Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 05:34:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bắc Hải Vân Xuân 1975  (Đọc 3290 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #40 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2022, 07:34:13 am »

IX. Một cuộc hợp vây tuyệt đẹp

Con đường 1! Ôi, con đường 1 mong nhớ, mến yêu! Giờ đây cả trung đoàn 18 đã ùa xuống đường 1, tiểu đoàn 9 ở phía sau cũng thôi không chốt giữ 560. Tất cả đã xuống đường 1. Chúng ta đã cắt được một đoạn đường 3 ki-lô-mét, rồi 4 rồi 5,... đầy lùi địch ra xa. Tiểu đoàn 7 phía bắc, tiểu đoàn 8 phía nam, các chiến sĩ đã nhanh chóng chiếm giữ những địa hình địa vật có lợi, đánh tan nhiều đợt phản kích của địch. Họ đã ở trong làng Bạch Thạch, nói cho đúng hơn là xóm nhỏ Bạch Thạch với quãng hai chục ngôi nhà ở rải rác lưa thưa. Xóm trống vẳng. Nhân dân đã bỏ chạy, tránh bom đạn. Nhưng hầu như đồ đạc: bàn, ghế, giường, tr còn nguyên. Còn nguyên cả heo, gà, ngan, ngỗn. Con mèo mướp nhà ai vẫn ngồi sưởi nắng trên mái bếp. Vài con chó sủa người lạ, lát sau cũng nằm im. Cả xóm chỉ còn một bà già ngoài 70 và một em bé trai cỡ 10 tuổi. Khi anh bộ đội Giải phóng vào, lên tiếng chào bà cụ thì cụ liền đứng dậy, dáng run sợ, vái thật dài:

- Không dám, chào các ông Việt cộng!

Em bé đứng cạnh bà, đôi mắt mở to, vừa tò mò vừa có ý đề phòng. Em không nói gì, hai tay bám chặt thành giường phía sau lưng, hết nhìn anh bộ đội này đến anh bộ đội kia. Khi các anh bắt chuyện thì em bé trả lời nhát gừng, đôi lúc mái đầu cúi xuống một cách bất lực.

- Cụ đừng xưng hô với chúng cháu như thế. Chúng cháu chỉ đáng bậc con bậc cháu của cụ thôi! Nhà có hầm ca-nông không? Có à? Vậy thì khi nào có súng nổ, cháu dẫn bà vô núp hầm tránh đạn nhé!

Anh chiến sĩ trung đoàn 18 không ngạc nhiên trước sự sợ hãi quá đáng của bà cụ và thái độ lạnh nhạt nghi ngờ của em bé. Thằng địch đã dày công xuyên tạc sự thật. Sự thật là anh bộ đội Giải phóng vượt qua bao nhiêu hy sinh gian khổ, để giải phóng nhân dân thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc Mỹ và bè ũu tay sai, xóa bỏ vĩnh viễn cảnh chia cắt đất nước. Vậy mà qua giọng lưỡi tuyên truyền lừa bịp của chúng, anh trở thành con người hung hãn đáng kinh sợ. Nhưng không sao, mọi thủ đoạn tuyên truyền dựa trên cơ sở lừa dối, bưng bít sự thật, không chóng thì chầy sẽ bị chính bản thân sự thật xé toạc ra.


Kìa, trong nhà vẫn còn treo ảnh tên đại bịp, tên bán nước Nguyễn Văn Thiệu cùng lá cờ ba que của một thời nô lệ. Hãy để đấy, tự khắc nhân dân sẽ biết xử liệu.

Em bé đã để bà cụ lại, đi một vòng quanh xóm và cuối cùng về nói với bà:

- Mệ ơi! Họ không lấy chi cả. Họ chỉ ở ngoài nương đào hầm đặt súng thôi!

Lát sau, em bé đã gọi bộ đội là "chú Việt cộng", rồi "chú Giải phóng" và đêm ấy, em đã trải chiếu mời các chú vô nhà mà ngủ, ngủ ngoài nương mần chi cho cực.

Đối với chiến sĩ trung đoàn 18, lúc này không phải là chuyện cực hay không cực. Anh còn để mắt vào Mũi Né, nơi bọn thủy quân lục chiến đang chốt giữ, và hai khẩu pháo ở đấy vẫn bắn dai như giẻ rách. Hơn nữa, dẫu anh ôm khẩu AK dựa lưng vào gốc mít ngoài vườn chợp mắt được một tý cũng khoái rồi. Đã mấy đêm không ngủ, nhưng dường như không thấy buồn ngủ mấy. Ban trưa lúc tràn được xuống đường, nhìn con đường 1 quen thuộc mà trở nên xa lạ, nhìn mặt nước mênh mông, nhìn những doi ruộng lúa đang thì con gái, anh xúc động muốn trào nước mắt. Như một người đi xa nay gặp lại quê hương mình, anh đã bắt gặp những điều mà bấy lâu nay còn là ước mơ còn là mong mỏi. Con đường quốc lộ và con đường sắt thân quen thế kia, mà hồi nào - đêm đêm các anh vượt qua thật là khốn khổ. Chúng nó phục kích, cài mìn, bắn pháo. Mỗi lần qua quốc lộ để lọt về đồng bằng là một lần đổ xương máu. Bạn bè đã ngã xuống dọc con đường rải nhựa này, nơi mà chỉ động một tý là xe tăng, xe bọc thép từ các chi khu lao tới, pháo 6 nòng trên xe bắn giập cây nát cỏ. Giờ đây thì họ đã làm chủ đường quốc lộ. Có anh khoái quá, súng AK khoác chéo sau lưng, nhảy một điệu vũ kỵ binh Tây Tạng cho nó giãn chân giãn cằng, cho nó tung hê mọi thứ rán chịu xưa nay. Có anh lội ào xuống phá, vục tay vào nước rửa mặt để nhấm nháp vị nước mặn trên môi, rồi giơ tay chào sóng nước bát ngát: "... gió lên đi! Cho thuyền ta ra khơi...".


Tất cả những sự xúc động vui vẻ ấy chỉ trong chốc lát. Các chiến sĩ đều biết tự kiềm chế, không đến nỗi quá tếu, bởi vì trước mặt và sau lưng họ là kẻ địch chực phản kích lấy lại đường 1.

Nhưng muộn quá mất rồi. Thế của ta lúc này là thế chẻ tre.

Chiều 22 tháng 3 năm 1975 Bộ tư lệnh quân đoàn 2 hội ý với nhau và nhận định: Do ảnh hưởng của chiến thắng Tây Nguyên, trước sức tiến công của ta, địch ở Trị - Thiên - Huế đang rối loạn. Ở phía bắc chúng đang co về tuyến sông Bồ, An Lỗ. Phía nam địch đang thực hiện co về Phú Bài-Huế. Nếu sức ép của ta mạnh, địch buộc phải rút theo cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Nhưng địch vẫn ngăn chặn ta ở núi Bông, núi Nghệ để co cụm theo kế hoạch. Đây là thời cơ tốt nhất để tiêu diệt sư đoàn 1 bộ binh, không cho chúng rút chạy an toàn, giải phóng Huế, sẵn sàng phát triển xuống phía nam.


Sau khi nhận định, Bộ tư lệnh đã giao nhiệm vụ cho các sư đoàn như sau:

- Sư đoàn 325 nhanh chóng phát triển tiến công căn cứ Lương Điền và quận lỵ Phú Lộc, 1 trung đoàn lên hướng Huế hợp với sư đoàn 324 giải phóng Huế.

- Sư đoàn 324 - bỏ núi Bông, núi Nghệ – 303 nhanh chóng đưa trung đoàn 1 và trung đoàn 2 hành quân đêm ngày hình thành thế bao vây chiến dịch từ phía đông không cho địch chạy ra cửa Thuận An, Tư Hiền, tiêu diệt sư đoàn 1 bộ binh. Trung đoàn 3 + 1 đại đội xe tăng của lữ 203 nhanh chóng diệt cứ điểm La Sơn, phát triển về hướng bắc phối hợp với bạn tiêu diệt dịch giải phóng Huế.

- Lữ pháo binh 164-nhanh chóng di chuyển ít nhất được 2 khẩu pháo tầm xa từ Mũi Trâu (trên đường 14 sát Quảng Nam) về điểm cao 75 -76, khóa cho được cửa Thuận An, Tư Hiền.

- Trung đoàn 284 cao xạ khẩn trương di chuyển trận địa lên phía trước bảo vệ pháo và đội hình chiến đấu của quân đoàn.

- Lữ 219 công binh nhanh chóng đưa 1 tiểu đoàn lên phía trước bảo đảm cơ động cho xe tăng và chuẩn bị cầu phà vượt sông Truồi, An Nong, Phú Bài. Quân đoàn tổ chức sở chỉ huy tiền phương ở thôn Bàn Môn 2. Bấy giờ, Bộ đã cho sử dụng binh khí kỹ thuật, nhưng các lực lượng pháo tầm xa, xe tăng còn ở A Lưới, A Sầu đang được lệnh điều động gấp. Trước mắt là điều đại đội 4 xe tăng về phối thuộc cho sư đoàn 324 để tăng thêm sức mạnh đột phá.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #41 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2022, 07:36:00 am »

Cùng ngày 22 tháng 3 năm 1975, Ngô Quang Trưởng tư lệnh quân đoàn 1, tư lệnh quân khu 1 đang điên đầu lên vì được tin đường 1 giữa Huế - Đà Nẵng đã bị cắt, liên đoàn biệt động quân 15 sau khi bị đánh, gom về Phú Bài chỉ còn được 15 % số quân, tuyến Mỹ Chánh bị sức ép mạnh thì nhận được điện của Cao Văn Viên:

Сông điện mаng tay

   22/T2H 3/1975
   Nơi gửi: Bộ Tổng tham mưu/phòng 3
   Nơi nhận: Bộ tư lệnh quân đoàn 1, quân khu 1/văn phòng TL (CĐ).    Thông báo: - VF trung tướng phụ tá đặc biệt về quân sự và an ninh phủ Tổng thống.
   - VP đại tướng tổng tham mưu trưởng QLVNCH. Bản văn số 9582/TTM/P341.

   Tham chiếu: 1. CĐMT số 9428/TTM/P341 ngày 20/3/1975 của phòng 3 Bộ Tổng tham mưu.
   2. CĐMT số 9564/TTM/P341 ngày 21/3/1975 của phòng 3 Bộ Tổng tham mưu.

   Trân trọng kính chuyển đến quý Bộ tư lệnh chỉ thị của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa như sau:

   Thứ 1: Khả năng Trung ương chỉ có thể yểm trợ 1 "enclave" mà thôi. Vì vậy bằng mọi cách kịp thời và khi tình hình đòi hỏi, thực hiện "enclave" Đà Nẵng.

   Thứ 2: Trong giai đoạn đầu, sư đoàn 1 bộ binh, sư đoàn 3 bộ binh và sư đoàn thủy quân lục chiến về "enclave" Đà Nẵng, giai đoạn 2, sư đoàn 2 bộ binh về luôn.

   Thứ 3: Khi sư đoàn 2 bộ binh về xong, hoàn trả tức khắc sư đoàn thủy quân lục chiến về Trung ương.
   Đại tướng Cao Văn Viên
   Tổng tham mưu trưởng Q.L.V.N.C.H.


Tiếp theo bức điện này, Trưởng nhận thêm bức diện thứ hai do Cao Văn Viên và Đồng Văn Khuyến cùng ký tên, chuyển lời phúc đáp của Thiệu về việc Trưởng xin từ chức vào ngày 20 tháng 3 năm 1975 : "Tổng thống chưa thể chấp thuận ý nguyện của trung tướng trong tình trạng hiện tại. Trong lúc này, ai cũng phải cố gắng và hy sinh tối đa".


Nghe người ta đồn rằng, sau hai bức điện ngày 22 tháng 3 năm 1975, Ngô Quang Trưởng nổi cáu thực sự. Hắn đấm bàn đấm ghế ầm ầm, hắn chửi tụi Thiệu, Viên ngu xuẩn, càng co càng chóng chết (tuy nhiên, hắn không hiểu rằng, co hay duỗi không tùy thuộc ý muốn của tụi Thiệu, Viên. Tình thế của tụi chúng đã đến nước không co cũng không được). Hắn quát tháo tụi cấp dưới, chỉ lo tháo thân. Hắn giận thân, giận đời. Hắn thất vọng hoàn toàn, không hiểu sao hắn lại không tự tử?


Sau đó, hắn ra lệnh điều lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến lên đèo Hải Vân. Lệnh đưa một tiểu đoàn tăng phái cho lữ 468, còn tiểu đoàn kia tăng phái cho lữ 369. Lữ bộ về nằm ở sân bay Đà Nẵng. Thực chất là hắn giải tán lữ đoàn này.


Chúng tôi không có tài liệu về những cuộc đàm thoại giữa Ngô Quang Trưởng và Lâm Quang Thi lúc bấy giờ. Nhưng chắc hẳn đây là những cuộc đàm thoại sâu thẳm và có thể bằng giọng nói mỉa mai chua chát nhất.

Theo mệnh lệnh chiến đấu của Bộ tư lệnh quân đoàn 2, Bộ tư lệnh sư đoàn 325 quyết định giao cho trung đoàn 101 đánh căn cứ Lương Điền, trung đoàn 18 đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc. Do tình hình phát triển trong chiến đấu, các trung đoàn lúc này cũng có sự hỗn hợp, không thuần nhất. (tiểu đoàn 7 trung đoàn 18 đi trong đội hình trung đoàn 101, và tiểu đoàn 1 trung đoàn 101 lại đi trong đội hình trung đoàn 18).


Bây giờ, thế của ta là thế thừa thắng, đánh địch như chẻ tre.

Ở hướng nam, sáng 23 tháng 3 năm 1975 tiểu đoàn 8, trung đoàn 18 được lệnh tiến công Mũi Né, một cứ điểm ở bình độ 134, nhô ra ngoài phá Cầu Hai. Nắm được tình hình nhân dân Đá Bạc cho biết, ở Mũi Né địch đang hết sức dao động, chỉ muốn rút chạy, tiểu đoàn 8 khẩn trương tổ chức tiến công. Tiểu đoàn trưởng Trần Thiết trực tiếp chỉ huy hai đại đội 5 và 7 cùng với hỏa lực tiến công chính diện theo đường 1. Trong lúc đó, đại đội 6 vòng sang phải, công kích địch ở đồi 200 để bảo vệ cạnh sườn cho mũi chính diện. Trận tiến công không lấy gì làm gay go, địch đã quá bạc nhược nên chống cự yếu ớt. Đúng 14 giờ ngày 23 tháng 3 ta đã chiếm xong Mũi Né. Số địch sống sót bỏ chạy thục mạng về quận lỵ Phú Lộc. Chớp thời cơ địch đang hoang mang, trung đoàn trưởng Lãm ra lệnh cho tiểu đoàn 8 truy kích địch và đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc tức là thị trấn Cầu Hai. Bọn địch ở đây thuộc tiểu đoàn 128 bảo an bị giết bị bắt một số, còn đại bộ phận vứt súng bỏ chạy vào phía trong. Quân ta chiếm xong quận lỵ Phú Lộc hồi 19 giờ ngày 23 tháng 3 năm 1975.


Cũng trong đêm ấy, nhân dân hai xã Gio Hải, Gio Lễ thuộc Gio Linh, Quảng Trị bị địch cưỡng ép vào hồi năm 1972, ở khu tập trung Phước Hưng (bắc đèo Phú Gia) cùng với nhân dân địa phương được lực lượng vũ trang huyện và xã hỗ trợ, đã nổi dậy khởi nghĩa, gọi hàng một đại đội bảo an, giải tán một trung đội dân vệ và toàn bộ ngụy quyền xã ấp. Cờ Mặt trận giải phóng đã tung bay trên khu tập trung Phước Hưng, biểu hiện sức mạnh quần chúng đã vùng lên phía sau lưng địch làm chúng càng thêm bối rối hốt hoảng.


Trên đường truy kích địch phía nam, đến đây trung đoàn 18 được lệnh đưa một lực lượng xuống bít cửa Tư Hiền. Một tiểu đoàn tăng cường tách khỏi đội hình, rẽ trái men theo bờ phá Cầu Hai xuống Lộc Trí quét địch ở chân núi Vinh Phong để phối hợp với tiểu đoàn 15, tiểu đoàn 21 của quân khu Trị Thiên vượt phá sang đánh địch bên kia quận Vĩnh Lộc. Đại bộ phận còn lại, vẫn do tiểu đoàn 128 bảo an sau khi bị đánh thiệt hại nặng nề ở Phú Lộc, số còn lại chạy về Thừa Lưu nhập bọn với một tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Chúng lợi dụng chiếc cầu Thừa Lưu do đặc công ta đánh sập vài đêm trước, vón quân lên núi Thồ Sơn và ga Thừa Lưu, nơi địa hình có lợi, ngoan cố ngăn chặn ta.


Tiểu đoàn 8 thuộc trung đoàn 18 lúc này chỉ còn 2 đại đội 5 và 6, (còn đại đội 7 được phái đi Tư Hiền) nhưng tiểu đoàn trưởng Trần Thiệt vẫn hạ quyết tâm công kích. Nếu không ở thế "trúc chẻ tro bay", thì làm sao với lực lượng chỉ ngót nghét 100 tay súng lại dám tiến công kẻ địch ít nhất đông gấp 5 lần, bố trí sẵn. Bấy giờ Trần Thiệt không cần phải phân tích chi ly, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 8 đều đang trong khí thế thừa thắng, chỉ một quyết tâm là nhất tề xông lên. Trần Thiết vốn là người con của Đà Nẵng nên anh càng nóng lòng đè bẹp quân địch, tiến nhanh về giải phóng thành phố quê hương sớm được giờ phút nào hay giờ phút ấy. Ngoài ra, hơn ai hết trong trung đoàn 18, Trần Thiệt và cán bộ chiến sĩ đều canh cánh một lời hứa, phen này phải "rửa mặt" cho đơn vị, trả cái hận "Đồi Xanh" bởi vì sự thể mang tai mang tiếng này chính là thiếu sót của tiểu đoàn 8 xưa nay vốn được coi là đàn em nhất trong trung đoàn và có khi trong cả sư đoàn, quân đoàn nữa. Với khí thế như vậy, với quyết tâm như vậy, dẫu địch dùng hỏa lực mạnh bắn rát chiếc cầu hỏng không cho ta qua, dẫu quân số chúng đông, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 8 dũng cảm và khôn ngoan đã dùng hỏa lực bản thân cùng với hỏa lực chi viện của trung đoàn bắn chế áp địch và lần lượt từng người một vượt qua chiếc cầu mong manh, nhanh chóng chiếm địa thế có lợi. Hành động dũng cảm của bộ đội ta vượt qua chiếc cầu chỉ còn một dầm sắt chênh vênh trước hỏa lực đan chéo của chúng, đã làm tụi chúng vốn đã mất tinh thần càng hoảng hốt thêm. Chỉ ba mươi phút tiến công, tiểu đoàn 8 đã tiêu diệt tiểu đoàn 128 bảo an, và một bộ phận thủy quân lục chiến. Mọt số sống sót liều mạng chạy về Lăng Cô. Bộ đội ta lập tức truy kích, nhiều tên bị hạ dọc đường 1, cách Thổ Sơn 4 ki-10-mét về phía nam. Do nhạy cảm về tình thế đang hết sức có lợi cho ta, thời gian lúc này là lực lượng, trung đoàn 18 dấn lên chiếm luôn đèo Phú Gia. Một trong những chiến công xuất sắc của tiểu đoàn 8 thuộc trung đoàn 18 sau đó là trận đánh chiếm Lăng Cô. Trận đánh táo bạo, nhanh chóng đến nỗi địch đã cài hàng tạ bộc phá vào chân cầu Lăng Cô - chiếc cầu dài 400 mét mà không kịp châm ngòi nổ. Trận đánh có ý nghĩa quan trọng là mở ngõ hướng bắc cho quân ta, có xe tăng dẫn đầu đánh thẳng vào Đà Nẵng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #42 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2022, 07:36:54 am »

Tất cả những diễn biến ấy thuộc về thời gian sau ngày thắng lợi ở Thừa Thiên – Huế, bây giờ chúng ta hãy quay trở lại với những mũi tiến công chủ yếu của quân đoàn 2, nhằm tiêu diệt dịch, giải phóng Huế.   Chấp hành mệnh lệnh của Quân đoàn, anh Tâm sư trưởng và anh Dương chính ủy sư đoàn 325 trực tiếp tổ chức cho trung đoàn 101 tiến công căn cứ Lương Điền. Đập vỡ được căn cứ Lương Điền là ta đã thọc được lưỡi dao vào sau lưng khu vực Mỏ Tàu – 303, là ta mở toang cửa phía nam để quân ta tha hồ phát triển tiến công Huế, cửa Thuận An bằng nhiều mũi. Trong cuộc thảo luận phương án tác chiến, nói chung cán bộ ai cũng quyết tâm chiến đấu. Song khi đánh giá địch, có đồng chí vẫn tính toán là địch mạnh hơn ta. Bởi vì lực lượng của địch ở đấy khá đông. Là một căn cứ, nên việc bố phòng rất vững chắc. Bình thường muốn tiến công một căn cứ như vậy, ít nhất ta phải dùng 2 trung đoàn. Đằng này chúng ta chỉ có mỗi trung đoàn 101, mà quân số lại đã hao hụt qua trận chiến đấu vừa rồi. Chính ủy Lê Văn Dương đã phân tích cho can bộ thấy rõ địch không mạnh mà trái lại. Theo anh, chủ động tiến công địch mà thấy địch mạnh hơn là không nên đánh. Bởi vì đánh như thế không chắc thắng, chưa nói đến khả năng có thể thất bại. Ở đây nếu tính theo quân số vũ khí đơn thuần thì ta và địch xấp xỉ nhau, cứ cho địch có nhỉnh hơn một ít, nhưng thằng địch đang trong thế thua, đang trong tình trạng nhấp nhòm rút lui. Còn ta thì khí thế xung thiên, tinh thần hoàn toàn áp đảo địch. Lúc này, một chiến sĩ của ta có thể chấp mười tên địch. Rõ ràng ta mạnh hơn hẳn địch, thừa sức đè bẹp địch. Đấy là chưa kể ta có cách đánh đúng đắn, thích hợp, táo bạo - có thể phát huy hết uy lực về tinh thần và vũ khí để hoàn toàn tiêu diệt quân địch ở căn cứ Lương Điền, mà vẫn còn đầy đủ khả năng phát triển. Cách phân tích chí lý của chính ủy sư đoàn càng củng cố thêm niềm tin vào thắng lợi trận đánh cho cán bộ trung đoàn 101.


8 giờ sáng ngày 23 tháng 3 năm 1975, trung đoàn 101 thực hiện chiến thuật bao vây thọc sâu, bắt đầu nổ súng tiến công Lương Điền. Tiểu đoàn 3 từ điểm cao 44 đánh chính diện vào Lương Điền. Trong lúc đó, tiểu đoàn 2 vòng lên hướng tây-bắc thọc xuống đường 1 đánh xuyên hông địch. Tiểu đoàn 2 còn cử đại đội 6 làm mũi vu hồi đánh La Khê, Kẻ Bàng rồi xuống chốt cầu Truồi, chặn cửa sau địch lại (trong quá trình chiến đấu đại đội 6 hành động còn chậm chạp, nên để một số địch sổng mất). Tiểu đoàn 7 thuộc trung đoàn 8 được phân công men dọc bờ phá Cầu Hai, chiếm Xuân Lỗ (ta bắt được tin quân đoàn 1 ngụy đã lệnh cho liên đoàn biệt động 15 rút theo đường biển, dùng Xuân Lỗ làm bãi bốc quân). Tiểu đoàn 7 đến đây không gặp địch, bèn cho một bộ phận vượt sông chiếm làng Bàng Môn.


Đúng như ta dự kiến, địch tuy đông, nhưng tinh thần quá sa sút, nên đã thất bại. Ngoài số bị giết, bị bắt sống, số còn lại tháo chạy qua cầu Truồi về Phú Bài. Và khi qua cầu xong, chúng cài mìn phá sập cầu Truòi hòng ngăn chặn đòn truy kích của ta. Đúng 16 giờ 30 ngày 23 tháng 3 năm 1975 ta đã quét sạch địch phía nam cầu Truồi.


Ở hướng sư đoàn 324, những trận chiến đấu ngày 21 tháng 3 tuy thắng lợi, nhưng đạt yêu cầu chưa cao. Sư trưởng Duy Sơn và chính ủy Dần đều hết sức sốt ruột. Những cứ điểm núi Bông, núi Nghệ, 303 như những cái gai chọc trước mắt. Sư đoàn 324 vốn có truyền thống dũng cảm, kiên trì, nên bằng mọi giá phải đập tan tuyến phòng ngự vào loại cứng rắn nhất của sư đoàn 1 bộ binh ngụy. Giữa lúc ấy, Quân đoàn lệnh cho 324 thay đổi hướng đánh: bỏ núi Bông, núi Nghệ, nhanh chóng thọc xuống đường 1 hợp lực với sư 325 chia cắt chiến dịch, sau đó phát triển xuống Phú Thứ hình thành thế bao vây dịch, đánh thốc ra bịt chặt cửa Thuận An.


Lập tức trung đoàn 1 và trung đoàn 2 được lệnh của sư đoàn 324 gấp rút hành quân đêm ngày về hướng Lương Điền. Các chiến sĩ ra đi, còn cay cái khoản "Bông, Nghệ", có anh còn giơ cả nắm đấm về phía những cái gai ấy và dọa "Cứ đợi đấy! Rồi chúng ông sẽ quay lại, chứ chúng ông chưa tha đâu". Sau này các chiến sĩ mới hiểu, họ không cần phải quay lại, mà chính những thằng lính sống sót từng chốt trên các điểm cao ấy đã phải giơ tay đầu hàng tận dưới Phú Thứ, Phú Vang, Vĩnh Lộc. Bấy giờ các chiến sĩ 324 còn phải gấp rút hành quân, và đến 18 giờ ngày 22 tháng 3 năm 1975 tiểu đoàn đi đầu tiên đã đến thôn Bao Vinh. 05 giờ sáng ngày 23 tháng 3 năm 1975, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 1 cùng với trung đoàn bộ đã vượt quốc lộ số 1 sang thôn Hà Vĩnh.


Trung đoàn 3, sư đoàn 324 – đơn vị vừa ở Thượng Đức (Quảng Đà) ra, có đại đội 4 xe tăng của lữ 203 phối thuộc được lệnh sư đoàn tiến công tiếp núi Bông, núi Nghệ vào sáng 23 tháng 3 năm 1975. (Có thể là sư đoàn 324 còn cay khoản núi Bông, núi Nghệ, nên dù có lệnh bỏ, vẫn rán nện cho chúng thêm một quắn nữa). Xin nói thêm một chút về đại đội 4 xe tăng. Đại đội 4 thuộc tiểu đoàn 4, lữ 203 trang bị bằng xe tăng T.59 do đại đội trưởng Bùi Quang Thận và chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy. (Bùi Quang Thận là người sau này đã dẫn đầu xe tăng quân đoàn 2 tiến công vào Sài Gòn, và đã cắm cờ lên dinh "Độc Lập" trong ngày 30 tháng 4 năm 1975). Từ lâu, đại đội 4 vẫn huấn luyện ở trên A Lưới. Cũng là điều dễ hiểu cho tâm trạng cán bộ chiến sĩ xe tăng, khi chiến dịch đã mở từ lâu, tin chiến thắng bay về dồn dập, mà vẫn tiếp tục huấn luyện, chưa được lệnh của Bộ cho xuất quân. Nên khi có lệnh, cán bộ chiến sĩ đại đội 4, lòng vui như hội, chấp hành lệnh hành quân hết sức khẩn trương. Hành quân 80 ki-lo-mét từ đường 12 về đường 74, đại đội 4 đã vượt thời gian quy định một đêm. Đến nơi, chỉ kịp làm công tác bảo quản xe pháo, là tổ chức chiến đấu ngay. Địa hình quanh núi Bông, núi Nghệ lầy lội, đường vận động cho xe xích rất hạn chế. 6 chiếc T.59 dưới sự chỉ huy của Bùi Quang Thận đã triển khai cùng trung đoàn 3, sư đoàn 324 tiến công núi Bông, núi Nghệ vào hồi 05 giờ sáng 23 tháng 3. Trên đường vận động, một chiếc bị trúng mìn, đứt xích. Còn 5 chiếc đến khu vực lầy lội không vượt qua được, đành lùi lại ở địa thế có lợi biến thành những lô cốt di dộng, dùng pháo tiêu diệt từng hỏa điểm của địch. Các chiến sĩ xe tăng vẫn bình tĩnh dập tắt hết hỏa điểm này đến hỏa điểm kia, mặc cho chúng dùng A.37 ném bom bi, bom phát quang và các thứ pháo bắn rát vào trận địa ta. 17 giờ chiều, các hỏa điểm dịch bị diệt, bộ binh ta đã xung phong lên, hoàn toàn làm chủ núi Bông và chiếm được một phần núi Nghệ. Những tên địch thuộc sư đoàn 1 bộ binh ngụy bị giết chết ở núi Bông, núi Nghệ hôm ấy quả là những tên xấu số. Chẳng qua bọn chúng là vật hy sinh, có nhiệm vụ chặn ta lại cho bọn phía sau đỡ rối ruột, để có thể sắp xếp cuộc rút lui cho an toàn. Nhưng bọn chúng làm sao rút lui an toàn nổi, khi quân ta vừa bám sát gót, vừa vượt lên trước chặn đầu lại vừa cho những mũi xuyên hông chia cắt.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #43 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2022, 07:37:51 am »

Khu vực cầu Nong lúc này thật hỗn loạn. Địch từ Mỏ Tàu – 303 chạy về, bọn La Sơn chuồn ra, bọn sống sót ở Lương Điền kéo lên, rồi tụi địa phương quân, dân vệ, bọn hành chánh ngụy, tất cả tụi chúng đều hớt hơ hớt hải, cuống quýt như kiến chạy nước lũ.


Dường như bọn chúng vẫn cố gắng tổ chức một tuyến ngăn chặn nữa ở An Nong nhưng quân hồi vô phèng quá, quân lính bát nháo, sĩ quan chẳng còn đầu óc đâu mà chỉ huy. Hơn nữa, quân ta đã bám tận gót rồi. Trung đoàn 101, sư đoàn 325 sau khi quét địch ở nam cầu Truồi, cho tiểu đoàn 2 sang Bàng Môn họp cùng tiểu đoàn 7, trung đoàn 18 đã chiếm bàn đạp này từ trước. Rồi từ Bàng Môn, cả 2 tiểu đoàn dưới sự chỉ huy của đồng chí Giảng trung đoàn trưởng, nhanh chóng truy kích địch. Hầu như gặp địch ở đâu, ta nổ súng, chúng chỉ cầm cự qua loa rồi tháo chạy. 04 giờ sáng ngày 24 tháng 3 năm 1975 địch phá sập cầu Nong, cố chặn ta từng bước.


Sư đoàn 324 sau khi dùng trung đoàn 3 kết hợp xe tăng diệt xong núi Bông, núi Nghệ liền được lệnh của Bộ tư lệnh quân đoàn cho rời bỏ ngay Bông, Nghệ, đưa trung đoàn 3 nhanh chóng xuống La Sơn. Từ đấy trung đoàn 3, sư đoàn 324 có xe tăng phối thuộc sẽ cùng trung đoàn 101 sư đoàn 325 hình thành một mũi đánh thẳng lên Huế, theo đường 1.


Hai trung đoàn 1 và 2 của sư đoàn 324 vẫn tiếp tục hành quân về đồng bằng. Đêm 23 tháng 3 năm 1975 họ gặp quân của 325 dọc đường 1, các chiến sĩ chào nhau, chúc mừng nhau vui vẻ như trẩy hội. Hãy nghe một đoạn đối thoại giữa hai anh đại đội trưởng trẻ tuổi thuộc hai sư đoàn, vốn là bạn quen thân. Anh đại đội trưởng 325 nhận ra người quen trước, mặc dù đêm tối lờ mờ:

- Kìa, mày đấy à? Tưởng là mày "củ" rồi!

- Chà, cái thằng ăn nói độc mồm độc miệng! "Củ" thế nào được! Tao sẽ còn sống dai lắm. Thế nào? 325 làm ăn khẩm khá gớm! Chúng mày xuống được đường 1 sớm, phen này tha hồ mà vênh nhé!

- Ai chả biết chúng mày đánh từ đầu chiến dịch chiến công cũng nhiều mà vất vả cũng lắm, chúng mày không "vênh" thì thôi chứ lại... Cơ mà tụi tao cũng bảo nhau là nhờ tụi mày túm chặt chân thằng trung đoàn 1, trung đoàn 3 lại, tụi tao dưới này mới làm ăn chóng vánh, không thì còn khướt...

- Ờ. Thế bây giờ tụi mày cứ "đường ta rộng thênh thang tám thước", theo quốc lộ số 1 mà đánh tới Huế à?

- Chứ sao! Lúc này là phải không cho tụi nó kịp thở. Còn tụi tao thì "bôn" về Phú Thứ, lên Phú Vang rồi thọc ra bít cửa Thuận An đấy.

- Thôi hẹn gặp nhau ở Huế nhé!

Sau khi bắt tay, anh đại đội trưởng 325 nhét vào túi bạn một gói thuốc lá "Quân tiếp vụ":

- Chiến lợi phẩm Lương Điền đấy.

- Hay quá! Tao đang thiếu chất đốt.

Và họ chia tay mỗi người chạy theo đơn vị mình dang tỏa ra làm hai hướng khẩn trương xuyên qua đêm tối, truy kích địch.

Ở Bộ tư lệnh quân khu Trị Thiên, sau khi được tin quân đoàn 2 đã cắt đường 1 từ Bắc Sơn đến Bạch Thạch, một không khí vui mừng phấn khởi bao trùm lên sở chỉ huy "thế là chắc ăn rồi! Chuyến này thì ăn to!". Đấy là những lời bàn luận của anh em trong phòng tác chiến chúng tôi. Niềm vui cứ được nhân theo thời gian, theo tin chiến thắng về dồn dập: đã chiếm Lương Điền, đã giải phóng quận lỵ Phú Lộc... Cắt hẳn đường 1 mà địch không còn hy vọng tái chiếm, trong nghề tác chiến – chúng tôi biết: như vậy là ta đã nắm chắc đằng cán, hoàn toàn giải phóng Thừa Thiên - Huế.


Cũng trong ngày 23 tháng 3 anh Lê Tự Đồng, anh Hồ Tú Nam đã nhận được chỉ thị khẩn của anh Văn. Nội dung chỉ thị gồm mấy điểm như sau:

1. Báo cáo kế hoạch tác chiến của các anh về Bộ ngay.

2. Địch đang tháo chạy một cách tích cực, phải hết sức táo bạo khẩn trương, phải có kế hoạch cụ thể.

3. Địch đã bỏ quận lỵ Hướng Điền, phải cho bộ đội chiếm ngay, phải bít cửa Thuận An lại. Đã lệnh cho B5 đánh thẳng ra Thuận An vào đội hình địch tháo chạy.

4. Cho một trung đoàn theo hướng Hương Trà hoặc hướng Hòn Vượn đánh sát vào Huế.

5. Lệnh cho tất cả bộ đội khác đánh xuống đồng bằng.

6. Các anh được phép dùng xe tăng, pháo như các anh đề nghị, tận dụng lực lượng và vũ khí hiện có.

Ngoài chỉ thị của Đại tướng Tổng tư lệnh còn có chỉ thị của anh Lê Trọng Tấn – Tổng tham mưu phó, cũng với tinh thần trên, nghĩa là phải khẩn trương táo bạo tiến công không cho địch rút chạy, phải bít chặt cửa Thuận An, cửa Tư Hiền và cho một mũi đánh ép vào Huế.


Trước đó, vào ngày 20, 21 tháng 3 năm 1975, Bộ tư lệnh quân khu đã có hàng loạt điện cho các đơn vị: tỉnh đội Quảng Trị đang ở tuyến sông Mỹ Chánh, trung đoàn 4 và trung đoàn 46 ở phía tây An Lỗ, trung đoàn 6 và trung đoàn 271 ở hướng đường 12, tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 121 ở nam Phú Lộc.


Tất cả những bức điện trên đều là mệnh lệnh cụ thể để thực hiện kế hoạch giải phóng Thừa Thiên – Huế đã được khu ủy Trị Thiên thông qua.

Ngày 21 tháng 3 anh Lê Tự Đồng, tư lệnh quân khu điện cho tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 21 ở Phú Lộc:

"Hiện nay nhiệm vụ chủ уếu сủа сáс đồng chí là cắt đứt và khống chế cho được cửa Tư Hiền. Mọi việc khác do địa phương làm. Lệnh này thay cho tất cả các lệnh trước đây".

Đêm 22 tháng 3, sau khi quân đoàn 2 đã cắt đường ở Đá Bạc, thì hai tiểu đoàn 5 và 21 xuyên qua địch đang co cụm ở phía nam, hành quân xuống hòn Rẫm - một căn cứ của ta ở sát biển, phía nam cửa Tư Hiền. Trong hai đêm 23 và 24 tháng 3 năm 1975 các đơn vị tổ chức vượt qua phá Cầu Hai, sang tiến công quận Vĩnh Lộc, căn cứ hải thuyền, hỗ trợ cho các xã thuộc khu 3 Phú Lộc nồi dậy giành quyền làm chủ và sau đó quét tàn quân địch tan rã đang tìm cách làn trốn khắp các xã ven biển nam Thừa Thiên.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #44 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2022, 07:38:42 am »

Cũng ngày 21 tháng 3 năm 1975, tỉnh đội Quảng Trị nhận được lệnh của Quân khu, hướng dẫn kế hoạch tiến công như sau:

Lực lượng của tỉnh đội Quảng Trị sẽ tổ chức tiến công địch trên hai hướng:

- Hướng chính ở phía đông theo trục đường 68. Lực lượng gồm 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo 85 ly tiến công địch, chiếm lĩnh khu vực Vân Trình, giữ cầu để đảm bảo cơ động, chiếm quận lỵ Hướng Điền làm bàn đạp uy hiếp cửa Thuận An (trong quá trình tiến công vào Phong Điền, cần liên lạc với tiểu đoàn 15 để phối hợp hành động cho chặt chẽ).

- Hướng thứ yếu tiến công theo quốc lộ số 1 nhằm vào Mỹ Chánh, lực lượng gồm 1 tiểu đoàn bộ binh, bộ đội địa phương huyện và du kích, chiến đấu kết hợp với binh vận và kêu gọi quần chúng, nhằm tiêu diệt, tiêu hao và làm tan rã địch, đưa quần chúng trở về.

- Một tiểu đoàn bộ binh còn lại nhanh chóng củng cố đưa vào chiếm lĩnh đội hình trung đoàn 4 (giáp ranh tây Phong Điền) do Quân khu trực tiến chỉ huy.

- Dọc sông từ Mỹ Chánh đến Vân Trình, phải huy động bộ đội địa phương và dân quân du kích đánh địch, không cho chúng nống ra.

Do thiếu sót trong việc tổ chức mạng lưới thông tin giữa Quân khu và tỉnh đội Quảng Trị, nên đến sáng 23 tháng 3 năm 1975 bộ phận tiền phương của tỉnh đội Quảng Trị mới nhận được điện. Lập tức Thường vụ đảng ủy và Ban chỉ huy tỉnh đội họp, quyết định: "... để góp phần vào thắng lợi toàn miền nói chung, Trị Thiên nói riêng, đạp bằng mọi khó khăn trở ngại chốt cho bằng được những điểm quan trọng nhất, mà Quân khu đã chỉ thị là ngã ba Sinh và cửa Thuận An, tạo điều kiện cho đơn vị bạn giành thắng lợi lớn nhất...".


Ban chỉ huy tiền phương cánh đông được thành lập do đồng chí Thả và đồng chí Châu trong Ban chỉ huy tỉnh đội phụ trách, có một cơ quan nhẹ giúp việc. Lực lượng chiến đấu gồm có tiểu đoàn 3, tiểu đoàn 14 bộ binh, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo 57 ly và 85 ly.


Trước đó, ngày 22 tháng 3 tiểu đoàn 3 đã chia nhiều mũi tiến công vào 2 tiểu đoàn bảo an ở Xuân Viên, Thanh Hương. Bọn địch ở đây tuy bị tiêu hao một bộ phận nhưng vẫn cố giữ Thanh Hương, hàng rào phía bắc án ngữ không cho quân ta tiến công vào đất Thừa Thiên. Đồng thời, chúng dùng pháo từ phía sau bắn mãnh liệt, cố khống chế và ngăn chặn ta.


Có thể coi như ngày 23 tháng 3, lực lượng cánh đông của bộ đội Quảng Trị mới thực sự mở đợt tiến công mạnh mẽ vào tuyến ngăn chặn của địch, bằng 3 mũi:

- Mũi chủ yếu có xe tăng yểm trợ đánh thẳng vào Thanh Hương.

- Mũi thứ hai đánh vào bọn địch chốt giữ ở nhà thờ Nhất Tây.

- Mũi thứ ba từ tây đường 68 cũng chọc xuống Thanh Hương.

Thanh Hương, mảnh đất đã ghi dấu chiến công của trung đoàn 95 và trung đoàn 101 thuộc sư đoàn 325 hồi kháng chiến lần trước, nơi chôn vùi hàng tiểu đoàn quân xâm lược Pháp. Cũng nơi này, năm 1972, trung đoàn 18 sư đoàn 325 vượt qua bao nhiêu ác liệt gian khổ đã chiến thắng bọn thủy quân lục chiến vẻ vang. Mảnh đất Thanh Hương giờ đây đang ầm ầm trong tiếng pháo, tiếng súng các cỡ của bộ đội Quảng Trị. Tin chiến thắng ở phía nam - ta đã cắt đứt đường 1, càng làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ. Trước sức đột phá mạnh của các mũi tiến công, một số quân địch bị diệt, số còn lại chống cự không nổi, đã rút chạy về Tân Hội, Đại Lộc. Thừa thắng, các đồng chí chỉ huy bộ đội Quảng Trị ở cánh đông hạ lệnh cho các đơn vị truy kích, áp sát Đại Lộc. Chúng đưa xe tăng ra ngăn cản, bị ta bắn cháy ngay 2 chiếc. Được thế, bộ đội ta tiến công quân địch ẩn trú trong các thôn Thế Chí Đông, Thế Chí Tây và đánh chiếm quận lỵ Hướng Điền vào 6 giờ 15 sáng ngày 24 tháng 3 năm 1975. Đánh chiếm được Hướng Điền làm bàn đạp, ta đã hoàn toàn chiếm ưu thế trên dải đất phía đông phá Tam Giang. Con đường duy nhất của địch rút chạy là dọc xã Quảng Ngạn ra bắc cửa Thuận An. Đại đội 7 xe tăng trang bị 7 chiếc xe T.34, trong suốt chặng đường chiến đấu từ Thanh Hội đến đây chỉ còn 1 chiếc có thể sử dụng được (một số hết nhiên liệu, số khác bị mìn của địch làm hỏng hóc chưa sửa kịp) chiếc T.34 cuối cùng ấy đã cùng tiểu đoàn 3 Quảng Trị tiếp tục tiến công truy kích bọn địch đang chạy hoảng loạn. Đến 15 giờ 30 ngày 25 tháng 3 năm 1975 bộ đội ta đã chiếm bắc cửa Thuận An. Pháo 85, 57 của ta tập trung bắn vào đám tàu và xà lan của địch, bắn vào đám tàn quân đang cướp thuyền của dân chạy sang bờ nam.


Trong lúc tiểu đoàn 3 đánh thốc xuống cửa Thuận An, tiểu đoàn 14 vượt sông Ô Lâu đánh vào Phong Hòa, Phong Bình, đuổi địch xuống tận Sịa và chốt được ngã ba Sinh vào hồi 24 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1975.    Về hướng thứ yếu, tiểu đoàn 812 đã vượt sông Mỹ Chánh sang đất Thừa Thiên từ hôm 21 tháng 3. Những ngày 22 và 23 tháng 3, tiểu đoàn này đã đánh vào Phong Thu chủ yếu diệt bọn địch cụm lại ở xóm Bồ, Phò Trạch hỗ trợ cho bộ đội địa phương huyện Phong Điền giải phóng quận lỵ. Sau đó, đơn vị chia làm hai mũi tiến công chi khu Lương Mai thuộc xã Phong Chương. Ngày 24 tháng 3 tiểu đoàn 812 chiếm được Lương Mai, nhưng đã dừng lại một ngày ở đó để truy tróc bọn địch lẩn quất, theo yêu cầu của chi ủy địa phương. Mai sáng ngày 25 tháng 3 mới tiếp tục phát triển đánh Bao Vinh.


Tóm lại, lực lượng bộ đội Quảng Trị đã tiến công theo đúng kế hoạch của quân khu, nổi bật là mũi tiến công dọc doi đất bên kia phá Tam Giang đã kiên quyết táo bạo và khẩn trương đập vỡ sức đề kháng của địch, chốt được bắc cửa Thuận An, góp phần vào cuộc hợp vây quân địch thành công tuyệt diệu.


Ở hướng tây, trung đoàn trưởng Nguyễn Hạng và chính ủy Phạm Quang Ích nhận được lệnh của Quân khu nhanh chóng mở trận tiến công vượt sông Bồ, sang Lại Bằng, nơi địch đang sơ hở. Phải tiêu diệt lực lượng nòng cốt của địch là bọn thủy quân lục chiến, gây hoang mang rối loạn trong lúc địch đang bị động điều chỉnh lực lượng. Đồng thời phải thọc sâu chia cắt cho được hai trục đường rút quân chính của địch là đường 1 từ Quảng Trị vào và đường từ hòn Vượn xuống Hiệp Khánh. Sau đó phát triển truy kích diệt địch trên hướng bắc sông Hương.


Trung đoàn 4, trong đợt 1 của chiến dịch đã giành thắng lợi lớn ở Phổ Lại và đồng bằng Phong Điền. Sau đó, trung đoàn đã tranh thủ củng cố đơn vị, lần này ra quân với khí thế dũng mãnh và quyết tâm cao.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #45 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2022, 07:39:47 am »

Trong lúc lực lượng bộ đội Quảng Trị đang gây một áp lực nặng nề vào tuyến Mỹ Chánh tức là tuyến đỏ của địch, thì trung đoàn 4 từ phía tây chọc một mũi từ bàn đạp Phong Sơn xuống Lại Bằng. Thêm một áp lực đè nặng lên tuyến An Lỗ tức là tuyến Bắc Bình - tuyến cuối cùng của chúng phòng thủ Huế. Nguyễn Thành Trí, phó tư lệnh thủy quân lục chiến chỉ huy mà trận bắc An Lỗ cảm thấy hoàn toàn căng thẳng đến nghẹt thở. Tuy vậy, y vẫn ngoan cố chống đỡ, thực ra là cốt kéo dài thời gian để thực hiện cho được cuộc lui quân ra khỏi Huế một cách êm thấm. Cố chiến đấu vượt sông Lại Bằng xảy ra hồi 15 giờ ngày 23 tháng 3, bắt đầu bằng một trận mưa pháo vào Long Khê, Lại Bằng, núi Bản, trong lúc đó cối và 12 ly 7 lại tập trung bắn xối xả vào bến sông chỗ ta sắp vượt qua. Lúc pháo ta chuyền làn và đơn vị đánh chiếm đầu cầu bắt đầu vượt sông thì pháo của địch cũng lập tức bắn ngăn chặn ta ở bến vượt, bắn vào Cồn Nổi, vào làng Huyền. Giữa một cuộc đấu pháo khiến ta có cảm giác đạn va vào nhau giữa không trung, chiến sĩ trung đoàn 4 vẫn bình tĩnh bơi qua dòng sông Bồ mặc cho mảnh pháo rơi lủm bủm đó đây trên mặt nước, mặc cho đạn bắn thẳng của những tên lính liều lĩnh và dại dột không chịu rút lui hoặc bắt buộc phải ở lại làm vật - bắn xối xả.


16 giờ ngày 23 tháng 3 năm 1975, đơn vị đầu tiên gồm 34 đồng chí đã vượt qua sông Bồ, nhanh chóng chiếm bàn đạp chi viện cho các đơn vị tiếp tục vượt sông phía sau. Phòng tuyến của tiểu đoàn 5 lữ 147 thủy quân lục chiến bắt đầu bị chọc thủng. Đêm ấy, lực lượng chiến đấu trung đoàn 4 lần lượt vượt sông bám được vào đất Hương Trà. Để bảo toàn lực lượng thủy quân lục chiến, Nguyễn Thành Trí tung liên đoàn 14 biệt động quân vừa chạy ở tuyến Mỹ Chánh vào, có chi đoàn xe tăng M.113 gồm 18 chiếc yểm trợ, ra phản kích ngăn chặn ta. Trong lúc đó, Bộ tư lệnh nhẹ thủy quân lục chiến cùng lữ đoàn 147 chuồn về cửa Thuận An.


Suốt ngày 24 tháng 3 kịch chiến đã xảy ra ở Lại Bằng. Tám lần địch tập trung lực lượng phản kích, có lần chúng đã chiếm được bến vượt, nhưng cuối cùng lại bị đẩy lùi. Quãng 15 giờ chiều, chúng cụm lại ở bình độ 12. Và đấy là chút hơi tàn cuối cùng trước khi chúng rút chạy và tan rã hoàn toàn. 17 giờ 30 chúng giật sập cầu An Lỗ, chiếc cầu cửa ngõ thành phố Huế. Chấp hành lệnh của Quân khu, lập tức trung đoàn 4 tổ chức truy kích địch. Mặc dù tối trời, đường sá còn bỡ ngỡ, lại qua một ngày chiến đấu căng thẳng, chiến sĩ ta quên hết mọi sự vất và mệt nhọc, cảm thấy đây là những giờ phút đẹp nhất, tự hào nhất của cuộc đời chiến sĩ: Giờ phút của người chiến thắng trên đường khép chặt vòng vây tiêu diệt quân địch đã và đang tan rã.


Tiếng bộc phá đánh sập cầu An Lỗ báo hiệu sự tháo chạy của địch. Trung đoàn 4 liền phái tiểu đoàn 1 hành quân cấp tốc về Đồn Bó, Sịa nhanh chóng chặn địch ở bắc cửa Thuận An. 10 giờ sáng ngày 25 tháng 3 sau khi chiếm Sịa - quận lỵ Quảng Điền, tiểu đoàn 1 liền cho 1 trung đội ở lại cùng địa phương chốt giữ, còn tất cả tiếp tục hành quân truy kích địch và 14 giờ 00 ngày 25 tháng 3 năm 1975 tới Động Ấp (bắc cửa Thuận). Như vậy là tiểu đoàn Quảng Trị từ hướng bắc đánh vào, tiểu đoàn 1 trung đoàn 4 từ phía tây đánh xuống, cả 2 tiểu đoàn đã hội quân ở đây, cùng nhau chốt chặt phía bắc cửa Thuận An lại không cho địch tẩu thoát theo đường biển kể từ chiều 25 tháng 3 năm 1975.


Sau khi phái tiểu đoàn 1 đi, ban chỉ huy trung đoàn 4 phái tiếp tiểu đoàn 2 truy kích địch ra La Chữ. Bọn trung đoàn 3, sư đoàn 1 ngụy từ Hòn Vượn chạy về đây đã bị tiểu đoàn 2 chặn đánh, diệt 19 tên bắt 3 tên, còn nữa là đứa nào lo thân đứa nấy, vất súng, cởi bỏ quần áo lính, hoặc trà trộn vào dân hoặc tháo chạy về Huế.

Từ đấy, trung đoàn 4 chia làm hai hướng tiến công:

- Tiểu đoàn 3 đánh vào Hương Cần hồi 9 giờ 40 ngày 25 tháng 3 năm 1975. 4 tên địch bị diệt, 17 tên bị bắt. Ta thu 20 súng. Đánh xong Hương Cần, tiểu đoàn 3 tiếp tục phát triển đến 12 giờ 00 trưa thì tới ngã ba Sinh.

- Tiểu đoàn liền bố trí 2 đại đội chốt cầu Thanh Phước, 1 đại đội khác tiếp tục phát triển lên Huế. Tiểu đoàn 2 hành quân qua bắc Hương Cần về Quảng Lợi lúc 13 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1975. Ở đấy 1 trung đoàn bảo an bị diệt, bị ta tịch thu 35 súng. Và tiểu đoàn 2 tổ chức chốt cầu Thanh Hà.

Bị chặn tất cả các lối tẩu thoát, kẻ địch ở phía bắc Huế đã tan rã hoàn toàn. Trung đoàn 4 cùng với lực lượng Quảng Trị hợp với các tiểu đoàn 15, 10 của Thừa Thiên đã truy quét bọn tàn binh, lúc này hầu hết đã nhận ra con đường sống là dầu hàng cách mạng.


Cùng với những đòn tiến công quân sự, các đội vũ trang công tác của Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà hoặc đội hầm bí mật lên, hoặc từ các căn cứ trên núi về, đã nhanh chóng vận động quần chúng nổi dậy, đập vỡ chính quyền địch, khẩn trương tái lập nền trật tự mới, nền trật tự cách mạng.


Xin nói thêm về trường hợp tiểu đoàn 8 Quảng Trị - đơn vị nhiều chiến công nhưng trong câu chuyện kể về bộ đội Quảng Trị tham gia tiến công giải phóng Thừa Thiên - Huế chưa được nhắc tới. Chấp hành mệnh lệnh của Quân khu, tiểu đoàn 8 là đơn vị được tỉnh đội Quảng Trị phái vào thay thế vị trí chiếm lĩnh của trung đoàn 4 do Quân khu trực tiếp chỉ huy. Đang trên đường di chuyển, do tình hình rất khẩn trương của cuộc tiến công đòi hỏi, hồi 15 giờ 35 ngày 23 tháng 3 năm 1975, tiểu đoàn 8 nhận được lệnh của Quân khu, thôi không chiếm lĩnh vị trí nữa, mà nhanh chóng phát triển theo đường 1, đánh sang bờ nam cầu Mỹ Chánh. Tuyến Mỹ Chánh bị vỡ, bọn địch chạy về tuyến An Lỗ. Tiểu đoàn 8 nhanh chóng bám sát địch. Khi bị áp lực cả phía bắc lẫn phía tây nặng nề, tuyến An Lỗ lại vỡ trong lúc trung đoàn 4 và các tiểu đoàn khác của Quảng Trị chia nhiều hướng đánh dịch để cuối cùng chốt cho được ngã ba Sinh và bắc cửa Thuận An, thì tiểu đoàn 8 cứ phát triển theo trục đường 1 và đánh chiếm quận lỵ Hương Trà vào quãng 9 giờ sáng 25 tháng 3 năm 1975. Rất nhanh chóng, tiểu đoàn 8 cho một bộ phận lên chốt cầu An Hòa, bấy giờ coi như bỏ ngỏ. Được tin nhân dân cho biết, địch ở Huế đã bỏ chạy hết về cửa Thuận An, Ban chỉ huy tiểu đoàn tổ chức một bộ phận nhỏ hành quân lên thăm dò. Giữa lúc ấy, một tổ tự vệ thành phố Huế ăn bận quần áo lính sư đoàn 1 bộ binh ngụy phóng xe hôn-da ra và kêu lên: chúng tôi là tự vệ thành phố đây!". Được tổ tự vệ cho biết tình hình là thành phố coi như bỏ trống, tiểu đoàn 8 lập tức lấy chiếc xe giép của tên lữ phó 369 thủy quân lục chiến chở phân đội đi trước theo tổ tự vệ vào chiếm thành phố. Họ đã cùng tự vệ chia ra chốt giữ cầu Tràng Tiền và cầu Mới - trong lúc đó, đồng chí Thành chính trị viên đại đội 1, tiểu đoàn 8 cùng hai chiến sĩ lên cắm lá cờ của Mặt trận lên Phu Văn Lâu vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3 năm 1975. Cố nhiên là trước đó, các tổ tự vệ thành phố đã cắm cờ nhiều nơi như tòa hành chính tỉnh, quận nhì, quận Phú Vang, cửa Thuận An, nhưng lá cờ của tiểu đoàn 8 treo ở Phu Văn Lâu báo hiệu Quân giải phóng đã chiếm thành phố Huế.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #46 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2022, 07:40:31 am »

Trên hướng đường 12, ngay trong đêm 22 tháng 3 năm 1975 khi quân đoàn 2 đã cắt đứt đường 1, trung đoàn 6 và trung đoàn 271 nhận được thông báo tình hình và mệnh lệnh tiến công của Quân khu (trung đoàn 271 lúc đầu nhận nhiệm vụ về hoạt động đồng bằng, nhưng sau do tình hình cuộc chiến đấu phát triển nhanh chóng, Quân khu chi tiếp tục giao nhiệm vụ đó cho tiểu đoàn 4 Thừa Thiên và các đội vũ trang công tác, còn trung đoàn 271 sẽ cùng với trung đoàn 6 hình thành một hướng tiến công đánh ép vào Huế).


Nhận lệnh, trung đoàn 6 rồi trung đoàn 271 nhanh chóng vượt sông Tả Trạch, vượt qua tuyến phòng thủ của địch về đánh chiếm hai làng Đình Môn và Kim Ngọc ở tả ngạn sông Hương vào đêm 24 tháng 3. Đây là hai làng nằm đối diện với quận lỵ Nam Hòa, bàn đạp trực tiếp uy hiếp khu tam giác trong thành phố Huế. Tuy nhiên, việc tiếp tục vượt sang hữu ngạn sông Hương chậm trễ nên đến sáng 26 tháng 3 trung đoàn 6 mới vào được thành phố, và trung đoàn 271 mới về được Phú Vang để hợp lực với trung đoàn 1, sư đoàn 324 quét bọn tàn quân.


Xin kể tiếp về đòn tiến công phía nam của quân đoàn 2, sau khi đập vỡ tuyến ngăn chặn ở nam cầu Truồi. Lúc này, Bộ tư lệnh quân đoàn dời về Bàng Môn 2 để chỉ huy cuộc hợp vây quân địch; lữ 164 pháo binh đã khắc phục mọi khó khăn, nhanh chóng điều được 2 khẩu pháo 130 ly về điểm cao 75, 76 giã tới tấp vào cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Phía sau lưng quân đoàn, trung đoàn 18, sư đoàn 325 đang đánh thốc dọc đường 1, khí thế như bão cuốn. Hệ thống phòng ngự của địch bị đập vỡ liên tiếp: Đá Bạc, Mũi Né, Cầu Hai, Nước Ngọt, Thừa Lưu, Phú Gia,... Cùng với tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 21 của Quân khu, mội bộ phận trung đoàn 18 đã rẽ sang bịt cửa Tư Hiền.


Mảnh đất phía sau lưng Quân đoàn đã được giải phóng một vùng khá rộng lớn. Và phía trước mặt, đại bộ phận đội hình của quân đoàn 2 đang hình thành hai hướng tiến công chủ yếu, hai gọng kim rắn chắc kẹp chặt lấy Huế và cửa Thuận An.


Hướng thứ nhất gồm có các trung đoàn 1 và 2 thuộc sư đoàn 324 dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh sư đoàn từ đêm 23 tháng 3 năm 1975, đã vượt qua nhiều sông ngòi, ruộng sâu vượt qua nhiều tràng cát dài, tràn về đồng bằng Phú Thứ. Lúc này, Phú Thứ gần như cái túi đựng tàn quân từ các nơi kéo về, nhất là tụi sư đoàn 1 bộ binh ngụy. Thật khéo, sư đoàn 324 lại gặp sư đoàn 1 ngụy ở Lương Viên, Mộc Trụ, Dưỡng Mông và một số nơi khác. Cái sư đoàn được coi là anh cả trong hàng ngũ bộ binh ngụy, lúc nào cũng vênh váo, cũng tự đắc - bây giờ đã thoát ly khỏi công sự, đang trong thế tan rã, nên hễ chạm súng là đầu hàng hoặc vất súng, bỏ quần áo lính, làn trốn để cuối cùng phải ra trình diện với cách mạng.


Cùng với các đội vũ trang công tác và cơ sở địa phương, sư đoàn 324 nhanh chóng giành quyền làm chủ ở Phú Thứ, và liền phái tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 phát triển ngược lên doi đất hẹp sát biển, đánh vào Kê Sung, Cự Lại, nơi bọn thủy quân lục chiến thuộc lữ 147 cuống cuồng như cá bị dồn vào đáy lưới đang chạy ngược chạy xuôi, chở tàu vào ủi bãi bốc quân. Mũi tiến công của tiểu đoàn 1 này sau khi quét địch ở dọc doi đất hẹp sát biển, cuối cùng đã chốt ở phía nam cửa Thuận An. Còn đại bộ phận lực lượng của hai trung đoàn 1 và 2, sư đoàn 324 đánh lên Phú Vang, chiếm cảng Tân Mỹ và phía đông thành phố Huế.


Hướng thứ hai của Quân đoàn nhằm thẳng đường 1 đánh vào Huế, gồm trung đoàn 101 sư đoàn 325 và trung đoàn 3 sư đoàn 324 có đại đội 4 xe tăng phối thuộc. Địch ở hướng này, sau khi bị đầy lùi từ Lương Điền, đã giật sập cầu Nong và vội vàng tổ chức ngăn chặn ta. Trên đường tiến công, trung đoàn 101 cử tiểu đoàn 2 đi đầu đội hình, đã đánh địch ở ngã ba La Sơn, áp sát cầu Nong và với hỏa lực bản thân chi viện, tiểu đoàn 2 tổ chức vượt sông đột phá vào tuyến ngăn chặn của địch. Trên bước đường cùng, kẻ địch điên cuồng và ngoan cố đã huy động A.37, trực thăng vũ trang kết hợp với pháo binh đánh phá mãnh liệt vào đội hình tiến công của ta. Trong khói bom, khói dạn mù mịt, chiến sĩ này ngã, chiến sĩ khác xông lên, mặc dù kẻ địch có gây thương vong cho 101, nhưng cuối cùng các chiến sĩ ta đã đập vỡ tuyến ngăn chặn, truy kích địch đến tận cầu Phú Bài khiến địch đã cài sẵn bộc phá vào chân cầu mà không kịp giật. Bấy giờ là 15 giờ ngày 24 tháng 3 năm 1975. Trước mặt trung đoàn 101 lúc này là căn cứ Phú Bài rộng lớn gồm có sân bay, trại huấn luyện Đống Đa, cả một hệ thống kho tàng và doanh trại. Nơi đây là hậu cứ của nhiều đơn vị khi được rút về nghỉ ngơi và huấn luyện. Tiến công vào một căn cứ lớn, tất nhiên các cán bộ chỉ huy đều phải suy tính cân nhắc. Có nhiều ý kiến đặt ra cho trung đoàn 101. Hoặc chốt lại chờ trung đoàn 3, sư đoàn 324 có xe tăng yểm trợ mới có lực lượng đột kích mạnh. Hoặc tranh thủ lúc địch chưa ổn định, kiên quyết tiến công, chọc thẳng quốc lộ số 1 mà đánh tới (lúc ấy trung đoàn 3, sư đoàn 324 cũng đã bám sát đội hình trung đoàn 101, nhưng vì phải chờ đại đội 4 xe tăng không qua được cầu Nong phải tìm đường vòng trên núi xuống). Đang phân vân, thì trung đoàn 101 nhận lệnh của quân đoàn trưởng Nguyễn Hữu An (do chính ủy sư đoàn truyền đạt) là phải lập tức tiến công quân địch, nhưng không tiến công căn cứ Phú Bài. Bỏ qua căn cứ Phú Bài, cho bộ đội tiến vòng ra ngoài bờ sông, đánh vào quận lỵ Hương Thủy.


Đêm 24 tháng 3 năm 1975, trung đoàn 101 đã chấp hành nghiêm chỉnh lệnh của Quân đoàn, cho bộ đội hành tiến qua làng Tô Đà, Tân Tô men dọc theo con đê nhỏ sông Đại Giang tiến vào làng Lương Văn một cách bí mật. Mờ sáng 25 tháng 3 năm 1975, tiểu đoàn 3 trung đoàn 101 bất thần tiến công quận lỵ Hương Thủy. Bị một đòn choáng váng đánh vào sau lưng, lại bị sức ép phía trước mặt, bọn địch ở căn cứ Phú Bài liền bỏ chạy tán loạn. Chúng hốt hoảng đến nỗi lúc bộ binh và xe tăng ta đột nhập vào căn cứ, thấy chúng vất bừa bãi súng ống, xe cộ và cả những chiếc M.48, M.113 đang nổ máy. Được dịp, đại đội 4 xe tăng liền nhanh chóng thu hai M.48, hai M.113 và cứ nguyên trang bị như thế, xếp vào đội ngũ tiếp tục hành tiến, tiến công địch.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #47 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2022, 07:41:02 am »

Chiếm quận lỵ Hương Thủy, trung đoàn 101 phát triển lên cầu An Cựu. Được nhân dân báo cho biết địch ở Huế đã hoang mang bỏ chạy, bộ đội ta lại gặp dịp chặn được hai chiếc xe giép của mấy tên sĩ quan đang cùng đường chạy tháo thân, rồi cùng với những chiếc xe ca, xe lam của dân giúp đỡ, trung đoàn 101 đã có phương tiện để nhanh chóng cơ động lên chiếm thành phố Huế. Hầu như không còn chút chống cự nào của địch. Đường phố vắng vẻ, lưa thưa người. Các cô các cậu thanh niên, sinh viên vẫy tay đón bộ đội là những chiến sĩ tự vệ, là những đồng chí đảng viên, đoàn viên, hoặc cơ sở cách mạng trong thành phố. Hàng quán phố xá hầu như đóng cửa từ hai hôm nay. Có một số dân, phần lớn là các bác già đứng bên đường mỉm cười gật đầu hân hoan chào các chiến sĩ. Còn tất cả đều vẫng lặng. Cái vắng lặng của một thành phố gây cho ta cảm giác ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Nó giống như một điều gì không thật. Nhưng chỉ một lúc sau - khi bộ đội ta đã chiếm Mang Cá, Thành Nội, Tòa hành chính và Ty cảnh sát thì không hiểu từ đâu mà dân ùa ra đầy đường. Già trẻ, gái trai đến xung quanh anh bộ đội giải phóng. Thoạt đầu là những lời chào hỏi rụt rè, cái nhìn tò mò, cái bắt tay thận trọng. Tiếp đến là sự cởi mở, là những câu chuyện về những ngày cuối cùng của lính ngụy ở Huế, là những yêu cầu được giải thích về các chủ trương chính sách của cách mạng sau khi tiếp quản thành phố. Rồi nước nôi, quà cáp. Rồi những câu hỏi tíu tít: hỏi về người thân đi tập kết, hỏi về Hà Nội, về Đồng Hới. Người dân xứ Huế lại trở về với nét mặt thật nhất của mình. Phố xá cũng bắt đầu mở cửa cho cuộc sống trở lại bình thường.

- Chu cha, 101 à? Tui có thằng cháu ở 101 đó? Chừ không biết hắn có về đây không?

- Nói đến 101 thì dân Huế lạ lùng chi nữa. Mấy anh con trai thành phố ni hồi trước đi Vệ quốc đoàn đều là lính 101, 95 cả thôi.

- Răng mấy eng? Chừ ông Hà Văn Lâu và ông Lê Tự Đồng có còn ở 101 nữa không?

Qua những lời thăm hỏi chân tình của mấy bác già, các chiến sĩ trẻ của trung đoàn 101 cảm thấy tự hào về truyền thống đơn vị mình, một đơn vị con đẻ của nhân dân Thừa Thiên Huế. Lòng tràn ngập niềm vui, họ muốn nói to với đồng bào rằng: "Vâng, thưa các chú các bác, chính trung đoàn 101 chúng con đã về đây, trung đoàn 101, con đẻ của bà con Thừa Thiên Huế, chiến đấu liên tục qua hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, trưởng thành và lớn mạnh, hôm nay về đây, đã góp phần giải phóng quê hương thân yêu".


Bấy giờ là 13 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1975.

Đoàn xe tăng nghiến xích ầm ầm trên đường phố Huế. Đại đội 4 lúc này đã có 9 xe: 5 T.59, 2 M.48, 2 M.113. Vài tên lính nguy dại dột trốn nấp đâu đó, thấy xe M.48 tưởng là của quân ngụy trở lại phản kích vội chạy nhào ra, huơ tay vui vẻ. Khi bộ binh trung đoàn 3 đi phía sau từ trên những chiếc GMC nhảy xuống, tóm gọn chúng, thì chúng dở khóc dở cười kêu lên: "Trời ơi! Mãy anh làm lẹ quá ta! Tụi em thiệt không ngờ!".

- Mấy anh xài M.48 coi bộ có ngon không?

Lúc này, chưa phải lúc trả lời tụi chúng. Bỏ quần áo, bỏ súng, hãy cứ đi về phía sau đã! Bộ đội ta còn tiếp tục truy kích địch, xe tăng dẫn đầu, bộ binh theo sau, chấp hành lệnh của Quân đoàn, trung đoàn 3, sư đoàn 324 sau khi chiếm Mang Cá, liền quay sang Vĩ Dạ và từ đó hành quân cấp tốc diệt dịch trên đường Huế - cửa Thuận An. Có lẽ không nơi nào lại phơi bày đầy đủ sự tan nát rã rời, sự thảm bại cùng quẫn của đạo quân tháo chạy bằng con đường Huế - cửa Thuận An. Ra đến Dương Nỗ, các chiến sĩ lái xe tăng đã phải giảm tốc độ - Xe chết đầy đường, ngổn ngang hàng mấy cây số liền. Đủ các loại xe; xe tăng, xe GMC, xe ca, xe du lịch, xe giép, xe lam,... Cái thì cháy rụi, cái thì đổ chổng kềnh xuống ruộng, cái thì nằm ì bên lề đường. Có nhiều chiếc chắc là "hôn" nhau nên cả hai đều vỡ máy, bẹp tai, thân vặn vỏ đỗ và đều ngoẹo đầu xuống lề đường. Không hiểu sao có nhiều chiếc xe lại mò ra tận bờ đầm và nằm lịm ở đấy như những con trâu đầm nước. Nhiều xác lính chết lẫn với đám xe cháy, máu chảy thành dòng giữa đường, đã khô, màu nâu thẫm. Súng ống, mũ đồng, áo quần lính vất bừa bãi. Càng vất bừa bãi hơn là các thứ tạp nham của dân di tản: dụng cụ gia đình, áo quần trẻ con, giày dép, hôn-da, xe đạp và những con búp bê bằng nhựa, con gấu bằng bông.... Cả đoàn người đi ngược chiều hành tiến của bộ đội: Nhân dân di tản lếch thếch bồng bế nhau chạy trở về, ai cũng vất vả hớt hơ hớt hải nom đến thương hại. Có thể phân biệt được những tên lính ngụy chen trong đoàn người bằng những nét riêng: đa số chỉ bận quần áo lót, đầu trần, nhưng lại đi giày lính. Có tên kiếm đâu dược áo sơ mi còn nguyên nếp, nhưng vẫn quần rằn ri có hai túi xệ xuống đầu gői. Theo thói quen, nhiều tên vừa đi vừa giơ hai tay lên đầu hàng. Vài tên bỗng nhiên cười vui vẻ, vẫy tay chào bộ đội Giải phóng. Anh lính xe tăng mở nắp tháp pháo, ló cổ ra hỏi, giọng vui vẻ:    - Thế nào? Đã chịu thua chưa?

- Dạ thua rồi! Xin chịu các anh rồi!

- Trở về làm ăn lương thiện nhé!

- Dạ, cám ơn các anh, chúc các anh khỏe!

Cảng Tân Mỹ lúc này là vũng nước cuối cùng của cái hồ đã tát cạn. Không biết cơ man nào là người, đủ các sắc lính, đủ các thứ dân. Những tên lính bất lực kia, thực ra đã vất súng từ trước, bây giờ hầu hết chỉ còn hai tay không vừa đủ để làm động tác đầu hàng. Những họng pháo, những nòng súng của ta thôi không phải chĩa vào họ nữa, mà chĩa ra biển, nơi những chiếc L.S.T hoặc L.C.M đang cố sống cố chết chạy ra khơi mong tìm con đường sống.


Chiều nay, biển động. Những con sóng cao đuổi nhau rồi vỗ dữ dội vào bờ. Phía trên lưỡi sóng, nơi đám bọt trắng xóa, dập dềnh những xác người, những ba lô, những va li và những thứ gì không nhận ra hình thù. 7 chiếc tàu trong đó có 6 chiếc chở lính đã bị đánh chìm ở đây. Cũng khó mà phân biệt được chiếc nào bị đạn pháo tầm xa, bị pháo tầm gần, bị súng cối của bộ binh hoặc bị vướng mìn của đặc công hải quân rải ra phong tòa cửa biển. Lại càng khó phân biệt được tên lính nào bị chết vì đạn của ta, tên nào bị chết vì đạn của chúng nó: những cuộc bắn nhau giữa thủy quân lục chiến và các sắc lính khác đã diễn ra ở đây, cố nhiên là vì tranh nhau lên tàu tàu thoát. Khó mà tưởng tượng được có đến hàng vài trăm tên lính cướp phuy xăng của cảng làm phao, và bơi thẳng ra tàu thủy dưới làn đạn của những tên đứng trên tàu và cả những tên đứng trên bờ. Một cơn điên loạn của cảnh địa ngục. Chúng nó bắn nhau chả cần lý do gì rõ ràng. Trả thù nhau, giành giật nhau phương tiện và có khi chỉ vì ngứa tay nổ một loạt chơi, rồi đến đâu hãy hay. Những cái xác người dập dờn đầu ngọn sóng, những người lính xấu số ấy đã có một lần dại dột nghĩ rằng: phải bằng mọi giá nhảy được lên tàu mới tìm được con đường sống. Giờ đây, biển của Tổ quốc đã ưu ái trả những người lính xấu số ấy vào bờ. Phải chăng, họ là những tên lính ngụy cuối cùng chết trên đất Trị Thiên ta?
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #48 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2022, 07:32:02 am »

X. Những bằng chứng thất bại

Đến trại cải tạo sĩ quan ngụy, chúng tôi đã gặp và nói chuyện với nhiều người. Trong số đó có Trương Như Mân, trung tá trưởng phòng 3, sư đoàn 1; Trần Công Nhượng, thiếu tá trưởng phòng tâm lý chiến sư đoàn 1; Hồ Văn Vĩnh, thiếu tá ban chỉ huy pháo binh sư đoàn 1; Phạm Như Tĩnh, thiếu tá yếu khu trưởng Mang Cá; Phạm Cang, trung tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 thủy quân lục chiến; Phạm Bá Nhạc, đại úy cảnh sát Thừa Thiên; Đoàn Văn Hiệp, đại úy trưởng ban giám sát và phòng gian bảo mật tiểu khu Thừa Thiên, v.v.


Họ đều nói về những ngày tan rã cuối cùng của quân ngụy ở Tri-Thiên - Huế. Câu chuyện của họ thường được kẻ trong tâm trạng ngạc nhiên, không hiểu vì sao mà quân ngụy lại bê bối hoảng loạn và tan rã một cách nhanh chóng và kinh khủng như vậy. Không hiểu, thì ở trại cải tạo dần dà họ sẽ hiểu ra. Cố nhiên, đây không thuộc phạm vi trách nhiệm giải thích của chúng tôi, đây là chuyện khác. Điều chúng tôi quan tâm là theo họ thì đến ngày 23 tháng 3 năm 1975, Huế vô cùng hoảng loạn, không còn chút gì là trật tự nữa. Một không khí quân hồi vô phèng, ai lo phận nấy chạy tháo thân đang bao trùm lên thành phố. Điện mất, và tất nhiên nước cũng không có. Điện thoại và viễn liên bị cắt. Tụi ICCS (ủy hội quốc tế) ở khách sạn Thuận Hóa chuồn đi, thì lập tức lính tráng nhào vô giành nhau hôi của, chúng lấy được cái gì là lấy, khuân được cái gì là khuân. Không ai nói được chúng và thế là như một thứ bệnh dịch, lính tráng được thể rủ nhau đi hôi của, đi cướp giật, đi ăn phá cho đã đời, rồi đến đâu hẵng hay. Đường 1 đã bị cắt, xe cộ chạy loanh quanh nhưng chạy bạt mạng, cuối cùng đều phóng như điện về cảng Tân Mỹ để rồi bị vất bừa bãi ngoài đó.


Đêm 23 tháng 3 năm 1975 hàng trăm xe hôn-da của tụi sĩ quan ở trung tâm huấn luyện Đống Đa - Phú Bài rồ máy phóng như trong cuộc đua về Huế. Nhưng đã bị quân cảnh và cảnh sát Hương Thủy chặn lại, một cuộc ẩu đả lại xảy ra. Trong lúc đó, đại tá Thuần, chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Đống Đa gọi điện cầu cứu tướng Thi và được tướng Thi cho trực thăng đón về Huế.


Ở sư đoàn 1 bộ binh, tướng Điềm với nét mặt đau khổ đã họp bàn với đại tá Thuật, tư lệnh phó, đại tá Lợi tham mưu trưởng sư đoàn để trù liệu di tản sư đoàn bộ về Huế. Cuộc bàn bạc trù liệu được diễn ra nhanh chóng trong chớp lửa và tiếng nổ của đạn pháo ta.


09 giờ 00 sáng ngày 24 tháng 3, Điềm phái Trương Như Mân trưởng phòng 3 về trường Kiểu Mẫu ở Huế để sắp xếp cho sư đoàn bộ về. Đến 15 giờ coi như việc di chuyển sư đoàn bộ từ Dạ Lê Thượng về trường Kiều Mẫu xong xuôi. Nhưng nào có yên ổn gì đâu, chúng tưởng chạy khỏi Dạ Lê Thượng để khỏi bị pháo kích, thì vừa về đây, đạn pháo của ta lại rót trúng. Hồ Văn Vĩnh chỉ huy pháo binh sư đoàn 1, đã phải kêu lên rằng, tiền sát của Việt cộng theo chúng từng bước đi, thật nguy khốn đến nơi rồi.


19 giờ ngày 24 tháng 3 năm 1975, tướng Điềm họp tại nhà riêng ở đường Duy Tân. Cuộc họp chỉ 15 phút. Đúng ra không phải cuộc họp, mà sĩ quan kéo đến để nghe tướng Điềm tuyên bố một cách bi thảm về tình hình của chúng và lệnh cho cấp dưới tiêu hủy tài liệu mật, mang theo 7 ngày gạo và rút khỏi Huế. Thôi khỏi phải nói rút theo đường nào nữa, đám sĩ quan đều hiểu ngầm với nhau rằng, đã đến lúc "chacun pour soi, Dieu ponr tous"1 (Tiếng Pháp: Ai lo phận nay) như một tay nào đó đã mạnh dạn nói ra. Đài BBC vừa mới đưa tin xong: sinh lộ duy nhất của lực lượng bắc Hải Vân là đường Huế - Thuận An. Thế có nghĩa là không còn hy vọng hành quân bộ qua cửa Tư Hiền để về Dà Nẵng. Trương Như Mân quay về đến trường Kiểu Mẫu thì hầu như cơ quan không còn mấy người. Điện bị cắt, may mà có ánh trăng để mò vô nhà. Nhìn sang bên kia sông Hương thấy lửa cháy, cũng không hiểu ai đốt nữa. Lính sợ đạn nổ chạy bát nháo, hỗn loạn. Mân chỉ kịp mò vô nhà lấy được khẩu súng, chiếc mũ và cái xắc rồi gọi được tài xế cùng mấy sĩ quan tùy tùng khác, chuồn luôn. Trần Công Nhượng, thiếu tá trưởng phòng chiến tranh tâm lý sư đoàn 1 bộ binh kể rằng, lúc 20 giờ kém 15 ngày 24 tháng 3 năm 1975 đang nghe đài BBC thì trung tá Từ chạy đến bảo lên xe rút nhanh, không thì bị cướp xe mất, lúc này tướng tá gì cũng nhỏ, anh nào có xe thì lo mà chuồn. Cuối cùng, Mân cũng như Nhượng, Từ hoặc bất cứ ai, đều phải vất xe, cuốc bộ tất. Xe không thể nào trèo lên những chiếc khác vất ngổn ngang đầy đường, cũng không thể nào lách giữa đám người không còn biết là dân hay lính nữa, đang chen chúc nhau mà chạy, đang giẫm bừa lên cả những xác chết nằm la liệt đầy đường mà chạy.


Đói, mệt, mất ngủ cũng không đáng sợ bằng cái mà theo bọn họ gọi là cảnh địa ngục ở trên cảng Tân Mỹ và cửa Thuận An. Hỗn độn hết chỗ nói. Tranh cướp nhau, giành giật nhau, cãi vã nhau, súng nổ vô tội vạ, lựu đạn nổ vô tội vạ. Rồi đại bác bắn tới, súng cối nã tới. Con người bấy giờ trở nên con thú; thủy quân lục chiến bắn nhau với lính thiết kỵ. Biệt động quân nổ súng vào đám bảo an. Những xác người cứ đổ xuống bãi, những xác người cứ rơi tòm xuống biển; những cái đầu bê bết máu, những tiếng kêu la chửi bới đến rợn người; tất cả cứ phơi bày ra thành một ấn tượng khủng khiếp của sự thảm bại. Nhìn xuống cửa biển, bấy giờ không ai có thể liên tưởng nổi biển vốn dĩ rất xanh, rất đẹp, rất nên thơ nữa. Phà thuyền, xà lan chen nhau, húc nhau, người bám vào phao bơi bộ, ba lô đồ đạc nổi lềnh bềnh cùng xác người, thằng trên xà lan hất thằng muốn bám lên ngã đánh tòm, đạn rơi lủm bủm trên mặt nước: đứng xa nhìn tới, cửa biển lúc này gợi lên cái cảm giác những bầy giòi bọ nhung nhúc trên cái xác chết đã thối rữa.


Vậy bấy giờ tướng Điềm, đại tá Duệ, tướng Thi ở đâu? Tướng Điềm đã có trực thăng bay đi, lo gì. Nhưng được biết trước đó, sĩ quan nghe Điềm nói trong máy với Ngô Quang Trưởng ở Đà Nẵng:

- Thưa trung tướng, tôiđang ở trong một hoàn cảnh rất bị đát. Thằng Quảng Trị không chịu đưa cho tôi 4 tiểu đoàn phòng thủ đường Huế - Tân Mỹ. Tướng Thi không giúp đỡ tôi. Thủy quân lục chiến giữ tất cả lực lượng đó để làm gì? Trung tướng bảo tôi tử thủ, lấy gì mà tử thủ? Lực lượng của tôi đã co lại cả rồi. Tôi chỉ còn có nước đầu hàng mà thôi. Tôi báo cho trung tướng biết, nếu không có tăng viện, tôi chỉ có nước đầu hàng mà thôi.

Có lẽ đây là lời báo cáo cuối cùng của chuẩn tướng Điềm và sau đó thì hắn cũng lo chạy lấy cái thân hắn, giá mà hắn đầu hàng như lời "dọa" của hắn đối với Trưởng thì còn may, đằng này hắn bay thoát thân. Nhưng nghe đâu, máy bay hắn đã bị du kích bắn rơi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #49 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2022, 07:32:20 am »

Còn đại tá Duệ, tiểu khu trưởng Thừa Thiên, con người nổi tiếng khôn khéo có lẽ muốn tỏ ra trung thành với Thiệu, ít ra cũng là bề ngoài. Trong cuộc họp để tuyên bố rút lui, hắn đã khóc, làm ra vẻ giận tướng Thi đã phản hẳn. Khi sang gặp Điềm ở nhà riêng, Điềm gợi ý để cho Duệ đi nhờ máy bay của mình, nhưng Duệ đáp lạnh nhạt:

- Chuẩn tướng cứ mặc tôi.

Và hắn đi bộ với đám tùy tùng còn lại. Làm ra bộ sống chết với đồng đội, thực hiện "huynh đệ chi binh" như khẩu hiệu đã in trên nhãn bao thuốc lá "Quân tiếp vụ". Tuy nhiên, đến cửa Tư Hiền thì bộ mặt khôn khéo giả nhân giả nghĩa của Duệ bị bóc trần.


Đêm 24 tháng 3 năm 1975, tình hình ở cửa Tư Hiền rối loạn chẳng khác gì cửa Thuận An, còn rối loạn và căng thẳng hơn vì đại liên và M.79 của ta ở bên kia sông đã bắn qua. Trước thế bí, Duệ đã lệnh cho bộ hạ cướp ghe thuyền của dân đề tẩu thoát. Chúng ném lựu đạn sáng vào ghe rồi vất tất cả mọi người trong ghe - kể cả đàn bà con nít, xuống nước. Trong tiếng khóc la, một người dân gầm lên:

- Đại tá Duệ muốn gì?

- Câm mồm đi! Trưng dụng ghe công tác!

Rồi mặc những người dân ướt như chuột lụt, khóc lóc nguyền rủa, đoàn ghe tắt máy, chèo im lặng trong đêm. Nghe người ta đồn rằng, trong đoàn ghe chở Duệ, còn có Hy, đại tá tham mưu trưởng tiền phương, Khanh, trung tá trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên, Danh, thiếu tá chi khu trưởng Vĩnh Lộc, Địch, thiếu tá an ninh quân đội. Những tài công chở ghe phải làm việc dưới mũi súng gí vào mang tai. Đấy là mệnh lệnh của đại tá Duệ, cốt đảm bảo cho cuộc đào tàu đi trót lọt đến bến Thanh Bình, Đà Nẵng.


Còn Lâm Quang Thi? Là tư lệnh tiền phương quân đoàn, hắn đã cho máy bay trực thăng đổ giữa sân Mang Cá trước trung tâm hành quân từ chiều ngày 23 tháng 3 năm 1975. Chỉ từng ấy cũng đủ cho những thằng cấp dưới mất tinh thần. Dường như tên tướng này chỉ cho Hy, tham mưu trưởng tiền phương đi truyền đạt lệnh của Ngô Quang Trưởng cho các đơn vị thuộc quyền rút lui khỏi Huế, thế là công việc cuối cùng của đời làm tướng xong việc đánh thuê. Và hắn bỏ mặc cho quan quân muốn liệu sao đó thì liệu. Hắn vù.


Trên đây là những mẩu chuyện chúng tôi nghe tụi sĩ quan bị bắt và đầu hàng nói lại. Lời nói thường lắt léo, có thể là thế này hoặc cũng có thể là thế kia. Để hiểu rõ cuộc thảm bại của lực lượng ngụy bắc Hải Vân, có lẽ tốt hơn là đọc những tài liệu của địch. Những tài liệu do bọn sĩ quan cao cấp tự tay viết ra trên giấy trắng mực đen hẳn hoi. Đấy là những bằng chứng hùng hồn.


Trên kia, nhiều chỗ chúng tôi đã trích lời khai của Nguyễn Thành Trí, đại tá phó tư lệnh sư đoàn thủy quân lục chiến. Bây giờ xin hãy đọc tiếp đoạn có liên quan đến cuộc thảm bại của lực lượng ngụy bắc An Lỗ:

"... Ngày 21 tháng 3 năm 1975. Tình hình chung tương đối yên tĩnh, chỉ có các vụ pháo kích và tiến công nhỏ không ảnh hưởng.

22 tháng 3 năm 1975. Đèo Phú Gia bị cắt. Lữ 285 được lệnh rút lên đèo Hải Vân, xuất phái 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến qua lữ 468 và 1 tiểu đoàn thứ hai qua lữ 369 tại khu vực Đại Lộc, ban chỉ huy lữ 258 về phi trường Đà Nẵng làm trù bị.

23 tháng 3 năm 1975. 08 giờ 00 khu vực liên đoàn 913 địa phương quân bị tiến công mạnh. Quân giải phóng có ý định vượt sông Mỹ Chánh.

10 giờ 00 lữ 147 báo cáo bị tiến công mạnh tại khu vực Cổ Bi, tuy nhiên đủ sức giữ tuyến.

14 giờ 00, liên đoàn 913 địa phương quân báo cáo mất liên lạc với 2 tiểu đoàn địa phương quân, một số bộ phận Quân giải phông đã vượt sông đánh thủng một vài vị trí và tiếp tục thọc sâu vào phía sau lưng, gây rối loạn hậu tuyến.

15 giờ 00. Nhận thấy liên đoàn 913 địa phương quân không còn khả năng giữ vững tuyến đỏ trong phạm vi trách nhiệm, trong khi mặt khác áp lực Quân giải phóng vẫn tiếp tục mạnh tại khu vực Cổ Bi và An Lỗ, và lúc bấy giờ cũng không còn lực lượng trù bị nào để phản công hữu hiệu. Bộ tư lệnh nhẹ sư lên trung tướng tư lệnh tiền phương quân đoàn 1 và được chấp thuận thi hành kế hoạc trì hoàn chiến về tuyến Bắc Bình (An Lỗ). Theo kế hoạch này liên đoàn 14 biệt động phối trí từ cầu An Lỗ đến phá Tam Giang và nối với trung đoàn 51 sư đoàn 1 bộ binh ở phía tây (khu vực núi Giót). Liên đoàn 913 địa phương quân ở phía sau tuyến Bắc Bình, lữ đoàn kỵ binh 1 xuất phái khỏi tư lệnh nhẹ thủy quân lục chiến làm trù bị cho tư lệnh tiền phương quân đoàn 1.


Hoàn tất trì hoãn chiến về tuyến Bắc Bình.

- 24 tháng 3 năm 1975. Tình hình trở nên nặng nề. Tại khu vực lữ 147 (An Lỗ) áp lực bộ binh và pháo binh Quân giải phóng mỗi lúc một tăng với ý định vượt sông An Lỗ.

- 13 giờ 00, Bộ tư lệnh nhẹ thủy quân lục chiến di chuyển về Thuận An (căn cứ Trần Ba).

- 14 giờ 30, trung tướng tư lệnh tiền phương quân đoàn 1, chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh, đại tá tư lệnh phó sư đoàn thủy quân lục chiến họp duyệt xét tình hình tại căn cứ hải quân Thuận An.


Nhận định chung:

a) Tình hình An Lỗ: - Liên đoàn 14 biệt động quân với quân số hiện hữu (300 người) và khả năng cơ giới tăng cường (1 chi đội M.113) không thể giữ vững tuyến Bắc Bình trong phạm vi trách nhiệm khi xảy ra cuộc tiến công. Nếu tuyến này bị vỡ sẽ có ảnh hưởng đối với hậu tuyến lữ 147, đồng thời con đường Huế - Thuận An sẽ bị cắt đứt, thành nội Huế trong đó có Bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn 1 bị cô lập.

- Liên đoàn 913 địa phương quân không nằm vững tình hình các đơn vị trực thuộc, một số lớn quân nhân trong đó có cả cấp chỉ huy đã tự động rã ngũ về lo di tản gia đình.


b) Tình hình sư đoàn 1 bộ binh: một số vị trí phía tây bị mất, áp lực Quân giải phóng mạnh và tràn xuống đồng bằng Phú Thứ. Dĩ nhiên trong một thời gian không lâu, đường Huế - Thuận An sẽ bị cắt đứt. Một số binh sĩ và cán bộ tự động rời đơn vị về lo di tản gia đình.


c) Tình hình Huế và bến phà Tân Mỹ: Tình hình hỗn độn xảy ra trong thành phố Huế, súng nổ bừa bãi, hàng ngàn dân chúng và binh sĩ ngược xuôi di tản, cướp giật tại một vài nơi. Tại bến phà Tân Mỹ hàng ngàn đồng bào chen chúc làm tắc nghẽn giao thông và đình trệ hoạt động của phà Tân Mỹ, số đồng bào này tập trung để chờ L.C.U. và sà lan chở vào Đà Nẵng, nhưng giờ chót không thấy đến.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM