Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:28:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liên khu II những ngày đầu Thủ đô kháng chiến  (Đọc 3154 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #20 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2022, 06:50:59 am »

Ngày 19/12/1946, đến tận 17 giờ 30, tôi đi làm về đến trụ sở Ủy ban mới nhận được lệnh chuẩn bị nổ súng. Tính ra chỉ còn có già hai tiếng đồng hồ, tôi cuống quá vội chạy đi tìm anh Phạm Trọng Thế khu trưởng để bàn công việc nhưng không sao tìm thấy (và rồi trong suốt thời gian chống Pháp, tôi cũng không một lần nào được gặp anh ấy). Thế là tôi phải tự mình xử lý mọi việc. Thời giờ cấp bách quá, không có cách nào gặp được hai trung đội tự vệ 1 và 2 của khu Lò Đúc, mà tôi là khu phố, để truyền đạt mệnh lệnh tác chiến, tôi đành về thẳng trụ sở của đại đội 12 - mà tôi là đại đội trưởng, triệu tập các trung đội trưởng đến phổ biến mệnh lệnh của cấp trên và quy định từng trung đội căn cứ vào kế hoạch tác chiến đã định, trước 20 giờ phải có mặt tại dõc Thọ Lão, đợi hiệu lệnh để nhất tề xuất phát tiến công giặc Pháp.


Tôi về nhà hối thúc gia đình tản cư và ăn vội lưng cơm xong là đi ngay. Đến dốc Thọ Lão được chừng dăm phút thì thấy các anh em lục tục kéo tới - khi ấy thì tôi chỉ nghĩ đến đánh Tây chứ có nghĩ được điều gì khác. Bây giờ nhớ lại mới thấy... sợ: cả một đại đội quân tới hơn trăm người mà vũ khí "hiện đại" chỉ có 2 khẩu Sten (tiểu liên do Pháp sản xuất từ thời mốc thếch nào chẳng biết) cùng hơn 10 trái lựu đạn đủ kiểu "bòn nhặt được" trong đó có một trái do một me Tây (gái điếm chuyên phục vụ bọn Pháp) tặng cho anh em tự vệ. Còn lại là vũ khí "tự túc", đủ thứ: dao phay, dao bổ củi, dao bầu hàng thịt, dao găm... cho đến xà beng, búa đinh, búa tạ hoặc côn, tay thước, đòn gánh... bất kể là thứ gì có thể giúp anh em "chơi nhau" với bọn Pháp... đều được coi là vũ khí.


Anh em tề tựu mỗi lúc một đông thậm chí có nhiều người không có trong danh sách tự vệ cũng đến dự. Từng trung đội kiểm điểm quân số, không một ai vắng mặt. Ai nấy náo nức chờ đợi. Chừng mươi phút thì đèn thành phố tắt phụt và đại bác đồng thời nổ vang rền. Không chờ tôi ra lệnh, tất cả ba trung đội ào ào vọt đi ngay. Súng khắp nơi thi nhau nổ. Bà con trong phố đổ ra gọi nhau í ới. Một lát sau, không biết họ nghĩ sao, rất đông người (đa số là các ông bà trung niên) kéo đến chỗ tôi, cùng trèo lên ụ nghển cổ trông vào những nơi có nhiều tiếng nổ và ánh lửa bốc lên, ồn ào bàn tán. Có người thích chí lấy phèng la, chậu thau ra gõ váng lên. Thế là mọi người đua nhau làm theo, hò hét náo loạn cả một vùng...


Sau chừng một tiếng đồng hồ, liên lạc của đại đội đồng chí Như Trang (đại đội trưởng tiểu đoàn 212 Tiếp phòng quân, đóng quân ở khu vực Lò Lợn) đến tìm tôi thông báo: đại đội bộ của đại đội đồng chí Như Trang đã chuyển vào ở tại trụ sở của đại đội tự vệ Lò Đúc chúng tôi. Tôi rất muốn về gặp anh Như Trang, nhưng không dám rời vị trí, vì sợ liên lạc của các trung đội về báo cáo không gặp.


Tôi xin phép được diễn giải một chút về điểm này: giữa đại đội tự vệ chúng tôi với đại đội anh Như Trang và đại đội anh Quý thuộc tiểu đoàn 212 Tiếp phòng quân vốn là chỗ thân tình từ trước. Tiểu đoàn 212 có ba đại đội bố trí rải suốt từ đầu đê Bành Lao (gần chỗ cửa Ô Cầu Dền) đến cuối đê, chạy qua Ô Đống Mác sang tới bờ sông Hồng. Đại đội đóng ở khúc đầu Ô Cầu Dền thì chúng tôi không quen, còn đại đội anh Như Trang đóng ở khu Lò Lợn và đại đội anh Quý đóng ở mé dưới cảng Phà Đen, thì đối với chúng tôi, các anh đều là "hàng xóm" thân tình. Trước ngày nổ súng kháng chiến chúng tôi đã có hẹn ước sẽ dựa hẳn vào nhau để đánh Tây. Khi chiến tranh nổ ra, các anh sẽ lấy "chỉ huy sở" của đại đội tôi làm "đại bản doanh" của chung cho tất cả lực lượng quân sự khu vực Lò Đúc - Đống Mác - Ba Hàng!... Bởi vậy, việc đại đội bộ của đại đội anh Như Trang vào "chiếm chỗ" của chúng tôi là điều không có gì đáng ngạc nhiên...


Gần sáng, tin thắng lợi dồn dập báo về: ba trong bốn ổ đề kháng của bọn kiều dân Pháp đã bị ta xóa sổ; quân ta đã dùng thang tre trèo lên, từ tầng hai đánh xuống chiếm được Viện Pasteur (quân Pháp tháo chạy ra hướng bờ sông). Chiến lợi phẩm đủ loại anh em ùn ùn khuân về nộp cho Ban chỉ huy. Trừ súng, đạn và lựu đạn... tôi cấp phát ngay cho anh em, còn mọi thứ khác (rất nhiều thuốc men, bông băng, vải vóc...) tôi bảo dân công chuyển ngay xuống Nam Dư, giao cho ông Dương Ngà chủ tịch ở đó.


Lúc này tôi mới được tin đồng chí Ban (đại đội phó) bị thương vào chân, và đồng chí Sinh (trung đội trưởng Thọ Lão) bị nổ lựu đạn cụt một bên tay. Cả hai đồng chí đều đã được đưa về hậu tuyến cấp cứu. Tôi dời dốc Thọ Lão quay về chỉ huy sở của đại đội (đóng ở một ngôi nhà hai tầng mé trên đê Bành Lao, đầu Ô Đống Mác, cách đường cái vào làng Thanh Nhàn chừng 30m).


Gặp anh Như Trang, hai anh em đang bàn tính công việc về tổ chức hậu cần, thì một quả moc-chi-ê rót trúng nóc nhà. Tôi lập tức đưa anh Như Trang cùng anh em vào nhà ông Tư Lung ở gần gốc đa làng Thanh Nhàn (mé dưới chân đê). Và, đây là địa điểm chỉ huy của cả mấy đại đội chúng tôi trong suốt thời gian đánh Tây tại Hà Nội. Trong tình hình thực tế lúc bấy giờ, có sự khó khăn trong mối quan hệ giữa công việc hậu cần và tác chiến, anh Như Trang đề nghị hợp nhất hai lực lượng bộ đội và tự vệ làm một. Các chỉ huy tự vệ ở bậc nào sẽ trở thành phó bậc ấy ở đơn vị mới sau khi sáp nhập. Như vậy có các cấp phó là người bản địa thì giải quyết công việc hậu cần sẽ dễ dàng hơn. Tôi nghe thấy phải, liền đồng ý. Thế là lập tức ba trung đội tự vệ của đại đội 12 chúng tôi trở thành bộ đội chính quy kể từ hôm ấy (20/12/1946).


Cũng từ hôm ấy tình hình chiến sự diễn ra có sự giằng co hết sức căng thẳng giữa hai bên ta và Pháp. Các nơi ban đêm ta đánh chiếm được thì sáng ra quân chúng lại tấn công chiếm lại. Tiêu biểu là những nơi: Xí nghiệp STAI mất đi chiếm lại sáu lần, viện Pas-xtơ ba lần, nhà Nguyễn Lễ (chủ Nhà máy Rượu, Nghị viện Dân biểu) bốn lần, v.v... Ngoài nhũng cuộc giằng co như thế, quân Pháp lợi dụng ưu thế của máy bay, đại bác và xe tăng, liên tục tấn công quân ta trên hai trục đường Lò Đúc và Bờ sông, hy vọng mở đường máu tiến ra ngoại thành. Trong Khu 12 (Lò Đúc) lúc bấy giờ, trên tuyến đường Lò Đúc - Đống Mác lực lượng tự vệ khu Lò Đúc gồm có trung đội Quang Thọ, trung đội Trịnh Xuân với đại đội 12 (đã sáp nhập vào đại đội 16 thuộc tiểu đoàn 212 của bộ đội - đại đội Như Trang) và một đại đội Vệ quốc đoàn (là đại đội Như Trang) trên tuyến đường bờ sông Hồng từ Đồn Thủy đến Ba Hàng, lực lượng tự vệ gồm có đại đội tự vệ Lò Lợn, trung đội tự vệ Ba Hàng với hai đại đội Vệ quốc đoàn là đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 77 (Quang Biền), và đại đội 15 thuộc tiểu đoàn 212 (Quý), đại đội anh Quý bố trí phía dưới đại đội anh Quang Biền một chút...


Trên cả hai tuyến đường cần nống ra ấy (trong Khu 12 Lò Đúc) quân Pháp đều áp dụng một cách đánh như nhau: thoạt tiên dùng máy bay thả bom, hoặc đại bác tầm xa bắn dọn đường. Sau đó cho xe tăng và xe bọc thép xông lên bắn đại bác 20 ly và trọng liên 12 ly 7 như vãi đạn ra trước mặt và hai bên. Theo sau xe tăng, thiết giáp là lúc nhúc những tên lính tây trắng, tây đen và "mũ đỏ"... trang bị đến tận răng, hò hét loạn xị thúc nhau tiến lên...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #21 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2022, 06:51:38 am »

Trên đường Lò Đúc - Đống Mác hầu như ngày nào bọn Pháp cũng hùng hổ nống ra ít nhất là một lần (có ngày chúng tấn công ta đến bốn lần) bài bản không có gì thay đổi. Bên ta, lực lượng tự vệ khu Lò Đúc cùng đại 94 đội Như Trang dựa vào chiếc ụ chiến đấu kiên cố ở Ô Đống Mác (xe tăng địch không tài nào công phá được) đã đẩy lùi hoàn toàn mọi đợt tiến công của quân Pháp.


Trên đường Đồn Thủy - Ba Hàng: Lực lượng tự vệ Ba Hàng, Lò Lợn cùng với hai đại đội Vệ quốc đoàn (của tiểu đoàn 77 và 212) đã hết sức ngoan cường, chống cự quyết liệt. Mặc dù không có ụ chiến đấu và bom ba càng, anh em đã dùng ét-xăng-crếp và lựu đạn đốt cháy một xe tăng địch và tiêu diệt gần năm chục tên trong một trận đánh khiến chúng khiếp vía, không dám liều lĩnh tiếp tục xông lên...


Ban ngày thì như vậy. Đêm đến, quân ta luân phiên liên tục mò vào sâu trong lòng địch bắn tỉa lính gác và tung lựu đạn, tiêu hao lực lượng của chúng...

Có một chuyện thật mà lại như đùa: trong một trận đi "quấy đảo" trở về, có hai đồng chí trung đội trưởng gặp nhau (Quốc Đảm trung đội trưởng Vệ quốc đoàn thuộc tiểu đoàn 77 và Huyền Tĩnh trung đội trưởng tự vệ Lò Đúc - mỗi người có chừng 10 quân sĩ đi theo) bất ngờ bị địch phục kích. Cả hai nhanh chóng vượt đê Bành Lao, dạt vào rặng ổi tạm lánh. Sáng ra đôi bên nhìn nhau cười ha hả, và tìm đường về đơn vị. Đường nào cũng thấy có quân Pháp, hai anh bèn vượt tường nhảy vào chùa Hậu Quốc - với ý định tránh giáp mặt với địch, đồng thời tìm thức ăn. Bất ngờ trong sân đang có chừng một tiểu đội quân Pháp đang gác súng làm chạc, đặt cành cây lên trên, treo từng tảng thịt bò tươi, đốt lửa nướng!... Lũ lính Pháp đang mải nướng thịt, đột nhiên thấy người nhảy qua tường vào, chúng ngoái lại và... đứa nào đứa nấy vô cùng kinh hoảng. Một đứa la lên: "Japonais" !... (người Nhật)! Thế là cả toán vứt súng ào ào tháo chạy ra mé sau. Quốc Đảm và Huyền Tĩnh thoáng một giây sững sờ nhưng rồi vụt nhận ra, các anh gào thét đuổi theo. Không ngờ, ở sân sau cũng có một toán quân Pháp đang nấu súp trong hai chiếc nồi đồng rất to của nhà chùa, thấy đồng đội la hét chạy qua, còn chưa hiểu ra sao thì đã thấy Huyền Tĩnh và Quốc Đảm xông tới. Chúng đồng thanh gào lên: "Japonais... Japonais" !... và cũng nhất tề rùng rùng tháo chạy. Huyền Tĩnh xông tới vung gươm lia ngang, phạt dọc và Quốc Đảm cắp Sten ngang nách sổ gọn cả số đạn còn lại trong băng. Bọn Pháp chuồn quá nhanh, để lại gần mười tên vừa chết vừa bị thương với gần hai chục khẩu súng, cùng năm con bò còn sống...


Anh em bộ đội và tự vệ chứng kiến cảnh ấy ai cũng phải ôm bụng cười. Thì ra cái vẻ người như một hảo hán Lương Sơn Bạc của trung đội trưởng Quốc Đảm và cái cách trang phục "y như Nhật" (mũ vải có tua, quần áo thùng thình, kiếm dài lê thê...) của trung đội trưởng Huyền Tĩnh... đột ngột "từ trên trời rơi xuống" đã khiến bọn Pháp mất vía ôm đầu tháo chạy chí mạng! Anh em không một ai "làm khách", tất cả vui vẻ ăn thịt bò nướng và súp bò; xong đâu đấy thu dọn súng đạn của bẹn Pháp bỏ lại, và dắt năm con bò... rút lui an toàn!


Sau đấy, trong trận tấn công vào nhà Nguyễn Lễ (chủ Nhà máy Rượu) Huyền Tĩnh ba lần xông lên thì cả ba lần đều trúng đạn. Băng bó xong anh lại kiên quyết tiếp tục tiến công, và hy sinh. Anh em ai cũng thương xót, nguyện noi theo tấm gương quả cảm đánh Pháp bảo vệ Thủ đô của anh....


Cuộc chiến giữa ta với Pháp ở khu Lò Đúc diễn ra cứ giằng co như thế kéo dài suốt từ đêm 19/12/1946 cho đến sáng ngày 15/1/1947 thì đột nhiên 5 giờ sáng (trời còn tối, chưa nhìn rõ mặt người) quân Pháp đồng loạt tiến công quân ta trên toàn trận tuyến (từ ngã tư Ô Đồng Lầm qua đường Đại Cồ Việt, Ô Cầu Dền, đê Bành Lao, Ô Đống Mác... ra tới Ba Hàng) các cỡ súng và bộ binh của chúng vừa bắn vừa ào ạt xông lên. Các đơn vị bộ đội và tự vệ của ta đang chốt chặn trên toàn tuyến nhanh chóng nổ súng chống trả, thì bất ngờ, từ sau lưng đại đội 15 thuộc tiểu đoàn 212 (đại đội anh Quý đang trấn giữ ở mé dưới Ba Hàng) đột nhiên tiếng súng của quân Pháp rộ lên rất gắt...


Thì ra bọn Pháp đã bí mật xuôi theo dòng sông Hồng, ém quân dưới mép nước chờ sẵn đằng sau đại đội anh Quý mà không ai hay biết tý gì.

Bị tập hậu bất ngờ, đại đội anh Quy vừa chống trả vừa rút trở ngược lên, về rặng ổi làng Thanh Nhàn. Bọn Pháp không bám theo, mà nhằm thẳng lên Ba Hàng tấn công vào sau lưng đại đội 2 của tiểu đoàn 77 (đại đội anh Quang Biền) và hai đơn vị tự vệ Ba Hàng, Lò Lợn. Cánh quân Pháp từ Đồn Thủy mò xuống phục sẵn, lúc ấy mới đồng loạt nổ súng phối hợp với cánh quân ở phía dưới. Bị tấn công đồng thời cả hai phía, quân ta bị động ngay từ phút đầu, chống cự không lại. Địch mở được đường máu, lập tức cho xe tăng nhanh chóng vượt qua cửa ngõ Ba Hàng, xông thẳng xuống Vĩnh Tuy. Một chiếc đi lọt, lập tức hàng chục chiếc xe tăng và thiết giáp khác cấp tốc bám theo (chúng sợ chiếc đi đầu bị nạn sẽ cản đường tiến của tất cả những chiếc sau). Trận đánh ở một trong bốn điểm chốt quan trọng trên cả mặt trận phía nam Hà Nội của quân ta (bốn điểm chốt đó là Ô Đồng Lầm, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ba Hàng... rải từ tây sang đống, cắt ngang Liên khu II Hà Nội, chặn quân Pháp từ trong nội thành nống ra vùng ngoại ô), đã bị chúng chọc thủng. Hơn một chục xe tăng, thiết giáp cùng với ba tiểu đoàn quân tinh nhuệ của quân Pháp, nhanh chóng vượt qua Ba Hàng xuống Vĩnh Tuy, quặt vào Mai Động, chọc vào ngã tư Trung Hiền và Ngã Tư Vọng...


Thời bấy giờ ta chưa có đủ điện thoại trang bị cho bộ đội, nên các đơn vị đứng chặn ở đâu chỉ biết giữ vị trí của mình, không hề biết gì về tình hình các đơn vị bạn. Bởi vậy không thể chi viện ứng cứu cho nhau được.

Mặt trận Ô Cầu Dền (khi đó mọi người gọi trận tuyến phòng ngự của Liên khu II Hà Nội chúng tôi bằng cái tên như vậy) bị vỡ bắt đầu từ điểm chốt trên tuyến bờ đê sông Hồng, thuộc địa giới phòng ngự của Khu 12 (Lò Đúc) chúng tôi...


Đại đội chúng tôi (gồm đại đội 16 tiểu đoàn 212 cùng toàn thể anh chị em tự vệ khu Lò Đúc kể cả đại đội 12 lẫn hai trung đội Lò Đúc 1 và 2) rút ra Thanh Oai. Tất cả chúng tôi trở thành quân của đại đội 16 thuộc tiểu đoàn 212. Sau đấy chúng tôi đã được vinh dự mang danh hiệu ĐOÀN QUÂN TÂY TIẾN... và đi suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước cho đến ngày thắng lợi.

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2001
TRẦN HỒNG BẮC
(Theo tài liệu của đồng chí Phạm Đình An,
nguyên khu phố Khu 12 kiêm đại đội trưởng
đại đội 12 tự vệ Lò Đúc)
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #22 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2022, 06:53:40 am »

ĐỘI TỰ VỆ KHU CHỢ HÔM


Khu Chợ Hôm nằm vào vị trí trung tâm của Liên khu II Hà Nội và luôn luôn là một khu vực sầm uất của Hà Nội thời bấy giờ. Bởi nó có Chợ Hôm nằm ở khúc giữa phố Huế, mà Phố Huế là con đường nối tiếp với phố Bạch Mai, nơi có Ô Cầu Dền: Cửa ngõ của kinh thành Thăng Long "vào Nam ra Bắc"...


Hà Nội trong thời gian ấy chia làm ba liên khu, gọi theo số thứ tự I, II, III (trong cả ba Liên khu lại chia thành 17 khu). Riêng Liên khu II đã gồm tới 7 khu, đó là: Khu Hàng Cỏ, khu Đại học, khu Chợ Hôm, khu Bảy Mẫu, khu Lò Đúc, khu Thanh Nhàn, khu Bạch Mai! Mỗi khu giới hạn trong một địa bàn cụ thể (ví dụ như khu Chợ Hôm khi ấy bao gồm các làng Hòa Mã, Đồng Nhân, Thịnh Yên và một nửa Phố Huế, bên phía nhà số lẻ).


Khu Chợ Hôm khi ấy đã có chi bộ Đảng do đồng chí Lê Đức Vân làm bí thư. Và chủ tịch Ủy ban hành chính của khu Chợ Hôm là đồng chí Vũ Văn Sắc...

Khu Chợ Hôm lại chia thành 7 tiểu khu chính, là:

- Tiểu khu 1: Từ ngã tư Phố Huế - Hàm Long xuống tới ngã tư Phố Huế - Trần Nhân Tông, và một phần phố Lê Văn Hưu với một phần phố Trần Xuân Soạn bây giờ. Tiểu khu trưởng là đồng chí Nguyễn Văn Ngọc; đội trưởng tự vệ là đồng chí Lê Quang Tôn1 (Có nhân chứng nói đồng chí Tôn họ Trần: Trần Văn Tôn, ở ngõ 63 phố Huế).

- Tiểu khu 2: Gồm một phần phố Lê Văn Hưu, một phần phố Ngô Thì Nhậm và phố Thi Sách bây giờ. Tiểu khu trưởng là đồng chí Quang; đội trưởng tự vệ là đồng chí Trần Thịnh.

- Tiểu khu 3: Từ ngã tư Phố Huế - Trần Nhân Tông xuống đến ngã tư phố Huế - Hòa Mã và Phùng Khắc Khoan cùng với một phần phố Ngô Thì Nhậm bây giờ. Tiểu khu trưởng là đồng chí Đặng Văn Thái; đội trưởng tự vệ là đồng chí Vũ Văn Tôn.

- Tiểu khu 4: Gồm phố Trần Xuân Soạn, phố Hoà Mã, một phần phố Thi Sách bây giờ. Tiểu khu trưởng là đồng chí Nguyễn Kim Hoàng; đội trưởng tự vệ là đồng chí Phạm Văn Lục.

- Tiểu khu 5: Từ ngã tư Phế Huế - Hòa Mã xuống đến ngã tư Phố Huế - Nguyễn Công Trứ và phố Nguyễn Công Trứ bây giờ. Tiểu khu trưởng không nhớ là ai; đội trưởng tự vệ là đồng chí Nguyễn Khắc Hào.

- Tiểu khu 7: Gồm hai làng Thịnh Yên và Đồng Nhân. Tiểu khu trưởng là đồng chí Đỗ Đình Bích; đội trưởng tự vệ là đồng chí Nguyễn Viết.


Sang - đầu tháng 11/1946, Hồ Chủ tịch nói: "Quân Pháp cố ý gây chiến. Nhiệm vụ cấp bách của chúng ta lúc này là phải hết sức khẩn trương chuẩn bị kháng chiến".

Trước tình hình như vậy, đồng bào khu Chợ Hôm ai nấy hăng hái bắt tay vào công việc. Trong đó, các nam nữ thanh niên luôn luôn giữ vai trò tiền phong. Dưới sự hướng dẫn của Liên khu II, khu Chợ Hôm nhanh chóng tuyển chọn trong số các thanh niên cứu quốc, lấy 10 anh em trung kiên tích cực nhất, do đồng chí Lê Tuấn (đảng viên chi bộ khu Chợ Hôm) trực tiếp phụ trách, làm nhiệm vụ điều tra các nhà ở của Pháp kiều, xác minh hành vi của họ, đặc biệt chú ý mối quan hệ của từng nhà đối với bọn nhà binh Pháp. Mặt khác, khu hàng ngày có liên hệ mật thiết với tiểu đoàn 77 (Tiếp phòng quân) và Đội tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu, mời họ đến mở các lớp huấn luyện cấp tốc cho tự vệ và thanh niên các khu phố. Đồng thời, bố trí các đội tự vệ có vũ trang, tổ chức canh gác những ngã tư đường trọng yếu, ngăn chặn mọi hành vi khiêu khích của quân Pháp.


Trung tuần tháng 11/1946 giặc Pháp gây chiến ở Hải Phòng, rồi tiếp đến Lạng Sơn. Hà Nội sôi lên vì căm giận. Trong khu Chợ Hôm, thanh thiếu niên đa số là học sinh, nô nức kéo nhau đến trụ sở xin ghi tên gia nhập tự vệ. Con trai tự động trang bị giáo mác, gậy gộc đi tập quân sự, con gái đua nhau đi dự những lớp học cứu thương ngắn hạn...


Sang đầu tháng 12/1946 tình hình càng trở nên sôi động, các ngã tư quan trọng và các cửa ô, đồng bào nô nức đào hào đắp ụ. Quân Pháp kéo đến phá bỏ. Chờ đến đêm đồng bào ta ra làm lại, càng kiên cố, vững chắc hơn. Về phần tổ chức, từng tiểu khu thành lập ban bảo vệ của tiểu khu mình. Trong mỗi ban bảo vệ gồm có năm tiểu ban: Chiến đấu, phá hoại, tiếp tế, liên lạc, cứu thương (tiểu ban chiến đấu gồm toàn bộ lực lượng tự vệ của tiểu khu). Từng tiểu ban căn cứ vào chức danh, chủ động bắt tay vào việc một cách khẩn trương. Ban chiến đấu lo việc tập luyện và tuần phòng, canh gác; ban phá hoại lo vận động đồng bào cưa cây, đục tường, đào hầm, đắp ụ; ban tiếp tế lo chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nấu cơm và đưa cơm ra trận địa; ban liên lạc lo các dụng cụ, phương tiện và cách thức bảo đảm thông tin khi có tác chiến; ban cứu thương lo thuốc men cùng các dụng cụ cấp cứu thương binh và chôn cất tử sĩ...


Ngày 17/12/1946 quân Pháp nổ súng tàn sát đồng bào ta ở phố Yên Ninh, tiến công chiếm đóng trụ sở Bộ Tài chính, đưa xe tăng, xe ủi và xe tải xuống phá ụ chiến đấu và các vật chướng ngại ở phố Lò Đúc và phố Lê Văn Hưu... đồng thời gửi liên tiếp tới ba tối hậu thư cho chính phủ ta, yêu cầu lực lượng tự vệ phải hạ vũ khí đầu hàng, và quân đội của chúng phải được nắm quyền giữ trật tự trong thành phố v.v... Thời hạn cuối cùng chúng quy định cho ta là ngày 20/12/1946.


Chiều ngày 18/12/1946 tất cả lực lượng vũ trang tại Hà Nội nhận được lệnh của Bộ Chỉ huy quân sự Thủ đô: "Sẵn sàng chuẩn bị bất cứ giờ nào có lệnh là phải triệt để tiến công các mục tiêu đã được phân công...".

Chiều ngày 19/12/1946 tất cả các cấp chỉ huy tiểu đoàn cùng Ban bảo vệ các Liên khu được Ban Chỉ huy mặt trận Hà Nội triệu tập về nhận mệnh lệnh tác chiến, tín hiệu và thời gian nổ súng...

Ngay đêm đầu tiên nổ ra cuộc chiến, các đội tự vệ của khu Chợ Hôm nhất loạt xung trận. Ngoài 11 ổ đề kháng của bọn Pháp nằm rải rác ở các phố (quân Pháp lợi dụng các gia đình Pháp kiều có nhà ở xen kẽ với đồng bào ta, trang bị vũ khí cho họ, lập thành nhũng ổ tác chiến tương đối mạnh, bám trụ tại chỗ, cầm chân lực lượng vũ trang của ta và làm nội ứng khi quân đội của chúng tràn tới). Ban bảo vệ khu đã phân công cho từng đội có nhiệm vụ phải tiêu diệt từng mục tiêu, ngoài ra từng nhóm còn tự ý, chủ động đi tìm địch để đánh...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #23 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2022, 06:54:30 am »

Trong vài ngày đêm đầu, quân đội Pháp chưa bén mảng được tới khu Chợ Hôm, bảy đội tự vệ của bảy tiểu khu thi nhau đánh chiếm các ổ đề kháng trong khu. Ngay đêm 19/12 đã diệt gọn 10 trong số 11 ổ đề kháng của bọn chúng ở trong khu. Ổ đề kháng duy nhất còn trụ được là ở số nhà 74 Ngô Thì Nhậm (ở đây ngoài bốn tên Pháp kiều còn có thêm hai tên hạ sĩ quan Lê Dương). Có bàn tay "nhà nghề", chúng chống trả rất dữ dội. Đội tự vệ tiểu khu 1 do Lê Quang Tôn chỉ huy, được khu phân công tiêu diệt ổ đề kháng này. Là một trong hai đội tự vệ mạnh của khu Chợ Hôm, Lê Quang Tôn dẫn trung đội của mình xung trận với một tinh thần quyết liệt song đối phương có ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến hơn hẳn ta. Loay hoay gần hết đêm, xung phong đến lần thứ ba thì đội trưởng Lê Quang Tôn bị hy sinh. Được tin, tiểu khu 6 lập tức cử tiểu đội trưởng Phạm Đường Bệ đưa tiểu đội tới tăng viện, tiếp tục tấn công số nhà 74 Ngô Thì Nhậm. Đến trưa thì các anh vào lọt trong nhà nhưng kẻ địch từ trên gác thả lựu đạn xuống, chặn đứng quân ta lại không sao lên được.


Cuối cùng đành phải rút ra. Đêm hôm đó (20/12/1946) đích thân đội trưởng đội tự vệ tiểu khu 6 Hoàng Tường Tri dẫn theo 2 chiến sỹ là Phạm Quốc Bảo và Nguyễn Văn Khôi bí mật trèo tường, leo theo ống máng, lên nóc nhà, dỡ ngói tụt xuống, mở nắp trần rồi bất ngờ tương lựu đạn xuống. Quân địch hoảng loạn, tức khắc xin hàng.


Trong khi ấy, các đội tự vệ khác trong khu, sau khi đã tiêu diệt gọn các ổ đề kháng, không đội nào chịu ôm súng chờ địch đến, mà tất cả đều tự động kéo nhau tới những nơi đang có tác chiến, tìm địch để đánh. Có một chuyện vui: Ngay đêm 19/12 có một tiểu đội thuộc tiểu khu 7 do Lê Mạc Lân chỉ huy không có ổ đề kháng nào để đánh, đã tự động kéo nhau lên phố Trần Hưng Đạo, bắt gặp trung đội Vệ quốc đoàn do Nguyễn Hữu Quý chỉ huy đang tấn công vào nhà đại tá Lamy (nay là nhà sứ quán Phap) bèn tham gia ngay. Đánh thắng, thế là Mạc Lân cùng với tiểu đội của mình nhập luôn vào trung đội của Nguyễn Hữu Quý, trở thành quân của tiểu đoàn 77 Tiếp phòng quân từ đấy.


Liên tiếp trong ba, bốn ngày sau, tất cả các đội tự vệ của khu Chợ Hôm bám theo từng bước của quân Pháp, kề vai sát cánh cùng các đơn vị Vệ quốc đoàn và tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu... đánh Pháp gần khắp mọi chỗ trong Liên khu II. Đơn cử một số trường hợp sau:

- Đêm 19 và cả ngày 20/12/1946, khi lực lượng Vệ quốc đoàn đánh quân Pháp tại rạp Majestic, thì tiểu khu trưởng tiểu khu 1 Chợ Hôm là đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đã đích thân dẫn một tiểu đội tự vệ đến tham chiến. Anh em đã cùng bộ đội dũng cảm xông vào phá được cánh cửa sắt, phóng hỏa đốt cầu thang và buồng chiếu phim, khiến quân địch phải đầu hàng. Nhưng anh Ngọc cùng hai chiến sĩ tự vệ trong tiểu đội đã hy sinh... (mặc dù đồng chí Ngọc là chủ tịch không phải là tự vệ).


- Ngày 21/12/1946 quân Pháp tiến công vào Nhà máy Rượu. Khu Chợ Hôm có ba đội tự vệ sát cánh cùng các đơn vị Vệ quốc đoàn đánh địch suốt từ 8 giờ sáng đến tận 6 giờ tối ngày hôm đó. Đội tự vệ tiểu khu 7 chặn đánh địch trên đường Nguyễn Công Trứ; hai đội tự vệ của tiểu khu 4 và 6 chặn đánh địch trên đường Hòa Mã, Ngô Thì Nhậm. Kết quả sau 10 giờ chiến đấu quyết liệt, quân Pháp không sao chiếm được nhà máy Rượu, đành phải rút lui mang theo ba xe tải đầy xác chết và vẫn còn bỏ lại hàng chục xác chết khác cùng vũ khí. Trong trận ấy chiến sĩ Hoàng Ngọc Văn, đội viên đội tự vệ tiểu khu 7 đã nêu cao gương quả cảm đánh xe tăng địch và hy sinh.


- Ngày 22/12/1946 quân địch cùng một lúc tổ chức tấn công trên ba hướng với tham vọng xóa bỏ cả ba ụ chiến đấu của ta ở ba nơi: Ngã tư Phố Huế - Trần Hưng Đạo; ngã năm Lê Văn Hưu - Lò Đúc và ngã tư Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc.


Chúng huy động lực lượng cơ giới, súng phóng lựu và súng phun lửa ào ạt xông lên, tưởng chừng sẽ xóa bỏ sự phòng ngự của quân ta trong phút chốc. Toàn bộ lực lượng tự vệ khu Chợ Hôm có mặt, phối hợp với các đơn vị Vệ quốc đoàn và tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu... kiên quyết chống trả hết sức mãnh liệt. Kết quả, suốt một ngày tấn công vô hiệu, quân Pháp đành phải rút lui.


- Ngày 23/12/1946 quân địch tập trung cao độ bộ binh và hỏa lực tấn công chỉ vào một điểm. Kết quả, chúng phá được ụ chiến đấu ở ngã năm Lê Văn Hưu - Lò Đúc và nhanh chóng chia quân theo hai hướng tiến đánh trụ sở Bộ Tổng tham mưu, đồng thời vây chặt quân ta trong một ô vuông: Lê Văn Hưu, phố Huế, Nguyễn Công Trứ, Ngô Thì Nhậm... với ý đồ tiêu diệt gọn mọi lực lượng của ta trong đó. Chúng huy động xe tăng tới húc đổ tường nhà để bộ binh của chúng dễ dàng xông vào càn quét tiêu diệt. Nhưng quân ta đã kịp thời dùng ét xăng-crếp và lựu đạn chặn đứng xe tăng địch và đã phá tan ý đồ tiến công của chúng.


- Đêm 23/12/1946 quân ta nhận được lệnh lợi dụng đêm tối nhất loạt xuất kích tiến công những nơi quân Pháp chiếm đóng. Trong các đội tự vệ khu Chợ Hôm đã nảy sinh một trường hợp khá đặc biệt: Đội trưởng tự vệ tiểu khu 6 Hoàng Tường Tri dẫn hai tiểu đội của đội mình (do tiểu đội trướng Phạm Văn Lục, Phạm Đường Bệ chỉ huy) phối hợp với trung đội do Nguyễn Văn Trung chỉ huy... luồn lách lên tận phố Nhà thờ và phố Báo Khánh tiến công trực tiếp vào ngôi nhà của tướng Morlière bằng lựu đạn và súng trường (nơi đó nay là tòa soạn báo Nhân dân). Đến tận 3 giờ sáng anh em mới vượt qua Hồ Gươm rút về an toàn.


Ngày 25/12/1946, tất cả lực lượng tự vệ thuộc khu Chợ Hôm tập trung về khu vực Bạch Mai để củng cố và phiên chế lại, đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của đồng chí Phùng Thế Tài, chỉ huy trưởng bộ đội toàn mặt trận Liên khu II Hà Nội. Anh em do không muốn xa rời nhau nên xôn xao thắc mắc và lấy lý do: "Là thanh niên Hà Nội, chỉ muốn sống chết với Hà Nội, không muốn vào bộ đội...". Được tin ấy, đồng chí Phùng Thế Tài phải đích thân đến tận nơi, tập trung anh em lại giải thích cặn kẽ mọi điều lợi hại, cuối cùng anh em đã tuân theo.


Đội tự vệ mới phiên chế lại được hợp thành bởi gần như đủ mặt số chiến sĩ tự vệ còn sống của cả bảy tiểu khu. Ngoài ra còn có cả anh em tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu và Công an xung phong... lạc đơn vị nhập vào. Và lấy tự vệ khu Chợ Hôm là nòng cốt, bởi vậy đặt tên là Đội tự vệ Duy Tân (sau tổng khởi nghĩa ta đặt tên lại cho các phố ở Hà Nội. Phố Duy Tân chạy dài từ ngã tư Tràng Tiền tới cửa Ô Cầu Dền - có nghĩa gộp Hàng Bài, Phố Huế lại làm một).


Đội gồm có 6 tiêu đội:

- Tiểu đội 1: Do Phạm Đường Bệ làm tiểu đội trưởng, Nguyễn Văn Xính làm tiểu đội phó.

- Tiểu đội 2: Do Vũ Văn Tân làm tiểu đội trưởng, Hoàng Thái làm tiểu đội phó.

- Tiểu đội 3: Do Đặng Văn Thái làm tiểu đội trưởng, Nguyễn Văn Lượng làm tiểu đội phó.

- Tiểu đội 4: Do Quách Đình Hạnh làm tiểu đội trưởng, Phạm Quốc Bảo làm tiểu đội phó.

- Tiểu đội 5: Do Phạm Văn Lục làm tiểu đội trưởng, Nguyễn Ngọc Sửu làm tiểu đội phó.

- Tiểu đội 6: Do Nguyễn Văn Tửu làm tiểu đội trưởng, không có tiểu đội phó - tiểu đội này gồm số anh em tự vệ khu Bảy Mẫu, sau bảy ngày đêm chiến đấu trong nội thành, trừ thương vong số còn lại gọn một tiểu đội.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #24 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2022, 06:55:14 am »

Ban chỉ huy đội tự vệ Duy Tân gồm có: Hoàng Giáp làm đội trưởng, Phạm Văn Đặng làm đội phó, Hoàng Tường Tri là chính trị viên. Quân số (cầm súng) của đội là 96 người. Ngoài ra còn có bốn em liên lạc ở lứa tuổi 13, 14. Và đội còn phải phụ trách tới 35 chị em cấp dưỡng, cứu thương... (tổng cộng 135 - hơn quân số một đại đội).


Trang bị của đội gồm có: 23 khẩu súng trường, 4 khẩu súng săn và 1 khẩu tiểu liên Stell, còn lại là gươm, mã tấu và lựu đạn.

Mọi việc của đội sau khi tổ chức lại vẫn diễn ra bình thường suôn sẻ. Anh em cảm thấy yên tâm. Vấn đề "trở thành bộ đội" hóa ra cũng không có thay đổi gì đáng kể: vẫn là anh em "cánh học trò Hà Nội" sống với nhau, "thằng" chỉ huy, "thằng" lính... buông súng ra là khoác vai nhau "cá mè một lứa" tranh luận thoải mái; kể cả khi vào trận cũng chỉ cần một cái phẩy tay ra hiệu... là xong.


Chừng 10 ngày sau.

Đội tự vệ Duy Tân nhận được lệnh chuyển sang Ngã Tư Vọng, nhập vào quân số của đại đội 4, tiểu đoàn 64, Đội tự vệ Duy Tân từ nay mang số hiệu đơn vị là trung đội 1 thuộc đại đội 4 và vẫn được giữ nguyên sáu tiểu đội cùng với 96 tay súng như cũ...


Và rồi, một sự may mắn không ngờ: Đại đội 4 của tiểu đoàn 64 là đại đội mới thành lập cũng bao gồm toàn bộ những gương mặt tự vệ thành Hà Nội (trung đội 2 là tự vệ khu Bảy Mẫu; trung đội 3 là tự vệ của hai khu Quán Sứ và Hàng Cỏ), có nghĩa toàn đại đội đều là dân Hà Nội. Đến cả đại đội trưởng Hồng Quân (một thanh niên mới 20 tuổi) cũng là học sinh Hà Nội nốt.


Đại đội 4 "của chúng tôi" chiến đấu trong đội hình của tiểu đoàn, nhưng được đặc trách một mình một hướng: Chặn địch từ mặt chính bắc (từ bệnh viện Bạch Mai chiếu thẳng lên ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt). Riêng trận địa của trung đội 1 được đặt tại khu vực kề cận với sân bóng đá và một bãi tha ma, giữa hai cái lò gạch bỏ hoang cùng rất nhiều thùng đấu rất sâu. Nhiệm vụ của trung đội là phải chặn đứng mũi tấn công của quân Pháp từ Đại Cồ Việt - Kim Liên xuống Vọng.


Cho đến đêm 14/1/1947, toàn đội tự vệ Duy Tân xuất kích đánh thẳng vào khu nhà Thông tin Kim Liên và bốt gác Vân Hồ. Hai bên loạn đả đến 3 giờ sáng chúng tôi mới chịu rút về. Một lúc sau thì đại bác tầm xa của chúng câu về đúng khu vực trận địa của chúng tôi. Tiểu đoàn truyền lệnh: Tất cả ra vị trí chiến đấu. Vậy là không ai kịp ngủ nghê gì, chúng tôi xách súng băng qua khu lò gạch căng mắt dưới màn sương đêm dày đặc chăm chú trông lên hướng ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt, chờ địch...


Trong lúc đó súng cối và đại bác của quân Pháp vẫn rót không ngừng vào khu vực trận địa của ta. Trời dần dần rạng, vừa hay bên cánh trái của đại đội (trung đội 3 do đồng chí Ninh Hữu Cẩn chỉ huy) phát hiện thấy địch xuất hiện. Chúng có chừng hơn 30 tên, đều là lũ Việt gian vong quốc đánh thuê cho Pháp, đang từ mé Khương Thượng, men theo bờ con mương lớn, tiến sang, chỉ còn cách cánh trái của đại đội chừng 30m. Trung đội trường Ninh Hữu Cẩn lập tức ra lệnh cho trung đội nổ súng. Hai bên bắn nhau dữ dội. Mặc dù bọn chúng được trang bị rất đầy đủ có hỏa lực mạnh hơn hẳn chúng tôi, nhưng với tinh thần quyết chiến rất cao, trung đội của đồng chí Cẩn đã chặn đứng mũi tiến công có tính chất thăm dò đó của đối phương. Trong khi ấy, từ hướng chính diện, quân Pháp đã từ Vân Hồ, Đại Cồ Việt tập trung về ngã tư Kim Liên. Chúng dùng hỏa lực của súng cối và đại bác để mở đường y như thường lệ rồi cho lính xua đồng bào ta lên trước, bắt dọn sạch các vật chướng ngại mà ta rải trên đường để cho xe tăng, thiết giáp cùng bộ binh của chúng bám theo.


Trời đã sáng rõ. Quân Pháp chỉ còn cách ta chừng hơn 100m. Các nòng đại liên của ba đại đội bạn đặt trên nóc cổng và tầng hai của bệnh viện Bạch Mai (ngay sau lưng chúng tôi) nhất tề nhả đạn bắn dọa. Đồng bào do quân Pháp bắt đi dọn đường ù té chạy tán loạn sang hai bên đường. Các nòng đại liên của ta tức thì nhằm thẳng vào đội hình quân Pháp nhả đạn tơi bời. Địch chững lại gọi pháo binh tầm xa chi viện, nã tới tấp vào khu vực trận địa của quân ta. Một đơn vị bạn ở bên cánh phải bị pháo địch chế áp mạnh quá, đành phải tránh tạt ngang sang phía khu Việt Nam học xá. Đội tự vệ Duy Tân lợi dụng được địa hình có nhiều góc khuất bởi các mô đất và thùng đấu của một khu lò gạch nên vẫn đứng vững. Hai tiểu đội do Quách Đình Hạnh và Phạm Văn Lục chỉ huy đã kịp thời phát hiện một toán địch bí mật lội ruộng men theo mé bên kia rìa đường quốc lộ, tiến về phía cổng bệnh viện. Anh em lập tức nổ súng chặn chúng lại. Nghe tiếng súng của hai tiểu đội Hạnh và Lục, các đơn vị bạn ở cánh bên đó và trên gác bệnh viện nhanh chóng tham gia, nổ súng mãnh liệt. Kết quả, không thấy một tên địch nào ngóc được đầu lên và cũng không thấy một tên nào rút chạy...


Đến khoảng 12 giờ trưa, các cỡ súng bỗng rộ lên ngay sau lưng trung đội. Một lúc có tin: Quân Pháp đã chọc thủng phòng tuyến ở khu vực Ba Hàng - Vĩnh Tuy, vượt qua Mai Động - ngã tư Trung Hiền tiến sang Ngã Tư Vọng. Và đang tấn công vào bệnh viện Bạch Mai.


Vậy là thế trận bỗng đột nhiên thay đổi: đại đội 4 do đại đội trưởng Hồng Quân chỉ huy đang từ vị trí "tuyến tiền duyên" đã trở thành "tuyến sau" của tiểu đoàn. Cả một khu vực rộng lớn ở góc đông nam thành phố Hà Nội ngập chìm trong tiếng nổ và khói bụi của đạn bom. Trận đánh nổ ra ngay từ phút đầu đã hết sức khẩn trương và quyết liệt. Đến lúc này, các đơn vị bạn đều đã bị quân địch tấn công trực diện, bằng cả xung lực và hỏa lực áp đảo (xe tăng, thiết giáp, đại bác 20 ly và trung liên 13 ly 2 với ước chừng gần hai tiểu đoàn quân Âu Phi thiện chiến). Đại đội 4 của chúng tôi thế là đành phải tự mình độc lực chặn đứng mũi tiến công của địch từ hướng bắc tràn xuống.


Sau chừng 20 phút nã đại bác, súng cối và dội bom xuống khu vực trận địa của toàn tiểu đoàn, quân Pháp nhất loạt tấn công trên cả hai hướng, ở hướng Ngã Tư Vọng chúng đánh thọc vào bệnh viện Bạch Mai (nơi ba đại đội mạnh của tiểu đoàn đang chốt giữ) tình hình xem chừng rất quyết liệt và căng thẳng - có tiếng bom ba càng nổ và lửa xăng cháy bừng bừng, tiếp đến tiếng súng nổ loạn xạ ngay trong khu các nhà cao tầng của bệnh viện.


Trên hướng đại đội 4 chúng tôi chặn giữ: Quân Pháp cũng tập trung cao độ binh hỏa lực mở đợt tấn công mới vào thẳng đội hình chiến đấu của đại đội. Ngay từ trận bom và đại bác đầu tiên, trên khu vực trận địa của trung đội 1 cả hai cái lò gạch đã bị sập, và có gần một chục chiến sỹ hy sinh. Dứt loạt bom và đại bác, xe tăng và thiết giáp của chúng hùng hổ tiến lên, áp sát khu vực trận địa của chúng tôi và xả súng dữ dội. Tất cả mọi cỡ súng của đại đội 4 nhất loạt chống trả rất quyết liệt. Xe tăng và thiết giáp địch không dám tiến vào sâu hơn trong khu vực trận địa của đại đội (chỉ vì chúng thấy rất nhiều nồi đất các cỡ úp trên đường tiến - chúng nghi là có mìn). Cuộc chiến giằng co hơn ba tiếng đồng hồ. Số thương vong của cả hai bên mỗi lúc một nhiều hơn. Bọn Pháp hết sức cay cú, không thể tìm được cách nào để có thể vượt qua được tinh thần và ý chí đề kháng của gần 200 chiến sĩ tự vệ của Liên khu II Hà Nội, mới được nhận quân tịch vừa chẵn hai tuần lễ...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #25 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2022, 06:55:49 am »

Đúng thời điểm đó, đồng chí Hoàng Tường Tri chính trị viên trung đội Duy Tân cùng tiểu đội trưởng Phạm Văn Lục trúng đạn hy sinh. Vừa lúc đó, tiểu đoàn trưởng Quốc Linh cùng với Đỗ Hồng (thư ký tác chiến) dìu chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Văn Dụ tới (anh Dụ bị thương vào ngực). Tiểu đoàn trưởng thông báo vắn tắt tình hình diễn biến của trận đánh cho Hoàng Giáp (trung đội trưởng trung đội 1, đang có mặt tại đấy): "Lực lượng hai bên ta và địch đểu đã tổn thất nghiêm trọng.


Ta phá được của chúng 1 xe tăng, 1 xe bọc thép và tiêu diệt được chừng non 200 tên. Song ta cũng bị thương vong chừng trên dưới 100, trong đó có ba chính trị viên là Mạnh Lân, Hoàng Tường Tri và Nguyễn Văn Dụ. Để bảo toàn lực lượng, tôi quyết định cho tiểu đoàn rút ra ngoài. Cử trung đội ông ở lại, trụ vững tại đây, bảo vệ đường rút của tiểu đoàn!.. "


Nói xong, tiểu đoàn trưởng cùng với bộ phận tiểu đoàn bộ đưa Chính trị viên Dụ theo đường lòng con mương ở phía tây, rút ra.

Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của nhiệm vụ vừa được trao, đội trưởng Hoàng Giáp cùng với đội phó Phạm Văn Đặng lập tức bố trí lại đội hình, tập trung ưu tiên sức mạnh binh hỏa lực của đội về mé đường quốc lộ. Thông báo vắn tắt nhiệm vụ và động viên tinh thần của toàn đội quyết tâm giữ vững trận địa...


Quân Pháp phát hiện thấy bên ta rút, chúng rượt theo, đồng thời cánh quân phía bắc cũng lập tức rời chỗ ẩn nấp, nhấp nhổm tiến lên bắn như vãi đạn về phía chúng tôi. Chúng lộ rõ ý đồ muốn khống chế cầm chân chúng tôi lại để tiêu diệt. Đội trưởng Giáp và đội phó Đặng nhanh chóng chia quân chặn địch: Hai tiểu đội Đặng Thái và Hoàng Thái với một trung liên do Nguyễn Văn Hùng làm xạ thủ, cản bọn địch trong khu bệnh viện, bảo đảm cho tiểu đoàn rút ra ngoài - mặt này do đội phó Đặng chỉ huy. Bốn tiểu đội còn lại do đội trưởng Giáp chỉ huy chặn bọn địch từ mé quốc lộ 1 tiến vào. Toàn đội bước vào trận đánh có 96 anh em, lúc này chỉ còn lại chưa đến 50 người. Tất cả anh em đều bình tĩnh, kiên định chọi nhau với địch hết sức quyết liệt. Bên phía đội phó Đặng, khẩu trung liên trong tay xạ thủ Hùng cùng hơn 10 khẩu súng trường của hai tiểu đội Đặng Thái và Hoàng Thái phát huy cao độ uy lực, khiến cho không một tên Pháp nào còn dám liều mạng bám đuổi anh em ta rút ra ngoài. Nhưng vẫn có một số đồng chí khi vượt qua bãi rộng chừng 20m để xuống lòng mương, đã bị những loạt đạn của bọn Pháp từ trên gác cao bắn xuống, gây thương vong. Bên phía đội trưởng Giáp, bọn Pháp không có sự che chắn của xe tăng và thiết giáp, chúng tiến lên hết sức chật vật, càng tới gần quân ta chúng càng dính đạn nhiều hơn. Khi chỉ còn cách ta chừng 30 m thì chúng dừng hẳn lại, thả sức vãi đạn về phía quân ta. Anh em ta hành động ngược lại: Chúng nằm bẹp lại, ta cũng chỉ bắn cầm chừng. Cố chờ khi có tên nào ló ra ta mới chịu nổ súng.


Hơn một giờ đồng hồ đã trôi qua. Bỗng xạ thủ Hùng kêu hết đạn. Đội phó Đặng trườn tới hội ý với đội trưởng Giáp. Nhìn đồng hồ tay kim chỉ đúng 17 giờ, và ráng trời đang tiết trọng đông có vẻ như sắp tối. Hoàng Giáp hỏi kỹ lại đội phó Phạm Văn Đặng, yên tâm rằng các đơn vị bạn đã rút hết, anh truyền lệnh cho từng tiểu đội rút về Khương Thượng (điểm hẹn của tiểu đoàn). Sáu tiểu đội tuần tự thay nhau khống chế địch yểm hộ cho nhau rút ra (riêng tiểu đội 1 của Phạm Đường Bệ vì phải vượt qua một bãi trống nên có hai chiến sỹ thương vong). Đến 17 giờ 30 cả sáu tiểu đội đã rút hết. Trận địa chỉ còn lại một tổ chiến đấu cuối cùng, gồm: Đội trưởng Hoàng Giáp, đội phó Phạm Văn Đặng, tiểu đội trưởng Hoàng Văn Thái, tiểu đội trướng Quách Đình Hạnh, xạ thủ Nguyễn Văn Hùng và cô cứu thương Hoàng Thị Dung. Tổng cộng 6 người... tiếp tục đánh địch.


Đến đúng 18 giờ, bóng tối đã bao phủ đầy trời, giữa ta và địch chỉ còn nhìn thấy hình thù lờ mờ không còn phân biệt được mầu sắc. Đội trưởng nhắc Hùng bảo vệ cứu thương Dung rút trước. Hùng giục Dung chạy để Hùng bám theo. Dung vọt lên khỏi công sự mới chạy được chừng 10 bước thì bất ngờ một tràng đại liên từ phía quân Pháp bắn sang trúng vào cô. Thấy Dung gục xuống, Hùng vội lao tới đỡ nhưng không kịp. Cũng chính băng đạn ấy của quân Pháp đã xuyên thủng bụng anh. Anh lảo đảo ôm bụng thét lên: "Các anh ơi! Cứu lấy Dung"...


Bọn địch chỉ cách ta chừng hơn hai chục mét. Hình như chúng nghe thấy tiếng thét của Hùng. Trong bóng tối nhập nhoạng, bọn địch lồm cồm tiến lên. Bốn tay súng còn lại của ta nhất tề nhả đạn. Quân Pháp rống lên như bò bị chọc tiết, chững lại và rồi một khẩu lệnh của chúng rất dõng dạc cất lên: "Cessez le jeu!"1 ("Chấm dứt cuộc chơi". Ý bọn Pháp ví cuộc chiến đấu như một trò chơi săn người).


Bốn anh em không ai bảo ai cùng cất tiếng thở phào. Đội trưởng Giáp lập tức lao tới chỗ Dung và Hùng đang nằm. Dung còn sống và Hùng đã hy sinh. Đặng, Hạnh, Thái thay nhau vác Dung đi. Đội trưởng Giáp phục xuống ôm xác Hùng định vác lên nhưng không nổi. Anh lặng lẽ vuốt mắt Hùng rồi đứng dậy lầm lũi bước đi. Đến làng Khương Thượng, Giáp gặp Đặng với Thái đang ngồi nghỉ bên cạnh Dung. Họ đã xin đồng bào được một tấm cánh cửa đặt Dung lên để khiêng đi. Đặng cho biết tiểu đoàn đã rút về trú quân tại làng Huỳnh Cung. Mấy anh em dò dẫm hỏi thăm đường, mãi tới 12 giờ đêm mới về tới Huỳnh Cung. Đích thân tiểu đoàn trưởng Quốc Linh chạy ra đón. Anh nói một câu rất thật lòng: " Tôi xin thay mặt tiểu đoàn cảm ơn các anh học trò Hà Nội! Các đồng chí đánh rất cừ".

Hà Nội, tháng 8 - 2001
VĂN QUANG
(Tự vệ tiểu khu 7)
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #26 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2022, 06:51:59 am »

NHỮNG NGÀY THÁNG KHÔNG THỂ NÀO QUÊN


Đó là "60 ngày đêm quân và dân Liên khu II Hà Nội cùng cả nước đứng lên kháng chiến, chống bọn thực dân xâm lược Pháp, bảo vệ Thủ đô" mà giới phụ nữ chúng tôi đã thực sự được đóng góp phần tài sức và xương máu của mình. Khi đó chúng tôi tuyệt đại đa số còn đang ở vào tuổi đời trên dưới 20 một chút (cũng không hiếm những chị chỉ mới bước vào tuổi 15, 17) bao gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội...   .


Tôi nguyên là một "cô học trò" (Ban thành chung) ở Nam Định, sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945 được tổ chức điều động về Hà Nội làm công tác tài chính tại Tổng bộ Việt Minh. Khi đã thực sự không còn khả năng tránh khỏi chiến tranh tháng 11/1946 tôi được cấp trên cử về Liên khu II Hà Nội thay chị Thọ làm bí thư Phụ nữ khu vực Bạch Mai.


Lúc này không khí trong thành phố đã trở lên hết sức căng thẳng, bởi những hành vi khiêu khích của bọn nhà binh Pháp mỗi ngày một thêm trắng trợn hơn. Cùng với bộ đội và các đơn vị tự vệ, Hội phụ nữ chúng tôi khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ. Mặc dù tuổi đời còn quá trẻ (khi đó tôi vừa đủ 19 tuổi) và còn rất non nớt về chính trị, song tôi cũng đã ý thức được sâu sắc lời kêu gọi của Cụ Hồ (khi đó chúng tôi chưa có thói quen gọi Cụ là Bác): "... Thà hi sinh tất cả chứ quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!.."


Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh Vũ Quý (chủ tịch Ủy ban hành chính - kháng chiến khu vực Bạch Mai khi ấy), tôi nhận thức được tình hình và nhiệm vụ cụ thể, nói gọn lại là: Dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của bọn thực dân Pháp đã công khai bộc lộ rõ ràng, chiến tranh chỉ còn ngày một ngày hai, chắc chắn sẽ xảy ra. Đối với Liên khu II của chúng ta, Ô Cầu Dền sẽ trở thành một trận tuyến trọng yếu vì nó là cửa ngõ chính ngăn chặn quân giặc tiến xuống phía nam! Hội phụ nữ cứu quốc khu vực Bạch Mai có nhiệm vụ phụ trách công việc cứu thương của mặt trận khi nổ ra chiến tranh. Bí thư phụ nữ trực tiếp làm trưởng ban. Phải nhanh chóng thành lập các trạm y tế tiền phương và các đội tải thương, để kịp thời cấp cứu các thương binh và chôn cất các liệt sĩ. Đồng thời Hội phụ nữ phải phối hợp chặt chẽ với ban tiếp tế của Liên khu (do anh Văn Thịnh phụ trách) đảm nhiệm công việc thu gom lương thực, thực phẩm tại chỗ của các gia đình đồng bào đã tản cư để lại và lập kho tiếp nhận lương thực, thực phẩm từ hậu phương vận chuyển tới cung cấp cho mặt trận. Tổ chức công việc nấu ăn, đảm bảo cho tất cả những ai ở lại tham gia kháng chiến đều có cơm ăn... (trong thời gian "60 ngày đêm" đó ở khu vực Bạch Mai, ngoài số người có nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu ra còn có chừng hơn 300 đồng bào từ trong nội thành tản cư ra đến đấy nấn ná ở lại chờ chiến tranh kết thúc. Bởi vậy, việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho mặt trận càng khó khăn hơn).


Trong không khí vô cùng bận rộn như thế, thật bất ngờ tôi được chi bộ Đảng (khi ấy còn mang tên Đảng Cộng sán Đông Dương và vẫn còn hoạt động bí mật) ở khu vực Bạch Mai, tổ chức kết nạp tôi, hôm đó là ngày 1/12/1946.


Chúng tôi, những hội viên trung kiên đã được chọn lọc làm nòng cốt ở lại cùng với những chị em chưa có điều kiện gia nhập hội, đều chấp hành sự phân công của cấp trên với một tinh thần tự nguyện, tự giác và hăng hái khác thường. Ai nấy đều sẵn sàng quên ăn quên ngủ trước công việc và cũng không một ai có nhu cầu được động viên khen thương, dù dưới hình thức nào. Chính vì được đặt vào trong một "môi trường" của cả một thế hệ chị em cùng trong sáng và vô tư như thế, cho nên, mặc dù còn rất ấu trĩ, tôi vẫn được chị em tin cậy, quý mến và sẵn lòng cộng tác hết mình, không mảy may suy nghĩ thiệt hơn!... Cho tới tận hôm nay, sau hơn 50 năm, trong trí nhớ của tôi vẫn ngời sáng những gương mặt vô cùng thân thiết, không hề bị thời gian xóa nhòa, những chị Thục Trinh, chị Hồi, chị Lan, chị Phi, chị Minh, chị Bích, chị Thương... cùng với bao nhiêu gương mặt khác, biết kế sao cho hết được.


... Chúng tôi mỗi đứa mỗi vẻ, mỗi tính, mỗi hoàn cảnh xuất thân nhưng lại có chung một ước vọng khát khao: sẵn sàng sống chết với Thủ đô, sẵn sàng nhận bất cứ một nhiệm vụ gì miễn là kháng chiến cần. Với một tinh thần: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", "Quyết tử cho Tố quốc quyết sinh" đúng lời Cụ Hồ nhắn nhủ mặc dù chúng tôi không ai được vác bom ba càng lao vào xe tăng địch (quân thù đã cử những tên chỉ điểm len lỏi vào hàng ngũ kháng chiến, nên chúng phát hiện được vị trí chiến đấu của chúng tôi, và chúng tôi đã trở thành mục tiêu cần tiêu diệt đối với quân xâm lược, một số đội cứu thương đã bị máy bay giặc liên tiếp tới dội bom bắn phá. Tổ công tác của chị Minh, chị Bản, chị Biền... đã bị bom ném trúng. Và chúng tôi đã phải chôn cất, làm lễ truy điệu chị Minh ngay tại hỏa tuyến ...)


Bắt tay vào việc, chúng tôi tổ chức năm trạm y tế tiền phương, tuần tự hỗ trợ nhau. Trạm thứ nhất được đặc biệt mang cái tên là "Trạm cứu thương xung phong", đặt gần kể với ụ chiến đấu cửa Ô Cầu Dền, do chị Phi phụ trách. Trạm thứ hai đặt tại trường Công Ích (trong ngõ chùa Liên Phái) do chị y sĩ Bính phụ trách. Nhiệm vụ của trạm này là bổ trợ cho trạm trên, sơ cứu thương binh trước khi chuyến về tuyến sau. Trạm thứ ba đặt tại nhà ông Tượng, trong làng Quỳnh Lôi do chị Phương phụ trách. Trạm này nằm ở một địa thế rất tốt, có hồ nước trong và vườn rộng, rất tiện cho việc chăm sóc thương binh, có thể là nơi điều trị cho những thương binh nhẹ. Trạm thứ tư đặt tại một ngôi nhà rất to, đối diện với Chợ Mơ, do chị y sĩ Thưởng phụ trách. Trạm này ngoài việc cứu chữa thương binh tại chỗ, còn được gọi là lực lượng cơ động, sẵn sàng ứng cứu cho các trạm tuyến ở trên. Trạm thứ năm được đặt ở "bốt Bốn chó đá" (mé dưới ngã tư Trung Hiền chừng 150 mét, đối diện với lối vào Hoàng Mai), trạm này là nơi dừng thương binh lại để đáp ứng nhu cầu ăn uống hoặc băng bó lại vết thương, trước khi về Chùa Sét, đồng thời thay đổi lại tải thương ...


Người phụ trách và nhân viên năm trạm hầu hết là phụ nữ (riêng trạm đối diện với Chợ Mơ thì có một số nam giới, là sinh viên y khoa và văn khoa... tình nguyện tham gia). Số chị em là y tá y sĩ đều là người của Bệnh viện Bạch Mai cử tới. Số chị em làm cứu thương hầu hết là nữ sinh của các trường nữ học trong nội thành, được đào tạo qua các lớp trường cấp tốc, có đủ tinh thần hăng hái nhưng chưa hề có kinh nghiệm cứu chữa người bị thương. Còn các chị em làm hộ lý và tải thương thì phần lớn là các chị buôn gánh bán bưng ở Chợ Mơ, chợ Ô Cầu Dền và các chợ khác chung quanh vùng. Các chị làm việc rất khỏe, chỉ trừ thương binh là các chị không khiêng bằng cáng vì sợ các anh đau đớn. Nếu là tử sĩ các chị mỗi chị vác một anh lên vai đi vài ba kilômét không cần đổi vai. Đặc biệt còn có một số chị là "cô đầu" xin được ở lại tham gia kháng chiến. Chúng tôi vui vẻ tiếp nhận, và bố trí công việc cho các chị theo nguyện vọng (các chị đều xin được làm hộ lý hoặc giúp việc nấu ăn) lòng yêu nước đều đã xóa bỏ mọi thành kiến giữa chúng tôi với các chị, chúng tôi thực bụng sống với nhau chan hòa, thân ái không mảy may xích mích.


Đến nhiệm vụ giúp anh Thịnh tổ chức tiếp tế cho mặt trận, chị em phụ nữ cũng gánh vác hầu hết mọi công việc. Lập bếp nấu ăn tại các xóm "ông Lý Vịt" làng Quỳnh Lôi (phía trong trạm y tế thứ ba một quãng). Số chị em ngươi làng Thịnh Yên có nghề làm bánh bèo, bánh chưng, dường như nhà nào cũng có chảo đại để luộc bánh chưng và hấp bánh bèo. Các chị tự động về làng khênh hàng chục cái chảo lớn, nổi lửa suốt đêm ngày nấu cơm và thức ăn phục vụ mặt trận. Trong những ngày ấy không khí làm việc của các chị em trong "xóm ông Lý Vịt" lúc nào cũng náo nhiệt như mở hội, chỗ này xúc cơm chỗ kia chia thức ăn, toán này mổ trâu, thui chó, toán kia bổ củi, thái rau... Người vào nhận phần cơm của đơn vị, kẻ gánh cơm ra trận địa phát cho các anh em đang chiến đấu, ai cũng vội vàng hối hả nhưng tất cả đều cười đùa vui vẻ.


Chúng tôi phải lập thêm một nơi nấu ăn nữa ở khu vực Việt Nam học xá, để đáp ứng nhu cầu của một số đơn vị bộ đội di chuyển qua đây, tạm dừng lại và một số đồng bào tản cư còn đang cố gắng chờ đợi với hy vọng sẽ mau chóng được quay trở lại lại ngôi nhà riêng của gia đình mình.


Kho hậu cần chính của mặt trận đặt tại làng Hoàng Mai, ở đây ngoài thóc gạo và thực phẩm từ các nơi chuyển về, chúng tôi còn có kho thu nhận chiến lợi phẩm (tất cả các thứ quân ta tước đoạt được của địch mà mặt trận chưa cần tới). Có cả trại tạm giam các tù binh là người Pháp. Ở đây, dân làng chưa tản cư, đồng bào sẵn sàng giúp chúng tôi tất cả mọi việc, trước hết là việc xay thóc giã gạo, mổ trâu, bò, lợn... rồi chuyển lên Bạch Mai. Được sự giúp đỡ của dân làng, chúng tôi chỉ phải bố trí mỗi kho, trạm một hoặc hai người làm công việc ghi chép, xuất nhập...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #27 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2022, 06:52:49 am »

Khi cuộc chiến tranh thực sự nổ ra, chúng tôi không ai phải đợi địch đánh tới, hoặc chờ lệnh của cấp trên, mà ai nấy đều tự động hăm hở làm công việc đã được giao. Ngay lập tức các trạm y tế đã sẵn sàng người và dụng cụ cứu chữa thương binh. Chỉ hai, ba tiềng đồng hồ sau những người thương binh đầu tiên đã được đưa về! Và tất cả các bép đều nổi lửa. Suốt đêm các chị luôn tay thối nấu, nắm gói, xếp vào thúng, vào bị, rồi kẻ vác trên vai, người đội lên đầu hoặc gánh trong quang... lũ lượt ra đi tìm anh em bộ đội và tự vệ của mình.


Guồng máy cứu thương và tiếp tế của Liên khu II Hà Nội mà hội phụ nữ Bạch Mai được vinh dự là lực lượng nòng cốt, đã khởi động ngay từ giây phút đầu tiên, và cứ thế quay hết tốc lực, không hề ngừng nghỉ trong suốt thời gian "60 ngày đêm". Trong thực tế thì phải trải qua sáu hôm, cụ thể là ngày 25/12/1946 giặc Pháp mới vượt qua được quãng đường hơn 1000 mét từ Bờ Hồ xuống Phố Huế (khi đó còn có tên là Duy Tân), để tiếp cận trận tuyến Ô Cầu Dền... Chỉ có thể kể từ hôm ấy, chúng tôi mới thực sự hiểu chiến tranh và thế nào là người lính trận.


Ngày 25-12-1946 quân Pháp tiến tới ụ Ô Cầu Dền. Sáng sớm hôm sau (26-12-1946) đại bác, liên thanh, súng trường, lựu đạn và cả máy bay, xe tăng... chúng ồ ạt nổ bom và vãi đạn vào Ô Cầu Dền và phố Bạch Mai. Đồng thời xe tăng ra sức nã đại bác, vừa húc vừa phá ụ. Các bếp ăn và trạm cứu thương của chúng tôi từ Việt Nam học xá trở lên qua Chùa Liên Phái và Quỳnh Lôi đều nằm trong vòng bom đạn. Nói cụ thể hơn kể từ hôm ấy mỗi bước đi của chúng tôi đều hệt như một người lính trận, các kiểu súng và các cỡ đạn của giặc Pháp có thể "xóa sổ" mỗi đứa chúng tôi bất cứ lúc nào.


Cuộc tiến công của giặc Pháp vào mặt trận Ô Cầu Dền hôm ấy mà ụ chiến đấu ở cửa ô là trọng điểm, kéo dài suốt ngày. Các đơn vị bộ đội và tự vệ của ta đã chống trả quyết liệt, chúng đành phải rút lui. Đúng sáng ngày hôm ấy, sau khi gặp anh Vũ Quý ở Ủy ban khu cho biết tình hình địch sẽ đánh ác liệt khu vực và dặn dò phải đi kiểm tra các trạm để chuẩn bị đối phó, tôi và em Đồng (nữ liên lạc của Ban cứu thương) đi về trạm chị Thưởng ở đối diện Chợ Mơ. Gần tới đầu ngã tư, nghe tiếng máy bay rít trên đầu, chúng tôi chỉ kịp nằm xuống bên hè nhà, đã nghe tiếng bom nổ rung đất. Ngớt tiếng máy bay, chúng tôi nhỏm dậy phủi quần áo bám đất cho nhau và chị em thở phào nhìn thấy trước mắt mình một cây đa to bị trúng bom bật rễ đổ ngang đường gần trạm thương binh của chị Thưởng, chỉ cách chỗ chúng tôi nằm 100m. Thật may mắn là chúng tôi đi chậm và trạm chị Thưởng ở gần cây đa cũng không bị thiệt hại gì.


Cứ sẩm tối, không kịp vào các làng tìm người, tôi huy động chị em tại chỗ kể cả các chị em đi tản cư còn đọng lại, được hơn ba chục người. Các chị em ra sức đào đất từ trong xóm, gánh ra đắp thêm cho cái ụ được cao hơn, rộng hơn, vững chắc hơn. Công việc không chỉ một đêm là xong, bởi địch ngày nào cũng bắn phá. Vì vậy hầu như đêm nào chị em cũng thu xếp thay phiên nhau tham gia củng cố ụ Ô Cầu Dền.


Cuộc chiến đấu giữa ta với giặc giằng co nhau hàng chục ngày ròng rã mà quân Pháp không sao vượt qua được cái ụ chiến đấu ở cửa Ô Cầu Dền để tiến xuống phía nam thành phố.

Trong thời gian đó, chị em chúng tôi qua thực tế sinh hoạt và chiến đấu đã hiểu sâu sắc ý nghĩa của chiến tranh nó là như thế nào đối với con người. Nhất là con người cụ thể đó lại là những cô gái vừa rời gia đình và ghế nhà trường, như một số chị em chúng tôi khi ấy.


Kể làm sao cho hết những tấm gương quên mình của những chị tải thương, không quản ngày đêm, xông pha dưới đạn bom vác tử sĩ hoặc khiêng thương binh, luồn lách qua các lỗ đục giao thông trong lòng từng căn nhà, mặt mũi chân tay ai nấy đều ứa máu vì va chạm, cọ xát với cạnh sắc của gạch vỡ. Hoặc những cô y tá cứu thương tuổi đời còn măng sữa, không quản "chân yếu tay mềm" thức thâu đêm suốt sáng, ngồi ôm cho thương binh bớt đau đớn, giãy giụa. Hoặc nữa những cô, những chị trúng đạn đại bác của quân thù chết không được toàn thây, bên cạnh chảo cơm chưa kịp chín, cùng với những chị những cô thương anh em bộ đội và tự vệ đã lâu không được ăn rau, đã lẳng lặng rủ nhau đi mót rau ở những mảnh vườn đồng bào khi đi chưa kịp thu hoạch hết, và đã vĩnh viễn nằm xuống trên đường về, bên bao tải rau, su hào...


Tất cả những chị em ấy đã cống hiến trọn vẹn cả hiện tại lẫn tương lai của cuộc đòi họ cho "60 ngày đêm Liên khu II Hà Nội kháng chiến bảo vệ Thủ đô". Họ đã hi sinh với tư thế của người chiến sĩ!

Liên tiếp mấy ngày sau đó (27, 28/12/1946), quân Pháp hung hăng dốc toàn lực đánh phá trận địa của chúng ta, điểm trọng yếu phải tiếp nhận nhiều bom đạn của chúng nhất vẫn là ụ Ô Cầu Dền.

Trận chiến đấu ngày 28-12-1946 được coi là trận đánh lớn nhất đối với cả hai bên (ta, địch) trong thời gian đó. Từ sáng sớm chúng tôi đã nghe thấy tiếng xe tăng gầm rú, rồi tiếp đó là tiếng máy bay rít trên đầu, tiếng bom đạn nổ rung chuyển một vùng. Rồi thương binh tử sĩ bắt đầu được chuyển về. Một chị tải thương hổn hển bảo tôi: "Phải có thêm người chị ạ! Anh em ta bị thương nhiều lắm"!... Tôi vội vàng chui tường lên tận nơi để quan sát. Quả nhiên trận chiến diễn ra rất ác liệt, số anh em thương vong tiếp tục tăng. Tôi quay lại "vét" ở khu Việt Nam học xá, không kể là dân tản cư hay là nhân viên tiếp tế, miễn là họ vui lòng đi cáng thương binh hoặc phụ giúp các trạm cứu thương.


Không ít những chị những anh đang ăn dở nắm cơm, vội vàng gói ngay suất cơm lại, hối hả bắt tay vào việc. Người thì nhập vào các trạm, người thì lên cửa ô góp sức cùng các chị tải thương chuyển thương binh. Công việc dồn dập từ sáng cho tới tận khuya mới vãn. Tất cả đều mệt rũ nhưng ai nấy đều bằng lòng với chính mình.


Những ngày sau đó tình hình chiến sự bỗng chững hẳn xuống. Chỉ thấy máy bay địch đến thả bom và đại bác của chúng từ xa bắn về trận địa của ta. Đồng thời liên thanh cùng các loại súng bắn thẳng cũng chốc chốc lại rộ lên, vãi đạn xuống phố Bạch Mai và các làng lân cận. Tất cả bộ binh, xe tăng và thiết giáp của chúng đều không thấy xuất hiện.


Tuy thế, bên ta ngày nào cũng có thương vong, ít nhất cũng dăm bảy người. Bởi vì ngoài số do bom, đại bác hoặc súng bắn thẳng của chúng sát thương ta tại chỗ, còn một số do bên ta chủ động tổ chức các đội du kích, đêm đêm vượt qua đê Bành Lao tiến sâu vào trong các phố nội thành, tập kích các đồn bốt địch. Anh em đã bị thương vong khi giao chiến.


Tình hình cứ nhùng nhằng như thế ở khu vực Ô Cầu Dền cho tới ngày 15-1-1947. Đối với các anh em bộ đội và tự vệ, dù ít, dù nhiều, đó cũng là thời gian "nghỉ ngơi". Riêng đối với "những người lính trận không cầm súng" như chúng tôi, thì cường độ "đánh giặc" không hề giảm bớt, tất nhiên không kể số chị em làm công việc tải thương và chôn cất tử sĩ. Đại bộ phận chị em khác (cứu thương và tiếp tế) vẫn "tác chiến và thương vong" như thường.


Sau ngày 15-1-1947, mặt trận Ô Cầu Dền bị vỡ. Cùng với các đơn vị bộ đội và tự vệ, chúng tôi đã chuyển hết các thương binh và các vật dụng công tác chuyên môn ra ngoài vòng chiến an toàn trước những làn đạn của bọn Tây mũ đỏ lố nhố ở trên đê bắn theo.


Cuộc chiến đấu của chúng tôi, cùng quân dân Liên khu II Hà Nội trong dịp 60 ngày đêm chống thực dân xâm lược Pháp bảo vệ Thủ đô, đã được khép lại kể từ hôm ấy. Và tất cả chị em chúng tôi mỗi người phụ thuộc vào nhu cầu của tình hình kháng chiến khi đó, đã tỏa đi mọi nơi theo sự điểu động của trên.


Về phần mình, kể từ đấy cho tới hôm nay, đã năm mươi tư năm trôi qua, trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ nối tiếp, biết bao nhiêu sự kiện lớn nhỏ đã xảy ra đối với đất nước và cuộc đời tôi. Rất nhiều điều không sao có thể nhớ lại được, trước sự phôi pha của thời gian. Ngược lại có những điều mà được thời gian dài mài giũa lại càng vững bền và sáng chói lên như ngọc. Đó là cái tình thần yêu đã tạo lập được giữa tôi với những người bạn cùng thời ngày ấy...


Những năm gần đây, cứ vào dịp cả nước làm kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1246) và ngày thành lập quân đội (22-12-1946) Ban Liên lạc cán bộ kháng chiến Liên khu II Hà Nội lại tổ chức cho chúng tôi họp mặt tại Nhà văn hóa quận Hai Bà Trưng ở giữa phố Bạch Mai. Ngôi nhà thật to, thật đẹp và anh chị em chúng tôi tất cả đều đã tóc bạc da mồi tấp nập kéo nhau về tay bắt mặt mừng, ai nấy rưng rưng nhớ các đồng đội cũ, nhớ mặt trận Ô Cầu Dền với phố Bạch Mai của hơn năm mươi năm về trước ...

Hà Nội ngày 15 - 3 - 2000
TRẦN THỊ LAN ANH
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #28 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2022, 06:54:01 am »

NHỚ LẠI VỀ BAN TUYÊN TRUYỀN LIÊN KHU II


Một buổi trưa đầu tháng 12/1946, Tài đến nhà tôi ở 12 Hà Văn Ký (nay là Vũ Lợi) gọi tôi đi công tác. Tôi lôi cặp dốc hết sách vở, bỏ vào đấy vài cái quần áo, theo Tài đi luôn. Ra đến đường tôi mới hỏi đi đâu, Tài đáp: "Ban tuyên truyền của UBKC LKII. Anh Quỳnh hiện ở đấy".


Cơ quan Ban tuyên truyền LKII đặt tại căn gác chừng hai chục mét vuông chon von trên sân chượng một nhà ba tầng cuối phố Minh Khai (nay là Bùi Thị Xuân). Chủ nhà là anh Ninh, gia đình anh đã sớm tản cư. Căn gác bề bộn những giấy tờ, báo chí, tài liệu, có một máy chữ và một máy thu thanh đặt trên hai bàn con kèm hai cái ghế, ngoài ra trống trơn, cả chục anh em làm việc, hội họp, và trải chiếu ngủ luôn ở đấy.


Anh trưởng ban Lê Hồng Phục trước cũng học ở Hà Nội, sau về quê Thanh Hóa hoạt động bí mật và tham gia Tổng khởi nghĩa. Trở ra Hà Nội, anh đã công tác ở Thành đoàn Thanh niên cứu quốc, văn phòng Thành ủy, rồi Ban tuyên huấn Thành ủy. Khi Hà Nội thành lập các Liên khu, anh được phân về làm trưởng ban tuyên130 truyền của UBKC LKII.


Anh Đặng Trần Quỳnh, phó trưởng ban, thì rất thân thuộc đối với chúng tôi. Trước kia anh cũng là học sinh ban tú tài trường Bưởi. Sau Cách mạng Tháng Tám anh công tác ở thành đoàn Thanh niên cứu quốc, phụ trách khối học sinh, do đó anh là người đã thường xuyên liên hệ và chỉ đạo chúng tôi hoạt động đoàn thể ở trường.


Nhân viên trong ban lúc ấy có: anh Bính sinh viên Cao đẳng mỹ thuật, anh Bùi Mộng Lục cũng là học sinh trường Bưởi học trên lớp chúng tôi, anh Quy đánh máy, và nhỏ nhất là nhóm chúng tôi, năm học sinh lớp đệ tam và đệ tứ trường Bưởi - Chu Văn An, Nguyễn Xuân Thướng, Bùi Lương Tài, Đinh Ngọc Bính, Đinh Trọng Cảng, và tôi, Nguyễn Chương.


Ban chúng tôi rất trẻ, tuổi từ 16 đến 24, đều là thanh niên học sinh sinh ra hoặc lớn lên trên đất Hà Nội. Có hai đảng viên là anh Phục và anh Quỳnh, trước đây đã là cán bộ Thành đoàn, tất cả số còn lại đều là đoàn viên.

Anh Phục, anh Quỳnh tất bật cả ngày cả đêm, thoắt về thoắt đi, ngoài hai bữa ăn và giấc ngủ, hai anh thường chỉ đảo qua cơ quan khi giao việc hoặc phổ biến điều gì đó. Cánh nhân viên chúng tôi thì chỉ Quy và Bính - họa sĩ có nhiệm vụ chuyên môn rạch ròi. Quy múa tay rào rào không nghỉ trên bàn máy chữ, Bính vẽ áp phích, trang trí các ấn phẩm. Một số áp phích do Bính - họa sĩ của chúng tôi vẽ đã được đem lên treo trên phố Tràng Tiến. Còn mấy đứa học sinh chúng tôi thì làm bất cứ việc gì được giao.


Một phần quan trọng trong nhiệm vụ Ban TT LKII là công việc về nhà in. Được cấp trên và các đơn vị khác giúp đỡ, các anh phụ trách ban chúng tôi tổ chức vận chuyển máy móc, giấy mực, tập hợp công nhân, thu xếp địa điểm, bố trí được hai xưởng in, xưởng nhỏ đặt trong làng Sét, xưởng lớn ở làng Khúc Thủy, giáp Cự Đà, bên bờ sông Nhuệ. Xưởng in lớn ở Khúc Thủy chủ yếu phục vụ cho Thành, in báo Cứu quốc Thủ đô, đồng thời cũng in một số tài liệu cho LKII. Máy móc, phương tiện ở đây lấy từ nhà in báo Sự thật của Đảng ở đầu đường Phùng Hưng (nhà in này thời xưa đã từng in báo Tri Tân, Đông Pháp, Trung Bắc chủ nhật...) và một phần từ nhà in Lê Văn Tân phố Hàng Bông, Tài ở chỗ chúng tôi tham gia cuộc vận chuyển này. Còn Thướng thì được phân công phụ giúp công việc ấn loát. Nhà in ở làng Sét phần lớn in tài liệu của LKII, lấy máy móc phương tiện từ một số nhà in nhỏ, chủ yếu là nhà in Giang Tả phố Charron (nay là phố Mai Hắc Đế). Tôi đến cơ quan Ban TT LKII được một hôm, anh Quỳnh cử tôi và một bạn nữa sang chuyển nốt một số hộp chữ của nhà in Giang Tả về làng Sét. Chủ Giang Tả là anh Thụ, anh ủng hộ tất cả nhà in này cho kháng chiến. Chúng tôi khiêng các hộp chữ lên chiếc xe ba gác do một anh công nhân nhà in đưa từ Sét lên, đẩy xe xuống đến đầu làng thì chuyển sang một chiếc thuyền nhỏ đưa vào xưởng in. Trong dãy nhà ngang của một ngôi nhà gạch nền cao, xây bậc thẳng xuống mép sông, có ba bốn cỗ máy in nhỏ hiệu Minerve chạy điện, nhưng cũng có thể quay tay. Ban ngày mà đèn điện đều bật sáng, vì nhà rất tối. Máy chạy rậm rịch, thợ cười nói oang oang - dân thợ in bao giờ cũng ăn to nói lớn, bởi nhà in rất ồn ào. Sau này, tôi và Tài, Lục còn nhiều lần thay nhau xuống nhà in này để đưa bản thảo, giúp sửa bản in thử, lấy ấn phẩm đem đi. Ngoài ra, ban chúng tôi còn một máy in nhỏ nữa đặt ở xóm Mơ Táo, Mai Động. Đinh Ngọc Bính được phân công chuyên làm việc với cơ sở in này. Đây là chiếc máy in do anh Phan, ủy viên tuyên truyền của UBKC tiểu khu Bạch Mai ủng hộ. Anh Phan là công chức vô tuyến điện, đồng thời là chủ một nhà in nhỏ xíu ở giữa phố Bạch Mai.


Những ngày này, công tác tuyên truyền ở các tiểu khu tiến hành rất ráo riết, số người tham gia khá đông, hình thức không rầm rộ nhưng đi sâu vào từng giới, từng nhà, từng người (hồi ấy chưa có tổ dân phố như sau này). Các đội Tuyên truyền xung phong, các đoàn thể đều tập trung giải thích, vận động để nhân dân một mặt bình tĩnh không mắc mưu khiêu khích của giặc Pháp, mặt khác tích cực chuẩn bị kháng chiến. Ai không có sức khỏe, người già, trẻ em thì đi tản cư, "tản cư cũng là kháng chiến". Người có sức khỏe thì tham gia chuẩn bị chiến đấu: vào tự vệ, góp công đắp lũy đào hào, chuẩn bị đục tường thông các nhà, chuẩn bị lập chướng ngại vật trên đường và phá hoại chặn cơ giới địch một khi chiến sự nổ ra, tham gia các đội tiếp tế, cứu thương, vận tải... Tất cả những công việc đó đều làm đảo lộn cuộc sống bình thường của mỗi người, mỗi nhà, và cần có sự hy sinh công sức, tài sản và chấp nhận hiểm nguy của toàn dân, nhưng nhân dân LKII cũng như nhân dân toàn thành vững lòng tin vào Bác Hồ, đã nhất tề hưởng ứng và thực hiện. Ở đây có phần đóng góp đáng quý của hàng ngàn tuyên truyền viên ở cơ sở, đó là những đội viên tự vệ, dân quân, tổ viên các tổ tiếp tế, cứu thương, vận tải, đoàn viên và hội viên các đoàn thể quần chúng cơ sở, đã tự nguyện tuyên truyền vận động ngay trong gia đình, xóm phố, và trước hết họ nêu gương ngay bằng hành động tích cực của mình.


Phục vụ công tác tuyên truyền cơ sở, Ban tuyên truyền Liên khu thường xuyên phân phối tài liệu cấp trên đưa xuống, ngoài ra còn phát hành hàng ngày một bản tin đánh máy đến mỗi ủy viên tuyên truyền tiểu khu. Để biên tập bản tin này, chúng tôi ghi tin tức của Đài tiếng nói Việt Nam qua chiêc máy thu thanh, đồng thời trích chọn từ các bản tin của Việt Nam Thông tấn xã. Hàng ngày chúng tôi cắt người đi lấy bản tin phổ biến và tin tham khảo ở trụ sở Nha Thông tin, ngày ấy là ngôi nhà góc phố Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt (chỗ đại sứ quán Ai Cập bây giờ). Theo yêu cầu của cấp trên, chúng tôi can lại bản đồ đường phố của Liên khu cung cấp cho các đơn vị và cơ sở cần đến.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #29 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2022, 06:54:46 am »

Anh Phục trước đây là ủy viên Ban địch vận Thành, anh rất chú trọng công tác này. Ngoài việc hướng dẫn các tiểu khu làm công tác địch vận, anh còn trực tiếp làm và huy động chúng tôi ở cơ quan tham gia. Tài liệu chính để tung vào binh lính Pháp là tờ báo "Le Peuple" (Nhân dân) do cơ quan địch vận của ta xuất bản. Bên cạnh đó còn phát những "tờ rơi", loại truyền đơn nhỏ, đánh máy, hình thức có vẻ "dân dã" và tự phát, lính Pháp nhặt được có thể xem nhanh, dễ cất giấu. Có một lần Tài và tôi lên Bờ Hồ rải truyền đơn địch vận. Chúng tôi đặt vào các khách sạn, hiệu cơm Tây và chủ yếu là thả vào xe của binh lính Pháp. Trời sẩm tối, trong túi vẫn còn một ít truyền đơn, chúng tôi vào rải nốt trong rạp Majestic.


Chúng tôi sống gần hai tuần trong một bầu không khí rất đặc biệt. Vừa có sự hăm hở khẩn trương của người lính sắp vào trận, vừa có sự chặt chẽ kín đáo giống một cơ quan hồi hoạt động bí mật, mà vẫn có cái nhộn nhạo, trẻ trung, vô tư trong một nhà trọ sinh viên học sinh. Tất cả đều lao vào công việc, mà việc - có tên và không tên - lại quá nhiều. Ít bữa cơm nào đủ mặt. Ai làm việc gì biết việc ấy, không tò mò hỏi han kể lể tùy tiện. Thường buổi tối mới gần đủ người ở nhà, quây quần bên máy thu thanh, chơi cờ ca-rô, luận bàn chính sự hoặc chuyện gẫu. Tối ngủ, trải chiếu trên sàn đá hoa, chăn đắp đứa có đứa không, anh Quỳnh lôi về một tấm mền chăn bông không có vỏ, mấy đứa chúng tôi chung nhau, nằm xoay tròn chụm chân vào giữa, chỉ vài hôm là tấm chăn bị đạp thủng tứ tung. Vậy mà chẳng ai mất ngủ cả.


Ngày 19/12/1946, như mấy hôm trước cũng là một ngày gió bấc nhè nhẹ, mây xám kín trời. Tình hình đã căng đến cực điểm. Buổi sáng, chúng tôi làm việc bình thường. Anh Phục, anh Quỳnh đi từ sớm. Quá trưa, anh Quỳnh về bảo: "Tối nay sẽ có chuyện đấy. Cậu nào cần về nhà lấy thêm quần áo chăn màn gì thì về lấy đi".


Tài và tôi rủ nhau cùng đi. Trước tiên đến nhà Tài, tức là nhà ông chú ruột của Tài là cụ Bùi Bằng Đoàn, ở 10 Phan Chu Trinh. Thời gian đi học ở Hà Nội, Tài ở đây. Cuối tháng 11 năm ấy, chiến tranh sắp bùng nổ, nhiều trường cho học sinh nghỉ học đi tản cư, Tài về quê ở Vân Đình thăm bố mẹ rồi lại trở ra Hà Nội, nói là để tiếp tục đi học. Hôm Tài đi, ông bố cho ít tiền tiêu vặt và đưa ra cửa (không ngờ đây là buổi Tài được nhìn thấy ông lần cuối). Tài cuốc bộ 40 km từ Vân Đình ra Hà Nội, không về nhà chú, mà đến ở với bạn bè rồi đi công tác luôn. Hôm nay, Tài mới về nhà chú, rồi xuống nhà ăn, tìm được lọ kẹo mạch nha và một lọ ngâm dấm. Hai đứa mở lọ kẹo mạch nha, nhưng người thì vội mà mạch nha là thứ không thể ăn nhanh, nên chỉ ăn qua loa rồi đi ngay. Tài đem theo lọ ngâm dấm, về cơ quan trước. Tôi về ở nhà Hà Văn Ký, lấy thêm đôi tất và cái chăn chiên Nam Định. Lúc ấy độ hơn ba giờ chiều, trời lại hơi có nắng, tôi dạo qua ga Hàng Cỏ xem sao. Tường nhà ga chi chít những khẩu hiệu rực lửa: "Thanh niên sống chết với Thủ đô", "Thà chết không làm nô lệ". Ga đông nghịt, đồng bào líu ríu tay bồng tay mang chờ đáp tầu về quê. Đây sẽ là những chuyến tầu cuối cùng.


Tối hôm ấy chúng tôi đủ mặt ở cơ quan, ngồi quanh máy thu thanh. "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"... Cả đèn lẫn đài bỗng tắt phụt, anh Phục nói: "Bắt đầu rồi". Liền đó tiếng pháo đại bác từ xa đều đều vọng lại: Đại bác ta bắn đấy! Chúng tôi mừng như phát điên, tất cả ùa ra sân thượng. Đường đạn đỏ lừ rạch ngang nền trời phía tây bắc, rồi tiếng súng các cỡ dội lại cũng mỗi lúc một nhiều hơn. Nhưng các anh phụ trách đã kéo chúng tôi trở lại công việc. Tất cả xuống dưới sân, mỗi nhóm một nhiệm vụ. Một số chuẩn bị đi dán bản thông báo của UBKC LKII. Thông báo này do anh Phục thảo, anh Đỗ Đức Kiên duyệt, in tại nhà in cửa chúng tôi ở Khúc Thủy, đem về đã mấy hôm nay, đã in sẵn "tháng 12 năm 1946" nhưng ngày còn để trống, chúng tôi phải lấy bút mực điền vào. Tất cả đồng tình cứ đề đúng hôm nay: ngày 19. Một ai đó còn trịnh trọng nói: "Cho thật đúng lịch sử!" (nhưng ngay hôm sau, Ban chúng tôi bị phê bình, vì đề ngày như vậy địch sẽ vin cớ, đổ cho ta gây hấn, dẫu rằng về thực chất cuộc chiến tranh này do chính chúng cố tình gây nên, còn phía ta đã cố cứu vãn hòa bình đến cuốỉ cùng. Dù sao thì hôm sau chúng tôi cũng phải chia nhau đi bóc, tất nhiên không bóc được hết).


Tôi được phân công vào nhóm đi phối hợp với tiểu ban tuyên truyền tiểu khu sở tại vào các nhà dân vận động số đồng bào còn ở lại cấp tốc đi tản cư nốt. Rồi tôi nhập vào toán thanh niên khuân vác bàn ghế, giường phản ở các nhà ra xếp thành chướng ngại vật trên phố, trong số này, có một số anh chị em tự tay khiêng đồ đạc nhà mình ra chất đống trên đường. Tôi sang phố Lê Lợi (đoạn cuối đường Bà Triệu bây giờ), nhiều cây to đã được khoan lỗ để đặt mìn, nhưng mìn không nổ, anh em phải dùng cưa tay, thế mà đến quá nửa đêm đã có một số cây đổ xuống, cành lá xùm xòa chắn kín mặt đường. Tiếp đó, tôi lại gia nhập đoàn người vào phá nhà máy Diêm: vật liệu, kho tàng thì khuân đi được, nhưng phá nhà máy thì không có thuốc nổ, anh em công nhân hướng dẫn mọi người tháo một số bộ phận của máy to, còn máy nhỏ thì hò nhau lật nó lăn kềnh mà thôi. Ai nấy đều mệt, nhưng vui, tiếng súng liên hồi vọng lại càng thôi thúc mọi người thêm hối hả. Trời hửng, tôi trở về cơ quan, vừa gặp anh em tự vệ giải một toán tù binh đi qua, có lẽ là bọn trong một ổ tác chiến của địch ở phía Chợ Hôm: mấy thằng lính Tây cải trang, có một thằng đi khập khễnh, theo sau cùng là một mụ đầm, chắc là gia chủ, cứ luôn mồm lải nhải: "Tôi già rồi, đừng giết tôi, đừng giết tôi...". Tôi đến bên, nói với mụ: "Im đi! Người ta không giết bà đâu."


Mấy ngày tiếp theo, tiếng súng mỗi lúc một gần. Các trận kịch chiến diễn ra ở nhiều điểm khắp LKII. Công tác tuyên truyền lúc này chủ yếu là tiếp tục vận động và giúp đỡ đồng bào tản cư triệt để, động viên những người còn lại ở lại tham gia phục vụ chiến đấu. Chỗ chúng tôi trở thành trạm nghỉ chân của một số đơn vị lên đánh phía trên hoặc rút quân về phía dưới. Từ Đấu Xảo, Trại Vệ quốc đoàn, Bộ Quốc phòng... các anh sơ sơ kể chuyện chiến đấu. Ngay trên đầu phố chúng tôi, diễn ra trận đánh quyết liệt hơn một ngày ở Bộ Tổng tham mưu (Tổng cục Bưu điện 18 Nguyễn Du ngày nay), đây là lần đầu tiên tôi nghe nói về bom ba càng diệt xe tăng địch. Hôm anh em rút qua chỗ chúng tôi, một anh vệ quốc giơ cho tôi xem báng súng mút-cơ-tông của anh có một vết xước sâu: "Không vướng cái này, đạn nó xuyên thủng bụng tớ rồi đây". Rồi anh cười khì khì. Chiến sĩ các đơn vị phải rút lui thường mệt mỏi, có khi đem theo cả thương binh, nhưng tư thế vẫn hiên ngang và tinh thần quyết chiến vẫn sôi sục, vậy nên khi nghe các anh cho biết địch đã đến đây, đến đó, chúng đã chiếm được chỗ nọ, chỗ kia, chúng tôi không buồn, không sợ, mà chỉ càng phấn chấn hơn lên.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM