Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:35:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 4  (Đọc 2286 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2022, 08:06:11 am »

ĐÁNH CHIẾM THUYỀN QUÂN LƯƠNG CỦA NHẬT


Phạm Văn Chuông 81 tuổi
308 phố Đà Nắng Hải Phòng


Tháng 5, 6-1945, tại An Bồ (nay thuộc xã Dũng Tiến) diễn ra hội nghị đại biểu huyện Vĩnh Bảo lúc đó thuộc tỉnh Hải Dương nhằm thống nhất lực lượng cách mạng. Toàn huyện - bầu ra ban chấp hành kết quả đồng chí Nguyễn Văn Ước làm bí thư, tôi làm phó.


Tiếp đó 5 tự vệ An Bồ được cử sang chi viện cho huyện Tiên Lãng, cùng tự vệ Kiến Thụy tập kích huyện đường tước vũ khí thắng lợi, anh em được thưởng 2 khẩu súng trường. Có súng trường, súng lục trong tay chúng tôi mạnh hẳn lên, tự tin hơn, vinh dự và tự hào vô cùng.


Thời kỳ này nạn đói đang đe dọa, nhân dân thì có chỉ thị của cấp trên là phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo. Chúng tôi canh cánh bên lòng làm thế nào tìm được kho lương thực của Nhật để đánh chiếm chia cho nhân dân. Bỗng sáng 6-8-1945 đồng chí Phạm Thị Mai báo cáo có đoàn thuyền chở nặng, đang xuôi từ xã Cung Chúc về.


Chúng tôi hội ý chớp nhoáng và phân công: Đồng chí Mai cùng đồng chí Nguyễn Văn Thăng đi điều tra số lượng thuyền, chở gì, lực lượng địch bao nhiêu? Đồng chí Phạm Đình Thường và Phạm Trung Vũ đi Tiên Lãng xin chi viện, đồng chí Phạm Văn Chương thảo kế hoạch và chỉ huy.


Chiều 6-8 hai đồng chí trinh sát báo cáo có 24 thuyền lớn: 19 thuyền chở nhiều thùng to, 5 thuyền che mui kín, có một thuyền cắm cờ Nhật. Khả năng chiều hoặc tối sẽ về đến đò Mét (bến đò ngang thuộc xã An Bồ) chúng tôi quyết định đánh theo ba phương án.

1. Dùng thuyền nhỏ áp sát tập kích thuyền chỉ huy cắm cờ bức đoàn thuyền phải vào bờ.

2. Dụ đoàn thuyền nghỉ lại để đêm đánh.

3. Trường hợp có anh em hy sinh thì vận động bà con xuống đòi xác. Các ông Phạm Đình Quỳnh, Phạm Như Thu, Phạm Đình Kham, Phạm Khắc Các chủ trì vận động, nhân lúc ấy đánh chiếm lương thực của địch.

Các đồng chí Phạm Văn Chương, Phạm Văn Ngãi, Phạm Thị Mai, Nguyễn Văn Thắng, đem theo dao găm, súng lục xuống đò Mét, vận động ông Cựu Sơn (chở đò ngang) cùng dụ đoàn thuyền vào nghỉ để mua rượu, gà. Nhờ sự khéo léo của ông Sơn đoàn thuyền đã ghé vào nghỉ đỗ sát nhà ông dọc theo bờ sông, để sáng hôm sau đi.


Thuyền cắm cờ Nhật có hai tên lính Nhật các thuyền khác đỗ ngoài không rõ lắm. Có khoảng 600 chân sào (người ta) thuyền chở nhiều phuy dầu và lương thực. Các thuyền đều rất đằm, nước mấp mé mặt mạn thuyền. Chúng tôi rất mừng nhanh chóng ra về chuẩn bị lực lượng. Khoảng 7 giờ tối 6-8-1945 đồng chí Phạm Trung Vũ và Phạm Đình Thường về, đem theo một khẩu súng trường 15 viên đạn (bọc trong bao tải) và nói tự vệ Tiên Lãng không có chi viện. Chúng tôi phải tự lực chiến đấu, lực lượng xã chuẩn bị 7 người vắng 1 còn 6, dù ít nhưng thời gian gấp, thời cơ có một không hai, chúng tôi quyết định đánh. Không thể bỏ lỡ.


Đêm ấy trời sáng, sao lờ mờ, khoảng 1 giờ đêm (6 rạng 7-8-1945) anh em tập kết ở nhà thờ họ Phạm giữa làng. Phân công đồng chí Chương chỉ huy và trực tiếp phụ trách tổ mũi nhọn đem theo 1 lưỡi lê và 1 dao găm cùng đồng chí Phạm Văn Ngũ 1 súng lục, 1 đèn pin, 1 dao găm, đồng chí Phạm Đình Thường 1 súng trường, 1 dao găm. Tổ này bí mật nhanh chóng đột nhập thuyền cắm cờ diệt hai tên Nhật thu vũ khí, bức hàng các chân sào giành thắng lợi quyết định.


Tổ 2 dự bị: Đồng chí Vũ 4 mã tấu, 1 dao găm, 2 hòn đá, đồng chí Thăng cũng trang bị như vậy. Nếu nghe tổ mũi nhọn lệnh toàn đội chuẩn bị thì gõ đá thành nhiều tiếng động uy hiếp địch. Khi hô xông lên, thì ném đá nhanh chóng vượt lên thuyền, chiến đấu (nằm cạnh thuyền 10m).


Đồng chí Mai liên lạc nằm cách xa thuyền 15m. Khi thấy đã có người hy sinh thì nhanh chóng về báo các ông ở làng (đã phân công) dẫn bà con kéo xuống thực hiện như kế hoạch.

Chúng tôi bí mật, đi đường giữa làng, xuống tập kết tại địa điểm 2 (chùa Tháp) đầy đủ rồi các tổ nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí.

Tổ mũi nhọn vượt hết cầu thuyền, bỗng một bóng đen nhô lên khỏi khoang thuyền, chúng tôi nhanh chóng áp sát tên này, bóng đen hỏi ai ? Tôi hô "im" cùng lúc đó đồng chí Ngũ giơ súng - tôi chỉa lưỡi lê vào y để uy hiếp và nói luôn. "Chúng tôi là Việt Minh, được lệnh trên thu hàng hết trên các thuyền này, chia cho nhân dân. Các người đầu hàng thì sống, chỉ cho chúng tôi bắt 2 tên Nhật, bà con bạn thuyền và tài sản, chúng tôi không xâm phạm".


Anh này quỳ xuống, vừa lạy vừa van xin "Lạy các quan tha mạng, xin tuân lệnh". Tôi kéo anh ta đứng lên nhanh chóng vào khoang thuyền thu ngay 2 súng trường. Đồng chí Ngũ bấm đèn pin chĩa súng lục thẳng vào 2 tên Nhật, bọn Nhật bật dậy biết không làm gì được phải để tôi và đồng chí Thường trói lại.


Tôi bảo ông chủ thuyền mời tất cả chủ thuyền khác sang thuyền này đem theo giấy tờ nộp và nghe lệnh của Việt Minh. Các chủ thuyền răm rắp làm theo. Chúng tôi thu hết giấy tờ rồi nói với họ như trên đã nói. Bà con đều hoan hô và ủng hộ Việt Minh. Các chủ thuyền xin 2 điều:

a) Một là không giết hai tên Nhật sợ còn 6 thuyền sau đến thì các thuyền khồng an toàn.

b) Hai là chuyển nhanh hàng lên bờ và trả lại giấy tờ để bà con rút sớm.

Chúng tôi thu được 390 phuy dầu dừa, dầu lạc, đường, cá khô, muối, lương khô, xà bông V.V.. Tổng cộng ước trên dưới 200 tấn. Tôi lệnh cho bà con cùng chuyển hàng lên bờ, thuyền nào xong trước nhận giấy tờ ra đi trước. Trời sắp sáng. Chúng tôi phân công đồng chí Thường áp tải 2 thuyền sang Tiên Lãng giao chiến lợi phẩm cho các đồng chí bên đó chia cho nhân dân. (năm 1985 gặp lại đồng chí đại tá Diêu tức An Ngảnh nói cho biết số dầu ấy Tiên Lãng bán đi xung vào quỹ có mua tặng đồng chí Diệu một ví. Đồng chí còn giữ và đưa cho tôi xem.


Đồng chí Thặng và đồng chí Vũ lên Ninh Giang báo cáo đồng chí Bùi Thị Diệm cán bộ của cấp trên phụ trách (thay đồng chí Lê Thành Lập anh đồng chí Lê Thanh Nghị). Đồng chí Diệm chỉ thị chia cho nhân dân mau chóng và bố trí lực lượng có kế hoạch bảo vệ nhân dân phòng địch tiến công. Tôi được giao nhiệm vụ bảo vệ hàng và công khai chia cho nhân dân, được trang bị một súng trường.


Ngày 7 loan báo nhân dân đến nhận hàng. Từ 8-8-1945 trở đi dân đến nhận hàng rất đông. Nhưng hàng, quá nhiều chúng tôi cho nhân dân lấy tự do ai lấy được bao nhiêu cho bấy nhiêu. Ngày 13-8 đê Lô Đông vỡ, nước lụt dân đi lại khó chúng tôi phải chuyển hàng lên đề dùng thuyền nhỏ chuyển về đình làng, sau chuyển về huyện để anh em dùng trong những ngày tháng vừa giành chính quyền 5, 6 tháng sau mới hết.


Giây phút đầu tiên tôi chia gạo, cá khô, dấu lạc cho dân. Nước mắt tôi trào ra vì sung sướng.

Ngày 17 tôi chuẩn bị lực lượng xuống cướp chính quyền huyện. Nước lụt nên sáng 20 tôi mới mượn được thuyền cùng anh em xuống đến huyện, và cũng là lúc đồng chí Nhiễm từ Ninh Giang về với đoàn học sinh quân sự, phối hợp giành chính quyền huyện. Tri huyện Xám đầu hàng ngay anh em đã thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời do đồng chí Đào Trọng Nhiễm làm Chủ tịch, tôi được bầu làm phó chủ tịch. Khi đồng chí Ước họp ở Tỉnh ủy về thì trên chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Ngọ làm Chủ tịch tôi làm phó Chủ tịch và vẫn là huyện Vĩnh Bảo.


Hoạt động những ngày tháng 8 nãm 1945 đối với chúng tôi thật sôi động và hào hùng. Riêng tôi đã mấy lần nước mắt trào ra vì sung sướng.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2022, 08:09:45 am »

Phần II
THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

ĐÁNH GIAO THÔNG Ở KHU ĐỒNG BẰNG TẢ NGẠN SÔNG HỒNG TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1946 - 1954)


Hoàng Minh Thảo
Thượng tướng, giáo sư, nhà giáo nhân dân
Nguyên Chỉ huy Trưởng Bộ chi huy chiến khu 3


Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình là 5 tỉnh của khu đồng bằng tả ngạn sông Hồng (KTN). Đó là những địa phương có khả năng rất to lớn về sức người, sức của, có tầm chiến lược hết sức quan trọng đối với cả ta và địch. Hệ thống đường giao thông thủy bộ vốn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một khu vực dân cư: ở đây có đường số 5 từ cảng Hải Phòng qua địa phận Kiến An, Hải Dương, Hưng Yên lên thủ đô Hà Nội; chạy song song với đường số 5 là đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Ngoài ra còn có đường số 10 từ Hải Phòng qua Kiến An, Thái Bình sang Nam Định; đường 17 từ cửa biển Vĩnh Bảo - Tiên Lãng (sông Văn Úc) qua thị trấn Ninh Giang thị xã Hải Dương lên Phả Lại nối với đường 18; đường 39 từ cửa Diêm Điền (Thụy Anh) qua thị xã Thái Bình, thị xã Hưng Yên lên gặp đường số 5 ở phố Nối và các đường 38, 20... Trong mỗi tỉnh đều có nhiều đường liên huyện. Đường thủy có các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, Văn Úc, Trà Lý và một số sông nhỏ như sông Luộc, sông Hóa, sông Lạch Tray... Những hệ thống giao thông này không chỉ có tác dụng phục vụ giao lưu kinh tế thời bình, mà còn có ý nghĩa lớn về quân sự trong chiến tranh. Khi đánh ra miền bắc, địch đã triệt để lợi dụng những hệ thống đường sá này để phát huy ưu thế vũ khí kỹ thuật và phương tiện cơ động để thực hiện các ý đồ của chúng về chiến dịch chiến thuật. Vì vậy, trong cuộc chiến tranh giữa ta và Pháp những năm 1946 - 1954, các đường giao thông nói trên đã là nơi xảy ra các cuộc chiến đấu quyết liệt giữa hai bên tham chiến, đặc biệt trên các đường số 5 và đường sắt là những đường huyết mạch nối liền Hải Phòng - cửa ngõ của Hà Nội và các tỉnh phía bắc Hà Nội... với thủ đô Hà Nội.


Lịch sử đánh giao thông của các lực lượng vũ trang khu Tả Ngạn (LLVTKTN) trong kháng chiến chống Pháp xâm lược có thể tóm lược thành 3 giai đoạn:

Giai đoan một - Địch đánh chiếm, nối thông đường số 5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và tiến hành bình định các làng 2 ven đường (1946 - 1949).

Trong những ngày cuối tháng 12-1946, hàng chục vạn lượt người Hải Dương và Hưng Yên, Kiến An đã ồ ạt đi phá đường sắt và đường số 5, đã bóc dỡ hàng chục km đường sắt, phá nát và đắp nhiều ụ trên đường số 5. Khi địch bắt đầu tiến công để mở đường lên phía Hà Nội, LLVT tập trung của ta bố trí thành lập trận địa chặn địch nên thường bị thất bại. Nghị quyết của hội nghị chính trị ủy viên Khu và Trung đoàn tháng 2-1947 đã kịp thời uốn nắn "... Phải kiên quyết thay đổi cách đánh, tẩy trừ hình thức dồn đống và lối bố trí chính quy hóa...".


Ở Kiến An, trận đánh mìn đầu tiên trên đường 5 tháng 11 năm 1946 ở Quán Toan là của du kích Vật Cách ở Hưng Yên, trận đánh ở phố Nối ngày 20-11-1947 của một tổ công binh E64 phối hợp với du kích địa phương là trận đánh mìn đầu tiên trên đường 5. Người đi đầu trong việc đánh mìn của du kích là Nguyễn Văn Huân (xã Cộng Hòa - Yên Mỹ), thường được gọi là "Sáu đậu", nổi tiếng là "vua mìn" trên đường 5. Ở Hải Dương, trận đánh mìn đầu tiên phá hủy 1 đoàn tàu trên đường sắt ngày 6-5-1947 là chiến công của du kích Kim Thành.


Từ các trận này, đã mở ra một lối đánh bằng lực lượng nhỏ mà tỉnh, bám sát đường sắt và đường số 5 để tác chiến, đạt hiệu suất cao. Ngày 5-3-1949, Bác Hồ đã gửi thư cho chiến sỹ đường số 5, nội dung như sau:

"Nam nữ dân quân du kích đường số 5 năm ngoái đánh giặc khá, sang năm 1949 anh chị em du kích đường số 5 phải cố gắng thêm, đánh nhiều hơn, mạnh hơn để lập công to hơn nữa và để làm kiểu mẫu cho dân quân du kích khác. Tôi chờ đợi nhiều tin thắng lợi của các bạn. Sẽ đặc biệt thưởng đội nào lập công to nhất".
Chào thân ái và quyết thắng
Hồ Chí Minh


Tổng kết 3 năm từ 1947 đến 1949, 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên đã tiêu diệt 54 đoàn tàu quân sự trên đường sắt va 201 xe các loại trên đường 5 bằng mìn.

Đi đôi với các trận đánh mìn, các LLVT của ta còn tiến hành các trận phục kích, tập kích bọn tuần tiễu bảo vệ đường; chôn các vật kim loại giả làm mìn; quấy rối vị trí địch. Việc phá hoại đường được tiến hành liên tục, ngày địch sửa, đêm ta phá. Tháng 5 và 10 năm 1948, Mặt trận đường số 5 đã tổ chức 2 cuộc tổng công kích vào đường sắt và đường số 5, từ Văn Lâm (Hưng Yên) đến Kim Thành (Hải Dương) nhằm diệt một số vị trí, phục kích diệt viện, kết hợp với tổng phá hoại đường giao thông, quấy rối các đồn bốt và phá tề. Hai đợt tổng công kích này đều do các đơn vị chủ lực của MT5 chủ trì, chưa phát huy được sức mạnh của lực lượng địa phương nên không đạt kết quả mong muốn. Địch đã dễ dàng đối phó và khủng bố dữ dội, gây cho ta nhiều tổn thất, khó khăn. Sau đó, các đơn vị bộ đội địa phương (BĐĐP) của tỉnh, huyện các đội đột kích của e42 đã phải phân tán xuống xã, vũ trang tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh, trừ gian diệt tề, dìu dắt du kích, phục hồi và củng cố cơ sở.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2022, 08:10:35 am »

Giai đoạn hai - Địch chiếm các huyện tự do còn lại của hai tỉnh Hải Dương, Hưng Yên (chiến dịch Diabolo 22-12 - 31-12-1949); toàn bộ tỉnh Thái Bình (chiến dịch Tonneau 2-4-1950) và dùng các binh đoàn cơ động chiến lược càn đi quét lại đối phó với phong trào chiến tranh du kích của các tỉnh KTN (1951 - 1953).

1. Ở Hưng Yên và Hải Dương, do bị bất ngờ về thời gian, không gian, tính chất mục đích và cách đánh của cuộc hành quân Diabolo nên cả hai tỉnh không đối phó nổi với địch: ngoài hai trận chặn đánh địch của một bộ phận e42 và BĐĐP Hải Dương, không còn trận đánh nào đáng kể trên các đường tiến quân của địch.

Ở ngoài khu vực càn quét, đêm 31/12/1949, MT5 tổ chức tổng phá hoại đường sắt bằng các gói thuốc nổ đặt vào những chỗ nối của các thanh ray rồi cho nổ theo hiệu lệnh thống nhất: 13km đường sắt bị phá tung; vận chuyển của địch bị gián đoạn 8 ngày liền. Các trận đánh mìn trên các đường liên huyện để phối hợp diễn ra lẻ tẻ. Sau đêm tổng phá hoại này, địch lại càn quét, khủng bố, cơ sở bị vỡ, LLVT ta bị đẩy ra xa, hiện tượng hoang mang bỏ đất chạy dài xuất hiện; hoạt động tác chiến trên đường sắt và đường số 5 giảm hẳn.


Tháng 4-1950, hội nghị Quyển Sơn (Hà Nam) của Hưng Yên chủ trương "về bám đất, bám dân, gây dựng lại cơ sở, khôi phục lại phong trào...". Tháng 5-1950 hội nghị Đèo Voi (Đông Triều) của Hải Dương cũng có nghị quyết tương tự. Tiếp đó, Hải Dương còn có hội nghị Dồi Son (Thanh Hà) củng cố tư tưởng trường kỳ kháng chiến và chủ trương "mở đất" nhằm hình thành các khu du kích của các huyện. Một tháng hoạt động mạnh sau đó của các tỉnh được thực hiện: đã phục kích trên 50 trận trên các đường giao thông liên huyện nhằm diệt bọn tuần đường và bọn đi càn quét nhỏ; đánh mìn trên đường sắt 3 trận, phá 5 cầu nhỏ, tập kích kết hợp nội ứng diệt 37 tháp canh và đồn hương dũng; quấy rối 136 lần trong đó có nhiều đêm từng vùng tổ chức "đại náo" (nhân dân hò reo, gõ trống, chiêng, kẻng...) uy hiếp các đồn bốt lân cận, đồng thời chống địch càn quét, bảo vệ thôn xóm).


2. Ở Thái Bình, khi địch bắt đầu cuộc hành quân Tonneau (8-2-1950) do đã chuẩn bị về mọi mặt nên đã đánh địch hơn 60 trận (phần lớn là chống càn kiểu trận địa chiến, ít có những trận đánh trên đường giao thông và không tổ chức phá hoại đường địch vừa sửa lại). Địch càn quét, khủng bố ác liệt, nhân dân dao động hoang mang, nhiều nơi du kích và cán bộ bỏ đất chạy dài.


3. Cuối năm 1950, chiến dịch Biên giới (Cao - Bắc - Lang) thắng lợi, đã làm xuất hiện một hiện tượng mới trong cuộc chiến tranh giải phóng Đông dương (trích "Tình hình quân sự sau chiến dịch giải phóng Biên giới và nhiệm vụ cần kíp của chúng ta" - Văn kiện quân sự của Đảng, tập 3, trang 160-161). Đó là từ nay mỗi lần chủ lực ta mở chiến dịch, thu hút lực lượng cơ động chiến lược của địch lên chiến trường chính thì đó là thời cơ thuận lợi cho chiến tranh du kích phát triển. Và khi phong trào chiến tranh du kích lên cao, uy hiếp mạnh mẽ hậu cứ chiến tranh và các hệ thông giao thông huyết mạch của chúng thì lại làm cho địch lúng túng, không có khả năng giải quyết được mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực. Từ đó hình thành quy luật: khi chiến trường chính hoạt động thì lực lượng cơ động chiến lược của địch phải rút đi đối phó; khi hoạt động ta ở chiến trường chính kết thúc thì chúng lại quay về càn quét, đánh phá phong trào kháng chiến trong vùng tạm chiếm.

- Trong thời kỳ này, ở Hải Dương, lực lượng chiếm đóng của địch hoạt động yếu, ta có điều kiện thuận lợi để giữ vững và mở thêm các khu du kích, đồng thời đẩy được hoạt động tác chiến lên đều khắp: ngoài việc chống càn quét vừa và nhỏ của quân địa phương, đã chủ động phục kích, đánh mìn trên các đường giao thông liên huyện diệt bọn đi tuần đường, bắn tàu địch trên sông và phá 4 tàu trên đường sắt địa phận Kim Thành - Cẩm Giàng. Đêm 23-3-1951, ta lại tổ chức tổng phá hoại đường sắt lần thứ tư. BĐĐP còn diệt 2 đồn (có nội ứng), ở Hưng Yên, địch đóng dày đặc và hoạt động càn quét ráo riết phá cơ sở, nên ta hoạt động rất khó khăn. Tuy nhiên, ta cũng tiến công mở khu du kích đầu tiên của Hưng Yên ở Phù Cừ - Tiên Lữ và Ân Thi, mục đích giành dân và chuẩn bị bàn đạp tiến lên các huyện ven đường số 5. Ở Thái Bình, sau một thời gian phân tán bộ đội chủ lực BĐĐP tỉnh và huyện xuống các xã (phục hồi cơ sở, củng cố chính quyền, xây dựng làng chiến đấu, dìu dắt du kích, hướng dẫn nhân dân cất giấu của cải và đấu tranh chống địch khủng bố...) lại tiếp tục có các hoạt động đánh địch kết hợp với phá tề trừ gian: đã đánh hàng chục trận diệt đồn và tháp canh (phần lớn là có nội ứng), mở được khu du kích và phục hồi căn cứ du kích; giả làm phu sửa đường bất ngờ tập kích diệt bọn gác đường và tuẫn tiễu. Đặc biệt, toàn tỉnh đã hai lần tổ chức đêm "đại náo" kết hợp phá tề. Việc phá đường số 10 và đường liên huyện làm được ít nên không có ảnh hưỏng gì đáng kể đến việc hành quân vận chuyển của địch. Chiến đấu chống càn vẫn là hình thức tác chiến phổ biến, mặc dù về cơ bản không còn hiện tượng đánh kiểu trận địa cố thủ mà đã biết vận dụng mưu kế và vũ khí thô sơ để diệt địch.


Từ tháng 4 năm 1952 đến tháng 9-1953, quân dân KTN đã có 5 đợt hoạt động mạnh phối hợp với chiến trường chính, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, phá vỡ hệ thống đồn bốt, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của chúng, phục hồi cơ sở, củng cố và mở rộng các căn cứ du kích và khu du kích, huy động nhân tài, vật lực cung cấp cho trung ương. Mỗi đợt hoạt động của KTN đều làm rung chuyển hậu phương chiến tranh, uy hiếp các đô thị và đường giao thông huyết mạch của địch. Ta đã tiêu diệt và bao vây, bức hàng, bứt rút gần 400 vị trí đồn bốt (có trận đánh vào hậu cứ của binh đoàn cơ động chiến lược số 3 (GM3) ở Bần Yên Phú trên đường số 5 đêm 10-5-1953); Nhiều nơi ta diệt, địch đóng lại, ta lại diệt...; phục hồi và mở thêm nhiều khu du kích, trong đó đặc biệt đã giải phóng xã Cộng Hòa (nay là Trung Hòa), xây dựng thành một căn cứ "lõm" ở Yên Mỹ (Hưng Yên), thường xuyên uy hiếp đường số 5 và đường 39; phục kích hàng trăm trận, nhằm vào bọn tuần đường hoặc tiếp viện, càn quét; đánh mìn hơn 20 trận (riêng trên đường sắt 10 trận, diệt 10 đoàn tàu quân sự của địch; liên tục phá hoại các đường 17, 39 và 20; đắp nhiều ụ trên đê sông Hồng (đường số 5 và số 10 cũng bị phá nhưng ít hơn).

Để đối phó với phong trào chiến tranh du kích ngày một lên cao ở KTN, sau khi lên thay Carpentier làm Tổng chỉ huy kiêm Cao ủy Pháp ở Đông dương, De lattre de Tassigny đã tiến hành 14 cuộc càn quét lớn1 (Mirabelle (5-8-1951) đánh phá Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang (Hải Dương) Vatirable (25-8-1951) đánh Thần Đầu, Thần Huống (Thái Bình); Citron (25-91951) đánh Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ (Hưng Yên) và Bình Giang, Ninh Giang (Hải Dương); Mandarine (1-10-1951) đánh Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân (Thái Bình); Amaide (11-10-1951) đánh Quỳnh Côi, Phụ Dực (Thái Bình); Crachin (9-2-1952) và Mercure (26-3-1952) đánh Tiền Hải, Thái Ninh, Kiến Xương, Vũ Tiên (Thái Bình); Drmiadaire (24-4-1952) đánh phá toàn bộ địa bàn Hưng Yên, Hải Dương, trọng điểm là Phù Cừ, Tiên Lữ và Thanh Miện; Artois và Crapaud (1-2-1953) đánh Quỳnh Côi, Phụ Dực, Đông Quan, Kiẽn Xương, Vũ Tiên (Thái Bình); Nonnandie (3-1953) đánh các huyện phía nam Hưng Yên và Hải Dương; Claude (8-1953) đánh Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Kiẽn An); Brochet (9-195) đánh lại nam Hưng Yên, Hải Dương) nhằm thực hiện kế hoạch chiến tranh tổng lực theo khẩu hiệu "bình định gấp rút và phản công quyết liệt" lực lượng sử dụng trong mỗi cuộc càn từ 2 đến 6 GM có sự yểm trợ tối đa của các lực lượng không quân, thiết giáp và thủy đội. Lực lượng ta trong vòng vây tích cực chống càn, vận dụng rộng rãi các vũ khí thô sơ (chông mìn, cạm bẫy, đạp lôi...) để đánh địch. Mìn chông được bố trí ở nhiều nơi: trên đường giao thông, đường làng ngõ xóm, sân nhà, gốc cây, chuồng gà, chuồng chim, khe cửa, ngăn kéo v.v... diệt được nhiều tên. Lực lượng ngoài vòng vây tìm sơ hở để đánh, thu hút địch: đã diệt hàng trăm đồn bốt, mở thêm khu du kích, phá hoại các đường giao thông 39, 20, 17 và đường 5, đường sắt đắp ụ trên đê sông Hồng; phá một số cầu trên đường 10, đường 39 (có cầu ta phá tới lần thứ 2); đánh mìn diệt 3 đoàn tàu trên đường sắt (phía Văn Lâm và Kim Thành); phục kích hàng chục trận (có một số trận trên sông) nhằm diệt bọn tuần đường, bảo vệ sửa đường và các xe, tàu chở quân lính, đạn dược, nhiên liệu...
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2022, 08:12:22 am »

Giai đoạn ba - Địch sa lầy và thất bại ở Điên Biên Phủ phải chấp nhận kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam

- Vào Đống Xuân 1953 - 1954, quân cơ động chiến lược của địch tập trung mở cuộc hành quân Mouette (15-10-1953) nhằm chủ động tiến công trước vào tây nam Ninh Bình - nơi chúng cho là chủ lực ta tập trung chuẩn bị đánh đồng bằng. Để thu hút, kìm chân địch phối hợp với chiến trường Tây Nam Ninh Bình và tranh thủ thời cơ tiêu hao, tiêu diệt địch kết hợp với chủ động tiến công chống phá bình định, các LLVTKTN tiếp tục vây hãm nhiều đồn bốt tập kích lần thứ hai vào hậu cứ của GM3 ở Dị Sử trên đường số 5 (Hưng Yên); tập kích tiểu khu Phương Điếm (vị trí ở Âu Phi có công sự Boong ke) và sân bay Đồ Sơn (Kiến An); đánh đổ 2 đoàn tàu trên đường sắt; đánh mìn diệt 23 xe trên đường số 5; phá 1 cầu trên đường 39; phục kích hàng chục lần trên các đường liên huyện. Địch phản ứng bằng 3 cuộc càn lớn1 (Buffle (27-11-1953) đánh Kiến Xương, Tiền Hải; Gerfaut (12-1953) càn lại Kiến Xương, Tiền Hải; Algérie (1-1954) càn quét nam Hải Dương, Hưng Yên). Lực lượng ngoài vòng vây đã hoạt động phối hợp với lực lượng trong vòng vây: tập kích sở chỉ huy cuộc hành quân Buffle; đánh mìn phá 15 đoàn tàu trên đường sắt (địa phận Kiến An) và 42 xe các loại trên đường 5.


- Khi địch đánh chiếm Điện Biên Phủ, cuộc tiến công Đông Xuân 1953 - 1954 của cả nước ta bắt đầu: LLVTKTN đã tập kích sân bay Cát Bi phá hủy 59 máy bay; đánh mìn diệt một đoàn tàu trên đường sắt và 42 xe vận tải quân sự trên đường 5. Đêm 11-3-1954, ta tiến hành tổng công kích đường sắt và đường số 5 (lần thứ 5, tính từ năm 1948) diệt 88 đồn và tháp canh, phá 2 cầu. Hàng vạn lượt nhân công đã ồ ạt phá hơn 70 km đường sắt. Ngày 7/5/1954 địch đầu hàng ở Điên Biên Phủ và phải chấp nhận kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Trong tháng 6 và những ngày đầu tháng 7-1954, trước khi thực hiện ngừng bắn, lợi dụng thời cơ địch rối loạn, LLVTKTN tiếp tục tiến công các toán quân từ các nơi kéo về; đã đánh mìn diệt 4 đoàn tàu chở nhiên liệu (thiêu hủy 270.000 lít xăng) ở Lạc Đạo; phục kích 2 trận trên đường 5 (trận cuối cùng ngày 8-6-1954 ở Lương Xá - Mỹ Hào - Hưng Yên); tập kích 15 trận vào những nơi địch trú quân đã ngoại (trận cuối cùng ở Bô Thời - Khoái Châu đêm 19-5-1954 và ở làng Vạc - Bình Giang cũng đêm hôm đó).


Ngày 20-7-1954, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp kết thúc.

Mấy điều rút ra từ các hoạt động đánh phá giao thòng địch của các LLVTKTN trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)

1. Dù địch có ưu thế tuyệt đối so với ta về quân số, binh khí kỹ thuật, phương tiện cơ động và các lực lượng yểm trợ (không quân, thiết giáp, thủy đội...); dù địch đã tổ chức ra một hệ thống bảo vệ đường gồm các vị trí, đồn bốt, tháp canh và các làng tề thường xuyên sục sạo càn quét, thậm chí có thời kỳ đã phải đưa một số binh đoàn cơ động chiến lược về tăng cường cho các lực lượng chiếm đóng, địch vẫn không thể giữ an toàn cho các đường giao thông quan trọng như đường sắt và đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng - những con đường huyết mạch có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại trong thực hiện âm mưu xâm lược của chúng.


Ngược lại, đối với ta, dù quân địch rất mạnh và xảo quyệt, hung ác; dù địa hình đông bằng trống trải, vũ khí thiếu thốn... ta vẫn có thể đánh phá vào đường sắt và đường số 5 cũng như các đường giao thông khác; đã tiêu hao, tiêu diệt, cầm chân địch, chi viện đắc lực cho chiến trường chính như các LLVT ta chiến đấu trong vùng địch càn quét ở KTN. Trong 9 năm kháng chiến (1946 - 1954) ta đã phá hỏng 140 đầu máy xe lửa và 1049 toa xe trên đường sắt (trung bình một năm phá được 16 đầu máy và 117 toa xe), 1692 xe quân sự các loại trên đường 5 (trung bình 198 xe/năm); 67 máy bay và hàng chục tàu chiến trên các sông thuộc KTN.


2. Khi quân địch dựa vào ưu thế tuyệt đối về lực lượng để tiến công, biến các làng xã 2 ven đường sắt và đường số 5 thành những vùng bị tạm chiếm; ra sức khủng bố, kìm kẹp nhân dân... thì điêu đầu tiên trong chủ trương kế hoạch đánh giao thông địch là phải biết căn cứ vào tình hình cụ thể tổng nơi, từng lúc, khéo léo kết hợp hoạt động quân sự với đấu tranh chính trị: những đợt hoạt động ồ ạt gần như đơn thuần quân sự như những đợt tổng công kích đường sắt và đường số 5 trong những năm 1948, 1949, kết quả về đấu tranh vũ trang đã không bù lại được những tổn thất sau đó về cơ sở nhân dân và phong trào kháng chiến. Ngược lại, khi có thời cơ, nếu không nhạy bén kịp thời đưa đấu tranh vũ trang lên, sẽ không tiêu diệt được địch để phối hợp với các nơi như trong chống cuộc càn Dromadaire (4-1952), Văn Lâm đã không đánh được trận nào trên đường sắt vì đã điều BĐĐP huyện ra khỏi địa bàn phụ trách.


3. Tác chiến chống càn để giữ vững và mở thêm được các khu du kích của các lực lượng ta trong vòng càn của địch có ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động đánh giao thông trên đường sắt và đường số 5 (cũng như một số đường khác); ngược lại, kết quả đánh địch trên những con đường này lại chia sẻ lực lượng địch, rút ngắn thời gian càn quét của chúng ở những khu căn cứ và khu du kích của ta. Bởi vậy, việc phối hợp tác chiến giữa các lực lượng trong và ngoài vùng địch càn, giữa vùng địch tạm chiến và vùng du kích là rất quan trọng: thông thường, những lực lượng đánh trong vòng càn không có điều kiện đánh giao thông bằng các lực lượng đánh ngoài vòng càn. Do đó, lực lượng ngoài vòng càn cần thường xuyên chuẩn bị sẵn mục tiêu tiến công, để khi cần có thể nổ súng phối hợp được ngay với các lực lượng đánh càn trong vòng vây của địch.


4. Thực tế cho thấy: Khi tình hình phát triển thuận lợi (thời gian phối hợp với chiến dịch Thượng Lào 4-1953) ta đã xây dựng được những khu căn cứ "lõm" ngay trong vùng địch tạm chiếm ven đường số 5 như xã Cộng Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên). Xã này nằm cách đường số 5 từ 4 đến 5 km, cách đường 39 từ 2 đến 3 km. Sau khi được giải phóng, nhân dân đã đào hào quanh làng để chống xe thiết giáp, đào các hố chống bom và đạn đại bác; tổ chức các đội du kích chuyên trách từng loại nhiệm vụ như đội đánh mìn phá tàu xe, đội trinh sát cảnh giới báo động và đánh chặn; đội luồn sâu tìm nơi địch sơ hở để tập kích. Các đội luân lưu làm nhiệm vụ tác chiến và sản xuất, đã chống càn hàng chục trận, diệt địch, thu vũ khí, bảo vệ được nhân dân.


5. Về cách đánh giao thông (phương pháp tác chiến): tập kích cần diệt hoặc uy hiếp, cô lập, vô hiệu hóa các vị trí, tháp canh, hương đồn bảo vệ đường, không cho nống ra ngoài càn quét phá cơ sở ta, đồng thời để tạo thế cho các trận đánh của ta trên đường, đánh nhỏ nhưng đau, hiểm và thường xuyên. Có thể dùng thủ đoạn đặc công để tập kích tiêu diệt, hoặc đùng địch vận tổ chức những trận đánh cố nội ứng hoặc vô hiệu hóa vị trí địch. Cũng có thể dùng thủ đoạn áp sát, vây khốn, bức hàng hoặc bức rút. Cần chuẩn bị để khi có thời cơ, có yêu cầu phối hợp, có thể nhanh chóng phá vỡ được từng mảng lớn tháp canh, hương đồn ven đường, tạo điều kiện cho việc phá hoại đường quy mô lớn. Tập kích vị trí cần chọn nơi tập trung sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch để tiêu diệt như hai lần đánh vào hậu cứ của GM3 ở Bần Yên Phú đêm 10-5 và Dị Sử đêm 15-12-1953. Phục kích: cần tìm diệt bọn tuần đường, bọn bảo vệ sửa đường... bằng các lực lượng nhỏ, dùng mưu kế và vũ khí thô sơ để bất ngờ diệt địch. Đồng thời, cần chuẩn bị chiến trường cho những trận phục kích sử dụng lực lượng vừa và lớn, vận động từ xa đến diệt địch. Có khi phục kích không cần xuất kích; đánh xong nhanh chóng cơ động sang chỗ khác đã có sự chuẩn bị trước và có tổ chức yểm hộ.


Đánh mìn: là cách đánh tốt nhất bằng lực lượng nhỏ mà tính hiệu quả lớn nhằm vào các đoàn tàu quân sự trên đường sắt và các loại xe quân sự trên đường số 5. Cần tổ chức các đội chuyên trách, thông thạo địa hình khu vực hoạt động, am hiểu kỹ thuật và có khả năng sáng tạo, khắc phục được các thủ đoạn đối phó của địch để đánh thắng chúng. Cần có đủ bom mìn, thuốc nổ. Khi cần, biết cách tự tạo ra vũ khí (ví dụ sửa lại bom đạn "lép" của địch; bí mật gỡ mìn ở vị trí địch để đánh địch).


Trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, đánh giao thông vẫn sẽ là một nội dung quan trọng của chiến tranh nhân dân. Đánh giao thông đường bộ là một trong các cách đánh dễ nhất, đánh vào nơi lực lượng địch dàn mỏng. Những kinh nghiệm chiến đấu của các LLVTKTN trên các đường giao thông sẽ còn tiếp tục được phát triển trong các điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại và trong những điều kiện xã hội mới ở nước ta.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #24 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2022, 06:47:37 am »

HƯNG YÊN

NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
CỦA HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN


Lê Đức Thịnh
Nguyên Bí thư Huyện ủy Văn Lâm
Nguyên Chủ tịch UBHC Hải Phòng
Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội thương


Huyện Văn Lâm nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, hiện nay đã sát nhập với huyện Mỹ Hào, huyện Yên Mỹ thành huyện Mỹ Văn. Huyện có địa thế dài và hẹp, có 25 cây số đường sắt, 9 cây số đường quốc lộ số 5 chạy qua, lại có đường 38 và đê sông Đuống vây quanh. Những ngày đầu kháng ciến chống Pháp, chỉ sau vài tuần lễ giặc đánh chiếm được huyện Văn Lâm là tất cả các thôn xã đều nằm trong vùng tạm bị chiếm,


Là người sinh ra lớn lên ở đây, được tham gia trực tiếp ngay từ những ngày đầu kháng chiến, tôi cố gắng ghi nhớ lại một phần về số trận đánh ở đây, phần nào đóng góp thêm tư liệu lịch sử chiến đấu bảo vệ, xây đựng quê hương của quân và dân huyện nhà. Mong được các đồng chí, đồng đội cùng quê hương góp ý bổ sung cho hoàn thiện hơn.


1) Chuẩn bị cho kháng chiến chống Pháp

Sau ngày 20-11-1946 giặc Pháp gây hấn, đánh chiếm thành phố Hải Phòng. Trung ương đã có chỉ thị phải khẩn trương chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Các ủy ban bảo vệ của tỉnh, các huyện, các xã được lần lượt thành lập (về sau là ủy ban kháng chiến hành chính các cấp), ủy ban bảo vệ của huyện Văn Lâm lúc đó do anh Lê Hồng Tâm, tỉnh ủy viên làm chủ tịch, anh Nguyễn Huy Thu (tức Thu Hạ) bí thư huyện ủy và anh Bùi Hướng Chất chủ tịch Ủy ban hành chính làm phó chủ tịch ủy ban bảo vệ. Lúc đó Ủy ban bảo vệ tổ chức rất gọn nhẹ, chỉ có một số đơn vị như: Ban phụ trách công tác tản cư, ban tiếp tế, Ban trinh sát giao thông và trung đội tự vệ. Ban trinh sát giao thông được coi như lực lượng vũ trang. Huyện ủy lúc đó chỉ có 7 đồng chí. Ban trinh sát giao thông cử anh Cần Thường vụ huyện ủy làm trưởng ban, tôi là huyện ủy viên làm phó ban. Huyện đã tổ chức được các trung đội tự vệ chiến đấu ở các xã, mở các lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày, các lớp trinh sát giao thông, các lớp cứu thương và có kế hoạch xây dựng các trận địa, các làng chiến đấu, hướng dẫn cho dân cất giấu thóc lúa, của cải và các tài sản khác.


Cho đến đêm 19-12-1946 giặc Pháp gây chiến ở Hà Nội, là một huyện kề cận với thủ đô, tiếng súng các cỡ, ánh chớp lửa vọng về rất rõ mọi người đều hồi hộp chờ đợi. Sáng 20-12-1946 sau khi có lệnh toàn quốc kháng chiến, mệnh lệnh của ủy ban bảo vệ được phát đi cán bộ và nhân dân đồng tình hưởng ứng, thế là hàng trăm người đổ ra đường thực hiện tiêu thổ kháng chiến, một số đi phá đường sắt, một số đi phá đường quốc lộ số 5, đường 38, đường Quán Chuột là đường nối đường 5 và đường sắt, một số phá dỡ các nhà kiên cố ở chợ đường Cái, ở phố cầu Ghênh, ở phố Như Quỳnh, phố Nghĩa Lộ và một số nhà ga, một số tự vệ xã Kinh Xuyên, xã Minh Khai cùng anh em bộ đội công binh của tỉnh đặt bom phá sập cầu Bây thuộc huyện Gia Lâm cầu Ghênh, đông thời đào hào, đắp ụ chiến đấu, xây dựng trận địa ở những nơi hiểm yếu, nhất là trận địa cầu Ghênh.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #25 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2022, 06:48:35 am »

2) Trận đánh cầu Ghênh đầu tiên thắng lợi

Cầu Ghênh là địa điểm rất thuận lợi, có đường sắt và đường quốc lộ số 5 cùng chạy qua, phía nam có vực sâu, 2 bờ sông vừa cao vừa rộng có cây cối um tùm, phố chợ Ghênh Như Quỳnh nối liền với các làng mạc đông đúc, rất thuận lợi cho việc đào các giao thông hào, che giấu các lực lượng của ta.


Ban đầu ta bố trí trung đội tự vệ tập trung của huyện, 8 trung đội của các xã thì luân phiên nhau đào đắp công sự và trực chiến. Đã nhiều lần tôi được cùng với Ủy ban kháng chiến tới thăm trận địa, động viên các chiến sỹ.


Tôi thấy lo lắng thực sự vì thấy anh em tuy tinh thần thì rất hăng hái nhưng trang bị thì rất kém, trung đội tự vệ tập trung huyện chỉ có 20 khẩu súng, kể cả súng bắn chim, trung đội tự vệ các xã chỉ có 1 đến 2 khẩu súng, hơn nữa đạn lại rất ít, còn lại là dao, kiếm, gậy gộc, trình độ quân sự lại rất ấu trĩ, trừ một vài anh em trước đây trong hàng ngũ binh lính Pháp cũ, còn lại đại đa số anh em mới được hướng dẫn rất sơ sài về cách sử dụng súng. Thế mà phải đối mặt với đội quân Pháp nhà nghề, được trang bị đầy đủ và có kinh nghiệm thì làm sao có thể cản được chúng. Tôi thổ lộ với anh Thu Hạ bí thư Huyện ủy, anh rất đồng tình với nhận định của tôi, xong anh cũng dặn là chỉ bàn trong lãnh đạo, không được để cho anh em biết sẽ gây ra hoang mang dao động.


Chưa kịp bàn bạc thì tối ngày 27-12-1946 tại thôn Hướng Đạo ủy ban kháng chiến huyện có cuộc họp với anh Nam Long là trung đoàn trưởng trung đoàn 44 và anh Vũ Hiển, tham mưu trưởng chiến khu 3. Trung đoàn 44 sau mấy ngày chiến đấu ở thị xã Hải Dương đã rút ra ngoài, điều một tiểu đoàn lên phối hợp với địa phương tổ chức phòng ngự ở cầu Ghênh nhằm mục đích chặn địch tiến từ Hà Nội xuống Hải Dương. Anh Nam Long sẽ phổ biến kinh nghiêm đánh Pháp ở Hải Dương, hướng dẫn kế hoạch bố trí phòng ngự ở cầu Ghênh khái quát trận địa chính ở phía tây bắc cầu; phá hoại và đắp nhiều ụ đoạn đường từ phía Gia Lâm xuống, về phía đông cuối cầu làm những hố sâu ngụy trang để "bẫy xe tăng" và những làng lân cận làm "bẫy thổ phỉ", xây dựng các làng chiến đấu để ngăn chặn bước tiến của địch. Phải có kế hoạch tiếp tế cho bộ đội, cho tự vệ như xôi nếp, bánh đầy, nước uống để có thể chiến đấu được nhiều thời gian. Bản thân tôi cũng dần dần được yên tâm hơn và tin rằng tự vệ được phối hợp và dưới sự chỉ huy của lực lượng vệ quốc đoàn thì sẽ đỡ bỡ ngỡ, lúng túng. Kế hoạch được thống nhất và phân công nhanh chóng. Sau đó được anh em thực hiện rất sôi nổi, nhất là phong trào phá hoại đường giao thông, đào đắp trận địa, phong trào quyên góp trong dân để làm lương khô của các bà các chị tổ chức.


Nhưng sau mấy ngày trung đoàn 44 được lệnh chuyển đi nơi khác, chỉ để lại đại đội 14 do anh Văn Phụng làm đại đội trưởng. Lúc đó tỉnh điều cho 2 trung đội tự vệ của huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào lên tăng cường dưới sự chỉ huy thống nhất của đại đội 14. Bố trí ở phía Bắc cầu có đại đội 14, trung đội tự vệ huyện Yên Mỹ và tự vệ xã Kinh Xuyên, xã Minh Khai. Bố trí ở phía nam cầu có trung đội tự vệ huyện Văn Lâm, trung đội tự vệ huyện Mỹ Hào và tự vệ xã Ngọc Loan, xã Thọ Khang. Anh Văn Phụng lại chọn 20 chiến sỹ cảm tử gồm đại đội 14, trung đội tự vệ Yên Mỹ, Văn Lâm làm nhiệm vụ đào hố bí mật ở 2 bên đường để giấu quân phục kích ở đó.


Chiều ngày 4-1-1947 được tin quân Pháp đang tiến từ Gia Lâm xuống cầu Ghênh, mọi lực lượng của ta đã sẵn sàng chiến đấu. Anh Tâm cử tôi ra Như Quỳnh nắm tình hình và báo cáo cho anh. Tôi và một giao thông viên chạy như bay từ Ngu Nhuế về Như Quỳnh, dọc đường người vẫn đông. Đến hết làng Ngô Xuyên thì thấy phía đường 5 gần Cống Khoai có đám cháy to khói đen mù mịt. Thì ra du kích Minh Khai đã khéo luồn lách lên đốt sở canh nông, cách đường 5 chừng 300m buộc địch phải dừng lại bắn xả vào xung quanh rất nhiều. Vào tới đền Ghênh, ở đây đặt trạm liên lạc, trạm cứu thương, đông nhất vẫn là các bà, các chị gồng gánh cơm nắm, thịt rang, nước vối ra chờ để tiếp tế cho bộ đội và tự vệ. Lúc đó địch và ta bắt đầu nổ súng. Tôi viết báo cáo tóm tắt những điều quan sát được và cho giao thông viên về báo cáo trước. Sau đó tôi ra xóm chợ Ngọc Quỳnh hướng ra trận địa. Lúc này đạn bắn như mưa, tôi phải nhẩy xuống vệ đường bờ sông, lác đác đã thấy các chị cứu thương và anh em tự vệ đang chuyển thương binh về phía sau. Trời lúc đó đã nhá nhem tối, đạn bắn như tia lửa vọt qua đầu. Sau đó tiếng súng thưa dần và lùi về phía xa, có tiếng reo hò của quân ta, tôi đoán chừng địch đã rút lui. Tìm mãi không gặp được anh Văn Phụng đại đội trưởng 14, chỉ gặp được anh Nguyễn Đăng Ty là cán sự Huyện ủy Văn Lâm và đồng chí chỉ huy trung đội tự vệ xã Kinh Xuyên và một cán bộ của đại đội 14 tường thuật lại như sau:


Gần 5 giờ chiều, quân địch lọt vào trận địa cùa ta, chiếc xe tăng đi đầu xả súng bắn vào ụ lớn nhất của ta cách chừng độ 50m. Lúc đó đại đội trường Văn Phụng đích thân điều khiển súng máy 12,7 ly được đặt trên mái nhà bên bắn vào đội hình địch, đồng thời cũng là hiệu lệnh tấn công. Anh em nằm dưới hố sâu hai bên đường được ngụy trang cẩn thận lúc này đều nhất loạt bật dậy ném lựu đạn, ném chai xăng "krếp" vào đội hình địch, đồng thời dùng dao, mã tấu đánh giáp lá cà. Bị bất ngờ địch dừng lại một số lính trên xe nhảy xuống. Ba mũi quân của ta theo đường giao thông hào từ chợ ra, phía nam đường sắt cũng áp sát địch, tập trung bắn vào đội hình địch, một số xung phong lên cướp súng. Địch rất bị động với lực lượng độn thổ của ta, đội hình rối loạn, một số bỏ chạy, một số bắn loạn xạ, ít phút sau chúng cho xe tải quay đầu chạy, bọn lính trên xe bắn ngược lại một số địch chạy theo xe tăng, một chiếc xe tăng đã bị bốc cháy do chai xăng "krếp" của ta ném trúng.


Tôi vội về báo cáo gấp với anh Tâm, qua đền Ghênh đã có 7, 8 thương binh được đưa về đây băng bó cấp cứu xong được chuyển về chùa Ngô Xuyên trong số bị thương nặng có anh Lương Văn Cung là trung đội phó tự vệ huyện Yên Mỹ và hai chiến sĩ cảm tử khác đã hy sinh ngay trong đêm đó.


Trên đường về Ngu Nhuế, có nhiều người gồng gánh, cõng trẻ em đi tản cư. Có một số thanh niên chạy ra Ghênh xem bộ đội va tự vệ đánh Pháp. Tồi về báo cáo với anh Tâm và lúc đó cũng có mặt cả anh Thu Hạ. Các anh đã trao đổi và có chỉ thị hỏa tốc gửi đi biểu dương tự vệ, bộ đội đã đánh thắng trận đầu, biểu dương nhân dân đã ủng hộ, tiếp tế cho tự vệ và bộ đội kịp thời, biểu dương các đơn vị tích cực phá hoại đường sắt, đường giao thông, động viên nhân dân tiếp tục cất giấu thóc lúa, tài sản, triệt để đưa người già, trẻ em đi tản cư. Đến 11 giờ đẻê các anh ra cầu Ghênh để bàn bạc với chỉ huy đại đội 14 để tiếp tục bố trí và chiến đấu. Nhưng rất đáng tiếc là ra đến đền Ghênh được tin đại đội 14 được lệnh đi nhận nhiệm vụ mới và tỉnh sẽ cử một đơn vị cảnh vệ thay thế cho đại đội 14 chuyển đi. Việc đại đội 14 đột ngột chuyển đi làm cho các đơn vị tự vệ lúng túng, có phần dao động, mất chỗ dựa, mất chỉ huy, lại thiếu đạn, các đơn vị tự vệ đều rút về phía sau. Anh Tâm viết thư cho anh Riệc là trung đội tự vệ Văn Lâm lúc đó đã rút về phía "Cự Dũ tìm cách để liên lạc với các đơn vị tự vệ huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào nhưng cũng không liên lạc được".


Trưa ngày 5-1-1947 đơn vị cảnh vệ của tỉnh điều về chưa vào tới trận địa thì quân địch đã tới cầu Ghênh. Do đêm hôm trước địch bị thiệt hại rút về đóng quân ở chùa Bà, thôn Dương Xá, giáp với huyện Văn Lâm nay được tăng viện thêm bộ binh và xe tăng, có hỏa lực hỗ trợ nên chúng tiến nhanh, tiến mạnh. Mũi chính đi thẳng đường quốc lộ số 5, một mũi khác có xe tăng yểm trợ chúng đi tắt cánh đồng quá cầu Bình Lương bao vây phía sau ta. Trên trận địa ta lúc đó lẻ tẻ chỉ có tự vệ bắn trả rồi rút lui, không đủ sức ngăn được địch; mặt trận cầu Ghênh coi như bị vỡ. Tuy nhiên trận đánh chiều ngày 4-1-1947, địch chết và bị thương nhiều, ta giữ vững được trận địa, thu được một số vũ khí làm cho nhân dân phấn khởi và tin tưởng, cũng là bước đầu giành được thắng lợi.


Tiếp sau đó ngày 6-1-1947 địch chiếm được thị trấn Bần Yên Nhân; ngày 7-1-1947 chúng tiến chiếm được Dị Sử huyện Mỹ Hào, nối liên lạc địch với bọn địch ở thị xã Hải Dương. Từ 8-1-1947 đến 14-1-1947 địch bắt đầu càn quét các thôn xã xung quanh nhằm xua giãn lực lượng của ta, cướp lương thực, thực phẩm, vật liệu, bắt phu để xây bốt, sửa đường giao thông, đốt phá nhà cửa, tàn sát dân (tổng Như Quỳnh lúc đó gần 100 người bị giết).


Từ 15-1-1947 đến 20-1-1947 chúng chiếm đường sắt lần lượt chiếm đóng các ga như: Xuân Đào, cầu Bà Sinh, Nghĩa Lộ, Đình Dù. Những ngày tiếp theo là những ngày ta và địch tranh chấp. Mặc dù lực lượng lúc đó của địch mạnh hơn, ta vẫn tìm cách đánh địch bằng phá hoại đường sắt. Ban ngày địch huy động người để sửa đường sắt, ban đêm ta lại tổ chức phá hoại. Ta đã có sáng kiến là vặn một nửa số ốc rồi kéo cong thanh đường ray, làm như vậy vừa đỡ tốn công lại được nhiều đoạn, địch lại phải tốn rất nhiều công phải tháo các thanh đường ray bị cong và thay thanh mới vào thì mới sử dụng được. Cứ như vậy mãi cho tới tháng 2-1947 địch mới thông được đường sắt. Tuy vậy từ đó về sau ta vẫn tổ chức tiếp tục phá hoại bằng nhiều cách, địch vẫn phải tăng cường sửa chữa liên tục và phải tốn thêm một lực lượng canh giữ trên đường sắt hầu như suốt ngày đêm.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #26 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2022, 06:49:12 am »

3) Kết luận bước đầu, mở rộng đấu tranh, kháng chiến toàn diện

Sau trận đánh câu Ghênh chiều ngày 4-1-1947 và các diễn biến tiếp theo. Hội nghị cán bộ huyện họp vào chiều và đêm ngày 27-1-1947 để kiểm điểm kết quả hơn một tháng chiến đấu, bàn chủ trương biện pháp tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến. Hội nghị này có anh Học (tức anh Trần Sâm) nay đã mất) là thường vụ tỉnh ủy dự.


Anh Chất thay mặt Ủy ban kháng chiến huyện báo cáo về trận đánh chiều ngày 4-1-1947 ta diệt được nhiều địch, bảo toàn được lực lượng của ta, tổn thất không đáng kể, đạt được thành tích là phá hoại đường giao thông, nhất là đường sắt, đã cản được bước tiến và chuyển vận của địch, song về việc vận động người già trẻ em đi tản cư, cất giấu thóc lúa, của cải tài sản làm chưa được triệt để, còn thiếu sót, một số ít cán bộ tự vệ đã giao động bỏ nhiệm vụ. Về sự chỉ đạo, chỉ huy của Ủy ban kháng chiến còn rất bỡ ngỡ, lúng túng, sau đó đã đề ra các biện pháp để đẩy mạng kháng chiến, các biện pháp đánh địch sát hợp với hoàn cảnh và lực lượng của ta, tiếp tục phá hoại đường giao thông, nhất là đường sắt, chấn chỉnh lại công tác tản cư, cất giấu thóc lúa, của cải tài sản. Củng cố lại tổ chức cán bộ tự vệ, lực lượng tiếp tế, nhất là công tác lãnh đạo và chỉ huy được chủ động hơn.


Vì là rút kinh nghiệm một tháng kháng chiến, tôi cũng mạnh dạn nêu lên một số ý kiến về trận đánh chiều ngày 4-1-1947 là anh em bộ đội và tự vệ chiến đấu rất dũng cảm, chỉ huy giỏi, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng bộ đội, tự vệ, các bà các chị tiếp tế, tải thương làm rất tốt, ta bí mật bố trí được lực lượng "mật phục" ngay hai bên đường khi có hiệu lệnh là nhất loạt xông lên đánh địch làm cho chúng rất bất ngờ, lúng túng. Chỉ đáng tiếc là ngày hôm sau lực lượng chủ công phải chuyển đi nhận nhỉệm vụ khác, lực lượng của tỉnh chưa về kịp cho nên ta không có lực lượng mạnh, hơn nữa địch lại tăng cường và chiếm lại được cầu quá nhanh.


Về phía ta trong huyện thời gian đó không còn lực lượng vệ quốc đoàn cho nên tôi đề nghị: lực lượng tự vệ huyện, tự vệ các xã phải có cách đánh thích hợp, không thể bố trí trận địa và đối mặt với địch được, mà phải chia ra thành từng nhóm nhỏ, quấy rối, bắn lén, việc phá hoại đường sắt cản trở việc vận chuyển của địch là kinh nghiệm rất hay cần được phát huy hơn nữa.


Ngay 4 giờ sáng ngày 27-1-1947 hôm nay ta chỉ có 10 đồng chí tự vệ huyện với vài khẩu súng trường cũng đánh địch vào càn quét ở thôn Hùng Trì (thôn này nằm sát huyện Thuận Thành Bắc Ninh là nơi ủy han kháng chiến huyện đóng) mặc dù lực lượng mỏng, súng ít nhưng anh em đã mưu trí bắn từ vòng ngoài vào giữa đội hình địch, buộc chúng phải chững lại đối phó, ta kịp thời báo cho cán bộ và nhân dân rút được ra khỏi vùng càn quét.


Anh Học (tức anh Trần Sâm) thay mặt Tỉnh ủy hoan nghênh bộ đội, tự vệ đánh giỏi, dân tiếp tế tốt, phá hoại đường giao thông có nhiều thành tích khuyết điểm là bỡ ngỡ, lúng túng, một số cán bộ dao động là không tránh khỏi. Song ta vừa đánh, vừa rút kinh nghiêm học hỏi lẫn nhau rồi dần sẽ trưởng thành đồng thời phải tổ chức tốt việc tản cư cho người già, trẻ nhỏ, nhưng phải có kế hoạch đưa người khỏe về bám đất, sản xuất, chuẩn bị đấu tranh chống việc lập đại diện ngụy quyền, lập ngụy quân, cố gắng cướp súng địch để đánh địch.


Anh Tâm xem ý kiến của anh Học (tức anh Trần Sâm) là kết luận của hội nghị, sau đó phân công cụ thể cho cán bộ triển khai công tác.

Tại Hội nghị này cũng quyết định thống nhất lực lượng tự vệ và cảnh vệ huyện, tách ban trinh sát riêng ra khỏi ban trinh sát giao thông và lúc đó tôi được phân công làm trưởng ban giao thông huyện.

Hội nghị này đã củng cố lòng tin cho chúng tôi và cũng có thể nói là bước đầu chuyển hướng chủ trương kháng chiến toàn diện hơn và dần dần sát hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

LÊ ĐỨC THỊNH
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #27 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2022, 06:50:07 am »

HUYỆN VĂN LÂM CHỐNG ĐỊCH LẬP NGỤY QUYỀN,
MỘT MẶT TRẬN ĐẤU TRANH DIỄN RA THƯỜNG XUYÊN, QUYẾT LIỆT SUỐT THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN


Lê Đức Thịnh
Nguyên Bí thư Huyện ủy Văn Lâm
Nguyên Chủ tịch UBHC Hải Phòng
Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội thương


Sau khi đã chiếm đóng đường 5, đường sắt, địch tăng cường càn quét, bắt đầu dụ dỗ dân về làng, lập ngụy quyền (ban đầu có tên gọi là lý trưởng, có lúc gọi là Hội đồng an dân, hương chính ta thường gọi là Hội tề). Cuộc đấu tranh chống địch lập ngụy quyền diễn ra hết sức quyết liệt, thường xuyên bằng mọi hình thức đấu tranh: Chính trị, địch vận, dân vận, vũ trang, tùy nơi tùy lúc suốt năm tháng chiến tranh.


A. Địch thiết lập Hội tề - sự bỡ ngỡ ban đầu của ta

Địch lập Hội tề đầu tiên ở Đình Tổ vào đầu tháng 2 - 1947. Đình Tổ là làng công giáo toàn tòng duy nhất ở Vãn Lâm, linh mục ở đây trông nom cả họ đạo lẻ ở Hướng đạo, Hành Lạc. Trước kháng chiến linh mục tỏ ra chấp hành chính sách của chính phủ, cũng rào làng chiến đấu tổ chức tự vệ, tuần tra canh gác, thực chất vẫn ngấm ngầm chống lại ta. Sau khi địch chiếm đóng cầu Bà Sinh, bọn xấu ở Đình Tổ bí mật đưa một số thanh niên lên đồn tập quân sự, chúng không cho cán bộ vào làng, không nhận thư của Ủy ban kháng chiến huyện. Chúng đưa số thanh niên được huấn luyện quân sự về, vũ trang cho 10 súng trường, sau lên 20 khẩu, công khai chống lại ta. Về phía ta, cơ sở quần chúng rất yếu khi bọn phản động nổi lên thì lúng túng, bị động không có đối sách rõ ràng.


Tiếp theo Đình Tổ nổi lên là tề phản động thôn Hành Lạc. Đây là một làng lớn, dài hơn 2 km ven đường sắt (từ thôn Đình Dù tới Lạc Đạo có xóm công giáo Xôi Đỗ. Mấy tên phản động như Chánh Khắc, Lý Tiến, Phó Gia (Phó Gia là người công giáo) bí mật cử một số thanh niên học quân sự ở Đình Tổ, lên bốt cầu Ghênh xin lập tề. Trước đó ta đã viết thư thuyết phục Chánh Khắc đi tản cư, nhưng hắn khất lần, rồi chúng đột nhiên rào nhà tên Lý Tiến biến thành hương đồn, tổ chức hương dũng canh gác chống lại ta. Nhà Lý Tiến khá rộng có 2 nhà ngói lớn, một nhà là nhà gác 2 tầng, xung quanh có tường bao bọc, có đoạn tăng thêm rào tre, đêm đêm thường có khoảng 20 tên hương dũng lúc đầu chưa được phát súng chỉ có dáo mác, gạch, chai lọ làm vũ khí phòng thủ. Bọn Khắc, Tiến, Gia thường đến ngủ ở đấy.


Lúc đó, UBKC huyện vẫn theo khẩu hiệu triệt để bất hợp tác với địch nên chủ trương phá bằng được bọn tề này, không cho lây lan sang các nơi khác và quyết định dùng lực lượng vũ trang phá tề Hành Lạc và bắt bọn phản động. 10 giờ đêm ta tiến đánh, gồm trung đội tự vệ huyện, tự vệ các xã Minh
Khài, Kinh Xuyên, Trung Kiên, có cơ sở dẫn đường chia làm 3 mũi tiến vào hương đôn. Cùng đi có các anh lãnh đạo huyện: anh Tâm, Thu, Chất, Câu và tôi; ngoài ra còn một số cán bộ dân vận vào các xóm vận động nhân dân chống lập tề.


Trận đánh diễn biến xấu, hợp đồng 3 mũi không khớp; thấy động, bọn hương dũng ở trên gác ném gạch đá xuống. Bên ta nổ súng cảnh cáo, và gọi hàng, anh Tâm, anh Câu và tự vệ cùng bắn. Có một chuyện mà đến nay tôi không thể nào quên là tôi cũng được trang bị một súng lục nhỏ có 5 viên đạn, thì bắn 3 phát không nổ vì đạn để quá lâu đã hỏng hết. Cuối cùng, ta cũng vào được nhà, phá cửa lên gác. Nhưng bọn hương dũng đã leo xuống gác chạy thoát sang hàng xóm. Sau này mới biết chánh tổng Khắc ngủ nơi khác, phó tổng Gia và Tiến đều trốn ra sau nhà, một tự vệ đã tóm được. Lý Tiến, nhưng không biết mặt tưởng là người hàng xóm nên thả ra, một số hương dũng bị bắt sau khi ta giải thích rồi thả ngay.


Mấy ngày sau, bọn địch ở cầu Ghênh về lùng sục, dụ dỗ dân và phát 20 khẩu súng cho hương dũng và bảo vệ cho chúng xây bốt.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2022, 06:50:57 am »

B- Chuyển hướng chủ trương phá tề - kết quả bước đầu

Huyện ủy họp, rút kinh nghiệm thấy rằng, dùng lực lượng vũ trang thì kém hiệu quả, lực lượng ta đông nhưng chỉ đạo, chỉ huy chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ, các mũi tiến vào làng thiếu sự hợp đồng ăn khớp, trong khi đó kẻ địch quen địa hình dễ luồn chạy vào dân. Kết quả là cán bộ, cơ sở kém tin tưởng, bọn tề sẽ có thêm tín nhiệm với địch chắc nó sẽ tiếp tục càn quét, phá cơ sở móc nối lập tề, xung quanh như Nghĩa Lộ, Xuân Đào cũng đã có tin bí mật ra bốt, xin lập tề. Tình hình dân thì người già, trẻ em nghèo không thể tản cư lâu dài mãi, tâm tư muốn được yên thân sản xuất, muốn có một hình thức liên lạc hay đại diện gì đó với kè địch để yên ổn làm ăn.


Huyện ủy thảo luận khá găng về chủ trương cách thức chống địch lập tề và hương dũng, đi đến nhận định là phải phá âm mưu, mục đích lập tề của địch là chính, chứ không nhằm diệt cá nhân người làm tề và hương dũng mà phải có sự phân biệt, không biến họ thành những kẻ quyết tâm theo địch chống lại ta. Ta vẫn chủ trương kéo dài thời gian lập tề, nhưng tùy điều kiện cụ thể ở mỗi làng xã ta có thể chủ động cử người ra làm đại diện, làm tề, lấy tự vệ bí mật làm cốt lõi bảo vệ làng mạc. Tề do ta cử ra phải theo sự lãnh đạo của ta, có thể họ phải làm một số việc theo lệnh của địch mà ít hại đến dân. Một thời gian nếu tề được cử ra có thái độ xấu thì ta có thể thay người khác.


Huyện ủy báo cáo với Tỉnh ủy cho phép làm thử gọi là "lập tề giả" sau này gọi là "tề hai mang". Thường vụ huyện ủy quyết định làm thử ở Minh Khai, gọi là Ngọ An. Ở đây có cơ sở vững, tự vệ đã được củng cố, ở gần bốt cầu Ghênh, lại đang bị tề Hành Lạc ép lập tề. Ở làng có ông Cai Nghiên là lính Pháp cũ, hội viên cứu quốc, hiện đang chỉ huy tuần phiên canh gác. Vài lần địch càn vào làng, ông Nghiên biết nói vài câu tiếng Pháp, có tiếp xúc với địch. Huyện đồng ý với xã để ông Nghiên xin với bốt cầu Ghênh được lập tề làm lý trưởng, cử ông Kết là người của ta làm phó lý. Như vậy địch đinh ninh rằng đã lập được tề Ngọ An nhưng tề vẫn có sự chỉ đạo chặt chẽ của chi bộ. Nhờ sự khôn khéo của mình ông Nghiên đấu tranh với địch ở cầu Ghênh và bọn Chánh Khắc không vào làng càn quét, lùng sục nữa mà vẫn chỉ huy tuần phiên canh gác bảo đảm cho dân yên ổn sản xuất.


Tháng 5-1947, địch trang bị cho 4 súng trường và một số lựu đạn. Do ta lãnh đạo chặt, nên tề thi hành rất ít lệnh của địch và lại hay kêu ca, tranh đấu, dần dần chúng bắt đầu nghi ngờ. Ông Nghiên có phần dao động, mấy lần đề nghị cho thôi làm tề. Chúng tôi chủ trương làm thử việc thay tề Ngọ An, bằng cách bố trí trận tấn công giả vào cuối tháng 7 -1947 vào đình Ngọ An, nơi tề và tuần đinh ngủ tại đây, có bắn súng, ném lựu đạn, cố ý để lại một lựu đạn không nổ và một số vỏ đạn tại trận. Ông Nghiên và mấy tuần phiên được rút vào bí mật, ta thu 3 súng trường. Còn lại ông Kết, phó lý cố ý làm toạc rách quần áo, trát bùn vào đầy người mang theo một khẩu súng, gần sáng mới chạy vào bốt báo là tề bị Việt Mỉnh đánh, ông mang súng đi tuần nên trốn thoát được, xin được ở lại bốt. Địch không cho ở lại, thu lại súng, bắt phải về tổ chức lại việc canh gác, rồi ra bốt báo cáo. Ông Kết lần chần 2 ngày sau mới về làng. Về làng, ông cũng được rút vào bí mật, không ra báo địch nữa. Mấy ngày sau, địch vào làng lùng sục, đe dọa một số bô lão phải cử người thay. Sau nửa tháng, lần chần đấu tranh ta mới chính thức cử một hội viên cứu quốc khác là hương lý cũ ra làm lý trưởng, chưa có phó lý.


Do khôn khéo đấu tranh, cơ sở được giữ vững nên suốt năm 1947 - 1948 các cơ quan huyện luân phiên ở đây được nhân dân ủng hộ, bảo vệ rất tốt.

Đến hết 7-1947 trừ xã Việt Hưng ra, còn lại các làng đều đã có tề, đại bộ phận do ta chủ động đưa người ra. Một số mới lúc đầu cũng có người tự ý nhẩy ra làm tề nhưng được ta thuyết phục, tranh thủ dần đần cũng theo sự chỉ đạo của ta. Địch cũng trang bị súng cho nhiều ban tề do ta cử ra. Ta cũng thay thế hoặc làm khập khiễng một số tề lừng chừng, có thể chuyển sang tề xấu. Về phía địch cũng dừng lại không trang bị thêm nữa, mà tập trung hơn cho tề mà chúng nắm chắc được như ngoài Đình Tổ, Hành Lạc có thêm tề Thanh Đăng, Tuấn Lương mỗi nơi được trang bị 20 súng.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2022, 06:51:36 am »

C. Tổng phá tề, phối hợp với chiến trường Việt bắc

Ngày 7-10-1947, Pháp tấn công Việt Bắc, Tỉnh ủy Bắc Ninh (từ tháng 7-1947, Văn Lâm được Trung ương quyết định chuyển về Bắc Ninh) chỉ thị đẩy mạnh mọi hoạt động đánh địch, tổng phá tề phá hoại đường giao thông, đấu tranh chính trị, phối hợp với chiến trường Việt Bắc buộc địch phải rút quân về đối phó với vùng tạm chiếm.


Chấp hành chỉ thị của Tĩnh ủy, ngoài việc phá đường sắt, đánh mìn v.v... chúng tôi chủ trương tổng phá tề, đại náo toàn huyện bắt đầu từ đêm 15-10-1947. Chúng tôi phân loại bốn loại tề để có đối sách thích hợp:

- Loại 1, là tề có võ trang, phản động vì thời gian gấp và chưa có điều kiện đánh nên chỉ quấy rối, hoặc đánh trả nếu chúng sang làng bên càn quét.

- Loại 2, trong bọn tề có người xấu thì bắt bằng được đưa ra vùng tự do và trạnh thủ nắm chắc hơn người còn lại.

- Loại 3, tế tuy ta nắm được nhưng cơ sở quần chúng còn yếu thì tạm thời chưa phá hoại làm khập khiễng, tạo thế cho họ.

- Loại 4, là tề do ta cử ra, cơ sở chính trị và tự vệ vững thì giải tán hoặc làm khập khiễng, tước toàn bộ vũ khí, mỗi nơi chỉ để lại một khẩu làm tượng trưng.

Phân công anh Chất chủ tịch UBKC huyện, phụ trách các xã phía bắc, còn tôi trực tiếp phụ trách các xã phía nam.

Đêm 15-10-1947, chúng tôi đã đồng loạt quấy rối, phá hoại đường sắt, đại náo, giải tán hoặc làm khập khiễng gần 30 ban tề, thu 26 súng và một số lựu đạn. Ngay trong đêm, cán bộ huyện và xã bàn với dân có kế hoạch đấu tranh với địch bảo vệ dân chống khủng bố.


Về phía địch có lẽ phần bị bất ngờ, phần vì không có quân chi viện nên chúng đối phó dè dặt, ít sục sạo vào làng, chỉ tuần tiễu trên đường do đó cán bộ và nhân dân đều phấn khởi.

Đầu tháng 12-1947, một trung đội của đại đội Trường Chinh thuộc e44 phối hợp với đội đặc vụ huyện, nữ du kích hóa trang phục kích đánh địch giữa ban ngày ở đầu chợ Nghĩa Trai, cách đường sắt 500m, bắt gọn một tiểu đội địch, thu 10 súng. Trận thắng này tác động rất mạnh đến tinh thần lính địch, tiếp theo, đầu năm 1948 ta tổ chức trận tập kích ban ngày vào quận Hành chính Nghĩa Lộ.


Một tháng hoạt động mạnh phối hợp với chiến trường Việt Bắc, nhất là tổng phá tề ta thu nhiều vũ khí và nhiều kinh nghiệm phá tề.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM