Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:26:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn - T1  (Đọc 3920 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #90 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2022, 08:40:07 pm »

Thư của Nixon gửi Nguyễn Văn Thiệu ngày 8-11-19721 (Hồ sơ 1232, ĐIICH, TTLTII)







Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #91 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2022, 08:43:10 pm »

Ngày 10-11-1972, Tướng Haig sang Sài Gòn, tận tay chuyển thư của Nixon, cùng bản chương trình cam kết sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ đối với chính quyền Sài Gòn nhằm có thể đánh thắng được Quân Giải phóng sau khi ký kết hiệp định. Nhưng sự đảm bảo của Hoa Kỳ chưa xoa dịu được sự "lo sợ" của Nguyễn Văn Thiệu, đáp lại những lời lẽ vỗ về của Nixon trong bức thư là những đường gạch đỏ với các dấu chấm hỏi của Nguyễn Văn Thiệu. Đặc biệt là đối với câu: "Tôi tin chắc tổng thống đã đạt được một thắng lợi to lớn mà Hiệp định này sẽ phê chuẩn", Nguyễn Văn Thiệu đã phê trực tiếp vào bức thư: "cũng tùy có thắng thật hay là cứ nói là thắng"1 (Bút phê của Nguyễn Văn Thiệu trên thư của Nixcon gửi ngày 8-11-1972). Đồng thời, ông ta tiếp tục từ chối bản dự thảo Hiệp định, với lý do "khi mà các vấn đề căn bản sống còn của VNCH chưa được giải quyết thì VNCH không thấy có hy vọng gì giải quyết các điểm khác trong hiệp định vì những điểm này chỉ là tùy thuộc những điểm căn bản"2 (Tài liệu mật chung quanh các cuộc mật đàm về một hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam, Hồ sơ 1231, ĐIICH, TTLTII).


Ngày 11-11-1972, Nguyễn Văn Thiệu gửi thư cho Tổng thống Nixon nói rõ:

"Tôi đã nhận được thơ của Tổng thống đề ngày 8-11 do Tướng Haig chuyển cho tôi.

Trước hết tôi xin nhân cơ hội ngày chuyển tới Tổng thống một lần nữa những lời ngợi khen nồng nhiệt và thành khẩn của tôi về sự thắng cử vẻ vang của Tổng thống vào ngày 7-11 vừa qua. Đối với tôi, sự thắng cử chưa từng thấy này tiêu biểu cho sự chấp thuận của dân chúng Hoa Kỳ đối với những lý tưởng cao cả mà Tổng thống theo đuổi, và nhất là đối với việc Tổng thống kiên trì mứu tìm một nền hòa bình danh dự và công chính tại Việt Nam.


Chúng tôi sẽ mãi mãi biết ơn sâu xa sự trợ giúp dồi dào mà Hoa Kỳ đã dành cho VNCH... và nhất là đối với sự đoàn kết anh dũng của Hoa Kỳ sát cánh với chúng tôi trong cuộc chiến đấu.

Tôi tin chắc rằng hai chính phủ chúng ta vẫn chia sẻ hoàn toàn những lý tưởng và mục đích căn bản, như trong những năm qua khi Hoa Kỳ hiệp sức với chúng tôi trong cuộc chiến đấu và khi chiến sĩ Hoa Kỳ chiến đấu sát cánh với chúng tôi để bảo vệ những lý tưởng này...

Tôi ý thức được rằng dân tộc Hoa Kỳ đã mệt mỏi vì cuộc chiến dai dẳng này...

Nhưng tôi chia sẻ hoàn toàn quan điểm của Tổng thống là chính vì chúng ta tha thiết muốn và cần hòa bình, nên hòa bình mà chúng ta đang tích cực tìm kiếm phải là một nền hòa bình danh dự và công chánh. Để cho nền hòa bình có thể đáp ứng được tiêu chuẩn này; tôi tin chắc rằng một giải pháp hòa bình phải cho thấy một cách minh bạch là Bắc Việt... phải triệt thoái lực lượng về Bắc Việt, trong khi chờ đợi những cuộc thảo luận giữa Nam Việt Nam và Bắc Việt, để giải quyết bằng phương thức hòa bình những vấn đề giữa Bắc và Nam Việt Nam.


Nếu có một giải pháp cho phép Bắc Việt duy trì lực lượng của họ tại Nam Việt Nam, cuộc chiến đấu và những hy sinh của chúng ta trong bao nhiêu năm sẽ mất hết lý do. Những đồng minh của chúng ta sẽ được coi như là kẻ gây hấn, quân đội Nam Việt Nam trong trường hợp này sẽ ở trong vị trí của những kẻ đánh mướn, chiến đấu cho một chính nghĩa sai lầm, một chính nghĩa mà chúng tôi không còn dám nói lên.


Trong bối cảnh này, tôi nghĩ thật là bất công khi tôi bị lên án đã bóp méo dự án thỏa hiệp khi tôi kêu gọi sự lưu ý đến khía cạnh quan trọng này của vấn đề...

Vì đây là một điểm căn bản (Quân đội nhân dân Việt Nam phải đồng triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam - BT) có ý nghĩa sống còn đối với VNCH, tôi biết ơn nếu Tổng thống giữ vững về điểm này... Đó cũng là một vấn đề có mục đích cụ thể nhằm duy trì sự quân bình tinh thần và tâm lý trong một cuộc đấu tranh chính trị.

Vì các điều khoản chính trị, chúng tôi đồng ý với Tổng thống là Hội đồng hòa giải quốc gia và hòa hợp dân tộc không có quyền hành của một chính phủ.

Để xác định rõ hơn, chúng tôi đề nghị từ ngữ "cơ cấu chính quyền" mà cộng sản dùng được thay thế bằng từ ngữ "cơ quan hành chánh đặc trách bầu cử". Từ ngữ này cho thấy rõ ràng hơn là vai trò của Hội đồng hòa giải quốc gia và hòa hợp dân tộc chỉ là tổ chức và giám sát bầu cử.

Về thành phần của Hội đồng hòa giải quốc gia và hòa hợp dân tộc Tổng thống có cho biết trong thơ là các ủy viên của Hội đồng phải được bổ nhiệm đồng nhau bởi hai phía. Trong ý niệm này, chúng tôi cho rằng từ ngữ "với ba thành phần đồng đều" cần phải được bỏ đi.

Như đã quy định trong dự thảo thỏa hiệp, những định chế phát sinh từ các cuộc bầu cử phải được thỏa thuận qua sự thảo luận giữa hai bên miền Nam Việt Nam.

Những điểm khác mà Tổng thống đã đề cập trong thơ ngày 8-11 đối với tôi có thể chấp nhận được, với những sự hiểu biết như sau:

Một điều khoản về việc tôn trọng vùng phi quân sự và lãnh thổ của nhau bởi hai miền Nam Bắc Việt Nam theo đúng Hiệp định Genève 1954, phải được thêm vào chương V.

Việc để cập một cách vô tình đến "ba quốc gia Đông Dương" dĩ nhiên phải được bỏ đì. Chúng tôi đồng ý với việc dùng từ ngữ "các quốc gia Đông Dương". Từ ngữ này phải được hiểu là bốn quốc gia Đông Dương.

Ngoài ra, còn nhiều điểm khác trong dự án thỏa hiệp mà chúng tôi đã nêu lên và đã đề nghị thay đổi cách hành văn. Những điểm này dĩ nhiên là những điểm quan trọng. Chúng ta phải thỏa thuận về những thay đổi này và thống nhất lập trường trước khi quý vị gặp phía Bắc Việt.

Vì lý do này, tôi đề nghị rằng hai chính phủ chúng ta phải chỉ định lập tức những ủy ban đặc nhiệm hỗn hợp để tìm cách thực thi những thay đổi này trong dự án thỏa hiệp.

Hơn nữa, tôi muốn lưu ý Tổng thống về hai điểm vô cùng quan trọng sau:

Tôi nghĩ là tính cách ủy viên của hai quốc gia cộng sản trong ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát cần phải xét lại để cho ủy ban được quân bình và vô tư hơn.

Mặt khác, về hội nghị quốc tế được triệu tập sau khi ký kết thỏa hiệp ngừng chiến, chúng tôi đề nghị rằng thời gian của hội nghị phải được ấn định sau sự ký kết ngừng bắn tại Lào, Cộng hòa Khmer, vì một trong những mục đích chính của hội nghị là bảo đảm hòa bình tại Đông Dương. Ngoài ra, vì hội nghị bàn về những vấn đề quan trọng liên quan đến tương lai Đông Nam Á, chúng tôi đề nghị mời một số quốc gia Á châu khác tham dự.

Thưa Tổng thống,

Tôi tin chắc rằng không có sự bất đồng giữa hai quốc gia chúng ta về những mục đích căn bản của giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, chúng ta cảm thấy rằng, chúng tôi phải đưa ra một số đề nghị cụ thể để thực thi những nguyên tắc chung về một vấn đề quan trọng đối với Hoa Kỳ và thiết yếu đối với VNCH. Do đó, khi thỏa hiệp được ký kết với Bắc Việt, chúng ta có thể cho rằng nó phản ảnh không phải một sự chiến thắng quân sự mà chúng tôi thật sự không tìm kiếm mà là một giải pháp danh dự.

Tôi không thể trình bày dài dòng về tất cả các điểm trong khuôn khổ thơ này. Vì vậy, tôi đã nhờ Tướng Haig chuyển tới Tổng thống những quan điểm của chánh phủ chúng tôi có nhiều chi tiết hơn"1 (Bản dịch thư của Nguyễn Văn Thiệu gửi Tổng thống Nixon ngày 11-11-1972, Hồ sơ 1232, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #92 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2022, 08:44:20 pm »

Ngày 12-11-1972, Tướng Haig trở lại Washington báo cáo Nixon về chuyến công du Sài Gòn.

Ngày 15-11-1972, Tướng Haig yêu cầu một phái viên chính quyền Sài Gòn sắp rời khỏi Washington, tới Nhà Trắng để chuyền đạt "ý chỉ" của Tổng thống Nixon. Tường trình của phái viên này cho thấy, âm mưu và mục đích rõ ràng của Hoa Kỳ đối với việc "thúc ép" Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận bản dự thảo Hiệp định. Theo đó Nixon âm mưu sẽ tăng cường vũ khí, trang bị cho quân đội Sài Gòn và làm giảm đến mức tối đa sức mạnh quân sự của đối phương. Để sau khi ký kết Hiệp định, chính quyền Sài Gòn hoàn toàn có khả năng thắng được Quân Giải phóng về mặt quân sự, tạo ra thế mạnh và giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử. Đi đến chấm dứt chiến tranh trong thế thắng và Hoa Kỳ rút ra khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự. Điều này giải thích rõ cho những hành động của Nixon trước khi ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.


Tường trình nêu rõ:

"Trước khi rời Washington, Tướng Haig có mời tôi đến tòa Bạch Ốc để nhờ tôi chuyển trình Tổng thống (Nguyễn Văn Thiệu - BT) các điểm sau đây mà Tướng Haig cho là cực kỳ quan trọng liên quan đến tình hình và tương lai Việt Nam:

1. Sau khi sang Sài Gòn chuyến chót để trình bày các điểm về thỏa ước hòa bình với Tổng thống, Tướng Haig đã cố gắng trình lại Tổng thống Nixon những điểm mà Tổng thống đã bảo Tướng Haig "explorer" (thăm dò) xem ra sao. Sau khi vừa trình bày xong, Tướng Haig cho biết rằng chưa bao giờ ông thấy Tổng thống Nixon giận dữ như thế và cho rằng Tổng thống là một "obstacle" (trở ngại,) cho việc tiến đến hòa bình. Và Tổng thống Nixon bảo, theo lời Tướng Haig: "Tôi sẽ không nhượng thêm một điều khoản nào nữa và nếu Tổng thống Thiệu cương quyết giữ lập trường thì chúng tôi sẽ đi đôi (bilateral) với Bắc Việt và điều này chúng tôi sẽ tiến hành ngay trong "week-end" (cuối tuần,) này bằng cách gởi ông Kissinger sang Paris gặp Bắc Việt. Chừng ấy Sài Gòn sẽ không còn mong một sự giúp đỡ cỏn con nào về phần Hoa Kỳ".

Tướng Haig tiếp: "Hôm nay, theo tôi biết (ngày 15-11-1972) tại Sài Gòn, Đại sứ Bunker được chỉ thị của Tổng thống Nixon trao lại cho Tổng thống một thư riêng cũng nhấn mạnh về điểm yêu cầu của Hoa Kỳ. Xin Tổng thống hợp tác với Hoa Kỳ để giúp họ đi sớm đến thỏa hiệp mà Hoa Kỳ cho rằng sẽ không thiệt thòi cho VNCH. Đây là bức thư thứ ba hoặc thứ tư gì rồi, nhưng vẫn chưa thấy Tổng thống đáp ứng".

Tướng Haig yêu cầu tôi trình Tổng thống điểm này nhiều nhứt và cho ông ấy biết phản ứng của Tổng thống lần này ra sao. Tôi hứa sẽ trình sớm và điện thoại riêng cho Tướng Haig đêm hôm qua (17-11- 1972).

2. Tôi biết Tổng thống Thiệu e ngại việc có thể bị cộng sản lấn áp, nhưng tôi còn có đủ lực để ngăn chặn cộng sản làm điều này; với đệ nhất hạm đội và không lực Mỹ tại Thái Lan.

3. Về điểm rút quân Bắc Việt, Tổng thống cứ quyết liệt đòi quân Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam, điều này có bao giờ có thể họ chấp nhận, nhưng chúng tôi đã có giải pháp bớt quân hoặc giải ngũ quân hai bên trên căn bản 1-1 (một đổi một - BT). Như vậy sẽ không còn quân Bắc Việt và quân lực VNCH vẫn còn quân nhiều hơn để giữ vững lãnh thổ. Giải pháp này cũng đã khó cho họ chấp nhận rồi, làm thế nào đòi họ rút hết được. Nhưng chúng tôi hy vọng họ sẽ chấp nhận. Phía Hoa Kỳ chúng tôi đã thăm dò và có sự đồng ý của Nga Sô và Trung Cộng giúp đỡ thuyết phục Bắc Việt nhận giải pháp này để chấm dứt chiến tranh. Tóm lại, giải ngũ hoặc giảm quân trên căn bản 1-1 thực hiện trong vòng 3 tháng có quốc tế kiểm soát, như vậy VNCH không phải lo ngại về sự có mặt của quân Bắc Việt tại miền Nam.

4. Vùng vĩ tuyến cũ (DMZ) sẽ được tái lập và tôn trọng là điều chúng tôi cũng sẽ thảo luận và hy vọng thành công với CSBV (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - BT).

5. Về "coalition" (liên hiệp - BT) đâu có vấn đề "coalition" mà đó chỉ là một "Advisory Committee" (Hội đồng cố vấn - BT) không quyền hạn gì và chỉ đưa góp ý kiến về thể thức tuyển cử thôi. Chúng tôi luôn luôn chống đối "coalition" nên không bao giờ để thua cs (Cộng sản - BT) điều này.

6. Hoa Kỳ đã cố gắng rất nhiều khi thương thuyết đi đến thỏa hiệp với Bắc Việt để giữ vững tư thế lãnh đạo của Tổng thống Thiệu và chúng tôi biết Tổng thống Thiệu sẽ "stay forever" (ở lại mãi mãi - BT).

7. Hoa Kỳ đã đưa trên 1 tỷ Mỹ kim "hardware" để tăng cường quân lực VNCH đủ mạnh trước khi có ngừng bắn và chúng tôi sẽ tiếp tục giúp thêm cả viện trợ quân sự lẫn kinh tế với mức dồi dào để giúp Tổng thống Thiệu giữ vững tư thế lãnh đạo của ông.

8. CSBV biết rõ Hoa Kỳ sẽ rút và quân Đại Hàn cũng sẽ rút hết đến tháng 6-1972.

9. Chúng tôi (Hoa Kỳ - BT) không muốn cho CSBV biết sự rạn nứt giữa Mỹ và VNCH, nên chúng tôi vẫn tuyên bố: việc thăm dò giữa VNCH và Hoa Kỳ rất "satisfied" (hài lòng - BT). Trong lúc đó, sáng nay (15-11-1972) tôi mở báo ra xem thì thấy ở Sài Gòn, ông Nhã, ông Lắm tuyên bố trái ngược, gây "embarras" (khó khăn - BT) cho chúng tôi không ít.

10. Việc VNCH muốn tham dự mật đàm, chúng tôi hoan nghinh (welcome) ý kiến này và sẽ thảo luận với Bắc Việt. Theo tôi biết thì Tổng thống Thiệu cử Đại sứ Lâm tham dự và Đại sứ Lâm sẽ được chúng tôi "briefer" rõ từng điểm mỗi khi xong một buổi mật đàm, để theo dõi và góp thêm ý kiến.

11. Tóm lại chúng tôi (Hoa Kỳ - BT) khẩn khoản yêu cầu Tổng thống Thiệu "collaborer" (hợp tác - BT) với chúng tôi và cần "solidaire" (đoàn kết - BT) với chúng tôi mới mong có giải pháp tốt cho VNCH nếu không "It will be the end" (nó sẽ được kết thúc - BT)"1 (Tờ trình tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 18-11-1972, Hồ sơ 1232, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2022, 08:46:03 pm »

Tại Paris, đại diện phái đoàn Hoa Kỳ cũng cố gắng gây sức ép buộc Nguyễn Văn Thiệu phải chấp nhận bản dự thảo Hiệp định. Báo cáo của phái đoàn Sài Gòn gửi Thiệu cho thấy rõ:

"Vị đại diện của Tổng thống (Nixon - BT) cũng đã thông báo cho các vị đại sứ của tôi (Nguyễn Văn Thiệu - BT) tại Ba Lê rằng chúng ta hiện đang đối phó với một tình cảnh khó khăn xét rằng Hà Nội không có ý định nhượng bộ thêm nữa, và do đó, chúng ta phải lấy một quyết định sớm.


Vị đại diện của Tổng thống còn cho các vị đại sứ của tôi tại Ba Lê biết rằng đối với Chính phủ Hoa Kỳ thì chỉ còn hai con đường: Một là Chính phủ VNCH hợp tác với Chính phủ Hoa Kỳ để hầu như chấp nhận tất cả các điều kiện của Bắc Việt; hai là, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ phải thương thuyết một giải pháp riêng rẽ với Bắc Việt...


Những sự lựa chọn mà vị đại diện của Tổng thống đã trao cho chúng tôi thật là một vấn đề khó xử trí cho VNCH.

Theo các báo cáo tôi nhận được của các vị đại sứ của tôi tại Ba Lê tôi có cảm tưởng rằng Chính phủ VNCH đã không hợp lý khi tranh đấu về những vấn đề then chốt trên và tôi cũng có cảm tưởng rằng muốn tự cứu mình VNCH sẽ phải tuân theo những điều kiện của Chính phủ Hoa Kỳ...


Nếu quả thật vậy thì... đã có một sự thay đổi so với những gì mà từ trước đến giờ Tổng thống với tôi đã cùng quan niệm với nhau về chủ thuyết của Tổng thống và chiến lược Việt Nam hóa"1 (Dự thảo thư của Nguyễn Văn Thiệu gửi Nixon ngày 29-11-1972, Hồ sơ 1289, ĐIICH, TTLTII).


Ngày 20-11-1972, trong khi chờ đợi hồi đáp của chính quyền Sài Gòn, tại cuộc đàm phán mật ở Paris, Hoa Kỳ đã trình bản dự thảo Hiệp định với những sửa đổi theo chiều hướng quan điểm của chính quyền Sài Gòn. Nhưng sau 5 ngày thảo luận, Hoa Kỳ không thể làm lay chuyển lập trường kiên định của những người cộng sản. Dư luận đánh giá, cuộc gặp này là một bước thụt lùi lớn so với trước đó một tháng vì Hoa Kỳ đòi sửa đổi hầu hết các vấn đề thực chất trong tất cả các chương theo yêu cầu của chính quyền Sài Gòn.


Tại Sài Gòn, tiếp tục ngoan cố, ngày 29-11-1972, Nguyễn Văn Thiệu cử Nguyễn Phú Đức - phụ tá đặc biệt về ngoại vụ tới Washington hội kiến Nixon. Tại Washington, Nguyễn Phú Đức trao cho Nixon thư của Nguyễn Văn Thiệu, trong đó nói rõ yêu sách của ông ta:

"Phía cộng sản vẫn đòi hỏi chúng tôi phải đầu hàng vô điều kiện mặc dù trên bề mặt họ chỉ sửa đổi vài điểm chỉ có tính cách kỹ thuật... Và họ cũng vẫn buộc chúng tôi phải chấp nhận cái mà họ gọi là cơ cấu chính quyền lấy tên là Hội đồng quốc gia hòa giải hòa hợp dân tộc với ba thành phần ngang nhau với mục đích tổ chức tổng tuyển cử xóa bỏ chế độ tại miền Nam...

Như tôi đã vạch rõ trong giác thư ngày 18 tháng 11 vừa qua của Chính phủ VNCH và bức thư riêng của tôi gởi cho Tổng thống cùng ngày, tôi quan niệm rằng đây là hai nguyên tắc chính yếu cho giải pháp chiến cuộc Việt Nam. Hơn nữa, những nguyên tắc ấy còn là những nguyên tắc sinh tử của quốc gia chúng tôi.

Về nguyên tắc thứ nhất, là sự hiện diện đương nhiên của quân Bắc Việt tại miền Nam Việt Nam sau khi Hiệp định được ký kết, chúng tôi quan niệm đây là điểm then chốt, quyết định sự sống còn của miền Nam....

Về vấn đề mọi giải pháp chính trị cho nội bộ miền Nam,... thành lập một Hội đồng hòa giải quốc gia và dân tộc với hai thành phần đồng đều nhau để thương thuyết và giải quyết mọi vấn đề quân sự chính trị nội bộ miền Nam...

Chúng tôi không mong muốn gì hơn là chủ thuyết của Tổng thống được tiếp tục cho Việt Nam cũng như cho các quốc gia nhỏ khác ở Đông Nam Á như Tổng thống đã chủ trương và chương trình Việt Nam hóa quân sự lẫn kinh tế được tiếp tục để VNCH có đủ khả năng tự lực dần dần...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2022, 08:47:04 pm »

Với các yêu sách đó, Nguyễn Văn Thiệu cho sửa đổi điểm f và điểm h, điều 9, chương III dự thảo Hiệp định. Nguyên văn bản sửa đổi dự thảo Hiệp định của chính quyền Sài Gòn như sau:

"Các bên tham dự hội nghị Ba Lê về Việt Nam,

Nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc căn bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hoà bình ở Châu Á và thế giới, đã thoả thuận, cam kết tôn trọng và thi hành những điều khoản sau đây:

Chương I
ĐÌNH CHỈ CHIẾN SỰ - RÚT QUÂN

Điều 1: Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ ... giờ (giờ Sài Gòn),... giờ (giờ Hà Nội) ngày... tháng... năm 1972, nghĩa là... giờ, ngày... tháng... năm 1972 (giờ GMT)

Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Mỹ chống lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mỹ sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi ở miền Bắc Việt Nam ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

Việc chấm dứt chiến sự nói trong điêu này là lâu dài và vững chắc.

Điều 2: Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hoà bình lâu dài và vững chắc.

Bắt đầu từ khi ngừng bắn:

a) Những lực lượng của Hoa Kỳ và những lực lượng khác không phải của miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân. Ban Liên hợp Quân sự bốn bên nói trong điều 11 sẽ quy định những thể thức.

b) Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình. Ban Liên hợp Quản sự hai bên nói trong điều 12 sẽ quy định vùng và những thể thức trú quân của lực lượng mỗi bên để làm dễ dãi cho việc kiểm soát cuộc ngưng bắn.

c) Các lực lượng chính quy thuộc mỗi quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam phải ngừng mọi hành động tấn công nhau và nghiêm chỉnh tuân theo những điều quy định sau đây:

- Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển;

- Ngăn cấm mọi hành động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên.

Điều 3: Mỹ sẽ khong tiếp tục dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Điều 4: Trong thời hạn sau mười ngày kể từ ngày ký Hiệp định này, việc rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên kỹ thuật quân sự, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và công cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và các bên khác không phải của miền Nam Việt Nam, sẽ hoàn thành. Cố vấn của các nước nói trên cho các tổ chức bán quân sự, cảnh sat cũng sẽ phải rút trong thời hạn đó.

Điều 5: Việc hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và các nước ngoài khác đồng minh của Mỹ và của Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam sẽ hoàn thành trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này.

Điều 6: Từ khi bắt đầu thực hiện cuộc ngừng bắn cho đến việc thành lập chính phủ như điều 9(b) và 9(c) va 9(i) Hiệp định này quy định, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ không nhận tăng viện đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên kỹ thuật quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

Hai phe miền Nam sẽ được phép thay thế từng thời gian những vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh nào bị hư hay bị phá hủy sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một chiếc đổi lấy một chiếc với những đặc điểm giống nhau. Nhưng việc thay thế này sẽ được quốc tế giám sát như chương V của Hiệp định này đã quy định.


Chương II
VIỆC TRAO TRẢ NHỮNG NGƯỜI CỦA CÁC BÊN BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ

Điều 7: a) Việc trao thả những nhân viên quân sự và thường dân của các bên ngoại trừ những thường dân Nam Việt Nam do hai bên Nam Việt Nam giam giữ sẽ được xúc tiến cùng một ngày và hoàn tất cùng một ngày với việc triệt thoái quân đội như đã nói trong điều 4. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những nhân viên nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này.

b) Các bên sẽ giúp nhau lấy tin tức về những nhân viên quân sự và thường dân ngoại quốc của các bên bị mất tích, tìm chỗ các ngôi mộ và săn sóc các ngôi mộ những người chết nhằm mục đích làm dễ dãi việc hốt và chở về cốt của những người chết, và lấy những biện pháp nào cần thiết để có tin tức những người vẫn còn bị mất tích.

c) Việc những thường dân miền Nam Việt Nam do hai bên miền Nam Việt Nam giam giữ sẽ được hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, và nhằm mục đích chấm dứt hận thù và để giảm bớt đau thương và để sum họp các gia đình.

Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện việc này càng sớm càng tốt và sẽ làm hết sức mình để giải quyết vấn đề này sau khỉ cuộc ngừng bắn có hiệu lực.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2022, 08:48:15 pm »

Chương III
CÁC QUYỀN DÂN TỘC CĂN BẢN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM

Điều 8: Hoa Kỳ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam đã công nhận.

Điều 9: Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam dưới đây:

a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng.

b) Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử trên toàn quốc thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.

c) Hai bên miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng ngưng bắn và giữ vững hoà bình ở miền Nam Việt Nam; giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương thuyết và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.

d) Hoa Kỳ tôn trọng quyền tự quyết của của nhân dân miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ không cam kết với bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào ở miền Nam Việt Nam và không tìm cách áp đặt một chính phủ thân Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam.

e) Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:

- Thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc, xoá bỏ thù hận, cấm mọi hành động khủng bố và bạo lực, mọi hành động trả thù và kỳ thị với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia.

- Bảo đảm việc thực hiện một cách hòa bình các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sổng, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

f) Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập một Hội đồng hoà giải và hoà hợp dân tộc mà thành phần gồm đại diện các lực lượng chính trị có ý nghĩa tại miền Nam Việt Nam.

Một cuộc trưng cầu dân ý có quốc tế giám sát sẽ được tổ chức để quyết định bách phân đại diện của cac lực lượng này trong Hội đồng. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ giải quyết các vấn đề nội bộ miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt và sẽ cố gắng hết sức để thực hiện việc này sau khi cuộc ngừng bắn có hiệu lực, để phù hợp với ý muốn hòa bình, độc lập và dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam.

g) Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ có nhiệm vụ tổ chức tuyển cử tự do và dân chủ trên toàn quốc như định trong điều 9(b) và quyết định về những thủ tục và thể thức các cuộc tuyển cử đó. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tuyển cử sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thương mà thỏa thuận.

Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ khuyến khích hai bên miền Nam Việt Nam thi hành các Hiệp định được ký kết, duy trì ngừng bắn, bảo đảm việc thi hành một cách hòa bình các quyền tự do dân chủ và thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc.

h) Một cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức trong vòng 5 tháng sau khi ký kết Hiệp định toàn bộ.

Trước cuộc bầu cử tổng thống, đương kim Tổng thống và Phó Tổng thống miền Nam Việt Nam sẽ từ chức. Chủ tịch và Thượng nghị viện sẽ đảm nhận trách nhiệm xử lý chánh phủ, ngoại trừ những trách nhiệm liên hệ đến cuộc bầu cử tổng thống là thuộc quyền của Hội đồng Hòa giải và hòa hợp dân tộc.

i) Sau khi nhậm chức, tân Tổng thống sẽ thành lập một chánh phủ mới trong đó tất cả lực lượng chánh trị sẽ được đại diện theo tỷ lệ số phiếu đạt được trong cuộc bầu cử tổng thống.

k) Vấn đề lực lượng vũ trang Nam Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh. Trong số những vấn đề hai bên miền Nam Việt Nam thảo luận có vấn đề biện pháp giảm số quân của các lực lượng vũ trang hai bên.

l) Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẽ duy trì quan hệ với tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ quốc gia nào không kèm theo điều kiện chính trị.

Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử trên toàn quốc tại miền Nam Việt Nam như Điều 9(i) đã quy định.


Chương IV
VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ
VẤN ĐỀ QUAN HỆ GIỮA HAI MIỀN NAM, BẮC VIỆT NAM

Điều 10: Như Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam đã quy định, giới tuyến quân sự ở vĩ tuyến 17 chỉ có tính chất tạm thời, không phải là ranh giới chính trị hoặc về lãnh thổ.

Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước, bằng phương pháp hòa bình trên căn bản bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Nam và miền Bắc Việt Nam thỏa thuận.

Trong khi chờ đợi thống nhất đất nước, miền Nam và miền Bắc Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về vài địa hạt.

Trong khi chờ đợi thống nhất đất nước, miền Nam và miền Bắc Việt Nam sẽ tôn trọng Hiệp định Genève năm 1954, đặc biệt là điều 24 liên quan đến vấn đề tôn trọng lãnh thổ của nhau. Hai miền sẽ không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự, nhân viên quân sự trên đất mình, như Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam quy định.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2022, 08:49:35 pm »

Chương VI
BAN LIÊN HỢP, ỦY BAN QUỐC TẾ KIỂM SOÁT
VÀ GIÁM SÁT, HỘI NGHỊ QUỐC TẾ

Điều 11: Các bên tham gia Hội nghị Ba Lê về Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban Liên hợp Quân sự bốn bên có nhiệm vụ phối hợp các bên trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp định này.

Đoạn đầu của điều 1 về việc thực hiện ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam;

Điều 2(a) về việc ngừng bắn của lực lượng Hoa Kỳ và tất cả các lực lượng nào không phải của miền Nam Việt Nam.

Điều 2(c) về việc ngưng bắn giữa các bên tại miền Nam Việt Nam;

Điều 4 về việc rút ra khỏi miền Nam của lực lượng Hoa Kỳ và lực lượng khác không phải của miền Nam Việt Nam.

Điều 5 về việc hủy bỏ các căn cứ quấn sự của Hoa Kỳ và của các bên khác không phải là Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam.

Điều 7 về việc trao trả người của các bèn bị bắt và giam giữ.

b) Ban Liên hợp Quân sự bốn bên sẽ làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và đồng nhất thỏa thuận. Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát.

c) Ban Liên hợp Quân sự bốn bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi ký kết Hiệp định này và chấm dứt hoạt động sau khi việc thi hành đoạn đầu của điều 1, điều 2(a), điều 2(c), điều 4, điều 5 và điều 7 đã hoàn thành.

d) Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về tổ chức, thể thức làm việc, phương tiện hoạt động và chi phí của Ban Liên hợp Quân sự bốn bên.

Điều 12: Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập một Ban Liên hợp Quân sự hai bên miền Nam Việt Nam có nhiệm vụ phối hợp hai bên miền Nam Việt Nam trong việc thực hiện các điều sau đây của Hiệp định này liên quan đến hai bên:

Đoạn đầu của điều 1, về việc thực hiện ngưng bắn trên toàn cõi miền Nam Việt Nam, khi Ban Liên hợp Quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động;

Điều 2(b) về việc ngừng bắn giữa các bên miền Nam Việt Nam;

Điều 2(c) về việc ngừng bẳn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam, khi Ban Liên hợp Quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động;

Điều 6 về việc cấm đưa quân đội, vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh vào miền Nam Việt Nam và những điều khoản khác;

Điều 9(k) về vấn đề lực lượng vũ trang Nam Việt Nam ở miền Nam Việt Nam;

Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát.

Sau khi Hiệp định này được ký kết, Ban Liên hợp quân sự hai bên sẽ thỏa thuận ngay những biện pháp và tổ chức nhằm thực hiện ngừng bắn và giữ gìn hòa bình ở miền Nam Việt Nam.

Điều 13: a) Sau khi ký kết Hiệp định này, thành lập ngay Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát.

b) Cho đến khi Hội nghị bảo đảm quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với bốn bên về các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều khoản dưới đây của Hiệp định này:

- Điều 2(a) về việc ngừng bắn của các lực lượng Hoa Kỳ và tất cả các lực lượng nào không phải của miền Nam Việt Nam.

- Điều 2(c) về việc ngừng bắn giữa các bên ở miền Nam Việt Nam;

- Điều 4 về việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quan Hoa Kỳ và quân khác không phải của miền Nam Việt Nam.

- Điều 5 về việc hủy bỏ các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và của các bên khác không phải là Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam.

- Điều 7 về việc trao trả người của các bên bị bắt và giam giữ.

Ủy ban Quốc tế về giám sát và kiểm soát sẽ lập những tổ kiểm soát để làm nhiệm vụ của mình. Bốn bên thỏa thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó.

Các bên sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ kiểm soát đó.

c) Cho đến khi Hội nghị bảo đảm quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam về việc kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều sau đây của Hiệp định này:

- Đoạn đầu của điều 1 về việc ngừng bắn trên toàn cõi miền Nam Việt Nam;

- Điều 2(b) về việc ngừng bắn giữa các bên ở miền Nam Việt Nam;

- Điều 2(c) về việc ngừng bắn giữa các bên ở miền Nam Việt Nam;

- Điều 6 về việc cấm đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam và về các điều khoản khác;

- Điều 9(b) về tổng tuyển cử trên toàn quốc, tự do, dân chủ ở miền Nam Việt Nam;

- Điều 9(k) về những thỏa thuận đạt được giữa hai bên miền Nam Việt Nam về việc giảm số quân của các lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam.

Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ lập những tổ kiểm soát để làm nhiệm vụ của mình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thỏa thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát làm nhiệm vụ.

d) Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ gồm đại diện của bốn nước: Gia Nã Đại, Nam Tư, Nam Dương và Thụy Điển. Đại diện các nước trong Ủy ban Quốc tế sẽ luân phiên làm chủ tịch trong từng thời gian do Ủy ban Quốc tế quy định.

e) Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát thi hành nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền.

f) Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí.

g) Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ bắt đầu hoạt động khi ngưng bắn có hiệu lực ở Việt Nam. Đối với các điều khoản liên quan đến bốn bên nói trong điều 13(b), Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát chấm dứt hoạt động của mình khi nhiệm vụ kiểm soát và giám sát của Ủy ban đối với cấc điều đó đã hoàn thành. Đôi với các điều khoản liên quan đến hai bên miền Nam Việt Nam nói ở điều 13(d), Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của Chính phủ được thành lập sau Tổng tuyển cử trên toàn quốc nói ở điều 9(b), 9(f), 9(h).

h) Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về tổ chức, phương tiện hoạt động và chi phí cho Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát. Mối quan hệ giữa Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát với Hội nghị quốc tế sẽ do Ủy ban Quốc tế và Hội nghị quốc tế thỏa thuận sau.

Điều 14: Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ khi ký Hiệp định này và các Hiệp định ngưng chiến tại Ai Lao và Cộng hòa Khmer để ghi nhận các Hiệp định đã được ký kết, bảo đảm chấm dứt chiến tranh giữ vững hòa bình ở Việt Nam, tôn trọng các quyên dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần vào hòa bình và bảo đảm hòa bình ở Đông Dương.

Các bên sau đây sẽ được mời tham dự Hội nghị quốc tế này: Liên Xô, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Pháp, Anh, bốn nước trong ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát, Tổng thư ký Liên hợp quốc cùng với các bên ở Hội nghị Paris về Việt Nam, Cộng hòa Khmer và Vương quốc Ai Lao.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #97 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2022, 08:51:14 pm »

Chương VII
ĐỐI VỚI CỘNG HÒA KHMER VÀ AI LAO

Điều 15: Các bên tham dự Hội nghị Ba Lê về Việt Nam triệt để tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân đối với Cộng hòa Khmer và nhân dân Ai Lao đã được các Hiệp định Genève năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Genève năm 1962 về Ai Lao công nhận: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia đó. Các bên nói trên tôn trọng nền trung lập của Cộng hòa Khmer và Ai Lao. Các bên nói trên cam kết không dùng lãnh thổ của Cộng hòa Khmer và Ai Lao để xâm phạm chủ quyền và an ninh của các nước khác.

b) Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Ai Lao và Cộng hòa Khmer; rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

c) Công việc nội bộ của Cộng hòa Khmer và Ai Lao do nhân dân mỗi nước này giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.

d) Những vấn đề liên quan giữa bốn nước Đông Dương sẽ do các bên Đông Dương giải quyết, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trong những vấn đề sẽ được giải quyết là việc thi hành nguyên tắc các lực lượng vũ trang của các nước Đông Dương phải ở trong phạm vi biên giới của mình.


Chương VIII
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Điều 16: Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi ký. Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định này.

Làm tại ... ngày ... tháng ... năm 1972

Bằng tiếng Việt Nam và tiếng Anh. Bản tiếng Việt Nam và bản tiếng Anh là những văn bản chính thức và có giá trị như nhau"1 (Dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình ở Việt Nam, bản sửa của Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 1232, ĐIICH, TTLTII).


Nhưng "Hoa Kỳ cũng vẫn cho rằng họ không thấy cách nào giải quyết các vấn đề căn bản của chúng ta (Chính quyền Sài Gòn - BT)2 (tài liệu mật chung quanh các cuộc mật đàm về một hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam, Hồ sơ 1231, ĐIICH, TTLTII).


Ngày 4-12-1972, tiếp tục các cuộc gặp bí mật giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng không có sự tiến triển nào.

Tại bàn Hội nghị Paris về Việt Nam, các phiên họp trở lại thành diễn đàn đấu tranh chính trị của các bên. Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn cố gắng bào chữa cho sự phá bỏ cam kết của mình, nhưng liên tục bị phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam chỉ trích. Ngày 30-11-1972, tại phiên họp thứ 168, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình lên tiếng tố cáo Hoa Kỳ bội tín, đẩy lùi khả năng lập lại hòa bình, oanh tạc cả hai miền Việt Nam ác liệt; đồng thời, ào ạt đưa thêm vũ khí và phương tiện chiến tranh mới vào miền Nam Việt Nam; tố cáo chính quyền Sài Gòn tăng cường đàn áp, khủng bố nhân dân1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, số 168, Hồ sơ 17719, PTTg, TTLTII). Ngày 7-12-1970, tại phiên họp thứ 170, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình tiếp tục yêu cầu Hoa Kỳ phải ký kết ngay bản dự thảo Hiệp định, tố cáo Hoa Kỳ đã kéo dài cuộc thương thuyết nhằm mục đích nới rộng cuộc chiến và củng cố chính quyền Sài Gòn2 (Tài liệu về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam phiên họp thứ 169, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 1471, QKVH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2022, 08:52:33 pm »

Ngày 14-12-1970, tại phiên họp thứ 170, trước những đòi hỏi vô lý của chính quyền Sài Gòn, đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ông Nguyễn Minh Vỹ phát biểu:

"Làm thế nào phía Mỹ có thể nói họ có thiện chí và thái độ nghiêm chỉnh trước tình hình thực tể là: một tháng rưỡi qua, Mỹ vẫn chưa chịu ký Hiệp định hòa bình mà họ đã thỏa thuận, làm cho đàm phán kéo dài, chiến tranh kéo dài?

Không phải Mỹ đang chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện điều họ đã chấp nhận là tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn sự dính líu về quân sự của Mỹ ở Việt Nam, bảo đảm hòa bình lâu dài. Trái lại, Mỹ vẫn tăng cường những hành động chiến tranh tàn ác ở hai miền Việt Nam, đồng thời ráo riết đưa vào miền Nam Việt Nam hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh, để lại và đưa thêm vào hàng vạn "cố vấn" quân sự khoác áo dân sự nhằm tiếp tục chỉ huy và huấn luyện quân đội Sài Gòn. Trong khi đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không ngớt nhắc lại luận điệu phi lý "miền Bắc xâm lược miền Nam", hòng bao che cho sự xâm lược của Mỹ và viện cớ đưa ra yêu sách đòi "miền Bắc rút quân". Rõ ràng là chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh", vẫn là âm mưu thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài nước Việt Nam.


Cũng không phải Mỹ đang chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện điều họ đã chấp nhận là tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, để nhân dân miền Nam Việt Nam giải quyểt những vấn đề nội bộ của mình, theo tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, phù hợp với thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chánh quyền, hai quân đội, có ba lực lượng chính trị. Trái lại, trong khi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ngang ngược chống lại giải pháp chính trị đã thỏa thuận, đòi phủ nhận Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các lực lượng chính trị khác, thì Mỹ ra sức yểm trợ cho quân đội Sài Gòn tiến công quân đội giải phóng, chỉ huy Sài Gòn thực hiện chiến dịch đàn áp khủng bố, hòng thủ tiêu mọi lực lượng chính trị, tôn giáo, xã hội tán thành hòa bình và hòa hợp dân tộc.


Ngày càng rõ là tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" giữa Washington và Sài Gòn chỉ là giả tạo. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu do Mỹ nặn ra đang được tiếp tục dùng làm công cụ "Việt Nam hóa chiến tranh", che đậy cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Không thể chấp nhận một tình hình là, trong khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tỏ thái độ nghiêm chỉnh và thiện chí đến mức cao nhất, Mỹ vẫn vịn vào chính quyền Nguyễn Văn Thiệu để đòi xét lại những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định.


Một lần nữa, cần vạch rõ rằng, Hiệp định đã được thỏa thuận ngày 20-10-1972 là đúng đắn, công bằng cho tất cả các bên. Nếu Mỹ ký kết Hiệp định đúng ngày 31-10-1972 thì sau đó 24 giờ đã có ngừng bắn, và đến nay hầu hết quân nhân Mỹ tham chiên và bị bắt đã trở về với gia đình, những vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam đã hoặc đang được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn giải quyết.


Chúng tôi kiên quyết phản đối mọi yêu sách vô lý của Mỹ và chính Cịuyền Sài Gòn hòng sửa đổi nội dung Hiệp định. Chúng tôi đòi nhanh chóng ký kết bản Hiệp định đã thỏa thuận hồi tháng 10-1972. Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình hình chiến tranh kéo dài nếu họ tiếp tục dùng chính quyền Nguyễn Văn Thiệu để phá hoại Hiệp định1 (Tài liệu về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam phiên họp thứ 170 ngày 14-12-1972, Hồ sơ 1471, QKVH, TTLTII).


Ngày 18-12-1972, thực hiện âm mưu định sẵn, Nixon ra lệnh cho máy bay B.52 hủy diệt miền Bắc Việt Nam, mở đầu chiến dịch mang mật danh "Linebacker II". Trong 12 ngày đêm, Hoa Kỳ đã huy động 193 máy bay B.52, 999 máy bay chiến thuật2 (Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.243) ném bom Hà Nội, Hải Phòng, cùng một số thành phố, thị xã khác, âm mưu hủy diệt nguồn nhân vật lực chi viện cho chiến trường miền Nam từ miền Bắc Việt Nam.


Ngay lập tức, hành động hủy diệt của Nixon bị dư luận thế giới chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt ở các nước phương Tây. Tại Paris, báo Le Monde so sánh chiến dịch hủy diệt miền Bắc Việt Nam của Nixon với cuộc ném bom của phát xít Đức thực hiện ở Guernica, Tây Ban Nha. Tờ Daily Mirror Anh đánh giá: "Việc Mỹ quay lại ném bom Bắc Việt Nam đã làm cho cả thế giới lùi lại vì ghê sợ". Trong khi Chính phủ Thủy Điển mạnh mẽ lên án "cuộc ném bom là một tội ác chống lại loài người trên quy mô đạo đức" ngang bằng với sự tàn bạo của phát xít tại trại tập trung Treblinka. Đồng thời, Thủ tướng Thụy Điển Palme đích thân thu thập chữ ký, phát động phong trào đòi Hoa Kỳ chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam trên toàn quốc. Tại Hoa Kỳ, Nixon bị chất vấn về sự cần thiết, cũng như tính tàn bạo của hành động hủy diệt miền Bắc Việt Nam3 (George Herring, America's Longest War, John Wikey & Sons, 1979).


Ngày 21-12-1972, phiên họp thứ 171, với quyền ưu tiên phát biểu trước, đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Nguyễn Minh Vỹ lên án mạnh mẽ hành động ném bom của Hoa Kỳ. Ông cho rằng:

"... Giữa lúc cuộc đàm phán đang tiếp tục, thì ngày 16-12-1972, phía Mỹ đột nhiên giở giọng vu cáo trắng trợn hòng gạt trách nhiệm gây trở ngại cho đàm phán sang phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi ngay sau đó, tiến hành bước leo thang chiến tranh mới cực kỳ nghiêm trọng với quy mô và cường độ chưa từng thấy ở miền Bắc Việt Nam.

Như nguồn tin quân sự Mỹ đã xác nhận, từ ngày 18 đến nay cùng với 500 máy bay chiêh thuật, Mỹ đã huy động hơn 100 máy bay B52, tức là toàn bộ lực lượng không quân chiến lược sẵn sàng chiến đấu của Mỹ ở Đông Nam Á đánh phá không ngớt miền Bắc Việt Nam, kể cả Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Đặc biệt dã man là Mỹ đã cho máy bay B52 ném bom rải thảm đêm nhằm hủy diệt nhiều khu dân cư của Hà Nội và một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam, gây nhiều tội ác"1 (Tài liệu về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam phiên họp thứ 171 ngày 21-12-2972, Hồ sơ 1471, QKVH, TTLTII).

Đồng thời, ông cũng khẳng định quyết tâm của nhân dân Việt Nam qua việc trích lại tuyên bố ngày 19-12-1972 của Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:

"Chánh quyền Ních sơn mưu toan dùng bom đạn hòng buộc nhân dân Việt Nam phải khuất phục và chấp nhận một giải pháp cho vấn đề Việt Nam theo điều kiện của Mỹ, đó chỉ là ảo tưởng. Nhân dân Việt Nam kiên cường bất khuất, nhất định sẽ trừng trị đích đáng mọi hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, nhất định làm thất bại chính sách thương lượng trên thế mạnh và mọi thủ đoạn xảo quyệt của chúng trong đàm phán"2 (Tài liệu về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam phiên họp thứ 171 ngày 21-12-1972, Hồ sơ 1471, QKVH, TTLTII).

Kết thúc bài phát biểu, ông tuyến bố: "Để biểu thị sự phản đối hành động leo thang chiến tranh, những cuộc ném bom cực kỳ dã man và thái độ đàm phán lật lọng của phía Mỹ; đoàn đại biểu Chánh phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với sự đồng ý của đoàn đại biểu Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, quyết định ngưng phiên họp thứ 171 Hội nghị Paris về Việt Nam tại đây"1 (Tài liệu về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam phiên họp thứ 171 ngày 21-12-1972, Hồ sơ 1471, QKVH, TTLTII). Sau tuyên bố của ông Nguyễn Minh Vỹ, hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam rời khỏi phòng họp mà không đợi hoàn tất lời dịch phát biểu sang Pháp văn. Hội nghị Paris về Việt Nam đứng trước nguy cơ đổ vỡ.


Ngày 22-12-1972, Hoa Kỳ gửi công hàm yêu cầu họp lại. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn im lặng và tiếp tục trả lời bằng con số B.52 rơi lên đến 14 chiếc (phía Hoa Kỳ thừa nhận mất 9 chiếc). Ngày 26-12-1972, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu trở lại tình hình trước ngày 18-12 mới trở lại bàn đàm phán. Hoa Kỳ chấp nhận nhưng vẫn tiếp tục ném bom hủy diệt miền Bắc Việt Nam thêm 4 ngày. 7 giờ sáng, ngày 30-12-1972, Nixon tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ bắc vĩ tuyến 20 với thiệt hại nặng nề, hơn 30 chiếc B.52 bị bắn hạ2 (Trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12-1972, quân và dân ta đã bắn rơi 34 máy bay B.52, 47 máy bay không quân chiến thuật của Mỹ (BT)).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2022, 08:31:53 pm »

3. Nối lại đàm phán, đi đến ký kết Hiệp định

Ngày 2-1-1973, tiến trình đàm phán về Việt Nam được nối lại bằng phiên họp bí mật mang tính kỹ thuật giữa Đại sứ Hoa Kỳ W. Sullivan và đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Cơ Thạch. Hai bên tập trung thảo luận về chi tiết của bản dự thảo Hiệp định chuẩn bị cho cuộc đàm phán mật giữa Cố vấn Lê Đức Thọ và Kissinger ngày 8-1-1973.


Trong khi đó, ngày 4-1-1973, phiên họp thứ 172 Hội nghị Paris về Việt Nam được khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Đại lộ Kleber, Paris, với sự tham dự của: đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Minh Vỹ; đại diện phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Đinh Bá Thi; Đại sứ William Porter - Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ và Phạm Đăng Lâm - Trưởng phái đoàn Sài Gòn. Được quyền phát biểu khai mạc phiên họp, Phạm Đăng Lâm tiếp tục phủ nhận vị thế cùa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và đòi hỏi giải quyết vấn đề Việt Nam như trường hợp của Đại Hàn và nước Đức. Ông ta cho rằng ở Việt Nam "có hai quốc gia Việt Nam biệt lập"1 (Tài liệu về Hội đàm Ba Lê của pháo đoàn Việt Nam Cộng hòa ngày 9-1-1973, phiên họp thứ 172, Hồ sơ 1230, QKVH, TTLTII). Về phía Hoa Kỳ, William J. Porter chỉ đưa ra những nhận định tổng quát và nói về viễn cảnh hòa bình với việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời ngụ ý về một nước Việt Nam bị chia cắt làm hai quốc gia riêng biệt. Như vậy, trong phiên họp này, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục luận điệu đòi lật lại các vấn đề căn bản của dự thảo Hiệp định đã được Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất ngày 20-10-19722 (Tài liệu về Hội đàm Ba Lê của pháo đoàn Việt Nam Cộng hòa ngày 9-1-1973, phiên họp thứ 172, Tlđd).


Bác bỏ các luận điệu trên, đại diện phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam Đinh Bá Thi kiên định khẳng định: "miền Nam Việt Nam có hai chính quyền và hai quân đội và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam "phải cùng phân chia quyên hành với Chính phủ Sài Gòn". Đồng quan điểm trên, đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Minh Vỹ yêu cầu Hoa Kỳ ký kết Hiệp định mà không được đòi hỏi thay đổi nội dung dự thảo ngày 20-10-19721 (Tài liệu về Hội đàm Ba Lê của pháo đoàn Việt Nam Cộng hòa ngày 9-1-1973, phiên họp thứ 172, Tlđd).


Ngày 7-1-1973, Cố vấn Lê Đức Thọ đến Paris chuẩn bị cho cuộc gặp riêng với Kissinger. Tại đây ông tuyên bố: "Từ ngày 13-12-1972, chỉ còn vài vấn đề chưa được giải quyết và có nhiều hy vọng sẽ có kết quả nhanh chóng". Đồng thời, ông lên án Hoa Kỳ ném bom miền Bắc Việt Nam, làm cản trở mật đàm bằng các yêu sách đòi thay đổi căn bản nội dung bản dự thảo Hiệp định. Trong khi, tại Washington, Tổng thống Nixon nhiều lần triệu tập Tiến sĩ Kissinger để ra chỉ thị cho cuộc mật đàm. Khi đến Paris, Kissinger tuyên bố "sẽ cố gắng hết sức để mật đàm tiến triển và đem lại kết quả"2 (Tài liệu về Hội đàm Ba Lê của phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ngày 9-1-1973, phiên họp thứ 172, Tlđd).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM