Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:47:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3  (Đọc 5495 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #110 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2022, 06:49:02 am »

ANH HÙNG TRỊNH MINH ĐÍCH


Trịnh Minh Đích, sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1959, xuất ngũ năm 1962, tái ngũ năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng trinh sát thuộc tiểu đoàn 27 đặc công, Bộ tư lệnh Đặc công, đãng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1971, Trịnh Minh Đích cùng đơn vị đi làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Bắc Lào. Chiến trường rừng núi, có nhiều gian khổ, thiếu thốn, đồng chí luôn có quyết tâm cao, khắc phục mọi khó khăn, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, ở cương vị nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Khi làm trung đội trường đặc công, Trịnh Minh Đích trực tiếp chỉ huy đánh 3 trận, trận nào cũng dẫn đầu trung đội đánh thọc sâu, chia cắt, diệt gọn quân địch, làm chủ trận địa. Có trận gặp khó khăn, đồng chí đã chỉ huy linh hoạt, góp phần quan trọng vào thắng lợi của trận đánh.


Khi làm trung đội trưởng trinh sát, nhiều lần Trịnh Minh Đích luồn sâu vào căn cứ địch điều tra tình hình, tạo thuận lợi cho tiểu đoàn đánh 3 trận, diệt 3 tiểu đoàn địch.

Đêm 10 tháng 1 năm 1970, đại đội đánh địch ở Phu Nốc Cốc, Trịnh Minh Đích chỉ huy mũi dự bị. Trận đánh gặp khó khăn, 2 mũi bạn bị chặn tại cửa mở, đại đội trưởng hy sinh, đại đội phó bị thương, lực lượng của đơn vị hao hụt nhiều. Trịnh Minh Đích lên quan sát thấy có thể đánh được, liền bàn với anh em tổ chức một tổ bắn nghi binh ở cửa mớ. Lợi dụng thế bất ngờ, đồng chí dẫn 6 chiến sĩ bí mật vòng sang cánh trái, luồn sâu vào căn cứ địch, đánh từ trong ra, tạo thuận lợi cho các mũi xông lên tiêu diệt gọn 2 đại đội ngụy Lào. Trịnh Minh Đích vừa chỉ huy linh hoạt, mưu trí, vừa dùng thủ pháo đánh sập 10 hầm, phá hủy 2 súng cối, 1 trung liên. Chiếm được Phu Nốc Cốc, ta mở được đường đưa thêm lực lượng vào giải phóng Cánh Đồng Chum.


Tháng 5 năm 1970, Trịnh Minh Đích phụ trách tổ trinh sát nắm địch ở Sảm Thông. Tiểu đoàn dự kiến đánh ở hướng chính diện, nhưng qua trinh sát thấy đánh ở hướng chính diện có nhiều khó khăn, đồng chí tìm mọi cách vượt qua khu vực phòng thủ của địch, luồn vào phía sau, tìm chỗ sơ hở của địch, giúp tiểu đoàn chọn hướng tiến công chính xác. Đêm 17 tháng 5 năm 1970, Trịnh Minh Đích dẫn tiểu đoàn tiềm nhập bí mật, bất ngờ nổ súng diệt gọn 1 tiểu đoàn ngụy Lào, bắt 3 tù binh, thu nhiều vũ khí.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Trịnh Minh Đích được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #111 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2022, 06:49:44 am »

ANH HÙNG HỒ SĨ TƯ


Hồ Sĩ Tư, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng tiểu, đội chuyển thương thuộc trạm giao liên 73, tiểu đoàn 16, binh trạm 37, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1970, Hồ Sĩ Tư làm nhiệm vụ chuyển thương binh trên tuyến đường thuộc Đoản 559, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần cách mạng, khắc phục khó khăn, bền bỉ công tác, hết lòng phục vụ thương binh, bệnh binh, xung phong gương mẫu trong mọi việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trong các mùa vận chuyển, Hồ Sĩ Tư liên tục đi chuyển thương binh, không nghỉ ngày nào. Đường vận chuyển xa, có nhiều đèo dốc, suối khe, máy bay dịch thường xuyên đánh phá, đồng chí thường nhận một mình một đầu cáng, có khi trèo dốc 3 tiếng liền. Năm nào tổ Hồ Sĩ Tư cũng cáng hàng trăm thương binh ra tuyến ngoài.


Mùa vận chuyển năm 1969-1970, có đêm máy bay địch đánh sát nhà thương binh ở, không quản nguy hiểm, đồng chí xông vào cõng 3 thương binh xuống hầm. Nhiều lần giữa đêm tối, trạm giao liên bạn báo có thương binh cần chuyển gấp, Hồ Sĩ Tư vận động anh em trong tổ đi ngay. Nhiều đêm phải đi từ chập tối đến sáng, đồng chí không hề tỏ ra mệt mỏi. Khi về đến trạm, đồng chí tận tình chăm lo cơm, cháo, giặt giũ quần áo cho anh em thương binh nặng, động viên mọi người yên tâm điều trị.


Trạm nhận kế hoạch đột xuất mở 15 ki-lô-mét đường, nhưng vì thiếu người chưa làm được. Hàng ngày sau khi chuyển thương binh về, Hồ Sĩ Tư động viên anh em đi mở đường. Từ đó trạm phát động phong trào làm thêm giờ, nên đã mở đường xong trước thời hạn 5 ngày.


Hồ Sĩ Tư luôn gương mẫu trong mọi việc, chăm lo xây dựng tiểu đội tiến bộ về nhiều mặt, khiêm tốn, giản dị, được mọi người yêu mến.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Hồ Sĩ Tư được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #112 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2022, 06:50:35 am »

ANH HÙNG HÀ VĂN VẤN


Hà Văn Vấn, sinh năm 1944, dân tộc Tày, quê ở xã Nông Xạ, huyện Bạch Thông, tính Bầc Thái, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, chiến sĩ lái xe ôtô thúộc đại đội 1, tiểu đoàn 54, binh trạm 41, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1970, Hà Văn Vấn làm nhiệm vụ vận chuyển ở tây Thừa Thiên, đồng chí vượt qua nhiều khó khăn, ác liệt, liên tục vượt kế hoạch, vượt cung chặng, dũng cảm cứu xe, cứu hàng, chuyển được 1.481 tấn hàng ra mặt trận, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trong mùa vận chuyển, mỗi tháng Hà Văn Vấn thường chạy 28 đêm, có tháng chạy cả 30 đêm; trung bình mỗi đêm chạy 100 ki-lô-mét; có đêm chạy 210 ki-lô-mét. Năm nào đồng chí cũng đứng đầu binh trạm về vượt cung độ và đạt trên một vạn ki-lô-mét an toàn. Nhiều lần máy bay địch đánh phá, Hà Văn Vấn bình tĩnh giữ vững tay lái, đưa hàng đến đích an toàn. Bốn lần xe đồng chí bị đánh cháy, Hà Văn Vấn đều dũng cảm cứu xe, cứu hàng.


Sau mỗi chuyến vận chuyển, đồng chí thường bảo dưỡng xe sạch sẽ, đưa xe vào nơi cất giấu, đề phòng máy bay địch đánh phá. Suốt 3 năm, xe Hà Văn Vấn không bị hư hỏng, dụng cụ sửa chữa không bị mất mát.

Trên 100 lần Hà Văn Vấn, chữa xe giúp đồng đội trên đường vận chuyển. Khi xe bạn bị hỏng nặng, đồng chí kéo đi giấu xong mới tiếp tục chạy. Có lần xe bạn và xe đồng chí đều bị đánh thủng lốp, đồng chí lấy lốp dự bị của xe mình lắp cho xe bạn chạy trước rồi lót lại lốp xe mình, chạy sau.


Khi chở hàng đến đích, Hà Văn Vấn thường nhanh chóng chuyển vào kho rồi giúp các đồng chí khác đưa hàng xuống để giải phóng xe.


Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Hà Văn Vấn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #113 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2022, 06:51:25 am »

ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC KHUYẾN


Nguyễn Ngọc Khuyến, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, trung đội phó thuộc đại đội 5 pháo cao xạ 57, trung đoàn 230, sư đoàn 367, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến 1971, Nguyễn Ngọc Khuyến đã tham gia 224 trận đánh máy bay Mỹ, trận nào đồng chí cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, góp phần cùng đơn vị bắn rơi nhiều máy bay địch.


Ngày 1 tháng 6 năm 1966, ở Hoàng Mai, mặc cho máy bay địch đánh phá ác liệt vào trận địa, đồng chí bị thương vào chân, không đứng được vẫn quỳ nạp đạn cho khẩu đội bắn suốt 2 giờ liền, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 3 máy bay địch.


Ngày 13 tháng 7 năm 1968, ở Tân Đức, máy bay địch đánh vào trận địa, khẩu đội trưởng bị thương, Nguyễn Ngọc Khuyến thay thế, chỉ huy khẩu đội phát huy hỏa lực mạnh mẽ. Vì người thấp, đồng chí đứng trên bánh xe pháo để chỉ huy. Bom nổ gần Nguyễn Ngọc Khuyến bị hất ngã và bị ngất; khi tỉnh dậy, lại tiếp tục chỉ huy khẩu đội đánh địch.


Ngày 30 tháng 8 năm 1968, ở La Khê, đồng chí vừa chỉ huy vừa nạp đạn cho khẩu đội chiến đấu suốt 2 giờ liền, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 1 máy bay địch, bảo vệ được mục tiêu.


Ngày 3 tháng 5 năm 1970, ở Mường Thụ, Nguyễn Ngọc Khuyến chỉ huy trung đội chiến đấu quyết liệt với máy bay Mỹ. Bị thương vào cả 2 chân, nhưng đồng chí vẫn giữ vững vị trí chỉ huy, góp phần cùng đại đội bắn rơi 2 máy bay địch.


Trong chiến đấu cũng như trong huấn luyện, Nguyễn Ngọc Khuyến đều làm giỏi nhiệm vụ của pháo thủ trong khẩu đội, tích cực dìu dắt, giúp đỡ mọi người, khiêm tốn, giàn dị, được anh em yêu mến.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Nguyễn Ngọc Khuyến được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #114 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2022, 07:26:57 am »

ANH HÙNG LÊ HỮU HÀNH


Lê Hữu Hành (tức Hãnh), sinh năm 1948, dân tộc. Kinh, quê ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng thuộc đội 93 công binh, đoàn 1506. Bộ tư lệnh Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1969, Lê Hữu Hành làm nhiệm vụ phá bom ở Hà Nội, Nghệ An, đường 20A, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, tận tụy công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lê Hữu Hành đã cùng tổ phá được 103 quả bom từ trường, hàng nghìn quả bom vướng nổ và mìn các loại. Riêng đồng chí phá được 75 quả bom từ trường, góp phần tích cực cùng tổ bảo đảm giao thông trên đoạn đường được phân công.


Tháng 11 năm 1967, máy bay địch thả bom từ trường xuống kho xăng, dầu thuộc huyện Gia Lâm, Lê Hữu Hành là người đầu tiên trong đại đội xung phong dùng dây buộc thanh nam châm kéo cho bom nổ, rút kinh nghiệm cho đơn vị áp dụng.


Ngày 5 tháng 5 năm 1969, máy bay địch ném bom xuống ki-lô-mét 59 (đường 20A), có 4 quả bom từ trường rơi trúng đoạn đường hẹp. Không thể rải dây để phá như thường làm, Lê Hữu Hành bàn với tổ tìm biện pháp khắc phục rồi tự mình bò vào rải dây cách bom 1 mét, phá được 2 quả, rút kinh nghiệm cho tổ phá tiếp 2 quả còn lại.


Ngày 22 tháng 5 năm 1969, máy bay địch ném nhiều loại bom, mìn xuống ki-lô-mét 59 (đường 20A), mặc cho máy bay địch đánh phá, đồng chí dẫn tổ đi nhặt mìn, mở đường lén phá bom. Phá được 3 quả bom từ trường thì Lê Hữu Hành bị thương vào cả hai chân, bị ngất. Khi tỉnh dậy, chân rất đau, đồng chí vẫn tiếp tục phá 3 quả bom từ trường nữa. Học tập tinh thần dũng cảm của Lê Hữu Hành toàn tổ quyết tâm phá hết số bom nổ chậm trên đoạn đường dài 1 ki-lô-mét, bảo đảm thông đường cho xe chạy kịp thời.


Có lần đang làm nhiệm vụ, bom nổ, đồng chí bị thương nhưng giấu không cho tổ biết, cố gắng phá hết bom mới nghỉ. Vết thương chưa khỏi hẳn, Lê Hữu Hành đã đi phá bom cùng tổ, tích cực phổ biến kinh nghiệm cho mọi người học tập.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Lê Hữu Hành được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2022, 07:27:32 am »

ANH HÙNG HỒ THỊ CẢNH


Hồ Thị Cảnh, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vào công nhân quốc phòng năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chiến sĩ đại đội 35, trung đoàn 217, Bộ tư lệnh Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1971, Hồ Thị Cảnh làm nhiệm vụ giúp bạn (Lào) bảo đảm giao thông ở Khang Khay, Sầm Nưa, đồng chí nêu cao tinh thần tận tụy công tác, kiên cường trụ bám mặt đường, lao động đạt năng suất cao nhất trong đại đội, dũng cảm phá bom, cứu xe, cứu hàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Đơn vị thường dùng 2 lạng bộc phá đánh được 3 mét khối đất lấp hố bom, Hồ Thị Cảnh nghiên cứu cải tiến cách đặt bộc phá, đánh được 16 mét khối đất.


Chỉ tiêu vá ổ gà, 7 mét vuông 1 công, đồng chí vá 20 mét vuông 1 công.


Chỉ tiêu chặt cây, 18 cây 1 công, đồng chí chặt 40 cây 1 công.


Ngày 4 tháng 9 năm 1969, máy bay địch ném bom ở đèo Đất (đường số 7). Tổ phá bom có 3 người thì 1 người bị thương. Hồ Thị Cảnh nhanh chóng băng bó, cõng đồng đội về trạm cấp cứu, sau đó trở lại mặt đường cùng đồng chí trong tổ phá 7 quả bom từ trường, 40 quả bom vướng nổ, bảo đảm thông đường đúng giờ quy định.


Đêm 3 tháng 10 năm 1969, mặc cho máy bay địch đánh phá, đồng chí cùng tổ lao vào chiếc xe đang bị cháy, dập lửa cứu được xe và 3 tấn gạo; sau đó khẩn trương mở một đoạn đường vòng tránh hố bom, bảo đảm cho xe chạy thông suốt.


Trong suốt thời gian làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, hơn 200 lần Hồ Thị Cảnh xung phong đi phá bom, góp phần tích cực cùng tổ phá được 24 quả bom từ trường, 570 quả bom vướng nổ và hàng nghìn quả mìn các loại. Đồng chí hướng dẫn cho 13 anh chị em trong đơn vị biết phá bom, bảo đảm kỹ thuật tốt.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Hồ Thị Cảnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #116 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2022, 07:28:58 am »

ANH HÙNG ĐẶNG NGỌC NGỰ
(LIỆT SĨ)


Đặng Ngọc Ngự, sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Thủy, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ năm 1959. Khi hy sinh, đồng chí là đại úy, đại đội trưởng đại đội 7 máy bay tiêm kích Mích 21, trung đoàn 921, sư đoàn 371, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 4 năm 1966 đến tháng 7 năm 1972, Đặng Ngọc Ngự đã tham gia chiến đấu 14 trận, trận nào cũng bình tĩnh dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công địch, lập công xuất sắc.


Đồng chí đã trực tiếp bắn rơi 7 máy bay Mỹ, gồm 3 F.4, 3 máy bay trinh sát không người lái, 1 F.105, ngoài ra còn chỉ huy và yểm hộ cho biên đội bắn rơi 8 chiếc khác.


Trong trận đánh ngày 8 tháng 11 năm 1967, trên vùng trời Hà Bắc, mặc dù địch có 12 chiếc, Đặng Ngọc Ngự đã chỉ huy biên đội xông thẳng vào đội hình địch, bắn rơi 2 chiếc F.4. Trận này, riêng đồng chí bắn rơi 1 chiếc bằng 1 phát tên lừa.


Ngày 10 tháng 5 năm 1972, địch cho nhiều máy bay cường kích vào đánh phá thị xã Bắc Giang và cho máy bay tiêm kích vào khống chế sân bay Kép. Biên đội đồng chí vừa cất cánh, tốc độ còn chậm, độ cao còn thấp, bị máy bay địch liên tiếp phóng tên lửa vào đội hình. Chiến sĩ lái số 2 hy sinh; còn một mình, Đặng Ngọc Ngự bình tĩnh nhanh chóng cho máy bay lên cao, mưu trí lừa địch, giành thế chủ động, bám sát, bắn rơi 1 F.4.


Trận đánh ngày 8 tháng 7 năm 1972, ở vùng trời Hòa Bình, đồng chí chỉ huy biên đội 2 chiếc, xông vào đội hình 8 máy bay F.4 của địch. Sau khi yểm hộ và tích cực tạo điều kiện cho số 2 bắn rơi 1 chiếc, máy bay Đặng Ngọc Ngự bị tên lửa địch bắn trúng, đồng chí hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 5 Huân chương Chiến công hạng ba, 7 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Đặng Ngọc Ngự được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #117 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2022, 07:31:40 am »

ANH HÙNG LÊ QUANG BIỆN
(LIỆT SĨ)


Lê Quang Biện, sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Liên Phương, huyện Thanh Hòa, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi hy sinh, đồng chí là chuẩn úy, chính trị viên phó đại đội 6 ô tô vận tải thuộc tiểu đoàn 102, binh trạm 32 Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đầu mùa vận chuyển năm 1966 - 1967, Lê Quang Biện làm tiểu đội trưởng tiểu đội kích kéo xe, chốt tại trọng điểm Văng Mu, nơi máy bay địch đánh phá rất ác liệt. Có đợt máy bay địch đánh phá 30 - 40 ngày liền, mỗi ngày 5 - 10 lần. Đồng chí chỉ huy tiểu đội làm việc không kể ngày đêm, kích kéo được hầu hết các xe bị máy bay địch đánh hỏng. Có xe bị đánh lăn xuống hố sâu, đồng chí đã ăn lộn suốt 3 ngày đêm, chỉ huy tiểu đội kéo lên bằng được. Có lần đang kéo xe thì máy bay địch đến ném bom, Lê Quang Biện bị đất vùi lấp, đã cố ngoi lên, kịp thời tổ chức cứu sập cho đồng đội, động viên anh em tiếp tục làm nhiệm vụ.


Giữa mùa vận chuyển năm 1966 - 1977, đồng chí được điều về làm tiểu đội trưởng tiểu đội vận tải đột phá của đại đội. Lê Quang Biện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, động viên tiểu đội thi đua vượt cung, tăng chuyến, quay vòng nhanh. Đoạn đường vận chuyển dài 120 ki-lô-mét có nhiều trọng điểm, máy bay địch đánh phá ác liệt, đơn vị quy định 2 đêm chạy một chuyến, đồng chí đã chạy 3 đêm hai chuyến, rồi mỗi đêm một chuyến (đi, về 240 ki-lô-mét) nêu kỷ lục mới trên toàn tuyến, có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua trong đơn vị. Sau đó tiểu đội đồng chí ai cũng đạt mức chạy mỗi đêm một chuyến hàng.


Mùa vận chuyển năm 1967 - 1968, Lê Quang Biện làm trung đội trưởng, đồng chí đã không ngại ác liệt, hy sinh, chủ động linh hoạt, góp phần quan trọng cùng trung đội hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao.


Trên đường vận chuyển, máy bay địch đánh vào đội hình đơn vị 40 lần, lần nào đồng chí cũng tổ chức cứu chữa kịp thời, hạn chế được thiệt hại và chỉ huy trung đội tìm mọi cách đưa hàng đến đích, 5 lần xe Lê Quang Biện bị máy bay địch đuổi theo đánh phá, xe bị trúng đạn, lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, dũng cảm, giữ vững tay lải, cứu xe, cứu hàng an toàn.


Đồng chí vừa làm tốt nhiệm vụ chỉ huy, vừa lập được kỷ lục mới (chuyển 71 chuyến được 250 tấn hàng), là người đầu tiên trên tuyến đường 559 chuyển được nhiều hàng nhất trong một mùa vận chuyển, trên cung dường dài 120 ki-lô-mét, đồng thời giữ vững kỷ lục chạy 240 ki-lô-mét một đêm. Ngoài nhiệm vụ chở hàng, đồng chí còn chuyên được 120 thương binh về phía sau an toàn.


Mùa vận chuyển năm 1968 - 1969, Lê Quang Biện là chính trị viên phó đại đội. Chỗ nào gặp khó khăn là đồng chí có mặt cùng anh em khắc phục. Năm lần máy bay B.52 ném bom vào đội hình, đường tắc, lần nào đồng chí cũng lăn lộn cứu xe, cứu hàng, giải quyết thương binh, tử sĩ, dẫn đầu đơn vị, cùng công binh sửa đường, tiếp tục chuyển nhanh hàng lên phía trước.


Đêm 1 tháng 3 năm 1968, giao hàng xong, Lê Quang Biện chuyển 6 thương binh về phía sau. Khi đến ngầm Sông Quế thì máy bay địch bắn cháy xe, đồng chí nhanh chóng cõng hết thương binh xuống hầm trú ẩn. Trong lúc máy bay địch còn đang đánh phá Lê Quang Biện vẫn tiếp tục dập lửa cứu xe, rồi cho xe chạy lên khỏi ngầm. Sau đó, đồng chí lại cõng thương binh lên xe, tiếp tục đưa anh em về tuyến sau an toàn.


Đêm 29 tháng 3 năm 1969, xe Lê Quang Biện bị bom lúc đang làm nhiệm vụ vận chuyển, đồng chí hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công các hạng, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Lê Quang Biện được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #118 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2022, 07:32:38 am »

ANH HÙNG HOÀNG TRỌNG SÉN


Hoàng Trọng Sén, sinh năm 1944, dân tộc Tày, quê ở xã Tân Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy tiểu đoàn phó tiểu đoàn 41 đặc công thuộc Quân khu Tây Bắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1973, Hoàng Trọng Sén làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Lào, đồng chí đã trực tiếp tham gia đánh 8 trận lớn, góp phần tích cực vào thành tích chung của đơn vị, diệt 200 tên địch, phá hủy 22 máy bay, 1.000 tấn đạn, 1 kho xăng, 25 nhà bạt, thu 21 súng, bắt 1 tên địch.


Hoàng Trọng Sén là một cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, chiến đấu giỏi, dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công địch, đá đánh là thắng, ở cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trận tập kích sân bay Luông Pha - băng tháng 3 năm 1967, Hoàng Trọng Sén chỉ huy tổ vượt qua nhiều bãi mìn, hàng rào dây thép gai, khu vực địch canh gác nghiêm ngặt, nhanh chóng bắn tắt đèn pha, rồi dẫn đầu tổ xông lên, hiệp đồng chặt chẽ với các tổ bạn. Tổ đồng chí phụ trách phá hủy 6 máy bay, góp phần tích cực vào thành tích chung của đơn vị, phá hủy 15 máy bay, 1.000 tấn đạn, 1 nhà máy điện, diệt 15 tên địch. Riêng đồng chí phá hủy 3 máy bay.


Trận Pu Sản (điểm cao sát sân bay Luông Pha-băng) tháng 2 năm 1968, Hoàng Trọng Sén mưu trí cải trang đi trước tìm đường, tổ chức xóa dấu vết, kiên trì nắm địch, phục vụ tốt cho chiến đấu. Khi nổ súng, đồng chí chỉ huy tổ nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu được phân công, diệt 10 tên địch, Hoàng Trọng Sén dùng luôn súng cối 60 thu được của địch diệt địch, hợp đổng chặt chẽ với các mũi khác, tạo thuận lợi cho đơn vị đưa ĐKZ và súng cối lên tập kích sân bay. Tổ đồng chí đã góp phần tích cực vào thành tích chung của đơn vị, diệt 100 tên địch, phá hủy 7 máy bay (riêng đồng chí diệt 5 tên). Khi địch phản kích, chặn đường rút của ta, Hoàng Trọng Sén mưu trí đánh lừa địch, tìm đường đưa phân đội hỏa lực rút về an toàn.


Tháng 10 năm 1968, Hoàng Trọng Sén phụ trách tổ trinh sát nắm địch ở Long Chẹng, đồng chí dẫn tổ xuyên rừng, vượt núi, ban ngày ngụy trang nằm sát vị trí địch, ban đêm tiến hành điều tra, nghiên cứu. Suốt 25 ngày đêm hoạt động căng thẳng, tổ trinh sát do đồng chí phụ trách đã nắm chắc tình hình hoạt động, lực lượng và cách bố phòng của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Trong trận Mường Pốt tháng 5 năm 1969, đại đội trưởng đi vắng, đồng chí chỉ huy thay, trực tiếp dẫn tổ trinh sát vào tận vị trí địch. Suốt một tuần lễ điều tra, tổ đồng chí đã nắm được tình hình địch cụ thể, chính xác. Đêm 29 tháng 5 năm 1969, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu, sau 5 phút đã diệt gọn sở chỉ huy BV 21 và 2 trung đội địch, làm chủ trận địa, thu nhiều vũ khí.


Trong trận đánh Pu Sản đêm 21 tháng 3 năm 1971, Hoàng Trọng Sén trực tiếp chỉ huy một mũi 4 người vượt qua hàng rào, đánh chiếm từng đoạn chiến hào, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Bọn địch liều chết xông tới, đồng chí dùng vũ thuật đánh chết 1 tên, rồi dùng súng của tên địch vừa chết tiếp tục chiến đấu. Trong trận đánh, đồng chí đã kết hợp dùng các loại súng trường, tiểu liên, trung liên, lựu đạn, thủ pháo... để tiêu diệt địch. Đồng đội bị thương, còn mình đồng chí vẫn kiên quyết bám trận địa chiến đấu, bảo vệ thương binh, tử sĩ. Trận này toàn đơn vị diệt 61 tên địch, riêng đồng chí diệt 18 tên.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 10 bằng khen, giấy khen.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Hoàng Trọng Sén được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh bùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #119 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2022, 07:33:40 am »

ANH HÙNG NGUYỄN BÁ TÒNG


Nguyễn Bá Tòng, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê xã Trịnh Xá, huyện Binh Lục, tỉnh Nam Hả, trú quán tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng đại đội 6 công binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 98, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1968, Nguyễn Bá Tòng làm pháo thủ số 1 ở đại đội pháo cao xạ 37 bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn. Đồng chí đã cùng đơn vị đánh hơn 20 trận, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, góp phần tích cực cùng đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ.


Năm 1969, Nguyễn Bá Tòng về đại đội 6 công binh làm cán bộ tiểu đội, trung đội, rồi làm chính trị viên phó đại đội, cùng đơn vị mở đường và bảo đảm giao thông vận tải ở vùng bắc sông Bạc. Ở cương vị nào, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong nhiệm vụ mở đường, đồng chí làm việc không kể ngày đêm, nhiều khi làm từ 3 giờ sáng đến tối mới về. Có lúc bị ốm, nhưng vẫn cố gắng bám mặt đường làm việc hết sức mình với anh em. Có đợt, đồng chí làm 200 ngày liên tục, đạt ngày công và năng suất cao nhất đại đội.


Nguyễn Bá Tòng luôn nêu cao tinh thần chủ động, đoàn kết, hiệp đồng với đơn vị bạn. Lần nào mở xong đoạn đường được phân công, đồng chí cũng dẫn đầu đơn vị đến mở đường giúp đơn vị bạn.


Nổi bật nhất là từ tháng 11 năm 1969 đến tháng 2 năm 1970, mặc cho máy bay địch đánh phá ác liệt, Nguyễn Bá Tòng vẫn bám sát mặt đường. Đồng chí luôn phát huy tinh thần làm chủ tập thể, kịp thời rút kinh nghiệm, tổ chức, phân công hợp lý, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, động viên được mọi người trong tiểu đội tranh thủ làm thêm giờ, nên năng suất làm đường mỗi ngày một cao. Khi thiếu bộc phá, tuy mới được hướng dẫn qua về cách tháo bom, nhưng đồng chí vẫn xung phong đến trọng điểm tìm tháo 7 quả bom, lấy được nhiều thuốc nổ làm bộc phá. Tiểu đội đồng chí làm đoạn đường nào cũng xong trước thời gian quy định, bảo đảm chất lượng tốt.


Đêm 13 tháng 3 năm 1970, Nguyễn Bá Tòng vác 40 ki-lô-gam bộc phá, cùng đồng đội chạy 3 ki-lô-mét, đến ứng cứu gấp tại ki-lô-mét 83 (ở bắc sông Bạc). Đường hẹp, xe đi đầu bị máy bay địch đánh cháy, đoàn xe bị ùn tắc. Đồng chí xung phong đem bộc phá lên đánh xe để mở đường. Dây cháy chậm ngắn, không bảo đảm an toàn, máy bay địch lại đang đánh phá, nhưng yêu cầu thông đường gấp. Nguyễn Bá Tòng không quản nguy hiểm, ôm bộc phá vào đánh bật chiếc xe cháy sang rìa đường. Nhờ đó đã mở thông đường cho 10 chiếc xe ở phía sau vượt khỏi khu vực nguy hiểm.


Đêm 17 tháng 3 năm 1970, một xe chở xăng bị máy bay địch đánh cháy gần đoạn đường nói trên. Đồng chí vượt qua bom đạn địch, chạy đến bàn với lái xe tiếp tục cho xe chạy. Nguyễn Bá Tòng nhảy lên thùng xe cùng với lái phụ đạp những thùng xăng đang cháy xuống đường. Kết quả đã cứu được xe trong lúc máy bay địch đang bắn phá.


Hai lần bị thương, nhưng lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, giữ vững vị trí, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi mới đi điều trị. Khi ra viện, được về an dưỡng ở tuyến sau, nhưng đồng chí xin trở lại đơn vị tiếp tục công tác.


Nguyễn Bá Tòng tích cực góp phần xây dựng đơn vị tiến bộ về các mặt, mở đường giỏi, bảo đảm giao thông giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Bá Tòng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM