dungnuocgiunuoc
Thành viên

Bài viết: 589
|
 |
« Trả lời #10 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 07:35:27 am » |
|
Chuyện tây đồn thứ thế.
Sáng hôm sau 13-3-1945, tôi lại tiếp tục đi dạy ở trường tư thục tiểu học Hồng Châu như thường lệ. Các em học sinh đến học vẫn đông đủ. Nhưng buổi chiều, lớp học vắng khá nhiều. Chắc chắn các gia đình sợ Nhật về khủng bố nên cho các em đi sơ tán. Buổi học chiều hôm ấy thực sự biến thành buổi ra chơi tại chỗ. Đúng ra ngày hôm đó tôi cũng chẳng còn bụng dạ tâm trí nào dạy nứa, chỉ ngơm ngớp lo Nhật về khủng bố dân hoặc thằng Tây đồn bắt bớ bừa bãi để gỡ tội với Nhật. Nhưng tôi đã không thấy bóng dáng quân Nhật đến vùng này. Không ngờ đồn trưởng Bu-lăng-giê lại mò đến trường học. Trước đây, có Tây đồn đến thì ắt có chuyện chẳng lành.
Nhưng lần này, nhìn cái vẻ ủ rũ của nó, tôi bình tĩnh định gợi chuyện để thăm dò. Nào ngờ nó lại nói trước:
- "Chào ông giáo! Đêm qua không phải quân Nhật đánh đồn đâu ông ạ". Tôi làm ra vẻ ngạc nhiên: "Rõ ràng chập tối, tôi nghe thấy có nhiều tiếng súng nổ, lại thấy mấy xe nhà bỉnh Nhật, đèn pha sáng rực về đỗ trưởc cổng đồn rồi mới đi. Thế ông bảo không phải Nhật thì ai vào đấy".
Câu trả lời của Bu-lãng-giê làm tôi ngạc nhiên suýt bật cười: "Đúng là quân Nhật có về đồn, nhưng lại về sau khi có bọn cướp giả Nhật vào đồn lấy súng đi rồi. Không có súng, chúng đốt pháo, xác pháo còn đầy đường".
"Nếu súng vào tay cướp thì nguy hiểm cho an ninh của dân lắm". Đáp lại câu nói móc nó, Tây đồn Bu-lăng-giê nhún vai bĩu môi im lặng.
Tôi lại lân la dò hỏi: "Cướp sao ông không đánh"
"Đánh gì? Ông giáo bảo đánh thế nào? Tôi cũng tưởng là Nhật thật. Lại có lệnh quan trên cấm không được chống cự, súng ống lại bó sẵn rồi... Quan trên còn hàng Nhật nữa là mình.
Tôi lại hỏi:
- Thế lúc ấy ông ở đâu, làm gì?
- Tôi nghe thấy tiếng súng nổ to, tiếng hét ầm ĩ, náo động cả đòn, nhìn ra cổng thấy thấp thoáng hai võ quan Nhật đeo kiếm dài và mấy lính Nhật... Tôi hoảng quá chỉ sợ Nhật nó chém, liền chạy vượt ra vườn, chui qua rào, trốn sang nhà Đoan. Có lẽ tây đồn cũng ngượng, im lặng một lát, rồi nói: "Chỉ có các ông là yên chí thôi. Số phận tôi chẳng biết thế nào". Bu-lăng-giê bắt tay tôi rồi về. Rõ ràng nó đang sợ chết, sợ Nhật lấy đầu về tội để mất súng.
Lúc tan lớp một học sinh nán lại thì thầm với tôi: "Đêm qua Việt Mình đánh đồn Bần, thầy ạ! Việt Minh lấy hết cả súng!".
- "Sao em biết" ?
- "Ngoài phố, bà con nói chuyện với nhau, em nghe được".
Tôi cười đánh trống lảng. Thế là nhân dân nhiều người đã biết.
Sáng hôm sau tên đồn trưởng Bu-lăng-giê lại mò đến, bảo tôi:
- "Không phải cướp, mà Việt Minh đóng giả Nhật về cướp súng"
- "Sao ông biết là Việt Minh"
- Đúng là Việt Minh! Ngoài súng đạn, họ không hề đụng một thứ gì ở nhà riêng của tôi cả. Quần áo đồ đạc của tôi nguyên vẹn, cả tiền két vẫn còn nguyện. Lại còn khẩu súng lục của tôi để dưới gối ở dấu giường trong phòng ngủ, Việt Minh không biết".
Lúc ấy, tôi tiếc ngẩn người. Nhưng cố gắng không để lộ tình cảm đó. Kẻ thù của Việt Mình cũng phải nhận là Việt Minh quang minh, chính đại. Nhưng tôi vẫn tiếc cái khoản "tiền két" và khẩu súng lục. Tôi cứ ân hận mãi tại mình chỉ chăm chú đến vấn đề súng đạn.
Về sau gặp Việt, tôi mới được biết rằng còn 3 khẩu súng trung liên FM.15 để ở kho, lại còn mấy hòm đạn trung liên và lựu đạn để ở gian nhà kho sụp đổ nên không ai để ý. Việt tỏ ý tiếc không làm sao ra báo cho tôi lúc địch công bố lệnh bó súng. Lúc quân ta vào đồn rồi em mừng quá cứ luẩn quẩn ngoài lô cốt, quên không báo cho anh biết".
Mấy hôm sau, qua Việt tôi được biết thêm binh lính xôn xao bàn tán: Việt Minh giỏi thật! Việt Minh mưu mẹo đóng giả Nhật! Việt Minh rất nhân đạo chém bằng sống dao thì chết làm sao được! Có đứa còn bảo "tao thấy cả ông giáo trong trận này". Việt dặn tôi "Anh phải cẩn thận đấy".
Về sau mới biết quản Nhượng, đội Tựa trốn đâu không biết. Còn thằng Tây đồn trưởng bỏ chạy, ngâm mình dưới ao, vớt bèo tây phủ lên đầu, rồi trốn vào nhà tây Đoan đến sáng rõ chưa về. Lính bổ đi tìm gọi về thấy đầu nó còn lấm tấm vài cánh bèo hoa dâu. Thì ra Tây đồn sĩ diện đã giấu tôi chỉ tiết đó. Nghe nói về sau, nó đem vợ ra hàng Nhật tại Hà Nội. Tên chỉ huy Bảo An tỉnh người Việt được bổ nhiệm thay tên giám binh Pháp đã cử quản Nhượng làm đồn trưởng, ông ta nói với binh lính: "Bảo tao thông đồng vào giao súng cho Việt Minh là không đúng! Tao cũng tưởng Nhật thật. Thôi các ông Việt Minh tha chết cho là phúc lớn, có bị cách chức, tao về quê sống với vợ con cho yên ổn, sống với Nhật cũng chẳng biết thế nào".
Biết được tâm trạng quản Nhượng và binh lính trong đồn như thế, tôi và anh Kỷ, Luật bàn về việc phá kho thóc của Nhật để ở làng tôi. Hai anh hơi ngại về việc Nhật đã trang bị lại vũ khí cho đồn Bần. Tôi kể luôn tâm trạng viên đồn trưởng quản Nhượng và binh lính cho hai anh nghe. Hai anh đều nhất trí với tôi phải sớm phá kho thóc khi quản Nhượng còn làm đồn trưởng. Còn về binh lính thì không có gì đáng ngại. Ta chỉ cần dặn anh Việt rỉ tai của 3 quần chúng của anh, than thở với bạn đồng ngũ là "nếu Việt Minh phá kho thóc ở quê mình thì gia đình mình sẽ thoát khỏi chết đói, nếu bị bắt buộc đi đàn áp thì mình nhất định sẽ bắn chỉ thiên cho dân chạy". Quả nhiên sau này chúng tôi phá kho thóc xã Giai Phạm thì quản Nhượng làm ngơ và binh lính chỉ đứng bên đồn nhìn sang. Sau khi kho thóc bị phá địch mới điều quản Nhượng đi nơi khác và cử tên quản Điểm về thay.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dungnuocgiunuoc
Thành viên

Bài viết: 589
|
 |
« Trả lời #11 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 07:36:04 am » |
|
Ý nghĩa lịch sử trận tước súng đồn Bần. Trận đánh đồn Bần đã có một tầm quan trọng lớn không chỉ đối với A.T.K Bãi Sậy. Về mặt quân sự, nói cho chính xác, đó là một trận dùng mưu tước súng địch chỉ sau 3 ngày Nhật đảo chính Pháp ở ngay giữa vùng đồng bằng miền bắc tỉnh Hưng Yên. Trận đánh mở đầu này về sau được Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đánh giá là "Một trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ". Nhờ nắm vững được tình hình địch, chẳng những biết rõ được quân số vũ khí, địa hình và sự bố trí trong đồn địch mà còn hiểu được tỷ mỉ tinh thần binh lính, tâm trạng từng tên chỉ huy. Nhờ công tác binh vận xây dựng được nhân mối làm nội ứng, nhờ nắm được thời cơ và có quyết tâm, dũng cảm, mưu trí, có sự lãnh đạo đúng đắn của trên, đội du kích Bãi Sậy đã chiến thắng vẻ vang phỗng tay trên quân Nhật số vũ khí trong đồn, mặc dù so sánh lực lượng thật vô cùng chênh lệch. Kể ra nếu đi vào chi tiết thì trận đánh cũng có nhiều khuyết điểm. Kế hoạch còn thiếu tỉ mỉ, chu đáo nên đã bỏ sót cả 3 khẩu trung liên FM.15, nhiều hòm đạn và lựu đạn, bỏ sót cả két tiền khá lớn và khẩu súng lục của Tây đôn. Sau trận đánh lại còn có khuyết điểm lớn nữa là đã sơ hở để địch lấy lại mất 21 khẩu súng1 (Số súng của đồn trừ mấy khẩu anh em mang về địa phương, còn lại 21 khẩu đem giấu ở thôn Ngô Xuyên bị địch phát hiện, về khám thấy súng đã thu hết và bắt 7 người). Mặc dù trận đánh đã có những khuyết điểm nói trên, mặc dù số súng đã bị địch lấy lại gần hết - tôi nghĩ trận đánh du kích dồn Bần không hề giảm giá trị và ý nghĩa lịch sử của nó. Là một nhân chứng lịch sử thuật lại trận đánh, tôi thấy tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử ở trận đồn Bần không chỉ là bài học kinh nghiêm cụ thể của một trận đánh du kích. Tác động của chiến thắng đồn Bần còn quan trọng hơn nhiều. Ý nghĩa lịch sử của nó là ở chỗ trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi quân thù suy yếu, sơ hở, nhân dân ta quyết tâm nổi dậy để tự giải phóng và có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thông qua Mặt trận Việt Minh2 (Đảng cộng sản Đông Dương khi đó còn hoạt động bí mật) chúng ta hoàn toàn có khả năng đánh du kích thắng lợi không những ở nơi rừng núi hiểm trở, xa các trung tâm của địch như trận Phai Khắt, Nà Ngần, cuối năm 1944 mà cả ở giữa đồng bằng ngay trong lòng quân địch, ngay trong đường giao thông huyết mạch của quân thù. Chiến thắng đồn Bần là kết quả của con đường đi cụ thể của công cuộc cách mạng Việt Nam ở đồng bằng cũng như miền núi mà Đảng đã vạch ra là phải bắt đầu từ xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng, tiến hành đấu tranh chính trị, kinh tế với địch từ thấp đến cao, rồi tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khi có thời cơ tiến lên khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi cuối cùng. Quả thật trận đồn Bần thắng lợi đã vang dội cả một vùng rộng lớn, không phải chỉ ở miền bắc tỉnh Hưng Yên mà trong toàn tỉnh và nhiều tỉnh lân cận Hà Đông, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình.... dư âm của trận đó được mở rộng bằng sự tuyên truyền của các báo Cứu Quốc, Độc Lập, Hồn Nước, Bãi Sậy, Kèn gọi lính v.v... bằng truyền đơn rải khắp nơi báo tin chiến thắng và kêu gọi nhân dân tích cực chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Các cơ sở của Việt Minh cũng dựa vào đó mở rộng tuyên truyền miệng. Nhưng dư luận đồn đại trong nhân dân thì lại càng ghê gớm "nào là du kích Việt Minh về đông lắm" "súng ống nhiều vô kể". Thậm chí còn đồn rằng "Việt Minh đem cả ô tô về chở vũ khí đạn dược lên chiến khu". Những dư luận dồn đại ca ngợi và có phần nào thần thánh hoá những hoạt động đó đã góp phần đặt lòng tin tưởng của nhân dân vào khát khao mong muốn Việt Minh thắng lợi. Sau này, tôi được biết thêm : "tin về đồn Bần Yên Nhân, ngay trên đường Hà Nội - Hải Phòng bị Việt Minh đánh chiếm, mặc dù được bưng bít, đã lan nhanh vào thủ đô Hà Nội". Theo anh Lê Trọng Nghĩa, một trong những nhân chứng lịch sử tham gia lãnh đạo Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, trận đồn Bần đã làm cho đồng bào Hà Nội ngạc nhiên và rất vui mừng, rất tin tưởng Việt Minh, đồng bào Hà Nội to nhỏ bàn tán: "Quân du kích (Việt Minh) đã về đồng bằng", Hai từ "du kích" và "chiến khu" hồi ấy rất thiêng liêng. Trận đồn Bần vang dội và bất ngờ nhất ở đồng bằng Bắc Bộ hồi đó. Trận đồn Bần đã phát động cao trào kháng Nhật thời kỳ tiền khởi nghĩa ở A.T.K Bãi Sậy. Phong trào trở thành bán công khai, rồi công khai, phối hợp hình thức hợp pháp và bất hợp pháp như phong trào chống cướp bảo vệ làng xóm, lợi dụng hình thức tổ chức Bảo An của Nhật để phát triển các đội tự vệ chiến đấu xã và luyện tập quân sự ban ngày, từ hình thức rải truyền đơn, viết khẩu hiệu đến xung phong diễn thuyết ở các chợ, mít tinh, biểu tình tuần hành thị uy, võ trang tuần hành chống thu thóc, thu thuế, lôi cuốn hàng trăm, hàng ngàn quần chúng phá các kho thóc Nhật ở các xã cứu đói cho dân. Một số xã tìm gặp và yêu cầu Việt Minh về xã tổ chức hội Việt Minh. Đỉnh cao của các hoạt động của Việt Minh ở A.T.K Bãi Sậy là việc sớm thành lập ủy ban dân tộc giải phóng ở một số xã sớm có cơ sở cách mạng và phong trào Việt Minh phát triển mạnh, đảm nhiệm việc chính quyền xã. Phong trào cách mạng ở khu Bãi Sậy cứ như vậy dâng lên cho đến ngày tổng khởi nghĩa tháng Tám, hàng vạn dân các phủ huyện miền bắc của tỉnh hòa với dân các phủ huyện khác trong toàn tỉnh vũ trang bằng giáo mác, gậy tầy tập trung đi cướp chính quyền ở tỉnh. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1997
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dungnuocgiunuoc
Thành viên

Bài viết: 589
|
 |
« Trả lời #12 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 07:37:20 am » |
|
TÔI VỀ HẢI PHÒNG TRONG CAO TRÀO KHỞI NGHĨA Trích hồi ký của Vũ Quốc Uy Đã được in trong sách "Hải Phòng những ngày sôi động" (Hội văn học nghệ thuật Hải Phòng xuất bản năm 1980) Ngày 19-8, cuộc khởi nghĩa bung ra ở Thủ Đô và thắng lợi hoàn toàn. Hải Phòng những ngày nói trên sùng sục như chảo dầu sồi trên bếp lửa. Tôi lúc này vì phải phụ trách thêm cả một tờ báo của Mặt trận thay cho đồng chí chủ bút đi họp Đại hội Tân Trào nên phải ở gần Hà Nội. Tối hôm 15-8, mặc dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa phát ra từ chiến khu tối 13-8, cũng chưa biết cả tin Nhật đã đầu hàng. Trong một làng nhỏ ven thành Hà Nội, tôi cùng với vài anh em từ Hải Phòng lên sôi nổi bàn về những biện pháp chuẩn bị cho việc khởi nghĩa ở địa phương. Họp xong, các anh em về ngay trong đêm mưa gió. Tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội xong, ngóng mãi không thấy tin từ Hải Phòng, Kiến An lên, ngày 20 tôi báo cáo với Xứ ủy, và được phái ngay về thành phố Cảng. Tôi được cấp một chiếc ô tô rất sang, mang ký hiệu KS RP của Phủ khâm sai cũ, cùng với một ôm báo Cứu quốc loại mới còn thơm mùi mực in. Chiếc xe hơi sang trọng, cắm cờ đỏ sao vàng nọ, tưởng rằng có thể bon một mạch về Hải Phòng, nhưng đến Hải Dương thì không có đường đi tiếp: Một trận lụt vào mức lớn nhất trong lịch sử nước ta đã làm ngập phăng cả đường xá. Tôi lại đâm tiếc chiếc xe đạp tồng tộc của tôi. Nằm ở tỉnh bạn một ngày, lòng tôi như có lửa đốt. Hôm sau thương lượng được một chuyến ca nô, tôi vui sướng lên đường, cảm ơn mãi ông chủ xuồng máy mới quen biết. Nước lụt còn ngầu màu bùn phù sa và mênh mông như biển. Trên mỗi làng mạc ẩn trong lũy tre và ngoi lên mặt nước như những đảo xanh, những lá cờ đỏ sao vàng treo cao bay phất phới như vẫy gọi chúng tôi tiến về Hải Phòng thật nhanh. Về đến thành phố, tôi đi thẳng đến địa điểm đã hẹn là hiệu sách báo Mai Lĩnh. Mấy anh em đã chờ ở đó, chạy ra ôm chầm lấy tôi. Anh Mai Lĩnh đã phát hành xong tập báo đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong có 15 phút. Một cuộc họp được cấp tốc tổ chức tại một địa điểm kín đáo. Chúng tôi kiểm lại tình hình và bàn kế hoạch hành động. Tình hình có nhiều nét thuận lợi. Nhân dân Hải Phòng đã sẵn sàng. Bọn phản động hoang mang rệu rã. Thuận lợi lớn nhất là chính quyền cách mạng Trung ương đã được thành lập ở Hà Nội. Nhưng khó khăn cũng không phải ít, 6 vạn quân Nhật của khu vực tập trung cả trong thành phố, bọn chỉ huy của chúng vẫn lầm lì bí mật, trong khi lực lượng võ trang của ta trong nội thành còn quá non trẻ và mới có vài ba chục khẩu súng cũ kỹ. Các lực lượng chính trị và võ trang trong khu vực còn thiếu sự chỉ huy thống nhất chặt chẽ. Thời gian để làm việc thì quá ít ỏi. Yêu cầu đối với các hành động của chúng tôi lại rất nghiêm ngặt. Hải Phòng là một cửa biển quan trọng, là một thành phố lớn nhất của miền Duyên Hải; ta chậm cướp chính quyền ngày nào thì không lợi cho việc nhanh chóng thiết lập chính quyền cách mạng trong toàn quốc, bọn thực dân Pháp và bè lũ phản động càng có thêm điều kiện để gây khó khăn cho ta. Lại phải tránh việc đổ máu không cần thiết. Ở Hà Nội, quân Nhật đã xô sát với quân ta khi ta vào lấy súng ở trại Bảo An binh. Ở Hà Đông, có tên quản lính khố xanh đã bắn vào người đi biểu tình. Bọn phản động Đại Việt còn có lực lượng võ trang tại mấy nơi trong khu vực và nuôi nhiều tham vọng, chúng gây được xô sát là tạo cho bọn Nhật cái cớ can thiệp. Chưa bao giờ chúng tôi thấy trách nhiệm trước sự nghiệp chung đè nặng như hôm nay lên vai chúng tôi, những người mà tuổi bình quân chưa tới 25 xuân xanh. Nhưng rồi Ủy ban khởi nghĩa thành phố mà tôi được cử làm chủ tịch đã nhanh chóng đề ra một kế hoạch tóm tắt như sau : - Bằng mọi cách bắt liên lạc với các lực lượng chính trị, võ trang ở Đông Triều và Kiến An để thống nhất hành động. - Vừa vận động vừa gây sức ép với bọn Nhật buộc chúng phải nằm im. - Giám sát khống chế những tên thực dân Pháp và phản động địa phương, sẵn sàng trấn áp nếu chúng có hành động phá hoại. - Kiến An là nơi so sánh lực lượng có nhiều thuận lợi cho ta hơn ở Hải Phòng, sẽ cướp chính quyền ngày 22, trước Hải Phòng một ngày, vừa để thăm dò địch, vừa để hôm sau mang lực lượng sang hỗ trợ cho Hải Phòng. Có kế hoạch, chúng tôi lập tức phân công nhau đi thực hiện. Đêm hôm đó ít người trong Ủy ban khởi nghĩa chúng tôi ngủ được hơn một tiếng đồng hồ. Sáng ngày 22, một tấm biển lớn đề hàng chữ Thành bộ Việt Minh Hải Phòng đàng hoàng chăng trước số nhà 14, đường Cát Dài. Đây cũng là nơi Ủy ban khởi nghĩa tiếp xúc với nhân dân. Chúng tôi làm việc trên gác. Một tổ tự vệ có súng gác ỏ dưới nhà, nhưng hôm đó không ai phải dùng đến vũ lực. Những đại biểu của các tổ đến nhận nhiệm vụ và báo cáo việc thi hành. Nhiều người, đủ mọi lứa tuổi, mà chúng tôi chưa quen biết, trong đó có nhiều cụ già, hăng hái đến xin giao nhiệm vụ, hay hiến kế với ủy ban. Người ra vào nườm nượp. Không khí của phòng làm việc như muốn bốc lửa. Chúng tôi đã gặp được các đại diện của lực lượng chiến khu Đông Triều ở nhà ông Vũ Trọng Khánh một cách không hẹn trước trong khi hai bên đang đi tìm nhau. Kế hoạch phối hợp hành động được vạch ra cấp tốc: các đơn vị Đông Triều sẽ chia làm hai mũi kéo về đúng ngày 23, một nửa sẽ bố trí bảo vệ ở ngoại vi thành phố phòng mọi sự bất trắc, một nửa sẽ vào dự mít tinh.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dungnuocgiunuoc
Thành viên

Bài viết: 589
|
 |
« Trả lời #13 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 07:38:40 am » |
|
Ngày và suốt đêm 22 tháng Tám thành phố náo nhiệt hẳn lên. Các máy khâu may cờ rầm rập. Các khẩu hiệu và lời kêu gọi được viết trên những tấm giấy hồng điều dán khắp phố. Các nhà máy, công sở, chợ búa, làng xóm ven thành, khu phố rậm rịch những lời gọi nhau, rủ nhau, sắp xếp người đi biểu tình. Các vũ khí được đem ra lau chuốt kỹ càng. Ban tổ chức mít tinh tất bật lo liệu mọi công việc trước nhà hát thành phố: Lễ đài, mi-cơ-rô, cột cờ, loa, băng, biển, nơi đứng cho từng đoàn, nơi tiến thoái khi phải chiến đấu...
Sau đấy, tôi đã được sống cùng với nhân dân Hải Phòng trong những ngày chuẩn bị đón những sự kiện lịch sử: Chuẩn bị đón Bác Hồ từ Pháp về. Chuẩn bị đại quân về tiếp quản sau ngày kháng chiến toàn quốc thắng lợi v.v... Những ngày chuẩn bị nào cũng là những ngày tưng bừng. Nhưng ngày 22 tháng 8 năm 1945 vẫn có cái vẻ riêng của nó: chuẩn bị cho cuộc đời của thành phố và của chính mình, chuẩn bị cho một cuộc giao tranh có thể quyết liệt, đổ máu; chuẩn bị đón chính quyền mới; chuẩn bị cho việc từ cuộc sống trong bùn đen của nô lệ vươn lên đón ánh sáng của cuộc đời làm chủ... Thật vui sướng hân hoan tự hào quyết tâm, vô cùng hồi hộp! Cho nên nhiều gia đình thức suốt đêm để chuẩn bị cho cả nhà cùng đi dự ngày hội và cuộc đấu tranh cực lớn đầu tiên của mỗi người, và của cả thành phố.
Ngày 23-8.
Hàng vạn quần chúng cách mạng từ các ngả đường kéo về quảng trường nhà hát thành phố, lúc đó còn mang tên là Vườn hoa Nhà kèn. Người khoác súng, người đeo kiếm, người vác mã tấu, gậy tre, gậy gỗ. Ai cũng hừng hực dũng khí và tràn dầy niềm hân hoan phấn khởi. Mấy anh trong ban tổ chức mít tinh giới thiệu với Ủy ban khởi nghĩa là đoàn của Ximăng, của nhà máy Carông, của Lạc Viên, Dư Hàng, Hàng Kênh... Kia là đoàn của Cầu Đất, phố Ga, Ngã Sáu... Mỗi đoàn mỗi vẻ. Công nhân rắn chắc trong mỗi dáng đi cũng như nét mặt, viên chức, công thương gia áo quần chững chạc, phụ nữ nhiều màu sắc và ríu rít tiếng nói tiếng cười, bảo an binh và cảnh sát gọn gàng trong quân phục... Và kia, vui chưa, các đoàn võ trang của Kiến An sang tham gia và hỗ trợ đúng như đã ước hẹn.
Đoàn nào đoàn ấy lần lượt tiến về nơi qui định, đội ngũ chỉnh tề. Anh em tự vệ đứng võ trang bảo vệ và giữ trật tự tại các tuyến xa, gần thì được bố trí trước. Và chung quanh là cả một rừng người. Trong đó có rất đông các cháu thiếu niên, chưa được xếp vào hàng ngũ, nhưng cũng đứng rất trật tự để xem các anh chị em, chú bác mình đang tiến hành một công cuộc lịch sử.
Quảng trường nhà hát được trang hoàng đẹp đẽ, cờ và biểu ngữ đỏ rực, loa phóng thanh chĩa ra bốn phía. Trong khi chờ đợi, một đồng chí cao lớn uy nghi đứng cao trên gác nhà hát, giới thiệu cách chào cờ. Cách chào cờ lúc này là đứng nghiêm, giơ nắm tay trái lên mang tai. Mấy chiếc loa cũng vang tranh thủ dạy mọi người cùng hát đều và đúng bài Tiến quân ca.
Giờ khai mạc đến, cờ đỏ sao vàng kéo lên. Hàng loạt súng nổ vang. Bài Tiến quân ca vang dậy. Lá cờ lên càng cao, càng cao, dường như không phải do sức kéo của bốn cánh tay vạm vỡ, mà vì sức đẩy của hàng vạn cặp mắt chăm chú nhìn vào nó. Lần đầu tiên trong đời, hàng vạn dân Hải Phòng được tự do, hồ hởi và cũng rất trang nghiêm hát, nghe bài ca, nhìn ngắm lá cờ thiêng liêng đã mang với mình tất cả hào quang của hàng trăm cuộc đấu tranh từ Bắc chí Nam.
Tôi thấy những người chung quanh tôi, và chính bản thân tôi, tay nắm chặt, mắt rưng rưng, hát, hát như vỡ lồng phổi...
Đội quân của chiến khu Đông Triều về chậm so với kế hoạch vì phải hành quân từ xa. Khi đội quân về thì đồng bào dự mít tinh đang nghe những lời tuyên bố bỗng sôi động hẳn lên. Đồng bào xếp lại hàng ngũ, nhường chỗ trang trọng nhất trước lễ đài cho đội quân đứng. Họ trìu mến nhìn những người con của biển đã chịu đựng biết bao gian khổ và lập được bao nhiêu chiến công anh dũng, nay đã về đứng trong lòng bọ, bảo vệ họ. Nhiều người sung sướng nhận ra con em, bè bạn của mình trong đội ngũ chiến đấu. Những người thân thương nhau đó chỉ những toan chạy tới ôm lấy nhau mà hàn huyên kể lể.
Các tiết mục trong chương trình được tuần tự thực hiện. Tuyên bố phá bỏ chính quyền cũ. Thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng. Đại biểu chiến khu lên hứa sát cánh phấn đấu với đồng bào, kêu gọi mọi người hăng hái làm nhiệm vụ dựng nước và giữ nước, tham gia và ủng hộ Mặt trận Việt Minh...
Mỗi phần qua đi thì mỗi lo lắng của tôi lại vơi theo thay vào đó là một niềm phấn khởi tràn đầy. Khi mít tinh mới bắt đầu, đứng trên đài, tôi còn vừa mừng vừa lo. Mừng như mọi người mừng vui. Nhưng lo là lo kẻ thù có giám đến phá phách? Liệu có một tiếng súng nổ hay một quả lựu đạn tung ra? Liệu xảy ra tình huống chiến đấu thì chúng tôi sẽ chỉ huy thế nào cho đúng. Liệu mấy cô Nhàn, cô Hải đang đi lại trong bộ quần trắng áo màu ở dưới kia sẽ hướng dẫn đội ngũ tiến thoái ra sao?
Lịch sử rất khắc nghiệt nhưng rất công bằng đã đóng một dấu son vào bản kế hoạch khởi nghĩa của chúng tôi và cũng là vào một trang lịch sử của thành phố.
Mít tinh kết thúc, trong muôn vàn tiếng hoan hô, mấy đồng chí chúng tôi xuống đường dẫn đầu cuộc diễu hành của đồng bào. Đây là những bước đi tự do đầu tiên của con người Hải Phòng trên thành phố vừa đập tan xiềng xích gông cùm. Không có ai uống rượu mà mọi người đều như say. Đoàn người đi như một dòng suối hừng hực lửa cháy giữa màu cờ đỏ tươi trên trước cửa mọi nhà, mọi phố. Đoàn đi đến đâu cũng đều được đồng bào hoan hô và gia nhập. Không cần ai giữ trật tự nữa. Vì lúc này có một trật tự mới trật tự tự giác, trật tự cách mạng bất khả xâm phạm.
Trời trên đầu chúng tôi xanh quá, cây lá như vẫy chào chúng tôi. Còi xe, còi nhà máy rúc giòn giã như tiếng kèn. Anh đại đội trưởng Bùi Tống Thủy của bộ đội Đông Triều đi cạnh tôi, vừa đi vừa khua lá cờ đỏ sao vàng lớn, mặc nhiên tạo thành một động tác múa tuyệt vời. Tiếng cười, tiếng hát, tiếng hô khẩu hiệu từ trong hàng ngũ cũng như từ những người đứng hoan nghênh cứ rào rào như sóng cồn. Thật là:
"Trăm năm mất nước mất nhà Hôm nay mới cất lời ca tiếng cười" Đi qua các đồn cảnh sát, tòa án, nhà lao, chúng tôi thấy nơi đây trong khoảng khắc đã thay đổi hẳn tính chất. Qua nơi đây từ nay người dân không còn phải sợ lo hay phẫn uất nữa. Đến lượt bọn phản động chúng mày phải run sợ!
Sau cuộc diễu hành, chúng tôi chia nhau đi lấy các cơ quan chính. Các anh bộ đội Đông Triều về đóng ở đồn Bảo an binh. Anh Tuấn về trụ sở Thành bộ Việt Minh. Anh Đỗ Trọng Giang xuống lấy tờ tin Hải Phòng và đổi tên nó thành tờ Dân chủ. Tồi đến tòa thị chính rồi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân cách mạng ở nhà Ba chuông. Các tổ, nhóm cứu quốc ở nhà máy hay cơ quan nào thì trở về làm chủ các cơ quan đó.
Chúng tôi vào đón những anh em bị giam giữ mà bọn Nhật phải thả hết.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dungnuocgiunuoc
Thành viên

Bài viết: 589
|
 |
« Trả lời #14 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2022, 07:39:20 am » |
|
Khởi nghĩa là một việc khó. Khởi nghĩa ở các thuộc địa càng khó. Khởi nghĩa ở các thành thị lại càng khó hơn nữa. Nhưng Hải Phòng ngày 23-8 đã thắng lợi rực rỡ, thậm chí không phải bắn một viên đạn nào. Nhưng chính vì thế mà người Hải Phòng rất cảm phục đường lối lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng, những người chiến sĩ đã đổ máu, ở Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đông Triều, Kiến Thụy... để ngày hôm đó Hải Phòng không phải đổ máu. Không phải chỉ có một cuộc mít tinh hòa bình mà cướp được chính quyền. Kẻ thù dân tộc như một tên khổng lồ độc ác, nhưng nó đã bị toàn dân ta đánh liên tiếp ở nhiều nơi, trong nhiều trận, ngày 19 tháng 8 lại bị đánh trúng đầu, cho nên đến ngày 23 này dân Hải Phòng chỉ mở một cuộc mít tinh có võ trang tấn công thì cũng đủ sức kéo sập nó xuống! Năm 1873 tên tướng giặc Pháp Philát kéo cả một đội tàu chiến ngược dòng sông Cấm, bắn đắm thuyền, treo cổ người, tàn phá làng mạc của người Việt Nam. Trong bảy chục năm dân chúng ở đây quằn quại sống dưới lưỡi lê, báng súng, roi vọt, chửi rủa... Cái quyền cao quý nhất là quyền làm người bị tước đoạt, đến hôm nay con người Hải Phòng đã đứng lên dùng bạo lực giành lại được. Càng hồi tưởng tôi càng thấy ngòi bút của tôi càng như bất lực khi để truyền lại nỗi vui ngày đó. Năm 1951, một hôm trên đèo Voi, mấy cán bộ chúng tôi nhớ lại quang cảnh ngày Hải Phòng khởi nghĩa thành công. Một đồng chí đột nhiên hỏi tôi: "Cái mầm cây có cảm giác không anh nhỉ?". Tôi ngạc nhiên hỏi lại: "Tại sao anh lại có ý nghĩ ngộ nghĩnh đó?". Anh bạn tôi trả lời: "Cái hạt cây bị nằm hàng tháng dưới đất tăm tối, gột ngạt, hôi thối, nặng nề; nó dùng hết sức để chọc thủng được đất đè nó để vươn lên với ánh sáng, khí lành, gió mát. Nếu có cảm giác chắc nó cũng sướng như chúng mình hôm Hải Phòng được giải phóng". Câu ví von đó có thể chưa hoàn chỉnh lắm, nhưng cùng khiến tôi nhớ mãi. Đêm hôm 23-8-1945, tôi cũng như bao nhiêu người Hải Phòng đã ngủ yên lành giấc ngủ đầu tiên của người công dân một nước độc lập. Trong lúc mơ màng vẫn nghe tiếng cờ bay phần phật ngoài cửa sổ. Đêm hôm đó trên khắp thành phố Hải Phòng có biết bao nhiêu lá cờ đỏ sao vàng như múa như reo chào mừng đất nước hồi sinh. Mẹ Tổ quốc như vỗ về ru hát che chở cho những đứa con của Mẹ vừa được tháo tung các gông xiềng, thành người tự do và bắt đầu một cuộc sống mới vô cùng quang vinh và đáng sống. Tháng 7-1997 VŨ QUỐC UY
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dungnuocgiunuoc
Thành viên

Bài viết: 589
|
 |
« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2022, 07:58:56 am » |
|
CHIẾN KHU TRẦN HƯNG ĐẠO VỚI CUỘC KHỞI NGHĨA HẢI PHÒNG Tóm lược tham luận của Nguyễn Hùng Phong Nguyên là cán bộ chiến khu Trần Hưng Đạo 1. Trước ngày khởi nghĩa bộ phận Nguyễn Bình đã có sự hoạt đông mạnh ở Hải PhòngSau đảo chính Nhật, Pháp, nổi lên nhiều nhóm Việt Minh hoạt động ở Kiến An, Hải Phòng... nhưng chưa thống nhất với nhau. Bộ phận Nguyễn Bình có mạng lưới rộng, có trụ sở chính tại Ga Ra nhà ông Thái Văn Cốc ở số 88 phố La Côm (nay là 152 phố Hoàng Văn Thụ) ông Cốc là anh rể anh Dương Chính (tên thật là Phan Dương Chuyên) bạn tù với Nguyễn Bình từ 1930 - 1935 ở Côn Đảo. Cặp Nguyễn Bình - Dương Chính là cặp linh hồn của bộ phận này. Bộ phận Nguyễn Bình rất chú trọng tuyên truyền, giác ngộ anh em binh sĩ trong hàng ngũ địch, đã gây đựng được nhân mối trong trại Bảo an binh tỉnh lỵ Kiến An, Đồ Sơn, đồn Đoan, đồn Muối ở Tiểu Bàng, sở xen đầm Đồ Sơn, lại bắt liên lạc được với anh Lê Phú, thủy quân lục chiến tàu Commandant Bourdais. Tổ Lê Phú đã tháo được 2 đại liên Hốt-kít đưa về huyện Đông Triều nộp cho Nguyễn Bình. Bộ phận Nguyễn Bình lại quan hệ được với phong trào Việt Minh của phủ Thủy Nguyên, qua Thủy Nguyên với phong trào của huyện Đông Triều, và huyện Kinh Môn, mỏ và phố Mạo Khê. Ngày 8-6-1945 thành lập chiến khu Trân Hưng Đạo. Ngày ấy đã hạ luôn mấy đồn: Đông Triều, Tràng Bạch, đồn Thiên (Chí Linh) v.v... sau đó ngày 20-7-1945 đã giải phóng tỉnh lỵ Quảng Yên. Thanh thế của chiến khu, của Mặt trận Việt Minh lên rất cao. Ở Hải Phòng một số thanh niên kéo ra chiến khu, một số nhóm ở lại tiếp tục phát triển cơ sở và hậu cần cho chiến khu như nhóm Trần Ngọc Tràng, Trần Đình Thành ở đồn Muối Tiểu Bàng về sau đổi về đồn Đoan Hạ Lý, nhóm Phạm Khang chủ hiệu may, ở số 85 Cầu Đất, nhóm Bùi Đình Cầu ở Ty địa chính Kiến An cơ sở huyện An Lão, nhóm Trần Doãn Tòng ở khu Lạc Viên v.v... Những nhóm này có tác động lớn trong phong trào địa phương và tham gia việc giành chính quyền ở Hải Phòng, Kiến An, Đồ Sơn sau này. Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh, nhận được lệnh điện của Sainteny gửi tới, hai khinh hạm của Pháp Crayssac và Frézauls nhao về định xác lập lại vị trí của Pháp ở Hải Phòng ngày 16-8-1945 đã tới đậu ở Bến Ngự Hải Phòng. Chỉ huy của chúng lên bờ, gặp sở hiến binh Nhật xin phép cho gặp Pháp Kiều. Việt Minh phát động đấu tranh. Lập tức nhân dân Hải Phòng vác gậy gộc ra canh gác để ngăn không cho chúng gặp một vài Pháp kiều lấp ló gần Bến Ngự. Thị trưởng thành phố luật sư Vũ Trọng Khánh đã ngả về phía Việt Minh gặp tư lệnh Nhật thông báo rằng nếu Nhật cho quân Pháp lên bờ thì nhân dân ta phẫn nộ, chính quyền không thể bảo đảm tính mạng cho Pháp kiều được và Nhật phải chịu trách nhiệm về hậu quả. Liên đó thị trưởng Vũ Trọng Khánh phái vị thẩm phán tòa án sang gặp ngay tri phủ Thủy Nguyên Nguyên Quang Tạo nhờ giúp thị trưởng gặp được đại biểu chiến khu (ông Khánh đã biết trước tri phủ Tạo đã ở trong tổ chức Việt Minh). Nhà sư Lương (Hoàng Ngọc Lương) vẫn thường bên cạnh tri phủ Tạo, đã thu xếp để ông Khánh gặp Nguyễn Bình tại một ngôi chùa gần bến Kiên. Thị trưởng Khánh đề nghị chiến khu giúp đỡ Hải Phòng nếu quân Pháp lên bộ. Nguyễn Bình hứa trong trường hợp ấy, sẽ điều quân chiến khu về phủ Thủy Nguyên làm áp lực cho nhân dân và chính quyền thành phố. Ngay ngày 17-8-1945, tại Thủy Nguyên, Nguyễn Bình đã bàn với sư Lương lập chính quyền cách mạng công khai ra mắt nhân dân. Do áp lực của nhân dân và chính quyền Vũ Trọng Khánh, hai khinh hạm Pháp buộc phải rời khỏi bến Ngự. Ngày 17-8 Crayssac ngược sông định lên Hà Nội, nhưng đến Ninh Giang tự vệ và nhân dân ở đây được cán sự Việt Minh lãnh đạo đã kéo ra trên bờ, dưới sông, cản đường Crayssac buộc nó phải quay trở lại Hải Phòng, rồi cùng Freyzouls trở lại vịnh Bắc Bộ.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dungnuocgiunuoc
Thành viên

Bài viết: 589
|
 |
« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2022, 07:59:55 am » |
|
2. Chiến khu Trần Hưng Đạo chuẩn bị cùng nhân dân tham gia khởi nghĩa (23-8-1945)Ngày 21-8-1945, tôi (Hùng Phong) và Trần Sinh được ông Hải Thanh giao nhiệm vụ về Hải Phòng và Đồ Sơn nghiên cứu kế hoạch đưa quân chiến khu về. Xế chiều ngày 22-8, chúng tôi mới qua đồn Đèo, qua đò Bính. Khi đến phố La Côm (Hoàng Văn Thụ ngày nay) đã thấy mấy hiệu đang may cờ đỏ sao vàng và đây đó có nơi đang tập hát bài Tiến quân ca. Hai người đi thẳng đến nhà số 9 ngõ Thuận Thái (đường Cát Dài) là nhà thị trưởng - luật sư Vũ Trọng Khánh. Gặp ông Khánh chúng tôi tự giới thiệu ngay là đại biểu của đệ tứ chiến khu và nói rõ nhiệm vụ. Luật sư Khánh tiếp đón rất ân cần cởi mở. Sau tuần nước, ông Khánh nói ngay là trong nhà hiện có hai đại biểu Việt Minh của Kỳ ủy, các anh có gặp không? Chúng tôi hoan nghênh liên. Ông Khánh liên mời hai đại biểu ra, đó là Vũ Quốc Uy và Quách Duy Yên. Tôi (Hùng Phong) lại báo cáo nhiệm vụ. Vũ Quốc Uy cho biết: "Chiều 22-8-1945, hai đại biểu Việt Minh cùng luật sư Khánh đã gặp BTL Nhật, hai bên đã nhất trí từ sáng 23-8-1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời sẽ ra mắt nhân dân trong một cuộc mít tinh không vũ trang. Nếu quân chiến khu kéo về, e quân Nhật và quân chiến khu có thể nổ súng. Hùng Phong trả lời: "nếu chính quyền ra mắt thì phải có lực lượng vũ trang bảo vệ chính quyền, trấn áp bọn phản động và các trại lính cũ, bảo vệ kho bạc, ngân hàng và cơ sở quan trọng. Nếu các đồng chí đảm bảo được việc đó thì quân chiến khu không cần kéo về". Vũ Quốc Uy suy nghĩ lưỡng lự và hẹn chúng tôi sẽ bàn tiếp vào 20 giờ tại gác hai một nhà ở phố Tám Gian (Lê Lợi ngày nay). Đúng hẹn, chúng tôi đến trước, Vũ Quốc Uy và Quách Duy Yên đi ô tô đến sau. Lúc này Vũ Quốc Uy nói rõ các đồng chí ấy không có lực lượng vũ trang nên chiến khu đưa quân về là cần thiết, nhưng chỉ mang lựu đạn, sẽ có ô tô ra đón quân chiến khu ở ngoại thành, bỏ lựu đạn vào xe và đi tay không vào thành phố dự mít tinh. Chúng tôi, không chấp nhận quân đội lại rời vũ khí. Vũ Quốc Uy lại đề xuất: "quân Chiến khu có thể mang súng trường nhưng vẫn bỏ súng vào xe như trên. Chúng tôi vẫn giữ chính kiến của mình và nói: "Đã gọi là lực lượng vũ trang thì phải có đầy đủ vũ khí. Vậy các đồng chí nên gặp lại BTL Nhật giải thích cho họ thông là Nhật đã đầu hàng quân đồng minh rồi, Việt Minh không đánh Nhật nữa mà quân Nhật không nên can thiêp vào công việc nội bộ của Việt Nam, nhưng nếu quân Nhật bắn trước vào Việt Minh thì buộc lòng Việt Mỉnh mới phải bắn trả lại để tự vệ". Đến đây kết thúc bàn luận. Sớm ngày 23-8-1945, Hùng Phong phân công Trần Sinh ngược đường bộ về huyện Đông Triều. Còn Hùng Phong đi xe đạp sang đồn thuế quan Hạ Lý gặp Trần Ngọc Tràng đề nghị cho mượn ca nô ngược sông về Đồng Triều. Ca nô ấy là Thomas (sau đổi tên là Tuấn Mã) do Vũ Văn Viện làm thuyền trưởng, Hoàng Văn Tài làm máy trưởng. Đồng thời được biết chiếc ca nô Bonneau (sau gọi là Nam Nhi) đã được phái đi Quảng Yên đón bộ phận Nguyễn Bình về bến Bính kịp tham gia khởi nghĩa ngày 23-8-1945. Hùng Phong trên ca nô Tuấn Mã đến gần Sở Dầu thì nhận ra một tàu thủy là tàu Diamant đã chở quân chiến khu do đồng chí Nguyễn Hải Thanh và Nguyễn Hiền chỉ huy, đậu ở đó, những đại quân đã lên bờ hành quân về Hải Phòng. Hùng Phong phải chạy bộ đuổi theo, đuổi kịp quân ta đang nghỉ chân ở chân cầu. Hùng phong kịp báo cáo nhanh với Hải Thanh, Nguyễn Hiền vừa xong thì Vũ Quốc Uy, Quách Duy Yên đi ô tô tới. Vũ Quốc Uy lại nhắc đề nghị bỏ vũ khí vào xe. Hải Thanh không nghe, cứ cho quân mang vũ khí hành quân vào thành phố cùng các đoàn nhân dân mang cờ, biểu ngữ vào dự mít tinh. Còn Nguyễn Hiển đi xe cùng Vũ Quốc Uy, Quách Duy Yên đến gặp BTL Nhật. Thật là may, không hẹn mà nên, đến ngã ba bến Bính và Điện Biên. Nguyễn Bình và đoàn ở Quảng Yên về cũng kịp đến. Hai đoàn sát nhập. Nguyễn Bình dẫn đầu. Khi qua sở hiến binh Nhật ở ngã tư phố Điện Biên và Hoàng Văn Thụ ngày nay, một lính Nhật đang gác đã bồng súng chào đoàn quân chiến khu đang tiến về Nhà hát thành phố. Trong mít tinh, tuyên bố danh sách Ủy ban nhân dân cách mạng thành phố do ông Vũ Quốc Uy làm chủ tịch, xong đoàn quân cùng nhân dân tỏa đi chiếm 3 đồn Bảo an binh (số 2 Lạch Tray) và các công sở quan trọng. Tự vệ khu Lạc Viên do nhóm Trần Doãn Tòng xây dựng đã chiếm trại khố đỏ (ở trại Bouet (nay là BTL Hải quân) chiếm nhà băng năm sao (nay là ngân hàng công thương Hải Phòng) sau này trở thành bản doanh của Ủy ban quân sự liên tỉnh miên Duyên hải. Chúng tôi không đi dự mít tinh khởi nghĩa ở Nhà hát thành phố, mà cùng với Trần Đình Thành lấy một xe ô tô con đi thẳng ra Đồ Sơn. Trên mặt kính xe đã dán sẵn giấy đề chữ to "Đệ tứ chiến khu". Trần Đình Thành trên đường đi cầm cờ đỏ sao vàng nhỏ đưa ra ngoài xe. Dọc đường gặp những đoàn nhân dân, những ô tô chở khách, bà con vẫy chào hoan nghênh. Trần Đình Thành đã có nhân mối trong trại Bảo an binh và sở Xen đầm, nên đến đây binh sĩ đều hoan nghênh, hạ cờ Đại Việt, treo cờ đỏ sao vàng. Họ vẫn được giữ vũ khí, tiếp tục nhận nhiệm vụ. Sau đó chúng tôi đi Kiến An qua chợ Hương đến Kiến An, thấy tiếng súng nổ chúng tôi đến nhà Bùi Đình Cầu được biết lực lượng Việt Minh huyện An Lão và Kiến Thụy nổ súng do có sự hiểu lầm nhau. Bùi Đình Cầu là thông phán của Ty địa chính là người của bộ phận Nguyễn Bình. Những ngày trước tổng khởi nghĩa, Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Ninh nói với cụ Trần Đức Duy trưởng ty địa chính là muốn gặp đại biểu Việt Mình. Cụ Duy giới thiệu Bùi Đình Cầu. Ông Cầu tới gặp tỉnh trưởng Ninh đón tiếp và nói luôn "chết chửa"! Núi Thái Sơn trước mắt mà tôi không biết. Pháp sẽ quay trở lại, chúng tôi không đủ sức giữ tình, chúng tôi muốn giao chính quyền cho Việt Minh". Bùi Đình Cầu bèn báo cho cơ sở An Lão và Việt Minh An Lão đã vào tỉnh tước vũ khí trại bảo an binh rồi đại bộ phận rút về An Lão. Tiếp theo, lực lượng Kiến Thụy cũng kéo vào tỉnh lỵ Kiến An nên đã xảy ra bắn nhau do hiểu lầm nhau. Thấy tình hình trên, Hùng Phong vào bưu điện báo cáo với Nguyễn Bình ở trại Bảo an Hải Phòng. Nguyễn Bình cử Lê Phú đưa một số chiến sĩ vũ trang đi ô tô cắm cờ đỏ sao vàng có gắn loa sang Kiến An vào chiều ngày 23-8 và dàn xếp được trật tự trở lại bình thường; đơn vị Lê Phú trở lại Hải Phòng. Ngày 24-8-1945 chính quyền cách mạng Kiến An ra mắt như vậy. Chiến khu Trần Hưng Đạo đã góp phần vào việc xây dựng lực lượng và tham gia khởi nghĩa ở Hải Phòng. HÙNG PHONG
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dungnuocgiunuoc
Thành viên

Bài viết: 589
|
 |
« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2022, 08:01:18 am » |
|
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VÕ TRANG CÁCH MẠNG TRONG ĐỒN ĐOAN HẠ LÝ Hoàng Văn Tài Nguyên máy trưởng tàu Thomas, chiến sĩ đội tàu thuyền thuế quan Hải Phòng Trước tháng 8-1945 tôi làm máy trưởng tàu Thomas của đoàn hải thuyền thuế quan Hảỉ Phòng. Đoàn hải thuyền thuế quan Hải Phòng thời thuộc Pháp có khoảng 30 chiếc tàu, thuyền máy. Từ khi xuất hiện có băng nhóm buôn lậu trên biển có vũ khí thì các tàu thuyền thuế quan được trang bị súng trường, súng máy, một số tàu được trang bị pháo 37 ly loại 1 nòng và 5 nòng. Năm 1943, hải quân Pháp đã trưng dụng một số tàu lớn như: Crayssac, frézoul, Picanon... nên đoàn hải thuyền thuế quan còn lại 7 chiếc trong đó có tàu Thomas, Bonneau... thường trú tại bến Đoan Hạ Lý, đây cũng là trụ sở hành chính của cơ quan quản lý và điều hành đoàn hải thuyền. Sau ngày đảo chính 9-3-1945, Nhật đưa tay sai vào nắm các chức vụ chủ chốt của thuế quan Hải Phòng. Vào giữa tháng 3-1945, tôi đã được gặp anh Trần Đình Thành là cán bộ Việt Minh hoạt động ở Hải Phòng dưới sự chỉ đạo của anh Nguyễn Bình, anh Thành đã giác ngộ cách mạng, giao công tác thử thách và tổ chức tôi tham gia hoạt động cách mạng trong lực lượng thuế quan ở Hải Phòng. Tôi đã vừa hoạt động vừa tuyên truyền, chọn những người anh em có tâm huyết và nắm những cương vị quan trọng như các anh Vũ Văn Viện thuyền trưởng tàu THOMAS, anh Trần Văn Tập thủy thủ kiêm xạ thủ pháo 37 ly tàu BONNEAU. Nên chỉ sau ít tháng, toàn bộ nhân viên trên hai tàu ThOMAS và tàu BONNEAU đã trở thành cơ sở tin cậy của cách mạng. Tiếp theo đó, cơ sở cách mạng đã được phát triển sang các tàu khác và cả bộ phận của cơ quan thuế quan ở trên bờ. Khoảng tháng 6-1945 anh Trần Đình Thành đến gặp tôi nắm tình hình và giao nhiệm vụ : - Để chuẩn bị tổng khởi nghĩa, phải khẩn trương xây dựng lực lượng vỗ trang của ta trong đồn Đoan Hạ Lý. - Tổ chức khai thác cơ sở vật chất của địch như: xăng dầu, lương thực, vũ khí... tiếp tế cho chiến khu Đông Triều (chiến khu Trần Hưng Đạo). Thời gian này tuy Nhật khủng bố ráo riết. Nhưng phong trào cách mạng Hải Phòng vẫn phát triển mạnh ở nhiều địa phương... uy tín và ảnh hưởng của chiến khu Đông Triều đã lan nhanh và rộng trong các tầng lớp nhân dân thành phố. Kể cả đối với một số viên chức của địch ở các huyện, thậm chí ở cả trên thành phố. Vừa lúc anh Trần Ngọc Tràng - đội trưởng thuế quan Tiểu Bàng, địch đưa về phụ trách Ty kiểm soát thuế quan Hải Phòng, kiêm phụ trách Ban thuyền vụ thuế quan Anh Trần Ngọc Tràng là đảng viên đảng Dân chủ lớp đầu tiên, và đã có bắt liên lạc với các anh Trần Đình Thành, Hùng Phong, Nguyễn Bình... Trong khi ở Tiểu Bàng, anh đã tổ chức được cơ sở cách mạng, nay anh về phụ trách hai bộ phận của thuế quan Hải Phòng nên thật là một thuận lợi cho chúng tôi. Anh đã góp phần bảo đảm bí mật cho tổ chức, đồng thời lại tạo được điều kiện cho cơ sở cách mạng thuế quan Hải Phòng hoạt động thực hiện các nhiệm vụ trên. Để hợp pháp, anh Trần Ngọc Tràng - với cương vị phụ trách đã báo cáo với thị trưởng Hải Phòng Vũ Trọng Khánh là do bọn buôn lậu cả trên bộ, dưới nước và phỉ đều đã có các nhóm trang bị vũ khí để chống lại... nên thuế quan Hải Phòng phải tổ chức thành đơn vị có trang bị vũ khí và phải được huấn luyện chiến đấu mới làm nhiệm vụ được. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh Trần Ngọc Tràng, chúng tôi đã tổ chức trong lực lượng võ trang thuế quan Hải Phòng được một đại đội (có 4 trung đội) dưới sự chỉ huy của anh Tràng. - Trung đội 1: Có 35 người do Kiệt - kiểm soát viên làm trung đội trưởng. - Trung đội 2: Có 32 người do anh Toại - kiểm soát viên làm trung đội trưởng. - Trung đội 3: Có 33 người do anh Chính - kiểm soát viên làm trung đội trưởng. - Trung đội 4: (là trung đội giao thông liên lạc) có 50 người, với 7 tàu thuyền, do anh Tô Đình An - Máy trưởng làm trung đội trưởng. Về trang bị vũ khí: Có 1 pháo 35 ly, 3 súng máy, 100 súng trường Indochinois. Ngoài ra, đại đội còn có 2 ô tô, 1 mô tô. Trung đội 4, mặc quần soóc xanh áo trắng, mũ cát, giày da cao cổ. Còn 3 trung đội kia mặc quần áo vàng, giày da cao cổ, mũ cát vàng (có một trung đội đội mũ sắt). Đại đội này luyện tập quân sự buổi sáng, buổi chiều học thời sự. Thời gian đầu anh Tràng trực tiếp huấn luyện. Về sau, giao lại cho một số anh em cổ năng lực phụ trách. Khi có những dịp đại đội tổ chức đi kiểm soát, đi bắt buôn lậu, thổ phỉ (trên bộ, dưới nước)... thì thực sự là những cuộc diễn tập, chiến đấu của anh em. Những hoạt động nói trên đều là "hợp pháp", che mắt được bọn Nhật và bọn tay sai. Chúng tôi đã triệt để khai thác mọi tiềm năng vật chất của địch, để tiếp tế cho chiến khu Đông Triều. Ví như: cụ Quản Thanh - coi kho, phát hiện khẩu pháo 37 ly (Pháp) tháo rời vất lẫn lộn trong đống sắt vụn. Anh em đã tìm đủ các bộ phận rồi lắp lại, dùng xuồng máy trở lên giao cho chiến khu. Nhà máy cơ khí tầu thuyền thuế quan ở Tiên Hội cũng rất tích cực sửa chữa một số súng, làm dao găm, mã tấu... để gửi lên chiến khu. Khi khám xét các tàu thuyền buôn lậu... anh em rất chú ý tìm vũ khí, cất giấu tịch thu để gửi lên chiến khu. Chúng tôi cũng đă gửi lên chiến khu những hàng lậu tịch thu được: 20 phi xăng (bốn ngàn lít), hai mươi tấn gạo... phần lớn qua cô Nhung và cô Ngân do anh Thành phụ trách... các cô là cơ sở của chiến khu ở nội thành Hải Phòng. Một buổi tối trung tuần tháng 8-1945, chúng tôi dùng tàu ThOMAS (sau đổi tên là Tuấn Mã) tàu BONNEAU (đổi là Nam Nhi) bề ngoài là đi tuần sông, biển nhưng thực ra là để chở anh Nguyễn Bình và những người cùng đi sang Quảng Yên, (Quảng Yên đã giải phóng từ 20-7-1945). Tàu chạy được một đoạn đường thì anh Nguyễn Bình cho gọi anh Vũ Văn Viện thuyền trưởng và tôi vào gặp anh. Anh Viện và tôi báo cáo với anh Nguyễn Bình về tình hình tổ chức cách mạng và hoạt động ở thuế quan dưới sự chỉ đạo của các anh Trần Ngọc Tràng và Trần Đình Thành. Anh Bình chăm chú nghe chúng tôi báo cáo và có vẻ hài lòng. Bấy giờ chúng tôi đã được biết anh Nguyễn Bình là người đã trực tiếp chỉ huy lực lượng giải phóng cả khu vực Đông Triều - Quảng Yên, có uy tín rất lớn. Đối với chúng tôi anh là "Thượng cấp". Nhưng hiện giờ, trước mắt chúng tôi chỉ là một đồng chí mặc bộ quần áo nâu, đeo kính mầu, có dáng vẻ oai nghiêm như một vị tướng mà lại rất hiền lành, dễ gần như một người anh. Qua lần gặp này, anh đã truyền thêm cho chúng tôi niềm tin và ý chí quyết tâm theo con đường cách mạng. Tối ngày 22-8-1945 hai cán bộ từ chiến khu Đông Triều về là anh Hùng Phong và anh Trần Sinh, truyền đạt lệnh trên về khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Phòng. Ngay sau đó Ban chỉ huy lực lượng võ trang cách mạng trong ngành thuế quan Hải Phòng đả triển khai các công việc: - Tập trung lực lượng võ trang về đôn Đoan Hạ Lý ngay trong đêm. - Các hội viên cứu quốc có nhiệm vụ vận động nhân dân ủng hộ cách mạng, bảo vệ tài sản, tài liệu của ngành, tạo điều kiện cho cán bộ cách mạng, cho quân giải phóng làm nhiệm vụ. - Làm ngay trong đêm cờ đỏ sao vàng, khẩu hiêu, biểu ngữ. - Bố trí lực lượng tham gia mít tinh và diễu hành cùng lực lượng võ trang chiến khu và nhân dân, một bộ phận canh gác đảm bảo an toàn trật tự trên các ngả đường mà lực lượng diễu hành đi qua. - Tàu THOMAS và tàu BONNEAU đi đón lực lượng võ trang chiến khu ở hai hướng Đông Triều và Quảng Yên về Hải Phòng. Sáng ngày 23-8-1945 đại đội võ trang của thuế quan Hải Phòng, dẫn đầu là xe mô tô có cờ đỏ sao vàng cỡ lớn từ đồn Đoan Hạ Lý hùng dũng tiến về quảng trường Nhà hát lớn thành phố tham dự mít tinh. Trong cuộc mít tinh này, chúng tôi được cử hai chiến sĩ danh dự bắn súng chào cờ. Tôi vinh dự được bắn phát súng trường đầu tiên, tiếp đó một nữ chiến sĩ bắn một băng các-bin, anh Huấn chiến sĩ lực lượng võ trang trong thuế quan kéo cờ. Sau mít tinh, lực lượng võ trang và nhân dân diễu hành qua các đường phố chính. Dẫn đầu đoàn diễu hành là xe mô tô quốc kỳ của thuế quan, tiếp đó là anh Nguyễn Bình dẫn đầu lực lượng võ trang của chiến khu, của thuế quan và các lực lượng khác. Đoàn diễu hành bước đi với khí thế hào hùng sôi nổi trước sự cổ vũ nhiệt liệt của nhân dân đứng kín hai bên lề đường. Ngày 24-8-1945 anh Hùng Phong tới đồn Đoan Hạ Lý công bố Quyết định của Tư lệnh Nguyễn Bình công nhận Đại đội võ trang của thuế quan do anh Trần Ngọc Tràng làm Đại đội trưởng từ nay là một đơn vị giải phóng quân của chiến khu. Đội tàu thuyền thuế quan là đơn vị hải quân của chiến khu. Tiếp sau ngày giải phóng Hải Phòng, đội tàu thuyền cùng một số tiểu đội lực lượng võ trang thuế quan (nay là giải phóng quân Đệ tứ chiến khu Đông Triều) đã được điều động tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu giải phóng các địa phương khác như: Đồ Sơn, Cát Bà, Hòn Gai, Cẩm Phả... Làm xong tại Hải Phòng Ngày 10-8-1995
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dungnuocgiunuoc
Thành viên

Bài viết: 589
|
 |
« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2022, 08:02:19 am » |
|
TỪ NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP THÁNG 3-1945 ĐẾN KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN TỈNH HẢI DƯƠNG THÁNG 8-1945 Hồi ký của Nguyễn Văn Kha Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương hồi 1945 Nguyên Bộ trưởng Bộ Cơ khí luyện kim Đêm 11-3-1945, tôi trốn khỏi nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, bắt được liên lạc với Xứ ủy Bắc kỳ và được phái đi hoạt động ở tỉnh Hải Dương. Trên đường số 5, thỉnh thoảng lại gặp xác người chết đói. Anh Vũ Oanh đưa tôi về làng anh ở gần Kẻ Sặt, gặp anh Vũ Duy Hiệu. Sáng hôm sau, chúng tôi đi tỉnh lỵ Hải Dương đến một ngôi nhà ở phố Hàng Đồng gặp anh Đỗ Văn Thanh. Thế là tôi đã chắp được hai đầu mối: anh Hiệu gây dựng Hội công chức cứu quốc ở Sở địa chính; anh Thanh phát triển thanh niên cứu quốc trong học sinh trường Đông Hải, nơi anh dạy học. Báo Đông Pháp đưa tin Hồng quân Liên Xô tiến rất nhanh về hướng Tây, tình hình rất khẩn trương. Ngày 15-3, tôi chắp mối với chị Tâm, giao cho chị gây dựng Hội phụ nữ cứu quốc thành phố, với anh Hạ, giao cho anh gây dựng Hội công nhân cứu quốc trong công nhân Sở rượu và công nhân khuân vác bến Bè. Trong một tuần lễ, tôi đã chắp mối với anh Hòa, anh Văn (huyện Thạnh Miện) anh Riệu, anh Huyến (huyện Tứ Kỳ), anh Điên (huyện Thanh Hà) anh Trần Cung (huyện Chí Linh), anh Hải - Thanh (huyện Kinh Môn), anh Kiểm (phủ Vĩnh Bảo), anh Ba Béo (phủ Nam Sách) chị Ba Miễn (huyện Cẩm Giàng). Khoảng 25-3 tôi nhận được chỉ thị của Thường vụ Trung ương "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Cuối tháng 3-1945, một cuộc họp bí mật được triệu tập tại một ngôi nhà phố Hàng Lọng gồm các anh Hiệu, Nguyễn Công Hòa, Trần Cung, Hải Thanh và tôi. Sau khi nghiên cứu chỉ thị rất quan trọng nói trên, chúng tôi bàn việc làm thế nào nhanh chóng phát triển các Hội cứu quốc ở các phủ huyện. Anh Hiệu nhận phụ trách hai huyện Bình Giang và Cẩm Giàng, anh Trần Cung nhận phụ trách ba huyện Chí Linh, Đông Triều và Nam Sách, anh Hải Thanh phụ trách hai huyện Kinh Môn và Kim Thành, anh Hòa phụ trách huyện Thanh Miện, tôi phụ trách các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang và thành phố. Chúng tôi tuyên bố thành lập ban cán sự Đảng tỉnh Hải Dương do tôi làm bí thư, hẹn nhau địa điểm liên lạc bí mật, hẹn gặp lại nhau cuối tháng 4-1945. Người nào cũng đã sẵn có một nhóm năm, bảy người cùng chí hướng với mình hoặc chí ít cũng là cảm tình cách mạng, nên đến cuối tháng 4, tại cuộc họp ở một thôn thuộc huyện Thanh Miện, có sự tham dự của đồng chí Trần Đức Thịnh, xứ ủy viên đã kiểm điểm phong trào thì người nào cũng có một danh sách dài gồm nhiều hội viên cứu quốc mà mình đã gây dựng được. Giao thông viên đi theo đồng chí Thịnh đem về một số điều lệ Hội cứu quốc, điều lệ Đảng, một số báo Việt Nam độc lập Đồng Minh, một số báo cờ giải phóng. Các tài liệu ấy in Litho rất đẹp, nhất là báo Cờ giải phóng của Trung ương Đảng có nhiều bài sắc sảo mà ai cũng thích, muốn giành cho mình. Đồng chí Thịnh bèn hứa là sẽ chuyển về tiếp cho nhiều tài liệu khác để thỏa khát vọng của phong trào lên khá mạnh lúc ấy. Các đồng chí phụ trách các huyện mỗi người đưa cho tôi một bản danh sách những cán bộ cũ trong huyện mình sẽ huy động ra làm việc và danh sách những người cảm tình Đảng. Chúng tôi thảo luận nhiều về việc phát triển Đảng, thành lập những chi bộ đầu tiên ở các phủ, huyện, thành phố. Đồng chí Trần Đức Thịnh tuyên bố công nhận đổi Ban cán sự thành Ban tỉnh ủy, do tôi làm Bí thư. Nghe đồng chí nói về Bắc Giang và Bắc Ninh (hai tỉnh do đồng chí phụ trách) đã tổ chức tự vệ vũ trang, nhất là chiến khu Hoàng Hoa Thám (Bắc Giang) và Trung Mầu (Bắc Ninh), anh Trần Cung hỏi riêng tôi là anh có bắt được mối với một người đội lính khố xanh đồn Đông Triều, thì có báo cáo với Hội nghị tỉnh ủy không hay là chỉ báo cáo riêng với đồng chí Thịnh? Tôi trả lời là anh cứ báo cáo với Tỉnh ủy. Anh đề nghị là nếu lôi kéo được binh lính đồn Đông Triều đi theo cách mạng thì đề nghị cấp trên lập chiến khu Đông Triều. Đề nghị này được đồng chí Thịnh chấp nhận. Tháng 5-1945 trôi đi rất nhanh. Nhiều xã trước đây chưa có cơ sở Việt Minh thì nay đã có. Mỗi huyện chọn được một cán bộ đủ năng lực độc lập công tác làm cán bộ trực tiếp phụ trách huyện, còn đồng chí tỉnh ủy viên thì giành nhiều thì giờ hơn cho việc huấn luyện những cốt cán Việt Minh, những đảng viên dự bị, và chuẩn bị cho việc thành lập huyện ủy. Một buổi sáng tháng 5, tôi xem báo Đông Pháp đăng tin: Quân Đức đầu hàng không điều kiện Hồng quân Liên Xô; đồng chí Thịnh cho giao thông tìm tôi lên Lang Tài (Bắc Ninh) để truyền đạt miệng chỉ thị của Trung ương là: Đức đã đầu hàng Hồng quân, thế nào Hồng quân cũng quay sang đánh quân Nhật ở phía đông và Nhật cũng sẽ phải đầu hàng; thời cơ trực tiếp khởi nghĩa càng đến gần, các địa phương phải sẵn sàng chuẩn bị cho khởi nghĩa khi thời cơ đến. Tôi hẹn với đồng chí Thịnh về dự họp Tỉnh ủy cuối tháng 5 để quyết định những việc cấp bách, chuẩn bị cho khởi nghĩa. Đúng cuối tháng 5 Tỉnh ủy họp tại một thôn ở huyện Tứ Kỳ, cách tỉnh lỵ độ 6 km, quyết định 4 việc quan trọng : - Một là: Phát triển rộng khắp hơn nữa các Hội cứu quốc - Hai là: Xúc tiến lập chiến khu Đông Triều bao gồm huyện Đông Triều, huyện Chí Linh và phủ Kinh Môn. - Ba là: Các huyện phía nam tỉnh: Bình Giang, Cẩm Giàng, Thanh Miện, Ninh Giang, Vĩnh Bảo, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà... tùy điều kiện mà tổ chức tự vệ vũ trang, tước súng lính khố xanh huyện và huy động quần chúng phá kho thóc của Nhật để cứu đói. - Bốn là: Xúc tiến thành lập Huyện ủy. Tháng 6-1945, hai đồng chí Trần Cung, Hải Thanh báo cáo là anh Đội Hiền đã kéo toàn bộ lính đồn Đông Triều đem vũ khí theo Việt Minh. Tôi gửi nguyên văn báo cáo ấy lên xứ ủy và Trung ương và nhanh chóng được Trung ương trả lời đồng ý cho lập chiến khu. Đồng chí Trần Cung và Hải Thanh được phân công trực tiếp việc thực hiện, mà anh Trần Cung là người chịu trách nhiệm chủ yếu. Đồn Đông Triều thất thủ kéo theo đồn Chi Ngãi ở huyện Chí Linh thất thủ, rồi huyện lỵ Kinh Môn thất thủ, là một đòn rất nặng đánh sập chính quyền cấp huyện ở phía bắc tỉnh Hải Dương. Phía nam tỉnh, trong tháng 6 và tháng 7-1945, Việt Minh các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Thanh Hà lãnh đạo phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo, huy động các đội tự vệ vũ trang vây hãm huyện lỵ, tước súng của lính khố xanh. Nhiều nơi lính khố xanh bỏ súng chạy lấy người, tri huyện bỏ huyện, chạy thoát thân. Ta để cho họ chạy không nổ súng và không bắt một người nào. Thế là chính quyền huyện của địch ở phía nam tỉnh cũng tan rã từng mảnh lớn. Đây là một đòn quật khởi nữa đánh mạnh vào chính quyền thân Nhật. Còn ở thành phố Hải Dương, Việt Minh đã bí mật may nhiều cờ đỏ sao vàng, đã điểm danh những nhà nào có súng để thu, những tên tay sai đắc lực của Nhật để gửi thư cảnh cáo làm cho chúng phải chùn bước và đã cho đội danh dự trừ khử Tống Văn Kim một tên tay sai hung hăng nhất, với bản cáo trạng phủ lên xác. Nhưng chính quyền của Nhật vẫn tồn tại: Trại lính Nhật vẫn đóng ở trường Con Gái và Sở Rượu; trại Bảo an binh tỉnh vẫn cắm cờ quẻ ly; tòa đốc lý, dinh tỉnh trưởng, sở mật thám, sở cảnh sát... và các công sở khác vẫn thuộc về chính quyền thân Nhật. Tháng 7 lại trôi qua nhanh, Tỉnh ủy lại họp tại một thôn thuộc huyện Tứ Kỳ để duyệt lại công việc chuẩn bị khởi nghĩa và đặc biệt xem xét việc giành chính quyền ở thành phố Hải Dương. Đến lúc ấy, Việt Minh thành phố chắp nối được với Hai Lạng viên quan hai chỉ huy bảo an binh tỉnh, đã kiềm chế được lực lượng nhỏ bé thân Nhật và làm tan rã hoạt động tờ rốt kít nhỏ bé ở thành phố; cảnh sát thì tỏ ra trung lập; mật thám nằm yên, nghe ngóng thời cuộc. Tri huyện Trần Văn Tuyến chạy khỏi huyện Thanh Miện về tỉnh, làm thương tá, tổ chức Chi hội thanh niên thuộc Tổng Hội thanh niên theo chủ trương của chính phủ Trần Trọng Kim. Ta cho người của ta là anh Bạch Năng Thi, một nhà giáo yêu nước, hội viên giáo giới cứu quốc đứng ra làm chủ tịch và anh Đỗ Văn Thanh một đảng viên trẻ trung kiên, một thày giáo có tín nhiệm đứng ra làm tổng thư ký của Chi hội thanh niên, để nắm tổ chức thanh niên công khai này. Thành ủy Hải Dương do anh Đỗ Văn Thanh làm bí thư đã phân công những đảng viên dũng cảm và có năng lực khi nổ ra khởi nghĩa có trách nhiệm đến Sở kho bạc tịch thu tiền, đến Tòa đốc lý, dinh Tỉnh trưởng, sở Mật thám, sở Cảnh sát tịch thu con dấu, treo cờ Việt Minh... Với trách nhiệm là bí thư Tỉnh ủy, luôn luôn bí mật sống và hoạt động ở thành phố, tôi đã cùng Thành ủy rà soát từng việc cần làm để chuẩn bị cho khởi nghĩa ở thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh. Tôi cũng đã rà soát lại những đồng chí Bí thư Huyện ủy nào nhiều nghị lực và năng lực thuộc những huyện ở gần thành phố để giao nhiệm vụ huy động quần chúng và tự vệ vũ trang kéo về hỗ trợ thành phố khi có lệnh. Đặc biệt là đồng chí Đặng Tính, bí thư huyện ủy Chí Linh, tuy ở xa thành phố cũng tình nguyện làm việc này. Anh là một cán bộ trẻ mới nổi lên, giàu nghị lực, rất có năng lực, rất nhạy bén, vui tính, dí dỏm. Có lần anh bảo tôi là ở Phả Lại - Chí Linh có mấy cô phụ nữ cứu quốc đẹp và ngoan lắm, ưng ai thì anh làm mối cho. Sau này, khi đã cùng ở trong Tỉnh ủy với nhau, tôi mới hiểu đó là anh nhắc khéo tôi phải đi sát cơ sở bên dưới. (anh Đặng Tính về sau là chính ủy bộ đội Trường Sơn).
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dungnuocgiunuoc
Thành viên

Bài viết: 589
|
 |
« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2022, 08:03:47 am » |
|
Thấm thoắt đã sang giữa tháng 8-1945. Tỉnh ủy đang họp ở một thôn thuộc huyện Thanh Miện, thì trưa 17-8, nghe đài BBC đưa tin quân Nhật đầu hàng quân Liên Xô và quân Đồng minh. Chúng tôi bàn vắn tắt một số việc phải làm ngay rồi mọi người ra về để chỉ đạo khởi nghĩa ở những huyện mình phụ trách. Anh Trần Cung và tôi ra Quán Gỏi, rẽ đường 5 về thành phố. Những ngày giữa tháng 8, trời mưa rất to, đê sông Thái Bình bị vỡ, nước ngập đường 5. Chúng tôi dắt xe đạp, lội trên đường 5. Gần 17 giờ về tới nhà ở phố Hàng Lọng, thì đồng chí Mạc Ninh chờ sẵn, bảo là mọi người đang chờ chúng tôi ở câu lạc bộ (Cercle annamite). Đạp xe qua các phố, thấy nhà nào cũng treo cờ đỏ sao vàng. Câu lạc bộ chật đông người trong nhà và ngoài sân. Tay bắt mặt mừng, bao nhiêu là gương mặt quen thuộc thanh niên có, phụ nữ có, công nhân có, công chức có, giáo giới có, trí thức có, tự vệ đeo súng có... Khoảng 19 giờ chúng tôi đề nghị mọi người về nghỉ, hẹn sáng mai gặp lại, chỉ còn một số tự vệ đeo súng ở lại bảo vệ cuộc họp đêm nay của Tỉnh ủy, Thành ủy và Thành bộ Việt Mmh. Đồng chí Đỗ Văn Thanh bí thư Thành ủy kể lại tóm tắt mà rất đầy đủ quá trình diễn biến tình hình trong 2 ngày tôi đi vắng, từ lúc anh biết được chủ trương của tri huyện Trần Văn Tuyên định tổ chức cuộc biểu tình của thanh niên, anh đã biến nó thành cuộc biểu dương lực lượng của Mặt trận Việt Mình thành phố diễu hành qua các phố, hạ cờ quẻ ly xuống, trương cờ Việt Minh lên, bố trí sẵn người của ta đón ở nhiều phố ùa xuống đường, hòa vào dòng người kéo về vườn hoa thành phố và anh Bạch Năng Thi đứng lên portique diễn thuyết hô hào ủng hộ Việt Minh, đánh đổ chính quyền thân Nhật... Anh Bạch Năng Thi kể chuyện diễn thuyết tuy đã có chuẩn bị trước mà vẫn hồi hộp trước một đám đông khoảng 4 trăm người trước cửa nhà Chánh Mực có 2 tên lính Nhật gác. Tôi rất tiếc là không có mặt trong những giờ phút lịch sử này, bèn nói: "các đồng chí có san sẻ cho tôi những phút giây lịch sử này không?" thì nữ đồng chí Tâm phụ trách Phụ nữ cứu quốc thành (có mặt ở cuộc họp) nhanh nhẩu, nói "Em thấy anh Kha muốn lấy bao nhiêu phút của chúng em thì lấy". Mọi người ồ lên cười làm tôi phát ngượng. Tôi bèn hỏi: Thế anh Hách đã chỉ huy xong việc tịch thu tiền của kho bạc chưa? Anh Hách trả lời đã làm ngay chiều nay rồi và thu được 1 triệu tiền Đông Dương. Anh còn nói thêm là đã làm xong việc cho người đến Sở mật thám, Sở cảnh sát, dinh tỉnh trưởng, tòa đốc lý cắm cờ Việt Minh, tịch thu con dấu, tuyên bố giải tán chính quyền của Nhật... Chúng tôi ủy cho đồng chí Mạc Ninh và đồng chí Đinh Sỹ Hịch sáng 18-8 đến trại bảo an binh thu vũ khí do Hai Lạng giao cho, còn việc tiếp xúc với tên quan Năm (Nhật Bản) để thương lượng việc giao súng thì được phân công cho tôi tiến hành sáng 18-8 nhưng tôi thực hiện không thành công vì y không chịu giao. Tỉnh Hải Dương đã khởi nghĩa rồi, anh Trần Cung quyết định để chiến khu Đông Trỉèu đi hỗ trợ thành phố Hải Phòng khởi nghĩa. Câu lạc bộ bờ sống biến thành đại bản doanh của Thành bộ và Tỉnh bộ Việt Minh. Cả ngày 18-8, Thành bộ Việt Minh, có đủ các giới cứu quốc, đã bàn việc thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời thành phố do anh Bạch Năng Thi làm chủ tịch. Anh chưa là đảng viên, nhưng là hiệu trưởng một trường tư, có nhiều tín nhiệm, chững chạc, ôn hòa đáng tin cậy. Một thành ủy viên có năng lực làm phó chủ tịch, quanh anh còn các ủy viên khác thì do một số đại biểu các giới cứu quốc đảm nhận. Ngày 20 và 21-8, Tỉnh ủy họp mở rộng, có các đồng chí phụ trách các huyện, để bàn việc thành lập ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh và các huyện. Chúng tôi nhất trí nguyên tắc là chính quyền cách mạng của Việt Minh phải tiêu biểu cho khối đoàn kết rộng rãi, vừa phải có đảng viên cộng sản trụ cột cố năng lực và tín nhiệm, vừa phải có thân sỹ, trí thức yêu nước tiêu biểu. Sau khi cân nhắc kỹ, Hội nghị đi đến nhất trí cao: - Chủ tịch ủy ban cách mạng ỉâm thời tỉnh là đồng chí Vũ Duy Hiệu, quê huyện Bình Giang, chiến sĩ cộng sản bị tù 1930 ở Côn Đảo, tỉnh ủy viên và bị Nhật bắt tháng 6-1945 mới được giải phóng khỏi nhà tù Hải Phòng. Đồng chí có khả năng đoàn kết mọi người, nhất là trí thức nhân sỹ ngoài Đảng, có năng lực, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, cổ văn hóa, có đạo đức. - Phó chủ tịch: Đồng chí Lê Tâm quê Thanh Hà, là đảng viên cộng sản, cựu sinh viên đại học Đông Dương, trẻ và hoạt bát, có năng lực, làm trợ thủ đắc lực cho đồng chí Hiệu. - Ủy viên thư ký: Đồng chí Nguyễn Năng Hách quê Gia Lộc, đảng viên Đảng cộng sản, công chức cố năng lực hành chính, điềm đạm. - Ủy viên quân sự: Đồng chí Nguyễn Đình Văn quê Thanh Miện, đảng viên cộng sản, cương nghị, kiên quyết, có khả năng về quân sự. - Ủy viên tài chính: Nữ đồng chí Bùi Thị Diệm, quê Thanh Hà, đảng viên cộng sản, tận tụy, tin cậy, có trình độ văn hóa, trốn khỏi tù tháng 3-1945. - Ủy viên giáo dục: Ông Đinh Văn Mão, huấn đạo tỉnh Hải Dương, nhân sỹ trí thức, có cảm tình với Việt Minh, có tin nhiệm với giáo giới của tỉnh. - Ủy viên thanh niên: Ông Sinh Anh, huynh trưởng hướng đạo sinh tỉnh Hải Dương, hiệu trưởng trường trung học tư thục Đông Hải, đảng viên đảng Dân chủ. - Ủy viên y tế: Ông Lê Văn Khải, y sỹ Đông Dương, giám đốc bệnh viện tỉnh, có cảm tình với Việt Minh. - Ủy viên: Ông Nguyễn Xuân Mẫn, công chức ngạch cao cấp gíam đốc Sở địa chính, có năng lực hành chính, có cảm tình với Việt Minh. Ngày 25-8-1945, Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh ra mắt trước cuộc mít tinh đông 5 vạn người từ các phủ huyện kéo về thành phố đầy cờ và hoa. Đồng chí Vũ Duy Hiệu, chủ tịch tuyến bố chương trình 10 điều của Việt Minh, hô hào nhân dân ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính quyền cách mạng. Ngày 2-9-1945 nhân dân tỉnh Hải Dương lại tụ tập hàng vạn người để nghe Hồ chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập từ Ba Đình Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong những ngày tháng 8-1945 vô cùng hào hùng và phấn khởi. Tỉnh ủy lần lượt trao đổi với các đồng chí bí thư huyện ủy về nhân sự chủ chốt Ủy ban lâm thời các huyện theo tinh thần như đã thể hiện khi bàn về Ủy ban tỉnh. Sau đó, chúng tôi phân công nhau đi các huyện, kiểm tra việc thành lập chính quyền các mạng ở huyện và những xã trọng yếu, đôn đốc việc đắp đê, sản xuất cứu đói... Cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Hải Dương đã diễn ra như thế đấy; Cách mạng là ngày hội của quần chúng. Một ngày bằng 20 năm. Tháng 3 - 1998 NGUYỄN VĂN KHA
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|