Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:58:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoa lửa đường về  (Đọc 6772 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #100 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:03:31 am »

Tôi nằm sấp, tay đỡ ngực, hai bàn tay ôm đầu bịt chặt đôi tai, miệng nhẫm tính một... hai... ba đợi cái gì đến sẽ đến. Thật lòng, tôi không tin mình và anh chị em ở đây qua khỏi. Cái mà tôi hồi hộp đợi đến, nó đã đến. Không phải bàn tay “tử thần” của giặc Mỹ mà là sự an toàn cho chúng tôi.

Cơn nguy hiểm đi qua, tôi giũ đất cát bám đầy mình nhìn về hướng luồng bom kéo dài. Căn cứ chúng tôi lọt thỏm trong ấy. Ai cũng mừng cả đơn vị thoát nạn. Nếu chậm chân vài ba phút chắc chắn chúng tôi dính phải khó ai thoát thân.

Sáng hôm sau tôi vào xem lại căn cứ, hầu hết các hầm ngủ, hầm trú ẩn đều bị trúng bom. Riêng hầm của tôi bị san bằng không nhìn thấy đâu.

Một tuần sau, chúng tôi hỳ hục xây dựng căn cứ mới không xa căn cứ bị bom hủy diệt, sát mép một luồng bom B52 đi qua. Hy vọng gần nơi chúng đã đánh sẽ không đánh trở lại.

Hôm ấy trời xé chiều, bỗng chiếc Si-ben loại trinh sát tầm cao xuất hiện. Nó bay trên mây, bay qua bay lại từ hướng Bắc chếch xuống Tây. Tốc độ bay chậm. Tiếng động cơ như chuông ngân.

Trời sẫm tối, ánh đèn trên máy bay nhấp nháy không ngừng. Hiện tượng xuất hiện Si-ben trinh sát như chiếc L19 tầm thấp, thế nào năm ba tiếng nữa B52 sẽ oanh kích. Bên ban quân báo chuyển bức điện đến chúng tôi cho biết đêm nay B52 đánh. Địa điểm và thời gian cụ thể chưa xác định. Đồng chí tham mưu trưởng sau khi trao đổi với tôi anh quyết định cho di chuyển toàn bộ các cơ quan đóng trong vùng gồm có ban quân báo, ban tác chiến chúng tôi, văn phòng, ban cơ yếu, vệ binh lên hướng căn cứ cũ của trung đoàn 16 đóng cách rìa phía nam Sở cao su Dầu Tiếng vài ky lô mét. Ban ngày hành quân chừng 2 giờ. Ban đêm thời gian gần gấp đôi. Trời tối như bưng, lại đầy mây. Tiếng động cơ của chiếc Si-ben boong boong như xói vào tai dai dẳng bám lấy chúng tôi như tiếng chuông gọi hồn. Cơn mưa khá lớn ập đến. Vừa đói, vừa lo thấm lạnh. Miếng ni-lông che mưa không đủ trùm kín nên những dòng nước thấm từ cổ chạy dọc sống lưng làm tôi luôn rùng mình cảm thấy điều không may mắn sẽ đến. Mất 4 giờ mới đến nơi. Hơn nửa giờ phân chia từng bộ phận về hầm có sẵn. Cùng hầm với tôi có Tư Hượt trợ lý tác chiến và Năm A cán bộ quân báo. Hầm tuy bỏ trống không người ở nhưng rộng rãi sạch sẽ. Ba đứa mắc võng nằm thoải mái. Chúng tôi vắt khô quần áo tán chuyện phiếm mặc dù kim đồng hồ đã chỉ hai giờ sáng.

Có gì thú vị bằng trong hầm ấm cúng được đốt thuốc lá Rubi nhả khói thơm lừng tán gẫu trong khi ngoài trời mưa rả rích, cây rừng xào xạc, đêm đen hun hút... Tư Hượt lắm chuyện tiếu lâm đời xưa đời nay. Anh kể làm bọn tôi ôm bụng cười không màng đến giấc ngủ. Thật ra bề ngoài chúng tôi cố làm vui để lấp nỗi nơm nớp lo âu cho cái điều đến sẽ đến. Mong sao điều đó đến nhưng chệch hướng khác. Ba đứa rít điếu thuốc này vừa cháy hết đã vội châm điếu khác. Rubin Queen thuốc lá Anh sản xuất tại Sài Gòn có mùi thơm quyến rũ hơn các loại thuốc lá khác. Tôi không nghiện nhưng trong trường hợp này hút cũng khá nhiều. Hút để kềm bớt sự phập phồng lo lắng, để tự trấn an mình.

Chuyện Tư Hượt kể đến hồi nhộn nhất là lão thầy bói rờ “cái của lạ” của mẹ nạ dòng thì... vút vút véo véo liên tu bất tận do tiếng xé gió của hàng trăm quả bom từ trên không lao xuống.

Nếu B52 đánh trúng ngay trên đầu hay sát sườn ta, ta nghe tiếng nổ trên không trung lúc máy bay phóng bom như tiếng nổ đầu nòng của súng đại bác. Một quả bom khi rời khỏi máy bay là một tiếng nổ. Mấy trăm quả bom là mấy trăm đếng nổ làm người dưới đất đinh tai nhứt óc. Tiếp đến là tiếng rít xé gió bom rơi. Tiếng rít này nghe thật rùng rợn khủng khiếp. Nhưng khi bom đã chạm đất gây nổ chỉ nghe tiếng ùng ục. Cảm nhận bom nổ bằng sự rung chuyển, giật nẩy của đất. Nếu ta ở vòng ngoài luồng bom đi qua mới nghe tiếng bom nổ như sấm dậy liên hồi kéo dài.

Đến chỗ chúng tôi là đoạn cuối của luồng bom chiếc B52 thứ ba rải xuống. Xem như oanh kích từ tốp đầu của chúng, chúng tôi chưa chạm phải. Dứt tiếng nổ cả ba chúng tôi vọt lên hầm quan sát. Không một chiếc hầm nào dính bom. Theo qui luật 15 phút sau sẽ đến lượt tốp hai. Hy vọng lần này chúng tôi lọt ngoài vòng của chúng nó. Nhưng không chúng đánh chồng lên đoạn cuối. Đất trời đảo lộn. Tai ù ngực tức. Cái hầm cảm thấy như bị ai đó để trong lòng bàn tay lật qua úp lại. Một chấn động rất mạnh đẩy xô cả ba từ trong ra ngách cửa hầm. Trong cái rủi có cái may. Chúng tôi bị vùi lấp ngay cửa hầm. Nếu còn ở bên trong không thể thoát chết. Tư Hượt bên ngoài cùng, đến tôi rồi Năm A. Tôi và Năm A đất ngập đến cổ. Tay chân bị đất vít chặt không xoay xở được. Tư Hượt chỉ bị vùi đến ngực, hai tay còn có thể cử động. Nắp hầm sập xuống cách đầu chúng tôi một gang tay. Chúng tôi chỉ có một khoảng trống rất hẹp chứa đựng chẳng bao nhiêu lít không khí. Sắp chết ngộp là cái chắc. Tôi phụng máu trong miệng ra thều thào nói với Tư Hượt: “Cậu ở ngoài ngay miệng hầm, lớp đất vùi cậu không dày, hai bàn tay cử động được, hãy rút một đoạn cây xoáy lên lớp đất phủ kín miệng hầm để có lỗ thông hơi. Được thế sẽ kéo dài sự sống ít lâu chờ anh em đến cứu”.

Lúc bấy giờ chúng tôi nghe tiếng người nói, tiếng chân đi lạo xạo rất rõ. Anh em đi tìm chúng tôi. Hượt cũng soi được một lỗ to bằng cán dao. Ánh sáng yếu ớt theo lỗ thông hơi hắt xuống nhờ nhờ. Như thế trời đã sáng. Tôi mừng quá thét to: “Có không khí thở sống rồi”. Lớp đất vùi lấp miệng hầm dày khoảng nửa mét. Tiếng người bên trên cãi nhau: “Tôi nhớ hầm ngủ của anh Mười Nỹ, Tư Hượt ngay cạnh bụi tre to tướng. Bụi tre tan thành mây khói. Chỗ này chỉ còn hố bom. Chắc mấy ảnh hy sinh rồi”. Dưới lớp đất vùi chúng tôi thay nhau hét to: “Còn sống, còn sống đây mà. Bọn tôi đây. Các đồng chí moi chúng tôi lên, mau đi”. Dù la to đến khản cổ, người bên trên không nghe được khi chúng tôi bị nhốt trong cái hòm bằng đất kín bưng. Tiếng chân, tiếng nói bên trên xa dần rồi mất hẳn. Tia hy vọng cuối cùng được cứu sống không còn. Chết cả lũ. Trong cái khó ló cái khôn, tôi bỗng nảy ra sáng kiến bảo Tư Hượt: “Rút một đoạn cây dài thò thụt vào cái lỗ chú mày vừa xoáy. Đầu cây phải ló ra khỏi mặt đất. Biết đâu anh em trở lại họ sẽ phát hiện. Anh em không bỏ chúng mình đâu”.

Quả nhiên như chúng tôi nghĩ, anh em trở lại và thấy được đoạn cây thò lên thụt xuống trên một bãi đất bị bom sang bằng như sân bóng chuyền.

Chúng tôi được cứu thoát.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #101 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:04:44 am »

17

LẠI ĐỐI MẶT VỚI “THẦN CHẾT”
CƠN LỐC XOÁY VÀ CÁI CHẠM MẶT BẤT NGỜ

Mỹ sử dụng máy bay chiến lược hạng nặng B52 tập trung hủy diệt từng vùng, kết hợp dùng các loại cường kích phản lực hoặc cánh quạt (AD6) ném bom đánh lẻ từng mục tiêu một.

Tôi bị nhiều lần. Có hai lần nhớ đời. Một lần ở Trung An bị quả bom dù. Lần sau này còn “ác” hơn.

Khi chúng tôi chuyển về căn cứ cũ của đồng chí Ba Châm, Tham mưu phó phân khu trong cụm rừng bên cạnh Đường Long hôm trước, hôm sau bị cường kích phản lực tấn công.

Trước đây nửa tháng, bộ phận đồng chí Ba Châm đóng tại đây. Biệt kích Mỹ đổ chụp cách căn cứ chưa tới một nghìn mét. Không hiểu sao mọi người không tổ chức trực gác bố phòng, xuống địa đạo hay chuyển đến chỗ khác. Đâu vẫn ở đó. Một toán biệt kích Mỹ sục đúng hầm bắn chết đồng chí Tham mưu phó đang nằm ngủ trên võng rồi rút êm.

Chưa kịp xây dựng căn cứ mới, tạm thời chúng tôi đến tạm trú nơi đây đã bị biệt kích Mỹ phát hiện. Căn hầm phân cho tôi ở chính là căn hầm đồng chí Ba Châm bị giết.

Giữa trưa nghe tiếng động cơ chiếc trinh sát L19 lượn vòng trên đầu, tôi biết sự nguy hiểm đã đến cận kề vì đây là căn cứ đã bị lộ. Có mấy anh chị em bên văn phòng đổ xô đến hầm tôi. Căn hầm được xây dựng khá chắc. Cột chông và lát nóc hầm bằng gỗ có đường kính 15 đến 20 phân. Đất nóc hầm dày cả mét được nện cứng. Một quả đạn pháo 105 ly rơi trúng không hề gì. Trong hầm có gờ đất cao 20 phân được xén bằng làm kệ để ba lô và các vật dụng khác. Tôi ngồi trên ấy. Cô Liễu y tá ngồi bến dưới lọt thõm trong lòng tôi. Lúc hiểm nguy không ai tị hiềm chuyện nam nữ “thọ thọ bất thân”. Em Lũy liên lạc (lúc em chưa bị mìn Mỹ sát hại) ngồi trong lòng cô Liễu. Bên phải dựa vào người tôi là em Hưng nam y tá. Em ngồi ôm lấy đầu gối phải tôi.

Tôi nghĩ mãi vì sao chúng tôi mới đến mà sớm bị lộ? Phải rồi! Tôi như khám phá ra một vụ nghi án. Mỹ đã bí mật đặt máy dò la tiếng động khi đột kích sát hại anh Ba Châm. Điều này chúng tôi không có kinh nghiệm như anh em bên tiểu đoàn thông tin.

Bom đã rơi trúng căn cứ. Mọi người ôm chặt nhau. Tôi như người anh cả giang tay kết nối các mái đầu che chở đàn em.

Một tiếng sét xé tai. Căn hầm như nhảy dựng lên. Đất vón từng cục rơi ào ào. Tôi mở mắt thấy ánh sáng rọi vào qua lỗ thủng trên nắp hầm to hơn cái thúng hơi chếch về bên trái. Ba đứa em trong vòng tay tôi bị choáng chưa tỉnh. Tôi lôi cánh tay phải, em Hưng trước đó đã ôm chặt đầu gối tôi, bây giờ từ từ buông tay oặc người sang bên. Tôi hốt hoảng miệng gọi tên em, tay đặt lên ngực. Tim em ngừng đập. Em im lặng ra đi không một tiếng rên dù rất khẽ. Có lẽ mảnh của quả bom chụp từ trên đâm thủng nóc hầm xuyên thẳng xuống vai chọc vào tim em, làm em chết rất nhanh, y như trường hợp đồng chí chính trị viên tiểu đoàn 8 đã hy sinh trong vòng tay tôi vì quả pháo chụp ở Tây Nguyên mấy năm trước.

Tôi lay gọi Liễu. Liễu và Lũy dần hồi tỉnh. Nhìn thấy Hưng gục ngã sát bên tôi cả hai òa khóc. Tôi thấy ướt đẫm bên mông trái tưởng bị thương máu chảy. Rờ đến toàn nước. Tôi vội tháo thắt lưng rút chiếc bi đông khỏi vỏ. Là bình đựng nước kiểu Mỹ làm bằng thép i-nóc rất cứng. Thế mà nó bị mảnh bom xuyên thủng một lỗ bằng hai ngón tay từ thành miệng bình phía trên xuyên qua thành bình phía dưới đáy chọc vào chiếc ca cũng bằng thép i-nóc nhưng không thủng. Thành ca bị nông ra một cục u bằng ngón chân cái. Chính nhờ cái ca nên mảnh bom không chạm đến thân thể tôi. Tiếc thay, nếu tôi giữ những thứ ấy đến ngày nay sẽ là một trong những vật kỷ niệm quý hiếm của cuộc đời chiến đấu. Bộ bình, ca đựng nước này là chiến lợi phẩm trong trận ta tấn công tiêu diệt căn cứ biệt kích Mỹ - ngụy ở A-so mà Bộ Tư lệnh chiến dịch đã tặng tôi. Thấy chiếc bi đông không còn tác dụng tôi vứt đi. Cái ca còn dùng được tôi giữ lại nhưng vô ý đánh mất trong một chuyến đi.

Lúc bị bom, nếu tôi ngồi dịch vào trong chừng 2 phân thì mảnh sẽ xuyên trúng vai thọc xuống trước hay sau ngực, tôi lãnh cái chết y như em Hung y tá hoặc như đồng chí chính trị viên tiểu đoàn 8. Đây là quả bom nổ chụp, nếu nó là bom phá thì bốn anh em chúng tôi lóng tay sợi tóc cũng không còn. Chúng tôi được sự che chở của “số mệnh” tuy tôi không bao giờ tin ở số kiếp con người.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #102 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:05:05 am »

Nói đến chuyện đối mặt với “thần chết” và điều “may rủi” với tôi còn lắm chuyện. Ngoài những chuyện hứng pháo đội bom, tôi mấy lần đã chạm hoặc suýt chạm các loại mìn của ta và của Mỹ.

Có lần biệt kích Mỹ bất ngờ đổ chụp bằng trực thăng ngay lộ ủi cạnh mép rừng sát căn cứ. Nhìn xuyên qua cây rừng tôi thấy thấp thoáng lính Mỹ đi lại ngoài bãi trống. Mọi người rút xuống địa đạo.

Sau khi trực thăng bốc chúng đi, tôi là người đầu tiên trồi lên mặt đất trở vô căn cứ. Tôi lần đi trên con đường hẹp. Cây lá hai bên đường rậm rịt. Bỗng chân tôi vướng vật gì nghe tiếng reng khẽ. Tôi khom người quan sát. Thì ra sợi dây mìn bằng đồng nhỏ như một sợi tóc giăng ngang giữa lối đi. Ép sát gốc cây một quả mìn tự tạo được ngụy trang rất khéo. Đây là sản phẩm của đồng chí Vĩnh tiểu đội trưởng vệ binh tự chế. Vĩnh chế tạo mìn rất giỏi. Anh sưu tầm nhặt nhạnh các đầu nổ của quả lựu đạn khói màu Mỹ thường ném trên máy bay xuống rải rác trong vùng khá nhiều. Thứ này mang về, anh cải tiến thành đầu nổ tự động như đầu nổ quả lựu đạn mỏ vịt. Mìn của anh làm một trăm quả ăn chắc trăm. Thế mà cái quả tôi chạm phải dây đứt lại tịt không nổ. Mọi người biết chuyện hoan hô tôi mạng lớn. Vĩnh cũng thế, tôi thoát nạn anh mừng. Nhưng anh ấm ức vì sao trái mìn không nổ? Đây là lần đầu sản phẩm anh làm ra “không thiêng”, Anh tháo đầu nổ nghiên cứu lại. Chốt an toàn rất nhạy đã bật ra. Kim hỏa đã đánh vào hạt nổ nhưng sao lại câm? Anh lắp lại đem đầu nổ xuống hầm kín dùng dây giật kiểm tra. Đầu nổ nổ bùng.

Qua cuộc thí nghiệm này tạo cớ cho cô Liễu y tá giở trò tán nịnh tôi nhất định có thần linh che chở. Có người tin thế. Nên mỗi khi gặp chuyện hiểm nguy mấy em thường đến hoặc đi sát kè bên tôi. Chắc là muốn “ăn theo” chuyện thần linh đỡ đòn.

Lần thứ hai tôi lại suýt mất mạng vì mìn của Vĩnh. Lần này xảy ra y trường hợp lần thứ nhất. Thay vì trái mìn tự tạo bằng ống bơ nhồi đầy thuốc nổ trộn lẫn những mảnh kim loại, anh sử dụng quả đạn cối 60 ly được lắp ngòi nổ do anh cải tiến. Dây gài là sợi cước nhỏ sơn màu cỏ úa rất khó phát hiện. Tôi lại vướng phải. Chốt gài bật ra. Kim hỏa đập vào hạt nổ đánh độp một tiếng nhưng quả cối trơ lì nằm đó mặc hồn vía tôi bay lên mây. Nếu quả cối nổ tôi chết, đồng chí tham mưu trưởng cũng bị sát thương vì đồng chí sau lưng tôi chỉ năm sáu bước chân. Tham mưu trưởng dặn kỹ anh bố trí mìn ở đâu phải vẽ sơ đồ, thông báo từng người tường tận, không được tùy tiện. Có thể lúc vội vàng khi địch sát nách, anh không tuân thủ đúng nội quy. Chính điều này anh phải trả giá bằng mạng sống của mình. Vĩnh dẫm phải mìn tự gài. Anh hy sinh lúc vừa tròn 24 tuổi, chưa lập gia đình. Quê anh xã Thái Mỹ huyện Củ Chi.

Lần thứ ba tôi lại chạm mặt với mìn. Mìn Mỹ chứ không phải mìn ta. Chính loại này Mỹ đã cướp đi của ta 3 cán bộ cao cấp trong Bộ Tư lệnh Phân khu 1. Đó là đồng chí Tư lệnh Ba Đình (Trần Đình Xu), Chính ủy Tư Trường (Phạm Đức Sơn), mấy tháng sau, đồng chí tư lệnh mới về thay cũng hy sinh vì mìn.

Một buổi chiều mặt trời còn con sào thì lặn. Trời trong gió mát. Lúc này tôi yên chí không còn giặc Mỹ lảng vảng (chốt của chúng cách chúng tôi khoảng một nghìn mét đường thẳng). Tôi một mình dạo chơi trong khu rừng đã bị Mỹ ủi trắng. Rừng trước kia dày kín, bây, giờ trống trải. Tầm mắt không còn bị ngăn trở tha hồ phóng xa bốn phương tám hướng. Tôi thích thú bẻ từng chùm lá bướm về làm thức ăn tối. Mấy tháng nay thiếu gạo, chúng tôi sống nhờ vào thứ lá này. Nó bằng ba ngón tay xếp dài khoảng 10 phân, mặt trên trơn, mặt dưới nham nhám. Nhai sống như một thứ rau không mùi vị. Điều lạ, khi rừng chưa bị ủi ít khi thấy nó. Rừng bị ủi, cây cối bứng gốc ngã rạp thành lớp trên mặt đất, loại cây này lại mọc rất nhiều. Nó cao từ vài ba mươi phân đến cả mét. Một lon gạo đổ vào cái son lớn đun lên thành nồi nước cháo. Bỏ đầy thứ lá bướm vào trở thành nồi cháo rau đặc. Nêm muối và vài thìa bột ngọt, chúng tôi có một thức ăn thay cơm nuôi sống mấy mươi con người suốt nhiều tháng trời.

Tôi nhảy cẫng như hồi con nít. Đứng trên một thân cây ngã ngang, nhún mình lấy đà phóng sang đứng trên một thân cây khác. Tôi cứ tưởng mình như chàng Tarzan trong phim nơi miền núi rừng hoang dã... Thấm mệt, tôi đi bước một trên các thân cây như đi cầu khỉ. Bỗng tôi cảm thấy như có bàn tay của ai đó níu tôi lại. Tôi đứng nguyên tại cho. Linh tính như thầm nhắc tôi phải thận trọng. Tôi quan sát kỹ nơi tôi đứng. Sát chân tôi không đầy 3 gang tay một vật gi to tròn bằng trái bóng nhỏ đen trũi. Một quả mìn Mỹ - tôi khẽ kêu. Nó được lấp kín dưới chùm lá ủ. Tôi ngồi xuống chăm chú quan sát. Xung quanh nó có 4 cái kim ló ra. Có thể còn nhiều cái khác bị che khuất tôi không nhìn thấy. Ở mỗi mũi kim có sợi dây bằng kim loại rất nhỏ căng dài cả mét quân vào các chà cây. Nếu vướng phải dây, mìn nổ. Sức công phá của nó cực mạnh. Thân xác nạn nhân tan biến trong gió bụi không còn một móng tay một mảng da đầu để lại hiện trường.

Tôi lạnh ớn người vì hai sợi dây căng bên phải bên trái cách hai bàn chân tôi hơn một gang tay. Nếu tôi không dừng đúng lúc, đúng điểm, nhích thêm tới trước nửa bước thì tôi không tài nào thoát khỏi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #103 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:05:50 am »

*
*   *

Cuộc vây hãm lùng sục căn cứ văn phòng Phòng tham mưu phân khu 1 suốt 25 ngày đêm (như tôi đã kể phần trên) của Mỹ thất bại.

Chúng quyết định ủi trắng khu rừng từ sở Ji-nét (ngã ba Rạch Bắp Bến Cát) đến Bưng Cồng cặp lộ 14 giáp Rạch Kiến sâu vào bên trong đến 2 ky lô mét. Hơn một nghìn héc-ta rừng non, rừng cỡ trung bị san bằng thành bình địa. Chúng sử dụng vài ba chục xe ủi cỡ lớn của công binh dưới sự yểm trợ của bộ binh, thiết giáp và trực thăng vũ trang. Tiếng động cơ gầm rú ầm ì suốt ngày này qua ngày khác. Tuần lễ đầu chúng tập trung ủi phá vùng nam căn cứ. Nhất định chúng sẽ ủi dần đến chúng tôi. Chúng tôi bàn bạc cân nhắc đi đến quyết định vẫn trụ lại căn cứ. Cái căn cứ dự bị sau khi thoát vây giờ được củng cố thêm vững chắc. Chúng tôi luân phiên nhau thức hơn hai tuần để làm công việc này. Tôi tin nó đủ sức chống đỡ các loại xe ủi, xe tăng Mỹ. Di chuyển đâu rồi chúng cũng bám ủi theo đấy. Vả lại không căn cứ nào tốt hơn đây. Địa đạo được kéo dài 150 mét thành 3 tầng. Độ dày nắp địa đạo tầng một 2 mét. Nếu là tầng hai gần 3 mét. Hệ thống giếng nước, hầm bếp, hầm ngủ được xây dựng như hầm bí mật. Đây là kinh nghiệm xương máu của nhiều sinh mệnh bên Củ Chi.

Lúc đầu người ta khoét địa đạo không sâu. Nắp sống địa đạo dày không quá mét. Mỹ, phát hiện cho xe xúc âm sâu hơn mét, địa đạo bị cắt đôi lồi hai đầu hai lỗ. Từ đó, chúng cho xích xe ủi hoặc xe tăng chạy dọc trên sống, đất mỏng không chịu nỗi bị lún sập đè chết người bên dưới. Lần này chúng tôi đào sâu đến 4 mét như cái giếng. Đầu địa đạo khoét thành hầm để làm việc hội họp và ngủ. Bề ngang hầm 2 mét, dài 4 mét, chiều cao 2 mét. Đi lại bên trong dễ dàng, đầu không chạm nóc. Khi ngủ mắc võng hai tầng được 8 người nằm. Độ dày 2 mét không ảnh hưởng đến rễ cây rừng bên trên. Quan trọng nhất là cấu trúc miệng địa đạo chỗ. lên xuống. Phải có tay nghề cao mới làm khung nắp miệng hầm vừa lên xuống dễ dàng, chắc chắn, vừa đảm bảo ngụy trang kín đáo.

Tuy tin ở công sự vững chắc, chúng tôi vẫn phập phồng nơm nớp lo âu. Trong chúng tôi chưa ai trải qua trường hợp ngồi bên dưới xích xe tăng hay xe ủi đang ầm ầm cày xé trên đầu.

- Điều gì đến sẽ đến - tôi tự động viên mình - phải gồng mình chịu trận thôi.

Đồng chí tham mưu trưởng cùng chung tâm trạng như tôi. Anh lo lắng hỏi các câu lập đi lập lại nhiều lần: “Mười Nỹ, anh tin hầm hố của anh chị em và của ta đủ sức chống lại sự càn lướt của xe tăng và xe ủi của chúng chứ”. “Anh yên tâm - tôi đáp - công sự của chúng ta nhiều tầng, có thể nói kiên cố. Chúng ủi cây cối sẽ ngã rạp trên mặt đất và trên nắp hầm, dọc theo sống địa đạo, tạo thành một lớp đệm dày tăng thêm tính vững chắc cho hầm. Xe chúng càn lên lớp đệm đó, nó có tác dụng chống đỡ cho ta rất nhiều”. Tôi vừa nói vừa ló đầu khỏi miệng hầm nghe ngóng. Tiếng ầm ầm ào ào như một cơn lốc lớn có sức tàn phá khủng khiếp từ phía nam vọng đến. “Nó đến giáp mé rừng căn cứ ta” - tôi nói vọng xuống với tham mưu trưởng. Anh bắt tôi xuống ngay đậy nắp miệng hầm lại. Lúc này chỉ có tôi, tham mưu trưởng và Trọng, vệ binh được rút lên làm công vụ. Trọng được anh em đặt cho cái biệt danh “anh chàng nhảy cái sớm” tôi đã kể trong chuyện Bám cứ.

Tiếng động cơ hàng mấy mươi xe ủi nổ ầm ầm. Tiếng cây ngã và bị bánh xích nghiến lên răng rắc. Ngồi dưới hầm cứ ngỡ như đất trời vần vũ trong cơn lốc xoáy muốn đẩy ngã cuốn phăng nghiền nát mọi thứ trên mặt đất. Chiếc hầm hơi chao đảo nhẹ. Một ít đất vụn rơi lả tả xuống người chúng tôi.

Chỉ năm ba phút mọi chuyện qua đi. Cơn lốc xoáy trực tiếp tiến lên phía trước, để lại bên trên chúng tôi một sự lặng lẽ nặng nề. Nhìn mặt số của chiếc đồng hồ dạ quang chỉ đúng 12 giờ. Tôi. nói: “Anh Năm! Hiểm nguy đã qua. Mới giữa trưa, chúng mình mắc võng nằm nghỉ một lát. Chuyện tiếp theo cần làm hãy chờ mặt trời lặn!”

18 giờ. Tôi nói với anh Năm Lê: “Anh ở đây, tôi ló người nghe ngóng xem sao?”

Khe khẽ nhích dần từng chút nắp đậy miệng hầm dịch sang bến, tôi ló đầu quan sát bốn phía. Một quang cảnh lạ lẫm hiện ra trước mắt tôi. Dù tôi có óc tưởng tượng cỡ nào cũng không hình dung sự thật diễn ra trước mắt. Không chỉ một khu rừng mà cả dãy rừng bạt ngàn ngút mắt giờ chỉ còn vùng trắng mênh mông. Khi còn rừng tầm nhìn của tôi chỉ giới hạn năm mười mét. Bây giờ nhìn xa tít tắp tới chân trời. Rừng hướng bắc cách vài ky lô mét vùng Bàu Trâm - Tà Leng trở đi Mỹ chưa ủi tới. Không hiểu chúng dùng bao nhiêu xe ủi, chỉ trong một ngày ủi sạch ba bốn ky lô mét vuông. Những cây cầy cổ thụ to đến hai vòng tay ôm, xe ủi không húc nổi, Mỹ dùng bộc phá dây quấn quanh nhiều vòng cho nổ. Cây gãy gục như cưa máy tiện ngang. Rừng mới ủi cây ngã xấp lớp, nhưng còn nhiều tán cây lá tươi chưa bị khô rụng hay nghiền nát, trông như những bụi cây rậm cao quá đầu người lổn ngổn rải rác khắp nơi. Nhờ một tàn cây như thế, tôi và Trọng không bị Mỹ phát hiện. Nếu không, hai chúng tôi bị Mỹ tóm cổ hay bắn chết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #104 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:06:22 am »

Ánh nắng đã tắt. Hoàng hôn chưa kịp bao trùm, nhân trời còn sáng thấy rõ mọi vật, tôi vít người lên ngồi ngay cửa hầm. Xung quanh tôi nhiều thân cây bằng cột nhà ngã rạp chồng chéo lên nhau làm miệng hầm càng thêm kín. Quan sát hồi lâu không thấy biểu hiện gì còn Mỹ, tôi quyết định đi tìm bắt liên lạc với các hầm của anh chị em.

Lúc còn rừng dù đêm tối không cần đèn pin tôi có thể mò mẫm đến tất cả các hầm vì con đường đi đã quá quen thuộc. Bây giờ nhìn đâu cũng thấy trời đất mông mênh. Không định được hướng, không còn đường đi, không biết đúng vị trí từng hầm chỗ nào, đi tìm vậy. Tôi xác định vật chuẩn, đánh dấu hầm chúng tôi đang ở, tôi chui qua cây đổ, không nghĩ đến chuyện quay lại hầm báo với anh Năm Lê và lấy vũ khí phòng thân. Tôi thật ngốc nghếch hớ hênh bởi tính chủ quan của mình. Được vài bước đã thấy Trọng đứng sau lưng đòi theo. Cậu ta cũng không mang súng. Tôi không nghĩ đến chuyện này. Đây là bài học đắt giá suýt nữa mang tai họa.

Tôi mặc chiếc quần bằng vải Pô-lít-te màu cỏ úa, áo ka ki vàng. Trọng mặc bộ đồng phục cùng loại vải như áo tôi. Hai chúng tôi đi theo con đường dầm dập do bánh xích xe tăng hoặc xe ủi chạy qua lại nhiều lần. Cách khỏi miệng hầm chừng 30 mét, tôi nghe có bước chân người phía trước dẫm lên các cành cây răng rắc. Sát phía trước mặt tôi là tàn cây rậm bị ủi ngã nhưng còn cao quá đầu nên không nhìn được ai đó đi ngược về phía tôi. Chúng tôi đứng nguyên tại chỗ im lặng nghe ngóng. Đến khi những bước chân đến gần, tôi liếc nhìn chếch trái bên kia tàn cây kêu thầm: “Ôi chao! Mỹ”. Tôi đập khẽ lên vai Trọng nói thầm vào tai anh: “Mỹ, ngồi xuống”. Chúng tôi nép bên này tàn cây, bên kia một đoàn lính Mỹ. Cách nhau chỉ năm sải chân. Tôi nhìn rõ từng tên từ đầu đến chân. Tên nào cũng chiếc mũ sắc sùm sụp trên đầu, vai đeo ba lô to tướng cồng kềnh nặng chịch. Không tên nào súng cầm tay mà đều gác lên ba lô. Đầu cúi, mắt nhìn xuống để tránh va vấp bởi quá nhiều thân cây la liệt ngổn ngang. Cứ thế từng tên một lần lượt đi qua trước mắt tôi một cách uể oải mệt nhọc. Có lẽ suốt ngày và cả những ngày trước chúng phải phơi mình ngoài nắng cảnh giới cho đoàn xe ủi, hoặc lùng sục truy tìm căn cứ Việt Cộng. Đáng lẽ giờ này chúng được nghỉ ngơi tắm rửa ăn xong bữa chiều. Còn bây giờ phải lận đận nơi đồng không mông quạnh với sứ mệnh nhọc nhằn: Đi phục kích đêm. Toán lính này vừa chẵn 12 tên. “Không phải chừng ấy - tôi nghĩ - chúng có thể nhiều hơn rãi phục nhiều nơi”. Tôi tự trách mình hành động vội vàng. Việc này đã dự liệu trước. Trong và sau khi ủi, Mỹ thường ém biệt kích, trinh sát để bí mật theo dõi hành động ta, tìm địa đạo, hầm bí mật, kho tàng. Đã biết trước mà vẫn bị sa bẫy. Tôi sao mà ngu ngơ đần độn thế. Có điều hai chúng tôi may mắn được tán cây che khuất bọn Mỹ không trông thấy. Lại có sự ngẫu nhiên kỳ lạ, chúng tôi chạm mặt bọn chúng đúng lúc có tàn cây bên cạnh. Cũng đúng lúc bọn Mỹ chẳng hào hứng gì đang mệt mỏi uể oải không chút cảnh giác, lại lúc màn đêm sắp buông.

Toán Mỹ vừa qua khỏi, tôi quay nhìn về phía miệng hầm nơi bọn Mỹ đang tiến đến. Trời đất! Tôi không còn tự chủ mặc dù trước đây vài phút tôi rất bình tĩnh, không chút hoảng hốt khi nép gần sát bên những bước chân bọn Mỹ. Thế mà bây giờ trái tim tôi muốn thoát ra khỏi lồng ngực. Ôi! Anh Năm Lê đang ngồi trên miệng hầm. Lưng quay về bọn Mỹ đang đi tới cách không xa. Anh vẫn thường mặc bộ đồng phục màu rêu, đầu đội chiếc mũ mềm may bằng thứ vải loan lỗ của biệt kích Mỹ. Anh ngồi quay mặt về hướng mặt trời lặn, hình như để thưởng thức cảnh chiều tà trong khoảng đất trời bao la mênh mông ít khi được dịp.

Tên Mỹ đi đầu phát hiện ra anh. Hắn hét to một tiếng biểu lộ sự kinh hãi tột điểm. Tôi nhìn thấy rõ hắn hai tay không phải chụp vội khẩu súng đang gác trên ba lô, mà giơ cao lên trời chới với như kêu cứu. Chắc hắn quá kinh ngạc và hoảng sợ khi thấy một bóng người bỗng nhiên lù lù hiện trước mắt hắn lúc trời nhá nhem tối.

Nhờ tiếng la hoảng của tên Mỹ, anh Năm Lê giật mình quay lại. Anh nhìn thấy bọn Mỹ quá gần đang ngã rạp xuống đất. Phần vì quá bất ngờ, phần vướng cành lá dưới chân, khi bọn Mỹ hạ súng cầm tay đã đủ thời gian cho anh Năm Lê biến nhanh xuống lòng đất. Hú vía! Tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng lồng ngực vẫn chưa thôi những hồi trống loạn xạ.

Bọn Mỹ không bắn. Chúng nằm im. Lúc này trời tối hẳn. Trọng thì thầm bên tai tôi: “Nguy quá anh Mười, anh em mình giờ tiến thoái lưỡng nan. Bọn Mỹ phát hiện anh Năm giờ chúng nằm phục không xa miệng hầm. Hầm các anh chị khác lúc trời còn sáng không xác định được vị trí, bây giờ tối thui biết đâu mà lần. Không lẽ ta ngồi đây đến sáng mai chờ bọn Mỹ đến tóm”. “Không - tôi trả lời - nhất định không”. Tuy thế trong bụng tôi đánh lô tô về vấn đề này. Nếu lủi dưới lớp cây nằm im chờ cho Mỹ rút. Chắc còn lâu. Nó đã nghi ngờ có bóng dáng người của ta ở đây, ngày mai nhất định chúng sẽ đưa xe ủi quay lại dọn sạch lõm này tìm hầm bí mật, địa đạo... mình chạy đâu cho thoát. Đêm nay bằng mọi giá phải trở lại hầm. Mỹ bất thần phát hiện anh Năm, trong nháy mắt biến mất làm chúng bấn loạn tinh thần. Nếu đúng là đối phương chúng lo giữ mạng sống. Ta sợ nó một. Nó sợ ta mười. Cũng có thể chúng cho tên đi đầu quáng mắt nhìn gà hóa cuốc. Chúng không đến chỗ phát hiện để lục soát chứng tỏ chúng ngán ngại. Không những chúng mai phục đêm nay mà còn vài ba ngày nữa. Tính tới tính lui, tôi quyết định dù gì cũng phải trở về hầm cũ tuy Mỹ phục cách miệng hầm chỉ mươi mét. Cự ly rất gần, nhưng cây lá chồng chéo ngổn ngang sẽ che khuất tầm nhìn của chúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #105 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:07:04 am »

Nếu không có Trọng, chuyện mò về hầm đối với tôi không khó khăn. Tôi vốn chiến sĩ đặc công thời đánh Pháp đã từng nhiều lần đưa phân đội của mình dấu mình tiếp cận ém sát tường thành của địch sau khi chui quá nhiều tầng lớp dây thép gai, mìn tự động, đánh những cú như trời giáng làm giặc Pháp không kịp trở tay. Nhưng Trọng chưa một giờ được huấn luyện kỹ thuật tiềm nhập. Điều quan trọng bậc nhất trường hợp này không được sơ suất gây nên tiếng động. Mỹ sẽ không bắn nếu không bị tấn công trước. Chúng cố giữ bí mật hành động để dò xét theo dõi hành động của ta sau khi rừng bị ủi...

Tôi bảo Trọng kiên nhẫn ngồi đây đến khuya chờ bọn Mỹ mõi mệt thiếp đi, tôi có cách hướng dẫn đưa Trọng về hầm. Chúng tôi đang ở hướng đông sau lưng bọn My. Sẽ đi một đường chếch xuống nam tránh xa một chút. Từ nam chuyển lên bắc về nơi miệng hầm. Độ dài con đường thành hai cạnh của hình tam giác khoảng 100 mét. Nếu khoảng 11 giờ khuya bắt đầu hành động đến 4 giờ sáng chúng tôi có 5 tiếng đồng hồ. Năm giờ cho 100 mét đường. Tôi huấn luyện lý thuyết tại chỗ cho Trọng cách vận động bằng mười ngón tay và mười ngón chân. Đi trong tư thế ngồi xổm. Không phải để dò mìn mà giảm đến mức thấp nhất gây ra tiếng động. Nếu chiến sĩ đặc công tiềm nhập vào cứ điểm địch phải vượt qua các bãi chướng ngại như rào dây thép gai nhiều lớp, nhiều tầng, nhiều kiểu loại, chông mìn đã khó, ở đây phải vượt qua bãi chướng ngại toàn cây rừng mới bị ủi ngổn ngang chồng chéo cây nhánh làm sao tránh gây tiếng động?

Làn ranh giữa sự sống và cái chết lúc này rất mong manh buộc chúng tôi tập trung tinh thần cao độ cho mỗi cái nhấc tay chuyển chân. Trọng tiếp thu nhanh làm đúng điều tôi dặn.

Chúng tôi thành công, về đến vị trí nơi tôi đã đánh dấu và chọn vật chuẩn không phát ra tiếng động nhỏ nào để bọn Mỹ nghi ngờ. Kim đồng hồ dạ quang chỉ 4 giờ sáng.

Bọn Mỹ vẫn nằm đó cách chúng tôi mười mét im lặng nhẫn nhục chịu đựng với bầy muỗi đói. Không hiểu chúng đang nghĩ gì với “bóng ma” Việt Cộng khi chiều, hay thấp thỏm lo âu sợ bị một trận tập kích bởi những “bóng ma” bất thần từ dưới đất hiện lên.

Một nỗi lo khác phát sinh làm tôi có phần bấn loạn tinh thần, không rõ cụ thể miệng hầm ở đâu? Hai bàn tay tôi thận trọng rà sát mặt đất chung quanh chỗ ngồi nhưng không tìm được cọng thép để nâng nắp hầm lên. Kim dạ quang chiếc đồng hồ đeo tay chỉ quá 4 giờ. Nhìn lên trời sao mai lên cao. Nếu trời sáng mà không xuống được hầm hai đứa tôi trở thành miếng mồi ngon cho Mỹ. Chết chứ không đời nào để chúng bắt sống. Bài học “Vũ khí bất ly thân” đã mấy mươi năm làm chiến sĩ đến nay vẫn chưa thuộc. Giá trong tay có súng phải cho năm ba đứa về nước Chúa rồi hy sinh cũng đành. Đàng này hai đứa đểu tay không. Tôi nói với Trọng: “Gặp trường hợp xấu nhất thì... chạy cho chúng bắn, nhất định không để bị bắt”. Trọng đồng ý thầm thì động viên lại tôi: “Anh Mười rà kỹ một lần nữa đi, nhất định tìm được mà”.

May sao, tôi quay sang nói thầm vào tai Trọng: “Có rồi”. Không ngờ tôi ngồi ngay trên nắp hầm mà không biết. Khi tôi rà sát hai gót chân đụng phải cọng thép. Tôi mừng như chết đi sống lại. Nỗi mừng không gì sánh bằng. Tôi trút ra khỏi đầu bao nỗi lo âu, thấy người nhẹ tênh. Tôi hít một hơi dài đưa không khí mát mẻ trong lành của bình minh vào tràn đầy phổi. Ôi sảng khoái và hạnh phúc vô cùng!

Tôi cho Trọng xuống trước liên lạc với anh Năm Lê. Tôi nán lại ngụy trang thật kỹ nắp hầm. Tin chắc không điều gì sơ suất, tôi “bai bai” bọn Mỹ vẫn im lặng nằm đó, tụt xuống nhẹ nhàng đậy nắp lại.

Lúc này tôi mới thấy người mệt mỏi rã rời. Tôi vốn căng thẳng trong suốt mấy ngày, đặc biệt chiều và đêm qua. Nó như sợi dây đàn vặn căn hết cỡ giờ được thả lỏng chùng hẳn xuống. Tôi rũ người tựa lưng vào vách thiếp đi.

Trọng lay tôi dậy. Anh ngồi bên thầm thì trong ánh sáng chập chờn lay động của cây đèn sáp hắt bóng hai chúng tôi lên vách hầm. Trọng nói: “Em bò suốt tầng một tầng hai qua giáp miệng hầm bên kia không thấy ông Năm đâu? Không hiểu ông biến đàng nào.

7 giờ sáng.

Tôi áp sát tai vào vách hầm nghe ngóng. Bên trên vọng xuống nhiều tiếng động. Hình như bọn Mỹ bắt đầu cuộc lục tìm dấu vết của “bóng ma” chiều qua hiện lên rồi vụt biến mất.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #106 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:09:52 am »

Tôi bảo Trọng mang mọi thứ tụt xuống tầng hai rồi chui lên tầng một phía bên kia. Ở đây Mỹ tìm được miệng hầm nguy lắm.

Tôi thận trọng gài một quả mìn nặng 300 gam ngay miệng hầm tầng một xuống tầng hai. Tên Mỹ nào có gan mò xuống đây sẽ được lên thiên đàng. Mìn nổ đất đá bung ra sẽ lắp kín nắp đậy. Có trời mới phát hiện chúng tôi ở sâu 5 mét trong lòng đất. Ở tầng hai tôi bắt gặp một hộp thịt 450 gam, một can nhựa đựng 4 lít nước anh Năm Lê để lại. Tôi nói với Trọng: “Đêm qua anh Năm Lê chuồn qua đầu hầm bên kia chắc bắt liên lạc được với anh em cơ yếu. Anh đang trú ngụ bên ấy. Bọn Mỹ sẽ tiếp tục lùng sục tìm ít ra vài ba hôm. Chúng không dễ gì bỏ qua cuộc săn lùng thú vị này. Số lương ăn nước uống ít ỏi ta phải tằn tiện. Chừng ấy thứ cần nuôi sống anh em mình cho được 4 hôm”. Chúng tôi thỏa thuận mỗi bữa mỗi đứa chỉ ăn một cục thịt bằng ngón chân cái. Mỗi ngày uống năm bảy hớp nước cầm hơi. Có thế mới “kháng chiến trường kỳ ” với quân Mỹ ở đây và chiến thắng chúng. Ngay sau đó tôi chuyển qua miệng cuối đường hầm. Áp sát tai nghe ngóng hồi lâu thấy bên trên yên tĩnh, tôi thận trọng nâng nắp hầm từng phân một dịch sang trái một chút. Làn gió từ trên tỏa xuống mát rượi. Tôi nhìn lên thấy tàn cây rậm rịt phủ trên miệng hầm. Tôi rất mừng. Lạy trời phù hộ chúng tôi. Ngẫu nhiên bọn Mỹ vô tình ủi cây ngã, tàn cây trùm lên càng làm miệng hầm thêm kín đáo. Tôi yên chí chuyển hẳn nắp hầm sang bên ló đầu quan sát. Té ra đây là tàn của cây cầy cổ thụ bị Mỹ dùng mìn dây cắt đứt ngang. Cây gãy ngã về hướng miệng hầm chúng tôi. Miệng hầm bên kia cách chúng tôi 150 mét, một toán đông lính Mỹ vài mươi tên cùng mấy xe ủi đang cào dọn cây đỗ cố tìm cho được lối đi xuống địa đạo nơi chiều tối hôm qua có bóng người xuất hiện.

Ngay đêm ấy vào lúc 9 giờ tôi lại thò đầu quan sát may ra bắt liên lạc với anh chị em cơ yếu. Tàn cây cổ thụ phủ trùm, trời đã tối càng thêm tối. Mắt tôi không trông thấy được gì ngoài những nhánh cây cầy to tướng ở hai bên và trên đầu. Giá như lúc yên tĩnh mắc võng nơi những nhánh cây này đung đưa không gì tuyệt bằng. Nhưng lúc này không cho phép tôi mơ mộng Thực tế lôi tôi trở về với cái tiếng rè rè đều đều kế cận bên phải tôi. Rất gần, chỉ cần một cây sào dài hai sải tay chọc thủng lớp cành lá là đến chỗ ấy. Tôi sực nhớ ra đây là tiếng pin sôi của máy truyền tin PRC 25 - tôi hỏi thầm Mỹ sao lại mò đến đây và tự trả lời: - Đi phục kích đêm. Tôi tập trung tinh lực nhìn vào chỗ ấy nhưng không nhận ra vật gì. Tôi rất bình tĩnh, không hoang mang lo sợ khi quân thù đang sát nách, ngược lại thấy vui vui của trò chơi ú tim giữa chúng tôi với bọn Mỹ. Tôi dựa vào cái hầm và đoạn địa đạo vững chắc, vào tàn cây cổ thụ rậm kín và bóng đêm, tôi thách thức thầm lặng với chúng: một kẻ lẩn trốn và một bọn săn tìm. Con mồi bất đắc dĩ đang kế cận bên bọn thợ săn ngu đần. Có điều đáng nể với chúng là tuyệt đối im lặng. Chúng không gây ra một tiếng động nào, không một lời nói, không mùi thuốc lá thơm kể cả mùi dầu xoa chống muỗi (các trinh sát ta thường phát hiện được biệt kích Mỹ phục kích nhờ ngửi thấy các mùi này).

Có tiếng nói trong máy vọng ra. Câu trả lời của tên lính thông tin khe khẽ đáp lại. Hắn nói ngắn gọn bằng năm bảy từ Mỹ. Lúc này tôi có cảm giác thò hết cánh tay là chạm phải hắn. Máy lúc nào cũng đi kèm với chỉ huy. Chỉ huy của chúng ở đây, chắc chắn lính chúng rải khắp vùng. “Trò chơi thú vị thật - Tính kiêu hãnh của tôi một thoáng ló mòi - thằng nào bỏ cuộc thằng đó thua Mỹ ạ! Dù gì bọn ông không thể rời nơi đây”.

Suốt 4 ngày, ban đêm rải quân phục kích thăm dò nghe ngóng, chụp bắt người của ta lỡ sa bẫy của chúng. Ban ngày dùng xe chuyên dùng để gạt, húc, ủi cả một khu đất bằng nửa sân bóng đá trở thành cái sân sạch bong không còn cành cây nhánh lá nào. Mỹ vẫn không tìm ra dấu vết miệng hầm

Mỹ thua cuộc rút đi, không còn giở trò bí mật ém phục. Chúng tôi xem xét lại rất lấy làm lạ không hiểu sao hàng chục chiếc hầm ngủ của các anh chị em không bị Mỹ phát hiện. Những hầm ngủ này rải rác gần kề bên khu đấy Mỹ ủi trắng. Nếu chúng dọn, gạt rộng ra vài ba mét sẽ chạm phải một số hầm. Riêng miệng hầm địa đạo của tôi đang trú, nơi Mỹ phát hiện anh Năm Lê, cả bếp và giếng nước chỉ cách rìa ủi của chúng vừa vặn hai bước chân. Cây cối chúng đẩy dạt ra bốn bên càng che lấp làm kín thêm những công trình này.

Sau cuộc thoát hiểm lần này anh chị em lại kháo với nhau: “Bọn Mỹ chừng ấy cặp mắt sáng mà như mù . Hay “những ai đó” phù hộ chúng tôi biến cả lũ chúng thành những tên mù bất lực. “Những ai đó” các cô gái trong cơ quan tin là vong linh các liệt sĩ, gần hơn là vong linh của Vĩnh tiểu đội trưởng vệ binh, của Hưng y tá và của em Lũy liên lạc. Chúng tôi cũng tin như thế!

Chúng tôi tiếp tục trụ, sống và làm việc tại căn cứ này suốt nhiều tháng sau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #107 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:10:46 am »

18

MẨU CHUYỆN VỀ NGƯỜI ANH HÙNG
VÀ ÔNG CẢNH SÁT QUẬN TRƯỞNG SÀI GÒN

Ông ba Kiên tên thật Nguyễn Văn Lực, quê Hà Tĩnh. Cũng như ông Năm Dũng, cái tên Kiên là do Bác Hồ đặt khi ông từ giã quê hương vào Nam chiến đấu. Ông lấy thứ ba theo kiểu xưng hô Nam Bộ. Anh em gọi ông Ba Kiên. Ông về nhận chức phó Tư lệnh Phân khu 1 khi chuẩn bị chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Có một giai thoại về ông.

Trong hàng ngũ địch không ít tình báo viên của ta chui lòn và leo cao trong số công chức cao cấp, sĩ quan quân đội, cảnh sát ngụy... Trong số đó có một người mang hàm Trung tá quận Trưởng cảnh sát quận 10 của đô thành Sài Gòn. Anh còn là dân biểu nghị viện ngụy. Uy thế anh khá lớn không những trong ngạch cảnh sát, cả trong quân đội và các cơ quan thuộc ngành lập pháp hành pháp ngụy quyền.

Để nắm chắc hiểu rõ cụ thể chính xác một số mục tiêu chủ yếu nằm sâu trong nội thành. Cán bộ chỉ huy của ta không chỉ nghe các bản tin tình báo từ những cơ sở mật bên trong gửi ra, mà đích thân tự mình kiểm tra lại.

Có hai người mạo hiểm làm việc này. Đó là đồng chí Nguyễn Thế Truyện nguyên Sư đoàn trưởng sư đoàn 5. Sau khi trực tiếp chỉ đạo trung đoàn 88 trong chiến dịch Phước Bình — Phước Quả, đặc biệt với tiểu đoàn 7 chúng tôi tiêu diệt gọn tiểu đòan 31 biệt động quân ngụy, ông được Bộ Tư lệnh Miền điều động về làm Tham mưu trưởng phụ trách chỉ huy tiền phương chiến dịch.

Người đi cùng với ông Truyện có Ba Kiên phó Tư lệnh Phân khu 1. Phân khu là địa bàn xung yếu nằm trên hướng tấn công chủ yếu của chiến dịch.

Chuyến đi của hai ông được phù phép với những giấy tờ tùy thân “chính hiệu”. Dĩ nhiên phải được hỗ trợ tiếp tay của những tình báo viên chuyên nghiệp nằm vùng có thế có thần và cao tay ấn. Một trong những người đó là ngài quận trưởng cảnh sát, dân biểu nghị viện Sài Gòn.

Trong chiếc xe du lịch đời mới sang trọng lúc bấy giờ, ngồi sau tay lái là một vị chức sắc của chính quyền bệ vệ trong trang phục cảnh sát gắn quân hàm trung tá. Đầu xe lá cờ dân biểu, biểu thị cơ quan lập pháp của nhà nước Sài Gòn được quyền dong ruổi đó đây miễn trừ mọi cuộc tra xét. Ghế sau của chiếc ôtô có hai vị khách bình thản ngắm cảnh phố xá Sài Gòn. Đó là ông Năm Truyện và ông Ba Kiên. Hai ông được nhà tình báo đưa thẳng vào và chạy vòng vòng trong sân bay Tân Sơn Nhất và cả khuôn viên Bộ Tổng tham mưu, chạy trên những con đường ngang dọc quanh đài phát thanh và đại sứ quán Mỹ.

Sau những chuyến “du ngoạn tham quan thủ đô”, hai ông được về nghỉ ngơi trong tư dinh của ngài trung tá dân biểu gần ngã tư Chợ Cá Trần Quốc Toản - Nguyễn Tri Phương quận 10.

Cuối năm 1969 sau buổi báo cáo tình hình với Bộ Chỉ huy ở chiến khu Thanh An, lúc rảnh rỗi tôi gợi chuyện với ông Ba Kiên trong chuyên “công du” Sài Gòn. Ông cười hà hà với giọng Hà Tĩnh nặng trịch xen pha đôi tiếng địa phương Nam Bộ, ông nói:

- Mày biết lúc đó tao đã trên năm mươi, râu tóc bạc sớm phải dưỡng trước đó cả tháng không cắt không cạo trông bờm xờm như con ngựa kim. Tao là nông dân thứ thiệt lại càng phải làm ra lão nhà quê chính cống, chứ ông Năm Truyện bảo tao mấy năm sống ở Hà Nội có phần lai. Hàm răng vốn “vô kỷ luật” chẳng ngay hàng thẳng lối, tao phải làm nó đen xỉn thêm. Chỉ cần mặc bộ đồ bà ba màu cháo lòng, đội cái nón cối của mấy thầy cai tổng, tao trở thành bác nông dân chính hiệu. Lão nhà quê già này từ Hà Tĩnh vào làm phu đồn điền cao su, bây giờ cuốc rẫy tận miệt Bình Tuy vào Sài Gòn thăm cháu bên vợ đang làm quận trưởng cảnh sát. Đó là “bài ca” của tao nếu có thằng nào nhận xét... lý lịch. Ổng ngừng nói rít một hơi thuốc dài. Tôi nhìn ông, quả thật dáng người ông không cần cải trang đã là một bác nhà quê chính cống, ông xuất thân bần nông, bỏ cuốc bỏ cày đi làm cách mạng. Dân tộc Đất nước từng đổi đời chứ bản chất và vóc hình ông vốn “bọ mạ sinh ra răng đến giờ cũng vẫn rứa”. Ông nói tiếp:

- Tao thấy chạy ôtô lòng vòng hoài đâm chán. Đã hoàn thành điều nghiên các mục tiêu, tao nghĩ cách cuốc bộ dạo phố để mắt thấy tai nghe dân tình thế nào. Vẫn bộ đồ cháo lòng, tao mặc thêm bên ngoài chiếc áo the đen dài, chân đi đôi dép lết, thay cho cái nón cối trắng bạc màu, tao đội chiếc khăn xếp đen, đeo kính râm, nách cặp chiếc dù mốc thếch, chỉ thiếu cái... mu rùa là tao thành ông thầy bói chính hiệu. Tao đi lạc lung tung, bạo gan đến hỏi thăm cảnh sát đường nào đến sân bóng đá. Tên cảnh sát hỏi:

- Bố ở quê mới lên à?

- Phải đó thầy. Tôi ở Bình Tuy vào tìm thằng cháu cũng làm lính như thầy.

Vì sao tao tìm đến sân bóng đá? Đến đó tao xác định được đường về nhà. Vả lại nghe thiên hạ đồn ở đây có sân bóng đẹp. Có hai đội nổi tiếng đá tranh giải gì đó, tao nổi tính hiếu kỳ muốn đi xem cho biết. Đến nơi mua ve, lập cập lần dò mấy bậc thang tìm chỗ ngồi. Tới nơi đông ai cũng bảo nhường chỗ ngồi cho bố già. “Bô đã già nhưng thích thể thao quý lắm”.

Tối về, ông Năm Truyện nhìn thấy bộ dạng tao, ông cười tít mắt quên mất chuyện phê tao sao mạo hiểm là liều, ông ấy vốn vui tính mà!

Thế mà sau khi Mỹ rút quân khỏi chiến trường Sài Gòn - Gia Định, ông hy sinh chỉ vì một chút bất cẩn vướng phải mìn gài bên rìa căn cứ thuộc xã An Nhơn Tây (Củ Chi).

Trước đỏ ít lâu có tin Bộ Tư lệnh Miền điện xuống thăm dò về thành tích chiến đấu và công tác của ông có thể phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang lần thứ hai không? Vì ông đã được tuyên dương anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #108 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:11:07 am »

*
*   *

Nói về ông quận trưởng cảnh sát quận 10 của chính quyền Sài Gòn, lâu ngày chày tháng tôi quên mất tên ông. Vả lại hai chúng tôi mới gặp nhau một lần, hàn thuyên đôi câu chuyện trong vài mươi phút. Tôi không phải người chuyên viết về những nhân vật tiêu biểu nên không để tâm sưu tầm tư liệu về ông.

Năm 1982 tôi đang chiến đấu ở chiến trường Campuchia mắc bệnh đưa về điều trị ở Quân y viện 175 (Gò Vấp). Nghe mấy anh em y tá xầm xì có nhà tình báo của ta hoạt động trong lòng địch thời kỳ chống Mỹ vừa vào viện. Ông ấy mới từ Hà Nội về vào chữa bệnh cùng lúc với tôi. Điều lạ là ông ta những hai vợ. Cứ buổi sáng mỗi ngày một bà khá trẻ so với tuổi ông vào thăm nuôi. Buổi chiều một bà khác trẻ hơn nhiều và đẹp hơn bà buổi sáng, thoáng trông như một tiểu thư lại đến với ông. Một cán bộ quân đội công khai có hai vợ là điều khó được ai chấp nhận.

Vì tò mò lại thích nghe chuyện ly kỳ trong nghề tình báo, tôi lân la tìm cách làm quen với ông. Bệnh nhân như nhau cùng là cán bộ quân đội, chúng tôi dễ kết thân. Vóc người ông tầm thước, sáng nước da, tuổi đã 55 nhưng tóc chưa một sợi bạc. Trông ông còn trẻ trung nhanh nhẹn, ông quê Long An. Ông tránh né không muốn nói những công việc liên quan đến nghiệp vụ điệp viên của mình. Âu cũng là chuyện thường tình của những nhà tình báo kín tiếng. Đề cập đến vợ con, chuyện sờ sờ trước mắt mọi người, ông không có gì giấu giếm. Ông nói: “Vướng vào nghiệp này lắm cái phải vượt cạn. Mình không chỉ hai bà mà là ba đấy. Lấy bà cả từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Hai người bằng tuổi nhau. Hiện nay dưới quê. Bà hai khi chưa giải phóng cũng như bây giờ là hiệu trưởng một trường phổ thông cấp hai ở quận 10. Bà ba (trẻ hơn hai bà kia) là con gái của chủ đồn điền cao su ở Long Khánh. Hiện nay cô ấy thay cha trông coi sở trồng cây công nghiệp này. Ca hai bà dính trước dính sau đều trong thời kỳ chống Mỹ. Suốt thời gian này mình đang hoạt động nội thành. Chuyện hôn nhân thế này có lý do riêng không thể lý giải. Hoàn cảnh nghề nghiệp mà! Hoàn thành nhiệm vụ trong lòng địch buộc mình phải thế khi không có cách nào khác. Chứ mình đâu đa đoan đến mức này. Bây giờ kháng chiến Mỹ thắng lợi, mình hiện nguyên hình chiến sĩ quân Giải phóng từ trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 làm không ít người xôn xao. Bây giờ người ta vỡ lẽ “ngài dân biểu quận trưởng cảnh sát té ra Việt Cộng nằm vùng”. Bà con nhìn mình với cặp mắt đầy tình cảm thân thương nể phục, chứ không phải như ngày xưa đầy ác cảm thù ghét. Đây là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao với mình. Mình đã hoàn thành nhiệm vụ trong đó không ít công sức đóng góp có khi có việc giữ vai trò quyết định lại là hai bà trên này và bà dưới quê... Mình báo cáo xin ý kiến tổ chức, các anh bảo: “Trước thế nào nay thế ấy. Cứ sống sao cho phù hợp”. Dĩ nhiên trường hợp mình cũng như vài anh em khác trong nghề là ngoại lệ cá biệt.

Khi tôi biết ông trong hoạt động kháng chiến ở nội thành là dân biểu hạ viện Quốc hội chính quyền Sài Gòn, quận trưởng cảnh sát quận 10, tôi sực nhớ chuyện hai đồng chí Năm Truyện và Ba Kiên đi “du ngoạn” Sài Gòn chuẩn bị chiến trường cho chiến dịch Tết Mậu Thân, tôi đi thẳng vào vấn đề này với ông. Ông thấy tôi biết chuyện qua hai nhân vật chủ yếu mà ông phục vụ, ông phải công nhận và chỉ tiết lộ những điều không gì khác hơn chuyện ông Ba Kiên kể. Ông nói: “Chưa được phép tổ chức ông chưa thể nói được gì nhiều hơn chuyện này và những chuyện khác với nghiệp tình báo 20 năm của ông trong hàng ngũ địch”. Ông chỉ hé một chi tiết. Để đảm bảo an toàn cho cán bộ chỉ đạo từ ngoài khu thâm nhập nội thành thường đến với ông, ông bỏ tiền mua đứt nhiều căn nhà bao quanh nhà ông, đưa người thân hoặc những cơ sở đáng tin cậy vào ở đấy để che đậy những cặp mắt tò mò, bảo vệ che dấu người của ta.

Tôi hỏi chuyện lương bổng nhà nước cấp cho ông hiện nay thế nào? Ông cho biết: “Vẫn cấp thượng úy như hai mươi năm về trước”.

Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 giữa ta và Pháp được ký kết, bộ đội ta tập kết ra Bắc, ông được bố trí ở lại trở vào vùng địch kiểm soát theo từng bước dẫn dắt của tổ chức. Lúc bấy giờ ông đã là tiểu đoàn phó bộ đội kháng chiến. Ông nói thêm: “Ông vừa từ Hà Nội về. Hiện bộ quốc phòng đang xem xét phong quân hàm chính thức của quân đội nhân dân và khen thưởng tương xứng với công lao thành tích cống hiến của ông. Ông không hề đòi hỏi gì với tổ chức vấn đề này. Về tiền nong ngoài khu gửi vào chu cấp cho ông hoạt động, thường xuyên ông nhận được bằng đôla Mỹ. Số tiền từng năm ông lưu giữ cẩn thận không hề tiêu một đồng. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông mang toàn bộ số đô la tích lũy nhiều năm giao nộp lại tổ chức. Mọi chi phí ông tự túc thông qua những cơ sở do ông xây dựng đóng góp.

Bây giờ từ cái ăn cái mặc và mọi chi dùng của riêng ông đều do bà con các cơ sở cũ. tự nguyện tiếp tục cấp dưỡng. Gia đình mỗi bà xã tự lo. Dĩ nhiên dưới “chiếc đũa thần” điều khiển của ông, một đại gia đình hết sức hòa thuận san sớt cho nhau trong ấm ngoài êm khó mấy ai có được.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #109 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:12:17 am »

19

TÔI TRỞ LẠI “NGHỀ” THAM MƯU.
ĐI THANH TRA VÀ CUỘC HỌP LỊCH SỬ

Sau khi hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết và lệnh ngừng bắn có hiệu lực, tôi đang là Trung đoàn trưởng trung đoàn đặc công 119 được điều động về Bộ tham mưu Miền.

Ngay phút đầu gặp ông Năm Ngà tham mưu trưởng B2, tôi bị ông phê sao về chậm. Tôi điều trần với ông là tôi đi bằng đôi chân và cả cái đầu từ huyện Tân Uyên (Bình Dương), băng qua quốc lộ 13, nhiều chặng đường địch tuần tra phục kích. Tôi đi một thân một mình, tự trinh sát xoi đường, tối nằm chơ vơ trong rừng, mất hai ngày hai đêm mới về đến đây. Ngày tôi ăn một vắt cơm với muối đậu. Tôi đi bằng cái đầu là thế. Từ sáng đến giờ không có cái chi bỏ bụng...

- Vậy mày tạm ăn cái này - Vừa nói ông vừa với tay lấy trong bọc giấy hai đoạn củ mì nướng vỏ bên ngoài cháy đen đưa tôi.

Ông vốn thủ trưởng cũ của tôi thời đánh Pháp ở chiến trường Bình Thuận. Ông quê ở Tây Ninh. Tên thật Nguyễn Minh Châu. Những ngày đầu kháng chiến, mặt trận Thị Nghè (Sài Gòn) vỡ, bộ đội ông lui ra Long Khánh. Mặt trận Long Khánh vỡ, ông rút ra Bình Thuận trụ lại. Ông là Đại đội trưởng đại đội Hoàng Hoa Thám, một trong ba đại đội chủ lực của Bình Thuận những năm 1946 - 1947. Tháng 10 năm 1947 ông làm Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tập trung đầu tiên của Bình Thuận và các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Năm 1949 ông trở thành Trung đoàn phó trung đoàn 812. Tôi lúc đó làm cán bộ cơ yếu, sau chuyển sang làm Trưởng văn phòng ban chỉ huy trung đoàn. Một năm sau tôi trực tiếp chỉ huy một phân đội xung kích. Mỗi lần đơn vị chúng tôi xuất kích mật tập tiêu diệt cứ điểm địch, ông thường theo sát chỉ đạo từ khi chuẩn bị nghiên cứu mục tiêu đến khi nổ súng. Có khi ông trực tiếp chỉ huy tác chiến nếu gặp phải những mục tiêu quan trọng, địch cố thủ trong công sự kiên cố. Mỗi lần đơn vị chúng tôi xuất kích nhằm vào mục tiêu nào, nếu ông có mặt, cán bộ chiến sĩ có niềm tin chắc thắng. Quân Pháp và ngụy quân chúng khuyến cáo nhau nếu giáp trận nghe tiếng kèn của Năm Châu, muốn sống khôn hồn chạy cho lẹ.

Vì vậy đến tận lúc này anh em cán bộ chiến sĩ cũ trung đoàn 812 xem ông như người anh cả, một “công thần” của lực lượng vũ trang Bình Thuận và các tính Cực Nam Trung Bộ.

Tuổi ông hơn tôi con giáp. Nếu không phải chỗ đông người, nhiều lúc ông xưng hô với chúng tôi bằng “mày - tao” rất thân tình như người anh với đàn em. Đến lúc về già ông vẫn thế.

Năm 1952 - 1953 ông được điều ra liên khu 5 làm Trung đoàn trưởng trung đoàn 96 chủ lực của liên khu. Ông chỉ huy đơn vị tiêu diệt GM 100, binh đoàn thiện chiến của Pháp vừa ở chiến trường Triều Tiên về tại Buôn Ma Thuột làm chấn động dư luận Đông Dương và cả nước Pháp.

Ông tập kết ra Bắc, sau được lệnh trở về Nam làm tư lệnh quân khu 6 (T6) chiến trường quen thuộc và là quê vợ của ông (xã Tân Thuận huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận).

Sau chiến dịch Tết Mậu Thân ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Miền.

Ông nói: “Để tuân thủ đúng hiệp định Paris về Việt Nam, hoạt động tác chiến bây giờ tạm thay bằng đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao. Mày thích đánh giặc nhưng chưa phải lúc tiếp tục dụng võ. Anh điều mày về phòng tác chiến để vừa làm vừa học công tác tham mưu. Muốn thành người chỉ huy giỏi trước hết phải là cán bộ tham mưu giỏi. Lúc này có điều kiện tốt nhất cho đồng chí làm điều đó”. Ông lấy bịch thuốc rê vê thành điếu châm lửa hút (ông nghiện thuốc lá nặng. Những năm cuối đời ông bỏ hẳn).

Động viên tôi yên tâm với nhiệm vụ mới, ông tiếp: “Tao được điều về Bộ tham mưu lúc đầu lắm cái bỡ ngỡ. Được giúp đỡ chỉ dạy các anh trên, tao thấy mình trưởng thành. Lúc làm tư lệnh T6 tầm mắt chỉ bó hẹp phạm vi 3 tỉnh giống như bơi lội trong cái hồ nhỏ. Bây giờ công tác ở đây với cương vị mới, tầm nhìn bao quát trải rộng khắp 5 quân khu, các sư đoàn chủ lực, các đơn vị binh chủng... Mày cũng phải ra sông mà bơi để học tập rèn luyện kỹ năng chuẩn bị vượt ra biển cả, chứ lay hoay trong cái ao cấp trung đoàn, cấp tỉnh làm sao vươn lên được. Nên làm theo anh. Không đâu có điều kiện luyện tập kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm bằng công tác ở phòng tác chiến”.

Những điều ông nói làm như có cái gì bịt mồm tôi lại. Trên đường đến gặp, tôi sẽ kỳ kèo đòi ông tha cho để trở lại trung đoàn. Bây giờ tôi chỉ cúi đầu nghe ông chỉ dạy.

Tôi trở thành cán bộ nghiên cứu tổng kết tình hình chung toàn Miền về các mặt hoạt động tác chiến của 3 thứ quân, xây dựng huấn luyện bộ đội, phong trào du kích chiến tranh, đấu tranh chính trị của quần chúng...

Mất nửa tháng tập sự làm quen nghiệp vụ mới, tôi bắt kịp nhịp hòa mạng vào guồng máy chuyên môn của cơ quan tác chiến, cơ quan trung tâm của Bộ tham mưu Miền. Các đồng chí ở đây đều cán bộ trung cao cấp. Hầu hết tập kết miền Bắc về, thông thạo và nhiều kinh nghiệm công tác.

Càng đi sâu công việc, tôi càng thấm thía những điều chỉ dạy của đồng chí Năm Ngà.

Một năm công tác, tôi thấy mình lớn lên, cứng cáp hơn. Ví như trước đây tôi chỉ quanh quẩn trong sân nhà. Bây giờ tôi như ra giữa cánh đồng bao la, thấy cả vùng trời mênh mông lộng gió...

Tôi được đồng nghiệp nhiệt tình hợp tác giúp đỡ, cấp trên tín nhiệm tin cậy.

Hàng tháng tôi vác bảng đồ đi báo cáo tình hình chung toàn Miền cho Thủ trưởng Bộ Tham mưu, Quân ủy và Bộ tư lệnh Miền. Sau đó chạy xe suốt nửa ngày đường đến báo cáo với ban nghiên cứu Trung ương Cục. Xong, cô gọn điện báo ra Hà Nội.

Điều tôi tốn hao nhiều công sức, vận dụng bộ óc đến cùng kiệt để suy nghĩ tính toán cân nhắc trong đánh giá nhận định tình hình, rút ra những vấn đề mấu chốt nổi bật về âm mưu địch, về hoạt động ta. Những ưu, nhược điểm, khuyết điểm chung và riêng từng chiến trường. Xác định nguyên nhân và đề xuất hướng, biện pháp giải quyết để lãnh đạo quyết định.

Tôi chỉ là cán bộ cấp trung đoàn, nhưng phải làm công việc có tầm nhìn bao quát cả chiến trường B2. Thật vượt quá xa trình độ khả năng tôi. Tôi nhớ lời dạy của ông Năm Ngà: đây là điều kiện để tôi rèn luyện kỹ năng, nên tôi cố sức làm, càng làm càng đạt hiệu quả tốt hơn. Mỗi tháng, mỗi quý làm xong công việc, tôi lăn ra ốm ít nhất 3 ngày vì suy nhược mệt mỏi. Tôi được chăm sóc bồi dưỡng, thuốc men đầy đủ, nên phục hồi sức nhanh, tiếp tục phấn đấu vươn lên.

Công việc của tôi không chỉ theo dõi tổng kết tình hình còn thường xuyên phải làm việc bên cạnh tham mưu trưởng Năm Ngà và tham mưu phó Bảy Hiền (Lê Ngọc Hiền) để soạn thảo các chỉ thị, các văn bản khác trình lên Tư lệnh ký. Thỉnh thoảng tôi được giao vài công việc đột xuất như đi kiểm tra đôn đốc, chuyển đạt ý kiến của Tư lệnh B2 hoặc Bộ tham mưu cho vài quân khu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM