Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:03:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3  (Đọc 5497 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2022, 06:56:36 am »

ANH HÙNG KIM NGỌC QUẢN


Kim Ngọc Quản, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Cát, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ tiểu đội trưởng lái xe thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 52,   binh trạm 32, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến năm 1969, liên tục lái xe trên đường Trường Sơn, vượt qua các trọng điểm địch thường đánh phá ác liệt, Kim Ngọc Quản thường xuyên dẫn đầu về vượt cung đường, phá kỷ lục vận chuyến, đạt danh hiệu dũng sĩ vạn tấn/ki-lô-mét, lôi cuốn anh em trong đơn vị đạt chỉ tiêu tiên tiến ngày càng nhiều.


Tháng 12 năm 1967, Kim Ngọc Quản chở 4 tấn đạn súng cối, đang vượt trọng điểm thì bị máy bay địch đến oanh tạc. Đồng chí quyết tâm, không ngại hy sinh, lợi dụng pháo sáng địch, bình tĩnh lái xe vượt lên qua trọng điểm, đưa hàng tới đích an toàn.


Ngày 26 tháng 2 năm 1968, Kim Ngọc Quản lái một xe chở thuốc nổ vừa tới điểm cao C.M. thì máy bay địch đến đánh phá dữ dội. Thấy xe bạn đi trước bốc cháy, đồng chí vượt lên cứu thì xe mình cũng bị cháy. Đồng chí liền cùng lái phụ nhảy lên xe đầy chất nổ, dập lửa; tay và lưng bị bỏng rát, nhưng hai đồng chí cứu được xe và 4 tấn thuốc nổ an toàn, sau đó hai người bình tĩnh lái xe vượt qua khu vực địch đánh phá, đưa hàng tới đích.


Tháng 3 năm 1968, xe Kim Ngọc Quản chở hàng tới ki-lô-mét 72 thì bị hai chiếc máy bay OV.10 phát hiện, dùng cối bắn chặn, đồng chí mưu trí xử trí, nắm thời cơ, chạy từng đoạn, đưa xe vượt trọng điểm. Địch bám đánh liên tục 1 giờ, hết tốp 1 lại đến tốp 2, có lần bom hất đồng chí lái- phụ xuống đường, nhưng Kim Ngọc Quản và lái phụ giữ vững quyết tâm vượt; cuối cùng, các đồng chí đã thắng máy bay giặc Mỹ, đưa hàng tới đích an toàn.


Tháng 3 năm 1969, vận chuyển trên cung đường mới phải qua cửa khẩu, là nơi đích tập trung đánh phá mạnh hòng dứt điểm cát đứt đường vận chuyển của ta. Kim Ngọc Quản bình tĩnh xử lý, dũng cảm và chủ động, lái xe vượt qua trọng điểm ngay cả khi bị địch chặn đánh. Trong năm 1968, 1969, đồng chí vận chuyển được 23.000 tấn/ki-lô-mét an toàn, 20 lần đang vượt trọng điểm bị địch đánh phá, vẫn quyết tâm bảo vệ xe và đưa hàng an toàri tới đích.


Trên cung độ của binh trạm 41 dài 120 ki-lô-mét, địa hình phức tạp, qua 12 trọng điểm bắn phá, Kim Ngọc Quản sáng tạo kỷ lục: trên quy định chạy 3 đêm/chuyến, xe tiên tiến 2 đêm/chuyến, đồng chí phấn đấu chạy 1 đêm/chuyến cả đi lẫn về 240 ki-lô-mét, nêu kỷ lục về cung độ, lôi cuốn toàn đơn vị đạt cung độ tiên tiến.


Kim Ngọc Quản luôn luôn nêu cao tinh thần bảo vệ của công, thường xuyên chấp hành quy trình kỹ thuật về bảo dưỡng xe, hàng ngày kiểm tra, sửa chữa nên xe đi liên tục mà ít phải đưa vào xưởng sửa chữa. Đồng chí còn thu nhặt từng chiếc ốc, ê-cu, lá nhíp... để dự phòng, qua 5 năm thu; nộp được hàng trăm vỏ phuy xăng với 1.055 lít xăng.


Đồng chí khiêm tốn học hỏi bạn bè, chân thành giúp đỡ đồng chí, quý trọng bảo vệ thương binh chu đáo khi đi đường, nhường thực phẩm cho anh em, hết lòng bồi dưỡng lái phụ thành lái chính, giúp đỡ xe bạn gặp khó khăn dọc đường, được mọi người tin yêu, mến phục.


Kim Ngọc Quản đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, nhiều bằng khen và giấy khen, 4 năm liền là Chiến sĩ thi đua, 2 năm liền là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Kim Ngọc Quản được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2022, 06:57:14 am »

ANH HÙNG TRẦN HÀNH


Trần Hành, sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, bác sĩ quân y, đội trưởng đội điều trị 2, binh trạm 7, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, công tác ở đội điều trị 2, Trần Hành nêu cao tinh thần tận tụy phục vụ thương bệnh binh, không kể ngày đêm, lúc nào có thương bệnh binh là đồng chí triền khai công việc cứu chữa ngay hoặc có đơn vị nào yêu cầu đến cấp cứu thương binh là đi ngay. Nhiều lần giữa ban ngày, Trần Hành anh dũng và mưu trí vượt qua những trọng điểm địch hay bắn phá để cứu thương binh. Có nhiều đợt 2, 3 ngày liền, đồng chí đứng mổ mỗi ngày 15, 16 tiếng đồng hồ, nhưng vẫn quyết tâm, bình tĩnh, chính xác, bảo đảm an toàn trong tất cả các ca mổ. Trần Hành đã mổ hơn 200 trường hợp đạt kết quả tốt, trong đó có nhiều trường hợp rất hiểm nghèo: vỡ gan tràn máu trong bụng, chân tay bị giập nát, đứt động mạch, v.v... được cứu sống.


Một lần vì ở xa tuyến điều trị, thương binh đưa tới bị mất một mảng xương trán, lòi não, bị hôn mê đã 5 ngày, với sự giúp đỡ của tập thể, Trần Hành khẩn trương va tích cực cứu chữa, vừa xử trí vết thương, vừa vá da, vá màng não. Kết quả, sau 5 ngày thương binh đã tỉnh lại, vết thương tiến triển tốt, được chuyển về tuyến sau.


Có trường hợp, thương binh bị giập gan, tràn máu trong bụng, đã hôn mê nặng, Trần Hành cùng đồng đội tận tình cứu chữa tới khỏi. Nhiều trường hợp giập nát chân tay trầm trọng, bệnh nhân bị choáng ngất nặng, vết thương phải tháo khớp vai cũng được chữa khỏi.


Trong điều kiện trang bị của đội điều trị thiếu thốn, Trần Hành làm được một số dụng cụ đơn giản đóng đinh nội tủy xương đùi, làm được 6 kim gây tê trong xương, làm lò hấp khô có nhiệt độ 120 độ để hấp dụng cụ, giải quyết được một phần khó khăn, bảo đảm nâng cao hiệu suất cho việc điều trị thương bệnh binh.


Hai lần địch ném bom trúng đội điều trị, mặc cho máy bay địch đang bắn phá, đồng chí dũng cảm cùng anh chị em trong đội xông vào mang vác thương binh và chuyển dụng cụ, thuốc men ra chỗ an toàn.


Đối với anh chị em quân y trong đội, Trần Hành luôn luôn quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Đồng chí hướng dẫn cho đồng chí y sĩ làm được trung phẫu thuật, 4 đồng chí tự lực giải quyết được các vết thương bụng, sọ não; bồi dưỡng cho 15 y tá có trình độ tương đương quân y sĩ, đảm nhiệm được chức trách quân y tiểu đoàn.


Trong công tác, Trần Hành còn chú trọng tổng kết kinh nghiệm nghiệp vụ, nâng cao trình độ năng lực của bản thân và phổ biến chung cho anh chị em quân y trong binh trạm, trong đó có nhiều kinh nghiệm có giá trị được áp dụng rộng rãi, như gây tê trong xương, kỹ thuật chuyển dịch ngược dòng để cấp cứu thương binh choáng nặng.


Ngoài công tác chuyên môn, Trần Hành còn gương mẫu tham gia công việc lao động phục vụ bệnh nhân, có tác dụng động viên giáo dục mọi người thực hiện khẩu hiệu "Thầy thuốc như mẹ hiền".


Trần Hành đã góp nhiều công cùng với tập thể xây dựng đội điều trị 2 trở thành một trong những đội điều trị đạt thành tích của Đoàn 559.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 giấy khen, 3 bằng khen.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Trần Hành được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2022, 07:25:53 am »

ANH HÙNG ĐINH THỊ VÂN


Đinh Thị Vân, sinh năm 1916, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Thành, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 5 năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đinh Thị Vân tham gia công tác đoàn thể phụ nữ, qua các cương vị hội trưởng phụ nữ huyện và tỉnh, đồng chí là một cán bộ vận động quần chúng giàu nghị lực, gân bó mật thiết với phong trào, được nhân dân yêu mến, cấp trên tín nhiệm.


Từ giữa năm 1954, được giao nhiệm vụ hoạt động bí mật trong lòng địch, dù gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, Đinh Thị Vân luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, kiên trì dựa vào quần chúng, tìm mọi cách xây dựng và giữ vững cơ sở cách mạng. Qua đó, đồng chí thu thập tài liệu, tin tức về địch, góp nhiều thành tích trong việc cung cấp tình hình địch, giúp cho việc chỉ đạo của cấp trên được tốt.


Từ năm 1955 đến năm 1959 theo phân công của tổ chức, Đinh Thị Vân đến công tác ở địa bàn mới xa hơn, có rất nhiều khó khăn. Tuy vậy đồng chí đã vượt qua mọi thử thách, xây dựng được một số cơ sở bí mật trong thành phố, kể cả cơ sở trong hàng ngũ quân ngụy, phục vụ cho nhiệm vụ lâu dài. Đinh Thị Vân đã nắm được một số tình hình và tin tức về hoạt động quân sự của địch báo cáo kịp thời lên cấp trên.


Cuối năm 1959, bị địch bắt và dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt, khi dụ dỗ, lúc tra tấn rất dã man, Đinh Thị Vân vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, dũng cảm và khéo léo bảo vệ được tổ chức cơ sở quần chúngị tích cực đấu tranh trực diện với địch. Nắm vững chính nghĩa cách mạng, đồng chí hiên ngang vạch rõ tính chất phản động và bộ mặt dã man, tàn bạo của chúng, làm quân thù phải kính nể và khiếp sợ.


Sau khi đấu tranh thoát khỏi nhà tù của địch, mặc dù điều kiện hoạt động gặp nhiều khó khăn hơn do địch tăng cường bộ máy kìm kẹp, đánh phá cơ sở cách mạng, nhưng được tổ chức bảo vệ và chỉ đạo, được quần chúng che chở, Đinh Thị Vân vẫn luôn luôn bám sát cơ sở tiếp tục nắm tình hình địch, cung cấp lên cấp trên kịp thời, chính xác nhiều tin tức về địch có giá trị lớn.


Đinh Thị Vân là một cán bộ có phẩm chất cách mạng tốt đẹp, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cao cả độ lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Đồng chí hoạt động bí mật giữa hang ổ địch nhiều năm, nhưng luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng, sống trong sáng, cần kiệm, giản dị, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, được quần chúng tin yêu, mến phục, bảo vệ, được cấp trên tin cậy.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970 Đinh Thị Vân được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2022, 07:26:40 am »

ANH HÙNG VŨ NGỌC ĐỈNH


Vũ Ngọc Đỉnh, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, lái máy bay chiến đấu, trung đoàn 921, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nhận rõ trách nhiệm và vinh dự góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xâm lược, Vũ Ngọc Đỉnh đã nỗ lực học tập, nắm vững kỹ thuật, chiến thuật loại máy bay phản lực Mích 21. Đồng chí còn ra sức học tập kinh nghiệm của các đồng chí đi trước, đi sâu nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của máy bay địch, trong chiến đấu thì tích cực tiến công, dũng cảm, mưu trí, đạt hiệu suất cao.


Từ tháng 12 năm 1966 đến tháng 2 năm 1970, Vũ Ngọc Đỉnh tham gia chiến đấu 8 trận, bán 12 quả đạn, hạ 6 máy bay Mỹ (5 máy bay phản lực và 1 máy bay lên thẳng), ngoài ra còn chỉ huy biên đội bắn rơi 5 chiếc khác.


Trận ngày 30 tháng 4 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Phú Thọ, Vũ Ngọc Đỉnh mưu trí, chủ động công kích trước bắn rơi 1 máy bay và sau đó yểm hộ cho đồng đội bắn rơi 1 chiếc khác, diệt gọn tốp máy bay địch.


Ngày 19 tháng 11 năm 1967, địch tổ chức đánh lớn vào khu vực Thanh Hóa - Hàm Rồng với nhiều đợt, nhiều thu đoạn xảo quyệt. Dù lực lượng địch đông gấp nhiều lần, Vũ Ngọc Đỉnh vẫn bình tĩnh chọn mục tiêu có lợi, chỉ huy biên đội đánh tan đội hình máy bay F.4 và bắn rơi chiếc máy bay RB.66 đang gây nhiễu, tạo thuận lợi cho tên lửa và pháo cao xạ của ta ở mặt đất bắn rơi 12 máy bay địch.


Trận ngày 12 tháng 12 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Phú Thọ, Vũ Ngọc Đỉnh dẫn đầu biên đội dũng cảm, mưu trí, xông vào đội hình 47 máy bay địch, bắn 2 quả tên lửa, hạ 2 chiếc F.105, góp phần bẻ gãy mũi tiến công của địch định đánh phá sân bay Nội Bài.


Trận ngày 28 tháng 1 năm 1970, trên vùng trời tỉnh Hà Tĩnh, máy bay địch từ các tàu hải quân bay vào ồ ạt đánh phá một số mục tiêu, trận địa cao xạ và cứu giặc lái nhảy dù. Tuy lực lượng địch đông gấp bội, bay ở nhiều độ cao, nhiều hướng có lợi, liên tiếp phóng tên lửa về phía biên đội của ta, Vũ Ngọc Đỉnh bình tĩnh, vừa cơ động tránh hỏa lực địch, vừa nhanh chóng chọn mục tiêu lao vào công kích, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng định đến cứu giặc lái và sau đó yểm hộ cho đồng đội bắn rơi 1 máy bay F.4.


Vũ Ngọc Đỉnh là một cán bộ khiêm tốn, không ngừng học tập nâng cao trình độ chiến đấu, đoàn kết, tận tình giúp đỡ đồng đội, được anh em trong đơn vị tin yêu, cùng hiệp đồng lập công tập thể.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba và 3 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Vũ Ngọc Đỉnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2022, 07:27:12 am »

ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC ĐỘ


Nguyễn Ngọc Độ, sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 6 năm 1953. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, lái máy bay chiến đấu Mích 21, trung đoàn 921, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được vinh dự lái máy bay chiến đấu, Nguyễn Ngọc Độ nung nấu lòng căm thù đế quốc Mỹ, quyết tâm bắn rơi thật nhiều máy bay địch trả thù cho đồng bào hai miền Nam Bắc bị giặc tàn sát, thiết thực bảo vệ thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Chiến đấu dũng cảm, mưu trí, luôn luôn giành thế chủ động, đạt hiệu suất chiến đấu cao, từ năm 1965 đến tháng 2 năm 1968, Nguyễn Ngọc Độ tham gia chiến đấu 6 trận, bắn 8 quả đạn hạ 6 máy bay Mỹ (gồm 2 F.105, 3 F.4 và 1 RF.101). Ngoài ra, đồng chí còn chỉ huy biên đội bắn rơi 3 chiếc khác.


Trận ngày 18 tháng 9 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Sơn La, Nguyễn Ngọc Độ cùng biên đội rất mưu trí và hiệp đồng chặt chẽ, dũng cảm tiến công, diệt gọn cả tốp 2 máy bay trinh sát RF.101 của địch (mỗi người bắn rơi 1 chiếc).


Trận ngày 27 tháng 9 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Vĩnh Phú, được đồng đội yểm hộ Nguyễn Ngọc Độ dũng cảm lao thẳng vào đội hình 4 máy bay F.4 của địch, nhanh chóng xác định mục tiêu có lợi, bắn rơi 1 chiếc.


Trận ngày 5 tháng 2 năm 1968, khi biên đội bay tới vùng trời tỉnh Thanh Hóa, phát hiện địch từ xa có lực lượng đông gấp bội, đồng chí vẫn nhanh chóng vào sát, tổ chức yểm hộ nhau chặt chẽ, chọn thế bất ngờ có lợi chủ động tiến công địch, bắn 1 quả tên lửa hạ 1 chiếc máy bay F.4.


Nguyễn Ngọc Độ luôn luôn gương mẫu trong mọi công tác xây dựng đơn vị, hăng say học tập nghiên cứu, cùng đồng đội rút kinh nghiệm, tìm tòi phương án tác chiến hay nhất để diệt địch, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh kỷ luật, đoàn kết, khiêm tốn, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Ngọc Độ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2022, 07:27:59 am »

ANH HÙNG PHAN NHƯ CẨN
(LIỆT SĨ)


Phan Như Cẩn, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 1 năm 1951. Khi hy sinh, đồng chí là đại úy, lái máy bay An-2, trung đoàn 919, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1960, Phan Như Cẩn làm nhiệm vụ lái máy bay An-2 vận chuyển hàng tiếp tế cho chiến trường nước bạn Lào và quân tình nguyện của ta làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn, đồng chí đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các chuyến bay. Từ tháng 3 năm 1966 đến tháng 1 năm 1968, Phan Như Cẩn nhận nhiệm vụ sử dụng loại máy bay tốc độ chậm tham gia chiến đấu.


Tuy chưa có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, nhưng do dày công luyện tập kỹ thuật, chiến thuật, suy nghĩ tìm tòi cách đánh tốt nhất trong mọi tình huống phức tạp, đồng chí đã lập nhiều chiến công xuất sắc. Phan Như Cẩn đã nêu cao tinh thần tích cực tiến công, chiến đấu dũng cảm, táo bạo, đánh chìm 2 tàu biệt kích của địch, bắn cháy 1 chiếc khác và chỉ huy biên đội phá hủy một căn cứ quân sự Mỹ trên chiến trường Lào.


Trận đêm 8 tháng 3 năm 1966, Phan Như Cẩn cùng với đồng đội nỗ lực khắc phục khó khăn về điều kiện khí tượng, bay thấp tập kích tàu địch xâm phạm vùng biển của ta ở tỉnh Thanh Hóa, bắn một loạt rốc-két rất chính xác làm chìm tại chỗ 1 tàu địch.


Trận đêm 14 tháng 6 năm 1966, khi đến gần mục tiêu, mặc dù bị hỏa lực địch ở tàu bắn lên dữ dội, Phan Như Cẩn vẫn bình tĩnh chọn hướng công kích có lợi, từ trên cao lao xuống bắn chìm tại chỗ 1 tàu địch.


Trận ngày 12 tháng 1 năm 1968, đồng chí chỉ huy biên đội gồm 4 chiếc máy bay An-2, vượt qua địa hình rừng núi phức tạp, đảm bảo bí mật, bất ngờ, đánh nát căn cứ ra-đa của địch, diệt gần 200 lính Mỹ và chư hầu, làm cháy 2 máy bay lên thẳng, phá hủy hoàn toàn căn cứ thông tin chỉ huy quân sự quan trọng này của địch. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường về, do máy bay bị tai nạn. Phan Như Cẩn đã anh dũng hy sinh.


Khi còn sống, Phan Như Cẩn luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, chịu khó học tập nghiên cứu rèn luyện bản lĩnh chiến đấu, tìm mọi cách khắc phục khó khăn, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đoàn kết, khiêm tốn, được đồng đội yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970 Phan Như Cẩn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 07:29:26 am »

ANH HÙNG PHAN THU


Phan Thu, sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 5 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, kỹ sư vô tuyến điện thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, do yêu cầu phát triển của nhiệm vụ xây dựng quân đội ta tiến lên chính quy, hiện đại, và do có tinh thần học tập cầu tiến bộ để góp phần xây dựng quân đội, Phan Thu say mê, kiên trì học tập, khắc phục khó khăn, theo học lớp hàm thụ đại học, trường đại học Bách Khoa. Với tinh thần lao động học tập hết sức nghiêm túc, đồng chí thu được kết quả tốt đẹp, được nhà trường công nhận tốt nghiệp loại xuất sắc.


Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, Phan Thu được cấp trên giao cho nhiệm vụ nghiên cứu kỹ thuật ra-đa của pháo và tên lửa phòng không, phục vụ chiến đấu. Đồng chí đã nêu cao quyết tâm, dũng cảm đi sát các trận địa phòng không ở những nơi địch bắn phá ác liệt, nghiên cứu các quy luật hoạt động, các thủ đoạn bay và đánh phá của địch, nghiên cứu kỹ thuật, chiến thuật của ta. Từ đó Phan Thu tổng kết kinh nghiệm, đề xuất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học phục vụ chiến đấu của lực lượng phòng không đạt hiệu quả cao.


Phan Thu đã đề xuất nhiều sáng kiến góp phần cải tiến kỹ thuật làm cho ra-đa của ta nâng cao công suất công tác, phát hiện máy bay địch kịp thời, chính xác ở nhiều độ cao khác nhau, ở các điều kiện khi tượng phức tạp, khắc phục những tình huống địch gây nhiễu nặng.


Được các cán bộ và chiến sĩ ở các đơn vị hết lòng giúp đỡ, đồng chí đã nghiên cứu tại trận địa trong những lúc máy bay địch đang đánh phá, tìm ra phương pháp đối phó có hiệu quả chống tên lửa Sơ-rai của địch phóng từ máy bay xuống, giúp các đơn vị phòng không vận dụng, bảo vệ được lực lượng ta, đánh địch có kết quả tốt.


Phan Thu có tác phong giản dị, khiêm tốn, đi sát cơ sở sát thực tế, gần gũi đơn vị, làm việc tích cực, nghiêm túc, được đồng đội yêu mến, cấp trên tin cậy.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 9 bằng khen và giấy khen, 4 lần được bầu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Phan Thu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 07:30:04 am »

ANH HÙNG LÊ HẢI


Lê Hải, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 7 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy lái máy bay Mích 17, trung đoàn 923, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được cấp trên lựa chọn đi học lái máy bay chiến đấu, Lê Hải càng quyết tâm xây dựng cho mình bản lĩnh chiến đấu cao, nắm vững kỹ thuật của binh chủng hiện đại, để góp phần vào sự nghiệp chung đánh thẳng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đồng chí đã miệt mài học tập kỹ thuật, chiến thuật, nhanh chóng nâng cao trình độ và bản lĩnh của người chiến sĩ không quân nhân dân.


Trên mặt trận chiến đấu chống lực lượng không quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, Lê Hải luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, đã tham gia chiến đấu 5 trận, bắn rơi 5 máy bay Mỹ (1 F.105, 3 F.4, 1 F.8 ) và chỉ huy biên đội bắn rơi nhiều chiếc khác.


Ngày 24 tháng 4 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Hòa Bình, Lê Hải chỉ huy biên đội 4 chiếc Mích 17 tiến công vào đội hình địch gồm 16 máy bay F.105. Mặc dầu đông hơn gấp bội, bọn địch vẫn phải bỏ chạy trước sức tiến công của biên đội không quân nhân dân. Trong lúc rút chạy, một chiếc máy bay địch gian xảo dùng kỹ thuật hạ độ cao lách theo khe núi định chuồn. Nhưng không thoát, đồng chí đã phát hiện và đón đầu bắn một loạt đạn. Chiếc F.105 địch trúng đạn, bốc cháy và rơi tại chỗ.


Ngày 19 tháng 11 năm 1967, địch dùng 26 máy bay đánh vào Hải Phòng. Khi thấy máy bay ta xuất hiện, địch chuyển đội hình bay vòng tròn, yểm hộ nhau khả chặt chẽ, phóng tên lửa về phía máy bay ta và có âm mưu kéo máy bay ta ra xa khu vực mục tiêu đánh phá của chúng. Với cương vị chỉ huy biên đội, Lê Hải dũng cảm, mưu trí, giành thế chủ động, dùng ưu thế đánh gần của máy bay Mích 17, nhanh chóng vào sát tiến công, chỉ sau 3 phút chiến đấu, biên đội đồng chí bắn rơi 3 chiếc máy bay địch, bảo vệ mục tiêu được an toàn, riêng đồng chí bắn rơi 1 chiếc máy bay F.4.


Ngày 14 tháng 6 năm 1968, trong trận đánh trên vùng trời tỉnh Nghệ An, Lê Hải phát hiện 4 máy bay F.4 của địch bay về phía 2 chiếc Mích của biên đội và đang giành thế có lợi chuẩn bị phóng tên lửa. Đồng chí nhanh chóng vào gần chúng, nổ súng mãnh liệt bắn tan xác một máy bay địch. Do cự ly gần, một mảnh máy bay địch văng vào làm cho máy bay của Lê Hải bị thương. Đồng chí vẫn bình tĩnh yểm hộ cho đồng đội hạ một chiếc khác rồi cùng biên đội trở về căn cứ an toàn.


Ngày 29 tháng 7 năm 1968, trên vùng trời Nghệ An, sau khi biên đội bắn rơi 2 máy bay địch (riêng Lê Hải hạ 1 F Cool, máy bay của anh hết đạn và bị máy bay địch bám đuôi. Trong tình huống khẩn trương, Lê Hải dũng cảm cho máy bay cơ động bay thẳng vào máy bay địch, khiến chúng hốt hoảng bỏ chạy.


Lê Hải là một cán bộ có tác phong giản dị, khiêm tốn, có tinh thần học tập cao, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, được anh em trong đơn vị tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Lê Hải được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 07:30:59 am »

ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN ĐÀI


Nguyễn Xuân Đài, sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Ninh, hưyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, điều khiển tên lửa thuộc tiểu đoàn 61, trung đoàn 236, sư đoàn 361 Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trưởng thành trong chế độ mới, được Đảng và Bác Hồ giáo dục, Nguyễn Xuân Đài tha thiết yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội và rất căm ghét đế quốc Mỹ xâm lược đã tàn sát dã man đồng bào, giày xéo đất nước ta.


Đất nước bị xâm lăng, Tổ quốc chưa thống nhất, người thanh niên không thể ngồi yên, đồng chí xung phong nhập ngũ với nguyện vọng được góp phần vào sự nghiệp vẻ vang chống Mỹ, cứu nước. Được phân công về binh chủng kỹ thuật, đồng chí hiểu rằng muốn đánh thẳng được địch thì phải nắm vững kỹ thuật. Vì vậy Nguyễn Xuân Đài miệt mài học tập kỹ thuật tên lửa, chỉ trong thời gian huấn luyện ngắn đã đạt kết quả tốt.


Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, Nguyễn Xuân Đài luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực tiến công địch, khi làm nhiệm vụ trắc thủ thì bám chắc mục tiêu, cung cấp phần tử cho đơn vị được kịp thời, chính xác, khi làm nhiệm vụ điều khiển tên lửa thì bình tĩnh theo dõi nắm thủ đoạn hoạt động của địch, xử trí linh hoạt, chọn đúng thời cơ, đúng tốp, điều khiển đạn chính xác trong cả những tình huống phức tạp như địch rải nhiễu hoặc máy bay đánh vào trận địa. Từ năm 1965 đến 1968, Nguyễn Xuân Đài tham gia chiến đấu hơn 60 trận, đồng chí đã phục vụ đơn vị bắn rơi 16 máy bay Mỹ và trực tiếp điều khiển 28 quả đạn bắn rơi 12 chiếc khác, đặc biệt có hai lần đạt hiệu suất chiến đấu rất cao: bằng 1 qua đạn tên lửa bắn rơi 2 máy bay địch.


Trong trận ngày 7 tháng 3 năm 1966 ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) Nguyễn Xuân Đài cùng kíp trắc thủ cảnh giác cao, bắt mục tiêu từ xa hơn 100 ki-lô-mét. Khi 2 máy bay địch vào tầm bắn có hiệu quả, đồng chí tính toán khôn khéo và chính xác, điều khiển 1 quả đạn hạ 2 chiếc RF.101.


Trận ngày 18 tháng 3 năm 1966 ở Tân Kỳ (Nghệ An), tập trung theo dõi nhiều tốp mục tiêu xuất hiện trên màn ánh sáng cùng với nhiều đám nhiễu phức tạp, do luyện tập công phu, có bản lĩnh cao, Nguyễn Xuân Đài chọn đúng tốp, đúng thời cơ, điều khiển 1 quả đạn hạ 2 chiếc máy bay địch.


Ngày 14 tháng 11 năm 1966, một máy bay trinh sát RK.101 bay thấp qua vùng trời Hà Nội ở độ cao rất khó bắn đối với tên lửa của ta. Nhờ có kỹ thuật điêu luyện, đồng chí điều khiển 1 quả đạn hạ mục tiêu tại chỗ.


Trận ngày 26 tháng 10 năm 1967 ở Hà Nội, Nguyễn Xuân Đài cùng kíp trắc thủ phân tích mục tiêu, chọn đúng đối tượng, kịp thời điều khiển 1 quả đạn bắn rơi chiếc máy bay đang bổ nhào định đánh phá nhà máy điện của thành phố.


Nguyễn Xuân Đài luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, tích cực hướng dẫn dìu dắt anh em trong kíp trắc thủ nâng cao trình độ kỹ thuật; bản thân luôn luôn nêu cao tinh thần tự học và học tập anh em, được mọi người yêu mến, tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Xuân Đài được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2022, 07:31:29 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THỰC


Nguyễn Văn Thực, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 7 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, điều khiển tên lửa thuộc tiểu đoàn 63, trung đoàn 236, sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được cấp trên cho đi học kỹ thuật tên lửa phòng không, Nguyễn Văn Thực say mê nghiên cứu, đi sâu nắm vững kỹ thuật chuyên môn để tiêu diệt nhiều máy bay địch, góp phần đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.


Từ năm 1965 đến năm 1968, Nguyễn Văn Thực tham dự hơn 100 trận đánh máy bay địch, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công, đi sâu nghiên cứu các thủ đoạn đánh phá của địch, phán đoán nhanh chóng, xử trí khôn khéo, bình tĩnh, dũng cảm, bắn rơi máy bay địch trong nhiều tình huống phức tạp như: địch rải nhiều loại nhiễu khác nhau, mục tiêu bay ở độ cao thấp. Không ngừng rút kinh nghiệm, tìm tòi cách đánh có hiệu quả, đối phó thắng lợi mọi âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của địch, Nguyễn Văn Thực đã góp phần quan trọng điều khiển tên lửa bắn rơi 21 máy bay Mỹ các loại.


Trận ngày 23 tháng 7 năm 1966, Nguyễn Văn Thực bình tĩnh điều khiển 1 quả đạn bắn rơi 1 máy bay F.105 trong lúc nhiều máy bay địch khống chế trên cao đang định phóng tên lửa vào trận địa của đơn vị.


Trận ngày 12 tháng 8 năm 1967, mặc dù địch cho nhiều tốp máy bay vào đánh phá Hà Nội có sử dụng nhiều loại nhiễu khác nhau, Nguyễn Văn Thực vẫn tỉnh táo điều khiển tên lửa hạ 1 chiếc máy bay trinh sát RF.5C. Trận đánh rút được kinh nghiệm tốt về cách đối phó với các loại nhiễu mới của địch.


Trận ngày 10 tháng 1 năm 1968, địch thả nhiều loại nhiễu mới để cho hàng chục tốp máy bay từ nhiều hướng đánh vào Hà Nội, đồng chí vẫn bĩnh tĩnh phán đoán, xử trí chính xác, điều khiển 2 quả đạn hạ 1 máy bay F.4, nêu kinh nghiệm cho các đơn vị về cách đánh tập trung dứt điểm.


Nguyễn Văn Thực có tác phong giản dị, khiêm tốn, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, cùng anh em trao đổi học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ kỷ thuật, rèn luyện bản lĩnh chiến đấu, được đồng đội yêu mến, tin tưởng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Thực được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM