Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:12:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liên khu II những ngày đầu Thủ đô kháng chiến  (Đọc 3165 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #40 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2022, 06:35:01 am »

... Ngày 15/1/1947, từ 5 giờ sáng quân Pháp đã tập trung đại bác và bom, đánh phá rất dữ dội vào trận địa khu vực Ô Cầu Dền của ta. Mặt khác, chúng bí mật tập trung một lực lượng rất mạnh gồm gần ba tiểu đoàn quân tinh nhuệ cùng với rất nhiều chiến xa và xe cơ giỏi, theo đường bờ đê sông Hồng chọc xuống Vĩnh Tuy, rồi nhanh chóng vượt qua cầu Mai Động, đánh chiếm ngã tư Trung Hiền và Ngã Tư vọng. Tiến ngược quốc lộ 1, đánh thẳng vào bệnh viện Bạch Mai.


Tại bệnh viện Bạch Mai, ta có hai đại đội đang chốt giữ, là đại đội 4 và đại đội 68 thuộc tiểu đoàn 64. Trước xung lực áp đảo của đối phương, đặc biệt là sức công phá của xe tăng và đại bác địch, sau một ngày ròng rã chống trả quyết liệt, cả hai đại đội đều bị thương vong nặng nề mà quân địch vẫn không sao vào được bệnh viện. Đến tối, khi quân địch đã rút hết, quân ta cũng đành phải rút ra ngoài...


Sang ngày 16/1/1947, từ 6 giờ sáng địch đã tập trung đại bác, súng cối từ nghĩa địa Tây và sân trường Trần Văn Khánh cùng với máy bay... bắn và ném bom dữ dội vào khu Học xá. Mặt khác, chúng nhanh chóng thiết lập một số điểm chốt chặn tại sở Vô tuyến điện (Vọng); cầu Đại La; ngã tư Trung Hiền; cầu Mai Động tạo thành một vành đai, hình thành thế bao vây chặt toàn bộ lực lượng kháng chiến của ta ở Liên khu II Hà Nội.


Đến khoảng 8 giờ sáng, địch bắt đầu từ ngã tư Trung Hiền tiến công ngược lên, vào phố Bạch Mai. Các đơn vị của tiểu đoàn 77 cùng đội tự vệ Bạch Mai dựa vào ụ chiến đấu giữa Chợ Mơ với ngõ Giếng Mứt... chống cự quyết liệt. Sau hai giờ chiến đấu, chiếc ụ không đứng vững, quân ta phải rút vào ngõ Mai Hương; một trung đội của d77 rút vào xóm Giếng Mứt.


Quân Pháp tổ chức lại lực lượng, nhanh chóng cho xe tăng và bộ binh theo đường cái tiến vào khu Học xá.

Trận đánh của đại đội 55 cùng các đơn vị bạn bảo vệ khu Học xá bắt đầu. Lúc ấy vào khoảng 10 giờ ngày 16/1/1947...

Mặc dù yếu hơn đối phương cả về quân số lẫn trang bị, nhưng quân ta lại chiếm được ưu thế phòng ngự ngay từ phút đầu (giành điểm cao, có sự che chắn vững chắc...). Ban chỉ huy đại đội 55 bố trí binh hỏa lực rất hợp lý. Chia anh em ra làm hai loại, sử dụng hai cách đánh khác hẳn nhau. Một số anh em được trang bị lựu đạn và chai xăng, chuyên đánh xe tăng và cơ giới; số anh em còn lại sử dụng các loại liên thanh và súng trường, chuyên đánh bọn bộ binh địch. Với cách bố trí lực lượng tác chiến như vậy, lại ở thế cao hơn địch hàng chục mét, khi chúng tiến vào, sự che chắn của xe tăng đối với bộ binh của chúng trở thành vô ích. Quân ta có thể dễ dàng cùng một lúc đánh cả xe tăng lẫn bộ binh địch...


Khi quân Pháp nghênh ngang kéo nhau tiến vào khu Học xá, xe tăng của chúng gầm rú vừa xông lên vừa nhả đạn điên cuồng để thị uy, thì quân ta vẫn bình tĩnh chờ đợi. Còn cách 60 mét, 50 mét, 40 mét!... Đại đội trưởng Quỳnh phát lệnh, toàn thể các chiến sĩ ta nhất tề tung lựu đạn, chai xăng và nổ súng. Bị đánh bất ngờ, bộ binh địch hoảng sợ dìu nhau tháo chạy. Xe tăng thiết giáp có bộ binh đi kèm, cũng đành phải rút lui.


Từ lúc ấy đến chiều chúng tổ chức tấn công thêm ba lần nữa, đều thất bại. Trước khi rút lui chúng cho lính nổi lửa đốt hết cả xóm Giếng Mứt cùng những ngôi nhà lá quanh đó (ngẫu nhiên đã giúp cho anh em trong khu Học xá có tầm quan sát rộng và xa hơn, phát hiện hành động của chúng sớm hơn).


Ngày hôm sau (17/1/1947), rút kinh nghiệm trận đánh thất bại hôm trước, địch chia quân làm nhiều mũi: mũi trọng điểm vẫn là từ phố Bạch Mai, tập trung xe tăng và đại bộ phận quân lính tiến vào khu Học xá. Thêm hai mũi khác, một mũi từ Ngã Tư Vọng có chừng 30 tẽn trang bị nhẹ, len lỏi qua các dệ ao và bờ ruộng, tiến vào khu Học xá; mũi thứ hai từ cuối phố Bà Triệu thọc xuống lôi vào nghĩa địa Cô La-oa (mũi này cũng có chừng 30 tên)...


Cả mũi chính (phía Bạch Mai) cùng hai mũi phụ (phía Vọng và phố Bà Triệu) cùng nhất tề tấn công một lúc. Chúng chắc mẩm, nếu chẳng may tình hình xấu như hôm trước, thì bộ binh của hai mũi sẽ kịp thời có mặt để phối hợp với xe tăng và bộ binh của chúng đánh đại đội 55. Trên mặt chính từ phố Bạch Mai vào, thì ở hồ đấu (cuối đường Lý Bôn) trung đội thuộc đại đội I của d77 đã phục sẵn, chặn đứng ngay toán địch từ Vọng tiến vào. Còn ở phía đường Bà Triệu đã có trung đội thuộc đại đội 3 của d77 phục sẵn ở sau "bệ thiêu xác "tây đen" tiêu diệt hơn 100 tên ngay từ phút đầu khiến chúng không dám tiến vào.


Và thế là suốt cả ngày 17/1/1947 cánh quân từ phố Bạch Mai tiến đánh đại đội 55 vẫn bị cô lập, không có cách nào tiếp cận quân ta được...

Lần thứ hai chúng đành chịu thất bại, mang theo rất nhiều tên thương vong, rút lui (trước khi rút lui, thiết giáp và xe tăng của chúng điên cuồng xông vào chạy quanh khu Học xá nhiều vòng, xả súng bắn nát cả cầu thang ngôi nhà...).


Đêm hôm ấy, hai trung đội còn lại của d77 cùng với dân chúng rút ra hết. Khu Học xá từ lúc ấy chỉ còn lại duy nhất đại đội 55. Anh em binh sĩ có người thắc mắc, ban chỉ huy đại đội giải thích: "Trên lệnh cho đại đội ta vào bảo vệ khu Việt Nam học xá, chưa có lệnh mới, cứ tiếp tục chiến đấu...".


Ngày 18 địch ngừng đánh khu Học xá, chúng nghi quân ta rút về phía Nam Dư nên tập trung lực lượng đuổi theo về hướng ấy. Không thu được kẽt quả gì, ngược lại còn bị diệt một xe tăng cùng với hơn một chục binh sĩ (trong đó có một quan ba). Trở về, chúng cho thiết giáp và xe tăng bắn rất dữ vào khu Học xá, nhưng không dám tấn công...


Ngày 19/1/1947 chúng lai tiếp tục tiến đánh khu Học xá. Có lẽ bọn địch không nắm được tình hình bên ta, chúng không biết rằng hai trung đội thuộc đại đội 2 và đại đội 3 của tiểu đoàn 77 đã rút ra ngoài, nên chúng không dám tổ chức cho bộ binh của chúng đánh lẻn phía sau lưng ta (theo đường hẻm từ Ngã Tư Vọng và nghĩa địa Cô La-oa vào như hôm trước), chúng đành diễn lại cách đánh thẳng vào chính diện phòng ngự của đại đội 55. Kết quả: sau trọn một ngày với sáu lần xung phong đều thất bại, chúng đành phải vác xác nhau lầm lũi rút lui.


Ngay đêm hôm đó (19/1/1947) liên lạc từ ngoài vào truyền lệnh của trung đoàn, cho đại đội rút ra. Đại đội 55 đã tổ chức rút lui an toàn với đầy đủ quân số, vũ khí cùng các trang bị khác (kể cả sáu chiến sĩ bị thương)...

HOÀNG GIÁP
(Theo biên bản cuộc hội thảo ngày 6/4/2001
tại Trường Đại học Bách Khoa)
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #41 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2022, 06:36:37 am »

TRẬN QUYẾT TỬ CỦA LÀNG HOÀNG MAI


Gần một tháng trời đánh vỗ mặt chiến tuyến Ô Cầu Dền để nống xuống phía nam Hà Nội, không những không xong mà còn bị tiêu hao không ít lực lượng, giặc Pháp giở thủ đoạn xảo quyệt mới.

Tinh mơ 15/1/1947 tức ngày 24 tháng chạp Bính Tuất giặc tập trung, xe tăng, thiết giáp cùng tiểu đoàn bộ binh chọc thủng phòng tuyến Ô Đống Mác và tỏa ra nhiều mũi, một từ Lò Lợn xuống Vĩnh Tuy chọc qua Mai Động vào ngã tư Trung Hiền, một nữa chọc từ Vọng qua Đại La vào ngã tư Trung Hiền, rồi cùng tiến thẳng vào khu vực Việt Nam học xá nhằm đánh tập hậu chiến tuyến Ô Cầu Dền. Súng giặc, súng ta nổ ran ran...


Trên trục đường "bao vây, đánh bọc" này, giặc còn cho các mũi hộ công đánh thọc sâu vào các xã ở trục đường cái lớn như Vĩnh Tuy, Mai Động, Giáp Bát, Lò Sũ, Hoàng Mai cũng nằm trên ven trục đường cái lớn ấy.

Và ngày 15 /1/1947 ấy, lực lượng tự vệ Đông Đoài xã Hoàng Mai lần đầu tiên đối mặt với giặc Pháp. Chúng chớm vào đến "lăng ông Hai Tôn" (Gốc Đề) ta đã nổ súng. Chúng ào ạt tiến chiếm "lăng". Ta rút. Chúng tiến vào chùa Hưng Ký. Ta đánh tiếp. Các bin, tôm-xơn của chúng áp đảo lại. Và như có chủ định sẵn, chúng xông vào bao vây nhà cụ Ký Nghiễm - nơi có trạm hậu cần của tiểu đoàn Quang Tuần (Liên khu II). Giặc chẹn chặt các lối ra vào, xả súng bắn chết tất cả 7 người trong đó có cụ Ký Nghiễm bà và chị Bùi Thị Giần, người làng Thịnh Yên (Chùa Vua) cán bộ phụ trách trưởng trạm. Xong việc dã man ấy chúng kéo từ trong nhà ra một thi thể, đầu gần như lìa khỏi cổ của một chiến sĩ Liên khu đem quăng ra ngoài sân để uy hiếp tinh thần quân ta, rồi chúng mới rút. Ra tới "lăng ông Hai Tôn" chúng bị liền một lúc mấy trái lựu đạn phải bỏ mạng tại trận ba tên. Nhưng bên ta có thêm một tự vệ hy sinh, đó là anh Thành, con trai thứ ba của cụ Lươn, thôn Đông.


Hôm sau 16/1 Hoàng Mai được tăng cường sức chiến đấu. Một trung đội Vệ quốc quân của tiểu đoàn Quang Tuần Liên khu II, một trung đội hỗn hợp gồm các chiến sĩ tự vệ Phương Liệt, nhà dầu Shell Kim Liên và Việt Nam học xá.


Ngày 17, giặc từ nghè Mai Động men theo gò đống, mồ mả khu đồng màu phía trái Gốc Đề, lại sục vào "lăng ông Hai Tôn", lại bị diệt vài ba tên. Ta có anh Sơn, thôn Đoài hi sinh.

Ngày 18, giặc từ đình Mai Động, theo lối mòn vườn ông Hộ và hướng đình ông - có đường nối ra Gốc Đề. Đã có kinh nghiệm chiến đấu, bố trí hầm hào tốt, ta đợi giặc đến thật gần mới đánh tập trung. Và trận này thắng khá to. Giặc bị diệt tới 21 tên, máu me đọng lại thành vũng dưới gốc rặng duôi, rặng dứa gai. Mà ta lại không một ai bị thương vong.


Và các ngày tiếp theo.

Trên tuyến vành đai phía đông, phía tây, phía bắc, khi thôn Đoài, lúc thôn Đông, buổi đầu xóm Bến của Hoàng Mai ngày nào cũng có đụng độ giữa ta và giặc.

Thấy không thể nống sâu được xuống phía nam Hà Nội nếu còn một số "quả đấm" bên sườn của Việt Minh, giặc Pháp thay đôi cách đánh:

Sau những trận đánh dấp dứ, nhỏ lẻ, đẽn ngày 1/2/1947 (11 tháng giêng Đinh Hợi)...

Trời chưa sáng rõ đã nghe thấy tiếng ầm ĩ của đủ loại xe tăng, xe cơ giới của giặc các ngả đường cái lớn bao quanh Hoàng Mai dội về.

Tại sở chỉ huy tự vệ chiến đấu, đại đội trưởng Nguyễn Hữu Tuất và chính trị viên Nguyễn Kỷ ra lệnh triển khai lực lượng, sẵn sàng diệt giặc.

Chừng 6 giờ 30 đã thấy lính Pháp ngồi hàng dãy dài theo dọc con đường đất trước trại cụ Hai Thử - xóm Bến.

Tiếp nữa, từng toán, từng toán từ Mai Động - chợ Việt đi tắt sang cánh đồng Dàu - Đền Lừ đi lên... một cánh từ phía chùa Hưng Ký vào "lăng ông Hai Tôn" (Gốc Đề), một cánh từ đình Mai Động thọc sang vườn ông Hộ (thôn Đông) phía thôn Đoài, một cánh từ cổng chính vào giếng Cầu. Phía Tương Mai, hai cánh, một từ trường bắn sang quán Hảo (xóm Bến), một sang chiếm mả Cả (trước đình làng).


... Và thôn Đông đã nổ súng. Rồi cả Hoàng Mai nổ súng! Tất cả lực lượng tự vệ Hoàng Mai, Vệ quốc đoàn Liên khu II, tự vệ Phương Liệt - Việt Nam học xá, dầu Shell cùng nổ súng. Tiếng súng trường Nga, súng khai hậu, súng Mút - cơ - tông... của ta bắn dè xẻn đan xen vào tiếng tiểu liên các - bin, tôm - xơn, trung liên, đại liên... từng loạt dài bắn như đổ đạn của giặc.


Nhưng trước một lực lượng trên 400 tên lính Lê dương với trang bị tối tân, lại có phi pháo yểm trợ, so với ta thật không cân sức, đại đội trưởng Nguyễn Hữu Tuất viết lệnh cho các chốt tiền tiêu: "Rút về đại đội bộ để tập trung lực lượng quyết tử".


Lệnh chưa tới được các chốt đình Ông và nhà cụ Tú Lâm, giặc đã tràn qua trận địa vào tới nhà cụ Sang. Một số anh em phải nhảy xuống ao hoặc lấy rơm phủ lên người để tránh bị tiêu diệt. Tại chốt quán Thiện, khói vàng đạn AT của giặc trùm lên chiến lũy của ta được dựng lên bằng chục chiếc cối xay và cần giã gạo trước cửa nhà bà cai Húc. Tiểu đội trưởng là chiến sĩ tự vệ Phương Liệt, sau khi đọc lệnh, bảo liên lạc viên Lan: "Chú về báo cáo, anh không thể chấp hành lệnh lúc này được vì địch đang tấn công ác liệt". Phía trước anh, địch đang từ ngã ba giếng Cầu đánh sang chốt xóm Tây, trung đội trưởng Nguyễn Hữu Tảo và ba chiến sĩ của Việt Nam học xá cùng Nguyễn Hữu Trung thư ký đại đội bộ rút về giữ ngã ba đường thôn Đông xuống xóm Bến.


Cùng lúc này giặc cho hai chiếc máy bay khu trục sà thấp xuống quần đảo nhiều vòng để uy hiếp ta và ném bom xuống phía Giáp Tứ, Giáp Lục ngăn chặn không cho lực lượng nào của ta lên chi viện cho Hoàng Mai.

Tiếng súng giặc rộ rạt khắp nơi. Cánh quân của chúng từ đền Hoa Lư tràn qua cánh đồng lên khu lò gạch cụ Tài Uẩn, chiếm quán Bô Phe Thượng, cách đại đội bộ 300m. Cánh quân địch phục trước trại cụ Hai Thử tiến sâu vào xóm Bến, ở đó là cơ sở hậu cần của ta - nhà ông Nguyễn Công Tái đã có lần máy bay "bà già" chỉ điểm cho mooc - chi - ê giặc bắn phá, bữa nay các ông trưởng, phó ban tiếp tế Vũ Đình Đức và Đỗ Phú Thuyết đã kịp thời cất giấu lương thực ra bờ tre, gốc dứa, nồi niêu xoong chảo dìm hết cả xuống ao, lạch, người luồn ra cánh đồng.


Căn nhà gác của cụ Vũ Thu - xóm Trung, thôn Đông là điểm chốt của lực lượng quyết tử, gồm 10 cán bộ chiến sĩ: Nguyễn Hữu Tuất (đại đội trưởng), Nguyễn Kỷ (chính trị viên), Trần Ngọc Vân, Nguyễn Đào (trung đội trưởng), Nguyễn Từ Lan (tiểu đội trưởng), Lê Quỹ, Trịnh Tam, Vũ Thị Cẩm (chiến sĩ), và Nguyễn Duy Lan, Nguyễn Hữu Mạc (liên lạc). Cũng trong 10 chiến sĩ này có trọn vẹn một tổ đảng duy nhất của Hoàng Mai là bốn đồng chí Nguyễn Hữu Tuất, Nguyễn Kỷ, Nguyễn Đào và Nguyễn Từ Lan. Vũ khí: Súng trường 6, súng ngắn 3, một thúng lựu đạn 30 quả. Bố trí chủ yếu từ tầng cao đánh xuống nên chỉ để đồng chí Nguyễn Kỷ và chiến sĩ Vũ Thị Cẩm phòng chốt tầng dưới. Còn tất cả lên gác hai chia nhau từng khuôn cửa sổ và cửa cầu thang làm điểm chiến đấu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #42 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2022, 06:37:21 am »

Đại đội trưởng Tuất sau khi giúp anh em bố trí xong, anh ra ngoài để qua các chốt khác. Nhưng anh vừa ra khỏi cửa, bỗng thấy bọn tây kêu lơ lớ. "Việt Minh! Việt Minh!", liền đó nổi lên hàng loạt các tiếng súng các bin, tôm - xơn và cũng đột ngột nổ ra ba phát súng trường đanh, gắt. Anh Tuất ngã ngay trước cửa ra vào nhà cụ Thu.


Bên trong, anh chị em sững người nhìn nhau. Chú Mạc, em ruột của đại đội trưởng Tuất mắt bỗng đỏ hoe, thốt lên: "Anh Tuất em!..." nhưng chú chưa kịp nói hết câu và cũng chưa ai kịp trấn an chú lời nào, giặc bên ngoài đã bắn tới ầm ầm. Anh chị em gấp rút chèn, chặn cửa, kéo nhau leo lên tầng trên, vào vị trí chiến đấu.


Tiểu đội trưởng Nguyễn Từ Lan, qua một ngách cửa sổ trên gác nổ phát súng trường đầu tiên, trúng ngay tên sĩ quan Lê dương đang vung súng lục thúc quân. Nó đổ gục. Lũ đang phá cửa lao ra. Lập tức từ trên cao, lựu đạn bay xuống. Khói xanh, khói xám trùm lên cả một góc vườn. Giặc xông vào kéo xác nhau ra.


Thấy rõ chốt quyết tử của ta, đại liên, trung liên giặc từ quán Bô, đống ông Voi bắn lên tỉa vào tường, vào cửa sổ nhà gác. Từ xa đạn cối bổ xuống nóc, vỡ ngói, sụt trần - đạn AT xuyên tường, vặn cong trấn song...

Dứt đợt cấp tập ấy, bọn giặc lại ào lên phá cửa. Lại bị lựu đạn từ trên gác dội xuống. Lại một đợt mới giặc kéo xác nhau ra.

Cuộc chiến đấu cứ lặp đi lặp lại như thế cho tới lần thứ tư thì giặc đổi cách đánh, chúng quyết định diệt tầng dưới - thiêu sống tầng trên. Có đống rơm nhà cụ Sang kề bên chốt, chúng hè nhau phá chấn song cửa sổ, tống rơm vào, đổ mấy can xăng đốt. Giường, sập, tủ, cánh cửa, cầu thang... tất cả đều bốc cháy. Chính trị viên Kỷ và chiến sĩCcẩm định xông ra chiến đấu nhưng đều bị hy sinh tại chỗ. Tầng dưới, lực lượng phòng chốt của ta coi như không còn một ai. Giặc hùng hổ gạt lửa than xông vào chân cầu thang, cầu thang bị cháy đứt lắt lẻo, chúng ùn lại tìm cách trèo lên. Cả lũ đang xì xà, xì xồ, hai anh Vân, Đào choảng xuống hai trái lựu đạn tập trung. Cả một tiểu đội giặc, thằng chết, thằng bị thương kêu la ầm ĩ dưới chân các anh tử thủ tầng trên.


Bị đòn quá đau, giặc càng hung dữ. Còn lại một tầng, chúng tập trung bắn phá. Có thằng Tây lai cất tiếng gọi: "Việt Minh hãy đầu hàng! Các anh hết đường chạy rồi, hãy đầu hàng đi!". Lựu đạn hết, trung đội trưởng Đào cho hắn một phát súng trường, hắn câm bặt. Nhưng lần tiếp, Nguyễn Đào vừa nhô lên quan sát, chưa kịp xác định mục tiêu thì một loạt đạn đại liên xả tới trúng ngực anh, cánh tay phải lìa khỏi vai, anh ngã vật xuống, lăn lộn một lúc, rồi hy sinh.


Lại hai máy bay khu trục sà thấp, réo rít quanh trận địa. Lúc này chúng không dám ném bom, bắn phá, vì quân ta, quân chúng quá gần nhau.

Dùng xung lực không xong, giở trò "gọi hàng" không nổi, giặc quyết tấn công bằng hỏa lực tới cùng.

Lại đạn lớn, đạn nhỏ, tầm gần, tầm xa bổ xỉa tới. Trên ngói sụt, tường bung, dưới lửa hun, khói bốc. Trung đội trưởng Ngọc Vân bị đạn cối phá võ quai hàm, bung ruột gan. Tiểu đội trưởng Từ Lan hi sinh ở tư thế ngồi bắn. Còn lại bốn chiến sĩ Cam, Quý, San, Mạc, cả bốn đều bị thương phải xé áo, tự băng bó. Chú San bị nặng hơn cả: ngói rơi vỡ đầu, mảnh đạn moóc - chi - ê té vào chân, tay, mặt mũi...

Chiến trận dần dần im ắng.

Ta trên tầng hai, đói, mệt, đau nhức, bị lửa hun đốt. Địch sục sạo các nhà xung quanh, vào nhà ông Nguyễn Tiến Đồng bắt được ba chị Chố,  Bùn, Phấn (cứu thương). Bên nhà cụ Cả Sang, bác Hai Quyến, cụ trưởng Tham, ông giáo Đuyến có nhiều anh em tự vệ ẩn tránh, giặc vào lùng sục nhưng chúng không bắt được ai.


Địch mở rộng vòng vây, tản ra ăn uống. Khoảng 3, 4 giờ chiều, một toán Lê dương bắc thang tre vượt ban công vào tầng hai, chúng bắt đi ba chiến sĩ Quý, Mạc, Cam. Còn San, chúng coi như đã chết rồi nên bỏ lại.

Đến 8 giờ tối, mưa phùn nặng hạt làm cho chú liên lạc Nguyễn Duy San tỉnh lại, nghe đúng tiếng anh Huy Thi - tiểu đội trưởng tự vệ thôn Đoài hắng giọng hỏi thăm dò: "Có còn ai không?...". Sau một lúc, thấy thật "người bên mình" San lên tiếng đáp, rồi moi lấy khẩu côn lúc chiều trước khi bị bắt chú Mạc đã nhanh tay giúi lại. San buộc súng vào cổ tay bò ra phía cầu thang lim đang cháy dở. Anh Huy Thi cùng mấy chiến sĩ đã khôn khéo dùng ba tấm giại cửa nhà thờ nhà cụ Thu vứt lên đống lửa rồi dăng một tấm khác hứng người San từ tầng trên rơi xuống. San được chị Lan (còn có tên là chị Quậy) ở xóm Bến và cô Thảo ở thôn Đoài thay nhau cõng đi qua Giáp Tứ, Quỳnh Đô, Ích Vịnh... để tìm trạm y tế của ta. Chốc chốc lại ngoái đầu nhìn lại quê hương Hoàng Mai đang ngất trời lửa bốc...


... Để đến hôm nay, sau 53 năm đã trôi qua, số đồng đội cũ của các chiến sĩ dân quân quyết tử của làng Hoàng Mai thời ấy hiện đang còn sống, trong đó đặc biệt có hai trong số mười người quyết tử quân thủa ấy là đồng chí San và đồng chí Mạc (đồng chí Mạc sau đó đã trốn thoát lao tù của giặc Pháp trở về), đã tập hợp nhau lại và dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, cuốn "Lịch sử cách mạng và kháng chiến của làng Hoàng Mai" đã được khởi thảo. Còn có một tư liệu vô giá khác bất ngờ đã xuất hiện qua chính miệng kẻ thù: Một ngày tháng 4 năm 1947, trong một cuộc "viếng thăm" làng Hoàng Mai, tên quan ba Lơ - bốt đã cho lính dồn dân làng tới tập trung tại sân nhà ông giáo Cẩn (gần chỗ giếng Tây), hằn học cảnh cáo:   Các người nhớ lấy, cái trận đánh ngày 1/2/1947 đáng nguyền rủa ấy, chính tại cái làng Hoàng Mai nhỏ xíu này, quân đội hùng mạnh của nước đại Pháp đã bị thiệt hại tới 59 lính, một quản, một quan ba!... Món nợ to lớn ấy ta nhắc cho các người nhớ lấy. Rõ cả chưa?"


Nhân dân làng Hoàng Mai có mặt hôm ấy ai cũng nghe rõ cả và ai nấy đều vẫn nhớ, bởi vì ai nấy đều hiểu rõ rằng: Những lời buộc tội "đanh thép" từ mồm tên quan ba Lơ - bốt tuôn ra ấy lại chính là sự tích vẻ vang của người dân làng Hoàng Mai trong công cuộc kháng chiến cứu nước vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam chống lại kẻ thù xâm lược là bọn thực dân hiếu chiến Pháp. Và còn vì trong trận đánh giặc ngày 1/2/1947 đáng ghi nhớ ấy, bên những chiến Vệ quốc quân và dân làng đã anh dũng hy sinh trên mảnh đất Hoàng Mai, còn có đủ mặt cả bốn chiến sĩ đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương (gọn cả một tổ Đảng duy nhất) của làng Hoàng Mai ở vào thời điểm ấy!

Điều đó đã nói lên tất cả!!!

Tháng 4 năm 1999
VŨ SẮC
(Trích Lịch sử cách mạng và
kháng chiến của làng Hoàng Mai)
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #43 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2022, 06:43:52 am »

Ô CẦU DỀN NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP


Phường Cầu Dền ngày nay nằm trong địa phận làng Bạch Mai trước đây. Trước Cách mạng Tháng Tám, Bạch Mai vừa là làng, vừa là phố thuộc huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông. Ô Cầu Dền thời ấy là cửa ô đứng vào hàng sầm uất nhất trong các cửa ô của Hà Nội. Là nơi tập trung khá đông dân, gồm tiểu công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân buôn thúng bán mẹt, kéo xe tay, thợ cạo rong, công nhân nhà Diêm, nhà Rượu, nhà Đèn... Lác đác có vài ấp trại, dinh cơ của quan lại, công chức cao cấp, tư sản. Cuối phố có hai dãy nhà hát cô đầu (xóm Vạn Thái và xóm Hưng Ký). Trong các ngõ xóm và ngay ở ngoài phố có một số tiệm hút thuốc phiện, nhà chứa (săm Mai Viên), sòng bạc, nơi lui tới của bọn anh chị, trộm cắp, thanh niên ăn chơi trụy lạc.


Cấu tạo dân cư tuy phức tạp như vậy nhưng Bạch Mai nói chung, Ô Cầu Dền nói riêng là nơi cư ngụ của các tầng lớp nhân dân lao động lớp dưới bị thực dân và phong kiến áp bức bóc lột nên nơi đây là miếng đất tốt cho cách mạng ăn sâu bám rễ rất sớm. Năm 1930, lá cờ đỏ búa liềm đã xuất hiện trên ngọn cây của đình Đại (cạnh chùa Hương Tuyết) là cơ quan liên lạc của Công hội Đỏ Bắc kỳ năm 1923. Chính ở đây đồng chí Ngô Gia Tự đã chỉ đạo cuộc bãi công của công nhân nhà máy sửa chữa ô tô Avia (tức nhà máy 1/5 hiện nay). Các đồng chí Nguyễn Phong Sắc và Nguyễn Hoàng Tôn cũng sinh ra và lớn lên ở Bạch Mai.


Tổ thanh niên cứu quốc Bạch Mai ra đời sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) ở trại Đỗ Thuận trong ngõ Tô Hoàng, do đồng chí Vũ Oanh tổ chức, gồm một số anh chị em thanh niên được giác ngộ và trưởng thành trong phong trào truyền bá quốc ngữ - một tố chức hợp pháp hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng ta lúc đó. Chính tổ thanh niên cứu quốc này đã tuyên truyền vận động nhân dân theo Việt Minh trước Cách mạng Tháng Tám và lãnh đạo nhân dân Bạch Mai tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 20/8/1945. Ngay sau khi thiết lập được chính quyền cách mạng, một số đoàn viên giác ngộ nhất của tổ này được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, hình thành chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bạch Mai. Đó là các đồng chí Tạ Hoàng Cơ (được kết nạp lại) sau này là tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam nay đã về hưu, Vũ Văn Quý sau là Tổng cục phó Tổng cục bưu điện, Đoàn Hưng Nông tức Lê Uy Vệ, đại tá thuộc Bộ Nội vụ nay đã về hưu, Lê Văn Diễn đảng ủy viên trường Đại học Kinh tế - Kế hoạch. Đồng chí Nguyễn Lam, lúc đó là thành ủy viên Hà Nội phụ trách thanh niên là người thay mặt Đảng tuyên bố kết nạp. Từ đây chi bộ đã thực sự là người lãnh đạo, và là linh hồn của công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ của Bạch Mai, góp phần tích cực cho các mặt công tác của Liên khu II sau này. Khi tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng nổ, chi bộ Bạch Mai đã có tới 20 đảng viên. Đó là các đồng chí: Vũ Văn Quý, Nguyễn Văn Sâm, Lê Văn Diễn, Hoàng Chí Thân, Nguyễn Văn Cừ, Đào Quang Đức, Phạm Dương Phan tức là Hoàng, Vũ Hiền, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thị Thọ, chị Nguyễn Ngọc Thưởng, chị Phi, chị Lan Anh... đấy là không kể những đồng chí được kết nạp ở chi bộ Bạch Mai nhưng lúc này đã được điều động đi công tác khác như đồng chí Lê Uy Vệ, Nguyễn Văn Vỵ, Lê Đức Minh, đồng chí Tín...


Đến tháng 11/1946, tình hình Hà Nội rất căng thẳng. Ngày 7/11/1946, chi bộ tổ chức một cuộc mít tinh quần chúng để tuyên truyền cho Cách mạng Tháng Mười Nga và chuẩn bị tinh thần quyết tâm kháng chiến bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Hôm đó người nói chuyện là đồng chí Vũ Văn Quý - với danh nghĩa đại diện cho hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ủy ban hành chính và uỷ ban bảo vệ khu 17 (tức khu Bạch Mai bao gồm cả Hoàng Mai), các mặt công tác chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến được tiến hành rất khẩn trương.


Đẩy mạnh âm mưu gây chiến ở Hà Nội, thực dân Pháp tung lực lượng xuống Bạch Mai thăm dò lực lượng ta và khiêu khích: tính đến ngày xảy ra vụ Yên Ninh (17/12/1946), giặc Pháp đã ba lần cho quân xuống Bạch Mai.


Lần thứ nhất, chúng cho xe Jeep, và háp-trắc xuống đầu ô rồi quay lên, không có hành động khiêu khích (chủ yếu là thăm dò lực lượng và thái độ của ta).

Lần thứ hai chúng tổ chức cho quân lính đi tập bắn ở trường bắn Tương Mai. Chúng đi qua suốt dọc phố Bạch Mai, không có hành động gì. Ta đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng tránh để kẻ địch lợi dụng vu cáo, lấy cớ làm to chuyện, ta để chúng đi qua.


Lần thứ ba vào một buổi tối, chi bộ đang họp thì được tin xe cơ giới của giặc Pháp đã xuống đẽn ngã tư Trung Hiền và đang quay lên. Biết là chúng đang khiêu khích, anh em tự vệ ở Chợ Mơ cũ lăn ra nhiều cây gỗ to và dài ra giữa đường cái. Anh em tự vệ ở khu vực rạp hát Lạc Thành Đài, đối diện đường vào Việt Nam học xá (nay là hiệu bán đồ điện, bán quà vặt ở trước cổng trường Đại học Bách Khoa) lấy hết ghế trong rạp hát ném ngổn ngang trên mặt đường làm chướng ngại vật. Một tự vệ của tiểu khu này nấp trên cổng gạch ngõ Mai Hương ném một quả lựu đạn vào xe của tên chỉ huy, chiếc xe này bị hỏng nặng, bọn Pháp ở trong xe lồm cồm bò ra và bắn lung tung qua các phía. Một em bé bị trúng đạn chết. Đoàn xe của bọn Pháp rút về phía trên. Lúc này đồng chí Sâm, chủ tịch ủy ban nhân dân khu Bạch Mai, từ chỗ họp chi bộ đã có mặt kịp thời ra lệnh dẹp nhanh các chướng ngại vật để bọn Pháp không kiếm cớ gây chuyện lôi thôi. Một lúc sau, ô tô của ban Liên kiểm Việt -   Pháp xuống lập biên bản. Ta trả lời vì đoàn xe của quân đội Pháp đi vào buổi tối đã không báo trước, lại không có đại diện của Liên kiểm đi cùng nên anh em phải đề phòng. Không làm gì được hơn, chúng đành phải kéo nhau về.


Tình hình Bạch Mai bắt đầu căng thẳng từ đấy.

Theo hướng dẫn của Ủy ban bảo vệ Liên khu II, ban tản cư bắt đầu hoạt động mạnh. Các đoàn đại biểu thanh niên, phụ nữ tới từng nhà vận động người già, trẻ em tản cư về các làng quê. Những ai tình nguyện ở lại thì ghi tên vào danh sách để khi nổ ra tác chiến Ủy ban bảo vệ sẽ giao công tác tuỳ khả năng mỗi người. Đến giữa tháng 12/1946 người đi tản cư đã nhiều. Phần đông mỗi gia đình chỉ để lại một hai người ở lại để trông nhà hoặc vì lý do sinh sống chưa rời khỏi Hà Nội được. Vận động khá ráo riết thế mà khi nổ súng rồi, người ở lại vẫn còn đông.


Dựa trên cở sơ tổ chức tự vệ của các xóm (lúc này đã đổi tên thành các tiểu khu), lực lượng tự vệ của Bạch Mai phát triển khá nhanh, đi vào tập luyện khá khẩn trương. Mỗi chiến sĩ tự vệ đều được lệnh là lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn sàng 2 kg gạo, 5 nút dây thừng, một dao găm, một bộ quần áo dự trữ để khi có lệnh là có thể tới nơi tập trung ngay. Lệnh này được thi hành rất nghiêm chỉnh. Sân đình Đại, Trại Đỗ Thuận trong ngõ Tô Hoàng, sân trường Duy Tân (sau này là kho bách hóa ở cuối Phố Huế, giáp đầu Ô) suốt ngày rộn ràng tiếng hô khẩu lệnh, tiếng xung phong của chiến sĩ tự vệ .
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2022, 06:44:30 am »

Thi hành chủ trương của ủy ban thành, rút kinh nghiệm chiến đấu ở Hải Phòng khi chiến sự nổ ra, nếu dân chúng chạy ra đường thì có thể bị hy sinh nhiều nên ủy ban bảo vệ đã tổ chức cho nhân dân tự đục tường nhà mình thông sang tường nhà khác để khi cần có thể rút ra ngoài đi về phía nam thành phố an toàn và tiện cho việc liên lạc khi tổ chức chiến đấu. Anh chị em tự vệ đã tập luyện để thông thuộc đường lối, nên có thể di chuyển rất nhanh từ cuối phố đến đầu phố mà không bị lộ, tuy các lỗ đục tường không theo một đường thẳng kế tiếp nhà nọ với nhà kia mà rất ngoắt nghoéo. Để di chuyển từ dãy phố này sang dãy phố bên kia, ta cũng đào hào qua đường và qua cả móng tường để vào nhà. Khi chưa có chiến sự thì lót ván trên đường để người và xe cộ vẫn có thể đi bình thường được.


Do đặc điểm địa dư vị trí của Ô Cầu Dền và đường phố Bạch Mai đối với Liên khu II nói riêng và Hà Nội nói chung, là tuyến phòng ngự chính của Liên khu II và là con đường rút chủ yếu của quân dân trong thành phố về phía Văn Điển, Thường Tín. Bạch Mai tổ chức đắp một ụ lớn ở Ô Cầu Dền và một ụ nữa ở đoạn đi qua ngõ Mỹ Ký, gần Chợ Mơ (mới). Cái ụ chiến đấu ở Ô Cầu Dền nổi tiếng đã được ghi vào lịch sử chiến đấu anh dũng chống xâm lược Pháp của thành phố Hà Nội. Dựa vào ụ này, các lực lượng vũ trang của ta (gồm tự vệ của Bạch Mai, sau này có một số tự vệ của phố trên rút về gia nhập lực lượng chiến đấu ở Bạch Mai, một trung đội tự vệ chiến đấu của thành phố, một đội vệ quốc đoàn) được hỗ trợ của nhân dân, anh em đã chiến đấu rất dũng cảm cản phá được nhiều đợt tấn công của địch định tràn xuống phía nam qua đường Bạch Mai. Trong suốt cả những ngày Liên khu II Hà Nội kháng chiến, giặc Pháp chưa một lần vượt qua được ụ chiến đấu ở Ô Cầu Dền. Nhân dân Bạch Mai mà nòng cốt là tự vệ nam nữ đã đào một cái hố rất rộng ở đầu phố Bạch Mai kề với công cửa Ô, rộng một mét, sâu tới 1m 50, vừa để cắt đường không cho xe cơ giới của địch đi qua vừa để lấy đất đắp 204 ụ. Ụ nằm trên mặt đường, đoạn ngang nhà Vũ Tạo (nhà số 6 ở đầu phố hiện nay). Người ta đào những cái hố tròn sâu 1m, lấy chỗ cắm ngược những khúc gỗ tròn dài tới 5 - 6m rồi lấy đất đào ở cái hố to phía trước và đoạn đường chỗ quầy rau hiện nay trước đây là đường Lý Bôn, đi thẳng được tới cổng bệnh viện Bạch Mai, đắp thành cái ụ chiến đấu rộng 8m cao hơn 4m. Tất cả các công việc này được tiến hành chỉ bằng xẻng cuốc. Cho đến ngày 19/12/1946 ụ này được chắn gần hết lòng đường và hai bên hố (lúc này chưa lát như hiện nay) để chừa một phần lòng đường về phía đường xe điện (lúc này đường ray chưa đặt nổi ở trên đường), đủ để xe cơ giới đi qua được vì đã có lệnh, khi nào thấy một ô tô ở phía trên tiến xuống, ở cạnh cửa ô tô có người giơ một ngọn đèn dầu hỏa làm hiệu thì phải tìm mọi cách để cho xe có thể rút qua thật nhanh. Đến tối 19/12/1946, khi súng đại bác của ta ở pháo đài Láng đã lên tiếng, đèn hiệu trong thành phố đã tắt hết, sau 30 phút không có xe nào đi qua, ban chỉ huy mới ra lệnh ngăn hẳn đường. Một lực lượng được bố trí sẵn sàng nhanh chóng đào đường tàu điện lấy đường ray và tà vẹt gia cố thêm cho ụ, bịt hẳn lối xuống phía nam thành phố.


Phố Bạch Mai là phố có nhiều cửa hàng đóng đồ gỗ và áo quan nên sẵn nhiều gỗ. Các cây gỗ này được lăn ra giữa đường để làm chướng ngại vật hoặc để sẵn ở vị trí thuận lợi, để khi cần thiết thì lao vào xe địch.

Dọc hai bên đường phố cách một đoạn ngắn lại đào một hố cá nhân dùng cho cá nhân đứng chiến đấu.

Các ô chiến đấu đã được bố trí sẵn sàng ở tất cả các vị trí then chốt xung quanh địa phận của Bạch Mai.

Một lực lượng khá mạnh đã bố trí ở đường Đại Cồ Việt và đê Thanh Nhàn, nhất là ở cầu xi măng, trên đường đi vào nghĩa địa Bạch Mai, nay là chỗ đặt xưởng mộc ở sau trường Đại học Bách Khoa, nơi tận cùng của đường Bà Triệu ngày nay, cầu này đã được bảo vệ rất nghiêm ngặt, chỉ tới khi nổ súng rồi mới phá đi để chặn đường tiến của giặc.


Tiểu khu 1 (xóm An Nhân, Đại Cồ Việt, Ô Cầu Dền) có một đại đội tự vệ. Từ trong đại đội này, ban chỉ huy chọn ra 20 đồng chí là những hội viên thanh niên cứu quốc (Việt Minh) từ trước tháng 8/1945, đã có thành tích trong đấu tranh cách mạng, để thành lập đội Quyết tử quân. Ngày 15/12/1946 lễ tuyên thệ được tổ chức tại trường Trần Văn Khánh (góc thước thợ phố Mai Hắc Đế gối vào đường Đại Cồ Việt hiện nay). Đại đội trưởng Vũ Văn Hiền đọc lời thề quyết tử, trước sự chứng kiến của đồng chí Đào Quang Đức ủy viên quân sự, thay mặt ủy ban bảo vệ khu Bạch Mai, công nhận. Ngoài ra, còn có mặt cả đồng chí Hùng, là chính trị viên của đại đội, và đồng chí Nguyễn Đức Thành đại đội phó kiêm đội trưởng đội quyết tử (đ/c Hiền về sau là phó giám đốc Trung tâm phát hành báo chí thuộc Tổng cục Bưu Điện, đ/c Thành hy sinh tại Đường 9 Nam Lào; đ/c Hùng cũng đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, không rõ ở đâu).


Vũ khí của đội quyết tử quân hôm ấy chỉ có một khẩu trung liên, sáu khẩu mút - cơ - tông, ba khẩu súng: hai nòng, 40 quả lựu đạn Phan Đình Phùng và một số chai xăng pha cơ - rếp!

Các ban cứu thương, tiếp tế, quản lý do chị Trần Thị Lan (Lan Anh) phụ trách đã được thành lập và đã huy động các tầng lớp nhân dân tham gia, từ các chị giáo viên, tiểu thương, ở đầu Ô đến các chị buôn thúng bán mẹt ở Chợ Mơ, từ chị em nữ sinh ở đường phố đến các chị đi ở cho tư gia, các chị cô đầu, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, các chị sát cánh bên nhau cùng lo việc phục vụ chiến đấu, sau đó có một số chị đã hy sinh rất anh dũng. Nhiều cơ sở như các nhà hộ sinh, trường Công ích đã được tổ chức thành những trạm cứu thương do các chị Tài, chị Phi, chị Thưởng, chị Bính phụ trách, phối hợp các y sĩ, bác sĩ, y tá ở bệnh viện Bạch Mai, nhà hộ sinh chuẩn bị sẵn sàng phục vụ.


Lúc này các lớp bình dân học vụ phải ngừng hoạt động, hầu hết anh chị em giáo viên học sinh chuyển sang tăng cường cho lực lượng thông tin, tuyên truyền. Xóm ngõ nào cũng có chòi phát thanh, tuy chỉ bằng phương tiện thô sơ là loa cầm tay bằng sắt tây. Các chủ trương của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các lời kêu gọi kháng chiến của Hồ Chủ tịch và của Tổng bộ Việt Minh đã được truyền đạt kịp thời đến từng ngõ xóm, đến tận người dân, khơi dậy lòng yêu tha thiết tổ quốc, lòng căm thù cao độ bọn cướp nước, nhưng luôn bình tĩnh vững vàng, đợi lệnh của Chính phủ, không mắc mưu khiêu khích của giặc. Chỉ huy bộ phận thông tin tuyên truyền là anh Hoàng Chí Thân (nay là chánh văn phòng Tạp chí Cộng sản).


Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của chi bộ, thông qua ủy ban hành chính và ủy ban bảo vệ khu, với lực lượng nòng cốt là đội tự vệ, khu Bạch Mai đã được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cuộc chiến đấu sinh tử, góp phần bảo vệ nền độc lập của Tõ quốc.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2022, 06:45:10 am »

Ngoài nhiệm vụ tổ chức bảo vệ Bạch Mai, chi bộ còn được giao nhiệm vụ chuẩn bị căn cứ cho Liên khu II. Một đài thu thanh và phát do anh Nguyễn Văn Tân (là cục phó Cục điện chính Tổng cục Bưu điện nay đã về hưu) và anh An (nay là đại tá Bộ Tư lệnh thông tin đã về hưu) lúc đó làm ở vô tuyến điện Bạch Mai, lắp và đặt ở một ngôi nhà ở trong ngõ 273 (cạnh hàng bán rượu, bên dãy số lẻ gần Chợ Mơ cũ). Một kho hậu cần đã được chuẩn bị trong làng Hoàng Mai. Một cơ sở cứu thương được đặt ở trại ông giáo Hiên trong ngõ Quỳnh, gần hồ bơi, do chị Hải, chị Nghiêm phụ trách. Nhiều đồng chí vừa chỉ đạo trực tiếp Bạch Mai vừa tham gia lãnh đạo trong phạm vi Liên khu II như đồng chí Vũ Văn Quý vừa là chủ tịch ủy ban bảo vệ Bạch Mai, kiêm bí thư chi bộ Bạch Mai, vừa là ủy viên phụ trách quản lý (như hậu cần ngày nay) của Liên khu II.


Tối 18/12/1946 Liên kiểm Pháp báo cho Liên kiểm Việt Nam: vì công an Việt Nam không làm tròn nhiệm vụ ở Hà Nội nên bắt đầu từ 20/12/1946 quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm vị trí đó. Trao quyền trị an cho chúng tức là trao Thủ đô Hà Nội cho chúng. Nhân nhượng nữa là mất độc lập. Buộc lòng ta đã phải chọn con đường kháng chiến, chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ.


Quán triệt phương châm tác chiến do Bộ Tổng tư lệnh và Ban chỉ huy mặt trận Hà Nội "vừa chiến đấu vừa tổ chức lực lượng", "bền bỉ hoạt động nhỏ tiêu hao và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch" ban lãnh đạo của Bạch Mai đã kịp thời tổ chức chiến đấu bảo vệ Bạch Mai và phục vụ cho mặt trận Liên khu II và đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ đó.


Từ ngày 19/12/1946 Ủy ban bảo vệ Bạch Mai đổi thành Ủy ban kháng chiến Bạch Mai.

Ngay từ những ngày Cách mạng Tháng Tám quần chúng đã từng bước được giáo dục và tập hợp trong các đoàn thể và đã được tập luyện, nên khi cuộc kháng chiến nổ ra, Bạch Mai đã có sẵn lực lượng triển khai các mặt trận công tác không bị lúng túng, ở khắp phố nhân dân cùng anh chị em tự vệ nhộn nhịp khuân bàn ghế, tủ chè, sập gụ, quầy hàng, thậm chí cả hương án, bàn thờ chất ra đường làm chướng ngại vật. Anh em công nhân nhà máy điện nô nức cắt dây điện ở đường phố và chặt cây, ngả cột điện chắn ngang đường. Hai cái ụ được đắp cao thêm, sừng sững như hai ngọn đồi.


Tinh thần cảnh giác của tự vệ và nhân dân ta rất cao. Việc tiễu phỉ trừ gian được tiến hành rất kiên quyết. Anh em tự vệ và một em thiếu niên tiền phong làm liên lạc đã bắt được một thằng tây đen và hai thằng tây trắng ăn mặc thường dân đi dò đường cho địch chuẩn bị kế hoạch chọc thủng tuyến Vĩnh Tuy - ngã tư Trung Hiền. Trên đường bị giải về nơi tập trung, thằng tây đen còn xin mang theo một cái nồi đất để nấu cơm. Anh em tự vệ ở Ô Cầu Dền bắt được ba tên Pháp lai (một nam, hai nữ) thằng đàn ông mặc com - lê, hai con đàn bà mặc áo dài tân thời, quần trắng ở ngay cổng Ngõ Bò, giải chúng xuống đình Đại để xét hỏi. Do không canh giữ cẩn thận nên sau đó chúng thoát được. Trong số Hoa kiều trú ngụ ở phố, cũng có một số làm tay chân cho Pháp chống chúng ta. Một hôm được mật báo, đồng chí Sâm phó chủ tịch ủy ban bảo vệ phụ trách tiễu trừ gian cùng anh em tự vệ đột nhập vào khám ngôi nhà của nhóm Hoa kiều làm nghề thuộc da (quãng nhà số 215, tức ngõ Tầu hiện nay), thấy nhà vắng người nhưng trên mặt bàn có một mâm cơm và một con ngỗng luộc còn nguyên. Đồng chí cho lục soát thì phát hiện được một cái hầm. Mở nắp hầm ra thì lúc nhúc hơn chục Hoa kiều lạ mặt kéo nhau lên. Khám lại hầm ta còn bắt được một khẩu súng liên thanh. Bọn này lập tức bị giải xuống Đại Từ. Chủ hiệu Thiên Thành một hiệu buôn lớn ở phố Bạch Mai bị bắt vì ta khám nhà bắt được cờ tam tài, cờ thanh thiên bạch nhật. Sau đó ta sơ ý nên nó trốn thoát được. (Sau này nó là một tên chỉ điểm rất lợi hại, dẫn Pháp đi bắt và giết nhũng cán bộ của ta vào hoạt động địch hậu). Nhưng cũng có khi vì quá cảnh giác nên bắt nhầm cả người của ta. Đồng chí Hán chồng bà giáo Đoàn Tâm Đan, trước đây vì hoạt động cách mạng nên bị đưa đi đầy ở Côn Đảo. Được tha về đồng chí làm ở Nhà máy Rượu Hà Nội, đã lãnh đạo anh em công nhân ở đây cướp chính quyền. Một hôm trên đường đi hoạt động, đồng chí bị giữ lại, bị nghi là Việt gian vì có mang trong người một bao diêm ba màu xanh, trắng, đỏ. Đồng chí Sâm phải cấp tốc tới nơi can thiệp thì mới được thả.


Việc tuyên truyền kháng chiến và địch vận được đẩy mạnh. Khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Pháp được kẻ rất nhiều bằng sơn hoặc bằng vôi trắng trên tường hay cánh cửa. Đồng chí Nguyễn Văn Vi (được phong là Anh hùng lực lượng vũ trang ngày 18/6/1969) lúc đó là thợ sửa chữa xe đạp, thường đi viết khẩu hiệu bằng tiếng Pháp, chẳng hạn như câu: "Nhiều bạn của anh đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh này. Anh còn đợi gì?"


Ban tiếp tế hoạt động rất mạnh, lo đủ cơm nước cho cán bộ và anh em tự vệ của Bạch Mai cũng như anh em tự vệ của các khu trên rút về tham gia chiến đấu ở Bạch Mai. Khi chiến sự đã nổ ra, ban quản lý đã phân công người vào các nhà thu góp lương thực và thực phẩm của dân đã đi tản cư, có lập danh sách và thống kê hẳn hoi để sau này bồi thường cho dân, nhưng việc này về sau không thể thực hiện được.


Triệt để thực hiện khẩu hiệu "vườn không, nhà trống" ủy ban phái người đi tập trung bằng hết các lương thực, thực phẩm trong khu vực Bạch Mai và cho bộ phận cấp dưỡng của mặt trận kịp thời nấu cơm phát cho mọi người, không kể là bộ đội, tự vệ hay đồng bào tản cư còn đọng lại. Thoạt đầu cũng có phần lúng túng, sau vài ngày chị em rút kinh nghiệm, có tổ chức và phân công rành mạch công việc cho từng nhóm: nhóm nấu cơm và nắm cơm, nhóm đi kiếm hoặc mua thực phẩm (rau, thịt, muối...); nhóm làm và chia thức ăn; nhóm chuyển thức ăn và cơm ra trận địa. Chị em lên sát tận ụ Ô Cầu Dền, bờ đê làng Thanh Nhàn giữa lúc đôi bên đang bắn nhau quyết liệt, để kịp đưa bằng được suất cơm vào tận tay từng chiến sĩ. Dù anh em chiến đấu ở bất kỳ một nơi xung yếu nào, chị em cũng tìm mọi cách, đưa bằng được cơm ăn, nước uống tối tận nơi...


Một số chị em đã hy sinh ngay tại trận như người chiến sĩ.

Đôi khi kho lương thực của mặt trận đặt tại làng Hoàng Mai không kịp xay giã đưa lên, chị em sẵn sàng bỏ ngủ, kéo nhau xuống làm giúp rồi gánh về để kịp có lương thực, thực phẩm cho mặt trận.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2022, 06:46:21 am »

Trong suốt cả dãy phố dài, thì đoạn từ Ô Cầu Dền đến ngõ Tô Hoàng là nơi ác liệt hơn cả. Có hôm tiếng súng tiếng đạn nổ ra suốt ngày đêm, hai bên đường phố khói bốc mù mịt. Từ Trại Găng muốn đi lên phía trên phải đi xuyên qua các lỗ đục ở tường thông từ nhà nọ sang nhà kia nhưng từ Trại Găng trở xuống thì tình hình đỡ căng thẳng hơn. Trên một bức tường ngã tư Trung Hiền, Ban tuyên truyền của Liên khu II dán một tờ báo tường khá to lấy tên là "Xung phong" thu hút được nhiều người xem vì đây là một hình thức tuyên truyền mới lạ lúc này. Tôl ngày 24/12/1946 chi bộ đã họp ở chùa Mứt để kết nạp một đảng viên mới, có mặt đồng chí Quỹ, Lan Anh, Thọ, Trinh, Hiền. Người được 1 kết nạp là một đồng chí nữ mới xấp xỉ tuổi 18, làm liên lạc và trinh sát cho ủy ban bảo vệ khu. Đồng chí Đồng được kết nạp vì đồng chí đã biểu thị được tinh thần dũng cảm, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao (lên mặt trận trinh sát hoạt động của địch, khiêng xác chết vì đạn của địch). Hiện nay đồng chí là cửa phó cửa hàng bách hóa Ô Chợ Dừa.


Tại trại Vĩnh Hồ (góc ngã tư Trung Hiền, về phía bên phải chỗ hiệu chữa và sơn xe đạp của Mậu dịch quốc doanh hiện nay) là trụ sở của Ủy ban kháng chiến Bạch Mai, chi bộ đã tổ chức lễ hứa hôn cho đồng chí Nguyễn Anh Bảo (ủy viên kháng chiến của thành phố) phụ trách Liên khu II, sau này là tư lệnh binh chủng Thông tin, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965) và đồng chí Trần Thị Lan (Lan Anh) - (sau là tổng biên tập báo Phụ nữ Việt Nam). Hai đồng chí đã đặt tên con gái đầu lòng là Bạch Mai để kỷ niệm cuộc hứa hôn giữa những ngày cùng chiến đấu trên mảnh đất Bạch Mai.


Một lực lượng tham gia phục vụ chiến đấu rất đắc lực nữa, là các em thiếu niên tiền phong, các em thường làm trinh sát hoặc liên lạc cho bộ đội (em thiếu niên tham gia bắt mấy tên lính Pháp giả dạng là ngoại kiều mò vào khu vực của ta để dò xét như đã kể ở trên là em Nguyễn Lan Khán, sau là giáo viên trường cấp 3 Bạch Mai).


Lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ Bạch Mai và phòng tuyến phía nam Hà Nội lúc này gồm bốn bộ phận. Lực lượng tự vệ của Bạch Mai gồm những người sống ở đất Bạch Mai, lực lượng tự vệ trong sinh viên đang ở Việt Nam học xá (nay là khu vực trường Đại học Bách Khoa), lực lượng tự vệ chiến đấu của thành đưa về tăng cường và lực lượng Vệ quốc đoàn. Lực lượng tự vệ của Bạch Mai sau đó bổ sung thêm lực lượng ở các phố trên rút về nhập vào, có được trang bị súng nhưng phần nhiều là vũ khí thô sơ. Trung đội tự vệ của sinh viên, ngoài vũ khí thô sơ còn có một khẩu đại liên, và do đồng chí Sinh chỉ huy. Sau ngày chiến đấu ở Cửa Nam, một bộ phận tự vệ chiến đấu của thành do đồng chí Vinh tức Hoàng Dương (nay là trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam) chỉ huy được lệnh chuyển về tăng cường cho Bạch Mai để bảo vệ tuyến phía nam là đường Đại Cồ Việt và đê Thanh Nhàn. Lực lượng Vệ quốc đoàn đóng ở Bạch Mai là tiểu đoàn 77. Sở chỉ huy đóng ở nhà bác sĩ Chung. Một đại đội của tiểu đoàn này do đồng chí Bảo Cường sau này là Nguyễn Mẫn chỉ huy đóng chốt ở Ô Cầu Dền.


Ngoài việc hợp đồng chiến đấu ngăn chặn địch, Ủy ban kháng chiến Bạch Mai còn phối hợp với lực lượng tự vệ của sở Vô tuyến điện Bạch Mai bảo vệ công nhân tháo gỡ và di chuyển những máy móc vật liệu có thể di chuyển được và phá hủy những thứ không có điều kiện mang đi để sau này địch không sử dụng được.


Sau hai ngày khẩn trương tháo gỡ và chuyển máy, đồng chí Tân được chuyển về phụ trách đài vô tuyến điện của Liên khu II. Đồng chí An và những công nhân còn lại đi theo máy móc vật liệu rút ra ngoài thành phố, đài phát thanh đã được chuyển ra địa điểm dự bị từ trước ngày toàn quốc kháng chiến.


Khi cuộc chiến đã nổ ra, mấy ngày đầu Ô Cầu Dền chưa có địch nhưng sáng ngày 24/12, từ chiếc máy bay khu trục bay lượn, lồng lộn khắp bầu trời ngoại thành kể cả Bạch Mai xả từng tràng súng liên thanh, trút hàng loạt bom xuống các làng mạc. Tiếng súng nổi tung trời, khói lửa mù mịt, giặc Pháp ra sức phát hiện kho tàng và căn cứ của ta để bắn phá và uy hiếp tinh thần của quân dân ta. Đại bác, súng cối của chúng bắn rải rác suốt Bạch Mai. Sớm ngày 25/12, chúng tổ chức cho tăng thiết giáp và hàng trăm Lê dương tiến xuống đánh phá ụ Ô Cầu Dền. Bộ đội và tự vệ của ta đã chống trả quyết liệt, địch không sao tiến được qua cửa Ô.


Ngày 26, 27/12/1946, chúng tiếp tục tấn công xuống Ô Cầu Dền. Xe tăng của địch vừa tiến vừa bắn phá, cố phá hủy ụ chiến đấu ở đầu Ô của ta, và làm đổ các bờ tường có quân ta bố trí. Tiến tới đầu Ô thấy la liệt nồi đất úp trên mặt đường chúng liền chĩa súng bắn bừa bãi vào đám nồi đất để phá mìn (tưởng rằng trong đó có mìn). Bắn mãi chẳng thấy gì, chúng liền thúc Việt gian và thổ phỉ tiến lên trước. Lúc đó, các chiến sĩ của ta nấp ở trên gác nhà lơ Vũ Tạo, ở hai bên đường phố và trên ụ đất mới nổ súng bắn tỉa từng tên. Một số tên chết ngay tại chỗ. Bọn chúng vẫn không tiến thêm được bước nào vào phố Bạch Mai.


Ngày 28/12/1946, giặc Pháp mở màn bằng một cuộc bắn phá quy mô lớn. Thoạt đầu là máy bay ào tới ném bom và đại bác từ xa dội tới. Ô Cầu Dền mù mịt khói đạn. Tiếp đó, xe tăng, thiết giáp và bộ binh của chúng hùng hổ xông lên quyết "san phang" ụ Ô Cầu Dền của ta. Thật bất ngờ, một loại vũ khí mới đã xuất hiện trên trận tuyến Ô Cầu Dền: với ba phát đạn badôka ta bắn cháy một xe tăng và một xe bọc thép của chúng. Giặc hoảng hốt rút chạy về phía Chùa Vua, để lại hàng chục xác chết. Đây la những phát badôca đầu tiên ở mặt trận Hà Nội.


Ô Cầu Dền trở thành con đường máu đối với giặc Pháp.

Ngày 31/12/1946, vào khoảng 4 giờ chiều, mé dưới Ô Cầu Dền bỗng bị một trận mưa đạn đủ các cỡ. Tưởng rằng với ưu thế về hỏa lực như vậy, có thể dập tắt ngay các ổ chiến đấu của ta, bọn chỉ huy địch thúc Lê dương và thổ phỉ đông tới 200 tên tiến xuống phá ụ bất ngờ. Từ các hầm hố, ngõ ngách, quân ta hô "xung phong" dậy trời và nhất tề xông lên. Địch hoảng hốt bỏ chạy. Quân ta anh dũng rượt theo bắn ngã được 20 tên Pháp và 30 tên thổ phỉ.


Trạm cứu thương xung phong do chị Phi phụ trách đặt ở một nhà sát Ô Cầu Dền đã kịp thời cứu chữa cho anh em thương binh chiến đấu ngăn địch phá ụ chiến đấu Ô Cầu Dền.

Xen kẽ với những trận tấn công của địch xuống Ô Cầu Dền là những trận pháo kích dọc phố: Ngày 9/1/1947 địch cho bốn máy bay phóng pháo bay lượn trên không phận Bạch Mai nhiều đợt rồi ném bom xuống Chợ Mơ. Có hôm chúng cho phi công ngồi trên máy bay bà già dùng súng bắn tỉa vào các nhà để xua quân ta ra.


Ta còn phải đối phó với bọn thổ phỉ đi bắn lén. Nữ đồng chí Hoàng Thị Minh cứu thương, đã hy sinh ngay ở ngõ Chùa Liên do bị trúng một phát đạn tắc - bọp. Lúc chết đồng chí còn đeo ở tay một chiếc băng thêu: Hồng thập tự Việt Nam. Đồng chí Minh được truy nhận là liệt sĩ.


Lực lượng tự vệ của Bạch Mai đã có nhiều bộ phận được điều lên phía trên quấy rối các vị trí của địch ở trại Bảo an binh, rạp chiếu bóng Majestic (tức rạp Tháng Tám), Nhà máy Rượu ... Theo yêu cầu của ban chỉ huy tiểu khu Lò Đúc, đồng chí Đào Quang Đức đảng viên, ủy viên UBKC tiểu khu Bạch Mai đưa một lực lượng tự vệ lên hỗ trợ để cản cuộc tấn công của Pháp từ Lò Lợn xuống Ô Đồng Mác, đồng chí Đức đã hy sinh anh dũng trên đê Bành Lao (đường Trần Khát Chân).


Ta đào một cái hố sâu ngập đầu thông từ ngõ Đình Đông sang ngõ Tô Hoàng, và bố trí ở giữa một khẩu đại liên nên đã khống chế được địch từ rất xa có kết quả. Lực lượng của ta lại còn bố trí ở trong cửa sổ các căn nhà có gác để kiểm soát mặt đường phía trên ụ và bắn tỉa vào các tên thổ phỉ, lính Pháp và Việt gian định mò xuống phá ụ. Một đồng chí tự vệ của tiểu khu 1 trước làm nghề thợ cạo rong, nấp ở trong một hố cá nhân ở đầu Ô với một phát súng trường, anh đã bắn chết một thằng tây đen đang lén lên định phá ụ. Vui mừng trước thắng lợi, anh nhảy vọt lên miệng hố reo mừng và định trèo lên ụ tước súng của thằng tây đen thì chẳng may anh bị trúng một viên đạn của địch và hy sinh tại chỗ.


Giữa tháng 1/1947 địch huy động lại tiếp tục đánh vào Ô Cầu Dền, đồng thời chúng tung một lực lượng gồm hàng ngàn quân và hàng trăm xe cơ giới tấn công về phía nam nhằm thực hiện âm mưu bao vây tiêu diệt lực lượng ta ở khu vực Ô Cầu Dền, Bạch Mai. Suốt một ngày trời, địch huy động cả bộ binh, cơ giới, pháo binh, máy bay đã tạo được hai gọng kìm, một từ Vĩnh Tuy qua Mai Động tiến vào ngã tư Trung Hiền; một nửa từ Ngã Tư Vọng đánh tạt về phía tây vào sau lưng quân ta. Ba mặt hợp vây, địch hy vọng cất vó được toàn bộ lực lượng của ta. Nhưng trên từng bước tiến, chúng đều phải đối phó với sức chiến đấu vô cùng ngoan cường của lực lượng Vệ quốc đoàn và tự vệ.


Sau khi mặt trận bị phá vỡ, ta phải rút khỏi Bạch Mai, thành ủy Hà Nội quyết định sáp nhập Liên khu II với khu Mê Linh và khu Đề Thám (huyện Thanh Trì) thành quận 6. Một số cán bộ của Bạch Mai ở lại công tác ở quận 6 (đồng chí Vũ Văn Quý là phó bí thư quận 6. Đồng chí Thân phụ trách tuyên truyền thống tin của quận, một số tham gia công tác tình báo của thành, chuẩn bị vào hoạt động hậu địch, số đông anh em tự vệ có vũ khí chuyển sang Vệ quốc đoàn...). Tuyệt đại bộ phận cán bộ của Bạch Mai từ đó đến nay ở các cương vị công tác khác nhau trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, quân đội và các đoàn thể vẫn tiếp tục phát huy được truyền thống chiến đấu chặn địch ở Ô Cầu Dền, xứng đáng là con em của Bạch Mai.


DIỆP - XUÂN - BÍNH
Ghi chép theo lời kê của các đồng chí đã từng
lãnh đạo và chiến đấu tại mặt trận Ô Cầu Dền
trong thời gian 60 ngày đêm Liên khu II
Hà Nội kháng chiến chống Pháp xâm lược
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2022, 06:48:19 am »

TƯỞNG NHỚ ĐỒNG ĐỘI


Đội tự vệ ở phố Cửa Nam có hơn hai chục người. Họ là những người làm ăn sinh sống ở đó, gồm thợ thủ công, con cái tiểu chủ và tiểu chủ đã lập nghiệp lúc còn ít tuổi.

Gần tới ngày toàn quốc kháng chiến 19/12, những thanh niên này được tổ chức thành ba tổ chiến đấu để bảo vệ gia đình và phố của mình. Mỗi tổ tạm gọi là một tiểu đội và cử ra một tiểu đội trưởng; tiểu đội trưởng Hồng, tiểu đội trưởng Châm, tiểu đội trưởng Đài. Ba tổ chiến đấu đặt dưới sự chỉ huy của tiểu khu trưởng Điền Long.


Để giúp Điền Long về mặt quân sự, ban chỉ huy tự vệ chiến đấu cử tôi đến hợp tác. Mới được ít ngày, tôi vừa làm quen được với các tiểu đội trưởng, chưa kịp thuộc tên đồng đội, cuộc chiến đấu đã bùng nổ.

Đã thỏa thuận với nhau từ trước; khi có chiến đấu, Long giữ liên lạc với trên, tôi trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Phương án tác chiến lúc đó quá đơn giản: một tổ bố trí ở góc phố, một tổ bố trí ở mặt đường, một ở sát với chỉ huy. Nhiệm vụ cụ thể cho hai tổ chiến đấu là: ẩn nấp phục kích sẵn sàng chờ địch đến sát mới đánh. Còn tổ ở cạnh chỉ huy làm nhiệm vụ cứu thương, liên lạc, bổ sung cho các tổ chiến đấu lúc cần thiết.


Như thế tưởng là chu đáo. Nhưng lâm vào cuộc chiến rồi mới rối tinh rối mù lên. Địch xuất hiện nhưng không phải là bộ binh đi dưới lòng đường để mình tiêu diệt. Tình huống lúc đó lại là xe tăng có đại liên yểm trợ ở xa. Không biết đánh bằng cách nào, người nọ hỏi người kia ơi ới! Thấy động, địch bắn xối xả vào đó, gây ra những tiếng đổ vỡ rùng người.


Buổi chiều đang còn là thường dân, tuổi đời mới độ tuổi 20, 18. Lẽ ra lúc đó đang ngủ ấm trong chăn lại phải phơi mình ngoài gió rét hứng thêm lửa đạn, tránh sao khỏi hoang mang. Để tự trấn an, người nọ phải tìm người kia để hỏi han.


Trong tình thế đó, tiểu đội trưởng Hồng đã dẫn tôi đến từng vị trí chiến đấu. Anh chỉ cho người này người khác phạm vi cảnh giới, cự ly có thể bắn, có thể dùng lựu đạn. Trước khi rời sang vị trí khác Hồng thường nói với anh em:

- Cứ bình tĩnh! Cứ bình tĩnh! Lúc nào địch tới gần tớ sẽ đến với cậu. Bây giờ ẩn nấp cho kín, nhưng phải nhớ quan sát địch.

Tôi cảm nhận được câu nói ôn tồn, thân mật như dỗ dành, như nhắc nhở lúc đó quả là có tác dụng. Đấy cũng là bài học thực tế đối với tôi.

Đêm chiến đấu đầu tiên, với số vũ khí ít ỏi trong tay: năm khẩu súng trường cũ kỹ, vài ba chục viên đạn, mươi quả lựu đạn, đội tự vệ Cửa Nam không đủ sức ngăn chặn bước tiến của địch. Nhưng cũng làm chúng chậm lại một vài giờ.


Ngày hôm sau chúng tôi bị bao vây tại chỗ. Ngoài đội tự vệ còn thêm chục người dân chưa kịp tản cư. Tình thế cấp bách lại không thấy Điền Long quay về. Xác định rõ nhiệm vụ của mình, tôi dựa vào các tiểu đội trưởng để tiếp tục chỉ huy chiến đấu.


Vừa bàn xong với nhau: cần phân tán ẩn nấp chờ lệnh trên, địch đã đạp cửa vào lùng sục. Song chúng chỉ dám ở ngoài cửa bắn vu vơ, lơ láo nhìn vào trong không thấy thì bỏ đi. Còn chúng tôi vẫn ẩn nấp kín ở phía sau cửa hàng, cửa hiệu. Từng người được hướng dẫn; chỉ khi nào địch giáp mặt không thể rút được mới đánh, tránh bị sát thương vô ích.


Tiểu đội trưởng Hồng đã tìm ra một địa điểm vừa sâu vừa kín làm chỉ huy sở. Gọi thế cho oai thực ra đó chỉ là một gian bếp, ở đó có tôi, hai cứu thương, mấy người dân tình nguyện làm bất cứ việc gì. Suốt đêm không được ngủ cũng như ăn uống, tâm trạng rối bời, đứng ngồi chờ đợi không yên. Những mấy cô gái vẫn nói chuyện rì rầm rúc rích cười với nhau.


Khoảng gần trưa, Hồng rời vị trí tìm tôi, câu đầu tiên anh hỏi:

- Có được lệnh gì mới không anh?

- Cậu Đài đi bắt liên lạc nhưng chẳng gặp được ai. Đơn vị bạn đóng trong chợ đã rút. Địch canh gác ở ngã tư, không ai sang được phía thằng Lạng.

- Ta vẫn ở lại hay rút? Nếu phải rút theo anh nên rút đường nào?

Tôi hơi bí, song đã thẳng thắn trả lời: tôi chưa nghĩ tới việc này, cũng chưa có dụ kiến rút đường nào!

Hồng nhiệt tình đề xuất: "Ta nên tìm trước một đường rút, nếu anh đồng ý tôi sẵn sàng xung phong đi tìm đường".

- Giữa ban ngày thế này đi ra ngoài đường rất dễ bị lộ, nguy hiểm lắm.

- Tôi thuộc đường khu vực này, tôi sẽ vừa ẩn nấp vừa len lỏi trong các ngõ ngách.

Tôi mới gật đầu tỏ vẻ đồng ý chưa kịp nói gì, Hồng đã cướp lời:

- Anh cử người thay tôi chỉ huy tiểu đội. Báo cáo, tôi đi! Nói vừa dứt lời Hồng chui qua tường biến mất hút.

Quay vào trong bếp, để giết thời gian tôi cùng mọi người tán chuyện một lúc rồi đi thăm các tiểu đội. Lúc quay trở lại vẫn chưa thấy Hồng về. Rất tin tưởng Hồng không bỏ rơi đồng đội, phải có trắc trở gì mới lâu như thế. Các tiểu đội trưởng lần lượt có mặt ở trong bếp để hỏi xem tối nay và ngày mai sẽ làm gì? Anh em đặt niềm tin vào tôi chừng nào, tôi lo lắng chừng đó. Người nóng ran lên mặc dầu trời rất rét. Tôi nói rõ ý định của mình: Đợi Hồng đi tìm đường trở về nắm chắc tình hình, nếu không có lệnh gì khác, đêm nay sẽ vượt vòng vây ra ngoài.


Hồng đã về! Tôi reo lên một cách vô ý thức không giấu được tình cảm vui mừng. Mọi người vây quanh Hồng nghe báo cáo. Nghe xong đi tới quyết định chung: Các tiểu đội trưởng về đơn vị ra lệnh cho mọi người thu dọn hết hành trang, lần này ra đi chưa biẽt bao giờ mới quay lại. Phải mang gọn nhẹ để có thể lẩn tránh được. Đợi tối nhọ mặt người (không có đồng hồ) sẽ rút.


Đêm đó tôi và Hồng đi trước, người nọ nối đuôi người kia mà đi. Nếu thấy địch phải nằm sát xuống đất không được chạy. Chúng tôi men theo con tàu rất dài đậu ở đường sắt, đi sâu vào phía sau ga Hàng Cỏ. Từ sau ga, rẽ tay phải vào làng Giám ở trước Văn Miếu.


Sáng hôm sau kiểm mặt, không thiếu người nào. Cả tự vệ và nhân dân đều xác nhận Hồng có công lớn trong việc ra khỏi vòng vây. Với tấm lòng của mình mọi người tặng Hồng cái đấm thân mật, những cái tát yêu, lại còn xoa bù cả đầu.

Ngay hôm đó, đội tự vệ Cửa Nam được biên chế thành một trung đội gồm bốn đơn vị:

Tiểu đội 1 do Hồng làm tiểu đội trưởng.

Tiểu đội 2 do Đài làm tiểu đội trưởng.

Tiểu đội 3 đo Châm làm tiểu đội trưởng .

Cứu thương, liên lạc, người tình nguyện do Bích Oanh phụ trách, gọi là trung đội bộ.

Cái tên Trung đội tự vệ Cửa Nam được gọi từ hôm ấy. Chúng tôi có niềm tự hào lúc đánh giặc, lúc rút lui vẫn giữ nguyên được đội hình và củng cố được tổ chức có phiên hiệu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #48 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2022, 06:49:25 am »

Đóng quân ở Giám, nhiệm vụ các tiểu đội phải canh phòng chỗ ở và tuần tra canh gác chung quanh nơi đóng quân. Khi làm nhiệm vụ tuần tra, Hồng bắt liên lạc với đơn vị Vệ quốc đoàn bố trí ngăn chặn địch ở Hàng Bột. Từ mối quan hệ đó, Hồng đã đưa tôi đến gặp đại đội trưởng Lưu Vân.


Thực lòng mà nói, ngay từ những phút gặp đầu tiên, Lưu Vân đã nói như ra lệnh:

- Các anh là tự vệ, phải có nhiệm vụ giúp đỡ bộ đội đánh giặc dưới sự chỉ huy của tôi.

Không do dự tôi trả lời: Chúng tôi đang làm nhiệm vụ của mình là đánh giặc. Nếu phối hợp với bộ đội, chúng tôi phải làm gì? Xin cho biết cụ thể.

- Tôi nhắc lại, không phải là phối hợp mà dưới sự chỉ huy của tôi. Việc đến đâu giao đến đó. Việc trước mắt, lợi dụng ban đêm lẻn vào nội thành quấy rối địch, tìm ra địa điểm đóng quân của địch để giúp bộ đội lập kế hoạch tác chiến.

- Việc đó chúng tôi làm được, chỉ yêu cầu trang bị vũ khí đạn dược cho chúng tôi. Mấy hôm nay chúng tôi nhịn đói đánh giặc, ai kiếm được gì trong nhà dân tạm thời ăn thức nấy. Yêu cầu bộ đội cung cấp thức ăn cho chúng tôi.

- Vũ khí hiện nay chưa có, khi nào có sẽ giải quyết sau. Việc ăn uống, anh đi gặp quản trị trưởng, báo cáo rõ quân số và nói rằng tôi đồng ý cung cấp suất ăn như bộ đội.

Lúc đó có mấy người thập thò trước lều bạt, Lưu Vân vẫy tay báo hiệu bảo: "Các anh về đi! Cứ thế mà làm, tôi bận họp".

Chui qua khỏi lều bạt, vừa miễn cưỡng vừa ấm ức, tôi không muốn gặp quản trị trưởng mà cử Hồng đi thay rồi về chỗ đóng quân. Từng luồng gió lạnh làm tỉnh người ra. Tôi tự nhủ phải học tác phong quân sự cứng rắn, rành mạch, dứt khoát của Lưu Vân.


Hồng đi làm việc có kết quả. Hôm sau mọi người trong trung đội được phát một nắm cơm với muốỉ vừng, mấy ngày liền ban ngày trung đội nghỉ ngơi, ban đêm lẻn vào nội thành quấy rối. Một lần Hồng dẫn đầu tiểu đội, vừa nhô lên khỏi ụ đất đã chạm trán địch. Rất nhanh trí Hồng hô xung phong rất hùng dũng. Địch hoảng hốt vừa bắn vừa chạy, còn ta kịp thời ẩn nấp sau đó rút lui bình an vô sự.


Lưu Vân cho liên lạc tới hạ lệnh: "Tối nay, bộ đội tấn công vào cứ điểm đóng quân của địch nhà thương Xanh Pôn, lệnh cho trung đội tự vệ Cửa Nam chiếm lĩnh Văn Miếu chờ lệnh".

Chiếm lĩnh xong Văn Miếu, cả trung đội nằm rét ngoài trời, không ai đến hạ lệnh mới. Gần sáng địch mới phát hiện, từ tầng cao chúng bắn như vãi đạn vào đội hình của ta. Đã đến lúc phải tự động rút lui, chẳng may gặp tường quá cao tầm với. Hồng không ngần ngại quỳ gối làm bậc cho đồng đội trèo lên vượt qua tường. Người nọ bắt chước người kia, khoảng năm, mười phút toàn trung đội đã thoát khỏi tầm bắn của địch.


Sau trận đánh đó, tôi bắt liên lạc được với ban chỉ huy tự vệ chiến đấu. Đồng thời nhận thấy cách làm việc với Vệ quốc đoàn không dễ dàng và thân mật như với chỉ huy cũ của mình, tôi đưa ra ý kiến: ta là tự vệ nên trở về với tự vệ, như vậy vừa dễ giao dịch vừa dễ thông cảm với nhau trong lúc làm việc.


Chúng tôi lên đường, đây là cuộc hành quân vỡ lòng trong đời binh nghiệp của chúng tôi. Nếu chỉ vài ba người len lỏi đi từ Giám tới Việt Nam học xá thì không mấy khó khăn, nhưng đi cả trung đội khó khăn bội phần.

Lúc đó, không có bản đồ, không có la bàn chỉ hướng, không có người dẫn đường, không biết rõ địch đóng chỗ nào, ta đóng chỗ nào. Dân đã tản cư hết không có ai để hỏi thăm đường. Đã thế lại còn phải lần bước trong đêm tối.


Một lần nữa Hồng lại được cử đi trinh sát, tìm đường hành quân. Tôi ra lệnh đại khái cho Hồng: men theo đường tầu điện Hà Nội - Hà Đông, đến Ô Chợ Dừa rẽ tay trái, hướng về bốn cột truyền thanh mà đi. Cũng may nhà cửa lúc đó còn thưa thớt lại thấp, lệnh như vậy còn có lý. Hồng dẫn nửa tiểu đội đi trinh sát địch và tìm đường, nửa tiểu đội còn lại liên lạc với toán sau. Tôi và Đài dẫn đầu toán sau, Châm đi sau cùng và thu quân bị lạc.


Vừa đi, vừa đứng, vừa ngồi chờ, khi nghe thấy tiếng gà gáy lạc lõng trong sương đêm, tôi vội vọt lên phía trước. Một lùm cây lớn ở trước mặt, tôi thấy Hồng đang đứng chờ ở trước cổng chùa Kim Liên. Chúng tôi ôm lấy nhau lặng đi, nghe rõ tiếng con tim đập hòa với tiếng giun dế kêu rên rỉ. Hồng lên tiếng trước:

- Ta tạm trú quân ở đây anh ạ! Xem ra ở đây chưa có địch, thỉnh thoảng nghe súng còn rất xa. Vào làng lúc này, cũng chưa biết trong đó ra sao.

Tôi đồng ý với Hồng, cả hai đứng chờ rất lâu mới thấy Châm tới. Cuộc hành quân đã thành công. Không có người đào ngũ, không có người nằm lại, kể cả đàn bà con gái.

Được lệnh trú quân, chẳng ai bảo ai anh em cứ lăn bừa ra đất mà thiếp đi. Tôi bừng tỉnh, ánh sáng bình minh rất đẹp, có cả tiếng chim ríu rít ban mai. Nhưng cảnh tượng trong sân chùa không vui mắt chút nào. Nhìn các khuôn mặt hốc hác của đồng đội trong giấc ngủ chập chờn, tôi thấy mủi lòng. Xen vào đó nỗi lo nếu như có địch. Nhưng không, ai kia đang đứng gác bảo vệ cho đồng đội. Lại chính là Hồng.

Hồng thay tôi chỉ huy trung đội.

Được lệnh của ban chỉ huy tự vệ, chúng tôi về đóng ở chùa Vân Hồ. Địch tấn công từ phía hồ Ha-le dọc theo đường Bà Triệu ngày nay. Các tổ chiến đấu bố trí xong ở cuối phố thì có lệnh báo động, xe tăng và xe bọc thép của địch đến cách Nhà máy Diêm khoảng 200m, ngừng lại ở ngã tư bắn móc-chi-ê và trung, đại liên để thăm dò mục tiêu. Người của ta tuy đông nhưng không có vũ khí tầm xa, đành nằm yên chờ chúng đến gần, ném nốt năm quả lựu đạn và những chai ét - xăng ngâm nhựa rồi rút lui.


Mấy hôm trước tôi đã đau mắt, hôm đó hai mắt sưng mọng. Trong lúc di chuyển mắt lèm nhèm nên húc cả vào tường khi chui qua lỗ hổng. Vừa đau vừa mệt tôi choáng nằm lăn ra mặt đất. Hồng chạy đến dựng tôi dậy, khuyên tôi quay về phía sau tạm nghỉ. Sợ tôi không yên tâm Hồng nói:

- Việc khác tôi không chắc chắn, nhưng chỉ bố trí phòng ngự, sử dụng hết vũ khí rồi rút như mọi lần, thì tôi có thể thay anh làm được.

Tôi hỏi lại: "Nếu bị thương vong thì làm thế nào?"

- Tùy cơ ứng biến, dùng người khỏe cõng người yếu về phía sau, mọi việc nhờ phía sau giải quyết.

Không còn cách nào khác, tôi để cứu thương dìu về nằm ở một căn buồng nhỏ trong nhà dân. Mắt nhắm, đầu đau, tôi muốn ngủ một lúc nhưng không sao ngủ được. Chung quanh không có ai, tôi cảm thấy trơ trọi. Nếu địch tràn tới, thôi thế là hết!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2022, 06:51:03 am »

Tiếng súng đã ngừng, hai mắt tôi nhắm nghiền, không phân biệt được thời gian. Đợi mãi, đợi mãi cho tới lúc nghe tiếng chân người, qua giọng nói tôi đoán có Hồng, có Oanh, có Thiện... Ngồi xuống mép giường, Hồng cho tôi biết địch đã rút, trước khi rút chúng bắn đạn cầu vồng vào chùa Vân Hồ. Mọi người rút vào các nhà xây ở phía dưới để ẩn nấp. Anh em đã nghỉ ngơi yên chỗ.


Oanh hỏi thăm tới tấp, nào mắt ra sao, đầu có chảy máu không, đã ngủ được tí nào chưa... Người nghe chưa kịp trả lời đã phải nghe tiếp: Nếu thấy đau và mệt cứ yên tâm nghỉ. Hôm nay, Hồng chỉ huy rất có tư thế, ngày mai cũng sẽ làm tốt, anh khỏi cần phải suy nghĩ...


Thấy tôi mệt mỏi không chú ý lắng nghe, Hồng kéo Oanh ra ngoài, Thiện tiến vào khẽ nói:

- Tôi vừa tìm kiếm trong nhà dân được lọ thuốc đau mắt. Nằm im để tôi tra thuốc.

Tra thuốc xong, Thiện nói tiếp: "Anh cố ngủ một giấc mới khỏi đau mắt, mai mắt sáng làm việc mới được. Chiều nay chắc anh chưa được ăn gì, anh em cũng thế cả". Nói xong Thiện đặt một chiếc kẹo bóc sẵn vào môi tôi. Một giọng nói khó quên: "Ơn anh nhiều về việc anh giúp tôi vượt qua tường, còn sống tôi không quên anh đâu" rồi chỉ nghe được tiếng bước chân chạy vội. Vị ngọt của đường quyện với vị ngọt của tấm lòng ngấm từ miệng tới lục phủ ngũ tạng, lan ra toàn thân ru tôi vào một giấc mơ dài.


Sáng hôm sau, Hồng tới gặp tôi sớm, đề xuất dự kiến của mình: Hôm qua địch đánh thăm dò, chắc hôm nay chúng sẽ đánh lớn. Hôm qua nhiều người không có vũ khí, chưa có việc làm, không nên để anh chị em ngồi chờ việc trong tầm sát thương của địch.

- Tôi cũng thấy như vậy! Theo tôi hôm nay chỉ để ba tổ chiến đấu có vũ khí phòng ngự ở các điểm cũ. Những người còn lại nên rút ra xa ngoài tầm bắn của địch.

Tôi còn đang phân vân: ai chỉ huy phía trước, ai chỉ huy phía sau. Như đã chuẩn bị sẵn, Hồng nói: "Tôi xin ở phía trước. Anh Đài thạo việc liên lạc với cấp trên, chị Oanh chỉ huy trung đội bộ ở lại giúp anh ở phía dưới. Anh Châm lúc cần ở phía nào bổ sung cho phía ấy, giữ vững liên lạc phía trên với phía dưới".

- Anh đã chọn sẵn vị trí cho tôi rồi sao? Tôi nói chung chung như thế.

Sợ tôi mất lòng, Hồng vội nói: "Hò hét chiến đấu tôi làm đã quen, củng cố tổ chức, giữ vững tinh thần anh em tôi còn yếu lắm. Anh ở phía sau vững vàng hơn tôi, chỗ nào cần anh nên ở đó".

Tôi đồng ý với Hồng, bụng thầm nghĩ mình có làm sao đã có người thay thế. Một niềm vui dâng lên, chúng tôi chia tay nhau. Hôm ấy địch đánh lớn, mặt trận cuối Phố Huế tuy chống trả quyết liệt nhưng cũng bị tan vỡ. Phía nhà Diêm, chúng tôi vừa chiến đấu vừa rút lui dần từng bước. Đêm đến chúng tôi đều tụ cả lại ở Việt Nam học xá.

Hồng nhận một phần thưởng quý giá.

Hôm làm lễ truy điệu anh Cao Thanh Chi, mọi người thương cảm vô cùng. Tôi báo cáo thành tích của Hồng.

Ngày hôm trước anh Chi dẫn chúng tôi đi quan sát tình hình địch ở phía đê La Thành. Công việc đã xong, chúng tôi được lệnh quay về. Khi đi chúng tôi qua một bãi trồng rau và khoai không có chuyện gì xảy ra, nào ngờ lúc chúng tôi về thì pháo đạn địch từ phía xa trên điểm cao bắn đuổi theo. Mọi người vừa nằm, vừa chạy đến chỗ che khuất ẩn nấp. Đợi rất lâu không thấy anh Chi về, anh em đoán anh bị thương nằm lại ở luống khoai. Trong lúc nguy nan đó Hồng đã tự nguyện quay lại cứu anh Chi. Lúc đi cũng như lúc về, Hồng vừa phải bò vừa phải trườn để địch khó phát hiện. Lúc về vất vả nhiều hơn vì phải mang theo xác anh Chi.


Vừa thương xót anh Chi, vừa mến phục lòng dũng cảm của Hồng, mọi người đều ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Tôi đề nghị khen thưởng bằng khẩu súng ngắn của anh Chi. Mọi người nhất trí tán thành, anh Đỗ Đức Kiên đại diện cho lãnh đạo trao phần thưởng quý giá đó cho Hồng giữa tiếng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.


Từ lúc được nhận phần thưởng, Hồng càng thêm gan dạ. Với khẩu súng ngắn lăm lăm trong tay, Hồng luôn dẫn đầu anh em trong các trận đánh vào Nhà máy Rượu, vào bốt Kim Liên.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM