Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:51:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dấu chân trên cát  (Đọc 4205 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2022, 10:36:10 am »

Tây Nam vẫy gọi

Ngày 2 tháng 12 năm 1978, Ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra tuyên bố thành lập, quyết “giương cao ngọn cờ yêu nước, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, đánh đổ chế độ độc tài khát máu Pôn-pốt - Iêng Xa-ri”, Mặt trận còn tha thiết kêu gọi nhân dân và các nước, các tổ chức quốc tế đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ hãy tích cực ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Campuchia.

Trong tình hình nước sôi lửa bỏng ấy, “giúp bạn là tự giúp mình” với cương vị là Trung đoàn phó, tôi được vinh dự được giao nhiệm vụ tổ chức chỉ huy trung đoàn hành quân đi giúp bạn. Thời gian quán triệt phổ biến nhiệm vụ hết sức khẩn trương và chúng tôi hiểu đây là cuộc hành quân dài ngày sẽ vượt qua bao gian khó, nhưng với tinh thần người lính đã sẵn sàng với mệnh lệnh của trái tim... “Nếu là chiến sĩ thì không bao giờ buông vũ khí/Đã là chỉ huy thì không thể nghỉ khi Tổ quốc cần/Hy sinh cho Đảng vì dân/Ấy là đức tính, phải cần luyện tôi”.

Hành quân

17 giờ ngày 20 tháng 12 năm 1978, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, chúng tôi vượt 74km từ Khe Sanh, Hướng Hoá về Cam Lộ (Quảng Trị), tạm dừng để tiếp nhận phương tiện và sắp xếp đội hình hành quân bằng cơ giới. Đến 16 giờ ngày 22 đơn vị đã đi được 250km, đến Kỳ Chánh, phía nam thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam - Đà Nẵng cũ), chúng tôi kể cho nhau nghe về câu chuyện anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, về mảnh đất “Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”.

Chúng tôi đi trong khí thế cả dân tộc bước vào kỷ nguyên mới xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một đất nước thống nhất và vì tiếng gọi của hàng triệu người dân Campuchia đang rên xiết dưới chế độ thống trị tàn bạo của bọn diệt chủng Pôn-pốt - Iêng Xa-ri. Đêm hành quân trời mưa nhưng những người dân xứ Quảng đứng hai bên đường gặp xe chúng tôi qua vẫy chào với ánh mắt và niềm tin tất thắng.

Ngày 23 tháng 12, chuẩn bị chặng đường 249km, cuộc hành quân tạm dừng ở bắc đèo Cù Mông, tỉnh Bình Định thì nhận được điện của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn biểu dương cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95: “Đợt hành quân diễn tập sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm mệnh lệnh; quán triệt nhiệm vụ tốt, bảo đảm quân số cao, kỷ luật nghiêm; trong từng ngày hành quân đã ổn định nền nếp và tiến bộ...”. Bức điện là nguồn động viên, tiếp sức cho quyết tâm, khí thế được nhân lên, cán bộ tăng trách nhiệm, chiến sĩ tự giác, quyền làm chủ tập thể và kỷ luật bộ đội trong hành quân được tăng cường, công tác hiệp đồng với Tiểu đoàn vận tải ô tô 10 của Đoàn Quang Trung trong cơ động luôn gắn bó mật thiết trên suốt chặng đường đi qua các làng quê miền Trung yêu dấu.

Càng vào sâu phía Nam, chúng tôi lại gặp thêm nhiều đơn vị cũng hành quân bằng cơ giới, càng đi nhanh càng thêm bụi đường, càng thêm phấn chấn và rạo rực lạ thường. Tâm tư của người ra trận tuy bên ngoài là chất lửa, yêu đời nhưng bên trong là cả một bầu nhiệt huyết nung nấu. Đã là đêm thứ tư, chúng tôi đi qua không biết bao nhiêu làng quê quen thuộc trải dài trên tấm bản đồ Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ đã thấm mệt, trên khuôn mặt đã bắt đầu hằn lên nét thâm quầng vì thiếu ngủ. Bác sĩ Điện, Chủ nhiệm Quân y trung đoàn trong số các anh lớn tuổi, tuy khá vất vả để bám theo đơn vị vẫn luôn miệng động viên bộ đội: “Đường dài, gối mỏi, lưng đau/Chân đi không được lấy đầu mà đi...”.

Chúng tôi tiếp tục hành quân, phương Nam đang nhích lại gần. Tinh thần sẵn sàng chiến đấu đã đi sâu vào ý thức của mỗi quân nhân, sự trưởng thành và ý thức kỷ luật được nâng lên. Tính khẩn trương, năng động, sáng tạo bắt nguồn từ trách nhiệm của cán bộ chỉ huy, sâu sát, nhạy bén của lãnh đạo và của các tổ chức quần chúng được củng cố. Là người chỉ huy trưởng trong cuộc hành quân (thay cho Trung đoàn trưởng đi chuẩn bị chiến trường), tôi thấy mình lớn lên nhiều và mỗi ngày đúc kết thêm kinh nghiệm tổ chức chỉ huy và bảo đảm hậu cần. Thông qua hành quân chiến đấu đường dài bằng cơ giới, tính tập thể của Đảng ủy, trách nhiệm của các đồng chí cấp phó và các cơ quan đến các chiến sĩ xung kích quyện chặt là yếu tố bảo đảm cho mỗi chặng đường hành quân được tổ chức nhanh gọn, đến đúng địa điểm theo thời gian quy định, bảo đảm an toàn.

Ngày 25 tháng 12 năm 1978, phải vượt chặng đường 281km, chúng tôi tập kết phía đông bắc thị xã Xuân Lộc, nơi vẫn còn hằn in dấu chân của chiến sĩ Trung đoàn 95 trong Tổng tiến công Xuân 1975, khi phối hợp chiến đấu với các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đập tan chiến đoàn 52 ngụy, giải phóng ấp Nguyễn Thái Học, mở toang cánh cửa thép đông bắc để tiến vào giải phóng thành đô Sài Gòn - Gia Định. Giờ đây, những người lính tiếp bước cha anh với chặng đường chiến đấu mới.

18 giờ cùng ngày, chúng tôi qua xa lộ Biên Hoà về lộ 2, lộ 4 vào ngã ba Mỹ Tho, một đêm hành quân đội hình gọn, tốc độ đều và có lẽ cùng chung tâm trạng phấn khích đi giữa Nam Bộ thành đồng. Càng về khuya, đồng bằng Nam Bộ càng man mác hương quê, trào dâng những cảm xúc về xứ sở sầu riêng, về nơi “gạo trắng nước trong”, khi xe sắp qua cầu Bến Lức có chiến sĩ thốt lên: “Thủ trưởng ơi! Nhầm đường rồi, rẽ phải thôi...”. “Không phải nhầm đâu, vị trí tập kết cuộc hành quân không ở thành phố Hồ Chí Minh đâu, cứ đi tiếp!”. Sau câu trả lời của tôi, mọi người ồ lên tỏ vẻ tiếc một đêm được vào thành phố mang tên Bác. Lúc 1 giờ 30 phút ngày 26 tháng 12 năm 1978, toàn bộ 46 xe ô tô đã vào tập kết tại căn cứ Đồng Tâm đúng quy định và an toàn. Riêng xe Đội Quân y thu dung lúc 2 giờ cũng về đến điểm tập kết. Tôi yên tâm và biểu dương Đội Quân y của trung đoàn đã làm được một việc có ý nghĩa là cấp cứu kịp thời một xe của đơn vị bạn (Tiểu đoàn 17 của Sư đoàn) bị tai nạn dọc đường, càng thêm tin tưởng vào trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ trước khi bước vào trận chiến đấu mới.

18 giờ ngày 26 tháng 12 năm 1978, chặng đường 280km, căn cứ Đồng Tâm thị xã Mỹ Tho xa dần, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình theo lộ 4, khói bụi đường nghi ngút sau một ngày dầm mình dưới nắng. Tốc độ hành quân tăng dần theo chiều dài xa lộ, chúng tôi tận hưởng hương đồng gió nội trong buổi chiều quê, rồi khi đêm xuống phong cảnh Mỹ Tho thật đẹp. Tạm dừng kiểm tra đội hình, đi ngang qua đội hình Tiểu đoàn 5, nghe tiếng ra-đi-ô vút lên giọng nữ: “... Cuộc đời vẫn đẹp sao...!”. Ôi, sao mà tha thiết êm dịu, cảm ơn em người con quê hương đã hát thay nỗi niềm chúng tôi, có cuộc đời nào đẹp hơn cuộc đời những người mặc áo lính “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đêm nay đơn vị sẽ vượt phà Mỹ Thuận (sông Tiền) sang Hậu Giang.

Chào Cần Thơ, theo liên tỉnh lộ 27 chúng tôi xuôi về đất Mê Linh. Lúc 4 giờ ngày 27 tháng 12 năm 1978, chiếc xe cuối cùng cũng đã đến đích sau một đêm hành quân đầy hứng khởi, “Sông nước trong xanh / Trời ôm bóng anh / Người chiến sĩ chân đất / Chảy như dòng sông / Tiền Giang - Hậu Giang / Đêm nay thương nhớ...”.

Ngày 27 tháng 12, vượt chặng đường 70km, rời Mê Linh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang theo tỉnh lộ 90B, chúng tôi đi mà lòng rộn rã niềm vui, dòng sông như cuộn sóng, cây cối bên đường cũng lay động cổ vũ cho đoàn quân ra trận. Nơi đây nhân dân cùng sống chung với nước, đất đai trù phú, lúa xanh mơn mởn, cây trái sum suê, song rõ là lòng dân đang canh cánh lo âu, bởi huyện Bảy Núi, chỉ cách biên giới Việt Nam - Campuchia chưa đầy 20km. Đêm bộ đội dừng chân, phía trước đã có tiếng súng nổ đì đùng xen lẫn từng loại đại bác, cuộc chiến đấu đang diễn ra.

            “Chúng tôi đã đến Tây Nam
            Nơi tiếng gọi của tình yêu
            Sự trong sáng và vững bền
            Việt Nam - Campuchia...”.


Ngày 28 tháng 12 năm 1978, tại tây Tô Cô đơn vị dừng chân, cln huy quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ về tinh thần quốc tế vô sản để chuẩn bị cho ngày ra quân. Trên đường đi nhận nhiệm vụ từ binh đoàn về, tôi mải miết suy tư, trái tim như đang bốc lửa, từ ra-đi-ô lại cất lên lời hát: “Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi/Khí thế tiến công như sức mạnh thần kỳ...”. Đêm ấy, tôi viết vội vào sổ tay:

            “Vâng, Bảy Núi đây, Tây Nam ơi!
            Chúng tôi đang đợi chờ ngày xuất quân”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2022, 10:39:33 am »

Vào trận

Ngày 1 tháng 1 năm 1979, tại vị trí tập kết ở huyện Bảy Núi tỉnh Kiên Giang, Đảng ủy trung đoàn họp, chính thức thông qua phương án tác chiến và bàn biện pháp lãnh đạo bộ đội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sư đoàn giao. Ngay chiều tối hôm đó, chỉ huy trung đoàn thông qua quyết tâm chiến đấu của ba tiểu đoàn 4, 5, 6 và ra chỉ thị hiệp đồng chiến đấu cho các binh chủng. Để giành thắng lợi, yêu cầu đặt ra với các lực lượng của trung đoàn là phải đột phá mạnh, thọc sâu nhanh vào mục tiêu, vừa bảo vệ vững chắc vùng biên giới, vừa hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của quân đội ta và truyền thống tốt đẹp của trung đoàn, quyết tâm của Đảng ủy cũng đồng thời là quyết tâm, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95 anh hùng.

Thời điểm mở màn chiến dịch đã gần kề, các đơn vị khẩn trương hoàn tất mọi công tác chuẩn bị để bước vào chiến đấu theo đúng yêu cầu của Mặt trận. Một trong những công tác trọng tâm lúc này là giáo dục quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững những qui định về chấp hành chính sách trong quá trình làm nhiệm vụ quốc tế “cho không lấy, thấy không xin”, đặc biệt là phân công chỉ huy đi cùng các hướng để giúp đỡ đơn vị thực hiện một cách triệt để nghiêm túc sứ mệnh được giao. Tôi cùng Tiểu đoàn 6 bước vào trận khai hỏa ở An Trao. Điều đầu tiên chúng tôi bàn bạc dân chủ và xin ý kiến chỉ đạo của anh Đặng Tụ, Sư đoàn phó đi cùng để chọn người chỉ huy các mũi, hướng cũng như phương pháp khắc phục các loại chướng ngại vật trên đường hành quân ở địa hình mới lạ và chưa được chuẩn bị kỹ.

Đúng 5 giờ 30 phút ngày 7 tháng 1 năm 1979, Trung đoàn 95 đột phá vào mục tiêu chủ yếu Túc Mía; Tiểu đoàn 5 loại khỏi vòng chiến đấu 100 tên địch, Tiểu đoàn 4 giành thắng lợi giòn giã tiêu diệt 200 tên. Kết thúc giai đoạn 1 của chiến dịch, trung đoàn cùng đơn vị bạn đã đánh bật kẻ thù ra khỏi lãnh thổ của Tổ quốc và phát triển tiến công tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng một bộ phận lực lượng địch, góp phần hỗ trợ cho lực lượng vũ trang của bạn đập tan chính quyền Pôn-pốt - Iêng Xa-ri.

Trong quá trình trung đoàn chiến đấu, là người chỉ huy trực tiếp đi cùng đơn vị, được chứng kiến biết bao tấm gương chiến đấu anh dũng hy sinh của đồng đội, trong đó có đồng chí Thiếu úy, Đại đội phó Đại đội 9, Tiểu đoàn 6, Đoàn Thăng Long. Anh dẫn đầu một mũi thọc sâu vào căn cứ địch ở Kờ-răng-leo (ngày 6-1), chiến đấu ngoan cường và anh dũng hy sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hay như Lê Tiến Dũng, hạ sĩ, Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 9 đã chỉ huy tiểu đội thọc sâu đánh vào Túc Mía, bị thương nặng ở chân vẫn trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Và đây nữa các chiến sĩ thông tin, trinh sát của trung đoàn cùng tôi đi trên xe tăng trong đêm tiến công vào Túc Mía, có đồng chí bị thương hỏng mắt, đồng chí mất chân ngay trên nóc xe tăng, mặc cho pháo gầm đạn xé vẫn kiên cường cùng đồng đội tiến đến mục tiêu đúng giờ quy định.

Những tấm gương hy sinh và tinh thần chiến đấu ngoan cường của các anh đã đi vào truyền thống hào hùng của quân đội ta, tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, ghi dấu tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia thủy chung, son sắt.

Ngày 8 tháng 1 năm 1979, sau ba ngày hành tiến từ biên giới, chúng tôi đã thực hiện một loạt trận đánh. Tôi tóm lược đôi dòng:

            “Ki-ri-vông dập tắt
            Qua An Trao quân đi như thác đổ
            Quyết chiến Kờ-răng leo
            Đột tung Túc Mía
            Bẻ gãy ngã tư Xúc
            Phnôm Pênh thôi thúc
            Chúng tôi chọc thủng đường 3
            Giải phóng thị xã Căm Pốt...”.


Về thị xã Căm Pốt đường chim bay chỉ cách khoảng 10 đến 15km nhưng rất khó đi. Bụng đói, khát nước; đoàn xe vận tải của Công ty Hợp doanh Đồng Tháp xung phong chở bộ đội, tuy rất cố gắng nhưng mất gần 10 tiếng đồng hồ mà vẫn chưa đưa được chúng tôi ra đến đường 3. Đến 14 giờ cùng ngày, tôi đành cho bộ đội tạm dừng để lo cơm nước và làm công tác chuẩn bị tổ chức hành quân tiếp theo. Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn họp, tôi không thể phát biểu được vì mất tiếng từ đêm tiến công vào Túc Mía (trực tiếp ngồi trên xe tăng, trời nắng nóng, thiếu nước, tiếng pháo nổ, tiếng gầm rú của xe tăng và truyền khẩu lệnh cho bộ đội trong suốt ba ngày đêm mất ngủ). Nhìn cử chỉ và ánh mắt của tôi, các anh thấu hiểu được tấm lòng nhiệt huyết và ý chí quyết tâm của tôi, chỉ huy Trung đoàn tiếp tục giao cho tôi chỉ huy 1 tiểu đoàn bộ binh và 1 đại đội xe tăng thiết giáp cùng một số phân đội bảo đảm khác thọc sâu vào thị xã Căm Pốt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2022, 10:40:42 am »

Ngày 9 tháng 1 năm 1979 phải đột phá chiếm được Căm Pốt, một chặng đường đầy cam go và quyết liệt, vừa hành tiến vừa trinh sát thăm dò đối phương, gặp địch là đánh, mở đường mà tiến. Bản lĩnh chiến trường đã tôi luyện cùng những trải nghiệm qua mùa hè đỏ lửa ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972 càng thôi thúc tôi xung trận. Tôi chọn thời cơ thích hợp, địa điểm an toàn trên đường hành quân hội ý cán bộ và tổ chức đội hình chiến đấu. Tôi ra lệnh toàn bộ hỏa lực: súng máy phòng không 12,7 ly, đại liên, ĐKZ, cối 82 ly đều giá trên các xe zin 130, xe tăng thiết giáp, xen kẽ đội hình, khi hành tiến phát hiện mục tiêu thì dùng pháo tăng, súng máy 12,7 ly, đại liên “nện” vào những nơi nghi ngờ để yểm trợ cho đơn vị hành tiến. Đúng như dự đoán, quá trình hành tiên phải tạm dừng 5 lần để tổ chức chiến đấu, trong đó có một trọng điểm mà những tháng ngày tham gia chiến đấu trên đất bạn tôi khó có thể quên.

Lúc đó khoảng 10 giờ, khi tôi đang chỉ huy trinh sát của Trung đoàn vượt qua một chiếc cầu bị sập thì địch nổ súng hai bên, phải dừng. Bất ngờ từ phía sau, một đồng chí cán bộ người to cao, quắc thước đến gần vỗ vai tôi: “Nào, đi được chưa anh bạn?”. Tôi ngẩn người và nhận ra đó là Tư lệnh Quân đoàn Nguyễn Hữu An. Tôi vội thưa thì đồng chí ôn tồn bảo: “Không thưa gửi gì cả, Sở chỉ huy chiến dịch đang ở phía sau các đồng chí, nếu không nhổ sớm mấy thằng áo đen (chỉ quân Pôn-pốt) kia, thì tôi cứ đi đấy nhé...”. Rồi ông ra lệnh cho những người đi cùng lùi ra để tôi trình bày cách đánh và làm công tác bảo đảm để thủ trưởng đi. Rất may cùng đi với ông có Trần Minh Sơn, cán bộ Tiểu đoàn trinh sát của Quân đoàn lại là đồng hương đất Quảng, lúc này tôi mới thấy cái ý nghĩa của tình bạn. Sơn cùng tôi chụm đầu bàn bạc, chúng tôi thống nhất phương án tác chiến, báo cáo với Tư lệnh, được sự nhất trí của cấp trên, tôi sử dụng lực lượng trinh sát trung đoàn được 2 xe tăng và 2 thiết giáp yểm trợ đánh thẳng vào đội hình địch rồi tạt sườn, chốt chặn 2 bên đường để xe Tư lệnh, Sở chỉ huy chiến dịch và các đơn vị bảo đảm của binh đoàn vượt qua trọng điểm an toàn. Kỷ niệm trong chiến đấu càng cam go ác liệt bao nhiêu càng trở nên sâu sắc bấy nhiêu, về sau khi gặp lại ở Học viện Quốc phòng, Thủ trưởng Nguyễn Hữu An, lúc này là Giám đốc Học viện vẫn cùng tôi ôn lại những kỷ niệm sâu sắc ấy.

Sở chỉ huy chiến dịch đã vượt qua trọng điểm, đến 15 giờ 30 phút bộ phận đi đầu đã chiếm được ngã ba đường vào thị xã Căm Pốt. Đến đây chúng tôi mới thấy hết sự thâm độc, tàn ác của bọn “phát xít mới” Pôn-pốt - Iêng Xa-ri. Chúng đã biến nơi đây thành vườn không nhà trống, không chợ búa, lưu thông. Nằm ven con sông, vốn sầm uất, là vựa lúa của miền Tây Nam Campuchia mà thị xã thật tiêu điều, xơ xác, nhân dân bị lính của Ăng-ka rình rập thủ tiêu. Trong cương vị của người chiến sĩ làm nghĩa vụ quốc tế, chúng tôi càng hiểu sâu sắc hơn lời dạy của Bác Hồ: “Giúp bạn là tự giúp mình...”. Vì vậy, trong những ngày bộ đội tạm dừng lấy sức, chúng tôi tranh thủ làm công tác dân vận.

Qua 9 ngày hành tiến đánh địch, trung đoàn đã trải qua những trận đánh khốc liệt, vừa vào thị xã Căm Pốt chưa lấy lại sức thì nhận được lệnh của sư đoàn: cùng xe tăng, pháo phòng không 37,2 ly ngược đường số 3 từ Căm Pốt qua đèo 244 để giải vây cho Trung đoàn 18 (do anh Trần Minh Thiệt chỉ huy) bị bọn Pôn-pốt chặn đường. Ban đêm, trời tối, thiếu nước lại chỉ huy một lực lượng tổng hợp giữa bốn bề lửa đạn, chưa biết làm cách nào để liên lạc với cấp trên, thì có tiếng chiến sĩ vô tuyến: “Thủ trưởng có điện”, tôi khẩn trương bắt máy, từ đầu dây bên kia giọng nói ấm áp quen thuộc của anh Phạm Công Nhân, Chính ủy Sư đoàn: “A lô, Hùng đó hả, trời tối lắm phải không, cố gắng tìm nước để bộ đội đỡ khát nhé. Mình biết cậu và Thiệt là bạn chiến đấu thân thiết từ hồi Trị Thiên năm 1972, vừa là đồng hương, dễ nhận nhau khi bắt liên lạc bằng vô tuyến, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn chờ tin các cậu đó...”. Mệnh lệnh từ Chính ủy Sư đoàn cũng là lời nhắn nhủ, động viên, như tiếp thêm sức mạnh giúp chúng tôi vững tin bước vào trận chiến đấu mới đầy khó khăn, thử thách.

Vừa buông ống nghe, ùng... ùng... oàng, 2 rồi 3 loạt pháo nổ sát 2 bên đường tiến quân. Lợi dụng tháp pháo của xe tăng, tôi hạ lệnh cho xe tăng, pháo 37,2 ly nã đạn vào nơi vừa phát ra tiếng nổ để uy hiếp đối phương và khẩn trương liên lạc với Trung đoàn 18. Trong mớ hỗn tạp âm thanh pháo, đạn, gầm rú của xe tăng, tôi cố căng tai để bắt tín hiệu... “A lô, sông Hồng phải không? Mê Kông đây!”. Có tín hiệu rồi, mừng quá quên cả mật danh tôi hét lớn giữa đêm khuya “Anh Tư phải không?”, “Mình, mình đây, Hùng bắn pháo hiệu và đạn vạch đường lên, cho xe tăng và pháo 37,2 ly dừng bắn, mình xuống núi ngay...”. Mãi đến 4 giờ sáng cùng ngày, tôi và anh Tư Thiệt mới gặp nhau, hai anh em ôm chầm nhau vui trào nước mắt, tình đồng hương, đồng đội của những người vừa bước qua cuộc chiến sống mái càng thêm thắm đượm sắt son.

Cuộc tổng tiến công của liên quân cách mạng và cuộc nổi dậy của nhân dân Campuchia toàn thắng. Nước Cộng hòa nhân dân được thành lập, mở ra chương mới trong lịch sử cách mạng của Campuchia. Sau đó vào ngày 18 tháng 2 năm 1979, Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia đã được ký kết. Theo yêu cầu của bạn, một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam ở lại phối hợp cùng bạn tiếp tục tiến công xóa bỏ các căn cứ của địch ở vùng rừng núi, phát động quần chúng củng cố vùng giải phóng, xây dựng chế độ mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2022, 10:43:06 am »

Lúc này, tôi lại tiếp tục chỉ huy các phân đội bộ binh luồn sâu, trinh sát các sào huyệt của địch, nghiên cứu tình hình, triển khai thế trận theo phương án chiến đấu mới: vừa bảo vệ cầu đường, chốt giữ các mục tiêu trọng yếu, vừa hành quân luồn sâu bao vây, chặn cắt địch ngoài rừng không cho chúng về quấy nhiễu nhân dân. Cuộc tiến công bắt đầu từ phía đông đường số 3, điểm cao 46 đến điểm cao 127, bắc đường số 3 đến tây nam núi Con Sâu, đèo 224, rồi luồn sâu vào tiến công các điểm cao 21-H, 44, 173... phối hợp đánh địch trên đường số 3 đoạn từ Chu Ki về thị xã Căm Pốt. Đến khi thời cơ thuận lợi, hành lang được nối thông chúng tôi tiến công thẳng vào sở chỉ huy trung đoàn 123 sư đoàn 230 của địch đang co cụm ở Trốp Sa La. Sau hơn 15 ngày hoạt động, Tiểu đoàn 5 cùng các đơn vị trực thuộc của trung đoàn đã loại khỏi vòng chiến gần 100 tên địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại, phối hợp với các lực lượng bạn giải phóng hơn 4.000 dân, thoát khỏi ách đàn áp tàn bạo của chế độ diệt chủng Pôn-pốt, người dân vui mừng xiết bao như được hồi sinh:

            “Suốt mười lăm ngày chiến dịch
            Chúng tôi gặp dân
            Mắt nhìn mắt, tay bắt tay
            Họ kể rất hăng say
            Về làng khi giết giặc...”.


Thực hiện ý định chiến dịch đợt 2, tôi cùng Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 6 luồn sâu vào tập kích địch ở điểm cao 177 đông bắc Trốp Sa La. Mới qua hai ngày đêm luồn rừng mà chúng tôi cảm nhận sự gian truân, vất vả hơn cả một tháng vượt Trường Sơn đi đánh Mỹ, khi mà B-52, pháo bầy tọa độ, biệt kích, thám báo bủa vây, phải vừa đi vừa đánh; nhưng ở đây sự gian truân vất vả lúc này lại là chống chọi với cái khát, cái nóng khủng khiếp của cháy rừng vây quanh (một phần do giặc đốt để cản đường quân ta, phần vì trời nắng nóng rừng tự bốc cháy). Trong gian khó, càng rõ khí phách anh hùng, được chứng kiến tận mắt, tôi càng khâm phục lòng dũng cảm, trí thông minh của người chiến sĩ đang cùng tôi chống khát bằng cách chặt dây rừng để tìm nước, khoét suối tìm hơi ấm để nương thân, chặn đầu gió để vượt biển lửa của quân thù. Tôi nhớ mãi hình ảnh của chiến sĩ vác súng 12,7 ly vì thiếu nước mà ngất đi rồi tỉnh lại vẫn bám theo đội hình, rồi đại đội trưởng quân y tìm bùn vắt lấy nước hoà mì tôm và sữa để bón cho thương binh và chiến sĩ yếu mau hồi phục, tăng tốc độ, rút ngắn thời gian cho kịp giờ nổ súng. Đến 18 giờ 30 phút, một chiến sĩ trinh sát phát hiện ra một vũng nước nhỏ bằng cái nón, nhưng với đoản quân gần cả một trung đoàn làm sao cho đã khát. Tôi phân công cán bộ tổ chức vét bùn, vớt lá rồi luân phiên cho từng phân đội, ai khỏe hơn nhường cho người yếu, ai bụng tốt nhận phần bùn cho vào băng gạc để lọc lấy nước, dùng nước trong nấu cháo, pha mì tôm cho bộ đội. Cứ như thế, từ chỉ huy đến quân y phân chia từng giọt nước cho bộ đội. Đến 21 giờ thì việc lấy lại sức của bộ đội cũng tạm ổn. Đêm đến, đơn vị tổ chức triển khai phòng vệ và phục lót...

9 giờ 20 phút ngày 2 tháng 2 năm 1979, đơn vị nổ súng tiến công tiêu diệt lực lượng địch co cụm ở Trốp Sa La, loại khỏi vòng chiến hơn 400 tên địch, thu 71 súng, hơn 43.000 viên đạn các loại, giúp bạn giải phóng hơn hai vạn dân. Đợt luồn sâu, đánh hiểm vừa kết thúc, tôi về Sở chỉ huy Trung đoàn ở thị xã Căm Pốt để nhận nhiệm vụ tiếp theo. Gặp anh Điện, Chủ nhiệm Quân y Trung đoàn, cầm tay tôi anh nói: “Thương anh quá, trong suốt chiến dịch giúp bạn ở biên giới Tây Nam, nơi nào khó khăn anh đều có mặt, hướng nào cần anh đều đến. Lần này vào điểm cao 84 xa hơn, sâu hơn, anh đánh xong, sợ chúng tôi vào không kịp...”. Nói đến đấy giọng anh như nghẹn lại: “Bệnh xá Trung đoàn có hai chai sâm Trung Quốc loại “cải tử hoàn sinh”, anh cầm một chai đi đường, khi nào thấm mệt anh nhấp một ngụm là khỏe liền”. Ôi anh Điện, tình bạn hữu, tình đồng đội sao mà sâu nặng thế, tôi thầm nhủ trận này quyết diệt thật nhiều giặc để không phụ lòng anh.

Điểm cao Trốp Sa La đã thuộc về ta, tôi điện báo để sở chỉ huy cơ bản của trung đoàn di chuyển. Khi gặp lại, mọi người ôm chầm lấy nhau mừng đến chảy nước mắt. Thấy đồng chí công vụ Hoàng Kỳ Lân mắt đỏ hoe, tôi ngạc nhiên hỏi, đồng chí ấp úng “Bác Điện... đi rồi!”, đồng chí Thái - Chính ủy vỗ vai tôi ngậm ngùi: “Anh Điện hy sinh trên đường cơ động rồi...”. Ôi, anh Điện, anh đã luôn lo lắng cho tính mạng cho những người xông pha phía trước đến mức quên cả sự an nguy của bản thân mình, một bác sĩ đầy y đức, người chiến sĩ già nhất trung đoàn, sao anh lại ra đi trong ngày kết thúc chiến dịch, khi mà những gian khó đã đi qua, hạnh phúc đã đến gần. Gương hy sinh và tấm lòng nhân hậu của anh thật cao cả. Anh Điện ơi! Cho phép tôi thắp nén hương lòng để tri ân anh và những đồng đội đã ngã xuống cho trận đánh hôm nay.

Kể từ sau trận luồn sâu vào Trốp Sa La, chúng tôi về lại thị xã Căm Pốt, thấy tưng bừng náo nhiệt cờ, hoa. Nhân dân tự do đi bầu cử các cấp, nhà nhà làm bún ăn mừng. Buổi lễ ra mắt của ủy ban nhân dân thị xã Căm Pốt, nhân dân thị xã và những phum, sóc phụ cận tề tựu đông đủ, trật tự. Người về dự hội với những bộ quần áo rực rỡ sắc màu, đã qua rồi những tháng ngày chỉ có màu những chiếc áo đen - màu tang tóc ngự trị. Nhiều thiếu nữ Campuchia vui mừng trào nước mắt xen lẫn chút nuối tiếc mái tóc dài buộc phải cắt ngắn dưới thời Pôn-pốt. Thật sự là một cuộc hồi sinh. Họ cùng chúng tôi hát mừng:

            “Không còn nữa những bầy phản động
            Cờ Mặt trận tung bay lồng lộng
            Nước Campuchia ra đời
            Hãy hát lên Mê Kông ơi!
            Người con gái
            Tay nắm tay, thắt lòng nhân ái
            Không cúng bái
            Hãy thổi khèn gọi bạn về phum...”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 08:43:44 am »

Trở về Tổ quốc

Khi cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam ầm vang tiếng súng thì cuộc chiến tranh “vệ quốc” ở biên giới phía Bắc gọi chúng tôi về... Tôi cùng trung đoàn (thiếu) vừa truy quét xong tàn quân Pôn-pốt ở Trốp Sa La và trở về thị xã Căm Pốt, nay lại lưu luyến chia tay nhân dân bạn thì nhận được tin sét đánh từ quê hương: Sáu Nhung đã không còn trên cõi đời. Ngày đó còn in sâu trong tâm trí của tôi (21-2-1979).

Trời di! Làm sao lại như thế được? Mười lăm năm chờ đợi, đắp bồi, tôi và em mới có điều kiện bên nhau. Trước lúc lên đường đi biên giới Tây Nam, Nhung ốm dở nhưng còn tràn đầy niềm tin, hy vọng một mầm xanh... Ngày hành quân từ Bắc vào Nam, đi trên quốc lộ 1A chỉ cách nhà khoảng năm, sáu cây số mà tôi không thể tạt qua nhà thăm em, biết bao là ân hận, bao nuối tiếc nhớ nhung, trách giận mình. Tôi như đổ quỵ không phải vì quân thù trước mặt mà vì những đau thương về người bạn đời... Em đi trong tuổi thanh xuân, ngay hôm tôi cũng hành quân ra trận (20-12-1978) mang theo cả mùa xuân hy vọng của đời lính về một mái ấm gia đình có chồng vợ và con cái bên nhau.

Đêm đó và những ngày tiếp sau dòng nhật ký vẫn cuộn đầy nước mắt nhớ thương. Sau khi Chính ủy Quân đoàn Lê Linh ra về, rồi anh Thái - Chính ủy, anh Miên - Trung đoàn trưởng không chịu rời xa tôi, tội nhất là Hoàng Kỳ Lân, người chiến sĩ công vụ từ ngày nhập ngũ tháng 5 năm 1978 đến nay vẫn theo tôi vào trận. Em hết đứng lại ngồi để canh tôi ăn nghỉ, lúc cam go bom pháo địch chặn đường em cũng tìm cách che chắn cho tôi an toàn, giờ đây em cũng khổ tâm vì mất mát của tôi cũng chính là người chị của em...

Thời gian trung đoàn chuẩn bị cơ động về chiến đấu bảo vệ Tô quốc ở biên giới phía Bắc rất gấp rút bằng hai phương tiện là đường bộ và đường không. Trung đoàn trưởng và Chính ủy ưu tiên cho tôi đi đường bộ bằng xe Jeép của chỉ huy. Tôi và đồng chí Ky lái xe cùng tổ vệ binh và Lân công vụ, hạ quyết tâm đi cả ngày lẫn đêm để về thăm nhà rồi trở lại đội hình chiến đấu của trung đoàn.

Ngày 27 tháng 2 năm 1979, sau khi cất bốc phần mộ các liệt sĩ của trung đoàn hy sinh trên đất bạn về quy tập tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Hà Tiên, cũng là điểm kết thúc khi làm nghĩa vụ quốc tế trên hướng Tây Nam khi mà cuộc chiến đấu ở biên giới phía Bắc của quân và dân ta đang diễn ra quyết liệt. Tôi chỉ được ghé qua nhà chia buồn với gia đình trong một ngày đêm rồi đuổi theo đơn vị.

Ngày 15 tháng 3 năm 1979, sau khi đi trinh sát sẵn sàng chiến đấu truy quét trên hướng Cao Bằng - Lạng Sơn, Trung đoàn về dừng chân tại huyện Phú Bình, tỉnh Bắc Thái. Đóng quân trong nhà dân, được sự cưu mang đùm bọc nhân ái của cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc địa phương, đơn vị và cá nhân tôi cũng dần ổn định mọi mặt và nguôi ngoai đau buồn. Tiếp đó tôi cùng đội hình trung đoàn cơ động về huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của một trung đoàn chủ lực cơ động, phù hợp với nhiệm vụ mới ở một vị trí, địa bàn chiến lược quan trọng hướng biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Đến tháng 5 năm 1979, theo yêu cầu của tổ chức đồng chí Nguyễn Văn Miên được điều động đi nhận công tác khác, đồng chí Phạm Tài Liến sẽ về thay. Thời gian này, tôi làm Quyền Trung đoàn trưởng, hết lăn lộn với bộ đội ngoài thao trường, đêm về ngồi tư lự một mình. Anh Thái - Chính ủy Trung đoàn thương tình tâm sự: “Chuyện cũ sẽ qua đi, Hùng nên suy nghĩ một tương lai đến...”. Tôi cũng trong tâm trạng như anh: “Biết làm sao đây hả anh?”. Anh cũng đồng tình: “Bên cạnh sở chỉ huy Trung đoàn có trường tiểu học Kiên Thành huyện Lục Ngạn, mình thấy có nhiều cô giáo còn trẻ và dễ thương, lúc nghỉ Hùng ra chơi xem sao?!”.

Không phụ lòng anh, tôi đủng đỉnh cho cái “buồn” qua đi rồi hãy tính. Anh bàn tới: “Nếu không ưng cô giáo thì khi nào lên quân đoàn bộ, mình chỉ cho Hùng mấy cô cũng dễ thương lắm!”. “Tôi nghĩ trong mắt nguyên Trưởng phòng Tuyên huấn Quân đoàn thì cô nào cũng đẹp cả...!”. Anh đấm lưng tôi, nói chắc: “Ưng rồi đó nghe, trai đất Quảng mà chọn gái tỉnh Thanh là hợp đôi đó!...”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 08:45:01 am »

Tình quân duyên thắm

Tôi gặp em trong dịp Quân đoàn 2 tổ chức tập huấn vũ khí mới để chuẩn bị đối phó với chiến tranh biên giới phía Bắc. Cán bộ từ trung đoàn trở lên của Sư đoàn 325 do Cục Chính trị Quân đoàn chịu trách nhiệm sắp xếp chỗ ở và phục vụ. Bởi Đại tá Lê Văn Dương - Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn vừa kế nhiệm Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn Lê Khả Phiêu vào Mặt trận 719. Hai ông đều là bạn thân của bố Hồng Thơm thời quân đoàn còn đóng quân ở Phú Bài, nhân dịp ông vào Đà Nẵng công tác ra Huế thăm con nghỉ lại ở đó rồi các cụ giao hẹn với nhau sau này sẽ dựng vợ gả chồng cho em...

Thời bao cấp, cán bộ tập huấn đâu có điều kiện xem văn công; nhân hội nghị tập huấn, Quân đoàn tổ chức văn nghệ quần chúng để phục vụ. Đêm đó anh Thái bắt tôi ngồi hàng trên cùng, thấy em nào được là chỉ để anh tạo điều kiện gặp gỡ. Tuy tuổi đã 29 là Quyền Trung đoàn trưởng nhưng tôi lại chưa tiếp xúc nhiều với con gái đất Bắc mà nhất là lính của Quân đoàn bộ nhiều người biết hơn mình ở đơn vị chiến đấu, nên tôi cứ ậm ừ cho qua chuyện.

Hết đợt tập huấn tôi về đơn vị rồi sau đó đi học văn hoá ở quân đoàn, trường đóng tại phố Giỏ, Lạng Giang; lao vào học tập cho hết cấp II để đi trường văn hóa Quân đội học cấp III... Đây là “thời cơ” tôi tiếp xúc với các đồng chí giáo viên, vừa làm học viên toàn cán bộ sơ cấp và trung cấp. Tôi lại làm Đại đội trưởng, hàng tuần được đi giao ban ở Cục Chính trị Quân đoàn để báo cáo tình hình học tập của cán bộ. Qua tìm hiểu tôi được biết anh Sum – Trưởng phòng Bảo vệ, anh Liêm, Trưởng phòng Xe máy của Quân đoàn bộ lại là cán bộ miền Nam tập kết đều lấy vợ Bắc...

Biết tôi đang băn khoăn chuyện gia đình sau cú “sốc” chưa nguôi, nhưng là chinh chiến cứ có thời cơ thuận lợi thì nên tính và hai anh khuyên: “Bọn mình ở độc thân, thứ bảy, chủ nhật nghỉ học lên đây chơi rồi có gì tính tiếp...!”. Được hai anh em ủng hộ tôi dần dà tiếp cận Chủ nhiệm Chính trị Lê Văn Dương, nguyên là Chính ủy Sư đoàn 325. Ông cũng đã từng biết tôi và sử dụng cối vào những trận đánh khó khăn ác liệt nhất mà hiệu suất chiến đấu cao nhất, đồng thời cũng là người hiểu tâm tư của tôi sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Tây Nam ra đang trống trải chuyện gia đình.

Thời gian học văn hóa là thời gian mà tôi và em được chú Dương ưu tiên gặp nhau vào tối chủ nhật, cùng ăn cơm với chú rồi thả hồn trên những đồi bạch đàn miền quê hương quan họ. Em tâm sự: “Chú Dương với bố em kết nghĩa anh em và giao phó em cho chú. Chú có một người con trai ít tuổi hơn anh, nhưng cô Đới em chưa nhất trí, còn chú cũng rất thích cô... nên biết đi với anh, chú không có ý kiến gì...”. Tối hôm đó về mà không kịp chào chú... tôi cũng chưa gặp lại em. Rồi việc học hành dang dở...

Ngày 27 tháng 3 năm 1981, tôi được bổ nhiệm Trung đoàn trưởng. Trung đoàn 18 thay cho Trung đoàn trưởng Trần Minh Thiệt tiếp tục chuyển đi học Trường Văn hóa Quân đội. Trở về trung đoàn trong lúc được Bộ Tư lệnh Quân đoàn chỉ định thực hiện trước chế độ một người chỉ huy để sư đoàn và quân đoàn rút kinh nghiệm; tôi cùng Trung đoàn phó chính trị Đinh Tiến Hoặc thống nhất nhận định:

- Thực hiện chế độ một người chỉ huy (1980) là một vấn đề khó và mới, chưa có khuôn mẫu, chưa có kinh nghiệm, nên bước đầu trung đoàn sẽ lúng túng. Vì vậy ta cần có nghị quyết xây dựng cơ bản, hệ thống toàn diện đội ngũ cán bộ theo quy hoạch của Bộ Quốc phòng, trung đoàn khẩn trương điều chỉnh, kiện toàn sắp xếp theo yêu cầu trước mắt và quy hoạch 5 năm theo kế hoạch của Quân đoàn.

Đầu năm 1981, nghị quyết được triển khai, đội ngũ cán bộ chủ trì biến động nhưng trung đoàn chủ động điều chỉnh đủ số lượng, cơ cấu hợp lý giữ vững được sự lãnh đạo của Đảng trong tất cả các nhiệm vụ. Nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tập thể lãnh đạo được giữ vững, tính chiến đấu của tổ chức Đảng trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình, trong các đợt phát thẻ Đảng được nâng cao.

Đơn vị mới nhiều công việc phải làm, đến tháng 4 năm 1980 Bộ Tổng Tham mưu ban hành chỉ thị “Toàn quân hành động theo điều lệnh”. Trong khi đơn vị đóng quân trên địa bàn huyện Lục Ngạn, doanh trại tận dụng lại của Lữ đoàn dù 305, xây dựng vào những năm đầu thập niên 1960 đã xuống cấp; tình hình kỷ luật của bộ đội sau những năm tháng chiến đấu trên chiến trường Campuchia và biên giới phía Bắc còn muốn “xả hơi”. Đảng ủy Trung đoàn và các cấp ủy ra nghị quyết chuyên đề, chỉ đạo Tiểu đoàn 7 làm điểm gắn các nội dung, chỉ tiêu của cuộc vận động vào xây dựng đơn vị bằng duy trì thực hiện chế độ trong ngày, trong tuần. Nhờ vậy trong thời gian ngắn việc chấp hành kỷ luật của bộ đội từng bước tiến bộ, hạn chế thấp nhất các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, giảm dần các vụ việc thông thường. Quá trình chuyển biên đơn vị cũng là quá trình được quân đoàn theo dõi giúp đỡ. Trong hội nghị tổng kết một năm làm thí điểm xây dựng chế độ một người chỉ huy và “Toàn quân hành động theo điều lệnh” Trung đoàn 18 được quân đoàn khen thưởng.

Sau hội nghị rút kinh nghiệm, tôi mới gặp lại Hồng Thơm khi em đi kiểm tra sức khỏe của cán bộ về dự hội nghị, đêm đến đi nhỏ thuốc đau mắt cho cán bộ. Nhưng đến lượt tôi, em vội tránh đi, thì anh Hợi - Trung đoàn trưởng pháo binh 84 gọi với: “Còn chú nằm trong cùng chưa nhỏ...”. Lúc đó chú Dương vừa đi tới và nắm tay em: “Sao vậy?”, em khóc rồi về phòng đóng chặt cửa. Chú bảo: “Hết sách. Sáng mai hai đứa lên gặp chú nói chuyện...”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 08:47:28 am »

Do tình yêu mách bảo hay sao mà bụng còn phân vân nhưng chân cứ bước đến trước cửa phòng nhà nghỉ của Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn, tôi đứng như trời trồng. Trông thấy tôi, Chủ nhiệm bảo: “Vào đi” và ân cần hỏi: “Công việc đến đâu rồi, đã báo cáo tổ chức được chưa?”. Tôi quá bất ngờ vì câu hỏi của chú và mạnh dạn trình bày: “Cháu chưa hỏi ý gia đình vì ở quá xa, hơn nữa...”, ông ngắt lời và giảng giải: “Với gia đình Thơm, tôi chịu trách nhiệm với ông Trinh (bố đẻ của Thơm). Còn gia đình anh vì đường sá xa xôi thì nhờ mấy anh em quê hương ở đây đại diện, sau diễn tập (MB-80) tôi sẽ tạo điều kiện về Hà Nội gặp cô Đới để hỏi chuyện (cô ruột của Thơm)... Chiều đó, tôi cùng đơn vị trở về Lục Ngạn chỉ kịp gửi lại em bài thơ Tỏ tình:

            “... Anh muốn đến em nhưng sao khó quá
            Do vụng về hay có gì xao xuyến trong anh
            Kể đi em!
            Đừng thấy khó...
            Bởi hồn mình là gió của tình thương...”.


Trở về trung đoàn trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, tôi cùng tập thể vừa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu vừa dồn sức cho một cuộc “mưu sinh” khai hoang phục hóa được 60ha đất để trồng sắn, cấy lúa thu hoạch được 35 tấn sắn tươi, 4,4 tấn sắn khô, 26 tấn thóc (quy ra gạo được 27,7 tấn), tăng gia với diện tích 90.000m2, thu hoạch bình quân 62kg/người/năm. Chăn nuôi gia súc gia cầm, cá các loại từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn thu hoạch được 8.948kg góp phần cải thiện nâng cao cuộc sống cho bộ đội, bảo đảm quân số cao trong công tác và huấn luyện.

Trong những ngày đóng quân tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc, tình cảm giữa đơn vị với địa phương thể hiện trong chương trình hành động “quân dân một ý chí”. Ngoài việc phối hợp hoạt động tác chiến bảo vệ làng xã tại chỗ, hàng tháng, quý, chỉ huy trung đoàn thường xuyên duy trì mối quan hệ nghĩa tình với cấp ủy và chính quyền huyện, xã để nắm tình hình xây dựng vành đai an toàn cho đơn vị; đồng thời giúp dân đào 6.120m3 mương chống hạn, làm 830m đường, trồng 30ha ta cây xanh trên đất trống đồi trọc, đào 1.800m2 “Ao cá Bác Hồ” và sửa chữa trường học lại mỗi khi vào năm học mới. Hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” của Trung đoàn 18 đã làm cho các “liền chị - liền anh” lưu luyến mỗi khi cơ động đi làm nhiệm vụ nơi xa...

Cuộc diễn tập (MB-80), Trung đoàn 18 được chọn làm lực lượng “đối kháng” để Sư đoàn bộ binh cơ giới 304 tiến công. Trời tháng ba vùng bán sơn địa của quê hương quan họ rét buốt, bộ đội đóng quân dã ngoại, lán trại làm bằng tăng ni lông và lợp tranh, vách bằng lau sậy, dù sạp nằm cách đất 20cm được lát ổ rơm mà vẫn thấy lạnh giá, răng cứ va vào nhau lập cập.

Qua diễn tập, đội ngũ cán bộ cơ bản hoàn thành chức trách, trình độ tổ chức chỉ huy, quản lý đơn vị ngày càng nâng lên, chiến sĩ cơ bản nắm và làm chủ được vũ khí trang bị, vận dụng các hình thức chiến thuật ở mọi địa hình khác nhau tương đối linh hoạt, đặc biệt khi đóng quân xanh “đối kháng” lại nâng cao thêm nhận thức và hiểu biết cách đánh phòng ngự của quân đội ta rất đa dạng và phong phú.

Kết thúc diễn tập, cơ quan quân đoàn chuẩn bị thu quân. Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn Lê Văn Dương đến bên Sư đoàn trưởng Nguyễn Đức Huy bắt tay và dặn: “Rút kinh nghiệm xong, cho Hùng về Hà Nội mấy hôm thăm gia đình nhé!...”. Anh Huy ngạc nhiên: “Hùng có người nhà ở Hà Nội à?”. Đứng cạnh tôi anh Hoặc - Trung đoàn phó Chính trị đỡ lời: “Chuyện đó chúng tôi báo cáo sư đoàn sau...”. Ba thế hệ cán bộ: quân, sư, trung đoàn tuy tuổi khác nhau nhưng các anh rất tâm đầu ý hợp, cùng cười tếu: “Lớp cán bộ trẻ bây giờ hơn chúng mình là ở chỗ đó...”. Trời chiều Hà Bắc rét đậm mà lòng tôi bỗng thấy dịu dàng, ấm áp lạ thường.

Khi Chủ nhiệm lên xe, tôi vội gửi lá thư cho em hẹn ngày đi Hà Nội cùng chú Dương. Không ngờ chú lại thử em bằng cách viết sau bì thư của tôi: “... 2 giờ... ngày... tháng đón anh tại cổng chính...”. Em xem thấy nét chữ giống hệt chữ tôi ghi mặt trước bì thư và tin ngay, hôm đó em mặc bộ quân phục nữ quân nhân ra cổng chờ từ 2 giờ mãi đến 5 giờ, trời mưa giá rét ai đi qua cổng cũng thấy ái ngại, rồi có kẻng cơm chiều em mới về... Tối chú gọi lên hỏi: “Hai đứa đã bàn gì khi về Hà Nội chưa?”. Em khóc và bắt đền chú: “Chú lừa cháu... cháu”, về sau, em kể chú bảo: “Chú thử mày có yêu nó thật không? Chữ phía sau là do chú khịa ra đó...”.

Cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1980, tôi mới được nghỉ 3 ngày theo chú về Hà Nội. Em đã về trước chuẩn bị cho đám cưới của anh Tưởng, anh trai em. Đến Hà Nội, chú cho tôi ở nhà cháu gái chú rồi gọi em đến, hai đứa đi chợ nấu ăn cùng gia đình. Rất vui, là lần đầu đi chợ Đồng Xuân mua cá Chép về nấu với dưa chua và chiên xù ai cũng ngạc nhiên: “Trung đoàn trưởng nấu ăn hợp khẩu vị quá nhỉ...”. Em rất vui, bảo đó là: “Khẩu nhân kế của lính đó chú và chị ạ...”. Chú không nói gì, cả nhà cùng cười vang, không khí đầm ấm như một gia đình đoàn tụ.

Ngày hôm sau chú gọi tôi ra nhà chú ở khu tập thể Nam Đồng để gặp cô Xuân (vợ chú) cùng trò chuyện. Chú đặt vấn đề: “Nhân đám cưới của anh trai Thơm, có đông đủ gia đình ta sắm một cặp rượu rồi chú cháu mình đến gặp bố Trinh...”. Tôi quá đột ngột chưa nghĩ ra câu trả lời thì cô Xuân ân cần: “Cô thấy thế là được vì hai ông đã là chỗ thân tình, còn cháu thì hoàn cảnh gia đình ở xa, vả lại chú đã hứa với ông Trinh là việc chồng con của Thơm để chú lo”.

Nghe vậy, tôi thấy phấn chấn trong lòng như trút bỏ được mọi nỗi băn khoăn, lo lắng. Đêm xuân Hà Nội, mùi hoa Sữa cứ vương vấn quanh người, tôi vào chợ cửa Nam mua một cặp rượu “Lúa mới” Hà Nội, một cây thuốc Điện Biên đúng như lời chú dặn. Ngày thứ 3 cũng là ngày hết thời hạn phải trở về trung đoàn, tôi và chú đến nhà cô Ninh em ruột của bố Trinh và cũng là nơi bố đang ở đó; khi thấy tôi và chú Dương vào em ra đón rồi giới thiệu với bố và cô... Vừa ngồi chưa ấm chỗ thì Hồng, con của cô Ninh từ đâu chạy về cười nói liến thoắng: “À anh này là... của chị Thơm đây à?... coi bộ dạng cũng được đấy...”. Tôi như người vừa thoát ra khỏi lò nướng bánh mỳ...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 08:48:48 am »

Hai ông già cùng bàn chuyện, cô Ninh cũng vui được biết thêm tôi là người miền Nam đã từng chiến đấu với Mỹ - ngụy, nay là cán bộ quân đội dưới quyền chú Dương, được chú đỡ đầu nên càng làm cho bà yên tâm. Với bố Thơm thì ông đã là Giám đốc Sở Vật tư Nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, là cán bộ lão thành trong thời kháng Pháp đến chống Mỹ... lại càng yêu quí chúng tôi hơn. Kể từ hôm đó việc xưng hô giữa tôi, chú Dương và gia đình Thơm cũng thuận tiện, rồi việc đi lại thăm viếng người thân của em ở Hà Nội mỗi khi có dịp về thăm cũng gần gũi hơn.

Và cái ngày được mong chờ nhất của chúng tôi đã đến, đó là ngày 22 tháng 6 năm 1980, lễ thành hôn được tổ chức tại Hội trường Cục Chính trị Quân đoàn 2. Trong ngày vui hạnh phúc, bên tôi không có người thân ngoài những đồng chí, đồng đội đã từng gắn bó keo sơn. Đại diện họ nhà trai gồm có: chú Dương và các anh Trần Minh Thiệt, Phạm Văn Ba, anh Sum, anh Liêm vừa là bạn chiến đấu vừa là đồng hương miền Nam; ngoài ra còn có cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 95, Trung đoàn 18 và Trường Văn hóa Quân đoàn nơi tôi gắn bó. Một đám cưới “nhà binh” mà rất đỗi ngọt ngào:

            “... Anh không may cho em áo cưới
            Không sắm hoa hường, không có nhung son
            Với chiếc ba lô, căn phòng chật hẹp
            Anh đón em về chung gánh nước non...”.


Tổ ấm đêm tân hôn cũng chỉ là một căn phòng ở Trạm khách T56 của Quân đoàn, hai chiếc giường một ghép đôi, chăn, chiếu, mùng màn cũng là màu xanh quân phục, màu xanh của cỏ cây, của dòng kênh chảy quanh trạm, căn phòng đơn sơ nhưng ngập tràn hạnh phúc lứa đôi trong những chuỗi ngày sống xa quê.

Vào thời đó Ban chỉ huy Trung đoàn 18 được phân phối một chiếc xe đạp Thái Bình, mỗi người chỉ được một bộ phận, ai bốc được cái nào hưởng cái đó. Trước khi thực hiện chế độ phân phối, anh Hoặc - Trung đoàn phó Chính trị nêu vấn đề: “Đây là hàng phân phối, ai cũng rất cần cho sinh hoạt bản thân và gia đình, nhưng hiện tại Trung đoàn trưởng vừa cưới vợ, gia đình thì ở xa, theo tôi đề nghị nhượng cả chiếc xe này để tạo điều kiện cho anh Hùng đi lại thăm vợ ở Quân đoàn bộ...!”. Tôi không ngờ là của “hiếm” nhưng mới nghe anh Hoặc đặt vấn đề tất cả Ban chỉ huy đều tán thành. Từ khi có xe, cứ mỗi tháng một lần chiều thứ 7 tôi túc tắc đạp xe kèm theo một bi đông nước từ Lục Ngạn về Lạng Giang cùng chung vui với vợ...

Năm tháng sống xa quê rồi yêu cầu giảm biên chế nữ trong các binh đoàn chủ lực cơ động của Bộ, đầu năm 1981 sau khi chuyển quân nhân chuyên nghiệp, tôi xin cho Thơm chuyển ngành về Bệnh viện Tĩnh Gia, Thanh Hóa trong khi đang thai nghén đứa con trai đầu lòng (cháu Trần Minh Sơn)... Cái khó lúc này là bệnh viện chỉ ưu tiên nhận bộ đội nữ có nghề y nhưng chưa có gia đình, bởi khi đã nhận phải kèm theo cả việc bố trí chỗ ở.

Không có cách nào khác, tôi bàn với bố Thơm và chú Lê Hữu Khang đang là Chủ nhiệm Công ty Vật tư huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa có quen thân với bác Khuê - Giám đốc bệnh viện để trình bày nguyện vọng. Thật may cho tôi, cả ba ông già đều đồng ý phương án là Thơm “chưa” có chồng và trong suốt thời gian chờ tiếp nhận cũng như khi về công tác tôi chưa được xuất hiện...

Từ đó cho đến ngày 13 tháng 7 năm 1981, khi cháu Sơn ra đời trong vòng tay yêu thương của gia đình bên ngoại và bà con khu tập thể bệnh viện, lúc này mọi việc “đàm tiếu” xôn xao: bộ đội “chửa hoang”, rồi xin về lại giấu... Nhưng bất chấp dư luận, mẹ con em cứ sống và làm việc như mọi người, cho đến tháng thứ 6 thì tôi mới xuất hiện... rồi lại đồn đại: “Con gái mới 22 tuổi mà lấy “ông” cán bộ miền Nam nghe đâu làm đến cấp Trung đoàn...”.

Sau hai năm xây dựng trung đoàn vững mạnh toàn diện, tháng 3 năm 1982, tôi được thăng quân hàm trung tá. Cuối năm 1982, tổng kết bốn năm thực hiện cuộc vận động lớn “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân”, Trung đoàn 18 được đánh giá là một trong những đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc, thực hiện tốt cuộc vận động.

Tháng 3 năm 1983, tôi được đi đào tạo cán bộ chỉ huy - tham mưu chiến dịch, chiến lược tại Học viện Cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng). Thời gian này được nghỉ phép theo chế độ dài hơn, tôi có điều kiện về chăm sóc vợ và con cũng là dịp để bệnh viện hiểu thêm về tôi. Đến đây thì cả Giám đốc lẫn cán bộ, nhân viên... đều “bái phục” mưu kế, thế trận của bộ đội làm lúc đầu hiểu sai về Thơm...

Nhân dịp này, tôi cảm ơn bệnh viện đã cưu mang vợ con tôi suốt một thời gian dài âu cũng là “hoàn cảnh” của một thời bao cấp mà, nếu không được sự cưu mang đó không biết cuộc sống của chúng tôi sẽ đi đến đâu? Khi mà cuộc sống bên ngoài xã hội vấn đề “giá - lương - tiền” đang đòi hỏi bức xúc. Trong quân đội thì có tình trạng “dân không muốn làm lính, lính không muốn làm quan, quan trẻ muốn ra, quan già xin ở lại...”. Hồi đó, mỗi khi từ Hà Bắc về Thanh Hóa, tôi phải bán hết nhu yếu phẩm và đồ dùng không cần thiết thì mới có tiền đi về, lúc ra phải tính kế... khác, thật nan giải...

Với tấm lòng biết ơn đó, thời gian ở với vợ con tại bệnh viện tôi luôn cố gắng giúp được gì cho bệnh viện thì giúp, từ việc sửa chữa nhà ở đến tham gia dọn dẹp vệ sinh các khu nhà. Trong thời gian nghỉ phép, tôi thường qua lại khu nhà trẻ để trông nom cu Sơn. Một hôm bận làm vệ sinh khu tập thể, khi qua giếng múc nước thấy cu Sơn đang khóc, tôi chạy vào hỏi thì ra cu cậu đòi uống nước, nhìn quanh không thấy cô mẫu giáo đâu, tôi chạy vào khu vực để đồ ăn uống của các cháu, nhìn thấy một ca nước đo đỏ lại ngửi không có mùi vị gì rồi cho cu cậu uống... Không ngờ vừa uống xong cu cậu trợn mắt... tôi hoảng, đúng lúc cô Biên giữ trẻ chạy vào bảo: “Anh cho cháu uống nhầm dầu ma dứt rồi... cấp cứu... cấp cứu...”. Bác sĩ Khuê, Giám đốc bệnh viện trực tiếp súc ruột cho con trai tôi. Khi trả phép, tôi viết bài báo: “Cảm ơn bệnh viện đã cứu sống con tôi” được đăng trên Báo Quân đội nhân dân và phát trên sóng Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Từ đó tiếng tăm bệnh viện được ngợi ca và năm đó bệnh viện vinh dự nhận phần thưởng của Bộ Y tế, sở Y tế: “Lương y như từ mẫu...”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 08:50:00 am »

Từ học viện về Khu 5

Lớp đào tạo khóa 5 (1983 - 1985), của Học viện Quân sự cấp cao, tiểu đội tôi do Trung tá Trần Công Thìn làm Tiểu đội trưởng (sau này đồng chí Thìn là Trung tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu năm 2003) gồm 12 người, trong đó có Thiếu tá Nguyễn Khắc Nghiên (Thượng tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã mất tháng 11-2010) và Thiếu tá Nguyễn Hữu Khảm (Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu năm 2008).

Kết thúc giai đoạn dự khóa, tôi đóng vai Phó Sư đoàn trưởng - Tham mưu trưởng rồi Sư đoàn trưởng, được xếp loại giỏi. Riêng bảo vệ luận văn tốt nghiệp đề tài: “Đưa cụm cơ động vào chiến đấu trong chiến dịch tiến công quân đoàn ở địa hình rừng núi” do Đại tướng Hoàng Văn Thái làm Chủ tịch Hội đồng thi quốc gia, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo - Giám đốc Học viện làm Phó chủ tịch Thiếu tướng Dũng Mã và Thiếu tướng Bùi Công Ái, Tư lệnh Quân đoàn 2 làm thư ký, có sự tham gia của cố vấn số 1 Bộ Quốc phòng (chuyên gia Liên Xô).

Sau khi báo cáo tóm tắt theo quy định là 30 phút. Nhưng chỉ hết 25 phút có chứng minh giữa lý luận đã học với thực tiễn sử dụng cụm cơ động của Quân đoàn 2 khi tiến công trên hướng chủ yếu trong chiến dịch Hồ Chí Minh, của Sư đoàn 304 và lực lượng tăng thiết giáp vào dinh Độc Lập và hướng Quân đoàn 3 từ cầu Bông, cầu Sáng vào sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ tổng tham mưu ngụy... So với địa hình thực tế Na Dương, Lục Bình, Lạng Sơn của đề tài... được hội đồng thi chấm điểm giỏi. Riêng cố vấn số 1 Liên Xô khen: “Một phương án thật tuyệt vời, xứng đáng nhận bằng đỏ...”.

Thời gian thi tốt nghiệp cũng là lúc chiến trường Đông Bắc Campuchia mùa khô (1984 - 1985) chiến sự đang diễn ra quyết liệt. Đồng chí Trương Hồng Anh, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 Quân khu 5 hy sinh, có đồng chí sư đoàn do chỉ huy trận đánh không thành công đã phải điều về cơ quan... Biết tôi sắp tốt nghiệp, Quân khu xin về và Quân đoàn 2, cũng muốn tôi về lại Quân đoàn.

Để giải quyết thuận lợi cho cả hai đơn vị và nguyện vọng cá nhân trước khi ra trường, Cục Cán bộ gặp và hỏi ý kiến, tôi trả lời: “Theo phân công của tổ chức, tôi quê Khu 5 nhưng vợ ở Quân khu 4, đơn vị quen thuộc là Quân đoàn 2, từ cán bộ đại đội đến trung đoàn trưởng, trên xem xét...”.

Ngày tốt nghiệp, tôi được công bố quyết định bổ nhiệm: Phó Sư đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Sư đoàn 2, Quân khu 5 (Quyết định số 185/QP ngày 10-7-1985 do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lê Trọng Tấn ký). Nhận quyết định, tôi hiểu chiến trường bao giờ cũng là nơi tôi phải đến để kiểm nghiệm sau thời gian học tập. Tôi khoác ba lô về bệnh viện Tĩnh Gia, Thanh Hóa gửi gắm vợ con cho ông ngoại và bệnh viện để sớm về đơn vị.

Một lần nữa chồng Nam, vợ Bắc, Sơn con trai đầu vừa tròn 5 tuổi và chuẩn bị ra đời đứa thứ 2. Chúng tôi lại phải xa nhau. Tôi an ủi vợ con và dồn hết tình thương cho những ngày nghỉ phép để sửa chữa củng cố lại bếp, công trình phụ, mua sắm những thứ cần thiết cho vợ trước lúc lên đường. Cái khổ nhất lúc bấy giờ là phải đạp xe hơn 10 cây số trên đường cát từ Bệnh viện về nhà ngoại tại thôn Trung Hậu, xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia để xin tre, lá chuối rồi chở lên bệnh viện mới có cái để làm, mọi vất vả cũng qua đi, tình thương của ngoại và bà con khu tập thể bệnh viện, nhất là vợ chồng chị Bổn anh Lực, anh Phong cùng quê tập kết lấy vợ, sau giải phóng còn ở lại đó. Ngoài ra có vợ chồng anh Doanh - Trưởng phòng Y vụ... coi chúng tôi như em nên có chỗ dựa cho mẹ con Thơm để tôi yên tâm vào Nam chiến đấu trên mặt trận mới...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 08:51:17 am »

Về Sư đoàn 2 - Quân khu 5

Sau gần 20 năm bôn ba khắp các chiến trường với binh đoàn chủ lực cơ động của bộ (Quân đoàn 2) và gần ba năm đèn sách (1983 - 1985) bạn bè chia tay đứa biên giới phía Bắc, đứa ra hải đảo. Riêng tôi được trở lại chiến trường năm xưa (Tiểu đoàn 1 - R20 Quảng Đà) nhưng với Sư đoàn 2 tôi chưa một ngày vinh dự sống và chiến đấu với các bạn...

21 giờ ngày 12 tháng 9 năm 1985, chiếc xe con Bắc Kinh của Trung đoàn bộ binh 1 (thu được trong chiến dịch ba biên) dừng lại, hôm đó tôi đi cùng Trần Minh Thiệt - Sư đoàn phó là đồng đội từng ở Quân đoàn 2. Sau 5-10 phút tâm sự tại căn phòng của anh, tôi lên gặp Sư đoàn trưởng Mai Tiến Mỹ báo cáo và trình quyết định Bộ điều tôi về đơn vị. May mắn cho tôi là anh Mỹ cũng đã từng học ở Học viện Lục quân (1976 - 1977) nên phần thủ tục cũng đơn giản. Anh Mỹ cũng chân tình: “Tâm tư còn dài để tâm sự sau, bây giờ hãy về cùng anh Thiệt trao đổi công việc của Phòng Tham mưu để ngày 13 tháng 9 năm 1985 đi dự hội nghị truy quét FULRO ở Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum”. Sau đó anh về và trực tiếp chỉ huy lực lượng triển khai sở chỉ huy tại tây Biển Hồ lúc 20 giờ ngày 24 tháng 9. Khi tôi đang kiểm tra các kế hoạch truy quét thì ngày 26 tháng 9, Sư đoàn trưởng lại giao đi chuẩn bị chiến trường ở Khu 3 huyện của tỉnh Rát-ta-na-ki-ri Đông Bắc Campuchia và Nam Lào.

Trở lại Đông Bắc Campuchia và Nam Lào

Là sư đoàn chủ lực cơ động của Quân khu 5, trước những yêu cầu mới của các tỉnh Đông Bắc Campuchia, Nhà nước ta chủ trương, đưa quân tình nguyện và chuyên gia sang giúp bạn giữ vững những thành quả của cách mạng, bảo đảm vững chắc tuyến biên giới, giữ thế ổn định để xây dựng phát triển đất nước.

Phát huy những thắng lợi đã giúp bạn giải phóng và bảo vệ thành quả cách mạng ở các tỉnh Đông Bắc Campuchia vào những năm 1978 - 1984, mùa khô 1983 - 1984, Sư đoàn 2 cùng với các lực lượng Mặt trận 579 (Quân khu 5) mở chiến dịch tiến công vào căn cứ 547 do 2 sư đoàn (612 và 616) quân Pôn-pốt chiếm đóng nằm trên biên giới tỉnh Prết-vi-hia với Thái Lan. Trên hướng tiến công đảm nhiệm, sư đoàn phải tiêu diệt 16 mục tiêu, phía trước là dãy Đăng Rếch sừng sững như bức tường thành, nhiều dốc cao dựng đứng, địa hình hiểm trở gây bất lợi cho ta bởi bọn địch lợi dụng núi cao, vách đứng, rừng rậm, khe sâu và hang đá bố trí thành 3 tuyến có các cụm điểm tựa liên hoàn hiểm hóc để đối phó khi bị ta tiến công.

Về phía ta, sư đoàn cơ động chiến đấu trong điều kiện Tết Nguyên đán đang cận kề; tư tưởng cán bộ, chiến sĩ bị phân tán, bên cạnh đó những tác động tiêu cực của xã hội, từ hậu phương len lỏi vào tâm tư cán bộ, chiến sĩ khiến cho tình hình diễn biến phức tạp. Kế đến là khu vực tác chiến thiếu nước, phương tiện vận chuyển vừa thiếu vừa thô sơ, nhu cầu hàng hóa, đạn dược rất cao, cấp bách, trong khi hầu hết được vận chuyển bằng sức bộ đội, số còn lại phải gùi, thồ lót dọc đường hành quân và khu vực tác chiến. Song, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu và Mặt trận, nhất là tài thao lược của “Người chỉ huy huyền thoại” - Tư lệnh Nguyễn Chơn. Mọi công tác bảo đảm đã dần hoàn tất. Riêng về giải quyết vướng mắc tư tưởng của bộ đội, thông qua học tập chính trị đi sâu làm rõ di huấn của Bác Hồ: “Giúp bạn là tự giúp mình”, dẫu hôm nay chúng ta có ngã xuống cho đất nước và nhân dân Campuchia hồi sinh, thì đó cũng là nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng để cho phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” luôn sáng mãi với thời gian. “Tư tưởng thông, bi đông không đủ nước cũng đánh” đã trở thành quyết tâm của bộ đội. Về cách đánh, cán bộ chỉ huy các cấp đến từng phân đội, gặp mặt chiến sĩ bàn cách dâng mưu, hiến kế dự trữ nước uống, tổ chức huấn luyện bổ sung cách đánh ở địa hình núi cao, rừng rậm. Phương án tác chiến của đơn vị đã được cấp trên phê duyệt, toàn sư đoàn đã sẵn sàng xung trận.

Đúng 7 giờ ngày 25 tháng 3, sư đoàn nổ súng, với cách đánh hiệp đồng binh chủng “hành tiến - tiến công” tiêu diệt từng mục tiêu đến dứt điểm hoàn toàn 16 mục tiêu, loại khỏi vòng chiến đấu 116 tên địch, bắt 2 tên, thu và phá hủy 249 khẩu súng, hơn 150.000 viên đạn các loại và nhiều đồ dùng quân sự. Cùng các đơn vị bạn phá nát căn cứ quan trọng 547 ở biên giới phía Tây Bắc Campuchia, buộc chúng phải từ bỏ ý đồ khôi phục lại căn cứ này, tạo điều kiện cho bạn triển khai kế hoạch rào, lấp biên giới (KT-5). Thắng lợi này có ý nghĩa kiểm nghiệm sức mạnh chiến đấu của sư đoàn, đã tô thắm truyền thống “Trên tin, bạn mến, dân thương, đã đi là đến, đã đánh là thắng”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM