Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:40:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 4  (Đọc 2200 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #50 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2022, 06:41:23 am »

2. Đánh sân bay Đồ Sơn để thực nghiệm

Đại đội rất phấn khởi đi nghiên cứu sân bay Đồ Sơn, xem sân bay và máy bay nó thế nào. Anh em vào xã Ngọc Hải có 3 trung đội trưởng, 9 tiểu đội trưởng do anh Quốc Bình bí thư chi bộ và chị Nghị (nay là nữ anh hùng) dẫn vào. Ban ngày từ rặng bứa Ngọc Hải nhìn rõ sân bay, máy các hàng rào tháp canh, máy bay lên xuống. Tôi vào kiểm tra thực tế, quan sát thấy máy bay vận tải, đuôi sụt thấp, sải cánh không cao lắm, xác định ở tư thế đứng đánh vẫn được, chỉ cần 5 kg là kết liễu một máy bay.


Tối 10 - 11 - 1953, chúng tôi đi trinh sát trở về đến Lạch Hạng đang bơi sông thì bị địch phục kích; nhưng địch không bắt được ai, chỉ bị chết đồng chí Mạnh Hùng. Sau 2 ngày, dân vớt được xác, chôn cất chu đáo.

Ban đầu ngày 2-12-1953 tổ chức cả đại đội 295 vào đánh Đồ Sơn, đi bằng thuyền từ xã Vinh Quang (Tiên Lãng) vào Bằng La, tiến về mục tiêu, nhưng bị sóng lừng, cả đội say sóng, không đánh được, lần này anh Đặng Kỉnh cùng đi, anh quyết định trở về Tiên Lãng nghiên cứu cách đánh khác.


Đêm ngày 17 - 12 - 1953, tổ chức 2 tiểu đội kết hợp với tổ trinh sát của tỉnh, do anh Thắng đại đội phó 295 làm đội trưởng, tỉnh cử anh Minh Khánh trưởng ban tác chiến và anh Hoàn, quân báo đi đốc chiến.

Kết quả diệt được 5 máy bay vận tải, đốt cháy 1 kho xăng. Từ đó anh em kết luận, ở tư thế đứng cũng đánh được máy bay, thuốc nổ không cần 5 kg mà chỉ cần 1 - 2 kg và máy bay có nhiều chỗ móc được nên dùng thủ pháo có cái móc đánh là nhanh nhất. Cuối cùng, anh Kinh quyết định để ăn  chắc dùng lượng thuốc nổ 2 kg.


Từ trạm đánh sân bay Đồ Sơn, ta có đủ kinh nghiệm đánh sân bay Cát Bi.


3. Chuẩn bị tổ chức và diễn biến trận đánh Cát Bi

Lức đầu tỉnh quyết tâm sử dụng tiểu đoàn vào đánh Cát Bi; dùng đại đội 295 đánh sân bay, còn C 330, C 196 và đại đội Quang Trung (Kiến Thụy) ở khu Tân Phong đánh càn để đón C 295 ra... Nhưng khi hành quân ra bờ sông Dương Áo chờ thuyền thì tầu chiến từ bến Khuể xuống, chúng bắn súng và pháo địch ở Kiến An bắn về, lái đò bỏ chạy, bị địch cướp mất 2 thuyền; Do đó phải hoãn kế hoạch. Tỉnh thay đổi quyết tâm đùng lực lượng nhỏ, đánh xong rút ra ngay. Đại đội 295 lập đội quyết tử 30 - 35 người chiến đấu dũng cảm, còn quần áo dù, sản xuất thủ pháo vỏ sắt có móc do tỉnh phát.


Sau khi anh Thiều (Mai Năng) báo cáo kết quả trinh sát sân bay, đêm 2 - 1 - 1954, chúng tôi vào Hòa Nghĩa, suốt ngày ở đó, tình hình im ắng. Đêm 3-1, theo anh Thiều và anh Phiệt dẫn qua sông, chui qua 6 hàng rào, cuối cùng đến ngã tư đường băng, thấy sân bay quá rộng, quan sát mục tiêu rất rõ. 24 giờ, rút ra, vượt qua sông Lạch Tray, vượt đường 14 tới 3 giờ bơi về Tiên Lãng. Trời chưa sáng. Có thể tạm kết luận nếu nổ súng lúc 12 giờ đêm và rút ra sẽ ngon lành.


Ngày 5 tháng 1, anh Nhẫn và anh Kinh gặp và nghe kết quả trinh sát và tán thành phương án tổ chức một đội quyết tử 32 người trú quân ở Tân Phong, Hòa Nghĩa một ngày, tối sau vào đánh rồi rút quân ngay. Ăn cơm xong, anh Nhẫn gặp tôi nói "gọi là đội quyết tử nghe nó nặng nề hay cứ gọi đội đánh Cát Bi có được không?" Anh lại cười thân mật nhìn thẳng vào tôi nói: "đồng chí nên cưới vợ đi, có vợ càng thêm sức mạnh, chiến thắng về lại có vợ thật tốt chứ sao". Tồi vừa vui, vừa cảm động, rồi lúng túng chẳng biết thế nào thì anh Kinh nói ngay "cứ cưới vợ đi, đâu có đó, có vợ đánh càng hăng, tỉnh sẽ cử anh Sĩ Đô tham mưu phó, anh Thịnh, ban cán bộ về bàn với địa phương chuẩn bị chu đáo". Anh Văn Hiến củng rất đồng tình với tình và bàn với tôi phải tranh thủ vì anh Kinh qui định ngày 14/1 phải có ở đơn vị nhận lệnh.


Đúng tối 10/1 tổ chức cưới ở thôn Câu thuộc huyện Vĩnh Bảo, sáng 12/1 tôi tạm biệt ra đi, vợ tôi tiễn tôi đến tận sông đò Cầu, tôi bơi qua sông, nhìn lại vợ tôi vấn đứng ở đê, tôi vẫy tay, vợ tôi giơ nón vấy lại. Tôi nghĩ đừng làm phiên cho vợ, tôi tụt xuống chân đê, trở về đơn vị. Thật kỳ, 2 người ở 2 huyện, mới lấy nhau có 2 ngày đã khóc mếu, tình cảm đặc biệt thật.


7 giờ sáng 3/3/1954 tại thôn Chử Khê (Tiên Lãng) diễn ra cuộc họp triển khai kế hoạch, có các đồng chí Nhẫn, Kinh, Minh Khánh, Sơn (Kiến Thụy), Thiều (quân báo) và Khanh phó chủ tịch huyện Tiên Lãng phụ trách đò. Sau khi được biết tình hình không có gì lộ bí mật, đồng chí Nhẫn Bí thư Tỉnh ủy nói: "Trận đánh này rất quan trọng, cấp trên trực tiếp chỉ đạo chúng ta. Các đồng chí nhận nhiệm vụ phải thật thoải mái, kiên quyết thực hiện. Tôi chỉ nhắc phải tuyệt đối giữ bí mật, vì bí mật đã thắng một nửa".


Sau đó anh Kinh phổ biến kế hoạch như sau:

- Chỉ tiêu trên giao: phá hủy từ 50 máy trở lên. Phải đánh thắng, người phải an toàn, thương vong ít nhất. Nhiệm vụ giao cho đại đội 295 và tổ trinh sát của tỉnh là chính. Đồng chí Yến là đội trưởng đội đánh sân bay Cát Bi, đồng chí Minh Khánh tác chiến tỉnh đội, xuống đốc chiến đi với một mũi. Lực lượng có 32 người (28 người của C 295 + 3 người gồm anh Thiêu và 2 trinh sát viên + đồng chí Khánh) tổ chức cụ thể:

a) Đội đánh sân bay chia làm 2 mũi:

- Mũi một Đỗ Tất Yến chỉ huy, Thiều dẫn đường và 23 chiến sĩ cộng 25 người làm mũi chính nổ súng trước, đánh vào khu máy bay chiến đấu. Trang bị 1 súng ngắn, 2 tiểu liên K50, 2 khối thuốc nổ, mỗi khối 5 kg, 69 quả thủ pháo nặng 2 kg, 2 kìm công binh mỗi chiến sĩ 2 lựu đạn, 1 dao găm.

Đánh máy bay xong phát triển đánh kho đạn.

- Mũi hai do anh Minh Khánh chỉ huy, có anh Phiệt, trung đội trưởng C 295 và 5 chiến sĩ được trang bị 1 súng ngắn, 1 tiểu liên K50, 15 thủ pháo, 2 kìm công bỉnh, mỗi chiến sĩ 2 lựu đạn, 1 dao găm. Mũi có nhiệm vụ chính đánh 10 máy bay trinh sát (Moran), sau đó phối hợp đánh máy bay chiến đấu.

b) Lực lượng chặn địch của C 295 còn lại chia làm 2: một trung đội kết hợp với đơn vị Quang Trung (Kiến Thụy) chặn địch ở cầu Rào và một trung đội khác chặn địch ở phía Đồ Sơn xuống.

c) Bộ phận đò bảo đảm qua sông do đồng chí Khanh phụ trách. Tối 5/1 chở đội đánh máy bay đi trước. Tối 6/1 chở anh em còn lại, sau đó ở lại bên phía Kiến Thụy đón anh em đi đánh về chở sang Tiên Lãng.

d) Thời gian tác chiến: Từ 0 giờ đến 1 giờ ngày 7/3/1954; chỉ tiêu mỗi chiến sĩ đánh 3 chiếc máy bay.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #51 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2022, 06:42:28 am »

- Diễn biến trận đánh:

19 giờ ngày 5/3 tại thôn Chử Khê, xã Hùng Thắng, đội quân đến vị trí đầy đủ, mỗi người mang theo một gói cơm nắm to đủ ăn một ngày. Hôm đó có đồng chí Nhẫn bí thư tỉnh ủy, đồng chí Kinh tỉnh độỉ trưởng, đồng chí Giang Sơn bí thư Kiến Thụy. Tính đội trưởng nhắc anh em quyết thắng, đó là nhiệm vụ Tổ quốc giao cho.

Tôi đứng trước hàng quân, tuyên thệ: "Với Đảng, với Nhà nước và nhân dân Kiến An dù khó khăn mấy, anh em chúng tôi quyết hoàn thành nhiệm vụ". Cả hàng quân hô "Xin thề".

Khi xuất quân, các anh bắt tay hết anh em rồi đi với chúng tôi đến bờ đê Dương Áo. Anh Nhẫn nhắc tôi: "Chỉ huy phải quả cảm gương mẫu", anh Kinh bắt tay tôi Tân cuối "chúc hoàn thành nhiệm vụ".

Đúng 23 giờ đêm 5/3, mũi tôi vào tới Hòa Nghĩa. Tôi và đồng chí Thiều ở nhà bà Hàn; anh em khác chui vào đống rơm rỗng ở các nhà dân, cải trang lại, không phải xuống hầm, tôi nghĩ cách này cũng là một sáng kiến.

Sáng hôm sau ăn cơm xong, tôi đưa cho cô con gái bà Hàn 5 đồng tiền Đông Dương nhờ cô lẻn thành phố đi nghe tình hình và mua 32 chiếc kẹo quả bàng có gừng để khỏi ho khi tiềm nhập. Còn cô con dâu bà được giao nhiệm vụ bám tình hình ở cây đa đầu làng, còn anh Hành con trai bà đi nghe ngóng dân làng có gì lộ liễu.


9 giờ sáng anh Thiêu đi kiểm tra cho biết các nơi giấu quân ở đống rơm như thật, không lộ.

Bỗng nhiên có một tên Pháp đến cây đa Hòa Nghĩa bắn mấy phát súng rồi đi mô tô về Đồ Sơn. Thì ra thằng Tây đến bắn chim, nó bắn được một con chim cu xanh và một con chim sâu, rồi hí hởn đi Đồ Sơn. Tôi và anh Thiều nhìn nhau cười...


12 giờ trưa, con gái bà Hàn ở thành phố về cho biết tình hình bình thường, nhưng cô nói tiếp, vẻ mặt hơi hốt hoảng: "Em vào một nhà quen, ông ta mới đi Hà Nội về kể chuyện tối hôm 4/3/1954 Việt minh đánh sân bay Gia Lâm. Nó vây giáp Hà Nội ghê lắm". Anh Thiều suy nghĩ cũng như dự đoán của tôi: Trước đây ta đánh Đồ Sơn, thằng Pháp ở Cát Bi ở đây vẫn bình thường, còn Gia Lâm ở xa chắc nó còn chủ quan, dù nó có tăng cường đề phòng, ta vẫn vào ngon.


6 giờ tối tồi đang bàn với anh Thiều, có nên nhờ cơ sở nấu cơm nóng cho anh em ăn một bữa cho lại sức không thì anh Hàn đã nói ngay: "Em kiểm tra thấy nhà nào cũng giết gà để anh em ăn, dân chuẩn bị chu đáo rồi". Huyện ủy Kiến Thụy đánh giá dân Hòa Nghĩa luôn ủng hộ cách mạng thật chính xác, khi đưa bộ đội về trú quân ở đây.


19 giờ 6-3, đội chúng tôi xuất quân theo 3 đồng chí cơ sở và 3 đồng chí trinh sát, vượt đường 14 đi được một nửa km, gặp một thanh niên nằm ở đê phủ kín chăn chiên, tôi lệnh cho tổ cơ sở chói lại nhét giẻ vào mồm, khi nào anh em đi ra mới thả, thì ra anh này lại nằm coi đơm, anh ta van xin vì thời gian gấp, tôi lệnh cho cơ sở y lệnh thi hành.


Anh Thiều dẫn chúng tôi ra bờ sông Lạch Tray. Trước mắt là sân bay đèn sáng, các đèn pha chiếu đan xen nhau, tiếng xe xích ầm ầm. Anh Thiều sang sông trước kiểm tra yên tĩnh, đưa bật lửa xuống bờ sông bật ba nhát, báo yên. Mặc dầu tối đó rất rét, chúng tôi cởi quần áo thật nhanh, gói vũ khí, quần áo vào bọc ni-lông thổi phao bơi qua sông an toàn. Tất cả ngậm kẹo quả bàng, đi được 200 mét thấy phía bên trái có một xe xích chạy trên đê, đèn sáng lắm. Chúng tôi nhanh chóng nằm theo mô; đường tối xe xích không phát hiện được, chạy qua độ 300m, chúng tôi vượt đê tiến vào hàng rào thứ nhất. Hàng rào này là hàng rào mái nhà, anh Thiều và 2 chiến sĩ cùng tôi cắt hàng rào xong, giải băng trắng hai bên đánh dấu đường đi ra, cắt không gây tiếng kêu. Tiến vào hàng rào thứ 2 là hàng rào bùng nhùng cắt thứ tự như hàng thứ nhất, tiến tiếp vào hàng rào thứ 3. Anh Thiều lợi dụng ánh sáng chỉ cho anh em bên trái là cái đình cũ, bên phải là đèn đỏ bốt Tư Sinh. Khi ra cửa lấy bên phải làm chuẩn để đi đến cây đa Hòa Nghĩa là không lạc. Chúng tôi cắt hàng rào thứ 3 là hàng rào cũi chó rồi vượt tới hàng rào thứ 4. Ở đây nhìn rõ máy bay Moran (trinh sát) bên trái, máy bay chiến đấu bên phải... Tự nhiên đèn sân bay rực sáng, nhìn rõ đường băng. Nằm quan sát thấy 2 máy bay hạ cánh, chiếc thứ nhất vào đường phụ rồi chiếc thứ 2 cũng xuống, anh em nhìn rõ mục tiêu, hướng phát triển tốt. Một lát sau hệ thống đèn lại tắt. Chúng tôi tiếp tục vượt hàng rào thứ 5 là hàng rào bùng nhùng đã được đồng chí Thiêu và Phiệt cắt xong vượt được 100m; mũi chúng tôi rẽ bên phải vào ngã tư đường băng, còn mũi anh Khánh tiếp cận khu máy bay trinh sát. Mũi chúng tôi gặp một ao bèo tây, tôi xuống nước sâu ngập đầu, khó qua; lúc đó đồng hồ chỉ 11 giờ 20; nếu vượt được ao bèo thì quá giờ nổ súng. Tôi và anh Thiều bàn nhau quay lại mũi 2 tiến tới hàng rào thứ 6, gặp anh Khánh cũng đồng ý vào một hướng và tỏa ra 2 mũi. Cắt xong hàng rào, 2 mũi đột nhập vào đường băng rất nhanh rồi lại tỏa ra 2 mũi. 12 giờ đêm, mũi chúng tôi đến ngã tư sân bay, gặp 2 vật trông như 2 lính gác, quan sát thấy không động đậy gì, anh Thiều bò lên quan sát thì ra đó là 2 khẩu cối 81 ly, nó đội mũ nghi binh. Tới rãnh đường băng, triển khai đội hình song thì có 3 tên lính đi tuần qua mặt. Đợi chúng quay lại, chúng tôi quyết định: đồng chí Thiều và Sử dùng tiểu liên nổ súng tiêu diệt gọn bọn đi tuần rồi xung phong ngay lên đánh máy bay.


Tiếng xung phong, tiếng lựu đạn tiếp theo tiếng thủ pháo. Máy hay bốc cháy; cây lửa cháy kéo dài cả đường băng chính tới đường bàng phụ. Mấy phút đầu, địch chưa kịp phản ứng, sau đó chúng bắn trả lại. Phía chúng tôi có đồng chí Dung mới đánh 1 máy bay thì bị thương còn 2 quả thủ pháo giao cho anh Phong vào đánh tiếp, giao 5 kg thuốc nổ cho 1 đồng chí vào đánh kho bom.


1 giờ ngày 7/3/1954, sân bay đã biến thành biển lửa, địch đã phản ứng, anh em rút quân. Địch điên cuồng bắn lung tung, đạn lửa nối đuôi nhau như đàn chuột, đèn dù, pháo sáng, còi kéo inh ỏi. Theo đường cũ, chúng tôi trèo qua hàng rào chạy một lúc đến bờ sông, đang đứng gói quần áo thì một phát nổ vang động, hơi ép thuốc nổ đẩy ngã anh em, chúng tôi reo lên "đã phá trúng kho bom lồi". Bên kia sông ánh bật lửa báo an toàn; anh em qua sông gặp chàng thanh niên đi đơm đó đang bị cơ sở ta trói giữ, bây giờ mới được thả ra. Về đến cây đa thôn Hòa Nghĩa, dân đã nấu chè, nước uống mang ra cho bộ đội, chúng tôi đang khát ăn vội bát chè, uống nước. Nghe tiếng xe tăng gầm rú phía cầu Rào, chị Thanh bí thư chỉ bộ Tân Phong đã giục đi nhanh, chị dẫn chúng tôi đến bờ sông Văn Úc. Anh Khanh Phó chủ tịch huyện đã đón chúng tôi, chúc mừng chiến thắng. Đến bờ sông Dương Áo, các vết đau nhức nhối, chân tay rách máu chảy, quần áo rách mướp, cố dìu nhau lên đê, gặp đồng chí tỉnh đội trưởng hỏi đánh được bao nhiêu, tôi chỉ trả lời anh "nhiều lắm, làm sao đếm được, nổ cả kho bom".


Về đến khu an toàn, điểm quân thấy thiếu đồng chí Dung, Tuyên, Vành, toàn đội còn 29 người, có 1 đồng chí không hoàn thành nhiệm vụ.

Kết quả: Anh em đã nổ 78 quả thủ pháo, nhưng anh Minh Khánh tính độ 53 chiếc (trong sử sách ghi là 59 chiếc).

8 giờ ngày 8/3/1954 đồng chí tỉnh đội trưởng thông báo tin đầu tiên Bác Hồ khen quân dân Kiến An; Bác tặng anh em đánh sân bay Cát Bi danh hiệu: "Đoàn dũng sỹ Cát Bi".

Ngày 1/5/1954, Tỉnh ủy trao cho tôi (Đỗ Tất Yến) giấy khen của đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh.

Trận đánh sân bay Cát Bi là một trận đánh độc lập, ở sâu trong địch hậu, có tác dụng phối hợp chặt chẽ với chiến dịch Điện Biên Phủ, đã phá hủy nhiều máy bay của địch. Trận đánh không chỉ là thắng lợi về quân sự mà cả về chính trị, không chỉ có ý nghĩa về chiến đâu mà còn có ý nghĩa về phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phù, có tính quyết định về chiến tranh.


Chiến thắng Cát bi là chiến công lịch sử của quân dân Hải Phòng. Đó là do sự chỉ đạo rất giỏi của Tỉnh ủy, Tỉnh đội, sự đóng góp to lớn của Huyện ủy Kiến Thụy, nhân dân xã Tân Phong, Hòa Nghĩa và sự phục vụ chiến đấu của Huyện ủy và UBKCHC huyện Tiên Lãng.


Chiến thắng Cát Bi rất vẻ vang. Anh em chúng tôi còn nhớ mãi danh hiệu Bác tặng: "Đoàn dũng sỹ Cát Bi"

ĐỖ TẤT YẾN


Chú thích:
   - Những tiểu đề do tổ biên soạn đặt.
   - Nhà nước còn tặng huân chương:
   + 1 Quân công hạng nhất cho đội đánh sân bay + 3 Quân công cho tỉnh đội trưởng Kiến An và 2 chiến sĩ trinh sát + 28 chiến sĩ hạng nhất cho các dũng sĩ Cát Bi
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #52 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2022, 06:41:11 am »

Phần III
ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG
VŨ TRANG NHÂN DÂN TRÊN ĐƯỜNG 5

KỶ NIỆM 51 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TỈNH ĐỘI HẢI DƯƠNG
(27/3/1947 - 27/3/1998)


Đại tá Nguyễn Trọng Hiếu
Chỉ huy trưởng
Ban chấp hành quân sự tỉnh Hải Dương


Cách đây 51 năm (27/3/1947), để đáp ứng yêu cầu chỉ huy thống nhất các LLVT trong tỉnh, được sự nhất trí của Tổng quân ủy, Bộ Quốc phòng và Liên khu ủy khu III, Tỉnh ủy Hải Dương đã ra quyết định giải thể ủy ban bảo vệ tỉnh và thành lập tỉnh đội Hải Dương. Đồng chí Đặng Tính, nguyên Bí thư Tỉnh ủy được Tỉnh ủy đề nghị làm Tỉnh đội trưởng - ngày đó đã trở thành ngày truyền thống của LLVT tỉnh Hải Dương.


Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, LLVT tỉnh nhà trải qua chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, góp phần cùng với quân và dân trong cả nước tô thắm truyền thống vinh quang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng: Tận trung với nước, tận hiếu với dân. Lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, của nhiều thế hệ LLVT trong tỉnh đã cùng với toàn Đảng, toàn dân viết nên trang sử hào hùng của dân tộc, của vùng quê châu thổ sông Hồng, chấp nhận gian khổ hy sinh tiến hành thắng lợi chiến tranh giải phống đần tộc vớỉ lời thề: "Quyết tử cho Tố quốc quyết sinh".


Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vâng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch. Với đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng: Động viên toàn dân - tổ chức toàn dân - vũ trang toàn dân - đánh giặc toàn diện. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị - chiến tranh với khởi nghĩa vũ trang, tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, tạo thành sức mạnh tổng hợp áp đảo quân thù, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.


Thực hiện khẩu hiệu: "Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến", quân và dân Hải Dương đã đánh trên 13.680 trận đánh lớn, nhỏ; Tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 75.058 tên địch; phá hủy 121 đoàn tàu với 912 toa xe; 760 xe quân sự các loại; 45 khẩu pháo; phá hủy hàng ngàn tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch. Cùng cả nước, vì cả nước viết lên truyền thống "Đường 5 bất khuất". Những tên đất, tên làng trên quê hương Hải Dương hôm nay đã thấm đẫm biết bao máu, xương đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.


Những trận đánh giao thông sấm sét trên đường 5 cùng những trận công đồn chống vây càn, những cuộc phá tề, trừ gian làm nức lòng quân và dân trong tỉnh, đã hình thành "Hướng chiến trường du kích" sôi động, tiêu diệt, tiêu hao địch. Phối hợp với các chiến trường khác, căng kéo quân cơ động của địch, phá tan âm mưu "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" của địch, góp phân đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn.


Những làng chiến đấu kiểu mẫu như: Ái Quốc (Nam Sách), Xuân Nẻo, Ô Mễ (Tứ Kỳ), Việt Hồng (Thanh Hà), Nhân Quyền (Bình Giang)... Và biết bao thôn, làng trong vùng địch hậu, mà kẻ thù không có cách nào phá nổi. Đầu năm 1945, Đảng ta đã xây dựng Đệ tứ chiến khu Đông Triều, một trong những chiến khu trong cả nước đã lập nhiều chiến công hiển hách trên đường số 18 và tỉnh Quảng Yên xưa.


Kháng chiến chống Pháp, làng xã quê ta là những mục tiêu quan trọng để ta bám trụ đánh địch, kẻ thù quyết cướp đất, giành dân - ta quyết giữ vững quê hương, thôn làng, bảo tồn sinh lực kháng chiến lâu dài. Đã có biết bao tấm gương anh hùng, quả cảm, son sắt, thủy chung. Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi, người chiến sĩ du kích vùng địch hậu được cả nước biết tên, quân thù khiếp sợ.


Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Đăng Lành, 14 tuổi đời ở Nam Hưng, Nam Sách bị quân địch bắt tra tấn hết sức dã man, song anh vẫn kiên quyết bảo vệ cơ sở, bảo vệ cách mạng đến hơi thở cuối cùng, và cuối năm 1997 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.


Những trận chiến đấu cắt giao thông trên đường 5 của du kích Kim Thành, du kích Cẩm Giàng lật đoàn tàu giặc. Những chiến công của đội nữ du kích Mê Linh, Thành Đông "Đòn gánh đánh Tây", đánh giặc giữa ban ngày ở chợ Chương, Thanh Miện. Những trận phục kích trên dòng sông Phà Gùa, Thanh Hà bắn chìm tàu chiến địch. Những đêm diệt bốt, phá tề tiêu diệt hàng trăm đồn bốt địch.


Với ý chí và lòng dũng cảm tuyệt vời, cả quê ta tạo nên "Thiên la địa võng" của chiến tranh nhân dân ngày một phát triển cao, đánh địch ở mọi nơi, bằng mọi loại vũ khí có trong tay.

Hình ảnh bác già Thìn ở Bình Giang dùng kèn lừa địch, bác Thòa ở Đại Đức, Kim Thành vua mìn lật đoàn tàu giặc... Và biết bao tấm gương anh dũng vô song của hàng chục vạn đồng bào, đồng chí đã nêu gương sáng về sự hy sinh, lòng đũng cảm, mưu trí, sáng tạo kiên cường đấu tranh với địch.


Vừa chiến đấu, vừa xây dựng tỉnh nhà đã bổ sung trên 38.000 thanh niên cho các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, trong đó có rất nhiều con em Hải Dương chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc trên khắp các chiến trường.

Anh hùng Lê Văn Nổ xã Hùng Sơn, Thanh Miện.

Anh hùng Đặng Đức Song, Cộng Hòa - Nam Sách.

Anh hùng liệt sỹ Mạc Thị Bưởi, Nam Tân, Nam Sách.

Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Đăng Lành, Nam Hưng, Nam Sách...

Đó là những tẩm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tô thắm truyền thống chiến đấu kiên cường của quê hương "Đường 5 bất khuất".

9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân và LLVT trong tỉnh đã có nhiều tập thể và cá nhân được Đảng, Nhà nước, quân đội tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quí, Huân chương các loại.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, với những kinh nghiệm quí báu của 9 năm kháng chiến chống Pháp, dưới ánh sáng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đã góp phần hình thành phát triển và hoàn chỉnh học thuyết chiến tranh nhân dân, toàn dân - toàn diện, xây dựng nên một nghệ thuật chiến tranh: "Lấy ít địch nhiều - Lấy nhỏ thắng lớn - Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông", dựa vào sức mạnh nhân dân làm chủ để đánh giặc, luôn luôn đánh địch trên thế chủ động, tạo ra thế và lực mạnh hơn kẻ thù để giành chiến thắng.


Từ sau tháng 3/1968, 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên được hợp nhất, sức mạnh của Hải Hưng được nhân lên gấp đôi, trong xây dựng CNXH ở miền bắc và cùng đồng bào miên Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Quân và dân Hải Hưng không tiếc máu xương, sức người, sức của, trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho chiến trường miên Nam, với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người". Đã có 159.801 người nhập ngũ. Lớp lớp con em Hải Hưng vào Nam chiến đấu trên khắp các chiến trường lập công xuất sắc, nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh còn nằm lại ở khắp các chiến trường.


Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại băng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc 1965 - 1968 và 1972, nhận rõ vị trí chiến đấu của đường 5 nối liền Hà Nội với cảng Hải Phòng, quân và dân Hải Hưng đã cùng với quân và dân cả nước chiến đấu ngoan cường, chiến thắng vẻ vang.


Đã tham gia chiến đấu 2.321 trận, bắn rơi 70 máy bay, trong đó dân quân tự vệ bắn rơi 13 chiếc, tiêu diệt và bắt sống hàng chục giặc lái Mỹ. Tháo gỡ an toàn hàng ngàn quả bom nổ chậm, thủy lôi của địch đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt.


Địch đánh phá đường 5A, ta mở đường 5B - 5C, địch đánh phá đường bộ, ta có đường sông đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống, với khẩu hiệu: "Vừa chiến đấu, vừa sản xuất"; "Tay cày tay súng, tay búa tay súng". Đối mặt với bom đạn và không quân địch, quê hương ta đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu kiên cường:


Hình ảnh chị Bùi Thị Vân, cô gái Lai Vu huyện Kim Thành "Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù".

Chị Đặng Thị Quí người con gái Nam Chính, Nam Sách bình tĩnh phá bom nổ chậm trước ngày làm lễ cưới...

Trung đội dân quân gái phòng không của đồng bào thiên chúa giáo xã Tráng Liệt, Bình Giang bôn tập, đón lõng phục kích bằng vũ khí bộ binh bắn rơi máy bay địch.

Và biết bao bà mẹ "Vườn cam", "Bà mẹ chính ủy" thường xuyên có mặt ngoài trận địa động viên con cháu đánh trả không quân địch bảo vệ quê hương, với khẩu hiệu: "Hãy nhìn thẳng quân thù mà bắn".
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #53 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2022, 06:42:02 am »

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua, nhưng chiến công vẫn còn mãi mãi, hàng ngàn người con ưu tú của Hải Dương đã anh dũng hy sinh, hàng chục ngàn dồng bào, đồng chí còn mang trong mình vết thương chiến tranh. Lịch sử sẽ trân trọng, nhắc nhở cho các thế hệ mai sau: Đất Hải Dương giàu truyền thống chống giặc ngoại xâm, người Hải Dương đoàn kết, gắn bó biết đánh và biết thắng quân thù.


Sau gần 30 năm chiến đấu gian khổ chống giặc ngoại xâm, Tổ quốc được thống nhất, Bắc - Nam xum họp một nhà, cả nước đi lên CNXH. Song kẻ thù lại gây nên 2 cuộc chiến tranh ở hai đầu đất nước. LLVT Hải Dương theo tiếng gọi của Đảng lại lên đường ra mặt trận, chi viện sức người, sức của cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.


Các trung đoàn 813 - Đoàn Nguyễn Trãi tham gia chiến đấu trận đầu lập công xuất sắc, gần 10 ngàn chiến sĩ dân quân tự vệ được bổ sung để xây dựng tuyến phòng thủ biên giới phía Bắc. Trong chiến đấu, LLVT tỉnh nhà đã lập công xuất sắc. Trên trận tuyến lao động sản xuất xây dựng quê hương, LLVT Hải Dương đã góp phần hàng triệu ngày công, tham gia xây dựng các công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, Đập Bá Thủy, Nông trường Sao Đỏ, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, xí măng Vạn Chánh, Nhà máy gạch Chiến Thắng... góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.


Giai đoạn 54 - 64, LLVT tỉnh nhà 8 năm giữ cờ thi đua khá nhất Quân khu III và được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ: "Quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược".

51 năm qua "Cùng với cả nước và vì cả nước", LLVT Quân khu III, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lập nên bao chiến công hiển hách. Sức mạnh quản khu III, của người đồng bằng châu thổ sông Hồng đâ viết lên truyền thống: "Đoàn kết - hy sinh - Chiến thắng". Sức mạnh của nhân dân và LLVT tỉnh nhà đã viết nên truyền thống: Giàu của - Giàu người - Giàu chiến công".


51 năm qua, nhân dân Hải Dương đã tiễn đưa 24 vạn con em của mình lên đường bảo vệ Tổ quốc. Có hàng chục ngàn người tham gia dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Trong số những người ra đi đã có hơn 37 ngàn là liệt sĩ; các anh, các chị mãi mãi nằm lại ở khắp các chiến trường.


Có hơn 16 ngàn là thương binh, 3.639 người là bệnh binh.

Có 1.700 người là bộ đội, thanh niên xung phong bị nhiễm chất độc màu da cam và chất độc hoá học, đang cần sự giúp đỡ của toàn xã hội.

Cho đến nay trong toàn tỉnh có 1.458 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng".

Có 26 đồng chí được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hừng LLVT.

Có 9 đơn vị huyện, xă được tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVT. LLVT tỉnh được tặng thưởng đơn vị Anh hùng.

Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, LLVT tỉnh nhà luôn gắn với sự lãnh đạo của Đảng, gắn với truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương trải qua các thời kỳ lịch sử.

Tổ quốc và nhân dân mãi mãi biết ơn các Anh hùng liệt sỹ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, những người có công với nước. Biết ơn lớp lớp cán bộ, chiến sỹ LLVT Hải Dương, nhiều đồng chí đã giành trọn cả đời mình chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng để có thắng lợi hôm nay và mãi mãi là niềm tự hào của quê hương ta.


Những năm vừa qua, phát huy truyền thống tốt đẹp của QĐND Việt Nam, LLVT tỉnh nhà dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân sự TW, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân khu III, mà trực tiếp là Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp của các Ban, Ngành và nhân dân trong toàn tỉnh, nhiều năm liên LLVT tỉnh Hải Hưng và tỉnh Hải Dương sau này là đơn vị lá cờ đầu của Quân khu III. Năm 1997, trong điều kiện tỉnh nhà vừa được tái lập, đồng thời chia tách các huyện còn lại, biên chế tổ chức có nhiều biến động, tình hình cơ sở một số nơi biểu hiện chưa thật ổn định. Song các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và LLVT đã khắc phục mọi khó khăn, quan tâm chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng LLVT tỉnh nhà có sự tiến bộ về nhiều mặt. Đã triển khai toàn diện các nhiệm vụ, trong đó có nhiều việc làm thiết thực, sáng tạo đạt hiệu quả cao, góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị ở cơ sở. Thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội ở địa phương theo định hướng tiến bộ. Chất lượng tổng hợp, nhất là chất lượng chính trị, độ tin cậy và sức mạnh chiến đấu của LLVT đã được nâng lên một bước khá toàn diện. Cùng nhân dân khắc phục hiệu quả thiên tai bão, lụt. Góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền và các ban ngành địa phương giữ vững sự ổn định chịnh trị ở cơ sở. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội, chính sách đối với người có công, từng bước xã hội hóa về chính sách xã hội, thể hiện đạo lý uống nưổc nhớ nguồn của dân tộc ta.   Đất nước ta sau 10 năm đổi mới đã thu được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, 4 nguy cơ đến nay vẫn là thách thức lớn. Như Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định, các nguy cơ đó có mối quan hệ tác động lẫn nhau đều không xem nhẹ nguy cơ nào. Tình hình Quốc tế và khu vực hiện nay và những năm sắp tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, còn tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "Diễn biến hòa bình" âm mưu bạo loạn lật đổ, kết hợp với răn đe bằng quân sự khi có thời cơ nhằm chống phá cách mạng nước ta trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, lối sống, với qui mô rộng lớn và ngày càng tinh vi quyết liệt. Trong đó, LLVT nhân dân là một trong những mục tiêu phá hoại hàng đầu của chứng.


Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đứng trước một cuộc đấu tranh mới gay gắt, phức tạp mang ý nghĩa giai cấp, dân tộc và thời đại sâu sắc. Chúng ta không thể xem thường mà không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, chuẩn bị tiềm lực về mọi mặt, đối phó thắng lợi với các tình huống có thể xảy ra, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.


Vì vậy, nhiệm vụ quốc phòng, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong những năm tới mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra là: "Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh chính trị của đất nước, xây dựng vững chắc liên quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân.


Nâng cao chất lượng các LLVT, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ...".

Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống 51 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của LLVT tỉnh nhà đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng CNXH.

Trên chặng đừờng sắp tới, LLVT Hải Dương tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy quân sự TW, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Bộ Tư lênh Quân khu III, mà trực tiếp của sự lãnh đạo của tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự giúp đỡ của các Ban ngành và nhân dân trong tỉnh, của các đơn vị bạn, LLVT tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục phát huy truyền thống LLVT Anh hùng, truyền thống quê hương đường 5 bất khuất lập nhiều chiến công mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn cách mạng hiện nay, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #54 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2022, 06:42:54 am »

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG
NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU BẠCH ĐẰNG MÃI MÃI XỨNG ĐÁNG
VỚI DANH HIỆU "ĐƠN VỊ ANH HÙNG"


Vũ Xuân Bão
Bí thư Đảng ủy
Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng


Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp tàu thủy miền bắc, là thành viên chủ chốt, của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, phục vụ sự nghiệp phát triển giao thông vận tải của cả nước. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng hai miền Nam Bắc, nhà máy được khởi công xây dựng từ ngày 1/4/1960, đến ngày 25/6/1961 chính thức được thành lập theo quyết định số 577/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Suốt chặng đường 36 năm (1961 - 1997), dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, tập thể lãnh đạo và đội ngũ cán bộ - công nhàn viên nhà máy bằng mồ hôi, sức lao động sáng tạo và cả bằng máu, đã viết nên những trang sử hào hùng, tạo dựng những truyền thống vẻ vang, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của thành phố Hải Phòng và đất nước, được Đảng-Quốc hội-Chính phủ hai lần phong tặng dang hiệu "Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" (1/10/1971 và 2/9/1995).


Những năm 1961 - 1964 đánh dấu thời kỳ sự hình thành Nhà máy, nơi tụ hội những người con ưu tú của cả ba miền: Bắc-Trung-Nam, gồm bộ đội chuyên ngành, thanh niên xung phong, công nhân quân giới, những trí thức mới được đào tạo từ khóa đầu tiên của trường Đại học Việt Nam sau ngày miền bắc được hoàn toàn giải phóng... tất cả đều có tri thức văn hóa, trình độ kỹ thuật, nghề nghiệp vững, giác ngộ chính trị cao, hăng say lao động. Chính những con người này đã tạo thế đứng vững vàng cho nhà máy trong giai đoạn 10 năm vừa sản xuất, vừa chiến đấu (1965 - 1975), góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những thế hệ cán bộ-công nhân nhà máy ngày nay và mãi mãi sau này rất tự hào về những lớp người đi trước đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, đóng thành công con tàu đi biển trọng tải 1.000 tấn đầu tiên của Tổ quốc; cung cấp một khối lượng lớn hàng nghìn phương tiện vận tải và đảm bảo giao thông thông suốt trong chiến tranh, mà tiêu biểu là những "con tàu không số" làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển, tàu phá bom từ trường, tàu phá thủy lôi không người lái được điêu khiển bằng sóng vô tuyến từ xa, cầu phao Cồng binh (LPP)... đã có mặt ở khắp các chiến trường, góp sức trên trận tuyến đánh địch bằng tri thức khoa học kỹ thuật, bằng lòng quả cảm của giai cấp công nhân.


Bước sang giai đoạn hoà bình xây dựng và phát triển sản xuất (1976 - 1997), đặc biệt là trang 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhà máy đã có nhiều cố gắng nổi bật là tinh thần lao động sáng tạo, là những bước đi năng động trong việc tìm ra các giải pháp phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, vượt lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước. Đóng thành công các loại tầu đi biển pha sông, tàu đi biển xa trọng tải 1125 DWT, 3850 DWT do Việt Nam tự thiết kế, cùng nhiều sản phẩm đặc chủng phục vụ quốc phòng, an ninh và các ngành kinh tế trọng đỉểm như: Pông tông chở và dựng dàn khoan dầu khí đầu tiên trên biển Đông, cần cẩu nổi có sức nâng 600 tấn cho Trường Sa; sửa chữa lớn nhiều tàu biển có trọng tải hàng vạn tấn đạt chất lượng quốc tế v.v... Những công trình này tự nói lên bước trưởng thành về trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân và năng lực sản xuất của nhà máy.


NÉT ĐẸP TRỞ THÀNH TRUYỀN THỐNG XUYÊN SUỐT 36 NĂM QUA CỦA NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU BẠCH ĐẰNG LÀ TRONG BẤT KỲ HOÀN CẢNH NÀO, TẬP THỂ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO VÀ ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC CŨNG LUÔN LUÔN ĐOÀN KẾT, BIẾT CÁCH PHÁT HUY THUẬN LỢI KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, YẾU KÉM ĐỂ SÁNG TẠO VƯƠN LÊN.


Tinh thần đoàn kết được xây dựng trên những cơ sở khoa học của tình hữu ái giai cấp, tình đồng nghiệp và tính chất công nghiêp, đoàn kết thông qua đấu tranh đi đến nhận thức đúng đắn về thuận lợi, khổ khăn, yếu kém để vươn lên hoàn thành một cách sáng tạo. Nhân tố thuận lợi, mặt mạnh cơ bản này luôn được nhận thức đúng và không ngừng được bổ sung trên mỗi chặng đường phát triển của nhà máy.


Chiến tranh là một thử thách ác liệt đối với một cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung; 8 năm chiến tranh phá hoại, máy bay Mỹ đã đánh phá vào nhà máy 53 trận, trút xuống 689 quả bom cỡ từ 500-2.000 bảng Anh và hàng nghìn bom bi bom xuyên, tên lửa có tính hủy diệt. Nhà máy đã tìm ra giải pháp kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với chiến đấu, kinh tế với quốc phòng, tổ chức lực lượng đánh địch 227 trận, bảo vệ vững chắc giữ cho nhà máy sản xuất liện tục; đóng mới 1.843 tàu, salan các loại, gần 50 "tàu không số", 46 bộ cầu phao Công binh (LPP) với tổng chiều dài hơn 8,000m, 12 tàu phá thủy lôi, 40 bộ cầu cáp vượt Trường Sơn v.v... góp phần tích cực chi viện tiền tuyến lớn miền Nam - và đảm bảo mạch máu giao thông thời chiến thông suốt, liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm sau cao hơn năm trước, thực hiện tốt lời thề với Đảng, với dân "Đứng vững đôi chân thép: sản xuất - chiến đấu" trong mọi tình huống.


Đất nước thống nhất, hậu quả chiến tranh để lại nặng nề, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, trong nước nhiều khó khăn nẩy sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, vật chất tinh thần của công nhân viên chức, nhà máy càng phát huy sự đoàn kết nhất trí trong việc xác định phương hướng sản xuất - kinh doanh, tổ chức đời sống, đảm bảo giữ vững đội ngũ.


Hoạt động trong cơ chế thị trường, phát huy được tính tích cực trong hoạt động kinh tế nhưng mặt trái của nó cũng vô cùng nghiệt ngã, tiêu cực xã hội có đất phát triển, yếu kém nẩy sinh... đấu tranh nội bộ trong nhà máy được đẩy mạnh để giữ vững phẩm chất, đạo đức giai cấp công nhân và không bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa; Sản xuất của nhà máy từng bước được phát triển vững chắc, doanh thu 1900 đạt 11,2 tỷ đông, 1995 đạt 50,5 tỷ, 1997 đạt 76 tỷ đồng, đời sống - việc làm của người lao động ổn định và có bước cải thiện.


Năm 1998, cả nhà máy đang đồn sức cho chương trình đóng tàu biển lớn của Việt Nam.

Cuộc hành trình suốt 36 năm qua của nhà máy đống tàu Bạch Đằng tuy chưa thực dài, song ở mỗi khúc quanh lịch sử khó khăn thường khắc nghiệt, nhưng thời cơ cũng được mở ra bởi vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, tổ chức điêu hành của chính quyền và các hoạt động của đoàn thể quần chúng đều có chung mục tiêu: tất cả vì Tổ quốc giàu mạnh, vì nhà máy thân yêu để phấn đấu vươn lên.


Trong chặng đường tiếp theo với đặc điểm của liên kinh tế thị trường vừa năng động, vừa nhạy cảm, nhưng cũng có nhiều thử thách đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà máy phải bám chắc định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, luôn luôn đổi mới để tập hợp cán bộ, đảng viên, công nhân viên thành một khối đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, giữ vững niềm tin, phát huy truyền thống lao động sáng tạo nhằm khẳng định vị trí, không ngừng nâng cao uy tín của nhà máy trong ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu Việt Nam và đủ sức vươn ra thị trường quốc tế.


Tính nghiệt ngã của cơ chế thị trường đặt ra cho lãnh đạo nhà máy phải luôn nhạy bén, tránh bảo thủ, gia trưởng, giáo điều trong cách nghĩ, cách làm để phát triển sản xuất, giữ vững đội ngũ, ứng dụng phù hợp những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, từng bước chăm lo nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo trong công nhân viên chức, nhất là đối với người có công và các gia đình chính sách, coi người lao động là vốn quý nhất, là chủ thể của mọi hoạt động. Đây chính là bí quyết và là thực tiễn phải giải quyết để nhà máy đóng tàu Bạch Đằng tiếp tục tiến lên xứng danh "đơn vị anh hùng".
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #55 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2022, 06:44:01 am »

NHÂN DÂN VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUẬN HỒNG BÀNG
KHÔNG NGỪNG PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ĐƠN VỊ
ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN


Đồm Minh
(Dựa theo tài liệu của Quận ủy Hồng Bàng)


Hồng Bàng là một trong 4 quận nội thành Hải Phòng, có vị trí xung yếu trong quá trình hình thành và phát triển thành phố công nghiệp, thành phố Hải cảng lớn miền Bắc Việt Nam.

Tại đây, tập trung các cơ quan đầu não lãnh đạo chính trị hành chính, như trụ sở Đảng bộ, UBND của toàn thành phố cùng với cơ quan Công an, Văn hóa v.v... Quận Hồng Bàng là đầu mối giao thông thủy bộ tỏa đi khắp mọi miền đất nước. Từ quận Hồng Bàng là cảng Hải Phòng có tàu biển có thể đi khắp trong nước và thế giới, có sông Cấm, sông Tam Bạc, sông đào Hạ Lý tạo 1 mạng lưới giao thông thủy rất phát triển, tàu thuyền đi lại tấp nập. Đồng thời có đường 10 từ Thái Bình qua phà Bính đi Uông Bí, Đông Triều, đi Quảng Yên - Hạ. Long; đặc biệt có đường số 5, nối Hải Phòng với thủ đô Hà Nội. Suốt dải hơn 10 km đường 5 chạy qua quận, mọc lên những cơ sở công nghiệp, dịch vụ có tầm quan trọng quốc gia như Sở Dầu, nhà máy Xi măng, nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, sông Cấm, Ngân hàng, Bưu điện, chợ Sắt v.v... do đó đã tập hợp hàng vạn dân đến đây sinh cơ lập nghiệp. Vì là trung tâm hành chính, kinh tế, thương mại, dịch vụ nên quận Hồng Bàng trước hết và đầu tiên là mục tiêu đánh phá, chiếm đóng của các kẻ thù xâm lược của thời chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng trong gian nan thử thách của lịch sử, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy trên cơ sở kinh nghiệm truyền thống xây dựng Đảng bộ và các đội xích vệ từ những năm 1930, quân, dân quận Hồng Bàng đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trên địa bàn vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, lập nên những chiến công chói lọi về sản xuất và chiến đấu, góp phần vào chiến thắng chung của đất nước và thành phố.


Thời chống Pháp, "Sự kiện Hải Phòng" bùng nổ ngày 20/11/1946, bắt đầu từ quận Hồng Bàng tại bến Tam Kỳ rồi lan sang chợ Sắt, nhà Bưu điện, Nhà hát lớn, khắp nơi trong quận, những địa danh đã đi vào lịch sử chiến đấu của toàn thành phố và cả nước. Khắp nơi đã chứng kiến các cụ già, thành niên, phụ nữ, thiếu nhi tự vệ đẩy xe ô tồ, xe bò, giường ghế, bàn tủ làm chướng ngại vật trên đường, đào công sự, đục tường thông với các nhà, đắp ụ bắn, tổ chức tiếp tế, cứu thương v.v... Bộ đội và tự vệ với trang bị vũ khí thô sơ và nghèo nàn, trình độ quân sự còn ấu trĩ, phải đương đầu không cân sức với kẻ thù rất hùng mạnh. Nhưng đã đánh trả mãnh liệt, chôn mìn, ném lựu đạn, chai cháy vào xe tăng địch, dùng súng bắn tỉa. Cuộc chiến trên đường phố diễn ra rất hào hùng và bi tráng. Điển hình có trận đánh ở Bưu điện, chỉ có 1 tiểu đội vệ quốc đoàn đã giữ được vị trí hơn 1 ngày, trận đánh Nhà hát lớn chỉ có 1 trung đội vệ quốc đoàn do Đặng Kim Nở chỉ huy và 22 chiến sĩ đội tuyên truyền văn hóa chiến khu 3 do Nguyễn Văn Đạo làm đội trưởng, đã nêu gương chiến đấu đến cùng báo vệ Nhà hát lớn.


Trong suốt 8 năm kháng chiến, nhân dân quận Hồng Bàng phải sống dưới sự kìm kẹp của bọn xâm lược, sự lãnh đạo và ranh giới hành chính cấp quận cũng có nhiều đổi thay, từ các tiểu khu thành quận Bạch Đằng (tên trước của Hồng Bàng), hồi háng 5 năm 1950 rồi lại bỏ cấp quận (1/1952), (mãi tới tháng 8/1961 lại tổ chức thành khu phố Hồng Bàng, sau đó năm 1981 đổi tên thành quận như ngày nay). Nhiệm vụ chủ yếu lấy việc tranh thủ nhân dân, phát triến dân vận và ngụy binh vận làm công tác chính. Hành động nổi bật nhất là đêm 18/6/1953 bộ đội và du kích Kiến An đã đánh phá kho đầu, một kho xăng đầu có tính chất chiến lược của địch, 147 triệu lít xăng đầu, 300 xe cơ giới quanh đó bị tiêu hủy.


Từ ngày 20/7/1954, hòa bình được lập lại, phải trải qua 300 ngày sau, ngày 13/5/1955, Hải Phòng mới tiếp quản thắng lợi. Tiếp đó quân dân quận Hồng Bàng góp phần cùng thành phố xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị tiềm lực về mọi mặt, bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vừa chi viện chiến trường vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu góp phần đánh thắng oanh liệt hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ vào thành phố. Quân dân quận Hồng Bàng đã lập được thành tích xuất sắc sau:

1/ Tổ chức hệ thống phòng không nhân dân, hầm hào phòng tránh, vừa bám trụ giữ vững sản xuất ổn định đời sống, bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.

Quận là một trong những trọng điểm của thành phố bị đánh phá rất ác liệt, có nhiều khu vực bị đánh hủy diệt tàng bom rải thảm của máy bay B52. Nhưng nhờ tổ chức báo động tốt, có hệ thống hầm hào trú ẩn vững chắc tổ chức các cơ quan, trường học sơ tán tốt kịp thời giải quyết hậu quả đảm bảo mức tổn thất về người và của thấp nhất, tổ chức tốt đánh trả máy bay Mỹ, bộ đội và tự vệ bắn rơi 10 máy bay, nổi bật nhất là tiểu đoàn cao xạ nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Các nhà máy lớn trên đất Hồng Bàng vẫn đứng vững tiếp tục sản xuất, cầu phà, đoạn đường số 5 bị đánh phá tới đâu, ta lại sửa tới đó, đảm bảo giao thông thông suốt.


2/ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân, chi viện cao nhất sức người, sức của cho miên Nam.

Từ 1965 - 1975, Hồng Bàng đã tuyển 5.474 bộ đội, năm nào cũng đạt và vượt chỉ tiêu; đồng thời đã sản xuất nhiều sản phẩm chi viện cho miên Nam và các tỉnh bạn.


3/ Nhanh chóng giải quyết hậu quả chiến tranh rà phá bom, mìn còn lại, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

Từ sau Hiệp định Pari, quận Hồng Bàng vừa tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ chi viện, góp phần giải phóng miên Nam, vừa lo việc khôi phục sinh hoạt bình thường, khôi phục sửa chữa hàng vạn ngôi nhà, trường học, cơ quan, nhà máy, đường xá; khắc phục bom, mìn còn sót lại, đảm bảo an toàn cho các công trình. Chính sách hậu phương quân đội cũng được chăm chú thực hiện. Từ 1976 đến 1994 đã sửa chữa, làm mới 204 nhà "tình nghĩa", tặng sổ tiết kiệm cho 141 gia đình liệt sĩ, thành lập các quỹ "từ thiện", quỹ "chi viện biên giới", quỷ "ân nghĩa" v.v...
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #56 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2022, 06:44:47 am »

4/ Trong cuộc chiến đấu đầy thử thách gian khổ, hy sinh Đảng bộ chính quyền, các đoàn thể trưởng thành cả về tổ chức, tư tưởng, năng lực lãnh đạo và chỉ huy.

Do đó việc xây dựng Đảng bộ, xây dựng chính quyền, xây dựng LLVT và công an, các ngành lao động thương binh và xã hội, văn hóa, giáo dục, thể thao đều đã từng bước nâng cao được khả năng quản lý và điều hành, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, có xây cầu mới Lạc Long, thông luồng sông Tam Bạc.


Từ những thành tích trên, rất vinh dự cho Đảng bộ, quân, dân quận Hồng Bàng năm 1994, Nhà nước đã trao tặng danh hiệu cao quý "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Từ ngày đó tới nay, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy, quận Hồng Bàng luôn phấn đấu không ngừng, quyết tâm đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


Tháng 1/1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ 18 quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ quận 5 năm 1996 - 2000; Hướng phấn đấu của toàn quận là cùng với thành phố đầy nhanh quá trình xây dựng quận Hồng Bàng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp dịch vụ, thương mại, trung tâm văn hóa, văn minh đô thị của thành phố Hải Phòng, có nền kinh tế, văn hoá phát triển, quốc phòng vững mạnh, an ninh trật tự được bảo đảm.


Tháng 1/1998, Quận ủy đã kiểm điểm công tác năm 1997, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 1998.

Năm 1997, Đảng bộ và nhân dân quận đã phấn đấu đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp: 86% tổng số doanh nghiệp mà Đảng bộ trực thuộc Quận ủy lãnh đạo, đã hoạt động ổn định, kinh doanh có lãi.


Khu vực ngoài quốc doanh, giá trị sản xuất hàng công nghiệp bằng 102% kế hoạch; giá trị thương mại dịch vụ tăng 12%; sản xuất nông nghiệp, nâng suất bình quân đạt 80 tạ/ha. Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 106,6% kế hoạch. Quận đã hoàn thành vượt mức 6/7 chỉ tiêu thu ngân sách thành phố giao.


Thực hiện chính sách xã hội: Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sĩ, quận đã phát động sâu rộng phong trào toàn dân chăm sóc thương binh liêt sĩ. Đã thăm hỏi, tặng quà, trao tặng 198 sổ tiết kiệm tình nghĩa, sửa chữa 24 nhà tình nghĩa, vận động xây dựng đền thờ tưởng niệm các liệt sĩ trong quận.


Huy động cho chương trình "Xóa đói giảm nghèo" được 4153 triệu đồng từ nhiều nguồn khác nhau, kết quả đã giảm được 193/543 hộ nghèo. Đặc biệt hiện nay các hộ thuộc diện chính sách khổng còn hộ nghèo.

Hàng năm trung bình quận có 5000 lao động trong độ tuổi không có việc làm - 5% dân số trong quận; trong năm 1997 đã động viên được 3.193 người tự tìm việc làm.

Công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội đã được giữ vững và ổn định. Tiếp tục phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phòng, chống ma túy đâ phát hiện 41 điểm tổ chức mua bốn tàng trữ, 312 đối tượng nghiện hút và còn phải cố gắng hơn nữa bài trừ tệ nạn xã hội này.


Công tác quân sự địa phương, đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch tác chiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo đục chỉnh trị cho các đối tượng dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên thực sự giữ vai trò nòng cốt, xung kích trong sản xuất và bảo vệ an toàn đơn vị địa bàn. Hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân năm 1997 đạt 100% kế hoạch. Ngoài ra các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể đều đạt nhiều chuyển biến tiến bộ.


Tuy nhiên quận cũng còn một số mặt yếu kém: Các cơ sở sản xuất mới chỉ giữ ở mức ổn định, tốc độ kinh tế thấp, trang thiết bị lạc hậu, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, nhất là tệ nạn ma túy.


Bước sang năm 1998, Đảng bộ sác định tư tưởng chỉ đạo công tác là: "Tiếp tục quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 8; Nghị quyết Đại hội thành phố và Nghị quyết Đại hội 18 của quận, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động; tăng cường chấn chỉnh kỷ cương; huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển đi đôi với quản lý có hiệu quả, chống lãng phí trên mọi lĩnh vực. Làm tốt cống tác quản lý đô thị, đất đai, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, vị phạm quy hoạch. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, phấn đấu nâng dần mức sống của nhân dân năm sau cao hơn nũni trước. Tăng cường cống tác đổi mới, chỉnh đốn Đảng, xây dựng bộ máy chính quyền quận, phường trong sạch, vững mạnh. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo công tác quốc phòng địa phương".


Quận xác định 6 nhiệm vụ chung, tóm tắt sau:

1/ Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế ổn định và phát triển. Tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của quận, nhất là khu vực sản xuất - dịch vụ và thương mại.

2/ Triển khai đồng bộ luật ngân sách, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước, đồng thời triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trên mọi lĩnh vực.

3/ Tạo sự chuyển biến rõ trong cồng tác quản lý đô thị, đất đai đảm bảo trật tự mỹ quan, môi trường vệ sinh đô thị.

4/ Triển khai có hiệu quả công tác giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ. Chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt chương trình "Dân số - KHHGĐ", "Xóa đói giảm nghèo".

5/ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, đẩy lùi các tệ nạn xâ hội, đặc biệt tệ nghiện hút ma túy.

6/ Đẩy mạnh đổi mới chỉnh đốn Đảng, cải cách thủ tục hành chính. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Trước mắt, quân dân quận Hồng Bàng có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều thách thức. Phát huy truyền thống "Đơn vị anh hừng lực lượng vũ trang nhân dân", quân, dân Hồng Bàng quyết nêu cao tinh thần đoàn kết, nhất trí, năng động sáng tạo phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ đã đề ra.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #57 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2022, 06:45:53 am »

Phần IV
BÀI VIẾT CỦA BÁO QUÂN KHU 3, BÁO HẢI PHÒNG


NHỚ LIỆT SĨ DƯƠNG HỮU MIÊN
TRÍCH BÁO QUÂN KHU BA SỐ 791 (Bộ mới) tháng 9 - 1997


Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sĩ, Hội khoa học lịch sử Hải Phòng phối hợp với BCHQS thành phố tổ chức buổi "sinh hoạt khoa học tưdng niệm liệt sĩ Dương Hữu Miên", nguyên Chủ tịch ủy ban kháng chiến Hải Kiến (Hải Phòng - Kiến An), nguyên Phó tư lệnh khu tả ngạn. Về dự có giáo sư - Nhà giáo nhân dân - Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Nguyên Tư lệnh Quân khu Ba đầu tiên và là cấp trên của đồng chí Dương Hữu Miên; Thiếu tướng Lê Trung Thành, Phó tư lệnh Quân khu Ba và nhiều cán bộ và nhân chứng đã từng sống và chiến đấu với đồng chí Dương Hữu Miên. Đại diện gia đình có con rể đồng chí Dương Hữu Miên là Đại tá Đinh Ngọc Duy, Viện trưởng Viện Quân y 7.


Đồng chí Dương Hữu Miên, bí danh là Chính Tâm, sinh năm 1912, tại xã Quảng Châu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Nguyên là cựu binh sĩ thời Pháp, nhưng do có lòng yêu nước, nên trước khi tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, đồng chí đã liên lạc với Việt minh, bí mật lấy 50 khẩu súng của địch trao cho Mặt trận Việt minh và về với cách mạng. Đồng chí được kết nạp Đảng tháng 4 năm 1946, từng giữ các chức vụ: Chủ tịch ủy ban bảo vệ thành phố Hải Phòng; Trung đoàn trường chỉ huy mặt trận Hải Kiến; Chỉ huy trưởng mặt trận đường số 5 kiêm trung đoàn trường trung đoàn 42; Chỉ huy trưởng mặt trận Tả Ngạn. Ngày 2 - 7 - 1954 đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi nhận nhiệm vụ từ Việt Bắc trở về, khi hòa bình sắp được lập lại ở miền Bắc.


Trong những năm tháng chiến đấu dù ờ cương vị nào, đồng chí Dương Hữu Miên cũng luôn có mặt trên vị trí chỉ huy của mình cùng các đồng chí trong Bộ tư lệnh Quân khu Tả Ngạn "thực hiện nghiêm túc và sáng tạo các chỉ thị nghị quyết của Đảng và mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh... đưa khu Tả Ngạn vượt qua thời kỳ đen tối cực kỳ khó khăn gian khổ và đã góp phần quan trọng tạo nên một phong trào chiến tranh du kích phát triển ngày càng cao trong lòng địch" (Thượng tướng Hoàng Minh Thảo).


Dù không đến dự nhưng Tổng Bí thư Đỗ Mười; Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Đại tướng Van Tiến Dũng đã có thư và bài viết về đồng chí Dương Hữu Miên. Thư đồng chí Đỗ Mười gửi cho buổi tọa đàm có đoạn viết: "Đồng chí tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng chí là người chỉ huy có bản lĩnh, trong tình huống nào cũng bình tĩnh, sáng suốt, gan dạ và quyết tâm, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, sống chan hòa với cán bộ, chiến sĩ, có nghị lực khắc phục khó khăn cả trong công tác và sinh hoạt". "Trong chỉ đạo chiến tranh, đồng chí tỏ rõ tài năng phối hợp và hiêp đồng giữa các lực lượng, các phương thức đấu tranh và tinh thần cách mạng tiến công" (Đại tướng Võ Nguyên Giáp). "Dù bị quân thù bao vây bốn phía, tàn phá rất dã man nhưng đồng chí Dương Hữu Miên cùng các lực lượng vũ trang vẫn bền bỉ lăn lộn bám đất, bám dân, chiến đấu ác liệt với địch, góp phần phát triển mạnh chiến tranh nhân dân, tạo ra nhiều cách đánh rất phong phú đa dạng dỉêt địch, mở rộng các khu du kích và căn cứ du kích trong lòng địch" (Đại tướng Văn Tiến Dũng).


Mặc dù là buổi "sinh hoạt khoa học tưởng niềm'' về một người chỉ huy, nhưng là việc làm đầy ý nghĩa của những người có trách nhiệm với lịch sử, thể hiện truyền thống tót đẹp của dân tộc ta là trọng nghĩa trọng tình, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đá hy sinh cho đất nước thanh bình. Đấy cũng là dịp để mọi người nhìn nhận đánh giá một cách khách quan, chân thực, công bằng về đức độ và sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ Dương Hữu Miên, người chỉ huy vùng địch hậu được mọi người yêu mến.

NGUYỄN TIỄN
(NGUYỄN ÁI)
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #58 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2022, 06:47:03 am »

TẤM LÒNG NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN ,
BỘ SÁCH NHIỀU TẬP "ĐƯỜNG 5 ANH DŨNG, QUẬT KHỞI"
BÁO HẢI PHÒNG ngày 10 - 1 - 1998


TRước mặt tôi là tập 3 của bộ sách truyền thống nhiều tập "Đường 5 Anh dũng quật khởi" của Hội khoa học lịch sử thành phố Hải Phòng và Ban liên lạc đồng đội Tỉnh đội (cũ) Hải Dương - Hưng Yên, do Nhà xuất bản Hải Phòng vừa ấn hành. Như vậy kể từ tập 1 xuất bản vào tháng 9-1995 đến nay, trong khoảng thời gian hơn 2 năm, Nhà xuất bản Hải Phòng đã cho ra mắt bạn đọc 3 tập đầy đặn của bộ sách giáo dục về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, những địa phương có đường giao thông huyết mạch quốc lộ 5 đi qua. Có thể nói, công lao đó thuộc về nhóm biên soạn gồm các đồng chí Võ An Đông, Nguyễn Huy Trường, Đào Ngọc Quế, Đàm Minh, Trương Văn Thuân - những cán bộ quân đội là lãnh đạo, chỉ huy từng tham gia những trận đánh nổi tiếng trên đường 5 gày cho quân thù bao nỗi kinh hoàng trong những ngày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt nhất.


Tôi đến thăm bác Võ An Đông tại nhà riêng số 180 phố Chùa Hang, quận Lê Chân, trong lúc bác đang miệt mài biên soạn nội dung tập 4 "Đường 5 Anh dũng quật khởi". Căn hộ bài trí giản dị, đơn sơ nhưng ấm cúng. Tạm ngừng bút, bác Võ An Đông gỡ cặp kính lão dầy cộp để sang một bên rồi nói với tôi:

- Quỹ thời gian của chúng tôi còn rất hạn chế, sức khỏe thì ngày một giảm mà công việc lại còn nhiều. Song chúng tôi động viên nhau phải khẩn trương khai thác "những nhân chứng sống" của một thời lịch sử hào hùng của dân tộc để phản ánh trong bộ sách truyền thống "Đường 5 Anh dũng quật khởi"... Chỉ mấy năm nữa thôi, thì...


Tôi hiểu bác Võ An Đông định nói gì và càng cảm thông những công việc bác cùng với những người cộng sự với bác đang làm. Năm nay bác qua tuổi 76. Năm 1986, ở cương vị chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng với quân hàm đại tá, bác nghỉ hưu. Lức này bác thường nghĩ: "nghỉ không có nghĩa là ngừng hoạt động. Phải tạo cho mình một nếp sinh hoạt, một chế độ làm việc phù hợp với hoàn cảnh hiên tại...". Từ tâm niệm ấy, bác say sưa dành thời gian viết hồi ký với ý nghĩ ban đầu "trước hết viết cho mình và cho gia đình mình" về những năm tháng tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ và chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Sâu xa hơn, bác nghĩ tới những người viết lịch sử sau này phải có những cuốn sách tư liệu để làm căn cứ; mà người viết hồi ký cách mạng ví như những người thợ mỏ khai thác quặng để cho thế hệ mai sau căn cứ vào những tư liệu đó mà viết lịch sử. Ngày này qua tháng khác, với tư duy lô-gíc và ký ức về một thời hoạt động trong lực lượng vũ trang Hưng Yên, bác đã hoàn thành một số bài viết, người thật, việc thật khá xúc tích, sinh động. Quan điếm "chiến tranh nhân dân" của Đảng và vai trò của nhân dân trong chiến tranh luôn luôn bao trùm trong các hồi ký của bác, chân thực và công bằng. Khi đã có "vốn liếng", bác nghĩ đến việc xuất bản để "trình làng" những hồi ký của mình. Rồi trong một lần gặp gỡ những chiến hữu của mình thời kỳ "chín năm", bác đem ý kiến trên ra trao đổi. Bác Nguyễn Huy Trường, vốn là chiến sĩ thi đua toàn quốc trong kháng chiến chống Pháp; rồi các bác Đào Ngọc Quế, Đàm Minh... những sĩ quan quân đội từng trải qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc, hoàn toàn ủng hộ. Họ quyết định thành lập Ban liên lạc đồng đội Tỉnh đội (cũ) Hải Dương - Hưng Yên (có sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban, ngành chức năng), tạo tiền đề cho bộ sách truyền thống cách mạng của các tỉnh, thành phố có đường 5 đi qua, sớm hình thành. Và cũng chính bác Võ An Đông là người đem các bài hồi ký của mình để mọi người trao đểi, góp ý, coi đó là "bài mẫu" để cùng nhau "tập" viết hồi ký. Một vấn đề quan trọng được các bác quan tâm là "những nhân chứng sống" của một thời lịch sử ở Hải Phòng, Hải Dương, Hưng yên đang ngày một thưa vắng dần. Phải tranh thủ khai thác tư liệu, nếu không thì... mất hết. Thế rồi, các bác phân công nhau vè các địa phương thời hoạt động cách mạng để lo tổ chức mạng lưới cộng tác viên, lực lượng viết hồi ký... Những cán bộ lãnh đạo ở các địa phương này lúc ấy, nay chuyển về công tác hoặc nghỉ hưu ở Hà Nội, cũng được các bác tìm đến trình bày nguyên vọng và yêu cầu giúp đỡ, cộng tác. Trước tấm lòng và ý thức trách nhiệm đối với việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau, các bác đã dành được sự nhiệt tình ủng hộ về nhiều mặt. Bài vở viết theo từng chủ đề từ các nơi gửi về cho Ban liên lạc đồng đội ngày một nhiều. Cả những xã ven quốc lộ "tiếng sấm Đường 5", một số "nhân chứng lịch sử" tuy "mắt mờ, chân yếu" cũng tích cực hưởng ứng viết và gửi bài về Ban liên lạc đồng đội. Sự cổ vũ vô giá ấy động viên các bác nỗ lực lao vào nhiệm vụ tuyển chọn, biên tập cho tập đầu tiên của bộ sách sớm hoàn thành. Có một vài chi tiết cần được xác minh, các bác lại động viên nhau vượt hàng chục kỉỉômét, có đoạn phải vượt qua những con đường "sống trâu" bằng xe đạp, để gặp tác giả trực tiếp kiểm tra lại cho rõ...


"Đường 5 Anh dũng quật khởi" tập 1 ra đời vào đúng dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9-1995 với sự giúp đỡ tận tình của Nhà xuất bản Hải Phòng và Hội khoa học lịch sử Hải Phòng. Ngay buổi đâu, tập sách đã giành được những tình cảm trân trọng của bạn đọc, nhất là đối với những người từng một thời sống và chiến đấu trên giải đất nóng bỏng khí thế diệt quân xâm lược, bảo vệ quê hương. Cảm thông với những người làm công tác biên soạn tập sách, Bộ tư lệnh Quân khu Ba, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh trong Quân khu và nhiều cơ quan, đơn vị vừa trích quỹ mua sách, vừa dành một khoản tiền nhất định để tài trợ "Đầu vào" và "đầu ra" của tập sách ổn định, là yếu tố quan trọng giúp cho nhóm biên soạn của bác Võ An Đông yên tâm, tiếp tục làm nhiệm vụ...

HƯƠNG GIANG


THƯ TỪ, BÀI VẾT, KÍNH XIN GỬI THEO ĐỊA CHỈ SAU

Hải Phòng
   - Võ An Đông, 180 phố Chùa Hàng, quận Lê Chân ĐT: 031.701040

   - Đào Ngọc Quế, 62 phố Quang Trung, Q. Hồng Bàng ĐT: 031.838558

   - Nguyễn Huy Trường 191, Trường Chinh, Kiến An ĐT: 031.876862

Hà Nội
   - Lê Đức Thịnh 71A phố Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng ĐT: 04.8256135

   - Mai Văn Hách F212 khu C2 Thanh Xuân Bắc ĐT: 04.8543993

Hải Dương
   - Phạm Bách số 8 phố Trân Quốc Toản, p. Trần Phú ĐT: 032.858417

Hưng Yên
   - Phan Khắc Thuận, Chủ tịch Hội cựu chiến binh thị xã Hưng Yên.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM