chỉ thị là từ nay các quyết định quan trọng nhất của nhà nước có thể thông qua không có sự tham gia của ông.


Tuy nhiên đứng về quan điểm của quyền lực mới đang hình thành thì Goóc-ba-trốp còn nắm trong tay mình quyền kiểm soát Đảng, phong toả hoạt động của Đảng. Việc loại Goóc-ba-trốp ra khỏi chức tổng thống tất yếu phải nhanh chóng gạt ông ra khỏi chức Tổng Bí thư. Mà điều này đối với những người muốn chia cắt Liên bang chứa đựng một nguy cơ thực tế vì sau khi nhanh chóng khôi phục sức mạnh, Đảng sẽ không để cho họ thực hiện kế hoạch quá xa của họ. Thế có nghĩa là trước khi mất chức tổng thống, Goóc-ba-trốp phải tìm cách chôn vùi Đảng. Đông đảo công chúng ít ai biết được cuộc đấu tranh thực sự quyết liệt đã được Đảng tiến hành trong vòng nhiều năm để thoát khỏi sự kìm kẹp của một Tổng Bí thư như thế. Cơ chế thực sự của cuộc đấu tranh này được che dấu cẩn thận trước công chúng. Ít ai biết được rằng tại Đại hội lần thứ XXVTII của Đảng, Goóc-ba-trốp đã được ở lại chức Tổng Bí thư và hơn thế nữa đã được bầu trực tiếp vào chức vụ này với cái giá của những nỗ lực phi thường, những thủ đoạn quỷ quyệt và xảo trá. Với lại trong thành phần đại biểu dự Đại hội được sự đồng ý ngầm của Ban Chấp hành Trung ương của Goóc-ba-trốp, có nhiều tên công khai chống cộng, chống Liên Xô. Chỉ cần nêu tên Xốp-trắc và La-xít cũng đủ thấy. Các nước cộng hoà đã cử đến không ít những người là những người theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chia rẽ. Vừa ủng hộ Goóc-ba-trốp, họ vừa theo đuổi mục đích riêng của mình.


Tuy nhiên việc Goóc-ba-trốp đắc cử được hồi đó như bị treo trên sợi tóc. Vào mùa thu năm 1991, khi ở Tát-gi-ki-xtan, tôi gặp Adimốp lái xe tắc xi ở Đu-san-be. Tại đại hội lần thứ XXVIII anh được ngồi ghễ chủ tịch đoàn của Đại hội. Anh kể lại một tình tiết gây cho anh ấn tượng nhất lúc đó. Trong một phiên họp để giải quyết vấn đề bầu Tổng Bí thư, các đại biểu phê phán Goóc-ba-trốp kịch liệt. Trong giờ giải lao, như trong tình trạng thần kinh phân lập, Goóc-ba-trốp vào phòng của chủ tịch đoàn đi đi lại lại, không nhìn đến những người trong phòng, nói to như trong cơn mê sảng: tôi phải là Tổng Bí thư! tôi phải là Tổng Bí thư!


Điều thú vị ta cần biết đến là chức Tổng Bí thư cần cho ông ta để làm gì mà quan trọng đến thế, để rồi một năm sau ông lại từ bỏ chức vụ này không thương tiếc. Bôrit Các-lô-vích Pu-gô, uỷ viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp vào tháng 8-1991 đã nói về Goóc-ba-trốp: "Hắn đã bán tất cả chúng ta! Thật là thảm hại! Hắn mua đắt thế và đã bán quá rẻ, bán tất cả".


Tháng 7-1991 Tổng thống Mỹ Busơ vội vã đến Mascơva. Phần lớn các cuộc gặp gỡ của Busơ với Goóc-ba-trốp diễn ra giữa hai người. Kết quả cuộc gặp gỡ đó vẫn giữ bí mật với Hội đồng an ninh và Xô Viết tối cao và ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô sau khi Busơ ra về, thì thật là bất ngờ đối với những người xung quanh. Goóc-ba-trốp vội vã chuẩn bị đi nghỉ. Điều này thật sự là bất ngờ bởi vì trước đó tại Hội nghị Bộ Chính trị Goóc-ba-trốp chính thức nhận đi dự Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga bắt đầu vào 6-8-1991.


Trên báo chí đưa tin rùm beng là dường như Ban lãnh đạo tối cao của Đảng đang dự định tiến hành cuộc đảo chính. Trong tình hình như thế, ngày 4-8 Goóc-ba-trốp vẫn bình chân như vại bay đi nghỉ ở Fô-rô-xơ, bơi ở biển và tắm nắng. Tiếp theo, toàn bộ nhóm người thân cận với Goóc-ba-trốp đều bay đi nghỉ ở phía Nam - dưới cái nắng tháng 8, Mascơva cảnh giác linh cảm sẽ có điều gì đó sắp xảy ra.


Từ Fô-rô-xơ trở về Mascơva sau khi xảy ra các sự kiện, Goóc-ba-trốp đã cho đội bảo vệ Latvia bắt An-Phơ-rét Ru-bi-xơ, một trong những người lãnh đạo có uy tín và mạnh mẽ nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô vào thời đó ngang hàng với Sê-nin. Cái giá mua thì đắt mà bán thì rẻ của y là thế đó.

Theo báo Glasnost 27-8-1997
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #17 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2022, 06:02:21 pm »

NHỮNG "KẺ HIỆN ĐẠI HOÁ" NƯỚC NGA ĐÃ DỰA VÀO AI


VS.Shironhin(*)
Thiếu tướng, 30 năm làm việc cho KGB Liên Xô
và của Liên bang Nga,
chuyên viết về các hoạt động bí mất làm tan rã Liên Xô
và cơ quan an ninh Nga


Đã có nhiều sách báo ở trong và ngoài nước Nga viết về những sự kiện "Tháng 8 năm 1991". Tuy nhiên tác giả của những bài viết này không nêu lên được chân lý mà chỉ phủ lên các sự kiện này một lớp sương mù dày đặc. Tôi nói một cách dứt khoát như vậy bởi vì tôi đã tìm hiểu các tài liệu về chủ đề này và cả những ấn phẩm được viết theo đơn đặt hàng được trả thù lao hậu hĩ nói có lợi cho những kẻ được nhà cầm quyền bao che. Tôi đã xem xét các sự kiện này qua lăng kính ngành an ninh của mình như là những thông tin cô đọng đã được các cơ quan mật vụ sàng lọc, phân tích và đã được kiểm tra tính chính xác và tin cậy. Thế cho nên tôi có sự phán xét riêng của mình về sự kiện "tháng Tám năm 91" cũng như "tháng Mười năm 1993" - mà tôi tin tưởng sâu sắc rằng ở mức độ nào đó có thể soi sáng một cách khách quan các sự kiện này.


Trên cơ sở những sự thật biết được tôi có thể nói rằng các sự kiện "tháng Tám năm 91" và "tháng Mười năm 93" là những khâu của một chuỗi nằm trong một kế hoạch chung được thảo ra ở tổng hành dinh CIA - kế hoạch chia cắt và làm tan rã Liên Xô.


Ở Mỹ với mục đích theo dõi thường xuyên sự phát triển của các sự kiện ở Liên Xô đã lập ra cái gọi là "Trung tâm nghiên cứu quá trình cải tổ". Trong thành phần của Trung tâm này có đại diện của CIA, tình báo quân đội, cục tình báo và nghiên cứu của Bộ ngoại giao. Theo chỉ thị đặc biệt của Tổng thống Mỹ, Trung tâm này được cung cấp các tin tức tình báo nhận được từ các nguồn điệp viên cũng như các nguồn công khai của tất cả các ngành. Trên cơ sở thông tin tình báo, "Trung tâm" soạn thảo các báo cáo về Liên Xô gửi lên tổng thống Mỹ và các thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia.


Đồng thời cũng đã lập ra ban tham mưu trí tuệ quốc tế "hiện đại hoá" theo dõi sự phát triển tình hình ở Nga, để tăng cường nỗ lực chung vào hướng nhất định. Và có lẽ tiến triển chung các sự kiện làm cho phương Tây hoàn toàn hài lòng nên phương Tây đã ủng hộ mạnh mẽ Goóc-ba-trốp và các kiến trúc sư cải tổ đã đưa nước Nga theo hướng cần thiết của họ.


Đương nhiên Mỹ đứng đầu ban tham mưu "hiện đại hoá" này đối với Nga. Dựa theo chiến lược chung. CIA thảo ra hàng loạt các nhiệm vụ chiến thuật phải được giải quyết trong thập kỷ tới. Đặc biệt các nhà chiến lược Mỹ cho rằng bất luận quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ Nga - Mỹ được hình thành như thế nào, nước Nga vẫn duy trì những tiềm năng của mình để bắt đầu cuộc chiến tranh hạt nhân chống phương Tây, dùng lực lượng hạt nhân để đánh đòn phủ đầu hay đánh trả. Do vậy họ kết luận nhiệm vụ chủ yếu trong những năm tới là tước bỏ khả năng này của Nga. Theo ý kiến của cơ quan tình báo Mỹ thì sự tan rã các lực lượng hạt nhân của Liên Xô cũ phải diễn ra dưới sự kiểm soát chặt chẽ của phương Tây, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ việc "di cư" các chuyên gia hạt nhân tài giỏi của Nga sang các nước thế giới thứ ba. Một nhóm nhiệm vụ chiến thuật khác là nhằm phá vỡ sự liên kết của quân đội Liên Xô cũ, làm suy yêu tình trạng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang của Nga và của các nước SNG. Theo chiến lược của Mỹ thì việc làm tan rã quân đội Liên Xô cũng không kém quan trọng so với tước bỏ vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga. Nhóm nhiệm vụ chiến lược hàng đầu thứ ba là võ hiệu hoá các cơ quan an ninh quốc gia như là lực lượng có tổ chức nhất, có khả năng chống lại những thế lực "cải cách" nước ngoài và trong nước đang đặt cho mình nhiệm vụ hiện đại hoá nước Nga.


Như vậy các đòn đánh sẽ nhằm vào cùng một lúc "ba cái đầu" của nhà nước Nga Đảng Cộng sản Liên Xô, thời đó coi là "hạt nhân" của xã hội Liên Xô; quân đội, lực lượng bảo vệ nhà nước và KGB - con mắt cảnh giác của nhà nước. Các cơ quan tình báo của phương Tây đóng vai trò "hiệu chỉnh" để hướng các đòn đánh được chính xác.


Để khỏi phải nói suông xin dẫn ra tài liệu cụ thể:

Trong một bản sao báo cáo tháng 11-1991 của một tổ trưởng tình báo của Mỹ hoạt động dưới chiêu bài nhà ngoại giao được cử đến một nước cộng hoà mới tách khỏi Liên Xô, tên này đã phân tích: khác với Đông Đức ở Liên Xô không thể thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hoá các cơ quan Đảng của các nước cộng hoà. Các Đảng bộ tỉnh và quận huyện "trụ lại được". Chưa rõ quân đội sẽ có lập trường thế nào, nhưng chưa bị tan rã về tinh thần. Còn đối với KGB không thể kích động quần chúng để đập tan nó và chiếm các toà nhà và phòng lưu trữ hồ sơ của họ. Để kết luận tên tình báo này cho rằng việc chuyển nước Nga sang "hiện đại hoá" chính trị theo phương án Đông Âu có khả năng không thực hiện được, trước hết là vì truyền thống chống phương Tây ở nước này cực kỳ mạnh mẽ. Hắn dứt khoát kết luận rằng ở Nga các thế lực tự do theo kiểu phương Tây còn quá yếu, họ không để đảm đương được công việc nếu không có sự ủng lý hộ ồ at từ nước ngoài. Vì vậy hắn đề nghị phải có những nỗ lực chung của các cơ quan mật vụ của đồng minh để đạt được mục đích đề ra.


Tên tình báo này viết tiếp: ..."Những vị trí của người cầm quyền trong nước thuộc về phe "dân chủ" chỉ ở một số trung tâm, thậm chí vị trí này còn lâu mới có sự vững chắc cần thiết. Quần chúng chưa chuyển sang phía dân chủ một cách dứt khoát và tự giác mà thái độ bị động của đa số nhân dân vào những ngày của các sự kiện "Tháng Tám năm 1991" đã chứng minh cho điều này. Một bộ phận chủ yếu của bộ máy nhà nước, tuy không còn đảng, vẫn giữ quan điểm tư tưởng cũ và cho đến nay họ chưa có sự lựa chọn khác: Giới trí thức có thái độ phủ định đối với kinh doanh tư nhân bởi vì hình thức kinh doanh này thể hiện phi văn hoá, trục lợi trắng trợn, mà điều này như được biết, là đặc thù của bất cứ thời kỳ đầu nào của quan hệ thị trường tư bản chủ nghĩa, cải cách thị trường dẫn đến thất nghiệp trên quy mô lớn. Việc giảm cơ cấu nhà nước Trung ương của Liên Xô cũ, giảm quân số ồ ạt của quân đội, chuyển sản xuất quân sự tạo thêm thất nghiệp hàng loạt và nhiều người không được bảo đảm về mặt xã hội có thể dần dần hình thành một đội quân khổng lồ chống lại cải cách.

Tuy đa số quần chúng chưa được tể chức đầy đủ nhưng về mặt tư tưởng trong những điều kiện nhất định họ sẵn sàng lập ra những trung tâm tư tưởng chống cải cách. Việc lập ra các trung tâm tư tưởng trong khi đông đảo quần chúng chống cải cách mà trong trường hợp họ kết hợp lại sẽ làm cho cải cách không tránh khỏi thất bại. Còn cơ chế của phe đối lập có thể mới bắt đầu hình thành.


Tuy CIA hài lòng với những tiến triển của các sự kiện ở Nga và SNG, cũng đã xuất hiện các chiều hướng nguy hiểm không được lường trước trong các kế hoạch của đồng minh phương Tây. Đặc biệt có nguy cơ hình thành phe đối lập có thể thống nhất với trung tâm tư tưởng chống cải cách. Trên cơ sở đánh giá thực tế này các nhà phân tích Mỹ soạn thảo ra những phương hướng cơ bản về hàng loạt những nỗ lực của đồng minh phương Tây. Theo ý kiến của họ, mặc dù trung tâm tư tưởng chống cải cách chưa hình thành, nhưng để phá vỡ và làm suy yếu nó, ngoài các biện pháp hành chính, đặc biệt có dự kiến lập ra chương trình quốc tế đào tạo lại hàng loạt công nhân viên chức không có việc làm do cải cách gây ra. Với mục đích này trên cơ sở ưu đãi, dự kiến sẽ đào tạo lại một bộ phận trí thức của "quần chúng phản cách mạng". Các chuyên viên Mỹ cho rằng sự đào tạo lại như thế ở các cơ sở của các trung tâm quốc tế không những tạo ra lớp người quản lý giỏi cho Nga mà còn làm suy yếu đáng kể các trung tâm tư tưởng đang hình thành. Phải có sự khuyến khích vật chất đáng kể cho những người được cử đi học, đặc biệt là đối với thanh niên. Nói một cách khác đây là sự tiếp tục thực tiễn đào tạo "đội quân thứ năm" với quy mô lớn hơn.


Cuối cùng để vô hiệu hoá "quần chúng chống cải tổ" và để thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu mới như đông Xibia, Viễn Đông, cần phải sử dụng khả năng kinh tế to lớn của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Nhiệm vụ đặt ra là phải lập ra một vùng phồn vinh kinh tế có thể cung cấp việc làm cho một bộ phận quần chúng chống cải cách được hưởng lương cao được ưu đãi về nhà ở và có thừa thãi hàng hoá của phương Tây. Tuy nhiên để giải quyết nhiệm vụ chiến thuật này, tính đến sự tham gia tích cực về kinh tế của Nhật, cần phải giải quyết được vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở phía Bắc, đòi Nga phải từ bỏ 4 hòn đảo của quần đảo Curin.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #18 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2022, 06:04:20 pm »

KGB VÀ ĐIỆN CREMLI

Một trong những chức năng chủ yếu của cơ quan an ninh quốc gia là phát hiện các kế hoạch, ý định của phía đối địch, theo dõi các phương pháp kẻ địch áp dụng để thực hiện các kế hoạch đó, và báo cáo lên cấp cao nhất của nhà nước để tổ chức đối phó. Thực hiện các chức năng này, Ủy ban an ninh quốc gia, cùng với những mảng tài liệu nêu trên, đã nhận được nhiều tài liệu của các điệp viên cung cấp về các hành động chuẩn bị làm tan rã Liên Xô. Trong khi đó các nguồn tin từ nước ngoài gửi về mà tính chính xác và tin cậy khỏi phải nghi ngờ, đã cho biết về các kế hoạch kích động và gây ra cảnh nồi da xáo thịt ở các nước cộng hoà của Liên Xô, về nguy cơ gây ra nội chiến, về tách một bộ phận lãnh thổ của Liên Xô có lợi cho nước thứ ba, về sự kiểm soát của bên ngoài đối với quân đội Liên Xô. Tất cả các tin tức nghiệp vụ chứng minh các kế hoạch dài hạn của các đối thủ chính trị của chúng ta đều đã được báo cáo lên Goóc-ba-trốp và các cấp thích hợp. Tuy nhiên không thấy có sự phản hồi nào cả.


Sự yên lặng đến lỳ lạ ở bên trên không có sự phản ứng đến những thông tin có tính chất chiẽn lược quan trọng cực kỳ này, đã làm cho những cán bộ phản gián của KGB vô cùng ngạc nhiên. Không đưa ra những quyết định nào sau khi nhận được các thông tin đó và các sĩ quan nghiệp vụ của KGB không nhận được nhiệm vụ nào về các thông tin đó.


Ở hành lang của tổng hành dinh KGB có sự bàn tán với nhau rằng chính tình hình này là nguyên nhân buộc chủ tịch KGB, Criusơcốp đã báo cáo trước phiên họp kín của Xô Viết tối cao về kế hoạch của phương Tây làm tan rã Liên Xô và đây là lần đầu tiên nói đến cơ quan tình báo nước ngoài sử dụng cái gọi là điệp viên gây ảnh hưởng. Sau đó từ điện Cremli có tin đồn rằng Goóc-ba-trốp rất bực mình với báo cáo này của Criusơcốp và hầu như không thèm đọc báo cáo của KGB nữa và bắt đầu xem thường các báo cáo này cho là không đủ tin cậy.


Những sự việc về lãnh đạo cao nhất không chú ý (lến những thông tin quan trọng nhất của KGB gửi lên ngày càng nhiều. Và các sự kiện sau này cho thấy rằng việc cơ quan tình báo và phản gián kịp thời cảnh báo về những nguy cơ đang treo lơ lửng trên nhà nước Xô Viết và việc cấp lãnh đạo cao nhất xem thường nhũng kết luận của họ, thực sự đã dẫn đến những hậu quả thảm hại nhất, đương nhiên ban lãnh đạo hồi đó do Goóc-ba-trốp đứng đầu, hoặc một bộ phận của ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra. Công việc của các nhà sử học là phải làm sáng tỏ động cơ thật sự xem thường các tài liệu báo cáo của cơ quan tình báo và phản gián. Mặc dù một phần tài liệu nghiệp vụ quan trọng bị thủ tiêu vào thời kỳ Ba-ca-tin làm chủ tịch KGB và cả về sau này, nhưng Cục lưu trữ và cơ sở dữ liệu của KGB đã được tổ chức theo phương pháp để không thể xoá bỏ hoàn toàn được dấu vết. Thế cho nên sớm hay muộn những gì bí mật sẽ thành công khai.


Báo cáo của Criusơcốp được hoan nghênh ở KGB bởi vì những tin tức đầy lo âu cuối cùng không chỉ nằm trong tay của một số ít trong ban lãnh đạo tối cao, mà đã đến tận các đại biểu Xô Viết tối cao để họ có thể đưa ra yêu cầu buộc tổng thống phải có những biện pháp có hiệu quả để bảo vệ sự toàn vẹn của Liên Xô. Tuy nhiên điều này không được thực hiện.


Những người viết hồi ký - những người tham gia các sự kiện tháng Tám năm 1991 và tháng Mười năm 1993, đặc biệt là các thành viên của cái gọi là "ê kíp của tổng thống" thường nói lên sự tự phát, không lường trước, những bất ngờ của những gì xảy ra vào những ngày đó. Họ đổ lỗi cho các trợ lý, các cố vấn của họ không thấy trước, buộc tội cho đối thủ của họ đã phản hội, tất cả họ đổ tội cho KGB - nhưng những sự thật lịch sử khác kia. Chính KGB đã bảo vệ sự toàn vẹn của quốc gia, còn Goóc-ba-trốp do khinh xuất hay cố tình đã phớt lờ những cảnh báo kiên trì về mối nguy cơ nghiêm trọng nhất đang treo lơ lửng trên đất nước. Chính KGB ra sức thực hiện uỷ thác của nhân dân giao cho họ mà cuộc trưng cầu dân ý ngày 17-3-1991 đã có 76% nhân dân bỏ phiếu đòi duy trì Liên Xô.


Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này khiến các nước phương Tậy phải sửa đổi kể hoạch làm tan rã Liên Xô. Tôi biết rõ cái gọi là "báo chí dân chủ" đã kích động các cuộc đình công và mít tinh như thế nào. Những "tiếng còi" nước ngoài ra rả đưa tin suốt ngày đêm về các cuộc đình công và biểu tình này. Bất ngờ xuất hiện những khẩu hiệu chính trị mới. Bắt đầu các cuộc vận động mang tính chất phá hoại từ 17-3 đến tháng 8-1991.


Tất nhiên vào thời kỳ này một số phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò đặc biệt trong việc làm lung lay nhà nước. Thông tin đại chúng không phải là cái gì trừu tượng mà đứng đằng sau một bài báo, một bản tin, một chủ đề truyền hình là những con người cụ thể. Sức mạnh của báo chí phải được cân đo bằng trách nhiệm của các tác giả để cho những lời đưa lên công khai không chứa đựng liều thuổc nổ phá hoại. Nó cũng giống như trong nguyên tử - có nguyên tử có ích sử dụng vào mục đích hoà bình và cả vũ khí hạt nhân, cơ sở vật lý cả hai về nguyên tắc giống nhau, nhưng hiệu quả trái ngược nhau.


Năm tháng và hàng thập kỷ sẽ qua đi, nhưng các thế hệ sau này nhất định sẽ quay lại nhìn các cặp hồ sơ đã ngả sang màu vàng để nhận ra kẻ nào, vì lợi ích của ai đã phá tan cường quốc vĩ đại của chúng ta và chính kẻ nào là thủ phạm đã tích cực làm việc này. Tôi nghĩ rằng, nhiều nhà báo trẻ tuổi, trong những năm này đã tích cực thực hiện các đơn đặt hàng chính trị để phá huỷ Liên Xô mà không nghĩ đến trách nhiệm, đến thế hệ mai sau có thể hỏi họ về những bài báo mang tính chất phá hoại gây nên thảm hoạ cho đất nước, (nhân đây chúng cũng có thể nói về một số cơ quan thông tin đại chúng cũng có những lập trường như vậy đối với liên minh Nga và Bêlaruxia).


Là một nhà báo, tôi đặc biệt theo dõi những bài đăng trên các báo chí, biết rõ được "sự xào nấu" của những bài báo và các chủ đề.

Ban đầu dưới khẩu hiệu "chủ nghĩa xã hội" nhiều hơn che đậy bằng lời kêu gọi làm cho chủ nghĩa xã hội "dân chủ hơn" và "nhân đạo hơn" được họ tung ra trong quần chúng, đòi giải phóng nền kinh tế ra khỏi chế độ chỉ huy hành chính... Còn tiếp theo sau sự phân cấp quản lý nhà nước là bắt đầu cuộc vận động đòi phân lập. Từ đâu đây bỗng nhiên xuất hiện quan niệm tinh vi "phi liên bang hoá" mà nấp sau quan niệm này là che đậy ý muốn phá tan trung tâm liên bang. "Con dao mổ" có tính chất phá hoại, đặt luật pháp của các nước cộng hoà lên trên luật liên bang bắt đầu cắt đứt các mối quan hệ pháp luật, kinh tế, xã hội và văn hoá giữa các nước cộng hoà. Đồng thời tiếp tục cuộc vận động phi chính trị hoá công đoàn, quân đội, KGB và Bộ Nội vụ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #19 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2022, 06:05:09 pm »

Tất cả một loạt các cuộc vận động điên cuồng thực hiện liên tục và đạo diễn tốt đã đem lại không ít kết quả. Những cán bộ KGB có kinh nghiệm đều biết rõ tất cả các cuộc vận động này là bộ phận của kế hoạch chung và những người thực hiện kế hoạch này, dù muốn hay không, đều là bù nhìn do các trung tâm phá hoại của phương Tây giật dây. Quy mô và tính liên tục của các cuộc vận động này chứng tỏ chúng được soạn thảo ra đồng bộ và với trình độ cao. Không có bộ "tham mưu đầu não" nào ở trong nước có thể kết thúc được nhiệm vụ phức tạp và nhiều kế hoạch như thế, mà ở đây người ta cảm thấy có bàn tay của những tập thể các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm.


Trên màn ảnh truyền hình và trên phương tiện thông tin đại chúng, trong các cuộc mit tinh xuất hiện toàn bộ một đội ngũ các nhà chính trị mới mà tên tuổi của họ có quan hệ đến khuynh hướng phá hoại. Trong số này có Elena Boner, Yuri Afanaxiep, Ana toli Xôptrắc, Genadi Buabulic, Galina Starovoitova, Valera Novotvorskaya và một số khác truyền bá trong xã hội việc chuyển từ giai đoạn đế chế thối rữa sang giai đoạn phân lập văn minh như thế nào. Nói một cách đơn giản hơn, điều này có nghĩa là trên bản đồ Liên Xô sẽ xuất hiện 15 hoặc 20 quốc gia độc lập. Trong khi đó, Yacovlép, Shevatnade, Métvedep và các nhà hoạt động khác thân cận với Tổng Bí thư đã sùi bọt mép cam đoan rằng phân lập theo kiểu ấy không có gì nguy hiểm. Về sau này thấy rõ rằng lập trường này của họ đã thúc đẩy cho Liên Xô sụp đổ nhanh hơn. Đây là "sai lầm" hay "ác ý". Vấn đề còn treo đó chờ lời giải đáp.


Cần phải đặc biệt nói đến Shevatnade, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Vào thời kỳ cải tổ và cải cách ở Liên Xô, Shevatnade (cũng như Côduarép sau này) đã cố gắng bóp méo đường lối đối ngoại để làm cho Nga mất quyền tự chủ trên trường quốc tế và về mọi vấn đề then chốt sẽ như là nước chư hầu ngoan ngoãn của Mỹ. Ông Erich Honecker, người biết được nhiều, không lâu trước khi qua đời, đã viết về sự phản bội của Shevatnade. Trên cơ sở những tài liệu cụ thể ông đã buộc tội Goóc-ba-trốp và Shevatnade ngay từ đầu đã trựp tiếp cấu kết với Mỹ và Cộng hoà liên bang Đức để chia cắt hệ thống xã hội chủ nghĩa. Honecker cho rằng đổi mới Cộng hoà dân chủ Đức kết cục là sát nhập nước này vào Tây Đức và những sự kiện phát triển tiếp theo đó đã được lập trình ở Oasinhton, sau khi có sự cấu kết bí mật của Goóc-ba-trốp và Shevatnade với ban lãnh đạo của Oasinhton vào lúc bình minh của cải tổ. Nhưng để đạt mục đích làm tan rã Liên Xô phải bêu xấu chế độ hiện có ở Liên Xô, làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và chìa khoá để mở cửa cho việc này đã được rèn đúc từ năm 1985. Honecker cho là như vậy.


Bằng cách nào đó Shevatnade đã nấp được trong bóng tối một thời gian khá lâu. Nhưng cái gì bí mật đã thành công khai do có một sự việc ngẫu nhiên: vào tháng 8 năm 1993, ở ngoại ô Tbilisi, Fred Vudraf, người Mỹ, 45 tuổi, là cố vấn của Shevatnade bị giết chết vì một phát súng. Liền sau đó người ta biết được người Mỹ này là sĩ quan chuyên nghiệp của CIA. Tờ báo Toronto Star "của Canada ngày 16-8-1993 có bài với đầu đề "cái chết của một nhân viên mật vụ phơi bày những quan hệ kỳ lạ của cơ quan tình báo" đã đưa tin chi tiết về sự kiện giật gân này: lần đầu tiên chính phủ Mỹ không phủ nhận sự thật kẻ bị ám sát là cán bộ tình báo của mình ở nước ngoài để làm nhiệm vụ của CIA. Cái chết của Vudraf xác nhận tin tức của báo chí về tổng thống Bill Clinton đã có chỉ thị đặc biệt cho CIA và lực lượng đặc nhiệm thực hiện một chương trình đặc biệt với mục đích giữ cho Shevatnade tiếp tục cầm quyền.


Là người được phương Tây tin cậy đã từng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc "phá tan đế chế phương Tây", dưới sự bảo vệ của lực lượng đặc nhiệm, Shevatnade đang tiến hành chính sách như thẽ nào? Để trả lời câu hỏi này xin dẫn ra đoạn trích từ một báo cáo bí mật của cơ quan mật vụ Nga:

"Hiện nay Mỹ đặc biệt chú ý tăng cường gây ảnh hưởng đến các giới chính phủ của Grudia và Acmenia. Với mục đích này họ đã phái các chuyên gia và cố vấn các loại khác nhau, thường là những người có quan hệ họ hàng ở đây. Một số người đã được đào tạo sơ bộ ở "các điểm bí mật" của CIA. Hoạt động của họ trước hết gây nên tình hình mất ổn định ở Grudia và Acmenia, kích động gây ra các cuộc xung đột ở biên giới của các nước này để có cố đưa quân đội Mỹ dưới dạng lính mũ nồi xanh, rồi sau đó bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật tại đây... Còn đối với Nga thì Mỹ tìm cách kiểm soát vấn đề cắt giảm và huỷ diệt vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga để tiếp theo sau đó là áp đặt điều kiện của mình khi đã bố trí xong vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Cápcadơ. Ở Mỹ có ý kiến cho rằng chính quyền của ông Bush thảo ra đường lối chiến lược này và áp đặt ông Clinton phải làm theo bởi vì bọn tài phiệt lớn và các tổ hợp công nghiệp quốc phòng đứng sau họ rất quan tâm đến vấn đề này.


Còn nói về lực lượng "mũ nồi xanh" thì vào tháng 3 năm 1994 Shevatnade đã đi Mỹ và trong thời gian ở đây, đã thuyết phục Clinton là Mỹ phải có mặt quân sự ở Grudia. Dẫn lời của Shevatnade, tờ Oasinhton Post đã nói rằng lực lượng vũ trang quốc tế cần phải được đưa vào Apkhadia để bảo đảm cho những người tị nạn trở về một cách yên ổn, không có sự tham gia có tính chất quyết định của Mỹ, khó mà giải quyết được xung đột. Shevatnade đã đặt cơ sở cho phát triển hợp tác quân sự của Grudia với Mỹ thông qua ký kết với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, William Derry, một tuyên bố chung về vấn đề này. Tuyên bố quy định đặt phái đoàn đại diện quân sự ở hai nước và thực hiện các chương trình hợp tác quân sự bao gồm việc Mỹ viện trợ quân sự, giúp đỡ về tài chính để cải tổ lực lượng vũ trang của Grudia.


Dẫn lời một nhân vật cao cấp của Mỹ tờ "Boston Globe" đưa tin về CIA thực hiện một chương trình bí mật để mua vũ khí hiện đại nhất ở các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Nhân vật này khẳng định rằng những nỗ lực của CIA theo hướng này đã đạt kết quả. Mỹ đã mua được tên lửa đạn đạo và các loại máy bay chiến đấu mối nhất của Liên Xô cũ. Tờ báo viết tiếp: Thực hiện chương trình này CIA theo đuổi ba mục đích cơ bản:

+ Có được chứng cứ để nói rằng về mặt quân sự Mỹ vượt Nga;

+ Đảm bảo khả năng sử dụng được những công nghệ mới của Liên Xô để trang bị cho Mỹ;

+ Đảm bảo cho lực lượng vũ trang của Mỹ có được những tin tức có giá trị về khả năng vũ khí chiến đấu của Liên Xô cung cấp cho "thế giới thứ ba".

Tờ "Boston Globe" viết rằng phần lớn vũ khí đưa vào Mỹ từ các nước cộng hoà ở miền Nam Liên Xô cũ đang trang bị các vũ khí mặt đất và phòng không, từ Adécbaigan và Grudia.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM