Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:21:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay  (Đọc 3127 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2022, 08:52:55 am »

Các sáng kiến trong lĩnh vực này sẽ bao gồm:

• củng cố quyền hạn của Giám đốc Cục Tình báo trung ương trong việc theo dõi sự phát triển và diễn biến của năng lực tình báo nước ngoài của quốc gia.

• thiết lập một khuôn khổ mới về cảnh báo tình báo trong đó đưa ra cảnh báo đồng bộ về phạm vi của mối đe dọa mà quốc gia và các đồng minh của chúng ta đang phải đối mặt;

• tiếp tục phát triển các phương pháp thu thập thông tin mới để duy trì lợi thế về tình báo của chúng ta.

• đầu tư cho năng lực tương lai trong khi nỗ lực bảo vệ những năng lực này bằng các biện pháp ngăn chặn sự thoả hiệp về khả năng tình báo; và

• thu thập thông tin tình báo để chống lại nguy cơ khủng bố trong toàn chính phủ thông qua phân tích từ tất cả các nguồn.


Trong khi dựa vào các lực lượng vũ trang để bảo vệ lợi ích quốc gia, Chính phủ Mỹ cũng cần phải dựa vào ngoại giao để hợp tác với các quốc gia khác. Chúng ta phải bảo đảm rằng Bộ Ngoại giao Mỹ có đủ nguồn tài chính để bảo đảm sự thành công của hoạt động ngoại giao của Mỹ. Bộ Ngoại giao đi đầu trong việc quản lý quan hệ song phương của chúng ta với các chính phủ khác. Và trong kỷ nguyên mới này, người dân và các thể chế của Mỹ phải có khả năng phối hợp bình đẳng với các tổ chức phi chính phủ và các thể chế quốc tế. Các quan chức được đào tạo chủ yếu về chính trị quốc tế phải nỗ lực để hiểu hơn về các vấn đề phức tạp liên quan đến quản lý trong nước trên toàn thế giới, bao gồm sức khoẻ cộng đồng, giáo dục, thực thi pháp luật, tư pháp và ngoại giao nhân dân.


Các nhà ngoại giao của chúng ta đứng trên chiến tuyến của những cuộc thương lượng phức tạp, nội chiến và các thảm hoạ nhân đạo khác. Khi các nhu cầu về viện trợ nhân đạo được hiểu rõ hơn, chúng ta cũng phải có khả năng góp phần xây dựng các lực lượng cảnh sát, hệ thống toà án, các bộ luật, các thể chế địa phương và cấp tỉnh và các hệ thống bầu cử. Hợp tác quốc tế có hiệu quả là cần thiết để đạt được những mục tiêu này, và Mỹ sẵn sàng hậu thuẫn bằng việc tham gia vào quá trình này.


Song song với việc các thể chế ngoại giao của chúng ta phải điều chỉnh để phù hợp với các thể chế khác, chúng ta cũng cần có một cách tiếp cận khác biệt và toàn diện hơn đối với các nỗ lực thông tin nhân dân, những nỗ lực có thể giúp người dân trên toàn thế giới tìm hiểu và hiểu biết về nước Mỹ. Cuộc chiến chống khủng bố không phải là sự xung đột giữa các nền văn minh. Tuy nhiên, nó cho thấy xung đột bên trong một nền văn minh, một cuộc tranh đấu vì tương lai của thế giới Hồi giáo. Đây là một cuộc đấu tranh vì ý tưởng và cũng là lĩnh vực mà Mỹ phải có thế mạnh vượt trội.


Chúng ta sẽ tiến hành những hành động cần thiết để bảo đảm rằng những nỗ lực của chúng ta nhằm thực hiện cam kết về an ninh toàn cầu và bảo vệ người Mỹ sẽ không bị suy yếu bởi khả năng Toà án Hình sự quốc tế có thể tiến hành điều tra, thẩm vấn hay truy tố, vì những phán quyết của Toà án này không có hiệu lực đối với người Mỹ và không được chúng ta chấp nhận. Chúng ta sẽ hợp tác với các quốc gia khác để tránh những phức tạp xảy ra đối với hoạt động và hợp tác quân sự của chúng ta, thông qua các cơ chế như thoả thuận song phương và đa phương nhằm bảo vệ công dân Mỹ trước Toà án Hình sự quốc tế. Chúng ta sẽ thực hiện đầy đủ Điều luật về bảo vệ binh sĩ Mỹ mà những quy định trong Điều luật này nhằm bảo đảm và tăng cường việc bảo vệ nhân sự và quan chức Mỹ.


Chúng ta sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn trong năm tới và sau đó nữa để bảo đảm mức độ và chi tiêu hợp lý của chính phủ đối với an ninh quốc gia. Chính phủ Mỹ phải củng cố quốc phòng để chiến thắng trong cuộc chiến này. Ưu tiên quan trọng nhất ở trong nước của chúng ta là bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Mỹ.


Ngày nay, sự phân biệt giữa các vấn đề đối nội và đối ngoại đang thu hẹp dần. Trong một thế giới toàn cầu hoá, các sự kiện diễn ra ngoài biên giới Mỹ đã có tác động lớn hơn đối với nước này. Xã hội chúng ta cần phải rộng mở đối với mọi người dân, mọi ý tưởng và hàng hoá trên khắp thế giới. Những gì chúng ta đang có là tự do, các thành phố, hệ thống giao thông và cuộc sống hiện đại của chúng ta đều có nguy cơ bị tổn thương trước khủng bố. Khả năng bị tổn thương này sẽ tồn tại rất lâu sau khi chúng ta đưa ra xét xử trước công lý những kẻ phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công ngày 11 tháng 9. Cùng với thời gian, các cá nhân có thể tiếp cận các phương tiện huỷ diệt mà cho đến giờ chỉ có quân đội, hạm đội và phi đội bay mới có thể sử dụng. Đây là một điều kiện mới của cuộc sống. Chúng ta sẽ thích nghi với nó và phát triển mặc cho sự tồn tại của nó.


Khi thực hiện vai trò lãnh đạo, chúng ta sẽ tôn trọng các giá trị, phán quyết, và lợi ích của bạn bè và đối tác của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta sẵn sàng hành động độc lập nếu điều đó là cần thiết để bảo vệ lợi ích và các trách nhiệm độc nhất vô nhị của chúng ta. Khi chúng ta không đồng tình về một vấn đề cụ thể nào, chúng ta sẽ giải thích thẳng thắn cơ sở cho những quan ngại của chúng ta và cố gắng dưa ra các giải pháp khả thi. Chúng ta sẽ không cho phép những bất đồng đó ảnh hưởng đến quyết tâm của chúng ta là cùng với các đồng minh và bạn bè bảo đảm các lợi ích và giá trị cơ bản chung.


Cuối cùng, nền tảng sức mạnh của Mỹ là ở chính trong nước. Sức mạnh đó nằm ở các kỹ năng của nhân dân chúng ta, sự năng động của nền kinh tế và sự kiên cường của các thể chế. Một xã hội đa dạng và hiện đại có trong mình nguồn sinh lực nội tại, đầy tham vọng và tinh thần kinh doanh. Sức mạnh của chúng ta phụ thuộc vào việc chúng ta sử dụng sinh lực này như thế nấo. Đó chính là nền tảng của nền an ninh quốc gia Mỹ.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2022, 08:55:04 am »

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

Frederick Z. Brown, "Vì sao Hoa Kỳ phải bình thường hóa quan hệ với Việt Nam", Tạp chí Quân sự nước ngoài, tháng 1-1994.

Zbigniew Brzezinski, Bàn cờ lớn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

Lý Thực Cốc, Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

Nữu Tiến Chung, "Dự báo chiến lược thế kỷ XXI", Học viện Quan hệ quốc tế, 2002.

Paul Kennedy, Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1994.

Paul Kennedy, "Thay đổi kinh tế và xung đột quân sự từ 1500 tới 2000: Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc", Nxb. Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1992, tr.73.

Trần Bá Khoa, "Nền kinh tế mới của nước Mỹ, cái mạnh và cái yếu", Tạp chí Cộng sản, số 14 (7-2001) tại http://www.cpv.org.vn.

William C.Martel, "Công nghệ và sức mạnh quân sự", Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, tháng 10-2002.

Đào Huy Ngọc (chủ biên), Lịch sử quan hệ quốc tế 1870-1964, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 1976, tr. 94.

Phạm Văn Quế, Chiến lược đối ngoại của Mỹ trong những năm 1990, Vụ châu Mỹ, Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 1995.

Thông tấn xã Việt Nam, Báo cáo Đánh giá quốc phòng bốn năm một lần (Quadrenial Defense Report) ngày 30-9-2001, Tài liệu tham khảo số 11/12-2002

Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt.

Lê Bá Thuyên, Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

Paul R.Viotti-Mark V.Kauppi, Lý luận quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế, 2001.


Tiếng Anh

Aaron L. Friedberg, "Asian Allies: True Strategic Partners", in Present Dangers: Crisis and Opportunity in American Foreign and Defense Policy, edited by Robert Kagan and William Kristol, Caliornia, 2000.

Amos A. Jordan và nhóm tác giả, American National Security, The Johns Hopkins University Press, tái bản lần thứ 5, năm 1999, tr.3

"Asia in U.S. Foreign and National Security Policy in the Next Millennium", Address by U.S. Representative Doug Bereuter, 2-2-2000.

Asia Project Policy Report, Redressing the Balance - American Engagement with Asia, Council on Foreign Relations, New York, 1996.

Bruce W. Jentleson, Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: Động lực của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI, W.W Norton&Company, 2000

Carl Conetta and Charles Knight, A New US Military Strategy-Issues and Options, Project on Defense Alternatives, 21-5-2001 at http://www.comw.org-pda-0105bm20.html

Carl Conetta, The Pentagon's New Strategy, New Budget, New War, Project on Defense Alternatives, 25-6- 2002, at http://www.comw.org-pda-0206newwar.html

Charles William Maynes, "Contending Schools", The National Interest, Spring 2001.

Colin Powell, Phát biểu trước Ủy ban Quan hệ quốc tế của Hạ viện ngày 7-3-2001.

Condoleezza Rice, "Campaign 2000 - Promoting the National Interest", Foreign Affairs, tháng 1/2-2000, Vol. 79, No. 1

Dan Koslofsky, Two War Strategy, April 23, 2001, at http://www.clw.org-milspend-2war.html

Daniel Okimoto, The Japan-American Security Alliance: Prospects for the 21st Century, Stanford, California, Asia Pacific Research Center, 1998.

Dennis C. Blair and John T. Hanley Jr. "From Wheels to Web: Reconstructing   Asia-Pacific Security Arrangements", The Washington Quarterly, Winter 2001.

Douglas T. Stuart and William T. Tow, "A US Strategy for the Asia Pacific", Adelphi Paper No.299, Oxford University Press, IISS ,1995.

Frank Carlucci, Robert Hunter, and Zalmay Khililzad, A Global Agenda for the us President, RAND, www.rand.org/publications/

Gary Wills, "Bully of the free world", Foreign Affairs, Vol. 78, No. 2, tháng 3/4-1999.

Graham Allison, "National Security Strategy", in America's Global Interests edited by Edward K. Hamilton, The American Assembly, 1989.

James E. Dougherty và Robert L. Pfaltzgraff, Jr., Contending Theories of International Relations, a Comprehensive Survey, Addison-Wesley Educational Publishers Inc. 1997

James Shinn, "Testing the United States - Japan Security Alliance", Current History, 12-1997.

Joel Krieger, .ed, The Oxford Companion to Politics of the World, Oxford University Press, New York, 1993.

Joel Wit, "The United States and North Korea", Policy Brief #74, tháng 3-2001, http://www. brookings.org/.

John Ikenberry, "Getting Hegemony Right", The National Interest, Washington, Spring 2001.

John Ikenberry, "Multilateralism and US Grand Strategy" in Multilateralism and US Foreign Policy: Ambivalent Engagement, edited by Stewart Patrick and Shepard Forman, Lynne Rienner Publishers, 2002.

John Kerry, "Stopping at the Water Edge", The Washington Quarterly, tháng 3-2001, tr.83-91.

Joseph S. Nye, "The 'Nye report': Six Years Later", International Relations of the Asia Pacific, Vol. 1, No 1, 2001, Oxford University Press.

Joseph S.Nye, "Seven Tests: Between Concert and Unilateralism", The National Interest, Winter 2001-2002.

Joseph S.Nye Jr, The Paradox of American Power, Oxford University Press, 2002.

Francis Boyle, "Bush Nuclear Policy Violates International Law, Again", Counter Punch, 14-3-2002 at http://www.counterpunch.org/boylenukes.html.

Henrry Kissinger, "The Architecture of an American Foreign Policy", in Preparing America's Foreign Policy for the 21sr Century, edited by David L. Boren & Edward J.Perkins, University of Oklahoma Press, 1999.

Henry Kissinger, "America at the Apex: Empire or Leader?", The National Interest, Summer 2001.

Hisahiko Okazaki, "China: A Function of the Japan-US Alliance", Asia-Pacific Review, Vol. 3, No. 4, Spring-Summer 1996

L.Paul Bremer, "A New Strategy for the New Face of Terrorism", The National Interest, Thanksgiving 2001

Nicholas Khoo and Michael L. R. Smith, "A Concert of Asia", Policy Review, No. 108, August 2001 at http://www.policyreview.org-AUGO 1 -khoo_print.html.

Michael O' Hanlon, "Prudent or Paranoid? - The Pentagon's Two-War Plans", Survival, Vol. 43, No. 1, Spring 2001, tr. 47

Samuel Huntington, "The Lonely Superpower", Foreign Affairs, Vol. 78. No. 2, tháng 3/4-1999.

Stephen Brooks and William C. Wohlforth, "American Primacy in Perspective", Foreign Affairs, tháng 7/8-2002, Vol, tr. 2

Nicholar Berry, "Is China an Agressive Power?", The Defense Monitor, Vol.29, No.9, 2000.

Nicholas Khoo và Michael L. R. Smith, "A Concert of Asia", Policy Review, No. 108, tháng 8-2001 at http://www.policyreview.org-AUG01-khoo_print.html

Ole R. Holsti, "Public Opinion and Foreign Policy" in Eagle rules? Foreign Policy and American Primacy in the Twenty-First Century, ed. by Robert J. Lieber, 2002.

Rensselaer Lee and Raphel Perl, "Terrorism, the Future, and U.S. Foreign Policy", CRS Issue Brief for Congress, 26-3-2002.

Richard K.Betts and Thomas J. Christensen, "China: Getting the Questions Right", The National Interests, Winter 2000-2001, tr. 17.

Robert D. Schulzinger, U.S Diplomacy since 1900, Oxford University Press, 1998, tr. 209

Robert Kagan and William Kristol, Present Dangers: Crisis and, Opportunity in American Foreign and Defense Policy, San Francisco, California, 2000.

Ronald J. Caridi, The Korean War and American Politics: the Republican as a Case Study, University of Pennsylvania Press, Philadelphia, 19104, 1968.

Saida Bedar, The Revolution in Military Affairs and the "Capabilities Race", at http://www.unog.ch-unidir-l-04-e6%20bedar.pdf

Samuel Huntington, The Lonely Superpower, Foreign Affairs, Vol. 78. No. 2, tháng 3/4-1999.

SIPRI Yearbook 2001, Stockholm International Peace Research Institute.

Stewart Patrick, "Multilateralism and Its Discontents: The Causes and Consequences of U.S. Ambivalence" in Multilateralism and us Foreign Policy, ed. Stewart Patrick and Shepard Forman, Lynne Rienner Publishers, 2002.

Steven Kull, "Public Attitude Toward Multilateralism", in Multilateralism and us Foreign Policy: Ambivalent engagement, edited by Stewart Patrick and Shepard Forman, Lynne Rienner Publishers, 2002.

Sueo Sudo, The Fukuda Doctrine and ASEAN, ISEAS, tr. 27.

The Military Balance 1999-2000, International Institute for Strategic Studies, U.S and Asia Statistical Handbook, The Heritage Foundation, 2001-2002 Edition.

Tom Barry and Jim Lobe, "U.S. Foreign Policy - Attention, Right Face, Forward March", Foreign Policy in Focus, tháng 4-2002

Tom Barry, "A Strategy Foretold", Foreign Policy in Focus Policy Report, tháng 10-2002

Thomas G. Mahnken, "Transforming the us Armed Forces: Rhetoric or Reality?", Navy War College Review, Summer 2001, tr. 14

U.S. Department of Defense, United States Security Strategy for the East Asia-Pacific Region, tháng 2-1995

U.S. Department of Defense, United States Security Strategy for the East Asia-Pacific Region, 1998.

Zalmay Khalizad, U.S. Grand Strategy: Setting a New Direction, RAND, 2001.


Các tạp chí

Nghiên cứu Quốc tế

Far Eastern Econonomic Review

The Economist
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM