Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:00:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư  (Đọc 1600 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« vào lúc: 08 Tháng Tư, 2022, 08:10:01 pm »

- Tên sách: Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam Tư
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản:
- Người số hóa: giangtvx, saoden


LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Không phải chờ đến dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với cái gọi là "Tuyên bố về khải niệm chiến lược quân sự mới", thế giới mới biết rõ rằng khối quân sự lớn nhất hành tinh này có bản chất xâm lược và NATO thực chất là công cụ chiến lược toàn cầu của Mỹ.


Ai cũng biết NATO là sản phẩm của chiến tranh lạnh Đông - Tây. Lẽ ra sau khi Liên Xô tan rã, tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va giải tán, thì NATO cũng không còn lý do gì để tồn tại. Nhưng Oa-sinh-tơn coi đây là một cơ hội lịch sử để thiết lập trật tự thế giới dưới cây gậy chỉ huy của Mỹ.


Tiến hành không kích chống Nam Tư, NATO đang biến thành công cụ để Mỹ thực hiện kế hoạch chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh mà mục tiêu bao trùm nhất là thiết lập trật tự thế giới một cực do Mỹ khống chế.


Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề trên, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tuyển chọn một số bài đăng trên báo Nhân dân, bảo Quân đội nhân dân, tạp chí Cộng sản, tạp chí Quốc phòng toàn dân, tạp chí Tư tưởng văn hóa thành một cuốn sách với tiêu đề: "Cuộc chiến của Mỹ-NATO chống Nam Tư - NATO trong chiến lược toàn cầu của Mỹ", nhằm cung cấp những thông tin giúp người đọc có thể thấy thực chất của cuộc tiến công của Mỹ - NATO vào Cộng hòa liên bang Nam Tư không phải để giải quyết vấn đề Cô-xô-vô. Cái chính là Mỹ buộc Nam Tư phải khuất phục đi theo quỹ đạo của họ, từ đó đưa toàn bộ vùng Ban-căng vào bản đồ NATO. Mỹ biến Cộng hòa liên bang Nam Tư thành nơi thực hiện một bước ý đồ "chiến lược toàn cầu mới" của Oa-sinh-tơn.


Cuốn sách còn cung cấp cho người đọc về đất nước và con người Nam Tư - một dân tộc có truyền thống chống ngoại xăm và khát vọng sống trong độc lập, tự do với những con người "thích chết hơn là làm nô lệ". Xin trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí và đông đảo bạn đọc.


NHÀ XUẤT BẢN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2022, 08:11:47 pm »

VỀ VIỆC MỸ VÀ NATO TẤN CÔNG
NƯỚC CỘNG HÒA LIÊN BANG NAM TƯ


NGUYỄN VIỆT HÙNG


Ngày 24-3-1999, Mỹ và NATO, với lực lượng ban đầu trên 400 máy bay (sau đó tăng lên 1.000 máy bay, trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược B-2, B-52, máy bay tàng hình F-117A...), 2 tàu sân bay, 6 tàu chiến mang tên lửa, một số tàu chiến và tàu ngầm... đã tiến hành không kích Nam Tư. Sau gần 4 tuần lễ ném bom với cường độ ngày càng cao, quy mô ngày càng rộng, bom đạn của Mỹ và NATO đã làm cho trên 1.500 người chết và trên 6.000 người bị thương, trong đó chủ yếu là dân thường, phá hủy hàng loạt công trình dân sự, bệnh viện, trường học, nhà thờ, di tích văn hóa... Thiệt hại về vật chất theo công bố của Nam Tư lên đến trên 200 tỉ USD.


Phía Nam Tư đã kiên trì chống trả, theo thông báo của Nam Tư đã bắn rơi gần 72 máy bay (trong đó có 3 chiếc máy bay tàng hình F-117A), phá hủy trên 200 tên lửa hành trình của Mỹ - NATO.


Đây là lần đầu tiên kể từ sau 50 năm thành lập, NATO do Mỹ chỉ huy tiến công quân sự một nước có chủ quyền, là thành viên của Liên hợp quốc, một nước nằm ở giữa châu Âu và không hề đe dọa nước nào.

Vậy thực chất vấn đề này như thế nào?

Trước năm 1990, nước Cộng hòa liên bang Nam Tư gồm 6 nước cộng hòa. Từ năm 1991, lần lượt 4 nước cộng hòa Xlô-vê-ni-a, Crô-a-ti-a, Ma-xê-đô-ni-a và Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na tách ra thành các quốc gia độc lập, ngả theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Tháng 4-1992, hai nước cộng hòa còn lại là Xéc-bi-a và Môn-tê-nê-grô lập nên nước Cộng hòa liên bang Nam Tư ngày nay, gọi tắt là Nam Tư. Nam Tư là thành viên của Liên hợp quốc, kiên trì đường lối độc lập tự chủ. Đảng xã hội chủ nghĩa Xéc-bị-a cầm quyền ở Nam Tư hiện nay là đảng kế thừa của Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư trước đây.


Theo tài liệu của Nam Tư, từ xưa đến nay, Cô-xô-vô là một tỉnh trong lãnh thổ của nước Cộng hòa Xéc-bi-a thuộc Liên bang Nam Tư, được quốc tế công nhận. Từ thế kỷ 12, vùng đất này đã thuộc nước Xéc-bi-a trung cổ. Năm 1938, trong cuộc chiến với đế chế Ốt-tô-man, người Xéc-bi-a là dân bản xứ đã trốn khỏi vùng này, còn người dân gốc An-ba-ni theo chân quân Thổ đến lập nghiệp. Hiện nay, 90% trong số 2 triệu dân ở đây là người gốc An-ba-ni theo đạo Hồi, người dân tộc Xéc-bi-a theo Cơ đốc giáo trở thành thiểu số. Sự áp đảo về dân số, cộng với vị trí địa lý nằm sát An-ba-ni đã tạo tâm lý trong cộng đồng những người Cô-xô-vô gốc An-ba-ni muốn sáp nhập vào nước An-ba-ni láng giềng. Trước đây, Cô-xô-vô được hưởng quy chế một tỉnh tự trị trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Nhưng từ cuối những năm 80 đầu những năm 90, khi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư đứng trước nguy cơ tan rã thì tư tưởng ly khai lại trỗi dậy mạnh mẽ. Để ngăn chặn mầm mống ly khai này, năm 1989, Tổng thống Cộng hòa Xéc-bi-a lúc bấy giờ là Mi-lô-xê-vích quyết định xóa quy chế tự trị của Cô-xô-vô. Quyết định này đã làm dấy lên làn sóng chống đối mới trong cộng đồng những người gốc An-ba-ni. Họ đẩy mạnh các hoạt động ly khai, tuyên bố độc lập, tổ chức bầu Quốc hội và Tổng thống (1992), thành lập Chính phủ và các cơ quan nhà nước (1993), thành lập Quân đội giải phóng Cô-xô-vồ gọi tắt là KLA (1996) với mục tiêu giành độc lập bằng vũ lực. Từ tháng 3-1998, KLA tiến hành hàng loạt vụ ám sát, khủng bố nhằm vào quân đội, cảnh sát và dân thường Xéc-bi-a cũng như người gốc An-ba-ni ôn hòa ở Cô-xô-vô, gây nên tình trạng mất ổn định ở đây. Chính quyền Nam Tư đã trấn áp các hoạt động này.


Từ cuối năm 1997, sau thất bại trong việc hỗ trợ đưa các lực lượng đối lập lên cầm quyền ở Nam Tư thông qua con đường bầu cử, Mỹ và phương Tây tăng cường sức ép đối với Nam Tư. Gần đây, sau khi đưạ ra các điều kiện tiên quyết mà Nam Tư không thể chấp nhận được tại 2 vòng đàm phán ở Ram-bui-ê (Pháp) (theo dự thảo hiệp định, Mỹ và phương Tây ép Nam Tư chấp nhận Cô-xô-vô tự trị với hưởng tách dần Cô-xô-vô ra khỏi Nam Tư và đưa quân đội NATO vào kiểm soát việc thỉ hành Hiệp định), lấy cớ "bảo vệ nhân quyền, bảo vệ những người gốc An-ba-ni, ngăn chặn tình trạng tàn sát dân thường ở Cô-xô-vô", Mỹ và NATO đá can thiệp vào công việc nội bộ của Nam Tư, dùng lực lượng quân sự chống Nam Tư.


Thực sự của việc Mỹ và NATO tấn công Nam Tư chủ yếu là:

- Thực hiện âm mưu từ lâu của Mỹ, nhất là từ sau khi Liên Xô tan rả, là thiết lập trật tự quốc tế "một cực" do Mỹ thao túng, thể hiện vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.

- Làm suy yếu Nam Tư, buộc Nam Tư - nước duy nhất ở Đông Âu giữ độc lập tự chủ phải khuất phục, chấp nhận yêu sách của Mỹ và phương Tây.

- Gián tiếp làm suy yếu Nga - một nước ủng hộ Nam Tư, một cường quốc hạt nhân và là đối thủ tiềm tàng ở châu Âu - sau khi bước đầu mở rộng NATO sang phía Đông bằng việc kết nạp Ba Lan, Hung-ga-ri và Séc vào NATO.

- Mỹ gây căng thẳng ở châu Âu, đẩy Tây Âu vào thế phải dựa vào ô bảo hộ của Mỹ, ngăn chặn xu hướng châu Âu tách dần khỏi Mỹ, độc lập với Mỹ, nhất là sau khi đồng tiền chung ơ-rô ra đời, Tây Âu cũng cần dựa vào Mỹ.

- Chứng minh cho việc tăng chi phí quân sự ở Mỹ, thử nghiệm các loại vũ khí mới, đồng thời phục vụ cho yêu cầu nội bộ trước cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ.

- Chứng minh lý do tồn tại của NATO và việc mở rộng NATO trong điều kiện khối Vác-xa-va không còn nữa, mở rộng vai trò chi phối các vấn đề an ninh ở châu Âu và trên thế giới.

- Tranh thủ thế giới Hồi giáo sau sự kiện I-rắc.


Việc Mỹ và NATO tiến công Nam Tư có thể tạo nên tiền lệ nguy hiểm - lợi dụng và khuấy động những vấn đề nội bộ quốc gia và dưới chiêu bài "nhân quyền" để tạo sức ép khuất phục kể cả gây chiến chống các nước độc lập, có chủ quyền, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bỏ qua vai trò Liên hợp quốc, không cần bình phong của một cơ chế quốc tế và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài trong quan hệ quốc tế.

- Gây nên một làn sóng di cư ồ ạt tới các nước châu Âu, từ đó tạo nên vấn đề xã hội phức tạp, gây mất ổn định.

- Sẽ có thể đẩy tới một vòng chạy đua vũ trang mới.

Việc Mỹ và NATO sử dụng các loại vũ khí tối tân để tăng cường tấn công Nam Tư, phá hoại cơ sở quốc phòng và cả các cơ sở dân sự của Nam Tư, trực tiếp gây ra chết chóc và làn sóng tị nạn của cả người dân gốc An-ba-ni lẫn người dân gốc Xéc-bi-a ở Nam Tư càng lộ rõ bộ mặt giả danh "nhân quyền", "tự do", "dân chủ" của phương Tây, chà đạp lên công pháp quốc tế, chà đạp lên quyền được sống, quyền độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, tạo ra nguy cơ chạy đua vũ trang và lan rộng chiến tranh.


Việc làm này đang bị dư luận nhiều nước, kể cả nhân dân và một số chính giới trong khối NATO ngày càng lên án mạnh mẽ. Bản thân nội bộ các nước trong khối NATO cũng bắt đầu xuất hiện một số rạn nứt.


Ngày 25-3, Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố toàn văn như sau:

"Cùng với cộng đồng quốc tế, nhân dân và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hết sức công phẫn trước việc lực lượng quân sự NATO tấn công Cộng hòa liên bang Nam Tư. Hành động này vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa liên bang Nam Tư - một thành viên Liên hợp quốc, đi ngược Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, gây những tổn thất và hậu quả nghiêm trọng cho đời sống dân thường, làm cho vấn đề Cô-xô-vô càng trở nên phức tạp, gây tình hình căng thẳng ở khu vực Ban-căng, ở châu Âu và trên thế giới, tạo tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế.


Đáng tiếc là cuộc tấn công quân sự này lại xảy ra trong lúc tiến trình đàm phán về vấn đề Cô-xô-vô gần đây đang có những tiến triển tích cực, có khả năng đi tới giải pháp hòa bình, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các bên liên quan ở Nam Tư.


Chính phủ và nhân dân Việt Nam yêu cầu chấm dứt ngay mọi hành động quân sự chống nước Cộng hòa liên bang Nam Tư và một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình là phải triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền của mọi quốc gia, các cuộc xung đột phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam ủng hộ cố gắng của các nước theo hướng này để tình hình Nam Tư sớm ổn định, nhân dân Nam Tư có điều kiện khôi phục và phát triển đất nước".


Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã trả lời phỏng vấn bày tỏ sự công phẫn và phản đối cuộc tấn công của Mỹ và NATO, yêu cầu Mỹ và NATO phải chấm dứt ngay mọi hành động quân sự chống nước Cộng hòa liên bang Nam Tư, khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là phải triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền của mọi quốc gia, các cuộc xung đột phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình.


Các tổ chức quần chúng và chính trị xã hội của ta đã ra tuyên bố. Các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa tin và bình luận lên án cuộc tấn công của Mỹ và NATO, ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Tư, đòi chấm dứt đánh phá và giải qụyết hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của Nam Tư và quyền các dân tộc ở Cô-xô-vô. Gần đây nhất, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã phát biểu trong buổi tiếp Tổng thống Pa-le-xtin A-ra-phát và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã phát biểu trong buổi tiếp đoàn đại biểu của Hội đồng hòa bình thế giới, tỏ rõ lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta phản đối việc Mỹ và NATO tấn công Nam Tư.

N.V.H
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2022, 08:13:14 pm »

TRIẾT LÝ BẠO LỰC*
(Báo QĐND số ra ngày 26-3-1999)


QUANG LỢI


Dù đã lường trước, nhưng dư luận rộng rãi trên thế giới vẫn không khỏi cảm thấy bàng hoàng khi NATO mở cuộc không kích quy mô lớn vào nhiều mục tiêu trên lãnh thổ nước Cộng hòa liên bang Nam Tư, trong đó có cả thủ đô Bê-ô-grát vào lúc hai giờ sáng 25-3 (giờ Hà Nội).


Không một lý lẽ nào có thể bào chữa, che đậy được tính chất phi nghĩa và bất hợp pháp của cuộc chiến tranh này. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nam Tư, là sự coi thường quá mức luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.


Ánh chớp bom điều khiển từ vệ tinh và tên lửa hành trình Tô-ma-hốc đã xé toang bức màn dối trá được thêu dệt bằng những ngôn từ mỹ miều của Mỹ và phương Tây về "dân chủ" và "nhân quyền".


Họ đang bảo vệ thứ nhân quyền gì và loại dân chủ nào khi chính họ ngang ngược tước bỏ, chà đạp thô bạo điều thiêng liêng nhất, cốt tử nhất là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Khi bão lửa của NATO đang giội xuống Nam Tư, Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn lại nói rằng "Việc chấm dứt cuộc tiến công của người Xéc-bi-a chống người sắc tộc An-ba-ni ở Cô-xô-vô là điều cấp bách về đạo lý".


Ai có thể chấp nhận nổi cái "lô-gích đạo lý" kỳ quặc đó? Cô-xô-vô thuộc về Xéc-bi-a là một phần không thể tách rời của Liên bang Nam Tư. Không thể nhân danh "đạo lý" để mang bom đạn trút xuống một quốc gia không phải là thành viên NATO, không hề đe dọa an ninh của NATO. Không thể nhân danh đạo lý, lạm dụng sự can thiệp để dựng lên các quốc gia một cách bừa bãi. Làm sao có thể tạo ra một quốc gia bằng cách giội bom? Đó thực sự là một hiểm họa cả trước mát và lâu dài.


Suy cho cùng cái "lô-gích đạo lý" đó thực chất là lô-gích của bạo lực! Một hành động khủng bố quốc tế nhân danh đạo lý.

Tiến hành không kích chống Nam Tư, NATO đang bị biến thành công cụ để Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh mà mục tiêu bao trùm nhất là thiết lập trật tự thế giới một cực do Mỹ khống chế. Cuộc tiến công quân sự đầu tiên trong lịch sử 50 năm của khối quân sự này chống một quốc gia độc lập có chủ quyền cho thấy NATO đang trượt theo con đường sai lầm và hết sức nguy hiểm. Cuộc không kích đã phơi bày sự lộng hành không thể chối cái của Mỹ vì cỗ xe chiến tranh NATO đang lao theo đường ray mà Mỹ sắp đặt.


Ngọn lửa chiến tranh ở Nam Tư càng soi rõ hơn ván cờ của Mỹ và NATO ở khu vực này. Đối thoại hòa bình hay phát động chiến tranh, nhất nhất tuân theo cái thứ triết lý của kẻ mạnh. Đối thoại theo kiểu của họ chỉ là để áp đặt tối hậu thư, chỉ là để lấy cớ tiến hành chiến tranh. Cùng với sự áp đặt về chính trị, mưu toan biến Cô-xô-vô thành một nhà nước trong một nhà nước, họ lại còn khăng khăng đòi Nam Tư phải chấp nhận một sự áp đặt về quân sự, tức là mở cửa cho NATO đưa quân vào Cô-xô-vô. Khi cái kịch bản đối thoại này bị chối bỏ thì họ đổ lỗi hoàn toàn cho Tổng thống Nam Tư Mi-lô-xê-vích "phá hoại hòa bình" mặc dù họ đã "tìm mọi cách để cứu vớt đến phút cuối cùng". Và tiếp nối theo kịch bản đối thoại này là một kịch bản chiến tranh. Chính họ chứ không phải ai khác đã rút ván hòa bình và bắc cầu tới chiến tranh!


Cuộc phiêu lưu quân sự của NATO ở Nam Tư chác chân sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Nó đốt thêm một ngọn lửa thủ địch mới giữa lòng châu Âu, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là đối với việc giải quyết các vấn đề xung đột sắc tộc, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ vốn đang lan tràn nóng bỏng tại nhiều nơi trên thế giới.


Đi đầu trong cuộc không kích Nam Tư, Tổng thống Mỹ nói rằng "chúng ta hành động để ngăn chặn một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn, để tháo ngòi nổ thùng thuốc súng ở trung tám châu Âu, từng bùng nổ hai lần trong thế kỷ này với những hậu quả thảm khốc". "Tháo ngòi nổ" bằng một cuộc không kích chẳng khác nào chất thêm ngòi nổ vào thùng thuốc súng Ban-căng.


Cuộc kháng cự quyết liệt và có tổ chức của Nam Tư cũng như tổn thất trong ngày đầu tiên của NATO cho thấy rằng NATO khó có nhể giành được thắng lợi quân sự trong cuộc không kích này. Trong khi đó, điều đã nhìn thấy rõ là cuộc không kích sẽ làm cho vấn đề Cô-xô-vô càng trở nên phức tạp hơn. Những dòng người sống trong khu vực chiến sự sẽ di tản ồ ạt sang các nước vùng Ban-căng và có thể sẽ làm bùng nổ những xung đột mới ở An-ba-ni, Ma-xê-đô-ni-a, đe dọa ổn định trong khu vực.


Cuộc không kích này đang phủ một bóng đen lên bầu không khí chính trị ở châu Âu và thế giới, đe dọa phá vỡ các mối quan hệ chiến lược và các cơ cấu an ninh quốc tế đang được hình thành sau chiến tranh lạnh. Cái tiền lệ nguy hiểm nhất mà NATO đang tạo ra đó chính là sự phớt lờ, vứt bỏ vai trò của Hội đồng bảo an và Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế lớn nhất có sứ mệnh bảo vệ hòa bình vă an ninh thế giới. Cuộc không kích đẩy quan hệ Nga - NATO, Nga - Mỹ vào thời kỳ căng thẳng nhất kể từ sau khi chấm dứt chiến tranh lạnh đến nay. Nó tạo ra một sự phân tuyến mới trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, khi cả Nga và Trung Quốc đều kịch liệt phản đối cuộc không kích này.


Chiến tranh là nghịch lý lớn nhất trong thời đại văn minh, điều này lại càng nghiêm trọng khi loài người đang chuẩn bị bước vào thế kỷ 21. Cùng với nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, Chính phủ và nhân dân Việt Nam yêu cầu NATO chấm dứt ngay cuộc không kích chống Nam Tư. Một lần nữa, chúng ta khẳng định mạnh mẽ rằng mọi cuộc xung đột phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia.

Q.L
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2022, 08:14:34 pm »

CUỘC TIẾN CÔNG CỦA MỸ VÀ NATO VÀO CỘNG HÒA LIÊN BANG NAM TƯ: ĐÂU LÀ "ĐẠO LÝ", ĐÂU LÀ "NHÂN QUYỀN"?*
(Tạp chí QPTD số tháng 5-1999)


NGUYỄN TRUNG


Vào thời điểm khi mà nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 với niềm hy vọng sẽ tươi sáng hơn thế kỷ đã qua, khi mà khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ cầm đầu đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 50 năm thành lập của mình trong tháng tư này thì họ lại gây nên một sự kiện tày trời, viết lên một trang đen tối trong lịch sử của chính NATO. Đó là cuộc tiến công quân sự, hay nói như người Nga "một cuộc xâm lăng trắng trợn" vào nước Cộng hòa liên bang Nam Tư từ đêm 24 rạng sáng ngày 25 tháng 3 vừa rồi với cái cớ là nước này không chịu chấp nhận một Hiệp định hòa bình vẻ Cô-xô-vô do Mỹ và NATO áp đặt.


Sáu khi khói lửa chiến tranh bốc lên ở vùng Ban-căng nóng bỏng này, Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn và một số nguyên thủ của các cường quốc hàng đầu trong NATO đã lên đài truyền hỉnh để biện bạch cho hành động tội ác của họ trước dư luận trong nước và thế giới. Các vị đứng đầu thế giới phương Tây này quả thật tinh khôn, hầu như biết chắc chẳng có tí chút pháp lý nào trong hành động chiến tranh này nên họ đều nhấn mạnh đến các khía cạnh "đạo lý", "nhân quyền" theo thứ lô gích của họ. Rằng, hành động chiến tranh của Mỹ và NATO là để "chấm dứt cuộc tiến công của người Xéc-bi-a chống người sắc tộc An-ba-ni ở Cô-xô-vô" và đó là một "vấn đề đạo lý cấp bách", "vì một châu Âu tự do, hòa bình và ổn định". Rằng, hành động của họ là "vì vấn đề tôn trọng nhân quyền", "để tránh thảm họa cho con người", vân vân và vân vân.


Cứ theo cái lô gích của họ thì "vấn đề đạo lý cấp bách" ấy chẳng có dính dáng gì đến pháp lý và công pháp quốc tế.

Thử hỏi: Đạo lý nào cho phép Mỹ và NATO đóng vai trò "thế thiên hành đạo" được "tự do" muốn bắn phá, giết chóc ở đâu cũng được?

Đạo lý nào cho phép họ bất chấp luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, phớt lờ Hội đồng bảo an, ngang nhiên tiến công quân sự một nước độc lập, có chủ quyền, một thành viên của Liên hợp quốc?1 (Chỉ có Hội đồng bảo an mới có quyền ra quyết định về các biện pháp, trong đó có biện pháp quân sự cần thiết để hỗ trợ hoặc thiết lập nền hòa bình và an ninh quốc tế. Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc về cấm dùng vũ lực chỉ cho phép 2 ngoại lệ: thứ nhất, được dùng vũ khí khi bị tiến công xâm lược; thứ hai là khi tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ của Liên hợp quốc. Việc NATO tiến công Nam Tư không dựa trên quyết định của Liên hợp quốc, không tham khảo ý kiến của Hội đồng bảo an là bất hợp pháp, vô nhân đạo).


"Nhân quyền" kiểu gì mà ngang nhiên chà đạp, tước bỏ những quyền thiêng liêng nhất, cốt tử nhất là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc, tước bỏ cả mạng sống của hàng ngàn người dân vô tội, đẩy hàng vạn người vào cảnh dở sống dở chết chạy tị nạn sang các nước láng giềng, tàn phá dã man, gây thiệt hại nặng nề cho một đất nước không hề động chạm đến bất cứ một thành viên nào của NATO?1 (Tính đến ngày 29-3 đã có hơn 1.000 người dân Nam Tư thiệt mạng, thiệt hại vật chất khoảng 4 tỷ USD do cuộc không kích của NATO gây ra. Đến ngày 1-4 đã có hơn 10 vạn người ở Cô-xô-vô phải chạy tị nạn sang miền bắc An-ba-ni).


Cái thứ lô gích "đạo lý", "nhân quyền", "hòa bình, ổn định" của Mỹ và NATO thật kỳ quặc. Đó là những nghịch lý của thời đại do Mỹ và NATO tạo ra mà không một quốc gia nào, dân tộc nào có thể chấp nhận được.

Nếu đi sâu hơn vào cái lô gích "đạo lý" của họ, tức là để "chấm dứt cuộc tiến công của người Xéc-bi-a chống người sắc tộc An-ba-ni ở Cô-xô-vô" thì người ta cũng thấy tính chất phi đạo lý và đẫy rẫy nghịch lý của Mỹ và NATO.


Cô-xô-vô trước hết là vấn đề nội bộ của Cộng hòa Xéc-bi-a và Liên bang Nam Tư. Còn những việc bất đồng nhau trong nội bộ quốc gia dân tộc như vấn đề sắc tộc, tôn giáo là vấn đề tế nhị và phức tạp không chỉ ở Nam Tư mà nhiều quốc gia khác cũng đang mắc phải và không dễ gì giải quyết một sớm một chiều. Cộng đồng quốc tế, các nước láng giềng thân thiện có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ trên tinh thần vô tư trong sáng để sao cho người Xéc-bi-a và người gốc An-ba-ni được sống hòa thuận bên nhau trong một đất nước thống nhất, chứ không có quyền can thiệp vào nội bộ, ủng hộ bên này, trừng phạt phía kia, khoét sâu thêm mâu thuẫn và hận thù giữa các sắc tộc, tôn giáo ở Cô-xô-vô. Cũng cần phải thấy rằng, cuộc tiến công của Mỹ và NATO trong lúc đang có những tiến triển tích cực, có khả năng đi tới giải pháp hòa bình, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các bên liên quan ở Nam Tư. Phía Xéc-bi-a cũng đã từng cơ bản chấp nhận các thỏa thuận về chính trị cho cuộc khủng hoảng Cô-xô-vô do "nhóm tiếp xúc" đưa ra, kể cả việc chấp nhận "quy chế tự trị" cho Cô-xô-vô thuộc thành phần của Xéc-bi-a và Liên bang Nam Tư (quy chế này đã bị bãi bỏ hồi 1989 dưới thời Liên bang Nam Tư trước đây). Phía Xéc-bi-a chỉ còn phản đối việc NATO triển khai khoảng 30 ngàn quân ở Cô-xô-vô để gọi là "giám sát việc thi hành hiệp định hòa bình", vì theo họ, đây không chỉ đơn thuần là sự có mặt của quân đội NATO mà là sự vi phạm độc lập, chủ quyền của Cộng hòa Xéc-bi-a và Liên bang Nam Tư. "Thử hỏi một nước có chủ quyền nào lại để cho lực lượng quân sự nước ngoài tự do ra vào nước mình?" (lời Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư D.Nô-va-cô-vích). Lập trường nêu trên của phía Cộng hòa Xéc-bi-a và Liên bang Nam Tư không phải là thiếu thiện chí và thiếu cơ sở đạo lý cũng như pháp lý, và họ vẫn trước sau muốn theo đuổi giải pháp chính trị, đàm phán hòa bình cho cuộc khủng hoảng Cô-xô-vô. Nhưng chỉ vì không hoàn toàn áp đặt được ý muốn của mình, Mỹ và NATO sau khi ra "tối hậu thư", đe dọa sử dụng vũ lực, đã gây ra cuộc chiến dã man chống Nam Tư.


Rõ ràng Mỹ và NATO chỉ lấy cái gọi là "đạo lý", "nhân quyền" và "hòa bình ổn định của châu Âu" làm chiêu bài để tiến công nước Cộng hòa liên bang Nam Tư vì những mục tiêu, ý đồ đen tối của họ. Vậy thì đằng sau cái tảng băng chìm dưới những đám bèo bọt "đạo lý", "nhân quyền" của Mỹ - NATO là gì khi họ mở cuộc chiến tàn bạo chống Nam Tư, và họ thực sự muốn gì?


Có thể nói thực chất của cuộc tiến công của NATO vào Cộng hòa liên bang Nam Tư không phải là để giải quyết vấn đề Cô-xô-vô mà chính là muốn khuất phục Nam Tư, đưa toàn bộ vùng Ban-căng vào bản đồ NATO. Họ biến Cộng hòa liên bang Nam Tư thành nơi "thí nghiệm" trong ý đồ chiến lược mới của mình. Đó là việc NATO có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền ngoài các nước đồng minh. Hành động này không cần có sự ủy quyền của Liên hợp quốc. Chính vì vậy, từ các cuộc chiến ở Trung Đông, Vùng Vịnh đến Bốt-xni-a Héc-xê-gô-vi-na, nhất là từ chiến dịch "Con cáo sa mạc" gần đây, đến cuộc chiến chống Nam Tư hiện nay, người ta thấy Mỹ dần dần "phớt lờ" Hội đồng bảo an và Liên hợp quốc, chẳng cần đếm xỉa đến các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Mỹ cũng đã bày mưu tính kế để từng bước chuyển hướng, mở rộng phạm vi các nguyên tắc hoạt động của NATO, cho phép thực hiện các hoạt động quân sự bên ngoài phạm vi của mình "một khi các quyền lợi về an ninh của NATO bị đe dọa". Chính cái nguyên tắc "rộng rãi" này khiến cho NATO tự cho mình cái quyền như là một người bảo trợ "cứu tinh" cho an ninh ở châu Ầu (và đang có xu hướng vươn ra ngoài phạm vi châu Âu nữa). Đây cũng là canh bạc chính trị - quân sự đầy mạo hiểm mà Mỹ và NATO đang lao vào.


Huy động một lực lượng quân sự hùng hậu của một Liên minh chính trị - quân sự lớn nhất thế giới với hàng trăm máy bay, tàu chiến, những vũ khí trang bị tối tân, hiện đại và "siêu hiện đại" lần đầu tiên xuất hiện (như máy bay chiến lược tàng hình B-2, "bom-I" để tiến đánh một nước độc lập có chủ quyền. Điều này sẽ tạo ra một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm không chỉ cho châu Âu mà đối với cả nhân loại khi mà Mỹ và NATO tự cho mình cái quyền hành động ở bất cứ nơi nào họ cảm thấy phải bảo vệ cái gọi là "đạo lý", "nhân quyền".


Cuộc tiến công quân sự vào Nam Tư được coi như sự ủng hộ người thiểu số gốc An-ba-ni ở tỉnh Cô-xô-vô thuộc Cộng hòa liên bang Nam Tư đòi tách ra thành một nước độc lập, là việc làm phi đạo lý, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Việc làm đó của Mỹ và NATO đã tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm, nối giáo cho nhiều nhóm thiểu số tìm cách ly khai. Đây là một hành động phiêu lưu, đưa đến sự phát triển của các phong trào ly khai, làm lung lay sự thống nhất của các quốc gia, dân tộc, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh chính trị các nước khi mà "cơn sốt" chủ nghĩa ly khai đang diễn ra ở nhiều nơi. Dư luận ở nhiều nước cũng cho rằng nhiều nước châu Á đang ngày càng lo ngại về các cuộc oanh kích của NATO chống Cộng hòa liên bang Nam Tư có thể cổ vũ cho các phong trào ly khai và ngụy cơ phương Tây quay trở lại khu vực bằng cách sử dụng các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc làm cái cớ để can thiệp.


Việc Mỹ - NATO tiến công Nam Tư đã làm ảnh hưởng đến xu thế phát triển của thế giới sau khi chấm dứt chiến tranh lạnh, hòa bình và phát triển trở thành dòng chính của thời đại, tuy cũng có các cuộc xung đột mang tính khu vực, sắc tộc nhưng chưa bao giờ có một cuộc tiến công tàn bạo vào một nước có chủ quyền đang phải đối phó với các vấn đề sắc tộc, ly khai như Mỹ - NATO đang làm. Một tổ chức hiệp ước quân sự dựa vào sức mạnh của mình để quyết định công việc nội bộ của nước khác và ngang nhiên tiến hành chiến tranh xâm lược. Điều này đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân thế giới, của xu thế hòa bình và phát triển.


Chính vì ý thức được những nguy cơ, hiểm họa đó và những mưu sâu kế hiểm của Mỹ đang biến NATO thành công cụ phục vụ chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền mà những làn sóng phản đối Mỹ và NATO đã và đang lan tràn khầp thế giới, ngày một dâng cao, với nhiều hình thức, biện pháp, hành động phong phú, đa dạng, từ thấp đến cao, từ ôn hòa đến quyết liệt, đẩy Mỹ và NATO vào thế bế tắc, tiến thoái lưỡng nan. Dư luận ở Mỹ và nhiều nước khác cũng đã cảnh báo Mỹ và NATO đang biến Cô-xô-vô, Nam Tư thành "Việt Nam ở châu Âu" v.v.

N.T
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2022, 08:16:42 pm »

NATO - CƠN ÁC MỘNG, CÔNG CỤ NGUY HIỂM
CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN THẾ GIỚI MỚI

(Tạp chí Quốc phòng toàn dân 5-1999)


NGUYỄN THUNG


Với cuộc tiến công quân sự tàn bạo vào Liên bang Nam Tư độc lập, có chủ quyền từ ngày 24-3-1999 và ngày cang leo thang tới các đỉnh cao của tội ác, khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ cầm đầu đã đi ngược lại hoàn toàn tôn chỉ, mục đích và các nguyên tắc hành động của nó khi mới thành lập như một tổ chức mang tính chất phòng thủ, chỉ có hành động quân sự để bảo vệ an ninh của các nước thành viên khi bị tiến công. Như vậy, tính chất của NATO ngày nay đã thay đổi, trở thành công cụ nguy hiểm của chủ nghĩa bá quyền thế giới do những gì nó làm ở Nam Tư và hậu quả không thể lường hết được, thách thức Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở châu Âu cũng như trên thế giới.


Cơn ác mộng NATO diễn ra bằng những trận mưa bom bão đạn xuống đất nước Nam Tư khói lửa ngút trời. Những thành phố, làng mọc đổ nát, những đoàn người tị nạn sống dở chết dở, những xác người dân vô tội bị tên lửa NATO thiêu cháy như cục than, những khuôn mặt cụ già, trẻ em Nam Tư tuôn trào nước mát, hoặc nghiến răng nuốt hận trong lòng. Dòng sông Đa-nuýp huyền thoại, thanh bình giờ đây in bóng những chiếc cầu gãy gục, những vết dầu loang dài hàng chục cậy số, báo hiệu một thảm họa môi trường cho cả châu Âu. Đất nước Nam Tư tươi đẹp bỗng chốc trở thành bãi chiến trường, nơi thực nghiệm thứ "công nghệ chính trị - quân sự mới", tàn bạo của Mỹ và NATO.


Cơn ác mộng NATO đang diễn ra băng một cuộc chiến tranh cục bộ kỷ thuật cao mang tính hủy diệt lớn nhất, vô nhân đạo và phi nghĩa nhất ở châu Âu kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay1 (Mỹ và NATO đã sử dụng tập trung khối lượng vũ khí trang bị kỹ thuật cao, hiện đại, tối tân nhất hiện có, kể cả đầu đạn chứa U-ran 238, bom bi... là những vũ khí bị luật pháp quốc tế nghiêm cấm). Điều đáng lưu ý, đó còn là một cuộc tiến công quân sự đầu tiên và lớn nhất của NATO vào một quốc gia độc lập, có chủ quyền, một thành viên của Liên hợp quốc mà không được phép của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đây cũng là hành động can thiệp bằng vũ lực quy mô lớn nhất, tàn bạo nhất trong lịch sử 50 năm của NATO vào một nước không phải là thành viên của NATO, không hề có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến một nước thành viên nào của NATO.


Cần phải thấy rằng các hành động phản bội lại chính các Điều ước của NATO, đi ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc1 (Trong Điều ước thành lập NATO - "Văn kiện Oa-sinh-tơn" quy định, chỉ khi nước thành viên bị tiến công vũ trang, NATO mới sử dụng vũ lực để chống lại. Đồng thời NATO cũng xác nhận giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, không gây nguy hại đến hòa bình và an ninh thế giới. Hiến chương Liên hợp quốc quy định, chỉ trong trường hợp tự vệ hoặc bảo vệ các nước đồng minh, hoặc được sự ủy nhiệm của Hội đồng bảo an, một nước mới có quyền sử dụng vũ lực với nước khác. Điều ước NATO cũng quy định, NATO trung thành với Hiến chương Liên hợp quốc. Ngày 29 tháng 6 năm 1998, khi trả lời phỏng vấn của một đài phát thanh ở Luân Đôn nước Anh, ông Tổng thư ký Liên hợp quốc C. An-nan đã nhấn mạnh rằng: bất kỳ hành động vũ lực nào của NATO ở Cô-xô-vô đều phải được phép của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc) nêu trên là nằm trong âm mưu sâu xa được tính toán bấy lâu nay của Mỹ và NATO nhằm cải tổ, mở rộng liên minh chính trị - quân sự lớn nhất thế giới này cả về phạm vi, thế lực ảnh hưởng, cả về chức năng, nhiệm vụ để biến nó thành công cụ đắc lực nhất, phục vụ tham vọng của chủ nghía bá quyền thế giới.


Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Mỹ đã chớp lấy cơ hội "ngàn năm có một" để thực hiện giấc mơ bá chủ hoàn cầu mới. Phải "thiết lập trật tự thế giới mới" với "vai trò lãnh đạo của Mỹ" (!?). Đó là những lời tuyên bố công khai, được giới lãnh đạo Mỹ nhắc đi nhắc lại nhiều lần và được thể hiện nhất quán trong chiến lược toàn cầu của Oa-sinh-tơn. Trong "Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cho thế kỷ 21" được đưa ra gần đây có nêu, để "duy trì địa vị lãnh đạo của Mỹ trên thế giới" thì "chúng ta (tức Mỹ) cần luôn sẵn sàng hành động đơn phương, nếu là phương án có lợi nhất cho chúng ta. Nhưng chúng ta có thể đạt được một cách tốt hơn... nếu dựa được vào liên minh của chúng ta với các nước và vào cơ cấu an ninh khác" và phải "mở rộng liên minh quân sự như NATO", vì "NATO tiếp tục là chỗ dựa cho sự có mặt của Mỹ ở châu Âu với tư cách là người bảo đảm an ninh cho châu Âu và là nhân tố ổn định". Mỹ tính toán như vậy là xuất phát từ những mối liên hệ về lịch sử, về ý thức hệ và về địa - chiến lược. Châu Âu, nơi phát sinh ra hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20 này luôn luôn là địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất đối với Mỹ; Tây Âu là đồng minh thân cận nhất của Mỹ; NATO là liên minh chiến lược chính trị - quân sự lớn nhất, quan trọng nhất đối với Mỹ và do Mỹ cầm đầu, không dễ gì lại để cho nó tiêu tan sau khi đối thủ của nó là khối Hiệp ước Vác-xa-va giải thể. Mặt khác cũng phải thấy rằng, các đồng minh hùng mạnh nhất của Mỹ ở Tây Âu cũng có nhiều tham vọng nhưng vẫn "lực bất tòng tâm", vẫn cần tôi sự có mặt của Mỹ, lợi dụng Mỹ được chừng nào hay chừng ấy, nên vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận vai trò "lãnh đạo" của Mỹ đối với NATO. Mỹ và đồng minh từ mấy năm trước đã manh nha hình thành "khái niệm chiến lược mới" của NATO và từng bước mở rộng NATO sang phía Đông, xây dựng "NATO mới" thành một "cơ cấu an ninh thay thế dần vai trò của Liên hợp quốc với tư cách là một quyền lực trật tự và hòa bình toàn cầu, sung sức và có khả năng hành động"1 (Theo tờ báo Đức "Toàn cảnh Phran-phuốc", 28-8-1996). "NATO mới tập trung vào nhiệm vụ thiết lập trật tự quốc tế mới bên ngoài nhiệm vụ phòng thủ trước đây và tự coi mình là cơ quan chấp hành về quân sự kể cả cho các sứ mạng của Liên hợp quốc". Thực chất và cốt lõi của "Chiến lược mới" của Mỹ và NATO là chuyển đổi một liên minh mang tính phòng ngự trước đây sang tiến công, xâm lược, có thể "thọc tay vào" mọi khu vực trên thế giới, bất chấp Hội đồng bảo an và Hiến chương Liên hợp quốc và những nguyên tắc sơ đẳng của luật pháp quốc tế.


Không phải ngẫu nhiên mà sau khi hoàn chỉnh bước đầu tiên mở rộng NATO sang phía Đông bằng việc chính thức kết nạp thêm ba nước Ba Lan, Séc, Hung-ga-ri vào ngày 12-3, đến ngày 24-3 vừa rồi Mỹ và NATO đã khởi sự tiến công đường không vào Nam Tư, "một quốc gia bất trị" không chịu đi theo quỹ đạo, không chấp nhận sự áp đặt "ý chí" của Mỹ và NATO. Đó chính là các bước hoàn chỉnh bằng hành động cụ thể cho sự ra đời của một "NATO mới" và "khái niệm chiến lược mới" của nó để "đăng quang" trong lễ kỷ niệm 50 năm thành lập NATO và hội nghị thượng đỉnh của khối này từ 23 đến 25-4 vừa rồi tại Oa-sinh-tơn. Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo của 19 nước thành viên "NATO mới" đã chấp thuận "Khái niệm chiến lược mới" chỉ đạo khối này trong thế kỷ tới, chính thức xóa bỏ thuyết "phòng thủ tập thể" trước đây, đề ra các chức năng hành động bên ngoài lãnh thổ của liên minh. Tổng thư ký NATO H.Xô-la-na đã bác bỏ thẳng thừng thẩm quyền của Liên hợp quốc khi khẳng định răng "NATO sẽ không cần nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mỗi khi can thiệp bên ngoài lãnh thổ NATO".


Những gì đã và đang diễn ra ở Nam Tư là hoàn toàn theo kịch bản được chỉ đạo bởi "Khái niệm chiến lược mới" của Mỹ và NATO. Liên bang Nam Tư do có vấn đề nội bộ sắc tộc ở Cô-xô-vô chưa giải quyết được từ mấy năm nay và lại "dám không chấp nhận" sự có mặt của đội quân NATO trên đất nước mình để làm cái việc "bảo vệ dân chủ, nhân quyền", nên đã trở thành địa bàn lý tưởng, thành "mồi ngon", "vật tế thần" đầu tiên cho cuộc thực nghiệm của "Khái niệm chiến lược mới" của Mỹ và NATO. Cuộc tiến công hủy diệt Nam Tư của Mỹ vả NATO đã bộc lộ rõ bản chất của Mỹ và "NATO mới". Những thế lực hiếu chiến ở phương Tày đang kêu gào "muốn tồn tại, NATO phải chiến thắng", "nếu không chiến thắng ở Cô-xô-vô, NATO không còn đủ tư cách là một liên minh quân sự có hiệu lực để tồn tại ở châu Âu", và "phương Tây phải thắng dù phải sử dụng đến bất kỳ lực lượng nào để đạt mục đích của mình". Trong tuyên bố về Cô-xô-vô tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Oa-sinh-tơn vừa rồi đã coi cuộc khủng hoảng này là "một thách thức cơ bản đối với NATO", chủ trương "không có thỏa hiệp" về các điều kiện để NATO chấm dứt các cuộc không kích. Tuyên bố nhấn mạnh NATO chủ trương gây áp lực về quân sự đối với Nam Tư để đạt các mục đích đã đề ra; NATO chỉ ngừng các cuộc không kích Nam Tư nếu nước này chấp nhận vô điều kiện các yêu sách của NATO.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2022, 08:17:23 pm »

Thực hiện ý đồ chiến lược hiếu chiến và độc ác đó, Mỹ và NATO đã không từ một thủ đoạn, phương tiện dã man tàn bạo nào, kể cả giết hại dân tị nạn, giết hại hàng chục phóng viên, nhà báo ở đài truyền hình Nam Tư, đến san bằng tư dinh Tổng thống Mi-lô-xê-vích nhằm sát hại người đứng đầu một nhà nước độc lập có chủ quyền. Núp dưới danh nghĩa để "chấm dứt thảm họa về người tị nạn", "thảm họa nhân đạo, nhân quyền" ở Cô-xô-vô, Mỹ và NATO đã và đang gây nên những cơn ác mộng, những thảm họa về người tị nạn, về nhân đạo, nhân quyền ở Nam Tư và cả thảm họa môi trường không thể lường hết được ở châu Âu. Chính những nhân vật nổi tiếng ở Mỹ cũng phải lên tiếng vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của những kẻ chủ mưu gây ra cuộc chiến ở Nam Tư. Giáo sư Noam Chomsky vạch rõ: "B.Clin-tơn không hề quan tâm đến số phận của hàng chục vạn người tị nạn ở Cô-xô-vô (mà 85% số này là do hậu quả ném bom của Mỹ và NATO) mà chỉ quan tâm đến uy tín của Mỹ và NATO. Cái gọi là "uy tín" này đồng nghĩa với sự sợ hãi, và sự sợ hãi trước sen đầm quốc tế phải được tiếp tục duy trì". Còn nhà phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ Samuel Huntington đã phải cảnh báo cho chính quyền B.Clin-tơn rằng: phần lớn các nước trên thế giới hiện nay coi Mỹ là "siêu cường đểu giả", là mối de dọa.


Hậu quả của cơn ác mộng NATO, của thứ công cụ nguy hiểm của chủ nghĩa bá quyền thế giới ấy, mọi người đã và đang thấy rõ ở Nam Tư, nhưng còn chưa có thể lường hết được hiểm họa mà nó sẽ gây ra cho nền hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới. Khi một liên minh chính trị - quân sự lớn mạnh nhất thế giới và mang bản chất hiếu chiến, tàn bạo như NATO tự cho mình quyền can thiệp vào mọi nơi, mọi nước ngoài NATO dưới các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", bất chấp mọi chuẩn mực quốc tế, bất chấp Liên hợp quốc, thì thế giới này sẽ đi đến đâu? Cựu Thủ tướng Thụy Điển I.Can-xơn và cựu Tổng thư ký khối Liên hiệp Anh ngày 31-3 vừa rồi cũng lên tiếng: "Nếu ai cũng phản ứng bằng cách dùng bạo lực thì thế giới này sẽ ra sao? Hay rốt cuộc người ta sẽ đưa thế giới trở lại thời kỳ đen tối, khi cá lớn tha hồ nuốt cá bé và luật pháp ra đời từ những họng súng. Thật là nguy hiểm khi nền công nghệ chính trị - quân sự đang hoành hành hiện nay ở Nam Tư được áp dụng rộng khắp các khu vực trên thế giới". Tổng thống Pháp G.Si-rắc cũng đã khẳng định rằng: "NATO không thể hành động nếu không được phép của Liên hợp quốc; cho phép NATO tách khỏi pháp chế của Liên hợp quốc sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho các nước và các tổ chức, và cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng "luật của kẻ mạnh".


Vấn đề Cô-xô-vô trước hết là vấn đề sắc tộc thuộc nội bộ của Cộng hòa Xéc-bi-a và Liên bang Nam Tư. Các nước láng giềng ở châu Âu và cộng đồng quốc tế đương nhiên không thể làm ngơ, có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ để sao cho các sắc tộc ở xứ này được sống hòa hợp trong một đất nước thống nhất. Việc Mỹ và NATO can thiệp bằng quân sự vào công việc nội bộ của Nam Tư và ngày càng để lộ ý đồ ủng hộ nhóm thiểu số ly khai ở nước này dưới các danh nghĩa vì "dân chủ", "nhân đạo, nhân quyền" tạo nên một tiền lệ hết sức nguy hiểm đối với an ninh của các nước trên thế giới. Bởi vì, trên thế giới ngày nay, thử hỏi có bao nhiêu nước (kể cả Mỹ) đang còn tồn tại những vấn đề gay cấn về dân chủ, nhân đạo, nhân quyền? Có bao nhiêu nước đang còn phải đối phó với các vấn đề sắc tộc, tôn giáo vô cùng phức tạp do lịch sử để lại, còn "cơn sốt chủ nghĩa ly khai" đã và sẽ còn hoành hành ở những đâu? Ngay cả trong NATO cũng còn nhiều nước đang phải đối phó không dễ dàng gì đối với các vấn đề sắc tộc, tôn giáo và chủ nghĩa ly khai, như vấn đề Bát-xcơ ở Tây Ban Nha, vấn đề người Cuốc ở Thổ Nhĩ Kỳ v.v. Liệu họ có thể cảm thấy an toàn, và có thể chấp nhận để cho các thế lực bên ngoài vũ trang can thiệp vào những vấn đề nội bộ như thế, bất chấp độc lập, chủ quyền của họ hay không? Chắc hẳn là không.


Loài người đang chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 với bao niềm hy vọng tươi sáng hơn. Mỹ và NATO với "Khái niệm chiến lược mới" được thí nghiệm ở Nam Tư, gây nên cơn ác mộng ở vùng Ban-căng, phủ bóng đen chiến tranh lên bầu trời châu Âu, mưu toan dập tắt những niềm hy vọng tốt đẹp của loài người khi chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới. Đó là lý do vì sao làn sóng phẫn nộ, lên án, phản đối quyết liệt bằng mọi hình thức của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân các nước trong khối NATO đối với cuộc chiến tranh chống Nam Tư ngày càng dâng cao. Cuộc chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, đầy mưu trí, sáng tạo của nhân dân và quân đội Nam Tư vì độc lập, tự do và phẩm giá của mình và vì nghĩa vụ quốc tế trước thách thức nghiêm trọng do cuộc thí nghiệm về "khái niệm chiến lược mới'' của Mỹ và NATO, đang đẩy Mỹ và NATO vào thế cô lập, bế tắc, nội bộ mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Những kẻ hung hăng hiếu chiến, những con bạc khát nước, chót đâm lao phải theo lao đang chuốc lấy sự lên án ngày càng mạnh mẽ.


Mỹ và NATO khao khát săn tìm "uy tín" và "chiến thẳng để tồn tại" nhưng vẫn chưa thấy đâu. Hơn hai tháng trời rồi, huy động cả một bộ máy chiến tranh khổng lồ, cả một nền "công nghệ chính trị - quân sự" quỷ quyệt, tinh xảo, hiện đại bậc nhất của một liên minh gồm 19 nước nhưng vẫn không khuất phục được một đất nước nhỏ bé với gần 12 triệu dân, không tìm đâu ra "chiến thắng" và "uy tín" mà chỉ thấy những điều ngược lại. Nhiều người trong chính giới Mỹ và NATO đã bắt đầu phải thừa nhận rằng họ "đã mắc sai lầm về chiến lược do không hiểu được người Xéc-bi-a và người An-ba-ni ở Nam Tư". Rằng, "việc tiến công Nam Tư đã làm suy yếu vị thế của nước Mỹ trên thế giới và cho thấy sự yếu kém của "Học thuyết B.Clin-tơn" thường phải dùng đến bom và tên lửa hành trình để giải quyết mọi vấn đề và "trong những năm 90 này nước Mỹ đã hạ thấp mình xuống thành kẻ chuyên đi đánh bom", "tên khủng bố quốc tế" v.v. Trong khi đó, uy tín của Nam Tư và sự thán phục của nhân dân tiến bộ yêu hòa bình, công lý trên thế giới đối với họ ngày càng lên cao trên trường quốc tế. Riêng uy tín của Tổng thống Mi-lô-xê-vích, người mà Mỹ và NATO muốn tiêu diệt, thì máy tính điện tử Mỹ đã cho biết con số cụ thể đến mức cứ sau mỗi đợt đánh bom của Mỹ và NATO, thì uy tín của ông lại tăng lên thêm 10% trong nhân dân Nam Tư.


Cuộc chiến ở Nam Tư, dù kết cục thế nào thì mục tiêu sâu xa nhất, lớn nhất của Mỹ là biến NATO với "khái niệm chiến lược mới" thành công cụ đắc lực nhất phục vụ cho giấc mộng bá quyền, thiết lập "trật tự thế giới mới" một cực cũng càng trở nên xa vời. Bởi vì, qua cuộc chiến ở Nam Tư thì buộc Nga, Trung Quốc và các cường quốc khác phải trù tính các phương án thành lập các khối liên minh tay đôi, tay ba để đối trọng với Mỹ và NATO. Điều đó có nghĩa là thế giới sẽ ngày càng mất ổn định hơn và sẽ phát triển theo hướng đa cực chứ không phải đơn cực như ý muốn của Mỹ.

N.T
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #6 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2022, 08:21:50 pm »

NATO VỚI CUỘC SẮP ĐẶT TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
(Tạp chí Cộng sản số 9 (5-1999))


ANH VŨ


Cuộc khủng hoảng Cô-xô-vô cuối cùng đã được "đối thoại" bằng bom đạn. Mỹ và các nước NATO đã thực hiện một cuộc tấn công tàn bạo chống Nam Tư. NATO, cỗ máy quân sự khổng lổ có trang bị vũ khí hiện đại nhất đã được sử dụng triệt để vào cuộc thử nghiệm mạo hiểm thực hiện mưu đồ thiết lập trật tự thế giới mới kiểu Mỹ. Châu Âu lại một lần nửa bị thách đố trước những câu hỏi lớn!

NATO - Lá chắn hay thanh kiếm?

50 năm đã trôi qua kể từ khi Tổ chức Hiệp ước Bầc Đại Tây Dương (NATO) ra đời. Đây là sản phẩm trực tiếp của chiến tranh lạnh và chính sách thù địch của chủ nghĩa đế quốc. Hoạt động của NATO trong nửa thế kỷ qua đã đẩy châu Âu vào không khí đối đầu kéo dài và những hoạt động đó nhằm làm suy yếu Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Nhiều nước châu Âu không gia nhập NATO bởi lẽ họ không muốn bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc đối đầu và phần nửa, họ rất nghi ngờ vai trò của NATO. Trong 45 nước châu Âu, cho tới nay chỉ có 17 nước tham gia NATO. Đáng chú ý trường hợp 3 nước thành viên mới là Cộng hòa Séc, Ba Lan và Hung-ga-ri, gia nhập NATO từ ngày 12-3-1999, tưởng là được yên thân, thì vừa chân ướt, chân ráo đã bị đưa ngay vào cuộc bắn giết Nam Tư - một người láng giềng chẳng có thù hằn gì với họ.


Các nước phương Tây thường rêu rao rằng NATO chỉ thực hiện chức năng là chiếc lá chắn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Nay Liên Xô đã tan rã, thể chế xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã sụp đổ, khối Vác-xa-va đã giải thể, lẽ ra NATO phải tự kết thúc sự tồn tại của mình. Thế nhưng NATO không chỉ tồn tại mà còn mở rộng. Mục tiêu mới của NATO vẫn là ngăn ngừa sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu và NATO trở thành công cụ để Mỹ thực hiện những mục tiêu trọng yếu trong chiến lược toàn cầu mới của mình. Bước đi đầu tiên của chiến lược này là chương trình "Đối tác vì hòa bình" do Tổng thống Mỹ B.Clin-tơn đưa ra vào tháng 1-1994. Theo chương trình đó, NATO sẽ có sự hợp tác hạn chế với các nước Trung và Đông Âu, kể cả các nước thuộc Liên Xô trước đây. Với ưu thế về kinh tế và quân sự, các nước phương Tây đã lôi kéo nhiều nước Đông Âu tham gia vào quá trình này, trong đó có Nga. Thậm chí NATO và Nga đã có sự hợp tác trên một số lĩnh vực và có trao đổi đại diện cho nhau.


Khi những bước đi ban đầu đã được thực hiện một cách khá dễ dàng, Mỹ và các nước phương Tây biến NATO thành thanh kiếm lao vào các cuộc phiêu lưu mới. Họ đã công khai tuyên bố sự thay đổi chiến lược này từ cuối năm 1998 và vừa mới đây đã chính thức hóa trong văn kiện "Khái niệm mới về chiến lược NATO" nhân kỷ niệm 50 năm thành lập của khối này. Cùng với việc mở rộng biên giới của NATO sang phía Đông, NATO do Mỹ giật dây, trắng trợn can thiệp quân sự vào các nước khác trái ý của nó mà hành động tấn công Nam Tư là một ví dụ điển hình.


Nam Tư - Cuộc thử nghiệm không thành công

Cuộc tấn công lần này của NATO do Mỹ điều phối và được chuẩn bị từ lâu nhằm xóa bỏ nhà nước Nam Tư. Nước Cộng hòa liên bang Nam Tư hình thành từ tháng 4-1992 sau khi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nam Tư tan vỡ. Đảng Xã hội chủ nghĩa Xéc-bi-a cầm quyền ở Cộng hòa liên bang Nam Tư hiện nay là đảng kế thừa Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư trước kia, hợp tác với các lực lượng cộng sản và cánh tả cầm quyền. Trong khi các nước xã hội chủ nghĩa củ ở Đông Âu và 4 nước tách ra từ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nam Tư (Crô-a-ti-a, Xlô-vê-ni-a, Ma-xê-đô-ni-a và Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na) đều ngả theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây, có nước còn gia nhập NATO, thì Cộng hòa liên bang Nam Tư vẫn giữ đường lối độc lập.


Cuối 1997, trong cuộc bầu cử ở Nam Tư, Mỹ và các nước NATO đã hỗ trợ lực lượng đối lập để lực lượng này có thể giành thầng lợi. Nhưng kế hoạch đó đã không thành và do không đạt được mục tiêu thắng cử, họ đã chỉ đạo các lực lượng đối lập biểu tình, tuần hành ở thủ đô Bê-ô-grát và nhiều thành phố khác để phản đối chính quyền, đòi xét lại kết quả bầu cử. Một số nghị sĩ Mỹ đã đến Nam Tư để tham gia biểu tình của phe đối lập. Chính quyền Nam Tư đã phải nhân nhượng một bước, công nhận thắng lợi của lực lượng đối lập ở một số địa phương nhưng kiên quyết bảo vệ chế độ chính trị và ổn định đất nước.


Không thay đổi được chính quyền ở Nam Tư bằng con đường hợp pháp, Mỹ và các nước phương Tây tăng cường sức ép chính trị và đe dọa can thiệp bằng quân sự. Đầu năm 1998, lợi dụng những vấn đề phức tạp do lịch sử để lại ở tỉnh Cô-xô-vô của Nam Tư, nơi có 90% trong tổng số dân khoảng 2 triệu là người gốc An-ba-ni theo đạo Hồi, phương Tây đã hỗ trợ Đảng liên hiệp dân chủ Cô-xô-vô và lực lượng vũ trang quân đội giải phóng Cô-xô-vô (KLA, thành lập năm 1997) của người gốc An-ba-ni ở Cô-xô-vô đòi tách khỏi Nam Tư. Nhờ đó lực lượng KLA phát triển rất nhanh. Các hành động bạo lực của KLA chống cả những người dân gốc An-ba-ni ôn hòa đã liên tục gia tăng và từ tháng 3-1998 đả trở thành xung đột vũ trang giữa chính quyền Nam Tư và KLA.


Lấy cớ "ngăn chặn tình trạng tàn sát dân thường" ở Cô-xô-vô, Mỹ và NATO đã nhảy vào can thiệp, ban hành cấm vận vũ khí chống Nam Tư, ép Nam Tư phải rút quân ra khỏi Cô-xô-vô và ngồi vào vòng đàm phán với KLA. Trước sức ép của Mỹ và NATO, phía Nam Tư đã phải nhân nhượng. Tuy nhiên, với âm mưu của Mỹ và NATO muốn biến Cô-xô-vô từ một tỉnh của Nam Tư thành một "nhà nước trong nhà nước" và đòi đưa 35.000 quân NATO vào Cô-xô-vô để giám sát, Nam Tư đã kiên quyết phản đối. Khi tối hậu thư của NATO đòi Nam Tư chấp nhận vô điều kiện giải pháp của NATO cho vấn đề Cô-xô-vô, kể cả việc NATO đưa quân vào Cô-xô-vô, bị phía Nam Tư bác bỏ, Mỹ và NATO đã tấn công Nam Tư.


Rõ ràng, việc tấn công Nam Tư là nằm trong âm mưu của NATO và Mỹ mà Cô-xô-vô chỉ là một cái cớ. Qua hành động này NATO muốn đi tìm những lý do cho sự tồn tại của mình là "bảo đảm an ninh châu Âu". Cũng thông qua đây, Mỹ muốn củng cố vai trò lãnh đạo đối với an ninh châu Âu, đối với các đồng minh Tây Âu, ngăn chặn xu hướng ly tâm khỏi Mỹ. Khi mục tiêu này thực hiện thành công, Mỹ sẽ khống chế được vùng Ban-căng, giành được lợi thế chiến lược trong quan hệ với các cường quốc châu Âu, với Nga và các nước không chỉ châu Âu.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #7 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2022, 08:22:32 pm »

Tuy nhiên, việc tấn công Nam Tư cũng biểu lộ sự lúng túng trong việc thực hiện những mục tiêu chiến lược của NATO và Mỹ. Hành động này là một sự thể nghiệm bất thành vĩ nhiều lẽ.

Thứ nhất, tấn công Nam Tư, NATO đã tự bộc lộ bản chất phi nghĩa của nó, thể hiện trên hai khía cạnh: Một là, NATO đã phản bội lại nguyên tắc sử dụng vũ lực của nó. Trong hiệp ước thành lập NATO, "Văn kiện Oa-sinh-tơn" quy định, chỉ khi nước thành viên bị tấn công vũ trang, NATO mới sử dụng vũ lực để chống lại, đồng thời NATO cũng xác nhận chỉ giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, không gây nguy hại đến hòa bình và an ninh thế giới. Rõ ràng việc tấn công Nam Tư đã phản lại nguyên tắc trên đây của NATO. Hai là, đi ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc. Hiến chương Liên hợp quốc quy định, chỉ trong trường hợp tự vệ hoặc bảo vệ các nước đồng minh, hoặc được ủy quyền của Hội đồng bảo an, một nước mới có quyền sử dụng vũ lực với nước khác. Hiệp ước NATO cũng quy định, NATO trung thành với Hiến chương Liên hợp quốc. Hành động của NATO đối với Nam Tư chứng tỏ sự phản bội với cam kết đó.


Thứ hai, sự chống trả quyết liệt và có hiệu quả của quân và dân Nam Tư đã trả lời đanh thép rằng nhân dân Nam Tư không chịu khuất phục trước cường quyền và bạo ngược. Đó cũng là những đòn đau đánh vào thói ngạo mạn "lấy thịt đè người". Qua hành động chống trả xâm lược, bảo vệ tổ quốc của mình, nhân dân Nam Tư lại đoàn kết hơn, chính quyền Nam Tư lại giành được sự tín nhiệm nhiều hơn.


Thứ ba, cuộc chiến tranh này không chỉ tàn phá nặng nề và gieo bao đau thương tang tóc trên đất nước Nam Tư, mà còn gây tổn thương nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần của nhiều nước châu Âu. Đó là sự ngưng trệ đầu tư và giao lưu kinh tế của khu vực; là những khó khăn đột biến do làn sóng trên nửa triệu người tị nạn và những nỗi kinh hoàng do bom rơi, đạn lạc hoặc do NATO "bắn nhầm"; là sự oán thù khó gột rửa của hành vi người châu Âu bắn giết người châu Âu với sự đánh trống khua chiêng và tiếp tay cho một phía của Mỹ.


Thứ tư, tuy cùng tham gia chống Nam Tư nhưng Mỹ và mỗi thành viên NATO lại theo đuổi những ý đồ khác nhau vì lợi ích riêng của mình. Khi cuộc chiến tranh càng leo thang, những mục tiêu đặt ra bị phá vỡ, thì rạn nứt và mâu thuẫn giữa những nước này sẽ xuất hiện và ngày càng tăng thêm. Hơn thế nữa, nhân dân Mỹ, Anh và các nước thành viên NATO sẽ không thể tha thứ khí thấy cảnh con em họ bị đẩy vào cuộc chiến phi nhân tính và bị trả giá bằng sinh mạng của họ.


Trật tự nào cho thế giới?

Năm 1918, Uyn-xơn, Tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ, tại Hội nghị hòa bình ở Pa-ri, đã áp đặt tiêu chuẩn nội bộ của Mỹ để trùm lên thế giới mà ngay cả các đồng minh của Mỹ khi đó có bất bình cũng không dám phản ứng lại. Gioóc-giơ Bu-Sơ cũng dùng ngôn ngữ của Uyn-xơn để bày tỏ ý đồ kiến tạo thế giới của mình: "Chúng tôi có nhìn nhận về mối quan hệ cộng tác mới giữa các dân tộc vượt qua chiến tranh lạnh... Một sự cộng tác mà các mục tiêu của nó là tăng cường dân chủ...". Đến lượt B.Clin-tơn, Tổng thống Mỹ đương nhiệm, thì hào hứng tuyên bố: "Trong kỷ nguyên của hiểm họa và cơ hội mới, mục tiêu của chúng ta là mở rộng và củng cố cộng đồng các nền dân chủ dựa trên thị trường của thế giới..., chúng ta tìm cách mở rộng phạm vi các nước theo các thể chế tự do đó...".


Như vậy, trong thế kỷ này, đã có ba vị tổng thống Mỹ với ba phen muốn sắp đặt lại trật tự thế giới. Nhưng những chương trình khống chế toàn cầu đó của Mỹ đã và sẽ không thể thành công vì có nhiều lực cản lớn hơn ý chí và khả năng của Mỹ.


Mỹ hiện là siêu cường số một nhưng quyền lực bị phân tán nhiều, phân tán hơn cả thời gian còn trật tự hai cực. Sự phân tán bắt nguồn từ hai phía: trong lòng nước Mỹ thì chủ nghĩa biệt lập mới và sự bế tắc về định hướng phát triển; bên ngoài là sự ly tán của các nước đồng minh trước đây cùng với việc chuốc thêm nhiều lực lượng thù địch do chính những hành vi bạo ngược của Mỹ gây ra.


Quá trình liên kết khu vực ở nhiều nơi trên thế giới làm tăng sức mạnh của các cộng đồng khu vực và làm mờ vai trò của Mỹ. Trước đây các trung tâm tư bản ở châu Âu và châu Á cần đến Mỹ, nay không còn Liên Xô, không còn "ngáo ộp" mà Mỹ hay dùng để hù dọa nữa, các trung tâm và các nước đó tự hoạch định hướng đi của riêng mình, nên tình thế đang đảo ngược là Mỹ phải cần đến các trung tâm này hơn nếu không muốn mình bị cô lập.


Hiện nay số nước trên thế giới đã tăng lên, sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau tăng lên và ý chí độc lập tự chủ của mỗi nước cũng tăng lên. Đây là yếu tố rất mạnh cản trở quyền lực của bất kể ai.

Rõ ràng ý muốn của Mỹ là một chuyện, còn sự xếp đặt trật tự thế giới phải là do cả cộng đồng và tùy thuộc cả cộng đồng chứ đâu của riêng Mỹ. Trật tự thế giới mới sẽ được xác lập nhưng dù sớm hay muộn, vẫn phải tuân thủ theo ý chí và nguyện vọng chung của đại bộ phận các dân tộc. Đó phải là trật tự mới trong đó tiêu chí cơ bản nhất là bình đẳng, lẽ phải, sự công bằng và mọi dân tộc đều được tôn trọng. Đó là những điều kiện và khả năng cho một trật tự thế giới mới tất yếu sẽ hình thành. Tuy nhiên, để hướng tới và xác lập được trật tự như vậy phải là một quá trình lâu dài, phải trải qua nhiều bước và phụ thuộc vào sự hợp tác, đấu tranh của tất cả các dân tộc.

AV
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #8 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2022, 08:25:57 pm »

CUỘC HỦY DIỆT LỚN NHÂN DANH "ĐẠO LÝ"
(Tạp chí Cộng sản số 8 (4.1999))

QUANG LỢI


Cuộc không kích trên quy mô lớn do Mỹ và NATO phát động vào sáng 24 tháng 3 chống Liên bang Nam Tư đã trở thành cuộc chiến tranh lớn nhất không chỉ ở Ban-căng mà còn trên toàn lục địa châu Âu trong vòng nửa thế kỷ qua.


Tầm cỡ của cuộc chiến tranh này đã nhanh chóng vượt ra ngoài phạm vi giải quyết vấn đề Cô-xô-vô - một tỉnh gồm đa số người gốc An-ba-ni sinh sống đang đòi ly khai ra khỏi nước Cộng hòa Xéc-bi-a thuộc Liên bang Nam Tư. Bóng đen cuộc chiến tranh đã bao trùm lên bầu không khí chính trị châu Âu và thế giới, đe dọa phá vỡ các mối quan hệ chiến lược và các cơ cấu an ninh quốc tế đang hình thành sau "chiến tranh lạnh".


Không một lý lẽ nào có thể bào chữa, che đậy được tính chất phi nghĩa và bất hợp pháp của cuộc chiến tranh này. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nam Tư, là sự coi thường Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Bom và tên lửa hành trình Tô-ma-hốc đêm ngày giội xuống Nam Tư đã xé toang bức màn dối trá được thêu dệt bàng những ngôn từ mỹ miều của Mỹ và phương Tây về "dân chủ" và "nhân quyền". Họ đang bảo vệ thứ nhân quyền gì và loại dân chủ nào khi chính họ ngang ngược tước bỏ, chà đạp thô bạo điều thiêng liêng nhất, cốt tử nhất là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia.


Cô-xô-vô là một phần lãnh thổ không thể cắt rời của Liên bang Nam Tư. Giải quyết cuộc xung đột ở Cô-xô-vô phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này. Luật pháp quốc tế nào cho phép NATO đưa ra một công thức áp đặt với mục đích biến Cô-xô-vô thành một "nhà nước trong một nhà nước" bắt Nam Tư phải chấp nhận, nếu không sẽ phải hứng chịu cuộc không kích?


Ngọn lửa chiến tranh ở Nam Tư càng soi rõ hơn ván cờ của Mỹ và NATO ở khu vực này. Đối thoại hòa bình hay phát động chiến tranh, nhất nhất tuân theo triết lý của kẻ mạnh. Đối thoại theo kiểu của họ chỉ là để áp đặt tối hậu thư, chỉ là để lấy cớ tiến hành chiến tranh. Bản thực đơn được đưa ra ở Ram-bui-ê bị Bê-ô-grát dứt khoát từ chối có hai điều cốt lõi: tạm gác vấn đề chủ quyền của Cô-xô-vô lại trong ba năm, sau đó tiến hành cuộc trưng cầu ý dân ở Cô-xô-vô về nền độc lập; trong thời gian đó, NATO sẽ bố trí 26.000 quân ở Cô-xô-vô để duy trì an ninh trật tự. Không ai không thấy rằng, bản hiệp định này đang mở đường cho Cô-xô-vô tách hoàn toàn khỏi Liên bang Nam Tư, cho phép NATO được đưa quân vào can thiệp ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ quốc gia này. Khi cái kịch bản đối thoại này chưa khép lại thì kịch bản chiến tranh đã mở ra. Như thế, cả lúc đối thoại cũng như lúc tiến hành chiến tranh, cái lô-gích của họ là lô-gích của kẻ mạnh.


Nhiều khi kẻ gây tội ác lại thường lên giọng thuyết giáo về đạo lý. Huy động các phương tiện chiến tranh, các loại vũ khí hiện đại nhất để tàn phá Nam Tư, những người chỉ huy cuộc hủy diệt này nói rằng NATO làm như vậy là để chấm dứt "thảm họa nhân đạo" do quân đội Xéc-bi-a đang gây ra ở Cô-xô-vô, là "một đòi hỏi cấp bách của đạo lý"(!). Thế nhưng, trước mắt nhân loại giờ đây không phải là "thảm họa nhân đạo" do quân đội Xéc-bi-a gây ra ở Cô-xô-vô nữa mà chính là "thảm họa nhân đạo" do chính cuộc không kích tàn bạo gieo rắc trên toàn lãnh thổ Nam Tư. Chẳng lẽ không phải là "thảm họa nhân đạo" khi có hàng nghìn dân thường bị giết hại bằng bom và tên lửa của NATO, cả một đất nước, một dân tộc bị đẩy vào cơn ác mộng chiến tranh! Chẳng lẽ không phải là "thảm họa nhân đạo" khi nhiều bệnh viện, trường học, công trình dân sự bị bom và tên lửa NATO biến thành đống gạch vụn, tổn thất lên tới hàng tỉ USD! Chẳng phải là dưới bom đạn của NATO mà làn sóng người tị nạn ở Cô-xô-vô chạy sang các nước láng giềng đã lên tới hơn nửa triệu đó sao?


Không thể nhân danh "đạo lý" để mang bom đạn trút xuống một quốc gia không phải là thành viên của NATO, không hề đe dọa an ninh của NATO. Thật là phi lý khi Mỹ và NATO dùng một cuộc chiến tranh quy mô lớn với những vũ khí hiện đại, tối tân nhất của khối quân sự hùng mạnh nhất thế giới can thiệp vào một cuộc xung đột mang tính chất sắc tộc ở một tỉnh thuộc một quốc gia có chủ quyền. Lấy cớ tránh đổ máu cho dân tộc này để gây đổ máu cho dân tộc kia là điều không thể chấp nhận. Kiểu "dùng lửa để dập lửa" không theo một quy chuẩn pháp lý nào là điều hết sức nguy hiểm trong thời đại ngày nay. Đây là cuộc chiến tranh bất hợp pháp, phản nhân văn nghiêm trọng mà khối quân sự này tiến hành. Cuộc không kích này đã đặt ra hàng loạt câu hỏi ngờ vực nhất về sự tồn tại của NATO đúng vào dịp khối này kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (4-4-1949).


NATO là một sản phẩm của chiến tranh lạnh Đông - Tây. Lẽ ra khi tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va giải tán, Liên Xô tan vỡ thì NATO không còn lý do để tồn tại. Nhưng Mỹ lại theo đuổi một thứ lô-gích khác. Oa-sinh-tơti coi đây là "cơ hội lịch sử" để thiết lập một trật tự thế giới dưới cây gậy chỉ huy của Mỹ mà NATO là công cụ sức mạnh hàng đầu. Mỹ đưa ra "quan niệm chiến lược mới" của NATO, chủ trương sửa đổi nguyên tắc "phòng thủ tập thể" để NATO được phép can thiệp quân sự vào "các cuộc xung đột và khủng hoảng liên quan đến lợi ích chung" nôm ngoài khu vực mà NATO "thi hành nhiệm vụ phòng thủ". Như thế NATO đang đi theo hướng "châu Âu hóa" mà không cần sự ủy quyền của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), từng bước theo hướng "toàn cầu hóa" mà không cần có sự ủy quyền của Liên hợp quốc. Sau "chiến tranh lạnh", lẽ ra phải phát triển và củng cố vững chắc cơ chế đa phương duy trì hòa bình và an ninh ở tầm mức lục địa thông qua Liên hợp quốc. Nhưng, bằng việc không kích Nam Tư, NATO đã đặt mình ở vị tri độc tôn trong việc "bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế". Đây trước hết là sự lộng hành của Mỹ vì NATO đang bị biến thành công cụ sức mạnh phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ và hiện thời cỗ xe NATO đang lao theo đường ray mà Oa-sinh-tơn sắp đặt.


Trước con mắt thế giới, một bi kịch lịch sử đang được tái lập, nhưng nghiêm trọng hơn!

Tám năm trước đây, Mỹ đã cầm đầu lực lượng liên quân 28 nước tiến công I-rắc dưới danh nghĩa Liên hợp quốc. Còn lần này, cái tiền lệ nguy hiểm nhất mà Mỹ tạo ra là sự phớt lờ, vứt bỏ vai trò của Hội đồng bảo an và Liên hợp quốc - tổ chức quốc tế lớn nhất, có sứ mệnh bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Cuộc không kích Nam Tư hoàn toàn là một cuộc chiến tranh mang nhãn hiệu Mỹ, nhãn hiệu NATO! Thế là đã đến lúc ngay cả danh nghĩa Liên hợp quốc, Mỹ cũng không cần. Tính chất của cuộc chiến tranh riày đang phá vỡ những qụy chuẩn pháp lý sơ đẳng nhất của sinh hoạt quốc tế. Những gì mà Mỹ đã làm ở I-rầc trong hai cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh (1991-1998) và nay đang làm ở Nam Tư đã đưa lại nhận định rằng, Mỹ đang cố chứng tỏ vai trò và sức mạnh tuyệt đối của "siêu cưàng duy nhất". Cái cách hành xử của họ là sự áp đặt thô bạo ý muốn của người đang tự trao cho mình sứ mệnh "đặt chương trình nghị sự cho cả thế giới". Họ đang cố chứng tỏ rằng, bạo lực quân sự sẽ là phương tiện hàng đầu để họ sắp xếp trật tự thế giới.


Cuộc không kích Nam Tư diễn ra chỉ sau chưa đầy hai tuần NATO mở cửa chính thức đón ba nước Đông Âu đầu tiên gia nhập khối quân sự này. Việc NATO "Đông tiến" đang hình thành một cục diện mới và chưa từng có ở châu Âu kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay. Đó là việc tước mất của nước Nga những không gian chiến lược truyền thống, tạo ra một sự phân tuyến mới đầy ngờ vực. Cô-xô-vô đang trở thành địa bàn thử nghiệm đáng giá nhất cho việc thực hiện "quan điểm chiến lược mới" của NATO. Đó là việc một NATO mở rộng theo hướng "châu Âu hóa" và "toàn cầu hóa" được phép tiến hành các cuộc can thiệp quân sự vào bất cứ nơi nào mà NATO cho rằng lợi ích an ninh của họ bị đe dọa. Cô-xô-vô rõ ràng đang trở thành hàn thử biểu cho tiến trình tìm kiếm một cấu trúc an ninh quốc tế trong kỷ nguyên hậu "chiến tranh lạnh". Trong lòng cuộc chiến tranh Ban-căng hiện thời đang dồn nén nhiều mâu thuẫn đan xen của đời sống chính trị quốc tế. Cuộc không kích đạng giáng một đòn nặng nề vào tiến trình xây dựng lòng tin trong hệ thống quan hệ quốc tế trước ngưỡng cửa thế kỷ 21. Nó đẩy quan hệ Nga-Mỹ, Nga-NATO vào thời kỳ căng thẳng nhất kể từ khi đối đầu Đông - Tây chấm dứt đến nay. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đang bị bao phủ bởi bầu không khí mang dư âm chiến tranh lạnh khi cả Nga và Trung Quốc đều kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh này.


Dưới chiêu bài "chấm dứt thảm họa nhân đạo", cuộc không kích của Mỹ và NATO đang làm cho vấn đề Cô-xô-vô ngày càng trở nên phức tạp hơn. Lạm dụng can thiệp quân sự để dựng lên các quốc gia một cách bừa bãi, phá vỡ các đường biên giới lịch sử ở châu Âu và trên thế giới, là một thảm họa lớn xét cả về trước mắt và lâu dài.


Chiến tranh là nghịch lý lớn nhất trong thời đại văn minh. Điều này lại càng nghiêm trọng bội phần khi Mỹ và NATO nhân danh đạo lý phát động một cuộc chiến tranh chống lại một quốc gia có chủ quyền, bất chấp mọi nguyên tắc và khuôn khổ pháp lý hiện hành.


Công lý và lương tri nhân loại đòi hỏi Mỹ và NATO phải chấm dứt ngay cuộc không kích tàn bạo chống Nam Tư. Cuộc xung đột ở Cô-xô-vô, cũng như mọi cuộc xung đột khác trên thế giới nhất thiết phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đó chính là sự mách bảo khôn ngoan nhất, là nguyên tắc nghiêm ngặt nhất trong đời sống quốc tế hiện nay.

Q.L
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2022, 08:28:40 pm »

CÔ-XÔ-VÔ VÀ HỆ QUẢ
(Tạp chí Cộng sản số 10 (5-1999))


DIỆU LY


Thế giới bước vào năm cuối của thế kỷ 21 với biết bao kỳ vọng về một thiên niên kỷ mới yên bình hơn. Tiếc thay, ước vọng chính đáng ấy đã biến thành mây khói dưới tiếng bom đạn và tên lửa gầm rú ở ngay lục địa châu Âu, một châu lục vốn được hưởng hòa bình trong suốt nửa thế kỷ qua kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.


Trong 100 năm qua, trên thế giới đã nổ ra không ít loại chiến tranh, xung đột quân sự. Thế nhưng việc NATO tiến đánh Nam Tư lần này có rất nhiều điều "khác lạ". Lần đầu tiên cả một khối quân sự khổng lồ, trong đó bao gồm ba cường quốc hạt nhân là ủy viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc xúm vào đánh một nước nhỏ mà không hề tuyên chiến. Lần đầu tiên một nước thành viên Liên hợp quốc bị "trừng phạt" mà không hề có ý kiến của Hội đồng bảo an. Lần đầu tiên một nước thành viên Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu bị các thành viên khác tiến đánh. Lần đầu tiên chiêu bài "nhân quyền" được sử dụng không chỉ để gây sức ép chính trị mà là để ném bom, bắn phá giết hại con người.


Vậy điều gì ẩn chứa đằng sau hành động tàn bạo, man rợ như vậy vào cuối thế kỷ 20?

Cái cớ mà Mỹ và NATO sử dụng để tiến công là việc Nam Tư không chấp nhận những điều kiện mà phương Tây đưa ra tại hội nghị Ram-bui-ê, một lâu đài nổi tiếng ở ngoại ô Pa-ri được dùng làm nơi thương thuyết cho giải pháp đối với vấn đề Cô-xô-vô. Phải nói ngay rằng, cái cớ này là vô lý chí ít vì hai lẽ: một là, không một tiêu chuẩn nào của luật pháp quốc tế cho phép sử dụng vũ lực chống lại một quốc gia có chủ quyền, chỉ vì họ không chấp thuận một giải pháp về chính vấn đề nội bộ của họ nhưng lại do bên ngoài áp đặt; hai là nhiều nội dung của giải pháp khó có thể "lọt tai" đối với bất kỳ quốc gia nào có lòng tự trọng tối thiểu (phải rút quân ra khỏi vùng lãnh thổ của chính nước mình (!), phải cho NATO đưa quân vào nước mình để "bảo vệ" chính một bộ phận của dân mình).


Rõ ràng cái lá nho mỏng manh ấy chẳng che đậy được thực chất của câu chuyện ngang trái đang diễn ra trước con mắt cả loài người. Vậy thực chất vấn đề là ở đâu? chắc rồi lịch sử sẽ phán xét rõ hơn, nhưng trước mẳt có thể nghĩ đến một số khía cạnh sau:

Trước hết, cái tham vọng "lãnh đạo thế giới" của Mỹ được bộc bạch từ lâu và không hề được che đậy. Người Việt Nam chúng ta hiểu rõ hơn ai hết điều này bởi chúng ta đã từng phải hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn Mỹ trút lên đầu. Chỉ riêng trong những năm 90, sau khi Liên Xô tan rã, tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va bị giải thể, sự cân bằng lực lượng chính trị - quân sự ở châu Âu và trên thế giới bị đảo lộn, thì không phải một lần Mỹ đã bộc lộ ý đồ thiết lập "thế giới một cực", chiến tranh Vùng Vịnh là một ví dụ điển hình.


Phù hợp với những tính toán đó. Mỹ đà từng áp dụng các chiến lược như ''ngăn chặn", "đẩy lùi"... nay là chiến lược "mở rộng". Trong hoàn cảnh mới, bên cạnh việc không ngừng cải tiến vũ khí hạt nhân, Mỹ coi trọng việc hiện đại hóa vũ khí thông thường nhằm tiến hành một cuộc chiến tranh rưỡi hoặc 2 cuộc chiến tranh thông thường cùng một lúc. Chẳng thế mà vừa qua Mỹ đã tăng ngân sách quốc phòng sau một số năm giảm tương đối và nay cùng một lúc tiến hành chiến tranh chống I-rắc và Nam Tư.


Chỉ có điều đối với Nam Tư, Mỹ chẳng cần lấy Liên hợp quốc làm tấm bĩnh phong để che đậy cho tham vọng của mình vì cảm thấy không phải lúc nào cũng dễ bề giật dây cái tổ chức bao gồm ngày càng nhiều quốc gia độc lập này (chẳng thế mà Mỹ cũng chẳng thèm thanh toán món nợ niên liễm lưu cữu từ lâu đối với Liên hợp quốc).


Tiến hành cuộc chiến ở Nam Tư, Mỹ còn nhằm vào các nước lớn mà Mỹ coi là những vật cản đối với tham vọng của mình. Mỹ đã nhiệt liệt hoan nghênh những đảo lộn chính trị - xã hội diễn ra ở Liên Xô trước đây, nhưng trước sau thì Mỹ vẫn coi Nga, một cường quốc hạt nhân hùng mạnh, là một đối thủ tiềm tàng. Không phải ngẫu nhiên Mỹ đã ra sức đẩy biên giới NATO sát về phía Đông, đi sâu vào vùng Trung Á và lần này tiến công Nam Tư - một nước bạn truyền thống của Nga. Đối với Trung Quốc, một ủy viên khác của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Mỹ cũng gây đủ chuyện; vừa qua Mỹ đã khai chiến ở Nam Tư ngay trước cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung mới, nhân Thủ tướng Trung Quốc sang thăm Mỹ. Đáng chú ý là một lần nữa sách lược quen thuộc "cái gậy và củ cà rốt" lại được sử dụng dưới chiêu bài sự tài trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho Nga và việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tệ hại hơn nữa là đêm 7-5-1999, Mỹ và NATO đã đánh thẳng vào tòa Đại sứ quán của Trung Quốc ở Bê-ô-grát, làm 3 người chết, 1 người mất tích và 20 người bị thương.


Đối với đồng minh phương Tây thì Mỹ cũng chẳng tử tế gì vì Mỹ đâu có muốn một Tây Âu hùng mạnh, thống nhất, độc lập với Mỹ, nhất là sau khi đồng ơ-rô ra đời và Anh - Pháp đạt thỏa thuận Xanh Ma-rô về một cơ cấu an ninh châu Âu. Lôi Tây Âu vào cuộc phiêu lưu này, Mỹ "tặng" cho họ khá nhiều "món quà": gây ra một lò lửa xung đột ngay bên sườn Tây Âu, dân tị nạn đổ vào một châu Âu vốn đang nghẹt thở vì nạn thất nghiệp, kinh tế càng thêm trì trệ, nội bộ phân hóa, sự lệ thuộc vào Mỹ càng nhiều, quan hệ Tây Âu - Nga đang rất cần cho châu Âu nay lại thêm rắc rối.


Đó là chưa kể đến những yêu cầu nội bộ của Mỹ trên ngưỡng cửa cuộc chạy đua vào Nhà trắng.

Bản thân NATO cũng đang ở vào thời kỳ điều chỉnh chiến lược. Ra đời với tư cách "con đẻ" của "chiến tranh lạnh" nhằm ngăn chặn "sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản", trong nửa thế kỷ qua NATO không ngừng gia tăng sức mạnh trong khi các khối quân sự khác như SEATO ở Đông - Nam Á, CENTO ở Trung - Cận Đông lần lượt tan rã. Lợi dụng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô, NATO liền tiến về phía Đông, áp sát biên giới phía Tây của các nước trong Liên bang Xô-viết củ. Tuy nhiên, sườn phía Đông - Nam của NATO chưa thật "hoàn chỉnh" với sự "cứng cổ" của Nam Tư cản trở mưu toan của NATO thiết lập sự có mặt trực tiếp tại một khu vực trọng yếu, cửa ngõ đi vào Địa Trung Hải, Trung Á và Trung - Cận Đông - một vùng đầy dầu khí và một huyết mạch giao thông. Đối với các nước Đông Âu thì bỗng nhiên họ bị rơi vào cảnh "tên rơi, đạn lạc", chấp nhận sự chiếm đóng của quân đội NATO và thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, từ đó càng lệ thuộc vào phương Tây.


Bên cạnh đó, NATO không muốn hạn chế vai trò sen đầm của mình chỉ trong khuôn khổ châu Âu mà muốn vươn rộng nanh vuốt ra phạm vi toàn cầu, điều đó bộc lộ rõ qua tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh NATO họp ở Oa-sinh-tơn vừa qua. Rõ ràng cuộc chiến ở Nam Tư không chỉ là nơi thí nghiệm vũ khí mới, chủ yếu là của Mỹ, mà còn là nơi thí nghiệm chiến lược mới của cả Mỹ lẫn NATO.


Chiến tranh đã kéo dài hơn hai tháng và chưa biết nó sẽ kéo dài bao lâu và đi tới đâu. Đúng là phát động chiến tranh thì dễ nhưng kết thúc chiến tranh mới khó. Rõ ràng không thể "đánh nhanh, thắng nhanh" - một điều mong ước thường thấy của các nước đi xâm lược. Bản thân chuyện này đã là một thất bại của Mỹ và NATO chứ đừng nói tới việc họ ngày càng phải huy động thêm nhiều tiền của, phương tiện chiến tranh để đổ vào một chiến trường không phải là rộng lớn lâm và chống lại một đối thủ yếu hơn nhiều về lực lượng vật chất; riêng Mỹ thậm chí đã phải gọi thêm quân dự bị. Nếu cuối cùng Mỹ và NATO phải đưa bộ binh vào Nam Tư và sa lầy ở đó (một điều có thể dự báo được nếu nhớ tới chiến tích oai hùng của nhân dân Nam Tư trong cuộc chiến tranh chống phát-xít Đức trước đây), thì chưa biết "con tạo sẽ xoay vần tới đâu"?


Tiếng bom đạn còn đang làm rung chuyển không chỉ Nam Tư mà cả châu Âu và thế giới, nhưng ngay từ bây giờ đã có thể nói những hệ quả của cuộc chiến này là rất sâu rộng. Nó phủ bóng đen lên xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển - một khát vọng của nhân dân thế giới trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới. Nó đẩy châu Âu - một châu lục tương đối yên bình từ sau chiến tranh thế giới thứ hai vào thảm cảnh loạn ly. Nó phá vỡ mối quan hệ cân bằng mong manh giữa các nước lớn mới tạo dựng được trong mấy năm qua và đầu độc bầu không khí quan hệ quốc tế. Nó đẩy lui, nếu như không nói là xóa bỏ, vai trò các thể chế đa phương như Liên hợp quốc và tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu. Đặc biệt nó tạo ra một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm đối với các dân tộc khi mọi tiêu chuẩn thông thường nhất của luật pháp quốc tế bị chà đạp. Còn hệ quả sẽ như thế nào đối với Mỹ và NATO nếu họ thất bại hoàn toàn trong canh bạc tàn bạo này thì cứ để cho họ tính toán. Chỉ có điều, lịch sử thế kỷ 20 và không chỉ thế kỷ 20, đã khẳng định một chân lý vĩnh cửu là: điều phi nghĩa trước sau nhất định thất bại và những kẻ làm điều phi nghĩa sẽ "lãnh đủ" những hậu quả khôn lường.

D.L
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM