Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:20:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dấu chân trên cát  (Đọc 4310 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 08:12:21 am »

Tôi và đồng chí Quát về báo cáo kết quả với Bộ Tư lệnh Quân khu và triệu tập ngay các đơn vị, cơ quan để Tư lệnh Quân khu giao nhiệm vụ làm công tác thiết bị thao trường, cơ động lực lượng vào khu vực diễn tập. Điều đáng quan tâm nhất là việc cơ động lực lượng lớn: Sư đoàn bộ binh 2, Trung đoàn pháo binh 368, Trung đoàn công binh 280 từ Gia Lai theo quốc lộ 19 phải vượt qua đèo Mang Giang, An Khê, đèo Cù Mông. Lữ đoàn pháo binh 572, Lữ đoàn phòng không 573, Lữ đoàn công binh 270, Trung đoàn tăng thiết giáp 574 và Trung đoàn thông tin 575 theo quốc lộ 1A. Trong khi phương tiện thiếu, lái xe lâu ngày chưa được bổ túc tay lái “phải học thêm ngoài giờ” đường dài yêu cầu cơ động trong ngày phải vào khu vực triển khai. Tôi và đồng chí Đỗ Quang Dự - Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu và đồng chí trợ lý xe máy Cục Kỹ thuật Quân khu theo sát cuộc hành quân hết đứng đèo An Khê lại đứng đèo Cù Mông cho đến chiếc xe cuối cùng qua khỏi đèo mới về vị trí của ban chỉ đạo và cơ quan “kể cả lúc đi và về”; toàn bộ đội hình hành quân bằng cơ giới đi về đều an toàn người, trang bị và phương tiện.

Điều quan tâm thứ hai là tổ chức thiết bị thao trường, ngoài lực lượng công binh của Quân khu thì bộ binh của Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 “đơn vị thực binh” là chủ yếu; từ việc khai thác nguyên vật liệu đào đắp giao thông hào, ụ súng, lô cốt, xe tăng và bố trí các loại hàng rào... theo kiểu trận địa phòng ngự của đối phương mới đạt yêu cầu để thực nghiệm. Trong đó cấu trúc hàng rào và bố trí các loại mìn sao cho đúng mật độ và vững chắc để khi pháo binh ta “mở cửa”. Song, có sự giúp đỡ trực tiếp của Phó Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Huy Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Quân huấn - Nguyễn Hải Như và các anh ở Học viện Kỹ thuật quân sự hướng dẫn chỉ đạo bố trí các loại bia cố định và di động của Liên Xô cũ và phá rào RF-MINI. Trong hơn một tháng dầm mưa dãi nắng làm đi làm lại, bắn thử không biết bao nhiêu lần của bộ binh và công binh kể cả ngày và đêm, cuối cùng trận địa phòng ngự của “địch” cũng đạt được ý định chiến thuật của ta.

Bước vào huấn luyện phân đoạn và tổng hợp hơn một tháng, trước khi phục vụ cho lớp tập huấn tham quan, Trung tướng Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp chỉ đạo bắn thử bằng phương pháp dùng pháo binh mở cửa cho bộ binh và xe tăng...! Trước đó tôi cũng đã mạnh dạn đề xuất với Tổng Tham mưu trưởng về phương pháp này rất ít khả quan vì: Cửa mở cho xe tăng có chính diện là 6m, chiều sâu 30m; cho bộ binh chính diện 3m, chiều sâu 30m mà yêu cầu phải sạch các loại vật cản nhất là các loại mìn chống bộ binh và xe tăng. Nhưng Tổng Tham mưu trưởng vẫn quyết định, cuối cùng khi bắn thử, cọc sắt vẫn còn trên 50cm, mìn bộ binh và chống tăng còn sót lại trên 50% cả trên 2 cửa mở không bảo đảm yêu cầu “nhanh, sạch, đứng hướng”; bởi mật độ pháo binh không đủ dọn sạch các loại mìn và cọc sắt làm hàng rào thì không thể đưa xe tăng và bộ binh vượt qua cửa mở được. Cũng trong lần bắn thử đó một tình huống xảy ra là 2 quả đạn pháo 105mm lệch hướng rơi bên cạnh một đại đội bộ binh nhưng không nổ. Tôi đến, tôi triển khai cho đồng chí Dương Mong - Chủ nhiệm Pháo binh Quân khu tổ chức lực lượng đi tìm nguyên nhân... Nhưng trời tối và không có người, sáng hôm sau mới tổ chức công binh đi tìm thì 2 đầu nổ rơi cách quả đạn 1m nhưng đã thối. Thật hú vía nếu không thì đại đội bộ binh sẽ như thế nào và chắc tôi cũng sẽ lãnh trách nhiệm với Bộ và Quân khu.

Khi thực hành diễn tập, không thực hiện dùng pháo binh mở cửa nữa mà vẫn mở theo truyền thống của quân đội ta là bộc phá liên tục kết hợp với phá rào RF-M1NI, mìn định hướng để quét sạch hàng rào, pháo binh bắn phá hoại, chuyển di không quân chi viện bằng trực thăng vũ trang “2MI-8 của Sư đoàn phòng không 372” để bộ binh mở cửa đánh chiếm đầu cầu cùng xe tăng đột phá thọc sâu đánh vào trung tâm trận địa theo đúng ý định chiến thuật. Kết quả 100% mục tiêu hỏa lực bị diệt, 90% -95 % mục tiêu bộ binh bị hạ, pháo binh bắn thẳng và pháo tăng là hai loại hỏa lực lợi hại tiêu diệt mục tiêu chính xác nhất trong tầm bắn hiệu quả 800 - 1.000m. Riêng pháo 76,2 ly và ĐKZ thì ngắn hơn 300 - 500m, pháo phòng không 37 - 2,57 ly và súng máy phòng không 12,7 ly bắn rơi mục tiêu (tàu lượn, bóng bay) ngay loạt đạn đầu; phóng nổ của dân quân Ninh Hòa, đánh cắt giao thông, bắn máy bay bay thấp của lực lượng vũ trang tỉnh Khánh Hòa đạt hiệu quả cao.

Sau 1 giờ vừa nổ súng tiến công và thu quân nghe nhận xét cuộc diễn tập, Bộ trưởng Đoàn Khuê khen ngợi: “Quân khu chấp hành chỉ thị của Bộ nghiêm túc, công tác chuẩn bị chu đáo, các đơn vị tham gia diễn tập đề cao vai trò trách nhiệm, ý định diễn tập đạt được nguyên tắc sư đoàn bộ binh tăng cường đánh địch trong công sự, bắn đạn thật chính xác an toàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ Bộ giao”. Cán bộ tham quan đồng tình cách làm của Bộ và khen ngợi đơn vị thực binh. Riêng tôi trình độ cũng được bổ sung, kinh nghiệm thành công và hạn chế cũng từ đây rút ra nhiều bài học bổ ích...

Đầu năm 1997, công tác chuẩn bị tiến hành tập huấn cán bộ để chuẩn bị bước vào huấn luyện giai đoạn 1. Chúng tôi tiễn đồng chí Trần Minh Thiệt - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng đi thăm chiến trường xưa ở nước bạn Lào, nhưng vì tai nạn máy bay, đồng chí cùng toàn đoàn của ta đã hy sinh. Trong khi đó Hội thi chỉ huy trưởng tỉnh (thành) cứ cuốn hút tôi. Để thực hiện ý định của Bộ Tư lệnh giao, cuộc hội thi cần phải có người tham mưu cho Bộ Tư lệnh để theo dõi từ đầu. Tôi được giao phụ trách, kết quả hội thi viết tiểu luận, hạ quyết tâm xử trí tình huống, trả lời vấn đáp đạt khá, bắn súng K54 bài 1 (nội dung này không tính điểm nhưng kết quả chưa cao). Qua đây giúp cho Quân khu và các thí sinh dự thi bổ sung hoàn chỉnh nội dung chuẩn bị đi dự hội thi ở Bộ vào cuối năm 1997.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 08:15:31 am »

Trở lại Tây Nguyên

Tháng 12 năm 1998, tôi được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân đoàn 3, trong quyết định ghi rõ “ngày 1 tháng 3 năm 1999 phải có mặt tại đơn vị mới...”.

Tính đến năm 1998, tôi đã trải qua 36 năm quân ngũ, nhiều lần được nhận quyết định bổ nhiệm, điều động và mỗi lần như vậy lại có những nỗi niềm riêng. Nhưng lần này sao nặng nỗi suy tư, thế thái nhân tình. Nhìn lại suốt cuộc trường chinh tôi mới sống được gần gia đình chưa đầy 5 năm. 5 năm ấy cũng là cả một chuỗi dài nhọc nhằn, chắt chiu dành dụm mãi mới ổn định được nếp nhà nhưng đã xuống cấp, ba lần bão là ba lần tốc mái. Nay đóng quân xa nhà 500km, đồng lương có hạn khi ba con đang tuổi ăn học, mẹ già cần được chăm sóc nhiều hơn... nhưng cũng chỉ còn cách động viên gia đình và ký thác lên vai người vợ hiền, người đồng chí Lê Hồng Thơm để trở về đơn vị mới.

Sáng ngày 1 tháng 3 năm 1999, chiếc xe Toyota màu xanh cùng Nguyễn Quang Tuấn chiến sĩ lái xe đã đồng hành cùng tôi những năm tháng Phó Tham mưu trưởng Quân khu. Chào quê hương, chia tay vợ và con, hai anh em đi giữa mùa xuân của đất nước đang đổi mới, cảnh vật và con người dọc quốc lộ 1A, đường 19 mai vàng còn khoe sắc dõi theo khi đến đèo An Khê, tỉnh Gia Lai bỗng nhiên mây trời bồng bềnh như vẫy gọi, tôi nhớ mẹ, nhớ em, nhớ biển biết nhường nào:

         “... Anh lên Tây Nguyên
         Mang theo tình của biển
         Nắng xuân tiễn chân tóc chạm mây trời
         Anh lên Tây Nguyên
         Mang theo tình của mẹ và mang theo tinh em
         Nụ hôn trao ngăn gió biên thùy
         Chiều nhà rông nghe già làng kể chuyện
         Tháng ba con ong đi lấy mật cho đời...”.


Tôi cứ nhẩm, xe cứ chạy theo nhịp xuân giữa đại ngàn mà lòng tôi cứ ngất ngây tận hưởng cái không khí trong lành bình dị đến thiêng liêng...

Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 trên cơ sở các Sư đoàn đã có bề dày truyền thống thời kháng chiến chống Pháp như Sư đoàn 320 (Đoàn Đồng bằng)... đã gắn bó với chiến trường Tây Nguyên (Mặt trận B3) mở màn chiến dịch 1975 đột phá Buôn Ma Thuột, truy kích địch trên đường số 7 Cheo Reo, Phú Bổn, thần tốc tham gia chiến dịch giải phóng Đồng Dù, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ tổng tham mưu ngụy, kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Năm 1978, Quân đoàn tham gia giải phóng Campuchia, cứu dân tộc bạn thoát họa diệt chủng của tập đoàn phản động Pôn-pốt - Iêng Xa-ri, năm 1979 tham gia cuộc chiến tranh “vệ quốc” bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc; nay trở về chiến trường xưa bảo vệ sự bình yên một dãy biên cương các tỉnh Tây Nguyên và phía Bắc miền Đông Nam Bộ.

Thời gian công tác tại Bộ Tư lệnh quân đoàn 3: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạ - Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Xuân Thanh - Phó Tư lệnh về Chính trị, Đại tá Phạm Xuân Hùng - Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng, Đại tá Vũ Khắc Đua - Phó Tư lệnh. Các anh là những người con của miền Bắc thân yêu đã gắn bó với quân đoàn từ những ngày thành lập. Tôi được phân công đảm nhiệm Phó Tư lệnh phụ trách: phúc tra đăng ký, quản lý huấn luyện quân dự bị động viên, chỉ đạo xây dựng 4 cơ quan quân đoàn, công tác pháp chế, phụ nữ, hoạt động thể dục thể thao và quản lý đất quốc phòng.

Tất cả những nội dung trên đối với tôi không có gì trở ngại, nhưng về đơn vị mới, cán bộ cấp dưới chưa hiểu biết nhau nhiều, nên quá trình làm việc là quá trình tiếp cận để tạo sự đồng thuận cao trong công tác. Điều mà tôi tâm đắc nhất là khi tiếp xúc với cấp ủy, chính quyền các địa phương nơi có vùng động viên của quân đoàn đều chung một nhận xét: “Xây dựng huấn luyện dự bị động viên trong điều kiện hiện nay tuy khó, nhưng Bộ đội Cụ Hồ, bộ độ Binh đoàn Tây Nguyên thì “khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của cấp ủy, chính quyền nhân dân các địa phương và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự các cấp nên công tác phúc tra, sắp xếp, quản lý và tổ chức huấn luyện quân dự bị động viên mỗi ngày đi vào nền nếp sát thực tế ở từng địa phương: Năm 1988, đúng chuyên nghiệp quân sự đạt 56,24%, gần đúng đạt 28,85%, tập trung huấn luyện đạt từ 73,33% đến 98% trong mỗi đợt. Năm 1999 tỷ lệ không đúng chuyên nghiệp quân sự của sĩ quan 14,89%, hạ sĩ quan, chiến sĩ 24,64%. Tháng 5 năm 1999, kiểm tra sẵn sàng động viên 1 tiểu đoàn dự bị động viên bộ binh cơ giới tại xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đạt 73,33% đến cuối năm đạt 79%, trong đó Đoàn Lam Hồng với huyện Hoài Nhơn đã làm tốt công tác động viên nên quân số đạt 100% trong một lần kiểm tra đúng vào dịp 22 tháng 12 năm 2000.

Những kết quả đó đã dần “xóa” đi những dư luận không lành mạnh do một số người không nắm chắc về Pháp lệnh Dự bị động viên số 52-L/CTN (29-9-1996) của Chủ tịch nước, hay “mặc cảm” với đơn vị chủ lực của Bộ phải đi xa địa phương nên ngại giao quân hoặc chưa tạo điều kiện thuận lợi trong việc phúc tra quân dự bị động viên. Để rồi từ đó Bộ Tư lệnh Quân đoàn giao tôi chỉ đạo cho các đơn vị cần có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa đơn vị với địa phương có nguồn, bằng nhiều biện pháp qua các phương tiện thông tin đại chúng, quy chế sinh hoạt kết hợp với các phong trào hoạt động đoàn thể của từng địa phương; phân công cán bộ nói chuyện truyền thống của quân đoàn, quân đội với truyền thống địa phương kết hợp truyền đạt đưa pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên của Chủ tịch nước, Nghị định của Thủ tướng Chính phủ vào thực tiễn cuộc sống của mỗi công dân, thiết thực xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu ngay trong thời bình “ngụ binh ư nông” góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2022, 08:16:43 am »

Từ thực tiễn đó đã góp một phần quan trọng cùng các lực lượng khác đập tan âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch trong mọi tình huống. Trong đó có sự kiện năm 2001 ở Gia Lai, Đắk Lắk khi bọn phản động đội lốt Tin lành Đề Ga xúi giục một bộ phận đồng bào thiểu số các dân tộc đi biểu tình gây rối... thì các lực lượng dự bị động viên đã có tác dụng hỗ trợ và làm nòng cốt cho cấp ủy, chính quyền địa phương ngăn chặn và giải quyết các “điểm nóng”. “Trăm nghe không bằng một thấy”, sau các sự kiện đã diễn ra trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung nên từ đó cứ mỗi lần về địa phương động viên và giữ lại huấn luyện, nhân dân lại có phong trào cho bộ đội mượn đất, gom góp nguyên vật liệu ủng hộ đơn vị làm thao trường huấn luyện. Đơn vị nào có diễn tập chiến thuật từ cấp đại đội đến tiểu đoàn có sử dụng đạn hơi thuốc nổ thì hội phụ nữ, đoàn thanh niên địa phương tổ chức đến thăm tặng quà, giúp nuôi quân nấu cơm, đun nước cho bộ đội hành quân “chiến đấu”. Khi khói súng vừa tan, thì lương thực, thực phẩm đã mang đến “cửa mở” cùng bộ đội ăn mừng chiến thắng không khác nào hào khí của một thời ra trận những năm tháng chống Mỹ, cứu nước.

Cũng thời gian này, công tác xây dựng 4 cơ quan quân đoàn đã được quan tâm đúng mức. Nhất là công tác rèn luyện thể lực, hoạt động thể thao được đẩy mạnh và rộng khắp. Tôi nhớ mãi tâm sự của đồng chí Trần Đình Hạng – Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn lúc bấy giờ: “Muốn chơi bóng bàn mà chưa có chỗ để chơi...”; chị em phụ nữ cũng phàn nàn: “Hết giờ làm việc, chúng em lại về nhà...”. Biết vậy, nhưng không có kinh phí để xây dựng các công trình thể thao đã là khó, và tìm người đứng ra tổ chức lại càng khó hơn. Tôi trao đổi với các anh trong Bộ Tư lệnh rồi về gặp Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xin hỗ trợ 50 tấn xi măng, sử dụng công sức của Công ty Lam Sơn và huy động ngày nghỉ của 4 cơ quan làm được 1 nhà cầu lông và nâng cấp 2 nhà bóng bàn rồi tiếp đến xây dựng 1 sân quần vợt... Cứ vào ngày 26 tháng 3 hàng năm, lấy đó để tổ chức giải truyền thống cho 4 cơ quan và mở rộng các đơn vị trong vùng, từ đó phong trào thể dục thể thao luôn sôi nổi góp phần đẩy lùi tệ nạn “say rượu” vi phạm kỷ luật và giảm cả tai nạn giao thông.

Song song với rèn luyện thể lực hoạt động thể thao, một vấn đề đặt ra là tạo điều kiện cho hội phụ nữ của Quân đoàn đẩy mạnh các hoạt động, trong đó có các cuộc gặp gỡ giao lưu. Thể theo nguyện vọng của chị em, năm 2000 nhân ngày mùng 8 tháng 3, tôi chủ trì việc tổ chức hội thi: “Tiếng hát ru và dân ca, nấu ăn, cắm hoa” và thăm danh lam thắng cảnh của Tây Nguyên để chị em học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, cách nuôi dạy con cái và xây dựng hạnh phúc gia đình... Dư âm những thành công của hội phụ nữ lan tỏa nhanh và ngày càng được sự quan tâm của cấp ủy và người chỉ huy các cấp. Cứ đến ngày mùng 8 tháng 3 và 26 tháng 3 hàng năm mà phụ nữ và đoàn thanh niên chưa có kế hoạch hoạt động liền “bị” chỉ huy nhắc nhở rồi tạo kinh phí để duy trì phát triển ngày thêm đa dạng và phong phú hơn.

Về công tác xây dựng địa bàn và giải quyết thu hồi đất quốc phòng trong khu vực đóng quân của quân đoàn. Từ khi trở lại mảnh đất Tây Nguyên nơi mà đồng bào các dân tộc đã từng nhương cơm sẻ áo, che giấu nuôi dưỡng bộ đội trong kháng chiến, vừa cưu mang đùm bọc trong những ngày cơ động từ miền Bắc vào để xây dựng doanh trại, do đó Quân đoàn xác định: “... Quân đoàn có đứng vững và phát triển được hay không vấn đề cốt lõi là phải dựa vào dân, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết giữa đơn vị với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc địa phương tích cực tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng an ninh trên địa bàn vững chắc...”.

Quán triệt chủ trương đó, từ những năm vào Tây Nguyên cho đến năm 2000, các đơn vị trong quân đoàn đã tổ chức kết nghĩa với 1 cơ quan quân sự cấp tỉnh, 2 huyện, 28 xã phường..., phối hợp hoạt động với 51 tổ chức quần chúng và 15 trường học, tổ chức gần 300 đội công tác dân vận đến các xã có “điểm nóng” thực hiện 4 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc, để tuyên truyền vận động nhân dân không nghe không tin kẻ xấu, phát hiện bọn cầm đầu chống phá cách mạng để trừng trị, cảm hóa giáo dục hàng trăm người lầm đường lạc lối nghe theo kẻ xấu hoặc vượt biên trái phép trở về đoàn tụ với gia đình làm ăn lương thiện. Đồng thời, qua nắm tình hình tại cơ sở cấp ủy, chính quyền tại địa phương đã cung cấp cho đơn vị một số cán bộ (xã phường và thành phố) lợi dụng chức vụ quyền hạn che giấu một số hộ lấn chiếm đất quốc phòng của đơn vị. Những thông tin đó giúp đơn vị kịp thời xác minh vận động và đấu tranh lấy lại hàng chục hecta đất bị chiếm dụng trái phép, góp phần ổn định tình hình xây dựng mối quan hệ đoàn kết Kinh - Thượng, đoàn kết quân dân cùng tham gia vận động quần chúng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ mục tiêu vành đai an toàn nơi đơn vị đóng quân. Xây dựng lòng tin vững chắc đối với cấp ủy, chính quyền và trận địa lòng dân góp phần xây dựng cơ sở xã phường và địa bàn vững mạnh trong sạch hoàn thành tốt chức năng quản lý nhà nước tại địa phương trong mọi tình huống.

Trong thời gian công tác tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) trong Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ (2000 - 2005), tôi được bầu vào Đảng ủy Quân đoàn và được tặng các huy chương: Vì sự nghiệp kiểm tra Đảng, vì sự nghiệp công tác dân vận và vì thế hệ trẻ... Những phần thưởng đó đã động viên tôi tiếp tục cống hiến để xây dựng quân đội nói chung và địa bàn Tây Nguyên nói riêng. Đầu năm 2003, cả Tây Nguyên rộn ràng trong “mùa con ong đi lấy mật, mùa em đi phát rẫy làm nương” cũng là lúc tôi lưu luyến chia tay Quân đoàn 3 để về Hà Nội nhận công tác mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2022, 03:53:50 pm »

Trở lại Bộ Tư lệnh Quân khu 5

Ngày 1 tháng 3 năm 2006 tôi vào Bộ Tư lệnh Quân khu, nhận nhiệm vụ. Thời gian này Bộ Tư lệnh gồm các đồng chí: Huỳnh Ngọc Sơn - Tư lệnh, Nguyễn Văn Thảng - Chính ủy, Nguyễn Văn Tuyên - Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng, Nguyễn Thành Đức - Phó Chính ủy, Trần Công Thức - Phó Tư lệnh, Võ Tiến Trung - Phó Tư lệnh, Rơ-ô-cheo - Phó Tư lệnh (đang học ở Học viện Quốc phòng).

Sau khi gặp gỡ với đồng chí Chính ủy và Tư lệnh, nghe các anh thẳng thắn trao đổi một số vấn đề cần lưu ý trên cương vị mới, tôi được anh Huỳnh Ngọc Sơn phân công theo dõi giúp đỡ công tác huấn luyện và sinh hoạt Đảng tại Phòng Quân huấn - Nhà trường, đây vốn là sở trường của tôi; phụ trách 4 cơ quan Quân khu, theo dõi chỉ đạo bộ đội biên phòng - Trưởng ban chỉ đạo phân giới cắm mốc, Trưởng ban phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn... Đến năm 2007, làm Chỉ huy trưởng Tiền phương tại Tây Nguyên; đó là những việc phân công cụ thể, còn tùy theo yêu cầu tình hình Tư lệnh sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp. Đến đầu năm 2008, làm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng đơn vị, cơ quan vững mạnh toàn diện (Cục Kỹ thuật quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai), Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu các đề tài cải tiến súng đạn do các cơ sở công nghiệp quốc phòng của các địa phương trong Quân khu sản xuất; và là Trưởng ban chỉ đạo xây dựng đường tuần tra biên giới và đường Trường Sơn Đông...

Cuối năm 2006, khi đang tập trung chỉ đạo công tác huấn luyện và diễn tập các đơn vị chủ lực và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh Tây Nguyên vận động quần chúng truy quét FULRO thì Bộ Tư lệnh gọi tôi về để chỉ đạo phòng chống lụt bão tại các tỉnh đồng bằng. Ngày 5 tháng 10 năm 2006, cơn bão số 6 (Xangsane) đổ bộ vào Đà Nẵng, đó là một cơn bão có sức tàn phá cực lớn, sức gió lên đến cấp 14, 15, đúng vào hôm tôi trực chỉ huy đã kịp thời dùng xe thiết giáp DM-2 cùng cơ quan băng qua mưa bão đến các địa bàn giúp nhân dân phòng chống, khắc phục hậu quả cơn bão, ở quận Ngũ Hành Sơn. Sau khi vật lộn cùng gió to, bão lớn đã cứu sống 3 người dân trong một gia đình (hai vợ chồng và một người con) ở phường Hòa Hải; tiếp tục qua Cẩm Lệ, Hòa Vang chỉ đạo các lực lượng vũ trang cùng nhân dân khẩn trương di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Sau đó, tôi lên Đại Lộc, xuống Hội An qua Điện Bàn kiểm tra chỉ đạo bộ đội nhanh chóng khắc phục hậu quả khi bão đã đi qua. Với thành tích đó, cuối năm 2006 tôi được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen “đạt thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ phòng chống và khắc phục hậu quả trong cơn bão số 6” (qua 5 cơn bão, 7 đợt áp thấp nhiệt đới, 9 đợt lũ lớn, 22 cơn tố lốc. Đặc biệt là bão số 1, số 6 năm 2006; số 9, số 11 năm 2009, đã làm chết, mất tích 917 người dân, bị thương 1.824 người dân, sụp 28.000 ngôi nhà, tốc mái hư hỏng trên 56 vạn nhà, chìm và hỏng 1.300 tàu, hư hại hàng vạn hécta lúa, hoa màu nuôi trồng thủy sản... Tổng thiệt hại của nhân dân ước tính 25.000 tỷ đồng, thiệt hại của lực lượng vũ trang Quân khu trên 111.955 triệu đồng.

Đầu năm 2007, tôi được cấp trên phân công làm Chỉ huy trưởng sở chỉ huy Tiền phương Quân khu tại thành phố Plei Ku - Gia Lai. Nhiệm vụ của sở chỉ huy tiền phương là củng cố xây dựng nền nếp làm việc, xây dựng chính quy, môi trường văn hóa, tăng gia, chăn nuôi tập trung để nâng cao đời sống cho đơn vị; cùng các Bộ Chỉ huy quân sự Biên phòng các tỉnh Tây Nguyên tăng cường kiểm tra và nâng cao chất lượng, công tác của các đội công tác 123, huấn luyện tác chiến phòng thủ bảo vệ đồn, hoạt động phối hợp giữa ba lực lượng: bộ đội, biên phòng, dân quân tự vệ về phương pháp vận động quần chúng, xây dựng cơ sở xã, phường tuyến biên giới, chống xâm nhập và vượt biên trái phép của một số đồng bào dân tộc thiểu số “nhẹ dạ cả tin” nghe theo kẻ xấu, làm mất ổn định vành đai an toàn dọc tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào, ngăn chặn có hiệu quả việc truyền đạo Tin lành Đề Ga trái phép, truy tìm bóc gỡ Fulrô hoạt động ngầm chống đối sự bình yên của buôn làng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới. Đây cũng là năm mà tôi ở lại xã Ia Chia, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đón xuân cùng với đồng bào các dân tộc (từ 11-4 đến 15-4-2008 FULRO lưu vong chỉ đạo cốt cán các buôn, làng lôi kéo một số đồng bào các dân tộc thiểu số lên Ủy ban nhân dân xã gây rối, biểu tình 35 buôn làng trên địa bàn 19 xã, 9 huyện của 3 tỉnh: Gia Lai: 6 huyện, 15 xã, 25 buôn làng. Đắk Lắk: 2 huyện, 3 xã, 6 buôn. Phú Yên: 1 huyện, 1 xã, 1 buôn với trên 1.000 người dân tham gia. Dân di cư tự do vào địa bàn Tây Nguyên từ 2006 - 2009 trên 2.248 hộ với 10.059 khẩu “Đắk Lắk: 1.099 hộ, 5.497 khẩu, Đắk Nông: 1.144 hộ, 4.562 khẩu”.

Năm 2008, tôi trở lại đồng bằng chỉ đạo công tác huấn luyện diễn tập cho các lực lượng vũ trang Quân khu, trong đó có Sư đoàn 307 nhận huấn luyện và giữ lại diễn tập có bắn đạn thật cho một tiểu đoàn bộ binh thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi đạt loại giỏi, bảo đảm an toàn. Những ngày đầu tháng 3, tôi chỉ đạo tổ chức 4 cơ quan Quân khu xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện. Trước thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, việc bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông bằng xe máy cho cán bộ, nhân viên là một yêu cầu bức thiết, đặc biệt khi mà quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vừa được ban hành, nhân ngày 8 tháng 3, tôi trực tiếp phát động toàn cơ quan Quân khu đội mũ bảo hiểm, chiếc mũ màu xanh quân phục có logo Quân khu 5 kèm lời nhắc nhở “an toàn cho bạn” vừa chính quy thống nhất, được các cấp đồng tình hưởng ứng. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam - Nguyễn Khắc Nghiên biểu dương lực lượng vũ trang Quân khu đi đầu trong lĩnh vực này.

Ngày tháng trôi qua, công việc vẫn tiến triển đều đặn, cho đến ngày 3 tháng 2 năm 2009, tôi được nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và một tháng sau nhận Quyết định 198/QĐ-TT ngày 10 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh trao quyết định nâng lương Thiếu tướng (từ hộ số 8,60 lên 9,20). Tuổi quân của tôi theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự (miền Bắc) thì 18 tuổi mới được nhập ngũ, còn (miền Nam) thì 16 tuổi được tính tuổi quân. Nhưng tôi tham gia cách mạng từ tháng 10 năm 1962 (12 tuổi) và tháng 3 năm 1963 (13 tuổi) vào bộ đội. Như vậy thời gian tham gia cách mạng là 47 năm, 5 tháng. Tuổi quân thì tính đủ 45 năm (3.1965 - 3.2010). Thêm một tuổi quân cũng quan trọng, nhưng điều hạnh phúc hơn là tôi đã được thỏa chí làm trai, được đóng góp công sức cho quê hương, đất nước, cuộc đời vẫn thanh thản: Đi đâu rồi cũng phải về/Giữ tròn khí tiết tình quê tình đời...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2022, 03:54:32 pm »

Trở về quê mẹ

Đi bao nơi rồi cũng trở về với vùng biển thân thuộc quê mình, nơi đó có một miền trời nước bao la, cảnh đẹp nên thơ, kỷ niệm thủa thiếu thời của mảnh đất Hà Quảng, với những con người “ăn sóng nói gió” hào phóng như biển trời và những gì thân thiết khổ đau mãi khắc sâu trong tâm tưởng đã nuôi dưỡng tố chất trong tôi. Song cái để lại trong tôi hơn 40 năm xa nhà đi chiến đấu giải phóng quê hương, bảo vệ Tổ quốc cũng là bảo vệ cho quê hương được yên ấm thanh bình để hôm nay trở lại nơi chôn nhau cắt rốn tôi không thể giấu nỗi xúc động từ trong tâm khảm của mình với quê hương:

Điện Dương yêu thương

Về Hà My bồi hồi con sóng vỗ
Vào Hà Gia thương cây lúa lên đòng
Sông Cổ Cò ngày đêm thao thức
Phù sa bồi đắp những cánh đồng
Ra Hà Quảng,
Qua Cồn Chờ, Dốc Đó
Năm tháng giặc, dồn một tấc không đi
Chuyện còn đó anh hùng thời đánh Mỹ
Bao kẻ thù vùi xác nơi đây
Diệt cơ giới Hồ Văn Biển (Nguyễn Cây)
Lê Ngọc Giá trung kiên xây cơ sở
Cho quê mình đổi mới hôm nay
Điện Dương ơi! Long lanh bờ cát mịn
Hàng dương xanh con sóng vỗ bờ
Thuyền ra khơi ngư trường làm chủ
Đánh bắt xa bờ đầy ắp cá, tôm
Dọc đường 6, khách sạn, sân gôn
Khu sinh thái, nhà hàng, làng cá
Mùa trăng lên đón bè bạn gần, xa
Vào Hội An gặp sông Hoài, cửa Đại
Xuôi sông Hàn cùng Đà Nẵng vươn xa
Điện Dương, Điện Dương ơi!
Bao biến cố thăng trầm lịch sử
Biển một bên, sông một bên
Chặn Bắc mùa đông, ngăn Nam mùa hạ
Ký ức cuộc đời chảy dọc biển Đông
Điện Dương ơi!
Mẹ cha đã hóa thân vào cát
Ngàn đời sóng hát với thời gian
Về Hà My ngắm Cù Lao Chàm lộng gió
Biển nước, mây trời bỗng hóa thành thơ
Chùm hoa lông chông đuổi bắt dưới trời Nam
Hàng dương xanh ôm ấp đất vào lòng
Như tình ta đẹp mãi trăng rằm
Điện Dương, Điện Dương ơi!
Con yêu người mãi mãi
Sóng vỗ bờ
Thuyền rẽ sóng ra khơi.


Điện Dương, tháng 3.1963 - 3.2010
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2022, 03:56:14 pm »

Ngẫm cuộc đời

Tôi sinh năm Canh Dần 1950, trải qua thuở thiếu thời lận đận long đong, việc học hành chưa trọn. Tôi đã sớm giác ngộ cách mạng và cầm súng đánh giặc ở tuổi 12 (1962) và được nhập vào Đội công tác binh địch vận Đ64 lúc 13 tuổi (1963). Ở vào tuổi ăn, tuổi chơi nhưng tôi đã được biên chế vào Tiểu đoàn 1 - R20 Quảng Đà (1965) đến ngày 19 tháng 5 năm 1965, tiểu đoàn được thành lập tại thôn Giáng Hòa, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc. Ngày 28 tháng 5 năm 1965, tiểu đoàn đánh thắng trận đầu tại thôn Văn Quật, xã Xuyên Tân, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Đà.

Là chiến sĩ liên lạc của đại đội, trên đường chạy công văn xuống các khẩu đội đang chiến đấu, khi thấy quân địch xông vào trận địa cối của đơn vị khi đó quân số tổn thất quá nhiều, tôi đã cùng các anh khẩu đội cối 81 ly của Trà Thanh Lân kiên quyết đánh trả quân địch cho đến khi trận đánh kết thúc mới trở về đại đội. Sau trận tổng kết chiến đấu, tôi được tặng danh hiệu Dũng sĩ quyết thắng, rồi biên chế về làm xạ thủ đại liên, súng phòng không 12,7 ly và lần lượt được bổ nhiệm Tiểu đội bậc phó, Tiểu đội bậc trưởng, chiến đấu ngay trên quê hương yêu dấu của mình.

Đến tháng 12 năm 1966, được sự quan tâm của Đảng, quân đội và nhờ phúc ấm của tổ tiên, tôi được ra miền Bắc vừa học văn hóa, vừa an dưỡng, vừa học Trường Sĩ quan Lục quân với tâm nguyện được trở về chiến đấu giải phóng quê hương.

Ngày 5 tháng 1 năm 1968, ra trường về giữ chức vụ trợ lý tuyên huấn trung đoàn, đại đội phó, quyền đại đội trưởng - Tiểu đoàn 445 Trung đoàn 3 Sư đoàn 320b Quân khu Hữu Ngạn, rồi trợ lý tác huấn Trung đoàn 95 sư đoàn 325 Mặt trận B5 và được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam ngày 15 tháng 5 năm 1968, chính thức ngày 15 tháng 2 năm 1969 lúc mới tròn 18 tuổi. Từ tháng 6 năm 1968 đến tháng 4 năm 1970, huấn luyện quân tăng cường vào Tây Nguyên đến tháng 5 năm 1971 làm trợ lý tác huấn trung đoàn. Từ tháng 5 năm 1971 đến tháng 4 năm 1976, tôi được bổ nhiệm các chức vụ: Tiểu đoàn phó 1, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn phó Trung đoàn 95, Sư đoàn 325. Chiến đấu hàng trăm trận với các hình thức chiến thuật ở Mặt trận B5, “mùa hè đỏ lửa” ở Quảng Trị, đặc biệt 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, rồi cùng đoàn cán bộ của Quân đoàn 2 về tham gia tác chiến phòng ngự ở Thượng Đức - Quảng Đà (1974). Tôi cùng đồng đội lập nhiều thành tích xuất sắc được tặng thưởng huân chương và các danh hiệu dũng sĩ, chiến sĩ thi đua. Đặc biệt là vào ngày 20 tháng 12 năm 1973 Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 95, Sư đoàn 325, Mặt trận B5, do tôi làm Tiểu đoàn trưởng được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngay trên chiến trường Quảng Trị vừa giải phóng.

Năm 1976 - 1977, học tại Học viện Lục quân, ra trường tiếp tục giữ chức Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 95, đến năm 1980 giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 Quân đoàn 2.

Đất nước hòa bình chưa được nguôi yên, biên giới Tây Nam rền súng giặc. Từ tháng 12 năm 1978 đến đầu năm 1979 tôi cùng Trung đoàn 95 tham gia giải phóng Campuchia. Tháng 3 năm 1979, tôi lại cùng Trung đoàn 95 và Trung đoàn 18 chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc ở phía Bắc cho đến những năm 1982.

Tháng 3 năm 1983 đến tháng 7 năm 1985, tôi được đi đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu chiến dịch - chiến lược tại Học viện Quân sự Cao cấp (nay là Học viện Quốc phòng).

Tháng 9 năm 1985 đến tháng 2 năm 1989, về giữ chức Phó Sư đoàn trưởng - Tham mưu trưởng rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn bộ binh 2 - Quân khu 5 lúc mới 35 tuổi và được phong quân hàm đại tá ba sao (tháng 12 năm 1987). Từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 2 năm 1989, chỉ huy sư đoàn chiến đấu giúp bạn tại Đông Bắc Campuchia và chiến đấu truy quét bọn phỉ và FULRO ở Nam Lào.

Tháng 3 năm 1989 đến tháng 3 năm 1990, tôi được đi học ngoại ngữ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự ở Vĩnh Yên rồi sang học dự khóa tại trường Vôlôxilốp (Liên Xô cũ); tháng 4 năm 1990 đến tháng 2 năm 1993, giữ chức Quyền Sư đoàn trưởng rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn 307 Quân khu 5. Sau 10 năm chiến đấu ở nước bạn Campuchia về tiếp tục chiến đấu truy quét FULRO bảo vệ biên cương của Tổ quốc trên cửa khẩu 19-Đức Cơ, Gia Lai và cả vùng đất rộng lớn Tây Nguyên. Chủ quyền an ninh biên giới bình yên, sư đoàn cơ động về đứng chân tại Đức Phổ, Quảng Ngãi làm lực lượng cơ động cho Quân khu trên các hướng phòng thủ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2022, 03:58:29 pm »

Tháng 3 năm 1993 đến tháng 11 năm 1998, tôi về lâm thời rồi giữ chức Phó Tham mưu trưởng Quân khu 5, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân khu, Đảng ủy viên Quân khu nhiệm kỳ 1995 - 2000.

Tháng 12 năm 1998 đến tháng 2 năm 2003, tôi là Phó Tư lệnh Quân đoàn 3, Đảng ủy viên Quân đoàn nhiệm kỳ 2000 - 2005.

Tháng 3 năm 2003 đến tháng 3 năm 2004, tôi giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quân huấn, đến tháng 5 năm 2004, giữ chức Cục trưởng, Bí thư Đảng ủy Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu, Ủy viên Hội đồng khoa học, Ủy viên Hội đồng Thi đua Bộ Quốc phòng.

Tháng 3 năm 2006, tôi được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 5, Đảng ủy viên Quân khu nhiệm kỳ 2005 - 2010.

Với 59 tuổi đời (tính thời điểm thông báo nghỉ chuẩn bị hưu tháng 2 năm 2009) cái tuổi mà ở quê nhà đã được gọi là lão, có 47 năm 5 tháng tham gia cách mạng, 45 năm quân ngũ (theo quyết định nghỉ hưu tuổi quân tính từ 16 tuổi), hơn 40 năm tuổi Đảng. Trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau kể cả chức vụ chính quyền hay cương vị về Đáng, nhờ cái tâm, cái đức mà tổ tiên để lại và được học tập, rèn luyện trong quân ngũ mà tôi đã kiên trì phấn đấu vươn lên không biết mệt mỏi và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Quân đội giao phó. Trải qua nhiều chiến trường ác liệt, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, tôi đã cùng đồng đội chiến đấu trên khắp các chiến trường: Mặt trận Quảng Đà, Quảng Trị, Tây Nguyên, Campuchia, Nam Lào... đã cùng toàn dân, toàn quân thần tốc, táo bạo quyết thắng, đánh thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch ở Sài Gòn - Gia Định giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Giúp bạn là tự giúp mình”.

Bước chân tôi, từ trong tăm tối biết “rũ bùn đứng dậy” cùng số phận của quê hương, dân tộc mà gần trọn cuộc đời của tôi đã qua những chặng hành quân, chiến đấu từ miền sông Thu quê hương đến sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị vào sông Hậu, sông Tiền đến Mê Kông, rồi quay ra sông Kỳ Cùng biên giới phía Bắc hay đến miền đất đỏ bazan Tây Nguyên đầy nắng và gió, qua tận những thảo nguyên nước Nga xa xôi, biết bao những tấm lòng nhân hậu của nhân dân đùm bọc, chở che, nuôi dưỡng tôi suốt một đời trai trẻ và trưởng thành.

Vào dịp 60 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-2004), tôi được Đảng, Nhà nước phong quân hàm Thiếu tướng đến tháng 3 năm 2009 được nâng lương và tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba. Ra đi từ tuổi thiếu niên khi về ở độ lục tuần, tôi được thưởng 17 huân chương các loại nhiều năm được phong tặng Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ quyết thắng, Dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt máy bay, dũng sĩ diệt cơ giới và vinh dự lớn nhất được làm “Bộ đội Cụ Hồ”. Trong đời quân ngũ đầy cam go, cùng với việc phấn đấu hoàn thiện nhân cách người chiến sĩ, người chỉ huy, người cộng sản tôi thường viết văn, làm thơ để trải lòng mình và cũng vì tổ tiên và có lẽ cả ông trời đã ban tặng cho chút đam mê, năng khiếu... Những vần thơ mang đậm hơi thở của thực tiễn chiến đấu, thao trường và thắm tình quân dân của tôi đã giục giã, động viên bộ đội hăng hái đánh giặc, chăm chỉ luyện rèn, vượt qua thiên tai để cứu dân ra khỏi nơi nguy hiểm và sau bão lũ cùng đồng bào khắc phục hậu quả đem lại sự bình yên cho nhân dân...

Thơ tôi làm để ngợi ca Tổ quốc, ca ngợi đồng chí, đồng đội, tình mẹ, tình chị, tình em... Vì thế, thơ theo tôi trên khắp các chiến trường, các nẻo đường và vùng đất mà tôi đã qua bằng nhiều thể loại đã được in ấn, xuất bản, đồng thời được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc với sự thể hiện rất thành công của các ca sĩ trong và ngoài quân đội, có sức truyền cảm đã làm rung động trái tim người nghe. Những tác phẩm đã in gồm có: Thơ như: Dáng núi (2003); Mẹ ơi (2004); Nắng muộn (2010); Nhạc có: Khúc tình ca (2004); abum thơ nhạc (2004); Bút ký có: Ký ức chỉ huy (2006); Một quãng đời tôi (2007); Thời hoa lửa (2010). Đặc biệt nhân ngày 27 tháng 7 năm 2010, Đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng đã có chương trình “Trang văn nghệ”, “Người chiến sĩ ấy” có chân dung vị tướng - nhà thơ...

Những trải lòng của tôi ở các chương và đôi dòng về “Ngẫm cuộc đời” không biết có trùng lặp với cụm từ “Biết nhiều khổ lắm” hay không?, mà tôi cứ đi, cứ viết. Bởi tôi nghĩ rằng mình là đứa con sinh ra trên mảnh đất “Ngũ phụng tề phi”. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào các dân tộc tỉnh Quảng Nam son sắt thủy chung với Đảng, một lòng theo cách mạng để giải phóng quê hương khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam vượt qua bao khó khăn, ác liệt, hy sinh, mất mát đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, làm nên truyền thống “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Ngày nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Nam cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2022, 03:59:10 pm »

Cùng với các huyện nói chung, huyện Điện Bàn nói riêng đã có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Năm 1976, được Đảng, nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và là huyện có đối tượng chính sách nhiều nhất: 1.565 Mẹ Việt Nam anh hùng, 37.000 thương binh, liệt sĩ, trong đó có 18.000 liệt sĩ, 19 đơn vị và 27 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang đặc biệt có Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ có 9 con trai liệt sĩ là niềm tự hào của cả dân tộc.

Tôi sinh ra trên bãi cát ven biển Hà Quảng xã Điện Dương rất đỗi tự hào về truyền thống cách mạng của xã nhà. Tháng 12 năm 1998, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, một cờ đơn vị anh hùng diệt Mỹ, một cờ đơn vị kháng chiến, 8 huân chương chiến công, 51 huân chương giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba. Có 1.240 liệt sĩ, so với số dân trong chiến tranh thì cứ 6 người thì có 1 liệt sĩ, 1 gia đình có 9 liệt sĩ, 2 gia đình có 7 liệt sĩ, 1 gia đình có 6 liệt sĩ, 2 gia đình có 5 liệt sĩ, 63 gia đình có 3 - 4 liệt sĩ. Trong 2.020 hộ gia đình toàn xã có 820 hộ gia đình liệt sĩ, 1.470 hộ gia đình có công với cách mạng, có 152 Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt xe cơ giới, Dũng sĩ diệt máy bay, có 191 bảng vàng gia đình danh dự và 377 bảng gia đình vẻ vang. Ngoài ra trên mảnh đất kiên gan, bất khuất này đã có 2.717 người chết và 1.313 người bị thương tật vì bom đạn chiến tranh, hơn 150 bà mẹ được phong tặng và truy tặng: “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Đồng chí Nguyễn Cây, mang tên Hồ Văn Biển được phong tặng và liệt sĩ Lê Ngọc Giá được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Và 332 thương binh các hạng. Trong chiến công chung của Đảng bộ và nhân dân tỉnh và huyện nhà, dòng họ Đàm Trần trong xã Điện Dương cũng đã đóng góp một phần xứng đáng vào chiến công hiển hách đó.

Và có phải từ mảnh đất có hai di sản văn hóa nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đó là: Phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn đã đi vào huyền thoại; cùng với các loại hình hoạt động văn hóa như: hát đối, hát bội, hò khoan, chèo bã trạo, cùng với chứng tích Núi Thành trận đầu đánh Mỹ đã tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo, vô giá mà người Quảng Nam trong chiến tranh cũng như khi đất nước thống nhất đi đến đâu từ Nam chí Bắc từ miền ngược đến miền xuôi, nơi nào có người Quảng Nam sinh sống hoặc công tác có ai đó hỏi về cội nguồn của mình họ đều thốt lên một câu: “Quảng Nam đói hay sao mà bỏ xứ đi nhiều thế?...”. Đúng, tôi cũng như dân Quảng quê tôi không cãi bướng mà dùng triết lý phản biện để mọi người hiểu thêm nguồn gốc, lịch sử hình thành, tiếp cận phong cách của người Quảng Nam tại sao chúng tôi phải xa xứ, phải tham gia cách mạng ngay từ những ngày niên thiếu để rồi khám phá bao điều mới mẻ về thế giới xung quanh về chí làm trai khi quê hương bị địch giày xéo.

Quảng Nam là một tỉnh nằm ở ven biển thuộc vùng duyên hải miền Trung, với những con người “ăn sóng nói gió” hào phóng như biển trời, nuôi dưỡng tố chất ở trong họ một con người mạnh mẽ, khẳng khái, táo bạo góp phần cùng cộng đồng lấy nghĩa nước làm trọng là khí phách anh hùng, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam như Bác Hồ đã dạy: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lộ”. Đó cũng là hành trang để người dân quê tôi “hay cãi” mà đứng thẳng lên chứ không chịu sống quỳ.

Tôi viết “Dấu chân trên cát” ở vào tuổi 60 và mới nghỉ hưu được 6 tháng (1-3-2010 - 19-8-2010) đầu óc vẫn minh mẫn, sức khỏe tốt, sáng đi bộ cùng vợ 4 cây số, chiều ra sân chơi tennis và tham gia các hoạt động xã hội có ý nghĩa cho đời nhất là làm thơ, viết bút ký đều đặn. Mới nhất, đã xuất bản Thời hoa lửa tháng 3 năm 2010; thơ - Nắng muộn tháng 7 năm 2010. Cái chính là viết được gì để lại cho con cháu sau này hiểu thêm về cuộc đời của cha, ông và cố làm cho tốt để trả ân, trả nghĩa cho quê hương, đất nước, cho người đã sinh thành, dưỡng dục để mình có được cái gì ngày hôm nay. Duy có một điều mà tôi day dứt nhất vẫn chưa làm được là tìm hài cốt của người cha thân yêu nhất trong một trận chống trả quân Nam Hàn và hy sinh vào ngày 20 tháng 1 năm 1967. Khi ấy cha tôi mới 57 tuổi và lúc đó tôi cũng chỉ 17 tuổi đang học tại Trường Sĩ quan Lục quân. Đến ngày thống nhất đất nước trở về, nghe anh trai và dân làng kể lại là lúc ông hy sinh thì du kích bí mật rút lui để bảo toàn lực lượng, bà con hàng xóm thì đã sơ tán ra Mỹ Khê, chỉ còn lại một số người cơ sở bám trụ cùng du kích cũng bị sát hại cùng ngày, nên khi nghe tin mẹ tôi và bà con từ Mỹ Khê, Đà Nẵng trở về thì bọn khát máu đã phi tang mọi người xuống cùng một cái giếng ngay cạnh nhà tôi, rồi dùng thuốc nổ để hủy diệt thân thể người quá cố...

Uất hận trào dâng, anh em tôi cố làm nguôi lòng mẹ tôi nhờ bạn chiến đấu là Đại tá Đặng Thành Nhơn - Chủ nhiệm Thông tin Quân khu 5 người có khả năng “ngoại cảm” về tìm và chỉ ngay cái giếng của nhà tôi vào những năm 60 của thế kỷ XX anh em tôi đào hầm bí mật cạnh đó để cha tôi nuôi giấu cán bộ Huyện ủy là chú Minh Hoàng. Anh em tôi thương lượng với Phùng Tấn Thành con của bà Ổi, người đang sống ngay trên mảnh đất nơi tôi cất tiếng chào đời để xin một khoảnh đất xây mộ cho ông rồi báo cáo xã xin đặt mộ thứ hai của cha tôi tại nghĩa trang liệt sĩ của xã. Thế là cha tôi đang nằm cả hai nơi nhưng nơi nào là có hài cốt của cha chúng tôi vẫn không tài nào lý giải được. Chắc rằng cho đến khi anh em chúng tôi về cõi vĩnh hằng mới may sao biết được nơi cha mình yên nghỉ...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2022, 04:43:45 pm »

Tôi mạnh dạn viết “Dấu chân trên cát” để cho cháu con sau này hiểu cuộc đời của cha mình chưa làm được cái nợ phải trả công lao trời biển của ông nội. Do thăng trầm của lịch sử trong một cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam 20 năm mà gia đình của cha, ông phải di dời 5 - 7 chỗ đến chỗ nào cũng không được yên thân đó là nỗi đau đáu của tôi chưa làm được để đưa chính thức hài cốt của cha vào nghĩa trang quê nhà mà phụng thờ hương khói...

Giờ đây, ngồi viết tôi vẫn cứ nghĩ suy có phải do ảnh hưởng của gia đình và quê hương dòng họ mà gia phả Đàm Trần qua hàng trăm năm vẫn tồn tại và phát triển đã đúc kết nên truyền thống hào hùng để con, cháu dù đi đâu, ở đâu, làm gì cùng phải cố gắng vươn lên làm rạng rỡ hào khí của liệt tổ. liệt tông: “Họ Đàm Trần vốn dòng dõi học hành thanh bạch, tính người phần nhiều thật thà, thẳng thắn, thích giản dị, tự do. Ghét sự luồn cúi, xu nịnh. Biết kính những danh lợi phù nhân, biết yêu phận nghèo hèn để giữ lấy phẩm giá. Tính đến nay họ Đàm Trần đã hơn 20 đời hun đúc nên nhiều bậc trung hiền rực rỡ trong sử sách. Đã xây dựng một nền gia giáo lương thiện, kiệm cần, dòng dõi thanh cao. Con cháu phải được học nền gia giáo nhà ta để giữ lấy dòng máu trong trẻo của Tổ tiên được lâu bền”. Ngày 22 tháng 2 năm 1990 Bộ Văn hóa đã có Quyết định số 28A7HCĐ công nhận di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Đàm Công Hiệu ở xã Hương Mặc, huyện Tiên Sơn tỉnh Hà Bắc (nay là Từ Sơn - Bắc Ninh).

Xuôi ngược thời gian, đi bao nơi tôi vẫn nhớ về vùng biển thân yêu, nơi đó có một miền trời nước bao la cảnh đẹp nên thơ, kỷ niệm thuở thiếu thời và quá khứ gian truân đầy bi hùng của một vùng quê kiên trung bất khuất luôn khắc sâu trong tâm tưởng của mình trên đường đi bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương. Mỗi một chặng đường đi qua dẫu đầy gian khó hy sinh nhưng tôi luôn tâm niệm nhờ phúc ấm của ông bà “phù hộ độ trì” để tôi vững bước trưởng thành, để dành thời gian đi cảm ơn những người cưu mang đùm bọc tôi.

Đó là vào những năm 1978, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế tham gia giúp bạn giải phóng Campuchia, cứu dân tộc bạn thoát khỏi khỏi họa diệt chủng của bọn Pôn-pốt - Iêng Xa-ri đến 1979 ra bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc rồi về đóng quân tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc, tôi mới có dịp ghé lại thôn Ninh Động, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc để thăm gia đình chị Lếnh nơi mà những năm 1970 - 1971, Trung đoàn 95 Sư đoàn 325 đóng quân. Tiểu ban Tác huấn phân tôi làm trợ lý tổng hợp cùng anh Sách, trợ lý chiến thuật được bố trí ở nhà chị để yên tĩnh làm việc. Chị và một cháu nhỏ 3 tuổi, chồng là công nhân làm ở khu gang thép Thái Nguyên chủ nhật mới được về. Khi đơn vị đóng quân tại nhà dân, nhưng chỉ tiêu tăng gia mỗi người một tháng phải nộp 10kg rau xanh hoặc quy ra hành là 1kg... Sau mỗi buổi làm việc về, thấy tôi ngồi bần thần trước cửa, chị hỏi vui: “Có cô nào chọc ghẹo không mà buồn thế hả chú?”. Tôi cười và đem chuyện đơn vị giao khoán rau xanh ra kể, chị nói luôn tưởng cái gì khó chứ rau xanh quá đỗ, rồi chị mách đường: - Hằng ngày chú cứ đi làm việc, lúc rảnh rỗi bày cháu Yên học, hoặc chú cháu dẫn nhau đi chơi, đến tháng ra vườn chị cắt rau hoặc nhổ hành mà cân...

Tôi như mở cờ trong bụng và thầm cảm ơn chị rồi “bật mí” cứ chiều đến dắt cháu Yên ra vườn cũng nhổ cỏ bắt sâu và đến tháng thực hiện lời hứa với chị đem rau và hành đến bếp cân đều đặn. Nhà bếp cứ khen sao Hùng có vườn rau tốt thế? Tôi mãn nguyện và khoe đó là ruộng phần trăm của chị chủ nhà cho tôi làm đấy... Tôi không những đạt và vượt chỉ tiêu tăng gia mà còn được Trung đoàn khen là làm công tác dân vận tốt. Chị không những là ân nhân của tôi mà còn là người đã cưu mang cậu ruột Ngô Trường Thuận của tôi vào tháng 10 năm 1971 từ Trạm An dưỡng Nam Hà lên thăm không may bị ốm do bệnh hen phế quản. Chị cùng tôi đưa cậu đến Viện 110 ở Bắc Ninh điều trị. Trong khi tôi lo đi huấn luyện lớp sinh viên mới nhập ngũ, chị thay tôi chăm sóc cho đến khi cậu xuất viện về đơn vị. Từ đó tình cảm của tôi là đứa con xa xứ được gia đình chồng và gia đình chị coi như con trong nhà và tôi cũng không quản ngại bất cứ một điều chi khi chị cần đến. Thế rồi vào cuối tháng 11 năm 1971, chị chuyển dạ đứa con thứ 2 khi chồng ở xa, gia đình chồng lại neo đơn, do biết trước việc sinh nở chị giao hết vườn rau và nhà cửa cho tôi trông nom và dặn:

- Nếu chị trở dạ, chú sang gọi bà đỡ ngay cạnh nhà cô Phức rồi gà trong chuồng mỗi ngày thịt 1 con nấu đông cho chị, còn lại chú và cháu cùng ăn... Lúc này tôi mới thấy lúng túng, 1 thanh niên 20, 21 tuổi đầu biết chi chuyện sinh nở. Nhưng lại là quân nhân nên tôi cứ dạ để chị yên tâm, mọi việc em sẽ làm được. Đêm đó, chị bảo tôi và cô Phức cùng bà đỡ chuyển đi trạm xá, khả năng chị khó sinh. Bởi, tôi biết chị là một nông dân thực thụ nên mọi việc hàng ngày chị lao động không kém gì đàn ông, hơn nữa hoàn cảnh của chị thuộc vào người đặc biệt. Trong một lần trời mưa chị kể cho tôi nghe:

- Chị không phải tên là Lếnh, vào những năm 1945, quê chị tận Nam Định trong một gia đình nghèo đông con, trong đó có 2 người chị và 1 người con trai nữa khi sinh ra thì bố chị chết do đói, mẹ chị đem 2 người con lên ga Sen Hồ ở huyện Việt Yên nơi có cái chợ tên là Lếnh rồi bỏ 2 chị em ở đó. Cho đến khi bà mẹ đói cũng chết, họ nhặt chị về nuôi rồi đặt tên là Lếnh, rồi lấy ngay người con trai của gia đình chồng chính là nơi chị được làm con...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2022, 04:45:46 pm »

Vì lẽ đó mà khi tôi ở trong nhà chị và biết tôi là người miền Nam cũng xa quê hương gia đình thiếu thốn tình thương như chị trước đây, nên việc đưa chị đi sinh rồi đưa chị trở về mẹ tròn con vuông trong cái làng Ninh Động ai cũng rất quý mến, coi tôi như người con của làng. Nay có dịp về thăm cảm ơn chị và bà con biết tôi đã trở thành một sĩ quan cấp tá chỉ huy một trung đoàn, ai ai cũng tấm tắc khen.

Năm 1986, khi cùng đoàn cán bộ Quân khu 5 do Thiếu tướng Đoàn Y Thanh - Phó Tư lệnh Quân khu dẫn đầu ra thăm các đơn vị phía Bắc làm kinh tế, tôi có dịp đến huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng để hỏi thăm gia cảnh bác sĩ Điện - Chủ nhiệm Quân y Trung đoàn 95 hy sinh ở mặt trận Tây Nam năm 1978, nhưng không ai biết tin tức vợ con của anh Điện đã chuyển đi đâu? Do thời gian không cho phép, tôi đành lòng cáo từ thành phố “Hoa phượng đỏ” để trở về với mảnh đất miền Trung - Tây Nguyên.

Vào những năm 1986 đến 2003, tôi mới có dịp đi 7 tỉnh đồng bằng miền Trung và 4 tỉnh Tây Nguyên, nơi đó có những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và giai đoạn đất nước vào thời đổi mới và cũng là nơi đã nâng bước cất cánh cho tôi được đi thăm viếng cảm ơn các già làng, trưởng bản, các buôn, thôn... Nơi mà đồng bào các dân tộc đã nhường cơm xẻ áo khi tôi đánh giặc, chỉ đường tuần tra biên giới, phục lót, truy kích đánh bắt bọn FULRO và bóc gỡ địch ngầm còn cài cắm trong các dãy biên cương những năm tháng hòa bình. Thăm viếng phụng dưỡng các gia đình có công với nước và cơ sở cách mạng bằng lệ phí công tác của mình trong đó có mẹ Việt Nam anh hùng K’sor Hơru có 4 con là liệt sĩ ở xã Ia Hrung huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai... đặc biệt là hội đồng hương Quảng Nam đang sinh sống ở thành phố Plei Ku, Gia Lai do bác Dương Thôi, làm chủ tịch cứ đến ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm là bà con tề tựu về trụ sở Ủy ban nhân dân phường Hội Phú để gặp mặt động viên nhau phát huy truyền thống quê hương Quảng Nam để góp phần xây dựng quê hương mới ở Tây Nguyên. Trong đó chí cốt là đoàn kết toàn dân: Kinh cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số, người không đạo cũng như người có đạo đều kiên quyết chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch giữ yên bình cho làng xóm và Tây Nguyên. Biết tôi là Phó Tư lệnh - Binh đoàn Tây Nguyên, nên mỗi lần họp, chú Thôi đều thông báo tôi đến tham gia nói chuyện và văn nghệ cùng bà con. Mỗi lần như vậy, tôi cảm thấy mình đang sống trong vòng tay êm ái của cha mẹ, quê hương rồi đem chuyện đó về kể lại với huyện, tỉnh mỗi khi có hội hè để biết thêm người con xa xứ nhưng vẫn một lòng hướng về nơi chôn nhau cắt rốn. Cũng trong những lần hoạt động đó, tình cảm của tôi đã gây ấn tượng mạnh trong lòng bà con: “Sĩ quan cao cấp trong quân đội mà răng nó gần gũi dữ rứa!” càng thôi thúc tôi công tác tốt hơn. Cho đến một ngày cuối tháng 2 năm 2003, chú Thôi và bà con đồng hương biết tôi sắp chia tay núi rừng để đi nhận công tác mới; mặc dầu tôi chưa thông báo rõ ngày đi nhưng chú Thôi và một số anh em như Thành, Cảnh, Đường tìm đến chia tay. Tôi quá bất ngờ và chưa chuẩn bị gì, nhân thể Hoàng Vinh, chiến sĩ Nhà Văn hóa của Binh đoàn vừa phổ mấy bài nhạc trong tập thơ “Dáng núi” của tôi và các cháu trong đội tuyên truyền văn hóa do Thành phụ trách muốn ghi một cuộn băng làm kỷ niệm trước khi tôi đi...

Chiều hôm đó, ngày 28 tháng 2 năm 2003, tôi đưa tiền cho Thành ra mua mấy đĩa thịt cầy và ít gà, rau, bánh về liên hoan luôn thể. Chú Thôi và các bạn đồng hương vừa nghe ca nhạc vừa cụng ly nhưng chẳng ai gắp “mồi”, tôi mới vỡ lẽ là bà con không dùng thịt cầy. Thấy tôi lo lắng chú Thôi an ủi: “Tao đã cho người đi mua thịt thỏ rồi nhân đây chú và mấy em có chút quà tặng Hùng trước khi lên đường...”. Tôi cầm món quà từ tay chú mà hơi ấm tỏa sang. Tôi như được lớn thêm lên trên mỗi bước đường mỗi làng quê và mỗi một người thân mình đã gặp đã được ho cưu mang. Tôi thầm hứa trước bà con xứ Quảng dù đi đâu làm gì trước nhân dân tôi luôn “trọng đạo nghĩa nhân”.

Từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 2 năm 2006, tôi ra công tác tại Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu ở Hà Nội. Thời gian này tôi lại ngược lên thôn Khoan Mè, xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây để thăm nhà bác Nhàn nơi mà tôi tá túc học tập những năm 1967 - 1968. Đi tìm địa chỉ không khó, nhưng lúc đến nơi cả chủ nhà và khách đều nhìn nhau chưa biết quen nhau từ bao giờ. Bởi khi tôi học, tuổi mới 17, 18 bây giờ đã trên 50 lại mang cấp hàm Thiếu tướng ai mà không ngờ ngợ... Mấy anh em cùng đi là người Bắc nên dễ tiếp cận với gia đình, khi 2 bác chủ nhà đã gần 80 các con cháu đều ở riêng, nên không ai còn nhớ kỷ niệm xưa. Tôi mạnh dạn nói:

Bác còn nhớ cái chú học viên bị cảm nắng mà bác gái ngồi thâu đêm bón cháo rồi tìm lá trầu về xông? Còn 2 em thì đi giặt quần áo chiến thuật rồi cắt cỏ để anh làm ngụy trang không? Anh là Trần Minh Hùng, quê Quảng Nam học lục quân khi trường sơ tán về đây đó mà... Lúc này người con trai đầu mới hiểu ra và liến thoắng: “Em nhớ rồi anh Hùng hồi ớ đây hay hát vọng cổ, bài chòi cho bọn trẻ nghe đó mẹ ạ. Con còn nhớ khi anh đi dã ngoại “tập trận” ở Hoà Bình về mang nhiều cam, quýt cho bọn em ăn đã thích...”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM