Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:04:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn - T1  (Đọc 4065 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2022, 02:32:34 pm »

Bản tuyên bố ngày 8-2-1971 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào yêu nước đã cực lực lên án những hành động phiêu lưu quân sự mới và cuộc leo thang chiến tranh xâm lược của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố ngày 10-2-1971 nêu rõ: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa triệt để ủng hộ bản tuyên bố ngày 8-2-1971 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào yêu nước về việc chính quyền Nixon tiến hành leo thang chiến tranh ở Lào. Chánh phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết đòi Chính phủ Mỹ phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược ở Lào, miền Nam Việt Nam và Campuchia, phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ ra khỏi các nước Đông Dương để nhân dân mỗi nước Đông Dương tự quyết định công việc nội bộ của mình. Trung thành với bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao của nhân dân Đông Dương, nhân dân Việt Nam kiên quyết kề vai sát cánh với nhân dân Lào và nhân dân Khơme anh em, kiên trì và đẩy mạnh chiến đấu chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tay sai của chúng...


Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cực lực lên án việc Mỹ chuẩn bị những bước phiêu lưu quân sự mới chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nghiêm khắc cảnh cáo: nhân dân Việt Nam với tinh thần cảnh giác cao, nhất định sẽ đánh bại bất cứ hành động phiêu lưu quân sự mới nào của Mỹ".


Quá trình leo thang và mở rộng chiến tranh của chính quyền Nixon hòng cứu vãn chương trình Việt Nam hóa là quá trình thất bại liên tiếp ở Campuchia và ở Lào...


Chính quyền Nixon trông mong vào việc tăng cường quân ngụy Sài Gòn đủ mạnh để rút quân trên thế mạnh, điều đó chỉ là ảo tưởng. Nếu họ thật sự muốn rút hết quân Mỹ, muốn bảo vệ sinh mạng binh lính Mỹ thì họ không có lý do gì không chịu đáp ứng tích cực những đề nghị hợp tình hợp lý ngày 17-9 và ngày 10-12-1970 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tạo điều kiện cho Mỹ rút quân trong an toàn và danh dự"1 (Tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về phiên họp thứ 102 ngày 11-2-1971 Hội đàm Ba Lê, Hồ sơ 1464, QKVH, TTLTII).

Diễn văn của Bộ trưởng Xuân Thủy tại phiên họp 102 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 11-2-19711 (Hồ sơ 1464, QKVH, TTLTII)





Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2022, 02:33:53 pm »

Đồng thời, phản đối hành động quân sự của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tẩy chay phiên họp thường lệ vào ngày 25-3-1971, đề nghị dời sang ngày 1-4-1971. Nhưng để thể hiện sức ép trên bàn đàm phán, phái đoàn Hoa Kỳ và Sài Gòn yêu cầu dời đàm phán tới ngày 8-4-1971.


Ngày 6-4-1971, sau hai tháng tiến hành chiến dịch, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa buộc phải rút quân khỏi Lào với tổn thất nặng nề về nhân mạng mà không đạt được bất cứ mục tiếu nào để ra. Thất bại nặng nề cùa chiến dịch Lam Sơn 719 - chiến dịch mang tính mấu chốt của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", buộc phái đoàn Hoa Kỳ phải mềm dẻo hơn trong đàm phán. Ngày 15-4-1971, tại phiên họp 109, Bộ trưởng Xuân Thủy đặt ra ba điều kiện tiên quyết đi đến chấm dứt chiến tranh Việt Nam:

"Nếu thực sự muốn giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam một cách nghiêm chỉnh, thì chính quyền Nixon cần làm những việc sau đây:

1. Hoặc là đồng ý thời hạn đến 30-6-1971 rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam như Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra; hoặc là Chính phủ Mỹ đưa ra một thời hạn hợp lý khác để các bên cùng xem xét. Luận điệu của ông Nixon nói rằng tuyên bố thời hạn rút hết quân là "vứt bỏ con bài chính để mặc cả đạt tới việc thả tù binh Mỹ" chỉ là ngụy biện. Ai cũng biết chính vì có quân đội xâm lược Mỹ thì mới có quân Mỹ chết và mới có quân Mỹ bị bắt. Chính quyền Nixon còn duy trì quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược, thì càng kéo dài danh sách người Mỹ thương vong và bị bắt. Chỉ có rút hết quân Mỹ theo một thời hạn nhanh chóng thì quân Mỹ mới được đảm bảo an toàn và những quân nhân bị bắt được sớm trở về với gia đình.


2. Chính phủ Mỹ phải thật sự tôn trọng cam kết chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom, bắn phá và mọi sự xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực tế đã chứng tỏ chính quyền Nixon còn tiếp tục cho máy bay trinh sát ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam, thì còn nhiều máy bay Mỹ bị bắn rơi, thì càng kéo dài danh sách phi công Mỹ bị bắt và bị chết.


3. Chính phủ Mỹ hãy tán thành đề nghị hợp tình hợp lý của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là thành lập ờ Sài Gòn một chính quyền không có Thiệu - Kỳ- Khiêm, tán thành hòa bình, độc lập, trung lập, dân chủ để nói chuyện nghiêm chỉnh với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.


Chính phủ Mỹ đồng ý làm ba điều trên thì sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên cơ sở công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, có lợi cho nhân dân Mỹ và danh dự của nước Mỹ, đồng thời có lợi cho hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. Trái lại, nếu chính quyền Nixon ngoan cố theo đuổi chính sách "Việt Nam hóa" tức là tiếp tục kéo dài và mở rộng chiến tranh thì nhân dân Việt Nam càng tăng cường đoàn kết với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia kiên quyết kháng chiến giành thắng lợi hoàn toàn, làm cho "học thuyết Nixon" càng thất bại".


Trả lời đề nghị của Bộ trưởng Xuân Thủy, David Bruce - Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tỏ ra "nhũn nhặn":

"Về lực lượng của Hoa Kỳ, chúng tôi sẵn sàng thương lượng để thỏa thuận về một lịch trình cho các cuộc triệt thoái toàn bộ như là một phần của một giải pháp toàn bộ. Vì vậy, trong việc triệt thoái, vân để được đặt ra không phải là việc chúng tôi từ chối ấn định một thời hạn, mà ngược lại là việc về phần quý vị, quý vị từ chối có những hành động hỗ trợ tương tự và cần thiết.


Những đề nghị chúng tôi đưa ra đã cung ứng một cơ sở hợp tình, hợp lý cho cuộc thương lượng nghiêm chỉnh. Chúng tôi sẵn sàng thảo luận những đề nghị ấy cùng với những đề nghị của quý vị. Như Tổng thống Nixon đã nhắc lại ngày 7-4, chúng tôi sẵn sàng thực hiện cuộc ngưng bắn tức khắc trên toàn Đông Dương, phóng thích tức khắc tất cả các tù binh ở khu vực Đông Dương, mở một hội nghị hòa bình cho toàn Đông Dương, triệt thoái hoàn toàn tất cả các lực lượng ngoại nhập ra khỏi Việt Nam, Lào và Campuchia và một giải pháp chính trị"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 109, ngày 28-4-1971, Hồ sơ 1465, QKVH, TTLTII).


Tại các phiên họp trong tháng 4 và 5-1971, phái đoàn Hoa Kỳ và Sài Gòn trở lại đàm phán về vấn đề tù binh mà tránh né thảo luận các vấn đề căn bản. Trong các cuộc gặp riêng với Cố vấn Lê Đức Thọ, Kissinger cũng tìm các phương cách cốt yếu đưa được tù binh Hoa Kỳ về nước. Như trong cuộc gặp gỡ ngày 31-5-1971, Kissinger đưa ra đề nghị bảy điểm, đòi tách riêng vấn đề quân sự và vấn đề chính trị.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2022, 02:35:46 pm »

Về phía cách mạng, trong các phiên họp từ cuối tháng 4 đến hết tháng 6-1971, tiến công và hướng dư luận vào sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam công kích Hoa Kỳ tiếp tục chính sách theo đuổi chiến tranh; đề nghị Hoa Kỳ phải triệt thoái toàn bộ vô điều kiện quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam và yêu cầu phải thay thế nội các hiếu chiến Thiệu - Kỳ - Khiêm. Ngày 29- 4-1971, tại phiên họp thứ 111, Bộ trưởng Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình công bố "lệnh của Bộ chỉ huy các lực lượng võ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 26-4-1971 về việc không tấn công các binh sĩ Mỹ phản chiến không có hành động đối địch với quấn và dân miền Nam Việt Nam"2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 111, Hồ sơ 1466, QKVH, TTLTII).


Diễn văn của Trưởng phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình tại phiên họp 111 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 29-4-19711 (Hồ sơ 1466, QKVH, TTLTII)







Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2022, 06:36:56 am »

Ngày 27-5-1971, đại diện phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Tiến kiên quyết đòi thay thế chính quyền Thiệu - Kỳ - Khiêm với những lý lẽ đanh thép:

"Những người cầm đầu chánh quyền Sài Gòn ngày nay, với vai trò làm tay sai cho Mỹ, đang điên cuồng chống lại các nguyện vọng bức thiết của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Nhân dân miền Nam Việt Nam mong muốn hòa bình, một nền hòa bình được thực hiện qua một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam. Nhưng những người cầm đầu chánh quyền Sài Gòn thì chống lại một giải pháp như vậy.

Nhân dân miền Nam Việt Nam muốn độc lập, nhưng Thiệu - Kỳ - Khiêm muốn miền Nam phải bị đặt dưới ách thống trị thực dân của Mỹ.

Nhân dân miền Nam Việt Nam mong muốn trung lập nhưng chính quyền Sài Gòn lại một mực chống lại trung lập, thực tế là đòi miền Nam Việt Nam phải lệ thuộc vào Mỹ.

Nhân dân miền Nam Việt Nam muốn dân chủ và tự do, nhưng chánh quyền Sài Gòn thi hành một chánh sách độc tài phát xít.

Nhân dân miền Nam Việt Nam muốn hòa hợp dân tộc, mà hình thức hòa hợp tốt nhất là sự liên hiệp rộng rãi giữa mọi lực lượng yêu nước và yêu hòa bình, không phân biệt xu hướng, chánh kiến và tôn giáo. Nhưng chánh quyền Sài Gòn hiện nay thì ra sức chống liên hiệp, chống lại hòa hợp dân tộc.
Những người cầm đầu chánh quyền Sài Gòn hiện nay thật sự là trở ngại cho một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 114, Hồ sơ 1466, QKVH, TTLTII).


Tháng 6-1971, thời điểm "ánh sáng cuối đường hầm" vẫn chưa ló rạng chính quyền Nixon bị lung lay bởi vụ rò rỉ tài liệu mật lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ (tính đến thời điểm đó) về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày 13-6-1971, tờ New York Times cho đăng loạt bài tiết lộ tập tài liệu mật do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ biên soạn tựa để "United States - Viet Nam Relations, 1945-1967: A Study Prepared by the Department of Defense" (Quan hệ Mỹ - Việt Nam, 1945-1967: Nghiên cứu của Bộ Quốc phòng), nội dung phản ánh sự lừa dối dư luận của Chính phủ Hoa Kỳ về quá trình dính líu và can dự vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Vụ rò rỉ làm bùng nổ cuộc chiến pháp lý giữa chính quyền Nixon và giới báo chí, đồng thời gây chấn động dư luận Hoa Kỳ.


Tại Paris, những tài liệu của Lầu Năm Góc trở thành minh chứng vững chắc tố cáo chính sách theo đuổi chiến tranh của Hoa Kỳ và các đề nghị kiên định của cách mạng trên bàn đàm phán. Trong phiên họp thứ 118, ngày 24-6-1971, với các chứng cứ mới, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình vạch trần bộ mặt xâm lược của Hoa Kỳ:

"Để chống lại một giải pháp chánh trị đúng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam, chánh quyền Nixon không ngớt đưa ra những luận điệu xuyên tạc về nguồn gốc cuộc chiến tranh cũng như thực tế tình hình ở miền Nam Việt Nam.


Nhưng những luận điệu dối trá của họ không ngừng bị bóc trần trước dư luận. Thêm một bằng chứng mới nữa là việc báo chí Mỹ vừa công bố một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ. Dầu chỉ nêu lên một phần sự thật, tài liệu đó cũng đã để lộ rõ quá trình can thiệp và xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam trong suốt mấy chục nãm nay. Chính vì tham vọng nô dịch nhân dân Việt Nam mà các chánh quyền nối tiếp ở Mỹ đã có kế hoạch từng bước can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, phá hoại Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam, dựng lên chánh quyền tay sai và phá hoại cuộc tổng tuyển cử dự định tổ chức vào năm 1956 để thống nhứt Việt Nam, gây ra "chiến tranh đặc biệt" rồi "chiến tranh cục bộ" với việc đưa hơn nửa triệu quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam, dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Đây là sự xác nhận không thể chối cãi được, một sự thật mà chúng tôi đã nêu lên từ lâu, ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội nghị này: nguồn gốc sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam là sự can thiệp và xâm lược của Mỹ"1 (Tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về phiên họp thứ 118 ngày 24-6-1971 Hội đàm Ba Lê, Hồ sơ 1467, QKVH, TTLTII).


Đồng quan điểm trên, Bộ trưởng Xuân Thủy phát biểu:

"Những tài liệu nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ đăng trên Thời báo Nữu Ước, báo Bưu điện Oasinhtơn... trong tuần trước mới nói lên một phần sự thật nhưng đã là những bằng chứng rành rành xác nhận những điều mà Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vạch ra từ lâu về nguồn gốc chiến tranh Việt Nam, về thực chất vấn đề Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.

Rõ ràng là:

- Nguồn gốc chiến tranh ở Việt Nam, ở Đông Dương là chính sách can thiệp và xâm lược của Mỹ. Vấn đề Việt Nam là vấn đề Mỹ xâm lược và nhân dân Việt Nam chống xâm lược, vấn đề Đông Dương là vấn đề Mỹ xâm lược và nhân dân các nước Đông Dương chống xâm lược.

- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã can thiệp vào tình hình Việt Nam và Đông Dương. Nhất là từ năm 1954, Mỹ đã dày xéo lên Hiệp nghị Giơnevơ về Việt Nam và Đông Dương mà họ đã cam kết tôn trọng. Mỹ dựng lên khối quân sự xâm lược Đông Nam Á, nặn ra chính quyền tay sai ở Sài Gòn làm công cụ thực hiện chính sách thực dân mới, chống lại cuộc tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam đáng ỉẽ được tổ chức vào tháng 7-1956 như Hiệp nghị Giơnevơ 1954 đã quy định, tiến hành chiến tranh đặc biệt chống lại nhân dân miền Nam Việt Nam, tiến hành những hoạt động phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam, đối với Lào và Campuchia.

- Mỹ sắp sẵn trước hàng năm về kế hoạch leo thang và mở rộng chiến tranh, bịa ra cái gọi là sự kiện Vịnh Bắc bộ để kiếm cớ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ồ ạt đưa quân đội Mỹ vào miền Nam Việt Nam tiến hành chiến tranh cục bộ.

- Mỹ cũng đã phá hoại có hệ thống Hiệp nghị Giơnevơ năm 1962 về Lào, thực hiện kế hoạch ném bom vùng giải phóng Lào; cho quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn xâm nhập lãnh thổ Lào; phá hoại việc giải quyết hòa bình vấn đề Lào.


Qua tài liệu đăng trên các báo nói trên, qua những phản ứng sôi nổi trong dư luận Mỹ, càng thấy rõ luận điệu bảo vệ tự do, chống cộng sản, bảo vệ hòa bình,... của các chính quyền Mỹ hòng che giấu chính sách xâm lược của Mỹ ở Việt Nam là hoàn toàn bịp bợm. Chính quyền Mỹ đã đổ hàng trăm tỉ đô la, hy sinh hàng chục vạn thanh niên Mỹ vào một cuộc chiến tranh phi đạo lý, một cuộc chiến tranh đầy tội ác"1 (Tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về phiên họp thứ 118 ngày 24-6-1971 Hội đàm Ba Lê, Hồ sơ 1467, QKVH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2022, 06:38:03 am »

Ngày 1-7-1971, tiếp tục tấn công vào chính sách theo đuổi chiến tranh của Nixon, tại phiên họp thứ 119, phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra "Đề nghị bảy điểm :

"1. Về thời hạn rút hết quân Mỹ:

Chánh phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, chấm dứt chánh sách "Việt Nam hóa chiến tranh", rút hết quân đội, nhân viên quân sự, võ khí, dụng cụ chiến tranh của Mỹ và các nước thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, và hủy bỏ các căn cứ quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam mà không được đòi điều kiện gì.

Chánh phủ Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Trong trường hợp Chánh phủ Mỹ đưa ra một thời hạn cho việc rút hết trong năm 1971 toàn bộ quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, các bên sẽ thỏa thuận cùng một lúc về thể thức của hai việc sau đây:

a. Việc rút hết một cách an toàn quân đội Mỹ và quân đội của các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

b. Việc thả hết quân nhân của các bên và dân thường bị bắt trong chiến tranh (bao gồm tất cả những người lái máy bay Mỹ bị bắt ở miền Bắc Việt Nam) để tất cả những người kể trên có thể sớm trở về với gia đình.

Hai việc trên đây sẽ bắt đầu cùng một ngày và hoàn thành cùng một ngày.

Ngay sau khi các bên đạt được thỏa thuận về việc rút hết quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, sẽ thực hiện ngừng bắn giữa các lực lượng võ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam với quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ:


2. Vấn đề chánh quyền ở miền Nam Việt Nam:

Chánh phủ Mỹ phải thật sự tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, chấm dứt ủng hộ nhóm cầm quyền hiếu chiến hiện nay ở Sài Gòn do Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu, chấm dứt mọi thủ đoạn, kể cả thủ đoạn bịp bợm về tuyển cử, nhằm duy trì Nguyễn Văn Thiệu.


Thông qua mọi biện pháp, các lực lượng chánh trị, xã hội, tôn giáo ở miền Nam mong muốn hòa bình và hòa hợp dân tộc sẽ lập ra ở Sài Gòn một chánh quyền mới tán thành hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ. Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẽ nói chuyện với chánh quyền đó để giải quyết các vấn đề sau đây:

a. Lập một chánh phủ hòa hợp dân tộc rộng rãi gồm ba thành phần để làm nhiệm vụ trong thời gian từ hòa bình lập lại đến tổng tuyển cử và để tổ chức tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam.

Ngay sau khi thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc sẽ thực hiện ngừng bắn giữa các lực lượng võ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam và các lực lượng võ trang của chánh quyền Sài Gòn.

b. Thi hành những biện pháp cụ thể, có bảo đảm cần thiết nhằm cấm khủng bố, trả thù và phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với bên này hoặc bèn kia; bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam; trả lại tự do ngay cho những người bị bắt vì lý do chánh trị; giải tán các trại tập trung và xóa bỏ mọi hình thức o ép, kìm kẹp để nhân dân được hoàn toàn tự do trở về quê quán và tự do làm ăn.

c. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện để mọi người góp tài, góp sức vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại xứ sở.

d. Thỏa thuận về các biện pháp, nhằm bảo đảm cho cuộc tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam được thật sự tự do, dân chủ và công bằng.


3. Vấn đề các lực lượng võ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam:

Các bên Việt Nam cùng nhau giải quyết vấn đề các lực lượng võ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam trên tinh thần hòa hợp dân tộc, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh và nhằm giảm nhẹ sự đóng góp cùa nhân dân.


4. Vấn đề hòa bình thống nhất nước Việt Nam, quan hệ giữa hai miền Nam Bắc:

a. Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước, bằng phương pháp hòa bình, trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa hai miền, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài.

Trong khi chờ đợi thống nhất nước nhà thì lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam Bắc, bảo đảm tự do đi lại, tự do thư tín, tự do cư trú, đặt quan hệ kinh tế, văn hóa theo nguyên tắc hai miền đều có lợi và giúp đỡ lẫn nhau.

Mọi vấn đề liên quan đến hai miền sẽ do đại biểu có thẩm quyền của nhân dân Việt Nam ở hai miền thương lượng để giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.

b. Như Hiệp nghị Genève năm 1954 về Việt Nam đã quy định, trong lúc nước Việt Nam còn tạm thời chia làm hai miền, miền Nam và miền Bắc Việt Nam không tham gia liên minh quân sự nào với nước ngoài, không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội và nhân viên quân sự trên đất mình, không công nhận sự bảo hộ của bất cứ nước nào, liên minh hoặc khối quân sự nào.


5. Chính sách đối ngoại hòa bình trung lập của miền Nam Việt Nam:

Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, đặt quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, theo nam nguyên tắc chung sống hòa bình, đặt quan hệ kinh tế, văn hóa với tất cả các nước, nhận sự hợp tác của các nước để khai thác tài nguyên của miền Nam Việt Nam, nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị, tham gia vào các kế hoạch hợp tác kinh tế khu vực.

Dựa trên những nguyên tắc đó, sau chiến tranh, miền Nam Việt Nam và Mỹ sẽ lập quan hệ về các mặt chánh trị, kinh tế, văn hóa.


6. Về những thiệt hại do Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam ở hai miền:

Chánh phủ Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thiệt hại và tàn phá do Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam ở cả hai miền.


7. Vấn đề tôn trọng và bảo đảm quốc tế hiệp nghị sẽ ký kết.

Các bên thỏa thuận về những hình thức tôn trọng và bảo đảm quốc tế đối với các hiệp nghị sẽ ký kết"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, số 119, Hồ sơ 1467, QKVH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2022, 06:39:27 am »

Ngược lại, trước những chứng cứ không thể chối cãi, ngày 24- 6-1971, phiên họp 118, Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ David Bruce gần như nổi nóng, "gay gắt" tuyên bố "không muốn tranh luận vô ích về quá khứ". Và tại phiên họp thứ 120, ngày 8-7-1971, ông ta lập lại "đề nghị tổ chức những phiên họp thu hẹp thay vì những phiên họp khoáng đại để cuộc thảo luận được dễ dàng hơn"2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, số 120, Hồ sơ 1467, QKVH, TTLTII). Đến ngày 30-7-1971, "sau một năm trời cố gắng mà không mang lại kết quả nào cho cuộc thương nghị", David Bruce buộc phải từ chức.


Ngày 9-9-1971, phiên họp thứ 128, lần đầu tiên tham dự đàm phán trong cương vị Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, William J. Porter - cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Hàn Quốc, cũng không thể làm gì hơn ngoài cố gắng "kêu gọi phía cộng sản hãy thay đổi đường lối thương thuyết, từ bỏ những yêu sách một chiều để hai bên cùng cứu xét lập trường của nhau, hầu tìm ra những điểm có thể thỏa hiệp được. Muốn vậy, cần có một nghị trường thích hợp, đó là những phiên họp thâu hẹp để hai bên có thể tự do bàn cãi mà không bị ảnh hưởng bền ngoài chi phối"3 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, số 128, ngày 30-9-1971, Hồ sơ 1468, QKVH, TTLTII).


Song cũng như đối với các vị tiền nhiệm, những đề nghị của William J. Porter bị Bộ trưởng Xuân Thủy bác bỏ. Và một lần nữa, Bộ trưởng khẳng định một cách kiên định:

"Con đường để Mỹ thoát khỏi chiến tranh Việt Nam trong an toàn và danh dự, sớm hồi quân nhân Mỹ tham chiến và bị bắt là đáp ứng tích cực bảy điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mà trong đó có hai điểm cơ bản là:

1. Rút hết ra khỏi miền Nam Việt Nam toàn bộ quân Mỹ và quân nước ngoài thuộc phe Mỹ kể cả cố vấn, nhân viên quân sự, kỹ thuật, phương tiện chiến tranh và hủy bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam trong năm 1971.

2. Chấm dứt sự duy trì nhóm cầm quyền Nguyễn Văn Thiệu hiếu chiến để nhân dân miền Nam Việt Nam tự lập một chính quyền tán thành hòa bình, độc lập, trung lập, dân chủ trong tinh thần hòa hợp dân tộc rộng rãi.

Nếu giải quyết được hai điểm cơ bản trên thì các điểm khác sẽ dễ dàng giải quyết"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, số 128, ngày 30-9-1971, Hồ sơ 1468, QKVH, TTLTII).


Về phía Sài Gòn, sau khi tổ chức "trót lọt" cuộc bầu cử tổng thống (ngày 3-10-1971) với kết quả 95% số phiếu dành cho ứng cử viên duy nhất Nguyễn Văn Thiệu, tại bàn đàm phán, phái đoàn Sài Gòn ra sức tô vẽ cho "uy tín" của chế độ Thiệu, coi đó như là biểu hiện cho sự dân chủ và sự ủng hộ của dân chúng đối với thể chế cộng hòa.


Tuy nhiên, trò hề bầu cử của Nguyễn Văn Thiệu bị đại diện phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam Đinh Bá Thi vạch trần tại phiên họp thứ 131, ngày 7-10-1971. Ông Đinh Bá Thi nêu rõ:

"Đoàn đại biểu chúng tôi đã vạch rõ ngay từ đầu rằng, cái gọi là "bầu cử tổng thống" ở Sài Gòn hoàn toàn không phải là bầu cử, cũng không phải trưng cầu ý dân mà chỉ là một trò hề lộ liễu do Mỹ bày ra nhằm duy trì Nguyễn Văn Thiệu độc tài và hiếu chiến để tiếp tục chánh sách "Việt Nam hóa", kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược, ngăn trở việc giải quyết hòa bình, vấn đề miền Nam Việt Nam.


Thực tế ngày 3-10 vừa qua đã hoàn toàn xác minh nhận định đó. Trước mặt mọi người, trò hề bầu cử nói trên đã diễn ra trong không khí đàn áp, khủng bố dã man. Dưới sự chỉ huy của Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã huy động vào việc đàn áp đó toàn bộ bộ máy quân sự và hành chánh của họ, thậm chí ở nhiều nơi, riêng số cảnh sát công khai được huy động đã bằng 1 phần 10 số cử tri. Ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế và nhiều thành thị khác, quân đội và cảnh sát Sài Gòn đã bừa bãi bắn súng và ném lựu đạn vào nhân dân, dùng cả xe thiết giáp để đàn áp những người biểu tình; đồng thời dùng võ lực và thủ đoạn cưỡng ép cử tri đi bỏ phiếu....


Chánh quyền Nixon cố tìm kiếm một thắng lợi nào đó trong cái trò hề bầu cử ngày 3-10, nhưng thực tế, nó đã trở thành một thất bại chánh trị lớn của họ. Trò hề đó chẳng những không tô vẽ gì được cho chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu, lại còn làm cho chánh quyền này phơi trần bản chất độc tài, hiếu chiến của nó; làm cho nó vốn đã bị cô lập, càng thêm cô lập hơn nữa. Trò hề đó cũng không làm thay đổi được chút nào tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam. Tình hình đó là: xâm lược Mỹ và tay sai đang vấp phải thất bại nặng nề về các mặt quân sự, chánh trị và kinh tế. Toàn bộ chánh sách "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ đang đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Còn cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam Việt Nam thì vẫn tiếp tục tiến lên. Các lực lượng võ trang nhân dân giải phóng giành được thắng lợi ngày càng lớn. Tại các thành thị, cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân sinh và dân chủ của các từng lớp nhân dân ngày càng sôi sục.


Việc chánh quyền Nixon bất chấp sự lên án của nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và dư luận rộng rãi trên thế giới, cứ cho diễn trò hề bầu cử để duy trì Nguyễn Văn Thiệu chỉ chứng tỏ là họ ngoan cố theo đuổi chánh sách xâm lược thực dân kiểu mới đang phá sản của họ. Sự ngoan cố đó rõ ràng là đang gây phẫn nộ đến cao độ trong các từng lớp nhân dân miền Nam Việt Nam và làm cho nhân dân miền Nam Việt Nam càng kiên quyết chiến đấu chống xâm lược Mỹ và nhóm cầm quyền hiện nay ở Sài Gòn.


Ngày 5-10-1971, người phát ngôn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố vạch rõ trò hề bầu cử ngày 3-10 là hoàn toàn vô giá trị và khẳng định rằng:

"Muốn vãn hồi hòa bình ở miền Nam Việt Nam, Mỹ phải rút hết quân đội, cố vấn và nhân viên quân sự của Mỹ và của các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, phải chấm dứt can thiệp vào nội bộ của nhân dân miền Nam Việt Nam, để cho nhân dân miền Nam Việt Nam thành lập một chánh phủ hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần như Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nêu ra trong đề nghị hòa bình 7 điểm của mình. Trước mắt, Mỹ phải từ bỏ nhóm cầm quyền Nguyễn Văn Thiệu độc tài, hiếu chiến đang chà đạp lên mọi nguyện vọng tha thiết của nhân dân miền Nam Việt Nam là hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ"1 (Tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về phiên họp thứ 131 ngày 7-10-1971 Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, Hồ sơ 1468, QKVH, TTLTII).


Trong khi diễn biến quân sự không tạo được sức mạnh trong đàm phán, từ tháng 4-1971, hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ mang đến những kết quả nhất định, cho phép phái đoàn Hoa Kỳ tạo sức ép trên bàn hội nghị. Ngày 21-4-1971, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai mời Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăm Bắc Kinh sau màn "ngoại giao bóng bàn". Ngày 9-7-1971, Kissinger có chuyến công du tiền trạm cho cuộc gặp thượng đỉnh Washington - Bắc Kinh. Tại Trung Quốc, quan điểm giải quyết chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ được Kissinger nêu lên trong "đề nghị 8 điểm", nội dung cơ bản là Hoa Kỳ muốn tập trung giải quyết vấn đề quân sự để lấy được tù binh về.


Ngày 13-7-1971, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai bí mật sang Hà Nội thông báo việc Kissinger đi Bắc Kinh và quan điểm không chính thức của Trung Quốc đối với việc giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày 20-11-1971, tại cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Bắc Kinh, Chu Ân Lai đưa ra ý kiến: Việt Nam nên tranh thủ thời cơ giải quyết trước vấn đề rút quân Mỹ và quan tâm giải quyết vấn đề tù binh Mỹ, việc đánh đổ ngụy quyền Sài Gòn là vấn đề lâu dài.


Đối với Liên Xô, cuối năm 1971, bằng việc nhượng bộ một số vấn đề về vũ khí hạt nhân, Hoa Kỳ đạt được vài nhượng bộ về vấn đề Việt Nam.

Với sức ép mới, ngày 28-10-1971, phiên họp thứ 134, Nguyễn Xuân Phong - đại diện phái đoàn Sài Gòn, nói toạc ra rằng: "phía cộng sản hãy thức tỉnh trước xu hướng hòa dịu hiện nay trên thế giới để sớm tìm cách chấm dứt chiến cuộc"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê số 134 ngày 17-11-1971, Hồ sơ 1468, QKVH, TTLTII). Còn William J. Porter thách thức: "nếu không chịu thương thuyết, họ sẽ không ngăn cản được sự phát triển của chương trình "Việt Nam hóa"2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê số 134 ngày 17-11-1971, Hồ sơ 1468, QKVH, TTLTII).


Nhưng những áp lực của phái đoàn Hoa Kỳ và Sài Gòn không thể lung lay ý chí kiên định của những người cộng sản. Ngày 9-12-1971, phiên họp thứ 138, đại diện phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam Đinh Bá Thi đặt ra những câu hỏi thẳng thắn, thể hiện lập trường không thể lay chuyển của nhân dân Việt Nam. Ông nói:

"1. Chánh phủ Mỹ nói muốn giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam bằng thương lượng như vậy có phải là họ đã sẵn sàng chấm dứt chiến tranh xâm lược của họ, chấm dứt chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh" và những tội ác diệt chủng của họ ở Việt Nam và Đông Dương hay không?

2. Chánh phủ Mỹ có tán thành rút ngay toàn bộ quân đội, cố vấn nhân viên quân sự và dụng cụ chiến tranh của Mỹ và của các nước ngoài thuộc phe Mỹ đồng thời hủy bỏ mọi căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam, như đã nêu lên trong kế hoạch hòa bình bảy điểm, hay không?

3. Chánh phủ Cách mạng lâm thời tuyên bố sẵn sàng nói chuyện với một chánh quyền mới ở Sài Gòn tán thành hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ nhằm thành lập một chánh phủ hòa hợp dân tộc rộng rãi để nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện quyền tự quyết thật sự của mình. Vậy Chánh phủ Mỹ có sẵn sàng chấm dứt mọi sự ủng hộ và cam kết đối với nhóm hiếu chiến Nguyễn Văn Thiệu để mở đường cho một giải pháp đúng đắn và hợp lý vấn đề chánh quyền ở miền Nam Việt Nam, hay không?"1 ().
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2022, 06:43:12 am »

Đến đây, trải qua 3 năm (1969-1971) với 138 phiên họp khoáng đại, Hội nghị Paris bốn bên về Việt Nam vẫn trong tình trạng bế tắc. Tổng kết ba năm đàm phán, Hội nghị Paris đã diễn ra những sự kiện chính sau:

Về mặt hình thức:

Các phiên họp được tổ chức dưới hình thức khoáng đại với sự tham gia của bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, số 19, Đại lộ Kléber Paris, vào 10 giờ 30 sáng các ngày thứ năm hằng tuần. Ngoài một số phiên họp có sự thay đổi lịch do trùng với các ngày truyền thống, lễ kỷ niệm của các bên, đã có 5 phiên họp bị phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyến bố ngưng họp, để phản đối hoạt động chiến tranh của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn.


Về mặt thành phần:

Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Xuân Thủy làm Trưởng đoàn và là người phát biểu chính trong các phiên họp. Tuy nhiên, trong năm 1970, để phản đối thái độ đàm phán không nghiêm chỉnh của Hoa Kỳ (sau khi Cabot Lodge từ chức, Nixon đã không bổ nhiệm trưởng phái đoàn mới thay thế), ông đã vắng mặt trong 34 phiên họp liên tiếp từ phiên họp thứ 47 ngày 18- 12-1969 đến phiên họp thứ 82 ngày 3-9-1970. Phó trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thay thế Bộ trưởng Xuân Thủy trong 7 phiên họp (từ phiên họp thứ 47 đến phiên họp thứ 53 ngày 5-2- 1970) và từ phiên họp ngày 11-2-1970, ông Nguyễn Minh Vỹ trở thành người đại diện của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris về Việt Nam cho đến khi Bộ trưởng Xuân Thủy trở lại ngày 3-9-1970. Trong năm 1971, Bộ trưởng Xuân Thủy cũng đã vắng mặt trong 11 phiên họp: 4 phiên liên tiếp từ phiên thứ 105 ngày 4-3- 1971 đến phiên thứ 108 ngày 8-4-1971, để phản đối Hoa Kỳ oanh tạc miền Bắc Việt Nam; phiên họp thứ 125 ngày 12-8-1971 và 6 phiên liên tiếp từ phiên thứ 130 ngày 30-9-1971 đến phiên thứ 135 ngày 4-11-1971, cùng vì lý do sức khỏe. Thay thế Bộ trưởng Xuân Thủy trong năm 1971 là ông Nguyễn Minh Vỹ (trừ phiên thứ 123 do ông Phan Hiển thay thế).


Phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do Ủy viên Chủ tịch đoàn ủy ban Trung ương, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trần Bửu Kiếm làm Trưởng đoàn. Từ tháng 6-1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chuyển giao trách nhiệm đàm phán về Việt Nam tại Paris cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cũng theo đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Bình được bổ nhiệm làm Trưởng phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris. Trong năm 1970, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đã vắng mặt trong 33 phiên họp liên tiếp kể từ phiên thứ 49 ngày 8-1-1970 đến phiên thứ 84 ngày 17-9-1970, để phản đối thái độ đàm phán không nghiêm chỉnh của phía Hoa Kỳ. Luân phiên thay thế Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình là các ông Nguyễn Văn Tiến và Đinh Bá Thi. Trong năm 1971, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình vắng mặt trong 20 phiên: 4 phiên liên tiếp từ phiên thứ 104 ngày 25-2- 1971 đến phiên thứ 107 ngày 18-3-1971, để đi Bucarest, Romania; 1 phiên thứ 11 ngày 27-5-1971 đi Belgrade, Nam Tư; 15 phiên liên tiếp trong 5 tháng cuối năm 1971, từ phiên thứ 125, để phản đối Hoa Kỳ leo thang và mở rộng chiến tranh trên toàn cõi Đông Dương. Thay thế Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình vẫn là các ông Nguyễn Văn Tiến và Đinh Bá Thi.


Về phía phái đoàn Hoa Kỳ: từ tháng 1-1969, Cabot Lodge được cử làm Trưởng đoàn thay cho Averell Harriman. Ngày 8-12-1969 Cabot Lodge từ chức, Hoa Kỳ không cử trưởng đoàn thay thế mà để Phili Habib làm đại diện phái đoàn Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris về Việt Nam cho đến ngày 6-8-1970. Ngày 9-7-1970, David Bruce được cử làm Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, nhưng đến phiên họp thứ 78 ngày 6-8-1970, mới lần đầu tiên tham dự đàm phán. Ngày 1-8-1971, sau khi dự phiên họp thứ 123 ngày 30-7-1971, David Bruce từ chức. Philip Habib tạm thời đại diện phái đoàn Hoa Kỳ từ phiên thứ 124 ngày 4-8-1971 đến phiên thứ 127 ngày 24-8-1971. Ngày 30-8-1971, William J. Porter được cử làm Trưởng đoàn Hoa Kỳ, đến Paris và tham dự phiên họp đầu tiên vào ngày 9-9-1971 (phiên họp 128).


Phái đoàn Sài Gòn do Phạm Đăng Lấm - Tổng trưởng Ngoại giao làm Trưởng đoàn. Thay thế cho Phạm Đăng Lâm là Nguyễn Xuân Phong.


Về mặt nội dung:

Nội dung chủ yếu được các bên thảo luận trong quá trình đàm phán là về hai vấn đề căn bản: vấn đề rút triệt thoái quân đội nước ngoài khỏi miền Nam Việt Nam và vấn đề giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, từ cuối năm 1969, nhằm trì hoãn Hội nghị Paris, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn nêu lên việc giải quyết vấn đề tù binh chiến tranh.


Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kiên định với lập trường: đòi Hoa Kỳ phải đơn phương, triệt thoái toàn bộ vô điều kiện quân đội Hoa Kỳ và các nước ngoài khác thuộc phe Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam; và đòi phải thay thế chính quyền Sài Gòn bằng một chính phủ liên hiệp, ba thành phần, tán thành độc lập, hòa bình, trung lập và dân chủ để tiến tới hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.


Trong khi đó, phía Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn ngoan cố yêu sách: sẽ chỉ triệt thoái quân đội Hoa Kỳ và các nước ngoài khác theo một lịch trình nhất định, tương ứng với việc rút cán bộ, chiến sĩ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam Việt Nam phải trở về phía Bắc vĩ tuyến 17; tái lập lại khu vực phi quân sự theo Hiệp định Genève năm 1954; và giảm thiểu mức độ hoạt động của Quân Giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Đối với giải pháp chính trị ở miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn phủ nhận vị thế của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam); chấp nhận tổ chức bầu cử dưới sự giám sát quốc tế với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị tại miền Nam Việt Nam; nhưng không chấp nhận thay đổi chế độ để thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần.


Đối với hai vấn đề cơ bản này, trong suốt 138 phiên họp, lập trường của các bên không hể thay đổi. Hội nghị Paris về Việt Nam thực chất trở thành diễn đàn đấu tranh chính trị của các bên tham gia.

Như vậy, trải qua 166 phiên họp, 138 phiên họp bốn bên và 28 phiên họp hai bên, Hội nghị Paris về Việt Nam chưa giải quyết được vấn đề gì nhằm có thể chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, như mục đích của nó đề ra. Ngay cả vấn đề đưa đến sự khai diễn của hội nghị bốn bên về Việt Nam - vấn đề căn bản của hội nghị hai bên về Việt Nam, cũng không phải được giải quyết trên bàn hội nghị. Thực tế, Tổng thống Johnson buộc phải tuyên bố như trên do sự thất bại về quân sự trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Và do không được giải quyết trên bàn đàm phán, tức không có sự cam kết quốc tế, nên ở những giai đoạn sau của Hội nghị Paris về Việt Nam, Hoa Kỳ nhiều lần phá bỏ tuyên bố trên, oanh kích trở lại miền Bắc Việt Nam.


Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bế tắc của Hội nghị là do chính sách theo đuổi chiến tranh và chỉ coi bàn đàm phán là một phương pháp tiến hành chiến tranh khác của Hoa Kỳ, với mục tiêu cơ bản là xoa dịu dư luận, đặc biệt là nhân dân Hoa Kỳ mà không nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho miền Nam Việt Nam như Tổng thống Nixon vẫn thường rêu rao.


Đối phó âm mưu của Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã kết hợp tài tình giữa mặt trận quân sự, ngoại giao và chính trị, kiên quyết giữ vững lập trường căn bản, đòi hỏi quân đội Hoa Kỳ phải triệt thoái hoàn toàn, vô điều kiện khỏi miền Nam Việt Nam và chính quyền Thiệu phải bị thay thế bằng chính phủ liên hiệp tán thành hòa bình, độc lập và trung lập, tiến tới thống nhất Việt Nam bằng phương pháp hòa bình; đồng thời, họ cũng uyển chuyển biến bàn đàm phán thành diễn đàn đấu tranh chính trị, tố cáo chính sách chiến tranh, tội ác chiến tranh của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, tuyên truyền cho cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và đã giành được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế, đặc biệt là nhân dân Hoa Kỳ - một trong những yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi của tiến trình đàm phán hòa bình về Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2022, 06:22:33 am »

Phần ba
CHẶNG CUỐI CỦA ĐÀM PHÁN


1. Chiến cuộc Xuân - Hè 1972 với cuộc đàm phán bí mật Kissinger - Lê Đức Thọ

Năm 1972, năm cuối cùng trong kế hoạch ba bước của chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" giai đoạn thứ nhất, mặc dù về mặt quân sự, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa chưa đạt được mục tiêu tiêu diệt chủ lực và cơ sở hạ tầng của Quân Giải phóng, nhưng ở mức độ nhất định, Hoa Kỳ đã thiết lập được các chế độ tay sai ở Campuchia và Lào, bước đầu hình thành liên minh chống cộng tại ba nước Đông Dương. Trong lĩnh vực ngoại giao, Hoa Kỳ cũng đã đạt được một số thỏa thuận về giải quyết chiến tranh Việt Nam với các cường quốc xã hội chủ nghĩa, nhất là Trung Quốc. Kết quả trên đã tạo thành thế bao vây, cô lập cách mạng Việt Nam - một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".


Tại miền Nam Việt Nam, chương trình bình định nông thôn cũng giúp chính quyền Sài Gòn kiểm soát, kìm kẹp được phẩn lớn lãnh thổ và dấn chúng. Với sự "trầm lắng" của chiến trường trong năm 1970-1971, Hoa Kỳ lạc quan vào kết quả của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", để gây sức ép trên bàn đàm phán.


Vì vậy, ngay trong những phiên họp đầu tiên của năm 1972, Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn trong các yêu sách và tăng cường sức ép đối với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngày 13-1-1972, phiên họp thứ 140, Hoa Kỳ đòi hỏi phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thương lượng với chính quyền Sài Gòn về những vấn đề liên quan đến tương lai chính trị miền Nam Việt Nam; yêu cầu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải "có một thái độ thích hợp hơn đối với vấn đề tù bỉnh theo đúng tinh thần các thỏa ước quốc tế về vấn đề này"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 140 ngày 08-2-1972, Hồ sơ 1479, QKVH, TTLTII). Đối với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, William J. Porter lên tiếng đòi hỏi phải trả lời "nơi đóng đô của Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, bằng phương cách nào, thủ tục nào cái gọi là "Chánh phủ ấy được thành lập, và vùng đất nào đặt dưới quyền kiểm soát của "Chánh phủ" đó?"2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 140 ngày 08-2-1972, Hồ sơ 1479, QKVH, TTLTII).


Mặt khác, ngày 25-1-1972, nhằm "mua" lá phiếu của cử tri Hoa Kỳ, Nixon đơn phương công bố nội dung các cuộc đàm phán bí mật giữa Kissinger và Cố vấn Lê Đức Thọ. Đồng thời, thúc đẩy nhanh các cuộc tiếp xúc riêng bằng việc liên tục đưa ra cái gọi là "các sáng kiến hòa bình". Trong cuộc tiếp xúc riêng ngày 27-1-1972, Hoa Kỳ đưa ra "giải pháp 8 điểm" cho vấn đề miền Nam Việt Nam. Theo đó, sau khi thỏa hiệp được ký kết:


"Tất cả các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh sẽ triệt thoái hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam trong vòng 6 tháng;

Tất cả quân nhân và thường dân vô tội bị bắt trên toàn cõi Đông Dương sẽ được phóng thích song song với việc rút quân và hoàn tất cùng ngày.

Một cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức trong vòng 6 tháng. Cuộc bầu cử này sẽ do một cơ quan độc lập đại diện tất cả các lực lượng chính trị tại miền Nam Việt Nam đứng ra tổ chức. Cuộc bầu cử này cũng sẽ được quốc tế giám sát, và một tháng trước ngày bầu cử thì đương kim Tổng thống và Phó Tổng thống (Chính quyền Sài Gòn - BT) sẽ từ chức để cho Chủ tịch Thượng nghị viện (Chính quyền Sài Gòn - BT) xử lý chính phủ.


Một cuộc ngừng bắn trên toàn cõi Đông Dương có quốc tế giám sát sẽ bắt đầu, và theo đó thì không có sự xâm nhập nào thêm của các lực lượng ngoại quốc vào trong bất cứ một quốc gia Đông Dương nào, và các quốc gia Đông Dương phải thực thi nguyên tắc quân lực của quốc gia nào chỉ được ở trong ranh giới quốc gia đó.


Sẽ có một hội nghị quốc tế để bảo đảm quyền dân tộc căn bản của các dân tộc Đông Dương"1 (Tài liệu (mật) chung quanh các cuộc mật đàm về một hiệp định chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình tại Việt Nam, Hồ sơ 1231, PTTg, TTLTII).


Qua nội dung các giải pháp của Hoa Kỳ đưa ra có thể thấy, không trắng trợn yêu cầu một sự đồng triệt thoái của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng với nguyên tắc về "một cuộc ngừng bắn trên toàn cõi Đông Dương", quy định "quân lực của quốc gia nào chỉ được ở trong ranh giới quốc gia đó", Hoa Kỳ tiếp tục đòi hỏi điều kiện cho việc rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng không ấn định rõ thời gian cho việc triệt thoái quân đội Hoa Kỳ. Đối với vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ tiếp tục yêu sách về một cuộc bầu cử dưới sự kiểm soát và do chính quyền Sài Gòn tổ chức. Vì vậy, đề nghị của Hoa Kỳ tiếp tục bị phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2022, 06:26:17 am »

Đồng thời, tuyên bố của Hoa Kỳ cũng tạo ra mâu thuẫn với chính quyền Sài Gòn. Trong bản tài liệu tối mật đề ngày 14-1-1972 của Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị trước cho cuộc thảo luận với Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Bunker vào ngày 15-1-1972, liên quan đến tuyên bố của Tổng thống Nixon, nêu rõ:

"Ngày 10 tháng 1 năm 1972, Đại sứ Bunker có trình cho tôi một tài liệu và đồng thời cũng trình rằng ngày 18-1 sắp đến Tổng thống Nixon dự định công bố nguyên văn tài liệu này (ngày 25-1-1972, Nixon công bố tài liệu của các cuộc đàm phán bí mật với Hà Nội) cùng với sáng kiến hòa bình mới mà Tổng thống Nixon và tôi đã thảo luận trước đây để đề nghị phía bên kia.


Khi xem kỹ thì tài liệu này không phải là bản liệt kê những điểm mà Tổng thống Nixon dự định sẽ nói ngày 18-1-1972, cũng không phải một bản liệt kê những gì mà Tổng thống Nixon và tôi sẽ thảo luận trước khi đề nghị với phía bên kia, mà trái lại, tài liệu này lại là nguyên văn của một "thỏa ước các nguyên tắc" (statement of principles) mà Chánh phủ Huê Kỳ đã trao cho phía bên kia và đồng thời cũng cho biết rằng cho đến nay phía bên kia chưa trả lời (theo như ông Đại sứ thuật lại). Kể cả việc trao cho phía bên kia vào ngày giờ nào tôi cũng không được thông báo.


Vì lẽ tôi chỉ mới thấy tài liệu này lần đầu tiên, hơn nữa nó là một bản văn có tánh cách "một thỏa ước sẵn sàng để ký kết" (an agreement ready to be signed) và bao gồm nhiều điểm liên hệ đến toàn bộ vấn đề chấm dứt chiến cuộc, vãn hồi hòa bình tại Đông Dương và định đoạt tương lai chánh trị của miền Nam, cho nên tôi thấy cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều ngày. Vì vậy, hôm nay, tôi chỉ mới đưa ra được những nhận xét sơ khởi sau đây để yêu cầu Chánh phủ Huê Kỳ giải thích rõ ràng thêm.

a. Bản văn "thỏa ước các nguyên tắc" này được soạn thảo để cho ai ký?

b. "Thỏa ước cuối cùng" (final agreement) nói trong đoạn 2 của điểm 3 được quan niệm như thế nào? Và sẽ được ký bởi ai?

c. Về vấn đề "cơ quan độc lập gồm tất cả đại diện những lực lượng chánh trị tại miền Nam để tổ chức bầu cử", thì tôi nghĩ rằng nên lấy những điểm về vấn đề này trong đề nghị ngày 11-7-1969 của Chánh phủ VNCH...

d. Vấn đề "chánh sách ngoại giao trung lập" (foreign policy of neutrality) đề cập ở đoạn 5 của điểm 3 có nghĩa là gì?...

e. Về vấn đề triệt thoái lực lượng võ trang cộng sản ra khỏi miền Nam hoặc ra khỏi Việt - Miên - Lào không thấy có được ấn định trong một giai đoạn nào của lịch trình từ ngày ký kết "bản thỏa ước các nguyên tắc" cho đến ngày bầu cử, mà trái lại, chỉ được đề cập một cách rất mơ hồ như ghi tại điểm 5...

f. Trong điểm 7 của tài liệu có nói đến "vấn đề rút lui các lực lượng ngoại nhập ra khỏi Đông Dương" (withdrawal of outside forces from Indochina). Như vậy, tôi hiểu là chỉ có Huê Kỳ và đồng minh rút ra khỏi Việt - Miên - Lào mà không có vấn đề cộng sản rút ra khỏi ba quốc gia này và như vậy lại càng không có vấn đề rút lui song phương và cùng một lúc của tất cả các lực lượng ngoại nhập tại ba quốc gia trên.

g. Vấn đề "nền trung lập các quốc gia Đông Dương" (the neutrality of all the countries in Indochina) ở điểm 8 cần được giải thích về danh từ và tách chất thật sự của nó...

Tôi thấy rằng những điều gọi là nguyên tắc chứa đựng trong bản "thỏa ước các nguyên tắc" mà Đại sứ Bunker đã trình cho tôi ngày 10- 1-1972 cần phải được thảo luận lại vì có rất nhiều vấn đề ngoài vấn đề bầu cử mà tôi không được biết trước.

Nếu Tổng thống Nixon giữ nguyên ý định công bổ nguyên văn "bản thỏa ước các nguyên tắc" này vào ngày 18-1 thì tôi không thể nào đồng công bố nguyên văn được"1 (Memorandum (tối mật) dự trù để thảo luận với Đại sứ Bunker vào ngày 15-1-1972, Hồ sơ 1231, PTTg, TTLTII).


Tài liệu trên cho thấy, cuộc đàm phán bí mật giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặc dù chưa đưa tới kết quả cụ thể, nhưng đã tiến rất xa so với những diễn tiến trên bàn Hội nghị Paris về Việt Nam - đưa tới hình thành "thỏa ước các nguyên tắc". Đồng thời, cũng cho thấy, Hoa Kỳ đã hoàn toàn "qua mặt" chính quyền Sài Gòn trong đàm phán.


Ngày 31-1-1972, để phản đối Nhà Trắng đã vi phạm thỏa thuận không công bố công khai các cuộc đàm phán bí mật, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố dự thảo giải pháp 9 điểm (được trao cho Kissinger trong cuộc gặp riêng ngày 26-6-1971).


Tiếp tục thể hiện đàm phán trên thế mạnh, ngày 10-2-1972, phiên họp thứ 144, phái đoàn Hoa Kỳ lấy lý do "Hội nghị thế giới vê hòa bình và độc lập của các dân tộc Đông Dương" tại Versailles, tuyên bố "không chấp nhận ấn định ngày, giờ họp cho phiên họp khoáng đại 145"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 144 ngày 28-3-1972, Hồ sơ 1469, QKVH, TTLTII). Vì vậy, ngày 17-2-1972, phiên họp 145 đã không diễn ra như thông lệ2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 144 ngày 28-3-1972, Hồ sơ 1469, QKVH, TTLTII). Đáp trả hành động phá hoại Hội nghị của Hoa Kỳ, ngày 24-2-1972, phiên họp thứ 145, sau hai bài phát biểu trong khoảng 40 phút, đại diện hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố ngưng phiên họp để phản đối. Nguyên văn tuyên bố của hai phái đoàn như sau:


Diễn văn của Bộ trưởng Xuân Thủy:

"Ngày 10-2-1972, đại biểu Mỹ đã dùng những lời thô bạo đối với nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, trong đó có nhân dân Mỹ và viện ra những lý do không đúng đắn để tự ý hoãn phiên họp thứ 145 Hội nghị Paris về Việt Nam đáng lẽ phải họp như thường lệ vào thứ năm 17-2-1972.

Trong bị vong lục ngày 23-2-1972 gửi đoàn đại biểu Chánh phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đoàn đại biểu Mỹ lại tỏ ý sẽ tiếp tục phá hoại cuộc Hội nghị về Việt Nam. Trong khi đó không quân Mỹ không ngừng đánh phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặc biệt trong hai ngày 16 và 17-2-1972, đúng những ngày Tết dân tộc của Việt Nam, chánh quyền Nixon đã cho nhiều máy bay đánh phá nhiều vùng dân cư thuộc khu vực Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Bình gây thêm tội ác dã man, làm chết và bị thương nhiều dân thường, trong đó có phụ nữ và trẻ em.

Tiếp sau những ngày đó, máy bay Mỹ vẫn còn đánh phá miền Bắc Việt Nam, đồng thời với việc đem thêm tàu chở máy bay vào Vịnh Bắc bộ để tăng cường đánh phá miền Bắc Việt Nam. Mỹ đã tăng thêm nhiều máy bay B52 ném bom ồ ạt miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia.

Hành động leo thang chiến tranh bằng không quản trong những ngày qua càng bóc trần những luận điệu hòa bình bịp bợm, càng vạch rõ thái độ ngoan cố và hiếu chiến của chính quyền Nixon.

Trong bản tuyên bố ngày 17-2-1972, Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cực lực lên án những hành động chiến tranh mới rất nghiêm trọng của Mỹ, kiên quyết đòi chánh quyền Nixon chấm dứt ngay, chấm dứt vĩnh viễn, mọi hành động xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Để biểu thị sự phản đối mạnh mẽ đó, đoàn đại biểu Chánh phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định ngừng phiên họp 145 của Hội nghị Paris về Việt Nam tại đây. Phiên họp 146 sẽ vào ngày thứ năm tới, tức là ngày 2-3-1972.

Chánh quyền Nixon phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hậu quả do những hành động phá hoại Hội nghị Paris về Việt Nam của họ gây ra"1 (Hội đàm Ba Lê về Việt Nam phiên họp thứ 145, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 17719, PTTg, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2022, 06:28:20 am »

Phát biểu của ông Nguyễn Văn Tiến - Đại diện phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam:

"Trong khi không ngớt huênh hoang vê hòa bình, về việc rút lui cam kết của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, chánh quyền Nixon vẫn tìm cách phá hoại Hội nghị Paris về Việt Nam, đồng thời không ngừng tăng cường chiến tranh trên toàn Đông Dương. Đặc biệt là trong những ngày gần đây họ tăng cường việc dùng không quân ném bom, bắn phá hết sức ác liệt và bừa bãi trên hai miền Nam Bắc Việt Nam. Để phản đối hành động đó của Mỹ, đoàn đại biểu Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố hoàn toàn nhất trí với đoàn đại biểu Chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngưng phiên họp hôm nay tại đây và phiên 146 sẽ họp vào thứ năm, ngày 2-3-1972"2 (Hội đàm Ba Lê về Việt Nam phiên họp thứ 145, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 17719, PTTg, TTLTII).

Trong khi đó, ngày 17-2-1972, Nixon tới Trung Quốc. Với quân bài "ngoại giao giữa các nước lớn", Nixon mong muốn Trung Quốc gây sức ép để Việt Nam phải chấp nhận các điều kiện thương lượng của Hoa Kỳ trên bàn đàm phán tại Paris. Sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra những yêu sách phi lý, đặc biệt là về vấn đề tù binh Hoa Kỳ.

Tại Washington, ngày 10-3-1972, nhằm xoa dịu dư luận và tỏ ra thách thức Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nixon đọc bản tuyên ngôn phát động tuần lễ hoạt động trợ tán các tù binh Hoa Kỳ từ ngày 26-3 đến ngày 1-4-1972. Trong đó, ông ta lớn tiếng vu cáo và đổ lỗi cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận đàm phán về vấn đề tù binh với những luận điệu bịa đặt, như:

- Vu cáo Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không cho phép các phái đoàn quan sát quốc tế giám sát việc giam giữ tù binh Hoa Kỳ ở miền Bắc Việt Nam. Trong khi, từ đầu năm 1970, khi Hoa Kỳ nêu ra vấn đề tù binh, đã có nhiều phái đoàn của các tổ chức quốc tế, bao gồm cả một số tổ chức của Hoa Kỳ được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phep đến tham và trò chuyện với các binh lính Hoa Kỳ bị giam giữ.

- Vu cao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngăn cản việc trao đổi thư từ giữa tù binh Hoa Kỳ với gia đình họ. Mà thực tế, nhờ có sự trao đổi thư từ, dư luận Hoa Kỳ đã có thông tin để so sánh chính sách nhân đạo của cách mạng với sự đàn áp dã man của chính quyền Sài Gòn đối với cán bộ, chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong các trại giam ở miền Nam Việt Nam....

Với những luận điệu xuyên tạc như vậy, Nixon khẳng định: "Chúng ta nhất định đi tới cùng vấn đề này"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu châu Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 146 ngày 12-4-1972, Hồ sơ 1469, QKVH, TTLTII). Và tuyên bố một cách mập mờ về thời gian ấn định để đưa tù binh Hoa Kỳ về nước. Lời tuyên bố có các đoạn như sau: "Hoa Kỳ đã không từ một nỗ lực nào bằng đường lối ngoại giao, bằng thương thuyết, bằng đủ mọi cách để cho các con em chúng ta đã bị bắt được hưởng một sự đối xử thỏa đáng và sau rốt, được trả lại khi chúng ta dành riêng một tuần để toàn dân bày tỏ mối quan tâm... và dành riêng một ngày để cầu nguyện cho sự kết thúc... Để làm bằng, tôi đã ký vào bản tuyên ngôn ngày 10-3-1972 và là năm thứ 196 kể từ khi Hoa Kỳ độc lập"2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu châu Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 146 ngày 12-4-1972, Hồ sơ 1469, QKVH, TTLTII).


Cũng như Hoa Kỳ, phái đoàn Sài Gòn trở lại gây sức ép về vai trò, vị thế của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngày 27-1-1972, phiên họp thứ 142, phái đoàn Sài Gòn đưa ra đề nghị 8 điểm với nội dung không có gì thay đổi so với đề nghị trước. Trừ việc cố ý bỏ những điểm đề cập tới Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam đã được đưa ra trong bản đề nghị năm 1970. Đồng thời, cố tình lôi kéo các vấn đề của Lào, Campuchia vào giải quyết chung với cuộc chiến tranh Việt Nam, như ý tưởng về một "hội nghị hòa bình Đông Dương" của Hoa Kỳ đã đề ra. Nguyên văn đề nghị của phái đoàn Sài Gòn như sau:

"1. Tất cả các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh sẽ hoàn toàn triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam trong vòng 6 tháng sau khi một thỏa hiệp được ký kết.

2. Sự phóng thích tất cả các quân nhân và thường dân vô tội bị bắt trên toàn cõi Đông Dương sẽ được thực hiện song song với việc triệt thoái quân đội nói trong quan điểm 1, cả hai bên sẽ trình bày danh sách đầy đủ các quân nhân và thường dân vô tội bị giam cầm trên toàn cõi Đông Dương vào ngày thỏa hiệp được ký kết. Sự phóng thích sẽ bắt đầu cùng ngày quân đội triệt thoái và sẽ hoàn tất khi quân đội triệt thoái xong.

3. Tương lai chánh trị miền Nam Việt Nam sẽ dựa trên các nguyên tắc sau đây:

- Tương lai chánh trị của miền Nam Việt Nam sẽ do chính nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định mà không có sự can thiệp nào từ bên ngoài.

- Sẽ có một cuộc bầu cử tổng thống tự do và dân chủ tại miền Nam Việt Nam trong vòng sáu tháng sau khi thỏa hiệp được ký kết.

Cuộc bầu cử nói trên sẽ do một cơ quan độc lập đại diện tất cả các lực lượng chánh trị tại miền Nam Việt Nam đứng ra tổ chức. Cơ quan này nhận lãnh trách nhiệm trên vào ngày thỏa hiệp được ký kết. Ngoài các trách nhiệm khác liên hệ đến cuộc bầu cử, cơ quan này sẽ quyết định tánh cách hợp lệ của các ứng cử viên.

Tất cả các lực lượng chánh trị tại miền Nam Việt Nam đều có thể tham gia bầu cử và giới thiệu ứng cử viên ra tranh cử. Cuộc bầu cử sẽ được quốc tế giám sát.

- Một tháng trước ngày bầu cử, đương kim Tổng thống và Phó tổng thống VNCH sẽ từ chức. Trong thời gian này ông Chủ tịch Thượng viện với tư cách xử lý chánh phủ sẽ đảm nhiệm các trách nhiệm hành chánh, ngoại trừ các trách nhiệm liên hệ tới cuộc bầu cử là thuộc quyền của cơ quan độc lập.


Chánh phủ Hoa Kỳ về phần mình tuyên bố rằng:

- Sẽ không ủng hộ một ứng cử viên nào và sẽ đứng hoàn toàn trung lập trong cuộc bầu cử.

- Sẽ tôn trọng kết quả cuộc bầu cử và mọi thể thức chánh trị do nhân dân miền Nam Việt Nam tự hoạch định.

- Sẵn sàng ấn định các liên hệ trên phương diện viện trợ quân sự và kinh tế với bất cứ chánh phủ nào cầm quyền tại miền Nam Việt Nam.


Cả hai bên thỏa thuận rằng:

- Nam Việt Nam cùng với các quốc gia khác ở Đông Dương phải theo một chánh sách ngoại giao phù hợp với các điều khoản quân sự của các hiệp định Genève năm 1954.

- Việc thống nhất lãnh thổ Việt Nam phải được quyết định trên căn bản thảo luận và thỏa hiệp giữa Bắc Việt và Nam Việt, không bên nào được ép buộc và sát nhập bên kia và không có sự can thiệp nào từ bên ngoài.

4. Cả hai bên sẽ tôn trọng các Hiệp định Genève năm 1954 về Đông Dương và năm 1962 về Ai Lao. Sẽ không có sự can thiệp của ngoại quốc vào các quốc gia Đông Dương và các dân tộc Đông Dương tự mình giải quyết lấy các vấn đề riêng của mình.

5. Các vấn đề giữa các quốc gia Đông Dương sẽ được giải quyết trên căn bản hỗ tương tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bất can thiệp. Việc thực thi nguyên tắc quân lực quốc gia Đông Dương nào chỉ được ở trong ranh giới quốc gia đó là một trong những vấn đề sẽ được giải quyết.

6. Một cuộc ngưng bắn trên toàn cõi Đông Dương sẽ bắt đầu khi thỏa hiệp được ký kết. Một trong những điều khoản của cuộc ngưng bắn là không được có những vụ xâm nhập nào thêm của các lực lượng ngoại quốc vào trong bất cứ một quốc gia nào.

7. Sẽ có giám sát quốc tế về các khía cạnh quân sự của thỏa hiệp gồm cả cuộc ngưng bắn và các điều khoản ngưng bắn, việc phóng thích các tù binh và các thường dân vô tội, việc triệt thoái các lực lượng ngoại nhập ra khỏi Đông Dương, và việc thi hành nguyên tắc các quân lực của quốc gia Đông Dương nào phải ở trong ranh giới quốc gia đó.

8. Sẽ có bảo đảm quốc tế về các quyền căn bản của các dân tộc Đông Dương, quy chế của các quốc gia Đông Dương, và hòa bình vĩnh cửu trong vùng này. Cả hai bên đều tỏ ý định sẵn sàng tham gia một hội nghị quốc tế về mục đích trên và về các mục đích thích hợp khác"1 (Tài liệu của Nha chính trị Âu châu Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 142 ngày 15-3-1972, Hồ sơ 1469, QKVH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM