Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:12:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3  (Đọc 5488 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #160 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2022, 08:26:13 am »

ANH HÙNG NGUYỄN NHẬT CHIÊU


Nguyễn Nhật Chiêu, sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 12 năm 1953. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, trung đoàn phó trung đoàn không quân 927 thuộc Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 12 năm 1967, Nguyễn Nhật Chiêu xuất kích 13 lần, lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công quân địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nguyễn Nhật Chiêu đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ, chỉ huy biên đội bắn rơi 8 chiếc khác.


Ngày 20 tháng 9 năm 1965, trên vùng trời Hà Bắc, đồng chí lái chiếc Mích 17 xông thẳng vào đội hình 5 máy bay địch, bắn rơi tại chỗ 1 chiếc F105. Khi về đến gần sân bay thì máy bay hết dầu, Nguyễn Nhật Chiêu bình tĩnh điều khiển máy bay hạ cánh an toàn.


Ngày 23 tháng 8 năm 1967, 36 máy bay Mỹ từ nhiều hướng, nhiều tầng vào đánh phá Hà Nội. Chúng bay đội hình dài, yểm trợ cho nhau khá chặt chẽ. Đồng chí cùng biên đội nhanh chóng cho máy bay tăng tốc độ và độ cao, xông thẳng vào đội hình máy bay địch, Nguyễn Nhật Chiêu bắn 1 quả tên lửa hạ 1 chiếc và yểm hộ cho biên đội hạ 1 chiếc khác. Số máy bay địch còn lại rối loạn đội hình bỏ chạy. Đồng chí nhanh chóng cơ động bám sát địch, bắn 1 quả tên lửa, hạ thêm 1 chiếc nữa.


Ngày 29 tháng 10 năm 1967, ở vùng trời Hưng Yên, 4 máy bay địch tập trung bao vây máy bay của Nguyễn Nhật Chiêu, ở thế bất lợi, đồng chí vẫn bình tĩnh, mưu trí, nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang chủ động tiến công địch, bắn 1 quả tên lửa diệt 1 F4, 3 chiếc còn lại hốt hoảng bỏ chạy.


Năm 1972, Nguyễn Nhật Chiêu làm trung đoàn phó, trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu 10 trận đều tốt. Đồng chí hạ quyết tâm chính xác, kịp thời, xử trí các tình huống linh hoạt, tạo thuận lợi cho đơn vị bắn rơi 6 máy bay Mỹ.


Nguyễn Nhật Chiêu chịu khó đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, chiến thuật và đã lái thành thạo 2 loại máy bay Mich 17 và Mích 21; tich cực dìu dắt các đồng chí mới nhanh chóng nắm vững kỹ thuật.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Nhật Chiêu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #161 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2022, 08:28:14 am »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH TÔN


Nguyễn Đình Tôn, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 12 năm 1952. Khi  được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, trung đoàn phó trung đoàn không quân 921, sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Đình Tôn hạ được 4 máy bay Mỹ bằng 5 quả tên lửa. Trận đánh nào đồng chí cũng dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công tiêu diệt địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có lần đang chiến đấu, máy bay bị hỏng, đáng lẽ phải nhảy dù nhưng Nguyễn Đình Tôn bình tĩnh điều khiển máy bay về sân bay an toàn.


Ngày 15 tháng 4 năm 1968, trên vùng trời tỉnh Ninh Bình, sau khi bắn 1 quả tên lửa hạ 1 máy bay trinh sát không người lái thì máy bay của đồng chí bị tắt máy ở độ cao 14 ki-lô-mét. Theo nguyên tắc thi được phép nhảy dù, nhưng Nguyên Đình Tôn bình tĩnh cho hạ thấp độ cao xuống 4 ki-lô-mét, mở máy 2 lần, máy bay mới nổ máy và điều khiển được máy bay hạ cánh an toàn.


Ngày 26 tháng 5 năm 1968, trên vùng trời Vĩnh Phú, đồng chí hạ 1 máy bay không người lái bằng 1 quả đạn tên lửa.


Ngày 16 tháng 6 năm 1968, trên vùng trời Nghệ An, thấy 4 máy bay F4 của địch đang bay về phía mình, Nguyễn Đình Tôn cho máy bay tăng tốc độ, lao thẳng vào đội hình địch, làm chúng rối loạn. Đồng chí bắn 1 quả tên lửa hạ 1 chiếc F4.


Ngày 20 tháng 4 năm 1971, ở miền tây Quảng Bình, phát hiện 1 máy bay OV10 đang bay trên trục đường 20, tuy địa hình hiểm trở, trời gần tới, đồng chí vẫn bình tĩnh cho hạ thấp độ cao, bám sát mục tiêu, bắn 1 quả tên lửa hạ được chiếc máy bay này.


Sau mỗi lần đánh địch, Nguyễn Đinh Tôn chịu khó nghiên cứu, rút kinh nghiệm nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật để trận sau đánh tốt hơn. Đồng chí có nhiều sáng kiến tốt về bắn máy bay B52 ban đêm và là người đầu tiên cho máy bay phản lực hạ cánh xuống bay Đồng Hới trong điều kiện sân bay hẹp, đường băng ngắn, rút được kinh nghiệm về hạ và cất cánh trên sân bay dã chiến.


Nguyễn Đinh Tôn luôn đi sát giúp đỡ chiến sĩ lái, tích cực xây dựng đơn vị tiến bộ về nhiều mặt.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 7 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Đình Tôn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #162 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2022, 08:29:06 am »

ANH HÙNG TRƯƠNG KHÁNH CHÂU


Trương Khánh Châu, sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nhập ngũ thắng 5 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, kỷ sư sửa chữa máy bay thuộc phòng kỹ thuật sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1973, Trương Khánh Châu làm nhiệm vụ kiểm tra mức độ hư hỏng, phân cấp, hướng dẫn và trực tiếp sửa chữa máy bay. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy phục vụ, làm việc không kể ngày đêm, lúc nào có máy bay hỏng, đều đến tận nơi kiểm tra và trực tiếp sửa chữa. Trương Khánh Châu đã cùng tổ kỹ thuật sửa chữa được 221 lần chiếc máy bay, trong đó có nhiều chiếc hỏng nặng, lẽ ra phải gửi đi sửa chữa ở nước ngoài.


Quá trình công tác, Trương Khánh Châu chịu khó đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, tích cực học hỏi rút kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến một số bộ phận của máy bay, phục vụ tốt cho chiến đấu.


Do yêu cầu chiến đấu, lực lượng không quân phải đưa một số máy bay vào tuyến trong, nhưng sân bay hẹp, ngắn, Mích 17 khó hạ cánh; đồng chí đá nghiên cứu thành công vị trí lắp dù, diện tích dù, đảm bảo cho máy bay Mích 17 hạ cánh được xuống các sân bay trên.


Có loại máy bay chuyên dùng để trinh sát, Trương Khánh Châu nghiên cứu lắp thêm hệ thống mang bom và đã mang được 500 ki-lô-gam bom, cơ động chiến đấu tốt.


Đồng chí tham khảo tài liệu nước ngoài kết hợp với thực tế Việt Nam, biên soạn được nhiều tài liệu có giá trị như: Quá trình sửa chữa vỏ bọc Mích 17; đo thăng bằng máy bay Mích 15, 17, 19; nguyên lý bay siêu âm; cơ học chế tạo máy bay...


Trương Khánh Châu đã mở nhiều lớp kỹ thuật gò, vá, hàn... cho anh em thợ toàn binh chủng, trực tiếp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho 27 người. Nhờ đó, hầu hết các tổ sửa chữa ờ các tiểu đoàn, trung đoàn đã đảm nhiệm sửa chữa được máy bay hỏng ở mức trung bình.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 13 bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Trương Khánh Châu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #163 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2022, 08:29:50 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NGHIÊM


Nguyễn Văn Nghiêm, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 9 Răm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tổ trưởng nuôi quân thuộc trạm giao liên 66, tiểu đoàn 18, trung đoàn 574, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 12 năm 1965 đến năm 1973, Nguyễn Văn Nghiêm làm nhiệm vụ giao liên trên tuyến đường dây 559. Suốt 8 năm làm nhiệm vụ, đồng chí chỉ nghỉ 20 ngày vì bị ốm; hàng ngày thường làm việc tới 12 tiếng đồng hồ.


Ngoài nhiệm vụ chủ yếu lo việc ăn uống cho gần một trăm khách qua trạm, Nguyễn Văn Nghiêm còn giúp đỡ anh em thương binh, bệnh binh tâm giặt. Những ngày ít khách, đồng chí xung phong đi cáng thương binh, gùi hàng..., Nguyễn Văn Nghiêm đã cáng được 233 thương binh, đảm bảo an toàn và gùi được 5.800 tấn hàng đến đích đầy đủ, kịp thời gian.


Tuy việc nhiều, Nguyễn Văn Nghiêm vẫn tham gia sản xuất vào các giờ nghỉ trưa và đã thu hoạch được 4 tấn chất bột, 7 tấn rau, 1 tấn thịt, tìm kiếm được 30 tấn rau rừng để cải thiện bữa ăn của đơn vị và khách qua trạm.


Trong công tác, Nguyễn Văn Nghiêm luôn xung phong, gương mẫu, cần kiệm, liêm chính, hết lòng phục vụ đồng chí, đồng đội. Mọi đồ dùng của công, của khách giao cho đồng chí quản lý đều được bảo đảm chu đáo.


Đồng chí được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 16 lần bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Văn Nghiêm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #164 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2022, 08:31:57 am »

ANH HÙNG LÊ THỊ CỨU


Lê Thị Cứu, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, là công nhân quốc phòng từ tháng 5 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tổ trưởng tổ sản xuất hóa chất thuộc phân xưởng 4 nhà máy Z4, Cục quân giới, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến năm 1973, Lê Thị Cứu làm công nhân ở nhà máy sản xuất ngòi nổ. Thường phái tiếp xúc với hóa chất độc, dễ nổ, dễ cháy, đồng chí không quản ngại nguy hiểm, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ra sức tìm tòi, rút kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không ngừng nâng cao năng suất lao động. 10 năm làm công nhân, năm nào đồng chí cũng làm việc trên 320 ngày. Do yêu cầu công tác, Lê Thị Cứu đã chuyển qua 10 công việc khác nhau, việc nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí đã nghiên cứu cải tiến cách lắp viên mồi bộ lửa, đưa năng suất từ 5.000 sản phẩm trở lên 8.000 sản phẩm một ngày công.


Trong công việc quét keo đệm phòng ẩm và lắp dán đệm vào bộ lửa mìn, Lê Thị Cứu có sáng kiến đưa năng suất lao động tăng 800 phần trăm.


Đồng chí nghiên cứu hợp lý hóa từ khâu sản xuất đến khâu kiểm nghiệm sản phẩm, đưa năng suất lao động của toàn tổ tăng 330 phần trăm.


Quá trình công tác, Lê Thị Cứu đã phụ trách 5 tổ lao động thì cả 5 tổ đều được công nhận là Tổ lao động xã hội chủ nghĩa.


Lê Thị Cứu luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, tích cực dĩu dắt, bồi dưỡng nghiệp vụ cho anh chị em, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, 8 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 18 bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Lê Thị Cứu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #165 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2022, 08:33:44 am »

ANH HÙNG LÊ THỊ MỊCH


Lê Thị Mịch, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội trưởng xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1973, Lê Thị Mịch làm nhiệm vụ bắn máy bay, phá bom, bảo đảm giao thông tại địa phương. Trong chiến đấu, đồng chí luôn bình tĩnh, dũng cảm, chỉ huy linh hoạt, phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 1 máy bay F4 Mỹ. Khi làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, mặc cho địch đánh phá dữ dội, Lê Thị Mịch luôn dẫn đầu đơn vị đi phá bom, sửa đường, cứu hàng, cứu người. Đồng chí đã xông vào dập lửa cứu được 1 xe và đưa được 3 thương binh ra nơi an toàn.


Năm 1972, địch cho máy bay đánh vào địa bàn của xã 67 lần, lần nào Lê Thị Mịch cũng xông vào lửa đạn cứu người, cứu tài sản của nhân dân. Nhiều lần địch ném bom nổ chậm, đồng chí đã tìm mọi cách đào, gỡ và phá bằng được. Đồng chí đã phá được 96 quả bom các loại và cùng đơn vị phá hàng trăm quả khác.


Ngày 10 tháng 8 năm 1972, máy bay địch ném nhiều bom xuyên xuống khu ruộng sắp cấy. Tuy lần đầu thấy loại bom mới, Lê Thị Mịch đã xung phong, dũng cảm, đào được 21 quả, bảo đảm an toàn cho bà con xã viên cấy kịp thời vụ.


Ngày 15 tháng 9 năm 1972, địch ném nhiều bom xuyên vào xã, đồng chí chỉ huy tổ đào được 50 quả. Sau đó, đồng chí chủ động đến công trường đá Hoàng Mai (ở gần xã) đào, phá được 20 quả, bảo đảm an toàn cho công trường.


Tuy bận nhiều công tác, Lê Thị Mịch vẫn tranh thủ tham gia sản xuất, đạt và vượt số ngày công của hợp tác xã quy định.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 6 bằng khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Lê Thị Mịch được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM