Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:42:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 3  (Đọc 5507 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2022, 07:28:09 am »

ANH HÙNG TRƯƠNG XUÂN HÒA


Trương Xuân Hòa, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Kỳ Lạc,  huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 3 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, trung đội phó đội thuyền vận tải thuộc đại đội 5, binh trạm 5, Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nhận rõ nhiệm vụ vận tải phục vụ tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược Trương Xuân Hòa luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, dũng cảm ngoan cường, mưu trí sáng tạo, không sợ gian khổ hy sinh, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm nhất và đều tìm cách hoàn thành xuất sắc.


Được giao nhiệm vụ lái thuyền, tuy còn bỡ ngỡ về sông nước, đoạn sông đơn vị vận chuyển có nhiều thác, ghềnh, có thác cao trên 10 mét, có chỗ sông uốn khúc chỉ lọt chiếc thuyền, nhưng với tinh thần hăng say học tập, tận tụy với công việc, vượt khó khăn nguy hiểm, chỉ trong một tuần lễ, đồng chí đã lái được thuyền và dũng cảm lao qua những nơi rất khó chưa có ai dám vượt. Nhân dân địa phương biết tin cử người đến xem, học tập và rất ca ngợi đồng chí.


Có thời kỳ phải ưu tiên vận chuyển hàng cho chiến trường, đơn vị gặp lúc đang thiếu gạo, có ngày mỗi người chỉ được từ 1 đến 3 lạng gạo, Trương Xuân Hòa động viên anh em kiên quyết không để chậm hàng, thiếu hàng cho tiền tuyến. Bản thân tuy đói mệt nhưng đồng chí gương mẫu nhận công việc nặng nhọc, vác liên tục 7 chuyến liền các hòm đạn mỗi hòm nặng 82 ki-iô-gam, vượt qua đoạn đường trơn dài 30 mét xuống thuyền.


Trong công tác, Trương Xuân Hòa luôn luôn có quyết tâm cao, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, phát huy sáng kiến. Để tăng năng suất, vận chuyển hàng được nhiều, nhanh, đồng chí đề xuất ý kiến với lãnh đạo rút từ 4 người một thuyền xuống 3 người, trước đi 1 ngày 2 chuyến, nay tăng lên 3 chuyến, tăng cung độ từ 66 ki-lô-mét/ngày lên 88 ki-lô-mét/ngày.


Có lần Trương Xuân Hòa được phân công vận chuyển hàng đi trên quãng sông dài 40 ki-lô-mét, qua 14 cái thác, luồng lạch chưa ró, lại nằm sát vùng địch. Thuyền chở gần 5 tấn hàng, đi nửa chừng không may bị mắc cạn, đồng chí nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất ý kiến đào một cái lạch cho thuyền đi qua. Suốt một ngày đêm, đồng chí cùng với anh em đào được đoạn lạch dài 100 mét, giải quyết cho thuyền vượt cạn.


Đi vận chuyển xăng, chỉ tiêu quy định mỗi thuyền chở 6 phuy, Trương Xuân Hòa có sáng kiến buộc thùng nọ với thùng kia theo kiểu kết bè nên mỗi thuyền chở được 30 phuy.


Đồng chí có ý thức bảo quản phương tiện và hàng hóa tốt, nên suốt 3 năm vận chuyển, cả phương tiện và mọi loại hàng hóa được giao vận chuyển đều an toàn.


Trương Xuân Hòa còn có ý thức tổ chức cao, chấp hành nghiêm kỷ luật, khiêm tốn, giản dị, đoàn kết thương yêu giúp đỡ đồng chí, đồng đội, được mọi người trong trung đội tin yêu.


Trương Xuân Hòa đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 9 bằng khen và giấy khen, 3 năm liền (1965-1967) là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Trương Xuân Hòa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2022, 07:28:55 am »

ANH HÙNG CAO TẤT ĐẮC


Cao Tất Đắc, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Đông, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đội phó đội 89 phá bom, quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sau khi nhập ngũ, được học tập bổ túc ngắn hạn để nắm được những yêu cầu cơ bản về chuyên môn kỹ thuật, Cao Tất Đắc lên đường nhận nhiệm vụ phá gỡ bom và thủy lôi của giặc Mỹ ở đảo Cồn Cỏ và nhiều  nơi khác trên đất Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Suốt 4 năm kháng chiến chống Mỹ (từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968), là một chiến sĩ công binh làm nhiệm vụ phá gỡ bom mìn, đồng chí thường xuyên lăn lộn ở những nơi nguy hiểm, những trọng điểm đánh phá của máy bay giặc Mỹ, luôn luôn kiên trì bền bỉ, bình tĩnh, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1965, Cao Tất Đắc làm nhiệm vụ phá gỡ bom ở khu vực sông Gianh và đảo Cồn Cỏ, không kể lúc nào máy bay địch đến bắn phá, đồng chí đều bình tĩnh đứng quan sát, theo dõi từng quả bom rơi. Khi máy bay địch vừa ngừng hoạt động, đồng chí nhanh chóng đến đánh dấu vị trí từng quả bom và nghiên cứu cách phá. Có nhiều lần, mặc dù chưa biết địch ném loại bom gì, nổ ngay hay nổ chậm, giờ nổ của bom cũng không nắm được, còn đang nghiên cứu cách tháo, phá thì xung quanh bom nổ, máy bay địch trở lại bắn phá, nhưng Cao Tất Đắc vẫn bình tĩnh gan dạ tìm tòi nghiên cứu và tháo, phá bằng được bom. Tổng kết thời gian này, đồng chí phá được 5 quả bom tạ, 80 quả bom bi, hàng trăm quả rốc-két, góp phần tích cực cùng tổ phá bom tìm ra cách phá bom, mìn nổ chậm, rút được kinh nghiệm phổ biến cho toàn đảo, bảo đảm an toàn khu vực được phân công. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày một nâng cao, Cao Tất Đắc càng nắm vững tính năng kỹ thuật bom đạn của giặc Mỹ.


Đặc biệt đợt phá bom tháng 12 năm 1967 ở sông Gianh, mặc dù tình hình có nhiều khó khăn: máy bay địch hoạt động oanh tạc liên tục, hai bên bến và lòng sông có hàng trăm quả bom đủ các loại nổ ngay, nổ chậm, từ trường, thủy lôi, v.v... giờ an toàn của từng loại bom không nắm được, thỉnh thoảng lại có quả bom nổ rung chuyển cả khu vực, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh dũng cảm, đi lại nhiều lần trong khu vực có bom để tìm cách phá. Nhờ có tinh thần Quyết thắng giặc Mỷ và trình độ kỹ thuật chuyên môn thành thạo, Cao Tất Đắc có nhiều sáng kiến triệt phá các loại bom của địch cỏ hiệu quả. Đồng chí đã nghĩ ra cách: cùng đồng đội căng dây qua sông, buộc nam châm vào dây, lợi dụng sức nước rà đi rà lại nhiều lần để tìm vị trí chính xác của bom dưới nước rồi dùng bộc phá phá nổ. Bằng sáng kiến này, Cao Tất Đắc cùng tổ công binh phá được 87 quả bom các loại, trong đó có 50 quả thủy lôi và bom từ trường, bảo đảm giao thông vận tải được thông suốt an toàn.


Tháng 12 năm 1968, máy bay địch đánh phá liên tục sân bay Vinh, thả nhiều loại bom khác nhau. Không kể lúc nào, hễ phát hiện có bom chưa nổ là đồng chí dẫn tổ đến ngay, tìm cách phá bằng được, bảo đảm cho máy bay của ta lên xuống an toàn.


Cao Tất Đắc đã góp nhiều công nghiên cứu và tìm ra cách tháo, phá nhiều loại bom mới của địch sử dụng trong thời gian đó như bom từ trường, bom bi nổ chậm, bom chấn động, thủy lôi, v.v... giúp cho đơn vị giải quyết được nhiều khó khăn, phục vụ giao thông vận tải thông suốt.


Trong công tác, Cao Tất Đắc không ngại hy sinh nguy hiểm, sẵn sàng đi trước, tới những nơi khó khăn, nhường thuận lợi cho bạn, đoàn kết giúp đỡ nhau tận tình. Đồng chí có tinh thần cần cù, tỉ mỉ, thận trọng, chăm học nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, được đơn vị tín nhiệm.


Cao Tất Đác được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 năm liền là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Cao Tất Đắc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2022, 07:29:33 am »

ANH HÙNG TẠ LƯU


Tạ Lưu, sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Tương Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 3 năm 1947. Khi được tuyên dương


Anh hùng, đồng chí là thượng úy, bác sĩ quân y, đội phó đội điều trị 14, binh trạm 12, Đoàn 500 Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trướng thành từ một y tá trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1965, sau khi tốt nghiệp bác sĩ quân y, Tạ Lưu được điều vào phục vụ ở đội điều trị 14. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần phục vụ thương bệnh binh, bất kể ngày đêm, hễ lúc nào có thương binh về là cứu chữa, có yêu cầu cấp cứu thương binh dưới đơn vị là xung phong đi ngay. Có lần, giữa ban ngày, máy bay địch đuổi theo xe bắn phá, Tạ Lưu vẫn động viên lái xe bình tĩnh đến nhanh chỗ có thương binh để cấp cứu kịp thời. Đồng chí thường xuyên xuống các trận địa pháo cao xạ, những trọng điểm địch hay bắn phá để cấp cứu thương binh.


Tính trung bình trong nhiều tháng, không ngày nào không có những ca cần mổ, có đợt 5, 6 ngày liền mỗi ngày đứng mổ hơn 10 tiếng đồng hồ, nhiều đêm không ngủ, Tạ Lưu vẫn tận tình cứu thương binh, quyết giành lại cuộc sống cho đồng đội. Tạ Lưu đã giải quyết nhiều ca mổ phức tạp, đạt kết quả tốt, trong đó có 20 trường hợp vết thương do bom đạn giặc Mỹ gây ra rất hiểm nghèo: bị thủng ruột ở nhiều chỗ đã quá 48 tiếng đồng hồ, phúc mạc đã bị viêm, gãy cột sống, vỡ gan, vỡ lá lách; bị thương vào sọ náo, óc lòi ra ngoài; phổi giập nát; đứt mạch máu phổi, v.v. đã được đồng chí cùng tập thể kíp mổ cứu sống.


Quá trình công tác, vừa rút kinh nghiệm thực tế, vừa nghiên cứu học tập để nâng cao thêm chuyên môn, Tạ Lưu có trình độ kỹ thuật mổ bụng, mổ phổi tốt, không để xảy ra tử vong. Với lòng căm thù giặc sâu sâc, lòng thương yêu đồng đội, luôn luôn suy nghĩ vì tính mạng của thương binh, trong điều kiện phương tiện trang bị thiếu thốn, đồng chí đã nghiên cứu vận dụng kỹ thuật gây mê nội khí quản, truyền tĩnh mạch tăng áp, truyền động mạch ngược chiều, truyền máu trực tiếp khi không có dung dịch chống đông, v.v. đạt nhiều kết quả tốt.


Chú trọng khai thác những kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân trong vùng đóng quân, Tạ Lưu đã học tập được kinh nghiệm gia truyền chữa rắn cắn, phổ biến chung cho toàn binh trạm và nhân dân ở khu vực đóng quân. Nhờ đó, nhiều người bị rắn độc cắn đều chữa khỏi. Đội điều trị của đồng chí còn sản xuất được thuốc nam bằng các dược liệu địa phương.


Đối với anh chị em trong đội, Tạ Lưu luôn luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, bản thân gương mẫu cùng anh em làm mọi công việc lao động nặng nhọc như khiêng cáng thương binh, đi lấy gạo, lấy củi, tăng gia sản xuất, có khi làm các công việc phục vụ của hộ lý, nên đã động viên thúc đẩy được mọi người cùng tự nguyện làm theo, hết lòng vì thương binh mà phục vụ.


Tạ Lưu đã góp nhiều thành tích xây dựng đội điều trị 14 trở thành đội tiên tiến của Đoàn 500. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 năm liền là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Tạ Lưu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2022, 07:30:16 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN VY


Nguyễn Văn Vy, sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở xóm Tô Hoàng, Bạch Mai, Hà Nội, nay là phường Ô Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Công tác ở ngành quân giới từ năm 19-17. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, quản đốc nhà máy X10 quân giới. Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Công tác ở ngành quân giới từ năm 1947, trưởng thành từ một công nhân lên phụ trách giám đốc một nhà máy, Nguyễn Văn Vy luôn luôn nêu cao tinh thần phục vụ tận tụy công tác, đi sâu nghiên cứu kỹ thuật, đồng chí đã có hàng trăm sắng kiến giá trị, đưa năng suất sản xuất vũ khí lên cao, chất lượng tốt, tiết kiệm được nguyên vật liệu, góp phần giải quyết nhiều khó khăn cho ngành quản giới, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của tiền tuyến.


Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Vy có công thiết kế và chế tạo được nhiều loại lựu đạn, mìn phá xe cơ giới, mìn nổ chậm... với chất nổ mạnh và nhạy, chống được ẩm, gỉ, phục vụ đắc lực cho chiến đấu.


Từ năm 1955 đến năm 1969, Nguyễn Văn Vy nghiên cứu cải tiến và thiết kế được hơn 50 loại máy móc, dụng cụ sản xuất, giảm nhẹ lao động thủ công cho toàn nhà máy, tiết kiệm được hàng chục tấn nguyên liệu, giảm tỷ lệ hư hỏng, hạn chế độc hại cho công nhân, đưa năng suất sản xuất vũ khí lên cao.


Trong việc sửa chữa pháo cao xạ 37, 57 và 100 mi-li-mét, Nguyễn Văn Vy làm được nhiều phụ tùng thav thế, có công nghiên cứu và cùng tập thể các kỹ sư luyện được đồng hợp kim đạt chất lượng tốt, để làm bộ phận máy ngắm cho pháo. Đồng chí có nhiều cải tiến trong công tác đưa việc sửa chữa pháo của xưởng tăng năng suất lên tới 900%.


Trong việc sản xuất mìn phá xe cơ giới, lựu đạn, đạn AT, lựu đạn phóng, Nguyễn Văn Vy làm được hơn 20 loại thiết kế dụng cụ và máy, đồng thời chú trọng cải tiến tổ chức dây chuyền sản xuất của máy và người, xây dựng một quá trình lao động hợp lý hơn, do đó nhà máy đã vượt nhiều chỉ tiêu sản xuất một số loại vũ khí, đáp ứng được yêu cầu lớn của tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi to lớn trong mùa Xuân 1968 của quân và dân miền Nam.


Nguyễn Văn Vy chịu khó, bền bỉ học tập, đi sâu vào khoa học kỹ thuật, suy nghĩ cải tiến phát huy sáng kiến. Đối với các kỹ sư, công nhân trong nhà máy, đồng chí luôn luôn đi sát, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, giúp đỡ khuyến khích anh em phát huy sáng kiến. Đồng chí còn luôn luôn quan tâm đến sinh hoạt tinh thần và đời sống vật chất của tập thể nhà máy.


Nguyễn Văn Vy đã được tặng thưởng 2 Huân chương Lao động hạng nhì, 1 Huân chương Lao động hạng ba, 34 bằng khen và giấy khen, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Nguyễn Văn Vy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2022, 06:54:08 am »

ANH HÙNG TRƯƠNG THỊ KHUÊ


Trương Thị Khuê, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quang Trị, gia nhập dân quân năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội phó xã Vĩnh Thủy, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Là một thanh niên trưởng thành trong chế độ xã hội chủ nghĩa, ở sát vùng Mỹ - ngụy tạm chiếm, Trương Thị Khuê hiểu rõ nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc, nên hăng hái tham gia công tác quân sự ở địa phương, chiến đấu và phục vụ chiến đấu rất kiên cương.


Từ năm 1965 đến năm 1967, Trương Thị Khuê tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu gần 200 trận chống máy   bay địch, trận nào cũng bình tĩnh, dũng cảm. Đồng chí chỉ huy đơn vị bắn rơi 1 máy bay F.8, bắn bị thương 1 máy bay AD.6, góp phần vào thành tích chung của dân quân toàn xã bắn rơi 4 chiếc, bắn bị thương 8 chiếc, phối hợp với bộ đội bắn rơi 4 chiếc khác.


Năm 1968, có lần thấy máy bay B.52 đang oanh tạc, Trương Thị Khuê cùng một dân quân chạy hơn một ki-lô-mét đến cứu đồng bào bị sập hầm, kịp thời băng bó cho những người bị thương, giữa lúc địch đang bắn phá, bom đang nổ, lửa đang cháy.


Trong nhiệm vụ phục vụ bộ đội chiến đấu, đồng chí không quản ngày đêm, lúc nào bộ đội cần đến sự giúp đỡ của dân quân, Trương Thị Khuê đều tích cực vận động anh chị em sẵn sàng phục vụ, khi đào đắp trận địa, khi lấy lá ngụy trang, khi làm đường cho pháo cơ động, khi vận chuyển đạn, thương binh... không công việc nào đồng chí vắng mặt, luôn luôn gương mẫu đi đầu, có tác dụng động viên lôi kéo mọi người.


Đối với mọi phong trào ở địa phương, Trương Thị Khuê đều gương mẫu và tích cực vận động lực lượng xung kích của thanh niên và dân quân dẫn đầu cho bà con noi theo. Tuy bận nhiều công tác, đồng chí vẫn tranh thủ giờ trưa, có khi cả ban đêm để sản xuất, bảo đảm đủ ngày công như các xã viên. Mảnh ruộng Trương Thị Khuê được phân công đảm nhiệm trực tiếp, nhờ chăm bón tốt nên đạt năng suất cao hơn các ruộng khác (2 tấn 6/ha một vụ, so với các mảnh ruộng khác chỉ đạt 1 tấn 9/ha một vụ).


Ngoài công tác xã đội phó, Trương Thị Khuê còn tham gia công tác hội đồng nhân dân xả, phụ trách phó bí thư đoàn thanh niên, ủy viên ban chấp hành phụ nữ xá, ủy viên ban chấp hành thanh niên khu Vĩnh Linh.    Tất cả mọi công tác trên, đồng chí đều làm tốt với tinh thần trách nhiệm của người đảng viên gương mẫu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Trương Thị Khuê được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2022, 06:54:54 am »

ANH HÙNG CÀ VĂN KHUM
(LIỆT SĨ)


Cà Văn Khum, sinh năm 1942, dân tộc Thái, quê ở bản Giảng, xã Chiềng Cơi, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi hy sinh, đồng chí là trung úy, phân đội phó đặc công thuộc đoàn 31, bộ đội tình nguyện chiến đấu ở Lào, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Cà Văn Khum hiểu rõ nhiệm vụ quốc tế cao cả của Đảng đối với cách mạng nước bạn, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, không sợ khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.


Tháng 4 năm 1964, Cà Văn Khum làm nhiệm vụ trinh sát, nắm tình hình địch ờ các vị trí Mường Ngàn, Tha Viêng, Tha Thơm. Mặc dù địch canh phòng cẩn mật, ở các đường ra vào xung quanh gần vị trí chúng thường xuyên tuần tra, phục kích, bố trí gài mìn, đồng chí vẫn mưu trí, tìm cách đột nhập các vị trí nhiều lần, nắm tình hình địch đầy đủ, báo cáo lên cấp trên hạ quyết tâm chính xác trước khi mở chiến dịch.


Ngày 5 tháng 1 năm 1966, đơn vị đánh đồn Tông Sơ. Vừa có lệnh nổ súng, Cà Văn Khum nhanh chóng tiếp cận, ngay phút đầu cùng tổ mũi nhọn diệt 3 tên địch, sau đó đánh sâu vào trong đồn, góp phần với đơn vị kết thúc thắng lợi trận đánh.


Ngày 2 tháng 2 năm 1967, đơn vị đánh sân bay Luông Pra-băng lần thứ nhất. Trong thời gian chuẩn bị cho trận đánh, Cà Văn Khum 4 lần cải trang giả địch, vào tận trong sân bay điều tra quân số, hỏa lực của địch. Do nắm chắc tình hình địch như vậy, nên khi nổ súng đánh sân bay, đồng chí dẫn đầu và chỉ huy tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu diệt gọn các mục tiêu trên giao, diệt 30 tên địch, tạo thuận lợi cho đơn vị phá hủy 9 máy bay T.28, 2 máy bay lên thằng, 150 tấn bom, một nhà máy điện và diệt 65 tên địch khác.


Tháng 3 năm 1967, trong trận chống càn ở Pắc Ngà, Cà Văn Khum chỉ huy tổ đánh rất dũng cảm, luôn luôn bám sát địch, diệt 10 tên, làm bọn địch hoảng hốt bỏ chạy tán loạn.


Ngày 16 tháng 7 năm 1967, trong trận đánh sân bay Luông Pra-bãng lần thứ hai, mặc dù thấy bọn địch đi tuần tra đến cách nơi bố trí 15 mét, nhưng chưa có lệnh nổ súng, Cà Văn Khum vẫn bình tĩnh, mưu trí tìm cách che mắt địch để giữ bí mật. Khi có lệnh đánh, đồng chí xung phong ngay, nhanh chóng dùng bộc phá phá hủy 3 máy bay địch, góp phần cùng đơn vị phá hủy 17 chiếc khác, 2 xe ô tô vận tải, 2 xe hủc, 1 nhà máy điện, 100 tấn bom, đánh sập một chiếc cầu, diệt hơn 40 tên địch.


Tháng 2 năm 1969, Cà Văn Khum đi trinh sát vị trí Long Chẹng (Xiêng Khoảng). Mặc dù bọn địch canh gác nghiêm ngặt, đặt nhiều ổ phục kích, các đường ra vào đều có bố trí nhiều mìn, tổ trinh sát của đồng chí vẫn khắc phục khó khăn, nguy hiểm vào điều tra, nghiên cứu hàng tháng liền. Nhiều khi liên tục 5, 6 ngày đêm mất ngủ, ăn đói, nhưng anh em trong tổ vẫn động viên nhau kiên trì bám dịch, nhờ đó đã nắm tình hình địch được chính xác, chặt chẽ, kịp thời báo cáo lên cấp trên.


Ngày 24 tháng 5 năm 1969, trong trận đánh vị trí Đồi Tháp, mặc dù bị thương nặng đồng chí vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu và anh dũng hy sinh trên trận địa.


Cà Văn Khum luôn luôn nêu cao tinh thần xung phong gương mẫu về mọi mặt, hết lòng đoàn kết, giúp đỡ đồng đội, được anh em tin tưởng, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Cà Văn Khum được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2022, 06:55:38 am »

ANH HÙNG CAO LƯƠNG BẰNG


Cao Lương Bằng, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 1, tiểu đoàn 47, trung đoàn 270, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 2 năm 1966 đến khi được tuyên dương anh hùng, Cao Lương Bằng chiến đấu ở chiến trường bẳc đường số 9, đả đánh 23 trận, diệt 57 tên địch, bắn rơi 1 máy bay HU.1A, thu 4 súng, và chỉ huy trung đội, đại đội đánh nhiều trận, lập công xuất sắc.


Ngày 28 tháng 4 năm 1966, trong trận chống càn ở Xuân Hải, Gio Linh, trung đội Cao Lương Bằng đánh 2 tiểu đoàn địch có xe tăng và máy bay, pháo binh yểm hộ suốt từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Đồng chí sử dụng trọng liên, cùng đơn vị đánh lui hàng chục đợt xung phong của địch. Đến 4 giờ chiều, địch đổ thêm quân, tổ Cao Lương Bằng lúc này chỉ còn 3 người (kể cả 1 dân quân) bị địch bao vây, lại mất liên lạc với đơn vị. Các đồng chí động viên nhau kiên quyết chiến đấu, giữ vững trận địa, tiêu diệt 53 tên địch, riêng Cao Lương Bằng được anh em công nhận diệt 14 tên. Thành tích của tổ được tiểu đoàn nêu gương cho toàn đơn vị học tập.


Ngày 12 tháng 7 năm 1966, địch sử dụng 2 tiểu đoàn có máy bay, pháo binh và xe tăng yểm hộ, càn vào làng Lai An, Gio Linh để lấy xác đồng bọn bị quân ta diệt ngày hôm trước và hòng đánh bật lực lượng ta ra ngoài. Đơn vị tuy chỉ còn 20 người chốt giữ trong làng nhưng vẫn bình tĩnh, dũng cảm bám giữ trận địa, đánh trả địch mãnh liệt từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Bên ta có thêm một số đồng chí bị thương vong, địch lại cho một cánh quân thọc vào sau lưng trận địa ta hòng ép ta từ hai phía. Cao Lương Bằng nhanh chóng quan sát địa hình rồi vác trung liên vượt qua một bãi trống dưới hỏa lực địch, tìm vị trí có lợi đặt súng, bắn mãnh liệt vào sườn địch, bẻ gãy một cánh quân, đánh lui nhiều đợt xung phong của chúng, diệt 22 tên, góp phần cùng đơn vị diệt 123 tên, bảo vệ được thương binh, giữ vững trận địa.


Ngày 23 tháng 2 năm 1968, trên đường đi nghiên cứu tình hình địch trở về, bị 3 chiếc trực thăng vũ trang đuổi theo bẳn dữ dội, Cao Lương Bằng cùng một người khác bình tĩnh lợi dụng địa hình chờ máy bay địch xuống thật thấp mới nổ súng. Giữa trận chiến đấu đồng đội hy sinh, Cao Lương Bằng càng căm thù địch, nổ súng chính xác, bắn 6 viên đạn AK, hạ tại chỗ 1 chiếc HU.1A, diệt 2 tên giặc lái, 2 chiếc kia hoảng hốt bỏ chạy. Đồng chí đã cõng đồng đội hy sinh, mang theo súng trở về đơn vị.


Ngày 7 tháng 6 năm 1969, ở Hà Thượng Rú, đơn vị phục kích đánh địch. Khi một đại đội địch lọt vào trận địa, theo phương án đã định, Cao Lương Bằng kịp thời cho súng cối bắn vào giữa cụm quân địch làm hỏa lực của chúng tê liệt ngay từ đầu. Nắm thời cơ địch rối loạn, đồng chí chỉ huy các mũi xông lên bao vây, chia cắt tiêu diệt từng bộ phận quân địch. Kết quả ta diệt gọn đại đội ngụy, giết chết tại chỗ 94 tên, bẳt nhiều tên, thu 15 súng AR.15, 3 máy vô tuyến điện PRC.10. Sau trận đánh, ta tổ chức băng bó, giải thích giáo dục cho 20 tên địch bị thương rồi thả cho về. Trận phục kích thắng lợi này có tác dụng lớn, động viên cổ vũ phong trào thi đua lập công trong các đơn vị toàn mặt trận gây được tin tưởng đối với nhân dân địa phương.


Cao Lương Bằng được tập thể bồi dưỡng trường thành nhanh chóng. Qua các cương vị công tác và chỉ huy, đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tận tụy, xung phong gương mẫu, có tác phong khiêm tốn, giàn dị, đoàn kết giúp đỡ mọi người, được anh em tin tưởng, mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 bằng khen, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ: Dũng sĩ Quyết thắng cấp ưu tú, Dũng sĩ diệt Mỹ cấp 1, Dũng sĩ diệt máy bay, 3 năm liền được bầu là Chiến sĩ thi đua, 2 năm là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Cao Lương Bằng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2022, 06:56:17 am »

ANH HÙNG TRẦN NGỌC MẬT


Trần Ngọc Mật, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 27 công binh, Quân khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Ở đơn vị công binh, phục vụ chiến trường, Trần Ngọc Mật đã trải qua nhiều công tác: làm bến vượt, bắc ghép cầu phà, lặn với khí tài, trinh sát bom chờ nổ, đảm bảo giao thông. Công việc nặng nề vất vả, yêu cầu rất khẩn trương, địch đánh phá ngày đêm liên tục, nhưng đồng chí đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bình tĩnh, dũng cảm, vượt qua gian khổ, hiểm nguy, luôn luôn gương mẫu xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 1965, Trần Ngọc Mật cùng đơn vị làm công tác bảo đảm cầu phà trên các bến Nghèn, Già, Phú, Họ, Địa, Lội. Địch đánh phá ác liệt suốt đêm ngày, làm cho đơn vị phải bắc đi làm lại cầu phà nhiều lần, phải cơ động liên tục, có khi trong một đêm phải đảm bảo liền hai bến, hai cầu trên hai địa điểm. Nhiều đêm mưa lũ tràn về phá hòng cầu, phà, xói lở bến vượt, Trần Ngọc Mật cùng anh em lao xuống dòng nước xiết, ngâm mình trong giá rét để ghìm giữ dây tời và lắp ghép phà.


Tháng 2 năm 1966, Trần Ngọc Mật được điều về tiểu đội lặn, do nhiệm vụ khẩn trương, đồng chí vừa học tập kỹ thuật lặn, vừa phải phục vụ ngay không thể chậm trễ. Đồng chí thường phải lặn xuống trinh sát và làm việc dưới sông sâu từ 9 đến 10 mét. Do học tập nắm vững kỹ thuật lặn trong thời gian ngắn nhất và hoàn thành nhiệm vụ lặn xuất sắc, đồng chí được Quân khu cấp bằng khen.


Tháng 6 năm 1966, tiểu đội lặn được điều vào Xuân Sơn (Quảng Bình) nhận nhiệm vụ gấp: một bộ cầu dài 150 mét với tổng số 54 khoang thuyền và toàn bộ dầm ván đã liên kết xong, bị máy bay địch đánh chìm trong động Phong Nha, phải được vớt lên đầy đủ an toàn trong thời gian ngắn nhất để phục vụ kế hoạch vận chuyển mùa khô 1966 - 1967.


Trên đường đi, dù bị bom địch đánh phá gây một số thương vong, tiểu đội vẫn nhanh chóng hành quán tới địa điểm. Trần Ngọc Mật xung phong lặn đầu tiên để rút kinh nghiệm. Khi đã xuống sâu (trên 9 mét), bộ khí tài lặn, do bị bom địch đánh dọc đường, nay vì sức ép nặng nên nứt rạn, phì hơi. Đồng chí bị ép trong áo lặn, thiếu dưỡng khí đã ngừng thở, măt bị ứ máu căng phồng, tím bầm. Sau khi được cấp cứu hồi tỉnh, Trần Ngọc Mật nén đau, kiên trì chịu đựng, động viên và tham gia ý kiến với anh em tới khi đơn vị hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao mới chịu đi điều trị.


Ở viện quân y ra, nghe tin có một chiếc xe bị chìm ở khe Giao, trong đó có 2 máy vô tuyến, 2 khẩu súng và một số khí tài, Trần Ngọc Mật đề nghị xin đến tham gia lặn vớt. Ở đây bờ sông hiểm trở, nước chảy xiết, lòng sông sâu tới 12 mét, địch đánh phá liên tục, ta phải lặn bộ vì khí tài còn để cả ở Quảng Bình. Đồng chí bàn với anh em căng dây kéo qua sông, do đó nhanh chóng tìm ra được vị trí xe chìm. Trần Ngọc Mật còn có sáng kiến dùng ống tre tước bỏ cật ngoài để có màu trắng dễ nhìn dưới nước sâu, luồn dây cáp vào trong, nên tiểu đội khi ở đáy sông dễ dàng luồn dây buộc qua thùng xe. Xe đã nổi lên mặt nước, thì địch đến ném bom làm đứt dây cáp, đồng chí và anh em kiên trì làm lại cho đến khi vớt chiếc xe cùng toàn bộ khí tài lên bờ.


Để đảm bảo cho đơn vị vượt sông cấp tốc, đồng chí cùng một tổ, bơi lặn suốt từ 7 giờ sáng tới chiều, qua lại 15 - 16 lần trên sông để chăng dây cáp giữa lúc lũ đang lên to. Lặn lội mãi tới 5 giờ 30 chiều, các đồng chí mới hoàn thành việc chăng dây cáp qua sông, làm điểm tựa để kéo phà và đưa người, vũ khí, xe cộ, khí tài qua sông đảm bảo an toàn.


Trần Ngọc Mật luôn luôn nêu cao tinh thần gương mẫu xung phong, tận tụy hy sinh, đoàn kết giúp đỡ bạn, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được anh em yêu mến, cấp trên tín nhiệm.


Đồng chí 4 năm liền là Chiến sĩ thi đua và Chiến sĩ Quyết thắng, đạt danh hiệu "Dũng sĩ phá bom", được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 5 bằng khen, 3 giấy khen.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Trần Ngọc Mật được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2022, 06:56:49 am »

ANH HÙNG LA THỊ TÁM


La Thị Tám, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội phó tự vệ, đại đội 2, phòng giao thông huyện Can Lộc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 10 năm 1968, La Thị Tám làm nhiệm vụ quan sát máy bay địch ném bom ở ngã ba Đồng Lộc và Thượng Gia - Cổ Ngựa (Hà Tĩnh) nơi địch đánh phá liên tục ngày đêm, có đợt hàng tháng liền, có ngày từ 10 đến 20 lần, ném xuống hàng vạn quả bom các loại. Mặc dầu ác liệt như vậy, La Thị Tám vẫn anh dũng đứng vững ở vị trí của mình, kiên quyết chiến đấu vì sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Lý tưởng đã được xác định, La Thị Tám không sợ gian khổ hy sinh. Đứng trên vị trí quan sát tuy đả 23 lần bị bom vùi, nhưng sau khi bới được đất vùng dậy, La Thị Tám lại tiếp tục làm nhiệm vụ, lần tìm đánh dấu đúng chỗ bom chưa nổ, tạo thuận lợi cho bộ đội công binh nhanh chóng phá được sạch bom, đảm bảo an toàn cho xe và người qua lại trên đoạn ngã ba đường giao thông chiến lược.


Ngày 14 tháng 6 năm 1968, địch ném bom dữ dội xuống khắp vùng và xung quanh đài quan sát, trong đó có 18 quả bom từ trường. La Thị Tám vẫn bình tĩnh ở trên đài, dũng cảm quan sát, ghi nhớ số lượng và vị trí bom rơi mặc dù bom nổ gần. La Thị Tám lấy thân mình che đỡ bảo vệ cho phương tiện quan sát không bị hư hỏng, sau đó lại đi tìm đánh dấu chính xác từng hố bom từ trường. Bị bom nổ đất lấp vùi, đồng chí tự bới đất vùng dậy, rồi lại tiếp tục đi tìm đánh dấu bom cho kỳ hết.


Ngày 19 tháng 6 năm 1968, vẫn ở ngã ba Đồng Lộc, địch đến ném xuống 80 quả bom các loại trong đó có 20 quả bom chưa nổ nhằm phá hoại giao thông và cản trở công việc sửa chữa đường. Ngay sau khi địch ném bom La Thị Tám kịp thời dò tìm, đánh dấu hết những chỗ bom chưa nổ, xung phong dẫn đầu, cùng anh chị em thanh niên dân quân, tự vệ san lấp những hố bom đã nổ, rồi tranh thủ làm đoạn đường tránh tạm thời để khôi phục giao thông, giải quyết tình hình ùn tác xe cộ trước, mát. Thái độ bình tĩnh, tích cực của La Thị Tám động viên mọi người yên tâm, hăng hái cùng mình san lấp các hố bom, giải quyết bom chựa nổ cho thật sạch, nhanh chóng làm cho giao thông được thông suốt, kịp thời.


Ngày 23 tháng 6 năm 1968, giữa lúc La Thị Tám đang đi cắm tiêu đánh dấu vị trí bom chưa nổ thì 9 máy bay địch đến bắn phá trở lại, kích thích nổ hàng loạt cả bom mới lẫn bom cũ. Nằm giữa khu vực bom nổ, đồng chí bị sức bom ép ù tai, choáng óc, ngực tức, mắt hoa. Nhưng khi máy bay địch vừa đi khỏi, nghĩ đến nhiệm vụ thông đường của người chiến sĩ tự vệ giao thông và các tai nạn bất ngờ do những quả bom chưa nổ còn sót có thể gây ra, La Thị Tám tự bới đất vùng dậy, dũng cảm tiếp tục lần đi tìm đánh dấu chính xác từng chỗ bom chưa nổ.


Chỉ trong vòng 6 tháng, La Thị Tám đá cùng tổ cắm tiêu chỉ chỗ 705 quả bom từ trường và bom nổ chậm cho bộ đội công binh nhanh chóng giải quyết thông đường, bảo đảm công tác vận chuyển kịp thời phục vụ tiền tuyến.


Trong công việc sửa đường, lấp hố bom, La Thị Tám luôn luôn đạt năng suất và có ngày công cao. Những lúc nghỉ ngơi, đồng chí còn đan lát, chuẩn bị quang sọt, dụng cụ, không những cho mình mà cho cả đơn vị. Anh chị em trong đơn vị rất quý mến và hết lòng giúp dỡ, tạo điều kiện để đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.


La Thị Tám đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 bằng khen, 3 giấy khen.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, La Thị Tám được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2022, 06:57:23 am »

ANH HÙNG LƯU HUY CHAO


Lưu Huy Chao, sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng đại đội 2 anh hùng, trung đoàn 923, Quân chủng Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Là một cán bộ lái máy bay dũng cảm, có ý chí quyết tâm cao, có trình độ kỹ thuật vững vàng, mặc dù sức khỏe có kém hơn so với các đồng chí khác, Lưu Huy Chao đã tích cực rèn luyện có sức chịu đựng dẻo dai, thực hiện tốt chiến thuật của máy bay Mích 17.B ở độ cao trung bình, cùng tập thể lập công đánh thắng nhiều loại máy bay tiêm kích phản lực, máy bay cánh quạt của Mỹ.


Trong 4 năm (từ 1965 đến 1968), Lưu Huy Chao đã đánh 19 trận, bắn rơi 6 máy bay địch gồm 2 F.4, 2 F.8, 1 F.105, 1 C.47. Ngoài ra, Lưu Huy Chao còn chỉ huy biên đội đánh và yểm hộ cho đồng đội bắn rơi 11 chiếc khác.


Ngày 14 tháng 12 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Thái Bình, Lưu Huy Chao chỉ huy biên đội 4 chiếc Mich 17.B tiến công 16 chiếc F.8 của địch. Địch chia làm nhiều tốp nhỏ, dùng số đông uy hiếp, rình ta sơ hở, phỏng tên lửa. Tập thể biên đội với sự chỉ huy của đồng chí rất mưu trí đã yểm hộ cho nhau tìm chỗ sơ hở tiến công địch. Lưu Huy Chao mưu trí cho máy bay mình cơ động lên cao, đột nhiên làm động tác cho địch mất đà sơ hở, rồi lợi dụng thế trên cao bắn 1 chiếc F.8 rơi ngay tại chỗ. Cách đánh hay của Lưu Huy Chao nêu kinh nghiệm tốt Mich 17.B diệt F.8 Mỹ. Sau này trên vùng trời Khu 4, kinh nghiệm đó được phát huy và ta đã giành được nhiều thắng lợi rực rỡ.


Ngày 3 tháng 1 năm 1968, chỉ huy biên đội 4 chiếc đi làm nhiệm vụ, khi vừa rời khỏi khu chờ, Lưu Huy Chao nghe thông báo phía sau có địch, khoảng 12 đến 16 chiếc. Phán đoán địch chưa phát hiện được ta vì còn cách 4.000 mét và trời mây mù, đồng chí quyết định cho biên đội quay lại, chủ động bất ngờ tiến công. Toàn biên đội yểm hộ cho số 3 lao vào công kích, bắn rơi ngay tại chỗ 1 F.4. Trời mây mù dày đặc, làm cho biên đội mất liên lạc với nhau, riêng Lưu Huy Chao chiến đấu ở một khu vực khác không có yểm hộ. Đang bám đuôi một máy bay địch, thì bị một chiếc khác phát hiện bắn máy bay đồng chí bị thương. Tuy phát hiện máy bay của mình bắt đầu khó điều khiển, nhưng bình tĩnh kiểm tra động cơ, dầu, đạn thấy vẫn còn tốt, đồng chí tiếp tục tiến công. Trước sức tiến công áp đảo của Lưu Huy Chao, lũ địch tuy đông nhưng tinh thần kém, phải hốt hoảng quay đầu tháo chạy ra biển. Lúc này máy bay đã hết dầu, cấp trên cho phép nhảy dù, nhưng không đang tâm cho máy bay nát vụn, Lưu Huy Chao quyết định hạ cánh. Đồng chí anh dũng, bình tĩnh cố gắng điều khiển hạ dần độ cao, lái máy bay theo quán tính về sân bay. Sau những phút dây đầy căng thẳng và mưu trí, Lưu Huy Chao đã hạ cánh an toàn. Chiếc Mich 17 do đồng chí lái, trong trận ấy đã bị 40 vết mảnh đạn, chỗ thủng to nhất ở cánh phải dài 60 cen-ti-mét, rộng 40 cen-ti-mét.


Ngày 14 tháng 6 năm 1968, Lưu Huy Chao nhận lệnh lần đầu tiên đưa biên đội hai chiếc Mích 17.B vào chiến đấu ở vùng trời Nghệ An, sát biển. Trận đánh diễn ra rất quyết liệt và nhanh chóng, đồng chí yểm hộ cho số 2 vào công kích trước, bắn rơi 1 F.4, bản thân bắn rơi 1 F.4 nữa. Bọn địch bị đánh mãnh liệt, chớp nhoáng 2 chiếc rơi, 2 F.4 còn lại hốt hoảng bỏ chạy.


Ngày 29 tháng 7 năm 1968, Lưu Huy Chao lại chỉ huy biên đội vào Nghệ An chiến đấu. Trận này ta 4 Mích 17.B, địch 4 F.8. Lực lượng ngang nhau, ta lại có kinh nghiệm của những trận trước, tinh thần tiến công lại càng cao, chiến thuật giỏi, cho nên biên đội đồng chí làm chủ không phận ngay từ đầu, bắn rơi tại chỗ 2 F.8, riêng Lưu Huy Chao bắn rơi 1 chiếc.


Là đại đội trường, Lưu Huy Chao đem hết sức mình bồi dưỡng kỹ thuật, chiến thuật cho anh em mới, có ngày bay tới 5 chuyến để nhanh chóng hướng dẫn đưa anh em vào trực chiến, cùng tập thể đoàn kết xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, trở thành một đại đội anh hùng. Do tác phong gương mẫu, nhiệt tình công tác không mệt mỏi, thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị, Lưu Huy Chao được mọi người giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện cho đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.


Lưu Huy Chao được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 bằng khen, 1 Chiến sĩ Quyết thắng và 6 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người.


Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Lưu Huy Chao được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM