Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:58:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bắc Hải Vân Xuân 1975  (Đọc 3210 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #30 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2022, 08:31:36 am »

VII. Phải chăng ngày 20 tháng 3 năm 1975 là ngày tương đối yên tĩnh?

Sau này, một số sĩ quan nguy cấp thiếu tá, trung tá mà chúng tôi gặp ở trại cải tạo đều coi ngày 20 tháng 3 năm 1975 là ngày tương đối yên tĩnh. Các trận chiến đấu lắng xuống, chỉ có những vụ pháo kích nhỏ.    Tụi thủy quân lục chiến và bảo an ở bắc An Lỗ sau khi đã lúng túng hốt hoảng chạy từ Quảng Trị vào, bấy giờ đã hoàn tất cuộc trì hoãn chiến về tuyến đỏ. Hoàn tất là cách nói của sĩ quan cấp dưới để yên lòng cấp trên, chứ thực tình thì làm sao mà hoàn tất được? Binh lính đứa thì bị chết, đứa bị thương, nhiều thằng chạy lạc đơn vị lung tung, đa số lại tự ý rã ngũ về lo di tản gia đình; ngay việc xốc lại lực lượng của chúng cũng chưa thể xong được trong chốc lát. Nói gì đến việc bố trí chiến đấu cho chu toàn.


Tụi sư đoàn 1 bộ binh ở phía tây - nam Huế cảm thấy yên tĩnh vì tình hình ở tuyến phòng ngự có vẻ dịu đi, không có những trận đụng độ lớn. Pháo kích vào Mang Cá và Tây Lộc thì không liên quan gì tới chúng. Dạ Lê Thượng - nơi sư bộ chúng đóng chưa bị ăn pháo có nghĩa là chưa có đánh lớn. Bọn chúng nghiệm thấy thế vì từ trước tới nay chỉ năm 1972 mới bị pháo kích dữ dội.


Trước áp lực tiến công trong quy mô chiến dịch tổng hợp của ta, được một ngày yên tĩnh, tên sĩ quan ngụy nào cũng cảm thấy nhẹ nhõm thoải mái và hy vọng yên tĩnh kéo dài.

Nhưng thực tế, thì những sự kiện gì đã xảy ra trong ngày 20 tháng 3?

Theo lời khai của Nguyễn Thành Trí - như trên đã trích dẫn - thì hôm đó, Ngô Quang Trưởng tư lệnh quân đoàn 1 bay ra Hướng Điền chủ trì cuộc tường trình về tình hình bắc Hải Vân. Tên tướng người nhỏ bé luôn luôn có bộ mặt lạnh như tiền ấy chắc không thể có sự yên tĩnh trong tâm hồn được. Hắn kéo tụi tướng lĩnh bộ hạ ra tận Hướng Điền - nơi cách ta chỉ trong vòng 10 ki-lô-mét để hội họp, hẳn không phải ngẫu nhiên. Sao không họp ở Mang Cá, ở Dạ Lê Thượng, ở An Lỗ, v.v... mà kéo nhau ra nơi đầu sóng ngọn gió như thế? "Con người hùng của Việt Nam cộng hòa" thường hay chơi trội. Hắn muốn gây ấn tượng cho lời tuyên bố của hắn, gây ấn tượng cho cấp dưới và cho cả cấp trên, cho Thiệu, cho Viên, v.v... Hắn chấp nhận hơn là bắt buộc phải chấp nhận sự thất bại ở Quảng Trị, nhưng phải chặn đứng đối phương lại ở đây, trên tuyến đỏ, hoặc cùng lắm là trên tuyến Bắc Bình (An Lỗ). Tuyến Bắc Bình là tuyến cuối cùng phải bằng mọi giá, giữ cho được". Ít ra trong lời tuyên bố này cũng chứng tỏ hắn không còn hy vọng làm lại một cú phản kích như năm 1972. Tuy nhiên, hắn có vẻ đổ vấy cho Thiệu, Viên với lối rút lui, co cụm chiến lược và điều hầu hết lực lượng tổng dự bị chiến lược về Sài Gòn, bỏ hở vùng chiến thuật 1. Đã mất hai huyện Sơn Trà và Trà Bồng trong Quảng Ngãi, nay lại mất thêm Quảng Trị. Hắn muốn làm cái gì đó, để chứng tỏ hắn có khả năng xoay chuyển được tình thế nếu hắn gây áp lực được với Thiệu, Viên. Nghĩa là chẳng những không điều nốt lữ dù 1 về Sài Gòn, mà còn trả lại toàn sư đoàn dù trở về đội hình như cũ.


Tên tướng ít nói ấy, đã vung ra một lời thề: "Nếu có phải chết trên đường phố Huế cũng quyết giữ đến cùng!". Hắn tuyên bố tử thủ Huế để đặt điều kiện với cấp trên? Hay để chấp hành mệnh lệnh của trên? Hoặc để vỗ về trấn an dân chúng đang hoảng loạn, binh sĩ đang tan rã? Dầu với mục đích nào đi nữa, thì hắn vẫn muốn bộc lộ cái bản lĩnh của hắn – "con người hùng của Việt Nam Cộng hòa" đang ở trong tình trạng rối bời, đau khổ nhất của cuộc đời binh nghiệp hẳn.


Hắn vừa tuyên bố tử thủ Huế xong thì nhận được bức điện của Cao Văn Viên:

Hỏa tốc:
Công điện mang tay
20/545 H/3-1975 T 20.3/75/Sta

Nơi gửi: BTTM/phòng 3

Nơi nhận: BTL/QĐ1, QK1 (CĐ) (VFTL)

Thông báo – văn phòng Tổng thống
   - Văn phòng đại tướng TTMT/QLVNCH bản văn số 9.428/F341.

Tham chiếu: CÐ số 9.424/TTM/F342 ngày 20/145 H/3/1975 của Bộ TTM, tiếp theo công điện dẫn thượng, Bộ tổng tham mưu kính chuyển đến quý Bộ tư lệnh chỉ thị của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa sau đây:

Thứ 1: Phương tiện eo hẹp về không quân và hải quân, chỉ cho phép yểm trợ được một enclave1 (Cao Văn Viên có lối hay dùng xen tiếng Pháp vào trong công điện công văn. Enclave: vùng đất được sáp nhập vào, ở đây có nghĩa là vùng đất để co cụm chiến lược) mà thôi. Vậy nên mener1 (Mener: dẫn dắt chỉ hủy) trì hoàn chiến về tuyến đèo Hải Vân nếu tình hình cho phép.

Thứ 2: Đáp nhận và hiểu chỉ thị này.
   Đại tướng Cao Văn Viên
   Tổng tham mưu trưởng
   Quân lực Việt Nam Cộng hòa



Tiếp theo bức điện này, ngày 21 tháng 3 năm 1975, Cao Văn Viên lại gửi tiếp một công điện mang tay số 9364/TTM/P341 giải thích thêm một số chữ nghĩa, sợ cấp dưới hiểu sai ý. Xin trích nội dung ra sau đây:

"... Bộ tổng tham mưu kính chuyển đến quý Bộ tư lệnh bút phê sau đây của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa liên quan đến mục 1 của công điện dẫn thượng, nguyên văn như sau: Nói đúng hơn là khi tình hình đòi hỏi và còn cho phép thực hiện kịp thời".

Những ngày sau đó, Cao Văn Viên còn gửi tiếp mấy cái công điện nữa. Tất cả những bức điện ấy đều là những chỉ chị tử thủ Đà Nẵng bằng lực lượng 3 sư đoàn bộ binh: 1, 2, 3. Còn sư thủy quân lục chiến vẫn bị đòi hoàn trả về Sài Gòn khi đã ổn định được cái gọi là "enclave" Đà Nẵng. Rõ ràng là Thiệu, Viên có ý định bỏ Huế ít nhất là từ ngày 20 tháng 3 năm 1975 để về co cụm ở Đà Nẵng, và chủ yếu là đề rút bớt lực lượng tổng dự bị chiến lược về phòng thủ Sài Gòn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #31 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2022, 08:34:00 am »

Cũng trong ngày 20 tháng 3 năm 1975 Cao Văn Viên còn gửi cho Ngô Quang Trưởng một bức điện thúc trả gấp lính dù:

... "Lữ đoàn 1 nhảy dù ở lại cũng không biến đổi được tình hình, trái lại, ở quân khu 3 tình hình rất sôi động, mất "équilibre"1 (Equilibre: thăng bằng) phía bạn. Tùy theo khả năng của quân đoàn và biến chuyển của tình hình, quân đoàn áp dụng các "plan"² (Plan: kế hoạch) đã trình bày. Yêu cầu cho lữ đoàn 1 nhảy dù về gấp...".


Dĩ nhiên là Ngô Quang Trưởng phải chấp hành - chắc hắn thấy cái lối gây áp lực với cấp trên không hữu hiệu. Lời thề sẵn sàng chết trên đường phố Huế sẽ trở thành trò cười cho thiện ha, khi cấp trên hắn có ý định bỏ Huế. Và ngay bây giờ cũng đã quá bối rối, vì hắn biết chắc là chúng ta không thể để cho hắn tự do thực hiện cái gọi là các "plan" đã trình bày, thực hiện các chỉ thị của Thiệu, Viên.


Trong cái tình hình tương đối yên tĩnh của ngày 20 tháng 3, một tên tướng ranh ma như Ngô Quang Trưởng cũng thừa hiểu đấy chẳng qua là cái lặng gió trước cơn bão lớn. Áp lực của đối phương đã gia tăng cả ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lẫn ở Trị Thiên, rồi sẽ còn gia tăng nữa. Liệu hắn có chèo chống nổi không, khi cấp trên của hắn chỉ lo bảo vệ có Sài Gòn?    Ngày hôm đó, 20 tháng 3 năm 1975, Ngô Quang Trưởng đã gửi điện
lên cho Thiệu:

Bức điện

   Nơi gửi: Tư lệnh quân đoàn 1/quân khu 1
   Nơi nhận: Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (kính nhờ đại tướng Tổng tham mưu trưởng chuyển trình)

   Bản văn số 032/QĐ1/QK1/VFTL/30/3/1975
   Tham chiếu CĐ số 9428/TTL/F341 ngày 20/545H/3/1975.
   Trân trọng kính trình Tổng thống.
   Tự nhận thấy đuối sức và bối rối, sợ rằng không hoàn thành trách nhiệm.

   Kính xin Tổng thống cho được từ chức và "Fin"1 (Fin: hết, cuối cùng, ở đây Ngô Quang Trưởng muốn nói là hết).

   Ký tên: Trung tướng Ngô Quang Trưởng.
   KBC4109 ngày 20/3/1975



Bản văn này có đề "tham chiếu công điện số 9428...", chứng tỏ Ngô Quang Trưởng phản ứng trước cái chỉ thị bỏ Huế về tử thủ Đà Nẵng. Điều quan trọng hơn là có lẽ hắn không còn tin tưởng gì mấy đến các kế hoạch tử thủ, hắn đã cảm thấy được sự thất bại khó lòng cứu vãn nổi. Đàng nào thì Huế cũng mất, và số phận của Đà Nẵng cũng chẳng hơn gì, sớm muộn cũng mất nốt. Hắn muốn tránh cái vết nhục ấy, nói cho đúng hơn là đổ vết nhục lên đầu những tên khác. Sự cố này đâu phải tại tướng Trưởng, mà là tại ông Thiệu, ông Viên. Tuy nhiên, không ai hiểu được hắn chán nản, đau đớn thế nào khi phải hạ bút viết điện xin tứ chức, may ra chỉ có vợ hắn. Hãy tưởng tượng cả quân đoàn, cả quân khu sẽ chiến đấu như thế nào khi vị tư lệnh quá bối rối, chán nản đang chờ cấp trên cho từ chức, cho rút lui khỏi trận chiến? Ngày 20 tháng 3 năm 1975 - ngày ảm đạm nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Ngô Quang Trưởng là thế đấy!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #32 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2022, 08:35:35 am »

Ngày 20 tháng 3 năm 1975, ở sở chỉ huy quân khu Trị Thiên lại là một ngày sôi nổi vui vẻ. Qua những ngày mưa, hôm ấy trời quang, nắng hửng. Anh em chúng tôi còn nói với nhau là trời chiều chúng ta, mừng Quảng Trị giải phóng, trời nắng là phải. Đã nghe tiếng cười sảng khoái của anh Lê Tự Đồng và anh Hồ Tú Nam. Ở Bộ tham mưu chúng tôi cũng vậy, sôi nổi và rôm rả vẫn là câu chuyện về Quảng Trị giải phóng. Cả những kỷ niệm hồi năm 1972 lẫn những chuyện mới xảy ra hôm qua. Không khí hồ hởi như ngày hội. Anh nào còn gói trà, bao thuốc lá, hộp sữa trong ba lô đều dốc ra "liên hoan", Nói là liên hoan, chứ chúng tôi cũng không có thì giờ nhấm nháp niềm vui, công việc lúc này đòi hỏi hết sức khẩn trương. Quảng Trị được giải phóng một cách nhanh chóng đã đặt ra vấn đề rất mới đối với chiến trường Trị Thiên: địch đã buộc phải co cụm lớn trong thế bị động và hoang mang cực độ, thời cơ lớn đã đến, khả năng giải phóng Huế đã xuất hiện.


Chiều 19 tháng 3 Bộ tư lệnh quân khu đã nghiên cứu tình hình đề ra phương án giải phóng Thừa Thiên - Huế và sáng 20 tháng 3 đã trình thường vụ khu ủy để thông qua kế hoạch. (Để tranh thủ thời gian, ngay tối hôm 19 tháng 3 Bộ tư lệnh đã họp cán bộ để quán triệt quyết tâm và giao nhiệm vụ mới).


Cũng trong ngày 20 tháng 3 năm 1975, trung tướng Lê Trọng Tấn thay mặt Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho Bộ tư lệnh quân khu Trị Thiên như sau:

"Việc lấy lại được toàn bộ tỉnh Quảng Trị rất đáng hoan nghênh. Bộ đội không được dừng lại ở Mỹ Chánh, mà phải tiếp tục tiến công từ hướng Hải Lăng, Hướng Điền, Phong Điền, Quảng Điền.

Để hình thành một mũi tiến công kết hợp với quân đoàn tiêu diệt địch ở Huế, cắt đường cửa Thuận An, cần tập trung ít nhất là 2 trung đoàn (trung đoàn 4 và trung đoàn 46) tiến công quân địch phía bắc Huế.

Có tin địch dự định rút bỏ khỏi Thừa Thiên, Huế, Quảng Ngãi để co cụm lực lượng vào những trọng điểm chiến lược. Cần theo dõi chặt chẽ và hành động táo bạo, kịp thời".

Được chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu soi sáng thêm, chắc hẳn Bộ tư lệnh quân khu càng vững thêm vào quyết tâm của mình.

Tình thế quân địch lúc này quả là vô cùng quẫn bách. Chúng đang hoang mang giữa hai khả năng: bỏ Huế hoặc quyết giữ Huế. Nghe đâu, có tin từ cơ sở của ta trong thành điện ra cho biết, ngày 19 tháng 3 trong khi địch ở Quảng Trị đang bị đánh phải rút chạy, bọn chỉ huy ở Thừa Thiên thấy "Huế khó giữ" chuẩn bị kế hoạch rút vào Đà Nẵng, ra lệnh sơ tán dân và phát "tiêu lệnh" phá hoại vũ khí, phương tiện kỹ thuật. Nhưng sáng 20 tháng 3 chúng hủy lệnh đó, chủ trương cử ở lại Huế, quyết tử thủ Huế vì đã có thế lực mới. Chính là cái ngày mà Ngô Quang Trưởng đã thề "nếu có phải chết trên đường phố Huế cũng quyết giữ đến cùng", ý định của chúng là:

- Giữ vững tuyến Mỹ Chánh – Thanh Hương, tạo điều kiện cho phía sau xây dựng trận địa bảo vệ Huế.

- Tăng cường tuyến Sông Bồ. Ngoài lực lượng sẵn có tại chỗ như lữ 147 thủy quân lục chiến, lữ kỵ binh, thiết đoàn 20, chúng có ý định điều thêm lữ 468 thủy quân lục chiến từ Sài Gòn ra thay cho lính dù ở Đà Nẵng, nay ra tăng cường cho bắc Huế triển khai từ Sịa đến Hướng Điền.

- Giữ vững vòng cung phía tây và tây-nam Huế từ núi Gió, Hòn Vượn qua Bình Điền về Mỏ Tàu – 303 bằng lực lượng sư đoàn bộ binh 1, liên đoàn biệt động 15, thiết đoàn 7 và một số tiểu đoàn bảo an.

- Bảo vệ cho được giao thông Huế – Đà Nẵng bằng lữ 258 thủy quân lục chiến và liên đoàn bảo an 914.

Kế hoạch giữ vững Thừa Thiên - Huế của chúng đang đứng chơi vơi trên ý đồ của Thiệu, Viên là trì hoãn chiến về đèo Hải Vân. Mặt khác chúng không thể lường được trong lúc đó quyết tâm của ta đang được phổ biến xuống tận chiến sĩ, tận cán bộ cơ sở quần chúng. Nội dung quyết tâm là tranh thủ thời cơ, dốc toàn lực giải phóng Thừa Thiên - Huế bằng một cuộc tiến công tổng hợp toàn diện, lấy chia cắt và bao vây chiến dịch kết hợp với các mũi thọc sâu của chủ lực làm biện pháp then chốt, đồng thời sử dụng lực lượng vũ trang địa phương trực tiếp đánh địch hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, đưa chiến dịch đến toàn thắng. Hết sức chú ý không cho địch cụm lại trong thành phố.


Các mũi tiến công chủ yếu của chúng ta được Bộ tư lệnh quân khu và Bộ tư lệnh quân đoàn thống nhất quyết định như sau:

- Trên hướng nam: quân đoàn 2 tập trung lực lượng cắt đứt giao thông dưới chân núi Kim Sắc – Lưỡi Cái và phát triển tiến công thành hai mũi: một mũi từ bàn đạp cắt giao thông thọc nhanh ra cảng Tân Mỹ; một mũi từ 303 – La Sơn tiến ra Huế. Hai tiểu đoàn 5 và 21 của quân khu dùng hỏa lực khống chế cửa Tư Hiền, đánh chiếm quận lỵ Vĩnh Lộc và phát triển ra cửa Thuận An.

- Trên hướng bắc, về phía đông, 2 tiểu đoàn của Quảng Trị, được tăng cường pháo binh và xe tăng tiến vào đánh chiếm quận lỵ Hướng Điền, rồi phát triển vào cửa Thuận An và ngã ba Sình.

- Về phía tây, trung đoàn 4, được tăng cường 1 tiểu đoàn Quảng Trị, có trung đoàn 46 làm dự bị, được pháo binh yểm trợ, tiến công lữ 147 thủy quân lục chiến, phát triển về An Hòa và ngã ba Sình.

- Trên hướng đường 12, trung đoàn 6 và trung đoàn 271 đánh chiếm Đình Môn, Kim Ngọc, nhanh chóng vượt sông Hương, rồi trung đoàn 6 tiến vào khu tam giác thành phố chặn đứng trung đoàn 3 ngụy từ đường 12 về để tiêu diệt, trung đoàn 271 tiến về phía đông thành phố chia cắt Huế - Phú Bài, sau đó phát triển ra quận lỵ Phú Vang cùng lực lượng quân đoàn 2 hợp vây diệt địch.

- Kết hợp với tiểu đoàn 5 hải quân đặt thủy lôi, pháo binh của quân khu và của quân đoàn khống chế chặt cửa Thuận An, cửa Tư Hiền, đánh mạnh vào sở chỉ huy quân đoàn 1 tiền phương ở Huế và khu vực cảng Tân Mỹ.

- Toàn bộ lực lượng vũ trang còn lại của tỉnh, huyện, xã cùng với lực lượng chính trị về hết đồng bằng đánh địch và phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền.

Đồng thời với việc triển khai kế hoạch tiến công mới, chúng ta đặt vấn đề nghiên cứu và gấp rút chuẩn bị công tác quân quản thành phố Huế, và chuẩn bị mọi mặt cho bộ đội trong công tác quản lý vùng giải phóng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #33 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2022, 08:36:11 am »

Ngày 20 tháng 3 năm 1975, ngày chuẩn bị cuối cùng của quân đoàn 2 bước vào đợt hai của chiến dịch. Đặc biệt là sư đoàn 325 bây giờ mới được tung vào chiến đấu. Bộ tư lệnh quân đoàn đã tập trung vào kièm tra, đôn đốc giúp đỡ sư đoàn hoàn thành công tác chuẩn bị. Làm sao cho sư 325 chẳng những đánh thắng trận đầu, mà phải thắng giòn giã, liên tục, giành thắng lợi có tính chất quyết định cho chiến dịch. Ở hướng 303 - Mỏ Tàu, sư đoàn 324 đã chiến đấu vất và hơn 10 ngày qua, mặc dù hết sức cố gắng nhưng hiệu quả chiến đấu chưa cao. Hay nói một cách khác là hiệu quả chiến đấu của quân đoàn chưa cao. Sự quan tâm của quân đoàn đối với 325 là sự quan tâm tới một hướng mới, hướng hiểm yếu – và mặc dù trong mệnh lệnh tác chiến của quân đoàn lúc đầu coi đấy là hướng thứ yếu của quân đoàn, thì nay đã trở thành hướng chủ yếu – có tính chất quyết định. Mệnh lệnh của Bộ đã chỉ rõ: "phải cắt đứt đường 1, phải xuống đường 1". Anh Lê Trọng Tấn đã nói chuyện điện thoại trực tiếp với anh An, anh Linh về sự tập trung vào hướng Kim Sắc - Lưỡi Cái này và đã gợi ý có thể bỏ 303 – Mỏ Tàu. Tuy nhiên, 324 đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp tục chiến đấu. Thắng lợi của 325 sẽ tạo điều kiện cho 324 thắng lợi và ngược lại. Đây là mối tương quan hữu cơ giữa hai hướng – nói cho đúng hơn là giữa hai mũi trong phạm vi đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu của toàn chiến trường Trị Thiên.


Lúc này, các cán bộ sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn đều tập trung mọi sức lực, mọi cố gắng để thực hiện cho được quyết tâm của từng đơn vị đã đề ra, những quyết tâm nằm trong kế hoạch cơ bản. Đương nhiên trong kế hoạch cơ bản cũng có nhắc tới thời cơ, tuy hãy còn thận trọng, dè dặt. Thực ra, kế hoạch thời cơ có nghĩa là kế hoạch cơ bản được thực hiện tốt nhất, xuất sắc nhất và được phát triển trong thời cơ mới. Đối với quân đoàn 2 trong nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên, kế hoạch thời cơ chính là kế hoạch dự định sẽ thực hiện trong chiến dịch 2 (mùa thu 1975). Trước mắt là phải hoàn thành bằng được quyết tâm đã nêu, nhưng đồng thời Bộ tư lệnh quân đoàn đều hiểu rằng, đang có những yêu cầu cao hơn do tình hình thuận lợi mới đặt ra.


Cụ thể đối với sư đoàn 325 giờ đây không còn như quyết tâm của sư đoàn đã đề ra là tiêu diệt 2 tiểu đoàn địch phòng ngự trên điểm cao 560, 494, hòn Kim Sắc trong thời gian 2 đến 3 ngày – mà phải tiêu diệt nhanh gọn, chậm nhất là trong 1 ngày. Không phải chốt giữ mà là tiến công liên tục. Không phải cắt đứt đường 1 từng thời gian, mà cắt đứt hoàn toàn, cắt hẳn với thời gian nhanh nhất, tạo thành cái thế chiến dịch lớn. Không phải giải phóng riêng quận Phú Lộc mà cùng các đơn vị khác giải phóng toàn bộ Thừa Thiên– Huế, những yêu cầu cao hơn ấy đang được cán bộ các cấp sáng tỏ dần dần từng bước. Nhận thức thường lạc hậu so với thực tế. Phải làm nên thắng lợi, và bản thân thắng lợi sẽ có tiếng nói hùng hồn với nhận thức của cán bộ. Điều đó có thể giải thích được tại sao Bộ tư lệnh quân đoàn 2 hết sức chú ý tập trung sự chỉ đạo cho sư đoàn 325 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chiều 20 tháng 3 năm 1975, anh An, tư lệnh quân đoàn gọi dây nói cho anh Tâm, sư trưởng 325 giọng vui vẻ:

- Thế nào? Đã ổn cả chưa? Có đảm bảo chắc thắng không?

- Báo cáo thủ trưởng, sư đoàn 325 đã sẵn sàng! Xin hứa với quân đoàn sẽ hoàn thành nhiệm vụ.

- Nhưng phải xuất sắc chứ?

Có tiếng anh Tâm cười:

- Báo cáo, xin hết sức cố gắng.

Sau này, chúng ta biết sư đoàn 325 đã hết sức cố gắng, chẳng những thực hiện được lời hứa quyết tâm, mà còn tỏ ra xuất sắc trong hoàn thành nhiệm vụ. Tuy vậy, lúc bấy giờ, đứng ở cương vị sư trưởng, anh Tâm vừa phải tỏ ra khiêm tốn với cấp trên, vừa chưa dám đoán chắc được mức độ thắng lợi như thế nào. Về một mặt nào đó mà nói, thắng lợi của một chiến dịch, một trận đánh không chỉ tùy thuộc ở khả năng và công sức của cán bộ chỉ huy, mà còn ở công sức và xương máu của chiến sĩ.


Lúc này, các chiến sĩ của sư đoàn đều đã triển khai chiến đấu. Trung đoàn 101 đang tiếp cận các mục tiêu 310, 312, 329, bình độ 275; trung đoàn 18 đang tiếp cận các mục tiêu 560, 494, 520 và Yên Ngựa, sở chỉ huy sư đoàn, trung đoàn đã vào vị trí. Trận địa pháo trên cao, trên hòn Lưỡi Cái tuy còn phải tiếp tục hoàn chỉnh, nhưng trung đoàn trưởng trung đoàn 84 pháo của sư đoàn đã hứa sẽ nổ súng đúng giờ. Bộ tư lệnh sư đoàn hoàn toàn tin tưởng vào trung đoàn 84, trung đoàn đã được tuyên dương anh hùng, từng trút lửa lên đầu Mỹ Trị những trận khiếp vía. Giờ đây, rừng núi hoàn toàn yên tĩnh. Thỉnh thoảng có đôi loạt pháo địch bắn vào những nơi chúng nghi ngờ ở phía sau. Ngoài ra, có thể nghe được tiếng suối chảy, tiếng chim chào mào đá bay ríu rít về tổ.


Thời gian lúc này là thời gian của những khẩu súng bồn chồn trong tay chiến sĩ ta, đợi chờ trút giận.

Dĩ nhiên tên thiếu tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 61 biệt động quân là không hay biết gì. Hắn vẫn nhởn nhơ hú hí với cô vợ trẻ của hắn trong hầm kèo ở sở chỉ huy tiểu đoàn trên điểm cao 560. Chắc hắn bây giờ hắn vẫn nghĩ rằng: ngày 20 tháng 3 là một ngày đẹp, một ngày thật yên tĩnh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:15:51 am »

VIII. Nhát dao sắc bén cắt đứt đường 1 đòn hiểm nhất của trận tiến công

Nhìn lên bản đồ của Thừa Thiên, ta thấy khi con đường 1 và đường sắt chạy vào đến Truồi (tức căn cứ Lương Điền) thì lọt vào một doi đất rất hẹp, một bên là phá Cầu Hai, một bên là chân dãy Trường Sơn. Doi đất hẹp ấy kéo dài đến đèo Phước Tượng, rồi mới phình ra. Nhưng cũng chỉ được một đoạn - đến đèo Phú Gia, gặp đầm An Cư, lại trở về thế như cũ, có khi hẹp hơn, chênh vênh hơn. Đến đây con đường 1 phải lượn qua bên trái đầm, sát biển, còn con đường sắt vẫn men theo chân Trường Sơn để cuối cùng cả hai cùng đến Lăng Cô, vượt đèo Hải Vân, về Đà Nẵng.


Vùng đất hiểm yếu thuộc huyện Phú Lộc này được chọn làm khu vực tác chiến của sư đoàn 325. Lực lượng địch ở đây gồm có:

- Liên đoàn biệt động quân 15 (trước đây ở Phú Bài làm đội dự bị cho sư đoàn 1 bộ binh, sau khi ta đánh ở Mỏ Tàu – 303, mới được điều vào tăng cường cho tuyến phòng ngự).

- Lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến (ở Quảng Trị mới vào hôm 18 tháng 3 năm 1975) thay cho lữ 1 dù.

- Liên đoàn bảo an 914.

- Tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 1, sư đoàn 1.


Lực lượng của chúng được bố trí như sau:

- Tại căn cứ Lương Điền có sở chỉ huy liên đoàn 15 biệt động quân, tiểu đoàn 94 biệt động quân, 1 tiểu đoàn pháo hỗn hợp và tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 1, sư đoàn 1.

- Căn cứ Phước Tượng có sở chỉ huy lữ 258, 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 pháo đội 105 ly.

- Quận lỵ Phú Lộc có sở chỉ huy chi khu, 1 trung đội bảo an của tiểu đoàn 128, 1 trung đội pháo 105 ly (hai khẩu).

- Dãy điểm cao 560, 494, 520, Lộc Điền, Ràn Bò, 360 do tiểu đoàn 61 biệt động quân đóng giữ (sở chỉ huy tiểu đoàn 1 ở điểm cao 560).

- Dãy hòn Kim Sắc do tiểu đoàn 60 biệt động quân chốt từ điểm cao 312 – 310 – 329 đến bình độ 275 (sở chỉ huy tiểu đoàn ở bình độ 275),

- Day Đá Bấc, Bạch Thạch, Mũi Né, 363 do tiểu đoàn 8 thủy quân lục chiến chốt giữ (sở chỉ huy tiểu đoàn cùng hai khẩu 155 ở đông Mũi Né). Tất cả lực lượng trên đều dưới quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh ngụy. Rõ ràng là khu vực này địch có chú ý tăng cường phòng thủ, nhưng so với ngoài Mỏ Tàu sơ hở. Kẻ địch tin vào thế rừng núi hiểm trở phía nam Phú Lộc, nơi ta khó triển khai đội hình và binh khí kỹ thuật để mở tiến công lớn.


Tuy vậy, đã có triệu chứng địch đánh hơi thấy điều gì đó bất thường. Tung thám báo, biệt kích, cho máy bay trinh sát thường xuyên, bắn pháo vào các nơi chúng nghi ngờ ta tập kết quân, rốt cuộc, chúng chỉ nghi nghi hoặc hoặc. Trong lúc đó, sư đoàn 325 đang gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị và đã xây dựng xong quyết tâm chiến đấu. Các đồng chí trong Bộ tư lệnh sư đoàn đều hiểu rằng, thời cơ thuận lợi mới đang đặt ra cho đơn vị những yêu cầu cao hơn về hiệu suất chiến đấu. Nổi bật hơn cả trong những yêu cầu đó là phải cắt đứt cho được đường 1.


Bằng mọi giá, phải cắt đứt cho được, cắt hẳn, chứ không phải cắt từng lúc. Đấy là yêu cầu lớn của chiến dịch mà sư đoàn 325 có trọng trách phải hoàn thành. Cắt đứt đường 1 sẽ tạo thành thế chia cắt chiến dịch, gây rung động mạnh mẽ trong hàng ngũ địch cả ở Huế lẫn Đà Nẵng.


Cố nhiên là muốn cắt được đường 1, phải đập tan hệ thống phòng ngự của địch ở các điểm cao án ngữ phía tây: 560, 494, 520, hòn Kim Sắc. Sư đoàn đã giao nhiệm vụ cho trung đoàn 18 tiến công ở hướng chủ yếu của sư đoàn, đánh chiếm các điểm cao 560, 494, 520, Yên Ngựa, và trung đoàn 101 tiến công ở hướng thứ yếu nhằm tiêu diệt địch trên các điểm cao 310, 312, 329 và bình độ 275. Coi như sư đoàn không còn lực lượng dự bị. Trung đoàn 95 đã được Bộ điều di tham gia giải phóng Buôn Mê Thuột, sự kiện này là một vinh dự cho sư đoàn, nhưng đồng thời cũng gây nên những băn khoăn lo lắng trong tâm tư cán bộ, chiến sĩ. Vắng mặt trung đoàn được coi là cứng nhất, được huấn luyện chu đáo nhất, trong lúc sư đoàn phải đảm nhiệm một nhiệm vụ chiến đấu quan trọng, cán bộ ta ít nhiều cũng xuýt xoa, giá mà sư đoàn đầy dủ... Chính vì sư đoàn không đầy đủ, nên Đảng ủy và Bộ tư lệnh sư đoàn, khi bố trí lực lượng đã có cân nhắc tính toán. Trung đoàn 101, một trung đoàn khá, nhưng chỉ đánh hướng thứ yếu là cốt dành sức để sư đoàn giao nhiệm vụ tiếp nối. Trung đoàn 18 có nhiều thành tích trong chiến dịch 1972, nổi tiếng nhất là trận Nhan Biều, tiêu diệt tiểu đoàn 6 thủy quân lục một tiểu đoàn đã được Thiệu phong anh hùng, trong thời kỳ phòng ngự ở tuyến tiếp xúc chiến Tích Tường – Như Lệ đến tây Hải Lăng, trung đoàn 18 đã làm tròn nhiệm vụ không để mất đất, lại còn củng cố được thế đứng chân. Tuy nhiên, trung đoàn còn có những thiếu sót mà các cán bộ trong sư đoàn đều biết tới. Đấy là vụ tập kích không thành công ở "H. I. C" và vụ để mất "Đồi Xanh" - một chốt mà đơn vị vừa chiếm được. Dù có thể có lý do giải thích này nọ, song những vụ này cũng đã gây tai tiếng cho trung đoàn.


Lần này, đưa trung đoàn 18 vào chiến đấu hướng chủ yếu của sư đoàn, ngoài việc đánh giá trung đoàn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, sư đoàn cũng muốn tạo điều kiện cho trung đoàn lập công cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 18 thường gọi là "rửa hận H. I.C và Đồi Xanh".


Bộ tư lệnh sư đoàn 325 tập trung sự chỉ huy, chỉ đạo cho hướng tiến công chủ yếu, cử đồng chí Huy sư phó trực tiếp giúp đỡ trung đoàn 18 hoàn thành nhiệm vụ.

Sở chỉ huy sư đoàn 325 đóng ở đồi 660, bên cạnh là đài quan sát. Nơi dây, nếu trời quang đãng, có thể nhìn thấy được bộ binh xung phong ở các điểm cao, nhất là ở hướng trung đoàn 18.

Giờ đây các chiến sĩ đã áp sát các mục tiêu công kích. Họ đã vất và hành quân từ sáng 19 tháng 3 theo những con đường ống xuyên rừng tự mở, cố tránh những đường mòn địch thường đi lại sục sạo. Ăn cơm nắm, uống nước lã, ngủ vật ngủ vờ bên cạnh công sự làm gấp, họ nín từng tiếng ho, nhịn cả hút thuốc để đảm bảo bí mật tiếp cận. Ngày hôm qua, 20 tháng 3 bắt được tin của đài địch, là chúng đã cho quân lên chiếm đồi 500, nơi đặt sở chỉ huy trung đoàn 18. Thực ra từ đường 1 chúng có nống ra sục sạo và nằm phục dưới chân đồi 500. Một đồng chí đại đội phó của trung đoàn 18 đi hội báo về đã bị chúng bắn chết. Tất cả cơ quan trung đoàn bộ 18 phải bò ra đào công sự, sẵn sàng đánh địch. Cố nhiên, nếu xảy ra phải nỏ súng là một tình thế không thuận lợi. Nhưng thằng địch cũng chỉ sục sạo qua quýt rồi về. Dẫu chúng có nghi ngờ cũng không phát hiện được gì thêm. Một tình huống khác xảy ra nữa là tiểu đoàn 7 thuộc trung đoàn 18 trên đường tập kết quân bị bom tọa độ. Dẫu bị thương vong một số cán bộ, chiến sĩ trước giờ chiến đấu, nhưng tiểu đoàn 7 đã nhanh chóng khắc phục hậu quả, biến nỗi đau thương kia thành sức mạnh căm thù, sẵn sàng tiêu diệt điểm cao 520 và đồi Yên Ngựa trong nhiệm vụ được giao: tiến công hướng thứ yếu của trung đoàn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #35 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:16:51 am »

5 giờ sáng ngày 21 tháng 3 năm 1975. Trời đã mờ sáng mà sương mù quá dày dặc. Rừng núi tràn ngập trong một biển sương màu lam. Cây cối chung quanh sở chỉ huy cũng nhòa đi, nom hư hư thực thực như cảnh trong một giấc mơ. Sư trưởng Tâm và chính ủy Dương nhìn nhau lòng đều bồn chồn lo lắng. Chỉ còn 40 phút nữa là nổ súng, mà trời đất này thì pháo làm sao bắt được mục tiêu? Chiến đấu hợp đồng binh chủng, pháo đã kéo lên cao sẵn sàng nhà đạn mà đành câm tiếng, thì quả là đau thật. Chẳng lẽ xin quân đoàn lùi giờ nổ súng, nhưng lùi đến bao giờ ? Đành rằng, sư đoàn đã dự kiến đến tình huống khó khăn của pháo binh, yêu cầu các trung đoàn bộ binh lập phương án 2, phương án chiến đấu không có pháo chi viện, thì đấy là điều bất dắc dĩ. Trung đoàn 84 pháo do có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nên đã lấy sẵn phần tử bắn từ hôm qua, lúc trời quang, nhưng dầu sao bắn mà không quan sát được đạn nổ để điều chỉnh thì hiệu quả bắn sẽ hạn chế. Đấy là chưa nói đến tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra: "Đấm nhầm vào lưng" bộ binh. Trời sáng dần. Sương mù vẫn không bớt dày dặc. Đồng chí Tám trung đoàn trưởng pháo binh qua dây nói – đảm bảo với sư đoàn là trường hợp nào cũng có thể nổ súng được, chỉ xin sư đoàn cho lùi lại 10 phút để đủ thời gian phát quang xạ giới. Sư đoàn chấp nhận. Tuy vậy, sư trưởng Tâm văn gọi dây nói cho đồng chí Lẫm trung đoàn trưởng 18 và đồng chí Giảng trung đoàn trưởng 101 chuẩn bị chiến đấu theo phương án 2, không có "gấu" nghĩa là không có pháo chi viện.


May sao, trời quang dần, sương mù có mỏng đi. Và đúng 5 giờ 50 phút ngày 21 tháng 3 năm 1975, sư trưởng Tâm hạ lệnh cho pháo bắn.    

Pháo từ trên hòn Lưỡi Cái ở độ cao trên 700 mét bắn găm xuống nghe rất đanh. Sấm sét đang giáng xuống những điểm cao 560, 494, 520 và hòn Kim Sắc. Pháo của quân đoàn còn nã vào những trận địa pháo của địch ở Lương Điền, Mũi Né, Phước Tượng, Phú Lộc.


Trong lúc đó, ở phía Mỏ Tàu - 303, pháo của sư đoàn 324 cũng đang rót xuống 224, 273, núi Bông, núi Nghệ. Cả vùng rừng núi áp sát quốc lộ số 1 ở phía nam Huế đang rung chuyển trong tiếng pháo gầm.

6 giờ 45 pháo chuyển làn và tiếng súng con của bộ binh rộ lên, xen lẫn tiếng nồ ầm ầm của thủ pháo, lựu đạn đánh vào công sự, tiếng nổ của ĐKZ, B.40, B.41 tiêu diệt các hỏa điểm. Bộ binh ta đang xông lên đè bẹp sức đề kháng của địch.


Sau 30 phút chiến đấu, đại đội 11 tiểu đoàn 9 đã chiếm điểm cao 494, một điểm cao nhìn thẳng xuống quốc lộ 1.

Lát sau, tiểu đoàn 7 làm chủ điểm cao 520 và tiếp đến là đồi Yên Ngựa. Coi như tiểu đoàn 7 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tất cả mọi sự lo lắng của Ban chỉ huy trung đoàn 18 và Bộ tư lệnh sư đoàn 325 đều tập trung về điểm cao 560, nơi tiểu đoàn 9 đảm nhiệm công kích. Điểm cao 560, sở chỉ huy của tiểu đoàn 61 biệt động quân 15 là ngọn núi cao nhất trong hệ thống phòng ngự của địch ở khu vực này. Địa thế lại phức tạp, độ dốc lớn nhất là ở hướng đại đội 9. Có đập vỡ được điểm cao này mới coi như tiêu diệt được tiểu đoàn 61 biệt động quân và chọc thủng tuyến phòng ngự địch, để có điều kiện đánh xuống đường 1.


Sau một giờ chiến đấu gay go, đại đội 10 đã chiếm được mỏm 1, nhưng đến đấy cũng bị địch chặn lại không phát triển dược. Ở hướng đại đội 9 lại càng khó khăn hơn. Địch đã dựa vào địa thế có lợi, vừa dùng hỏa lực bắn thẳng, vừa tung lựu đạn và bắn cối cá nhân xuống, nên đại đội 9 bị thương vong khá nặng nề, không bứt phá lên được. Ngay sau khi đại đội 11 chiếm xong điểm cao 494, liền được lệnh tổ chức ngay một mũi đánh lên hướng đông 560 hỗ trợ cho đại đội 9, nhưng mũi này cũng phát triển rất khó khăn.


Sau hai tiếng đồng hồ chiến đấu ác liệt, tình thế vẫn chưa thay đổi, đại đội 10 tổ chức hỏa lực kiên quyết đẩy lùi mọi cố gắng của địch hòng đánh bật ta ra khỏi mỏm 1. Trận địa đầu cầu này vẫn được giữ vững.

Bộ tư lệnh sư đoàn ra lệnh cho trung đoàn 18, cử đồng chí Gang phó chính ủy và đồng chí Hóa trung đoàn phó xuống trực tiếp chỉ huy đánh chiếm cho được 560. Hai đồng chí này cấp tốc rời sở chỉ huy xuống ngay tiểu đoàn 9 nơi cuộc chiến đấu đang gay go căng thẳng.


Cho đến trưa, về hướng hòn Kim Sắc, trung đoàn 101 do chưa chuẩn bị được tốt, cách đánh còn nhập nhằng nên chưa dứt điểm được các mục tiêu 310 và 312 do tiểu đoàn 60 biệt động quân 15 chốt giữ.

Sau cuộc hội ý chớp nhoáng. Bộ tư lệnh sư đoàn 325 quyết định:    - Tung đại đội 7 thuộc tiểu đoàn 8 lực lượng dự bị cho tiểu đoàn 9 vào đánh 560.

- Lệnh cho tiểu đoàn 7 chỉ để một lực lượng chốt giữ các điểm đã chiếm được, xốc lại đội hình, sẵn sàng phát triển đánh 560.

- Tiểu đoàn 8 lực lượng dự bị của trung đoàn 18 (chỉ còn đại đội 5 và đại đội 6) sẵn sàng tại chỗ, đợi lệnh.

- Trung đoàn 101 tổ chức lại đội hình chiến đấu phải tiêu diệt được các điểm cao 310, 312, đồng thời đánh mỏm 329 hỗ trợ cho trung đoàn 18 dứt điểm 560. (Lúc đầu chủ trương của sư đoàn là giao trung đoàn 101 bao vây 310 và 312 lại, tập trung lực lượng làm dự bị cho trung đoàn 18 dứt điểm 560 để tràn xuống đường 1, nhưng trung đoàn 101 thiết tha đề nghị sư đoàn cho đánh nốt hai điểm cao trên). Tất cả quyết tâm của cán bộ chỉ huy từ trung đoàn, sư đoàn đến quân đoàn đều nhằm đánh gục kẻ địch ở 560, mục tiêu nguy hiểm nhất ngăn chặn sức đột phá của ta xuống đường 1. Bây giờ là sự hy vọng vào đại đội 7 mới được lệnh tung vào trận chiến.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:18:18 am »

Đại đội 7 thuộc tiểu đoàn 8 do đại đội trưởng Dinh và chính trị viên Bạch chỉ huy, làm đội dự bị cho tiểu đoàn 9, từ sáng đến nay vẫn bồn chồn nằm trong công sự dưới chân đồi 366, nơi cách cứ điểm 560 có 300 mét đường chim bay. Anh em đang bàn tán với nhau rằng làm anh dự bị đến là buồn. Hành quân thì đi cuối đội hình, vất vả muốn chết. Đến nơi, ngồi giữ đạn và ba lô, tăng võng cho tiểu đoàn 9, nghe người ta nổ súng, tay chân cứ ngứa ngáy ran lên mà vẫn chỉ được nghe ban chỉ huy đại đội dỗ dành: "các đồng chí cứ yên trí, chuẩn bị cho chu đáo vào!". "Liệu chuẩn bị chu đáo rồi có được thu dọn chiến trường và khiêng thương binh hộ tiểu đoàn 9 không?" - Có anh còn nói dỗi như thế.


Khi được lệnh vào chiến đấu vì tình hình 560 đang khó khăn, đại đội trưởng Đinh hô lên "đại đội 7 xuất kích!", thế là cả đại đội thành một hàng dọc xốc súng lao lên trong tiếng đại liên, trung liên và các cỡ súng bộ binh vẫn nổ dữ dội trên đồi 560. Con đường xuất kích nhằng nhịt cây rừng, có chỗ phải vượt qua những bụi mây bụi song, gai cào rách tay rách chân, nhưng anh em chiến sĩ đại đội 7 cứ mặc, vẫn nhanh chóng hướng về nơi súng nổ của đại đội 10 đang giữ bàn đạp tiến công trên mỏm 1.


Bất thần một chùm pháo địch phản ứng đúng vào giữa đội hình hành tiến. Rồi những chùm khác nổ liên tiếp. Đội hình bị cắt đôi ra. Khi dứt tiếng đại bác, điểm lại đã mất 23 đồng chí hy sinh và bị thương. Tình thế trở nên khó khăn phức tạp. Nhưng đại đội 7 được chuàn bị tư tưởng chu đáo nên không hề nao núng. Giao thương binh, tử sĩ lại cho đội tải thương tiểu đoàn 9, đại đội 7 với 37 tay súng còn lại, nhất quyết trả thủ cho đồng đội.


Đại đội trưởng Đinh và chính trị viên Bạch bàn với nhau và quyết định, không tung đơn vị tiến công vào hướng bàn đạp của đại đội 10; ở đấy địch đã chuẩn bị đầy đủ hỏa lực và xung lực sẵn sàng đối phó với ta. Thế bất ngờ không còn, mà lực lượng của đại đội 7 cũng không nhiều, nên đòn đột kích sẽ không mạnh, không hiểm. Phải chọn hướng bất ngờ khác.


Cán bộ đại đội, trung đội nhanh chóng bò đi nghiên cứu và quyết định tiến công vào bên trái cửa mở đại đội 10, nơi địch rất chủ quan vì thế đất rất có lợi cho địch phòng ngự, lại có một bãi mìn khá dày đặc rải ở triền đồi. Bấy giờ đã là 14 giờ 00 chiều, nhưng trời vẫn âm âm, sương trong rừng nhất là ở hẻm dốc vãn còn lãng đãng. Lợi dụng cây rừng, lợi dụng màn sương mỏng và nhất là thế sơ hở của địch, anh em nhanh chóng bò lên gỡ mìn, mở lối tiến công. Đồng chí Toán, một đảng viên kiên cường đã dẫn tổ 3 người nhanh chóng và bí mật áp sát hàng rào gỗ của địch. Anh ôm cả mìn theo, sẵn sàng cắn nổ để mở cửa khi không còn giữ được bí mật nữa. Nhưng anh đã nhấc được cọc rào lên không khó khăn mấy. Nhanh như chớp, cả tổ lọt vào, tung lựu đạn xuống chiến hào, súng AK kẹp nách rẹt vào mấy tên địch dang ngơ ngác bên công sự. Đại đội trưởng Đinh chỉ huy cả đơn vị lao lên. Lập tức từng tổ được chia ra đánh thẳng vào tung thâm địch. Khi mũi nhọn đại đội 7 đã cắm vào giữa rốn điểm cao 560, các đại đội 10, 11, 9 từ ba phía đều đồng loạt tiến công. Bất ngờ quá, hoảng hốt quả, kẻ địch chưa kip trở tay đã bị hạ, đã bị bắt. Tên thiếu tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 61, vội rời bỏ hầm kèo - nơi còn treo áo quần phụ nữ lẫn với quân phục, nơi khói súng chưa át nổi mùi nước hoa - chuồn theo chiến hào định tẩu thoát. Nhưng không kip, hắn đã bị tóm cổ.


Đúng 15 giờ ngày 21 tháng 3 năm 1975, đồng chí Triển tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 báo cáo lên trung đoàn trưởng Lẫm là đơn vị đã chiếm xong 560. Tin này được báo cáo lên sư đoàn, lên quân đoàn hết sức nhanh chóng. Thế là trung đoàn 18 ở hướng tiến công chủ yếu đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt tiểu đoàn 61 biệt động quân. Cùng lúc ấy, trung đoàn 101 cũng đánh chiếm xong hai điểm cao 310 và 312. Hệ thống án ngữ phía tây quốc lộ số 1 từ nam Lương Điền đến Đá Bạc đã bị đập vỡ tan tành.


Về phía Mỏ Tàu, sau 40 phút chiến đấu, trung đoàn 2 đã chiếm lại được điểm cao 224, nhưng không chiếm được tây-nam mỏm 303.

Trung đoàn 1 sau 3 giờ chiến đấu, chiếm được núi Bông, nhưng địch đã dùng xe tăng ở núi Nghệ phản kích đánh bật ta ra. Cùng ngày 21 tháng 3 năm 1975 Bộ tư lệnh quân đoàn 2 và Bộ tư lệnh quân khu Trị Thiên - Huế đều nhận được chỉ thị của anh Văn do anh Lê Trọng Tấn truyền đạt, nội dung như sau:

"Bộ gửi anh An, anh Linh (B5)
         anh Đồng, anh Nam (B4)

1. Ở Thừa Thiên - Huế, địch đã bắt đầu rút lui và đang rút lui tiếp.

2. Nhiệm vụ của quân đoàn 2 và quân khu Trị Thiên là phải khẩn trương, táo bạo chặn không cho địch rút, chia cắt tiêu diệt cho được toàn bộ lực lượng sư đoàn 1 ngụy và các lực lượng khác, thu hồi toàn bộ trang bị, tài liệu của địch, giải phóng hoàn toàn Trị Thiên, Huế và chiếm lĩnh toàn bộ đèo Hải Vân.

3. Lực lượng của B4, B5 phải hoàn toàn cắt hẳn được giao thông đường 1 của địch từ Huế vào Đà Nẵng, nội trong ngày 21 tháng 3 năm 1975.

4. Lực lượng của B4 không được dừng lại ở Mỹ Chánh mà phải kịp thời phát triển tiến công về hướng cửa Thuận An bằng hai đường: Đường từ Mỹ Thủy - Hướng Điền - cửa Thuận An. Đôn đốc trung đoàn 4 đánh từ hướng tây Sơn Quả - Phong Chương - Quảng Thái cắt chặn tiêu diệt địch rút chạy (không cần đánh điểm).

5. Dùng lực lượng tiểu đoàn 5 hải quân để rải mìn, chặn đường sông Hương, cửa Thuận An.

6. Bộ tư lệnh quân đoàn 2 và quân khu Trị Thiên được phép sử dụng lực lượng của mình để tiêu diệt địch, kể cả pháo và tăng. Trong 2 -3 ngày tới sẽ tăng thêm lực lượng phía sau cho các anh.

Pháo lúc này không cần phải đánh kho tàng nữa, mà phải khống chế sân bay, nơi tập trung di chuyển ở đường bộ, đường không. Địch rút chạy phải di chuyển trận địa bắn khống chế được cửa Thuận An.

7. Thủ trưởng tham mưu B4, B5 phải thường trực ở máy điện thoại và cách một giờ báo cáo về Bộ một lần".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:19:17 am »

Trên điểm cao 560, trời đã về chiều. Ban nãy trời hửng lên một lát, bây giờ lại âm u, sập sìu. Sương mù lan tỏa nhanh chóng dưới các thung lũng. Tuy vậy, nhìn xuống quốc lộ vẫn rõ từng dáng xe chạy, người đi. Vẫn nhìn rõ những cứ điểm ria quốc lộ: Ràn Bò, Bạch Thạch, 200, Mũi Né. Bây giờ ta đã chiếm được thế cao, thế áp đảo kẻ địch. Tiểu đoàn 9 nhanh chóng tổ chức chốt giữ. Xác quân địch ngổn ngang khắp nơi, đứa nằm ngửa, đứa nằm sấp, có thằng chân có chân duỗi như đang chuẩn bị nhổm dậy chạy, có đứa gục đầu bên công sự y như ngủ quên. Thôi, hãy ngủ yên đi những tên khốn khổ, những kẻ chết mà không hiểu vì sao mình phải chết. Lát nữa, chúng tao sẽ thu vén chúng mày lại cẩn thận, bây giờ chúng tao chỉ băng bó cho những thằng đồng đội bị thương của chúng mày. Những thằng mặt non choẹt, đau đớn đang gọi "mạ ơi! mạ ơi!". Chúng tao còn phải cải tạo lại công sự, nhặt nhạnh súng ống đạn dược của chúng mày - không, của thằng Mỹ chứ đâu phải của chúng mày. Những thứ vũ khi kia đã sẵn sàng trong công sự. Và những tên khác từ dưới Lương Diền - Phú Lộc cứ liều lĩnh lên đây!


Đấy là tâm trạng của cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 9 đang tất bật tổ chức chốt giữ trên điểm cao 560 vừa chiếm được. Có mặt cùng Ban chỉ huy tiểu đoàn 9 lúc này đã lên điểm cao 560 là các đồng chí Gang phó chính ủy và Hóa trung đoàn phó trung đoàn 18. Nhiệm vụ tổ chức đánh chiếm và tổ chức chốt giữ đã xong, Gang gọi dây nói báo cáo trực tiếp lên sư đoàn.

Tiếng chính ủy Lê Văn Dương:

- Sao? Bây giờ anh còn ở đấy à?

Câu hỏi gay gắt của chính ủy làm Gang ngớ người ra.

- Báo cáo chính ủy, chính anh Tâm ra lệnh cho tôi và đồng chí Hóa phải xuống trực tiếp chỉ huy đánh 560 - bây giờ nhiệm vụ đã hoàn thành, anh cho biết vị trí của tôi bây giờ là ở đâu?

Giọng nói của chính ủy trở nên đanh thép:

- Vị trí của anh là dưới đường 1. Vị trí của các anh, của trung đoàn 18 là dưới đường 1. Vị trí của chúng tôi, của cả sư đoàn đều dưới đường 1. Đấy là mệnh lệnh của quân đoàn!

Lập tức một cuộc hội ý qua máy điện thoại giữa ban chỉ huy trung đoàn 18 được tiến hành và quyết định chỉ để tiểu đoàn 9 chốt giữ 560 và làm lực lượng dự bị cho trung đoàn. Ban chỉ huy trung đoàn trực tiếp nắm tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 8, chiến đấu trong hành tiến, chọc xuống đường 1 đoạn làng Bạch Thạch, rồi tiểu đoàn 7 phát triển lên hướng bắc, tiểu đoàn 8 đánh xuống phía nam, cố gắng mở rộng phạm vi cắt đường. Trời tối dần. Đồng bằng Phú Lộc chìm trong màu đen nhờ nhờ. Phá Cầu Hai với vùng nước rộng mênh mông còn lưu lại chút ánh sáng cuối cùng của trời hoàng hôn. Pháo của địch đánh vào những điểm chúng vừa mất. Bộ đội ta vẫn tổ chức hành tiến trong tiếng súng cối của tiểu đoàn 9 ở điểm cao 560 bắt đầu nã xuống đường 1 chặn đứng những đoàn xe của địch rút chạy vào Đà Nẵng. Khi những chớp lửa lóe lên dưới đường, thì những chiếc đèn pha ô tô vụt tắt, và sau đấy ta nghe tiếng xe quay đầu chạy ngược trở ra Huế.


Địa hình ở đay hoàn toàn mới lạ đối với cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 18. Cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội bậc trưởng cùng với trinh sát đi trước nghiên cứu, cán bộ bậc phó chỉ huy bộ đội hành tiến phía sau, cứ mò mẫm trong đêm tối, tuy đói, mệt, vất và nhưng lòng dạ ai cũng để dưới đường 1. Phải cắt đứt đường 1, cô lập Huế tiến tới giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên – Huế. Mệnh lệnh của quân đoàn vừa được phổ biến xuống tận chiến sĩ và đấy cũng là ý nguyện, là lòng mong mỏi của quần chúng từng nung nấu xưa nay.


Trời mưa, đêm tối. Cán bộ, chiến sĩ cắt đường mà đi. Không ai được chợp mắt. Cán bộ và trinh sát đi nghiên cứu về thì trời đã sáng. Bị mất các điểm cao án ngữ phía tây đường 1, địch đã cho quân lên chiếm đồi Bạch Thạch, 200, Ràn Bò. Địa hình lại khá phức tạp. Từ chân núi ra đường 1 phải băng qua những đám ruộng trống trải, bùn lầy. Khi bộ đội ta xuất hiện, bọn địch chốt trên đồi Bạch Thạch, mỏm 200 dùng đại liên, trung liên và cối kết hợp pháo bắn chặn đội hình ta mãnh liệt. Các tiểu đoàn 7 và 8 đã dùng 12 ly 7, DKZ, đại liên kiềm chế các hỏa điểm của địch, yểm trợ cho bộ binh vận động qua đám ruộng lầy. Một số chiến sĩ hy sinh, bị thương trên đường vận động. Các cán bộ tiểu đoàn như Cách, Mão (tiểu đoàn 7) Thiệt, Dinh (tiểu đoàn Cool đều gương mẫu dẫn đầu bộ đội vượt đoạn trống và bình tĩnh chỉ huy hỏa lực mang theo, diệt từng hỏa điểm của địch. Trước sức tiến công mãnh liệt của ta, bọn địch ở đồi Bạch Thạch số bị tiêu diệt, số còn lại bỏ chạy về hướng nam. Ba mươi phút sau, bộ đội ta đã tràn xuống đường 1. Bấy giờ là 10 giờ 30 phút ngày 22 tháng 3 năm 1975. Lập tức, tiểu đoàn 7 phát triển theo hướng bắc, tiến công vị trí Ràn Bò. Tiểu đoàn 8 phát triển xuống phía nam. Bọn tiểu đoàn 8 thủy quân lục chiến ở phía nam và bọn tiểu đoàn 94 biệt động quân 15 ở hướng bắc đều ra sức phản kích để khôi phục lại đường 1, nhưng đều bị đập tan. Đoạn đường 1 bị ta cắt đầu tiên từ Bắc Sơn (Ràn Bò) về đến Bạch Thạch dài 3 ki-lô-mét. Chỉ 3 ki-lô-mét đường về tay ta, mà giao thông bộ từ Huế vào Đà Nẵng bị tắc nghẽn. Hàng nghìn chiếc ô tô đủ các loại: xe quân sự, xe du lịch, xe tải, xe ca, xe lam, tắc xi, phần lớn là xe chở dân Quảng Trị, dân Huế di tản vào Đà Nẵng nghẽn ứ tại Lương Điền.


Ồn ào, nhốn nháo và hỗn độn là nơi đây. Những con người hốt hoảng vội rời bỏ quê hương mang theo cả gia đình con cái, áo quần, chăn màn, của nả, hon-da, ti-vi, tủ lạnh, bàn ghế – nghĩa là chất được cái gì lên xe là cố mang đi. Những người nông dân khá giả còn mang theo cả máy cày, máy đuôi tôm, gà, heo, mèo, chó. Những bà tiều thương chở cả hàng hóa đóng thành kiện cùng những thứ lỉnh kỉnh dụng cụ gia đình: nồi niêu, xoong chảo, bếp ga, bếp dầu hỏa, rổ rá bằng nhựa màu.


Cả hàng mấy ngàn con người đổ xuống hai bên cầu Truồi trong một mớ âm thanh hỗn tạp: tiếng tài công hò hét mọi người đừng rời xe quá xa, tiếng người gọi nhau, trẻ con khóc, lợn kêu, tiếng than thở số phận, tiếng nguyền rủa vô cớ, tiếng cãi vã chì chiết nhau vì những nguyên nhân mà lúc thường họ có thể bỏ qua.


Thoạt đầu, tụi lính quân cảnh dùng loa phóng thanh ổn định trật tự, hứa với đồng bào rán chờ chút xíu, quân đội đang được tăng phái đến để giải tỏa đường 1. Lát sau, người ta nghe rõ tiếng súng cối và tiếng súng con mỗi lúc một gần. Rồi những tin đồn lan đi nhanh chóng là quân giải tỏa đã bị thất thiệt nặng nề và "Việt cộng" sắp chiếm Lương Điền.


Một vài chiếc xe quay đầu, rồi mươi lăm chiếc, vài trăm chiếc, cuối cùng là tất cả xe cộ đều quay về Huế. Bọn lính gác cầu Từ Nong, Phú Bài cho đến An Cựu, Tràng Tiền, bọn lính quân cảnh tuần tra của trại Đống Đa, của quận Hương Thủy, đều giả vờ ách một vài xe lại, cốt để hỏi tin tức. Cuối cùng, những thanh niên đội mũ nhọn, để ria mép, mình trần láng bóng mồ hôi, bám cheo leo trước thùng những chiếc xe tải chở dân, cứ phải gào lên thật lực, như một thứ loa phóng thanh: "Đường bị cắt rồi! Đường bị cắt đoạn Đá Bạc! Quay lại thôi! Không đi được nữa đâu!".


"Đường một bị cắt rồi!".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:20:26 am »

Tin này truyền đi nhanh như cơn bão. Thành phố Huế hoảng loạn. Những chiếc xe chạy xuống cửa Thuận An. Cảng Tân Mỹ và cửa Thuận An đều bị pháo kích. Chạy liều xuống Vĩnh Lộc để ra cửa Tư Hiền. Cửa Tư Hiền cũng đã ầm ầm tiếng đại pháo 130 ly, 152 ly rót xuống. Những chiếc xe chạy quanh quéo trong thành phố Huế, cuối cùng đành phải dừng lại hoặc đổ về nông thôn. Lính sư đoàn 1 bắt đầu giở trò ngoài phố: mua rẻ, dọa dẫm, xông vào những cơ quan, những nhà ở vắng chủ, kể cả nhà tụi Mỹ và nhà dân. Chúng nó tìm cách kiếm chác nhưng hãy còn vụng trộm, rụt rè chưa dám trâng tráo. Phố xá đóng cửa dần dần.


Tại sở chỉ huy quân đoàn tiền phương ngụy, Lâm Quang Thi trực tiếp gọi dây nói cho Nguyễn Văn Điềm tư lệnh sư đoàn 1:

- Chuẩn tướng phải tập trung lực lượng giải tỏa ngay đường 1 - bằng mọi giá, phải nhanh chóng giải tỏa. Nếu không thì kế hoạch trì hoãn chiến về "enclave" Đà Nẵng của sư đoàn 1 bộ binh cũng không xong... Đừng nói đến thực hiện quyết tâm tử thủ Huế của trung tướng tư lệnh quân đoàn.

Tiếng của Điềm đáp lại:

- Thưa trung tướng, tôi đã sử dụng lực lượng thuộc quyền, hành quân giải tỏa nhiều lần bất thành. Tôi còn phải đương đầu với tụi 324 ở núi Bông, núi Nghệ, tôi không còn đủ lực lượng, xin trung tướng cho tăng phái thêm hoặc sử dụng lực lượng dự bị của quân đoàn tiền phuơng - lữ 1 kỵ binh của đại tá Dũng.

– Ồ, không được đâu, xin nói để chuẩn tướng rõ, không thể điều 1 người lính nào ở bắc An Lỗ vào. Sáng nay, cộng sản có ý định vượt sông Mỹ Chánh, đã xảy ra đụng độ, mà địa phương quân ngoài đó rất mong manh. Chuẩn tướng phải tự liệu lấy trong phạm vi trách nhiệm phòng ngự của mình. Vâng, tôi hiểu, thưa trung tướng!

Đoạn đàm thoại trên đây là do mấy sī quan tham mưu của sư đoàn 1 bộ binh sau khi bị bắt, kể lại. Họ còn kể rằng, khi buông máy nói, Điềm hậm hực chửi thề: "Mẹ kiếp! Để tướng Thi vô mà giải tỏa lấy!. Tin đường 1 bị cắt đứt đã gây một tâm trạng hoang mang, buồn bã trong bộ tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh ngụy đóng ở Dạ Lê Thượng. Tụi sĩ quan nhìn nhau, nhún vai lắc đầu. Cảm giác mất Huế đã rõ ràng. Mọi suy nghĩ tính toán của chúng không phải để giải tỏa đường 1 mà chỉ lo cho vợ con gia đình, cho chính bản thân tụi chúng. Có thằng bắt đầu chuồn; mặc kệ tất, hắn lo sao cho hắn hãy cứ sống đã. Sáng 21 tháng 3 pháo binh của ta lại bắn rất chính xác trúng vào trung tâm huấn luyện, kho đạn và bản doanh Bộ tư lệnh sư đoàn 1. Tên thiếu tá Khoa chỉ huy pháo binh sư đoàn bị trúng đạn chết. Cái chết của tên Khoa gây cho bọn chúng một cảm giác bị trừng phạt bởi một đấng thần linh nào đó: "Trời có mắt, trời ủng hộ Việt cộng rồi!". Sự hoang mang dao động trong cơ quan bộ tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh nguy càng gia tăng. Hầu nhu không ai muốn làm việc nữa. Tên đại tá Trương Tấn Thuật phó tư lệnh sư đoàn phải gọi viên tham mưu phó chiến tranh chính trị, trung tá Võ Văn Từ đến để bàn cách trấn an sĩ quan, binh sĩ. Nhưng tinh thần chúng đã quá suy sup, trấn an sao nổi? Ngay cả tụi bộ tư lệnh: Điềm, Thuật, Lợi và tụi chiến tranh chính trị nào là phòng chỉnh huấn, phòng an ninh quân đội, phòng xã hội, phòng tâm lý chiến, thiếu tá tuyên úy, đại úy mục sư, v.v. đều như đang ngồi trên chảo rang, đều như đang đứng chênh vênh bên bờ vực thẳm.


Giữa thành phố Huế hoảng loạn, hớt hải, dằn vặt nhau, cắn xé nhau, những tên cảnh sát biết thân phận mình là những kẻ cùng đường nhất, ôm nhau khóc; những tên ác ôn khác quyền thế và giàu có đã đổ của ra thuê ghe máy, thuê gọ vượt biển cao chạy xa bay.


Những luận điệu chiến tranh tâm lý được tung ra: "Việt cộng chỉ đánh trên núi thôi. Năm Mậu Thân họ chiếm gần hết Huế, cuối cùng cũng phải ra. Hoa Kỳ sắp có phản ứng quyết liệt, v.v.". Tất thảy đều không thể vỗ về được cái thành phố đang trong cơn dao động lớn. Tuy thế, nhà máy đèn, nhà máy nước vẫn hoạt động; các bác công nhân văn kiên nhẫn đạp xe đến sở làm việc. Học sinh, sinh viên vẫn lẻ tẻ đến trường, mặc dù chẳng học hành gì nữa, nhưng họ đến đấy để nghe ngóng và bàn tán tin tức.


Ngoài phố, người vắng hẳn đi. Chỉ có lính và dân di tản Quảng Trị. Lính, đứa thì vứt súng cho súng và chuồn, đứa ở lại thì phá phách kiếm chác và tranh thủ ăn nhậu cho đã đời: la-ve nốc hàng két, thịt gà gặm cả con. Đánh chén no nê rồi nhảy "xuống đò" với các em giữa ban ngày ban mặt, cóc sợ thắng nào rầy la. Dân Quảng Trị di tản mắc kẹt không đi nổi Đà Nẵng, mà về quê cũng chưa được, cứ cuống cuồng lên, không biết xử trí ra sao. Đồ đạc mang đi bán tống bán táng, giá rẻ như bèo mà chẳng mấy ai thèm mua, chỉ cốt kiếm được gạo ăn cho qua những ngày nằm lăn lóc trên chùa Diệu Đế hoặc nơi trường Việt Hưng. Trâu thả rong đi đủng đỉnh giữa phố, chó ghếch chân lên đái bên cột điện, trẻ con di tản tụt quần ỉa ngay cạnh đường. Huế thanh lịch là thế mà lúc này trở nên dung tục quá xá. Giữa đám người hốt hoảng, trễ nải, ta vẫn thấy một số ông già bà già bình tĩnh trồng hoa, tưới cây, hoặc quét dọn nhà cửa.

- Bác không di tản răng bác?

- Chử thì đi mô cũng rứa đó thôi chú à!

- Bác gan thiệt! Không sợ Việt cộng răng?

- Việt cộng thì cũng như chú, như tui, Năm Mậu Thân, họ ở trong nhà tui mãi...

Đấy là vài nét phác qua bối cảnh thành phố Huế hôm 22 tháng 3 năm 1975 mà anh Lê Phương Thảo thành ủy viên Huế kể lại với chúng tôi sau ngày Huế giải phóng.

Anh Thảo và tôi quen nhau từ cuối năm 1969, hồi còn ở trên khu rừng Cao Bồi trên biên giới Lào – Việt. Mùa hè năm 1972, thực hiện chiến dịch Bình Minh, quét sạch Việt cộng nằm vùng địch đã hốt 1.500 người (đảng viên, đoàn viên, cơ sở, cảm tình và cả thành ủy viên) đày ra Côn Đảo. Cơ sở cách mạng ở Huế gần như trắng tay. Anh Thảo được giao nhiệm vụ về thành phố hoạt động xây dựng phong trào từ bấy đến nay.    Khi chiến dịch mùa xuân 1975 bắt đầu, anh được triệu tập lên "xanh" trực tiếp gặp khu ủy nhận kế hoạch hoạt động trong thành phố. Với 8 chi bộ, 30 chi đoàn thanh niên, 170 cơ sở cách mạng và 6 sĩ quan nội tuyến, lực lượng cách mạng ở Huế thật là đáng kể. Và đấy là những con người bình tĩnh, vững tin vào thắng lợi, hoạt động một cách tích cực, bí mật trong các xí nghiệp, đường phố, nhất là trong hàng ngũ giáo chức, sinh viên, học sinh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #39 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:21:10 am »

Để chuẩn bị đón thời cơ, họ đã tổ chức 4 ban cán sự để lãnh đạo ở các quận 1, 2, 3 và Phú Vang. Ngày 18 tháng 3, 40 tổ tự vệ được thành lập với trang bị bằng súng AK, K.54, đưa từ trên rừng về hồi Tết. Nhưng số súng này cũng không đủ, họ phải mua hoặc xin của tụi lính, nhất là của những thằng tự ý rã ngũ về lo di tản gia đình. Anh em còn xin và nhặt nhạnh được hàng trăm bộ quần áo lính, để dễ bề trà trộn. Mua sẵn 4 tấn gạo, chuẩn bị xăng, dầu, dầu đốt để có cái ăn mà chiến đấu. Một kế hoạch chiến đấu được phác ra để phối hợp với lực lượng chủ lực đánh vào thành phố. Phải chiếm các mục tiêu: nhà máy đèn, nhà máy nước, đài phát thanh và 6 chiếc cầu đi vào thành phố, không cho tụi chúng phá hoại. Tóm lại, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ thành ủy Huế, lực lượng cách mạng trong thành phố đã sẵn sàng hành động.


Ngày 22 tháng 3 cái tin đường 1 đã bị cắt ở Đá Bạc lan đi trong thành phố nhanh chóng. Bộ mặt thành phố Huế cũng thay đổi hẳn: Bọn dịch càng hốt hoảng, rối loạn bao nhiêu thì cán bộ, đảng viên, đoàn viên, cơ sở của ta vui mừng bấy nhiêu, gần như muốn reo lên tất thảy: "Đường 1 cắt rồi, đường vào Đà Nẵng bị nghẽn hoàn toàn rồi". Pháo vẫn nã vào Mang Cá, Tây Lộc, Dạ Lê Thượng, cửa Thuận An, Tân Mỹ. Pháo của ta bắn không nhiều nhưng chuẩn xác, khiến tụi địch phải kêu lên rằng, tiền sát pháo binh của ta đã cơm đùm cơm gói nằm cạnh nách chúng rồi.


Ngày 20 tháng 3, Thường vụ thành ủy đã chỉ thị cho lực lượng cách mạng nội thành chuẩn bị chớp thời cơ giải phóng Huế. Thời cơ đã xuất hiện rồi. Tin tức ở phía bắc mang về là ta đã vượt tuyến Mỹ Chánh. Phong Điền đã nổi dậy. Anh chị em ta đa số còn trẻ, xốc nổi, nên các ban cán sự phải khéo kiềm chế, giữ vững kỷ luật, không thì nhảy ra công khai hết.


Lời kêu gọi giải phóng Huế được in ra hàng vạn tờ và đem rải khắp nơi, các tổ tự vệ bắt đầu hoạt động. Ở nhà máy nước có cơ sở Đảng nên dễ dàng đem tự vệ đến chốt ngay. Nhà máy điện, đài phát thanh, ta chỉ bố trí những tổ tự vệ ăn bận áo quần lính sư đoàn 1 lảng vảng bên ngoài, sẵn sàng tràn vô ở, nếu thấy chúng có hiện tượng phá hoại là nổ súng. Có tin ở bệnh viện trung ương Huế, bọn địch bỏ chạy, lập tức một tổ tự vệ được phái đến chốt giữ. Các cầu quan trọng đều có lực lượng giám sát. Phải gấp rút may cờ! Vải ở đâu? Vải đỏ vải vàng thì chẳng thiếu giống, nhưng cái màu xanh da trời mới gay. Chợ Đông Ba không có bán. Một cô gái lấy ngay chiếc áo dài mới may của mình ra, chiếc áo may bằng hàng lụa Pháp, đúng màu xanh hòa bình. Thế là ổn rồi, phải có cờ Mặt trận cầm ngay trong đêm, nhỏ cũng được – để biểu thị sức mạnh của cách mạng, để uy hiếp kẻ địch. Một tổ tự vệ bận đồ lính sư đoàn 1 ngụy, phóng xe hôn-da xuống, treo cờ ở cửa Thuận An rồi ở Phú Vang. Sáng hôm sau, bọn địch đồn ầm lên là Việt cộng về cửa Thuận An đông lắm, tin đồn này càng làm chúng hoang mang. Việt cộng về dưới cửa Thuận An, thì còn đâu là sinh lộ?


Bây giờ thì cánh sinh viên giải phóng không còn thấy mặt đại tá Duệ – tiểu khu trưởng Thừa Thiên, con người mà mọi ngày văn thường giao du với sinh viên để tỏ ra mình là người bặt thiệp. Thực chất thì y muốn vuốt ve lấy lòng sinh viên – lực lượng trí thức trẻ đáng gờm nhất – thường là những ngòi nổ của các vụ đấu tranh chống Mỹ - Thiệu. Đấy là một người ngoài 40 có bộ mặt hoạn quan, hơi béo xệ, tay chân mềm mại, giọng nói xứ Bắc ngọt xớt, tuy hơi eo éo. Y chưa vợ con, mà lại không thích tiếp đàn bà, con gái, nghe người ta đồn rằng y là một thứ ái nam ái nữ chứ đâu phải là người đứng đắn. Ở cái xã hội này làm gì có người leo lên đến cấp đại tá (ngụy) mà lại không hám gái? Dù sao y vẫn được tiếng là người khôn khéo. Con người khôn khéo ấy, bây giờ người ta không nghe y ba hoa về dự định mở trung tâm cai thuốc phiện, ma túy, mở trung tâm dạy nghề cho trẻ em lang thang ngoài phố nữa. Y nằm tịt trong nhà tiểu khu ở Mang Cá để thỉnh thoảng phải rúc xuống hầm tránh pháo kích. Y đang đứng giữa một cơn lốc của thất vọng. Họp hành, ra lệnh, xử trí, thỉnh thị cấp trên, y mệt bã người ra, trán lúc nào cũng dâm dấp mồ hôi. Hết chạy sang tướng Thi, đến gọi điện cho tướng Lạc, tướng Trưởng, hết gọi tướng Điềm phía nam, đại tá Trí phía bắc, đến gặp trung tá Khanh chỉ huy cảnh sát, trung tá Phước trưởng khối chiến tranh chính trị, rồi hò hét các chi khu, y quay cuồng, giãy giụa, dằn vặt. Để cuối cùng, con người khôn khéo ấy phải ôm mặt khóc trước cuộc họp với bộ hạ của tiểu khu và than rằng: "... Tướng Thi đã phản tôi, lúc đầu bảo tử thủ, nay thì họ tìm cách tháo thân...".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM