Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:40:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bắc Hải Vân Xuân 1975  (Đọc 3208 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #50 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2022, 07:33:22 am »

Sau khi nhận định tình hình, trung tướng tư lệnh tiền phương quân đoàn 1 đề cử chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh đại diện, bay trực thăng vào Đà Nẵng trình bày tình hình bắc Hải Vân cho trung tướng tư lệnh quân đoàn 1, đồng thời đưa đề nghị rút quân khỏi Huế theo kế hoạch như sau:

- Các lực lượng do Bộ tư Tệnh nhẹ thủy quân lục chiến chỉ huy tập trung tại Thuận An và di chuyển dọc theo bờ biển về hướng nam đến ngã Тư Нiền, tại đây yêu сầu một thành phần thủy quân lục chiến trên đèo Hải Vân làm thành phần đón tiếp, sau đó tiếp tục di chuyển vào Đà Nẵng.

- Sư đoàn 1 bộ binh di chuyển song song với cánh này do Bộ tư lệnh nhẹ sư đoàn thủy quân lục chiến chỉ huy.

- Kế hoạch này thi hành ngay trong đêm.


17 giờ 30 lệnh của Bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn 1 cho rút lui theo kế hoạch đã họp. Kể từ lúc này Bộ tư lệnh nhẹ sư đoàn thủy quân lục chiến không còn liên lạc được với Bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn 1 cũng như với sư đoàn 1 bộ binh. Do đó cuộc rút lui không có sự phối hợp thành hàng ngang trên cấp sư đoàn.


19 giờ 00, các lực lượng thuộc Bộ tư lệnh nhẹ sư đoàn thủy quân lục chiến tuần tự đoan chiến và rút lui theo thứ tự ưu tiên lữ 147, liên đoàn 14 biệt động quân, liên đoàn 913 địa phương quân, lực lượng phía đông phá Tam Giang gồm 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 tiểu đoàn địa phương quân, thiết đoàn 17 và pháo đội thủy quân lục chiến.


Được biết trung tướng tư lệnh tiền phương quân đoàn 1 đã ra tàu mаng tên Whe CО5. Tuy nhiên liên lạc rất khó khăn bằng hệ thống PRC25.    

- 25 tháng 3 năm 1975, 03 giờ 00 lữ 147 thủy quân lục chiến báo cáo hoàn tất việc tập trung tại bờ biển Thuận An. Liên đoàn 913 địa phương quân, liên đoàn 14 biệt động quân thì mất liên lạc, tuy nhiên lữ đoàn 147 báo cáo 2 liên đoàn này có theo sau lữ 147.

9 giờ 00 Bộ tư lệnh nhẹ sư đoàn thủy quân lục chiến lên tàu LCM.8 di chuyển ra khơi để chỉ huy.

11 giờ 00, lực lượng phía đông phá Tam Giang cũng đã đến điểm tập trung, 13 giờ 00, 1 tàu LSM dự trù ủi bãi để bốc các đơn vị thủy quân lục chiến nhưng nước cạn không vào được, bấy giờ các đơn vị này đang ở cách Thuận An 9 km về phía nam, việc tàu đến bốc là ngoài kế hoạch dự trù.

Bộ tư lệnh nhẹ sư đoàn thủy quân lục chiến được lệnh của Bộ tư lệnh nặng sư đoàn thủy quân lục chiến qua đài vô tuyến trung gian đặt tại đèo Hải Vân là sẽ có 3 tàu LCU đến bốc lữ 147 thủy quân lục chiến.

2 tàu LCU ủi bãi. Một chiếc bị mắc cạn và bị AT.3 bắn hư không hoạt động được. Một chiếc bốc được quãng 800 thủy quân lục chiến trong đó có chừng 100 thương binh và ban chỉ huy lữ 147 dưới áp lực pháo và hỏa lực bắn thẳng Quân giải phóng. Lữ trưởng 147 cũng bị thương trung bình nơi chân.

11 giờ 00, chiếc tàu thứ 3 không ủi bãi được vì bị pháo và có chạm súng trên bờ.

24 giờ 00 mất liên lạc với các đơn vị còn lại trên bờ. Các tàu hải quân được lệnh rời vùng bãi bốc và di chuyển về hướng nam. Như vậy quân số trên bờ còn lại quãng 2.500 thủy quân lục chiến...".

Tiếp theo đoạn lời khai của Nguyễn Thành Trí, chúng tôi còn được đọc thêm bản "Tóm lược phúc trình của phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại - tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải, đoạn nói về yểm trợ lui binh cho Bộ tư lệnh quân đoàn 1 tiền phương.


Đây là một văn bản viết thiếu mạch lạc và nhiều câu sai chính tả. Lại có nhiều từ chuyên môn về hải quân nên đọc rất lủng củng. Mặc dầu vậy, bản văn này cũng cung cấp cho chúng ta thêm những chi tiết về việc tổ chức rút chạy bằng đường biển của lực lượng ngụy quân ngụy quyền bắc Hải Vân. Là tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải, Hồ Văn Kỳ Thoại có góc độ nhìn của y. Nghĩa là y chỉ nói về phía hải quân làm nhiệm vụ lui binh, chứ quân trên bộ thế nào y không biết, không nói tới. Nghĩa là y cố thanh minh rằng y đã cố gắng tối đa chấp hành lệnh của Ngô Quang Trưởng, nhưng sở dĩ việc lui binh không thành công là do những lý do khác: nào là thời tiết xấu, bãi biển quá lài nên tàu LCU không ủi bãi được, nào là xin trực thăng bốc quân, nhưng trực thăng chỉ bốc một chuyến rồi chuồn thẳng, nào là phi cơ A.37 lại oanh tạc nhầm vào tàu HA.14, nào là quân trên bộ thiếu sự chỉ huy, nên gây lộn xộn mất trật tự. Cố nhiên y cũng công nhận là về phía hải quân, có một số giang đĩnh chở được một chuyến vào Đà Nẵng, rồi không chịu trở lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Y không nói gì về cuộc tiến công của ta, chi trừ một chỗ y có tường trình là phi cơ của ta xuất hiện bắc Thuận An vào sáng 25 tháng 3 năm 1975.


Về kế hoạch hành quân lui binh khỏi Huế mà y cùng Bùi Thế Lân, tư lệnh thủy quân lục chiến, được nghe Ngô Quang Trưởng chỉ thị, có lẽ y đã tường trình chính xác và rõ ràng hơn Nguyễn Thành Trí. Theo y thì quan niệm hành quân rút lui tổng quát như sau: Một cánh quân (chủ yếu là sư đoàn 1 bộ binh, liên đoàn 15 biệt động quân và liên đoàn bảo an 914) di chuyển theo hướng đông-nam, vượt qua đầm Thủy Tú tới cửa Tư Hiền, rồi tiếp tục hành quân bộ về Đà Nẵng. Để bảo đảm cho cánh quân này rút lui, giang đoàn 13 tại cửa Tư Hiền phải chịu trách nhiệm chuyển quân quá giang, và thủy quân lục chiến phải đưa một lực lượng chiếm núi Vinh Phong – một điểm cao quan trọng án ngữ nam cửa Tư Hiện.


Cánh quân thứ hai (chủ yếu là thủy quân lục chiến và lực lượng bộ binh, thiết kỵ ở bắc An Lỗ do đại tá Trí chỉ huy) hành quân tập kết ở cửa Thuận An. Hải quân vùng 1 duyên hải và quân của Bộ tư lệnh quân đoàn 1 tiền phương có trách nhiệm đưa tàu thuyền để cánh quân này rút tiếp theo đường biển về Đà Nẵng.


Ngay từ trong cuộc họp với Ngô Quang Trưởng, Hồ Văn Kỳ Thoại đã nhận thấy kế hoạch lui binh như trên sẽ gặp khó khăn, y đã dưa ra một đề nghị kế hoạch khác. Theo y, nên tập trung đại quân khoảng 20.000 tay súng cùng với 70 – 80 chiến xa các loại, gần 100 đại bác, sử dụng quốc lộ số 1 từ Huế bất ngờ đánh thẳng vào hậu cần các sư đoàn của ta, rồi hành quân theo đường 545 về Quảng Nam (có lẽ là đường 14?). Trong khi đó, một thành phần của sư đoàn 3 bộ binh hoặc thủy quân lục chiến từ Quảng Nam tiến ra đón đại quân về.


Kế hoạch quá ư phiêu lưu của Hồ Văn Kỳ Thoại chắc hẳn không phải xuất phát từ thiện chí, mà từ sự trốn tránh trách nhiệm của y. Tụi bắc Hải Vân có bị tiêu thì mặc mẹ chúng nó, miễn là hải quân của y không phải ăn đòn, không phải khốn đốn về vụ tháo chạy đường cùng này. Dĩ nhiên là Ngô Quang Trưởng đã bác bỏ kế hoạch của Hồ Văn Kỳ Thoại một cách thẳng cánh. Một tên tướng gian ngoan như Ngô Quang Trưởng hẳn cũng thừa biết rằng, lúc này mà còn tổ chức tiến công - mặc dù tiến công để rút lui - là một trò điên rồ, là một ý nghĩ vớt trăng dưới sông lên. Dẫu biết rằng, kế hoạch lui binh của hắn cũng mong manh, nhưng vẫn còn le lói chút hy vọng vào sự cầu may nào đó. May ra còn vớt vát được chút đỉnh, không để chịu mất sạch.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #51 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2022, 07:34:01 am »

Kể ra đoạn trích lời khai của Nguyễn Thành Trí và tóm lược phúc trình của Hồ Văn Kỳ Thoại cũng đủ chứng minh sự thất bại thảm hại của lực lượng quân ngụy tại bắc Hải Vân. Song để có bằng chứng hùng hồn hơn, xin hãy đọc thêm tài liệu sau đây của Lâm Quang Thi - người chỉ huy cao cấp nhất của quân ngụy ở Huế. Tài liệu này chúng tôi sưu tầm được ở Bộ tổng tham mưu ngụy sau ngày Sài Gòn giải phóng:


Tóm lược phúc trình của trung tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh phó quân đoàn 1, quân khu 1.

- Ngày 8 tháng 3 năm 1975, Cộng sản xâm lăng đồng loạt tiến công khu vực Truồi do sư đoàn 1 bộ binh chiếm đóng, đồng thời bôn tập Phú Thứ, Vĩnh Lộc, Quảng Điền và Hải Lăng. Các đơn vị bắc Hải Vân phản ứng mạnh và đã hạ được 1.000 tên trong 5 ngày.

- Ngày 19 tháng 3 năm 1975, Cộng sản xâm lăng tiến công bằng chiến xa tuyến Quảng Trị, trước áp lực mạnh, địa phương quân buộc phải về tuyến Mỹ Chánh.

- Ngày 21 tháng 3 năm 1975, 2 sư đoàn 324B và 325 cùng 3 trung đoàn địa phương tiến công khu vực Truồi và mỏm Kim Sắc, cắt đứt quốc lộ số 1 tại Đá Bạc.

- Ngày 22 tháng 3 năm 1975 tại tuyến bắc các đơn vị địa phương quân bị đẩy lùi về tuyến An Lỗ.

- Ngày 23 tháng 3 năm 1975, 09 giờ 30 được lệnh về họp tại Bộ tư lệnh quân đoàn 1 Đà Nẵng. Tư lệnh quân đoàn 1 chỉ thị nghiên cứu kế hoạch đưa sư đoàn 1 bộ binh về Đà Nẵng, bằng ngả Vĩnh Lộc. Cùng ngày, lúc 15 giờ 00 triệu tập chuẩn tướng Điềm, tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh, đại tá Trí, tư lệnh phó sư đoàn thủy quân lục chiến, đại tá Duệ, tiểu khu trưởng Thừa Thiên đồng ý như sau:


Sư đoàn 1 bộ binh rút về Vĩnh Lộc, còn lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến rút ra Thuận An để được hải quân bốc lên tàu. Tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh và tư lệnh phó thủy quân lục chiến đồng ý phải thi hành kế hoạch rút lui trong đêm 23 tháng 3 năm 1975 với điều kiện cửa Tư Hiền phải có phương tiện để vượt, núi Vinh Phong phải được chiếm. Chỉ thị chuẩn tướng Điềm cùng đại tá Hy tham mưu trưởng bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn 1 bay vào Đà Nẵng trình bày kế hoạch và nhấn mạnh những điều kiện trên. Kế hoạch được chấp thuận. Được biết sau đó trung tướng tư lệnh quân đoàn 1 đã họp chỉ thị tư lệnh thủy quân lục chiến và tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải, các vị này bảo đảm có thể thi hành được chỉ thị. Đại tá Hy gặp đại tá Trì thông báo quyết định rút quân lúc 21 giờ 00 đêm 23 tháng 3 năm 1975.


Cuộc rút lui đã được thi hành như trù liệu, nhưng không thành công, vì hải quân và thủy quân lục chiến không thi hành hai điểm quan trọng nêu trên.

Kinh xin đại tướng cho biết lý do vì sao bị tạm giam tại Bộ tổng tham mưu.

Có lẽ khỏi phải bình luận gì thêm vào ba tài liệu đã giới thiệu trên, đặc biệt là lời thú nhận của Lâm Quang Thi. Tuy nhiên, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ rằng, hẳn là có lúc tên bồi bàn da vàng bên Mỹ ấy được đôi chút rảnh khách và hắn chợt băn khoăn về những điều đã viết trong bản tường trình mà chưa được giải đáp. Theo hắn thì dường như hắn đã chu toàn trách nhiệm trong việc tổ chức lui quân khỏi Huế, sở dĩ cuộc rút lui không thành công là do bọn hải quân và thủy quân lục chiến không thi hành hai điểm quan trọng đã nêu, là phải có phương tiện để vượt cửa Tư Hiền và núi Vinh Phong phải được chiếm. Hắn quên mất cái lý do gì khiến tụi hắn phải tháo chạy, nếu không phải là đòn tiến công và nổi dậy dồng loạt của ta, là lối đánh thần tốc, táo bạo, bao vây chia cắt của ta?


Hắn không thể hiểu rằng, hồi 17 giờ ngày 22 tháng 3 năm 1975 Bộ tư lệnh quân khu Trị Thiên và Bộ tư lệnh quân đoàn 2 đều đã biết kế hoạch tháo chạy của chúng. Lập tức, từ quân khu Trị Thiên nhiều bức điện đã đánh đi, lệnh cho tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 21 của Quân khu, phải bằng mọi giá bịt cho được cửa Tư Hiền. Và trong hai đêm 23 và 24 tháng 3 năm 1975 lần lượt tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 21 đều có đơn vị vượt phá Cầu Hai sang Vĩnh Lộc, có đơn vị chốt hòn Rẫm. Cũng ngày 24 tháng 3 năm 1975, trung đoàn 18 đã cho 1 tiểu đoàn tăng cường rẽ xuống quét địch ở nam cửa Tư Hiền, chiếm núi Vinh Phong.


Ngày 25 tháng 3 năm 1975, trung đoàn 18 lại đánh thốc vào Thừa Lưu, Thổ Sơn và đuổi địch ra khỏi đèo Phú Gia. Vậy thử hỏi tụi hải quân làm cách nào mà đưa phương tiện đến để cho tụi sư đoàn 1 bộ binh, tụi liên đoàn biệt động 15 và tụi tàn binh khác vượt cửa Tư Hiền được? Thử hỏi tụi thủy quân lục chiến trên đèo Hải Vân làm cách nào mà đến chiếm được núi Vinh Phong?


Đã làm tướng mà những điều giản đơn như vậy cũng không hiểu, thì thật buồn cười. Đáng buồn cười hơn là hắn còn thắc mắc không hiểu vì sao bị tạm giam ở Bộ tổng tham mưu. Làm tướng chỉ huy mặt trận bắc Hải Vân mà mặt trận hoàn toàn tan vỡ, quân sĩ thứ bị giết, thứ thì đầu hàng và bị bắt (tổng số đầu hàng và bị bắt là 3.405 tên sĩ quan từ chuẩn úy lên đến trung tá; 64.089 tên lính các loại), vũ khí trang bị, phương tiện khí tài hầu như không còn một thứ gì, thử hỏi có đáng tội chết chém hay không mà mới chỉ bị tạm giam đã kêu oan. Đương nhiên là cuối cùng rồi thằng hạ lệnh giam cũng như thằng bị giam đều cao chạy xa bay, cuốn xéo ra nước ngoài tất. Giờ đây thì không ai bắt tội được ai, vì xét cho công bằng thì tội của Lâm Quang Thi, Ngô Quang Trưởng vẫn còn bé hơn tội của Nguyễn Văn Thiệu, Cao Văn Viên.. chúng không còn cương vị gì mà bắt tội lẫn nhau, nhưng tất cả bọn chúng lại không sao tránh khỏi sự trừng phạt của nhân dân Việt Nam ta. Tên tuổi bọn chúng được xếp sau Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh, Ngô Đình Diệm - những tên phản bội Tổ quốc đáng nguyền rủa nhất. Trước mắt, bọn chúng phải chịu sự trừng phạt nặng nề: từ nay chúng không còn được gọi là người Việt Nam nữa, chúng là những tên lưu vong không có Tổ quốc.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2022, 07:12:35 am »

XI. Mặt trận chuyển về phía Nam

Ngày 25 tháng 3 năm 1975, khi chúng tôi đang trên đường giải phóng Huế, thì tại Hà Nội, có cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Cuộc họp đã nhất trí quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa và có nhiều nghị quyết cụ thể cho chiến dịch giải phóng Đà Nẵng và Sài Gòn. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã cử anh Lê Đức Thọ vào tận Trung ương cục miền Nam để phổ biến nghị quyết, đồng thời cử anh Lê Trọng Tấn làm chỉ huy trưởng và anh Chu Huy Man làm chính ủy mặt trận Đà Nẵng. Sáng 26 tháng 3 anh Lê Trọng Tấn cùng đi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuống trực tiep giao nhiệm vụ và động viên quân đoàn 1, trước khi quân đoàn hành quân vào tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn.


Sáng 27 tháng 3 anh Lê Trọng Tấn bay trực thăng vào Gio Linh, rồi từ đấy đi ô tô vào mặt trận. Trên đường đi, anh Tấn vẫn dùng các phương tiện thông tin liên lạc với Bộ tư lệnh quân đoàn 2, Quân khu Trị Thiên và với anh Chu Huy Mân qua Bộ tư lệnh Quân khu 5.


Thực ra, những sự kiện quan trọng ấy sau này chúng tôi mới càng biết rõ, chứ bấy giờ chúng tôi chỉ hiểu đại thể là ta sẽ giải phóng Đà Nẵng, còn giải phóng Sài Gòn quả là chưa nghĩ tới. Biết sẽ giải phóng Đà Nẵng là qua những chỉ thị, những bức điện của Bộ. Ngay từ lúc chiến dịch mới phát triển, Bộ đã chỉ thị cho B5 (quân đoàn 2) chuẩn bị pháo bắn vào sân bay Đà Nẵng. Một bức điện do anh Lê Trọng Tấn ký có đoạn viết:

"... Quân đoàn 2 chỉ thị cho sư đoàn 304 và địa phương bám sát theo dõi chặt chẽ địch ở đồng bằng. Bộ đã có kế hoạch tăng cường gấp lực lượng cho phía trong đó...".

Ngày 25 tháng 3 năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điện biểu dương khen ngợi B4 và B5 chiến đấu rất tốt. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, Bộ tư lệnh quân khu và Bộ tư lệnh quân đoàn 2 đều nhận thêm chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu như sau:

"Bộ gửi anh Đồng, anh An,

Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của Thừa Thiên là tiếp tục lùng sục bắt tù binh. Việc tiếp quản Trị - Thiên - Huế thì theo chỉ thị của Trung ương và Ban Thống nhất cùng chỉ thị hướng dẫn của Tổng cục Chính trị. Việc thu dọn chiến trường (chiến lợi phẩm và nhất là xe pháo, kho tàng, v.v.). Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Hậu cần sẽ cử một đoàn vào giúp đỡ quân khu, trước mắt, B4 cho thu gọn gàng, đừng để ta phá hư hỏng hoặc để địch ném bom.

Lực lượng B5 sau khi đã tiêu diệt hết các bộ phận địch còn lại chống cự, phải nhanh chóng thu quân, chuẩn bị sẵn sàng chuyển vào hướng Đà Nẵng, đánh.

- Kế hoạch tiến công sẽ có chỉ thị của anh Lê Trọng Tấn. B5 cần tăng cường thêm pháo khu vực Nữu cho đủ một tiểu đoàn với đầy đủ đạn, để khi có lệnh, đánh được ngay vào sân bay Đà Nẵng. Cần khắc phục địa hình làm sao đưa được pháo lên phía trước hiện nay để bắn tới cảng Đà Nẵng.

Cho chiếm ngay cao điểm Thủy Tú để bảo vệ pháo và làm bàn đạp đánh Đà Nẵng.

CAO"



Cao là tên ký của anh Cao Văn Khánh, Tổng tham mưu phó. Như thế có nghĩa là anh Lê Trọng Tấn đang trên đường vào mặt trận, chúng tôi thầm đoán thế. Bỗng anh nào cũng ước ao được ở bên quân đoàn 2 vào lúc này, sẽ được tham gia giải phóng Đà Nẵng, sẽ còn được đi khắp đất nước... còn chúng tôi, nhiệm vụ trước mắt là tiếp quản Trị - Thiên - Huế.


Chúng tôi về Huế vào sáng 26 tháng 3 năm 1975. Bấy giờ trung đoàn Phú Xuân (tức trung đoàn 6) vừa chính thức treo lá cờ Mặt trận giải phóng lêm cột cờ Ngọ Môn. Lá cờ lớn hơn ba chục mét vuông uy nghi đĩnh đạc bay trong gió sớm, trên nền trời thành phố Huế xanh thẳm. Lá cờ khẳng định Huế hoàn toàn đã thuộc về ta. Tất cả đều yên tĩnh, yên tĩnh kỳ lạ khiến chúng tôi mất hẳn cảm giác - mới hôm qua đây còn bom đạn, khiến chúng tôi đâm ngỡ ngàng vì bộ quần áo chúng tôi bận trong người còn lấm bùn đất, khẩu súng chúng tôi mang vẫn lên đạn sẵn sàng.


Ở bên này đường Lê Lợi nhìn sang, lá cờ và bờ thành rêu phong cổ kính đều in bóng xuống dòng sông Hương phẳng lặng. Đẹp và bình yên lúc này dường như một sự thách đố. Bất giác chúng tôi đều nhớ tới năm Mậu Thân. Đã một lần kiêu hãnh nhìn lá cờ của ta bay trên thành phố quê hương. Lá cờ đã rách nát vì bom đạn suốt hai mươi lăm ngày đêm. Bạn bè chúng tôi nhiều người đã bị thương, đã hy sinh dưới chân thành cổ năm ấy. Để khi trở lại Trường Sơn, nhớ về Huế, chúng tôi luôn luôn nhìn thấy bóng dáng một lá cờ vẫy gọi...


Một anh cán bộ trẻ nhất trong chúng tôi thốt lên:

- Chắc phen này chúng ta thôi khỏi phải trở lại Trường Sơn lần nữa chứ?

Câu hỏi dường như bâng quơ của anh có lẽ là tâm trạng chung của nhiều người trong chúng tôi. Không ai trả lời anh. Quả thật, bây giờ đã có gì đảm bảo là sẽ không trở lại Truờng Sơn lần nữa, nếu như Đà Nẵng chưa giải phóng, toàn miền Nam chưa giải phóng. Bởi thế, hơn ai hết, các chiến sĩ Trị Thiên chúng tôi - trong niềm vui giải phóng Huế còn xen lẫn sự háo hức, lòng mong mỏi tiêu diệt nốt căn cứ quân sự Đà Nẵng. Về Huế, chúng tôi được biết đêm hôm qua, trung đoàn 101 đã ở lại trong thành phố, các tiểu đoàn được phân công đóng chiếm Mang Cá, Thành Nội và nam cầu Tràng Tiền, trung đoàn bộ ở nhà Ty cảnh sát. Hồi 3 giờ sáng 26 tháng 3 trung đoàn được lệnh rời Huế hành quân về Vĩnh Lộc lùng quét tàn binh. Đấy cũng là một cách thu gọn đội hình sư đoàn 325 lại để sẵn sàng phát triển về phía nam.


Đêm 26 tháng 3 chúng tôi vừa gặp anh Nguyễn Hữu An và anh Hoàng Đan ở Huế, lát sau nghe tin các anh ấy có điện mời về Bàng Môn gấp để nhận nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ mới tất không ngoài việc tiến công Đà Nẵng. Lực lượng tham chiến của quân đoàn 2 sẽ là sư đoàn 325 và sư đoàn 304 đang ở Quảng Nam. Còn sư đoàn 324 ở lại cùng chúng tôi lùng quét tàn binh và tiếp quản Trị - Thiên - Huế.


Bộ tư lệnh quân khu cũng đã về thành phố để chỉ huy lo liệu trăm công nghìn việc đang bày ra trước mắt. Tiếp quản hai tỉnh và một thành phố vừa mới giải phóng là công việc vô cùng khó khăn phức tạp và hoàn toàn mới mẻ. Từ việc tổ chức quân quản thu dọn chiến trường, lập lại trật tự và cuộc sống mới đến việc tổ chức trình diện cho ngụy quân, ngụy quyền, thành lập chính quyền ở các địa phương; tất cả những việc có tên và những việc không tên đều phải có lực lượng bộ đội tham gia gánh vác. Một trong những công việc khẩn cấp nhất lúc bấy giờ nhanh chóng thu hồi một số xe pháo của địch để sung cho quân đoàn 2 tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu.


Tôi được Bộ tham mưu giao trách nhiệm cùng các đồng chí ở Cục hậu cần lo liệu công việc bách ấy. Công tác tuy bận rộn và gấp rút mà tôi vẫn cảm thấy thực sự thoải mái, vui vẻ. Dù sao, tôi thấy mình còn may mản được đóng một chút công sức vào việc giải phóng Đà Nẵng, niềm mong mỏi từng ngày từng giờ của tất cả cán bộ chiến sĩ Trị Thiên chúng tôi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2022, 07:13:42 am »

Ngay từ lúc lên đường về Huế trong câu chuyện tán phiệu, cán bộ chiến sĩ chúng tôi phun ra bao nhiêu điều dự tính xả hơi. Nào phải ngủ vài hôm cho no mắt, phải chén một bữa thịt bò ngập chân răng, nào phải nằm khểnh lên ngai vàng nhà vua mà chớp một "pô" ảnh hoặc xuống thuyền thả cho trôi từ bến Tuần xuôi Cồn Hến để ngắm Huế từ đôi bờ. Trong câu chuyện có mùi thơm bánh khoái, bánh bèo, có màu thiên lý của chè đậu xanh đánh, có tiếng cười vui và tiếng nhạc trong các buổi dạo chơi... Chắc hẳn đấy là một góc tâm trạng chân thực của anh em chúng tôi, những chiến sĩ đã qua nhiều năm chiến đấu trong khó khăn gian khổ. Ngoài ra, những anh em có gia đình ở Thừa Thiên - Huế như tôi, thì những dự tính xả hơi ấy thường gắn chặt với niềm vui gặp lại gia đình sau bao nhiêu năm xa cách.


Nhưng khi đã về Huế, những câu chuyện tán phiệu kia coi như gửi lại dọc đường, mà quả thật, không ai nhắc đến nữa. Ai cũng bù đầu vào công việc. Các chiến sĩ, phần lớn đầu không mũ, chân không dép (hoặc đi giày dép lính ngụy) ba lô lép kẹp, mặt mũi đen cháy làm tất cả những công việc mà khi ở trên rừng chưa hề nghĩ tới. Canh gác các công sở, nhà máy, cầu cống, tuyên truyền, phát động quần chúng, truy tróc bọn ác ôn không ra trình diện, làm vệ sinh đường phố, thu dọn chiến lợi phẩm, tổ chức các hoạt động cho thanh thiếu nhi, điều khiển trật tự giao thông khi cần thiết, v.v. Anh lính không có thì giờ xả hơi mà trái lại, vất và đến hút hơi.


Tôi cũng nóng lòng về thăm mẹ và em gái tôi ở ngoài quận lỵ Phong Điền mà chưa dám nghĩ tới xin phép đi vào lúc này. Chiều 28 tháng 3 sau khi bàn giao xe pháo và các vũ khí cần thiết cho các anh bên quân đoàn 2, tôi xin phép ra phố Chi Lăng bên Gia Hội thăm ông chú họ, nhân thể hỏi thăm tin tức mẹ tôi. Chú họ tôi là một bác sĩ tư có mở phòng mạch riêng, đời sống cũng dư dật. Năm Mậu Thân tôi đã có dịp gặp - Và chính ông đã ra tận Phong Điền đón mẹ và em gái tôi vào cho tôi thăm, mặc dù cuộc chiến đấu đang hết sức căng thẳng. Ông là người học rộng, thức thời, có nhiều nét tiến bộ mặc dù tính nết ông đôi lúc hơi gàn gàn. Năm Mậu Thân, ông cho vợ và mấy đứa nhỏ dạt ra vùng nông thôn, còn ông vẫn ở lại và đã tham gia cứu chữa thương binh. Lần này tôi tin là ông không di tản. Quả thật thế, khi tôi đến, thấy ông đang tưới mấy cây hoa hồng trong mảnh vườn nhỏ. Ông nhận ra tôi ngay, mừng rỡ kêu len:

- Tôi biết cách răng rồi anh cũng về mà!

Ông cười hà hà, kéo tôi vào nhà, tíu tít gọi bà thím và mấy đứa em ra. Bà thím và mấy đứa em quả là lần đầu tiên tôi mới được gặp, nên sự chào hỏi chưa được tự nhiên lắm. Mấy đứa em gái cỡ mười, mười hai tuổi nhìn tôi với một vẻ nửa vui nửa sợ, y như thể chúng đang tự hỏi: "Cái ông Việt cộng này là anh họ mình đấy!". Cả gia đình chú tôi đều ở lại, kể cả thằng con lớn là hạ sĩ ngụy ở tiểu khu Thừa Thiên cũng được chú tôi kéo về sau hôm ta cắt đứt đường 1. Nhưng buồn thay, mẹ và em gái tôi lại di tản vào Đà Nẵng. Thực ra, mẹ tôi đi vì phải theo con gái. Em tôi lấy thằng chồng là trung úy ngụy, một tay trung úy tiếp liệu lữ đoàn 1 kỵ binh thiết giáp. Đấy là cái cớ để em gái tôi thanh minh với tôi hồi gặp nhau năm 1968: "Anh ấy chỉ làm tiếp liệu chứ đâu phải lính chiến đấu". Tiếp liệu hay chiến đấu gì cũng đều chống lại cách mạng tất. Phải chăng câu nói của tôi hồi đó khiến em gái tôi sợ hãi mà dẫn cả gia đình lẫn mẹ tôi đi? Tôi đã dự tính đến hoàn cảnh này mà vẫn thấy đột ngột.

Chú tôi vẫn ung dung:

- Không sao anh ạ! Vài bốn hôm chi nữa là cùng, mẹ anh và mấy đứa lại kéo nhau trở về thôi. Nhất định Đà Nẵng cũng sẽ thất thủ. Không còn cách nào khác. Anh đi cách mạng, anh phải biết hơn tôi, có đúng không nào?

Tôi hỏi lại ông chú:

- Chắc chú nhận định thế, nên chú không di tản?

- À xin nói với anh. Đâu phải nhận định của riêng tôi mà của nhiều người. Tôi có người bạn là ông Ph. Ông Ph. dạy dương cầm, chắc anh không biết. Trong lúc mọi người nháo nhào di tản, cha con ông chẳng đi đâu cả, vẫn đánh đàn, đọc sách, trồng hoa như thường. Nhiều người kêu cha con ông gàn dở. Ông nói: đã chạy thì phải hiểu mình chạy để làm gì? Để tránh bom đạn, rồi hy vọng ông Trưởng bảo vệ được cố đô mà trở lại chăng? Làm chi có chuyện đó. Ông Trưởng, ông Thiệu chi cũng cốt nơi Hoa Kỳ. Mà Hoa Kỳ thua cuộc rồi. Ông Thiệu đến kỳ mạt vận rồi. Cách mạng họ sẽ lấy Huế nay mai. Rồi họ còn lấy Đà Nẵng, lấy Sài Gòn. Họ thắng là vì sao? Vì họ đúng. Sống với người làm đúng thì sao lại phải chạy? Mà chạy vô Đà Nẵng, vô Sài Gòn rồi chạy đi đâu nữa? Sang Mỹ, sang Pháp à? Ồ, như thế còn nói gì là người Việt Nam nữa?


Thái dộ ung dung của cha con ông Ph. làm tôi càng vững tin, chứ anh coi, thím anh cũng làm tôi rối ruột. Thấy người ta cuống cuồng lên chạy, thím anh cũng ca cẩm tôi, cho tôi là gàn.

Bà thím lườm yêu chồng, rồi nói với tôi:

- Anh nghĩ, nhà tôi có bạo gan không? Có mấy ông bạn vừa ngồi đây chơi, tranh cãi nhau ồn ĩ. Rồi đánh cuộc với nhau. Nhà tôi cứ một hai là Đà Nẵng sẽ thất thủ trong vài ba hôm nữa.

Chú tôi gần như reo lên:

- Hay quá! Có anh đây, anh thử làm cố vấn cho tôi coi sao...

Chú tôi xác nhận có một vụ "đánh cuộc" với nhau giữa mấy người bạn. Họ đều là trí thức, thương gia loại có hạng ở Huế cả. Trong số đó, có người không chạy, chú tôi gọi đùa họ thuộc về trường phái "Hoa hồng" - tượng trưng cho sự ung dung đĩnh đạc. Có người đã chạy xuống cửa Thuận An, cửa Tư Hiền quay về. Chú tôi gán cho họ cái tên là trường phái "Cát biển" tượng trưng cho sự đổi dời.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #54 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2022, 07:14:29 am »

Lập luận của phái "Hoa hồng" là ta sẽ giải phóng Đà Nẵng trong vòng tuần lễ trở lại. Theo họ thì ông Thiệu đã thất thế, để mất cao nguyên, mất Quảng Trị, Huế, mất Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Đà Nẵng rơi vào thế bị bao vây, thử hỏi làm sao mà giữ vững được lâu. Ừ, thì có mười vạn quân, nhưng mười vạn quân đã thất trận sẽ không chống nổi sức công phá của phía Giải phóng đang thừa thắng. Cứ xem cung cách đánh Huế thì biết tài tướng tá Việt cộng. Họ cho ép ngoài Quảng Trị, rồi cắt từ Đá Bạc đánh ra, trong lúc đó pháo cứ rót vào các cửa biển, thế là tướng Thi co giò chạy. Quân giải phóng đi vô Huế như đi vô chỗ trống, số phận Đà Nẵng cũng vậy thôi. Mất Đà Nẵng rồi sẽ mất cả Sài Gòn, không phương gì giữ được; Hoa Kỳ cay lắm, nhưng đã bất lực từ đầu. Đành bó tay thôi. Đành cứ để vệ tinh lịch sử bay theo quỹ đạo của nó thôi.


Phái "Cát biển" thì bảo rằng, ông Thiệu lùi ở cao nguyên, ở Huế là cố đợi 100 triệu đô la viện trợ Mỹ, dù đấy là một sai lầm quá đáng. Bây giờ thì không thể lùi ở Đà Nẵng nữa. Con chó bị dồn vào góc tường nó còn liều chết quay lại nhào vô cắn người, huống chi ông Thiệu? Ở Đà Nẵng còn hàng mười vạn quân, lại có ông Trưởng một tướng "tay tổ" chỉ huy, vô lẽ chịu để mất dễ dàng như mất Huế à? Đà Nẵng sẽ là nơi quyết chiến của ông Thiệu, đúng với nghĩa tử thủ. Để làm gì? Để bắt Hoa Kỳ phải xét lại thái độ muốn bỏ rơi Việt Nam cộng hòa. Để mặc cả với Giải phóng, với Bắc Việt. Cố nhiên là Hoa Kỳ muốn lấy lòng dân chúng thì phải hất ông Thiệu xuống, đưa một ông khác ôn hòa hơn lên thay. Và hai bên tái lập hòa đàm. Chắc hẳn Việt Nam cộng hòa phải nhượng bộ nhiều hơn, đại để là phải cắt từ Sa Huỳnh trở ra cho Giải phóng, còn sau ra sao nữa thì hạ hồi phân giải.


Hai bên tranh cãi, lý sự với nhau một chặp, bất phân thắng bại. Cuối cùng họ đánh cuộc với nhau để chờ thực tế trả lời. Điều kiện đánh cuộc cũng khá giản đơn: lấy cái mốc ngày 5 tháng 4 năm 1975 để xem thử Đà Nẵng đã được giải phóng hay chưa, làm tiêu chuẩn phân định thắng bại. Phái thua phải chịu một bữa nhậu với điều kiện thực đơn tự do, tùy thích. Ông chú bác sĩ kể hết câu chuyện "đánh cuộc", đoạn hỏi tôi: - Ý anh sao? Liệu chú có thắng cuộc không? Mà thắng hay không là do nơi các anh định đoạt phải không nào?


Cố nhiên, ý kiến của tôi khá rõ ràng. Phái "Cát biển" hoàn toàn dựa theo luận điệu tâm lý chiến của địch tung ra, mà mấy hôm nay tôi đã nghe vài người dân nói tới. Phái "Hoa hồng" của chú tôi có lý. Song cái lối khẳng định Đà Nẵng sẽ được giải phóng trước 5 tháng 4 năm 1975 có vẻ như chưa có căn cứ lắm. Nó mới là một thứ cảm giác, ước đoán, một lối nói cứng. Tôi chưa trả lời chú, mà quay sang hỏi thím:

- Thím có ủng hộ chú không?

Vốn là một nhà giáo, thím tôi trả lời nhỏ nhẹ, lịch sự:

- Hôm qua anh a! Tôi ghé lên chùa Hồng Ân thấy một hiện tượng lạ. Bạch ni sư Diệu Không chỉ cho tôi xem một cây lan rất quý tên là gì tôi quên mất. Loại lan quý này chưa hề lúc nào nở hoa, nay mới nở là một. Một chùm hoa thiệt đẹp nở vào đúng ngày bên ta vô giải phóng Huế. Suy ra, hẳn có đấng thần linh nào đó phù hộ độ trì cho Cách mạng thắng. Đã thắng ở Huế, tất phải thắng ở Đà Nẵng, ở Sài Gòn. Rồi dân tộc Việt Nam mình sẽ kết thúc chiến tranh một cách tốt đẹp. Không đổ máu nhiều, không tàn phá đổ nát nhiều. Chứ anh tính, ngay như ở Huế dây, lính quốc gia mà chống cự như năm Mậu Thân thì còn chi là Huế nữa. Có phép nhiệm mầu nào đó, có sức mạnh huyền bí nào đó, khiến họ buông súng, không chống cự...

Thím tôi nói chuyện thành thực đến dễ thưrơng, nhưng tôi cũng phải nhịn cười. Trái lại chú tôi lại cười vang:

- Thôi đi mình ơi! Mình nói trật rồi. Chẳng có đấng thần linh, chẳng có phép nhiệm mầu huyền bí nào tất. Phép nhiệm mầu là cái này này - chú tôi giơ bàn tay nắm chặt ra thành một quả đấm, rồi hỏi tôi - Phải không anh? Các anh không mạnh thì cớ sao Hoa Kỳ đành chịu rút lui, cớ sao ông Thiệu chịu bỏ cao nguyên, bỏ Huế, bỏ Quảng Ngãi, Tam Kỳ? Rồi còn bỏ nữa và cuối cùng thì phải kềnh thôi.

Tôi vui vẻ gật dầu tán thưởng chủ tôi:

- Chủ nói đúng lắm. Cháu cũng mong chú thắng cuộc.

Tôi chỉ dám nói thế. Chưa thể cho chủ tôi biết những gì liên quan tới việc sửa soạn tiến công Đà Nẵng. Ngay chiều hôm nay, tôi vừa chứng kiến cuộc hành quân cấp tốc của trung đoàn 101 từ bên kia Vĩnh Lộc vượt phá Cầu Hai sang bên này đèo Phước Tượng bằng xuồng máy mượn của dân. Hàng trăm chiếc xuồng máy băng băng rẽ nước như trong một cuộc đua, nom đẹp mắt và đầy khí thế. Chỉ một tiếng đồng hồ sau khi nhận lệnh, trung đoàn 101 đã có mặt trong đội hình hành tiến. Phía trước, trung đoàn 18 vừa đánh chiếm xong Lăng Cô. Trận đánh tuyệt với này do đại đội trưởng Ba chỉ huy, một cán bộ trẻ măng, nhỏ bé khiến khi gặp lần đầu, tôi cứ ngỡ đấy là chú liên lạc. Chiếm được Lăng Cô, quân ta đã đặt chân lên bàn đạp quan trọng ở hướng bắc. Tôi còn biết thêm, có lẽ vào giờ này, hướng theo đường 14, trung đoàn 9 và đại bộ phận lữ 203 xe tăng đã bắt đầu xuất phát. Điều quan trọng hơn, bí mật hơn là người chỉ huy trưởng Đà Nẵng, trung tướng Lê Trọng Tán hiện đang có mặt ở Huế. Tóm lại, tất cả đã bắt đầu. Đà Nẵng đang trong tầm tay quân ta. Còn bao giờ kết thúc thì tốt nhất là hãy đợi. Trong thâm tâm, tôi tin sự ước đoán của chủ tôi sẽ đúng. Giá tôi nói hết cho chú tôi biết những điều vừa rồi, hẳn là chú tôi còn dám nói cứng hơn nữa.


Sau buổi gặp gỡ, tôi càng hiểu chú tôi hơn, càng quý chú tôi hơn. Và qua chủ tôi, con mắt nhìn nhân dân thành phố của tôi cũng có khác trước, tin cậy hơn trước.

Khi tam biệt chú thím, tôi nói thêm:

- Thực ra, chú thắng cuộc đâu quan trọng bằng nhân dân ta thắng cuộc, phải không chú?

Chủ tôi lại cười vang. Ông có giọng cười thật sáng khoải.

Hai hôm sau, khi được tin Đà Nẵng giải phóng, chú tôi phóng xe hôn-da đến Mang Cá tìm tôi. Với tâm trạng vui vẻ như trẻ thơ, chú tôi nhất định kéo tôi đi dự bữa nhậu với đám bạn bè của ông:

- Đau phải vì bữa nhậu, tôi muốn anh chứng kiến phái "Cát biển" đã hoàn toàn Soumission sans conditions1 (Hàng phục vô điều kiện). Bọn họ chịu trận rồi. Họ đã thay đổi ý kiến. Chứ thì ông nào cũng bảo chắc chắn là Giải phóng sắp lấy Sai Gòn đến nơi. Anh đến với chúng tôi cho vui.

Dĩ nhiên là tôi không nên có mặt trong bữa nhậu đánh cuộc ấy, tôi hẹn chú là hôm nào mẹ tôi ra, mẹ con tôi xin kéo đến ăn cơm gia đình với chú thím. Tôi từ chối, vin vào cớ hết sức bận việc. Mà quả là chúng tôi bận việc thật. Chưa ai có thể cho phép mình rảnh rỗi vào lúc này được. Phải đâu Đà Nẵng giải phóng là bộ đội chúng tôi nhẹ gánh. Mặt trận vẫn tiếp tục chuyển về phía nam cơ mà! Với lại, mặt trận vẫn còn tiếp tục diễn ra dưới những hình thức khác ngay trên đất Trị Thiên - Huế chúng ta.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM