Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:18:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay  (Đọc 3128 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #20 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2022, 06:38:00 am »

4. Chiến lược an ninh quốc gia mối của Mỹ

Ngày 20-9-2002, chính quyền Bush đã công bố bản Chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của mình. Học thuyết đánh đòn phủ đầu hay tấn công phòng ngừa (The Bush doctrine of Preemptive strike) do Bush đưa ra trong bài phát biểu ngày 1-6-2002 tại West Point đã được chính thức đưa vào bản báo cáo chiến lược an ninh quốc gia mới. Cho dù Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ hoàn toàn không gây bất ngờ bởi những ý tưởng chủ yếu đã được đưa ra trong nhiều bài phát biểu của chính quyền Bush trước đó, đây vẫn là một tài liệu chiến lược quan trọng. Có thể nói, lần đầu tiên, kể từ khi G. Bush lên cầm quyền, chính quyền Mỹ mới công bố một bản báo cáo chính sách an ninh, đối ngoại toàn diện như vậy. Nó thể hiện một cách hệ thống và chính thức nhất quan điểm, học thuyết đối ngoại của chính quyền Bush trong bối cảnh sau ngày 11 tháng 9.


Nhiều nhà phân tích so sánh học thuyết này có tầm quan trọng tương tự như học thuyết ngăn chặn của chính quyền Truman, nguồn gốc gây ra chiến tranh lạnh kéo dài suốt hơn bốn thập kỷ. Bởi vậy, nó sẽ có những hệ luỵ trước mắt cũng như lâu dài không chỉ đối với quan hệ quốc tế.


Cũng như các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Chiến lược an ninh quốc gia mới của chính quyền Bush cũng xuất phát từ nhận thức then chốt về vị trí của nước Mỹ trên thế giới trong thời kỳ hiện nay. Đó là: "Ngày nay, nước Mỹ có một vị trí sức mạnh quân sự vô song và ảnh hưởng to lớn về kinh tế và chính trị"1 ("Lời nói đầu", Chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, tháng 9-2002). Báo cáo tiếp tục khẳng định: "Nước Mỹ có sức mạnh và ảnh hưởng chưa có tiền lệ, và chưa có nước nào sánh được trên thế giới". Mặc dù chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Clinton cũng đã đề cập ưu thế sức mạnh của nước Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh và những cơ hội mà vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ mang lại, giới học giả Mỹ cũng nhận định rằng chưa bao giờ điều này được đề cập thẳng thừng, không che đậy đến như vậy.


Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ thể hiện sự kế thừa, hơn là thay đổi, những mục tiêu cơ bản, then chốt nhất trong chính sách an ninh, đối ngoại của Mỹ. Những mục tiêu cốt lõi cho chính sách đối ngoại của Mỹ như duy trì vị trí cường quốc số một trên thế giới, thiết lập một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn không để cho bất kỳ một cường quốc thù địch nào nổi lên đe dọa vị trí và vai trò của Mỹ, thúc đẩy một nền kinh tế mở toàn cầu, tự do hoá thương mại và dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới. Về khía cạnh này, học thuyết mới của Bush không khác so với chính sách trước đây của các Tổng thống tiền nhiệm như W.Wilson hay W.Clinton, đã từng nhấn mạnh tham vọng phổ biến các giá trị của Mỹ như dân chủ, tự do cá nhân và tự do thương mại trên toàn thế giới.


Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là tuyên bố lần đầu tiên khẳng định rằng Mỹ sẽ không cho phép bất cứ cường quốc nước ngoài nào thách thức ưu thế quân sự tuyệt đối của Mỹ. "Không cho phép bất cứ cường quốc nước ngoài nào đuổi kịp ưu thế hàng đầu mà Mỹ có được kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ", "Mỹ phải và sẽ duy trì khả năng đánh bại bất cứ mưu toan nào của kẻ thù - dù là một quốc gia hay không phải là một quốc gia - áp đặt ý chí đối với Mỹ... Lực lượng của Mỹ đủ mạnh để ngăn cản các đối thủ tiềm tàng tìm kiếm việc tăng cường quân sự với hy vọng đuổi kịp hoặc vượt sức mạnh của Mỹ". Mỹ duy trì và mở rộng vị thế thống trị về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng kinh tế chính trị của mình và nỗ lực để không cho phép bất kỳ một cường quốc thù địch nào thách thức lại sức mạnh của mình.


"Chủ nghĩa đơn phương", một trong những xu hướng đối ngoại nổi trội của chính quyền Bush, tiếp tục được khẳng định trong bản Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia mới. Quan điểm của Mỹ là trong khi tìm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Mỹ sẽ không ngần ngại hành động một mình khi cần thiết, thực hiện tự vệ bằng hành động phủ đầu.


Tư tưởng chủ đạo trong Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ phản ánh rõ nét những tư tưởng xuyên suốt trong hai tài liệu chiến lược trước đó. Tài liệu thứ nhất là bản Chỉ đạo chính sách quốc phòng (Defense Policy Guidance -DPG) do Paul Wolfowitz (hiện là Thứ trưởng Quốc phòng) và I. Lewis Libby (hiện là Chánh văn phòng của Phó Tổng thống Cheney) soạn thảo. Tài liệu thứ hai là Tái thiết nền quốc phòng của Mỹ: chiến lược, lực lượng và nguồn lực cho thế kỷ mới của Dự án thế kỷ mới1 (http://www.newamericanenturry.org). Nhóm tác giả của hai tài liệu chiến lược này chính là những quan chức cao cấp trong chính quyền Bush hiện nay. Họ có quan điểm rất gần với Reagan và cho rằng "những yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công của chính quyền Reagan là lực lượng quân sự mạnh để đối phó với những thách thức hiện tại và tương lai và chính sách đối ngoại nhằm thúc đẩy những nguyên tắc của Mỹ trên thế giới một cách táo bạo và quyết tâm", về bản chất, tầm nhìn của những nhân vật bảo thủ này là tái tạo chương trình nghị sự của Reagan trên toàn cầu trong một thế giới không còn thách thức từ Liên Xô. Những quan điểm chính sách thiên hữu của nhóm dự án này với chủ trương tăng ngân sách quân sự, xây dựng chương trình phòng thủ tên lửa đã chi phối chính sách của chính quyền Bush con với việc đưa vào chính quyền mới ở Mỹ1 (Tom Barry and Jim Lobe, "U.S. Foreign Policy - Attention, Right Face, Forward March", Foreign Policy in Focus, tháng 4-2002) một loạt những quan chức cao cấp đã từng phục vụ dưới chính quyền Reagan.


Những kết luận chủ yếu của chiến lược quốc phòng do Dự án thế kỷ mới đưa ra bao gồm:

• Phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu để bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh và để tạo cơ sở bảo đảm cho sự triển khai lực lượng của Mỹ trên thế giới.

• Kiểm soát "di sản quốc tế chung" của vũ trụ, mở đường cho việc thiết lập một lực lượng quân sự mới: lực lượng vũ trụ Hoa Kỳ - với sứ mệnh kiểm soát vũ trụ.

• Tăng chi phí quân sự, bổ sung 15 tỷ USD đến 20 tỷ USD vào tổng chi tiêu quân sự hàng năm.

• Tận dụng "Cuộc cách mạng trong các vấn đề quân sự" (chuyển đổi sang vũ khí công nghệ cao, không do con người điều khiển) để bảo đảm cho tính ưu việt lâu dài của các lực lượng thông thường của Mỹ.

• "Sự cần thiết phải phát triển một loại vũ khí hạt nhân mới để đáp ứng những yêu cầu quân sự mới" và việc nước Mỹ đã "gần như chấm dứt việc phát triển các loại vũ khí hạt nhân an toàn và hiệu quả hơn".

• Đương đầu với thực tế của nhiều sứ mệnh đồng thời, việc này đòi hỏi sự phân bổ thường trực các lực lượng của Mỹ.

• "Nước Mỹ phải bảo vệ tổ quốc của mình" thông qua việc "tái cơ cấu lực lượng hạt nhân" và hệ thống phòng thủ tên lửa để "đối lại với hệ quả của sự phổ biến tên lửa đạn đạo và vũ khí giết người hàng loạt".

• "Sự cần thiết phải có một phạm vi an ninh rộng lớn hơn đối với nước Mỹ" và Mỹ "cần theo đuổi một mạng lưới "căn cứ triển khai" hoặc "căn cứ triển khai phía trước" để tăng cường tầm với của lực lượng hiện nay và tương lai".

• Tái định hướng lực lượng không quân của Mỹ để tiến tới "một lực lượng toàn cầu đánh trước".

• Chấm dứt sự cam kết của chính quyền Clinton đối với Hiệp định ABM.

• Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Iran, Irắc và những nước tương tự không được phép làm phương hại đến sự lãnh đạo của Mỹ, gây hấn với các đồng minh của Mỹ, hoặc đe dọa chính nước Mỹ.

• "Những nhiệm vụ quân sự chủ yếu" cần thiết để "duy trì một nền hoà bình kiểu Mỹ" và "một thế kỷ XXI đơn cực" bao gồm: bảo đảm và mở rộng các khu vực dân chủ hoà bình, răn đe sự trỗi dậy của một cường quốc cạnh tranh, bảo vệ các khu vực then chốt (châu Âu, Đông Á, Trung Đông)1 (Tom Barry, "A Strategy Foretold", Foreign Policy in Focus Policy Report, tháng 10-2002).
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #21 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2022, 06:38:40 am »

Qua đó, có thể thấy rất rõ tư duy chủ đạo của Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ chịu ảnh hưởng rất lớn của hai tài liệu nói trên. Bên cạnh đó, sự kiện 11 tháng 9 có những tác động to lớn, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số những điều chỉnh chiến lược an ninh được chính thức đưa vào Chiến lược an ninh quốc gia.


Thứ nhất, Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ phản ánh rất rõ sự tái nhận thức, hay xác định lại các mối de dọa đối với nước Mỹ. Nếu trước ngày 11 tháng 9, mối đe dọa từ những đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc và Nga được xếp ở vị trí hàng đầu, thì nay chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã trở thành mối đe dọa hàng đầu. Nói một cách khác, không phải là những nước đang lớn mạnh (rising), mà chính là những nước thất bại (failing), đe dọa an ninh của nước Mỹ. Bên cạnh đó, so với báo cáo chiến lược an ninh quốc gia cuối cùng của chính quyền Clinton, có một sự khác biệt rõ ràng về nhận thức về những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Dường như chính quyền Bush lại tìm được một mối đe dọa hiện hữu, rõ ràng để trở thành tiêu điểm của chiến lược đối ngoại của Mỹ trong thời gian chuyển tiếp sau chiến tranh lạnh khi mối đe dọa "cộng sản" không còn. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành kẻ thù số 1 của nước Mỹ, và nước Mỹ sẽ chiến đấu trong một thời gian không hạn định, trên phạm vi toàn cầu để tiêu diệt các tổ chức khủng bố. Chiến lược an ninh quốc gia xác định mạng lưới khủng bố quốc tế có cơ sở ở "Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi, Trung Đông và toàn châu Á".


Thứ hai, cùng với sự nhận thức lại về mối đe dọa là sự thay đổi ưu tiên trong chương trình nghị sự an ninh quốc gia. Sự khác biệt thể hiện ở sự thay đổi ưu tiên trong chương trình nghị sự, hơn là sự thay đổi chương trình nghị sự an ninh và đối ngoại của chính quyền Bush. Ngay cả vấn đề chống khủng bố cũng không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Dưới chính quyền tiền nhiệm, khủng bố quốc tế cũng đã trở thành một trong những thách thức an ninh đối với nước Mỹ. Mạng lưới khủng bố Al Qaeda cũng đã từng bị coi là dính líu đến vụ đánh bom Toà nhà Thương mại quốc tế năm 1993, vụ khủng bố Đại sứ quán Mỹ tại Kênia và Tandania năm 1998. Chiến lược an ninh quốc gia mới của chính quyền Bush cho thấy rõ cuộc chiến chống khủng bố trở thành ưu tiên hàng đầu, thành chủ đề trung tâm chi phối các vấn đề khác trong chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như quan hệ đối ngoại của Mỹ. Quan hệ của Mỹ với Nga và Trung Quốc có những thay đổi rõ rệt, ít nhất là về ngắn hạn. Những bất đồng tồn tại trong quan hệ giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc tuy vẫn được đề cập nhưng với giọng điệu nhẹ nhàng hơn. Điều đáng lưu ý là vấn đề Tresnia hay Tân Nhĩ Cương hoàn toàn không được đề cập. Trung Quốc không còn là "đối thủ tiềm tàng" và "Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước Trung Hoa hùng mạnh, hoà bình và thịnh vượng và... theo đuổi một mối quan hệ xây dựng với một nước Trung Hoa đang thay đổi"1 (Chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, tháng 9-2002, tr.27). Hơn thế nữa, về quan hệ giữa các nước lớn, giọng điệu của Chiến lược an ninh quốc gia còn tích cực hơn. Với việc nhấn mạnh rằng chủ nghĩa khủng bố trở thành mối đe dọa chung, và chống khủng bố trở thành lợi ích chung, Chiến lược an ninh quốc gia khẳng định: "Chúng ta có cơ hội tốt nhất kể từ thế kỷ XVII, khi nhà nước dân tộc xuất hiện, để xây dựng một thế giới mà ở đó các cường quốc cạnh tranh trong hoà bình thay vì chuẩn bị cho chiến tranh". Những nước có vị trí quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ như Pakixtan, Udơbêkixtan được đề cập một cách tích cực.


Thứ ba, Học thuyết đánh đòn phủ đầu lần đầu tiên được chính thức đưa vào Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Thực chất đây không phải là một khái niệm hoàn toàn mới. Trước đây, Mỹ đã từng tấn công nhằm mục đích phòng ngừa, như việc tấn công Grenada. Tháng 10-1983, chính quyền Reagan đã can thiệp quân sự vào Grenada nhằm "bảo vệ công dân Mỹ", nhưng thực chất là để thay đổi chế độ sau một cuộc đảo chính và cánh tả lên cầm quyền ở Grenada. Chính quyền Clinton phần nào cũng coi việc dùng tên lửa tấn công Xuđăng và Ápganixtan năm 1998 là nhằm trừng trị và ngăn chặn khủng bố.


Điểm khác biệt là lần đầu tiên, khái niệm tấn công phòng ngừa chính thức trở thành một khái niệm trung tâm, một học thuyết đối ngoại cơ bản của nước Mỹ. Hơn thế nữa, khái niệm đánh chặn, hay đánh phủ đầu nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công, hay một hiểm hoạ cụ thể, chắc chắn và sẽ xảy ra, đã được mở rộng thành Học thuyết Chiến tranh phòng ngừa (Preventive War)1 ("The Bush National Security Strategy: A First Step", http://www.cdi.org/national-security-strategy- washington.cfm). Mỹ sẽ tấn công để phòng ngừa không chỉ đối với những mối đe dọa cụ thể, đang đến gần, mà chiến tranh phòng ngừa được thực hiện để ngăn chặn những mối đe dọa lâu dài, còn đang phát triển. Và phạm trù những thách thức mà Mỹ coi có khả năng đe dọa nước Mỹ, những đối tượng nằm trong tầm ngắm của Học thuyết Chiến tranh phòng ngừa không chỉ là những nước có chương trình phát triển vũ khí giết người hàng loạt và nuôi dưỡng những tổ chức khủng bố, mà còn gồm toàn bộ những nước mà Mỹ cho là "bất trị". Học thuyết đánh đòn phủ đầu của Mỹ thực chất là một sự thay đổi học thuyết chiến lược quân sự của một siêu cường hung hăng, ngạo mạn.


Nhìn tổng thể, dưới chính quyền Bush, chiến lược an ninh của Mỹ đã có những điều chỉnh quan trọng. Xuất phát từ tư duy đối ngoại dựa trên ưu thế sức mạnh, ngay từ trước sự kiện 11-9-2001, chính quyền Bush đã có xu hướng chú trọng đến an ninh quân sự thông qua việc đẩy mạnh tăng ngân sách quốc phòng, quyết tâm theo đuổi việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia, thay đổi chiến lược phòng thủ khu vực, thúc đẩy cuộc cách mạng trong các vấn đề quân sự. Sự kiện 11-9-2001 và cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã giúp cho chính quyền Bush đẩy mạnh những xu hướng điều chỉnh chiến lược quân sự đã được bắt đầu từ trước đó. Sự ủng hộ chính trị trong nội bộ Mỹ đối với chính quyền của Tổng thống Bush trong bối cảnh cuộc chiến chống khủng bố đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền Bush thúc đẩy những chương trình quân sự tốn kém, gây tranh cãi. Đỉnh cao của quá trình điều chỉnh chiến lược an ninh của chính quyền Bush là Chiến lược an ninh quốc gia mới ngày 20-9-2002. Học thuyết Chiến tranh phòng ngừa, lần đầu tiên chính thức trở thành khái niệm cơ bản, chi phối tư duy và đường hướng chiến lược của Mỹ trong những năm tới. Liệu Học thuyết Chiến tranh phòng ngừa của Bush có đi vào lịch sử như Học thuyết ngăn chặn của Truman trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh hay không, điều đó phụ thuộc vào kết cục của cuộc chiến của Mỹ ở Irắc, sự triển khai đầu tiên của Chiến lược an ninh quốc gia mới của chính quyền Bush.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #22 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2022, 06:39:51 am »

CHƯƠNG III
CHIẾN LƯỢC AN NINH KHU vực CỦA MỸ


1. Vị trí các khu vực trong chiến lược an ninh của Mỹ

Sau chiến tranh lạnh, trọng tâm chiến lược của Mỹ về cơ bản vẫn nằm ở châu Âu vì đâv là khu vực mà Mỹ có những lợi ích sống còn cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Tuy nhiên, khu vực châu Á - Thái Bình Dương lại đang nổi lên thu hút sự chú ý của Mỹ với nhiều lý do khác nhau. Trước hết phải kể đến tiềm lực phát triển kinh tế của khu vực. Vào đầu những năm 1990, người ta nói nhiều đến "sự thần kỳ của các nền kinh tế Đông Á", đến hệ thống các nền kinh tế Đông Á được tổ chức theo mô hình đàn sếu bay, trong đó Nhật Bản là nước đi đầu, sau đó là bốn "con hổ" của các nền kinh tế mới công nghiệp hoá (Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan và Hồng Công) và tiếp theo là các nước ASEAN. Những con số về thành tích kinh tế của khu vực đúng là rất ấn tượng. Năm 1960 các nền kinh tế Đông Á chỉ chiếm có 4% toàn bộ GNP thế giới, năm 1991 con số đó lên tới 25%, gần tương đương với Mỹ. Bảy nền kinh tế hàng đầu của Đông Á có 41% tổng dự trữ ngân hàng toàn thế giới. Cùng với những thành tích này là những dự đoán hết sức khả quan về triển vọng phát triển của nền kinh tế khu vực1 ("Asia Survery", The Economist, 30-10-1993, tr.3). Nhiều dự đoán còn cho rằng tương lai của nền kinh tế thế giới nằm ở vùng lòng chảo Thái Bình Dương. Do đó, Mỹ có lợi ích to lớn trong việc phát triển các quan hệ kinh tế với khu vực và thúc đẩy xu thế mở cửa về kinh tế ở đây.


Mặc dù có những mối liên hệ lâu đời với châu Á về thương mại và truyền giáo từ thế kỷ XVIII, không lâu sau khi nước Mỹ ra đời, quan hệ với châu Á không chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược chung của Mỹ cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Thất bại của Nhật Bản, nội chiến ở Trung Quốc và việc các cường quốc châu Âu từ bỏ thuộc địa ở châu Á đã làm cho Mỹ trở thành một cường quốc ở châu Á. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vị trí của châu Á - Thái Bình Dương trở nên ngày càng quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nhìn tổng thể, chiến lược Đông Á - Thái Bình Dương luôn là một bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nó phục vụ những lợi ích an ninh chủ yếu của Mỹ ở khu vực, có tầm quan trọng ngày càng tăng đối với Mỹ trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh.


Chính quyền Bush con cho rằng châu Âu về cơ bản hiện ổn định hơn châu Á. Trong khi đó, Nga tuy có tiềm lực lớn, nhưng hiện đang gặp khó khăn, chưa thể là đối thủ cân xứng với Mỹ trong thời gian trước mắt. Bức tranh châu Á hoàn toàn khác. Châu Á tiềm ẩn nhiều thách thức an ninh và chưa có một cơ chế hợp tác an ninh toàn khu vực. Lần đầu tiên trong lịch sử, hầu như toàn bộ những thách thức chủ yếu đối với hoà bình và ổn định quốc tế là ở châu Á. Nhiều di sản của chiến tranh lạnh vẫn chưa được giải quyết. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên, xung đột ở eo biển Đài Loan, chạy đua hạt nhân ở Nam Á và hơn hết là sự trỗi dậy của Trung Quốc là những thách thức an ninh cả về ngắn hạn cũng như dài hạn đối với Mỹ.


Như vậy, vị trí của châu Á trong chiến lược an ninh toàn cầu của Mỹ tăng lên đáng kể. An ninh trở thành chủ đạo trong chính sách châu Á của Mỹ. Châu Á trở nên quan trọng hơn trong tính toán chiến lược của Mỹ không phải vì tầm quan trọng về kinh tế như thời kỳ nửa đầu những năm 1990 dưới chính quyền Clinton, mà vì những thách thức an ninh tiềm tàng ở khu vực này. Hơn nữa, an ninh luôn là vấn đề được coi trọng hàng đầu đối với chính quyền Cộng hoà. Điều này không có nghĩa là châu Âu không còn quan trọng. Thực tế, châu Âu vẫn có tầm quan trọng sống còn đối với Mỹ cả về an ninh và kinh tế. Vị trí của châu Á tăng lên trong chiến lược toàn cầu của Mỹ chủ yếu là do đây là nơi hội tụ những cơ hội (về kinh tế) cũng như những thách thức an ninh lớn nhất đối với Mỹ trong tương lai. Chính ở châu Á, những thách thức an ninh trước mắt cũng như lâu dài đối với Mỹ đòi hỏi Mỹ phải tập trung đối phó. Xét từ góc độ đó, có thể thấy trong thế kỷ XXI, châu Á sẽ là tâm điểm của cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc, cường quốc đang trỗi dậy và phấn đấu trở thành một cực trong một thế giới đa cực. Một học giả nổi tiếng của Mỹ đã khuyến nghị: "Mỹ cần phải định hướng lại. Chúng ta tập trung nguồn lực và các kế hoạch quân sự quá nhiều ở châu Âu, mặc dù ở chiến trường châu Âu không có những thách thức lớn và đáng kể đối với lợi ích quốc gia sống còn của chúng ta. Những cuộc chiến tranh có khả năng xảy ra nhất, ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của Mỹ và những cuộc chiến tranh Mỹ sẽ tiến hành trong tương lai có thể sẽ xảy ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương"1 (Ross H.Munro, "China: the challenge of a rising power" in "Present Dangers: Crisis and Opportunity in American Foreign and Defense Policy", San Francisco, California, 2000).
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #23 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2022, 06:40:34 am »

2. Chiến lược an ninh của Mỹ đối với châu Âu

2.1. Cục diện an ninh ở châu Âu

Sự kết thúc của chiến tranh lạnh về cơ bản làm cho môi trường an ninh ở khu vực châu Âu trở nên hoà bình và ổn định hơn. Châu Âu không còn đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh quy mô lớn do đối đầu Mỹ-Xô không còn. Mặt khác, những mâu thuẫn về tôn giáo, sắc tộc, lãnh thổ ở châu Âu vốn tiềm tàng và bị kiềm chế bởi thế cân bằng hai cực nay có nguy cơ và điều kiện bùng nổ. Các nguy cơ tiềm ẩn này gồm sự hận thù tôn giáo, mâu thuẫn sắc tộc, tranh chấp biên giới lãnh thổ và được kích thích thêm bởi sự phục hồi của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Những biến động chính trị xã hội phức tạp ở Đông, Trung Âu và Liên Xô trước đây có nhiều khả năng tác động đến cục diện an ninh ở châu Âu do không còn đường giới tuyến chính trị phân cách. Sự kiện nổi bật và điển hình nhất là sự tan rã của Liên bang Nam Tư dẫn đến cuộc chiến tranh ác liệt với quy mô lớn nhất trên lục địa châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì vậy, cho dù chỉ giới hạn trong phạm vi Nam Tư cũ, song cuộc chiến và những hậu quả của việc Nam Tư tan rã cùng các xu thế ly khai đã gây mất ổn định cho cả bán đảo Bancăng, đặc biệt là đối với các nước chung biên giới hay ở gần kề.


Sự sụp đổ của Liên Xô, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và việc khối Vacsava tan vỡ đã làm thay đổi cơ bản cán cân lực lượng ở châu Âu. NATO là khối liên minh quân sự duy nhất còn lại và tương quan lực lượng trở nên có lợi cho NATO hơn bao giờ hết.


Bên cạnh đó, Nga vẫn là cường quốc quân sự có khả năng trở thành đối thủ ngang hàng của Mỹ và Tây Âu trong tương lai, cho dù hiện nay Nga vẫn còn phải đối phó với những khó khăn về kinh tế và chính trị, và những nhân tố bất ổn khác như nguy cơ rò rỉ, phổ biến vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Tresnia. Vì vậy, tuy không phải đối đầu với đối thủ cân xứng về nhiều mặt như Liên Xô trước đây, một nước Nga đầy tiềm năng không phải là không đáng ngại với Mỹ và Tây Âu.


Sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu cũng đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Với sự kiện đồng tiền chung châu Âu (euro) ra đời vào tháng 1-1999, châu Âu sẽ là một thị trường chung rộng lớn với hơn 400 triệu dân và chiếm hơn 40% tổng thương mại của thế giới. EU cũng đang xúc tiến bước đi đầu của quá trình mở rộng sang phía Đông. Tháng 12-2002, Hội nghị thượng đỉnh EU đã quyết định kết nạp thêm mười nước thành viên mới, bắt đầu lần mở rộng thứ năm của tổ chức khu vực lớn nhất thế giới này. Những diễn biến này cho thấy EU là một lực lượng kinh tế ngày càng trở nên quan trọng và là đối thủ cạnh tranh có khả năng thách thức vị trí của Mỹ trong tương lai. Đặc biệt, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, Tây Âu đang ngày càng cố gắng độc lập hơn với Mỹ về mặt an ninh chính trị, thể hiện trên những cố gắng xây dựng một chính sách đối ngoại và an ninh chung của châu Âu, và lập trường khác biệt với Mỹ trên một loạt các vấn đề quốc tế như Irắc, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông ...
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2022, 06:41:40 am »

2.2. Chiến lược an ninh đối với châu Âu

Chiến lược an ninh của Mỹ ở châu Âu là một bộ phận trong chiến lược an ninh toàn cầu của Mỹ. Nó nhằm phục vụ những lợi ích sống còn của Mỹ ở khu vực này.

Lợi ích trước hết và lớn nhất của Mỹ ở châu Âu là duy trì hòa bình và ổn định ở châu Âu, tạo điều kiện cho việc triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nước Mỹ khó có thể quên thực tế là hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX đều bắt đầu ở châu Âu. Mac dù nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu đã giảm thiểu, sự kết thúc chiến tranh lạnh lại mở đường cho sự bùng nổ các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ. Và những cuộc xung đột này ẩn chứa nguy cơ lan rộng, gây mất ổn định ở châu Âu.


Lợi ích thứ hai của Mỹ ở châu Âu là lợi ích kinh tế. Thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và châu Âu có tầm quan trọng to lớn trong việc thực hiện ưu tiên hàng đầu của Mỹ là chấn hưng nền kinh tế của Mỹ. Mỹ và Tây Âu là hai trung tâm kinh tế tư bản lớn nhất thế giới. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế đã trở nên vô cùng chặt chẽ. Giữa Mỹ và EU có mối quan hệ kinh tế vào khoảng hơn 1 tỷ USD một ngày1 (Xem thêm Thomas J.Duesterberg, Prospects for an EU-NAFTA Free Trade Agreement). Đặc biệt, EU mở rộng về phía Đông sẽ tạo ra một thị trường thống nhất, có tầm vóc và tiềm năng to lớn đối với Mỹ nếu Mỹ thúc đẩy quan hệ kinh tế với EU.


Lợi ích thứ ba là thiết lập trật tự thế giới mới ở châu Âu do Washington chi phối, kiềm chế các nước đối thủ tiềm tàng, ngăn không cho bất cứ nước nào, đặc biệt là Nga, nổi lên, thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ, ủng hộ công cuộc cải cách ở Nga, ở các nước SNG và các nước Đông Âu, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ngăn ngừa khả năng phục hồi chủ nghĩa cộng sản ở những nước này. Mỹ cũng cần tiếp tục ngăn chặn sự vươn lên của Tây Âu, kiềm chế không để Tây Âu vượt ra khỏi vòng kiểm soát và ảnh hưởng của Mỹ bằng cách duy trì quan hệ đồng minh truyền thống với Tây Âu trong khuôn khổ NATO bởi lẽ qua cơ chế NATO, Hoa Kỳ đã tạo dựng được cho mình một sức nặng và khả năng can thiệp rộng rãi vào đời sống chính trị của các nước Tây Âu. Bên cạnh đó, Mỹ còn có lợi ích kiềm chế nước Đức thống nhất đang ngày càng lớn mạnh, một mối lo ngại không chỉ đối với Mỹ mà cả với các thành viên khác của Tây Âu. Ký ức về một nước Đức phát xít hùng mạnh, mưu toan chinh phục châu Âu dưới sự lãnh đạo của mình, chưa phải đã hoàn toàn phai mờ, đặc biệt ở châu Âu. Nếu Đức khôi phục lại được vị trí của mình, sự cân bằng Pháp-Đức, trụ cột của liên minh, sẽ có nguy cơ bị phá vỡ và ảnh hưởng đến cân bằng quyền lực tại châu Âu. Đúng như Henry Kissinger đã từng nhận xét: "Mỹ và châu Âu có một lợi ích chung trong việc ngăn cản các chính sách dân tộc không kiềm chế của Đức và Nga tranh giành nhau trung tâm lục địa châu Âu"1 (Richard L.Russell, "Lợi ích quốc gia của Mỹ ở châu Âu", Tin Tham khảo quan hệ quốc tế, số 11-95, tr.52).


Lợi ích thứ tư ở vị trí địa lý cận kề của châu Âu đối với một số khu vực co lợi ích sống còn đối với Mỹ, đặc biệt là khu vực Trung Đông, làm tăng ý nghĩa chiến lược của châu Âu đối với Mỹ. Duy trì sự có mặt quân sự của Mỹ ở khu vực này có thể giúp Mỹ nhanh chóng triển khai lực lượng sang khu vực lân cận trong trường hợp khẩn cấp một cách nhanh chóng và kịp thời.


Lợi ích thứ năm là việc duy trì sự có mặt quân sự ở châu Âu sẽ giúp Mỹ duy trì và củng cố ảnh hưởng và sức mà cả của mình trong quan hệ chính trị, kinh tế với châu Âu1 (Amos Jordan, William J. Taylor, Jr. Michael J. Mazarr, American National Sercurity, The John Hopkins University Press, 1999, tr.483-484). Khi giải quyết những vấn đề quan trọng có tính chất toàn cầu và khu vực, Mỹ rất cần đến sự hợp tác của Tây Âu. Tây Âu cũng có vai trò rất quan trọng trong các tổ chức quốc tế và các thiết chế tài chính, kinh tế thế giới. Duy trì và củng cố mối quan hệ an ninh với Tây Âu sẽ giúp Mỹ tăng cường thế mà cả trong các vấn đề về kinh tế.


Trên cơ sở những lợi ích cơ bản của Mỹ ở châu Âu, "Chiến lược an ninh của My đối với châu Âu và NATO" đã vạch ra những mục tiêu chủ yếu trong chính sách của Mỹ đối với khu vực nay sau chiến tranh lạnh. Những mục tiêu cơ bản này là:

• Duy trì sự tuân thủ nguyên tắc dân chủ của các đồng minh, tăng cường các mối quan hệ kinh tế có tầm quan trọng sống còn đối với sự thịnh vượng của Mỹ, duy trì quan hệ an ninh hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

• Ngăn chặn và bảo vệ các thành viên NATO trước các mối đe dọa đối với lãnh thổ.

• Củng cố và hỗ trợ quá trình cải cách thị trường và dân chủ ở các nước Đông Âu, góp phần thúc đẩy ổn định ở châu Âu thông qua việc lôi kéo các nền dân chủ mới của châu Âu vào mạng lưới quan hệ an ninh song phương và đa phương ngày càng phát triển.

• Ngăn chặn việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt thông qua sự hợp tác với các nước có tiến bộ kỹ thuật ở châu Âu và Canada.

• Ngăn chặn bất ổn định lan rộng ở châu Âu, đặc biệt ở khu vực Bancăng và ở một số nước thuộc Liên Xô trước đây.

• Phát triển khả năng hiệu quả nhằm kiềm chế và giải quyết các cuộc xung đột khu vực, bao gồm cả khả năng quân sự cho việc giữ gìn hoà bình.

• Duy trì và củng cố hiệu quả của các tổ chức an ninh châu Âu, đặc biệt là NATO, làm phương tiện cơ bản, chủ yếu giúp Mỹ duy trì vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng đối với các vấn đề an ninh châu Âu.

Trên cơ sở xác định những lợi ích chủ yếu và mục tiêu cơ bản của Mỹ ở châu Âu sau chiến tranh lạnh, Mỹ đề ra hướng chiến lược đặc biệt quan trọng là chủ trương mở rộng NATO. Mặc dù lý do của sự tồn tại chủ yếu của NATO không còn với sự tan rã của Liên Xô trước đây, Mỹ cho rằng cần điều chỉnh và củng cố NATO nhằm sử dụng NATO phục vụ cho những mục tiêu mới của Mỹ ở châu Âu. Bản báo cáo chiến lược an ninh quốc gia nhấn mạnh: "Ra sức củng cố vai trò chủ đạo của khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong giai đoạn hậu chiến tranh lạnh", điệu chỉnh chiến lược và hiện đại hoá NATO, sử dụng làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước châu Âu, không chế các nước này vào quỹ đạo của Mỹ.


Như vậy, Mỹ đã từng bước điều chỉnh theo hướng củng cố vai trò chủ đạo của NATO ở châu Âu nhằm bảo đảm cho NATO đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết các cuộc xung đột sắc tộc và quốc gia ở châu Âu. Mỹ cũng chủ trương xây dựng NATO thành nòng cốt cho "Chương trình đối tác vì hoà bình" với các nước thành viên khối Vacsava cũ và tiến hành các chiến dịch ra ngoài phạm vi lãnh thổ của các nước thành viên NATO nhằm mục đích ngăn ngừa và giải quyết xung đột. Với chức năng mới này, NATO có thể được sử dụng để can thiệp ở các nước châu Âu, Trung Đông và vùng Vịnh.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #25 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2022, 06:42:10 am »

Mở rộng NATO là một bộ phận trong chiến lược bao trùm của Mỹ là xây dựng một châu Âu dân chủ và không chia cắt. Mục tiêu của Mỹ trong việc mở rộng NATO vẫn là mục tiêu ban đầu nhằm "duy trì sự có mặt của Mỹ, ngăn chặn Nga và kiềm chế Đức". Mở rộng NATO cũng giúp cho Mỹ thực hiện việc tăng cường chia sẻ trách nhiệm giữa các nước đồng minh, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước thành viên mới trong các hoạt động của NATO.


Sự kiện ngày 11-9-2001 không làm thay đổi chiều hướng chính sách của Mỹ đối với Tây Âu. Ngày 21-11- 2002, Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Praha đã tiếp tục quá trình mở rộng NATO với quyết định mời bảy quốc gia Extônia, Lítva, Látvia, Xlôvakia, Bungari, Rumani và Xlôvênia gia nhập NATO vào năm 2004. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng thông qua kế hoạch hiện đại hoá lực lượng vũ trang, thành lập một lực lượng phản ứng của NATO (NATO response force - NRF) gồm 21.000 quân do Mỹ lãnh đạo để tấn công các nước "cứng đầu" và các phần tử khủng bố ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Như vậy, sự kiện ngày 11 tháng 9 cũng đã giúp Mỹ có thêm mục tiêu rõ ràng để định hướng lại chiến lược cho NATO, tạo cho nó lý do chính đáng để tồn tại, điều mà NATO vẫn thiếu kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.


Chính sách đối với Nga. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, chính sách của Mỹ đối với Nga có những bước chuyển biến từ đối kháng sang vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trong những tháng đầu năm 2001, chịu ảnh hưởng chung của chính sách đối ngoại cứng rắn của chính quyền mới ở Mỹ cũng như mâu thuẫn về kế hoạch MD và mở rộng NATO của Mỹ, khía cạnh căng thẳng, kiềm chế tăng lên trong chính sách của Mỹ đốỉ với Nga. Cho tới trước sự kiện 11 tháng 9, căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Nga đã có dấu hiệu giảm bớt chủ yếu do chính quyền Bush có điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng ôn hoà hơn.


Tuy nhiên, chỉ đến sau sự kiện ngày 11 tháng 9, quan hệ Mỹ - Nga mới có một bước chuyển biến về chất. Sự kiện 11 tháng 9 đã tạo ra một bước ngoặt trong quan hệ hai nước. Với chính sách thực dụng và mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ, cộng với những tính toán lợi ích đối nội trong việc chống lại quân ly khai ở Tresnia, Nga đã nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chiến dịch chống khủng bố của Mỹ, chia sẻ thông tin tình báo, bật đèn xanh cho các nước Trung Á mở cửa cho quân Mỹ mượn căn cứ hậu cần làm bàn đạp tấn công Ápganixtan. Trên thực tế, sự kiện 11 tháng 9 là cơ hội cho Nga cải thiện mạnh mẽ và nhanh chóng quan hệ với Mỹ.


Do nhu cầu tập hợp lực lượng chống khủng bố, Mỹ cũng có nhũng điều chỉnh chính sách đối với Nga như giảm nhẹ phản ứng đối với các hành động của Nga tại Tresnia, tạm ngừng sử dụng vấn đề nhân quyền để chống Nga, hứa hẹn viện trợ kinh tế và ủng hộ việc Nga gia nhập WTO. Chính quyền Mỹ đã đề nghị Quốc hội xem xét huỷ bỏ luật sửa đổi Jackson Vanik. Tháng 11- 2001, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn xoá một phần nợ cho Nga, tương đương với chi phí mà Nga phải dùng để thực hiện kế hoạch cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, đồng thời Hạ viện cũng thông qua kế hoạch huấn luyện và viện trợ quân sự cho nước này.


Sự điều chỉnh chính sách mạnh mẽ của Mỹ và Nga sau sự kiện 11 tháng 9 vì những tính toán lợi ích song trùng đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trên một số vấn đề lớn trong quan hệ Mỹ - Nga. Về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân, trong cuộc gặp cấp cao Nga-Mỹ tại Texas ngày 13 - 15-11-2001 hai bên chính thức thoả thuận cắt giảm 2/3 kho vũ khí hạt nhân chiến lược của mỗi nước. Ngày 24-5-2002 tại Mátxcơva, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ đã ký kết Hiệp ước cắt giảm tiềm lực tấn công chiến lược, trong đó cam kết hai bên sẽ cắt giảm số đầu đạn hạt nhân xuống còn 1700 - 2200 đơn vị trong 10 năm; Tuyên bố chung về đối thoại năng lượng mới giữa Nga và Mỹ; Tuyên bố chung về quan hệ chiến lược mới giữa hai nước. Về kế hoạch MD của Mỹ, Nga đã chuyển từ phản đốỉ quyết liệt sang ngầm chấp nhận việc Mỹ theo đuổi kế hoạch MD. Trên thực tế, ngày 13 tháng 12, sau khi Mỹ chính thức tuyên bố đơn phương rút khỏi ABM, Nga phản ứng có mức độ, chỉ lấy làm tiếc về hành động của Mỹ, nhưng vẫn tuyên bố Nga sẽ không có hành động nào làm tổn hại đến quan hệ Nga-Mỹ. Điều này cho thấy Nga đặt ưu tiên hàng đầu việc tăng cường quan hệ với Mỹ và không để vấn đề ABM làm trở ngại quan hệ Mỹ - Nga. Về vấn đề Tresnia, Mỹ làm ngơ để Nga trấn áp giải giáp vũ khí của lực lượng ly khai Tresnia. Về quan hệ kinh tế, Mỹ công nhận Nga là nền kinh tế thị trường, cam kết tăng viện trợ kinh tế cho Nga... Về vấn đề mở rộng NATO, Nga có thái độ mềm dẻo hơn, không còn phản đối mạnh mẽ và công khai.


Như vậy, rõ ràng trong quan hệ hai nước đã có sự chuyển biến rất lớn, đặc biệt là hai bên đã nhượng bộ để đạt được thoả thuận đối với quá trình cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược. Về phía Mỹ, nguyên nhân chủ yếu, về trước mắt, là do nhu cầu tập hợp lực lượng chống khủng bố, và về lâu dài, là nhằm phân hoá tập hợp lực lượng Nga - Trung chống Mỹ và lôi kéo Nga để đối phó với Trung Quốc, về phía Nga, lợi ích kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu vì nước Nga cần có sự hỗ trợ của phương Tây để thực hiện thành công cải cách kinh tế và khôi phục vị thế nước lớn của mình. Hơn nữa, Nga cũng có những tính toán lợi ích khác liên quan đến vấn đề Tresnia. Vì vậy, nhượng bộ về phía Nga lớn hơn (chấp nhận việc không phá huỷ vũ khí hạt nhân mà cất vào kho dự trữ). Điều này phản ánh thực tế thế và lực còn nhiều hạn chế của Nga, chính sách thực dụng, thoả hiệp với Mỹ trong tương lai ngắn đến trung hạn.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #26 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2022, 06:43:27 am »

3. Chiến lược an ninh Đông Á - Thái Bình Dương của Mỹ

Để phục vụ mục tiêu chủ yếu của chiến lược đối ngoại nhằm thiết lập vai trò lãnh đạo thế giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh, mục tiêu cơ bản của chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ trong tình hình mới là "để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực này". Nói một cách khác, lợi ích bao trùm của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương là xác lập vai trò lãnh đạo của Mỹ, duy trì hoà bình, ổn định và ngăn chặn bất cứ một nước nào hay một nhóm nước nào nổi lên thách thức vai trò của Mỹ, bảo đảm lợi ích an ninh, kinh tế và các giá trị của Mỹ.


3.1. Cục diện an ninh khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Sự sụp đổ của Liên Xô trước đây và cùng với nó là sự kết thúc chiến tranh lạnh đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong cục diện an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thế đối đầu hai cực giữa hai siêu cường thời chiến tranh lạnh và mối quan hệ tam giác chiến lược Mỹ-Xô-Trung từ những năm 1970 ở châu Á - Thái Bình Dương không còn. Thay vào đó là một môi trường chiến lược mới hoà bình và tương đối ổn định. Các nước lớn trong khu vực đều điều chỉnh chiến lược theo hướng hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Tuy nhiên, môi trường an ninh khu vực tiềm ẩn những thách thức an ninh to lớn.


Loại thách thức an ninh thứ nhất xuất phát từ sự thay đổi cơ cấu quyền lực ở khu vực, cụ thể là sự lớn mạnh của Trung Quốc, sức mạnh còn lại của Nga và vai trò ngày càng tăng của Nhật Bản trong các vấn đề an ninh khu vực. Thách thức an ninh dài hạn lớn nhất đối với Mỹ là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, giá trị chiến lược của con bài Trung Quốc đối với Mỹ không còn. Vì vậy, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc cả về kinh tế, quân sự và chính trị trở thành một thách thức mới, đe dọa vị trí lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính sách mở cửa về kinh tế của Trung Quốc thực hiện từ năm 1979 đã tạo nên sự chuyển biến lớn lao. Nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ 8-9% đã khiến GDP của Trung Quốc tăng lên gấp 3 lần chỉ trong vòng chưa đến hai thập kỷ1 (Joseph S. Nye, "The 'Nye report': six years later", International Relations of the Asia Pacific, Oxford University Press, 2001, Vol. 1, No 1, tr.100). Theo nhiều dự đoán, nếu Trung Quốc tiếp tục chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trên 5% mỗi năm trong vòng hàng chục năm tới2 (Ezra F. Vogel, "Living with China-U.S.-China Relations in the Twenty-First Century", Norton and Company, 1997, p.19). Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là một cường quốc quân sự. Mặc dù so với Mỹ, khả năng quân sự của Trung Quốc còn hạn chế, nhất là về mặt vũ khí kỹ thuật hiện đại, nhưng cùng với chính sách phát triển sức mạnh về kinh tế, Trung Quốc đang tập trung thực hiện hiện đại hoá quân sự. Quan trọng hơn, Trung Quốc lại là một trong năm cường quốc hạt nhân. Với những tiềm lực về kinh tế và quân sự, Trung Quốc đang phấn đấu vươn lên trở thành một cường quốc không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới. Trung Quốc cùng là nước có vai trò vô cùng to lớn trong các vấn đề an ninh khu vực vì sự dính líu trực tiếp cũng như gián tiếp của nước này đến hầu hết các điểm nóng tiềm tàng ở khu vực trong khi ở đây chưa có một cơ chế an ninh đa phương nào. Việc Trung Quốc tăng cường quân sự và thái độ dường như không thoả hiệp của Trung Quõc trong vấn đề Đài Loan và tranh chấp biển Đông làm cho Mỹ lo ngại về những ý đồ và hành động của Trung Quốc hiện nay, và đặc biệt, trong tương lai khi Trung Quốc hoàn thành công cuộc hiện đại hoá và trở thành một nước công nghiệp phát triển. Không ít ý kiến ở Mỹ cho rằng: "Thách thức lớn nhất đối với Mỹ và những lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ ở châu Á có thể xuất phát từ Trung Quốc"1 ("Asia in U.S. Foreign and National Sercurity Policy in the Next Millennium", Address by U.S. Representative Doug Bereuter, 2-2-2000).


Loại thách thức an ninh thứ hai là những vấn đề an ninh truyền thống như tranh chấp lãnh thổ, những di sản của chiến tranh lạnh vẫn còn tồn tại ở bán đảo Triều Tiên và vấn đề Đài Loan. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên, và đặc biệt, những lo ngại về việc Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân cũng là một nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường an ninh ở Đông Á. Đầu năm 1993, một nhóm chuyên gia về hạt nhân của Liên hợp quốc báo cáo về phát hiện liên quan đến việc Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên có thể có những cơ sở sản xuất tên lửa hạt nhân. Tháng 5-1993, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa ở vùng biển Nhật Bản, đặt một nửa miền Tây Nhật Bản vào tầm bắn của tên lửa Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Những sự kiện này là khởi đầu của cuộc khủng hoảng hạt nhân Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên năm 1994. Sau một loạt các cuộc đàm phán, tháng 10-1994 Mỹ và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên đã ký Hiệp định khung, theo đó Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên đồng ý ngừng sản xuất plutonium ở Yongbyon, và để đổi lại, giữa năm 1995 hiệp định bốn bên - hai miền Triều Tiên, Mỹ và Nhật Bản - được ký kết, trong đó ba nước kia cam kết cung cấp lò phản ứng nước nhẹ cho Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Với các hiệp định này vấn đề hạt nhân Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên đã tạm thời lắng xuống nhưng không phải là đã hoàn toàn được giải quyết. Những nghi kỵ đối với các kế hoạch ngầm của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên xung quanh việc phát triển tên lửa hạt nhân làm cho Mỹ ngày càng cảm nhận rõ hơn mối đe dọa đối với lợi ích an ninh của mình trong khu vực và đây chính là một trong những động lực dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.


Bên cạnh đó, ở khu vực còn tồn tại một số nhân tố bất ổn tiềm tàng khác như tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, một loạt những tranh chấp giữa các nước về lãnh thổ trên biển và đất liền và vấn đề tăng cường quân sự với nguy cơ của một cuộc chạy đua vũ trang.


Trong ba điểm nóng tiềm tàng có nguy cơ xảy ra xung đột nhiều nhất ở khu vực, ngoài tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông liên quan đến nhiều nước, Mỹ có dính líu trực tiếp và có lợi ích trong các cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan giữa Trung Quốc và Đài Loan, và ở bán đảo Triều Tiên. Lợi ích của Mỹ trong việc tham gia giải quyết các cuộc xung đột này là nhằm bảo vệ quyền lợi của các đồng minh Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản và duy trì an ninh trật tự trong khu vực nhằm bảo đảm cho các quyền lợi kinh tế của Mỹ và không để cho nước nào nổi lên đe dọa vị trí lãnh đạo của Mỹ.


Loại thách thức an ninh thứ ba là bất ổn định nội bộ, phong trào ly khai ở các nước trong khu vực. Tại Đông Nam Á, tình hình diễn biến phức tạp. Các phong trào ly khai tại Inđônêxia và Philippin, quá trình chuyển đổi quyền lực chính trị tại Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và Philippin tiếp tục đe dọa những thành quả phát triển kinh tế trong nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX1 (Nicholas Khoo và Michael L. R. Smith, "A Concert of Asia", Policy Review, No. 108, tháng 8-2001 at http://www.policyreview.org-AUG01-khoo_print.html). Riêng đối với Inđônêxia, các phong trào ly khai như Aceh, quần đảo Moluccas và Irian Jaya vẫn tồn tại và phát triến. Bất ổn định và xáo trộn nội bộ ở những nước này, đặc biệt ở những nước như Inđônêxia, có khả năng tác động lan toả, ảnh hưởng đến an ninh và ổn định ở khu vực. Làn sóng người di cư, khủng hoảng nhân đạo là những thách thức không chỉ đối với các nước trong khu vực, mà cả đối với Mỹ.


Loại thách thức an ninh thứ tư là những vấn đề xuyên quốc gia. Dây là những vấn đề an ninh phi truyền thống như vấn đề khủng bố, nạn cướp biển, phổ biến vũ khí, buôn bán ma tuý và tội phạm xuyên quốc gia.

Toàn bộ những thách thức này thể hiện tính đa dạng, phức tạp và không rõ ràng của môi trường an ninh mới ở khu vực, đòi hỏi sự hợp tác đa phường giữa các nước trong khu vực. Trong khi đó, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn thiếu vắng một cơ chế hợp tác an ninh toàn khu vực như Tổ chức Hợp tác an ninh châu Âu (OSCE) để đối phó và giải quyết các vấn đề an ninh ở khu vực.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #27 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2022, 06:44:47 am »

3.2. Chiến lược an ninh Đông Á - Thái Bình Dương của chính quyền Clinton

Nói tóm lại, thay vì mối đe dọa to lớn và rõ ràng của Liên Xô trước đây, môi trường chiến lược thay đổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiềm ẩn những thách thức đối với lợi ích của Mỹ ở khu vực này. Trong bối cảnh đó, Mỹ xác định những lợi ích an ninh chủ yếu của mình ở khu vực châu  - Thái Bình Dương là:

• Ngân chặn sự nổi lên của một nước bá quyền thù địch với Mỹ để duy trì ảnh hưởng quốc tế của Mỹ và vị thế siêu cường duy nhất sau chiến tranh lạnh.

• Hạn chế sự phổ biến vũ khí giết người hàng loạt (vũ khí hóa học, sinh học và vũ khí hạt nhân) cùng các hệ thống triển khai những vũ khí này để bảo đảm an ninh và ưu thế hạt nhân của Mỹ ở khu vực. Ngăn chặn Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tấn công Hàn Quốc.

• Ngăn chặn khả năng diễn ra một cuộc chay đua vũ trang gây mất ổn định khu vực, làm gián đoạn phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến lợi ích an ninh và kinh tế của Mỹ ở khu vực.

• Duy trì tự do giao thông đường biển nhằm bảo vệ sự lưu thông dầu mỏ từ các nguồn dầu tới Mỹ và giao lưu thương mại với các nước trong khu vực.

• Bảo đảm an toàn cho các công dân Mỹ ở khu vực.

• Phát triển một cơ cấu an ninh khu vực trong đó Mỹ giữ vai trò chi phối1 (Asia Project Policy Report, Redressing the Balance-American Engagemnet with Asia, Council on Foreign Relations, New York, 1996).


Đứng trước những thay đổi của cục diện an ninh chính trị trong khu vực, Mỹ đã có những điều chỉnh chiến lược an ninh mạnh mẽ để bảo đảm lợi ích và theo đuổi những mục tiêu chiến lược toàn cầu của mình trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh.


Trong những năm đầu sau chiến tranh lạnh, căn cứ vào những đánh giá ban đầu về tình hình thế giới và khu vực, Báo cáo chiến lược Đông Á năm 1990 của chính quyền Bush đã vạch ra kế hoạch rút dần quân Mỹ khỏi khu vực với giai đoạn I kết thúc vào cuối năm 1992 giảm khoảng 10-12% trong tổng số 135.000 quân đóng tại đây. Kế hoạch này được kết hợp với việc rút quân Mỹ khỏi các căn cứ quân sự ở Philippin. Tuy nhiên, cuối năm 1992, đầu năm 1993, trên bán đảo Triều Tiên xuất hiện tình huống mới, buộc Chính phủ Mỹ phải xem xét lại toàn bộ quá trình điều chỉnh chiến lược an ninh với châu Á. Quá trình này bắt đầu từ cuối năm 1994, đến tháng 2-1995, Joseph Nye, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho ra đời Báo cáo chiến lược Đông Á mới của Mỹ. Báo cáo này còn được gọi là sáng kiến của Nye. Bản báo cáo nêu rõ ba hướng chủ yếu trong chiến lược an ninh của Mỹ ở Đông Á:

• Một là khẳng định lại cam kết của Mỹ đối với khu vực thông qua việc duy trì lực lượng quân sự Mỹ đóng tại đây ở mức khoảng 100.000 người. Như vậy là với chiến lược mối, Mỹ quyết định ngừng quá trình rút dần quân đội khỏi khu vực theo kế hoạch trong Báo cáo chiến lược an ninh Đông Á 1992. Trong số đó, 47.000 quân đóng ở khoảng 100 căn cứ quân sự ở Nhật Bản; 37.000 đóng ở khoảng 50 căn cứ quân sự ở Hàn Quốc; và ở căn cứ quân sự của Mỹ ở Hawaii. Mỹ cũng có thoả thuận sử dụng một số tiện nghi quân sự tại Ôxtrâylia và Xingapo.

• Nội dung thứ hai của Báo cáo kêu gọi tăng cường quan hệ liên minh của Mỹ với các nước đồng minh trong khu vực là Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan và Ôxtrâylia, trong đó liên minh Mỹ - Nhật được coi là cốt lõi của chiến lược Đông Á của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Bản báo cáo là một cố gắng cân bằng lại chính sách thiên về kinh tế mà chính quyền Clinton đã theo đuổi với Nhật Bản trong những năm đầu của nhiệm kỳ. Bản báo cáo khẳng định "chúng ta không được cho phép rạn nứt trong buôn bán làm tổn hại đến liên minh an ninh của chúng ta"1 (U.S. Department of Defense, United States Sercurity Strategy for the East Asia-Pacific Region, tháng 2-1995, tr.10).

• Hợp tác khu vực là mũi nhọn thứ ba trong chiến lược an ninh của Mỹ. Mỹ ủng hộ các nỗ lực đa phương về an ninh như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), đồng thời đẩy mạnh đối thoại an ninh với các nước trong khu vực, đặc biệt với Trung Quốc và Nga, như một phần của chiến lược can dự và mở rộng của Mỹ. Đây là một nét mới của chiến lược an ninh Đông Á thể hiện sự chú trọng hơn tới các kênh hợp tác khác, ngoài các liên minh an ninh song phương ở khu vực. Lần đầu tiên chính quyền Mỹ đã ủng hộ những nỗ lực tiến tới xây dựng cơ chế hợp tác an ninh đa phương ở khu vực. Tuy nhiên, trong khi ủng hộ các diễn đàn hợp tác an ninh đa phương ở khu vực, Mỹ cũng tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của các liên minh an ninh song phương, đặc biệt là liên minh với Nhật Bản. Những dàn xếp an ninh đa phương chỉ có tính chất bổ trợ, chứ không thay thế cho các liên minh an ninh song phương của Mỹ ở khu vực này1 (Như trên, tr.9).


Báo cáo chiến lược an ninh Đông Á của Mỹ năm 1995 là sự điều chỉnh chính sách từ thiên về kinh tế những năm đầu của thời kỳ sau chiến tranh lạnh trở lại chính sách khẳng định vai trò của an ninh. Trong Báo cáo chiến lược, thông qua việc duy trì sự có mặt của lực lượng Mỹ, khía cạnh an ninh quân sự đối với ổn định trong khu vực được coi như "ôxy" đối với sự sống2 (Như trên, tr.Cool. Chiến lược an ninh của Mỹ với khu vực Đông Á-Thái Bình Dương năm 1995 trên thực tế là một bộ phận của chiến lược toàn cầu can dự và mở rộng của chính quyền Clinton. Thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo của Báo cáo chiến lược Đông Á năm 1995, Mỹ đã triển khai chính sách an ninh khu vực theo tám hướng chủ yếu.


Một là, thông qua việc công bố bản Báo cáo Đánh giá quốc phòng bốn năm một (QDR) vào năm 1997, Mỹ cam kết duy trì 100.000 quân triển khai phía trước ở châu Á. Lực lượng triển khai phía trước của Mỹ ở khu vực giúp Mỹ bảo đảm các đường giao thông đường biển có tầm quan trọng sống còn đối với các hoạt động thương mại giữa Mỹ và Tây Thái Bình Dương cũng như bảo vệ sự lưu thông nguồn cung cấp dầu mỏ cho Mỹ từ khu vực này.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #28 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2022, 06:45:48 am »

Hai là, tái khẳng định và nâng cấp Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, nền tảng chiến lược an ninh của Mỹ ở khu vực. Có thể thấy Mỹ có ba lợi ích chiến lược chủ yếu trong việc duy trì liên minh an ninh Mỹ - Nhật trong thời kỳ mới. Lợi ích chiến lược lớn nhất mà Mỹ có được thông qua việc duy trì liên minh an ninh Mỹ - Nhật là duy trì sự có mặt quân sự của Mỹ ở khu vực với mục đích răn đe đối với sự lớn mạnh của Trung Quốc và những hậu quả khó lường mà điều này có thể dẫn đến. Lợi ích thứ hai là tiếp tục kiềm chế Nhật Bản. Ngay từ khi ra đời, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật không chỉ có một mục đích là nhằm đối phó với chủ nghĩa cộng sản, mà còn nhằm kiềm chế chính các nước đồng minh ở khu vực. Tuy không được nêu rõ, nhưng kiềm chế Nhật cũng luôn là một mục tiêu của Liên minh an ninh Mỹ - Nhật trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Và mục tiêu thứ hai của liên minh này vẫn còn tồn tại và tầm quan trọng của nó tăng lên trong bối cảnh Nhật Bản đã trở thành một siêu cường về kinh tế. Lợi ích thứ ba là sự chia sẻ trách nhiệm của đồng minh. Mỹ có lợi ích trong việc duy trì liên minh an ninh với Nhật Bản vì sự hợp tác và chia sẻ trách nhiệm của Nhật Bản trong các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế trong bối cảnh ở khu vực hiện vẫn chưa có được một cơ chế an ninh đa phương hiệu quả và có khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng và các vấn đề an ninh khu vực


Trung Quốc và sự lớn mạnh của Trung Quốc là mội đe dọa hàng đầu đối với lợi ích của cả hai nước và đây chính là mục tiêu ngầm chủ yếu của liên minh an ninh Mỹ - Nhật trong thời kỳ mới1 (Hisahiko Okazaki, "China: a Function of the Japan-US Alliance", Asia-Pacific Review, Vol. 3, No. 4, Spring-Summer 1996). Sự chuyển hướng mục tiêu này là điều chỉnh quan trọng nhất trong quan hệ an ninh giữa Nhật Bản và Mỹ. Một nét mới khác là liên minh an ninh Mỹ - Nhật Bản chủ trương mở rộng phạm vi hợp tác an ninh Nhật - Mỹ và hoạt động của lực lượng phòng vệ ra các khu vực xung quanh, tăng cường vai trò của các lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong việc hỗ trợ quân đội Mỹ. Theo phương châm chỉ đạo hợp tác phòng thủ Nhật - Mỹ mới, vai trò được mở rộng của Nhật Bản thể hiện trong việc tăng cường nhiệm vụ của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, sự hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ và đóng góp tài chính của Nhật Bản đối với việc duy trì quân đội Mỹ đóng quân trên đất Nhật Bản.


Ba là, chính quyền Clinton chủ trương chính sách can dự toàn diện với Trung Quốc. Chính quyền Clinton, đặc biệt trong nhiệm kỳ thứ hai, đã nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác toàn diện, thậm chí "đối tác chiến lược" với Trung Quốc thể hiện qua hai chuyến thăm Mỹ của Giang Trạch Dân năm 1997 và chuyến thăm Trung Quốc của Clinton năm 1998. Một mặt, các chính quyền của Mỹ chủ trương can dự với Trung Quốc vì Mỹ có những lợi ích kinh tế rất lớn ở Trung Quốc. Mỹ cũng có những lợi ích chiến lược tương đồng khác với Trung Quốc, như lợi ích duy trì ổn định trên bán đảo Triều Tiên và ngăn chặn phổ biến vũ khí. Mặt khác, quan hệ Mỹ - Trung ẩn chứa những mâu thuẫn chiến lược dài hạn. Mâu thuẫn căn bản nhất và có tính chi phối nhất đối với quan hệ Mỹ - Trung là mâu thuẫn chiến lược: mâu thuẫn giữa chủ trương bá quyền, xây dựng một trật tự thế giới đơn cực và ngăn chặn không cho một nước hay một nhóm nước nào nổi lên thách thức vị trí của Mỹ và quyết tâm của Trung Quốc vươn lên thành một cực trong một trật tự thế giới đa cực. Và không ít học giả, chính trị gia ở Mỹ cho rằng Trung Quốc chính là nước có khả năng thách thức trật tự hiện hành ở châu Á - Thái Bình Dương nhất1 (Douglas T. Stuart and William T. Tow, "US Strategy for the Asia Pacific", Adelphi Paper No.229, Oxford University Press, IISS, 1995). Xét về dài hạn, mâu thuẫn này có tính chất không thể dung hoà. Mỹ cũng lo ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực và khả năng Trung Quốc thôn tính Đài Loan và khống chế các tuyến giao thông đường biển thiết yếu đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở biển Đông. Cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan năm 1996 với việc Trung Quốc tập trận tên lửa quy mô lớn ở eo biển Đài Loan nhằm tác động đến kết quả bầu cử ở Đài Loan và Mỹ đưa tàu sân bay USS Independence từ căn cứ Yokosuka của Nhật Bản tới eo biển Đài Loan để răn đe Trung Quốc, cho thấy tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật đối với Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc và đối phó với những tình huống bất trắc, đe dọa trực tiếp lợi ích của Mỹ ở khu vực.


Bốn là, phối hợp với Hàn Quốc và Trung Quốc, lôi kéo Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và đối thoại bốn bên (Four Party Talks) nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Những mục tiêu của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên bao gồm duy trì ổn định, không phổ biến hạt nhân, hoà giải trên bán đảo Triều Tiên và củng cố liên minh an ninh Mỹ - Hàn1 (Joel Wit, "the United States and North Korea", Policy Brief #74, 3-2001, http://www.broooking.org). Chính sách chung và công khai của Mỹ là ủng hộ hai miền Triều Tiên đối thoại để tiến tới thống nhất. Tuy nhiên, xét từ nhiều góc độ, Mỹ không muốn việc thống nhất Triều Tiên diễn ra nhanh chóng bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ ở đây. Thứ nhất, một nước Triều Tiên thống nhất sẽ làm lung lay cơ sở chủ yếu của sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á. Thứ hai, trong bối cảnh mối đe dọa tên lửa từ những nước "bất trị", trong đó có Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên được sử dụng làm cơ sở biện minh cho kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, triển vọng hai miền Triều Tiên sớm thống nhất sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ.


Năm là, mở rộng quan hệ hợp tác an ninh và tiếp cận quân sự ở Đông Nam Á, cùng hợp tác với ASEAN để thúc đẩy đối thoại toàn khu vực và xây dựng lòng tin thông qua cơ chế ARF.

Sáu là, tái khẳng định hiệp ước an ninh với Ôxtrâylia năm 1996, thông qua Tuyên bố Sydney, cam kết thúc đẩy hợp tác trên các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực hai bên cùng quan tâm.

Bảy là thúc đẩy việc xây dựng những cơ chế xây dựng lòng tin như đối thoại tay ba, đa phương, các diễn đàn phòng thủ, và chương trình khoá học xây dựng lòng tin ở Trung tâm nghiên cứu các vấn đề an ninh châu Á - Thái Bình Dương có trụ sở ở Hawaii.

Tám là, tập trung đối phó với mối đe dọa phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, với vấn đề phổ biến hạt nhân thông qua Hiệp định khung và đối thoại không phổ biến tên lửa với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, cải thiện khả năng chống phổ biến vũ khí thông qua việc nghiên cứu và phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường.


Chiến lược an ninh Đông Á - Thái Bình Dương của Mỹ về cơ bản được triển khai theo những hướng chủ đạo đã được vạch ra trong bản Báo cáo năm 1995, không có thay đối gì lớn cho đến hết nhiệm kỳ hai của Clinton. Năm 1998, chính quyền Clinton công bố Chiến lược an ninh Đông Á - Thái Bình Dương mới, chủ yếu khẳng định lại nội dung của Báo cáo chiến lược năm 1995. Bởi Chiến lược an ninh Đông Á - Thái Bình Dương là một phần trong chiến lược an ninh toàn cầu của Mỹ, Báo cáo năm 1998 nhấn mạnh hơn đến sự cần thiết phải can dự tích cực vào khu vực để Tạo dựng, Phản ứng và Chuẩn bị, ba khái niệm liên kết với nhau được đưa ra trong Báo cáo Đánh giá quốc phòng bốn năm một lần (QDR) năm 1997.


Năm 2000, Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Blair đưa ra sáng kiến thành lập "cộng đồng an ninh" ở châu Á, đề xuất kế hoạch diễn tập quân sự đa quốc gia nhằm lôi kéo tất cả các nước trong khu vực tham gia diễn tập quân sự chung, trong đó có cả Trung Quốc. Mục đích của ý tưởng này là thiết lập cơ chế an ninh đa phương với sự tham gia chủ yếu của các nước đồng minh hoặc đang có các hoạt động tập trận chung với Mỹ, sau đó mở rộng ra các nước trong khu vực, nhằm xác lập và củng cố vai trò của Mỹ trong khu vực, trước mắt là trong lĩnh vực an ninh, đối phó với những thách thức đe dọa ổn định khu vực cũng như các cuộc xung đột vũ trang, khủng hoảng, thiên tai1 (Dennis C. Blair và John T. Hanley Jr. "From Wheels to Web: Reconstructing Asia-Pacific Sercurity Arrangements", The Washington Quarterly, Winter 2001). Đối tượng chủ yếu ở đây mà Mỹ muốn nhằm vào chính là Trung Quốc, nhằm lôi kéo Trung Quốc vào một khuôn khổ an ninh do Mỹ lãnh đạo tại khu vực. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một ý tưởng của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đưa ra dưới thời Clinton. Vì vậy, ý tưởng này chưa được chuyển tải thành một chủ trương chính sách mới, đặc biệt sau sự thay đổi chính quyền ở Mỹ đầu năm 2001 và cuộc chiến chống khủng bố.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #29 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2022, 06:26:24 am »

3.3. Điều chỉnh chiến lược Đông Á - Thái Bình Dương của chính quyền Bush

Về cơ bản, những mục tiêu chủ yếu trong chiến lược của Mỹ với khu vực không thay đổi so với chính quyền tiền nhiệm. Tuy nhiên, dưới chính quyền Bush, chiến lược an ninh Đông Á - Thái Bình Dương đã có những điều chỉnh đáng kể. Một số xu hướng điều chỉnh đã có từ trước sự kiện 11 tháng 9. Tuy nhiên, sự kiện 11 tháng 9 đã có những tác động khác nhau đối với những hướng điều chỉnh khác nhau.


Một là chú trọng hơn quan hệ với các đồng minh ở khu vực, đặc biệt là Nhật Bản. Chính quyền Bush cam kết tăng cường liên minh an ninh Mỹ - Nhật, cũng như khuyến khích Nhật Bản có vai trò độc lập hơn và gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong khuôn khổ liên minh an ninh Mỹ - Nhật. Sự kiện tàu ngầm hạt nhân USS Greeneville của Mỹ va chạm và đánh chìm chiếc tàu đánh cá Ehime Maru của Nhật Bản ngày 9-2-2001 đã được giải quyết êm thấm với việc Tổng thống Mỹ Bush nhanh chóng xin lỗi Nhật Bản. Sau đó, trong tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Mori ngày 19-3-2001, hai bên đã khẳng định "một cách tiếp cận năng động đối với tham khảo hợp tác quốc phòng" cũng như quyết tâm tăng cường nỗ lực của hai bên để đối phó với những thách thức xuyên quốc gia trong thế kỷ XXI. Điều này phần nào phản ánh thái độ của chính quyền Mỹ đối với liên minh an ninh Mỹ - Nhật và vị trí của liên minh này trong chiến lược chung của Mỹ. Mặc dù quyết định duy trì và củng cố liên minh an ninh Mỹ - Nhật, trong quá trình triển khai, chính quyền Clinton lại có lúc tỏ ra coi trọng Trung Quốc hơn. Tháng 6-1998, Clinton đã giáng cho đồng minh an ninh gần gũi nhất của mình ở châu Á - Thái Bình Dương một cú nặng nề khi trong chuyến thăm Trung Quốc kéo dài chín ngày, Clinton đã không ghé qua Nhật Bản. Chủ trương xây dựng quan hệ "đối tác chiến lược" của Clinton chứng tỏ sự công nhận vai trò ngày càng quan trọng của Trung Quốc, cũng như phần nào thể hiện sự bất bình và thất vọng của Mỹ đối với vai trò của Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Á. Chính quyền Bush con tỏ ra rõ ràng hơn khi coi Nhật Bản là đối tác chủ yếu của Mỹ ở châu Á và Trung Quốc là "đối thủ chiến lược" chứ không phải là "đối tác chiến lược".


Chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Bush ngày 17 - 19-2-2002 tiếp tục khảng định tầm quan trọng của liên minh an ninh Mỹ - Nhật trong chính sách đối ngoại của chính quyền Bush. Quan hệ hai nước vốn đã được củng cố từ sau sự kiện 11 tháng 9 với việc Nhật Bản nhanh chóng thông qua đạo luật cho phép lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia vào các hoạt động hỗ trợ chiến tranh bên ngoài Nhật Bản. Sự ủng hộ của Nhật Bản trong cuộc chiến chống khủng bố là yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ Mỹ - Nhật trong thời gian qua.


Hai là điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc. Mặc dù chính sách Trung Quốc của chính quyền Bush vẫn mang tính chất hai mặt vừa can dự vừa kiềm chế như chính quyền tiền nhiệm, nhưng mặt kiềm chế, ngăn chặn được chú trọng thúc đẩy: (i) chủ trương tăng cường các liên minh an ninh song phương với các đồng minh ở khu vực, đặc biệt là Nhật Bản, nhằm kiềm chế Trung Quốc, (ii) đẩy mạnh chiều hướng thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ nhằm trước mắt ngăn chặn tập hợp lực lượng Trung Quốc, Nga và Ấn Độ chống Mỹ, và về lâu dài, dùng các nước này làm đối trọng với Trung Quốc.


Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực, chính quyền Bush công khai xem việc Trung Quốc trở thành đối thủ và cạnh tranh chiến lược là không tránh khỏi. Bằng cách chuyển trọng tâm chiến lược an ninh sang châu Á, Mỹ sẽ chủ động hơn trong việc đối phó với sự cạnh tranh ngày càng lớn của Trung Quốc trong tương lai. Tháng 3-2002, Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng tới 18%, nâng mức chi cho quốc phòng từ 14,5 tỷ USD lên 17 tỷ USD. Phái diều hâu trong Quốc hội Mỹ cho rằng việc tăng chi phí này là nhằm đối phó với Mỹ, do đó hối thúc chính quyền Bush tăng chi tiêu quốc phòng, về phía Trung Quốc, tờ Nhân dân nhật báo, thường phản ánh quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc, cho rằng các báo cáo của chính quyền Bush kêu gọi Mỹ thực thi vai trò "lãnh đạo thế giới" thực chất là áp đặt "bá quyền" Mỹ1 (Nicholas Khoo and Michael L. R. Smith, A "Concert of Asia", Policy Review, No. 108, tháng 8-2001 at http://www.policyreview.org-AUG01-khoo_print.html).


Như vậy, trước ngày 11 tháng 9, quan hệ Mỹ - Trung đặc biệt căng thẳng do chính sách cứng rắn của Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian cầm quyền, chính quyền Bush đã điều chỉnh giọng điệu cũng như chính sách theo hướng ôn hoà và bớt cứng rắn hơn, đặc biệt trong chính sách đối với Trung Quốc và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Trung Quốc không còn là "đối thủ chiến lược", mà "Trung Quốc không phải là đối tác chiến lược, nhưng cũng không phải là kẻ thù không thể tránh khỏi của Mỹ"1 (Confirmation hearing before the US Senate tháng 2-2001). Cũng cần khẳng định rằng việc điều chỉnh chính sách Trung Quốc của Mỹ cho dù theo hướng cứng rắn lên nhưng cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ chính sách can dự với Trung Quốc. Nếu chính sách Trung Quốc của Clinton là "can dự tích cực, kiềm chế ngầm" thì có thể nói chính sách Trung Quốc của chính quyền Bush là "tiếp tục can dự và tăng cường ngăn chặn".


Đặc biệt, sự kiện 11 tháng 9 đã có tác động đáng kể đến quan hệ Mỹ - Trung. Mặt hợp tác trong chính sách Trung Quốc của Mỹ trở nên rõ nét hơn sau sự kiện 11 tháng 9 vì hai nước chia sẻ lợi ích to lớn trong việc hợp tác chống khủng bố. Sự kiện 11 tháng 9 đã giúp cải thiện quan hệ Mỹ - Trung một cách đáng kể, cho dù ở mức độ thấp hơn so với quan hệ Mỹ - Nga. Trung Quốc ngay sau 11 tháng 9 đã nhanh chóng tuyên bố ủng hộ Mỹ, lên án chủ nghĩa khủng bố. Mặc dù không công khai ủng hộ chiến dịch quân sự của Mỹ chống Ápganixtan, nhưng trên thực tế Trung Quốc không can thiệp vào sự hợp tác với Mỹ của đồng minh Pakixtan trong cuộc chiến ở Ápganixtan. Đầu tháng 11-2001, Trung Quốc, trong vai trò chủ nhà đã góp phần quan trọng vào việc biến hội nghị về kinh tế của tổ chức APEC thành diễn đàn lên án chủ nghĩa khủng bố và ủng hộ Mỹ.


Cũng như Nga, Trung Quốc có những vấn đề nội bộ về sắc tộc và ly khai muốn được Mỹ ủng hộ và coi các phong trào này là khủng bố. Đằng sau sự ủng hộ của Trung Quốc cũng là mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ nhằm tạo điều kiện cho phát triển cả về kinh tế lẫn hợp tác quân sự, nhất là các kỹ thuật quân sự cao của Mỹ. Hơn nữa, giữa Trung Quốc và Mỹ còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, đặc biệt là vấn đề Đài Loan. Sau nhiều năm thi hành chính sách cứng rắn, Trung Quốc cho rằng cải thiện quan hệ với Mỹ có thể gây sức ép làm thay đổi được tình hình ở Đài Loan. Quan hệ qua eo biển Đài Loan cũng đặt yêu cầu cho Mỹ phải giải quyết vấn đề tiếp tục hay không "chính sách mập mờ" trước đây. Chính quyền Bush, một mặt, chịu sức ép của giới công nghiệp quốc phòng đòi bán vũ khí cho Đài Loan và sức ép của phái diều hâu đòi phải xem Trung Quốc là đối thủ chiến lược, mặt khác, vẫn thừa nhận "chính sách một Trung Quốc", coi trọng sự hợp tác trên nhiều mặt với Trung Quốc.


Tuy nhiên, mức độ cải thiện quan hệ Mỹ - Trung chỉ dừng lại ở việc giảm căng thẳng do chính sách cứng rắn của chính quyền Bush trong thời kỳ đầu gây ra, đưa chính sách Trung Quốc của chính quyền Bush trở lại gần hơn với chính sách của chính quyền Clinton, chứ chưa đạt tới mức thời kỳ năm 1997-1998 khi hai nước tuyên bố xây dựng quan hệ đối tác chiến lược. Xét từ góc độ cạnh tranh chiến lược, sau khi sự kiện chống khủng bố lắng xuống Trung Quốc vẫn được coi là đối thủ chủ yếu của Mỹ ở khu vực. Hiện nay, trong khi Mỹ đang bận rộn với chiến dịch chống khủng bố, Trung Quốc đang tập trung sức lực vào phát triển kinh tế và hiện đại hoá quân sự, quan hệ hai nước ở trong một tình trạng ổn định tương đối. Tuy vậy, bất chấp những cải thiện gần đầy, quan hệ Mỹ - Trung sẽ vẫn là một trong những quan hệ phức tạp nhất và sẽ còn có nhiều biến động.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM