Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:05:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liên khu II những ngày đầu Thủ đô kháng chiến  (Đọc 3034 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #60 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2022, 06:51:25 am »

LẬP CÔNG TRƯỚC MŨI ĐỊCH


Anh là Nguyễn Văn Thảo, sinh năm 1929. Từ tháng 3/1946 anh vào bộ đội, ở đội tuyên truyền Vệ quốc đoàn Hà Nội.

Khi kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ngày 19/12/1946 bùng nổ, với tên gọi mới Nguyễn Phương, anh trở thành lính trinh sát của đại đội 16 thuộc tiểu đoàn 212, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của đại đội phó Đặng Quý.


Trong các ngày từ 22 đến 28/12/1946 các đại đội 14 và 16 của tiểu đoàn 212 đã chặn đánh địch quyết liệt ở Lò Lợn đến Ô Đống Mác, Thanh Lương xuống Vĩnh Tuy. Bước vào năm 1947 cuộc chiến đấu chặn địch nống ra ngoại thành về phía nam càng khẩn trương và ác liệt. Trong một trận đánh vào ngày 12/1/1947 (tức ngày 23 tháng chạp Bính Tuất), địch có xe tăng và pháo binh yểm trợ đã ào ạt tấn công chọc thủng phòng tuyến của ta ở Vĩnh Tuy. Anh Phương bấy giờ còn đang ở dưới một trung đội, bị địch ập tới bắt, chúng đấm đá dùng báng súng tra khảo xem ở đơn vị nào, làm gì. Anh khai là học sinh theo gia đình tản cư ra ngoại thành. Thấy anh người nhỏ nhắn, mặc thường phục, lại ít tuổi nên chúng đưa anh về giam ở Việt Nam học xá. Hai hôm sau, thấy anh biết chút tiếng Pháp, chúng cho anh lên làm vệ sinh, nấu nước uống, rửa ấm chén ở phòng tên quan ba chỉ huy người Pháp. Chúng nói chỉ ít ngày nữa là quét sạch Việt Minh. Chúng dọa anh nếu không trung thành với quan Pháp sẽ bắn vỡ sọ, còn nếu phục vụ tốt sau này sẽ cho đi học tiếp.


Từ ngày bị bắt, không lúc nào anh Phương không day dứt nghĩ tới do sơ hở mà bị giặc bắt. Anh nung nấu quyết tâm thoát khỏi tay địch. Điều may mắn là gia đình anh vốn ở ngõ Quỳnh nên khu vực Việt Nam học xá cũng khá quen thuộc với anh. Việc địch mất cảnh giác càng làm cho anh thêm hy vọng sớm trở về với kháng chiến. Phải làm thế nào để địch không nghi ngờ. Anh giả vờ tỏ ra an tâm với công việc được giao, thu dọn căn phòng tên quan ba lúc nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ, gặp bọn lính gác là lễ phép chào hỏi.


Tên quan ba chỉ huy ngoài khẩu súng ngắn còn có một khẩu các-bin được treo trên tường, đầu giường ngủ. Phương rất chú ý tới khẩu súng này. Nếu có trốn cũng phải tìm mọi cách lấy khẩu các-bin đó, một là có cái để lập công, hai là để tự vệ trường hợp bị bủa vây sẽ một sống một chết với địch. Thế là tối nào anh cũng xách ấm đi lấy nước về nấu để phục vụ tên quan ba, vừa để thăm dò đường đi lối lại, vừa để mấy tên lính gác quen mặt.


Và rồi thời cơ đã đến. Tối mùng 5 tết Đinh Hợi, trời tối đen và mưa lâm râm, mấy tến sĩ quan Pháp nhậu nhẹt xong xoay ra đánh bài. Phương đi ra, đi vào pha cà phê cho bọn chúng. Lợi dụng lúc chúng đang chúi mũi vào canh bạc, anh lẻn vào phòng tên quan ba. Một việc làm thật nguy hiểm. Chỉ một sơ xuất là chết ngay tức khắc. Trong ngực anh tim đập thình thịch. Không còn con đường nào khác. Thà chết còn hơn sống nhục nhã trong tay giặc. Anh nhấc khẩu các bin, vơ hai băng đạn. Anh đeo ngược khẩu súng để báng ngang vai, khoác chiếc áo mưa phủ kín, tay trái cầm đèn bấm, tay phải xách ấm coi như đi lấy nước. Qua vọng gác, anh lặng lẽ ra khỏi khu vực đóng quân của địch, mò mẫm ra phố Bạch Mai rồi nhanh chân về phía Giáp Bát.


Sáng hôm sau, anh tìm đến một đơn vị tự vệ, báo cáo tình tiết việc chạy trốn và giao nộp khẩu các bin. Anh lập tức được dẫn đến sở chỉ huy của đồng chí Phùng Thế Tài. Sau mấy ngày điều tra cặn kẽ, đồng chí Phùng Thế Tài biểu dương thành tích của anh và cho về công tác ở bộ phận trinh sát, sau này trở thành đại đội trinh sát của trung đoàn 66. Anh đã được tham dự nhiều chiến dịch, ở Nga Sơn (Thanh Hóa), Vụ Bản (Nam Hà), đường 18... trận nào cũng tỏ ra dũng cảm. Một vinh dự đến với anh là anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 4/11/1949 (chính thức ngày 19/5/1950).


Do thời gian bị bắt, địch tra tấn dã man, sức khỏe anh giảm sút nhiều. Cuối tháng 5/1951 anh được giải ngũ về công tác tại văn phòng huyện ủy Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Anh Nguyễn Phương nay không còn nữa nhưng các đồng đội như Lê Nguyễn, Lê Công Dụ, Nguyễn Văn Dũng... vẫn còn lưu lại kỷ niệm về anh, một anh bộ đội Cụ Hồ gan dạ, mưu trí, bao giờ cũng dành hết thuận lợi cho bạn bè.


Nhân kỷ niệm 55 năm ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, tôi ghi lại mấy dòng để tưởng nhớ anh và để gia đình cùng người thân của anh mãi mãi tự hào về anh.

NGUYỄN HIỂN
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #61 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2022, 06:52:38 am »

TÂM SỰ ĐÊM NÔ-EN Ở VIỆT NAM HỌC XÁ


Từ ngày kháng chiến ở Thủ đô, mở màn cho toàn quốc kháng chiến đã trải qua sáu ngày đêm, sáu ngày đêm khói lửa đã tôi luyện cho nhân dân Thủ đô càng vững vàng đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Đối với nhóm 29 sinh viên cuốỉ cùng của chúng tôi ở Việt Nam học xá, chiến tranh đã coi như chuyện bình thường, cái gì phải đến đã đến. Anh em từng chứng kiến từ tháng 11/1946 bao cảnh đàn áp tàn bạo của bọn com-măng-đô mũi nồi đỏ của Pháp ngay trên đường phố Hà Nội, cảnh xe tăng, xe bọc thép của chúng đêm nào cũng hoành hành bắn phá ở Bạch Mai. Dân chúng hẽt sức uất ức, tự kiềm chế, tuyệt đối không manh động.


Đêm nay Nô-en, trời không mưa nhưng rét đậm.

Ngoài số sinh viên đi chiến đấu ở các phố, ở các ba-ri-cát Ô Cầu Dền, ngã tư Phố Huế - Nguyễn Du, Lê Văn Hưu hoặc thường trực cấp cứu ở nhà A hay đi tải thương đến Thanh Trì, Thường Tín, thì số được nghỉ ngơi cụm lại tại nhà D cùng nhau tâm sự. Đó là các anh Lê Khánh Cận, Phan Văn Diên, Đỗ Đức Dục, Trần Văn Giỏi, Lê Văn Nho, Nguyễn Đức Thừa, Bùi Minh Tiêu, Bửu Triều.


Đến giờ phút này khu Việt Nam học xá vẫn do sinh viên tự quản. Ngoài trời đạn bay vèo vèo, thỉnh thoảng có tiếng tắc bọp... quen thuộc của bọn Pháp. Dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu le lói, sắc mặt của từng người có vẻ rắn rỏi, vẫn tươi tỉnh nhưng có phần nghiêm nghị. Một đồng đội đã vắng mặt: Trần Vĩnh Uy bị thương nặng ở rạp Majestic (nay là rạp Tháng Tám) phải chuyển về hậu phương.


Trong không khí thân mật, anh Bùi Minh Tiêu bạn rất thân với tôi từ hồi học tú tài phần thứ nhất ở Huế lên tiếng:

- Mới có sáu ngày thiếu rau xanh mà người khó chịu quá, tôi đề nghị hãy ra ruộng rau trước mặt nhổ vài cây cải mà luộc ăn cho đã.

Đúng là giữa bốn dãy nhà A, B, C, D1 (Thời gian đó sân vận động của Việt Nam học xá nằm ở phía ngoài khu ký túc xá sinh viên bấy giờ. Còn giữa bốn nhà A, B, C, D là vườn rau lớn (BLL)) là ruộng rau xanh rất đẹp nhưng của dân, hàng ngày dân vẫn vào chăm bón, chỉ mấy hôm nay đánh nhau họ không đến thôi. Lời ra tiếng vào nhưng cuối cùng thống nhất là "không nhổ trộm rau vì không phải của mình, phải có lòng tự trọng".

Anh Lê Văn Nho, với giọng Nam bộ chính cống, có ý kiến:

- Điều đáng mừng là từ khi Cách mạng thành công đến nay, trong bọn mình chỉ có Đỗ Đức Dục và mình đã tham gia chiến đấu, thế mà tất cả ra mặt trận kỳ này không anh nào biết sợ cả, đi đánh giặc như rủ nhau đi đá bóng, hết sức bình thản. Nay thì mọi người là cựu binh rồi... Mình thắc mắc là không thấy Tổng hội sinh viên đâu. Chúng mình tự động tổ chức chiến đấu, vậy mà xuôi cả."

Anh Lê Khánh Cận, người Nghệ An, cao, gầy dõng dạc như một chính trị viên:

- Vũ khí của chính mình trong đó có khẩu đại liên Hotchkiss và lương thực dự trữ ở Việt Nam học xá cho đến hôm nay là do Tổng hội lo lắng và quyên tiền mua từ trước cho chúng ta. Có lẽ nay các anh trong Ban chấp hành có nhiều việc phải hoàn thành mà ta không biết. Điều tôi chưa rõ là không thấy có người nào là Việt Minh trong số chúng ta...

Đến lượt anh Phan Văn Diên, cây lý luận, người Hà Tĩnh xen vào:

- Chúng mình là Việt Minh cả. Kháng chiến theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Việt Minh. Còn ai được kết nạp vào đoàn thể thì người ta giữ bí mật chứ, ai lại tự vỗ ngực cho mọi người biết. Các ngày qua mình cũng không biết người chỉ huy chúng mình là ai cả. Tập trung trong nhà D, còn các khu A, B, c anh em đã giao lại cho một đại đội Vệ quốc đoàn từ Sơn Tây kéo về làm nơi trú quân và bố trí chiến đấu.

Anh Trần Ba Kỳ lặng lẽ nhìn ra ngoài trời đêm đầu tháng trời tôi đen gió lạnh rít lên ào ào. Anh chậm rãi lên tiếng:

- Các anh có biết không, tôi và anh Vũ Tam Hoán thay nhau trực ở trạm xá chùa Sét. Ngoài các y tá đã được đào tạo từ trước còn hơn 20 cô gái trẻ, người nhiều nhất không quá 30 tuổi. Trừ một vài cô buôn bán ở Chợ Mơ còn phần lớn là cô đầu ở phố Vạn Thái. Nhìn họ làm việc mình thấy lạ mà rất xúc động, có chị vừa lau rửa vết thương cho các chiến sĩ mà nước mắt chảy ròng ròng ướt hẽt cả vai áo. Nhìn chị đi tải thương từ Sét xuống Văn Điển một đêm năm, sáu lần. Có một chiến sĩ bị thương vào chân phải cưa và phải truyền máu cấp cứu, năm sáu chị xung phong xin thử máu để lấy máu truyền. Lúc đó ngồi nói chuyện mới biết các chị được một chị sen là Hải, người của đoàn thể ở khu Chợ Hôm xuống vận động và tổ chức huấn luyện. Tôi nghĩ đến những chị em "cô đầu" cũng tham gia kháng chiến tức là đã đứng lên theo lời kêu gọi của Cụ Hồ Chí Minh. Bọn Pháp làm sao mà thắng nổi được.

Anh Bửu Triều nói tiếp:

- Ngay trong hàng ngũ trí thức chúng ta ở đây cũng có nhiều thay đổi. Tôi rất phục cậu Vũ Tam Hoán sinh viên năm thứ ba khoa y, mới học xong phần đại cương, và một vài bệnh nội khoa, chưa có một chút tri thức nào về sản thế mà đêm 20 cậu ấy đỡ đẻ thành công cho chị phụ nữ. Cứ nhìn ngày thường lúc nào cậu ấy cũng bảnh bao như một tài tử điện ảnh, từ nhà A sang nhà D cũng đi xe đạp thế mà đêm ấy dám băng qua vườn rau ao hồ sang tìm thầy Đặng Văn Chung ở nhà thương Vọng để hỏi cách đỡ đẻ. Thầy Chung chỉ dẫn những khái niệm cơ bản trong vòng 20 phút, thế là cậu ấy quay về hoàn thành ca đẻ ấy, các anh thấy có đáng phục không ?

Anh Lê Văn Nho nhẹ nhàng tiếp lời:

- Đúng thế các anh ạ, cuộc kháng chiến này đã làm chúng mình thay đổi rất nhiều. Mấy hôm vừa rồi tôi với anh Dục, anh Bửu Triều, anh Tiêu lên phố chiến đấu gặp rất nhiều khuôn mặt khác nhau. Ngoài các anh vệ quốc quân ra còn phần lớn là anh em tự vệ thành, tuổi đều từ 20 trở xuống, hiếm mà tìm thấy cậu nào 23, 24 tuổi. Đại bộ phận là học sinh mới qua lớp quân sự một, hai ngày thế mà cậu nào cậu nấy bừng bừng khí thế, chỗ nào có đánh nhau là họ kéo đến không hề thấy ai tỏ ra sợ hãi. Lại còn một loạt các cô tiểu thư khuê các bấy giờ cũng cắt tóc dài, mặc áo cánh, đeo túi cứu thương bám theo chiến đấu trong các công sự, thật là một anh hùng ca.

Anh Lê Khánh Cận mắt rưng lệ nói:

- Chiều hôm qua bọn Pháp vây khu vực Chợ Hôm bị đánh bật ra; chúng xông được vào chùa ngõ Hòa Mã, ba em gái liên lạc 16 tuổi đã tự nổ lựu đạn giết một số tên và hy sinh. Nghe tin không ai cầm được nước mắt. Trong lịch sử chiến đấu của nhiều nước trên thế giới cũng rất hiếm gương hy sinh dũng cảm như thế.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #62 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2022, 06:53:17 am »

Mọi người lặng đi, ngoài trời phía bờ hồ, phía nhà ga rộ lên tiếng súng. Anh Bùi Minh Tiêu nói:

- Các tổ quấy rối của ta đã tiến công rồi. Chiều hôm nay nghe thấy bên anh em tự vệ Bạch Mai nói là có lệnh đêm nay phải tấn công vào tất cả các vị trí địch ở nội thành, bọn mình không được gọi đi thật là đáng tiếc! Hôm qua bọn địch tấn công vào trụ sở Bộ Tổng tham mưu ở số nhà 18 Nguyễn Du, tôi với anh Triều, anh Dục, anh Nho tham gia ngăn chặn được mũi tấn công của địch từ Lê Văn Hưu sang, buổi trưa chúng tôi được tin anh đội trưởng tên là Thành đã dùng bom ba càng đánh hỏng một xe tăng ngay gần ngã năm Nguyễn Du - Bà Triệu. Bị thương nặng, anh còn đập hai quả lựu đạn tiêu diệt mười mấy tến địch xông lên định bắt sống anh. Một sự hy sinh thật là anh dũng, thật xứng đáng là người của đoàn thể.

Anh Phan Văn Diên, một cây lý luận người Hà Tĩnh xen vào:

- Người của đoàn thể có nghĩa là đảng viên ĐCSĐD. Họ dám hy sinh cả cuộc đời mình vì nghĩa lớn. Không hiểu các cậu nghĩ thế nào chứ mình thì khó lòng làm được như họ. Một anh Thành đâm bom ba càng, một anh Định tự nổ bom ở Bắc Bộ phủ. Lý tưởng của họ phải thật là cao đẹp nên họ mới có dũng khí như vậy.

Mọi người lặng lẽ suy nghĩ câu nói của anh Diên, một lúc lâu sau anh Bửu Triều hỏi anh Tiêu:

- Cậu đã học trường Tông ở Tây Sơn, trường đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan của Pháp. Mặc dầu chưa ra trường nhưng chắc cậu đã học qua những bài về tác chiến trong thành phố?

- Đúng như cậu phán đoán, tớ có học nhưng không thực hành bao giờ. Qua mấy ngày lăn lộn với các cậu trên các đường phố thuộc Liên khu II Hà Nội, nhất là ở các dãy nhà Phố Huế, tớ mới vỡ lẽ thế nào là tác chiến trong thành phố. Có lẽ trong lịch sử chiến tranh của đất nước mình, chưa khi nào có tác chiến trong thành phố như hiện nay. Sau này nếu có điều kiện áp dụng chắc anh em chúng ta không còn bỡ ngỡ nữa.

Câu chuyện cứ thế tiếp tục mãi đến khuya chỉ với mấy chén nước trắng làm cho chúng tôi thông cảm nhau hơn, thương yêu nhau hơn để cùng đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Giờ này, những nơi không đánh nhau, đồng bào theo đạo Thiên chúa chắc đang cầu nguyện cho đất nước chóng được yên bình, bọn thực dân xâm lược đã gây tội ác phải đền tội.

Một tuần sau phần lớn anh em họp mặt đêm đó được điều động về Bắc Ninh huấn luyện quân du kích.

Cuối tháng 2/1947 chúng tôi được dự một đám tang của một chiến sĩ đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương tại Từ Sơn. Khi nghe đọc điếu văn, chúng tôi vô cùng khâm phục đồng chí ấy. Không ai bảo ai chúng tôi cùng nhớ lại câu nói của Diên đêm nào: Chúng tôi có thể hy sinh như thế để trở thành người đảng viên cộng sản hay không?


Trong quá trình huấn luyện từ xã này đến xã khác ở Từ Sơn, chúng tôi không ngừng đúc kết rút kinh nghiệm. Khi đến lượt xã Đình Bảng, xét thấy địa hình và cấu trúc nhà ở tương tự như một thành phố nhỏ, chúng tôi nảy ra ý nghĩ là sau khi huấn luyện theo chương trình cho xã xong, hãy để một thời gian xây dựng Đình Bảng thành xã chiến đấu theo khuôn mẫu khu Chợ Hôm Liên khu II, chủ yếu về mặt quân sự. Một thời gian ngắn sau đó, với tinh thần chiến đấu vô cùng xuất sắc, Đình Bảng đã trở thành làng chiến đấu kiểu mẫu đầu tiên của Đồng bằng Bắc bộ, đã chống trả kiên cường nhiều đợt tấn công của giặc Pháp trong suốt bảy năm trời, gây cho chúng tổn thất nặng nề. Mãi đến 1953 bọn lính Pháp mới vào được làng sau khi dùng máy bay, đại bác và lực lượng bộ binh khá lớn, mặc dù làng chỉ cách Hà Nội vẻn vẹn 14km. Ước vọng của anh Bùi Minh Tiêu trong đêm Nô-en đã thành hiện thực.


Khói lửa đã rèn luyện chúng tôi, những con người trước đây chỉ biết đến sách vở. Thời gian chiến đấu ít ỏi ở Liên khu II để lại dấu ấn vô cùng tốt đẹp trong giới sinh viên trí thức, chúng tôi đi vào cuộc kháng chiến  thần thánh của dân tộc một cách hết sức tự nguyện, không ai bỏ dở, không ai đầu hàng. Ai ai cũng trường thành, có người đã là liệt sĩ, thương binh.

Trong số 29 anh em hồi đó, thì các đồng chí:

- Võ Như Tỷ là liệt sĩ.

- Lê Khánh Cận là liệt sĩ.

- Trần Vĩnh Uy là thương binh.

- Đỗ Đức Dục là thương binh.

- Lê Văn Nho là thương binh.

Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nhiều anh em đã gặp lại gia đình ớ bên kia giới tuyến mới hay bố là tổng thống, họ hàng có người là thủ tướng, là tướng lĩnh, là nhân vật cấp cao của chế độ Sài Gòn cũ, anh em càng vô cùng tự hào về những gì mình đã làm được.


Đúng nửa thế kỷ sau, tôi đến thăm anh Phan Văn Diên, trước khi về hưu là chuyên viên của Viện Triết học. Vốn bộc trực, anh cùng tôi thú thật với nhau rằng tình cảm cách đây 50 năm của anh em đối với các đảng viên cộng sản là đúng sự thật.


Bây giờ chúng tôi đều có 50 năm tuổi Đảng, nhớ lại chuyện xưa, nêu gương cao đẹp của những con người chân chính trong những ngày đầu cách mạng vô cùng khó khăn gian khổ của đất nước mà rưng rưng nước mắt.

ĐỖ ĐỨC DỤC
Nguyên trưởng ban tác chiến
khu Việt Nam học xá
Nguyên Phó tư lệnh Quân khu II
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #63 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2022, 06:47:21 am »

EM LIÊN LẠC DŨNG CẢM VÀ KIÊN CƯỜNG


Ngày 16/12/1946. Tôi đi huấn luyện ở Nhà máy Rượu về lúc 5 giờ chiều thì thấy anh Trần Kim Xuyến đang ngồi đợi tôi ở nhà. Anh Xuyến thời gian đó là Tổng giám đốc Nha Thông tin (sau này là Thông tấn xã Việt Nam).

Gặp tôi anh nắm tay và nói:

- Mình bận quá mà phải đến Giáp vì có việc nhờ Giáp giúp. Tình hình khẩn trương lắm, không thể tránh được cuộc chiến tranh với Pháp đâu. Chính phủ đã có lệnh cho đồng bào Thủ đô tản cư rồi. Nhưng thằng Luyện em mình nó dứt khoát không chịu đi. Cả lớp nó viết quyết tâm thư xin ở lại Hà Nội phục vụ chiến đấu. Mới học Đệ nhị ban Thành Chung 14, 15 tuổi thì không biết nó làm gì. Bảo thế nào cũng không được. Mình muốn nhờ Giáp cho nó vào tự vệ chiến đấu và trông nom giúp. Cơ quan mình không được cho gia đình đi theo. Mong Giáp giúp cho mình.


Với tôi, anh Xuyên là người bạn rất thân mà còn là huynh trưởng của tôi trong đoàn hướng đạo nên tôi vui vẻ nhận lời.

Tối hôm đó khoảng gần 8 giờ. Em Trần Kim Luyện cầm thư của anh Xuyến đến gặp tôi. Đó là một em thiêu niên khoảng 14, 15 tuổi. Da ngăm đen nhưng có đôi mắt rất sáng.

Em cao khoảng 1m50 người nở nang cân đối. Tôi đưa em sang trụ sở tự vệ ở 160 Phố Huế, còn gọi là quán trung độ của hội Hợp Thiện (là nơi nghỉ chân của các đám tang từ trụ sở hội Hợp Thiện xuống nghĩa trang Hợp Thiện).


Tôi giới thiệu em vào tiểu đội Phạm Đường Bệ của tiểu khu 6, khu Chợ Hôm. Anh Bệ phát cho em một ngôi sao trên nền vuông bằng vải. Em rất thích và lấy ngay chiếc mũ trong ba lô ra gắn vào đội lên đầu và cười to:

- A ha! Mình cũng trở thành Việt Minh carê rồi.

Bắt đầu từ ngày hôm đó em Trần Kim Luyện trở thành tự vệ tiểu khu 6 khu Chợ Hôm. Ban ngày em tham gia đục tường làm chướng ngại vật. Buổi tối em được các anh lớn hướng dẫn cách sử dụng lựu đạn, tháo lắp súng v.v...


Những ngày 17, 18 tình hình Hà Nội sôi sục, địch càn quét khu Yên Ninh Hàng Bún, bắn giết đồng bào ta, mổ bụng tự vệ. Chúng phóng xe như điên trên đường phố, xả súng vào chợ Đồng Xuân và các anh em đang đắp chiến lũy trên các đường.


Đêm 19/2. Cuộc kháng chiến nổ súng lúc 20 giờ 3 phút. Hai tiểu đội của tiểu khu 6 được phân công vào kiểm tra các hầm mộ tại nghĩa địa Tây. Em Luyện là một trong nhũng người hăng hái nhất trong việc sục sạo này.

Đêm 19/12 trung đội tự vệ của tiểu khu 1 được lệnh tấn công ổ tác chiến của địch ở phố Ngô Thì Nhậm. Sáng 20 thì vào được trong nhà, ở tầng một, nhưng trung đội trưởng Lê Quang Tôn bị hy sinh. Đội tự vệ tiểu khu 6 được lệnh lên phối hợp với bộ đội đánh tiếp.


Vào trong tầng một, các chiẽn sĩ định đánh lên tầng hai nhưng bị bọn địch ở trên bắn khống chế rất dữ nên không lên được, có một vài đồng chí đã bị thương, Luyện phải gọi cứu thương đến khiêng các đồng chí đi.

Mỗi lần đi về em gặp tôi và nói:

- Anh Giáp ạ, đánh thế này không được, em thấy ở chỗ Ban chỉ huy các anh ấy nói: Bên khu Bảy Mẫu và khu Lò Đúc các anh ấy cho phóng hoả đốt là bọn chúng phải ra đầu hàng, nhưng ở đây ta đốt sẽ bị cháy lan sang bên thì làm gì còn chỗ mà bố trí đánh. Em đi bên ngoài thấy nhà này có một tầng mái bằng nối tiếp lên mái ngói mà ống máng lại bằng xi măng, có thể lên được anh ạ.

Tôi và anh Việt Tử trung đội trưởng của tiểu đoàn 212 nghe em nói thế liền sang nhà bên quan sát thì quả đúng như vậy. Đêm hôm đó đơn vị cho Phạm Quốc Bảo và một chiến sĩ bộ đội theo ống máng lên tầng thượng dỡ mái xuống trần và dùng lựu đạn đánh vào bọn đang cố thủ đồng thời tổ chức cho anh em lên cầu thang.


Bọn địch buông súng đầu hàng.

Ta bắt được sáu tên trong đó có hai tên bị thương và thu một số vũ khí. Tự vệ được chia khẩu Sten, 1 khẩu súng trường và 40 quả lựu đạn.

Em Luyện xí ngay phần khẩu Sten và nói:

- Khẩu này nhẹ, các anh để cho em.

Mọi người đều cười. Đội trưởng Việt Tử bảo: "Đúng, phải thưởng cho chú Luyện vì chính chú ấy nghĩ ra cách đánh hiệu quả này".

Ngày 21/12 địch tấn công Nhà máy Rượu. Thời gian đó khu vực Nhà máy Rượu rất rộng bao gồm một khu vực hình chữ nhật giới hạn bởi đường Lò Đúc, Hòa Mã, Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Công Trứ, có tường cao 4m và có nhiều lỗ đục tường thông ra các phố. Trong Nhà máy Rượu khi đó có hai trung đội của tiểu đoàn 212 mà hơn một nửa là nhũng người trước đây đã từng là lính của quân đội Pháp tham chiến tại chiến trường Pháp - Đức - Bỉ và sau ngày Việt Nam độc lập đã được trở về nước rồi gia nhập Vệ quốc đoàn, nên các anh thường được gọi với tên trìu mến là hải ngoại quân.


Các đơn vị tự vệ thì đóng vòng ngoài trên các phố: Tiểu đội Hoàng Ngọc Vân tiểu khu 7 bố trí trong đường Nguyễn Công Trứ, tiểu đội Phạm Văn Lục tiểu khu 4 bố trí trên đường Hòa Mã; tiểu đội của Phạm Văn Đăng và Phạm Đường Bệ tiểu khu 6 bố trí trên đường trông sang cổng Nhà máy Rượu.


Cuộc chiến đấu diễn ra suốt cả ngày. Với bản lĩnh thiện xạ của các cựu binh, các chiến sĩ hải ngoại quân đã gây cho Pháp rất nhiều thương vong. Đến 14 giờ chiều chúng cho ném bom vào nhà máy và cho xe tăng húc đổ tường xông vào. Các chiến sĩ ta phải rút về Chùa Vua. Đến 15 giờ 30 một tên Lê dương mũ đỏ ló ra khỏi lỗ thông của Nhà máy Rượu sang phố Ngô Thì Nhậm. Hai phát đạn của tiểu đội Bệ và Đặng quật nó ngã sấp, chân vẫn ở trong nhà máy nhưng người thì nằm bên hè đường Ngô Thì Nhậm, khẩu carbin văng ra cách 1m.


Chưa ai kịp nói gì thì thấy Luyện đặt khẩu Sten xuống lao ra đường chạy như bay sang chỗ thằng Tây mũ đỏ.

Một tràng đạn liên thanh từ trên đầu phố Ngô Thì Nhậm phía Hàm Long quét xuống, mọi người thấy Luyện chạy thêm ba bước và ngã xuống cạnh xác thằng tây. Anh Chi kêu lên: "Luyện bị rồi!" Trong lỗ thông đầu tây mũ đỏ ló ra, một loạt đạn bắn sang chúng thụt đầu vào, thằng nấp hai bên nắm chân thằng bị nạn lôi vào trong nhà máy. Mọi người chợt thấy Luyện vùng dậy một tay cầm khẩu carbin một tay kéo lê chiếc thắt lưng da trên có tám túi đựng băng đạn chạy như bay về. Thì ra em ngã không phải vì trúng đạn mà nằm xuống cạnh xác thằng tây để cởi thắt lưng đạn của nó.


Chiều hôm ấy em mang súng, đạn về báo cáo Ban chỉ huy mặt trận. Khi về em cười hóm hỉnh: "Anh Quang Tuần khen anh em mình ghê lắm. Khẩu carbin anh ấy giữ cho đội cảnh vệ và đổi lại cho đơn vị mình hai khẩu mút-cơ-tông với 100 viên đạn. Em vẫn giữ khẩu Sten đấy nhé..."


Ngày 23-12 địch phá ụ ngã năm Lò Đúc, tiến đánh trụ sở 18 Nguyễn Du, (trụ sở Bộ Tổng tham mưu) đồng thời mở cuộc càn lớn vào khu Chợ Hôm, Lê Văn Hưu, Nguyễn Công Trứ.

Chúng bố trí xe tăng và xe bọc thép đứng ở các ngã tư quét dọc các phố, cho bộ binh phá cửa xông vào các nhà tiêu diệt quân ta.

Trong khu vực này về phía ta có hai trung đội của đại đội Bảo Cường tiểu đoàn 77 và hai trung đội của tiểu đoàn Lê Tỵ, tiểu đoàn 212 cùng năm đội tự vệ của khu Chợ Hôm.

Trấn giữ mặt đường Phố Huế bên dãy phố lẻ từ Trần Xuân Soạn đến Hòa Mã là tiểu đội Phạm Văn Đăng và tiểu đội Phạm Đường Bệ tiểu khu 6, cùng hai tiểu đội Vệ quốc đoàn dưới sự chỉ huy của trung đội trưởng Lê Chung (tiểu đoàn 77) và anh Hoàng Tường Chi (tiểu khu Chợ Hôm).


Các anh thống nhất cách đánh là dùng tất cả các đồ gỗ trong các nhà chặn chặt cửa ra vào không cho địch phá, bố trí các chiến sĩ ta trên gác dùng chai xăng và lựu đạn đánh xe cơ giới, cho người gác các lỗ thông tường nhà.


Tiểu đội Phạm Văn Đăng được cử đến góc phố Hòa Mã - Phố Huế, tiểu đội Phạm Đường Bệ được bố trí chặn ở góc Phố Huê - Trần Xuân Soạn.

Em Luyện đi theo tiểu đội Phạm Đường Bệ đến nhà góc phố số 77 chặn địch cả hai mặt Phố Huế và Trần Xuân Soạn. Em Luyện phát hiện thấy nơi bố trí này không an toàn nên đã nói với tiểu đội trưởng Bệ:

- Anh Bệ ạ em thấy ở đây không an toàn, địch có thể đánh sau lưng mình và đánh thông sang chỗ ban chỉ huy.

Anh Bệ hỏi:

- Sao em lại nói thế?

Luyện đáp: "Anh có thấy không, lúc nãy khi qua nhà 81 em thấy ngoài lỗ thông qua nhà 79 ra còn một lỗ thông nữa trông sang phía Trần Xuân Soạn. Nếu bọn tây nó vào được Trần Xuân Soạn thì coi như ta bị bao
vây và chúng có thể đánh suốt dọc Phố Huế.


Tiểu đội trưởng Bệ và tiểu đội trưởng Tâm vệ quốc đoàn quay lại nhà 81 xem thì thấy đúng như lời Luyện nói: Ngoài lỗ thông sang nhà 79, ở sân giữa còn một lỗ thông nữa ở lối đi nhà vệ sinh thông sang Trần Xuân Soạn. Hai tiểu đội trưởng tự vệ và vệ quốc đoàn liền rút quân về nhà 81 bố trí trên gác, cử hai tổ ba người cảnh giới hai lỗ thông, chiều hôm đó lúc 3 giờ địch phá được một nhà ở phố Phùng Khắc Khoan đánh thông suốt dọc phố Trần Xuân Soạn; tiểu đội Vũ Đình Tuân (con cụ Vũ Đình Tụng) của tiểu khu 3 bị hy sinh bốn người, số còn lại rút được về số nhà 81 và bố trí chiến đấu cùng với Tâm và Bệ. Địch lần đuổi theo nhưng bị quân ta bắn chặn lại, chúng ném lựu đạn, và đưa súng phóng hỏa bắn nhưng bị quân ta bắn trả lại quyêt liệt. Trong những tiếng nổ phát một của súng trường thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng nổ của khẩu tiểu liên của Luyện.


Cho đến 16 giờ chiều bọn địch không làm sao vào được trong nhà 81, trong khi đó xe cơ giới của chúng cũng không húc được cửa mà còn bị lựu đạn và chai xăng của ta ném cháy ba chiêc trên đường Phố Huế.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2022, 06:48:05 am »

Những ngày sau đó các đội tự vệ của khu Chợ Hôm được rút về dưới phố Bạch Mai và Việt Nam học xá tập hợp lại thành đội tự vệ Duy Tân, Luyện trở thành liên lạc viên của Ban chỉ huy trung đội. Trong những ngày này khi thì em đi cùng anh Phạm Quốc Bảo lùng bắt bọn thám báo, khi thì đi cùng với Hoàng Thị Dung, Lưu Thị Hạnh mang cơm tiếp tế cho đơn vị, khi thì chốt trên đình Tô Hoàng tham gia giữ trận địa ở Ô Cầu Dền.


Sau ngày 19-01-1947 đội tự vệ Duy Tân sáp nhập vào tiểu đoàn 64 trở thành trung đội 2 thuộc đại đội 4. Trong trận đánh lớn ngày 15-01-1974, trong thế bị bao vây ba mặt Ban chỉ huy tiểu đoàn đã ra lệnh cho bộ phận y tế cấp dưỡng rút khỏi trận địa từ 12 giờ trưa. Tôi cũng cho mấy em liên lạc 14, 15 tuổi trong đó có Luyện rút theo bộ phận này. Nhưng không ngờ đến 15 giờ, tôi đến hầm chiến đấu của tiểu đội Bệ vẫn thấy Luyện và các chiến sĩ khác đang nhằm bắn bọn tây nhấp nhô trên đường số 1.


Đến 5 giờ chiều khi đơn vị rút thì Luyện cũng là những người rút sau cùng. Chỉ huy trung đội lúc đó chỉ còn tôi với Phạm Đăng Trung, đội phó (tất cả đều bị thương).

Về đến Huỳnh Cung nơi đóng quân của tiểu đoàn lúc 11 giờ đêm, Luyện chạy ra đón tôi và nói:

- Lúc anh Chi và anh Lục mất ở Lò gạch, sau em có đến và lục được trong túi các anh nhũng di vật này em trao lại cho anh. Và em đưa cho tôi hai cái ví.

... Ngày 20-3-1947 tiểu đoàn 64 tiến đánh Hà Đông theo dọc sông Nhuệ, trung đội tôi được bố trí thành một tuyến dài gần 700 m. Từ đầu cầu xuống Mỗ Lao, các tiểu đội cách nhau 200m. Trong ngày hôm đó em Luyện và em Lê là hai liên lạc viên phải chạy hàng chục lần từ tiểu đội này sang tiểu đội kia dưới làn đạn của địch. Đến 6 giờ chiều đơn vị được lệnh rút và hành quân hơn 30 km về làng Hữu Bằng ở Thạch Thất Sơn Tây. Bố trí chỗ ăn nghỉ cho các đơn vị xong đã gần 8 giờ sáng. Chúng tôi vừa trở về nhà đóng quân của Ban chỉ huy trung đội thì liên lạc viên từ trung đoàn xuống đưa cho tôi một công văn.


Mở công văn ra xem tôi bàng hoàng cả ngưòi: Đây là công văn của Văn phòng Chính phủ gửi trung đoàn 37 để nghị báo tin cho Trần Kim Luyện chiến sĩ của tiểu đoàn 64 biết đồng chí Trần Kim Xuyến, giám đốc Nha Thông tin đã bị địch sát hại trong khi đi công tác ngày 2/3/1947. Chúng tôi nhìn nhau lòng nghẹn ngào vì mặc dầu đã chứng kiến sự hy sinh của nhiều đồng đội nhưng không biết em Luyện có thể chịu đựng nôi nỗi đau đớn, mất mát này không. Tôi và Đặng Thái chính trị viên trung đội (thay anh Hoàng Tường Chi đã hy sinh) xuống nơi tiểu đội của Luyện đóng quân thấy em nằm ngủ rất ngon, miệng hơi hé cười. Chúng tôi bùi ngùi không muốn đánh thức em dậy vì biết rằng sau một ngày chiến đấu gian khô và sau một cuộc hành quân dài vất vả hãy để cho em ngủ một giấc thoải mái phục hồi sức khỏe trước khi phải đón nhận nỗi đau đớn không thể cứu vớt này. Tối hôm đó lúc 8 giờ Luyện chạy vào chỗ chúng tôi hớt hải nói:

- Các anh ơi, có phải anh Xuyến em mất rồi không?

Tôi và Thái nhìn nhau, Thái lặng lẽ đưa tờ công văn cho Luyện. Luyện cầm đọc nét mặt ngây đi. Hai dòng nước mắt từ từ lăn trên gò má xạm nâu, em đứng lặng chân. Tôi và Thái định lên tiếng thì Luyện nói:

- Anh Xuyến hy sinh rồi không biết mẹ em có chịu nổi mất mát này không. Em xin thề sẽ trả thù cho anh. Anh Giáp anh Thái đừng lo, em không sao đâu. Mất mát này em chịu được. Em sẽ quyết tâm rèn luyện để trả thù cho anh Xuyến.

Nói xong em từ từ quay đi bước ra khỏi văn phòng trung đội...

Trong năm 1947, 1948 theo điều động của trung đoàn Trần Kim Luyện được cử đi học lớp mật mã và trở thành điện đài viên của trung đoàn bộ. Những năm ấy tôi và Đặng Thái được điều động đi mỗi người một công tác khác nhau, không ở gần Luyện nữa.


Cuối năm 1950 tôi được tin Luyện được cử đi học trường Lục quân khóa 6. Đến năm 1954 sau hòa bình lập lại tôi mới được biết sau khi học ở Lục quân Luyện được điều về đại đoàn 312 và tham gia nhiều chiến dịch như Tây Bắc năm 1952, Thượng Lào 1953, Điện Biên Phủ 1954. Em đã hy sinh tại mặt trận Điện Biên trong trận chiến đấu ở đồi E1 với cương vị đại đội trưởng.


... Năm 1995 tôi đã dự lễ kỷ nệm 50 năm ngày thành lập Thông tấn xã Việt Nam và lễ đón nhận Huân chương Sao vàng của đơn vị trong báo cáo tổng kết có nói đến công lao của anh Trần Kim Xuyến.

Tôi gặp anh Đỗ Phượng giám đốc TTX và hỏi về tình hình gia đình anh Xuyến. Anh Đỗ Phượng cho biết bà cụ cũng đã mất, toàn bộ gia đình chỉ còn một cô con gái của anh Xuyến hiện đang sống tại Đức.

Viết những dòng này để ghi lại hình của một em liên lạc kiên cường dũng cảm và thông minh như hàng trăm thiếu niên học sinh khác của Hà Nội, đã chiến đấu suốt 60 ngày đêm trên địa bàn Liên khu II và LKIII của Hà Nội, tôi vẫn còn một băn khoăn:


Không hiểu gia đình anh Xuyến cũng như nhiều gia đình khác đã được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng chưa?

Tháng 6-2000
HOÀNG GIÁP
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #65 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2022, 06:49:00 am »

NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG BAO GIỜ PHAI


1. Tổ cứu thương Quỳnh Lôi

Tôi mồ côi mẹ từ năm tôi 15 tuổi, đó là năm 1941. Từ đấy tôi sống với bà nội và cha. Cha tôi là bác sĩ, còn bà tôi thì đã già, chỉ ngồi trông nom công việc trong nhà.

Hai năm sau (1943) tôi gia nhập Việt Minh. Mối quan hệ với xã hội bắt đầu mở rộng. Có lần anh Quốc Uy đến thăm tôi với tính chất kiểm tra tổ chức cơ sở. Bởi nghĩ rằng cháu mình đã đến tuổi "trai gái" yêu đương (tôi đã bước sang tuổi 17), bà tôi thấy có thanh niên lạ đến tìm tôi thì tỏ ra lo ngại. Cụ vác ghế ngồi kề đó để canh chừng cháu. Khi cha tôi về nhà, bà nội tôi kể lại việc đó. Cha tôi gạn hỏi, không quen nói dối, tôi quanh co một lúc rồi đành khai thật tất cả. Cha tôi bảo "Bố cũng yêu nước. Nhưng con hoạt động thật sơ xuất quá, mật thám nó rình, không chừng có tên con trong sổ đen của nó rồi đấy. Con mà bị bắt thì lấy ai trông nom các em cho bố đi làm?". Sau đó cha tôi giao tôi cho cô chú quản lý. Không ngờ chú tôi đã giác ngộ cách mạng, đang hoạt động trong phong trào truyền bá quốc ngữ, mà tôi không biết.


Năm 1945, trong không khí sôi nổi của thanh niên Hà Nội lên đường Nam tiến đánh Pháp xâm lược, tôi hăng hái xách va li đến trụ sở ghi tên xin đi. Anh Phú Hương (là người phụ trách ở đó) hỏi tôi: "Cô đã xin phép gia đình chưa"? Tôi đáp: "Thưa anh chưa ạ"! Anh nghiêm nghị bảo tôi: "Vậy thì không được. Thôi cô về đi để dịp khác"! Tôi đành hậm hực quay về nhà.


Năm 1946, tôi được kết nạp vào "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác" (thời bấy giờ đó là tên gọi công khai của tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương ở Hà Nội). Mỗi hội viên được phát hai tấm thẻ CH và CB, để tiện liên lạc với tổ chức kháng chiến khi có chiến sự xảy ra. Và phải chuẩn bị hành trang gọn nhẹ, sẵn sàng nếu cần có thể giã biệt gia đình, lên chiến khu bất cứ lúc nào. Ôi "chiến khu" !... Với tôi lúc đó, hai từ ấy sao mà có sức quyến rũ lạ thường đến thế? Nó hàm chứa một niềm háo hức, mê say cùng với một chút lo âu, sợ hãi! ... Nhưng điều đó không đến, mà hành vi gây chiến tranh của bọn Pháp ở Thủ đô mỗi ngày càng trắng trợn hơn, Hà Nội sôi sục trong không khí chuẩn bị kháng chiến. Bà nội và các em tôi đi tản cư, ở lại chỉ có cha tôi, tôi và cậu Nghĩa (con nuôi của cha tôi, đồng thời là trợ thủ của người), lúc bấy giờ cha tôi là bác sĩ của Sờ Y tế Hà Nội. Trước đêm chiến tranh nổ ra, cha tôi (có cậu Nghĩa đi theo) lên xe của Sở Y tế ra khỏi thành phố, tôi không được tiễn.


20 giờ ngày 19/12/1946, đèn thành phố thình lình vụt tắt, đồng thời tiếng đại bác nổ rung chuyển cả bầu trời Hà Nội. Tôi hối hả đi thu dọn "khăn gói" để ra đi. Chẳng hề có một tý kinh nghiệm gì, tôi chỉ vác lên vai
một chiếc ba lô nhỏ xíu, trong đựng hai bộ quần áo và một cái khăn tay cùng gương lược, vẫn không quên lọ nước hoa "Soir de Capri" bé tý tẹo, có mùi hương thơm dịu mát mà tôi võn quen dùng! Toàn bộ "tài sản riêng", kể cả hai thứ đồ dùng mà tôi yêu quý nhất, đó là chiếc xe đạp và cây đàn pi-a-nô, với tôi như tay chân và tâm hồn của bản thân mình đều bỏ lại.


Tôi đi như chạy đến khu Bảy Mẫu để trình diện và xin công tác. Được chỉ định đến nhận công việc tại một tổ cứu thương tiền phương của khu 17 (Bạch Mai và Hoàng Mai) đặt tại Quỳnh Lôi. Đang ngơ ngác trên đường phố Bạch Mai để tìm lối vào làng Quỳnh, thì đột nhiên nghe thấy một tiếng quát rất to:

- Ai mà quần trắng áo dài thướt tha thế kia? Đạn Tây nó giết tươi bây giờ!

Tuy không nhìn thấy người quát hỏi, nhưng tôi lập tức nhận ra ngay người bị quát chính là mình. Tôi vội vàng quờ tay túm gọn hai vạt áo lên ngực, một tay vén cao hai ống quần, lom khom chạy nhanh vào một cái ngõ gần ngay đấy. May sao lại đúng lối vào trạm cứu thương Quỳnh Lôi, thế là thoát!


Là học trò gái ở Hà Nội thời bấy giờ hàng ngày đi học ai cũng mặc áo dài (kiểu "tân thời"do họa sĩ Cát Tường chế tạo ra) với quần lụa trắng. Đa số là đi xe đạp, chỉ một số ít gia đình giầu có mới sắm xe nhà và thuê "anh xe" để đưa đón con đi học.


Trước khi tản cư, bà nội tôi đã sắm cho tôi một cái quần lụa đen và một cái áo cánh vải màu nâu tây, tôi vẫn cất kỹ trong ba-lô lúc súng nổ vội vã quên chưa kịp thay.

Tổ cứu thương tiền phương của chúng tôi ở Quỳnh Lôi có sẵn ba chị là chị Hải Phương (ủy ban chấp hành hội phụ nữ cứu quốc Hoàng Diệu) làm tổ trưởng; chị Uyên (đội trưởng đội chiến đấu Hoàng Diệu) và chị Bảo là tổ viên. Nay thêm tôi nữa là bốn đứa con gái với một anh con trai tên là Tỷ (sinh viên Y khoa) là năm người. Vài hôm sau lại có thêm một chị nữa (là cô của chị Duyên) tên là Nguyện đến tham gia. Tổng cộng năm gái, một trai! Chúng tôi quen nhau rất nhanh, đặc biệt là năm đứa con gái, cứ ríu rít suốt ngày. Thời gian này công việc chưa gấp lắm, chúng tôi còn có thì giờ đi sinh hoạt Đảng ở chi bộ Phố Huế (tổ Đảng của chúng tôi có ba chị em, là chị Phương, chị Duyên và tôi do chị Phương làm tổ trưởng), chị Hải Phương vẫn bố trí được thời gian đi kiểm tra hoạt động của các tổ chức phụ nữ thuộc phạm vi chị phụ trách.


Trong mấy ngày mới quen nhau ấy, có một chuyện vui đã xảy ra khiến chúng tôi ai nấy đều rất muốn nhắc lại để cười với nhau: Chiều hôm ấy chị Phương rủ Duyên đi kiểm tra hoạt động của chị em khu vực Thanh Lương, Đống Mác. Mỗi người một chiếc xe đạp (bà con tản cư không vác qua ụ được, vứt lại ở cửa ô rất nhiều), khi đi trời còn sáng và đường phố vẫn nguyên vẹn, khi đi về thì trời đã tối đen và đường thì dân quân, tự vệ đã đào hầm chống xe tăng. Hai chị em không biết cứ thế lao đi. Hẫng một cái chưa kịp hiểu ra làm sao thì cả hai chị cùng với xe đạp nằm chồng lên nhau dưới lòng hố! Sau một lúc định thần lại, sờ nắn chân tay thấy không giập, gẫy chỗ nào mới hoàn hồn. Chị Phương cáu sườn gắt bâng quơ "chả nhìn thấy cái ma toi gì cả" Hai chị em lại rúc rích cười rồi giúp nhau kéo xe lên. Tiện thể cùng kéo nhau về nhà riêng, "vơ vét" mỗi người một bọc quần áo, kèm theo cả một chiếc khăn bông to đùng. Chất hết lên xe nhà gọng đồng, cả hai cùng leo lên ngồi nghễu nghện, nhờ anh xe kéo đi, "tản cư" về ... xóm Quỳnh Lôi !.. Khiến "cả nhà" được một phen được cười quặn cả ruột.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #66 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2022, 06:49:37 am »

Năm chị em trong tổ, có hai chị "nổi bật" (hơn hẳn mọi người). Chị Bảo có dáng người đậm đà với nước da trắng trẻo, gương mặt tròn trịa, cặp mắt u ẩn, và miệng luôn phẳng phất một nét cười lặng lẽ, hơi buồn. Tuy mới học làm cứu thương, nhưng chị rất khéo tay và cần mẫn. Ngoài nhiệm vụ chăm sóc thương binh, thì chị sẵn sàng bỏ hàng giờ nghỉ ngơi đi giặt một đống quần áo bê bêt những máu đọng của thương binh phơi khô rồi vá víu bằng hết mọi vết rách, đính lại từng chiếc cúc áo đứt! Chị Nguyệt thì lại rất chất phác, lành hiền. Chị là con vợ lẽ, lại mồ côi mẹ và đã 24 tuổi, tất cả chúng tôi đều tôn chị làm chị cả. Và chị hết sức xứng đáng với "ngôi vị" ấy. Không những chị chăm sóc rất chu đáo cho từng anh thương binh, mà còn chăm lo cho cả mỗi đứa chúng tôi nữa, không phân biệt đứa nào hơn hay kém. Cứ y như một người chị lớn đảm đang trong gia đình. Chị có được đi học nhưng sức học rất thấp bởi phải nghỉ học sớm để lo nội trợ cho gia đình. Chúng tôi ai cũng rất yêu quý chị.


Thời gian này chúng tôi không phải lo gì về bữa ăn. Ngày nào cấp dưỡng của mặt trận cũng mang đến tận nơi, phát cơm với muối vừng và thịt trâu kho muối (mỗi suất một miếng to bằng nửa nắm tay, dai như chão) lại có khi được phát xôi với cả thịt chó nữa! Là học trò gái ở Hà Nội, chúng tôi chưa ai được ăn thịt chó bao giờ, nên thoạt tiên thì sợ, sau cảm thấy ngon hơn cả thịt bò.


Thế rồi, chiến sự ngày một gay gắt hơn. Anh em ta bị thương chuyển về nhiều. Chúng tôi tối tăm mặt mũi làm không hết việc, không còn biết giờ giấc là gì!.. Biết bao trường hợp hết sức thương tâm phơi bầy ra trước mắt chúng tôi, khiến cho chúng tôi ai nấy cũng run cả tay, không phải vì kinh sợ, mà không sao kìm nén nôi lòng thương cảm trước những nỗi đau đớn khủng khiếp của các thương binh.


Cho tới tận ngày hôm nay, đã hơn 53 năm trôi qua, mà tôi vẫn không sao quên được người thương binh ấy, tuy tôi không biết tên anh. Anh còn trẻ lắm, chỉ chừng 15, 16 tuổi (còn kém cả tuổi em trai tôi), quần áo tơi tả và bê bết bùn đất, mặt nhợt nhạt vì hết máu, hai giẻ xương quai hàm đóng chặt cứng lại, cặp mắt to tròn giương lên hết cỡ, và toàn thân thì cứ rung lên từng nhịp cố gắng kìm nén cơn đau, hai bàn tay mảnh dẻ cứ khư khư bịt lên mảng bụng rách rát, mà ruột vẫn còn lòi ra. Đang ăn dở bữa cơm chúng tôi vội quăng bát đũa đứng lên bắt tay ngay vào công việc cấp cứu cho anh.


Tôi đã được học hai khóa cứu thương, và thực tế đã cấp cứu cho hàng chục trường hợp bị thương, trong những ngày vừa qua. Vậy mà hai tay tôi cứ run bắn lên khi cầm cái bát ô tô úp lên bụng anh, rồi luồn tay qua sau lưng anh để buộc băng cấp cứu (như đã từng học và thực tập ở bệnh viện nơi cha tôi công tác). Làm xong tôi cảm thấy mình nghẹn thở. Chị Hải Phương kiểm tra rồi lập tức cho chuyển ngay về tuyến sau.


Từ ấy tôi hằng nghĩ một mình: không biết anh thương binh ấy còn sống không?

Lắm khi, vì phải tiết kiệm nước sạch, chúng tôi chỉ có thể lau qua hai bàn tay dính máu thương binh, rồi tiếp tục cầm cơm nắm ăn với nhau, trong nỗi ngậm ngùi thương cảm vẫn còn vương vấn trên gương mặt mỗi người.


Một kỷ niệm nữa mà tôi cũng rất nhớ. Đó là: Thời bấy giờ, không hiểu vì đâu mà chúng tôi lại "ngây ngô" đến thế. Có một anh thương binh không kịp chuyển về tuyến sau, đã hy sinh, vào phiên tôi trực. Một mình tôi với một "xác chết" trong một căn nhà gianh trống trải, giữa đêm tối quạnh vắng đến rợn người. Tôi lần mò ra sau nhà chặt được một khúc thân cây chuối nhỏ, mang vào đặt ở trên cạnh đầu người tử sĩ. Rất may trong xó nhà có một cái đèn hoa kỳ vẫn còn dầu. Tôi đốt lên đặt cạnh chỗ anh nằm rồi ra bậu cửa ngồi canh. Không ai quy định cho chúng tôi phải làm điều ấy, nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn tôi cứ mơ hồ cảm thấy mình sẽ rất đáng trách, nếu như để anh ấy nằm một mình ở đấy!... Thế là, mặc dù rất sợ, trống ngực đập liên hồi, tôi vẫn cứ nắm chặt hai bàn tay lại thành quả đấm, tự đập lên đùi. Còn mồm thì lẩm bẩm như cầu kinh "Cóc sợ! Cóc sợ! Ông cóc sợ".


Còn một điều tưởng như rất "tầm thường" nhưng lại là nỗi khổ tâm "vô cùng dai dẳng" đối với mỗi chúng tôi, ở vào thời gian ấy. Chỉ vì chúng tôi là phận gái(!) là cái phận mà tạo hóa bắt "có tội" theo định kỳ! ... Đa số chúng tôi khi ấy là học trò gái hầu hết "con nhà có đủ bát ăn" tuổi đời còn quá trẻ, chưa quen tự chăm lo cho bản thân mình.


Nhưng rồi chúng tôi đều vẫn "dũng cảm" vượt qua. Xin nói nhỏ: kể cũng đáng hãnh diện về một điểm hơn hắn các "đồng chí nam nhi" sinh cùng thời với chúng tôi đấy chứ?

Chuyện đã năm mươi ba năm rồi, năm chị em chúng tôi ngày ấy đã nguyện ước cùng nhau "năm đứa thành lập một gia đình trong kháng chiến. Sẽ suốt đời gắn bó với nhau"! Điều nguyện ước ấy may sao khi Liên khu II chuẩn bị giải tán, chúng tôi gặp được anh Khoát, anh đã vui lòng chụp cho chúng tôi một tấm ảnh để lưu lại lâu dài.


Năm đứa chúng tôi trong ảnh, sau chiến tranh chống Pnáp chỉ còn lại bốn, chị Nguyệt đã hy sinh trong trại giam của giặc Pháp. Còn bốn chị em đều đã "lên bà" và có tổ ấm riêng yên vui, hạnh phúc. Gần đây chị Bảo, chị Duyên cũng đã lần lượt vĩnh biệt cõi trần ai, để trở về nơi hư vô cực lạc.


Chỉ còn lại chị Hải Phương và tôi, hai trong số năm chị em ở tổ chức thương binh ở làng Quỳnh Lôi thời ấy!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #67 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2022, 06:50:16 am »

2. Kể chuyện chị Lê Thị Nguyệt từ Ô Cầu Dền đi vào cõi bất tử

Sau 19/12/1946 vài ngày, chị Nguyệt đến nhập vào tổ cứu thương Quỳnh Lôi với chúng tôi. Chị là cô của Duyên (một tổ viên trong tổ) nên chúng tôi "thành chị thành em" của nhau rất nhanh.

Chị Nguyệt được học chữ ít hơn chúng tôi, vì chị được sinh ra trong một gia đình chỉ có hai chị em gái (không có con trai) do hai bà mẹ khác nhau sinh ra, mà chị lại là con của vợ lẽ và mồ côi mẹ rất sớm, phải tự mình đảm đương mọi công việc nội trợ của gia đình. Có lẽ vì thế mà chị rất thạo việc cơm áo cho mọi người. Tôi còn nhớ, thời gian sống cùng nhau, lúc đầu ở Ô Cầu Dền có tổ chức hậu cần của mặt trận phụ trách việc ăn uống cho tất cả mọi người, chúng tôi không lo lắng gì. Nhưng khi rút ra khỏi Ô Cầu Dền, không có tổ chức nào chịu trách nhiệm nuôi chúng tôi nữa. Mà chúng tôi lúc ấy lại có thêm ba bác sĩ và mười một sinh viên, trở thành hai mươi miệng ăn!.. Tôi hoàn toàn không hiểu chị Nguyệt đã chạy vạy cách nào mà vẫn đảm bảo cho chúng tôi có ăn (không được cơm thì cũng có cháo).


Chị có dáng người thon thả, mảnh mai. Tính nết nền nã và rất hay cười. Đối với công việc, chị không nề hà bất cứ việc gì. Khi cần cứu thương, chị sẵn sàng làm cứu thương. Dù rằng chị chỉ là cứu thương "vừa làm vừa học", không hề qua một lớp chuyên môn nào. Kẽ từ công việc băng bó, nâng giấc thương binh, tắm rửa giặt giũ cho anh em, hoặc "bưng bê, đổ chậu", xúc cơm, bón cháo, hay làm việc tải thương khiêng cáng... chị đều làm với thái độ rất cần mẫn, hết lòng hết sức. Khi cần người nấu ăn chị cũng vui vẻ làm.


Cho đến khi Liên khu II giải thể, chị được trên điều động về cơ quan công an quận 6 cùng với chị Hải Phương và chị Duyên. Sau đó lại được cử vào nội thành hoạt động hợp pháp. Chị trở về nhà làm nội trợ cho người chị gái cùng cha khác mẹ để hoạt động.


Một thời gian ngắn, đứa em họ của chị (cũng là công an quận 6 được cử vào) tên là Hùng, phản bội, chỉ điểm cho Pháp bắt chị!

Chị bị chúng giam ở Nhà Tiền (xí nghiệp in Tiến Bộ bây giờ). Chúng tra khảo chị rất dã man mà không khai thác được gì. Cuối cùng chúng dùng chính tóc chị để treo chị lên xà nhà, rồi tiếp tục tra tấn (chị có mái tóc mềm và dài quá gối, những ngày được sống chung, chúng tôi ai cũng thèm được có mái tóc như chị). Bị đánh, chị quằn quại mãi cuối cùng từng mảng da đầu của chị tuột ra khỏi sọ. Chị rơi xuống đất ngất xỉu rồi hy sinh!


Hôm đó, trong lao, anh em tù chỉ nghe được tiếng của một người bạn tù nào đó hét rất to: "Anh chị em ơi! Chúng nó tra tấn đến chết chị Nguyệt rồi"!

Không ai được biết kẻ thù đã vứt xác chị Nguyệt ở đâu.

Chị Nguyệt bình sinh ít nói, và chị cũng lặng lẽ đi vào cõi bất tử, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân trong trắng và tươi đẹp cho đất nước. Chúng em xin vĩnh biệt chị thân yêu!

NGUYỄN THỊ NGHIÊM
(Viết theo lời kể của chị Toàn,
bạn tù cùng chị Nguyệt ở Nhà Tiên khi ấy)
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #68 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2022, 06:51:27 am »

MỘT LẦN BỊ THƯƠNG


Cách đây ít ngày tôi có một cuộc trao đổi qua điện thoại thật bất ngờ:

- Từ Thức phải không?

- Vâng ai đấy?

- Nhân đây!

Tôi ngẩn ngơ (vì tên khai sinh của tôi cũng là Nhân) hỏi lại:

- Nhân nào? Nhân ở trong Nam à? (vì tôi cũng có người bạn học cũ tên là Nhân hiện đang ở thành phố Hồ Chí Minh)

- Không phải, mà là người khênh cáng đưa cậu máu me đầy người từ Ô Cầu Dền về trạm mổ Văn Điển đây!

- Làm gì có chuyện ấy, tôi đã đi bộ từ Ô Cầu Dền về Văn Điển cơ mà! Này (tôi chợt nghĩ ra), cái tay Nhân ấy chính là cậu phải không?

- Đúng!

- Thế thì đến tôi đi, xem mặt mũi tay Nhân ấy như thế nào!

Ngày hôm sau, một ông đẹp lão người cao lớn gõ cửa bước vào nhà tôi. Tôi vẫn còn ngơ ngác.

Rồi câu chuyện bắt đầu, dần dà tôi mới vỡ lẽ. Hóa ra cái ông Nhân (thường gọi là Hồng Nhân) này trước đây là người của quân đội đặc phái sang công tác ở Ủy ban kháng chiến Liên khu II, chịu trách nhiệm công tác thương binh.

Sự việc diễn biến trước đây 50 năm như sau:

Trước ngày toàn quốc kháng chiến, tôi chỉ thỉnh thoảng viết bài đăng báo phê phán chủ nghĩa thực dân Pháp, rồi tham gia mặt trận Việt Minh, làm công tác tuyên truyền ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh, chống Quốc dân đảng, Đại Việt v.v...


Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ tôi được đoàn thể chỉ định tham gia một tổ tuyên truyền kháng chiến, có nhiệm vụ viết bài để phát thanh. Chiều ngày 19/12 năm ấy, tôi lặng lẽ rời bỏ căn phòng nơi tôi ở gần Cửa Nam, cùng với tổ tuyên truyền đi về Phố Huế. Ở đây dưới vòm trời lửa đạn, dòng người ngược xuôi bộn bề trăm công nghìn việc, sục sôi chiến đấu, tôi thấy ra việc mình đương làm lúc này là thừa, tôi quyết định cầm súng.


Đi xuống chùa Sét, phía dưới khu Trương Định, tôi gặp Quốc Đảm vừa mới ra khỏi bệnh viện và nhiều thanh niên tự vệ chiến đấu lạc đơn vị.

Đồng chí Hoàng Kiện, tiểu đoàn trưởng 77 cũng ở đây, đương tập họp lực lượng, tôi đến bên mấy anh em tự vệ chiến đấu đương nằm lả trên tấm phản trong chùa, thản nhiên mượn anh em hai khẩu Sten và một vốc đạn (vì một khẩu súng không có băng đạn). Tất nhiên, tôi trao cho Quốc Đảm một khẩu Sten và một vốc đạn rồi đến gặp đồng chí Hoàng Kiện nhận nhiệm vụ chiến đấu. Đồng chí Hoàng Kiện giao nhiệm vụ cho chúng tôi tập hợp những tay cầm súng còn lại ở chùa Sét, sẽ từ cuối ngõ Khâm Thiên, phối hợp với một đơn vị tại chỗ (một trung đội độc lập), tiến đánh Nhà Dầu Khâm Thiên. Trận đánh không thành vì quân ta thiếu hỏa lực.


Sáng hôm sau, chúng tôi lại lôi kéo được một nhóm anh em tự vệ khác đến gặp đồng chí Đào, chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu II ở Phố Huế, xin được điều động tăng cường cho đơn vị bộ đội phía trên.

Ở nhà đại tá Lamy (nay là đại sứ quán Pháp), tôi gặp đồng chí Quý trung đội trưởng của C14, D212. Được tăng viện, đơn vị đồng chí Quý chuyển trở lại trại Bảo an binh phía bên kia đường và cho áp giải về hậu phương may phụ nữ người Pháp. Sau khi bàn bạc với tôi về việc bố trí đội hình chiến đấu, đồng chí Quý cho chuyển quân trở lại nhà đại tá Lamy hướng mũi phục kích về phía bắc, lấy phía nam làm điểm tựa. Khi vượt qua đường Trần Hưng Đạo, đồng chí Quý bị thương do một phát đạn xuyên chéo của một ổ phục kích nào đấy của địch quanh đó.


Đồng chí Quý được các chiến sỹ đặt lên cáng khiêng về phía sau. Lúc ấy tôi nghe thấy tiếng đồng chí Quý vẳng lại: Anh nhà báo thay tôi chỉ huy (đồng chí Quý vẫn gọi tôi là anh nhà báo).

Đồng chí Quốc Đảm gặp lại đơn vị cũ. Rồi các chiến sỹ đơn vị đồng chí Quý cũng chuyển đi theo đội ngũ của họ. Hôm sau tôi trơ lại Ô Cầu Dền, quanh quẩn tìm cho mình một vị trí chiến đấu và tôi đã gặp Mạc Lân, Quang Thỏa là hai thanh niên gốc gác chùa Vua. Chúng tôi đến nhập vào một đơn vị bộ đội đã nằm phục kích địch bên kia ụ Ô Cầu Dền. Phía bên này ụ là một dãy nhà hai tầng, ngôi nhà thứ nhất đã bị cháy đen nham nhở, trước cửa ngôi nhà ấy là một chiếc xe tăng địch với khẩu 12 ly 7. Chẳng hiểu mô tê gì về kế hoạch tác chiến của quân ta, tôi hô mấy đồng chí tự vệ chiến đấu cùng với tôi, Mạc Lân, Quang Thỏa vượt qua ụ chui vào ngôi nhà cháy bò lên cầu thang gác, lần ra ngoài ban công. Tôi hô: Xăng crếp, rồi: lựu đạn! Trời ơi, các ông nội quên không rút chốt lựu đạn, kết quả còn lại chỉ là những tiếng chai vỡ, cục gang tròn lăn lông lốc dưới đường. Có lẽ địch cũng chẳng hiểu mô tê gì nên không động tĩnh. Chúng tôi lại lặng lẽ rút ngược xuống cầu thang cháy dở, lao trở lại phía bên kia ụ, bình yên vô sự.


Tôi không nhớ chính xác ngày nào sau đó, tôi đi xuống phía Giáp Bát và gặp được đồng chí Phùng Thế Tài đương huy động lực lượng lên tiếp viện cho đơn vị bộ đội chốt ở Ô Cầu Dền. Tất nhiên tôi lại ngược trở lại Ô Cầu Dền với khẩu Sten trong tay, cùng một vài tự vệ chiến đấu đi theo, còn có một sĩ quan Nhật với thanh kiếm dài lê thê bên người cùng đi. Cũng vẫn ở vị trí cũ trước ngôi nhà cháy dở, xe tăng địch hướng khẩu 12 lv 7 về phía chúng tôi nhả đạn, tôi bò đến sau một gốc cây không có gì là lớn lắm lấy nó làm lá chắn, người nằm sát đất hướng mũi khẩu Sten của tôi về phía trước. Cứ như vậy đến vài chục phút, những phát đạn 12 ly 7 vây quanh người tôi. Hắn địch đã chắc chắn là không còn có thể có sự sống nào tồn tại nơi khẩu 12 ly 7 hướng vào và chiêc xe tăng từ từ lùi lại, quay mũi. Lúc ấy tôi thấy nóng bên vai phải nhưng không thấy đau đớn, tôi biết là tôi đã bị thương vào phần mềm. Tôi đứng dậy chuyền khẩu Sten sang tay trái (khẩu Sten bị thương như tôi, đúng ở cò súng, đầu ngón tay trỏ của tôi...). Tôi đứng lên, thấy không còn ai bên tôi, tôi một mình đi ngược về phía Văn Điển tìm một trạm cứu thương nào đó. Chính ở đây đồng chí Nhân đã đón tôi, đưa tôi vào gặp bác sĩ Đặng Văn Chung để cắt, mổ và khâu vết thương, không có thuốc tê, chỉ có éther đốt cháy thịt da, thực hiện ca mổ với bệnh nhân ngồi trên bàn, một điếu thuôc lá trên môi và bác sĩ ngồi dưới ghế với dao, kéo trên tay. Sau ca mổ tôi xin bác sĩ một lọ éther để chuẩn bị cho những lần thay băng tiếp sau và tìm đến một nhà dân, cạnh trạm mổ xin ngủ nhờ. Sáng hôm sau tôi trở lại mặt trận với khẩu Sten không còn sử dụng được.


Tôi lại đến gặp đồng chí Phùng Thế Tài xin nhận nhiệm vụ. Đồng chí Tài sau một phút ngần ngừ đã giao nhiệm vụ cho tôi chỉ huy một trung đội đặc biệt, có thể gọi là trung đội cảnh vệ, án ngữ Ô Cầu Dền (sau khi đơn vị đồng chí Lê Trang chuyển đi theo hướng tây bắc).


Địch nống ra hướng về phía nam. Quân ta rút khỏi khu vực Ô Cầu Dền lùi về phía Hà Đông. Đồng chí Phùng Thế Tài giới thiệu tôi về d77 do đồng chí Hoàng Kiện chỉ huy. Tôi và Mạc Lân, Quang Thỏa đến trình diện với đồng chí Hoàng Kiện và được điều xuống đại đội 2 do đồng chí Nguyễn Mẫn làm đại đội trưởng. Cuộc đời binh nghiệp của tôi lúc ấy mới thực sự bắt đầu trong tiểu đoàn chủ lực của Khu đặc biệt Hà Nội, cũng là chiến khu XI cũ do đồng chí Vương Thừa Vũ làm khu trưởng, đồng chí Trần Độ, sau đó là đồng chí Đức Kiên chính ủy chỉ huy.


Ở cương vị mới trong C2, trung đội chúng tôi đã thu được một chiến công bất ngờ: Khi đóng quân ở Nam Dư Hạ, Yên Duyên sát đê sông Hồng vào một buổi sáng tinh mơ, Quang Thỏa chạy vào gặp tôi bên giường báo là có địch, tôi ra ngoài nhìn lên đê thấy dày đặc trong sương mù một khối dài xám xịt mang hình thù những xe cơ giới và lính. Trận địa đã được bố trí sẵn, tôi bình tĩnh xem xét theo dõi hành động của địch. Trời sáng dần ra, chúng tôi thấy chúng chuyển quân xuống đám ruộng dưới đê và bố trí hỏa lực nã vào Yên Duyên, có nghĩa là chúng quay lưng về phía chúng tôi. Chúng đã không ngờ sự có mặt của bộ đội ta ở phía sau chúng. Chúng tôi chỉ có một khẩu trung liên do một tổ chiến đấu phụ trách bên cạnh trung đội bộ. Tôi cho gác khẩu trung liên lên một cây ổi, hạ lệnh quét thẳng vào lưng đám lính Tây trước mặt. Lính chúng tôi hò reo: "Trúng rồi! Trúng rồi!". Thế rồi bọn địch láo nháo rút đi, cáng theo một hình thù gì đó. Khi trời sáng bạch thì trên đê cũng trống vắng như mọi buổi sáng trước đó. Chúng tôi đi ra phía ruộng nơi bọn lính Tây rút đi và lượm được một khẩu Parabellum mới tinh, một chiếc ba toong nhãn Đà Lạt của sĩ quan chỉ huy và một bao thuốc lá Philip chưa bóc tem. Hóa ra chúng tôi đã gặp may, với một vài loạt đạn trung liên kết thúc đời một tên sĩ quan chí huy Pháp... và buộc chúng rút lui không kèn không trống. Sau đó tôi nộp khẩu Parabellum và chiếc gậy chỉ huy lên cấp trên, còn bao thuốc lá tất nhiên chúng tôi chia nhau để thả khói ăn mừng thắng lợi!


Trong những năm tháng sau này, trên cương vị chỉ huy một đại đội độc lập, tôi đã trải qua những trận đánh ở Thạch Bích và dọc theo đường quốc lộ số 1, đê sông Hồng, ở Sơn Tây, đường 5, đường 21, Hạ Bằng... sau đó tôi được lệnh lên Việt Bắc dự lớp trung cao cấp chuẩn bị tổng phản công (cuôi 1949) rồi được điều về trường sĩ quan lục quân làm cán bộ nhà trường, ở bên kia biên giới. Lần bị thương ấy cũng là lần duy nhất trong cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi của tôi, đã cho tôi có dịp được góp một phần nhỏ máu thịt vì đất nước thân thương.


Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 1996
TỪ THỨC
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #69 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2022, 06:52:34 am »

ANH ĐỨC


Tưởng niệm hương hồn người chiến sĩ vô danh đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại chiến lũy Ô Cầu Dền trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.


1. Người không có họ

Mặc dù đã quen biết anh từ thủa tôi còn là một học sinh lớp "đồng ấu" của trường Công Ích (trường lớn nhất ở Bạch Mai khi ấy); vậy mà, cho tới mãi khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra và tôi đã trở thành một thanh niên chững chạc, đủ tư thế, đàng hoàng "đứng chung một chiến hào" cùng anh trên trận tuyến Ô Cầu Dền này để đánh trả kẻ thù xâm lược Pháp, thì tôi vẫn chưa biết được rằng anh mang họ gì? Lê, Trần hay Nguyễn, Phạm? Anh là người gốc gác ở Hà Nội này hay từ nơi nào phiêu bạt tới? Cũng như mọi người cư dân sống trong vùng Ô Cầu Dền, tôi chỉ biết tên anh là Đức! Anh kiếm sống bằng công việc mổ lợn thuê. Anh không có nhà; không có cha mẹ, anh em, vợ con! Và cũng chẳng thấy anh "bắt bạn" với một người nào ở đất Bạch Mai này.


Có lẽ do đặc điểm nghề nghiệp, mà cũng có lẽ là để cho dễ phân biệt giữa anh với những người khác cũng có tên là Đức ở chung khu vực, nên đã có ai đó khởi xướng ra cái sự khép vào với cái tên cúng cơm của anh hai chữ "đồ tể"!... Mọi người tiện miệng đua nhau gọi mãi thành quen. Anh không ngỏ ý tán thành mà cũng chẳng tỏ ra phản đối, cứ lặng thinh làm như chẳng có chuyện gì xảy ra. Vậy là, từ con trẻ tới các cụ già, mỗi khi ai có việc gì cần phải thuê mướn, sai bảo anh, đều gọi "Anh Đức đồ tể ơi! Lát nữa tới hộ nhà em tí việc nhé!"... hoặc "này Đức đồ tể, lại đây tao bảo!" v.v...


Tương tự như ở lớp vỡ lòng của ta bây giờ.

Anh là người rất tiết kiệm lời. Đến mức đã có một cô gái ưa xoi mói dám thách đố bạn "... Ta dám cược với cô mình năm hào nếu nghe được trong một ngày mà tay Đức "đồ tể" chịu mở miệng nói tới câu thứ ba, ngoài hai câu "biết rồi" và "tao một suất". Với điều kiện cấm không được "trêu ghẹo" hắn!".


Còn về cái tài nghệ hơn người của anh ta trong việc mổ lợn thuê, mà ở đây người ta thường kháo nhau: Nom hắn, với con dao bầu trứ danh trong tay, một mình "xử" gọn một con lợn tạ mới ngon mắt làm sao! Đến xiếc cũng đành phải cúi đầu xin.... xách dép!" và v.v... thì thôi xin được lược bỏ, bởi điều đó ít dính líu đến chuyện tôi muốn kể về anh.


Về anh: ngoài công việc mổ lợn thuê, được coi là nghề nghiệp chính, anh còn được nổi tiếng là một con người "bách nghệ", nghĩa là hầu hết tất cả các công việc thợ mộc giản đơn anh đều biết làm và làm được, tuy không ở đẳng cấp cao! Cộng vào đây, anh lại mang trong máu một tính cách khác đời! Ấy là luôn sẵn sàng "phục vụ", kể cả không công cho bất kỳ hạng người nào, khi đã có lòng yêu mến gọi tới anh, để sai bảo hoặc nhờ cậy. Kể từ móc cái cống bị tắc, đào cái "tăng sê" tránh bom Nhật, chữa cái chạn bát hay cái ghế hỏng, hoặc cái khóa hóc; thậm chí cả đến những chiếc giầy "há mõm" và v.v... anh thản nhiên gật đầu nói "biết rồi"! Thế là anh lắng lặng bắt tay vào việc, làm cho tới kỳ xong mới nghỉ! Lạ một điều, là khi nói đến cái sự công sá, thì anh lại tỏ ra hết sức vô tâm. Mỗi khi làm xong công việc, nếu chủ nhà nhớ ra, vui vẻ dúi vào tay anh lưng bát rượu trắng với chiếc bánh đa hoặc bìa đậu phụ nướng, nếu không tiện có rượu trắng, bánh đa thì một chút tiền "tùy tâm", anh chẳng hề từ chối. Ngược lại, nếu gia chủ có vì cớ gì mà cố nhãng ý, quên đi thì anh cứ việc lẳng lặng đi ra cửa, không bao giờ chịu mở miệng thốt ra một lời hỏi, chào hoặc cám ơn! Kẻ cả khi có công hay không công!


Đến bữa, anh lững thững tới quán cơm bà Ba Nhỡ, cẩn thận kéo đầu một chiếc ghế gỗ "cóc gặm" cho nhích rộng ra, rồi ngồi xuống lặng lẽ chờ. Khi cái Tèo (đứa con nuôi của bà Ba), ngơi tay, chạy tới tủm tỉm cười và nháy mắt với anh, thì anh mới khẽ khàng nói: "Tao một suất"!... Một suất của anh đã thành định lệ, nó gồm năm xu rượu trắng, hai xu lòng trâu xào lá tỏi, nếu hết thì có thể thay bằng bánh đa hay đậu phụ nướng, ba xu cơm, một xu rau, hoặc dưa cà! Ăn uống xong, nếu không phải làm việc tiếp, lập tức anh tìm chỗ ngủ. Về cái "đức" ngủ của anh xem ra cũng đáng kể: nó thoái mái vô cùng. Nếu là ban ngày, anh rất thích được ngồi nga ngả, tựa lưng vào cái gốc cây si già khú đế ở sân tam quan chùa Liên Phái. Cái kiểu ngủ dở ngồi dở nằm này xem ra rất hợp với tạng anh. Bởi anh nghiệm thấy, ban ngày mà ngủ nằm chỉ tổ hay mộng mị vớ vẩn, khiến khi ngủ dậy người nhọc như sắp ốm, không chơi được! Còn ban đêm, lại thật tiện; sẵn có hàng tá các phản bán thịt "công cộng", đã được các "bà nàng" cọ rửa tinh tươm từ sớm, ráo hoảnh cả rồi! Chỉ cần manh chiếu rách lót lưng, ngã vào cái nào chẳng được. Muốn ngủ say mấy cũng chẳng can cớ gì, khắc đã có người tới tận "giường" mời dậy đi làm, chẳng phải tốn một nửa bước chân để đi từ nhà đến "sở" như bọn ký lục, thông phán người nhà nước!


Anh cứ sống như thế, ung dung tự tại, như một cỗ máy tự động vô hồn, kể đã có hàng chục năm ròng.

Ngày Cách mạng Tháng Tám, toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa, cả nước sôi lên, đường xá phố phường, người và cờ đỏ sao vàng cứ cuồn cuộn chảy y như nước lũ sông Nhị Hà tháng Bảy. Tiếng hô khẩu hiệu "Việt Nam độc lập muôn năm" vang dậy trời đất! Vậy mà, anh cứ lặng lẽ sống và lặng lẽ làm mọi việc, theo cách sống và cách làm của riêng mình! Có người hỏi, gọi, lại cắm cúi làm! Cho mãi tới tận cái ngày (tôi không còn nhớ được thật chính xác là vào ngày nào) của tháng giêng năm 1947. Nghĩa là đã sau cái đêm tiếng đại bác của pháo đài Láng nổ rung chuyển cả đất trời Hà Nội, báo hiệu cuộc kháng chiến, toàn quốc chống thực dân xâm lược Pháp của cả dân tộc Việt Nam đã bắt đầu, được hàng chục ngày rồi... Chúng tôi bỗng thấy anh xuất hiện, trong một bộ trang phục rất không bình thường. Tuy vẫn là cái bộ "com-lê muôn thủa" ấy của anh, quần lửng áo màu cháo lòng cạp lá tọa, áo cánh nâu cộc vải vuông, chéo vạt, cổ cao kiểu nhà chùa. Và vì tiết trời còn đang lạnh, nên có thêm chiếc áo vệ sinh "tô đỉa" khoác ngoài... cái khác thường là ở chiếc thắt lưng bao bằng lụa màu đỏ tươi, rất "bà đồng" chẳng hiểu anh kiếm được ở đền miếu nào, đã mang thắt nó lên ngang bụng để xòe hai chiếc vạt áo trước sau phẳng phiu, nghiêm chỉnh, lại còn tỉ mẩn kết hoa, bỏ múi bên sườn và buông đủ hai cái tua lệch phơ phất xuống ngang phía đùi bên trái, còn con dao bầu trứ danh, cái "cần câu cơm" của anh, lúc này cũng được bọc trong mảnh khăn rửa mặt, kẹp ngang nách!


Với kiểu cách trang phục ấy, anh nhẩn nha dạo bước ngang qua mặt chúng tôi. Đã khiến cho đồng chí Cát, một vị "nạ dòng" ngang tầm tuổi Đức làm nghề khuân vác, xởi lởi cười hỏi.

- Chà chà chú đi đâu mà nom "hách xì đằng" thế, Đức "đồ tể"?

Đang đi, Đức dừng chân ngoắt người lại, từ từ nắm bàn tay to sụ chống lên ngang hông, mặt hơi vênh vênh đáp:

- Còn phải hỏi. Đi chơi nhau với bọn lõ, chứ còn đi đâu nữa!

Cát cười ré lên, kêu to:

- Ối làng nước ơi, chúa thằn lằn! Thì ra "xừ" Đức "đồ tể" mà cũng muốn xung phong giết giặc cơ đấy! Vậy thì xin mời, vào đây. Nào, vào đây!

Vẫn với nắm tay chống nạnh, vẫn với vẻ mặt hơi vênh vênh, Đức tiến lại gần Cát, khóe miệng anh chợt khẽ nhếch lên phác ra một nét cười rất mực... kẻ cả, và, bằng một cái giọng tưng tửng, khê khê, anh tuôn ra một tràng dài hết sức bất ngờ:

- Hì! Vào theo đuôi các "cậu ông giời" để mà cứ nhấp nhổm thập thò như lũ cóc trong hang í à? Đã gọi là kẻ trượng phu, mang thân ra xông pha nơi trận mạc để mà diệt thù cứu nước, mà lai chơi cái trò ấy, thì nói khí vô phép, có mà đánh... vợ!

Dứt lời, anh lững thững bước đi không thèm ngoái lại.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM