Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:25:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3  (Đọc 5764 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #140 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2022, 03:45:14 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC QUỐC


Nguyễn Đức Quốc (tức Nguyễn Đức Ngô), sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Hiệp Mỹ, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 5 năm 1951. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, quân nhân chuyên nghiệp, quản đốc phân xưởng nhà máy V113, Cục Quân giới, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Đức Quốc công tác ở ngành quân giới từ năm 1951, trưởng thành từ công nhân lên quản đốc phân xưởng. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy công tác, là một trong những đồng chí đạt ngày công cao nhất trong nhà máy. Nhiều đợt Nguyễn Đức Quốc làm việc 12 giờ đến 14 giờ mỗi ngày trong một tháng liền. Đồng chí chịu khó đi sâu nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đạt loại giỏi về kỹ thuật tiện, phay, bào, mài; làm được nhiều khuôn mẫu dụng cụ cắt gọt, khuôn dập, đồ gá lắp..., phục vụ tốt cho nhà máy sản xuất nhiều bộ phận chủ yếu của nhiều loại mìn và đạn.


Trong sản xuất, Nguyễn Đức Quốc đã phát huy 45 sáng kiến, tăng năng suất từ 50% đến 500%, bảo đảm chất lượng tốt, giảm nhẹ và an toàn lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, làm lợi cho Nhà nước trên 40.000 đồng; có nhiều sáng kiến có giá trị về mặt công nghệ chế tạo, giải quyết được, khó khăn về khan hiếm nguyên vật liệu như:

- Sáng kiến tiện dây cuốn lò xo giảm xóc của pháo 37, tăng năng suất lao động 200%, chất lượng tốt.

- Sáng kiến chế tạo đồ gá phóng hình mài dao doa có hình dáng phức tạp, giảm thời gian mài từ 1 giờ 30 phút xuống 35 phút một buồng đạn súng CKC.

- Sáng kiến cải tiến doa, chuyển từ doa 6 lưỡi xuống doa 2 lưỡi để doa nòng súng, giảm được hai phần ba thời gian chế tạo dụng cụ, ít nguyên liệu, dễ làm, bảo đảm độ nhẵn của nòng súng cao hơn; khi sản xuất, công nhân thợ bậc thấp cũng làm được.

- Sáng kiến nghiên cứu chế tạo lõi cối bằng hợp kim để dập vuốt ống muống nụ xòe thay cho lõi cối bằng thép các-bon, bảo đảm độ bền gấp 20 lần, tiết kiệm được nhiều công chế tạo và nguyên vật liệu, giải quyết được khó khăn về khuôn mẫu khan hiếm phải nhập từ nước ngoài.


Từ năm 1969 đến năm 1973, với cương vị quản đốc phân xương, Nguyễn Đức Quốc chịu khó nghiên cứu, rút kinh nghiệm, không ngừng cải tiến các khâu dây chuyền, hợp lý hóa sản xuất, đưa năng suất lao động của phân xưởng mỗi năm một tăng, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Năm nào phân xưởng cũng được công nhận là phân xưởng tiên tiến và được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba.


Nguyễn Đức Quốc luôn đi sát, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân; động viên giúp đỡ anh chị em phát huy sáng kiến. Đồng chí bồi dưỡng, kèm cặp được 80 đồng chí thợ mài, thợ tiện có trình độ khá.


Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tiết kiệm, yêu quý của công, tận dụng nguyên vật liệu thừa, cũ, giảm được chi phí cho Nhà nước hàng vạn đồng.


Nguyễn Đức Quốc gương mẫu tham gia mọi hoạt động của đơn vị, giản dị, khiêm tốn, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 18 bẳng khen, 33 giấy khen, 8 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Đức Quốc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #141 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2022, 03:45:48 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN HỮU TẠI


Nguyễn Hữu Tại, sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Thành, huyện Cần Ngang, tỉnh Trà Vinh, làm công tác ở xưởng quân giới tỉnh Vĩnh Trà từ tháng 4 năm 1950, chuyển sang bộ đội từ tháng 12 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy (quân nhân chuyên nghiệp), tổ trưởng tổ gò hàn xưởng 48, Cục Kỹ thuật thuộc Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1950 đến năm 1954. Nguyễn Hữu Tại công tác ở xưởng quân giới tỉnh Vĩnh Trà; từ năm 1955 đến năm 1973, công tác ở xưởng sửa chữa tàu thuộc Bộ tư lệnh Hải quân.


Hơn 20 năm phục vụ quân đội, Nguyễn Hữu Tại luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bền bỉ, tận tụy, tích cực công tác. Nhất là từ năm 1955 đến năm 1973, đồng chí đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, làm việc không quản vất vả, mệt nhọc; là một trong những người dẫn đầu năng suất của tổ, năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch.


Nguyễn Hữu Tại chịu khó đi sâu nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, tăng năng suất , lao động, bảo đảm chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm nhẹ và an toàn lao động.


Trước đây, sản xuất bộ vòng kẹp các đầu mối ống dẫn nước, dẫn dầu, ống hơi... trong máy tàu, thường phải một giờ mới xong một bộ. Nguyễn Hữu Tại nghiên cứu cải tiến dụng cụ sản xuất, nhờ đó đã rút xuống 5 phút xong một bộ.


Trong tàu săn ngầm có bình làm nguội khí, mỗi khi bị dò phải bỏ đi. Bình mới rất hiếm, phải nhập từ nước ngoài vào. Đồng chí đã miệt mài nghiên cứu, hàn thành công những bình dò, bảo đảm sử dụng tốt.


Thấy nhà máy chỉ có một máy hàn nặng 400 ki-lô-gam, cơ động khó, không thuận tiện cho việc sử dụng, tranh thủ các giờ nghỉ, Nguyễn Hữu Tại tích cực nghiên cứu, thiết kế bản vẽ, tìm kiếm nguyên vật liệu, trong 6 tháng liền (có sự giúp đỡ của những người xung quanh), đã làm thành công một máy hàn nặng 40 ki-lô-gam, chất lượng tốt, sử dụng thuận tiện.


Nguyễn Hữu Tại có tinh thần cần kiệm, yêu quý của công, giữ gìn máy móc, trang bị tết, tích cực thu nhặt nguyên vật liệu cũ. Với những thứ thu nhặt được, đồng chí đã tổ chức làm được búa, đục, mỏ hàn... Đồng chí đã góp phần cùng tổ sửa chữa, phục hồi được một máy đốt và hai máy khoan đã hư hỏng nặng.


Nguyễn Hữu Tại chịu khó học tập, tranh thủ giờ nghỉ nghiên cứu sách kỹ thuật, học hỏi người xung quanh nên tay nghề ngày càng cao. Đối với mọi người, đồng chí tận tình giúp đỡ, hướng dẫn nâng cao trình độ kỹ thuật.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 12 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Hữu Tại được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #142 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2022, 03:46:35 pm »

ANH HÙNG VŨ THỊ THANH NHÂM


Vũ Thị Thanh Nhâm, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Hà. Khi được tuyên dương anh hùng, đồng chí là xã đội phó xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1972, Vũ Thị Thanh Nhâm tham gia bắn máy  bay địch trên một trăm trận. Khi địch thả bom nổ chậm, đồng chí xung phong đi phá bom, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.


Khi làm nhiệm vụ bắn máy bay địch, trận địa thường bị địch đánh phá dữ dội, đồng chí luôn bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy đơn vị bắn kịp thời, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ cống Quân Vinh.


Khi phụ trách bộ phận cứu sập, lần nào máy bay địch đánh vào xã, đồng chí cũng dẫn đầu đơn vị vượt qua bom đạn cứu dân.


Ngày 5 tháng 8 năm 1966, đồng chí xông vào nơi máy bay địch đang đánh phá, bới hầm sập, cứu được một gia đình 4 người.


Ngày 5 tháng 1 năm 1967, mặc cho máy bay địch đánh phá đoàn tàu, thuyền đậu trong cảng sông, đồng chí nhanh chóng chạy đến băng bó và cõng được 3 người bị thương đến nơi an toàn.


Ngày 21 tháng 5 năm 1967, khi máy bay địch đánh phá, đồng chí xông vào khu vực đang cháy, động viên mọi người cùng mình dập tắt lửa, nhanh chóng chuyển được 5 tấn thóc và một số gỗ ra nơi an toàn.


Trong nhiệm vụ tháo, phá bom, bất kể ngày đêm, thấy có bom chưa nổ là Vũ Thị Thanh Nhâm tìm mọi cách để phá. Đồng chí đã cùng tổ phá được 23 quả bom, riêng đồng chí phá được 3 quả bom từ trưởng, 4 quả bom xuyên.


Ngày 19 tháng 4 năm 1987, máy bay địch đến thả nhiều bom từ trường xuống cửa sông Ninh Cơ, đồng chí bình tĩnh cắm biển đánh dấu khu vực có bom để bâo đảm an toàn cho thuyền bè qua lại. Trong lúc đang cắm biển, bom nổ hất đồng chí ngã xuống và ngất đi. Khi tỉnh dậy, đồng chí lại tiếp tục làm nhiệm vụ.


Nhiều lần Vũ Thị Thanh Nhâm cùng tổ đi dọc sông để tìm bom. Có lần bom nổ, thuyền bị vỡ, người bị hất xuống nước, toàn tổ vẫn hăng say làm nhiệm vụ.


Ngày 25 tháng 12 năm 1967, phát hiện một quả bom từ trường nằm ở mép nước, thấy không thể phá được bằng phương pháp dùng bè trên có đặt mảnh tôn, cho trôi gần quả bom, đồng chí dùng một mảnh kim loại lớn buộc vào cây sào tre, nấp kín trong hầm, kéo đi, kéo,lại, phá được quả bom.


Ngày 15 tháng 5 năm 1972, máy bay địch ném nhiều loại bom xuống sông Ninh Cơ và một số địa điểm trong xã. Không ngại hy sinh, gian khổ, đồng chí dũng cảm vào khu có bom chưa nổ để nghiên cứu và cùng tổ bàn cách tháo, phá bom. Kết quả toàn tổ đã phá được 7 quả bom từ trường, 2 quả bom xuyên và góp phần cùng đơn vị bạn đánh phá được 12 quả bom khác.


Vũ Thị Thanh Nhâm đã góp nhiều thành tích vào việc huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật cho dân quân du kích địa phương. Trong các đợt tuyển quân, đồng chí tích cực động viên thanh niên tòng quân và gương mẫu tham gia các phong trào ở địa phương. Tuy bận công tác, đồng chí luôn tranh thủ tham gia sản xuất, đảm bảo đủ công điểm, tích cực giúp đỡ các gia đình neo đơn, sống khiêm tốn, giản dị, được nhân dân yêu mến.


Vũ Thị Thanh Nhâm được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Vũ Thị Thanh Nhâm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #143 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2022, 03:47:11 pm »

ANH HÙNG TRƯƠNG VĂN ĐO


Trương Văn Đo, sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Sơn, huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ năm 1949, phục viên năm 1958. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội trưởng xã Vĩnh Sơn, khu Vĩnh Linh, đảng viên Đàng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1959 đến năm 1973, Trương Văn Đo đã qua các cương vị công tác: chính trị viên xã đội, chủ nhiệm hợp tác xã, xã đội trường, chủ tịch xã, phó bí thư đảng ủy xã. Ở cương vị nào, đồng chí cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Từ năm 1965 đến năm 1973, Trương Văn Đo làm xã đội trưởng, đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chăm lo xây dựng lực lượng dân quân xã ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Đồng chí đã trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu 34 trận đánh máy bay Mỹ. Lực lượng dân quân do đồng chí phụ trách đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ, được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Đơn vị anh hùng.


Trương Văn Đo luôn đi đầu trong mọi khó khăn, nguy hiểm, hết lòng phục vụ vả bảo vệ nhân dân. Nhiều lần, đồng chí xông vào nơi máy bay địch đang đánh phá để cứu người, cứu hàng. Mặc cho bom nổ, lửa cháy dữ dội, đồng chí vẫn lao vào đưa được 9 người đang bị tai nạn ra nơi an toàn, góp phần cùng đơn vị cứu được hàng nghìn tấn hàng của Nhà nước. Có lần, đồng chí bị ngất vì sức ép hơi bom, khi tỉnh dậy, lại tiếp tục làm nhiệm vụ.


Đặc biệt ngày 29 tháng 5 năm 1972, gia đình Trương Văn Do bị máy bay Mỹ đánh phá. Trong lúc đồng chí đang bới hầm để cứu người thân thì bộ binh địch tiến ra càn quét ở bờ nam sông Bến Hải. Đồng chí tạm dừng việc bới hầm, dẫn đầu đơn vị chèo thuyền vượt sông, xông vào lửa đạn cứu đồng bào đưa sang bờ bắc. Hành động của đồng chí được nhân dân khâm phục, yêu mến.


Trương Văn Đo luôn gương mẫu trong mọi công tác, tích cực dìu dắt, giúp đỡ mọi người. Tuy sức khỏe yếu, nhưng đồng chí luôn tận tụy, bền bỉ phục vụ nhân dân.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Trương Văn Đo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #144 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2022, 03:47:57 pm »

ANH HÙNG ĐÀO XUÂN HƯỚNG


Đào Xuân Hướng (tức Đào Xuân Phương) sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ tháng 10 năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đội trưởng đội công tác cơ sở thuộc đồn biên phòng Cù Bai Công an nhân dân vũ trang Vĩnh Linh, đảng viên Đang Cộng sản Việt Nam.


Đào Xuân Hướng tham gia hoạt động du kích ở địa phương từ những năm đánh Pháp, đã chiến đấu nhiều trận. Nhập   ngũ tháng 10 năm 1954, đến tháng 3 năm 1959, đồng chí chuyển sang lực lượng Công an nhân dân vũ trang, công tác liên tục ở vùng rẻo cao biên giới, tây Vĩnh Linh.


Lúc ở bộ đội cũng như khi chuyển sang Công an vũ trang, nhiệm vụ của đồng chí là vận động quần chúng xây dựng cơ sở, đẩy mạnh phong trào cách mạng ở vùng dân tộc ít người trên biên giới Việt - Lào. Suốt 18 năm (1954 - 1973), chiến đấu, công tác ờ vùng rẻo cao biên giới Đào Xuân Hướng luôn vững vàng, tích cực, bền bỉ công tác, chiến đấu dũng cảm, hết lòng thương yêu đồng bào các dân tộc, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới của nhân dân, bảo vệ tốt trật tự, trị an khu vực biên phòng.


Từ năm 1955 đến năm 1958, Đào Xuân Hướng tham gia vận động đồng bào Vân Kiều ở vùng Hướng Lập - Vĩnh Linh. Đây là vùng dân cư thưa thớt; đồng bào sống rải rác trên các sườn núi. Vùng này, trong kháng chiến chống Pháp, bị địch kìm kẹp gắt gao nên đời sống đồng bào rất khổ cực. Hòa bình lập lại, bọn thổ phỉ thường xuyên quấy rối, làm đồng bào các dân tộc không được yên ổn làm ăn. Nhận nhiệm vụ trên giao, đồng chí không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, ngày đêm lăn lộn tuyên truyền, vận động nhân dân nghe lời Đảng, đi theo cách mạng. Qua mấy năm đấu tranh kiên cường và khéo léo, đồng chí đã vận động được phần lớn các gia đình sống ờ trên cao xuống thấp định canh, định cư. Cùng với công tác vận động quần chúng, đồng chí còn tổ chức, hướng dẫn đồng bào đấu tranh chống bọn phản động Lào âm mưu chiếm vùng Hướng Lập.


Năm 1961, Đào Xuân Hướng hoạt động ở vùng Sê Pôn (Lào), đồng chí cùng đơn vị chiến đấu diệt 5 đồn địch, giải phóng trên sáu nghìn dân, vận động được 50 tên phỉ đem 45 súng ra hàng.


Năm 1963, Đào Xuân Hướng hoạt động ở vùng đường 9, Khe Sanh (Quảng Trị), trong lúc nhân dân bị địch tập trung vào các "ấp chiến lược", đồng chí đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, ăn ngủ ngoài rừng, tìm mọi cách vào gặp dân để tuyên truyền, vận động và xây dựng cơ sở, điều tra tình hình địch. Đồng chí đã cùng đơn vị tiêu diệt nhiều tên ác ôn và hướng dẫn nhân dân đấu tranh phá nhiều "ấp chiến lược", góp phần làm tan rã hệ thống ngụy quân, ngụy quyền dọc theo đường số 9.


Năm 1971, Đào Xuân Hướng phụ trách một tổ công tác cơ sở sang giúp bạn ở xã Pa Băng, huyện Sê Pôn. Sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 21 bản trong xã đều bị bom đạn Mỹ tàn phá nặng, đồng bào phải chạy vào các hang đá cư trú. Sống trong hang đá chật chội, mất vệ sinh, nhiều người ốm đau, đời sống rất khó khăn vì không sản xuất được. Trước tình hình đó, Đào Xuân Hướng chỉ đạo tổ công tác tìm cách tiếp xúc, tuyên truyền, vận động đồng bào ổn định nơi ăn, ở hợp vệ sinh, tranh thủ làm nương rẫy, trồng rau, hoa màu ngắn ngày để bảo đảm đời sống. Đồng chí đi nhiều nơi vay mượn lương thực giúp đồng bào, chạy chữa cho những người ốm đau.


Sau 3 tháng tận tụy giúp đỡ đồng bào, trong xã có 49 gia đình thu hoạch 20 tấn ngô, hàng chục tấn rau xanh. Phát huy kinh nghiệm đó, vụ mùa năm 1972, đồng bào đã thu hoạch một vụ ngô, lúa tốt chưa từng thấy từ trước tới nay.


Để tạo điều kiện cho đồng bảo tăng gia sản xuất, đồng chí giúp địa phương xây dựng lò rèn, sản xuất được hàng loạt dao, cuốc... phục vụ cho việc phát nương, làm rẫy. Có dụng cụ lao động, đồng bào địa phương càng hăng hái sản xuất, bảo vệ trật tự, trị an, gìn giữ làng xóm yên vui.


Với tinh thần thương yêu đồng bào các dân tộc như người anh em ruột thịt, ngoài việc giúp đỡ nhân dân ổn định đời sống, đồng chí còn tích cực tìm cây thuốc, chữa bệnh cho nhân dân, tranh thủ học được ba thứ tiếng Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác.


Do có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhân dân, Đào Xuân Hướng đã nằm chắc các đối tượng phản động, cùng địa phương tổ chức được 11 đồng chí công an và huấn luyện được 20 dân quân thành thạo tuần tra, canh giữ bản làng.


18 năm liên tục chiến đấu và công tác ở vùng rẻo cao biên giới, Đào Xuân Hướng luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, khắc phục mọi gian khổ, nguy hiểm, khiêm tốn, tận tụy, hết lòng phục vụ nhân dân. Đồng chí ở đâu cũng được nhân dân yêu mến, đồng đội tin tưởng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 9 bằng khen, giấy khen.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Đào Xuân Hướng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #145 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2022, 03:49:04 pm »

ANH HÙNG TRẦN VĂN TRÍ


Trần Văn Trí (tức Trần Vàn Trung), sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tình Nghệ An, nhập ngũ tháng 6 năm 1956. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy trinh sát ngoại biên thuộc lực lượng Công an nhân dân vũ trang Nghệ An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ ngày nhập ngũ cho tới năm 1973, Trần Văn Trí luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, dũng cảm chiến đấu, bền bỉ công tác, lập nhiều thành tích xuất sắc, đặc biệt trong thời gian được cử sang giúp đỡ cách mạng Lào.


Trong những năm đầu cuộc chiến tranh chống gián điệp, biệt kích và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đồng chí được cử sang Lào hoạt động ở hai xã Sảm Chè và Long Mô, huyện Mường Mộc, tỉnh Xiêng Khoảng. Vùng này đã được giải phóng, nhưng chính quyền chưa được củng cố, phong trào cách mạng còn yếu. Đồng bào trong vùng gồm nhiều dân tộc khác nhau, trình độ còn thấp, đời sống khổ cực và thướng xuyên bị địch quấy rối, phá hoại.


Khi mới sang hoạt động, tiếng Lào chưa thạo, phong tục tập quán của nhân dân địa phương chưa nắm vững, đồng chí phải ở ngoài rừng nhiều ngày đêm, sau đó mới gây dựng được cơ sở, vào ở những gia đình tốt. Do làm tốt công tác dân vận, Trần Văn Trí được nhân dân địa phương tin yêu che chở và đặt tên cho là Khăm Sinh (đẹp như vàng) để tỏ lòng kính trọng và yêu mến. Sau khi nắm chắc tình hình địa phương, đồng chí kết hợp với cán bộ của bạn phát động quần chúng, đẩy mạnh các phong trào đấu tranh cách mạng, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, bảo vệ trật tự trị an. Đồng chí cùng cán bộ bạn tổ chức nhiều lớp học cho các ngành, các đoàn thể, bồi dưỡng, hướng dẫn phương pháp, nội dung công tác cụ thể. Từ cách làm đó, Trần Văn Trí cùng bạn xây dựng được một chi bộ gồm 6 đảng viên, củng cố chính quyền, xây dựng các tổ chức đoàn thể từ các bản đến xã trong địa bàn phụ trách. Đồng chí xây dựng lực lượng an ninh và 5 trung đội dân quân có đủ khả năng bảo vệ làng bản. Xã Sảm Chè từ chỗ phong trào yếu kém trở thành xã khá toàn diện. Toàn xã có một cửa hàng mậu dịch, một trạm xá. Xóm nào cũng có lớp học bổ túc văn hóa cho cán bộ và con em đồng bào. Đồng bào còn đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phấm phục vụ kháng chiến.


Cùng với công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, củng cố chính quyền..., Trần Văn Trí đã kết hợp chặt chẽ giữa công tác binh vận với công tác trinh sát, nắm vững nghiệp vụ, xây dựng mạng lưới trinh sát phục vụ chiến đấu, bảo vệ biên giới và vùng giải phóng của bạn.


Tháng 6 năm 1970, Trần Văn Trí phối hợp với cán bộ địa phương vận động binh lính ở một đồn làm binh biến trở về với cách mạng (gồm 2 đại đội phó, 3 trung đội trường, 25 binh lính cùng nhiều vũ khí và tài liệu quan trọng). Phát huy kinh nghiệm trên, đồng chí đã tổ chức được 16 trinh sát viên, xây dựng 25 cơ sở mới, tạo điều kiện cho binh lính ở một đồn khác làm binh biến.


Đồng chí đã tuyên truyền, thuyết phục được 1 trung úy ngụy trở thành một nhân mối, cung cấp cho ta nhiều tài liệu quan trọng và giúp ta diệt được 5 tên thám báo.


Đồng chí là một cán bộ trinh sát hoạt động liên tục 11 năm trên đất Lào, thường xuyên nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí; bền bỉ và tích cực công tác, luôn khiêm tốn, giản dị, chịu khó học tặp, hết lòng thương yêu đồng bào, đồng chí. Được giao nhiệm vụ gì, dù gặp khó khăn, nguy hiểm, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 8 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Trần Văn Trí được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #146 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2022, 03:49:55 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC HẠNH


Nguyễn Đức Hạnh (tức Nguyễn Văn Tích), sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Vũ Công, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tổ trường tổ chuyên gia thuộc Đoàn 959, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1973, Nguyễn Đức Hạnh làm nhiệm vụ giúp bạn xây dựng cơ sở cách mạng ở ven đô Viêng Chăn. Điều kiện hoạt động có nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, sinh hoạt thiếu thốn, địch ra sức khủng bố gắt gao, lủng sục càn quét liên tục. Đồng chí quyết tâm, bền bỉ công tác, kiên trì bám đất, bám dân, cùng bạn xây dựng cơ sở cách mạng. Nhiều khi ăn rau rừng hàng tuần liền, Nguyễn Đức Hạnh vẫn đi đến từng bản; giác ngộ vận động nhân dân tham gia phong trào cách mạng. Khi địch càn quét, đồng chí tổ chức cho nhân dân sơ tán, còn mình ở lại cùng du kích đánh địch. Nguyễn Đức Hạnh đã chỉ huy tổ phối hợp với bạn xây dựng được cơ sở cách mạng, tổ chức lực lượng vũ trang, chính quyền, đoàn thể ở hai huyện ven đỏ Viêng Chăn là Bô-ri-khan và Ngọt Ngừm.


Từ tháng 1 năm 1966 đến tháng 10 năm 1968, đồng chí đã cùng tổ công tác đóng giả dân Lào vào sống hợp pháp trong vùng ven thành phố Viêng Chăn, ở đây, vì bị địch bưng bít, xuyên tạc, nên nhân dân chưa hiểu cách mạng, không tiếp cán bộ. Nguyễn Đức Hạnh cùng tổ đi vào từng bản tuyên truyền, thuyết phục từng gia đình. Lúc đầu dân còn ngại không cho ở trong nhà, phải ngủ ngoài vườn, đồng chí vẫn kiên trì bám đất, bám dân để hoạt động. Nguyễn Đức Hạnh cùng tổ xây dựng được 14 cơ sở cách mạng ở ven sông Nậm Ngừm.


Đặc biệt, trong tháng 7 năm 1967, biết địch chuẩn bị càn quét để bắt cán bộ ta vả phá cơ sở cách mạng, đồng chí chỉ huy tổ (6 người) cùng một số quần chúng tốt, chủ động tiến công thị trấn Na Hang, diệt 5 tên ác ôn, thu 4 súng, chặn đứng bàn tay tội ác của giặc và gây được lòng tin của nhân dân trong vùng.


Tháng 11 năm 1968, tổ Nguyễn Đức Hạnh mở rộng phạm vi hoạt động vũ trang tuyên truyền sang ven đường số 10, diệt 20 tên ngụy Lảo, xây dựng được cơ sở cách mạng ở 8 ban, tạo thế đứng chân vững chắc ở vùng đồng bằng tây Viêng Chăn.


Năm 1970, địch tập trung đánh phá, càn quét rất gắt gao vùng ven Viêng Chăn. Nhiều cơ sở cách mạng nằm im không hoạt động được. Đồng chí chỉ huy tổ cải trang vào sống hợp pháp trong vùng địch để trực tiếp chi đạo các cơ sở chống địch khủng bố và tiếp tục hoạt động. Nhờ đó, phong trào cách mạng ở đây được giữ vững và phát triển tốt.


Tháng 10 năm 1971, địch càn quét khu vực ven sông Nậm Lực. Sau khi tổ chức đưa 200 dân đi sơ tán, Nguyễn Đức Hạnh ở lại chỉ huy du kích diệt gần một trăm tên địch. Cuộc càn quét của địch bị thất bại, cơ sở cách mạng được giữ vững.


Năm 1972, tuy sực khỏe yếu, gia đình gặo khó khăn (vợ ốm chết để lại 2 con nhỏ), tổ chức gợi ý cho về nước, đồng chí vẫn xin ở lại cùng bạn tiếp tục củng cố và xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng vững mạnh.


Nguyễn Đức Hạnh đã thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ quốc tế của Đảng, tích cực vun đắp tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Lào - Việt, được nhân dân Lào tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 8 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 19 bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Đức Hạnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #147 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2022, 03:50:26 pm »

ANH HÙNG TRIỆU XUÂN TÂNG


Triệu Xuân Tâng (tức Triệu Xuân Công) sinh năm 1946, dân tộc Nùng, quê ở xã Quốc Dân, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 5 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng bộ binh, thuộc đoàn 28 Quân khu Tây Bắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1973, Triệu Xuân Tâng làm nhiệm vụ giúp Lào xây dựng cơ sở cách mạng ở tỉnh Luông Pha-băng. Điều kiện hoạt động có nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, đồng chí kiên trì bám đất, bám dân, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào cách mạng.


Trong chiến đấu, đồng chí luôn dũng cảm, mưu trí, luôn thể hiện tinh thần tiến công tiêu diệt địch. Triệu Xuân Tâng đã chỉ huy trung đội diệt trên 100 tên địch, riêng đồng chí diệt 26 tên.


Tháng 2 năm 1968, đồng chí cùng một chiến sĩ đi xây dựng cơ sở ở bắc Huội Nhang. Tổ Triệu Xuân Tâng đang làm nhiệm vụ thì bị lộ. Địch bao vây, đánh úp. Đồng đội bị hy sinh. Một mình đồng chí kiên cường đánh trả địch, diệt 8 tên. Khi rút, Triệu Xuân Tâng còn cõng được tử sĩ về mai táng chu đáo.


Trận đánh Phu Đảm ngày 14 tháng 4 năm 1972, đồng chí chỉ huy tổ mũi nhọn nhanh chóng thọc thẳng vào giữa vị tri địch, diệt sở chỉ huy, tạo thuận lợi cho đơn vị xông lên diệt gọn 1 đại đội địch. Riêng Triệu Xuân Tâng diệt 20 tên.


Trong nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, đồng chí đã chung sống và lao động cùng nhân dân. Triệu Xuân Tâng kiên trì học nói thành thạo, đục và viết được chữ Lào, tạo thuận lợi gần gũi, tuyên truvền giáo dục quần chúng có kết qua tốt. Khi đến những địa phương cơ sở cách mạng còn yếu, nhân dân chưa cho ở trong nhà, đồng chí kiên trì thuyết phục, giúp đỡ người già, trẻ em, dần dần được nhân dân tin yêu. Kết quả, Triệu Xuân Tâng đã cùng các cán bộ địa phương xây dựng được cơ sở cách mạng ở 10 xã, bồi dưỡng được 7 cán bộ cho huyện.


Triệu Xuân Tâng kiên trì chịu đựng mọi khó khăn, nguy hiểm, hết lòng giúp bạn cùng làm công tác vận động cách mạng đối với nhân dân Lào, thương yêu đồng đội, chấp hành tốt kỷ luật, chính sách, nhiệm vụ quốc tế của Đảng, được nhân dân Lào tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 6 bằng khen, giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Triệu Xuân Tâng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #148 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2022, 03:51:01 pm »

ANH HỪNG TRẦN TẤN MỚI


Trần Tấn Mới, sinh năm 1920; dân tộc Kinh, quê ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 10 năm 1945, xuất ngũ năm 1949, tái ngũ năm 1956. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, cán bộ thuộc Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham mưu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng  11 năm 1965 đến năm 1973, Trần Tấn Mới làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ ra, vào hoạt động ờ vùng địch và thu thập tin tức, giấy tờ, tài liệu địch. Đồng chí hoạt động trong điều kiện có nhiều khó khăn, gian khổ, chuyến đi nào cũng phải qua khu vực địch thường vây ráp, kiểm soát ngặt nghèo. Có lần Trần Tấn Mới bị địch bao vây tới 7 ngày, vẫn bình tĩnh, dũng cảm tìm mọi cách thoát khỏi vòng vây, làm tròn nhiệm vụ. Nhiều lần, đồng chí cải trang hoạt động "hợp pháp", thu thập tài liệu, tin tức về địch, sau đó tìm mọi cách vượt qua các trạm kiểm soát của địch, khéo léo ngụy trang để che mất chúng, có khi phải đấu tranh hợp pháp với chúng để chúng cho đi, đưa tài liệu ra vùng giải phóng kịp thời.


Trần Tấn Mới đã 35 lần đưa cán bộ vàc hoạt động trong vùng địch an toàn. Nhiều lần gặp nguy hiểm, đồng chí mưu trí, dũng cảm bảo vệ cán bộ.


Đồng chí thu thập được nhiều tin tức, tài liệu địch, giúp trên nghiên cứu tình hình địch kịp thời, chính xác.


Trần Tấn Mới chấp hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, sẵn sàng nhận những việc khó khăn, nguy hiểm, giữ vững chí khí của người quân nhân cách mạng, bền bỉ hoạt động, được đồng đội tin yêu.


Trần Tấn Mới được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 7 bằng khen và giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Trần Tấn Mới được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #149 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2022, 02:37:05 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN TIẾN NHỰ


Nguyễn Tiến Nhự sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 2 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 35, trung đoàn 75, Cục nghiên cứu, Bộ Tổng Tham mưu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1973, Nguyễn Tiến Nhự làm nhiệm vụ nắm tình hình địch ở chiến trường Trị - Thiên qua sóng điện của đài kỹ thuật. Điều kiện hoạt động nhiều khó khăn máy bay địch đánh phá liên tục, đồng chí vẫn bám máy, làm việc không kể ngày đêm. Đơn vị đóng quân ở khu vực thời tiết khí hậu xấu, đồng chí bị sốt rét, đau dạ dày liên tục, nhưng vẫn kiên trì chịu đựng. Có lần bị chảy máu dạ dày, sau khi điều trị, Nguyễn Tiến Nhự lại tiếp tục công tác. Đồng chí tích cực nghiên cứu, rút kinh nghiệm, đóng góp được nhiều sáng kiến, cùng anh em cải tiến một số bộ phận trong máy để bắt được làn sóng điện của địch từ nhiều hướng.


Nguyễn Tiến Nhự nghiên cứu rất công phu các tín hiệu của địch phát đi, tìm ra nhiều loại bảng số, luật mật mã (có cả luật mật mã rất phức tạp) của địch, giúp cấp trên nắm được nhiều tin tức có giá trị về hoạt động của địch ở chiến trường.


Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Nguyễn Tiến Nhự thường nắm trước 3 ngày các cuộc hành quân của địch từ cấp tiểu đoàn trở lên; tình hình thay quân và điều động quân của các đơn vị cấp trung đoàn; biết kế hoạch đánh phá của máy bay B.52 sớm từ 1 giờ đến 3 ngày, nhờ đó, nhiều đơn vị phòng tránh bom B.52 có kết quả.


Nguyễn Tiến Nhự đã 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 7 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 10 bằng khen, giấy khen.


Ngày 31 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Tiến Nhự được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM