Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:56:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3  (Đọc 5500 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #130 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2022, 09:27:47 am »

ANH HÙNG VÌ VĂN PỤN


Vì Văn Pụn, sinh năm 1943, dân tộc Thái, quê ở xã Tường Tiến, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội phó bộ binh thuộc tiểu đoàn 5, trung đoàn 148, sư đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 12 năm 1972, Vì Văn Pụn làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Lào, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, trong chiến đấu dù tình huống khó khăn ác liệt thế nào cũng bình tĩnh, dũng cảm và mưu trí, đã tham gia đánh 46 trận, đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Tháng 12 năm 1968, Vì Văn Pụn cùng 5 chiến sĩ làm nhiệm vụ chốt ở Nà Khẳng. Hàng ngày địch cho nhiều lần chiếc máy bay đánh phá ác liệt vào khu vực chốt. Có ngày chúng bắn phá từ 7 giờ đến 18 giờ, 5 chiến sĩ bị thương, súng đại liên bị hỏng. Trong khi đó, bộ binh địch chia làm nhiều mũi đánh lên chốt. Tuy chỉ còn một mình, Vì Văn Pụn vẫn bình tĩnh, mưu trí, khéo nghi binh lừa địch, chiến đấu rất dũng cảm, diệt tại chỗ 11 tên, bắn bị thương một số khác, đánh lùi 4 đợt tiến công của địch, bảo vệ được thương binh, giữ vững được trận địa.


Ngày 7 tháng 2 năm 1971, Vì Văn Pụn cùng 2 đồng đội đi nghiên cứu địa hình trên điểm cao Phu Seo. Lúc 14 giờ, 2 máy bay T 28 bay thấp và lượn nhiều vòng quanh khu vực. Không bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt địch, đồng chí chỉ huy tổ bắn rơi 1 chiếc.


Cùng ngày, địch cho 1 tiểu đoàn bộ binh có máy bay, pháo binh yểm hộ, chia làm nhiều mũi tiến công lên chốt. Đồng chí chỉ huy tiểu đội chiến đấu dũng cảm, phát huy hỏa lực mạnh mẽ, đánh lui 3 đợt tiến công của dịch, diệt 32 tên, giữ vững chốt. Trận này đồng chí sử dụng trung liên diệt 15 tên.


Ngày 11 tháng 3 năm 1971, Vì Văn Pụn cùng 10 chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ hang đá ở cánh đồng Hin Tạng. Phát hiện được cửa hang, địch cho hàng chục lần chiếc máy bay đến ném bom, đánh phá xung quanh hang, đồng thời cho 1 tiểu đoàn bộ binh bao vây. Suốt 3 ngày đêm liên tục, địch dùng mọi thủ đoạn như bắn B90, dùng mìn phóng, ném lựu đạn, phun chất cay vào hang, kêu gọi các chiến sĩ ta đầu hàng. Trước tình hình gay go, ác liệt Vì Văn Pụn luôn luôn đi sát cùng với các chiến sĩ, tích cực động viên mọi người giữ vững quyết tâm, chiến đấu đến cùng. Thấy không kết quả chúng dùng khối lượng lớn thuốc nổ đánh sập cửa hang rồi bỏ đi. Đồng chí là một trong những người tích cực nhất, đục bới cửa hang. Kết quả cả 11 người đều thoát ra ngoài an toàn.


Vì Văn Pụn luôn tích cực góp phần xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, gương mẫu trong công việc, khiêm tốn, giản dị, được anh em tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 7 bằng khen và giấy khen, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Vì Văn Pụn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #131 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2022, 09:28:22 am »

ANH HÙNG LƯƠNG VĂN HẠT


Lương Văn Hạt, sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Phong, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 11 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng đặc công thuộc đại đội 1 tiểu đoàn 27, Bộ tư lệnh đoàn 305, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1972, Lương Văn Hạt cùng đơn vị làm nhiệm vụ quốc tế, tham gia chiến đấu ở Xiêng Khoảng đồng chí đã dự 10 trận đánh, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn gian khổ thế nào cũng kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí diệt được gần 50 tên địch, phá hủy 1 đại liên, 1 súng cối; chỉ huy trung đội diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.


Trận đánh điểm cao 1.800 ở Sảm Thông ngày 6 tháng 4 năm 1970, đường lên điểm cao khó đi, vách đá dựng đứng, xung quanh có nhiều vật chướng ngại, bãi mìn. Đồng chí ở tổ đánh độc lập. Khi tổ vừa vượt khỏi hàng rào thì ngẫu nhiên địch báo động và ném lựu đạn ra. Đồng chí tổ trưởng tưởng bị lộ, hạ lệnh nổ súng. Căn cứ vào hành động của địch và kinh nghiệm trong chiến đấu, Lương Văn Hạt nhận định ta chưa bị lộ nên đề nghị chưa nổ súng vội để mũi bạn có thêm thời gian chuẩn bị. Khi nổ súng, đồng chí nhánh chóng xông lên, liên tiếp đánh sập 6 hầm, 2 nhà bạt, diệt 10 tên địch.


Trận đánh Sảm Thông ngày 1 tháng 8 năm 1970, khi vào đến hàng rào thì bị lộ, địch bắn ra dữ dội và đốt phốt-pho sáng rực cả một vùng. Không ngần ngại, Lương Văn Hạt vượt qua nhiều lớp rào, dẫn tổ nhanh chóng thọc sâu, chia cắt địch, diệt hết các mục tiêu được phân công. Tổ đồng chí phụ trách đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tích cực cùng đơn vị diệt 250 tên địch. Trận đánh thắng lợi buộc địch ở một điểm cao gần đó cũng phải rút chạy.


Trận đánh Ta Can ngày 6 tháng 2 năm 1971, Lương Văn Hạt chỉ huy trung đội đảm nhiệm hướng chủ yếu. Khi sắp đến giờ nổ súng thì hướng bạn bị lộ, địch bắn ra ác liệt. Đồng chí nhanh chóng diệt hỏa điểm địch, tạo thuận lợi cho hướng bạn vượt qua hàng rào, sau đó lại nhanh chóng chỉ huy trung đội diệt hết các mục tiêu được phân công. Trận này trung đội đồng chí đã góp phần chủ yếu cùng đại đội diệt 73 tên địch. Riêng Lương Văn Hạt đánh sập 4 hầm ngầm, bắn chết 3 tên.


Trận đánh điểm cao 1863 ở Long Chẹn ngày 3 tháng 5 năm 1971, trước khi đánh, đồng chí đã vào trinh sát vị trí nhiều lần (trong điều kiện phải vượt qua nhiều bãi mìn, nhiều chặng địch tuần tra, canh gác nghiêm ngặt). Khi đánh, ngay phút đầu, Lương Văn Hạt đã diệt tên lính gác, rồi nhanh chóng cùng tổ dùng bộc phá diệt khu trung tâm thông tin, cắt đứt liên lạc của địch. Sau 5 phút chiến đấu, trung đội đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm khu vực được phân công. Sau đó, Lương Văn Hạt chỉ huy trung đội phát triển sang khu vực khác, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trận này địch bị diệt 70 tên.


Trận Long Chẹng ngày 8 tháng 1 năm 1972, đồng chí được giao nhiệm vụ dẫn một tổ lên mỏm núi đá cao, tiêu diệt hỏa điểm đại liên và súng cối địch, tạo điều kiện cho đơn vị tập kích sân bay vào mờ sáng hôm sau. Trời tối, địa hình chưa quen, đồng chí dẫn tổ luồn rừng, tiến đến gần mục tiêu. Khi sắp đến vị trí chiến đấu thì hai tổ viên bị lạc. Trời đã sáng, Lương Văn Hạt một mình vẫn kiên quyết đánh địch bằng tất cả các loại vũ khí, tiểu liên, lựu đạn thủ pháo. Khi bị thương vào tay phải, đồng chí khắc phục khó khăn vừa tự băng bó, vừa tiếp tục chiến đấu tiêu diệt địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn vào đánh sân bay được dễ dàng.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Lương Văn Hạt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #132 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2022, 09:29:06 am »

ANH HÙNG NGUYỄN THÁI GIÁM


Nguyễn Thái Giám, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, chính trị viên phó đại đội 1 ô tô vận tải thuộc binh trạm 1 Cục Hậu cần Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1971, Nguyễn Thái Giám làm nhiệm vụ quốc tế, vận chuyển hàng từ Quân khu 4 sang Lào, mỗi năm thường tham gia vận chuyển trên 300 ngày, nhiều tháng vận chuyển 29 đến 30 ngày. Dù khó khăn, ác liệt thế nào, đồng chí cũng tìm mọi cách vượt qua đưa hàng tới đích an toàn, đầy đủ, đúng thời gian.


Tháng 2 năm 1966, trong lúc đang chở hàng, chiếc xe đi trước bị chập điện, bốc cháy, Nguyễn Thái Giám nhanh chóng lấy chăn màn của mình dập tắt lửa, cứu được xe. Khi đoàn xe quay về, thời gian yêu cầu rất gấp, giữa đường gặp bom nổ chậm không qua được, đồng chí nhanh chóng tổ chức đơn vị mở đường vòng. Chỉ san 2 giờ, toàn đơn vị đã vượt qua được trọng điểm, về tới đích đúng giờ quy định.


Ngày 13 tháng 3 năm 1966, xe Nguyễn Thái Giám đến trọng điểm thì địch đánh phá dữ dội. Một xe bạn bị đổ, 2 đồng đội trong xe bị thương. Đồng chí không quản ngại nguy hiểm, xông vào kích xe cứu được 2 đồng đội. Lúc đó xe đồng chí bị thủng lốp, vỡ kính Nguyễn Thái Giám nhanh chóng lái xe đến chỗ an toàn, sửa chữa rồi tiếp tục vược qua trọng điểm về tới đích kịp thời gian.


Ngày 2 tháng 2 năm 1967, đơn vị chở hàng gấp sang giúp Lào. Giữa đường gặp đoàn xe bạn ùn lại vì phía trước có bom nổ chậm. Đồng chí xung phong đến lăn quả bom xuống vực, giải phóng đường cho đoàn xe qua trọng điểm an toàn.


Ngày 13 tháng 4 năm 1968, tại ngã ba Đồng Lộc, đoàn xe của đơn vị đồng chí đang chạy phải dừng lại vì có bom từ trường. Trong lúc máy bay địch đang bay lượn trên đầu, với kinh nghiệm nhiều lần phá bom thành công, Nguyễn Thái Giám xung phong lái xe vượt qua để phá bom. Kết quả, bom nổ, đường thông, xe đồng chí vẫn an toàn. Nhờ đó đoàn xe vượt qua được trọng điểm, về tới đích bảo đảm thời gian quy định.


Từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 4 năm 1972, tại một ngầm ở Ply Khăm Say, đồng chí cùng 2 đồng đội có nhiệm vụ đào một chiếc xe bị bom vùi. Trong khi đào, 3 lần máy bay địch đến đánh phá, Nguyễn Thái Giám bình tĩnh động viên anh em giữ vững quyết tâm làm nhiệm vụ. Sau 4 ngày đêm đào bới liên tục, tổ đồng chí đã đưa được chiếc xe về sửa chữa, sử dụng tốt.


Nguyễn Thái Giám luôn chịu khó học tập, nâng cao trình độ tay nghề, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật chiến trường, đã lái 11 vạn ki-lô-mét an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 14 bằng khen, giấy khen.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Thái Giám được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #133 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2022, 06:42:21 pm »

ANH HÙNG HÀ VĂN THANH


Hà Văn Thanh sinh năm 1948, dân tộc Thái, quê ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó đại đội 11 ô tô vận tải tiểu đoàn 51, binh trạm 34, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1972, Hà Văn Thanh lái xe vận chuyển trên tuyến đường 559. Quá trình làm nhiệm vụ, hàng chục lần máy bay địch đánh vào đoàn xe, nhiều lần xe hỏng giữa đường, nhiều ngày mưa lũ, đường lầy lội, khó đi, đồng chí vẫn giữ vững quyết tâm, kiên quyết hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng chí luôn dẫn đầu đơn vị về vượt cung, tăng chuyến đưa hàng tới đích an toàn, đủ số lượng Hà Văn Thanh đã đi 233 chuyến có 146 chuyến vượt cung độ từ 2 đêm chuyến xuống 1 đêm chuyến; đã chuyển được 1.066 tấn hàng; kết hợp vận chuyển hai chiều, chuyển được 755 thương binh về phía sau an toàn.


Đồng chí có nhiều hành động dũng cảm, cứu người, cứu xe, cứu hàng, nêu gương tốt cho toàn đơn vị học tập.


Có lần đoàn xe của đơn vị vừa tới trọng điểm thì máy bay địch đến ném bom từ trường. Không ngần ngại, Hà Văn Thanh xung phong lái xe đi trước phá bom. Bom nổ, thùng xe bị hất lên, đồng chí bình tĩnh, giữ xe thăng bằng, vượt ra khỏi bãi bom, nhanh chóng sửa cả 4 lốp xe bị thủng, tiếp tục đưa xe tới đích an toàn.


Hai lần thấy đoàn xe bạn bị máy bay C130 đánh vào đội hình Hà Văn Thanh mưu trí bật đèn xe, nhanh chóng chạy sang hướng khác để thu hút hỏa lực địch. Nhờ đó, cả đoàn xe 12 chiếc của đơn vị bạn chở đầy hàng được an toàn.


Có lần gặp xe bạn bị máy bay địch đánh cháy, đồng chí dũng cảm xông vào dập tắt lửa và nhanh chóng lái chiếc xe đó đến nơi an toàn. Sau khi băng bó cho bạn chu đáo, Hà Văn Thanh tiếp tục lái xe mình đến đích kịp thời gian quy định.


Đồng chí đã kéo và sửa chữa xe cho bạn 80 lần (có 28 lần ở trọng điểm địch đang đánh phá); bồi dưỡng, giúp đỡ 8 đồng chí trở thành lái chính.


Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, có tinh thần yêu quý của công, tiết kiệm được 1.500 lít xăng, thu nhặt được 3 tấn phụ tùng máy móc ở các xe bị địch đánh hỏng và 2.340 vỏ phuy xăng ở dọc đường.


Hà Văn Thanh luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, không ngừng nâng cao trình độ lái xe và sử dụng xe tốt, chấp hành nghiêm túc các chế độ bảo quản, bảo dưỡng, kéo dài thời gian sử dụng xe, máy. Đồng chí đã lái 38.221 ki-lô-mét an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 42 bằng khen.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Hà Văn Thanh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #134 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2022, 06:42:54 pm »

ANH HÙNG BÙI THỊ THIÊM


Bùi Thị Thiêm, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Giang, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình, là công nhân viên quốc phòng chuyển vào quân đội tháng 1 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là y tá, ban nội 2, viện quân y 4, Cục hậu cần Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1972, Bùi Thị Thiêm làm y tá kiêm hộ lý, phục vụ bộ phận thương binh, bệnh binh nặng. Trong ban nhiều người đi công tác, đồng chí đã làm thay cả phần việc của người khác. Nhiều ngày, Bùi Thị Thiêm làm việc 14 đến 15 giờ, nhiều tháng làm việc 29 đến 30 ngày. Có đợt 6-7 ngày liền, mình đồng chí đảm nhiệm chăm sóc chu đáo cho 70 thương binh nặng.


Đồng chí không quản khó khăn, vất cả, từ việc giặt giũ quần áo, tắm rửa, đổ bô, lúc nào thương binh cần, đồng chí đều vui vẻ phục vụ.


Đơn vị cho Bùi Thị Thiêm sang công tác ở bộ phận khác đỡ vất vả hơn (vì sức khỏe chị giảm sút, lại bận con nhỏ), nhưng đồng chí vẫn xin được tiếp tục phục vụ trong ban cũ.


Tuy bận công tác nhiều, lại bận con nhỏ, nhưng Bùi Thị Thiêm cố gắng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để làm tốt nhiệm vụ. Đồng chí phấn đấu đạt trình độ nghiệp vụ của một y tá loại giỏi; đã tiêm hàng vạn mũi tiêm an toàn, phát thuốc không một lần nhầm lẫn; đồng thời còn làm thành thạo một số việc cấp cứu của y sĩ như kiểm tra phân loại, xử trí bước đầu vết thương...


Bùi Thị Thiêm luôn tham gia chăm lo đời sống và sự tiến bộ của đơn vị, tích cực giúp đỡ, hướng dẫn anh chị em mới nhanh chóng nắm vững nghiệp vụ, bảo quản tốt cơ sở vật chất kỹ thuật.


Tuy bận nhiều việc, đồng chí vẫn tích cực tăng gia sản xuất. Mỗi năm Bùi Thị Thiêm thường thu hoạch hơn 100 ki-lô-gam rau xanh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 7 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Bùi Thị Thiêm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #135 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2022, 06:43:36 pm »

ANH HÙNG PHẠM TRƯƠNG UY


Phạm Trương Uy, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Vũ Lạc. huyện Kiến Xương, tinh Thái Bình, trú quán tại xã Đồng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 5 năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 64 tên lửa trung đoàn 236, sư đoàn 367, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1972, Phạm Trương Uy đã tham gia chiến đấu gần một trăm trận, trận nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Là một sĩ quan điều khiển, đồng chí chú ý nghiên cứu nắm chắc thủ đoạn hoạt động của địch để xử trí kịp thời. Đồng chí đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 22 máy bay Mỹ. Khi là tiểu đoàn trưởng, Phạm Trương Uy lãnh đạo đơn vị chiến đấu ngoan cường, chỉ huy mưu trí, chọn đúng mục tiêu, hạ lệnh bắn kịp thời, nên đã chỉ huy đơn vị bắn rơi 9 máy bay Mỹ.


Trận đánh ngày 15 tháng 10 năm 1965 ở Phù Ninh (Vĩnh Phú), khi báo động, máy bay đã vào cách trận địa 12 ki-lô-mét, đồng chí bình tĩnh, kịp thời phóng 2 quả đạn, diệt gọn cả tốp 2 máy bay F105.


Tháng 2 năm 1967, ở Yên Nghĩa (Hà Đông), Phạm Trương Uy cũng kịp trắc thủ phát hiện một tốp máy bay F4 bay thấp ở độ cao 1 ki-lô-mét, xa 22 ki-lô-mét. Đồng chí chỉ huy bám sát mục tiêu, nắm chắc thời cơ, hạ lệnh phóng 2 quả đạn, hạ 2 máy bay (1 chiếc rơi tại chỗ).


Trận đánh ngày 31 tháng 3 năm 1972 ở Vĩnh Linh, Phạm Trương Uy chỉ huy đơn vị phóng 2 quả đạn, hạ tại chỗ 1 máy bay F4, gây khí thế sôi nổi, hào hứng cho đơn vị trong ngày đầu mở chiến dịch Quảng Trị.


4 giờ sáng ngày 2 tháng 4 năm 1972, ở Vĩnh Linh, phát hiện được máy bay B.52 từ xa 100 ki-lô-mét, ở độ cao 11 ki-lô-mét, đồng chí theo dõi, bám chắc mục tiêu, cho phóng 3 quả đạn, bắn rơi 1 chiếc.


Ngày 3 tháng 4 năm 1972, với một bệ phóng, đồng chí chỉ huy đánh 3 trận, bắn 3 quả đạn, hạ 3 máy bay Mỹ.


Ngày 27 tháng 8 năm 1972, đơn vị bị máy bay địch đánh vào trận địa 7 lần, một số khí tài bị hỏng nặng. Cán bộ tiểu đoàn chỉ còn 2 người, Phạm Trương Uy đã chỉ huy đơn vị cứu chữa thương binh, sửa chữa khí tài, nhanh chóng ổn định và triển khai chiến đấu, nên hồi 0 giờ 40 phút ngày 28 tháng 8 năm 1972, đơn vị đã bắn rơi 1 máy bay B.52 Mỹ.


Đồng chí tích cực huấn luyện cho đơn vị, cùng cán bộ chỉ huy xây dựng được hai kíp trắc thủ giỏi. Phạm Trương Uy thường chịu khó nghiên cứu, rút kinh nghiệm cách điều khiển tên lửa và đặt thành quy định trong tiểu đoàn.


Phạm Trương Uy luôn chấp hành tốt mệnh lệnh chiến đấu, tôn trọng và đề cao vai trò tập thể, giữ vững đoàn kết, gần gũi quần chúng, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 10 bằng khen, giấy khen.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Phạm Trương Uy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #136 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2022, 06:44:12 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN PHIỆT


Nguyễn Văn Phiệt, sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Chiến thắng, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 2 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh húng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 57 tên lửa, trung đoàn 261, sư đoàn 361, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1972, Nguyễn Văn Phiệt đã tham gia chiến đấu 85 trận. Trong chiến đấu địch dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt như bay ở nhiều độ cao, nhiều hướng, thả nhiễu, phóng tên lửa vào trận địa..., đồng chí vẫn bình tĩnh, xử trí tốt các tình huống, chọn đúng tốp, điều khiển đạn chính xác, góp phần cùng kíp trắc thủ bắn rơi 19 máy bay Mỹ.


Ngày 20 tháng 10 năm 1966, đơn vị đánh trận đầu, Nguyễn Văn Phiệt điều khiển 1 quả tên lửa bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F105, rút được kinh nghiệm cho trung đoàn chỉ đạo chung.


Ngày 27 tháng 6 năm 1972, đồng chí vừa nhận nhiệm vụ phụ trách tiểu đoàn pháo 57 thì địch vào đánh Hà Nội, đồng chí trực tiếp chỉ huy đơn vị bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F4.


Cuối tháng 7 năm 1972, Nguyễn Văn Phiệt trực tiếp chỉ huy đơn vị bắn rơi 3 máy bay F4.


Đặc biệt, trong đợt chiến đấu bảo vệ Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 28 tháng 12 năm 1972, Nguyễn Ván Phiệt trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn bắn rơi 4 chiếc.


Tiểu đoàn đồng chí là đơn vị bắn rơi chiếc máy bay B.52 đầu tiên của địch trong đợt chúng đánh vào Hà Nội. Thành tích đó đã góp phần cổ vũ các tiểu đoàn khác hăng hái thi đua lập công.


Nguyễn Văn Phiệt chịu khó đi sâu nghiên cứu vũ khí, trang bị, chỉ huy linh hoạt, xử trí kịp thời, chính xác trong nhiều tình huống chiến đấu phức tạp; chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, gương mẫu trong sinh hoạt, khiêm tốn, giản dị, được quần chúng tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Văn Phiệt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #137 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2022, 06:48:30 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NGHĨA


Nguyễn Văn Nghĩa, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xá Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 7 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, đại đội phó đại đội 11 máy bay tiêm kích Mích 21 thuộc trung đoàn 927, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 23 tháng 12 năm 1972, Nguyễn Văn Nghĩa đã xuất kích 7 lần, lần nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí bắn 7 quả tên lửa, hạ 5 máy bay F4, chỉ huy biên đội bắn rơi 1 chiếc khác.


Trong 2 ngày 23 và 24 tháng 6 năm 1972, trên vùng trời Bắc Thái, khi phát hiện địch, mặc dù địch đông gấp 5 lần, đồng chí vẫn bình tĩnh bắn rơi 2 chiếc F4. Mục tiêu được bảo vệ an toàn.


Ngày 6 tháng 10 năm 1972, trên vùng trời Hà Bắc, Nguyễn Văn Nghĩa chỉ huy biên đội 2 chiếc đánh với 16 chiếc máy bay địch. Mặc dù địch ở nhiều hướng và bay ở nhiều độ cao, yểm hộ cho nhau khá chặt chẽ, đồng chí vẫn mưu trí, dũng cảm chiến đấu, bắn 1 quả tên lửa hạ 1 chiếc và chỉ huy đồng đội bắn rơi 1 chiếc khác. Số máy bay còn lại của địch hoảng hốt bỏ chạy, mục tiêu được bảo vệ an toàn.


Nguyễn Văn Nghĩa luôn chịu khó học hỏi, nghiên cứu, rèn luyện nên kỹ thuật bay và phóng tên lửa đạt loại giỏi; luôn tích cực hướng dẫn, giúp đỡ đồng đội, gương mẫu trong mọi công tác, sinh hoạt của đơn vị.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 4 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Văn Nghĩa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #138 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2022, 06:49:08 am »

ANH HÙNG PHẠM TUÂN


Phạm Tuân, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, trung đội trưởng đại đội 5 máy bay tiêm kích Mích 21, trung đoàn 92, sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong thời gian từ 18 đến 29 tháng 12 năm 1972, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, Phạm Tuân xung phong trực chiến liên tục, nhiều khi trực suốt cả ngày đêm và luôn chủ động xin được cất cánh đánh máy bay B.52 địch.


Đêm 18 tháng 12 năm 1972, khi được lệnh cất cánh, mặc cho máy bay địch đang đánh phá sân bay, đồng chí nhanh chóng vận động qua hố bom, đến nơi để máy bay và lập tức cất cánh. Phát hiện máy bay đồng chí đang bay lên, địch phóng tên lửa tới. Phạm Tuân bình tĩnh tránh tên lửa địch, đến khu vực chiến đấu kịp thời. Khi được lệnh hạ cánh, hệ thống thông tin liên lạc, đèn dấu, đường băng sân bay bị hỏng, máy bay địch vẫn đang đánh phá sân bay, đồng chí bình tĩnh cho máy bay hạ cánh an toàn. Ngay sau đó, về sở chỉ huy, đồng chí lại tiếp tục trực chiến.


Đèm 27 tháng 12 năm 1972, nhiều tốp máy bay B.52 từ hướng tây bắc bay vào đánh phá Hà Nội. Được lệnh cất cánh, Phạm Tuân điều khiển máy bay nhanh chóng tiếp cận khu vực có máy bay địch. Phát hiện máy bay địch, đồng chí xin công kích. Lúc này, máy bay F.4 bay ở nhiều độ cao, bảo vệ B.52 rất chặt chẽ, Phạm Tuân dũng cảm xông thẳng vào tốp B.52, bắn 2 quả tên lửa, hạ tại chỗ 1 chiếc. Sau đó Phạm Tuân nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của địch về hạ cánh an toàn. Hành động dũng cảm của đồng chí được nhân dân và đồng đội mến phục, quân địch khiếp sợ.


Phạm Tuân luôn chịu khó nghiên cứu, học tập, rèn luyện nên đã lái thành thạo hai loại máy bay Mích 17 và Mích 21 trong mọi điều kiện thời tiết phức tạp; tích cực giúp đỡ anh em lái mới nhanh chóng cất cánh chiến đấu được. Đơn vị đồng chí phụ trách ngày càng tiến bộ.


Phạm Tuân luôn gương mẫu về mọi mặt, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, chỉ thị, mệnh lệnh chiến đấu, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba.


Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Phạm Tuân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #139 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2022, 03:44:36 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN GIẰNG


Nguyễn Văn Giằng, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Tiên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 196-5. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trắc thủ ra-đa thuộc đại đội 46, tiểu đoàn 8, sư đoàn 373, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Văn Giằng làm nhiệm vụ phát hiện máy bay từ hướng biển vào, phục vụ cho các lực lượng phòng không ở Nam Hà, Hải Phòng, Quảng Ninh... Đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chịu khó nghiên cứu học hỏi, nắm chắc phương tiện, khí tài, nên lần nào máy bay địch vào đồng chí cũng phát hiện nhanh, thông báo kịp thời, chính xác. Nguvễn Văn Giằng đã phát hiện được 1.500 lần tốp máy bay địch ở độ cao 200 đến 300 mét (độ cao khó phát hiện), rút được nhiều kinh nghiệm tốt cho binh chủng về theo dõi máy bay địch ở độ cao thấp.


Ngày 6 tháng 8 năm 1969, thời tiết xấu, mây nhiều, 1 máy bay C.130 mang 1 máy bay trinh sát không người lái từ biển vào; đồng chí phát hiện nó từ xa (170 ki-lô-mét) và luôn bám sát hướng, đường đi. Khi cách bờ biển Nam Hà 100 ki-lô-mét, chiếc C.130 thả chiếc máy bay không người lái bay vào. Nguyễn Văn Giằng kịp thời thông báo cho lực lượng phòng không chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, bắn rơi chiếc máy bay trinh sát. Từ đó giúp trung đoàn rút được kinh nghiệm về bắn máy bay trinh sát không người lái do máy bay C.130 thả vào.


Ngày 23 tháng 5 năm 1972, 32 lần chiếc máy bay địch ở nhiều hướng, nhiều độ cao thả nhiễu và vao đánh phá Hải Phòng. Do trình độ kỹ thuật giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, đồng chí đã theo dõi, bám sát mục tiêu từ xa 220 ki-lô-mét, thông báo số lượng, kiểu loại máy bay địch cho các đơn vị phòng không chiến đấu bắn rơi 4 máy bay địch.


Ngày 11 tháng 7 năm 1972, 32 lần chiếc máy bay địch thả nhiễu dày đặc, vào đánh Hà Bắc, Nguyễn Văn Giằng theo dõi sát, thông báo kịp thời, chính xác cho các đơn vị phòng không chiến đấu tốt.


Nguyễn Văn Giằng luôn tranh thủ mọi thời gian học tập, đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, sử dụng thành thạo khí tài, trang bị, phát hiện, bám sát máy bay địch trong nhiều tình huống phức tạp, tích cực giúp đỡ đồng đội, chăm lo xây dựng tiểu đội tiến bộ về mọi mặt.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 11 bằng khen và giấy khen, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 3 thang 9 năm 1973, Nguyễn Văn Giằng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM