Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:42:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3  (Đọc 5499 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2022, 08:45:51 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ BẰNG


Nguyễn Thị Bằng, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội phó tự vệ, đơn vị 404 vận tải đường goòng thuộc tỉnh Hà Tĩnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh ra và lớn lên trên quê hương Xô-viết. Nghệ Tĩnh, được sự giáo dục của chế độ xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Thị Bằng quyết tâm cống hiến tuổi thanh niên cho sự nghiệp vẻ vang chống Mỹ, cứu nước. Từ năm 1S65 đến năm 1968, Nguyễn Thị Bằng công tác ở đơn vị vận tải đường goòng trong khu vực địch đánh phá ác liệt, đồng chí luôn luôn có quvết tâm cao, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Là chiến sĩ tự vệ, Nguyễn Thị Bằng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở địa phương. Đồng chí đã trực tiếp dự hơn 100 trận bắn máy bay địch, trận nào Nguyễn Thị Bằng cũng bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy đơn vị phát huy hòa lực; đơn vị do chị chỉ huy đã góp phần cùng các đơn vị bạn bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Trong phục vụ chiến đấu, bất kỳ lúc nào thấy các đơn vị bộ đội cao xạ nổ súng bắn máy bay địch, Nguyễn Thị Bằng cùng đơn vị tự vệ theo kế hoạch hiệp đồng, nhanh chóng chạy đến các trận địa để làm công tác tải thương, tải đạn.


Ngày 17 tháng 6 năm 1967, Nguyễn Thị Bằng dẫn đầu một tổ chạy đến trận địa pháo cao xạ đang bị máy bay địch bắn phá, kịp thời phân công anh chị em đưa được 7 thương binh ra khu vực an toàn.


Ngày 12 tháng 11 năm 1967, mặc cho máy bay địch đang ném bom, bắn rốc-két xuống trận địa, Nguyễn Thị Bằng vẫn dũng cảm ra vào trận địa, băng bó cho 4 thương binh và lần lượt dìu các đồng chí ra ngoài khu vực địch đánh phá.


Ngày 17 tháng 4 năm 1968, máy bay địch đánh vào một đơn vị bạn, Nguyễn Thị Bằng nhanh chóng cùng đồng đội xông vào bới hầm sập, cứu sống được 12 người.


Ngày 15 tháng 8 năm 1968, đồng chí cùng đơn vị tự vệ đang làm nhiệm vụ lấp hố bom trong khu vực đơn vị vận tài, thi một quả bom nổ chậm ở gần đó nổ, vùi lấp 6 người trong đó có chị. Vì bị sức ép, Nguyễn Thị Bằng ngất đi mấy phút, nhưng khi tỉnh dậy, chị nhanh chóng bới đất đá, cứu được 5 người kia an toàn.


Nguyễn Thị Bằng có tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn gương mẫu xung phong trong mọi việc, thường nhận phần khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn, được đồng đội yêu mến, giúp đỡ tận tình.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 Dâm 1970, Nguyễn Thị Bằng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2022, 08:46:41 pm »

ANH HÙNG ĐẶNG ĐÌNH GHÍ


Đặng Đình Ghí, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Ký Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng dân quân xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trưởng thành trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Bác Hồ giáo dục, Đặng Đình Ghí hiểu rõ nghĩa vụ của mọi người dân yêu nước đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống cụộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, là chiến sĩ dân quân, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công địch, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Không những làm tròn nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu, Đặng Đình Ghí còn hăng hái trong nhiệm vụ rà phá bom chưa nổ ờ các cửa sông, bến bãi, bảo đảm tính mạng và tài sản của đồng bào, bảo đảm an toàn cho sản xuất, nhất là cho thuyền bè chuyên chở trên các tuyến đường sông.


Năm 1967, đế quốc Mỹ dùng không quân và hải quân tập trung đánh phá rất ác liệt các tuyến đường giao thông vận tải của ta đi vào chiến trường miền Nam. Lực lượng dân quân được đảng bộ và chính quyền địa phương tin cậy giao cho nhiệm vụ xung kích trên mặt trận vận chuyển. Đặng Đình Ghí cùng anh chị em dân quân xã nhận nhiệm vụ vận chuyển hàng từ Hà Tĩnh vào Quảng Bình bằng thuyền. Mặc cho máy bay địch thường xuyên bắn phá dọc sông, ném nhiều loại bom hòng ngăn cản sự đi lại của ta, đồng chí xung phong cùng tập thể đi được 9 chuyến, bảo đảm đưa hàng tới đích an toàn. Có lần phát hiện thuyền của ta, máy bay địch đuổi theo bắn thủng thuyền, làm cho thuyền chở đầy hàng có nguy cơ bị đắm. Phối hợp cùng đồng đội vừa dùng súng bộ binh bắn máy bay địch, vừa cơ động thuyền. Đặng Đình Ghí bình tĩnh và nhanh chóng cởi áo đang mặc nhét vào lỗ thủng trên thuyền rồi tát nước giữ cho thuyền không chìm, cả 2 tấn gạo trong thuyền cũng không bị ướt.


Tháng 11 năm 1968, đơn vị dân quân được giao nhiệm vụ rà phá bom chưa nổ ở các cửa sông, luồng lạch để bảo đảm cho thuyền bè qua lại an toàn. Được cơ quan quân sự cấp trên hướng dẫn kỹ thuật cơ bản, các đồng chí đem về địa phương vận dụng, phát huy nhiều sáng kiến hoàn thành nhiệm vụ. Để phát hiện bom dưới lòng sông, đồng chí cùng đồng đội lấy đá buộc vào dây thả xuống sông rồi dùng 2 chiếc thuyền kéo. Hễ chỗ nào thấy vướng là Đặng Đình Ghi xung phong lặn xuống ngay để kiểm tra. Khi đã xác định vị trí bom, đồng chí nhận nhiệm vụ mang bộc phá xuống phá. Có lần, đơn vị sau khi kết thúc một đợt rà phá đã được lệnh lên bờ nghỉ, nhưng nhận thấy ở cửa sông còn một quả bom chưa nổ có thể gây nguy hiểm cho thuyền vào ẩn nấp trong lạch để tránh gió, Đặng Đình Ghĩ đề nghị với tập thể và được anh em nhất trí tiếp tục phá nốt quả bom sót lại. Không quản ngại khó khăn, ba lần lặn sâu hơn 10 mét nước, để bới đất xung quanh quả bom, mặc dù người đã quá mệt, thái dương nhức buốt, Đặng Đình Ghí vẫn quyết tâm lặn xuống lần thứ tư để buộc bộc phá vào quả bom. Kết quả, tổ dân quân đã phá được quả bom, đảm bảo cho thuyền bè qua lại an toàn. Đối với nhiệm vụ rà phá bom, đơn vị dân quân đã phá được 138 quả, riêng đồng chí trực tiếp phá 28 quả.


Đặng Đình Ghí nêu cao vai trò gương mẫu, xung kích của người chiến sĩ dân quân trong lao động sản xuất của hợp tác xã, nhất là những lúc, những nơi có khó khăn nguy hiểm. Từ năm 1966 đến năm 1968, Đặng Đình Ghí liên tục được tặng danh hiệu "Xã viên sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi". Năm 1968, đồng chí được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, được 1 hằng khen và 1 giấy khen.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đặng Đình Ghí được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2022, 08:47:21 pm »

ANH HÙNG TRƯƠNG THÀNH NAM


Trương Thành Nam (tức Trương Công Nã), sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trinh sát viên, thuộc phân đội 319 Công an nhân dân vũ trang Vĩnh Linh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Xuất thân trong một gia đình có bố tham gia kháng chiến chống Pháp và hy sinh năm 1949, mẹ bị giặc Mỹ giết hại năm 1967, Trương Thành Nam sớm có lòng yêu nước, chí căm thù giặc sâu sẳc, quyết tâm chiến đấu đền nợ nước, trả thù nhà.


Là một trinh sát vũ trang hoạt động trong vùng địch tạm chiếm đóng, đồng chí nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, dũng cảm, mưu trí, quyết tâm chiến đấu tiêu diệt địch. Trương Thành Nam trực tiếp tham gia chiến đấu 12 trận, cùng đồng đội diệt 42 tên địch, riêng đồng chí diệt 11 tên. Thanh toán bọn đầu sỏ ác ôn có nhiều nợ máu đối với nhân dân, các đồng chí đã phá được thế kìm kẹp của địch, tạo điều kiện cho đồng bào đấu tranh.


Đầu tháng 2 năm 1967, được cấp trên phân công, đồng chí cùng anh em trong tổ vào thôn Nghĩa An diệt tên phó đại diện cảnh sát ngụy. Tên ác ôn này thường đêm vào ngủ trong đồn, ngày về đàn áp nhân dân các thôn xóm, đi đâu cũng có một trung đội dân vệ theo sau bảo vệ. Khi tổ đồng chí phát hiện lực lượng của chúng đông gấp bội, đồng chí mưu trí lợi dụng thế bất ngờ cho anh em nổ súng làm cho tên ác ôn bị thương, địch rối loạn tháo chạy. Đồng chí đuổi theo tên đầu sỏ vào trong xóm và nổ súng diệt hắn tại chỗ, sau đó cả tổ rút về căn cứ an toàn.


Đêm 22 tháng 2 năm 1967, tổ Trương Thành Nam lại vào thôn Lan Dinh bắt một tên trùm ác ôn tên là Căn cùng một số tên tay sai khác giữa lúc chúng đang đánh bạc. Vì chưa biết mặt tên này, đồng chí dùng mưu lại gần và hô: "Căn, đứng dậy!". Hắn đứng dậy định chống cự. Đồng chí nhanh chóng dùng võ thuật bắt sống hắn và cùng tổ bắt 3 tên khác. Sau mấy ngày tên trùm ác ôn bị bắt, địch cử một tên khác lên thay. Thi hành mệnh lệnh của cấp trên, Trương Thành Nam trở lại thôn Lan Dinh bắt tên này, làm cho bọn dịch khiếp sợ, không có tên nào dám ra làm trưởng thôn nữa.


Tháng 10 năm 1967, tổ của đồng chí về thôn Bình Giang với nhiệm vụ diệt 4 tên ác ôn giữa ban ngày. Bình Giang là một thôn nằm sâu trong vùng địch, các cơ sở của ta chưa có. Để diệt được bọn ác ôn này, tổ của Trương Thành Nam phải kiên trì ngâm mình dưới nước phục kích từ 4 giờ đến 9 giờ sáng mới thấy chúng ló mặt. Khi địch tới gần, Trương Thành Nam ra lệnh anh em nổ súng diệt 3 tên ác ôn. Còn một tên tháo chạy, đồng chí đuổi theo diệt được hắn, thu vũ khí và tài liệu. Bị trừng trị đích đảng, địch rất hoảng sợ. Mấy ngày sau, một số tên ngụy quyền viết đơn xin đầu thú và hứa lập công chuộc tội. Trong số này, có tên giúp ta diệt một tên ác ôn khét tiếng cả vùng.


Hơn 4 năm hoạt động ở chiến trường bác Quảng Trị, trong vùng địch tạm chiếm đóng, Trương Thành Nam luôn luôn khắc phục khó khăn, gian khổ, tích cực tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, điều tra nắm tình hình sâu trong lòng địch. Tháng 4 năm 1968, đồng chí hoạt động độc lập ở thị trấn Đông Hà, xây dựng được 3 cơ sở, đào 3 hầm bí mật.    Ngày 17 tháng 5 năm 1968, Trương Thành Nam phối hợp với đơn vị bạn diệt 16 tên địch, đánh sập nhà tên trưởng ty cảnh sát ngụy, diệt 94 tên địch.


Trương Thành Nam nêu một tấm gương về tinh thần chiến đấu dũng cảm, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, mưu trí, quyết tâm tiêu diệt địch, luôn luôn coi trọng công tác tuyên truyền vận động nhân dân, dựa vào nhân dân nắm vững tình hình sâu trong lòng địch, được đồng đội tin tưởng, nhân dân yêu mến.


Trương Thành Nam đã được khen thưởng Huân chương Chiến công hạng ba, 8 bằng khen và giấy khen, 2 năm liền là Chiến sĩ Quyết thắng (1967 - 1968).


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Trương Thành Nam được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 02:04:25 pm »

ANH HÙNG HỔ PHÒM


Hồ Phòm, sinh năm 1917, dân tộc Bru (Khùa), quê ở xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, tham gia cách mạng năm 1955. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đồn phó đồn biên phòng Cha Lo, Công an nhân dân vũ trang Quảng Bình, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Là người con của dân tộc Khùa, trước cách mạng Hồ Phòm sống rất khổ cực, nghèo đói (cả dân tộc không có họ, sau này lấy họ Bác Hồ làm họ cho mình), đồng chí đã tham gia dân quân xã, phó chủ tịch mặt trận xã. Năm 1955 làm chiến sĩ công an tỉnh Quảng Bình, tháng 3 năm 1959 chuyển sang Công an nhân dân vũ trang và công tác liên tục ở đồn biên phòng Cha Lo.


Ở đồn biên phòng, Hồ Phòm được giao nhiệm vụ vận động quần chúng xây dựng cơ sở cách mạng ở các địa bàn thuộc vùng biên giới Việt - Lào. Hoạt động ở một vùng rừng núi hiểm trở, đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, các dân tộc thường bị kẻ địch tìm cách phá hoại, gây mâu thuẫn với nhau, đồng chí luôn luôn vững vàng, kiên định, chiến đấu dũng cảm và mưu trí, hoàn thành tốt mọi công tác được giao phó.


Ngay sau khi chuyển sang lực lượng Công an nhân dân vũ trang, Hồ Phòm làm công tác vận động quần chúng ở 2 bản Pha Xoóng và Cả Toóc. Đồng bào ở hai bản này chủ yếu là người thuộc xã Dân Hóa đến làm ăn từ khi kháng chiến chống Pháp. Vùng này bọn phỉ hoạt động rất mạnh, cơ sở của ta hầu như bị phá vỡ. Khi biết Hồ Phòm về hoạt động, chúng càng khống chế tư tưởng nhân dân, và sau 3 lần phục kích đều không bắt được Hồ Phòm, chúng treo giải thưởng giết đồng chí. Không hề nao núng, lo sợ, kiên trì bám sát quần chúng để giáo dục, tuyên truyền, đồng chí vận động nhân dân từ chỗ quen sống trong hang đá ra làm nhà và làm nương rẫy, trồng lúa và hoa màu, đời sống dân bản ngày càng nâng lên rõ rệt. Giữa lúc nhân dân đang yên ổn làm ăn thì bọn phỉ cho 2 trung đội tới cưỡng ép nhân dân di cư theo chúng. Hồ Phòm khôn khéo tổ chức, hướng dẫn dân quân và đồng bào địa phương dùng cung nỏ, giáo mác, bẫy đá chống lại kịch liệt làm cho địch bị thất bại nặng nề. Từ đó, cà hai bản đều yên ổn, nhân dân phấn khởi và tin tưởng vào cách mạng.


Năm 1965 - 1966, chiến tranh phá hoại của Mỹ gây ra ác liệt làm cho dân bỏ bản chạy khắp mọi nơi trong rừng. Có chỗ ngô, sắn trên nương đã được ăn mà không ai dám tới thu hoạch, phải chịu đói, sống lang thang khắp rừng. Thực hiện chỉ thị của trên, Hồ Phòm phụ trách 1 tổ đi tìm đồng bào. Đồng chí có sáng kiến dùng kèn, tù vả để làm tín hiệu gọi dân, nên dần dần đồng bào lạc trong rừng đá trở về đông đủ. Theo sự hướng dẫn của Hồ Phòm, đồng bào vừa sản xuất, ổn định đời sống, vừa phòng tránh máy bay địch. Sau một thời gian, đồng chí cùng tổ công tác cơ sở giúp đồng bào thuộc 6 bản tập trung lại ổn định tinh thần và hăng hái tham gia sản xuất. Bản Cà Oi là một trong 6 bản trở thành lá cờ đầu của huyện về phong trào bảo vệ trị an, sản xuất, văn hóa và xã hội.


Cuối năm 1966, địch đánh phá ác liệt bản Cha Lo, cấp trên chỉ thị phải đưa nhân dân sơ tán vào sảu nội địa. Do phong tục tập quân nhân dân không chịu đi, một số người kéo đến chất vấn đồng chí. Vì nắm vững tâm lý và tập quán của đồng bào, Hồ Phòm khéo giải thích, tuyên truyền nhân dân làm cho họ thấy được lòng yêu thưưng của Đảng đối với đồng bào và tội ác dã man của kẻ địch. Được cấp trên đồng ý, đồng chí chọn một số gia đình ở lại địa bàn xung yếu để cùng phối hợp với đơn vị bảo vệ biên giới, còn hầu hết đưa về nơi sơ tán, ổn định đời sống, tăng gia sản xuất. Khi máy bay B.52 ném bom rải thảm khu vực do đồn Cha Lo phụ trách, chủ trương của cấp trên la phải đưa dân vào trú ẩn trong núi, ăn ở dưới hầm. Vì phong tục, đồng bào chưa chịu làm theo chủ trương ấy. Trước tình hình như vậy, Hồ Phòm vận động gia đình mình và gia đình đồng chí chủ tịch xã thực hiện trước. Đồng bào thấy các gia đình ăn ở dưới hầm không ai đau ốm nên cùng làm theo. Do đó, nhiều lần khác B.52 giặc Mỹ ném bom, tính mạng và tài sản của đồng bào được bảo đảm an toàn.


Hồ Phòm xây dựng được màng lưới cang cấp tin tức rộng rãi, do đó ta kịp thời đấu tranh chống luận điệu phản động, phát hiện phần tử xấu chui vào chính quyền hoạt động phá hoại, xử lý kịp thời. Đồng chí tích cực góp phần giải quyết mâu thuẫn từ lâu đời giữa hai dân tộc Khùa và Mày, làm cho đồng bào đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau để chống kẻ thù chung. Đồng chí bồi dưỡng và giới thiệu vào Đảng được 4 người thuộc dân tộc Mày, có người sau này trờ thành cán bộ chủ chốt của xã và của huyện.


Hồ Phòm là một cán bộ người dân tộc, sớm được cách mạng giáo dục, giác ngộ, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, không sợ gian khổ hy sinh, công tác tích cực, học tập chăm chỉ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đồng chí quý trọng đồng bào và được đồng bào các dân tộc yêu thương đùm bọc nhau như đối với người thân trong gia đình.


Đồng chí được khen thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, nhiều bằng khen, giấy khen, từ năm 1966 đến năm 1970, đồng chí là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Hồ Phòm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 02:04:59 pm »

ANH HÙNG VÕ HỒNG TUYÊN


Võ Hồng Tuyên (tức Võ Lê), sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Mai, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 4 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy trinh sát thuộc đại đội 2 Công an nhân dân vũ trang Hà Tĩnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lớn lên và học tập trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, hiểu   rõ nhiệm vụ của người thanh niên đối với Tổ quốc, Võ Hồng Tuyên tình nguyện vào  lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Ngay từ những ngày đầu nhập ngũ, đồng chí đã có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tích cực công tác, chăm chỉ học tập, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.


Thực hiện chủ trương của cấp trên phối hợp với lực lượng an ninh cách mạng nước bạn Lào, giữ gìn tốt trật tự an ninh vùng biên giới giữa hai nước, đồng chí nêu cao tinh thần quốc tế, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, kiên trì tham gia xây dựng cơ sở trên đất bạn. Năm 1964, Võ Hồng Tuyên phụ trách 3 xã Na Pê, Nậm Thập, Nậm Vẹo thuộc huyện 90, tỉnh Khăm Muộn. Vùng này của bạn tuy đã được giải phóng từ năm 1962 nhưng chưa có điều kiện củng cố, xây dựng nén tình hình trật tự trị an còn phức tạp. Số ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động ở rải rác khắp 47 bản. Chính quyền cách mạng mới có ở 19 bàn, còn phần lớn do bọn phó bản cũ nắm. Nhân dân sống rất khổ cực, thường xuyên bị phỉ khống chế. Trước những khó khăn nguy hiểm đó, đồng chí phải ăn ngù ngoài rừng và tìm mọi cách tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền, giáo dục nhân dân tin tưởng vào cách mạng, giúp đỡ cán bộ địa phương hoạt động. Với lòng thương yêu nhân dân các dân tộc Lào như người ruột thịt của mình, Võ Hồng Tuyên nhường cơm cho người đói, chia áo quần cho người mặc rách, chữa bệnh cho người ốm, nhất là các cụ già, em nhỏ và gia đình nghèo khổ. Đồng chí cùng với đội trinh sát đồn biên phòng 93 và cán bộ của bạn vận động nhân dân chuyển hướng canh tác, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, làm cho nhân dân và cán bộ bạn rất tin tưởng và yêu mến đồng chí.


Cùng với cán bộ nước bạn Lào, từ năm 1967 đến năm 1968, Võ Hồng Tuyên vận động được 8 người theo phỉ trở về làm ăn lương thiện, thuyết phục được 25 người khác trơ về với gia đình. Đồng chí tham gia củng cố và xây dựng chính quyền, các đoàn thể, tổ chức cách mạng ở 3 xã và đến năm 1969, 100% số xã trong huyện có chính quyền vững mạnh, nhiều xã có phong trào bảo vệ trật tự trị an khá. Vì vậy khi bọn phỉ, gián điệp thâm nhập vùng này đều bị phát hiện và tiêu diệt ngay.


Năm 1965, một tên phỉ nguy hiểm trốn trại và âm mưu đưa đồng bọn về tập kích trại giam do bạn phụ trách. Biết được tin. Võ Hồng Tuyên bố trí cơ sở bí mật và chỉ đạo bắt được tên này làm bạn vốn tin tưởng lại càng thêm tin tưởng đối với cán bộ Việt Nam.


Tháng 2 năm 1967, ngụy quyền Sài Gòn cho một toán gián điệp biệt kích nhảy xuống vùng Phôn-xa-vang. Phát hiện địch, đồng chí báo cáo lên cấp trên, đồng thời cùng một người dân và một dân quân của bạn truy lùng ngay. Lực lượng địch khá mạnh nhưng Võ Hồng Tuyên khôn khéo nghi binh, chỉ huy tổ bắt được 4 tên (có 1 tên toán phó), thu vũ khí, điện đài và tài liệu quan trọng, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn tiêu diệt toàn bộ toán biệt kích đó.


Tháng 8 năm 1967, một toán gián điệp biệt kích người Lào xâm nhập vùng Na Pê. Đồn 93 truy lùng và tiêu diệt 2 tên, số còn lại chạy tán loạn trong vùng, ta truy lùng nhiều ngày đêm nhưng chưa thấy. Đồng chí bình tĩnh phán đoán địa điểm tập trung của chúng. Được cấp trên chuẩn y kế hoạch, đồng chí triển khai lực lượng, kết hợp chặt chẽ với bạn truy lùng, bắt 10 tên mà vẫn giữ được bí mật cho cơ sở.


Võ Hồng Tuyên là một cán bộ trinh sát hoạt động xa Tổ quốc 6 năm liên tục (1964 - 1969), khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tận tụy công tác, lập chiến công xuất sắc. Nêu cao tinh thần quốc tế, đồng chí triệt để tôn trọng chủ quyền của bạn, góp phần tích cực xây dựng lực lượng an ninh cho cách mạng Lào cũng như xây dựng cơ sở phục vụ cho công tác nấm đánh địch, bảo vệ an ninh biên giới giữa hai nước, được đồng đội và nhân dân yêu mến.


Đồng chí đã được khen thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 6 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng (1964 - 1969), được tặng nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Võ Hồng Tuyên được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 02:05:42 pm »

ANH HÙNG QUÀNG VĂN LIẾN


Quàng Văn Liến, sinh năm 1938, dân tộc Khờ Mú (Xá), quê ở xã Đoàn Kết, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, đội phó đội công tác cơ sở thuộc đồn biên phòng 17, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Quàng Văn Liến xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, bị đế quốc phong kiến đàn áp, bóc lột nặng nề, khi lớn lên quê hương đã giải phóng, cách mạng đưa ánh sáng về cho các dân tộc Tây Bắc, đồng chí được học tập dưới chế độ mới nên hiểu rõ nghĩa vụ của người thanh niên phải tòng quân cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí nhập ngũ và được điều về làm công tác an ninh ở vùng biên giới.


Thực hiện chủ trương của cấp trên phối hợp với lực lượng an ninh cách mạng nước bạn Lào giữ gìn tốt trật tự an ninh vùng biên giới giữa hai nước, Quàng Văn Liến được cử làm công tác vận động quần chúng ở vùng Lô Cao (Bắc Lào). Vùng này chỉ có một xã gồm 5 bản ở rải rác khắp một vùng rừng núi khá rộng, hiểm trở, đi lại khó khăn, bản nọ tới bàn kia đi mất một ngày đường, cả xã có 49 hộ với 284 nhân khẩu, đa số là người dân tộc Mẹo, sống rất khổ cực, tuy đã được giải phóng từ năm 1960 nhưng vẫn bị địch quấy phá.


Đầu năm 1965, Quàng Văn Liến cùng tổ công tác sang Lô Cao. Lúc đầu không biết tiếng, dân không cho vào nhà, các đồng chí phải thường xuyên chịu đói và nghỉ ở rừng. Đồng chí rất kiên trì, động viên anh em trong tổ chịu đựng khó khăn, gian khổ và dần dần tìm mọi cách gặp gỡ nhân dân địa phương. Mặt khác đồng chí tích cực tự học tiếng Lào và tiếng Mẹo. Sau gần 2 năm công tác, tiếng địa phương ngày càng biết nhiều tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền, giáo dục và giúp đỡ nhân dân. Quàng Văn Liến còn trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa phương công tác, xây dựng bản làng. Đồng chí hướng dẫn nhân dân làm ruộng, định canh, định cư và cải tiến công cụ sản xuất, phương pháp canh tác, đưa năng suất lúa và hoa màu lên nhanh so với trước đầy. Lúc đầu chỉ có vài gia đình nghèo cán bộ xuống thấp làm ruộng. Khi thấy thu hoạch nâng lên hẳn, có tới 30 gia đình, rồi hầu hết các gia đình trong xã đều xuống thấp làm ruộng cấy lúa nước. Được nhân dân tin tưởng hưởng ứng, Quàng Văn Liến tổ chức làm ăn theo tổ đổi công, cấy lúa hai vụ. Đời sống của nhân dân các dân tộc được cải thiện không ngừng, các phong trào khác ngày càng được đẩy mạnh và phát triển, bộ mặt văn hóa, xã hội trong xã thay đổi rõ rệt. Nhân dân tin tưởng, yêu mến và nhận đồng chí vào họ Giàng. Đồng chí cùng tổ xây dựng 5 cơ sở nắm tình hình và tổ chức đánh địch. Vì vậy có lần địch nhảy dù xuống địa phương, nhân dân tích cực phối phợp chiến đấu, giúp đỡ lương thực cho bộ đội và dân quân truy lùng địch.


Cùng với công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, Quàng Văn Liến tích cực tham gia đấu tranh chống gián điệp và thổ phỉ. Trong thời gian công tác ở Lào, đồng chí gọi hàng được 3 tên phỉ, bắt 1 tên biệt kích và cùng các đồng chí bạn bắt 6 tên phản động, 28 biệt kích, phỉ, thu nhiều vũ khí, tài liệu quan trọng.


Quàng Văn Liến công tác trên đất nước bạn liên tục 5 năm, tuy gặp nhiều khó khăn gian khổ, vẫn xác định tư tưởng phục vụ cách mạng lâu dài. Với tinh thần quốc tế vô sản và tình thương yêu nhân dân các dân tộc Lào như người ruột thịt, đồng chí tạm quên tình cảm riêng tư, quyết tâm bám sát địa bàn, cùng tổ đưa mọi phong trào vùng Lô Cao ngày càng tiến bộ.


Đồng chí luôn luôn đề cao ý thức tổ chức, kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, được đồng đội và nhân dân mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng (1967, 1968, 1969), được tặng nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Quàng Văn Liến được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #106 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 02:06:21 pm »

ANH HÙNG LÊ DUY CẬN


Lê Duy Cận, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng lái xe, đại đội 2 trực thuộc Cục Hậu cần, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được giáo dục trong chế độ mới xã hội chủ nghĩa, Lê Duy Cận xác định rõ trách nhiệm người thanh niên phải ra sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ngay từ khi tham gia công tác tại địa phương, đồng chí đã luôn luôn tích cực, nhiệt tình với mọi nhiệm vụ, nên nhiều lần đươc khen thưởng. Năm 1962, vào lực lượng Công an nhân dân vũ trang với nhiệm vụ lái xe ô tô, đồng chí lúc nào cũng phấn khởi, yêu nghề; bền bỉ phấn đấu, lập thành tích ngày càng cao, đặc biệt trong những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đồng chí lập nhiều thành tích xuất sắc.


Tháng 3 năm 1966, Lê Duy Cận đi công tác ở Quảng Bình, đồng chí thay cả lái phụ, lái xe suốt 26 ngày đêm liên tục. Khi đến phà Nghèn (Hà Tình), bị địch đánh phá, hai đồng chí công binh phụ trách phà hy sinh, Lê Duy Cận động viên số anh em còn lại cùng mình kéo phà vượt qua nơi nguy hiểm, đảm bảo người và hàng an toàn.


Tháng 2 năm 1967, Lê Duy Cận lái xe chở hàng vào phục vụ Vĩnh Linh, đồng chí dũng cảm, khôn khéo lái xe khi qua sông Gianh dưới bom đạn địch. Đến cầu Đá Mài lại bị địch đánh phá, đồng chí lợi dụng pháo sáng, vững tay lái, mở hết tốc độ cho xe chạy vượt qua khu vực nguy hiểm. Tới Hồ Xá, địch đánh phá ác liệt 4 giờ liền, Lê Duy Cận tìm đường tránh, tiếp tục chạy đến địa điểm đã định, giao hàng xong, trở về đơn vị an toàn.


Tháng 2 năm 1968, Lê Duy Cận lái xe chở cán bộ đi vào miền Nam công tác. Khi đến Đô Lương (Nghệ An), xe bị gãy cần số, đồng chí dũng cảm đi vào khu vực bãi bom nổ chậm, tìm trong số xe bị cháy lấy được một cần số khác đem về thay thế, đảm bảo cho xe chạy tốt. Khi tới ngầm Thanh Lạng, bị địch đánh phá, sức ép của bom làm máu miệng trào ra, đồng chí cố gắng giữ vững tay lái cho xe chạy qua ngầm, tiếp tục đưa đoàn cán bộ tới nơi tập kết an toàn, đúng thời gian quy định.


Thấm sâu lời dạy của Bác Hồ: "Yêu xe như con, quý xăng như máu", Lê Duy Cận trở thành người tiêu biểu của đơn vị về bao quản, sử dụng xe tốt nhất. Đồng chí lái xe chạy trên 41 nghìn ki-lô-mét bảo đảm an toàn tuyệt đối về hàng và người. Năm 1966, đồng chí nhận của đơn vị khác chuyển tới một chiếc xe khung bị bẹp, các bộ phận đều hư và xộc xệch, long rão, ăn xăng quá mức (45 lít/100 km). Đồng chí chịu khó thu nhặt từng chiếc ốc, sợi dây điện và những phụ tùng cần thiết tìm tòi ở những chiếc xe hỏng khác về tự sửa chữa lấy. Sau một thời gian, chiếc xe đó chạy được và dần dần chạy tốt, hạ mức ăn xăng xuống chỉ còn 29 lít, rồi đến 25 lít/100 km. Trong 4 năm, đồng chí tiết kiệm được 805 lít xăng, nêu kỷ lục tiết kiệm xăng nhiều nhất trong toàn lực lượng. Mỗi khi xe chạy về tới nhà, phát hiện bị hỏng chỗ nào, đồng chí sửa chữa xong mới nghỉ.


Được điều động qua 5 tiểu đội khác nhau, ở đâu Lê Duy Cận cũng góp phần xây dựng tiểu đội của mình trở nên khá. Có lần đang trên đường đi công tác, tới sông Lặng (Thanh Hóa) thấy tiếng kêu trên sông, đồng chí nhanh trí dừng xe, nhảy xuống nước cứu sống một em bé 12 tuổi. Tháng 11 năm 1968, ở gần Phủ Lý, đồng chí kịp thời đưa lên xe một phụ nữ sắp đẻ giữa đường đến bệnh viện.


Trong công tác cũng như trong sinh hoạt, Lê Duy Cận nêu cao vai trò gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, chịu khó học tập cầu tiến bộ, được tập thể yêu mến và giúp đỡ đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 19 bằng khen và giấy khen, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua (1966, 1967, 1968).


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Lê Duy Cận được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #107 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 02:07:01 pm »

ANH HÙNG TRẦN VĂN PHƯỚC
(LIỆT SĨ)


Trần Văn Phước, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Vũ Hợp, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ năm 1961. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng thuộc tiểu đoàn 27 đặc công, Bộ tư lệnh Đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1970, Trần Văn Phước cùng đơn vị đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, tham gia chiến đấu ở vùng Sảm Thông (Lào), chỉ huy đơn vị đánh 2 trận đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động ở chiến trường rừng núi, nhiều khó khăn, gian khổ, đồng chí luôn chăm lo xây dựng đơn vị, dù khó khăn, gian khổ thế nào cũng kiên quyết vượt qua.


Tháng 5 năm 1970, Trần Văn Phước vượt mọi khó khăn, ác liệt, kiên trì luồn sâu vào trinh sát địch ở điểm cao 1510; sau đó lập phương án tác chiến tỉ mỉ, chính xác, dẫn đầu đơn vị tiến công quân địch. Trong trận đánh, địch ngoan cố chống cự, Trần Văn Phước dẫn đầu tổ thọc sâu, diệt gọn sở chỉ huy tiểu đoàn địch; sau đó tiếp tục chỉ huy đại đội chiến đấu quyết liệt suốt đêm. Kết quả, đơn vị diệt gọn 1 tiểu đoàn ngụy Lào, làm chủ trận địa, bắt 2 tù binh, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự.


Đêm 1 tháng 8 năm 1970, Trần Văn Phước chỉ huy đại đội đánh địch ở điểm cao 1975, được tiểu đoàn giao nhiệm vụ chỉ huy đội dự bị, khi mũi chủ yếu vào đến hàng rào thì bị lộ, địch bắn ra dữ dội, không tiến lên được; tiểu đoàn điều đội dự bị lên chiến đấu, đồng chí dẫn dầu đơn vị vượt cửa mở, đánh thọc sâu rồi tỏa ra xung quanh, nhanh chóng áp đảo địch, tạo thuận lợi cho đơn vị bạn lập công. Trần Văn Phước chỉ huy đơn vị diệt nhiều mục tiêu, làm địch rối loạn. Khi bị thương gãy cả hai chân, đồng chí vẫn ngồi tại chỗ dùng súng ngắn diệt 1 tên địch và gắng sức động viên anh em chiến đấu cho tới khi trận đánh thắng lợi hoàn toàn. Khi sức đã kiệt, biết không thể tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội, Trần Văn Phước đã giao lại nhiệm vụ cho đồng chí mũi phó thay thế mình chỉ huy đơn vị thu dọn chiến trường. Trần Văn Phước hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 bằng khen và giấy khen.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Trần Văn Phước được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #108 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 02:08:22 pm »

ANH HÙNG HOÀNG HỮU THANH


Hoàng Hửu Thanh, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó đại đội 5 công binh, tiểu đoàn 2, binh trạm 12, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1970, Hoàng Hữu Thanh làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên đường số 12, ở cương vị nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi là chiến sĩ, đồng chí làm việc thường xuyên bảo đảm ngày công, đạt năng suất cao, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lao động. Hoàng Hữu Thanh thường xung phong vào những nơi máy bay dịch đánh phá, trinh sát mặt đường, phát hiện bom nổ chậm cho đơn vị phá.


Tháng 3 năm 1966, máy bay địch ném nhiều bom từ trường, đồng chí thường xuyên xung phong đi đào bom lăn xuống vực. Nhiều lần đang đào thì máy bay đến đánh phá, Hoàng Hữu Thanh kiên cường bám mặt đường, san lấp hố bom, bảo đảm thông đường cho xe chở hàng vào mặt trận.


Khi làm cán bộ trung đội, Hoàng Hữu Thanh chỉ huy trung đội đảm bảo giao thông trên đoạn đường 14 ki-lô-mét. Đồng chí luôn bám sát mặt đường, cùng anh em phá bom, san đường, có khi hàng tuần không nghỉ. Nơi nào khó khăn, ác liệt nhất là đồng chí có mặt.


Trung đội Hoàng Hữu Thanh được trên giao nhiệm vụ làm chiếc cầu dài 18 mét trong 15 ngày, đồng chí chỉ huy anh em tranh thủ làm cả ngày đêm, tích cực tìm kiếm nguyên vật liệu làm cầu. Đồng chí thường xuyên làm những công việc nặng nhọc, có khi ngâm mình dưới nước cả ngày. Học tập tinh thần của Hoàng Hữu Thanh toàn trung đội khẩn trương lao động, làm xong cầu trước thời hạn 4 ngày.


Trên đường 12 có một ngầm địch thường xuyên đánh phá, Hoàng Hữu Thanh bàn với trung đội và đề nghị trên cho mở một đoạn đường vòng dài trên 1 ki-lô-mét. Từ đó xe đi lại an toàn.


Đêm 19 tháng 11 năm 1969, có 16 xe qua ngầm 25B, bị máy bay địch đánh tắc đường, cháy 2 xe, còn 14 xe bị ùn lại. Mặc cho địch đang đánh phá, Hoàng Hữu Thanh dẫn đầu trung đội khẩn trương lấp hố bom thông đường, cứu được đoàn xe.


Trong thời gian công tác trên tuyến đường 12, Hoàng Hữu Thanh đã phá được 100 quả bom từ trường, 560 bom vướng nổ, tháo bom lấy được 600 ki-lô-gam thuốc nổ, góp phần tích cực cùng đơn vị bảo đảm giao thông vận tải trên đường 12.


Đồng chí được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Hoàng Hữu Thanh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #109 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2022, 02:09:20 pm »

ANH HÙNG PHẠM VIẾT ĐỨC


Phạm Viết Đức, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoàng Kinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa,   nhập ngũ năm 1956. Khi được tuyên dương Anh hùng,   đồng chí là chuẩn úy, tổ trưởng tổ sản xuất nhà máy Q159, Cục quản lý xe, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1957 đến năm 1971, Phạm Viết Đức làm nhiệm vụ sản xuất phụ tùng sửa chữa xe ơ nhà máy Q159. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, bền bỉ, tận tụy trong công tác, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, thực hiện vượt mức kế hoạch, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Từ một người học việc trưởng thành lên thợ bậc 5, tổ trưởng sản xuất, năm nào Phạm Viết Dức cũng đạt trên ba trăm ngày công. Đặc biệt từ năm 1965 đến năm 1970, đồng chí chỉ nghỉ có 2 ngày.


Từ năm 1966 đến năm 1970, tổ Phạm Viết Đức phụ trách đã sản xuất được 600 chắn bùn xe, 80 bộ tời công binh, 700 bàn ép li hợp, 10.200 quả nén ô tô..., hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 102 đến 105%. Phạm Viết Đức lãnh đạo tổ phát huy được 110 sáng kiến. Riêng đồng chí có 45 sáng kiến, đưa năng suất lao động tăng từ 100 đến 700%. Năm nào Phạm Viết Đức cũng có từ 3 đến 4 sáng kiến. Các mặt hàng đồng chí sản xuất đều đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên vật liệu, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu.


Phạm Viết Đức đã cải tiến bộ gá cắt rãnh vòng găng, đưa năng suất lao động mỗi tháng từ 200 chiếc lên 500 chiếc; cải tiến lần thứ hai đã cắt được 1.000 chiếc mỗi tháng; cải tiến máy cuốn lò xo, từ chỗ cuốn mỗi ngày 100 chiếc lên 450 chiếc...


Đồng chí luôn có ý thức tiết kiệm, bảo quản tốt trang bị, máy móc, 13 năm liền không hề làm hỏng hoặc để mất một dụng cụ nào.


Phạm Viết Đức luôn gương mẫu trong mọi việc, tích cực học hỏi, tận tình bồi dưỡng tay nghề cho anh em thợ mới, lãnh đạo tổ tốt, 6 năm liền được công nhận Tổ lao động xã hội chủ nghĩa.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến còng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 11 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 1 tháng 10 năm 1971, Phạm Viết Đức được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM