Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:32:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư  (Đọc 1597 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2022, 06:55:33 am »

MỸ-NATO TẤN CÔNG QUÂN SỰ VÀO NAM TƯ
VÀ PHẢN ỨNG CỦA QUỐC TẾ


Vào hồi 19 giờ GMT ngày 24-3 (2 giờ sáng ngày 25-3 giờ Hà Nội), NATO đã mở cuộc tấn công với quy mô lớn đầu tiên vào khoảng 40 mục tiêu trên lãnh thổ của Liên bang Nam Tư. Đây là cuộc tấn công đầu tiên vào một quốc gia có chủ quyền trong suốt lịch sử 50 năm của NATO.


Trong lần công kích này, phía NATO lần đầu tiên đã sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ (giá 2,2 tỷ USD/1 chiếc) và đã bắn gần 100 quả tên lửa hành trình Tô-ma-hốc vào thủ đô Bê-ô-grát, tỉnh lỵ Pri-xti-na - Cô-xô-vô, thành phố Nô-vi Vát, sân bay ở Pốt-gô-ri-xa của Môn-tê-nê-grô và nhiều khu vực khác của Nam Tư. Theo Bộ tổng tham mưu các lực lượng Nam Tư, đợt không kích đầu tiên của NATO vào Nam Tư, gây thiệt hại về người và của - nhưng chưa rõ cụ thể. Tướng N.Pap-cô-vích, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nam Tư ở Cô-xô-vô cho biết: 2 máy bay chiến đấu và 6 tên lửa có cánh của NATO đã bị các lực lượng phòng không Nam Tư bắn rơi trong những giờ đầu tiên của cuộc không kích.


Ngay sau khi kết thúc cuộc đàm phán thứ hai, dư luận phanh phui âm mưu của Mỹ và NATO kiếm cớ, tạo dựng hiện trường giả để tấn công Nam Tư: chỉ đơn phương một bên thuộc lực lượng ly khai Cô-xô-vô gốc An-ba-ni ký Hiệp định, với sự "tán dương" của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý. Người ta trút lên đầu Nam Tư và Tổng thống Mi-lô-xê-vích "trách nhiệm" về việc không ký Hiệp định, phá vỡ đàm phán. Thực chất Hiệp định ấy là sự áp đặt của Mỹ và NATO trên vấn đề lớn: trưng cầu ý dân về một nền độc lập hòa bình cho toàn Cô-xô-vô gốc An-ba-ni. NATO đưa khoảng 27.000 quân vào Cô-xô-vô để "giám sát" hai bên thực thi Hiệp định. Phía Nam Tư còn tố cáo Hiệp định mà phía lực lượng ly khai ở Cô-xô-vô ký là giả, không phải là văn bản thảo luận trong cuộc đàm phán tại Ram-bui-ê, ngoại ô Pa-ri từ ngày 6-2 đến 23-2-1999. Dù vậy, Mỹ và NATO vẫn bám vào đó như một lý do để cho phép mình dùng vũ lực.


Nguyên nhân sâu xa vẫn là Mỹ và NATO rắp tâm gây mất ổn định chính trị ở Liên bang Nam Tư mới, đi tới lật đổ Tổng thống Mi-lô-xê-vích - người mà phương Tây gọi là "cứng cổ" thuộc lực lượng cánh tả; bành trướng và bảo vệ lợi ích quân sự, chính trị và kinh tế của Mỹ và NATO tại vùng Ban-căng.


Tại cuộc họp báo ngày 19-3-1999 ở Oa-sinh-tơn về Cô-xô-vô, Tổng thống B.Clin-tơn nói rõ ý đồ của mình: "Đấy (Cô-xô-vô) là một cuộc xung đột không có những đường biên giới tự nhiên, nó đe dọa những lợi ích quốc gia của chúng ta"; rằng "một trong những điều mà tôi muốn làm khi tôi trở thành Tổng thống là tận dụng thời điểm này trong lịch sử để xây dựng một liên minh với châu Âu cho thế kỷ 21 với một châu Âu không bị chia rẽ, mạnh mẽ, an toàn, thịnh vượng v.v...".


Mỹ và NATO tấn công Nam Tư gây ra hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm khó lường: tàn phá đất nước Nam Tư, một quốc gia có chủ quyền, gây tang tóc đối với dân lương thiện và làm thiệt hại lớn của cải vật chất; hành động tấn công Nam Tư của Mỹ và NATO là minh chứng cho một tình thế mới, chưa từng có đang hình thành ở châu Âu kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay (đưa Mỹ và NATO lên địa vị bao trùm và độc tôn); kích thích nguy cơ của những ly khai mới ở châu Âu; phơi bày sự mong manh không đáng tin cậy của cơ chế đa phương ở châu Âu trong việc duy trì hòa bĩnh; Mỹ tiếp tục tạo ra tiền lệ vượt mặt, bỏ qua Liên hợp quốc, dùng NATO làm công cụ sức mạnh hàng đầu để thiết lập một trật tự thế giới dưới cây gậy chỉ huy của Mỹ; phủ bóng đen lên mối "quan hệ đối tác" Nga - NATO mà hai bên đã long trọng ghi trong "Định ước cơ sở về quan hệ hợp tác và an ninh", ký ngày 27-3-1997; một đòn giáng mạnh vào chính sách của Nga sau chiến tranh lạnh: muốn phát triển cơ chế đa phương để duy trì hòa bình và an ninh ở quy mô toàn cầu thông qua Liên hợp quốc, tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) và cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Và thậm chí đe dọa cả an ninh nước Nga.


Cũng chính vì vậy, thế giới đã phản ứng mạnh mẽ từ nhiều phía đối với cuộc tấn công của Mỹ và NATO vào Nam Tư.

- Ngày 24-3, Nam Tư đã tuyên bố tình trạng chiến tranh sau khi Mỹ và NATO tấn công Nam Tư. Đây là hiện tượng lần đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đối với Liên bang Nam Tư. Trên tinh thần này, nhân dân và lực lượng vũ trang Nam Tư đã sôi sục chống Mỹ, NATO và đánh trả quyết liệt các đợt không kích.

- Ngày 24-3, Tổng thống Nga En-xin đã gọi các cuộc tấn công của Mỹ và NATO là một "sự xâm lược trắng trợn"; kêu gọi một cuộc họp ngay lập tức của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; ra lệnh triệu hồi đại diện của Nga tại NATO và đóng cửa các văn phòng của Nga tại Tổng hành dinh NATO ở Bỉ; ông En-xin còn nói: "Nếu cuộc xung đột gia tăng, điều đó sẽ trao cho Nga quyền có "các biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp có tính chất quân sự' để đảm bảo cho an ninh của mình và của châu Âu nói chung.

- Ngày 24-3, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã kêu gọi chấm dứt ngay cuộc không kích của Mỹ và NATO chống Nam Tư và quay lại thương lượng để khôi phục bình yên của Cô-xô-vô. Ngày 25-3, Tân Hoa xã đưa tin Ngoại trưởng Đường Gia Triền nói, cuộc tấn công của Mỹ và NATO vào Nam Tư là "không thể chấp nhận được" và cảnh cáo về "những hậu quả nghiêm trọng".

- Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia Bê-la-rút, Phó thư ký Hội đồng an ninh Bê-la-rút V.Na-ven-ski tuyên bố rằng: Bê-la-rút không loại trừ khả năng đưa trở lại lãnh thổ nước này vũ khí hạt nhân chiến lược.


Cùng ngày, Quốc hội U-crai-na đã thông qua quyết định hủy bỏ quy chế quốc gia không có vũ khí hạt nhân.

- Tổng thư ký Liên hợp quốc C.An-nan đã tỏ ý lấy làm tiếc về hành động quân sự của NATO và cho rằng mọi quyết định về sử dụng vũ lực phải được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua.

- Hội đồng hòa bình thế giới, tại Hội nghị khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Hội nghị Ban thường vụ, tổ chức tại Hà Nội, ngày 25-3-1999 đòi chấm dứt ngay lập tức việc NATO ném bom Nam Tư. Đây là lần đầu tiên NATO hành động đơn phương không có quyết định của Liên hợp quốc. Việc thực thi "quan điểm chiến lược mới" của NATO đang tạo ra một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế từ nay về sau.

- Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố "hết sức công phẫn" trước việc lực lượng quân sự NATO tấn công Cộng hòa liên bang Nam Tư, chà đạp lên luật pháp quốc tế, đi ngược Hiến chương Liên hợp quốc, ngang nhiên dùng sức mạnh quân sự xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa liên bang Nam Tư, gây tình hình căng thẳng trong khu vực Ban-căng, ở châu Âu và trên thế giới, tạo tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế.


Cùng với những phản ứng chính trị trên, làn sóng xuống đường phản đối mạnh mẽ hành động của Mỹ và NATO đã lan rộng trên thế giới của mọi tầng lớp nhân dân - kể cả trong lòng nước Mỹ và các nước khác thuộc khối NATO.

- Theo phóng viên thông tấn xã Việt Nam tại Oa-sinh-tơn, dưới các khẩu hiệu "Chấm dứt ném bom", "Dùng tiền để tạo ra việc làm và phát triển giáo dục chứ không phải để gây chiến tranh", "Không để cho Mỹ - NATO chiếm đóng Nam Tư". Tổ chức "Động viên khẩn cấp nhằm chấm dứt chiến tranh" (EMSW) đặt trụ sở tại thành phố Niu Oóc tổ chức cuộc tuần hành chống chiến tranh tại khu vực "Đài tưởng niệm các cựu chiến binh Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam" ở thủ đô Oa-sinh-tơn. Đây là cuộc biểu tình và tuần hành đầu tiên mang tính toàn quốc ở Mỹ với sự tham gia của hàng nghìn người từ 61 trung tâm thuộc 28 bang của nước Mỹ để phản đối Bộ Quốc phòng Mỹ và Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn gây cuộc chiến tranh chống Nam Tư. Ông B.Bếch-cơ trong ban tổ chức tuần hành nói: "Chúng tôi đòi quân đội Mỹ rời khỏi Nam Tư lập tức và phải dùng tiền để tạo ra việc làm và phát triển giáo dục thay vì sử dụng vào chiến tranh".

- Thủ tướng Ca-na-đa G.Crê-chiếp đánh giá việc Nam Tư chấp hành kế hoạch giải quyết cuộc xung đột Cô-xô-vô là "tiến bộ quan trọng và đáng hy vọng". Nhiều nhà lãnh đạo và chính phủ nhiều nước như Séc, Thụy Điển, I-ta-li-a, Phần Lan, Bun-ga-ri, Hà Lan, Áo, Tây Ban Nha đều coi đây là bước quan trọng trong tiến trình giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Ban-căng. Tuy nhiên không ít dư luận còn dè dặt về khả năng sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng trong khu vực này. Thủ tướng Nhật Bản Ô-bu-chi cũng tỏ ý thận trọng và cho rằng đây mới chỉ là "bước đầu tiên đi tới hòa bình". Thủ tướng Hy Lạp liên tục phản đối NATO tiến công Nam Tư trong suốt hơn 2 tháng diễn ra cuộc chiến, coi thỏa thuận đạt được tại Bê-ô-grát là "sự tiến trình đầy hy vọng". Ông vạch rõ rằng chiến tranh không phải là biện pháp thích hợp để giải quyết mọi cuộc xung đột.

- Ngày 7 tháng 4 chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định không cho phép máy bay NATO không kích Nam Tư bay qua không phận Thụy Sĩ. Chính phủ Áo cũng quyết định tương tự với lời khẳng định Áo là nước trung lập, vì vậy không thể để máy bay NATO bay qua không phận Áo để tiến công Nam Tư.

H.T (sưu tầm)
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #21 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2022, 06:56:46 am »

KỊCH BẢN BỨC CHẾ VŨ LỰC
(Báo Quân đội nhân dân 11-6-1999)

QUANG LỢI


Thế là cuối cùng, tối 9-6, sau 4 ngày đàm phán rất căng thẳng vằ mấy lần bị gián đoạn, đại diện quân đội Nam Tư cũng đã đặt bút ký với đại diện quân đội NATO tại Cu-ma-nô-vô (Ma-xê-đô-nỉ-a) thỏa thuận quân sự kỷ thuật về việc rút quân đội và cảnh sát Nam Tư ra khỏi Cô-xô-vô.

Theo thỏa thuận này, phía Nam Tư phải làm gì?

Trong vòng 11 ngày, lực lượng vũ trang Nam Tư sẽ rút hết khỏi Cô-xô-vô, trong đó, lực lượng phòng không và không quân rút hết trong ba ngày đầu tiên kể từ khi ký thỏa thuận. Lực lượng mặt đất của Nam Tư rút ra khỏi khu đệm cách địa giới Cô-xô-vô 5km, lực lượng phòng không rút cách địa giới 25km. Quân đội Nam Tư sẽ hoàn tất việc gỡ mìn và các phương tiện gây nổ ở Cô-xô-vô trong hai ngày đầu tiên.

Còn phía NATO phải làm gì?

Trong ngày đầu tiên, khi một số đơn vị Nam Tư rút khỏi một số khu vực ở Cô-xô-vô, NATO sẽ tạm ngừng không kích, nhưng NATO sẽ chỉ chấm dứt ném bom sau khi quân đội Nam Tư hoàn thành việc rút quân. Các đơn vị thuộc lực lượng an ninh quốc tế (KFOR) dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc sẽ bắt đầu triển khai ở Cô-xô-vô sau khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết về giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

Trong dự thảo nghị quyết trình lên Hội đồng bảo an do nhóm G8 và hai nước Xlô-vê-ni-a, U-crai-na bảo trợ có ghi rõ đồng thời với việc rút quân Nam Tư sẽ triển khai lực lượng an ninh quốc tế ở Cô-xô-vô.

Một sự "trám chỗ" tức thời chăng?

Trên thực tế, vào hồi 5 giờ chiều (giờ Hà Nội) ngày 10-6, đoàn xe 100 chiếc chở 2.000 quân Nam Tư bắt đầu rút khỏi Cô-xô-vô. NATO tuyên bố ngừng không kích Nam Tư. Ngày 11-6, lực lượng NATO tiến vào Cô-xô-vô.

Dù có được phủ bằng những ngôn ngữ ngoại giao hoa mỹ như thế nào, dư luận rộng rãi vẫn không thể xua được cảm giác rằng cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nam Tư và NATO mấy ngày qua đã bị cài đặt trên nhiều tầng nấc và bị xô đẩy vào một sự bức chế của vũ lực. Phía trên bàn đàm phán là một nắm đấm quân sự cực mạnh lúc nào cũng trực giáng xuống, và trên thực tế kể từ khi kế hoạch 10 điểm về Cô-xô-vô được phía Nam Tư chấp thuận, không một ngày nào Mỹ-NATO ngừng không kích. Trong khi đó, các động thái ngoại giao quốc tế trong tiến trình đàm phán diễn biến rất phức tạp, làm cho khả năng lựa chọn của Nam Tư ngày càng hạn hẹp, tình thế ngày càng ngặt nghèo.


Người ta có thể hình dung ra một vài lối nẻo chính của trận đồ thương thuyết ngoại giao trong lòng cuộc chiến này như sau: Ba nhà trung gian quốc tế (đại diện cho Tổng thống Nga về Ban-căng V.Tréc-nô-mư-đin; Tổng thống Phần Lan Át-ti-xa-a-ri, đặc sứ của EU về Cô-xô-vô; Thứ trưởng ngoại giao Mỹ S.Tan-bốt) phải đàm phán với nhau để cùng đi đến một thỏa thuận chung rồi mang tới cho Tổng thống Nam Tư Mi-lô-xê-vích. Sau những cuộc thương lượng rất khó khăn, ông Mi-lô-xê-vích chấp nhận rồi thuyết phục Quốc hội và Chính phủ Nam Tư đồng ý kế hoạch 10 điểm đó. Sau khi có kế hoạch này, Nam Tư và NATO đàm phán trực tiếp về việc rút quân và ngừng không kích. Trong lúc đó, nhóm G8 họp lại, đưa ra một dự thảo nghị quyết trình lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Thế nhưng, nghị quyết này lại có thể không được thông qua do Nga và Trung Quốc có quyền phủ quyết.


Mấy ngày qua, phương Tây đang thực hiện một chiến dịch ngoại giao nhằm thuyết phục Trung Quốc chấp nhận nghị quyết của Hội đồng bảo an.

Như vậy, một nghịch lý lớn đang phơi bày ra dưới con mắt của thế giới. 78 ngày trước đây, khi mở cuộc không kích Nam Tư, Mỹ-NATO đã hoàn toàn phớt lờ Liên hợp quốc. Thế mà giờ đây, cuộc chiến chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế và vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên hợp quốc đó lại đang được lái vào một kịch bản xem ra đầy tính pháp lý: kết thúc theo một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với sự áp đặt của kẻ gây chiến.


Điều nhức nhối đối với hàng trăm quốc gia thành viên Liên hợp quốc là chính cái nghịch lý lớn này lại bị gắn cho Liên hợp quốc: Từ một "quan sát viên" lạnh lùng và yếm thế vào lúc khởi đầu cuộc chiến và gần như trong suốt cuộc hủy diệt tàn khốc kéo dài hơn hai tháng rưỡi qua của Mỹ-NATO, giờ đây Liên hợp quốc lại được đẩy ra sân khấu, sắm vai "quan tòa" đầy quyền uy để hợp pháp hóa cuộc chiến tranh phi pháp, phản nhân văn của Mỹ -NATO cũng như những mưu đồ hậu chiến của họ. Chính Tổng thống Nga B.En-xin ngày 8-6 đã phải nói rằng: "Một lần nữa, thế giới hiện giờ đang phải đối mặt với sự áp đặt của vũ lực. Điều đó đi ngược lại các xu hướng phát triển một thế giới đa cực, hợp pháp hóa lợi ích của một số cường quốc độc đoán".


Có thể nói rằng Mỹ đang sử dụng NATO như một công cụ bạo lực và sử dụng Liên hợp quốc như một công cụ chính trị. Đó chính là một "thứ vũ khí rắn" và một thứ "vũ khí mềm" trong tay Oa-sinh-tơn để thực hiện chiến lược toàn cầu.

Phải chăng kịch bản kết thúc cuộc chiến tranh Nam Tư đã được hoàn tất?

Vẫn đang còn những khúc mắc gai góc tồn tại như những ẩn số lớn, trong đó vấn đề thành phần cũng như cơ chế chỉ huy lực lượng quốc tế ở Cô-xô-vô là đề tài tranh cãi gay gắt giữa Nga và NATO. Mỹ đòi NATO phải chiếm lực lượng nòng cốt và toàn bộ lực lượng quốc tế phải đặt dưới "sự chỉ huy thống nhất" của NATO, trong khi đó Mát-xcơ-va nói rằng 10.000 quân Nga sẽ đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Nga. Trong một động tác xoa dịu Mát-xcơ-va, Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn đã nói rằng "sẽ có một sự phối hợp" trong chỉ huy giữa Nga và NATO. Nhưng chưa ai hình dung ra sẽ có "sự phối hợp" kiểu gì khi NATO đã khẳng định lãnh thổ Cô-xô-vô sẽ bị chia ra thành 5 khu vực dưới sự cai quản của quân Mỹ, Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a. Đó là chưa nói đến việc bảo đảm tài chính và hậu cần để duy trì 10.000 quân Nga ở Cô-xô-vô đang là một vấn đề không nhỏ đối với nước Nga vốn đang khan hiếm tiền bạc.


Lại không thể nói về "vùng đệm" ở Cô-xô-vô, điều làm người ta liên tưởng đến "vùng cấm bay" ở I-rắc, nơi mà Mỹ và Anh lợi dụng trong suốt 8 năm qua để tiến hành các hoạt động quân sự thù địch chống chính quyền Xát-đam Hút-xen. Lại nữa, trong dự thảo nghị quyết của Hội đồng bảo an có nói tới việc yêu cầu các bên hợp tác để thực hiện quyết định của Tòa án quốc tế La Hay, tuy không nói trắng ra, nhưng ai cũng hiểu là việc đòi truy tố và bắt giam Tổng thống Mi-lô-xê-vích. Oa-sinh-tơn đã từng tuyên bố rằng chính sách của họ đối với Nam Tư sau chiến tranh, nhất là tái thiết, sẽ phụ thuộc vào việc xử lý số phận của Tổng thống Mi-lô-xê-vích. Như thế là kịch bản cuộc chiến tranh Vùng Vịnh dường như đang tái lặp trong cuộc chiến tranh Ban-căng. Nếu như ở I-rắc, Mỹ dựng lên vấn đề thanh sát vũ khí như một cái cớ để áp đặt lệnh cấm vận nhằm loại bỏ chính quyền Xát-đam Hút-xen, thì ở Nam Tư vấn đề thực hiện quyết định của Tòa án quốc tế La Hay sẽ loại bỏ chính quyền Mi-lô-xê-vích, vốn được Mỹ coi là "dấu tích cộng sản ở châu Âu" sau chiến trành lạnh. Và nếu điều này không thực hiện được thì ngụy cơ một cuộc cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị và ngoại giao đối với Nam Tư sẽ là một khả năng hiện thực.


Phải thấy rằng, bằng lòng quả cảm và bằng những mất mát, hy sinh to lớn, nhân dân Nam Tư đã buộc Mỹ và NATO phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mình, ngăn chặn ý đồ chỉ đưa riêng quân đội NATO vào Cô-xô-vô, buộc họ phải kết thúc chiến tranh bằng thương lượng hòa bình.


Tuy Mỹ-NATO ra sức phô trương, nhưng cuộc chiến tranh này lại không cho thấy rõ hơn sức mạnh quán sự minh chứng rằng sức mạnh quân sự của họ lại có hạn, rằng nền công nghệ chiến tranh kỹ thuật cao cũng có nhiều hạn chế, rằng không phải cứ giội bom và phóng tên lửa là sắp đặt được trật tự thế giới.


Dù màn diễn cuối cùng của cuộc chiến tranh có diễn ra như thế nào thì cũng không thể phủ nhận được rằng, bằng cuộc chiến đấu ngoan cường trong ngót 80 ngày qua, nhân dân Nam Tư đả giảng một đòn đích đáng vào thói ngạo mạo bạo lực của Mỹ - NATO, vào mưu toan muốn dùng NATO như một công cụ bạo lực và răn đe bạo lực tuyệt đối để bắt nạt thế giới, buộc cả thế giới phải nhất nhất tuân theo cây gậy chỉ huy của Mỹ. Trong màn khói của cuộc chiến tranh, Mỹ - NATO đã hiện ra như một mối đe dọa nguy hiểm nhất, tiềm tàng nhất đối với hòa bình và an ninh thế giới, đối với độc lập chủ quyền của các dân tộc. Đó chính là thất bại lớn nhất của Mỹ - NATO trong nhận thức chính trị của nhân loại trong thềm thế kỷ 21.

Q.L.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #22 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2022, 06:57:57 am »

SUY NGẪM VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH
TÀN BẠO VÀ ĐIÊN RỒ

(Báo Nhân dân số ra ngày 12-6-1999)


ĐINH THẾ HUYNH


Sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, ở Mỹ có một cuộc bán tháo khoán hàng nghìn chiếc máy tính từng sử dụng trong "chiến tranh tinh khôn" để điều khiển máy bay, tên lửa tầm xa và các khí tài hiện đại được huy động để tàn sát nhân dân I-rắc. Lần này, khi quả tên lửa cuối cùng của Mỹ-NATO phóng xuống đất Nam Tư vào hồi 7 giờ 35 phút ngày 10-6, chấm dứt cuộc chiến tranh tàn bạo nổ ra ngay trong lòng châu Âu "già nua và bồng bột", chắc chắn chợ trời các nước vùng Ban-căng sẽ lại bày bán nhan nhản những chiếc máy tính đại hạ giá vừa làm xong sứ mệnh tham gia giết người, đốt nhà và hủy diệt một đất nước chỉ hơn 10 triệu dân và rộng 102 nghìn cây số vuông. Bảng liệt kê chi phí chiến tranh, số lượng máy bay, tàu chiến, xe tăng, tên lửa... của Mỹ và các nước khác thuộc NATO trong cuộc chiến tranh Nam Tư, bất quá cũng không nhiều hơn một chiếc đĩa mềm máy tính dung lượng 1,44 mê-ga-bai.


Bây giờ là lúc người ta vắt tay lên trán nghiền ngẫm về cuộc chiến tranh này, khi những chiếc máy tính đã trở thành vô dụng, thành đồ bán rao, thẩy cho các tổ chức phi chính phủ đem đi bố thí tại các nước nghèo. Và rồi đây, khi không cần phải dán mắt vào màn hình ti-vi theo dõi những bản tin CNN nhoang nhoáng ánh chớp tên lửa và mù mịt khói bom nữa, chắc chắn loài người trên khắp hành tinh, dù ở trong những căn hộ tiện nghi lơ lửng giữa trời, hay những túp lều tồi tàn lợp bìa các-tông, cũng sẽ bình tâm lại nghĩ lại, cảnh giác và lo âu về những gì nghiêm trọng đặt ra bởi một cuộc chiến tranh điên rồ, bùng nổ trong những tháng năm cuối cùng của thế kỷ 20 đầy biến động.


I- CỖ MÁY CHIẾN TRANH ĐƯỢC PHÁT ĐỘNG BỞI ĐỘNG CƠ NÀO

Những kẻ phát động chiến tranh phi nghĩa bao giờ cũng cho rằng mình đúng, bao giờ cũng tìm ra những "lý do chính đáng" để biện minh cho hành vi gây chiến của mình. Nhưng lịch sử rất công bằng. Lịch sử sẽ phán xét chúng một cách nghiêm khắc như đã từng phán xét những tên tội phạm chiến tranh điên khùng, đẩy con người vào cuộc tàn sát dã man nhiều khi chỉ vì những điều hoang tưởng, ngu ngốc được che đậy bằng những danh từ mỹ miều.


Lần này, những người cầm đầu Mỹ-NATO đã vin cớ Nam Tư không chịu thi hành Hiệp định Ram-bui-ê, xua đuổi người gốc An-ba-ni khỏi Cô-xô-vô, do đó, để bảo vệ các giá trị "nhân quyền", họ phải dùng vũ lực để ngăn chặn những cuộc "thanh lọc sắc tộc"(!) Tôi đã từng qua lại vùng Ban-căng, đến Nam Tư và Cô-xô-vô. Ở đó có rất nhiều dân tộc chung sống, chen lẫn những nhà thờ Chính giáo cao vút của các dân tộc thuộc nhóm Xla-vơ là những chóp tròn của nhà thờ Hồi giáo. Khách đến đó, chỉ cần biết nói tiếng Nga thôi chẳng hạn, là ít nhất cũng có thể mua, thậm chí được thết đãi bánh mì, rượu Vốt-ca và dưa chuột muối, hoặc được mời vào những đám nhảy nồng nàn, cuồng nhiệt đến nát cả những bãi cỏ xanh mướt trên những sườn đồi thoai thoải, rợp bóng bạch dương. Thì cũng khác nào những bang miền nam nước Mỹ tràn ngập người Mê-hi-cô, các tỉnh An-dát, Lo-ren nổi tiếng về "những vấn đề lịch sử để lại" của nước Pháp, vùng Ba-xcơ liên tục "đòi tự trị" của Tây Ban Nha, vùng Quẽ-bếch nói tiếng Pháp "luôn muốn tách ra" từ Ca-na-đa...? Cuộc sống của người dân bình thường ờ đó "cơm ai nấy ăn, việc ai nấy làm", nhưng nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo sống chung với nhau thỉ tránh sao khỏi những lúc "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Vấn đề ở chỗ Nam Tư là cái gai ương ngạnh chọc vào con mắt "mục hạ vô nhân", muốn làm bá chủ thế giới của Mỹ; là bức tường thành ngăn cản cuộc "Đông chinh" của NATO, cho nên sau khi đã phát động chiến tranh ở các nước cộng hòa trước đây của Liên bang Nam Tư cũ là Crô-a-ti-a, Bô-xni-a - Héc-xê-gô-vi-na, Mỹ-NATO thọc bàn tay vào Cô-xô-vô, tiếp tục muốn cắt vụn và nghiền nát cái gai đó, bức tường thành "cứng đầu-cứng cổ" đó. Những thế lực ly khai cực đoan người gốc An-ba-ni được xúi bẩy, nện chân dựng lên cái gọi là quân đội giải phóng Cô-xô-cô (KLA) tiến hành các hoạt động vũ trang chống lại Nam Tư (từ năm 1997), gây xung đột với quân đội và cảnh sát của chính phủ Bê-ô-grát; Thế là Mỹ-NATO ra tay, lấy cớ bảo vệ "nhân quyền" của người gốc An-ba-ni ở Cô-xô-vô. Tháng 2-1999, "10 nguyên tắc chung" dành cho Cô-xô-vô được thỏa thuận một đằng, sau đó người ta đã tự ý sửa chữa nhiều nội dung một cách gian dối sau lưng Nam Tư, hòng đưa 28 nghìn quân NATO vào Cô-xô-vô với chiêu bài thay quân đội và cảnh sát nước này bảo đảm trật tự an ninh, giám sát thực hiện Hiệp định Ram-bui-ê, để cuối cùng, tách Cô-xô-vô thành một "nhà nước trong nhà nước". Đương nhiên Nam Tư không chấp nhận điều đó, đã bác bỏ tối hậu thư. Mỹ-NATO chỉ chờ có thế để phát lệnh tiến công!


Thực hiện giấc mộng bá chủ, ngoài mục tiêu nhổ cái gai Nam Tư ương bướng, Mỹ còn nham hiểm muốn chia rẽ và làm suy yếu châu Âu. Một "kế hoạch Mác-san mới", với khoảng 150 tỷ USD, có thể phục hồi những nhà máy ống khói buồn ngơ ngác, những bến cảng đìu hiu trong thời gian chiến tranh vừa qua tại vùng Ban-căng, những vết thương thù hận và nghi kỵ giữa các quốc gia ở châu lục này tưởng đã lành miệng từ sau hai cuộc chiến tranh nửa đầu thế kỷ, giờ lại tấy lên, mưng mủ sang cả thế kỷ 21. Trong bối cảnh đó, dù công khai hay ngấm ngầm, thì cuộc chạy đua vũ trang ở châu Âu sẽ tái diễn, làm béo bở những hợp đồng mua vũ khí Mỹ. Và theo kiểu dạy võ của các "sư phụ" ngày xưa, giữ lại "miếng võ" cuối cùng làm bí quyết, Mỹ càng cột chặt các quốc gia châu Âu vào cán "chiếc ô an ninh" của mình. Khi NATO hùng mạnh và kình địch EU giàu có đã ngoan ngoãn cúi đầu thì sẽ là lúc Mỹ vung chiếc gậy chỉ huy trật tự thế giới mới "bảo ai cũng phải nghe, đe ai cũng phải sợ". Vậy là, với cuộc chiến tranh này, Mỹ vừa bán được vũ khí quá "đát", thử nghiệm vũ khí mới, vừa phát động cuộc tái chạy đua vũ trang nhằm chấn hưng "nền công nghiệp sản xuất dụng cụ giết người" đang có nguy cơ đình trệ do thị trường thu hẹp và bị cạnh tranh gay gắt. Với chiêu bài bảo vệ "nhân quyền" của 90% người gốc An-ba-ni theo đạo Hồi trong gần 2 triệu người Cô-xô-vô, Mỹ còn muốn ve vãn các dân tộc theo tôn giáo này, hòng xoa dịu sự công phẫn của họ trước những tội ác Mỹ đã gây ra cho nhân dân I-rắc, làm dịu làn sóng chống Mỹ đang âm ỉ ở Trung Đông, Tây Á và nhiều nơi khác. Một số nhà bình luận cho rằng, sau thời kỳ kinh tế khởi sắc, Mỹ đang đứng trước những khó khăn, nhịp độ tăng trưởng có thể suy giảm; nội bộ mâu thuẫn gay gât trong mùa bầu cử đang đến gần; do đó, theo quy luật, cuộc chiến tranh Nam Tư được bình luận là những hồi trống phách làm râm ran bên ngoài hòng thu hút dư luận, để cho bên trong phấn son mông má lại và dọn dẹp phông màn.


Đã chuẩn chi cho kịch bản này chừng 15 tỷ USD thì đùng một cái, ngày 5-6, tại Oa-sinh-tơn, nổ ra cuộc biểu tình và tuần hành toàn quốc của 30 nghìn người kéo đến từ 28 bang đòi chấm dứt cuộc tiến công Nam Tư. Đây là cuộc biểu tình phản đối chiến tranh lớn nhất kể từ khi xảy ra cuộc chiến, làm xáo động nước Mỹ, như một gáo nước lạnh giội vào gáy của những cái đầu đang rối như tơ vò.


Điều đáng ngạc nhiên đối với không ít người là vì sao các thành viên NATO ở châu Âu vốn giàu có, thậm chí có nước từng tỏ ra cứng cỏi, không chịu khuất phục, lần này lại răm rắp tuân theo sự giật dây của Mỹ như thế? Phải chăng sự nôn nóng "nhất thể hóa châu Âu" đã khiến họ mắc bẫy? Sau khi khối Vác-xa-va tan rã NATO như một võ sĩ đánh nhau với không khí, loạng choạng mất phương hướng vì không còn đối thủ. Có lúc, những người biện minh cho sự tồn tại của NATO phải nêu mục tiêu chiến lược của khối quân sự này là để đối phó với bọn khủng bố (!) Nhưng đối phó với bọn khủng bố thì làm gì phải cần đến một tổ chức đồ sộ, đông quân tướng, nhiều súng ống, tiêu tốn tiền đóng thuế của người dân đến thế? Vậy là các nhà vạch chiến lược của NATO bèn nghĩ "mẹo" bành trướng sang phía Đông, "nhất thể hóa châu Âu" bằng cả quân sự, chứ không chỉ bằng biện pháp kinh tế và "sự cảm hóa" năm ăn, năm thua. Tiếng vọng đổ vỡ của bức tường Béc-lin thôi thúc họ thì thùng như trống gõ. Nhưng nhân dân các dân tộc ở Trung Âu và Đông Âu thì đã và đang vỡ mộng bởi tiếng vọng đổ vỡ của bức tường Béc-lin thôi thúc họ thì thùng như trống gõ. Nhưng nhân dân các dân tộc ở Trung Âu và Đông Âu thì đã và đang vỡ mộng bởi những thứ bánh vẽ mang nhãn hiệu phương Tây; nuối tiếc nhận ra rằng, chủ nghĩa xã hội dù còn nghèo và không ít khuyết tật, nhưng dù sao ở đó, cuộc sống của họ được ổn định, tương lai con cái họ được bảo đảm, niềm tự hào dân tộc được tôn vinh chứ không đói rét, bấp bênh, bị chèn ép và làm nhục như khi phải ngửa tay chờ viện trợ bên ngoài. Trên thực tế, hàng nghìn tỷ Mác chưa đủ để "nhất thể hóa:" khoảng trống trong lòng người Tây Đức và Đông Đức. Vậy thì "nhất thể hóa châu Âu" cần phải đổ vào đó bao nhiêu tỷ? Huống chi, nếu có khoản tiền đó, thì đâu có phải là tiền nước Đức chỉ cho việc thống nhất nước Đức, mà là tiền Tây Âu cho Đông Âu vay, với lãi suất và biết bao điều kiện ngặt nghèo? "Một ngày ăn đấy, bảy ngày ăn đâu", nhiều người Nga đã phát khùng, quay lưng lại với một vài chính phủ đã đổ, sáng phồng chiều tẹt bởi chiếc ống đu đủ bơm viện trợ phương Tây. Âm mưu bành trướng của NATO sang phía Đông dẫn đến hậu quả làm nổ ra cuộc chiến Nam Tư. Để biện minh, người ta lúng túng đưa ra khái niệm "chiến lược mới", mà nhiều nhà quan sát nói trắng ra rằng, đó là bước chuyển "từ phòng vệ tập thể sang can thiệp khu vực". Khái niệm đầy mâu thuẫn này càng làm cho nội bộ NATO thêm hục hoặc. Trong con mắt của nhân dân châu Âu và toàn thể nhân loại, khối quân sự này lộ nguyên hình là công cụ can thiệp do Mỹ điều khiển.


Giống như hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, bên cạnh sự đổ vỡ, chết chóc, cuộc chiến tranh chống Nam Tư càng làm châu Âu chia rẽ trầm trọng. Sự mất giá có lúc lên đến 10-12% của đồng ơ-rô là một khối lượng giá trị khổng lồ, nhưng chưa thấm gì so với hậu quả lâu dài của thương tích mà "cạm bẫy chiến tranh Nam Tư" do Mỹ giăng ra đã sập xuống, gây ra cho châu Âu.


Trong những ngày này, tôi thèm được đọc những luận văn sâu sâc, uyên bác, rừng rực lửa như những bài bút chiến thuở nào mà H.Bác-buýt, L.A-ra-gông, I.E-ren-bua, C.Xi-mô-nốp... từng viết để lên án chiến tranh, để kết án bọn thủ phạm gây chiến. Tôi tin rằng, châu Âu không bao giờ cạn kiệt những tài năng xuất chúng, những trí tuệ lớn và những trái tim tràn đầy nhiệt huyết, rạo rực tính nhân văn!
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #23 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2022, 06:58:30 am »

II- NHỮNG ĐIỀU NHẦM LẪN CỦA MỸ-NATO

Cuộc chiến tranh Nam Tư kéo dài 79 ngày. Mỹ và 18 thành viên NATO khác huy động 55 nghìn quân, 1.012 máy bay, phóng hơn 10.000 tên lửa, sử dụng hơn 79.000 tấn chất nổ, 3 tàu sân bay và 36 tàu chiến khác. Trong đó, có những loại vũ khí tối tân và đầt tiền nhất như máy bay tàng hình F-117A, máy bay ném bom B-2 (giá mỗi chiếc 2 tỷ USD), máy bay trực thăng săn xe tăng A-pa-sơ; các loại tên lửa tầm xa Cru-dơ, Tô-ma-hốc; các loại bom từ thông thường đến bom chứa chất độc hóa học, bom cát-xét, bom la-de, bom chứa bụi than chì để phá hoại các mạng điện... Huy động tổng lực như vậy, Mỹ-NATO tính toán đánh nhanh thắng nhanh trong vòng một tuần. Nhưng họ đã lầm, đã thất bại cả trong mục tiêu được tuyên bố công khai và mục tiêu ngấm ngầm.


Vì công khai, họ tuyên bố tiến công Nam Tư để ngăn chặn dòng người gốc An-ba-ni bị đuổi khỏi Cô-xô-vô, nhưng trên thực tế, trong hơn 860.000 người rời khỏi tỉnh này thì phần lớn là người gốc An-ba-ni chạy trốn bom đạn kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh do Mỹ-NATO gây ra. Bộ máy tuyên truyền phương Tây suốt ngày ra rả về cái gọi là "cuộc thanh lọc sắc tộc" do chính quyền Nam Tư tiến hành, gọi đó là "tội ác diệt chủng", thậm chí họ còn vận động tòa án quốc tế La Hay truy tố Tổng thống Mi-lô-xê-vích về "tội chống loài người" (í). Nhưng sự thật ngày càng được phơi bày qua những dòng người di tản nheo nhóc, oán khóc như ri; những trại tị nạn lập vội vàng nằm nhan nhản trên đất các nước láng giềng của Nam Tư; những khu dân cư bị tàn phá; những đoàn xe, những bệnh xá chật cứng người Nam Tư, người Cô-xô-vô, kể cả người An-ba-ni bị thương do máy bay Mỹ-NATO đánh bom... "nhầm". Đã từng trải qua và chứng kiến những cuộc thảm sát bằng bom B52 trong, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mà đêm đêm xem truyền hình Nga phát lại những cuốn băng do các đồng nghiệp Nam Tư thực hiện, chúng tôi không khỏi bàng hoàng, ghê sợ; huống chi là phản ứng của người Âu - Mỹ, phần lớn chưa từng ngửi mùi khói bom. Hoảng sợ trước sự lên án của dư luận, Mỹ-NATO đẩy mạnh hơn "cuộc chiến tranh thông tin" trên tất cả các phương tiện truyền thông, lờ tịt mọi tội ác dã man họ đã gây ra cho nhân dân Nam Tư, nhất là nhân dân Cô-xô-vô, trọng đó phần lớn là người gốc An-ba-ni. Đồng thời, họ phát động chiến tranh thứ ba - "chiến tranh chống loại báo chí đưa tin thật sự", hủy diệt các phương tiện thông tin đại chúng, giết hại các nhà báo Nam Tư và nước ngoài. Song, tất cả đều vô hiệu, tội ác của Mỹ-NATO giết hại dân thường (hơn 1.500 người chết, hơn 6.000 người bị thương), hủy diệt các công trinh dân dự, từ bệnh viện, nhà an dưỡng, trường học đến nhà máy, cầu cống, mạng lưới điện, trạm cung cấp xăng dầu và cả đại sứ quán các nước, đã phơi bày trước bàn dân thiên hạ tính chất tàn bạo không thể dung tha của cuộc chiến tranh mà họ đã gây ra trên đất nước Nam Tư. Sự rạn nứt trong lòng nước Mỹ-NATO ngày càng lan rộng. Hơn 82% người Mỹ phản đối cuộc chiến tranh phi lý, đòi chấm dứt tiến công Nam Tư.


Trong âm mưu sâu xa, chiến lược đánh nhanh tháng nhanh bằng vũ khí hủy diệt của Mỹ-NATO mưu toan làm cho nội bộ Nam Tư rối loạn, dân chúng hoảng sợ, bất mãn, nổi dậy lật đổ chính phủ của Tổng thống Mi-lô-xê-vích, lập nên một chính phủ mới dễ bảo ở Bê-ô-grát. Nhưng họ đã lầm! Tinh thần quả cảm, truyền thống không bao giờ khuất phục trước kẻ thủ và lòng căm phẫn về những tội ác man rợ của quân xâm lược đã biến thành sức mạnh vô song, đoàn kết, cổ vũ nhân dân Nam Tư trụ vững giữa mưa bom bão đạn trong suốt 79 ngày đêm; kiên cường giáng trả, đẩy Mỹ-NATO vào thế lúng túng phải lựa chọn giữa việc tiếp tục tiến công bằng máy bay, tên lửa hay là đưa bộ binh vào tham chiến. Trong hơn hai tháng rưỡi, cuộc đốt tiền ở Cô-xô-vô đã làm kho bạc của nhiều nước châu Âu suy cạn, thị trường chứng khoán liêu xiêu; giàu như Mỹ mà đến cuối cuộc chiến tranh cũng không dám sử dụng những loại tên lửa đắt tiền như mấy ngày đầu. Còn đưa bộ binh vào Cô-xô-vô thì các nhà lãnh đạo Mỹ-NATO chưa đủ gan. Bài học nhớ đời về cuộc chiến tranh Việt Nam luôn luôn ám ảnh họ. Hơn nữa, địa hình vùng rừng núi Ban-căng hiểm trở, người Xéc-bi-a thiện chiến, rất giỏi đánh du kích. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, nhất là trong chiến tranh thế giới thứ hai, những quân đoàn du kích Nam Tư đã làm thất điên bát đảo 30 sư đoàn phát-xít Đức, đóng vai trò quyết định giải phóng đất nước của mình. Thống soái Đức Mác-ken-sen từng phải kính nể, cho xây dựng tượng đài kỷ niệm ở Bê-ô-grát với dòng chữ: "Tưởng nhớ đối thủ Xéc-bi-a vĩ đại".


Thật là phi đạo đức khi nhìn nhận một cuộc chiến tranh như một trận bóng đá, thắng thua chỉ là "những bàn vào lưới". Thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Nam Tư vừa đạt được kết quả những nỗ lực to lớn của cộng đồng thế giới, của phong trào phản đối chiến tranh ngày càng lan rộng; là thắng lợi của nhân dân Nam Tư đã kiên cường chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mình; chứng tỏ các thế lực hiếu chiến rất hùng mạnh, có thể làm được nhiều điều tàn bạo và ngang ngược, nhưng không phải mục đích nào của họ cũng đạt được, dù đã phải dùng mọi thủ đoạn từ bắn giết, đe nẹt đến tung tiền mua chuộc và gạ gẫm đổi chác. Cuộc chiến đấu anh hùng, những hy sinh to lớn và kể cả những nhân nhượng khó tránh khỏi vì quyền lợi dân tộc lâu dài của nhân dân Nam Tư đã phơi bày những tính toán nhầm lẫn và làm phá sản mọi mưu đồ chiến lược của Mỹ-NATO.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #24 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2022, 06:58:58 am »

III. NHỮNG ĐIỀU LOÀI NGƯỜI KHÔNG THỂ NHẦM LẪN

Sau gần một thế kỷ đầy máu, nước mắt và biến động, trong thập kỷ cuối cùng nhân loại chứng kiến một xu thế hòa dịu trong các mối quan hệ và bang giao quốc tế. Đó là điều không thể phủ nhận, là dấu hiệu thật đáng khích lệ. Nhưng loài người chưa thể ngủ yên, bởi những xung đột sắc tộc và tôn giáo vẫn diễn ra ở nơi này nơi khác trên hành tinh mà ngọn gió hòa bình chưa xua tan nổi tà khí hắc ám của chiến tranh, dù đó là chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh Nam Tư càng chứng tỏ âm mưu "diễn biến hòa bình" là có thật và người ta không chỉ thực hiện âm mưu đó bàng những thủ đoạn hòa bình. Kích động chia rẽ nội bộ các dân tộc đến một lúc nào đó trở thành xung đột, đó là "cơ hội vàng" để các thế lực hiếu chiến nhảy vào can thiệp vũ trang. Tuy tín hiệu đó không phải là tiếng còi hụ khủng khiếp đến nỗi khiến các quốc gia giật thột, co mình lại khống dám chìa tay ra hợp tác với ai, nhưng rõ ràng không phải là "báo động giả" như một số người lầm tưởng hoặc cố tình lầm tưởng.


Trong thế kỷ 20, loài người làm nên những thành tựu nhiều gấp bội thành tựu của tất cả các thế kỷ trước cộng lại. Một trong những thành tựu lớn nhất của thế kỷ này là khẳng định chủ quyền dân tộc trở thành giá trị thiêng liêng của mỗi quốc gia, trong đó quyền con người được tôn trọng và bảo vệ toàn vẹn cả những giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại và những giá trị phù hợp bản sắc của dân tộc mình. Tiến công Nam Tư, Mỹ-NATO đã nhân danh "nhân quyền" chà đạp lên chủ quyền dân tộc được Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế khẳng định là bất khả xâm phạm. Tiền lệ nguy hiểm phớt lờ công pháp quốc tế, hủy hoại một thành tựu vĩ đại của loài người giành được sau hàng nghìn năm, những thế lực gây ra cuộc chiến tranh Nam Tư đã làm hoen ố thế kỷ 20. Và vì vậy, sang thế kỷ 21, loài người không chỉ phải đấu tranh gian khổ để tiếp tục giải trừ vũ khí hạt nhân, mà còn phải giải trừ cả chủ nghĩa bạo hành nhân danh "nhân quyền" để xâm phạm chủ quyền các quốc gia, dân tộc. Khơi lại ngọn lửa chiến tranh giữa các dân tộc là điều thật khủng khiếp đối với nền văn minh nhân loại. Những người có lương tri đều ý thức đầy đủ rằng quyền con người của một cá nhân thật là hệ trọng, nhưng con người chỉ có thể đúng là một con người khi sống trong cộng đồng dân tộc, cộng đồng nhân loại. Vì thế, nhân danh "nhân quyền'' của một số cá nhân đầy tham vọng xấu, mưu toan chà đạp, hủy diệt một dân tộc, đẩy loài người vào cuộc chiến tranh thế giới mới là một tội ác dã man, một trò bịp mà nhân loại không thể mắc lừa.


Những năm 20, 30 của thế kỷ này, nhân loại trong khoảnh khắc lịch sử lơ là đã để cho chủ nghĩa phát-xít từ một quái thai trở thành con quái vật xổng khỏi lò bát quái, vãi bom đạn và vung tít sợi xích sắt trại tập trung giết hại gần 50 triệu người, kéo hầu hết các dân tộc vào vòng binh lửa. Nhân loại từ đó đã trưởng thành hơn về chính trị, khống thể mất cảnh giác để cho chủ nghĩa bạo hành ở Mỹ và châu Âu thêm một lần tác oai tác quái. Tiếng thét phẫn nộ phản đối chiến tranh từ 28 bang lan ra toàn nước Mỹ, từ Đông Âu lan sang Tây Âu, từ châu Á lan sang châu Phi đến tận các hang cùng ngõ hẻm trên toàn thế giới. Con đường tái thiết đất nước, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Nam Tư, dù đã được khẳng định trong Nghị quyết Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, nhưng vẫn còn lâm gập ghềnh. Cũng như con đường đi đến nền hòa bình đích thực và cuộc sống phồn vinh của toàn nhấn loại sẽ phải vượt qua biết bao chông gai. Nhưng kinh nghiệm lịch sử, bài học cảnh giác và khả năng sáng tạo vô tận của con người, rốt cuộc, nhất định sẽ đưa nhân loại vững bước tiến về phía trước. Theo quy luật phát triển tất yếu của nhân loại từ thuở bình minh lịch sử, loài người đã và sẽ từng bước đi lên, tự giải quyết những vấn đề do chính thực tiễn đặt ra, tạo nên những tiền đề vững chắc để các dân tộc sát cánh tiến vào thế kỷ 21.


Sau hơn hai tháng rưỡi, lần đầu tiên sáng nay bình minh ở Ban-căng không nhuốm màu lửa đạn. Những bụi hoa xi-ren, nếu còn sống sót sau những trận bom, chắc chắn lại tỏa hương trong làn sương ban mai ẩm ướt. Không biết có cô gái Cô-xô-vô nào may mắn ngắt được bông hoa xi-ren năm cánh hạnh phúc? Mong ước tưởng như nho nhoi, nhưng tràn đầy khát vọng sống ấy của con người đã và đang cảnh tỉnh nhân loại hãy bằng mọi cách chặn đứng bạo tàn, bảo vệ những giá trị đích thực là quyền được sống trong độc lập, hòa bình và quyền tự quyết của mỗi quốc gia, dân tộc trên hành tinh này.

Đ.T.H.
Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM