Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:17:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3  (Đọc 5505 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #150 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2022, 02:37:31 pm »

ANH HÙNG HOÀNG QUANG TÍNH


Hoàng Quang Tính, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Thống Nhất, huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội phó đại đội 2 công binh thuộc tiểu đoàn 47, trung đoàn 4 đoàn 470, Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1973, Hoàng Quang Tính làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên tuyến đường 559. Trong điều kiện địch đánh phá hết sức ác liệt, đồng chí luôn dũng cảm, đi đầu trong mọi công tác, ở cương vị nào Hoàng Quang Tính cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có tháng địch đánh phá suốt 30 ngày, có ngày 4 đợt bom B.52, đồng chí vẫn thường xuyên có mặt ở nơi khó khăn, nguy hiểm nhất, động viên mọi người hăng hái làm việc. Hoàng Quang Tính luôn tìm mọi cách khắc phục khó khăn, phát huy sáng kiến, hợp lý hóa động tác đào đất, đá...; nhờ đó, đơn vị đồng chí luôn dẫn đầu trung đoàn về năng suất làm đường.


Ngày 13 tháng 4 năm 1967, địch tập trung đánh phá rất ác liệt, đường bị cắt nhiều đoạn. Hoàng Quang Tính dẫn đầu tiểu đội khẩn trương san lấp hố bom, mở rộng mặt đường, bảo đảm cho các đoàn xe vận tải vượt qua trọng điếm nhanh chóng.


Năm 1969, Hoàng Quang Tính phụ trách tiểu đội bảo đảm giao thông trên một đoạn đường có nhiều trọng điểm, ngày nào máy bay địch cũng đánh phá 3 đến 4 lần. Bất kể ngày đêm. đường bị tắc là đồng chí vận động tiểu đội đi sửa. Tiểu đội đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sửa đường.


Ngày 16 và 17 tháng 2 năm 1969, 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ nống ra khu vực Cô Ca Va, ngăn chặn giao thông ta. Mặc dù địch đông gấp bội, Hoàng Quang Tính vẫn chỉ huy tiểu đội chiến đấu kiên cường. Đồng chí bị thương 3 lần vẫn bám trận địa cùng anh em chiến đấu. Tiểu đội Hoàng Quang Tính đã đánh lui 7 đợt phản kích của 4 đại đội địch, diệt 112 tên, thu 12 súng. Riêng đồng chí diệt 30 tên.


Hoàng Quang Tính hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng đội. Nhiều lần thấy xe của đơn vị bạn bị bom đánh trúng, đồng chí xông vào cứu người, cứu xe và hàng. Đồng chí đã cứu được 2 người, 3 xe và 30 tấn hàng. Quá trình làm nhiệm vụ, đồng chí bị ốm, yếu, nhiều lần trên cho chuyển về phía sau, Hoàng Quang Tính đều xin ở lại làm việc.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Hoàng Quang Tính được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #151 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2022, 02:38:02 pm »

ANH HÙNG PHẠM VĂN CỜ


Phạm Văn Cờ, sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, đại đội phó đại đội 7 công binh thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 98, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1965 đến năm 1973, Phạm Văn Cờ công tác ở tuyến đường vận tải thuộc Bộ tư lệnh 559. Bất kỳ công tác gì được phân công, đồng chí đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ năm 1965 đến năm 1969, Phạm Văn Cờ phụ trách tiểu đội súng máy cao xạ 12,7 mi-li-mét, đã đánh 160 trận, bắn rơi 11 máy bay Mỹ (trong đó có 3 chiếc do đồng chí làm số 1 trực tiếp bắn rơi).


Ngày 26 tháng 4 năm 1969, địch cho nhiều máy bay cường kích đến bắn phá, yểm trợ cho máy bay lên thẳng đổ quân xuống Phi Hà (đường 60B) để ngăn chặn tuyến vận tải của ta. Phạm Văn Cờ chỉ huy tiểu đội cơ động chiến đấu 6 giờ liền, đánh lui 10 đợt tiến công của bộ binh địch, diệt nhiều tên, bắn rơi tại chỗ 1 máy bay AD6, 1 máy bay lên thẳng, bảo vệ được tuyến đường vận tải.


Từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 12 năm 1971, trung đội Phạm Văn Cờ làm nhiệm vụ mở đường. Trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, đời sống có nhiều khó khăn, đồng chí luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, đạt từ 28 đến 29 ngày công một tháng. Phạm Văn Cờ chịu khó cải tiến dụng cụ, hợp lý hóa động tác nên năng suất đào đất đạt 14 mét khối một ngày công (chỉ tiêu 9 mét khối). Đồng chí thường đạt số ngày công và năng suất cao nhất đại đội, có tác dụng động viên, cổ vũ mọi người noi theo).


Hơn 100 lần máy bay địch đánh bom vào khu vực đơn vị đang làm, lần nào Phạm Văn Cờ cũng bình tĩnh, động viên mọi người giữ vững quyết tầm hoàn thành nhiệm vụ. Khi địch vừa ngừng đánh phá, đồng chí đã dẫn đầu đơn vị ra sửa đường ngay.


Tháng 1 năm 1972, thấy sức khỏe đồng chí giảm sút và bị sốt rét nặng, đơn vị cho về tuyến sau an dưỡng, Phạm Văn Cờ xin ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Đơn vị sắp xếp đồng chí phụ trách tiểu đội anh nuôi. Phạm Văn Cờ không quản ngại khó khăn, vất vả, phấn khởi nhận nhiệm vụ, tìm mọi cách cải thiện mức ăn cho đơn vị. Gần một năm làm anh nuôi, đồng chí cùng tiểu đội lấy được trên 6 tấn rau rừng, săn bắn được 1 tấn thịt thú rừng, góp phần tích cực giải quyết khó khăn về thực phẩm cho đơn vị. Bếp Phạm Văn Cờ phụ trách luôn đạt tiêu chuẩn bếp tiên tiến của trung đoàn.


Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Phạm Văn Cờ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #152 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2022, 02:38:37 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VIỆT HỒNG


Nguyễn Việt Hồng, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạch Trung, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 12 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng thuộc đại đội 5 công binh tiểu đoàn 27, trung đoàn 15, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1973, Nguyễn Việt Hồng công tác ở tuyến đường vận tải thuộc Đoàn 559. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, hăng hái lao động, chịu khó học hỏi, nghiên cứu cải tiến dụng cụ lao động, đưa năng suất đào đất lên 12 mét khối một công (chỉ tiêu 6 mét khối một công). Tiểu đội Nguyễn Việt Hồng làm đoạn đường nào cũng hoàn thành trước thời gian quy định.


Quá trình làm nhiệm vụ, đồng chí có nhiều hành động dũng cảm cứu người, cứu xe, cứu hàng, có tác dụng cổ vũ mọi người trong đơn vị noi theo. Nguyễn Việt Hồng phá được 40 quả bom từ trường, hàng trăm quả mìn, cứu được 19 đồng chí lái xe bị thương, hàng chục xe chở hàng và hàng chục tấn hàng.


Ngày 12 tháng 1 năm 1968, ở ki-lô-mét 20 (đường 128A), máy bay địch ném nhiều bom từ trường. Tuy  lần đầu thấy loại bom này, đồng chí xung phong đem bộc phá đi phá. Nguyễn Việt Hồng là người đầu tiên trên tuyến đường vận tải 559 phá bom từ trường, rút được nhiều kinh nghiệm phổ biến cho các đơn vị khác.


Ngày 15 tháng 2 năm 1968, một đoàn xe ô tô đến trọng điểm ki-lô-mét 25 (đường 128A), chiếc đi đầu bị máy bay bắn trúng. Mặc cho máy bay địch đánh phá, lửa đang bốc cháy, đồng chí xông vào đật bộc phá đánh hất chiếc xe hỏng sang vệ đường. Nhờ đó, 26 chiếc xe còn lại nhanh chóng vượt qua được trọng điểm an toàn.


Ngày 7 tháng 2 năm 1969, đoàn xe kéo pháo vừa đến ki-lô-mét 27 (đường 128A) thì bị máy bay địch đánh trúng đội hình. Nguyễn Việt Hồng dũng cảm xông vào chuyển được 6 thương binh, 1 tử sĩ ra khỏi khu vực nguy hiểm. Sau đó, đồng chí lại chỉ huy tiểu đội khẩn trương sửa đường, bảo đảm cho số xe còn lại vượt qua trọng điểm.


Ngày 5 tháng 3 năm 1971, 5 chiếc xe chở thương binh đến ki-lô-mét 30 (đường 128A), thì bị địch đánh phá. Nguyễn Việt Hồng nhanh chóng xông vào dập lửa, cứu thương binh. Sau 10 phút, đồng chí cùng tiểu đội dập tắt lửa đưa 11 thương binh ra nơi an toàn.


Ngày 17 tháng 2 năm 1972, ở ki-lô-mét 32 (đường 129), máy bay địch đánh 2 quả bom trúng đường, chặn đầu đoàn xe 17 chiếc. Đồng chí kịp thời báo cho đoàn xe dừng lại và chỉ huy tiểu đội nhanh chóng dùng bộc phá mở rộng đường. Chỉ sau 30 phút, cả đoàn xe vượt qua trọng điểm an toàn.


Tiểu đội trú quân ở rừng núi, khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, Nguyễn Việt Hồng gương mẫu tăng gia tự túc và vận động mọi người làm theo. Tiểu đội đồng chí thường xuyên trồng được 3 sào rau, nuôi được 1 con lợn, 30 con gà.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 24 bằng khen, giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Việt Hồng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #153 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2022, 02:39:22 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN QUANG HẠNH


Nguyễn Quang Hạnh, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 1 ô tô vận tải thuộc tiểu đoàn 59, trung đoàn 35, Đoàn 471, Bộ tư lệnh Đoàn 559, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1972, Nguyễn Quang Hạnh làm nhiệm vụ vận chuyển trên tuyến đường phía nam sông Bạc. Đồng chí luôn cố gắng phấn đấu nâng cao hiệu suất vận chuyến hàng, gương mẫu vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, bảo đảm đưa hàng tới đích an toàn, đầy đủ, đúng thời gian quy định. Từ năm 1968 đến năm 1970, năm nào Nguyễn Quang Hạnh cũng vận chuyển vượt mức kế hoạch từ 25% trở lên. Khi phụ trách trung đội, đại đội, đơn vị đồng chí thường xuyên vận chuyển vượt mức kế hoạch 15%.


Ngày 2 tháng 11 năm 1967, trên đường vận chuyển, thấy một xe kéo pháo bị máy bay địch đánh cháy, mặc cho bom đạn nổ dữ dội, Nguyễn Quang Hạnh nhanh chóng lao vào xe dập lửa, cõng 2 thương binh đưa về nơi an toàn. Sau đó lại đến kéo chiếc xe hỏng và khẩu pháo ra khỏi khu vực địch đang đánh phá.


Mùa khô năm 1968 - 1969, trên cung đường vận chuyển dài 120 ki-lô-mét, đơn vị quy định hai đêm chở một chuyến hàng, đồng chí lái xe chạy một đêm rưỡi một chuyến. Nguyễn Quang Hạnh là người đầu tiên đạt kỷ lục vận chuyển cao nhất của trung đoàn 36, nêu gương cho toàn đoàn học tập.


Mùa khô năm 1969 - 1970, trong 60 đêm tổng công kich của chiến dịch vận chuyển, đồng chí chạy liên tục, không nghỉ đêm nào.


Ngày 17 tháng 3 năm 1969, máy bay địch đánh phá dữ dội đường 128A (đoạn ki-lô-mét 49). Đoàn xe đơn vị đang chạy thì chiếc đi đầu bị trúng bom, lái xe bị thương. Mặc cho địch đánh phá, Nguyễn Quang Hạnh xung phong lái chiếc xe đi đầu thay đồng chí bị thương để thông đường. Trong khi xe chạy, 6 quả bom nổ xung quanh, Nguyễn Quang Hạnh bình tĩnh bám chắc tay lái, vượt qua đoạn đường nguy hiểm, bảo đảm cho đoàn xe 19 chiếc qua bãi bom an toàn.


Ngày 25 tháng 11 năm 1972, ở một ngã ba đường 9, máy bay địch bắn trúng xe chở xăng, lửa bốc cháy mạnh. Đồng chí xung phong lái chiếc xe đang cháy vượt lên phía trước, thu hút hòa lực địch về mình. Mặc cho máy bay địch tập trung bắn theo xe, Nguyễn Quang Hạnh cho xe chạy 2 ki-lô-mét, sau đó chạy bộ trở lại chỉ huy đoàn xe chở người vượt qua trọng điểm an toàn.


Quá trình làm nhiệm vụ, 3 lần Nguyễn Quang Hạnh được nhận xe mới đều nhường cho bạn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 18 bằng khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Quang Hạnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #154 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2022, 06:44:13 am »

ANH HÙNG PHAN VĂN TRINH


Phan Văn Trinh, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Hoan, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng lái xe ô tô đại đội 53, tiểu đoàn 972, binh trạm 11 thuộc Cục Vận tải Tổng cục Hậu cần.


Từ năm 1968 đến năm 1973, Phan Văn Trinh làm nhiệm vụ vận chuyển trên đường 7. Đồng chí tận tụy, hăng say làm nhiệm vụ, luôn dẫn đầu đơn vị vượt cung, tăng chuyến. Năm nào Phan Văn Trinh cũng vận chuyển vượt mức kế hoạch 30% trở lên. Mùa khô năm 1973, đồng chí chỉ huy trung đội vận chuyển vượt mức kế hoạch 53%. Quá trình vận chuyển, xe Phan Văn Trinh bị máy bay địch đánh trúng 15 lần. Hai lần bị thương, lần nào đồng chí cũng dũng cảm cứu xe, cứu hàng, động viên đồng đội tiếp tục làm nhiệm vụ.


Ngày 1 tháng 4 năm 1970, Phan Văn Trinh dẫn đầu đoàn xe 8 chiếc chở hàng vào mặt trận. Giữa đường bị máy bay địch ném bom, xe bốc cháy. Mặc cho bom bi đang nổ xung quanh, đồng chí xông vào dập tắt lửa rồi cho xe vượt khỏi chỗ nguy hiểm, cả đoàn xe tới đích an toàn.


Ngày 15 tháng 11 năm 1970, trên đường vận chuyển, xe đồng chí bị máy bay địch bán vỡ kính, thủng ca bin, Phan Văn Trinh bị 4 vết thương vào đầu đã tự băng bó rồi tiếp tục đưa hàng tới đích.


Ngày 13 tháng 2 năm 1973, trung đội đồng chí bị máy bay B.52 ném bom trúng đội hình. Phan Văn Trinh bị thương vào chân, vẫn bình tĩnh băng bó cho đồng đội trước rồi mới băng cho mình. Sau đó, Phan Văn Trinh nén đau, động viên trung đội giải quyết hậu quả. Hành động của đồng chí đã cổ vũ đơn vị hăng hái, quyết tâm làm nhiệm vụ.


Phan Văn Trinh chịu khó học tập, đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, trình độ lái và sửa chữa xe ngày một nâng cao. Bốn lần đồng chí nhận xe hỏng về sửa chữa thành xe tốt, chạy an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được Bác Hỏ tặng Huy hiệu của Người, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Phan Văn Trinh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiêu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #155 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2022, 06:44:47 am »

ANH HÙNG NGUYỄN CÔNG TƯỜNG


Nguyễn Công Tường, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng lái xe đại đội 13 ô tô tiểu đoàn 105, trung đoàn 280, sư đoàn 367, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Công Tường lái xe kéo pháo cao xạ cơ động trên đường 12, 15, 16, 20 và nhiều khu vực thuộc tỉnh Quảng Bình (cũ). Tuy nhiệm vụ có nhiều khó khăn, gian khổ, máy bay địch đánh phá ác liệt, đường hẹp, xe phần lớn đã chạy quá thời gian sử dụng, đồng chí vẫn kiên quyết bám xe, bám đường, kéo pháo, bảo đảm cho đơn vị chiến đấu tốt. Nguyễn Công Tường đã đưa được 724 lần khẩu pháo, 29 lần chuyến xe chở đạn vào trận địa an toàn.


Nguyễn Công Tường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sử dụng, bao quản, giữ gìn xe tốt, có trình độ sửa chữa giỏi. Hàng chục lần, đồng chí đến những nơi địch hay đánh phá, tháo phụ tùng ở những xe bị hỏng nặng, đưa về thay thế vào những bộ phận hư hỏng ở xe mình và xe đồng đội. Hai lần Nguyễn Công Tường nhận xe hỏng nặng chứa thành xe chạy tốt. Đồng chí đã lái 10 vạn ki-lô-mét an toàn trên nhiều đoạn đường xấu, địch đánh phá ác liệt.


Tháng 11 năm 1968, sau khi kéo pháo phục vụ đơn vị bắn rơi 2 máy bay Mỹ ở đường 20, địch đánh bom vào trận địa, một số pháo thủ bị thương. Mặc cho máy bay địch đang hoạt động, Nguyễn Công Tường dũng cảm lái xe chở thương binh về viện quân y an toàn. Sau đó đồng chí lại đưa xe về trận địa kéo pháo đi nơi khác.


Tháng 11 năm 1971, đồng chí bị đau khớp và sốt rét nặng, đang điều trị ở viện thì được tin đơn vị chiến đấu. Tuy sức khỏe chưa hồi phục, Nguyễn Công Tường vẫn xin ra viện sớm. Về tới đơn vị, thấy có một xe cũ, hỏng nhiều bộ phận, đồng chí tích cực tìm phụ tùng thay thế, sửa chữa và chí sau hai ngày đã chữa được chiếc xe, kịp thời đưa pháo vào chiến trường.


Ngày 16 tháng 4 năm 1972, ở ấp Ca Lu (Quảng Trị) địch ném bom làm hỏng két nước và cháy lốp xe, Nguyễn Công Trường nhanh chóng đến các khu vực địch thường xuyên đánh phá, tháo gỡ lốp và phụ tùng ở những xe hỏng về thay thế. Nhờ chữa được xe, đồng chí đá kéo pháo cho đơn vị cơ động, bắn rơi 4 chiếc máy bay địch trong ngày.


Ngày 15 tháng 5 năm 1972, ở Bến Than (Quảng Trị), trong lúc máy bay địch ném bom cháy vào trận địa, Nguyễn Công Tường dũng cảm xông vào dập lửa cứu pháo. Hành động của đồng chí cổ vũ đơn vị làm theo, cứu được 2 khẩu pháo. Sau đó, tuy mắt bị đau nặng, Nguyễn Công Tường vẫn lái xe liên tục 3 đêm, đưa pháo vào Ai Tử, kịp thời chi viện cho bộ binh chiến đấu.


Nguyễn Công Tường luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội. Hơn 20 lần đồng chí kéo xe, kéo pháo giúp đơn vị bạn ra khỏi nơi địch hay đánh phá.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Công Tường được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #156 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2022, 06:45:23 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TẤN


Nguyễn Văn Tấn, sinh năm 1942, dân tộc Tày, nhập ngũ tháng 8 năm 1965, quê ở xã Hà Vi, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Thái. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy quân nhân chuyên nghiệp, trung đội trưởng sửa chữa xe tăng thuộc đại đội 201, Cục quản lý xe, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1973, Nguyễn Văn Tấn làm nhiệm vụ sửa chữa xe tăng, xe xích cho các đơn vị chiến đấu ở Khu 4, Quảng Trị, Đường 9 - Nam Lào. Địch đánh phá ác liệt, đồng chí vẫn thường xuyên theo sát các đơn vị chiến đấu để sửa chữa xe. Bất kể lúc nào, thấy xe hỏng, yêu cầu chữa gấp là Nguyễn Văn Tấn chữa ngay. Hàng chục lần đang sửa chữa thì máy bay địch đến đánh phá, đồng chí vẫn bình tĩnh làm nhiệm vụ. Ba lần bom nổ gần, Nguyễn Văn Tấn bị đất vùi, bị ngất, được anh em bới dậy, lại tiếp tục làm việc. Đồng chí đã chỉ huy trung đội sửa chữa được 150 lần chiếc xe tăng, xe xích. Riêng Nguyễn Văn Tấn sửa chữa 60 lần chiếc, phục vụ kịp thời các đơn vị chiến đấu.


Là thợ sửa chữa điện xe, nhưng do Nguyễn Văn Tấn chịu khó học tập, nghiên cứu nên đã sửa chữa giỏi nhiều bộ phận khác của xe tăng, xe xích (cả xe ta và xe địch), ngoài ra còn tự học, lái thành thạo các loại xe.


Đồng chí luôn nêu cao tinh thần dám nghĩ dám làm, tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Có nhiều sáng kiến của Nguyễn Văn Tấn được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các đơn vị sửa chữa xe tăng.


Đồng chí đã nghiên cứu cải biên ly hợp của xe D-350 thay thế vào xe PT-C bảo đảm tốt.


Nguyễn Văn Tấn cải biên máy rà nấm xe AT-C, trước đây 2 người làm mất 36 giờ, nay 1 người làm trong 20 giờ.


Trước kia, muốn tháo bánh tì xe AT-R, thông thường phải dùng búa đóng, đồng chí đã nghiên cứu làm thêm một bộ phận tăng giảm xích, tạo thành một cái van tháo bánh tì, đưa năng suất tăng gấp 3 lần.


Trước kia một cái phớt dạ bánh tì hông, không có phớt thay thế, xe đành nằm lại; đồng chí đã sáng kiến dùng săm, lốp ô tô cắt làm phớt, giải quyết được nhiều khó khăn cho các đơn vị (vì bộ phận phớt thường hay hỏng).


Đồng chí đã bồi dưỡng, kèm cặp giúp đỡ 24 thợ sửa chữa có tay nghề giỏi, chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt.


Nguyễn Văn Tấn đã kéo giúp 214 lần chiếc xe của đơn vị bị đổ ở dọc đường. Có lần bom nổ gần, đồng chí bị sức ép, chảy máu mồm, máu mũi, vẫn khẩn trương đào bới hầm, cứu được 5 đồng đội.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 24 bằng khen, giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Văn Tấn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #157 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2022, 06:45:57 am »

ANH HÙNG NGUYỄN NHƯ HÀNH


Nguyễn Như Hành, sinh năm 1948, dân tộc Tày, quê ở xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 5 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, chính trị viên phó đại đội 21, súng máy 12,7 mi-ii-mét, thuộc trung đoàn 148, sư đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1973, Nguyễn Như Hành chiến đấu ở chiến trường Lào, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội. Ở cương vị nào, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nguyễn Như Hành đã chỉ huy khẩu đội bắn rơi 9 máy bay, diệt hàng trăm tên địch, riêng đồng chí bắn rơi 4 chiếc, diệt 23 tên, bắt sống 1 tên.


Trong trận đánh ở Cánh Đồng Chum tháng 2 năm 1970, mặc cho hỏa lực địch bắn dữ dội vào trận địa, đồng chí dùng súng 12,7 mi-li-mét bắn quét vào đội hình địch, diệt nhiều tên, tạo thuận lợi cho đơn vị xông lên diệt gọn cứ điểm địch.


Ngày 27 tháng 1, trên đường dẫn khẩu đội vào đánh cứ điểm Phu Mộc (Xiêng Khoảng), gặp địch, Nguyễn Như Hành nhanh chóng dùng tiểu liên diệt 4 tên. Khi máy bay địch đến đánh phá, đồng chí chỉ huy đơn vị bắn rơi 1 chiếc T28.


Ngày 18 tháng 1 năm 1971, ở điểm cao 1900A (bắc Cánh Đồng Chum), trong lúc đi kiểm tra trận địa chốt, thấy 1 máy bay T28 lao đến, Nguyễn Như Hành kịp thời nổ súng, hạ tại chỗ chiếc máy bay này.


Ngày 20 tháng 3 năm 1971, máy bay địch đánh phá ác liệt vào trận địa, súng bị hỏng, đồng chí cho anh em vác về phía sau sửa chữa, còn mình ở lại theo dõi địch. Thấy một toán bộ binh địch đang thác chạy, đồng chí chủ động đuổi theo, diệt 14 tên.


Trong quá trình chiến đấu, 3 lần Nguyễn Như Hành bị thương nặng. Sau khi điều trị về, chưa khỏi hẳn, đồng chí đã tham gia làm nhiệm vụ.


Nguyễn Như Hành tích cực học tập, rút kinh nghiệm nên trình độ kỹ thuật, trình độ chỉ huy ngày một nâng cao.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 8 bằng khen, giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Như Hành được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #158 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2022, 06:46:33 am »

ANH HÙNG KIỀU VĂN TỊNH


Kiều Văn Tịnh, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Hội Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, sĩ quan điều khiển tên lửa thuộc tiểu đoàn 81 trung đoàn 238, sư đoàn 363, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1972, Kiều Văn Tịnh tham gia đánh gần một trăm trận, bắn máy bay Mỹ ở Khu 4 (cũ), Hà Nội, Hải Phòng... Trận nào đồng chí cũng bình tĩnh, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Khi làm trắc thủ cự ly, đồng chí cung cấp các phần tử, độ cao, độ xa của máy bay địch chính xác, góp phần tich cực cùng kíp trắc thủ bắn rơi 8 máy bay Mỹ.


Khi làm sĩ quan điều khiển, Kiều Văn Tịnh luôn hăng say chiến đấu, nhiều ngày trực chiến 13, 14 giờ liền. Từ tháng 8 năm 1971 đến tháng 12 năm 1972, tiểu đoàn chỉ có mình đồng chí là sĩ quan điều khiển. Lần nào báo động Kiều Văn Tịnh cũng kịp thời có mặt ở vị trí chiến đấu. Đồng chí điều khiển đạn chính xác trong nhiều tình huống phức tạp như: địch gây nhiễu bằng nhiều loại, thay đổi độ cao, phóng tên lửa vào trận địa, mục tiêu xuất hiện bất ngờ ở hướng đối diện... Kiều Văn Tịnh đã trực tiếp điều khiển tên lửa bắn rơi 11 máy bay Mỹ (có 2 B.52, 4 F.4, 1 AC.130, 2 AD.6, 2 máy bay trinh sát không người lái); 53 lần đồng chí phát hiện tên lửa địch phóng vào trận địa, lần nào Kiều Văn Tịnh cũng bình tĩnh xử trí "gạt" tên lửa ra ngoài trận địa, hạn chế được thiệt hại cho đơn vị.


Ngày 19 tháng 5 năm 1971, ở Hà Tĩnh, 1 máy bay AC-130 lượn vòng hẹp và thấp, định đánh phá. Đồng chí điều khiển 1 quả đạn bắn rơi chiếc máy bay này.


Ngày 16 tháng 4 năm 1972, địch cho nhiều máy bay B.52 đánh phá Hải Phòng. Mặc dù địch thả nhiều loại nhiễu, cho nhiều máy bay đi kèm..., Kiều Văn Tịnh vẫn bám sát mục tiêu chủ yếu, điều khiển đạn chính xác, bắn rơi 1 chiếc B.52. Buổi chiều, 1 máy bay trinh sát không người lái vào trinh sát khu vực vừa đánh phá, đồng chí điều khiển 1 quả đạn hạ chiếc máy bay này.


Ngày 6 tháng 8 năm 1972, địch phát hiện trận địa tên lửa của ta, chúng phóng tên lửa từ máy bay xuống. Kiều Văn Tịnh vẫn bình tĩnh bám sát mục tiêu, kịp thời "gạt" tên lửa địch đi chệch ra ngoài trận địa, sau đó tiếp tục điều khiển đạn hạ 1 máy bay A.7.


Ngày 16 tháng 8 năm 1972, trong khi đang theo dõi địch ở một hướng thì bất ngờ địch ở hướng đối diện lẻn vào đánh phá, đồng chí chỉ huy kíp trắc thủ bắt được mục tiêu, phóng 2 quả tên lửa. Địch phát hiện được tên lửa ta, chúng đột nhiên hạ thấp độ cao xuống 600 mét (độ cao khó bắn), nhưng Kiều Văn Tịnh bình tĩnh, điều khiển tên lửa cho nổ trúng máy bay địch, hạ 1 chiếc AD.6.


Kiều Văn Tịnh luôn chịu khó học tập, nghiên cứu, tích cực hướng dẫn, giúp đỡ kíp trắc thủ có trình độ chuyên môn giỏi, bắt được mục tiêu trong nhiều tình huống.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 6 bằng khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Kiều Văn Tịnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #159 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2022, 06:47:57 am »

ANH HÙNG NGUYỄN TRƯỜNG XUÂN


Nguyễn Trường Xuân, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ điều khiển tên lửa, tiểu đoàn 66, trung đoàn 275, sư đoàn 365, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1972, Nguyễn Trường Xuân tham gia chiến đấu bắn máy bay Mỹ ở Hà Nội, Tây Bắc, Khu 4... trận đánh nào đồng chí cũng dũng cảm, mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Khi làm trắc thủ góc tà, đồng chí hiệp đồng chặt chẽ với kíp, phát hiện mục tiêu và thông báo độ cao kịp thời, chính xác, góp phần quan trọng bắn rơi 3 máy bay Mỹ.


Từ tháng 3 năm 1972, làm nhiệm vụ điều khiển tên lửa, Nguyễn Trường Xuân tích cực học tập, nghiên cứu rút kinh nghiệm, nhanh chóng nắm vững kỹ thuật, sử dụng thành thạo trang bị, khí tài, đánh ngày, đánh đêm đều giỏi. Những tình huống phức tạp như: có nhiều nhiễu, cùng lúc máy bay địch vào nhiều hướng, nhiều loại, đồng chí bình tĩnh chọn đúng hướng, đúng tốp, diệt được mục tiêu quan trọng. Nguyễn Trường Xuân đã trực tiếp điều khiển tên lửa hạ 13 máy bay Mỹ (có 1 B.52).


Ngày 12 tháng 3 năm 1967, làm nhiệm vụ trắc thủ góc tà, đồng chí hiệp đồng chặt chẽ cùng kíp trắc thủ, phát hiện địch từ xa, thông báo kịp thời, chính xác, cùng đơn vị bắn rơi 1 máy bay địch.


2 giờ ngày 26 tháng 4 năm 1972, nhiều tốp máy bay B.52 và máy bay phản lực vào đánh phá thị xã Thanh Hóa. Nắm được thủ đoạn hoạt động của các loại máy bay địch, Nguyễn Trường Xuân hiệp đồng chặt chẽ với kíp trắc thủ, điều khiển tên lửa, hạ 1 máy bay B.52.


Ngày 16 tháng 8 năm 1972, nhiều máy bay địch vào đánh phá khu vực Hàm Rồng (Thanh Hóa). Đang theo dõi mục tiêu thi máy đo phương vị bị hỏng, đồng chí bình tĩnh nhanh chóng sửa chữa được máy, tiếp tục bám mục tiêu, điều khiển 1 quả tên lửa hạ 1 máy bay A.7 của địch.


Ngày 25 tháng 10 năm 1972, Nguyễn Trường Xuân làm nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận tải ở Thanh Hóa, do sẵn sàng chiến đấu cao, đồng chí phát hiện mục tiêu từ xa, điểu khiển tên lửa chính xác, hạ 1 máy bay A.7, bảo vệ an toàn cho đoàn tàu chở hàng vào chiến trường.


Ngày 28 tháng 11 năm 1972, Nguyễn Trường Xuân đang điều khiển quả đạn gần tới mục tiêu thi phát hiện tên lửa địch phóng xuống trận địa ta. Tên lửa ta còn cách mục tiêu 1 ki-lô-mét thì tên lửa địch đã vào khu vực không an toàn. Đồng chí bình tĩnh động viên các trắc thủ, đồng thời tiếp tục điều khiển đạn chính xác, hạ tại chỗ 1 chiếc AD.6 và "gạt" được tên lửa địch ra ngoài trận địa.


Nguyễn Trường Xuân được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 8 bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Trường Xuân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM