Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:27:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn - T1  (Đọc 3921 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2022, 06:36:52 am »

Để có cái trao đổi, Hoa Kỳ liên tục ép chính quyền Sài Gòn phải cung cấp danh sách "tù binh cộng sản" bị Sài Gòn giam cầm ở miền Nam Việt Nam. Song chính quyền Thiệu đã không thể đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ vì trong các trại giam của chính quyền Thiệu không hề có "tù binh chiến tranh". Để đối phó, từ cuối năm 1969, chính quyền Thiệu buộc phải nghĩ ra định nghĩa "tù binh cộng sản". Theo đó, chính quyền Sài Gòn xếp ra ngoài định nghĩa này hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sĩ cách mạng hoạt động chính trị, hoạt động nội tuyến, liên lạc,... và đưa hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ cách mạng - những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên chiến trường bị chính quyền Sài Gòn bắt và giam giữ trong các nhà tù trên toàn miền Nam vào 6 trại giam "tù binh cộng sản" được thành lập ở Đà Nẵng, Pleiku, Quy Nhơn, Phú Quốc, Biên Hòa, Cần Thơ.


Đối với vấn đề thương thuyết về tù binh, trên cơ sở vạch rõ âm mưu của Hoa Kỳ: "thực tế thì đồng minh của chúng ta là Hoa Kỳ, vì áp lực dư luận quần chúng đối nội, cũng muốn tiến tới một cuộc dàn xếp với Bắc Việt, càng sớm càng hay, về số phận các phi công Hoa Kỳ hiện bị giam giữ tại Bắc phần"1 (Bản tường trình về vấn đề tù binh trong trường hợp hòa đàm Ba Lê tiến tới một ngừng bắn tại Nam Việt Nam ngày 10-6-1970 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16994, PTTg, TTLTII) và lo sợ Hoa Kỳ dùng mọi cách để đưa được binh lính của họ về nước, chính quyền Sài Gòn cố gắng: "tránh việc Hoa Kỳ thương thuyết riêng biệt với Bắc Việt về số phận tù binh Hoa Kỳ"1 (Bản tường trình về vấn đề tù binh trong trường hợp hòa đàm Ba Lê tiến tới một cuộc ngừng bắn tại Nam Việt Nam trong ngày 10-6-1970 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Tlđd). Và mặc dù, coi vấn đề tù binh chỉ là phụ2 (Bản tường trình về vấn đề tù binh trong trường hợp hòa đàm Ba Lê tiến tới một cuộc ngừng bắn tại Nam Việt Nam trong ngày 10-6-1970 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Tlđd), nhưng trước sức ép của Hoa Kỳ, tại bàn hội nghị, phái đoàn Sài Gòn liên tục đòi hỏi thảo luận giải quyết vấn đề tù binh như một vấn đề căn bản để đi đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.


Mặt khác, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn rêu rao về việc trao trả những "tù binh cộng sản" nan y, tàn phế quê miền Bắc cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhằm lừa bịp dư luận.

Ngày 29-1-1970, tại phiên họp thứ 52, Phạm Đăng Lâm tiếp tục nhắc lại quyết định "trao trả 62 tù binh Bắc Việt tàn phế để họ trở về miền Bắc" với ba phương thức trao trả: "chính quyền Hà Nội sẽ tiếp nhận họ; đại diện Ủy ban Hồng thập tự quốc tế sẽ hộ tống họ về miền Bắc; thân nhân của các tù binh Bắc Việt sẽ lãnh họ tại vĩ tuyến 17"3 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam số 52, Hồ sơ 1458, QVKH, TTLTII). Tuy nhiên, đằng sau tuyên bố của phái đoàn Sài Gòn, chính quyền Thiệu áp dụng biện pháp tình thế là chỉ có thể trao đổi đối với các "tù binh cộng sản" nguyên quán miền Bắc. Và thực hiện trao trả bằng chiến dịch chiến tranh tâm lý mang tên Nguyễn Trãi (triển khai từ năm 1968) mà nội dung chính là khai thác vấn đề trao trả tù binh để hạ thấp uy tín của cách mạng và rêu rao cho các chính sách của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Thâm độc hơn, trong các đợt trao trả, chính quyền Sài Gòn âm mưu cài người vào danh sách tù binh trao trả và dùng những nhân vật này tuyên truyền cho chế độ Thiệu, bôi nhọ cách mạng. Riêng cán bộ, chiến sĩ nguyên quán miền Nam, chính quyền Sài Gòn "coi như là phiến cộng" và thực hiện giam cầm theo luật pháp của chế độ.


Về phía cách mạng, nhận định rõ âm mưu của Hoa Kỳ, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thằng thừng bác bỏ mọi đề nghị về giải quyết vấn đề tù binh của Hoa Kỳ và Sài Gòn. Trong phiên họp thứ 53, ngày 5-2-1970, Bộ trưởng, Trưởng phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình tố cáo:

"Một lần nữa đại biểu Mỹ định dựng vấn đề tù binh để lẩn tránh giải quyết đúng đắn các vấn đề cơ bản mà chúng tôi đã đặt ra.

Điều đó chứng tỏ Mỹ vẫn không chịu thương lượng nghiêm chỉnh mà chỉ muốn giở thủ đoạn để xoa dịu và lừa bịp dư luận.

Còn đại biểu chánh quyền Sài Gòn thì họ chỉ phụ họa theo đại biểu Mỹ.

Chúng tôi đã nhiều lần tố cáo rằng Mỹ và chánh quyền Thiệu - Kỳ - Khiêm đang giam trái phép và đầy ải hàng trăm ngàn người yêu nước ở hàng ngàn nhà tù ở miền Nam Việt Nam. Một lần nữa chúng tôi đòi hỏi phải trả lại tự do ngay cho những nạn nhân đó.

Tôi bác bỏ những lời vu khống và bịa đặt của Mỹ và chính quyền Sài Gòn... Chính sách của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về quân lính Mỹ và quân ngụy bị bắt là nhân đạo.


Tuyên bố của Hồng Thập tự giải phóng tháng 10 năm 1965 và của ông Tổng thơ ký hội ngày 12-5-1967 đã nêu rõ chánh sách đó. Và những binh lính Mỹ, chư hầu và quân ngụy được chúng tôi thả ra cũng đã nói lên sự thật đó.


Chính vì sợ sự thật đó mà quân đội Mỹ đã cấm những người được chúng tôi tha, có những cuộc họp báo để mà nói lên cái sự thật về sự đối xử của chúng tôi với họ (Theo hãng USVS ngày 16-1-1970).

Còn việc giải quyết vấn đề các quân nhân Mỹ bị bắt, như tôi đã nhiều lần nói, sẽ được giải quyết cùng toàn bộ các vấn đề khác trong giải pháp 10 điểm.

Nếu vấn đề đó đến nay chưa được đề đạt tới do Chính phủ Mỹ đã không chịu từ bỏ chánh sách xâm lược của họ để chấm dứt chiến tranh giải quyết các vấn đề hậu quả của chiến tranh.

Họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình hình đó với những binh lính Mỹ bị bắt và gia đình của họ"1 (Biên bản phiên họp thứ 53 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 5-2-1970, Hồ sơ 1075, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2022, 06:38:03 am »

Đồng quan điểm với phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam Phó trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhấn mạnh:

"Tôi nói lại một lần nữa là những kẻ đi xâm lược đang hàng ngày, hàng giờ gieo rắc tội ác cực kỳ vô nhân đạo chống lại nhân dân Việt Nam, tiếp tục cuộc chiến tranh phi nghĩa, phi đạo lý, đã bị cả loài người tiến bộ nghiêm khắc lên án, mà cứ lải nhải những vấn đề nhân đạo thì chỉ càng làm cho mọi người có lương tri trên thế giới thêm căm tức.


Chánh phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thi hành một chánh sách nhân đạo đối với những phi công Mỹ bị giam giữ trên miền Bắc. Chánh sách đó là xuất phát từ nhân đạo và lòng khoan dung của Chánh phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Đại biểu Mỹ hoàn toàn không có quyền gì nêu ra những đòi hỏi này nọ đối với những phi công Mỹ bị bắt, bị giam giữ ở miền Bắc sau khi chúng bị bắt quả tang vi phạm luật pháp của Chánh phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Vấn đề trước mắt là Mỹ phải chấm dứt xâm lược, phải giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam trên cơ sở giải pháp 10 điểm của Mặt trận Giải phóng và của Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, các vấn đề phụ thuộc khác sẽ được giải quyết1 (Biên bản phiên họp thứ 53 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 5-2-1970, Hồ sơ 1075, ĐIICH, TTLTII).


Ngoài ra, trong năm 1970, nhằm vạch trần chính sách theo đuổi chiến tranh của Hoa Kỳ, hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam thường xuyên lên tiếng tố cáo các hành động leo thang chiến tranh của Nixon.


Từ ngày 28-1-1970, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn cho máy bay ném bom và bắn phá các vùng đông dân cư thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và thực hiện tuần thám miền Bắc Việt Nam. Ngay lập tức, ngày 29-1-1970, tại phiên họp thứ 52, Phó trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mạnh mẽ tố cáo hành động gây hấn của Hoa Kỳ:

"Ngày hôm qua 28-1-1970, Mỹ đã cho nhiều loại máy bay đến ném bom và bắn phá một số vùng dân cư tỉnh Quảng Bình và tỉnh Hà Tĩnh cách xa vĩ tuyến 17 về phía Bắc. Các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đã đánh trả đích đáng bọn xâm lược. Đã bắn rơi tại chỗ 3 máy bay Mỹ... Đây là một hành động chiến tranh mới rất nghiêm trọng. Đồng thời là một sự khiêu khích trắng trợn của chính quyền Nixon đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hành động đó xảy ra mấy ngày sau khi ông Nixon đọc diễn văn huênh hoang về triển vọng hòa bình ở Việt Nam. Một lần nữa bóc trần bản chất ngoan cố hiếu chiến và những lời nói giả dối về hòa bình của ông ta.


Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kịch liệt phản đối và nghiêm khắc lên án hành động chiến tranh nói trên của Chánh phủ Mỹ xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và kiên quyết đòi Mỹ phải chấm dứt ngay các hành động đầy tội ác của họ"1 (Biên bản phiên họp thứ 52 Hội nghị Paris về Việt Nam, Hồ sơ 1074, ĐIICH, TTLTII).


Ngày 5-2-1970, tại phiên họp thứ 53, tiếp tục tố cáo hành vi leo thang chiến tranh của Hoa Kỳ, ông Hà Văn Lâu phát biểu:

"Trước hết, tôi nói thêm về vụ oanh tạc ngày 28-1-1970 của máy bay Mỹ ở miền Bắc Việt Nam mà tôi đã cực lực phản đối trong phiên họp tuần trước. Bản thông cáo đặc biệt ngày 1-2-1970 của Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam cho biết rằng hôm đó Mỹ "đã huy động 40 lần chiếc máy bay cường kích F.4 và F.105 dồn dập hết tốp này đến tốp khác ném bừa bãi các loại bom phá, bom bi nổ ngay và nổ chậm, trút điên cuồng hàng loạt rốc két xuống vùng dân cư huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) và huyện Minh Hoa (tỉnh Quảng Bình) gây cho nhân dân địa phương những thiệt hại về người và về của".


Ngày 2-2-1970, nhiều tốp máy bay phản lực Mỹ lại liên tiếp đánh phá một số vùng dân cư thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Để trả lời, đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kịch liệt phản đối và kiên quyết đòi Mỹ phải chấm dứt ngay những hành động đầy tội ác của họ. Đại biểu Mỹ đã đưa ra những lý lẽ hàm hồ và ngang ngược mà tôi đã bác bỏ.


Tôi thấy cần phải khẳng định một lần nữa rằng đối với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, việc Mỹ chấm dứt ném bom và mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc Việt Nam là vô điều kiện.

Đại biểu Mỹ dám nói rằng các chuyến bay trinh sát của Mỹ "không đe dọa an ninh của miền Bắc Việt Nam" nhưng lại "cần thiết cho việc đảm bảo an toàn của các lực lượng đồng minh ở Nam Việt Nam", rằng khi các máy bay này bị bắn thì "những biện pháp cần thiết được tiến hành với danh nghĩa quyền tự vệ chính đáng" và "nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sự kiện, hành động của họ đối với các máy bay ấy gày ra".


Thật là lý lẽ của những kẻ chỉ biết võ lực mà không kể gì đến lẽ phải. Thử hỏi Mỹ có quyền gì mà đem quân vượt cả nửa vòng trái đất sang xâm lăng Việt Nam? Pháp luật nào cho phép Mỹ do thám và ném bom bắn phá lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nước độc lập và có chủ quyền? Thử hỏi Chính phủ Mỹ có để cho bất cứ một nước ngoài nào cho máy bay xâm phạm không phận Mỹ để do thám mà không đối phó không?


Còn về lập luận của Mỹ về việc bảo đảm an toàn cho quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, thì vấn đề phải đặt ra như thế này: Chính phủ Mỹ đưa quân đội của họ xâm lược và chiếm đóng phi pháp miền Nam Việt Nam thì họ phải chịu trách nhiệm về việc họ đã đẩy binh lính của họ vào cái chết vô ích trong một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cho nên cách bảo đảm an toàn tốt nhất cho các lực lượng đó là chính quyền Nixon hãy chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và nhanh chóng rút hết và vô điều kiện tất cả quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.


Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một lần nữa tuyên bố rằng chừng nào mà Mỹ còn xâm lược Việt Nam thì chừng đó toàn thể nhân dân Việt Nam còn kiên quyết chống lại; chừng nào mà Mỹ còn xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì chừng đó các lực lượng vũ trang và nhân dân miền Bắc Việt Nam còn tiếp tục trừng trị đích đáng bọn xâm lược. Đó là quyền tự vệ chính đáng mà nhân dân Việt Nam kiên quyết sử dụng để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của mình. Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả nghiêm trọng các hành động nói trên của họ gây ra"1 (Biên bản phiên họp thứ 53 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 5-2-1970, Hồ sơ 1075, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2022, 06:39:45 am »

Những lý lẽ đanh thép của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua báo chí đã vạch trần âm mưu nuôi chiến tranh của chính quyền Nixon trước dư luận. Lo sợ làm dấy lên làn sóng chống đối, phái đoàn Hoa Kỳ và Sài Gòn nhiều lần đề nghị "mở những phiên họp thâu hẹp" trong đó "đề nghị loại bỏ những bản diễn văn dài soạn trước và thay vào đó, bắt đầu thảo luận cởi mở các đề nghị cụ thể - môt sự thảo luận như vậy về các vấn đề là cần thiết cho mọi cuộc thương thuyết có kết quả... Sẽ không có sự công bố bản ghi những điều đã nói tại phiên họp đó, nhưng chúng ta có thể thỏa thuận về những điều gì có thể nói cho báo chí sau mỗi phiên họp"2 (Phát biểu của Phillip C. Habib tại phiên họp thứ 49 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 8-1-1970, Hồ sơ 1073, ĐIICH, TTLTII); hay "đề nghị những cuộc tiếp xúc riêng và mật đàm... đôi bên có thể thảo luận về mọi vấn đề... nội dung của các cuộc tiếp xúc riêng và mật đàm không được công bố và các phiên họp khoáng đại ở nơi này vẫn tiếp tục như thường lệ"3 (Phát biểu của Phạm Đăng Lâm - Trưởng phái đoàn Sài Gòn tại phiên họp thứ 53 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 5-2-1970, Hồ sơ 1075, ĐIICH, TTLTII); hoặc "những phiên họp thâu hẹp và phổ biến hạn chế. Những phiên họp này sẽ chỉ có giới hạn về số người tham dự và tin tức phổ biến cho báo chí mà không giới hạn về các để tài có thể được nêu lên trong cuộc thảo luận4 (Phát biểu của Phạm Đăng Lâm - Trưởng phái đoàn Sài Gòn tại phiên họp thứ 53 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 5-2-1970, Hồ sơ 1075, ĐIICH, TTLTII). Nhưng âm mưu của Hoa Kỳ và Sài Gòn, cũng như các luận điệu lảng tránh khác, ngay lập tức bị phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam vạch trần.


Ngày 12-2-1970, ông Nguyễn Minh Vỹ - đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tố cáo:

"Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh hôm nay là chính vì chính quyền Nixon hiện nay chủ trương hạ thấp tầm quan trọng để rồi tiến tới phá hoại Hội nghị Paris về Việt Nam. Cho nên gần đây đại biểu của họ tại hội nghị đã tìm mọi cách thu hẹp phạm vi và ý nghĩa của hội nghị nhưng lại vẫn rêu rao là họ có thiện chí, mong tìm mọi cách để làm cho hội nghị tiến tới.


Họ làm như họ có sáng kiến về việc họp riêng, họp hẹp,... nhưng họ vẫn không chịu trả lời một cách nghiêm chỉnh đề nghị của chúng tôi về việc Mỹ hãy nói chuyện trực tiếp với đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.


Họ làm như họ sẵn sàng bàn đến những vấn đề thiết thực nhưng họ vẫn không chịu trả lời một cách nghiêm chỉnh đề nghị của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình rằng các bên sẽ thảo luận lịch rút quản Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ và vấn đề bảo đảm an toàn cho việc rút quân đó nếu Mỹ tuyên bố rút hết, không điều kiện quân đội Mỹ và quân đội các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam trong vòng 6 tháng...


Rõ ràng là chính quyền Nixon vẫn rất ngoan cố theo đuổi âm mưu xâm lược Việt Nam. Đồng thời, lại thi hành chính sách hai mặt rất xảo quyệt. Nói hòa bình nhưng thực tế là làm chiến tranh. Nói chấm dứt chiến tranh nhưng thực tế là "Việt Nam hóa chiến tranh" tức là kéo dài chiến tranh. Nói rút quân Mỹ nhưng thực tế là giở thủ đoạn rút quân nhỏ giọt và mưu toan kéo dài sự chiếm đóng quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nói tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam nhưng thực tế lại bắt ép nhân dân miền Nam này phải chấp nhận chính quyền Thiệu - Kỳ - Khiêm do Mỹ lập ra làm công cụ cho Mỹ. Cuối cùng là nói đến việc muốn giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam bằng thương lượng nghiêm chỉnh nhưng thực tế lại chủ trương ưu tiên "Việt Nam hóa chiến tranh" và mưu toan phá hoại Hội nghị Paris về Việt Nam1 (Biên bản phiên họp thứ 54 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 12-2-1970, Hồ sơ 1075, ĐIICH, TTLTII).


Trong khi Hội nghị Paris ngày càng tỏ rõ dấu hiệu căng thẳng, ngày 21-2-1970, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm Cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy có cuộc tiếp xúc chính thức với phái đoàn Hoa Kỳ, gồm Henry Kissinger, Richard Smyer - chuyên gia về vấn đề Việt Nam, và tướng V. Walters. Sau cuộc tiếp xúc này, bắt đầu diễn ra các cuộc đàm phán riêng, bí mật giữa Cố vấn Lê Đức Thọ và ông Kissinger.


Tháng 3-1970, trong khi Hội nghị Paris vẫn là những cuộc tranh luận gay gắt, không kết quả, chính quyền Nixon lại tiếp tục dấn sâu hơn nữa vào chính sách kéo dài chiến tranh. Ngày 18-3-1970, chính quyền Nixon hậu thuẫn cho Lon Nol lật đổ Hoàng thân Sihanouk, lập chính quyền thân Hoa Kỳ tại Campuchia. Ngày 30-4-1970, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa mở cuộc hành quân quy mô lớn vào đất Campuchia, âm mưu triệt hạ bằng được chủ lực quân và căn cứ địa Quân Giải phóng. Đúng như kịch bản nhưng muộn hơn nửa tháng so thời điểm liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa mở cuộc hành quân vào đất Campuchia, Lon Nol đoạn giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam (ngày 18-5-1970) và yêu cầu chính quyền Thiệu đưa quân vào đất Campuchia (ngày 27-5-1970, Yen Sambaur - Ngoại trưởng, dẫn đầu phái đoàn chính quyền Lon Nol tới Sài Gòn)2 (Công văn (mật) số 169/PDVN/P/M ngày 16-7-1970 tờ trình tổng quát về cuộc Hội đàm Ba Lê về Việt Nam trong 3 tháng 4, 5, 6-1970, Hồ sơ 17718, PTTg, TTLTII), để tạo thế hợp pháp cho hành động xâm phạm lãnh thổ Campuchia của Hoa Kỳ.


Song song với hành động chiến tranh ở Campuchia, như thường lệ Nixon tung đòn xoa dịu dư luận. Ngày 20-4-1970, ông ta tuyên bố sẽ cho rút bớt khỏi miền Nam Việt Nam 150.000 quân vào mùa Xuân năm 19711 (Công văn (mật) số 169/PDVN/P/M ngày 16-7-1970 tờ trình tổng quát về cuộc Hội đàm Ba Lê về Việt Nam trong 3 tháng 4, 5, 6-1970, Tlđd). Đồng thời, tỏ ra thách thức, Nixon tuyên bố rằng: "Hà Nội buộc chúng tôi phải đi theo con đường "Việt Nam hóa chiến tranh". Chúng tôi không mong gì hơn là có thể rút hết quân đội Hoa Kỳ về nước"2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam số 64, Hồ sơ 1460, QKVH, TTLTII). Về giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam, ông ta tiếp tục khẳng định sự hậu thuẫn đối với chính quyền Thiệu: "Tổng thống Thiệu và tôi đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng chấp nhận để cho nhân dân miền Nam tự do quyết định vận mạng của họ. Nhưng chúng tôi không chấp nhận sự đòi hỏi của Hà Nội buộc phải lật đổ các nhà lãnh đạo của miền Nam"3 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam số 64, Hồ sơ 1460, QKVH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2022, 06:40:54 am »

Trước hành động leo thang chiến tranh trắng trợn của Hoa Kỳ, Hội nghị Paris về Việt Nam thực sự trở thành diễn đàn nói lên tiếng nói của nhân dân Việt Nam và Đông Dương, tố cáo âm mưu, thủ đoạn, tội ác chiến tranh của Mỹ và các chính quyền tay sai gây ra ở Việt Nam cũng như Đông Dương.


Ngày 16-4-1970, tại phiên họp thứ 63, phản đối hành động can thiệp vào nội bộ Vương quốc Campuchia của Hoa Kỳ, ông Đinh Bá Thi - đại diện phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam phát biểu:

"Tình hình hiện nay ở Đông Dương vạch rõ rằng Mỹ đang lao sâu vào một cuộc phiêu lưu hết sức nguy hiểm. Đồng thời với việc tăng cường leo thang chiến tranh ở Lào, Mỹ đang trắng trợn đưa chiến tranh vào Campuchia. Họ liên tiếp đưa quân Mỹ, ngụy từ miền Nam Việt Nam tiến sâu vào nội địa Campuchia tiếp tay cho tập đoàn phản động Lon Nol - Sirik Matak chống nhân dân Khơme và khủng bố tàn sát kiều dân Việt Nam.


Trong lúc ở miền Nam Việt Nam, Mỹ và tay sai tiếp tục chồng chất tội ác đẫm máu, thì tại Campuchia, chỉ trong vòng 3 tuần lề sau khi được Mỹ đưa ra cướp chính quyền, bọn tay sai gây ra hàng loạt vụ khủng bố, bắn giết nhân dân Khơme và kiều dân Việt Nam sanh sống ở Campuchia.


Ngày 13-4-1970, Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố cực lực tố cáo và nghiêm khắc lên án tập đoàn phản động Lon Nol - Matak tay sai của Mỹ gây tội ác cực kỳ man rợ đối với Việt kiều ở Prasot thuộc tỉnh Soài Riêng ngày 9-4 vừa qua. Ở đây chúng đã giết chết hơn 100 Việt kiều và làm bị thương hàng trăm người khác. Nạn nhân phần lớn là các cụ già, phụ nữ và trẻ em...


Những hành động khủng bố và tàn sát cực kỳ nghiêm trọng trên đây cùng với chiến dịch điên cuồng chống Việt Nam của bọn phản động Campuchia rõ ràng là để che đậy tội ác của chúng chống lại cuộc kháng chiến chánh nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam, nhằm phục vụ chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ.


Những âm mưu đó còn nhằm đánh lạc hướng nhân dân Khơme đang hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc trưởng Norodom Sihanouk, kiên quyết chống lại bọn đảo chánh và quan thấy Mỹ...

Mỹ là kẻ chủ mưu gây ra cuộc đảo chánh Campuchia, sử dụng bọn phản động Lon Nol - Matak làm công cụ phá hoại nên độc lập và trung lập của Vương quốc Campuchia, chống lại nhân dân Khơme và khủng bố tàn sát Việt kiều, cố tình phá hoại mọi quan hệ hữu nghị lâu đời giữa nhân dân Việt Nam và Khơme, gây hận thù dân tộc giữa người Khơme với người Việt Nam để phục vụ âm mưu xâm lược của Mỹ. Họ phải chịu trách nhiệm trước những hành động tội ác của bọn tay sai ở Campuchia và mọi hậu quả do chúng gây ra"1 (Biên bản phiên họp thứ 63 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 16-4-1970, Hồ sơ 1080, ĐIICH, TTLTII).


Ngày 30-4-1970 - ngày liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa mở cuộc hành quân sang đất Campuchia, đại diện phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ông Đinh Bá Thi đọc bản tuyên bố đặc biệt về tình hình nghiêm trọng hiện nay ở Campuchia. Nguyên văn như sau:

"Hôm qua, ngày 29-4-1970, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố là Chánh phủ Mỹ tán thành các cuộc hành quân của quân đội đánh thuê Sài Gòn vào lãnh thổ Campcuchia và sẽ cung cấp cố vấn quân sự, yểm trợ bằng không quân chiến thuật và hậu cần cho các cuộc hành quân này, coi đó là biện pháp cần thiết và có hiệu quả để tăng cường chương trình "Việt Nam hóa". Rõ ràng đây là việc Mỹ công khai tuyên bố trực tiếp can thiệp và mở rộng chiến tranh ra Campuchia, một bước leo thang chiến tranh mới của Mỹ ở Đông Dương, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của chánh giới, của dư luận Mỹ và thế giới.


Cần vạch rõ ràng, ngay sau khi dùng tập đoàn tay sai Lon Nol - Sirik Matak làm đảo chính nhằm thủ tiêu độc lậpy hòa bình, trung lập của Campuchia. Cùng với việc cung cấp ngày càng nhiều võ khí cho tập đoàn này, Mỹ liên tiếp cho quân Mỹ và quân đội đánh thuê Sài Gòn tiến sâu vào lãnh thổ Campuchia. Cái gọi là giúp đỡ về cố vấn quân sự, không quân chiến thuật và hậu cần cho các cuộc hành quân của quân đội Sài Gòn trên lãnh thổ Campuchia chỉ là một thủ đoạn nhằm che giấu vụng về việc Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp vào Campuchia, dùng bọn Lon Nol - Sirik Matak và chánh quyền Thiệu - Kỳ - Khiêm làm công cụ xâm lược chống lại nhân dân Campuchia, chống lại cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, tàn sát Việt kiều và Hoa kiều ở Campuchia. Hành động này còn làm cho tình hình ở Đông Dương thêm nghiêm trọng, hòa bình ở Đông Nam Á càng bị uy hiếp...


Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cực lực tố cáo và nghiêm khắc lên án những hành động chiến tranh mới nói trên của Mỹ, cực lực lên án các chánh quyền tay sai của Mỹ ở Sài Gòn và Phnom Penh, cấu kết với nhau phục vụ cho Mỹ mở rộng chiến tranh và gây tội ác.


Vì sự nghiệp độc lập, tự do của mình, vì hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á, nhân dân miền Nam Việt Nam kiên quyết đẩy mạnh cuộc đấu tranh chánh nghĩa của mình, tăng cường đoàn kết với nhân dân Campuchia đánh bại mọi hành động chiến tranh xâm lược và mưu đồ đen tối của Mỹ"1 (Biên bản phiên họp thứ 65 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 30-4-1970, Hồ sơ 1080, ĐIICH, TTLTII).


Trong khi đó, để phản đối, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ngưng phiên họp ngày 6-5-1970.

Lúng túng với những lập luận sắc bén của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, phái đoàn Hoa Kỳ cố sức vu cáo, bám lấy luận điệu cho rằng mối quan hệ đoàn kết cùng chống tập đoàn Lon Nol, chống Hoa Kỳ xâm lược của cách mạng Việt Nam và cách mạng Campuchia là "không tôn trọng chủ quyền, độc lập, trung lập hay vẹn toàn lãnh thổ của Cambot và của Lào"2 (Biên bản phiên họp thứ 63 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 16-4-1970, Tlđd).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2022, 06:42:46 am »

Luận điệu của Hoa Kỳ bị phản bác ngay sau đó bởi sự kiện ngày 24 và 25-4-1970, "Hội nghị cấp cao các dân tộc Đông Dương" được tổ chức thành công tại Trung Quốc với sự tham dự của Hoàng thân Norodom Sihanouk (Campuchia), Hoàng thân Souvanouphong (Lào), Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ (Cộng hòa miền Nam Việt Nam) ngày 24 và 25-4-19701 (Công văn (mật) số 169/PDVN/P/M ngày 16-7-1970 tờ trình tổng quát về cuộc Hội đàm Ba Lê về Việt Nam trong 3 tháng 4, 5, 6-1970, Hồ sơ 17718, PTTg, TTLTII). Hội nghị đã thống nhất đoàn kết các dân tộc Đông Dương cùng chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai. Tiếp đó, ngày 2-5-1970, Hoàng thân Norodom Sihanouk tuyên bố thành lập "Chánh phủ đoàn kết dân tộc Campuchia" và "Mặt trận thống nhất dân tộc Camphuchia"2 (Công văn (mật) số 169/PDVN/P/M ngày 16-7-1970 tờ trình tổng quát về cuộc Hội đàm Ba Lê về Việt Nam trong 3 tháng 4, 5, 6-1970, Hồ sơ 17718, PTTg, TTLTII), đại diện hợp pháp, đoàn kết và lãnh đạo nhân dân Campuchia chống can thiệp Mỹ và tập đoàn Lon Nol.


Tại Hoa Kỳ, tình hình ngày càng một căng thẳng đối với chính quyền Nixon. Ngày 4-5-1970, cảnh sát Hoa Kỳ bắn chết 4 sinh viên phản đối chiến tranh Việt Nam ở Đại học Kent. Năm ngày sau, biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam nổ ra khắp nước Mỹ.


Ngày 30-6-1970, sau hai tháng sa lầy, Hoa Kỳ buộc phải tuyên bố rút quân viễn chinh khỏi Campuchia mà không đạt được mục tiêu nào. Ngược lại, cuộc hành quân không những khiến uy tín của Tổng thống Nixon ngày một xấu đi, mà còn làm sâu sắc thêm mối đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Campuchia và góp phần nối thông hành lang chi viện của cách mạng qua ngả Lào - Campuchia.


Buộc phải rút quân khỏi Campuchia nhưng chưa chịu từ bỏ, Nixon tiếp tục duy quân đội Sài Gòn, binh lính Thái Lan và đánh phá Campuchia bằng không quân và hải quân.

Để góp phần đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh và buộc Hoa Kỳ phải nghiêm chỉnh ngồi vào đàm phán, trong các phiên họp của tháng 7-1970, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục vạch trần chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ tại Đông Dương. Ngày 3-7-1970, ông Nguyễn Minh Vỹ - đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phát biểu:

"Trước các thất bại của Hoa Kỳ tại Campuchia và trước sự phẫn nộ của dân chúng Hoa Kỳ và thế giới, Tổng thống Nixon đã phải rút hết quân đội ra khỏi quốc gia này. Nhưng sự triệt thoái quân này không có nghĩa là Hoa Kỳ đã chấm dứt cuộc xâm lãng.


Tuy quân đội Mỹ đã rời khỏi Campuchia nhưng quân lính bù nhìn của Sài Gòn và Bangkok vẫn còn ở lại.

Hoa Kỳ còn cung cấp vũ khí cho tập đoàn Lon Nol để tàn sát nhân dân yêu nước Campuchia và chống lại chính quyền hợp pháp của Sihanouk.

Không quân Hoa Kỳ xuất phát từ miền Nam Việt Nam, Thái Lan và Hạm đội thứ 7 vẫn thường xuyên dội bom tàn phá giết chóc trên đất Campuchia"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam số 73, Hồ sơ 1461, QKVH, TTLTII).


Ngày 23-7-1970, tại phiên họp thứ 76, ông Nguyễn Minh Vỹ tiếp tục khẳng định:

"Chính quyền Nixon cố gắng đạt chiến thắng quân sự để tạo thế mạnh tại bàn hòa đàm hầu ép buộc một giải pháp chính trị cho nhân dân miền Nam.

Tại miền Nam Việt Nam: Quân Mỹ và Sài Gòn tập trung mở những cuộc hành quân tảo thanh vào các miền giải phóng. Các phi cơ thả bom và chương trình bình định đang sát hại nhân dân ở thôn quê.

Tại Lào: Hoa Kỳ và bầy tôi tại Vientiane, Bangkok, Sài Gòn mở những cuộc hành quân phối hợp. Máy bay Mỹ cày nát các miền giải phóng và san bằng thị thành Saravane, gây chết chóc.

Tại Campuchia: Chính quyền Nixon viện trợ quân sự cho bè lũ Lon Nol - Sirik Matak, dùng phi cơ, quân đội bù nhìn Sài Gòn, quân đánh mướn Thái xâm chiếm Campuchia.

Tại Hội đàm: Chính quyền Nixon chứng tỏ một thái độ cứng rắn thái quá, đòi hỏi ngỗ ngược, ảo tưởng chống lại những đề nghị hợp lý của nhân dân Việt Nam; gần đây lại hô hào "triệt thoái song phương" chống lại việc lập một chính phủ liên hiệp, cốt cố ý duy trì chính phủ tay sai Thiệu - Kỳ - Khiêm"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam số 76, Hồ sơ 1462, QKVH, TTLTII).


Về phía Hoa Kỳ, việc quân đội Sài Gòn dưới sự yểm trợ tối đa cố vấn, không quân và hậu cần của Hoa Kỳ nhưng không thể thắng được lực lượng chủ lực Quân Giải phóng, đánh dấu sự thất bại nặng nề của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Thực trạng trên buộc Nixon phải quay lại với bàn đàm phán tại Paris.


Ngày 9-7-1970, Nixon bổ nhiệm David Bruce làm Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ thay thế Cabot Lodge đã từ nhiệm từ tháng 12-1969. Đến ngày 6-8-1970, David Bruce lần đầu tiên tham dự đàm phán với cương vị Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong thời điểm Nixon chưa đưa ra quan điểm mới, bài diễn văn của David Bruce vẫn lập lại các luận điểm cũ của Hoa Kỳ trong các phiên đàm phán trước.


Nhằm thúc đẩy tiến trình hòa đàm, ngày 3-9-1970, Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Xuân Thủy và ngày 17-9-1970, Trưởng phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình trở lại bàn đàm phán. Tại phiên họp 82, ngày 3-9-1970, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định một cách kiên định, Hoa Kỳ chỉ có hai con đường để lựa chọn cho vấn đề Việt Nam: 1. Nếu thực sự muốn chấm dứt chiến tranh thì Hoa Kỳ hãy thảo luận trên các nguyên tắc của giải pháp 10 điểm; 2. Nếu tiếp tục chính sách xâm lược thì Hoa Kỳ sẽ gặp sự chống đối của toàn thể nhân dân Đông Dương quyết tâm tranh đấu đến thắng lợi cuối cùng1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam số 78, Hồ sơ 1462, QKVH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2022, 06:44:50 am »

Tiếp đó, ngày 17-9-1970, trở lại bàn đàm phán sau 33 phiên vắng mặt, Bộ trưởng, Trưởng phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình công bố đề nghị 8 điểm:

"Đáp ứng nguyện vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam minh định thêm một số điểm trong giải pháp toàn bộ 10 điểm như sau:

1. Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Nam Việt Nam không điều kiện quản và chiến cụ của họ và của đồng minh, đồng thời phải phá hủy căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Trong trường hợp Hoa Kỳ tuyền bố rút hết quân trước ngày 30-6-1971, quân lực "nhân dân giải phóng" sẽ không tấn công quân lực Hoa Kỳ và đồng minh nữa. Đồng thời các vấn đề đảm bảo an toàn cho quân lực Hoa Kỳ và đồng minh và phóng thích tù binh sẽ được đem ra thảo luận ngay.


2. Vấn đề quân sự Việt Nam sẽ do người Việt Nam cùng nhau giải quyết.


3. Chánh quyền hiện hữu của VNCH chỉ là công cụ của Hoa Kỳ. Mặt trận Giải phóng chỉ nói chuyện với một chính quyền loại trừ ba vị Thiệu, Kỳ, Khiêm và tán thành hòa bình, trung lập.


4. Nhân dân miền Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị qua một cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ thực sự. Chỉ có một chánh phủ liên hiệp lâm thời với một thành phần phản ảnh những nguyện vọng và ý chí hòa bình độc lập, trung lập và dân chủ mới có thể đứng ra tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do và dân chủ.


5. Chánh phủ liên hiệp lâm thời gồm ba thành phần:

Thuộc Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Thuộc Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa tán thành hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ.

Thuộc các đảng phái và tôn giáo, tán thành độc lập, trung lập và hòa bình.

Chánh phủ liên hiệp lâm thời sẽ thi hành chánh sách ngoại giao hòa hợp dân tộc và tổ chức tổng tuyển cử để thành lập chánh phủ liên hiệp chính thức.

Chánh phủ liên hiệp lâm thời sẽ áp dụng chính sách ngoại giao hòa bình và trung lập theo 5 nguyên tắc sống chung hòa bình, thiết lập quan hệ ngoại giao với mọi quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, kể cả Hoa Kỳ.


6. Vấn đề thống nhất đất nước sẽ thực hiện dần dần bằng phương thức hòa bình, trên căn bản thương thuyết và thỏa hiệp giữa hai miền, không có sự can thiệp ngoại lai. Trong khi chờ đợi, hai miền sẽ tái lập quan hệ bình thường trong mọi lĩnh vực trên căn bản bình đẳng và tôn trọng hỗ tương.


7. Các phe liên hệ sẽ cùng ấn định những biện pháp nhằm bảo đảm sự tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản đã được thỏa thuận.


8. Sau khi ký kết thỏa hiệp nhằm chấm dứt chiến cuộc và tái lập hòa bình ở Việt Nam, các phe liên hệ sẽ thực hiện những thể thức đã được quy định chung về việc ngưng bắn tại Nam Việt Nam"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam số 84, Hồ sơ 1462, QKVH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2022, 06:45:58 am »

Buộc phải trả lời dư luận về các đề nghị của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ngày 7-10-1970, trên hệ thống truyền hình Hoa Kỳ, Nixon tuyên bố cái gọi là "một sáng kiến quan trọng mới về hòa bình". Toàn văn tuyên bố như sau:

"Tối nay tôi muốn trình bày với đồng bào một sáng kiến quan trọng mới về hòa bình.

Khi tôi cho phép mở các cuộc hành quân vào các mật khu của đối phương tại Campuchia hồi tháng Tư vừa qua, tôi cũng ra chỉ thị rằng một nỗ lực mạnh mẽ được phát động để khai triển những đường lối mới cho hòa bình tại Đông Dương.


Hôm chủ nhật tại Ái Nhĩ Lan (Cộng hòa Ireland - BT), tôi đã hội kiến với các trưởng phái đoàn thương thuyết của chúng ta tại cuộc hội đàm Ba Lê. Cuộc hội kiến này đánh dấu cao điểm nỗ lực toàn bộ của chính phủ trên mặt trận thương thuyết khởi đầu từ mùa Xuân vừa qua. Sau khi nghiên cứu những khuyến nghị của tất cả các vị cố vấn của tôi, tối nay tôi xin loan báo những đề nghị mới cho hòa bình tại Đông Dương.


Sáng kiến hòa bình mới này đã được thảo luận với các chính phủ VNCH, Lào và Campuchia và được các chính phủ này hoàn toàn tán thành. Sáng kiến này được đưa ra phần lớn là do sự thành công đáng kể của chính sách "Việt Nam hóa" trong 18 tháng qua. Tối nay tôi muốn nói với đồng bào về những đề nghị mới này là như thế nào và chúng có ý nghĩa ra sao.


Trước hết, tôi đề nghị rằng tất cả các lực lượng quân sự tại khắp Đông Dương ngưng sử dụng võ khí và ở nguyên tại những vị trí họ đang nắm giữ hiện nay. Đây sẽ là một "cuộc ngưng bắn tại chỗ". Cuộc ngưng bắn này tự nó không chấm dứt cuộc chiến, nhưng nó sẽ thực hiện được mục tiêu mà mọi người chúng ta đang theo đuổi: chấm dứt sự chém giết.


Tôi không coi thường những khó khăn trong việc duy trì một cuộc ngừng bắn trong một cuộc chiến tranh du kích trong đó không có trận tuyến. Nhưng một cuộc chiến tranh không quy ước có thể đòi hỏi một cuộc ngưng chiến không theo quy ước; phe chúng ta sẵn sàng ngưng hoạt động và ngưng bắn.


Tôi yêu cầu rằng đề nghị cho một cuộc ngưng bắn tại chỗ này được đem ra thương thuyết ngay. Tôi hy vọng rằng đề nghị này sẽ giải tỏa bế tắc trong mọi cuộc thương thuyết.

Đề nghị ngưng bắn này được đưa ra không có điều kiện tiên quyết. Những nguyên tắc tổng quát phải được áp dụng như sau:

Một cuộc ngừng bắn phải được giám sát một cách hữu hiệu bởi các quan sát viên quốc tế, cũng như bởi chính các phe liên hệ. Nếu không có sự giám sát hữu hiệu, cuộc ngừng bắn sẽ luôn luôn bị đe dọa phá vỡ. Các phe liên hệ phải tin tưởng rằng cuộc ngừng bắn sẽ được duy trì và bất cứ một vi phạm ngừng bắn tại địa phương nào sẽ được điều chỉnh một cách mau chóng và công bằng.


Một cuộc ngưng bắn không được coi là một phương tiện để bất cứ phe nào tăng cường lực lượng của mình bằng cách gia tăng các lực lượng chiến đấu ngoại nhập tại bất cứ quốc gia nào tại Đông Dương.

Một cuộc ngừng bắn phải đưa đến sự chấm dứt mọi hình thức chiến tranh. Cuộc ngừng bắn này bao hàm một số lớn các hành động tiêu biểu cho cuộc chiến tranh này, gồm cả việc oanh tạc và các hành động khủng bố.

Một cuộc ngừng bắn phải bao gồm không những cuộc chiến đấu tại Việt Nam mà ở khắp Đông Dương. Những cuộc xung đột trong miền này có liên hệ mật thiết với nhau. Hoa Kỳ không bao giờ muốn mở rộng cuộc chiến đó. Điều mà chúng ta mưu tìm là mở rộng hòa bình.

Sau hết, một cuộc ngừng bắn phải nằm trong một nỗ lực chung nhằm chấm dứt chiến cuộc Đông Dương.

Một cuộc ngừng bắn tại chỗ tất nhiên sẽ tạo nên nhiều vấn đề trong việc duy trì cuộc ngừng bắn đó. Nhưng việc gây chiến bao giờ cũng dễ dàng hơn việc tạo lập hưu chiến. Để kiến tạo một nền hòa bình danh dự, chúng ta phải chấp nhận sự thử thách của các thương nghị khó khăn và lâu dài.


Khi thỏa thuận ngừng bắn, chúng ta có thể đặt căn bản cho sự thỏa thuận về những vấn đề khác.

Điểm thứ hai của sáng kiến hòa bình mới này là:

Tôi đề nghị triệu tập một hội nghị hòa bình Đông Dương. Tại cuộc hội đàm Ba Lê hiện nay; chúng ta mới đương hội đàm về Việt Nam mà thôi...

Một hội nghị quốc tế như vậy là cần thiết để giải quyết cuộc xung đột tại tất cả ba quốc gia thuộc Đông Dương. Cuộc chiến Đông Dương này đã chứng tỏ tính cách nhất thể; nó không thể giải quyết bằng cách chữa cho một trong số những khu vực lâm chiến.

Những yếu tố thiết yếu của Hiệp định Genève 1954 và 1962 vẫn có giá trị như căn bản của việc giải quyết những vấn đề giữa những quốc gia đó tại khu vực Đông Dương. Chúng ta chấp nhận kết quả của những thỏa hiệp đạt được giữa những quốc gia đó.


Tuy chúng ta theo đuổi việc triệu tập một hòa hội về Đông Dương, đề nghị của chúng ta về triệu tập một hội nghị mở rộng sẽ được thảo luận tại Ba Lê cũng như xuyên qua những đường lối ngoại giao khác. Hội đàm Ba Lê vẫn là diễn đàn chính yếu của ta để đạt một cuộc dàn xếp qua thương thuyết cho tới khi nào một hội nghị quốc tế mở rộng đưa đến kết quả thương thuyết nghiêm chỉnh.


Phần thứ ba của sáng kiến hòa bình của chúng ta liên quan đến lực lượng Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.

Trong 20 tháng qua, tôi đã cắt giảm quân số tại Nam Việt Nam tới 165.000 người. Tính đến mùa Xuân sang năm, tổng số quân rút vê sẽ là 260.000 người - khoảng phân nửa số quân đóng ở Nam Việt Nam khi tôi nhậm chức.


Vì lẽ vai trò chiến đấu và sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ đã giảm nên số tổn thất của Hoa Kỳ cũng bớt đi. Từ khi kết thúc cuộc hành quân ở Campuchia thì mức độ tổn thất đã hạ xuống thấp nhất so với khoảng thời gian tương tự trong 4 năm rưỡi vừa qua.


Chúng ta sẵn sàng thương nghị một thời khóa biểu được cả đôi bên chấp thuận để triệt thoái toàn thể quân lực trong khuôn khổ giải quyết toàn diện. Chúng ta sẵn sàng rút tất cả quân đội của chúng ta trong khuôn khổ một cuộc dàn xếp dựa trên nguyên tắc mà tôi đề ra trước đây và những đề nghị mà tôi đưa ra tối nay.


Thứ tư, tôi kêu gọi phía bên kia hãy tiếp tay mưu tìm một cuộc dàn xếp chính trị thực sự đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Nam Việt Nam...

Sau hết, tôi đề nghị việc phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả tù binh do cả hai bên giam giữ"1 (Diễn văn của Tổng thống Nixon ngày 7-10-1970, Hồ sơ1884, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2022, 06:47:43 am »

Qua diễn văn của Nixon, có thế thấy "sáng kiến mới về hòa bình" của ông ta gồm 5 điểm, trong đó chỉ có 2 điểm thực sự mới:

Một là, quan điểm về ngừng bắn tại chỗ. Với việc đưa ra đề nghị này, Nixon tin rằng ông ta có thể đạt được hai mục đích. Thứ nhất  là làm giảm áp lực dư luận trước việc Hoa Kỳ phát động cuộc chiến tranh trên toàn cõi Đông Dương; thứ hai là, đánh đòn chính trị phủ đầu đối với cách mạng, ví dụ đối phương có chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị ngừng bắn, ông ta đều có lợi. Nếu lực lượng cách mạng chấp nhận, với chương trình "Việt Nam hóa", để quân đội Sài Gòn chịu trách nhiệm trên chiến trường, thực tế quân đội Hoa Kỳ không tham gia chiến đấu, Nixon sẽ không bị ràng buộc bởi cam kết đó. Ngược lại, Hoa Kỳ sẽ vu cáo Quân Giải phóng ngoan cố theo đuổi chiến tranh - lý do chính đáng để Nixon leo thang và mở rộng chiến tranh.


Hai là, quan điểm "triệu tập một hội nghị hòa bình Đông Dương". Đây là quan điểm có lẽ dư luận không thể ngờ và cũng khó có thể chấp nhận. Bởi khó có thể nghĩ rằng, quốc gia đang đưa quân đội và bom đạn tàn phá các quốc gia Đông Dương, lại đề nghị triệu tập hội nghị bàn về hòa bình cho chính các quốc gia mình đang xâm chiếm.


Trước những luận điệu vô lý đó, tại phiên họp thứ 90, ngày 29-10-1970, đại diện phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Tiến "đã bác bỏ hoàn toàn và dứt khoát đề nghị hòa bình ngày 7-10-1970 của Tổng thống Nixon vì đó là một thủ đọan để tranh cử và kéo dài chiến cuộc trên toàn cõi Đông Dương"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 90 ngày 17-11-1970, Hồ sơ 1463, QKVH, TTLTII).


Và đúng như bản chất, ngày 21 và 22-11-1970, Nixon ra lệnh oanh tạc trở lại Bắc Việt2 (Công văn (mật) số 018/PDVN/P ngày 26-1-1971 tờ trình tổng quát về cuộc Hội đàm Ba Lê trong năm 1970 của Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 1054, ĐIICH, TTLTII). Ngày 23-11-1970, không thể biện hộ cho hành động của người đồng liêu ở Tây bán cầu trướ dư luận, Nguyễn Văn Thiệu phủ nhận: "Trước hết, đừng nên cho đây là một cuộc "tái oanh tạc miền Bắc" mà đây chỉ là một phứn ứng đương nhiên phải có để bảo vệ tánh mạng của các phi công thám thính. Tôi nghĩ rằng các phi công thám thính ấy đã có một hành động nào đó gọi là khiêu khích, mà khi họ bị miền Bắc tấn công thì đương nhiên họ phải được bảo vệ đích đáng"1 (Bản tin của Tham vụ báo chí Việt Nam Cộng hòa ngày 23-11-1970, Hồ sơ 1088, PTTg, TTLTII).


Trước hành động tráo trở của Nixon, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam mạnh mẽ đả kích và tuyên bố ngưng phiên họp ngày 25-11-1970 để phản đối.

Ngày 3-12-1970, phiên họp thứ 93, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình phát biểu:

Đả kích Hoa Kỳ đã ném bom và bắn phá Bắc Việt trong 2 ngày 21 và 22-11-1970.

- Hoa Kỳ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hậu quả do những hành động phiêu lưu quân sự của họ gây ra.

- Việc ném bom và bắn phá Bắc Việt là một phần trong chính sách của Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng chiến tranh tại Việt Nam.

- Đả kích Hoa Kỳ và VNCH đã xúc tiến chương trình bình định và chiến dịch Vì dân để khủng bố và đàn áp dân chúng.

- Hoa Kỳ vẫn tăng cường chiến tranh tại Lào và Campuchia.

- Đề nghị hòa bình ngày 7-10-1970 chỉ là một thủ đoạn để lừa bịp dư luận.

- Đòi hỏi Hoa Kỳ đáp ứng giải pháp toàn bộ 10 điểm và 8 điểm giải thích ngày 17-9-1970 của Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam"2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 93, ngày 17-12-1970, Hồ sơ 1463, QKVH, TTLTII).

Tiếp đó, Bộ trưởng Xuân Thủy cũng xác định:

"- Bác bỏ những lý do của Hoa Kỳ về việc cho máy bay trinh sát Bắc Việt

- Việc tố cáo Bắc Việt ngược đãi tù binh chỉ là một thủ đoạn của Hoa Kỳ.

- Bắc Việt đã áp dụng chính sách nhân đạo với tù binh và sẽ thi hành các biện pháp để bảo đảm an toàn cho họ"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 93, ngày 17-12-1970, Hồ sơ 1463, QKVH, TTLTII).

Song đại diện Hoa Kỳ vẫn tỏ ra ngoan cố, tuyên bố sẽ tiếp tục những chuyến bay quan sát không phận Bắc Việt2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 93, ngày 17-12-1970, Tlđd).


Trả lời đề nghị ngừng bắn của Nixon, trong hai phiên họp liên tiếp (phiên họp thứ 94 ngày 10-12-1970 và thứ 95 ngày 17-12-1970), Trưởng phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đưa ra "Tuyên bố ba điểm" và đề nghị ngừng bắn hai giai đoạn. Cụ thể, Tuyên bố ba điểm gồm các nội dung:

"Sẽ thực hiện ngừng bắn giữa các lực lượng võ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam đối với quân đội Mỹ, nhân viên quân sự Mỹ và các nước ngoài thuộc phe Mỹ ngay sau khi Chính phủ Mỹ tuyên bố rút hết quân đội và nhân viên quân sự Mỹ và các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam trước 30-6-1971.

Sẽ thực hiện ngừng bắn giữa các lực lượng võ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam đối với chánh quyền Sài Gòn ngay sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, chánh quyền Sài Gòn không có Thiệu - Kỳ - Khiêm tán thành hòa bình, độc lập trung lập dân chủ thỏa thuận với nhau về việc lập chính phủ liên hiệp lâm thời gồm ba thành phần để tổ chức tổng tuyển cử.

Các bên sẽ cùng nhau định ra những biện pháp nhằm bảo đảm sự tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh các điều kiện đã được thỏa thuận. Trong các dịp lễ Noel 1970, Tết Dương lịch 1971 và Tết Nguyên đán Tân Hợi, Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Bộ chỉ huy các lực lượng võ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam đã quyết định ngừng tấn công quân sự vào quân đội Mỹ, quân ngụy và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê, số 94, ngày 28-12-1970, Hồ sơ 1463, QKVH, TTLTII).


Đề nghị ngừng bắn gồm:

"Giai đoạn 1: Thực hiện ngừng bắn với quân đội Hoa Kỳ và đồng minh nếu Hoa Kỳ chấp nhận rút toàn bộ quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trước 30-6-1971.

Giai đoạn 2: Thực hiện ngừng bắn với quân đội VNCH sau khi thành lập "chính phủ liên hiệp" gồm ba thành phần tại Sài Gòn".

Đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình tỏ rõ lập trường không thể tách rời vấn đề quân sự và chính trị trong giải quyết hòa bình cuộc chiến ở Việt Nam. Đồng thời, với tuyên bố chấp nhận thảo luận với chính quyền Sài Gòn không có Thiệu - Kỳ - Khiêm, đã cho thấy sự nhượng bộ, thiện chí của cách mạng đối với vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam, phản bác luận điệu xuyên tạc của Hoa Kỳ và Sài Gòn cho rằng, Quân Giải phóng cương quyết thực hiện lật đổ hoàn toàn chế độ Sài Gòn, thâu tóm chính phủ liên hiệp và tiến hành bầu cử theo ý muốn.


Ngày 30-12-1970, phiên họp thứ 97 - phiên họp cuối cùng của năm 1970, phái đoàn Hoa Kỳ không trả lời các đề nghị của phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam. David Bruce - Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, chuyển đề tài - một biện pháp lảng tránh hữu hiệu mà người tiền nhiệm của ông ta thường dùng, để nói về "hội nghị hòa bình Đông Dương".


Như vậy, sau gần 2 năm, với 97 phiên họp, Hội nghị Paris về Việt Nam vẫn trong tình trạng bế tắc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2022, 02:26:46 pm »

4. Lam Sơn 719 cùng sức ép ngoại giao

Bước vào năm 1971, sau hai năm cầm quyền, thực hiện "Việt Nam hóa", mục tiêu chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh của Nixon ngày càng xa vời. Tại miền Nam Việt Nam, dù đã bỏ nhiều tỷ đô la cho chương trình bình định nông thôn và hiện đại hóa quân đội Sài Gòn nhưng những mục tiêu chính của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh trong giai đoạn 1 vẫn chưa đạt được.


Quân đội Sài Gòn với hơn 1 triệu quân, được trang bị hiện đại, qua chiến dịch Campuchia (từ 30-4 đến 30-6-1970) - lần thử nghiệm thứ nhất, chưa cho thấy khả năng có thể thay thế quân đội Hoa Kỳ.

Đầu năm 1971, kết thúc bước 2 chương trình bình định nông thôn, theo báo cáo cùa Khối quân sự vụ Võ phòng Phủ Tổng thống, chính quyền Thiệu đã kiểm soát được 99% dân số miền Nam. Song báo cáo của Thomson - Cố vấn bình định của Tổng thống Nixon, sau chuyến thị sát 117 xã ở miền Nam lại cho kết quả ngược lại: "An ninh bấp bênh, 70% số xã có cộng sản tồn tại. Nếu không giải quyết ngăn chặn thì ngày nào đó cộng sản sẽ lật đổ chế độ".


Áp lực của dư luận ngày càng đè nặng lên chính sách tăng cường và mở rộng chiến tranh của Nixon. Theo số liệu điều tra của Viện Gallup, đến tháng 1-1971, tỷ lệ nhân dân Hoa Kỳ ủng hộ chính sách chiến tranh của Nixon tụt xuống còn 31% (tháng 5-1971, tỷ lệ này còn 28%).


Tại Sài Gòn, trong ba ngày liẻn tiếp (29, 30-12-1970 và 1-1-1971) hàng loạt vụ biểu tình, đốt xe Hoa Kỳ nổ ra tại đường Phan Thanh Giản, Hai Bà Trưng và ngã sáu Chợ Lớn.

Tại Paris, ngày 19-1-1971, các tổ chức gồm: Lực lượng tự do Việt Nam do Trần Đình Lan - cựu trung tá quân đội Sài Gòn, làm chủ tịch; Phong trào Công giáo và dân tộc do Nguyễn Văn Công làm chủ tịch; Đoàn Sinh viên Phật tử Việt Nam tại Pháp; Liên hiệp Việt kiều tại Pháp cùng ra bản tuyên bố yêu cầu Hoa Kỳ sớm rút khỏi miền Nam Việt Nam, ủng hộ lập trường của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tuyên bố viết:

"Cuộc chiến thảm khốc trong nước đã kéo dài gần một phần tư thế kỷ, đã gây nhiêu hy sinh, đau thương, tang tóc cho đồng bào.

Sự hiện diện của một quân đội và một bộ máy chiến tranh của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng chà đạp lên chủ quyền độc lập của dân tộc và ngày càng đưa xã hội Việt Nam xa rời truyền thống tốt đẹp sẵn có từ mấy ngàn năm.

Chánh phủ Sài Gòn hiện hữu của ông Nguyễn Văn Thiệu thay vì tìm kiếm hòa bình, đang nỗ lực thực hiện Việt hóa cuộc chiến, chuẩn bị luật bầu cử tổng thống nhằm loại những ứng cử viên đối lập, để kéo dài cuộc chiến tranh tàn khốc, làm cho nhân dân vốn đã cơ cực càng cơ cực hơn.

Thiết tha mong mỏi nước nhà được độc lập, hòa bình, dân tộc sớm được hòa hợp, Việt kiều tại Pháp rất mong Hội nghị Paris sớm tìm được một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề miền Nam Việt Nam. Nhưng hai năm qua, Hội nghị này vẫn dậm chân tại chỗ và có thể bị gián đoạn nếu Tổng thống Nixon tiếp tục lại các cuộc oanh tạc và bắn phá miền Bắc nước Việt Nam.

Những tổ chức và nhân sĩ Việt kiều ký tên dưới đây nhận thấy:

Cần phá vỡ bế tắc của Hội nghị Paris, tạo điều kiện thiết thực để giải quyết vấn đề đình chỉ chiến sự, bảo đảm an toàn cho việc rút quân đội Mỹ và đồng minh và thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do và dân chủ, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Chương trình 5 điểm ngày 7-10-1970 của Tổng thống Nixon chỉ nhằm xoa dịu dư luận Mỹ chớ không phải để giải quyết vấn đề hòa bình ở miền Nam Việt Nam.

Sự tồn vong của đất nước đòi hỏi phải sớm chấm dứt cuộc chiến hòa bình phải được sớm vãn hồi trên cơ sở độc lập, tự do và hòa hợp dân tộc. Vì quyền lợi thiêng liêng của Tổ quốc và đồng bào, chúng tôi yêu cầu Chánh phủ Mỹ phải thay đổi chính sách về Việt Nam tỏ rõ thiện chí của mình, tôn trọng nguyện vọng hòa bình, độc lập của nhân dân Việt Nam bằng cách:

Chấp nhận nguyên tắc tuyên bố rút hết quân đội Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam trong một thời gian nhứt định.

Chấm dứt ủng hộ chánh phủ hiện hữu ở Sài Gòn ngày càng cô lập và bị đa số nhân dân chống đối.

Các lực lượng yêu nước, các xu thế chánh trị và tôn giáo sẽ có điều kiện thành lập một chánh phủ đại diện rộng rãi, có khả năng đối thoại hữu hiệu với Chánh phủ Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris ngõ hầu tìm một giải pháp chánh trị công bình và thỏa đáng cho vấn đề miền Nam Việt Nam.

Chúng tôi thiết tha kêu gọi các giới Việt kiều tại Pháp hãy cùng nhau đoàn kết để bày tỏ nguyện vọng chánh đáng của mình nhằm góp phần thực hiện trong tinh thần hòa hợp dân tộc một miền Nam Việt Nam độc lập, hòa bình, dân chủ và trung lập"1 (Tuyên bố của Việt kiều tại Pháp, ngày 19-1-1971, Hồ sơ 1122, ĐIICH, TTLTII).

Tuyên bố của Liên hiệp Việt kiều tại Pháp ngày 19-1-19711 (Hồ sơ 1122, ĐIICH, TTLTII)


Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2022, 02:28:35 pm »

Nhưng vẫn ngoan cố thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", cuối tháng 1 năm 1971, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn mở chiến dịch Lam Sơn 719, âm mưu phá vỡ hệ thống hậu cần và cắt đứt hành lang chi viện của cách mạng Việt Nam nằm cách biên giới Việt - Lào 42 km về phía tây và thử nghiệm khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn.


Được giao trách nhiệm chính của chiến dịch, quân đội Sài Gòn huy động:

- 3 sư đoàn: Sư đoàn Dù (gồm 3 lữ đoàn 1, 2, 3), Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến, Sư đoàn 1 Bộ binh;

- 3 lữ đoàn: Liên đoàn 1 Biệt động quân, Trung đoàn 4 và Trung đoàn 5 - Sư đoàn bộ binh số 2;

- 4 trung đoàn và 2 chi đoàn thiết giáp: trung đoàn 17, 11, 7, 4 (trang bị xe tăng M-41);

- 13 tiểu đoàn pháo binh

Cùng sự yểm hộ của: 5 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn dù 101, 4 tiểu đoàn Lữ đoàn 1 Sư đoàn 5 bộ binh cơ giới, 3 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn American; 8 tiểu đoàn pháo binh (155mm đến 203 mm); 800 trực thăng, 300 máy bay phản lực, 50 máy bay vận tải cỡ lớn và 50 máy bay chiến lược B-52, quân đội Hoa Kỳ.


Ngày 31-1-1971, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh hành quân, bắt đầu chiến dịch. Với ưu thế về quân số và trang bị, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn lạc quan rằng "quân đội Sài Gòn làm được những điều mà phải cần đến 8 hoặc 10 vạn quân" và làm thay đổi căn bản cục diện chiến trường.


Tháng 3-1971, chiến dịch Lam Sơn 719 bị đình trệ bởi sự phản công mạnh mẽ của Quân đội nhân dân Việt Nam, để duy trì áp lực, Hoa Kỳ quyết định ném bom miền Bắc Việt Nam.

Cùng sức ép về quân sự, trên bàn đàm phán, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục lặp lại những lập luận phi lý về hai vấn đề cơ bản: rút quân đội Hoa Kỳ và giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam; cùng các đòi hỏi về vấn đề tù binh Hoa Kỳ.


Tại phiên họp thứ 102, ngày 11-2-1971, sau khi vu cáo và đổ lỗi cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam một cách trắng trợn và gay gắt về sự bế tắc của Hội nghị Paris về Việt Nam, phái đoàn Hoa Kỳ lập lại những điểm chính trong bản đề nghị ngày 7-10-1970 của Tổng thống Nixon. David Bruce Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, nói:

"Chúng tôi muốn thấy ngay sự kết thúc xung đột và chém giết ở Đông Dương. Cuộc hành quân có giới hạn ở Lào mà vị đại diện VNCH vừa nói tới chỉ nhằm làm cho các lực lượng quý vị không còn đủ khả năng mở các cuộc tấn công và gia tăng khả năng chiến đấu của Nam Việt Nam trong khi các lực lượng Hoa Kỳ tiếp tục triệt thoái.

Tháng 10 năm ngoái Tổng thống Nixon đã đề nghị rõ rệt là nên có:

- Một là, ngừng bắn trên toàn Đông Dương.

- Hai là, một thời biểu được thương lượng cho cuộc triệt thoái tất cả các lực lượng.

- Ba là, phóng thích ngay tất cả các tù binh.

- Bốn là, một hội nghị hòa bình quốc tế cho toàn Đông Dương.

- Năm là, một giải pháp chánh trị.

Đó vẫn là chánh sách của Hoa Kỳ.

Con đường đã được mở rộng ở đây để tiến tới sự sớm kết thúc chiến cuộc trên toàn Đông Dương. Quý vị có đi vào con đường ấy hay không là tùy thuộc hoàn toàn ở sự lựa chọn của quý vị"1 (Tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về phiên họp thứ 102 ngày 11-2-1971 Hội đàm Ba Lê, Hồ sơ 1464, QKVH, TTLTII).


Phản bác luận điệu trên, Bộ trưởng Xuân Thủy - Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lên án cuộc tấn công của liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa sang Lào và khẳng định nhân dân ba nước Đông Dương kiến quyết đoàn kết, chống Mỹ xâm lược. Bộ trưởng phát biểu:

"Những sự việc xảy ra trong mấy ngày gần đây ở Đông Dương càng chứng tỏ những lời đúng đắn của chúng tôi trong những phiên họp trước tố cáo và lên án chính quyền Nixon tiến hành bước ỉeo thang chiến tranh mới làm cho tình hình Đông Dương và Đông Nam Á trở nên hết sức nghiêm trọng, hòa bình thế giới ngày càng bị đe dọa.

Bản tuyên bố ngày 8-2-1971 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào yêu nước đã nêu rõ "sau nhiều ngày triển khai nhiêu đơn vị trên lãnh thổ Lào từ đầu tháng 2, sáng 8-2-1971 gần 50 tiểu đoàn Mỹ và bù nhìn Nam Việt Nam trong đó có hơn 10 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh và xe bọc thép Mỹ, được không quân Mỹ yểm trợ, đã mở những cuộc tiến công ào ạt vào vùng Sêpon ở Nam Lào, gây ra những cuộc tàn sát vô cùng dã man đối với nhân dân Lào. Ngoài ra nhiều đơn vị khác của Mỹ và bù nhìn Nam Việt Nam đã được huy động để tiến công Lào".


Cùng với việc leo thang và mở rộng chiến tranh ở Lào và Campuchia, gần đây chính quyền Nixon tiếp tục cho máy bay liên tiếp ném bom bắn phá nhiều nơi thuộc lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ Quảng Bình đến Vĩnh Linh. Việc tập trung một binh lực lớn ngay sát phía Nam vĩ tuyến 17 còn cho thấy chính quyền Nixon đang rắp tâm tiến hành những cuộc phiêu lưu quân sự mới chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...


Chánh quyền Nixon trâng tráo nói rằng cuộc hành quân vào Lào "hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế" nhưng toàn thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ đều kịch liệt lên án Mỹ chà đạp thô bạo độc lập, chủ quyền trungg lập và toàn vẹn lãn thổ của Lào, bất chấp đạo lý và pháp lý quốc tế sơ đẳng nhất, bất chấp những điều khoản Hiệp nghị Genève năm 1962 cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự trang bị vũ khí của nước ngoài vào Lào. Thế thì cái pháp lý mà cuộc hành quân đó phù hợp là pháp lý nào? Chỉ là pháp lý của quân xâm lược.


Chánh quyền Nixon nói rằng cuộc hành quân vào Lào không phải là hành động mở rộng chiến tranh. Đó là luận điệu dối trá một cách trơ tráo. Ai cũng biết chỉ trong 10 tháng nay, chính quyền Nixon đã đưa chiến tranh từ Nam Việt Nam sang Campuchia, nay lại đưa mạnh hơn nữa sang Lào, sao lại nói Mỹ không mở rộng chiến tranh.


Chánh quyền Nixon nhắc đi nhắc lại rằng bộ binh và cố vấn quân sự Mỹ không tiến vào đất Lào. Sự thật là bộ binh Mỹ đã tham gia cuộc hành quân như bản tuyên bố của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào yêu nước đã vạch rõ và báo chí Mỹ cũng đã xác nhận điều đó.


Chánh quyền Nixon nói rằng cuộc hành quân hiện nay là "hạn chế về không gian, về thời gian hòng làm giảm bớt sự nghiêm trọng của vấn đề. Trước hết mọi người đều biết cuộc xâm lược của Mỹ ở Lào đã diễn ra trên khắp lãnh thổ nước Lào từ hàng chục năm nay. Rõ ràng là bất chấp dư luận thế giới, chính quyền Nixon đã mở rộng chiến tranh ra toàn bộ khu vực Đông Dương nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Đó là thực chất của cái gọi là đề nghị 5 điểm của Tổng thống Nixon. Đó là thực chất của cái gọi là "học thuyết Nixon".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM