Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:02:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 4  (Đọc 2197 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2022, 06:52:26 am »

D. Tập trung phá tề phản động có võ trang

Trước thế thắng của ta ở Việt Bắc và tổng phá tề ở địa phương, những tên tề phản động có võ trang là Đình Tổ, Hành Lạc, Tuấn Lương, Thanh Đặng có phần giao động, bớt hung hăng hơn. Chúng tôi chủ trương tập trung sức làm tan rã các tề này; phân công những cán bộ có kinh nghệm thâm nhập xây dựng quần chúng, làm địch vận, xây dựng nhân mối trong hương dũng, viết thư thuyết phục bọn tề, đưa ra một số điều kiện ban đầu chúng có thể làm được nhưng không được khủng bố, bắt dân đóng góp thuế quá cao, không theo địch càn quét, lùng sục, liên lạc báo cáo tình hình cho ta v.v...


Trước tiên chúng tôi tập trung vào tề Thanh Đặng. Ở đây cầm đầu hội tề là Chánh Dự nguyên là giáo học cũ có vẻ giao động hơn, lại là cơ sở cách mạng cũ, có nhiều cán bộ hoạt động ở huyện và nơi khác, nhiều gia đình tản cư vẫn có liên lạc với dân trong thôn, trong đó có quan hệ họ hàng với Chánh Dự, đã giúp đưa thư cho anh Chất vừa lấy danh nghĩa ƯBKC huyện vừa lấy tình bạn bè, thuyết phục Chánh Dự bỏ địch về với kháng chiến và làm theo sự chỉ đạo trên của huyện. Nhận thư Dự không viết trả lời, chỉ nhắn miệng cho được suy tính dần những điều đã nói trong thư. Đồng thời nhân mối của ta cũng tuyên truyền khuyếch trương chiến thắng, bắn tin với Dự tìm cách liên hệ với kháng chiến để khỏi bị trừng trị. Mấy ngày sau thấy thái độ ông ta có chuyển biến như nhắc nhở hương dũng không được sách nhiễu dân.


Cơ sở ta lại tiếp tục gợi ý nếu không gặp được ông Chất thì phải gặp cán bộ thì ông Dự nhận lời bí mật gặp cán bộ. Nhân đó anh Chất lại viết thư tiếp khuyên sớm cùng hương dũng về với kháng chiến và hứa sẽ bố trí công tác cho ông Dự ở vùng tự do. Xem thư, ông ta suy nghĩ hồi lâu và nhắn ra chỉ sợ hương dũng có người không đồng tình chống lại thì bản thân và gia đình ông ta sẽ không an toàn.


Ta đã dự đoán được tình hình, lên kế hoạch tấn công ngay, đại thể như sau: Bọn hương dũng ban ngày vẫn để tập trung khóa súng ở bốt chỉ để 2 khẩu cho tề gác bốt và đi tuần; tối đến, chúng mới tháo khóa súng, rồi phân công đi ngủ phân tán ở một số nhà.


Một ngày tháng 3 năm 1948, một tiểu đội bộ đội huyện do anh Minh Châu cán sự huyện và anh Cẩm, thôn đội trưởng chỉ huy bí mật vào trước ở nhà một cơ sở. Tới 7 giờ tối, nhân mối ta mở cổng bốt, ta ập vào bắt ông Dự và bắt ra lệnh tập trung hương dũng nộp súng đầu hàng. Mấy tên còn lừng chừng, nhưng bị bất ngờ cũng phải tuân theo. Ta tuyên bố ai muốn ra vùng tự do thì ta giúp đỡ cho đi; hầu hết đều xin đi được ta dẫn vượt qua đường 5 về huyện An Thi. Ta làm trận đánh giả, đốt bốt vào hồi 11 giờ đêm. Tổng cộng ta thu được 18 súng và một số lựu đạn. Sau mấy ngày ông Dự được tỉnh bố trí công tác làm Bình dân học vụ tỉnh.


Từ kinh nghiệm phá tề Thanh Đặng thắng lợi, chúng tôi chủ trương tấn công nhanh tề Tuấn Lương. Làng Tuấn Lương nằm sát đường sắt gần bốt cầu Bà Sinh và bốt Xuân Đào, do Tăng trước đây cũng đã làm phó chủ tịch UBHC xã làm chánh tổng và em là Trang làm xếp bốt. Lúc đầu những tên này lập tề cũng theo địch đi càn quét xung quanh; nhưng do chiến thắng của ta và cũng do có mẫu thuẫn với xếp bốt Xuân Đào tên là Trung, có lần nó đã đưa quân vào sục sạo, kiểm soát bốt Tuấn Lương; ngoài ra Tăng lại có quan hệ với vợ bé của Trung, nên Tăng sợ lộ thì Trung sẽ trả thù.


Còn về phía ta, cũng gây được cơ sở quần chúng và nhân mối bên trong. Cũng theo cách làm ở Thanh Đặng, anh Chất thay mặt UBKC huyện viết thư và anh Mạc Ninh thường vụ Huyện ủy gặp anh em Chánh Tăng thuyết phục ra hàng và nộp súng. Thực hiện kế hoạch, ta đưa nhân tình của Tăng ra huyện Tiên Du mấy ngày trước, rồi đưa Tăng trốn đi. Vì ở Tuấn Lương theo lệ thường tổng dũng tháo khóa súng, được phát sớm ngay từ 5 giờ chiều, nên một tiểu đội huyện có anh Tạ Lương và anh Quảng Nam phụ trách đã phải bí mật giấu quân ở nhà dân từ trước và tới giờ hẹn đã vào bốt, Trang đã tập hợp Tổng dũng nộp 18 súng đầu hàng, đợi tối sẽ sang Tiên Du. Cùng lúc đó, anh Bình Nam Phương, đội trưởng và 3 chiến sỹ thuộc đội Việt Dũng (thuộc công an tỉnh Hưng Yên) trước đó cũng có gây được nhân mối ở Tuấn Lương, cũng đột nhập vào bốt yêu cầu nộp súng (lúc này về chính quyền huyện Văn Lâm đã chuyển về Hưng Yên, nhưng về Đảng, đoàn thể vẫn thuộc Bắc Ninh).


Giữa anh Phương và anh Tạ Lương có sự giằng co tranh cãi. Anh Phương thì đòi đưa tổng dũng và vũ khí về tỉnh, còn anh Lương muốn giữ lại cho huyện, nói chỉ làm theo lệnh của huyện ủy. Về sau hai bên thống nhất là 14 tổng dũng về huyện, còn 4 anh về tỉnh. Thế là ta đã phá được tề Tuấn Lương. Anh Tăng sau này được bố trí làm phó văn phòng ủy ban kháng chiến hành chính huyện.


Thừa thắng, chúng tôi muốn phá nhanh tề Hành Lạc. Lúc này anh Hoàng Hữu Hiện, cán bộ Huyện ủy, đã gây được cơ sở quần chúng ở 4 xóm, có nhân mối trong tổng dũng, đã có liên lạc riêng rẽ với Chánh Khắc và phó Gia. Anh Tạ Lương vừa có kinh nghiệm phá tề Tuấn Lương, lại có họ hàng ở Hành Lạc nên được cử thay anh Hiện. Sau mấy ngày nhận bàn giao cơ sở với anh Hiện, anh Tạ Lương đã tìm cách bí mật trực tiếp gặp Chánh Khắc, đưa thư của anh Chất báo tin ông Dự, ông Tăng đã về với kháng chiến, được khoan hồng và được trọng dụng. Chánh Khắc khất để suy tính thuyết phục anh em. Gần một tuân sau anh Lương lại gặp Khắc giữa ban ngày, nửa bí mật nửa công khai, thuyết phục nó ra hàng, nộp súng cho ta. Tên Khắc có vẻ lúng túng, do dự, hứa xin ít ngày nữa sẽ mời vào gặp. Mấy ngày sau, tên Khắc mời anh Lương vào giữa ban ngày. Được tin, anh Tạ Lương cùng với một chiến sỹ bảo vệ, trên đường tới gặp tên Khắc, còn cách Hành Lạc 400m thì cơ sở ta báo là tên Khắc có hiện tượng bố trí bắt anh Tạ Lương; nghe vậy, anh Tạ Lương quyết định quay lại. Đúng là Khắc có kế hoạch bắt giữ anh Tạ Lương. Trước đó chúng đã bắt giữ 4 nhân mối của ta sau đó chúng lại truy bắt một số cơ sở của ta.


Như vậy, kế hoạch phá tề võ trang Hành Lạc phải hoãn lại. Trong chỉ đạo phá tề Hành Lạc, chúng tôi đã kiểm điểm, thấy ta đã quá say sưa với thắng lợi, còn chủ quan nôn nóng không phân tích kỹ đặc điểm tề ở đây. Bọn Chánh Khắc và Phó Gia đã gây nhiều tội ác, có nhiều kinh nghiệm trong lần trước chống lại ta mà ta không thành công nên rất thâm thù với cách mạng. Gần đây, trước thắng lợi của ta, chúng hoạt động có dè dặt hơn, nhưng chúng chưa giao động tới mức ta tưởng. Chúng nhận thư, gặp cán bộ ta, vừa khất lần, vừa thăm dò để cơ sở ta phải bộc lộ và lừa ta vào bẫy. Còn về ta, chỉ nặng về tiếp xúc với bọn Khắc, nhẹ về củng cố, phát triển cơ sở quần chúng và nhân mối dùng quần chúng vận động đấu tranh phá hoại địch, cô lập Chánh tổng Khắc và Phó Gia.


Sau vụ này, bọn tề Hành Lạc tiếp tục lùng sục ép các làng xung quanh lập tề xấu. Tên Khắc lúc này đã được đề bạt làm bang tá, tổng dũng Hành Lạc cũng được đồn lên thành Bảo chính đoàn. Cho tới năm 1951 tên Khắc bị du kích xã lập mẹo bắt giết và Bảo chính đoàn cũng chạy về bốt Bần. Ở Hành
Lạc, chi bộ xã Tiên Tiến đã bố trí cho ông Nhiễm ra tranh chức với Phó Gia và ông Nhiễm là người của ta được cử làm chánh tổng nên dần dần làm tan rã tề và tổng dũng ở đây.


Sau cuộc tổng phá tề tháng 11-1947, đến giữa năm 1948 ta không có cuộc tổng phá tề nào nữa. Từ giữa năm 1949 địch tăng cường củng cố đường 5 và đường sắt, xúc tiến kế hoạch bình định. Ngoài tề Đình Tổ, Hành Lạc, có thêm tề võ trang Bình Lương, Ngọ An, Hoàng Nha, Mậu Duyệt. Từ năm 1952 cơ sở được hồi phục, tề suy yếu đần. Phải đợi đến tháng 3-   1954, phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ, hoạt động quân sự của ta trên đường 5 và đường sắt mạnh mẽ, liên tục, bọn tề phản động ở Hoàng Nha và Đình Tổ mới bị phá rã hoàn toàn.


Ở Văn Lâm, cuộc đấu tranh giữa địch và ta giữa lập tề và phá tề, nắm tề đã thực sự trở thành mặt trận đấu tranh chủ yếu diễn ra thường xuyên liên tục giằng co, quyết liệt trong suốt những năm tháng kháng chiến.

LÊ ĐỨC THỊNH
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2022, 06:53:15 am »

TRẬN ĐÁNH PHÁ ĐƯỜNG XE LỬA NĂM 1949


Tạ Lương
Nguyên Huyện đội trưởng Văn Lâm - Hung Yên


Hồi tháng 11-1949, lúc đó tôi là Huyện Đội trưởng Văn Lâm - Hưng Yên. Một hôm nhận được công văn khẩn của ban chỉ huy tỉnh đội Hưng Yên, tôi phải trực tiếp về tỉnh nhận mệnh lệnh chiến đấu.

Tại chỉ huy sở của Tỉnh đội, tôi gặp đồng chí Việt tỉnh đội phó, người trực tiếp giao nhiệm vụ chiến đấu cho tôi "dùng thủ pháo phá hoại đường xe lửa Hà Nội Hải Phòng trên địa bàn huyện Văn Lâm" với chiều dài 17 km (để trừ 4 km thuộc các vị trí quân sự của giặc Pháp).


Nhận lệnh xong, tôi về huyện, dẫn một tiểu đội bộ đội huyện xuống vùng căn cứ ở miền Nam Hưng Yên dự lớp huấn luyện cấp tốc, chỉ một buổi sáng, và cũng tiểu đội này nhận thủ pháo mang về (loại thủ pháo nhỏ bằng bao thuốc lá). Về địa phương, chúng tôi chia huyện ra làm 3 cụm vào đúng ngày 31-12 mà tỉnh đội đã ra mật lệnh cho tôi, ban chỉ huy huyện đội họp cấp tốc, rồi chia số anh em bộ đội đã được hướng dẫn kỹ thuật, và toàn bộ đơn vị bộ đội huyện về ba cụm, mỗi cụm do một đồng chí trong ban chỉ huy Huyện đội trực tiếp chỉ huy. Huyện đội ra lệnh huy động cán bộ và dân quân du kích các xã theo mỗi khu vực, tập trung cùng một buổi chiều, theo số lượng cần thiết có chọn lọc, anh em bộ đội huyện đã được học kỹ thuật đạt và giật cho thủ pháo nổ, mở ngay lớp huấn luyện cấp tốc cho dân quân du kích, giao luôn cho mỗi người một quả và giữ luôn anh em ở lại không cho về, chờ đến giờ G đi làm nhiệm vụ.


Đúng 11 giờ đêm, toàn bộ lực lượng đã áp sát mép đường, một bộ phận bộ đội gác cạnh các bốt giặc, toàn thể bộ đội và dân quân du kích lên đường sắt, theo cự ly đã định, gài thủ pháo vào dưới thanh ray, đắp đất kín thủ pháo (đắp càng chắc sức công phá càng mạnh).


Đúng giờ qui định, từ sở chỉ huy trung tâm phát lệnh, toàn bộ đoạn đường sắt dài 17 km tiếng thủ pháo đông loạt nổ vang trời, làm cho bọn giặc đóng ở các vị trí dọc đường sắt phải kinh hoàng, không hiểu được rằng ta đã đánh phá như thế nào và bằng loại vũ khí gì. Mãi 15 - 20 phút sau, chúng mới nổ súng bắn loạn xạ, khi ta đã rút xa an toàn và đã cắt đứt đường ray trên đoạn đường dài 17 km.


Hôm sau giặc Pháp phải huy động lính công binh sửa lại các thanh ray bị cắt đứt, chúng sửa từ hai đầu vào giữa, vậy mà phải hai ngày sau mới được thông xe.

Trong thời điểm đông xuân 1949 - 1950 mà ta làm ngừng trệ giao thông đường sắt của giặc 2 ngày quả là một chiến công lớn.

Cũng năm 1949 trên đường sắt thuộc địa bàn huyện Văn Lâm, bộ đội huyện đã phối hợp với đại đội Vũ Hổ (bộ đội tỉnh Hưng Yên) đánh phá làm đổ 12 đầu máy xe lửa và hàng trăm toa xe, làm hư hại hàng trăm tấn quân trang quân dụng của giặc và hàng ngàn tên giặc phải bỏ mạng.

Do vậy năm 1949 lực lượng vũ trang nhân dân huyện Văn Lâm đã được chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương quân công hạng ba

TẠ LƯƠNG

Ghi chú:

Đây là trận Tổng phá hoại đường sắt bằng thủ pháo của các huyện tạm chiếm thuộc 3 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An tổ chức 31-12-1949 do ông Dương Hữu Miên, chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 5 chỉ đạo. Thủ pháo này là loại thuốc nổ chất dẻo, gọi là dynamite lượng thuốc ít nhưng có sức công phá lớn: Theo kế hoạch đáng lẽ trận đánh sẽ thực hiện vào giữa tháng 12-1949, nhưng phải hoãn lại do Pháp mở chiến dịch Diabolo ngày 22-12-1949, chiếm đóng miền Nam tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Sau một tuần lễ ta vẫn cương quyết thực hiện để phối hợp với các huyện phía Nam.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #32 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2022, 02:49:02 pm »

QUÂN Y TRONG ĐỊCH HẬU


Hồi ký Đại tá Doãn Thế Lân
Nguyên Giám đốc Viện quân y 47 - QK3
Thầy thuốc uu tú


1. Trở về, bám đất phục vụ chiển trường

Năm 1950 là thời kỳ đen tối, gian khổ ác liệt nhất của quân dân tỉnh Hưng Yên. Riêng về quân y, từ tỉnh đội, xuống huyện, đại đội chỉ là y tá, cứu thương. Bệnh xá Tỉnh đội cũng phải sơ tán từ Hải Dương sang Hà Nam và Thái Bình. Thời gian đi sơ tán, cũng đã mở được 2 lớp cứu thương. Lớp 1 ở huyện Duy Tiên (Hà Nam) có 40 học viên do y tá Lưu chỉ đạo. Phụ trách lớp 2 có 35 học viên do y tá Lê Quý Đạt trưông tiểu ban quân y Tỉnh đội phụ trách.


Ngày 31 tháng 3 năm 1951, Hưng Yên quật khởi, mở đầu là trận diệt đồn Thọ Lão, rồi liên tiếp mở các khu du kích, tới cuối năm 1951 tiến tới huyện Văn Giang sát đường số 5 và Hà Nội. Nhờ kết quả đó, quân y tỉnh đội từ Đồng Tu (Duyên Hà, Thái Bình) chuyển về Bãi Giữa sông Hồng thuộc hai xã Hùng Cường, Phú Cường và ngoài đê xã Đức Hợp (Kim Động): Đầu năm 1952 Tỉnh ủy và Tỉnh đội cho quân y tỉnh đội về triển khai ở ba xã Đại Tập, Đông Ninh, Liên Khê chủ yếu ở thôn Phù Sa, Ninh Tập và Đông Ninh, còn thôn Kênh Khê thường là trạm phân loại tiếp đón, chọn lọc thương bệnh binh. Từ ngày đó cho đến khi kết thúc chiến tranh, trong gần 3 năm liên, quân y Tỉnh đội bám trụ tại đó phục vụ đắc lực và kịp thời trong nhiệm vụ chữa chạy thương bệnh binh. Đặt địa điểm "Viện quân y" ở đây, ngay trong lòng địch là một quyết tâm táo bạo và sáng suốt vì:

- Địch cắm bốt ở hai đầu xã phía bắc là bốt Phương Trù, phía nam là đồn Nghi Xuyên, phía đông cách đường 39 độ 6km, phía tây sát bờ sông Hồng. Suốt ngày đêm có tàu chiến, canô địch qua lại, trên trời máy bay địch thường bay theo dọc sông.

- Địa hình tuy vậy có mặt thuận lợi cho việc chữa chạy thương binh. Mùa khô dễ đi lại, nhưng địch thường phải co cụm đối phó với hoạt động của quân ta. Mùa mưa, địch thường quay về địch hậu càn quét nhưng lũ sông Hồng tràn ngập, các thôn ở đây như những hòn đảo giữa nước mênh mông, phải đi lại bằng thuyền, mủng nên địch không thể vào được. Hơn nữa đây lại là con đường chuyển hướng gần nhất, thuận lợi đưa thương binh nặng vượt tuyến lên Viện quân y Liên khu 3 ở Hang Cáy (Ninh Bình). Khí hậu ở sát bờ sông lớn mát mẻ, trong lành, tiện cấp cứu nuôi dưỡng thương binh.

- Tỉnh ủy, Tỉnh đội và Huyện ủy Khoái Châu chỉ đạo cho Đảng ủy và du kích xã lấy việc chăm sóc thương bệnh binh là chính, không được hoạt động võ trang nặng tính hình thức mà tạo cớ cho địch khủng bố, gây phương hại cho việc chăm sóc, cứu chữa. Nếu địch càn tới, phải lấy đấu tranh công khai là chính, bất đắc dĩ mới phải chiến đấu tự bảo vệ.


2. Có Đảng, có dân, chiến sĩ áo trắng lập công

Đầu năm 1952 bộ đội tỉnh đã phát triển, có tiểu đoàn 352 và 9 huyện có đại đội, số thương bệnh binh cần cứu chữa tăng cao tổi hàng trăm trong tháng, cũng là lúc được bổ sung hai quân y sỹ khóa 3 về (Phan Sỹ Cảo và Cát) nên đã đưa chất lượng cứu chữa lên một mức cao, hạn chế chuyển thương binh về khu 3, giữ được nhiều quân số chiến đấu. Trung tâm bệnh xá là thôn Phù Sa thượng, chỉ huy sở ở nhà cụ Chỉnh (gọi theo tên con, tên thật là Nguyên Hữu Pảo). Đình Phù Sa thượng to rộng xây trên gò nổi rất cao; gần cổng đình có cây đa cổ thụ rất to, ở đây đặt phòng mổ và hồi sức cấp cứu. Thôn này chỉ điều trị thương binh nặng, thương binh sau mổ, còn người nào đã ổn định nhẹ và vừa thì phân về các thôn Phù Sa hạ, Ninh Tập, Duyên Ninh, Tử Lý, Nội Doanh. Mỗi thôn đều có một tổ quân y hàng ngày chăm sóc, cứu chữa.


Trạm tiếp đón đặt ở nhà cụ Khỏi thôn Kênh Khê thượng phía trong đê, mặc dù tuổi già ngày chỉ có hai bữa cơm ngô rang suốt 3 năm, cụ vẫn là người báo tin và chở đò liên tục chở thương binh sang phòng mổ cách đó 1km khi mùa lũ, đêm khuya nước chảy xiết, mưa to gió lớn nhưng vẫn an toàn. Có lần tiếp nhận 50 ca thương binh nặng trong một buổi sáng của C176 sau trận chống càn ở Xuân Nguyên (Ân Thi) ngày 18 tháng 8 âm lịch năm 1952.


Để bảo vệ thương bệnh binh, dân hai xã Đại Tập, Đồng Ninh đào đủ hầm tránh phi pháo, cả hầm kèo nổi về mùa lũ, đào mấy km giao thông hào ra tận mép sông Hồng để chuyển thương binh nặng vượt sông ban đêm về Viện khu 3, lại còn đào đủ hầm bí mật cất giấu thương bệnh binh khi địch càn quét tới.


Được giao nhiệm vụ chăm sóc thương binh, mọi người dân đều chuẩn bị cửa nhà, hầm hố, nô nức đón thương binh trong cả 6 thôn. Ai nhận trước được thương binh về là một vinh dự, có nhà cả hai bố con, hai vợ chồng đem cáng võng mà phải vác cáng về không thì áy náy không vui - Quân y phải giải thích, thương binh nặng cần phải để gần để mổ, cấp cứu, tiện chăm sóc mới đưa về các thôn ở xa được, bà con mới nghe ra vui vẻ.


Mỗi khi có thương binh về đông, đèn măng sông ở phòng mổ sáng thâu đêm là nhân dân lại tự động đem thuyền nhà (mùa lũ) hoặc cáng võng lên tụ tập ở đình Phù Sa thượng để đến lượt mình được nhận thương binh về nuôi. Chính tại đình này cách 2 năm, giặc Pháp đã bắn giết đồng chí bí thư và chủ tịch xã nên bà con cũng nóng lòng mong cứu chữa phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ sớm trở về chiến đấu để trả thù cho hai đồng chí. Nếu có đồng chí nào hy sinh, nhân dân đi đưa đông đảo, chôn cất chu đáo, coi như ruột thịt mình.


Nhân dân 3 xã đều nghèo, quanh năm cơm ngô xay độn ít gạo, thức ăn tự dân kiếm như cua, cá ngoài đồng sông ngòi, tương ngô rất ngon, rau muống hái ngoài ao, chuối xanh kho với cá chép đầm Kênh nổi tiếng làm cho thương bệnh binh máu hồi phục sức khỏe. Hàng tuần quản lý gánh gạo đến từng nhà nộp cho gia đình còn tiền thức ăn hầu như dân không nhận. Sự chăm sóc thật đáng kính phục, có gia đình nuôi hai ba thương binh, hàng ngày phải cõng, bế thương binh đi vệ sinh, tắm giặt, cắt tóc, gội đầu với tinh thần vui vẻ thân yêu.


Ngược lại, quân y tích cực làm dân vận, vận động làm tổng vệ sinh xóm làng, dạy các em học chữ, học hát, giúp dân làm vườn thu hoạch ngô, đỗ tạo một sức sống mới trỗi dậy trong xóm thôn.

Hội đồng bảo trợ thương bệnh binh được thành lập ở các thôn xã. Cụ Năm Duy (Phù Sa hạ) làm chủ tịch hội đồng, cụ Đảo (Phù Sa thượng) cụ Tình, ông Thơ, cụ Khởi (Kênh Khê thượng). Ban hộ lý do chị Thính xã đội phó cùng nữ du kích Hoàng Ngân phụ trách. Có nhiều tấm gương dân quên mình bảo vệ thương binh. Như trong trận càn Lạc Đà địa bàn Khoái Châu, giặc càn đi, quét lại tới 6 - 7 lần. Có lần, giặc vào Phù Sa thượng tới nhà cụ Đảo có một thương binh gãy xương đùi, vì bó nẹp không đưa được xuống hầm, cụ Đảo cởi bỏ hết bông băng, bọc vết thương bằng quần áo rách, rồi kêu với giặc là con trai cụ bị rắn cắn. Nhưng địch biết là thương binh lệnh cho lính xả lưỡi lê vào thương binh, cụ Đảo chặn trước giường và xòe hai bàn tay ra đỡ, lưỡi lê giặc đâm vào hai tay chảy đầm đìa máu. Cụ kêu la, bà con xúm lại đấu tranh. Tên chỉ huy Pháp lắc đầu nói "tao biết đây là Việt Minh, thấy các người hết lòng vì nhau nên cho qua"?


Sau này cụ Đảo được tặng Huân chương chiến công hạng Ba.

Vào dịp 27-7 hàng năm, các đoàn đại biểu của mặt trận Liên Việt, phụ nữ các huyện nườm nượp kéo về gồng gánh quà nặng trĩu hoa quả, trứng, đường, sữa, thuốc men, bông băng, cả tiền Đông Dương, vải, quần áo mưa, vượt qua vùng tề, đường 39 và đường số 5, ngụy trang mọi cách để đến thăm hỏi thương binh. Gặp thương binh, các bà các chị đã tràn nước mắt khi thấy các anh còn rất trẻ mà đã mất một phần thân thể. Anh em đều xúc động và tự hào. Gần 3 năm, nơi đây đã chữa hơn hai ngàn lượt thương bệnh binh, và đã trả hơn một ngàn chiến sỹ bổ sung cho chiến đấu.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #33 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2022, 02:50:31 pm »

3- Bám sát chiến đấu và xây dựng trưởng thành

Từ năm 1953 các trận đánh lớn ngày càng xa căn cứ, sâu trong hậu địch. Quân y tỉnh đã lập đội phẫu thuật lưu động (phẫu thuật khẩn cấp) hành quân cùng bộ đội chiếm lĩnh vị trí gần trận đánh 2 - 4km, triển khai phòng mổ, nhận thương binh ngay trong đêm, mổ ca nào xong, chuyển về bệnh xá ngay ca đó. Hộ lý, dân công đều do ủy ban, mặt trận phụ nữ đảm nhiệm, quân y chỉ đeo vác gánh y cụ trên vai; đến nơi là căng dù cho phòng mổ, luộc, hấp y cụ. Tổ đón tiếp lo việc huấn luyện cấp tốc cho hộ lý, dân công: cách lau rửa bùn đất, vệ sinh vết thương chuẩn bị mổ, cách phòng chống choáng, cách cáng thương binh và vận chuyển thương binh, dân công lo đào công sự cấp tốc tránh phi pháo v.v... Khi có thương binh về, mọi điều được hướng dẫn đều thực hiện đúng. Có sự hỗ trợ ghi nhớ bằng cả lòng yêu thương, chăm sóc cho chính con em mình.


Thường sáng là hết số thương binh cần mổ. Quân y họp rút kinh nghiệm, biểu dương hộ lý, dân công, rồi lại đeo y cụ lên vai, hộ tống số cáng thương còn lại. Kết quả thật đáng mừng, do cứu chữa, xử trí sớm và kịp thời nên đã giảm được số tử vong, tàn phế. Trận diệt đồn Kênh Câu đội phẫu thuật đặt ở thôn Từ Hồ, trận Bần Yên Phú, đội phẫu đặt ở thôn Nhị Mễ thượng, trận Cửa Gàn, đặt ở chùa Đồng Trôn thôn Nội Viên, trận đánh Đình Dù, đặt ở Thôn Mãn Xá Đông. Riêng trận Dị Sử, đội phẫu thuật đặt ở chùa Nhân Hòa, sáng sớm hôm sau, phát hiện có 2 xe tăng, tới sát chùa, may sao xe tăng lại vòng về Dị Sử đã bị diệt từ đêm trước. 


Sau này còn triển khai đội phẫu thuật khẩn cấp ở phía đông đường 39 để cứu chữa kịp thời thương binh,
hòng khi đường 39 bị ách tắc không vượt qua về Phù Sa được.

Cũng từ năm 1953, được khu Tả Ngạn và Cục quân y phổ biến kỹ thuật mới được áp dụng và phát triển tốt như cách thay băng, phương pháp phòng chống choáng, cách chữa thương nên đã giảm tử vong, tàn phế, vết thương mau lành, giảm rất nhiều thời gian điều trị.


4- Phòng bệnh là chính

Quân y tỉnh đội còn triển khai công tác vệ sinh, phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho bộ đội tập trung vào việc:

- Rèn luyên thân thể và phòng chống bệnh sốt rét, ngoài da, đường hô hấp, tiêu hóa.

- Hướng dẫn 5 kỹ thuật cấp cứu lẫn nhau giữa các tổ, tiểu đội trong chiến đấu.

- Vận động các chiến sỹ, số đông hồi đó văn hóa còn thấp, có nề nếp đánh răng, ăn đũa hai đầu, rửa tay trước khi ăn, rửa chân trước lúc ngủ, ăn chín uống sôi, tập thể dục, không phóng uế bậy hướng dẫn đào hố mèo.

- Đóng quân ở đâu, làng xóm phong quang, cửa nhà gọn gàng, vại nước gánh đầy làm cho nhân dân thêm tin mến bộ đội.

Ngoài ra, quân y Tỉnh đội còn ra tờ báo "Phòng bệnh" do y sỹ, y tá viết và tự in bằng đất thó, bột và mực tím, mỗi tháng một số, 20 tờ đủ phát cho các đại đội và huyện. Tổng cộng trong 18 tháng in được 300 tờ. 

Các bài viết giúp cho y tá đại đội làm tài liệu tuyên truyền, ví như vận động cắt tóc ngắn, có câu ca dao:

Ba cô đội gạo khao quân
Gặp ba chiến sỹ ngồi sân húi đầu
Ba cô cười nụ bảo nhau
Rằng em chỉ thích cái đầu húi cua.


Các y tá đơn vị còn tự sản xuất gừng lát sao đường, mứt gừng, viên bột gừng phát cho chiến sĩ phòng bệnh mùa đông, ngậm ho khí công đồn bằng hình thức mật tập.

Cuộc vận động bảo vệ sức khỏe đã góp phần giữ vững quân số chiến đấu, các bệnh chấy rận, ghẻ lở, viêm họng giảm hẳn.


5- Cái nôi cách mạng

Trong phục vụ chiến đấu, quân y ở các tuyến đã có 6 đồng chí hy sinh và bị bắt, hơn 10 bị thương, có người hai lần bị thương, có người bị tàn phế, nhưng đồng thời cũng nhiều người được khen, được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua khu tỉnh và huyện. Từ cái nôi cách mạng này, quân y tỉnh đội Hưng Yên đã tôi luyện nhiều cán bộ trước đây chỉ là y tá, cứu thương đã trở thành cán bộ quân y cao cấp, các nhà khoa học phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước sau này. Đã có:

- 1 tiến sĩ y khoa về Răng, Hàm, Mặt (BS Cát)

- 2 giám đốc bệnh viện quân khu, quân chủng không quân (BS Nội, BS Lân)

- 5 giám đốc bệnh viện huyện (BS Cảo, Đam, Đối, Can, Súc, BS Súc năm 1952 còn nhỏ chỉ theo xem y tá thay băng, nay đã trở thành giám đốc bệnh viện huyện)

- 1 phó giám đốc Sở Y tế (BS Vinh)

- 10 bác sĩ, chủ nhiệm cấp sư, trung đoàn, chủ nhiệm khoa bệnh viện Trung ương, quân đội (BS An, Thìn, Đạt, Hy, Nhương, Thuận, Sinh, Hối, Miến, Nhân (BS Nhương chuyên khoa cấp 2 viện y học dân tộc chính là con trai thứ hai cụ Đảo đã nói ở phần trên). Trong số này có 2 đại tá, 3 trung tá, 4 bác sĩ chuyên khoa cấp 2, 1 được tặng danh hiệu thày thuốc ưu tú.


Quân y tỉnh đội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ huy của tỉnh đội được sự chở che và tiếp sức của nhân dân, hoạt động trong vùng địch hậu muôn vàn khó khăn, nhưng cũng hoàn thành nhiệm vụ rất vẻ vang và trưởng thành nhanh chóng trong lò lửa chiến tranh. Mãi mãi không quên bát cơm ngô với cá Đầm Kênh, những hầm bí mật, hào giao thông che giấu thương binh của nhân dân Đại Tập, Đông Ninh, Liên Khê và dân toàn tỉnh Hưng Yên đã lặng lẽ, quên mình phục vụ cho cuộc chiến đấu giải phóng quê hương.


Đại tá DOÃN THẾ LÂN

Ghi chú: Có tham khảo tài liệu của lịch sử Đảng bộ và LLVT huyện Châu Giang, xã Đại tập, Đông Ninh và tổng kết quân y quân khu Tả Ngạn
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #34 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2022, 02:51:49 pm »

XÃ ĐẠI TẬP XÂY DỰNG CƠ SỞ MẠNH VÀ NHIỆM VỤ CHĂM SÓC THƯƠNG BỆNH BINH


Đại tá Trần Đôn
Chỉ Hội lịch sử quân sự Hải Phòng


Tôi sinh ra và trưởng thành tại quê hương xã Đại Tập, thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) nằm trong địa bàn ngoại bối, hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8 thường bị nước sông Hồng tràn vào ngập trắng các đồng bãi, có khi đến lưng chừng nhà. Những năm Pháp tràn xuống lập tề ngụy (cuối 1948 - 1951), chúng đóng đồn bốt bao quanh khu Ngoại bối như: có đồn Phương Trù - Lạc Thủy - Nghi Xuyên, một mặt là sông Hồng tàu địch thường qua lại, tạo thành thế bao vây khép kín, nên việc bảo vệ cơ sở cách mạng và chống địch càn quét gặp khó khăn. Nhưng với lòng tin ở sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần yêu nước và quyết tâm chiến đấu của nhân dân xã Đại Tập, quá trình cuộc kháng chiến, nhân dân đã giành nhiều thành tích trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu như:

- Năm 1949 đã chiến đấu chống càn quét, tập trung là ở chùa của xã, tổ du kích của đồng chí Đích người thôn Chi Lăng; chiến đấu với địch suốt ngày địch không vào được. Trong các năm địch chiếm đóng, nhiều lần địch vây càn đã bị cán bộ, bộ đội ta chống trả quyết liệt trong nhiều giờ, chúng đã dùng những hành động đốt nhà, bắn cán bộ, uy hiếp tinh thần nhân dân, nhưng nhân dân vẫn kiên định vững vàng.

Từ đầu năm 1952 tới khi kết thúc chiến tranh (1954) theo chỉ thị của Tỉnh đội và Huyện ủy Khoái Châu, xã tập trung phục vụ thương binh ở các nơi trong tỉnh về. Xã đã tổ chức sắp xếp quân y xá tỉnh đóng tại thôn thượng (thôn Lánh Điển); lấy đình thôn thượng làm trạm phẫu thuật và giao các thôn trong xã bảo đảm chăm sóc và đào hầm bảo vệ thương binh với lưu lượng thời điểm cao tói 60 - 70 thương binh. Trong quá trình phục vụ bà con đã nêu cao tình cảm và trách nhiệm đùm bọc chăm sóc tận tình, sắp xếp nơi ở, đào hầm bảo vệ, cử người trông nom cho ăn uống ngày đêm, giặt rũ, động viên anh em yên tâm điều trị nhanh khỏi tiếp tục ra chiến đấu... như ông Đảo, ông Năm Duy trong ban dân sinh tận tụy tổ chức bảo đảm; nhiều gia đình nuôi dưỡng bảo vệ thương binh tốt, như gia đình bà Niếm, bà Phương, bà Lạng, chị Kha... nuôi cất thương binh chu đáo; nhiều gương các bà mẹ, các chị chẳng quản nặng nhọc hôi tanh, có thương binh phải phục vụ sinh hoạt tại chỗ, bón cơm cháo, ngồi làm điểm dựa cho thương binh bớt đau đớn... như chị Gái, chị Kha ở thôn hạ (thôn Minh Khai), chị Lạng ở thôn Hương (thôn Lánh Điển), chị Đầm thôn ngoại (thôn Chi Lăng), (đến nay các chị đã cao tuổi), đều nêu cao tinh thần vui vẻ phục vụ. Do đó trong xã đã phục vụ được nhiều anh em bộ đội điều trị khỏi trở lại chiến đấu.


- Đồng thời tổ chức từng thôn xóm đào hầm bí mật liên hoàn, để nhân dân trụ lại vừa sản xuất vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu tốt; những năm 1952 - 1954, địch mở nhiều trận càn, nhân dân trong xã vẫn bám đất, đấu tranh khéo với địch bảo đảm đời sống và phục vụ thương binh có kết quả, nhân dân còn có nhiều hình thức động viên thanh niên xung phong tòng quân, nên tỷ lệ tham gia bộ đội du kích ngày càng đông (trên dưới 1000 thoát ly chiến đấu).


- Đảng bộ còn chăm lo lãnh đạo xây dựng địa phương vững mạnh. Tổ chức giáo dục, tuyên truyền ngày sản xuất, tối tập trung học quán triệt đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương tuy năm gần bốt địch nhưng vẫn đẩy mạnh hoạt động văn hóa xã hội của các ban ngành đoàn thể như đã tổ chức mỗi xã một lớp bình dân học vụ, các thôn có trường phổ thông cấp 1, các sinh hoạt văn hóa văn nghệ được quan tâm, các hoạt động chính sách xã hội được các cấp chú trọng, nhất là tầng lớp các cụ và đoàn thể phụ nữ, như cụ Năm Duy, cụ Đa, cụ Cảnh, bà Ưng, bà Bột... ở thôn Chi Lăng v.v... tham gia rất nhiệt tình trách nhiệm để động viên tinh thần cách mạng của toàn dân. Đồng thời xã tổ chức đẩy mạnh sản xuất nâng cao đời sống; một mặt tập trung làm thuế nông nghiệp, tích cực đóng góp đầy đủ cho kháng chiến với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" đã động viên được khí thế toàn dân tham gia đóng góp nhỏ bé vào cuộc kháng chiến của nhân dân ta giành thắng lợi.


Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đảng bộ, nhân dân xã Đại Tập giữ vững cơ sở cách mạng, là một điển hình phục vụ thương bệnh binh ở ngay sát nách địch, rất đáng tự hào về địa phương mình.


TRẦN ĐÔN
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #35 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2022, 02:53:16 pm »

HỒI KÝ CỦA MỘT TRINH SÁT VIÊN "SỜ"


Nguyễn Văn Nhiếp


Tôi Nguyễn Văn Nhiếp cán bộ nghỉ hưu tại quê nhà thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tôi tình nguyện đi bộ đội nhập ngũ tháng 10-1951 ở đại đội 176. Đến đầu năm 1953 trên điều động tôi sang đội trinh sát Tiền phong trực thuộc tỉnh đội Hưng Yên, do đồng chí Tựa đội trưởng, đồng chí Hội đội phó.


Tổ trinh sát của chúng tôi được đội trưởng giao nhiệm vụ trực tiếp trinh sát ở 4 đồn bốt của địch gồm:

1. Kho căn cứ hậu phương của địch đóng ở xóm Lẻ, thôn Bần Yên Phú.

2. Vị trí Nghĩa Lộ (Lạc Đạo) huyện Văn Lâm.

3. Bốt thiết trụ trinh sát đánh lần thứ hai.

4. Bốt Cửa Gàn thuộc địa phận xã Liên Phương, Tiên Lữ, cách thị xã Hưng Yên 1 cây số. Trinh sát đều đạt kết quả, đảm bảo tiêu diệt 4 đồn bốt địch đã nêu, tôi chỉ nêu lên ở 2 bốt, Nghĩa Lộ và Cửa Gàn xử lý các tình huống gặp địch, gặp mìn.


Tháng 2-1954, được lệnh trinh sát bốt Nghĩa Lộ. Mỗi lần đi làm nhiệm vụ trinh sát chúng tôi phải vượt qua đường số 5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Khi tôi đường sắt có chướng ngại vật hàng rào dây thép gai, địch thường xuyên có xe lu tuần tiễu trên đường sắt và địch phục bên kia mé đường. Do vậy, mỗi lần đến cách đường sắt khoảng 20m, nằm lại quan sát, dùng đất ném bên phải, bên trái thuộc mé đường bên kia, nếu có địch phục thì chúng bắn ngay, nếu không thấy có động tĩnh gì chúng tôi nhanh chóng vượt qua hào rào rồi đi vào hướng bốt Nghĩa Lộ. Qua đi lại vượt đường 5, đường sắt mấy lần chúng tôi thấy rất nguy hiểm. Nhất là không bảo đảm thời gian, ra vào trinh sát bốt. Do tình hình trên tôi trực tiếp liên hệ với cán bộ thôn, vẫn ở cách bốt Nghĩa Lộ khoảng 1 cây số, chúng tôi ở nhà chị bí thư phụ nữ. Chị tận tình giúp đỡ có hầm cho chúng tôi ở ban ngày và ăn uống đầy đủ. Hàng ngày cứ 6 giờ chiều nếu tình hình yên tĩnh chị ra mở cửa hầm cho chúng tôi lên ăn cơm rồi chuẩn bị đi làm nhiệm vụ. Mỗi khi đi, tôi nói dối chị là đi làm nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền. Khoảng 1-2 giờ đêm mới về, như thường lệ chị bố trí một mâm cơm để sẵn, ăn xong chúng tôi đi ngủ. Rất tiếc đến nay tôi không còn nhớ tên chị. Một lần bò vào hàng rào thứ ba gặp một tây đen ra ao cá, chỉ cách chỗ tôi nằm 1,5m, tôi bình tĩnh nằm im để quan sát, thấy nó nhấc cần câu cá đem về. Sau đó, tôi tiếp tục bò vào để sờ ụ súng, đến chân ụ tôi nằm im quan sát thấy trên ụ súng có một lính gác, một lúc sau tên lính này đứng dậy đái, nó đái cả vào người tôi nhưng tôi vẫn phải nằm im. Đái xong nó ngồi xuống, gác súng lên vai. Tôi bắt đầu làm nhiệm vụ dùng tay đo mặt đất lên lỗ châu mai, dùng cánh tay thọc vào đo độ dày của ụ, sờ vào trong ụ để nắm địch bố trí súng và súng thuộc loại gì. Có lần sờ cả vào chân lính đang ngủ trong ụ. Hoặc có lần trinh sát vào bên trong bốt địch để nắm tình hình bãi để xe, bãi để 4 khẩu pháo. Khi mới vào bãi để xe thì gặp 1 tiểu đội địch đi tuần tôi liền chui bám dưới gầm xe, chờ địch đi tuần qua, tôi tiếp tục công việc. Đầu tháng 3 năm 1954 tôi được lệnh bàn giao kết quả trinh sát cho trung đoàn 42 đánh bốt này và trở về trinh sát bốt Cửa Gàn.


Bốt Cừa Gàn thuộc địa phận xã Liên Phương, cách thị xã Hưng Yên 1 cây số. Bốt này, trước đây đã có một tổ trinh sát làm trong 2 tháng chưa vào được hàng rào. Từ miền bắc Hưng Yên tôi và đồng chí Phôn buổi tối vượt qua đường sắt, đường 5 trở về đơn vị. Đồng chí Tựa đội trưởng trực tiếp gặp trao nhiệm vụ. Đồng chí Tựa nói: "Thực hiện chỉ thị của Tỉnh đội để phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ, giao cho đồng chí trinh sát bốt Cửa Gàn, thời gian 7 ngày, phải hoàn thành sờ được 2 ụ đề kháng và đường tiến vào trung tâm bốt địch". Sau khi nhận nhiệm vụ tôi có suy nghĩ và phân vân là trước đây có 1 tổ trinh sát làm 2 tháng, chắc là có nhiều khó khăn. Tuy có phân vân nhưng tôi vẫn hạ quyết tâm và nói với các đồng chí khác trong tổ. "Dù khó khăn gian khổ thế nào - thậm chí phải hy sinh cũng phải quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ". Được các đồng chí trong tổ nhất trí, sau đó chúng tôi đến xã Liên Phương dùng ống nhòm quan sát vị trí địch, phác họa sơ đồ, chọn mũi tiến hành trinh sát - qua bàn bạc chúng tôi nhất trí chọn 2 mũi hướng Bắc và hướng Nam.


Hướng Bắc có một con đường độc đạo từ xã Liên Phương đi vào bốt chiều dài gần 1 cây số, hai bên đường là cánh đồng cấy lúa có nước. Trên mặt đường và hai mé đường địch bố trí 5 hàng rào dây thép gai. Tôi nhận định trên mặt đường, hai mé đường địch sẽ gài mìn nhiều. Rút kinh nghiệm các bốt trước dùng kim băng gài chốt an toàn vì số lượng mìn ít. Nhưng bốt này mìn sẽ nhiều nếu dùng kim băng sẽ mất rất nhiều thời gian như: khi vào gài chốt an toàn, khi ra phải tháo hết kim băng, nếu để kim băng lại sẽ lộ. Do vậỵ, ở bốt này không dùng kim băng mà lấy lò so ở ngòi mìn ra. Tuy mìn còn nhưng mất tác dụng. Nhưng khi vặn ngòi mìn ấn ra phải thận trọng. Theo cách này hai người phải mất hai tối mới lấy được lò so mìn ra được. Chúng tôi không đếm nhưng số lò so đầy hộp vuông cavenna cũ. Tối thứ ba chúng tôi vào trinh sát ổ đề kháng và đường đánh vào trung tâm, thế là song hướng Bắc thứ nhất.


Tiếp hướng mũi phía Nam, chúng tôi thấy cánh đồg nước rộng mêng mang, cỏ lác dày đặc, nước sâu gầân đến ngực người. Khu vực này thỉnh thoảng địch dùng móc 120 ly ở nhà thành thị xã Hưng Yên bắn ra. Chúng tôi lội đi vào cách ụ đề kháng khoảng 30m, địch phát quang nước trắng không thể ngụy trang cách nào vào được. Hơn nữa trên ụ có lính gác. Chúng tôi ra về. Chỉ có biện pháp lặn một hơi mới vào được. Ngày hôm sau hai chúng tôi tập lặn ở ao. Tối tiếp tục đi trinh sát mũi này. Kết quả lặn một hơi vào đến chân ụ và phải ngâm nước chờ địch đổi gác mới vào sờ ụ và quan sát từ ụ qua cái cầu băng gỗ tiến vào trung tâm bốt địch không có chướng ngại vật gì.


Theo nhiệm vụ giao chúng tôi hoàn thành trong 6 tối - về báo cáo với đồng chí Tựa. Một đêm đầu tháng 4-1954 đưa cán bộ đơn vị đi thực địa. Bốt này ta tiêu diệt hoàn toàn, tổ chúng tôi tiếp tục đi làm nhiệm vụ khác.

Dạ Trạch ngày 2 - 11 - 1997
NGUYỄN VĂN NHIẾP
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #36 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2022, 02:54:40 pm »

XÃ PHAN TÂY HỒ KHU DU KÍCH ĐIỂN HÌNH XUẤT SẮC
CỦA TỈNH HƯNG YÊN (1947 - 1954)


Đại tá Phạm Bách Nguyên
Huyện đội trưởng huyện Tiên Lữ


Xã Phan Tây Hồ ở phía Đông huyện Tiên Lữ gồm các thôn: Giai Lệ, Phù Liễu, Phí Xá, Hoàng Xá, An Tràng, Canh Hoạch (nay đã tách thành hai xã Lệ Xá và Trung Dũng).

Sông Cửu Khúc là một đoạn của sông Nghĩa Trụ chảy từ Tây sang Đông cắt xã làm hai, các thôn Giai Lệ, Phù Liễu, Phí Xá (xã Lệ Xá hiện nay) ở phía tả ngạn, còn lại (xã Trung Dũng hiện nay) ở hữu ngạn sông. Chiều dài của xã là 4 km, rộng 3 km, dân số 7000 người, chuyên làm ruộng.


Trước chiến dịch Đi-a-bô-lô ngày 22/12/1949 xã Phan - Tây - Hồ còn là vùng tự do. Chi bộ có trên 170 đảng viên, dân quân, du kích được tổ chức rộng khắp, trung bình mỗi thôn có từ 1 tiểu đội đến một trung đội du kích, trang bị còn thô sơ, chỉ có một ít súng trường cũ của Pháp, còn phần lớn dao găm, mã tấu v.v... hàng năm được huấn luyện từ 10 - 15 ngày. Từ những năm 1947 - 1948 một số tiểu đội du kích lên các huyện giáp đường sế 5 làm nhiệm vụ vừa gặt giúp dân sở tại đã buộc phải tản cư, vừa để rèn luyện ý thức chiến đấu, hay dùng từ lúc đó "đi nghe cho quen tiếng súng". Ngoài ra còn huy động dân quân du kích đi tham gia đắp ụ trên đê sông Luộc, phá hoại đường 39b từ phố Giác đi cầu Cáp, đường 200 phố Giác đi Hải Yến, đường 203 từ Thụy Lôi đi cầu Vóc - Đình Cao để hạn chế sự cơ động của xe cơ giới địch.


Xã còn được hướng dẫn làm hầm hào, công sự chiến đấu, giao thông hào từ thồn nọ sang thôn kia. Sau chiến dịch Đia bô lô, việc chuẩn bị chiến đấu từng bước mới được hoàn chỉnh.

- Các làng được rào chắn bằng tre, dưới lũy tre là hệ thống giao thông hào, hầm hố chiến đấu, mỗi làng chỉ để 2 - 3 lối vào làng, cổng vào làm theo kiểu "cổng chống" ra mở vào đóng và tuần tra canh gác suốt ngày đêm: Năm 1950 còn huy động toàn dân góp công, góp nguyên liệu làm giao thông hầm (địa đạo) xóm nọ sang xóm kia, ngoài ra từng người, từng tổ còn có hầm bí mật riêng, có chính, có dự bị, có hầm cho khách, những thanh niên không tham gia du kích cũng phải có hầm, theo số liệu còn lưu ở xã: xã đã huy động 27.390 ngày công, số hầm (địa đạo) là 13.695 m, riêng thôn Giai Lệ là 6.419m. Đó là chưa tính được số hầm bí mật của từng người, từng tổ đào riêng. Nhà nào cũng có hầm hố để lương thực, thực phẩm, cất giấu đồ đạc, hầm hố tránh phi pháo, có gia đình còn có hầm nuôi lợn gà v.v... Làng chiến đấu được hình thành khá kiên cố lại liên hoàn giữa các thôn trong xã với nhau đã tạo cho xã một thế rất hiểm hóc có thể chiến đấu lâu dài, bền vững cho những năm sau.

Nhân dân xã Phan Tây Hồ lúc nào cũng giương cao ý chí bất khuất chống càn quét, chống lại kẻ địch chiếm đóng, địch đóng ta phá, địch lại đóng, ta lại phá. Cuối cùng đi đến giải phóng toàn xã trước vài năm khi toàn tỉnh được giải phóng hoàn toàn.


Có thể chia thành 3 giai đoạn kháng chiến của xã:

Giai đoạn 1: từ ngày 22/12/1949 tới ngày 5/3/1951 địch mở chiến dịch "Con rồng" tấn công vào xã và đóng bốt ở thôn Canh Hoạch.

Từ ngày 22/12/1949 các vị trọng yếu của huyện Tiên Lữ đều bị địch chiếm đóng, xã Phan Tây Hồ bị bao vây tứ phía, phía Bắc trên đường 39b có các bốt: Phố Giác, Khả Duy, Cao Xá. Năm 1952 - 1953 còn các bốt cầu Cáp, bốt Đoàn Đào. Phía Đông Nam trên đê sông Luộc có: bốt Triều Dương, Lệ Chi (Thụy Lôi), Đặng Xá, Mai Xá - La Tiến. Phía Đông có bốt Đình Cao, xa hơn nữa có bốt Chùa Bản (Đào Đặng) và thị xã Hưng Yên.


Thủa ban đầu, quán triệt ý định của trên, kiên quyết không để lập tề ở xã và chống địch càn quét, Đảng bộ xã Phan - Tây - Hồ đã chấp hành đúng và có hiệu quả, một mặt động viên toàn dân tham gia kháng chiến, tích cực vận động quần chúng, nêu cao khối đại đoàn kết trong dân, dù phải hy sinh mất mát cũng không bị kẻ địch dụ dỗ kéo ra lập tề. Mặt khác tăng cường tổ chức, củng cố, huấn luyện du kích sẵn sàng đánh địch giữ làng, lại được sự phối hợp và dìu dắt thường xuyên của đại đội 26 bộ đội huyện, các đơn vị của bộ đội tỉnh và trung đoàn 42. Cơ quan của Huyện ủy, UBHCKC và các cơ quan của huyện Tiên Lữ cũng lấy các thôn trong xã Phan Tây Hồ là nơi ở và làm việc, nên có sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời cho xã và cùng nhân dân trong xã sát cánh chiến đấu chống địch càn quét.


Địch đã thiết lập bộ máy ngụy quyền ở hầu hết các xã trong huyện và các xã xung quanh. Duy nhất chỉ còn xã Phan Tây Hò kháng chiến. Nên các bốt chung quanh thay nhau hoặc phối hợp với nhau càn quét, đốt phá, bắn giết nhân dân.


Chiến đấu trong vòng vây bốn phía, càn quét và chống càn quét diễn ra hàng ngày, hàng tháng, bộ đội và du kích đã dựa vào làng chiến đấu liên hoàn, vững chắc đã ngoan cường chiến đấu đánh lui nhiều cuộc càn quét của địch.


Tuy nhiên, cũng có trận chúng mạnh hơn ta, quân ta buộc phải rút xuống hầm bí mật, địch vào được làng. Chúng mặc sức đốt phá, hãm hiếp, bắn giết, ở thôn Phí Xá chúng trói 7 người để nằm lên một cái chõng lần lượt cắt tiết vào cái bát hương đình ở sân ông lý Khôi; ở thôn Giai Lệ, chúng bắt được ông Nguyễn Văn Phồn, nghi là du kích, đem ra sân đình đánh đập rồi cắt gân, cắt thịt, róc xương cho đến chết, ông Ngô Văn Dật là y tá của xã, chúng bắt ở hầm lên, tra khảo không khai báo, chúng dìm xuống sông thôn Phù Liễu rồi bắn chết v.v...


Trong hơn một năm trời, cán bộ, đảng viên, du kích vẫn bám đất, bám dân, địch đến là đánh, địch vào được làng thì xuống hầm, địch đi, dân lại bám ruộng sản xuất, không trâu thì kéo cày thay trâu, bị đạn, pháo địch có người chết, có người bị thương vẫn không bỏ ruộng hoang, vẫn đủ lương thực nuôi sống dân trong xã và làm đủ nghĩa vụ đóng thuế nuôi quân, có lúc còn chuyển lương thực ra vùng tự do.


Các cơ quan của huyện Tiên Lữ vẫn ở và làm việc trong các làng của xã, ngoài ra còn hai trại tạm giam phạm nhân của hai huyện Tiên Lữ và Phù Cừ cũng ở thôn Giai Lệ.

Cuối cùng địch phải sử dụng lực lượng cơ động mở chiến dịch "Con rồng" ngày 5/3/1951, cắm bốt Canh Hoạch nằm giữa xã.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #37 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2022, 02:56:17 pm »

Giai đoạn 2: Từ ngày 5/3/1951 đến 25/4/1952 chiến dịch đóng bốt Canh Hoạch, hai lần ta chiếm lại, giải phóng xã hoàn toàn:

Chiều ngày 4/3/1951, một máy bay trinh sát L19 bay thấp để thăm dò, ta phán đoán địch sẽ càn quét lớn vào khu du kích. Ngay buổi tối đó, cán bộ xã - huyện và đại đội 26 về các thôn để chuẩn bị đánh địch theo phương án chiến đấu đã thống nhất. Đại đội 26: Một trung đội bố trí ở Canh Hoạch và An Tràng. Canh Hoạch có một trung liên.

Một trung đội bố trí ở Hoàng Xá, Phí Xá.

Một trung đội bố trí ở Giai Lệ - Phù Liễu, ở Phù Liễu có một trung liên. Bộ đội bố trí ở thôn nào đều có dân quân du kích ở thôn đó phối hợp tác chiến.

Diễn biến: Buổi sáng ngày 5/3/1951, Ngay từ tờ mờ sáng quân của các bốt La Tiến, Đình Cao đã đến bố trí ở các thôn, xã Đình Cao, án ngữ phía Đông.

- Quân của các bốt Cao Xá - Khả Duy bố trí ở thôn Cáp dưới, Cáp trên án ngữ phía Bắc.

- Quân của bốt Phố Giác bố trí ở Đa Cuông, Chế Chì xã Minh Khai và Quán Đỏ đường 39b án ngữ phía Tây. Địch đã hình thành thế bao vây xã.

6 giờ ngày 5/3/1951 có 1 trung đội lính từ thôn Thụy Lôi ra quán Thu lên quán Đề (Đồng Lạc) thăm dò lực lượng ta, một bộ phận quân ta ở thôn Đồng Lạc nổ súng. Địch quay trở lại quán Thu. 30 phút sau, pháo địch bắt đầu bắn vào các thôn An Tràng, Canh Hoạch, Hoàng Xá và bộ binh địch chủ yếu là lính Âu-Phi theo đường Thụy Lôi - quán Thu tiến lên thôn An Tràng, Canh Hoạch. Một mũi từ thôn Lương Trụ tiến sang Hoàng Xá. Quân ta vẫn giữ bí mật đợi địch vào thật gần mới nổ súng. Trận phản kích đầu tiên địch bị chết, bị thương một số phải lùi trở lại, gọi pháo bắn vào các thôn trên, cuộc chiến đấu kéo dài đến gần 12 giờ trưa, địch lần lượt đánh chiếm được các thôn An Tràng, Canh Hoạch, Hoàng Xá, bộ đội và du kích ở Hoàng Xá - An Tràng xuống hầm tại chỗ, ở Canh Hoạch một bộ phận xuống hầm còn số lớn qua sông Cửu Khúc rút sang thôn Phù Liễu, Giai Lệ. Sau khi chiếm được các thôn trên, địch tiếp tục bắn pháo vào các thôn Phù Liễu, Phí Xá, Giai Lệ và khoảng 13 giờ, địch từ Hoàng Xá đánh lên Phù Liễu theo trục đường độc đạo hai bên đường là ruộng chiêm trũng buộc chúng phải đi hàng dọc không có vật gì che chắn, khẩu trung liên của ta bố trí ở gần cầu Phù Liễu (cầu gỗ đã bị phá bỏ, chỉ còn thanh sắt bắc qua sông) cùng 40 tay súng trường đã bắn diệt được nhiều tên; chúng không thể qua sông được. Cùng lúc này, toán địch ở Canh Hoạch cũng tiến ra bờ sông. Nhưng nhờ có con sông, một số bộ đội và du kích rút từ thôn Canh Hoạch ra cùng lực lượng ta đã bố trí sẵn từ trước bắn cản; địch không thể vượt sông được.


Ở hướng Phí Xá, địch từ Lạc Dục tiến sang Phí Xá, cùng 1 lúc có một mũi từ thôn Đa Cuông đánh vào phía Tây thôn Phí Xá với số quân đông, có pháo chi viện. Ta chiến đấu ngoan cường, khoảng 16 giờ địch vào được thôn Phí Xá, quân ta một số xuống hầm, một số rút sang thôn Giai Lệ.


Ở Phù Liễu, khẩu trung liên do đồng chí Minh là xạ thủ bị thương nặng vì pháo địch, súng bị hỏng, ta cũng bị thương vong nên khoảng 16 giờ 30 ta phải rút khỏi thôn, một số ít xuống hầm, còn phần lớn rút sang thôn Giai Lệ.


Chúng lướt qua hai thôn Phí Xá và Phù Liễu, dồn quân tiến đánh thôn Giai Lệ, cũng là thôn cuối cùng còn đề kháng với địch, cũng là đích cuối cùng để địch "cất vó".

Giai Lệ là thôn lớn, đường ngang, ngõ tắt lắm, hầm hố nhiều, ở đây ngoài số bộ đội, du kích đã bố trí từ trước, còn có một số bộ đội, du kích, cán bộ và nhân dân ở các thôn vừa bị địch đánh chiếm rút sang nên số người rất đông.


Tiếp sau những loạt pháo, địch bắt đầu tấn công vào thôn Giai lệ từ Phù Liễu theo đường trục lên và từ thôn Phí Xá theo đường đông ruộng đánh vào phía Tây hy vọng cất vó ta ở đó, bị bộ đội và du kích đánh trả, mãi nhá nhem tối chúng mới vào được thôn Giai Lệ. Chúng không dám tiến ồ ạt, chỉ đi theo đường trục thôn, không dám lùng sục, quân ta hầu như toàn bộ xuống hầm. Một số bộ đội, du kích, nhân dân vừa rút ở các thôn sang không kịp xuống hầm thì ẩn ở bờ tre, khóm dứa, ao bèo v.v... chỉ có ông bà già, trẻ nhỏ ngồi tập trung, chúng bắt một số ông già đưa về thị xã Hưng Yên vài ngày rồi thả về. Đêm đó chúng đóng lại xóm Rặng thôn Giai Lệ và thôn Canh Hoạch.


Qua một ngày chiến đấu, địch đến thôn nào cũng bị đánh trả, gây thiệt hại nhiều cho chúng.

Về phía ta, cũng bị thương vong và thất lạc một số vũ khí, nhưng cán bộ từ thôn đến xã, cán bộ trung đội, đại đội của đại đội 26 còn nguyên vẹn. Đó là nhờ tinh thần chiến đấu hết sức anh dũng của bộ đội và dân quân du kích cùng cán bộ và nhân dân trong xã, nhưng còn nhờ kết quả xây dựng làng chiến đấu liên hoàn, có hệ thống hầm hố rộng khắp, vững chắc. Các cơ quan của huyện Tiên Lữ cùng sát cánh chiến đấu với nhân dân trong xã đều được an toàn, tài liệu, máy móc, tiền nong không mất mát gì.


Địch bị diệt 300 tên (trang 97 lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Phù Tiên) phải sử dụng quân, cơ động Âu - Phi chỉ để đối chọi với bộ đội huyện và dân quân du kích xã suốt một ngày mà không đạt mục tiêu: Tiêu diệt ý chí và sinh lực của xã. Tuy chúng vấp phải sự chống cự quyết liệt của lực lượng ta, nhưng chúng đã vào được các thôn trong xã và đã cắm được bốt Canh Hoạch từ ngày đó.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #38 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2022, 02:56:58 pm »

Để hỗ trợ cho việc xây dựng bốt Canh Hoạch, chúng đã tổ chức càn đi quét lại suốt một tuần lễ, hàng ngày lính ở các bốt về các thôn Giai Lệ - Phí Xá, cướp thóc lúa, lợn gà, trâu bò, chặt phá cây cối, phá nhà cửa, đình chùa lấy gạch xây bốt. Nhưng cán bộ, đảng viên vẫn bám cơ sở, ngày nằm hầm đêm chỉ đạo mọi công việc trong thôn, xã, dân vẫn phải bám ruộng, bám làng để lo cuộc sống. Vừa lúc đó, Huyện ủy Tiên Lữ đã quán triệt nghị quyết tháng 12/1950 của Tỉnh ủy Hưng Yên. Mọi hoạt động phải hướng vào giữ và phát triển cơ sở, lấy việc giành dân là chính, tùy theo điều kiện cụ thể mà xét việc cho lập tề hay không, không câu nệ hình thức mà cần nắm được dân, nắm được tề, hướng họ hoạt động có lợi cho kháng chiến. Trên tinh thần đó, xã đã đưa những người của ta chưa bị lộ ra lập Hội tề, đồng chí Trần Văn Tựu (Tẹo) đi lính đóng đội thời Pháp thuộc, đảng viên cộng sản năm 1946 ra làm Tổng ủy xã, đồng chí Vũ Văn Bài đảng viên năm 1948 làm chánh bảo an thôn Giai Lệ, bảo an viên là đảng viên, du kích và quần chúng tốt, toàn bộ ngụy quyền của xã do ta chỉ đạo, hoạt động dưới sự điều hành của ƯBKCHC xã. Các đoàn thể, dân quân được củng cố, hoạt động trở lại. Tuy địch đóng bốt giữa xã, ta vẫn bảo toàn được lực lượng.


Ngày 1/4/1951 bộ đội tỉnh diệt bốt Thọ Lão, diệt viện Cao Xá, binh lính đồn Canh Hoạch phải đi ứng cứu, chỉ để lại một tiểu đội giữ bốt. Chớp thời cơ, đêm 3/4/1951, xã cho du kích bao vây, rung dọa, địch bỏ đồn chạy. Ta huy động nhân dân phá bốt trong đêm. Đến ngày 6/4/1951 chúng quay về chiếm lại bốt, xây thành vị trí kiên cố, do một đại đội lính liên hiệp Pháp đóng.


Tháng 6/1951 bộ đội tỉnh mở khu du kích bắc và trung Tiên Lữ, uy thế của ta lên rất mạnh, xã Phan Tây Hồ tuy còn bốt Canh Hoạch, nhưng không bị cô lập như trước nữa. Ta đã phá bỏ các ban tề ở các thôn: Phù Liễu, Phí Xá, Giai Lệ, Hoàng Xá bao vây bốt Canh Hoạch, buộc chúng phải dùng máy bay tiếp tế. Nhân dân tăng cường công tác địch vận, đã dụ hàng một lính da trắng, giác ngộ một lính người của xã bỏ ngũ trở về.


Ngày 26, 27/9/1951 đồng chí Võ An Đông Tỉnh đội trưởng và hai đại đội của tỉnh sau khi đánh thắng trận "Trái Chanh" đã về trú quân ở thôn Giai Lệ và thôn Phí Xá được cán bộ - nhân dân đón tiếp niềm nở. Mặc dù trong xã còn bốt Canh Hoạch, vẫn giữ tuyệt đối bí mật. Tới đêm du kích lại dẫn đường cho bộ đội vượt sông Luộc an toàn sang Thái Bình.


Đầu tháng 10 cùng năm, địch mở tiếp trận càn "Trái Quýt" ở Thái Bình. Đồng chí Đặng Kinh cùng cơ quan Tỉnh đội và đại đội 61 tỉnh Kiến An, luồn càn từ Thái Bình vượt qua sông Luộc về trú ở thôn Giai Lệ của xã, xã bố trí nơi ăn chốn ở chu đáo, cung cấp cho 4 tấn gạo ở lại 7 ngày, sau đó mới trở về căn cứ.


Ta thắng lớn ở chiến dịch Hòa Bình, ngày 24, 25, 26/4/1952, Đại đội 26 cùng du kích xã bao vây gọi hàng bốt Canh Hoạch. Tên đồn trưởng cho lính đồn bắn trả và tuyên bố: khi nào nghe tiếng pháo của chủ lực thì mới hàng, ta liền mượn của đơn vị Đèo Cả (E 52/ F320) một khẩu DKZ và 1 viên đạn; trước khi bắn, báo cho bọn lính đứng về một phía, ta bắn vào lô cốt để thị uy, bọn lính trong đồn kêu la hoảng hốt, tên Đạo, đồn trưởng buộc phải dẫn 83 lính ra hàng đêm 25/4/1952. Ta lại lập mẹo buộc tên Đạo gọi điện xin tiếp tế. Hôm sau sáng 26/4/1952 địch không biết ta đã diệt đồn, dùng máy bay thả thư khen "giữ bốt giỏi" và thả dù xuống 1 tấn gạo, 2 tạ đường trắng, 1 thùng cà phê, ta thu toàn bộ chiến lợi phẩm và phá bốt.


Thế là ta đã hai lần diệt và phá bốt bằng tinh thần và mưu mẹo, từ ngày 26/4/1952 xã Phan Tây Hồ được giải phóng.


Giai đoạn 3: xã Phan Tây Hồ từ ngày giải phóng đến ngày toàn quốc thắng lợi.

Tuy xã Phan Tây Hồ đã được giải phóng, nhưng cuộc kháng chiến toàn quốc còn tiếp tục.

Xã còn phải chống đỡ với cuộc càn lớn "Lạc đà" kéo dài hàng tháng trên toàn tỉnh Hưng Yên giữa năm 1952 tiếp đến tháng 9/1953 phải đối phó với trận càn lớn "Cá Măng" (Brochet) và trận càn Angiêri tháng 1/1954.

Các trận càn trên, khi địch tới xã đều bị du kích đánh trả, trang bị của du kích đã tương đối mạnh. Toàn xã có 1 trung liên, 5 tiểu liên và 14 trường mas + 8 súng trường Mỹ, 12 súng trường Đức, 3 mút cơ tông, 177 bàn chông, 177 lựu đạn, 106 mìn muỗi, 61 mìn cóc.

Trước và sau các trận càn, nhân dân trong xã còn phải chịu đựng hàng chục trận bom, pháo địch bắn phá, nhờ có hầm hố vững chắc, sự thiệt hại của dân không đáng kể.

Để tăng cường lực lượng kháng chiến toàn quốc, xã đã bổ sung hàng trăm cán bộ và du kích cho bộ đội huyện và tỉnh, E42 v.v...


KẾT LUẬN :

Trải qua 8 năm kháng chiến, 5 năm xã bị địch bao vây tứ phía, 408 ngày bị địch đóng bốt ngay trong xã, Phan Tây Hồ đã hiên ngang đứng vững, chiến đấu ngoan cường, kẻ địch đã bao phen đốt phá, cướp bóc, bắn giết, chịu đựng bao gian khổ hi sinh mất mát, nhưng đã tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch, hai lần chủ động phá bốt, lực lượng kháng chiến luôn được duy trì và phát triển, góp phần nhỏ bé cho công cuộc kháng chiến toàn quốc thắng lợi.


Nhân dân xã Phan Tây Hồ rất tự hào về thành tích chiến đấu và sản xuất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Chiến công đó bằng sức lực và trí tuệ của bản thân nhân dân xã lập nên.

Tháng 1/1998
PHẠM BÁCH
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #39 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2022, 02:58:31 pm »

HẢI DƯƠNG


NGƯỜI MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG


   
Kính viếng Mẹ Thạnh


Mẹ Thạnh ơi, Mẹ Thạnh ơi!
Con luôn nhớ mẹ, suốt đời không quên
Nước nhà bao nỗi truân chuyên
Con tin ở mẹ, nghĩa tình thủy chung.
Dắt con đi khắp các vùng
Sang La, lên Đột, chợ Rồng Chí Linh
Tuyên truyền, tổ chức đấu tranh
Đi theo Đảng, Bác quyết giành tự do.
Đời mẹ, chưa được ấm no
Con mẹ đã bị chúng gô vào tù
Nhà mẹ, là nơi dựng cờ
Thành lập Tỉnh ủy, bấy giờ đầu tiên.
Tháng Tám giành được chính quyền
Nhân dân theo Đảng, tiến lên phất cờ
Đến khi giặc Pháp giở trò
Bệnh nặng, con mẹ hy sinh trận tiền.
Con mẹ, anh Tất, chị Oa
Giúp nuôi cán bộ, tham gia phong trào
Mẹ còn anh dũng xiết bao
Đón đưa cán bộ vào ra chẳng nề.
Nhớ lời mẹ dặn sắt son
Vì dân, vì nước các con một lòng
Nay mẹ được phong Anh hùng
Kính dâng lên Mẹ vài dòng biết ơn


Hà Nội ngày 15/10/1997
CHU THỊ KIM SƠN
Lão thành cách mạng
Nguyên Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương 1940
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM