Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:29:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3  (Đọc 5494 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #80 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 07:32:06 am »

ANH HÙNG NÔNG VĂN NGHI


Nông Văn Nghi, sinh năm 1938, dân tộc Tày, quê ở xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 11 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy công binh, bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn, Quân khu Việt Bắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1968, Nông Văn Nghi làm nhiệm vụ phá gỡ bom do máy bay Mỹ đánh phá dọc đường số 1 và tuyến đường sắt Lạng Sơn. Đồng chí đã nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên mặt trận bảo đảm giao thông vận tải. Dũng cảm, mưu trí, kiên quyết hoàn thành tốt nhiệm vụ, kể cả những lúc địch đang đánh phá hoặc những lúc bị thương, Nông Văn Nghi đã tháo, phá được 59 quả bom các loại, lấy được trên 1.000 ki-lô-gam thuốc nổ.


Ngày 20 tháng 9 năm 1965, nhiều tốp máy bay Mỹ ném bom đánh cầu sông Hóa, trong đó có 13 quả bom rơi gần cầu chưa nổ, có những quả nằm sâu tới 5, 6 mét. Nông Văn Nghi kiên trì, dũng cảm làm việc cùng đồng đội liên tục suốt ngày để phát hiện các hút bom lẫn trong các lùm cây, hốc đá. Sau khi tìm đủ các hút bom, Nông Văn Nghi gan dạ chui xuống hút, moi tìm bom để xác định cách tháo hoặc phá hủy. Có hút bom sâu, đồng chí phải buộc dây vào chân nhờ đồng đội giữ khi chui xuống. Làm việc căng thẳng bên những quả bom chưa nổ, ở dưới hút sâu thiếu dưỡng khí, có lần quá mệt bị ngất, nhưng khi tỉnh dậy Nông Văn Nghi lại tiếp tục nhẫn nại làm nhiệm vụ. Trong số bom đó, phát hiện có 3 quả bom mà tính năng kỹ thuật của nó chưa biết rõ, đồng chí vẫn quyết tâm tìm ra cách phá. Sau một thời gian khẩn trương nghiên cứu nhưng rất tỉ mỉ và thận trọng, Nông Văn Nghi tìm ra đặc điểm của bom và tháo gỡ. Kết quả, đồng chí đã tháo, phá được tất cả 13 quả bom, giữ an toàn cho cầu, bảo đảm giao thông thông suốt.


Ngày 4 tháng 6 năm 1966 máy bay địch ném nhiều bom xuống ga Bắc Lệ, có 1 quả chưa nổ nằm sâu dưới đất khoảng gần 6 mét. Với sự giúp đỡ của tổ công binh, Nông Văn Nghi chui xuống tìm cách phá. Hút bom sâu, hẹp và không thẳng làm cho việc moi tìm rất gian khổ, đồng chí bị ngạt thở tới ba lần, đồng đội phải kéo lên và yêu cầu đồng chí nghỉ để cử người khác thay. Nhưng vì Nông Văn Nghi đã nắm vững kỹ thuật tháo gỡ nên không chịu nghỉ. Khi hồi sức, đồng chí lại tự nguyện tiếp tục làm việc và tháo được hết số dây điện của quả bom nổ chậm, làm cho quả bom mất hiệu lực không gây được nổ, đảm bảo cho đơn vị bạn làm đường được an toàn.


Trong khi đi kiểm tra các hố bom, ngày 1 tháng 7 năm 1967 tại ga Phố Vị, Nông Văn Nghi bị thương vào tay khi máy bay địch đến bắn phá. Tự mình băng bó vết thương xong, đồng chí tiếp tục làm nhiệm vụ đánh dấu các hố bom, chuẩn bị kế hoạch phá hủy.


Những kinh nghiệm tháo, phá bom địch của đồng chí được phổ biến rộng rãi cho dân quân, tự vệ học tập và áp dụng, góp phần bảo đảm an toàn cho nhân dân và cho giao thông ở địa phương.


Nông Văn Nghi luôn luôn xung phong gương mẫu trong mọi việc, có tác phong khiêm tốn, giản dị, đoàn kết chân thành nên được đồng đội yêu mến và hết lòng bồi dưỡng giúp đỡ.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nông Văn Nghi được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 10:27:33 am »

Anh hùng Nguyễn Phan Vinh
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Phan Vinh, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 7 năm 1954. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, thuyền trưởng hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến tháng 2 năm 1968, Nguyễn Phan Vinh làm nhiệm vụ vận chuyển trên đường biển đưa hàng quân sự phục vụ chiến trường miền Nam. Đồng chí luôn luôn có quyết tâm cao, không quản hy sinh gian khổ, tận trung với nước, tận hiếu với dân, nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong thời gian này, không quân và hải quân Mỹ tăng cường đánh phá miền Nam gây ra chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, nên việc đi lại trên biển gặp rất nhiều gian khổ, nguy hiểm. Nhiều chuyến đi trên biển gặp tàu chiến địch bao vây, máy bay trinh sát của chủng rà sát trên đầu, Nguyễn Phan Vinh bình tĩnh chỉ huy thuyền cơ động làm lạc hướng chú ý của chúng. Có khi thuyền đang đi gần bờ, phát hiện thấy quân địch trên bờ theo dõi, đồng chí bình tĩnh, mưu trí chỉ huy thuyền lợi dụng sóng gió đi ra ngoài khu vực địch chú ý kiểm soái, giữ được bí mật và an toàn cho người và hàng. Có lần gặp bão lớn giữa biển khơi, thuyền nhỏ, có nguy cơ bị đắm, Nguyễn Phan Vinh cùng tập thể anh em trong đội thuyền vật lộn với mưa bao mấy ngày liền, vượt qua bao gian khổ mới cập bến, đảm bảo đúng kế hoạch vận chuyển.


Tính chung, Nguyễn Phan Vinh đã chỉ huy thuyền đi 11 chuyến, đều tới đích an toàn, góp phần cung cấp hàng cho chiến trường đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Đặc biệt trong chuyến đi tháng 2 năm 1968, sau nhiều ngày gian khổ chèo chống với sóng to gió lớn, mưu trí và bí mật vượt qua nhiều chặng tàu địch bao váy, đồng chí cùng đơn vị đưa hàng tới nơi quy định. Khi tàu quay ra thì bị 4 máy bay và 6 tàu địch bao vây bắn phá. Dù lực lượng địch đông gấp bội, Nguyễn Phan Vinh vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt, làm bị thương 1 tàu địch. Tuy bản thân cũng bị thương nhưng đồng chí vẫn giữ vững vị trí chỉ huy, tổ chức đưa thương binh lên bờ và củng cố lực lượng tiếp tục chiến đấu. Trong 3 tiếng Nguyễn Phan Vinh đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch, đồng chí đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu không cân sức này.


Nguyễn Phan Vinh là một thuyền trưởng, dũng cảm, có tác phong sâu sát, gương mẫu trong mọi hoàn cảnh hiểm nguy, thường xuyên quan tâm xây dựng đơn vị thành một tập thể vững mạnh, được anh em yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, được truy tặng Huân chương Quân công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Phan Vinh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 10:28:07 am »

ANH HÙNG BÙI XUÂN CHÚC


Bùi Xuân Chúc, sinh năm 1938, dân tộc Mường, quê ở xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội trưởng đại đội 6 bộ binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 9, sư đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trưởng thành dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hiểu rõ sự nghiệp thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước, Bùi Xuân Chúc rất tha thiết được vào chiến trường miền Nam trực tiếp giết giặc, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc.


Tham gia chiến đấu ở mặt trận Bắc Quảng Trị, Bùi Xuân Chúc luôn luôn nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tiến công kiên quyết. Đặc biệt trong thời gian đánh vây lấn địch dài ngày ở Tà Cơn từ 8 tháng 2 đến 27 tháng 3 năm 1968, mặc dù máy bay, pháo binh địch bắn phá ngày đêm rất ác liệt hòng giải vây cho quân chúng trên các điểm cao, đồng chí vẫn cùng anh em kiên cường bám trụ trận địa, chỉ huy đơn vị diệt hơn 300 tên địch, bắn cháy 8 xe tăng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong đợt vây lấn này, có nhiều trận đánh đạt hiệu suất diệt địch cao, như trận ngày 24 tháng 2 năm 1968 ở điểm cao 468 (Tà Cơn), dù máy bay và pháo binh địch từ các trận địa tầm xa, từ tàu chiến ngoài biển bắn rất dữ dội ngăn chặn đường tiến của đơn vị, Bùi Xuân Chúc vẫn bình tĩnh, dũng cảm dẫn đầu tiểu đội tiến công. Phát hiện những hỏa điểm, những tổ đề kháng lợi hại của địch, đồng chí linh hoạt chỉ huy tiểu đội diệt gọn từng mục tiêu, nhanh chóng tiến lên điểm cao, đánh sâu vào bên trong vị trí địch, tạo thuận lợi cho đại đội phát triển nhanh, chia cẳt địch ra từng mảng để diệt gọn. Trong trận này, tiểu đội của Bùi Xuân Chúc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, riêng đồng chí diệt 21 tên địch, góp phần vào thành tích chung của đại đội, diệt hơn 130 tên địch.


Ngày 9 tháng 6 năm 1968, Bùi Xuân Chúc chỉ huy đại đội phục kích đoàn xe địch ở Bồng Kho, đồng chí nhanh chóng đưa đơn vị vào chiếm địa hình có lợi, bố trí trận địa phối hợp các mũi rất tốt. Khi quân địch lọt vào trận địa phục kích, đại đội của Bùi Xuân Chúc đánh rất mạnh, rất trúng, nhanh chóng chia cắt đội hình địch, làm cho chúng bị tê liệt tại chỗ. Chỉ trong vòng 15 phút, đơn vị đồng chí phá hủy 8 xe tăng và xe bọc thép, diệt hơn 70 tên địch.


Trận ngày 9 tháng 8 năm 1969, đánh một vị trí địch ở bắc Tân Lâm, Bùi Xuân Chúc bám sát địch liền 3 ngày đêm, điều tra tỉ mỉ, nắm chắc tình hình địch và địa hình. Khi chỉ huy đơn vị tiến công, đồng chí đi sát mũi chủ yếu, bình tĩnh và gan dạ đứng ở những vị trí nguy hiểm, động viên và chỉ huy đơn vị phát triển, chỉ từng mục tiêu cho đơn vị đánh. Khi đánh sâu vào trận địa địch, tuy bị thương vào tay, Bùi Xuân Chúc vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu đến khi đại đội hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt hơn 100 tên Mỹ.


Bùi Xuân Chúc là một cán bộ có tác phong gương mẫu triệt để chấp hành mọi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên giao cho, giản dị, khiêm tốn, đi sát anh em, quan tâm xây dựng đơn vị lớn mạnh, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Bùi Xuân Chúc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2022, 08:31:44 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NGỮ
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Ngữ, sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Ái Quốc, huyện Phủ Tiên, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 7 năm 1967. Khi hy sinh, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó bộ binh thuộc đại đội 7, tiểu đoàn 5, trung đoàn 52, sư đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được vào miền Nam trực tiếp giết giặc Mỹ, Nguyễn Văn Ngữ rất phấn khởi. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Khồng có gì quý hơn độc lập, tự do", đồng chí xác định hoàn thành tốt bất cứ nhiệm vụ gì cấp trên giao cho, không quản khó khăn, gian khổ, thậm chí cả hy sinh tính mạng.


Tham gia chiến dịch Khe Sanh - Đường số 9, thời kỳ đầu làm nhiệm vụ vận tải, Nguyễn Văn Ngữ luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm vượt qua bom đạn ác liệt chuyển đạn dược, lương thực đến trận địa. Bản thân gương mẫu mang vác vượt chỉ tiêu trên giao, đồng chí còn động viên trung đội vận chuyển đạt năng suất cao nhất đại đội.


Khi được chuyển sang đơn vị chiến đấu, Nguyễn Văn Ngữ đã nêu cao quyết tâm, dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công địch, dù bị thương vẫn kiên cường đứng ở vị trí chỉ huy chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.


Ngày 30 tháng 3 năm 1968, địch huy động 2 tiểu đoàn Mỹ, ngụy và 80 xe tăng, xe bọc thép, có máy bay, pháo binh yểm hộ, chia làm nhiều mũi tiến đánh vào trận địa đơn vị của Nguyễn Văn Ngữ đóng ở Lâm Xuân. Dù lực lượng địch đông gấp bội, đồng chí vẫn bình tĩnh đi sát từng chiến sĩ, động viên mọi người củng cố công sự, chuẩn bị tốt vũ khí, kiên quyết chiến đấu. Trung đội đồng chí đánh địch rất mãnh liệt, đánh bật nhiều đợt tiến công của chúng. Sau nhiều lần củng cố và phát hiện lực lượng ta ít, địch điên cuồng bắn phá rồi tổ chức đánh tiếp. Bị thương gáy cánh tay trái, Nguyễn Văn Ngữ vẫn dũng cảm kẹp tiểu liên vào sườn bắn địch. Đồng chí đến từng chiến sĩ chỉ huy anh em cơ động linh hoạt, chỉ từng mục tiêu cho đồng đội diệt địch. Bị thương lần thứ 2, cả hai mắt không nhìn được nữa, Nguyễn Văn Ngữ vẫn kiên cường bám trận địa và nhờ đồng đội chỉ hướng có địch để ném lựu đạn diệt hỏa điểm của chúng. Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ toàn trung đội đánh rất mạnh, đánh lui 8 đợt tiến công trong ngày của địch, diệt hơn 100 tên Mỹ, ngụy, phá hủy 8 xe tăng và xe bọc thép, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giữ vững trận địa. Riêng Nguyễn Văn Ngữ diệt hơn 30 tên địch và đã hy sinh oanh liệt tại trận địa.


Nguyễn Văn Ngữ là một cán bộ nêu cao tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị cấp trên giao cho, thường xuyên động viên và tổ chức đơn vị luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, đoàn kết, khiêm tốn, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, được anh em rất yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Ngữ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #84 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2022, 08:32:17 am »

ANH HÙNG VI ĐỨC CƯỜNG


Vi Đức Cường, sinh năm 1946, dân tộc Dao, quê ở xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ đặc công đoản 866, Quân khu Tâv Bắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Vi Đức Cường tham gia lực lượng quân tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Láo. Đồng chí chấp hành nghiêm túc nhiệm vụ quốc tế của Đảng, chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều lần được lệnh đột nhập vị trí địch, điều tra nắm tình hình, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần bảo đảm thấng lợi của trận đánh.


Quá trình chiến đấu, Vi Đức Cưừng đá tham gia dự 15 trận, 4 lần bị thương, sau mỗi lần chữa khỏi, đồng chí đều thiết tha xin trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu.


Được lệnh đi điều tra nghiên cứu tình hình vị trí Mường Trà, Vi Đức Cường mưu trí, gan dạ bám sát mục tiêu, theo dõi công phu việc, tổ chức canh gác của địch. Mặc dù vị trí địch bố trí một hệ thống đèn điện chiếu sáng xung quanh, nhưng với tinh thần dũng cảm và nghệ thuật ngụy trang cao, đồng chí khéo léo lợi dụng lúc địch đổi gác, vào hẳn bên trong căn cứ của chúng quan sát. Nhờ đó Vi Đức Cường đã nắm chắc được tình hình địch, giúp cho cấp trên hạ quyết tâm chính xác, lập kế hoạch tác chiến đúng, góp phần giành thắng lợi cho trận đánh tiêu diệt vị trí Mường Trà, tháng 4 năm 1968.


Lần chuẩn bị cho trận đánh một sân bay sâu trong lòng địch, Vi Đức Cường không tiến hành điều tra theo lối cũ, mà cải trang giả làm địch, dũng cảm và mưu trí đi qua nhiều trạm kiểm soát của chúng, bình tĩnh vào tận bên trong sân bay quan sát mục tiêu và cách bố phòng canh gác của địch. Kết quả cuộc điều tra giúp cho việc lập phương án tác chiến tỉ mỉ, cụ thể, rút ngắn được thời gian chuẩn bị. Ngày 28 tháng 6 năm 1968, khi đơn vị đánh vào sân bay, Vi Đức Cường dẫn mũi tiến công chủ yếu nhanh chóng đánh sập khu trung tâm thông tin, làm tê liệt sức đề kháng của địch ngay từ đầu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của trận đánh. Riêng đồng chí thực hiện đúng phương án tác chiến, dùng thuốc nổ đánh sập 1 hầm, diệt 3 tên địch.


Trận diệt sở chỉ huy GM.101 tháng 10 năm 1968, Vi Đức Cường dẫn đơn vị bí mật vượt qua tuyến phòng thủ bên ngoài của địch rồi bất ngờ đánh thốc vào bên trong vị trí nhanh chóng diệt cơ quan đẩu não của chúng. Trong trận này, bản thân đồng chí theo sự phân công trước, dùng bộc phá đánh sập 1 nhà, diệt 6 tên địch.


Vi Đức Cường là một chiến sĩ nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, triệt để chấp hành mệnh lệnh, luôn luôn gương mẫu trong mọi việc. Có tác phong khiêm tốn, giản dị, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, đồng chí được anh em yêu mến và hết lòng bồi dưỡng trưởng thành nhanh chóng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Vi Đức Cường được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2022, 08:32:54 am »

ANH HÙNG LƯƠNG SƠN TUYẾT
(LIỆT SĨ)


Lương Sơn Tuyết, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở Kỳ Lâm, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi hy sinh là thượng sĩ, tiểu đội trưởng bộ binh đại đội 5, tiểu đoàn 5, trung đoàn 174, sư đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967, Lương Sơn Tuyết tham gia lực lượng quân tình nguyện chiến đấu ở chiến trường Lào, thấm nhuần sự giáo dục của Đảng về nghĩa vụ quốc tế vô sản cao cả, coi cách mạng nước bạn như chinh cách mạng của nước mình, đồng chí chiến đấu dũng cảm, kiên quyết tiến công địch, sẵn sàng hy sinh tính mạng để tiêu diệt kẻ thù chung của hai dân tộc Việt - Lào. Đồng chí đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, diệt 28 tên địch.


Tháng 11 năm 1967, trong một chuyến đi công tác cùng với một chiến sĩ, giữa đường 2 người bất ngờ gặp địch. Tuy địch đông gấp nhiều lần, hai anh em vẫn bình tĩnh nhanh chóng chiếm địa hình có lợi, yểm hộ lẫn nhau, bắn chính xác, đánh lui nhiều đợt xung phong của địch. Trận chiến đấu đang diễn ra ác liệt thì đồng đội hy sinh. Phát hiện bên ta giảm tiếng súng và chỉ còn có một người, địch tập trung hỏa lực và đánh ồ ạt định bắt sống Lương Sơn Tuyết. Với ý chí tiến công rất cao, đồng chí bình tĩnh để cho địch đến thật gần mới nổ súng, ném lựu đạn làm cho địch hốt hoảng phải bỏ chạy. Trong trận này, Lương Sơn Tuyết diệt 7 tên địch và bảo vệ được tử sĩ.


Trong thời gian hơn 1 tháng, từ đầu tháng 8 sang tháng 9 năm 1969, Lương Sơn Tuyết chỉ huy tiểu đội chốt ở điểm cao Phu Keng (cao gần 1.500 mét). Quân địch thường tổ chức nhiều đợt tiến công, khi thì dùng máy bay, pháo binh bắn phá, khi thì dùng lực lượng bộ binh đánh lên chết hòng diệt tiểu đội Lương Sơn Tuyết và chiếm lại điểm cao. Đồng chí không hề nao núng trước sự tiến công điên cuồng của địch, bình tĩnh chỉ huy đơn vị vừa liên tục chiến đấu vừa củng cố lực lượng, giữ vững trận địa. Có ngày địch huy động 1 tiểu đoàn bộ binh có máy bay và pháo binh yểm hộ đánh vào trận địa từ sáng đến chiều tối. Lương Sơn Tuyết dũng cảm xông xáo vượt qua ác liệt đến với từng chiến sĩ động viên từng người, chỉ mục tiêu cho súng máy, B.40 diệt địch. Thấy địch bị ta đánh bật trở ra, đội hình rối loạn, đồng chí linh hoạt chỉ huy tiểu đội chủ động tiến công, tập trung hỏa lực bắn chéo vào những chỗ địch bị dồn lại, tiêu diệt nhiều tên. Kết quả trong ngày, tiểu đội đồng chí đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch, diệt hơn 60 tên, riêng Lương Sơn Tuyết diệt 19 tên địch. Tính chung trong đợt chốt giữ ở Phu Keng trong hơn một tháng, tiểu đội đồng chí diệt hơn 140 tên địch, riêng đồng chí diệt 20 tên, đơn vị giữ vững trận địa đúng với yêu cầu của kế hoạch tác chiến toàn mặt trận.


Trong đợt chiến đấu ở Cánh Đồng Chum tháng 2 năm 1970, Lương Sơn Tuyết anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.


Lương Sơn Tuyết có tinh thần kỷ luật cao, vượt mọi khó khăn, triệt để chấp hành mệnh lệnh, chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh, đoàn kết, khiêm tốn, sẵn sàng quên mình vì đồng đội, được anh em yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Lương Sơn Tuyết được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2022, 08:33:24 am »

ANH HÙNG ĐINH VĂN RÌ


Đinh Văn Rì, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng pháo cao xạ 37 mi-li-mét, đại đội 13, tiểu đoàn 105, trung đoàn 280, sư đoàn 367 Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đinh Văn Rì tham gia hơn 400 trận chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công, chiến đấu dũng cảm, nhiều lần bị thương vẫn không rời vị trí chiến đấu, hiệp đồng chặt chẽ trong khẩu đội, đánh địch mãnh liệt, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Tháng 7 năm 1966, trong trận chiến đấu ở Vĩnh Lợi (thành phố Hải Phòng), mặc dầu bị thương, Đinh Văn Rì vẫn tiếp tục chiến đấu, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 1 máy bay Mỹ, bảo vệ được mục tiêu.


Trận chiến đấu ở Kỳ Lâm (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tháng 11 năm 1966, địch cho nhiều tốp máy bay đánh vào mục tiêu và trận địa pháo cao xạ. Chúng ném bom, bắn rốc-két rất dữ dội hòng diệt hỏa lực phòng không của ta. Đồng chí dũng cảm, bình tĩnh bám sát các tốp máy bay địch, giữa khói lửa mủ mịt, lấy đường bay chính xác, bảo đảm cho khẩu đội phát huy hỏa lực. Một loạt rốc-két nổ gần công sự làm Đinh Văn Rì bị thương vào vai, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục đứng vững ở vị trí, hiệp đồng chặt chẽ cùng khẩu đội bắn mãnh liệt làm cho máy bay địch phải giạt ra xa. Đang đánh trả các đợt tiến công mới của địch, khẩu pháo của đồng chí bị hỏng. Đinh Văn Rì nhanh chóng tìm ra chỗ hỏng, sửa chữa kịp thời để bảo đảm cho khẩu đội tiếp tục chiến đấu bắn rơi 1 máy bay địch.


Trận chiến đấu ở Khe Tang ngày 15 tháng 10 năm 1967, mặc cho máy bay địch tập trung đánh vào trận địa, Đinh Văn Rì vẫn bình tĩnh cùng đơn vị chiến đấu. Khi phát hiện một quả bom rơi gần nơi đặt pháo, đồng chí lập tức lấy thân mình che cho bộ phận nạp đạn của pháo. Bom nổ trùm đất đá lên công sự, nhưng pháo được bảo vệ an toàn và khẩu đội tiếp tục đánh trả địch quyết liệt. Hành động dũng cảm quên mình để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Đinh Văn Rì được anh em các khẩu đội ca ngợi, học tập. Có lần sau một trận chiến đấu, pháo bị gãy móc đóng mà đơn vị lại không có phụ tùng thay thế tại chỗ. Nếu đưa pháo hỏng về tuyến sau sửa chữa, trước mắt sẽ giảm sức chiến đấu của đơn vị, đồng chí xung phong dẫn 1 tổ đến Cà Sòng là nơi trọng điểm đánh phá của địch để tháo gỡ một số bộ phận ở pháo hỏng đem về thay thế, bảo đảm cho đơn vị vẫn giữ được mật độ hỏa lực tập trung, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.


Đinh Văn Rì có ý thực tổ chức kỷ luật, triệt để chấp hành mệnh lệnh, xung phong nhận việc khó, có tác phong giản dị, khiêm tốn, được đồng đội yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 5 giấy khen, 3 bằng khen, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970. Đinh Văn Rì được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2022, 08:33:58 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THÂN


Nguyễn Văn Thân, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 8 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ trung đội trưởng công binh, đại đội 2, tiểu đoàn 25, binh trạm 31, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Rời ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa, năm 18 tuổi, Nguyễn Văn Thân nhập ngũ với ý nghĩ được đem tuổi thanh xuân cống hiến phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, góp phần vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân, đưa công cuộc giải phóng dân tộc đến thắng lợi.


Vào bộ đội công binh làm nhiệm vụ, bảo đảm giao thông trên tuyến đường Trường Sơn, Nguyễn Văn Thân luôn luôn có ý chí chiến đấu cao, dũng cảm kiên cường vượt qua mọi thử thách ác liệt, hoàn thành nhiệm vụ ở các trọng điểm đánh phá của máy bay địch, thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên mặt trận bảo đảm giao thông phục vụ chiến trường.


Tháng 11 năm 1967, Nguyễn Văn Thân làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi bom rơi ở trọng điểm Xiêng Phan để đơn vị sửa đường, phá hủy bom chưa nổ, nhanh chóng giải phóng đường thông suốt, ở đây máy bay địch đánh phá rất ác liệt hòng phá đứt hẳn một quãng đường hiểm yếu, làm tắc nghẽn mọi sự đi lại qua đoạn này. Chúng dùng các thủ đoạn đánh phá xảo quyệt, với nhiều loại bom, mìn tinh vi, đã có ngày đêm chúng đánh tới 30, 40 lần. Nguyễn Văn Thân vẫn kiên cường bám vị trí quan sát, giữa bom đạn, khói lửa không quản ngại nguy hiểm đến tính mạng, đã hơn 500 lần theo dõi máy bay địch đánh phá. Quá trình làm nhiệm vụ, bị hơn 10 lần bom nổ gần, đất đá vùi kín người, có lần bị thương nhưng khi được đồng đội đào bới lên, đồng chí vẫn dũng cảm trở lại vị trí quan sát của mình.


Với ý nghĩ "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", Nguyễn Văn Thân còn xung phong nhận những việc khó khăn như có lần ngâm mình dưới nước rét buốt cùng đội công binh sửa chữa cầu kịp thời, bảo đảm cho xe qua lại trước lúc trời sáng, không để xe ùn tắc dễ bị máy bay địch đánh phá. Chấp hành nghị quyết của chi bộ coi "mặt đường là mặt trận", nhiều lần đồng chí dũng cảm quên mình xông vào nơi máy bay địch đang bắn phá, cùng anh em đưa thương binh ra chỗ an toàn, dập tắt lửa trên xe ô tô đang cháy, cứu được xe và hàng.


Sau khi địch đánh phá, Nguyễn Văn Thân thường dẫn đầu đơn vị ra phá bom nổ chậm và lấp hố bom, vui vẻ nhận phần việc khó khăn cho mình, nhường thuận lợi cho bạn. Đồng chí là một trong những người có công đầu của Đoàn 559 tìm ra cách phá loại mìn vướng nổ của địch, góp phần hạn chế thiệt hại của ta, nâng cao hiệu suất công tác sửa chữa cầu đường của binh trạm.


Nguyễn Văn Thân luôn luôn tận tụy với nhiệm vụ, gần bó với đơn vị, được tập thể bồi dưỡng nên trưởng thành nhanh chóng. Đồng chí có tác phong khiêm tốn, giản dị, đoàn kết chân thành, được đồng đội yêu mến, cấp trên tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Thân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2022, 08:34:33 am »

ANH HÙNG MA VĂN VIÊN


Ma Văn Viên, sinh năm 1941, dân tộc Tày, quê ở xã Tân Dương, huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 8 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng công binh, đại đội 12, tiểu đoàn 4, trung đoàn 259. Bộ Tư lệnh Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Khi nhập ngũ, Ma Văn Viên đã xác định cho mình nghĩa vụ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt bất cứ nhiệm vụ gì của quân đội giao cho để góp phần vào sự nghiệp thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước.


Bởi vậy khi được điều động về đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng công trình phục vụ chiến đấu, tuy công việc có nhiều vất vả, nặng nhọc, nguy hiểm, Ma Văn Viên luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy công tác, chịu khó đi sâu nghiên cứu, rút kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa động tác lao động. Do đó, đồng chí thường đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng, không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của bản thân mà còn góp phần với đơn vị luôn luôn đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên đề ra.


Làm nhiệm vụ khoan đá, đục đường hầm, Ma Văn Viên sử dụng máy khoan nặng, có sức rung mạnh thường làm tức ngực người cầm máy. Đồng chí vừa làm vừa nghiên cứu tư thế đứng và cách giữ máy cho hợp lý nhất, nên sử dụng thuần thục máy nặng, đạt năng suất 150 phần trăm kế hoạch, đảm bảo chất lượng tốt.


Khi đục đá để đánh bộc phá, Ma Văn Viên nghiên cứu tỉ mỉ chất đá, từng mạch, từng vỉa, tính toán đục lỗ đặt bộc phá sao cho tiết kiệm thuốc nổ mà sức phá được mạnh, nên đã làm tăng năng suất 300 phần trăm là năng suất cao nhất trong đại đội. Kinh nghiệm và năng suất của đồng chí góp phần xây dựng tiểu đội làm vượt mức quy định 27 phần trăm.


Đổ bê tông là công việc nặng nhọc, khẩn trương, phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, lại tiếp xúc với vôi vữa nồng nặc, nhiệt độ cao. Tuy vậy, có đợt Ma Văn Viên xung phong làm liên tục hàng tháng, không quản sức khỏe giảm sút. Có lần bị choáng ngất, nhưng khi tỉnh dậy đồng chí vẫn tự nguyện xin được tiếp tục làm nhiệm vụ.


Với tinh thần tổ chức kỷ luật cao, Ma Văn Viên nghiêm chỉnh chấp hành và thường xuyên nhắc nhở anh em tuân thủ nội quy an toàn khi sản xuất. Trong khi làm nhiệm vụ, đồng chí không hề quản ngại khó khăn, nguy hiểm, thường xung phong làm ở những nơi đất, đá dễ bị sụt lở. Có hai lần, Ma Văn Viên dũng cảm và nhanh trí xông vào cứu được đồng đội trong khi đất sụt lở.


Ma Văn Viên có tác phong giản dị, khiêm tốn, gương mẫu trong mọi công tác và sinh hoạt, được đồng đội yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Ma Văn Viên được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #89 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2022, 08:35:14 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THOÁT


Nguyễn Văn Thoát, sinh năm 1945, dân tộc Tày, quê ở xã Nông Thượng, huyện Bạch Thông, tinh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ tiểu đội trưởng công binh, đại đội 3, tiểu đoàn 33, binh trạm 32, Đoàn 559, đảng viên Đảng    Cộng sản Việt Nam.


Hiểu rõ nghĩa vụ vẻ vang chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Nguyễn Văn Thoát sẵn sàng đi bất cứ đâu, hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì cấp trên giao cho.


Từ năm 1966, làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên đường Trường Sơn, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm dũng cảm, tận tụy xông pha ở những nơi khó khăn, nguy hiểm để khắc phục hậu quả máy bay địch đánh phá, góp phần đảm bảo giao thông thông suốt.


Tuy công việc nặng nhọc vất vả, nhưng thấy rõ yêu cầu khẩn trương của mạch máu giao thông phục vụ tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Nguyễn Văn Thoát luôn luôn phấn đấu đạt ngày công cao, hàng năm thường làm việc gần 300 ngày, có nhiều ngày làm trên 10 tiếng đồng hồ, năng suất đào đất, phá đá, chặt cây, lát đường đều vượt mức quy định trên đề ra. Máy bay địch không những ném bom dữ dội để phá hoại đường mà còn ném nhiều bom nổ chậm để cản trở công việc sửa chữa đường. Do đó, Nguyễn Văn Thoát còn có nhiệm vụ theo dõi bom rơi, sau đó đi tìm đánh dấu những quả bom chưa nổ để cùng đơn vị phá hủy. Nhiều trường hợp tuy chưa xác định được loại bom và giờ hẹn nổ nhưng đồng chí vẫn quyết tâm nghiên cứu đặc điểm của loại bom, quy luật đánh phá của địch và tìm ra cách phá có kết quả, góp phần cùng tập thể đơn vị công binh rút ngắn thời gian sửa chữa đường. Có lần bị thương trong khi phá bom, Nguyễn Văn Thoát vẫn tiếp tục bình tĩnh làm nhiệm vụ. Đồng chí đã phá được 18 quả bom từ trường và nhiều loại bom mìn khác, rút được nhiều kinh nghiệm hay phổ biến cho đơn vị và lực lượng thanh niên xung phong trên mặt đường Trường Sơn.


Trong khi làm nhiệm vụ trên đường, Nguyễn Văn Thoát đã 13 lần dũng cảm xông vào khu vực máy bay địch đang bắn phá, cùng đồng đội cứu được 8 xe ô tô, trong đó có 1 xe chở thương binh, đưa người và hàng ra được nơi an toàn.


Ngoài ra, khi được giao nhiệm vụ bắn máy bay địch tại chỗ, đồng chí đã chỉ huy khẩu đội súng máy 12,7 mi-li-mét bắn rơi 1 máy bay trinh sát, bắn bị thương 8 chiếc khác, góp phần hạn chế hoạt động của máy bay địch trinh sát trên tuyến đường do đơn vị phụ trách.


Nguyễn Văn Thoát có tác phong giản dị, khiêm tốn, luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, được đồng đội yêu mến, giúp đỡ, cấp trên tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Thoát được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM