Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:02:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoa lửa đường về  (Đọc 6547 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 07:59:01 am »

Trước khi xuất phát tôi đến kiểm tra tiểu đoàn ở Bưng Cồng có 365 tay súng. Bây giờ chỉ còn 200. Hai trăm con người vật vờ như cái bóng do thiếu ăn mất ngủ, tinh thần căng thẳng tột độ, suốt ngày lăn lộn trong mưa bom bão đạn... Hai đồng chí tiểu đoàn trưởng lần lượt được bổ sung mà cũng lần lượt ra đi vĩnh viễn. Người cuối cùng cũng không trụ lại. Anh Thạch chính trị viên trước đây trong ban chỉ huy với tôi ở tiểu đoàn 7 được bổ nhiệm phó chủ nhiệm chính trị khi tôi chuyển về ban tham mưu ít lâu. Anh được phái tăng cường cho tiểu đoàn 9 đã ngã xuống cùng chính trị viên tiểu đoàn để lại một vợ hai con nơi đất Hà Tây quê lụa!

Hôm sau trời vừa nhập nhoạng tối tôi được lệnh đến thủ trưởng trung đoàn. Không rõ mấy vị từ đâu lại hiện đủ nơi bờ rạch cạnh cái hầm nổi tôi bị quả bom dù suýt mất mạng. Trung đoàn trưởng chỉ thị cho tôi đưa toàn trung đoàn lui về căn cứ Bưng Cồng(1). Chỉ huy trung đoàn cùng cơ quan đoàn bộ tách hành quân riêng không đi trong đội hình trung đoàn. Mỹ hiện nay chốt đóng gần rạch Láng The. Một chốt ngoài bến vượt Cây Đa. Như thế chúng khóa chặt hai trục đường buộc chúng tôi phải lui trên hướng đó. Tình hình cụ thể các anh không cho biết. Chỉ ra lệnh tôi phải tự xoi đường đưa trung đoàn thoát khỏi khu vực này trong đêm nay.

Các anh có thể không phán đoán ý đồ địch, hoặc đoán và được thông báo của cấp trên nhưng lý do gì đó không phổ biến cho tôi và đơn vị. Nhưng tôi tự suy đoán tìm hiểu riêng cho mình:

- Mỹ đã đến lúc thực hiện những gì tôi và đồng chí tiểu đoàn trưởng ở trung đoàn 2 sư đoàn 9 đã trao đổi khi tôi đến nhận bàn giao địa bàn và chuẩn bị đưa trung đoàn 88 vào thay phiên. Hôm đó là đêm mùng bảy Tết tại Tân Thạnh Tây.

Từ lúc quân ta thâm nhập trụ bám trong các thôn ấp đông dân, Mỹ phản ứng bằng thủ đoạn chiến thuật đánh nhứ đánh dứ cầm chừng “Sáng triển khai tấn công vào rìa ấp, chiều tối lui ra cụm giữa đồng”. Bây giờ đến lúc chúng thực hành phản kích vùng ven đô bằng cách chốt chặn các hướng ta có thể lui, dùng mật độ phi pháo tập trung quy mô lớn, hoặc dùng lực lượng hỗn hợp bộ binh, cơ giới trên mặt đất kết hợp trực thăng không vận đổ chụp chặn đứng tiêu diệt lực lượng ta ở vùng trắng.

- Tôi được đồng chí đội trưởng du kích thông báo cho biết theo nguồn tin của lãnh đạo địa phương, Mỹ chuẩn bị tổ chức một cuộc hành quân quy mô lớn vùng Nam bắc lộ 8. Trước đó chúng sẽ dùng phi pháo đánh phá ác liệt, trong đó hai xã Trung An (1 và 2) là một trong mấy trọng điểm.

Xuống đường nhằm đánh địch. Nhưng nghe tin địch sắp đến ta đành lui. Mới nghe thật buồn cười. Nghĩ kỹ đó là biện pháp khôn ngoan. Không ai dại gì giơ đầu chịu báng lúc này.

Nghệ thuật dùng binh ở trình độ sơ đẳng ai cũng biết lúc tiến lúc lui phải kịp thời đúng lúc. Tranh thủ thời cơ, tạo thời cơ, cướp thời cơ đánh đòn chí tử bất ngờ vào quân thù sơ hở đạt mục đích ý định. Nhưng thời cơ đã qua, yếu tố bất ngờ không còn, quân thù thức tỉnh hồi sức... chớ dại tiếp tục “phóng lao theo lao” kiểu “thua bài khát nước”, rốt cuộc chỉ làm con thiêu thân đâm đầu vào lửa chết cháy một cách lãng xẹt. Chỉ có những cái đầu thiếu thận trọng, chủ quan không đánh giá đúng tình hình, không cân nhắc tính toán thật kỹ so sánh tương quan lực lượng ta, địch... Mới dốc túi “đánh đến đồng xu cuối cùng” vào ván cờ đã biết rằng không còn cơ may thắng.

Trung đoàn trưởng lập lại câu: “Đồng chí tự soi đường đưa trung đoàn lui về căn cứ phía sau an toàn”. Câu nói cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi. Tôi liếc mắt nhìn các vị chỉ huy, ngoài trung đoàn trưởng, chính ủy có cả trung đoàn phó, tham mưu trưởng, chủ nhiệm chính trị đủ mặt. Thế sao lại là tôi nhỉ? Tôi chưa phải thay ai một trong số các vị đều hiện diện bên tôi. Tôi kịp hãm lại ý nghĩ điên rồ là xin từ chối nhiệm vụ này vì quá sức tôi, một tham mưu phó. Đây là mệnh lệnh tôi phải chấp hành. Tình hình cấp bách không thể đùn đẩy trách nhiệm cho người này người khác.

- Vâng, tôi sẽ thực hiện mệnh lệnh ngay bây giờ.

- Tốt - Trung đoàn trưởng tỏ vẻ hài lòng: “Tôi đón các đồng chí tại Bưng Cồng”. Ổng vỗ vai tôi như “chuyển giao phần lớn chức trách của ông sang tôi. Ông quan niệm như tôi đưa được trung đoàn về sau an toàn như thực hiện thanh công một trận đánh lớn.


(1) Thuộc huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, Bắc sông sài Gòn ven trục lộ 14 từ ngã ba Rạch Bắp đi Thanh An - Dầu Tiếng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 07:59:37 am »

Đêm hôm ấy có trăng, trời đầy mây nên sáng nhờ nhờ rất tiện cho hành quân. Dạo này Mỹ không còn dùng pháo sáng đèn dù làm mặt trời nhân tạo nữa. Giàu có bậc nhất như Mỹ cũng không sao duy trì nổi tình trạng trên quá vài mươi đêm. Bây giờ có động tĩnh gì nơi đó tự chiếu sáng nhưng cũng chỉ năm bảy phút.

Kế hoạch hành quân của tôi được chỉ huy cấp dưới tán đồng sau khi nghe tôi phổ biến đánh giá tình hình. Không có con đường nào khác ngoài mạo hiểm xuyên qua ấp chiến lược Phú Hòa Đông vượt sát đồn Cây Me về Bên Đinh.

Chúng tôi ém quân ở Trung An 1 và 2 cứ hàng đêm từng tiểu đoàn và các đại đội trực thuộc tổ chức người bám theo anh em du kích dẫn đường chèo xuồng tiếp cận bờ nam ấp. Anh em theo một lối đi riêng bí mật xuyên qua nhiều bãi chướng ngại đột nhập ấp mua gạo, các loại thực phẩm, nhu yếu phẩm... Những thứ này đồng bào chuẩn bị sẵn. Việc vào ra được nhân dân giữ tuyệt đối bí mật, xóa kỹ dấu vết nên thời gian dài không bị lộ.

Quyết định xoi đường xuyên qua ấp tuy mạo hiểm nhưng có cơ sở bảo đảm. Tuy thế chúng tôi quán triệt đến từng người phải im hơi kín tiếng, một yếu tố quyết định bảo đảm thắng lợi cho “trận đánh không phải nổ súng”. Điều rất mừng là trong ấp có sáu, bảy trăm hộ, không hộ nào nuôi chó. Đây là kết quả vận động của cán bộ địa phương để bào đàm chuyện ra vào không bị lộ. Nhờ thế trên nghìn con người im lìm lặng lẽ nối đuôi nhau đi không phát ra tiếng động dù là tiếng vang khẽ của bàn chân đặt lên mặt đất

Tiểu đoàn 7 dẫn đầu đội hình. Tiếp đến đơn vị chỉ huy. Sau tôi các đại đội trực thuộc: thông tin, trinh sát, công binh, trợ chiến, quân y, vận tải... tiếp nối là tiểu đoàn 8. Tiểu đoàn 9 đi sau cùng. Khi vừa đến Bến Đình thật ngẫu nhiên tôi lại đứng trước cửa hầm nơi tôi nhặt được tạp chí văn nghệ Quân Giải phóng có bài thơ của nhà văn Nam Hà “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!” Tôi nhận được báo cáo của tiểu đoàn 7 còn hơn năm trăm mét sẽ đến cầu Rạch Sơn. Đơn vị cuối cùng của tiểu đoàn 9 đã vượt qua khỏi ấp và đồn Cây Me. Tôi thở phào như trút phần lớn gánh nặng trên người. Toàn đội hình đã vượt qua khu vực “ngặt nghèo” nhưng chưa hết nguy hiểm, mặc dù đã đứng chân trên địa bàn du kích của xã Nhuận Đức. Lúc bấy giờ đã 4 giờ sáng. Nếu vượt qua kịp cầu Rạch Sơn, bên kia là đất An Nhơn Tây vùng ta kiểm soát xem như dành được hai phần ba chiến thắng. Tôi sắp phát lệnh tăng tốc độ hành quân thì hướng Sài Gòn tiếng máy bay trực thăng ầm ầm lao đến. Từng loạt pháo bầy Đồng Dù tới tấp phủ trùm bắc cầu Rạch Sơn. Đèn dù từ chiếc máy bay chỉ huy trên tầng cao liên tiếp thả soi sáng một vùng rộng lớn hai xã Nhuận Đức - An Nhơn Tây. Mỹ đổ quân ngay cầu Rạch Sơn. Lộ chăng? Có thể - tôi nghĩ thầm - chúng để ta vượt khỏi ấp thực hiện chốt chặn ngay cầu nơi ta phải đi qua. Trời sáng sẽ dùng tăng, bộ binh tấn công hoặc dùng hỏa lực bom pháo hủy diệt. Tôi không thể chần chừ hạ quyết tâm lệnh ém quân tại chỗ và nhanh chóng triển khai mạng lưới thông tin chỉ huy. Toàn đội hình ép sát trục lộ 15 về hướng sông trên đoạn dài gần 3 ky lô mét. Con lộ đá được làm thời thuộc Pháp từ đường 8 chạy qua giữa hai ấp Phú Hòa Đông - Phú Hòa Tây - Bến Đình, Rạch Sơn đến An Nhơn Tây - Bến Dược - Phú Mỹ Hưng. Nó bị hoang phế lâu ngày nhưng nền đường còn chắc chắn. Mặt đường tuy bị xói lở hư hỏng vẫn còn một lớp đá dày bên trên. Nền đường cao cả mét so với mặt bằng hướng ra bờ sông. Do đó cặp dọc mép đường người ta đào khoét sâu vào lòng đường mấy trăm hầm ẩn núp bom pháo. Mỗi hầm trú từ 3 đến 6 người khá chắc chắn. Trừ khi bom tạ rơi trúng hầm gây thương vong, các loại bom nhỏ hơn hoặc đạn đại bác cỡ 105 ly không suy suyển gì. Chính dựa vào hệ thống công sự này tôi quyết định dừng ém quân tại chỗ. Nếu không vượt qua cầu Rạch Sơn không còn đường nào khác, hơn nữa trời đã sáng. Tôi lệnh cho tiểu đoàn 7 theo dõi cuộc đổ quân Mỹ. Nếu chúng sục vào chỗ tiểu đoàn tốp nào diệt gọn tốp nấy, nhưng phải bám công sự. Yếu tố bảo đảm lúc này là dựa vào công sự. Thoát ly công sự là dâng thịt cho cọp. Tranh thủ khi địch chưa hành động và trời chưa sáng hẳn củng cố ngụy trang hầm hố kín đáo chắc chắn. Nếu xe tăng bộ binh địch tấn công có thể hướng Đồng Dù qua hoặc Phú Hòa Đông lên. Chúng tôi có chiến lũy che chắn là con lộ. Dựa vào đây chiến đấu dài hơi suốt ngày. Đến đêm tùy cơ ứng biến. Chúng tôi có trong tay gần trăm hỏa khí chống tăng cá nhân (B40, B41) và trên chục khẩu đại bác không giật (ĐKZ 75). Mỹ sử dụng vài ba chục xe không ngại. Đường dây thông tin từ chỗ tôi đến các tiểu đoàn thông suốt. Chỉ huy các đơn vị đã quán triệt ý định.

Trời hừng sáng, Mỹ ngưng đổ quân. Tôi ép mình trên mặt đường quan sát. Tiểu đoàn 7 báo cáo chúng đổ trên 100 tên: Như thế một đại đội. Tôi nảy ý định nhân lúc giặc Mỹ đang loay hoay đứng chân chưa vững tung tiểu đoàn 7 ào ra đánh chớp nhoáng đột nhiên bất ngờ làm chúng không kịp trở tay. Sau đó rút về vị trí cũ. Nhưng tiểu đoàn cho biết chúng đổ và co cụm bên kia rạch. Nếu thế không làm ăn được gì. Muốn đánh được Mỹ quân ta phải vượt qua quả đồi con, lao xuống một thung lũng hẹp, băng qua rạch, từ dưới đánh lên cao không có  thế. Địa hình bất lợi. Đánh không chắc ăn lại lộ lực lượng. Không thể mạo hiểm. Tôi gạt bỏ ý định quay về căn hầm của mình đợi chờ cơn bão lửa sắp đến.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2022, 08:06:50 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 08:00:48 am »

Trời sáng hẳn. 6 giờ.

Cái gì tôi đợi đã đến.

Pháo từ các căn cứ Mỹ hướng về chúng tôi khai hỏa. Qua tiếng nổ đầu nòng tôi ước đoán từ Đồng Dù, Bình Dương, Bến Cát, Chà Rày có khoảng 24 khẩu tập trung đồng loạt giáng xuống nhu vực Bến Đình nơi vị trí chỉ huy của tôi và các đơn vị trực thuộc. Mật độ đạn rơi dày đặc. Tiếng nổ liên tu bất tận như pháo Tết rung chuyển trời đất. Ẩn nấp trong hầm có cảm giác như ngồi trên chiếc thuyền lướt sóng chồng chành lắc lư chao đảo. Bụi đất bên trong bung ra từ ngoài tuôn vào làm mịt mờ. Không khí như đặc lại muốn nghẹt thở. Mấy năm chiến đấu tôi từng bị Mỹ oanh kích không biết bao lần, nhưng lần này kéo dài suốt ngày, dữ dội khốc liệt hơn cả. Đường dây liên tục bị cắt đứt. Các chiến sĩ thông tin không nề hiểm nguy lăn lộn trong mưa bom bão đạn nối liền bảo đảm chỉ huy thông suốt.

Hết đợt pháo lại đến máy bay từng tốp thay nhau ném đủ loại bom. Hết đợt bom của máy bay phản lực đến bọn trực thăng vũ trang phóng róc-két, dội đại liên trọng liên rưới khắp vùng. Cứ thế chúng luân phiên nhau hết đợt này đến đợt khác. Thỉnh thoảng giữa các đợt chúng thực hiện bắn phá hoại. Lối bắn này rất độc. Chiếc trực thăng “xương cá” cứ vè vè trên đầu, có khi treo một chỗ nghiêng ngó xoi mói tìm kiếm mục tiêu chỉ điểm và hiệu chỉnh cho pháo bắn đạn xuyên sâu phá công sự. Loại này khi chạm đất không nổ ngay mà chui sâu từ một đến hai mét mới phát nổ. Trúng phải nó ít có công sự bình thường nào chịu nổi.

Điều lạ, khu vực chúng tập trung oanh kích dữ dội nhất là Bến Đình. Đoạn đầu và đuôi bao gồm vị trí ém quán của các tiểu đoàn bộ binh mật độ đạn pháo và bom rơi khá thưa thớt. Có thể chúng phát hiện ta nhưng không biết có số lượng lớn. Chúng phán đoán ta chí tập trung vùng Bến Đình nên dồn mọi khả năng vào đây. Đến trưa không thấy bộ binh xe tăng Mỹ xuất hiện. Tôi hiểu ra rằng chúng đánh chặn ta và hủy diệt bằng phi pháo là chính. .

18 giờ. Mặt trời chớm lặn. Màn đêm dần buông. Mọi hoạt động của quân Mỹ ngừng hẳn. Chốt Mỹ bên kia cầu nín lặng im lìm. Các tiểu đoàn báo cáo không ai thương vong. Riêng đại đội công binh có một tổ 4 đồng chí chung một hầm bị quả bom đìa trúng phải đều hy sinh. Tôi đến nhìn thấy hố bom khoét sâu như một cái ao. Cả mấy chục con người hối hả đào bới tìm thi thể anh em hồi lâu vẫn không phát hiện được dù là mảnh áo mảnh quần, một vật dụng cá nhân nho nhỏ... Tất cả đều tan biến trong đất bụi bởi sức tàn phá khủng khiếp của quả bom ít ra cũng phải trên hai tạ.

Chúng tôi không thể bám trụ tại đây trong đêm nay. Ngày mai không biết bọn Mỹ giở trò gì. Bất cứ giá nào cũng phải rời khỏi Bến Đình. Quyết tâm và kế hoạch hành quân của tôi được các chỉ huy cấp dưới tán đồng quán triệt. Toàn đơn vị lặng lẽ như ngậm tăm nối đuôi nhau đi chệch qua chốt Mỹ, vượt qua các vạt rừng cao su bị ủi phá, những nền nhà còn trơ lại đôi ba cây cột gỗ cháy đen tiến về ấp Gò Nổi. Đây là một ấp nghèo chưa tới trăm hộ dân nằm hướng Đông bắc căn cứ Trung Hòa cách khoảng một nghìn mét. Ấp được bao bọc từng đoạn bởi hàng tre xanh. Bên trong vườn tược cây trái che chắn khá kín đáo. Ngoài ấp hướng chúng tôi vừa băng qua là khu trắng rộng hàng cây số vuông chằng chịt những chiến hào, giao thông hào trước đây được bộ đội, du kích và nhân dân xây dựng. Nay có đoạn bị xe Mỹ ủi san bằng, có đoạn còn nguyên vẹn. Trong ấp dù không xa đồn binh quân bảo an ngụy địch vẫn không tổ chức được bộ máy ngụy quyền ngụy quân. Ngược lại hoạt động của tổ chức Đảng, ấp đội du kích và an ninh của ta vẫn kiểm soát toàn bộ ấp. Ban đêm ta hoàn toàn làm chủ. Ban ngày cán bộ vẫn trụ bám ấp. Phi pháo Mỹ chỉ oanh kích khu trắng bên ngoài. Thỉnh thoảng chiếc máy bay “cá rô” bay sát mặt đất vài mét neo lại trước sân từng nhà dòm ngó bên trong hoặc gọi người trong nhà đem ra trình giấy căn cước. Nếu ai chưa chứng kiến khó tin, nhưng là chuyện có thật(1).

Trước đây, bước vào đợt 2 chiến dịch Mậu Thân, sau khi tấn công đồn Cây Me ở Phú Hòa Đông, trung đoàn về đóng tại Đồng Lớn thuộc xã Trung Lập Thượng, tôi có đến ấp này bắt liên lạc và làm quen với mấy đồng chí lãnh đạo và du kích ấp. Tôi biết tình hình ở đây nên quyết tâm đưa trung đoàn đến trong đêm, bí mật ém quân ngày mai tại ấp. Tối mai từ đây cắt chéo về hướng Đông bắc ra Phú Mỹ Hưng, An Phú (Hố Bò) (vùng căn cứ địa của các cơ quan lãnh đạo Phân khu 1) tổ chức vượt sông về Bưng Cồng.

Chúng tôi được cán bộ nhân dân ân cần tiếp đón giúp đỡ cơm nước rất chu đáo tận tình. Du kích triển khai mạng lưới trinh sát (cả bí mật và công khai) tăng cường bố phòng từ xa, kịp thời phát hiện hành động địch để chúng tôi kịp thời xử lý. Mọi việc diễn ra xuôi chèo mát mái như ý định.


(1) Loại máy bay này khi Mỹ rút quân không để lại cho ngụy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 08:01:43 am »

14

KẾT THÚC CHIẾN DỊCH MẬU THÂN
TÔI TRỞ THÀNH CÔNG DÂN CỦA SÀI GÒN - GIA ĐỊNH

Giữa tháng 4 năm 1968, lần thứ ba tôi đi chuẩn bị cho trung đoàn vượt sông tại bến Cây Đa vào Trung An sẵn sàng thọc sâu Nam lộ 8 một lần nữa. Trung đoàn như: “con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào…”. Chốt Mỹ tại đây nhằm chặn đường lui chúng tôi đã rút. Tôi không rõ mục đích cuộc “xuống đường” lần này để làm gì? Nghe phong phanh người ta muốn làm “cú vét”. Phải chăng đã “phóng lao phải theo lao”. Nếu thế quả đúng là “ăn mắm khát nước”, chỉ tội cho lũ kiến mà “leo cành đào, phai cành cụt leo vào leo ra”.

Tôi cùng vài trinh sát, trợ lý tác chiến chốt ngay dưới gốc đa. Cây đa to phải bốn người ôm ngay sát bờ sông. Cành lá nó phủ trùm sát mặt nước tỏa ra cách bờ bốn đến năm mét rất kín đáo. Ngồi im dưới gốc, tàu khách chạy phía ngoài chỉ nghe tiếng động cơ và những con sóng lớn tạt vào bờ chứ không thấy tàu. Tất nhiên người trên tàu không phát hiện được chúng tôi.

Nóng lòng chờ đơn vị đến nhưng chỉ có liên lạc đưa thư báo tin đình việc chuyển quân. Phải thế chứ. Ai lại xách cả một trung đoàn làm như trái banh đá lên đá xuống mãi thế?

Lúc nhận được thư cũng là cơn sốt thương hàn ập đến với tôi. Tôi đã lịm đi suốt hai hôm lúc mê lúc tỉnh. Khuya hôm sau có chiếc xuồng nhỏ cập bờ. Người ta chuyển tôi đi, tôi không biết gì. Khi tỉnh lại mới biết xuồng đang ngược sông Sài Gòn đến ngang ấp Phú Hòa Đông rẽ vào một con rạch nhỏ phủ trùm kín mít bởi hàng trâm bầu mọc hai bên che khuất không nhìn thấy màn trời. Tại đây có một tổ cấp cứu quân y duy nhất của chiến dịch còn lại chưa lui về sau. Tổ có một bác sĩ, một nữ y tá và một chiến sĩ phục vụ. Tôi được cấp cứu kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị cho căn bệnh quái ác này. Nhờ sự điều trị tận tình của bác sĩ Lục và y tá Kim Anh, tôi qua cơn hiểm nghèo. Tuy vậy phải một tuần sau tôi mới ngồi dậy và ăn tí cháo. Mấy ngày đầu Kim Anh đút cho tôi từng thìa sữa. Thấy tôi đã tỉnh táo bắt đầu ăn uống được, Kim Anh cho biết nếu đưa tôi đến chậm vài ba giờ chắc khó cứu. Tôi cười nói lạt;

- Qua sông nước lũ bão tố chẳng chết, lại chết ở vũng trâu nằm này hay sao?

Kim Anh lườm tôi:

- Anh hùng vẫn có lúc mạt lộ đấy đồng chí ạ!

Cô vốn nữ sinh trường Gia Long Sài Gòn, con nhà khá giả. Ra khu cô được chọn đi đào tạo y tá, tốt nghiệp được chuyển về phục vụ ở tổ quân y này. Một cô gái xinh đẹp cả khuôn mặt và thể hình, có làn da trắng nuốt... lại sớm hòa nhập cuộc sống ở bưng biền. Suốt ngày ngoài việc tiêm thuốc nấu nước xông cho tôi theo hướng dẫn của bác sĩ, cô lặn hụp hai bên bờ rạch bắt cua tôm, hái các loại rau mọc hoang để cải thiện...

Hai mươi ngày tôi mới bình phục. Tổ quân y vì tôi phải nán trụ lâu ngày. Theo yêu cầu của tôi các anh chị cho xuồng nhân đêm tối theo sông chuyển tôi lên Bến Đình. Tại đây tôi và đồng chí công vụ băng về ấp Gò Nổi gặp liên lạc của trung đoàn. Các anh cho phép tôi trụ lại đây dưỡng bệnh khi nào bình phục hoàn toàn mới trở về đơn vị. Lúc này trung đoàn chuyển sâu vào bên trong hậu cứ gần bến Nha Thức để dưỡng quân chuẩn bị cho đợt hoạt động mới. Ở Gò Nổi tôi không có một xu dính túi, một hạt gạo hạt muối, nhưng tôi được đồng chí đồng bào chăm sóc tận tình từ cái ăn chỗ trú rất chu đáo suốt hơn hai mươi ngày. Sau đó liên lạc đến đưa tôi về hậu cứ trung đoàn.

Tại đây, tôi đau đớn khi biết tin Văn liên lạc công vụ cũ của tôi khi còn ở tiểu đoàn 7 hy sinh. Lúc tôi rời tiểu đoàn về ban tham mưu trung đoàn nhận công tác, Văn ở lại và được bổ nhiệm trung đội phó cối 82. Cậu ấy hy sinh do B52 đánh trúng khi cùng tiểu đoàn vượt bến Nha Thức về căn cứ phía sau.

Trên đường đuổi theo trung đoàn đến căn cứ mới ở suối Bà Hảo (nằm trong căn cứ Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh). Tôi bị hai lần bom của B52. Cả hai lần tôi thoát nạn. Cái hầm trú ẩn của tôi bị sức chấn động của bom dồn ép làm biến dạng. Tôi lại khạt ra từng bụm máu.

Cuối hè năm 1968, trung đoàn chuyển xuống hoạt động đóng quân khu vực suối Nhánh không xa mấy vùng dân cư xã An Tịnh huyện Trảng Bàng (Tây Ninh). Qua đồng chí Kính Hiền tham mưu phó kiêm trưởng ban tác chiến trung đoàn, tôi mới biết Bộ tư lệnh Miền điều động tôi về nhận nhiệm vụ ở một sư đoàn bộ binh sắp được thành lập hoạt động trên địa bàn thuộc quân khu Sài Gòn - Gia Định. Nghe đâu tôi sẽ đảm nhiệm Trưởng ban tác chiến sư đoàn.

Tin đột ngột, tôi cố nén nỗi mừng. Không phải tôi mừng vì nhiệm vụ mới, mà mừng là được rời xa đơn vị này. Công bằng mà nói hầu như tuyệt đối anh em trong trung đoàn đều tin tưởng, yêu mến kính trọng tôi qua mối quan hệ thân tình, qua hành động công tác và chiến đấu của tôi. Khi rời tiểu đoàn 7 về cơ quan trung đoàn chứ không phải đi xa, thế mà anh em cứ lưu luyến bịn rịn. Văn và Thóc nằng nặc đòi theo. Văn có thể được nhưng Thóc còn có trách nhiệm với đơn vị, cậu ấy đã là trung đội phó thông tin. Nếu cho Văn theo có khi cậu ấy không gặp nạn.

Nhưng tôi không thể ích kỷ vì cái lợi riêng mình bắt Văn phải gánh mãi cái chức danh chiến sĩ công vụ. Phải tạo điều kiện phát triển khả năng của Văn (trước khi bộ đội đi đánh Mỹ, cậu ấy đã tốt nghiệp cấp ba) trước khi đi tôi đã bàn với các anh trong ban chỉ huy. Thời gian ngắn sáu, Văn được bổ nhiệm làm trung đội phó.

Văn mất đi trẻ quá, mới bước vào tuổi hăm mốt hăm hai để lại người vợ chưa kịp làm lễ cưới, được cha mẹ hai bên cho phép cô cậu gần nhau chỉ được hai hôm trước khi Văn lên đường đánh Mỹ. Bây giờ cô ấy trở thành người vợ góa. Còn nỗi đau nào hơn. Dĩ nhiên hàng vạn anh em khác cũng trường hợp như Văn, cũng nỗi đau như Văn, như cô gái trẻ người vợ góa chưa cưới của Văn!

Mong rằng những ai đó đừng quên dù lịch sử có sang trang, dù có “khép” lại quá khứ thì cũng đừng quên câu chuyện này hoặc tương tự thế này. Quá khứ tuy có khép hay gác lại, cũng không nên quên quá khứ.

Một anh bạn thân nói với tôi: “Hay ho gì kể chuyện của những kẻ chuyên đi bắn giết lẫn nhau”.

Thật buồn! Lòng tôi chùng hẳn xuống. Tâm hồn tôi như bị những lời trên xé toạc ra làm rỉ máu. Anh ấy không phải lỡ mồm mà là quan niệm từ lâu trong tiềm thức của anh. Anh đánh đồng những kẻ chuyên đi giết người vì lòng tham, vì bất nghĩa, vì muốn dìm cả một dân tộc của anh xuống bùn đen, với những người buộc phải cầm vũ khí chống lại vì sự tồn vong của dân tộc, sống còn của nhân dân. Họ buộc lòng phải giết lại những kẻ chuyên đi giết người. Họ nhận thức một chân lý giản đơn: “không giết nó, nó sẽ giết anh”. Sống trên đời là cuộc đấu tranh không khoang nhượng. Anh đã không phân rõ phải trái, anh đã lẫn lộn trắng đen. Anh chê trách cả hai. Anh muốn thoát tục, đứng trên hay đứng ngoài mọi diễn biến cuộc đời và phán xét nó. Nhưng với quan niệm này làm sao anh phán xét được công bằng. Ôi! Hàng triệu vong linh những người đã khuất vì sự nghiệp cao cả của dân tộc của Đất nước nghĩ gì với những người đang sống đồng quan niệm như anh!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 08:03:15 am »

*
*   *

Chỉ còn vài giờ nữa, khi màn đêm đến tôi sẽ lên đường.

Tôi chẳng đến chào từ biệt một ai trong số các vị bề trên. Tôi biết họ chẳng màng cho tôi gặp mặt. Từ ngày tôi đột ngột mắc bệnh được chữa khỏi trở về, họ chẳng một câu thăm hỏi dù chỗ ở họ cách tôi không quá 50 mét. Tôi sắp xa đơn vị, nơi hai năm cộng tác chết sống bên họ, nay chẳng một lời chia tay.

Đêm ấy trăng rất sáng, tôi theo anh liên lạc dẫn đường băng qua những cánh đồng khô cảm thấy lòng thanh thản nhẹ nhàng. Thời tiết dạo này vào lúc chuyển mùa hơi chậm, mới chỉ vài ba cơn mưa. Ban đêm không khí dìu dịu, gió lộng, đồng chưa có nước, cảnh vật yên tĩnh lạ thường khác hẳn trong đợt 1 chiến dịch bốn năm tháng trước đây, lúc trung đoàn chuyển về đóng quân ở Đồng Lớn vùng dân cư thuộc xã Trung Lập Thượng (Củ Chi). Lúc ấy tôi đã qua lại cánh đồng này đôi lần. Cuộc sống ở đây nhộn nhịp thường. Mặc cho đèn dù của Mỹ ở các căn cứ chung quanh chiếu sáng suốt đêm, mặc cho pháo bầy ở Đồng Dù rải đạn ầm ầm ngoài vùng trắng và trực thăng quần đảo trên không... xóm làng vẫn sáng ánh đèn, vang tiếng gọi nhau ơi ới, giọng hát trong trẻo các cháu thiếu nhi vút cao, tiếng xe bò lục cục khắp đồng chở quà bánh tiếp tế cho bộ đội, chở thương binh về phía sau. Từng đoàn người qua lại nườm nượp trên đồng nổi lên những tràng cười, những lời chọc nhộn của các chàng trai cô gái...

Còn bây giờ cảnh vật yên lặng. Thôn xóm vẫn còn đó nhưng im ắng, mới đầu hôm mà như chìm vào giấc ngủ say.

Người ta đưa tôi đến một ấp có tên Sa Nhỏ khoảng mươi nóc nhà. Nơi đây tôi gặp anh Năm Tiều phó Ban Tác chiến Phân khu 1 bắc Sài Gòn - Gia Định. Quê anh tại vùng này. Anh tập kết ra Bắc và trở về năm 1962-1963. Anh cho biết ý định của Bộ Tổng Tư lệnh (Hà Nội) sẽ thành lập một sư đoàn chủ lực chuyên hoạt động địa bàn quân khu Sài Gòn - Gia Định (I Tư Hoặc T Bốn) sau khi chiến dịch Mậu Thân kết thúc. Anh giúp tôi khái quát nắm qua về tổ chức địa bàn trọng điểm Sài Gòn - Gia Định.

Do tính chất đặc biệt quan trọng của chiến trường này trong Tổng công kích - tổng khởi nghĩa, ngày 25 tháng 10 năm 1967 Trung ương Cục quyết định giải thể Quân khu Sài Gòn - Gia Định, sát nhập một số huyện các tỉnh lân cận hình thành 5 phân khu:

- Phân khu 1 gồm các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp (thuộc Gia Định) huyện Bến Cát, Dầu Tiếng (thuộc Bình Dương) và huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh).

- Phân khu 2: Tân Bình, bắc Bình Chánh (Gia Định) các quận nội thành 3, 5, 6 các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Thủ (Long An).

- Phân khu 3: các quận nội thành 2, 4, 7, 8, ngoại thành có Nhà Bè, nam Bình Chánh, các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc (Long An).

- Phân khu 4: Thủ Đức, Long Thành (Biên Hòa), Nhơn Trạch, Thạnh Mỹ Tây (Gia Định)

- Phân khu 5: Phú Nhuận (Gia Định), Bình Hòa, Tân Uyên, Phú Giáo, Lái Thiêu, Dĩ An (Bình Dương).

Phân khu 6: Các quận nội thành Sài Gòn.

Các đơn vị chuyển thuộc cho sư đoàn mới hiện có trung đoàn Bộ binh 16, trung đoàn 268, trung đoàn Quyết thắng, tiểu đoàn 4 Gia Định đặc công... Các cơ quan sư đoàn bộ sẽ tách từ các cơ quan thuộc Bộ Chỉ huy Phân khu 1 được bổ sung một số cán bộ của trung đoàn 88 hiện nay, trong đó có tôi sẽ đảm nhiệm trưởng ban tác chiến sư đoàn, ông Nguyễn Văn Sĩ nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 88 về giữ chức tham mưu phó, ông Nguyễn Văn Lanh nguyên chính ủy Trung đoàn 88 giữ chức phó chủ nhiệm chính trị. Một số cán bộ khác của trung đoàn 88 bổ sung cho 3 phòng tham mưu, chính trị, hậu cần sư đoàn. Trung đoàn 88 giữ nguyên biên chế chuyển đi hoạt động ở một số địa bàn khác. Cán bộ đôn từ dưới lên thay cho số được điều động.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 08:03:41 am »

Ngừng nói anh lấy thuốc ra hút, châm cho tôi một điếu Cap-tan đầu lọc anh tiếp:

- Mình biết danh ông khi còn ở 88 đánh trận Phước Quả - Phước Bình và “chơi nhau sòng phẳng” với bọn “Anh cả đỏ” Mỹ. Bây giờ mới biết mặt. Mình nghe ông ở trung đoàn 88 bị “đì” lắm phải không?

- Anh không để tôi nói rõ sự tình. Không hiểu sao hình như anh biết nhiều chuyện của tôi khi còn phục vụ ở trung đoàn. Anh nói tiếp:

- Đừng ngại - Mười Nỹ - Đây không phải như ở đấy đâu, toàn anh em tập kết về cả. Ông sẽ hòa mình với nhau như một nhà.

Đồng chí phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng từ ngôi nhà bên cạnh sang. Anh niềm nở vui vẻ bắt tay tôi. Qua anh em khác giới thiệu, tôi biết một thời đánh Tây anh vang tiếng là “cọp rừng Sát”. Tên thật của anh nghe na ná nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp: Trần Sơn Tiêu. Anh em thường gọi Năm Lê hoặc Trần Lê. Anh sinh trưởng tại Bà Rịa. Tuổi tác anh lớn hơn tôi nửa con giáp. Đánh Tây anh đã là tiểu đoàn trưởng. Tập kết ra Bắc anh làm trung đoàn trưởng một trung đoàn pháo binh của Bộ. Anh về Nam trước tôi ba, bốn năm.

Anh thông báo lại cho biết quyết định mới của Bộ đình chỉ thành lập sư đoàn T4. Tổ chức các phân khu vẫn giữ nguyên biên chế hiện nay. Các đơn vị dự kiến điều về thành sư đoàn chuyển thuộc lại dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư phân khu 1. Cán bộ các nơi đã và đang điều về cho cơ quan sư đoàn bộ sẽ vào biên chế các cơ quan phân khu. Trưởng ban tác chiến phân khu hiện nay do đồng chí Ba Hải tham mưu phó phân khu kiêm nhiệm. Nếu thành lập sư đoàn tôi đảm nhiệm trưởng ban. Nhưng về phân khu tính chất hoạt động phức tạp hơn nhiều so với sư đoàn. Phân khu vừa chỉ huy chỉ đạo 3 trung đoàn chủ lực trong tác chiến và xây dựng, vừa chỉ đạo hoạt động, phát triển phong trào du kích chiến tranh, xây dựng và hoạt động bộ đội địa phương các huyện, lực lượng biệt động và đặc công trong vùng địch kiểm soát... Do đó tôi cần có thời gian theo dõi và nắm bắt để dần quen với tình hình nhiệm vụ mới. Tôi tạm giữ chức phó ban tác chiến thường trực. Khi đã quen thuộc địa bàn, tình hình ta địch, nắm vững chức năng nhiệm vụ tôi sẽ thay đồng chí Ba Hải làm trưởng ban. Phó ban hiện nay có anh Sáu Thân chuyên lo công tác phía sau, anh Năm Tiều làm phái viên đôn đốc kiểm tra vùng trọng điểm là chiến trường Củ Chi.

Mới nghe tôi đã thấy gai gai nơi cột sống. Ở bộ đội chủ lực chỉ có việc nghiên cứu điều tra địch, chuẩn bị chiến trường xây dựng phương án tác chiến, chủ động thời gian nắm chắc phần thắng thì đánh. Đánh xong lui về cứ rút kinh nghiệm, chỉnh huấn chỉnh quân, tiếp nhận bổ sung quân số trang bị...

Ở địa phương hàng đống việc tự xoay xở lo liệu. Vừa mang tính chỉ huy chỉ đạo, vừa trực tiếp lãnh đạo bao gồm 3 thứ quân, tuy bó hẹp trên địa bàn không rộng nhưng xung yếu bậc nhất. Vừa chỉ huy hoạt động tác chiến tiêu diệt địch bảo tồn ta, vừa duy trì phát triển phong trào du kích chiến tranh, đấu tranh chính trị của quần chúng ở nông thôn, đô thị và trên cả 3 vùng: vùng giải phóng, vùng tranh chấp và vùng sau lưng địch. Tác chiến tiêu diệt sinh lực địch kết hợp chặt chẽ xây dựng phong trào quần chúng, phong trào du kích chiến tranh. Hai mặt này hỗ trợ nhau, lấy xây dựng phát triển phong trào làm trọng tâm.

Bài học vở lòng đầu tiên về công tác quân sự địa phương khi tôi vừa chân ướt chân ráo “nhập môn” do anh Năm Lê và Ba Hải truyền thụ. Đề cập vấn đề trên vừa học vừa hành hàng năm chưa hẳn đã nắm vững.

Do tính chất quan trọng và phức tạp như thế, nên các đồng chí lãnh đạo và chỉ huy phải là người nắm vững đường lối quân sự nói chung, chiến lược chiến tranh nhân dân của Đảng; có nhiều kinh nghiệm chiến trường, bám dân bám trụ địa bàn... Đồng chí Tư lệnh phân khu là Trần Đình Xu. Ông có tên thường gọi Ba Đình. Đồng chí Chính ủy tôi không rõ tên thật, tên thường gọi là Tư Trường ủy viên Trung ương Đảng.

Tôi còn nhớ kỷ niệm khó quên chuyện hai ông đối với tôi. Tôi nhận nhiệm vụ phó ban tác chiến được năm hôm. Khi cơ quan vượt sông Sài Gòn chuyển về căn cứ Cá Rô sâu trong rừng, anh Ba Hải tham mưu phó kiêm trưởng ban đưa tôi đến gặp thủ trưởng. Đến nơi tôi mới rõ người tôi được gặp là tư lệnh Ba Đình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 08:04:30 am »

Trong chiếc lán dựng tạm lợp bằng những chà cây tươi, có chiếc bàn vuông vắn bằng những đoạn cây rừng ghép lại. Trên bàn một “bữa tiệc” bày sẵn. Đồng chí Tư lệnh vóc người tầm thước, tướng nho nhã da trắng tuổi trạc năm mươi đã ngồi đây. Đối diện ông là anh Năm Lê. Anh Ba Hải giới thiệu tôi với Tư lệnh. Ông gật đầu mỉm cười bắt tay tôi và ra hiệu mọi người “vào cuộc”. Quan khách buổi tiệc chỉ có 4 người. Tôi được xem như một khách mời lại có phần ngơ ngác không hiểu sao được vinh dự này. Gọi là tiệc thật ra là bữa cơm thân mật có mấy món thịt cá khoai chiên đóng hộp. Tư lệnh không tuyên bố, nhưng chắc chiêu đãi thủ trưởng tham mưu trong đó tôi kẻ mới hội nhập được ăn theo. Anh Ba Hải vừa ăn thúc cùi chỏ vào tôi cười tủm tỉm như có ý nói: “Tư lệnh chấm cậu rồi đấy”.

Anh Ba Hải gốc Quảng Ngãi. Vào Nam thời nam tiến đánh Tây. Lấy vợ Nam Bộ, nên phong thái cách sống của anh đã “Nam Kỳ hóa”. Tính tình cởi mở phóng khoáng vui vẻ của anh rất dễ hòa đồng và thiện cảm với mọi người. Anh lớn hơn tôi đến sáu bảy tuổi. Tôi xem anh như người anh thân thích, hơn nữa một người thầy dạy cho tôi bài vở lòng của “nghề” tác chiến quân sự địa phương. Tham mưu trưởng thỉnh thoảng nhắc anh truyền thụ “mọi ngón nghề” để tôi nhanh chóng nắm bắt công việc.

Một hôm có tin chiến thắng bộ đội ta gửi về. Anh bảo tôi thảo điện báo cáo về Bộ tham mưu Miền. Nửa giờ ngồi hí hoáy viết, tôi hoàn thành bức điện đưa anh xem. Anh đọc nó rồi cười rộ lên. Dắt tôi đến ngồi trên khúc cây lớn, anh giảng giải đại ý: “Nếu đưa bức điện này đi đăng báo thì đây là bài tường thuật hay. Thảo điện không phải thế”. Anh chỉ cho tôi nội dung một bức điện báo cáo tình hình chiến đấu phải viết ra sao. Cách đặt câu dùng chữ sử dụng từ ngữ quân sự... Anh đùa: “Nếu đưa tôi sang tuyên huấn được bồi dưỡng, tương lai sẽ trở thành nhà văn nhà báo chẳng kém ai”. Tôi thẹn chín mặt hiềm không thể chui vào đâu. Từ đó tôi miệt mài nặn chữ ghép câu như học trò làm bài thi tập. Viết đi viết lại nhiều lần đến bức điện thứ năm thì trơn tru thông suốt không phải chữa.

Một hôm anh hướng dẫn tôi tổng hợp tình hình trong tuần về địch và ta có đánh giá nhận xét. Bản dự thảo báo cáo của tôi được nhanh chóng thông qua không phải chỉnh lí gì nhiều. Anh Ba Hải bảo tôi đến báo cáo miệng theo tinh thần này với đồng chí Tư Trường, Chính ủy phân khu kiêm Bí thư Phân khu ủy. Chỗ tôi đến anh Tư khoảng mười phút xuyên rừng. Anh ở trong chiếc lán dựng tạm giống một gian bầu nhỏ phủ lá cây tươi vừa ngụy trang vừa tránh nắng. Bốn bề trống trơn. Trong lán không có vật gì ngoài chiếc võng anh đang ngồi chăm chú đọc tài liệu. Nghe động anh ngẩng lên thấy tôi đứng dậy, một tay bắt tay tôi, tay kia ôm choàng qua người tôi với giọng cười vui vẻ: “Nỹ đây à! Mình nghe nói về cậu. Nào ngồi xuống đây”. Anh kéo tôi cùng ngồi trên chiếc võng với anh. Tôi lúng túng ngượng ngùng xin phép được đứng bên anh báo cáo. Anh ghì chặt tôi xuống ngồi sát bên anh. Anh nói: “đừng câu nệ, đây ở tạm không bàn ghế gì. Cậu cứ ngồi đây với mình”.

Tôi thật không ngờ, thái độ ân cần vồn vã của anh, một cấp cao lại đối với tôi như thế. Theo lời anh Ba Hải chắc chắn anh Tư Trường có chân trong Trung ương Cục Miền Nam và Quân ủy Miền. Còn tôi chỉ một cán bộ quân sự tầm tầm. Anh xem tôi kẻ cộng tác dưới quyền anh đầu tiên mới gặp như người thân tình bạn đồng trang lứa với anh.

Tôi báo cáo tình hình không lệ thuộc vào trang giấy đặc kín chữ trong tay. Anh chăm chú nghe không một lần ngắt lời. Sau đó anh hỏi để tôi báo rõ thêm đôi ba chi tiết. Đây cũng là thủ thuật anh Ba Hải truyền lại cho tôi. Với cấp trên càng cao càng báo cáo ngắn gọn, đi vào cốt lõi nhưng súc tích đầy đủ không sa đà cành lá rườm rà. Trên cần nắm rõ điều gì mới diễn giải cụ thể thêm.

Anh hài lòng được nghe tổng hợp tình hình chung giúp anh lượng thông tin cần thiết cho cuộc họp Phân khu ủy sắp đến. Anh với tay lấy chiếc bi đông rót ra một chén trà đặc: “Nào anh em mình cùng uống nhé. Chỉ có thế này thôi Nỹ ạ! Thắng Mỹ rồi ta uống “la de” thoải mái. Anh nói giọng Bắc nhưng đã pha trộn tiếng Nam. Nụ cười của anh hiền hậu dễ mến. Anh trạc tuổi anh Ba Đình. Nước da trắng, người có phần phốp pháp. Sau này tôi biết tên thật anh: Phạm Đức Sơn.

Tiếc thay, với anh và Tư lệnh Ba Đình, mỗi anh tôi chỉ gặp được một lần. Thời gian ngắn sau đó cả hai anh đã hy sinh cùng một ngày vì mìn Mỹ sát hại trên đường đi trong chuyến công tác về dự hội nghị ở R (1969)(1).


(1) Trong sách “Lực lượng võ trang thành phố Hồ Chí Minh” do nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành, phần phụ lục có ghi ngày tháng hai anh hy sinh khác nhau. Như thế chưa thật chính xác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 08:06:31 am »

15

NHỮNG DẤU ẤN CHIẾN TRƯỜNG PHÂN KHU 1

Sau khi ổn định lại “trật tự” ở nội ô và các huyện vùng ven Sài Gòn - Gia Định, Mỹ-ngụy tiến hành càn quét khốc liệt vùng tranh chấp. Chúng thực hiện vành đai trắng bao quanh thành phố đặc biệt ở hướng Bắc và Tây bắc Sài Gòn, nơi giải phóng tiến vào thọc sâu uy hiếp cơ quan đầu não và những mục tiêu trọng yếu Mỹ-ngụy. Đợt tết Mậu Thân chứng tỏ đây là hướng tấn công chủ yếu của đối phương.

Mỹ một mặt huy động tối đa mọi khả năng về bộ binh, thiết giáp, kỵ binh không vận đến ưu thế hỏa lực phi pháo đánh phá ác liệt liên tục vùng tranh chấp, kết hợp chặt chẽ mọi thủ đoạn cái gọi là “Chiến tranh chính trị ” (chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp) trong lớp vỏ bọc “Bình định phát triển nông thôn”. Thực chất đây là cơ quan chỉ đạo hoạt động và tổ chức hệ thống mạng lưới tình báo điệp có tên gọi khá mỹ miều “Thiên nga - Phượng hoàng”, để triệt phá cơ sở kháng chiến của ta trong quần chúng nhân dân vùng chúng kiểm soát.

Mặt khác, đồng thời Mỹ bung quân bằng những chiến đoàn đặc nhiệm có sự hỗ trợ đắc lực của máy bay chiến lược B52 oanh kích, càn quét sâu các vùng căn cứ kháng chiến dọc tuyến biên giới Việt - Miên. Chúng củng cố xây dựng mới hệ thống phòng thủ (đóng thêm đồn bót, thành lập những căn cứ dã chiến mạnh của lực lượng hỗn hợp bộ binh thiết giáp công binh pháo binh) tạo thành tuyến phòng ngự vòng ngoài từ xa, vừa mở rộng địa bàn kiểm soát bảo đảm an toàn các vùng phụ cận Sài Gòn, vừa lấn sâu vùng giải phóng, đẩy dồn “Việt Cộng” sang bên kia biên giới. Chúng khoanh vùng dùng hỏa lực phi pháo liên tục dồn dập sát thương hủy diệt. Chúng cố cắt đứt sự liên hoàn giữa các bàn đạp đứng chân của ta phía trước với các căn cứ phía sau. Triệt phá các đường và hành lang liên lạc vận chuyển tiếp tế, cô lập các bộ phận nhỏ của ta kiên cường bám trụ địa bàn.

Vận dụng chiến thuật bằng thực hiện các cuộc hành quân tác chiến chính quy với những binh đoàn đặc nhiệm nhằm “bủa lưới phóng lao” tiến công chớp nhoáng hoặc vây hãm lâu ngày, khoanh vùng chà đi xát lại nhằm tiêu diệt tiêu hao sinh lực ta, phá hủy hậu cứ kho tàng của ta kết hợp hoạt động biệt kích, kiên trì đánh nhỏ đánh lẻ bằng chiến thuật “bừa răng rụng”. (Đây là lối đánh gây khó khăn và làm cho ta bị tiêu hao hơn là những cuộc càn quét lớn và hiệu quả các vụ oanh kích của máy bay B52).

Mỹ giao quân ngụy (chủ yếu các liên đội Bảo an) chốt đóng bình đinh tại chỗ vùng chúng đã kiểm soát, bảo vệ các trục giao thông, các chi khu, tiểu khu... Hỗ trợ số dân vệ, phòng vệ dân sự canh giữ các ấp chiến lược... Hành quân tác chiến vòng ngoài chủ yếu do Mỹ, các lực lượng chủ lực ngụy không mấy sử dụng đến. Có thể chúng là lực lượng cơ động cho các vùng chiến thuật khác. Ớ chiến trường phân khu 1, sau ngày Mỹ buộc phải rút quân, chủ lực ngụy mới bắt đầu thay thế.

Bằng những thủ đoạn trên, trong thời gian dài sau tết Mậu Thân cho đến đầu năm 1971, Mỹ - ngụy đã gây khó khăn rất lớn cho ta. Với tư tưởng chỉ đạo “Giết nhầm còn hơn bỏ sót”, trong nội thành Mỹ - ngụy thẳng tay tàn sát bắt bớ tra tấn tù đày... Không chừa bất cứ thủ đoạn tàn bạo nào.

Lâu ngày tôi không còn nhớ con số cụ thể, nhưng không dưới một trăm cơ sở ta được dày công xây dựng hàng chục năm trời bị phá vỡ. Riêng trong lực lượng vũ trang phân khu, theo yêu cầu của tham mưu trưởng với ban quân lực của phòng tham mưu và ban cán bộ của phòng chính trị báo cáo số tổn thất cán bộ và chiến sĩ ta. Trong khi chờ đợi nhận các báo cáo chuyên môn, tôi sơ bộ thống kê trong những tháng chiến dịch Tết Mậu Thân, có 165 cán bộ trung cao cấp quân sự bị thương vong, trong đó có hai đồng chí Tư lệnh và Chính ủy phân khu hy sinh. Đó là đồng chí Ba Đình và Tư Trường, tôi đã đề cập phần trên. Cuối thu năm 1969 đồng chí Tư lệnh mới về thay được ba tháng cũng hy sinh như trường hợp hai đồng chí trước. Sau này đến giữa năm 1970 và 1972 có thêm 2 đồng chí trong Bộ Tư lệnh theo chân các đồng chí trước ra đi... Đó là đồng chí Năm Dũng và đồng chí Ba Kiên.

Cả hai đồng chí trước khi vào Nam cùng với hai đồng chí khác được vinh dự Bác Hồ đặt tên: Anh - Dũng – Kiên - Cường. Hai đồng chí Anh và Cường tôi không biết thuộc đơn vị nào. Còn đồng chí Dũng và đồng chí Kiên, đồng thủ trưởng trung đoàn bộ binh 16. Năm Dũng là Chính ủy. Ba Kiên là trung đoàn trưởng. Trung đoàn 16 vào trước trung đoàn 88. Đồng chí Ba Kiên sau được điều về làm phó Tư lệnh Phân khu 1. Đồng chí Năm Dũng làm phó Chính ủy sư đoàn 5 trong Bộ chỉ huy với đồng chí Năm Truyện sư đoàn trưởng. Trước Tết Mậu Thân không lâu đồng chí được điều về làm phó Chỉnh ủy Phân khu 1. Tên thật của đồng chí là Nguyễn Duy Dũng quê Thanh Hóa, một nông dân “đặc sệt” như đồng chí Ba Kiên. Đồng chí hy sinh cùng với đồng chí Ba Hiến nguyên Tham mưu trưởng tiểu đoàn 9 trung đoàn 88. Anh trong nhóm cán bộ từ trung đoàn 88 điều về phân khu, 1. Anh làm trợ lý cho tôi trong Ban Tác chiến phân khu. Anh được tôi phái đi để đưa đồng chí Năm Dũng vượt sông Sài Gòn qua công tác Củ Chi. Trước khi đi đồng chí nói với tôi: “Tao đi Củ Chi kỳ này sẽ may cho mày và thằng Hiến mỗi đứa một cái quần bằng vải pô-lít-te”. Không ngờ đây là buổi gặp mặt cuối cùng giữa tôi với đồng chí. Từ lâu đồng chí xem tôi và Hiến như những đứa em rất thân tình bên đồng chí.

Buổi chiều “định mệnh”, trong lúc chờ đợi màn đêm buông hẳn xuống, Hiến đưa đồng chí từ chỗ nghỉ trong căn cứ Cá Rô đến chỗ tập trung, ở đây có hơn mười anh chị em đang chuẩn bị vượt sông sang các ấp bên Củ Chi để tải gạo về. Tôi cũng có mặt tại đây để tổ chức cảnh giới bên này cũng như bên kia sông.

Chẳng may trên đường đi từ chỗ nghỉ chân đến nơi tập trung chỉ còn cách hầm tôi mươi lăm mét, bất ngờ một chiếc trực thăng vũ trang Mỹ bay thấp từ đâu lao đến. Nó phát hiện hai anh đang đi trên đường mòn, nó quay lại xả trọng liên bắn chết hai anh ngay cạnh gốc cây Cầy có thân to bằng hai người ôm.

Thật bàng hoàng đau xót cho tôi và anh chị em có mặt lúc đó. Đồng chí mất, một tổn thất rất lớn cho phong trào, vì lúc này ngoài đồng chí phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Năm Lê chỉ có đồng chí trong ban lãnh đạo Phân khu ủy và Bộ Tự lệnh phân khu bám trụ chiến trường với chúng tôi, chia cay xẻ đắng trong thời kỳ đen tối và ác liệt của chiến trường mà cái chết và sự sống cách nhau chỉ gang tấc!

Anh em khoét rộng một công sự cá nhân bên cạnh gốc Cầy mai táng hai anh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 08:08:42 am »

*
*   *

CHIẾN THUẬT “BỦA LƯỚI PHÓNG LAO”

Mỹ áp dụng chiến thuật này là dùng lực lượng bộ binh hay kỵ binh không vận kết hợp bộ đội thiết giáp được sư yểm trợ của không quân từ các căn cứ hoặc căn cứ dã chiến cơ động đường bộ hoặc đường không hình thành thế bao vây bất ngờ một khu vực nào đó. Nơi đây Bộ Tư lệnh Mỹ đã nắm được qua tin tình báo có lực lượng ta như cơ quan, kho tàng, địa điểm hội nghị học tập, trường huấn luyện v.v... Sau đó thực hành đột kích bằng xe tăng cùng bộ binh thọc sâu vào trung tâm căn cứ ta đánh phá triệt hạ. Sử dụng biệt kích chó săn... Lùng sục tìm kiếm địa đạo, hầm bí mật, kho tàng. Có khi chà đi xát lại hàng tuần hoặc lâu hơn, lần lượt trên từng khu vực.

Tùy từng đối tượng, Mỹ sử dụng lực lượng quy mô lớn, vừa hoặc nhỏ có sự trợ lực của máy bay ném bom hoặc trực thăng vũ trang.

Mỹ áp dụng chiến thuật này khá phổ biến ở chiến trường Miền Đông Nam Bộ. Địa bàn phân khu 1, Mỹ áp dụng chủ yếu trong thời kỳ này ở vùng giải phóng Bắc sông Sài Gòn thuộc xã Thanh Tuyền, Thanh An (huyện Bến Cát) phía Nam Sở cao su Dầu Tiếng.

Chúng tôi từ Củ Chi lui về căn cứ phía sau ở bắc sông Sài Gòn. Căn cứ được xây dựng nằm giữa trục Tà Leng – Bàu Trâm với Bưng Cồng thuộc xã Thanh Tuyền. Do địch phản kích truy lùng ráo riết, các bộ phận thường trực Phòng Tham mưu phải tách thành hai bộ phận đóng hai căn cứ cách nhau một tiếng rưỡi đồng hồ đi bộ. Căn cứ Cá Rô (gần Bến Chùa thuộc Xã Thanh An) gồm anh chị em thuộc bộ phận tài vụ quản trị, một phân đội vệ binh vận tải. Tại đây cũng là nơi tập kết để vượt sông Sài Gòn qua Củ Chi, Trảng Bàng đột nhập các ấp đông dân mua lương thực thực phẩm, các loại nhu yếu phẩm khác. Căn cứ còn lại có bộ phận thường trực đảm bảo chỉ huy như ban tác chiến, ban cơ yếu, văn thư đánh máy, liên lạc công vụ và một tiểu đội vệ binh. Các ban bệ khác như quân báo, thông tin, công binh, pháo binh, quân lực... Mỗi ban có căn cứ riêng. Từng bộ phận có hầm ngủ âm sâu xuống đất, nắp hầm đắp đất nện khá dày chống được đạn pháo, cối và đạn bắn thẳng từ trên máy bay. Người trong hầm đứng đi lại dễ dàng. Mỗi hầm mắc được hai tầng võng nằm từ ba đến bốn người. Ngoài hầm ngủ, mỗi bộ phận xây dựng địa đạo riêng dài đến vài mươi mét. Bếp nấu ăn kiểu Hoàng Cầm được âm sâu xuống đất như hầm ngủ. Bếp và giếng nước có nắp đậy kín đáo. Có động, được ngụy trang như hầm bí mật và địa đạo. Hầm ngủ của tôi và của tham mưu trưởng cách nhau 30 mét. Trong hầm ngủ của tôi có hầm bí mật riêng cho 5 người trú ẩn không quá gò bó trong sinh hoạt. Hầm của tham mưu trưởng có địa đạo dài và vững chắc.

Thường lệ mỗi sáng kim dạ quang đồng hồ chỉ bốn giờ là tôi tỉnh giấc. Mọi thứ thu vén gọn vào chiếc bồng đeo sau lưng, tay xách xắc đựng tài liệu, tôi luồn qua những lùm cây rậm đến hầm tham mưu trưởng. Sương đêm ướt đẫm lá cây quét vào người như vừa trải qua cơn mưa sáng. Tôi đến gặp đúng lúc anh Năm Lê từ hầm ngủ chui lên. Vừa thoáng thấy tôi, anh nói: “Linh tính mình cảm thấy hôm nay chắc có chuyện gì đó Mười Nỹ ạ?”

Căn cứ chúng tôi trong khu rừng trước đây liên hoàn nhau chạy dài hàng chục ky lô mét. Bề ngang xấp xỉ thế. Mỹ khi chưa có khả năng ủi trắng toàn bộ như bên Củ Chi, chúng cho ủi thành nhiều đường ngang dọc trở thành những ô vuông như bàn cờ, chia lô như rừng cao su. Mỗi đường ủi rộng khoảng 50 mét. Từng ô rừng mỗi cạnh từ 300 đến 400 mét. Làm thế, Mỹ có dụng ý phá nát các căn cứ ta không còn thế liên hoàn với nhau, ta dễ bị bộc lộ mục tiêu, chúng lại dễ quan sát kiểm soát từ trên không. Rừng bạt ngàn mênh mông được chia thành ô phân thành lô cho hoạt động của pháo binh và không quân nhanh chóng chính xác. Tận dụng đường ủi để bộ binh và thiết giáp thực hiện bao vây phong tỏa và đột kích vào những ô rừng nghi hoặc phát hiện có mục tiêu.

Căn cứ chúng tôi bị chia cắt giữa chính và dự bị bởi những đường ủi này. Căn cứ chính phía nam, dự bị phía bắc. Hầm ngủ của tôi chỉ cách đường ủi không quá 50 nét. Cách căn cứ về hướng Tây nam khoảng 2000 mét đường thẳng là chốt dã chiến hỗn hợp bộ binh, xe tăng, xe ủi công binh của Mỹ ở Rạch Kiến cạnh tỉnh lộ 14. Xa hơn phía Đông bắc căn cứ khoảng 7 ky lô mét có một chốt dã chiến khác của Mỹ đóng ở Phố Bình. Những chốt này được sự bảo vệ của các cụm pháo ở Lai Khê, Bến Cát, Dầu Tiếng thuộc sư đoàn 1 bộ binh. Hàng ngày thiết đoàn trên 20 chiếc tăng và xe bọc thép M113 từ Rạch Kiến lên Phố Bình và ngược lại. Đường đi của chúng trở thành con đường quân sự làm gấp chạy cặp lộ ủi mép rừng phía nam căn cứ chỉ cách chúng tôi một dải rừng hẹp 200 mét. Có lần lúc chiều tôi không hiểu sao đoàn chiến xa dừng quân trụ lại đêm sát mép rừng cách cửa hầm địa đạo của văn phòng 50 mét. Lợi dụng lúc trời nhá nhem tối với kỹ thuật động tác đặc công tôi tiếp cận xem chúng muốn giở trò gì? Định tấn công vào căn cứ lúc mờ sáng chăng? Té ra một chiếc tăng đứt xích hay hỏng máy. Bọn lính đang hì hục sửa chữa. Tôi bí mật lần tới một chiếc M113 đang cảnh giới lù lù sát mép rừng. Cự ly giữa tôi và nó vừa tầm ném lựu đạn. Chỉ một quả B40 tôi sẽ trở thành dũng sĩ diệt Mỹ. Làm việc đó lợi bất cập hại. Căn cứ và sinh mệnh anh chị em khó được bảo toàn. Trời tối đen, tôi ngồi thu lu sau gốc cây cụt xem bọn Mỹ chạy tới chạy lui hì hục móc kéo khối sắt nằm vạ giữa đường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 08:09:38 am »

Chúng tôi sống những ngày hết sức căng thẳng. Không phải khoa trương tự đề cao và khuếch đại quá đáng, rõ ràng nếu không có hệ thần kinh vững vàng, chúng tôi không thể sống trong sự nơm nớp lo âu từng phút từng giờ, ngày này qua tháng khác... Cũng có thể không cách nào khác đành chấp nhận sự nguy hiểm luôn luôn rình rập bên mình riết chúng tôi đâm liều tới đâu hay tới đó.

Thường lệ mờ sáng tôi đến chỗ anh Năm Lê. Nếu không ngủ chung hầm với anh, anh yêu cầu tôi phải thế. Hai người luôn ở bên nhau vì công việc và cũng có đồng đội bên cạnh cảm thấy yên tâm.

Đã 6 giờ, màn đêm ở đây chưa tan. Bộ quần áo ướt đẫm sương trên người tôi đã khô. Tôi bứt mấy chiếc lá nhám chà mặt kính đồng hồ đeo tay để làm mất đi các vết xước. Anh Năm Lê gọi giật tôi:

- Mười Nỹ, nghe tiếng trực thăng không?

Tôi gật đầu, tay vẫn miết lên mặt kính chiếc đồng hồ hiệu SeiKo, bụng nghĩ: “trực thăng lúc nào mà chả có trên trời”.

Anh Năm Lê nói tiếp:

- Cậu nghe xem, chắc tiếng động cơ của máy bay tham mưu.

Tôi lại gật đầu xác nhận. Ở chiến trường lâu ngày, trong chúng tôi ai cũng dễ phân biệt tiếng động cơ các loại trực thăng tải quân, trực thăng đầu đỏ vũ trang, trực thăng cá lẹp, cá rô, xương cá, quả chuối bay, cần cẩu loại kỳ đà, trực thăng tham mưu chỉ huy... Rừng kín mít không nhìn thấy máy bay nghe tiếng động cơ là biết loại nào.

- Đúng là nó anh Năm ạ! - một lần nữa tôi xác nhận - nó bay rất cao và chậm ngay trên đầu. Nếu nó bay thẳng thì ổn. Nhưng vòng lại là có chuyện.

Quả thật, tiếng máy bay đã quay lại. Nó lượn một vòng, hai vòng rồi ba vòng. Mệnh lệnh ban ra; “Xóa kỹ dấu vết. Tất cả xuống địa đạo”.

Địa đạo của tham mưu trưởng tôi chưa một lần chui xuống. Hầm ngủ của anh rất chắc chắn, đủ sức chống lại róckét, đạn pháo nặng, bom chụp. Bên trong anh cho đào 4 cái hàm ếch khoét sâu vào vách hầm. Một trong số hàm ếch trên anh dùng làm bếp đun nước. Trên mặt đất đầy tro than. Vách ám khói một màu đen nham nhở.

Anh nói với tôi: “Mười Nỹ ở đây với mình. Cho toàn bộ anh chị em tác chiến, văn phòng, nuôi quân và cơ yếu đều dồn vào cả đây. Có chuyện gì không bị chia cắt”.

Không hiểu sao lần này anh ra lệnh như thế. Mỗi lần có động căn cứ ai nấy ở. Mọi người ngoài hầm ngủ ai cũng có địa đạo riêng. Anh nói tiếp:

- Địa đạo của mình miệng nó bên trong hầm ngủ. Bên dưới mình cho xây dựng 2 tầng, chứa trên 30 người. Ta ở đây chỉ khoảng chừng ấy người. Có 3 ngách thoát hiểm.

Tôi đang tập trung anh chị em thì Sáu Thành chạy đến Anh là cán bộ cơ yếu, một con người nhiều kinh nghiệm tổ chức bố phòng. Anh nói:

- Anh Năm anh Mười ạ! Có tiếng tăng từ Phố Bình xuống, Rạch Kiến lên. Vài phút nữa chắc chắn ta bị Mỹ oanh kích và tấn công. Hai anh xuống ngay miệng này, tôi ở trên ngụy trang. Anh chị em khác tôi cho xuống miệng thứ hai, không tập trung nhiều ở đây.

Anh Năm Lê bước xuống hầm ngủ khều mấy cọng thép ẩn dưới đống tro trong bếp nhắc nắp đậy lên lộ ra miệng hầm bí mật. Tôi ở bên anh từ lâu mà không biết nơi đó là miệng địa đạo. Sáu Thành báo cho biết hai chỗ sẽ gài mìn. Một quả gài đường vào cách miệng hầm ngủ mười mét. Một quả gài ngay bậc lên xuống. Nếu trái này nổ đất cát sẽ phủ trùm kín miệng địa đạo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM