Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:58:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn - T1  (Đọc 3918 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2022, 07:04:27 am »

Nhưng do âm mưu của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, chỉ sau hai phiên họp, trở thành nơi tranh luận quyết liệt giữa một bên (Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn) cố thể hiện quan điểm hai phe với bên kia (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) quyết bảo vệ lập trường bốn bên. Thậm chí, ngay cách thức xưng hô cũng được các bên sử dụng hết sức cẩn trọng. Trong khi phái đoàn Hoa Kỳ và Sài Gòn luôn sử dụng cụm từ "phía quý vị" ngụ ý gộp chung phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Thì ngược lại, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng cụm từ "các vị", "các ngài" để tách bạch các bên trong đàm phán.


Thực hiện chiến thuật đàm phán hai phe, ngay trong phiên khai mạc (25-1-1969), phái đoàn Sài Gòn đưa ra hàng loạt yêu cầu phi lý với lập luận đánh đồng cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Như: tái lập khu phi quân sự; chấm dứt mọi sự xâm nhập người và kho vũ khí vào lãnh thổ VNCH; triệt thoái các lực lượng võ trang về miền Bắc; không can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam; tôn trọng các Hiệp định Genève 1954 và 1962; chấp nhận một sự kiểm soát quốc tế hữu hiệu.


Cabot Lodge - Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, đặc biệt nhấn mạnh đến việc tái lập khu phi quân sự, cho đó "là bước đầu tiên hợp lý đi tới hòa bình", với các điều kiện: Không được có nhân viên và lực lượng chính quy cũng như không chính quy, quân sự cũng như phá rối nào; không một căn cứ quân sự nào được duy trì trong vùng này; không được tàng trữ dụng cụ và vật liệu quân sự nào trong vùng này; không được pháo kích hay sử dụng võ lực khác trong vùng này hay xuyên qua vùng này và tất cả những điều quy định này cần phải có sự thanh tra và kiểm soát quốc tế hữu hiệu1 (Diễn văn của ông Cabot Lodge tại phiên họp thứ 2 ngày 30-1-1969 Hội nghị Paris, Hồ sơ 972, ĐIICH, TTLTII).


Đồng thời cả Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đều ra sức rêu rao tính hợp pháp của cái gọi là chính thể Việt Nam Cộng hòa; cho rằng miền Bắc và miền Nam Việt Nam là hai quốc gia riêng biệt; phủ nhận vị thế của Mặt trận Dấn tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.


Đáp trả các luận điệu của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, trong phiên họp thứ 2, ngày 30-1-1969, Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Trần Bửu Kiếm mạnh mẽ tố cáo tính chất tay sai thực dân mới của chính quyền Sài Gòn. Phát biểu của ông Trần Bửu Kiếm nêu rõ:

Về kinh tế, chế độ Sài Gòn "bị phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ và nước ngoài, bị tàn phá và kiệt quệ vì chiến tranh xâm lược của Mỹ và những chính sách cướp bóc dã man của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Chất độc hóa học và bom đạn Mỹ đã phá hủy hàng trăm hécta ruộng vườn cây trái, đồn điền, rừng núi miền Nam, nhiều vùng trồng măng cụt, sầu riêng rộng lớn ở Lái ThiêUy Củ Chi, những rừng dừa bát ngát của Bến Tre, Bình Định, nhiều đồn điền cao su của miền Đông Nam Bộ đã trở thành đất hoang tàn. Miền Nam từ chỗ là một vựa lúa mỗi năm xuất cảng hơn một triệu tấn, nay chỉ nhập cảng một số lương thực gần tương đương, một số vùng không có gạo ăn, kỹ nghệ dân tộc và thủ công nghiệp bị chèn ép.


Văn hóa trong các vùng do Mỹ và chính quyền Sài Gòn còn tạm thời kiểm soát ngày càng suy đồi. Nền giáo dục không được chăm lo, trường học không được xây thêm, còn tiệm nhảy, tiệm rượu, nhà chứa phục vụ cho lính Mỹ thì mọc lên như nấm... Đài phát thanh Huế ngày 18-4-1966 đã phải thốt ra: "Đó là một thảm trạng của dân tộc ta, đó cũng là mối uất hận bi đát cho quốc gia mà cấp lãnh đạo chỉ biết đến dollar chớ không biết gì hơn nữa".


Về chính trị, chính quyền Sài Gòn là chính quyền tay sai cho Mỹ phản dân hại nước. Là công cụ trong cuộc chiến tranh cục bộ, chính quyền Thiệu - Kỳ - Hương hiện nay mang một bộ mặt hiếu chiến cực kỳ trắng trợn, đi theo con đường độc tài phát xít của Ngô Đình Diệm"1 (Diễn văn của ông Trần Bửu Kiếm tại phiên họp thứ 2 ngày 30-1-1969 Hội nghị Paris, Hồ sơ 972, ĐIICH, TTLTII).


Qua phiên họp thứ 4 ngày 13-2-1969 và thứ 5 ngày 20-2-1969, các bên chuyển sang tranh luận về đề tài sự có mặt của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Tự biện hộ cho cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, Cabot Lodge - Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, đưa ra lập luận cố hữu:

"Hoa Kỳ công nhận Chính phủ VNCH như là chính phủ hợp pháp và chánh đáng. Không có việc quan trọng nào liên quan đến miền Nam Việt Nam mà có thể thực hiện được nếu không có sự chấp thuận của chính phủ đó. Trên thực tể, đây là một chính phủ thành công và hữu hiệu.


Chính sách của Hoa Kỳ là nhằm tìm kiếm một nền hòa bình vững chắc và lâu bền tại Việt Nam và Đông Nam Á. Nền hòa bình chúng tôi tìm kiếm là nền hòa bình ở trong đó quyền quốc gia căn bản tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam được bảo đảm không có sự can thiệp từ bên ngoài, không có sự cưỡng bách.


... Chính phủ hợp pháp của VNCH đã kêu gọi sự trợ giúp của Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Hoa Kỳ và năm quốc gia Thái Bình Dương khác đã đáp ứng lời yêu cầu đó với lực lượng quân sự"2 (Biên bản phiên họp khoáng đạt thứ 4 bàn về hòa bình Việt Nam tại Paris ngày 13-2-1969, Hồ sơ 974, ĐIICH, TTLTII).

Bác bỏ những luận điệu của Hoa Kỳ, Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Xuân Thủy phát biểu:

"Mỹ không tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam mà trái lại đã tiến hành có hệ thống một chính sách can thiệp, xâm lược và chiến tranh, chà đạp lên các quyền đó.

Mỹ nói lấy những điểm chủ yếu của Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam làm cơ sở giải quyết vấn đề Việt Nam nhưng thực tế là xuyên tạc tinh thần và nội dung của Hiệp định đó để tiếp tục phá hoại nó và thực hiện âm mưu xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.


Mỹ đưa ra vấn đề khu phi quân sự cũng chính là nhằm âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, tiếp tục chiến tranh xâm lược, tiếp tục thực hiện chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam"1 (Biên bản phiên họp khoáng đạt thứ 4 bàn về hòa bình Việt Nam tại Paris ngày 13-2-1969, Hồ sơ 974, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2022, 07:05:54 am »

Ngày 20-2-1969, Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Trần Bửu Kiếm tiếp tục đánh vào lập luận của Cabot Lodge. Ông trích dẫn các nội dung cơ bản trong bản tuyên bố của các luật gia Hoa Kỳ đăng trên tờ New York Times ngày 15- 1-1967: "sự can thiệp đơn phương của Mỹ ở Việt Nam vi phạm Hiến chương của Liên hợp quốc; sự có mặt của quân Mỹ ở Việt Nam, vi phạm Hiệp nghị Genève năm 1954; cường độ và tánh chất tàn phá của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là trái với luật pháp quốc tế; những hành động của Mỹ ở Việt Nam vi phạm cả hiến pháp của Mỹ nữa"2 (Tài liệu Nha Chính trị Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê số 14, Hồ sơ 1451, QKVH, TTLTII), để chứng minh cho sự có mặt của hơn nửa triệu quân viễn chinh Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam là hành động xâm lược. Và tuyên bố mạnh mẽ: "Nước Việt Nam thuộc về người Việt Nam, Hoa Kỳ không có quyền đem quân đội tới và lại càng không có quyền bắt buộc người dân Việt Nam phải trả một giá nào cho việc triệt thoái hoàn toàn quân đội Hoa Kỳ"1 (Tài liệu Nha Chính trị Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê số 14, Hồ sơ 1451, QKVH, TTLTII).


Bị đuối lý, phái đoàn Hoa Kỳ lại trở lại với những lập luận ban đầu về tái lập khu phi quân sự.

Đến tháng 5-1969, qua 14 phiên họp, với những cuộc tranh luận mà quan điểm của các bên lập đi lập lại, Hội nghị Paris về Việt Nam lại rơi vào bế tắc.

Ngày 8-5-1969, tại phiên họp thứ 16, nhằm khẳng định vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đập tan chiến thuật đàm phán hai phe của Hoa Kỳ, Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, ông Trần Bửu Kiếm công bố "giải pháp hòa bình 10 điểm":

"1. Tôn trọng các quyền dân tộc, độc lập, thống nhứt và toàn vẹn lãnh thổ như đã được quy định trong Hiệp nghị Genève 1954 về Việt Nam.

2. Quân đội Mỹ và quân đội nước ngoài thuộc phe Mỹ phải rút ra khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

3. Vấn đề các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam sẽ do các bên ở Việt Nam cùng nhau giải quyết.

4. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình, tự quyết định chế độ chính trị của miền Nam bằng tổng tuyển cử tự do, bầu quốc hội lập hiến, thành lập chính phủ liên hiệp.

5. Tất cả các lực lượng, phe phái chính trị sẽ lập ra một chính phủ liên hiệp lâm thời, chính phủ này có nhiệm vụ:

a. Thi hành các hiệp nghị được ký kết về việc rút quân Mỹ.

b. Thực hiện việc hòa hợp dân tộc, đoàn kết rộng rãi mọi từng lớp nhân dân và các đường lối chính trị.

c. Tổ chức tổng tuyển cử trên toàn miền Nam để thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.

6. Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập, công nhận chủ quyền và biên giới của Campuchia và Lào.

Lập quan hệ ngoại giao cả với Mỹ, nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của mọi quốc gia không kèm theo điều kiện chính trị ràng buộc.

7. Việc thống nhứt nước Việt Nam sẽ thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình. Trong khi chờ đợi việc thống nhứt, hai miền lập lại quan hệ bình thường, giới tuyến quân sự giữa hai miền ở vĩ tuyến 17 chỉ có tính cách tạm thời.

8. Trong khi chờ đợi thực hiện hòa bình thống nhứt nước Việt Nam, hai miền không được tham gia liên minh quân sự với nước nào.

9. Hai bên sẽ thương lượng về việc trao đổi tù binh.

10. Các bên sẽ thỏa thuận về một sự giám sát quốc tế đối với việc rút quân đội Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam"1 (Bản kiểm thính tin tức đài Hà Nội của Phủ Đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 1016, ĐIICH, TTLTII).


Đòn ngoại giao bất ngờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam khiến Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn lúng túng. Ngày 9-5-1969, Tổng thống Nixon phải triệu kiến cố vấn Kissinger. Ngày 10-5-1969, Nhà Trắng tuyên bố "chương trình mới của Mặt trận Giải phóng đưa ra có chứa đựng một vài đề nghị không chấp nhận được nhưng cũng có những yếu tố có thể khai thác được"2 (Bản kiểm thính tin tức ngày 9 và 10-5-1969 của Phủ Đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 1016, ĐIICH, TTLTII). Cùng ngày tại Paris, phái đoàn Hoa Kỳ thảo luận với phái đoàn Sài Gòn, nhưng không đưa ra bất cứ bình luận nào.


Ngược lại, giải pháp 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngay lập tức thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo của báo chí và giới phân tích chính trị. Ngay phái viên của đài BBC, ngày 9-5-1969, cũng cho rằng: "Mặt trận Giải phóng và Chính phủ VNCH đương tiến tới sự gặp gỡ nhau"1 (Bản kiếm thính tin tức ngày 9 và 10-5-1969 của Phủ Đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa, Tlđd). Phái viên báo Daily Telegraph bình luận: "sau hàng tháng chậm chạp tại Ba Lê thì có lẽ cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Sài Gòn đều sẽ không bác bỏ thẳng tay cái kế hoạch của cộng sản"2 (Bản kiếm thính tin tức ngày 9 và 10-5-1969 của Phủ Đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa, Tlđd). Tờ Times của Vương quốc Anh dành một bài xã luận và đánh giá kế hoạch hòa bình của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ tạo ra giai đoạn mới cho hòa đàm, mà trong đó "Hoa Kỳ cần duy trì áp lực vào Chính phủ Nam Việt Nam để mà có thêm nhượng bộ... Ngoài mặt thì có vẻ là Mặt trận Giải phóng đã chẳng đưa ra một điều gì mới mẻ, nhưng... đề nghị lập chính phủ liên hiệp của cộng sản có phù hợp với điều kiện của Hoa Kỳ, như là mới đây Ngoại trưởng Mỹ, ông Rogers đã nói tới. Ông Rogers nói tới một đề nghị hòa bình tại Việt Nam khả dĩ đề cho dân chúng Nam Việt Nam quyết định lấy tương lai của mình mà không có bên ngoài can thiệp vào... Đây là dấu hiệu đáng mừng là cả hai bên nay đang tiến về cùng một phía trong vấn đề các mục tiêu và về các thủ tục"3 (Bản kiếm thính tin tức ngày 9 và 10-5-1969 của Phủ Đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa, Tlđd).


Tuy nhiên, một lần nữa, ánh sáng cho nền hòa bình ở Việt Nam bị dập tắt. Ngày 14-5-1969, Tổng thống Richard Nixon đưa ra "đề nghị tám điểm" cho vấn đề Việt Nam, với hai nội dung chính là: Một là, triệt thoái các lực lượng không phải của miền Nam Việt Nam ra khỏi Nam Việt Nam; hai là, tạo những phương thức để cho mỗi đoàn thể quan trọng có dịp tham gia vào đời sống chính trị quốc gia. Chỉ với nội dung thứ nhất, người ta đã thấy rất rõ, sẽ không thể có hòa bình ở Việt Nam khi Hoa Kỳ vẫn khăng khăng với quan điểm cố hữu, đòi có hai quốc gia riêng biệt ở Việt Nam. Cũng như sẽ còn rất lâu quân đội Hoa Kỳ mới rút khỏi miền Nam Việt Nam. Vì có thể khẳng định chắn chắc, những người cộng sản - những người đang bảo vệ quê hương khỏi cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ, cũng không chấp nhận rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2022, 07:08:08 am »

Tháng 6-1969, qua 20 phiên họp, Hội nghị Paris về Việt Nam tiếp tục rơi vào bế tắc. Nhưng tại Sài Gòn đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại, tác động mạnh mẽ đến tiến trình đàm phán tại Paris.

Ngày 6-6-1969, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam thống nhất khai sinh chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam và long trọng tuyên bố thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đại hội cũng đã bầu Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch; Bác sĩ Phùng Văn Cung, Giáo sư Nguyễn Van Kiết, cụ Nguyễn Đóa làm Phó chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.


Ngày 10-6-1969, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát ký Quyết định số 07/QĐ/ CT thành lập phái đoàn tham dự Hội nghị Paris về Việt Nam. Nội dung chính của quyết định gồm các điều:

"Điều 1: Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam trở thành đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

Điều 2: Cử bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

Điêu 3: Ông Trần Bửu Kiếm, nguyên Trưởng đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại hội nghị Paris về nước nhận nhiệm vụ mới.

Điều 4: Cử ông Nguyễn Văn Tiến và ông Đinh Bá Thi làm Phó trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

Bổ sung ông Dương Đình Thảo làm đoàn viên trong đoàn.

Ông Trần Hoài Nam, nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về nước nhận nhiệm vụ mới"1 (Quyết định số 07/QĐ/CT ngày 10-6-1969 của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hồ sơ 967, ĐIICH).


Quyết định số 07/QĐ/CT ngày10-6-1969 của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam1
(Quyết định số 07/QĐ/CT ngày 10-6-1969 của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hồ sơ 967, ĐIICH)




Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2022, 07:09:19 am »

Ngày 12-6-1969, tại phiên họp thứ 21, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nguyễn Thị Bình chính thức công bố trước hội nghị sự kiện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân, thống nhất thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn bên cạnh Chính phủ. Tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình nếu rõ:

"Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân chủ và hòa bình Việt Nam đã cùng với các chánh đảng, các đoàn thế, các dân tộc, các tôn giáo và các nhân sĩ yêu nước triệu tập đại hội đại biểu quốc dân để nhận định tình hình, để ra đường lối, chủ trương trong giai đoạn mới, lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn bên cạnh Chính phủ Cách mạng ỉâm thời để lãnh đạo toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng....


Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam, một đại hội đoàn kết với đông đủ đại biểu các lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam đánh dấu một bước phát triển mới của cuộc kháng chiêh, biểu hiện tập trung ý chí của toàn dân quyết đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam đã quyết định nhiệm vụ thời kỳ trước mắt, tăng cường đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng tán thành độc lập, hòa bình, trung lập, kiên trì đẩy mạnh công cuộc chống Mỹ, cứu nước, đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai phản động, hoàn thành giải phóng miền Nam tạo điều kiện cơ bản để xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình trung lập và phồn vinh tiến tới hòa bình thống nhât nước nhà.


Đại hội nhất trí cho rằng giải pháp toàn bộ 10 điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đề ra là cơ sở đúng đắn, hợp tình hợp lý để chấm dứt chiến tranh xâm lược của Mỹ, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Để đảm đương trách nhiệm lịch sử lãnh đạo toàn quân và toàn dân thực hiện những mục tiêu cấp bách của cách mạng, Đại hội đã quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn bên cạnh Chính phủ... Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ quan hành pháp cao nhất đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, có nhiệm vụ lãnh đạo các ngành, các cấp động viên toàn dân đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà... Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ hiệp thương chính trị ở miền Nam Việt Nam, tán thành hòa bình, độc lập, trung lập để lập chính phủ liên hiệp lâm thời trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau... Đây là biểu hiện quyền tự quyết thực sự của nhân dân miền Nam Việt Nam, do đó một lần nữa vạch trần cái gọi là hợp pháp hợp hiến của ngụy quyền Thiệu - Kỳ - Hương.


Trước Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam đã trịnh trọng tuyên bố chuyển giao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời chức năng nhà nước đối nội cũng như đối ngoại kể cả tư cách đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam....


Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho rằng giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là cơ sở vững chắc cho việc giải quyết đúng đắn vấn đề miền Nam Việt Nam. Giải pháp đó bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam đáp ứng lợi ích hòa bình của nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới.


Để giải quyết đúng đắn vấn đề miền Nam Việt Nam, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà không được đặt điều kiện nào, phải từ bỏ việc duy trì chính quyền tay sai hiếu chiến Thiệu - Kỳ - Hương"1 (Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình tại phiên họp lần thứ 21 ngày 12-6-1969 Hội nghị Paris về Việt Nam, Hồ sơ 989, ĐIICH, TTLTII).


Cũng trong phiên họp, ông Hà Văn Lâu - Phó trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thông báo lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhiệt liệt ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và coi đó là đại diện chân chính và hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam. Đồng thời, tin tưởng rằng Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến chiến thắng hoàn toàn, và cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ được ủng hộ càng ngày càng nhiều của các chính phủ và dân tộc yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới.


Như vậy, sự kiện Đại hội đại biểu quốc dân - đại hội thể hiện quyền làm chủ của nhân dân miền Nam, thống nhất thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam - thực thể chính trị đại diện cho quyền dân chủ và là đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam trên trường quốc tế; Chính phủ mà uy tín được thể hiện ngay trong tháng đầu thành lập với việc được 23 nước công nhận, trong đó có 21 quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao, đã xóa bỏ hoàn toàn lý do biện minh cho quan điểm đàm phán song phương hay hai phe của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, đưa Hội nghị Paris về Việt Nam tiến lên một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn phải nhìn nhận vị thế của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc đàm phán bốn bên về Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2022, 06:35:53 am »

3. "Thiện chí" đàm phán của Hoa Kỳ

Sau 6 tháng cầm quyền, thời hạn thực hiện lời hứa của Nixon với nhân dân Hoa Kỳ đã hết, nhưng dấu hiệu cho nền hòa bình ở Việt Nam ngày càng tỏ ra xa vời. Tại chiến trường miền Nam, theo báo cáo của quân đội Sài Gòn, kế hoạch bình định từ cuối năm 1968 đã giúp kiểm soát được trên 75% dân số, đánh bật địa bàn đứng chân của lực lượng giải phóng ở vùng nông thôn. Nhưng liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa chưa tiến thêm được bước nào trong việc làm suy yếu lực lượng chủ lực và xóa bỏ cơ sở hạ tầng của Quân Giải phóng tại các khu căn cứ. Trong khi con sổ tổn thất nhân mạng, đặc biệt là binh lính Hoa Kỳ ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với sự gia tăng các cuộc hành quân. Tại Paris, nỗ lực của phái đoàn Hoa Kỳ không khuất phục được lập trường kiên định của những người cộng sản. Ngược lại, dư luận ngày càng tỏ ra ủng hộ lập trường hòa bình của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, cuộc điều tra công chúng cho câu hỏi "In view of developments since we entered the fighting in Vietnam, do you think the U.S. made a mistake sending troops to fight in Vietnam?"1 (Lược dịch: Theo quan điểm của sự phát triển từ khi chúng ta tham chiến tại Việt Nam, bạn có nghĩ Hoa Kỳ đã sai lầm khi gửi quân tham chiến ở Việt Nam?) của Gallup cho thấy mức độ ủng hộ chiến tranh của nhân dân Hoa Kỳ vào tháng 2-1969 là 39%, đến tháng 10-1969 còn 32% (giảm gần 46% so với tháng 3-1966)2 (W. Luch - P. Sperlich (1979), The Western Political Quarerly).


Để cứu vãn tình hình bi đát do cuộc chiến tranh Việt Nam đưa tới, Nixon để ra chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" với công thức cơ bản là hỗ trợ tăng cường sức mạnh của quân đội bản xứ (quân đội Sài Gòn) để giảm dần và đi đến thay thế quân viễn chinh Hoa Kỳ tại chiến trường miền Nam Việt Nam, được thực hiện bằng ba biện pháp lớn: quân sự, bình định và ngoại giao nhằm tiêu diệt và cô lập cách mạng trên trường quốc tế.


Ngày 8-6-1969, Tổng thống Nixon triệu tập Nguyễn Văn Thiệu đến đảo Midway, nhằm triển khai chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Mà nội dung cơ bản, ngoài những luận điệu cố hữu nhằm xoa dịu dư luận, như: không thừa nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; bác bỏ giải pháp chính phủ liên hiệp; tổ chức bầu cử tự do dưới sự giám sát quốc tế hay hai bên (Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) cùng triệt thoái quân đội,... trọng tầm của cuộc gặp thượng đỉnh Nixon - Thiệu là nhằm vạch chương trình chi tiết cho kế hoạch "tối tân hóa và cải tiến quân lực Nam Việt Nam"1 (Tài liệu của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa số 21 về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam (phổ biến hạn chế), số 21, Hồ sơ 1452, QKVH, TTLTII). Đồng thời công bố quyết định "thay thế 25.000 binh lính chiến đấu Hoa Kỳ bằng binh lính Nam Việt Nam... việc giảm một số đơn vị chiến đấu ấy sẽ bắt đầu trong vòng 30 ngày và sẽ được hoàn tất vào cuối tháng 8"2 (Phát biểu của Lawrence E. Walsh tại phiên họp thứ 21 ngày 12-6-1969 Hội nghị Paris về Việt Nam, Hồ sơ 989, ĐIICH, TTLTII).


Triển khai chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" trong những tháng cuối năm 1969, Hoa Kỳ gấp rút củng cố và phát triển quân đội Sài Gòn có đủ sức đảm nhận toàn bộ trách nhiệm về an ninh để thay thế dần cho quân viễn chinh Hoa Kỳ. Theo đó, quân đội Sài Gòn được tổ chức theo mô hình quân đội Hoa Kỳ gồm cả ba lực lượng hải - lục - không quân, nhưng ưu tiên củng cố và phát triển mạnh cho lục quân, với quân số tăng hàng năm từ 50 ngàn đến 100 ngàn quân.


Thực hiện chương trình bình định - được coi là xương sống của "Việt Nam hóa chiến tranh", từ giữa năm 1969, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tiến tới thực hiện giai đoạn hai (từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 6 năm 1970), tập trung vào chương trình "bình định phát triển nông thôn Nội dung cơ bản là dồn dân vào các ấp tân sinh bằng tăng cường mở rộng và đẩy mạnh quy mô, mật độ hành quân càn quét. Từ năm 1969, các cuộc hành quân càn quét của liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa tăng gấp đôi so với năm 1968 (4.344 cuộc hành quân cấp tiểu đoàn trở lên so với 2.192 cuộc năm 1968). Kết quả, theo báo cáo của khối quân sự vụ Võ phòng Phủ Tổng thống Sài Gòn, đến cuối tháng 8-1969, hơn 16 triệu (95,4%) dân số miền Nam nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn. Trong đó, số dân trong vùng ABC (vùng an ninh) là 15.419.800 người (tương đương 88,9%), vùng DE (vùng kém an ninh) là 1.122.600 người (6,5%)1 (Tình trạng dân - xã - ấp bầu cử, Hồ sơ 401, ĐIICH, TTLTII).


Hỗ trợ bình định, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh chiến dịch Phượng Hoàng - chiến dịch do phân cục tình báo CIA Hoa Kỳ ở Sài Gòn triển khai từ cuối năm 1967. Đến năm 1969, chiến dịch Phượng Hoàng được đẩy lên quy mô lớn với tổ chức sâu rộng từ trung ương đến địa phương, phương thức hoạt động và lực lượng đa dạng, từ tình báo, cảnh sát... kết hợp khai thác thành phần hồi chánh, điều tra phân loại hạ tầng cơ sở cộng sản, nhằm phát hiện cơ sở cách mạng nằm vùng hoặc những người dân có cảm tình với cộng sản để bắt giam và tiêu diệt. Kết quả, năm 1969, hơn 6.000 người bị giết, hơn 1.200 người bị ám sát, và 15.000 người bị thương2 (Vietnam: policy and prospects, 1970 - hearing before the committee on foregin relations united states senate ninety-first congress second session on civil operations and rural development support program (page 5-6)).


Mặt khác, Hoa Kỳ tích cực triển khai mặt trận ngoại giao với hai cường quốc xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc, âm mưu cô lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cắt nguồn chi viện quốc tế đối với công cuộc cách mạng của Việt Nam. Ngày 26-6-1969, Nixon quyết định thay đổi một vài điều khoản về mậu dịch với Trung Quốc. Đồng thời thông qua một số trung lập, tỏ rõ quan điểm, Hoa Kỳ muốn nối lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.


Kết quả đạt được trên các lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao, cùng với các dấu hiệu ở trên chiến trường, như Quân Giải phóng không tổ chức trận đánh nào lớn, hay hoạt động chi viện của miền Bắc cho miền Nam giảm sút,... Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn lạc quan rằng chiến thắng đang ngày một tới gần. Vì vậy, những tháng cuối năm 1969, trong lĩnh vực đàm phán, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn liên tục đưa ra nhiều đề nghị mà họ gọi là các "sáng kiến". Nhưng lại không đi vào giải quyết các vấn đề tiên quyết để chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược do Hoa Kỳ gây ra, như đề nghị của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2022, 06:37:41 am »

Tại phiên họp thứ 22, ngày 19-6-1969, Lawrence E. Walsh - Phó trưởng đoàn Hoa Kỳ, tiếp tục đánh đồng giữa giữa kẻ xâm lược (Hoa Kỳ) và nạn nhân của sự xâm lược (nhân dân Việt Nam), để đòi hỏi một cách vô lý "chúng tôi (Hoa Kỳ) không chấp nhận một sự triệt thoái đơn phương ra khỏi miền Nam Việt Nam. Phải triệt thoái tất cả những lực lượng không phải là miền Nam Việt Nam"1 (Phát biểu của Lawrence E.Walsh tại phiên họp thứ 22 ngày 19-6-1969 Hội nghị Paris về Việt Nam, Hồ sơ 989, ĐIICH, TTLTII). Và rêu rao quyết định rút 25.000 quân viễn chinh Hoa Kỳ là: "như Tổng thống Nixon đã nói khi từ Midway về chúng tôi đã mở rộng cửa đưa tới hòa bình. Tổng thống mời những lãnh tụ Bắc Việt cùng với chúng tôi bằng cả hành động trên chiến trường lẫn thương thuyết tại Paris, đi qua cửa đó... Chúng tôi tin rằng đã tới lúc đề họ (tức phía quý vị) hành động. Chúng tôi đã hành động và hành động với thiện ý. Và nếu họ không hành động theo chiều hướng này, hay chiều hướng kia, thì họ phải gánh chịu trách nhiệm ngăn chận con đường đưa tới hòa bình và trách nhiệm đã không đi qua cái cửa mà chúng tôi đã mở"1 (Phát biểu của Lawrence E.Walsh tại phiên họp thứ 22 ngày 19-6-1969 Hội nghị Paris về Việt Nam, Hồ sơ 989, ĐIICH, TTLTII).


Tháng 7-1969, Nixon gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh với những lời lẽ đầy giả dối:

"Thưa Chủ tịch!

Tôi nhận thấy rằng khó mà đối thoại một cách có ý nghĩa qua vực thẳm của bốn năm chiến tranh. Nhưng chính vì vực thẳm này, tôi muốn nhân dịp này tái xác nhận một cách long trọng lòng mong muốn của tôi phục vụ một nền hòa bình công chính. Tôi tin tưởng sâu xa rằng cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã kéo dài quá lâu và sự trì hoãn việc kết thúc cuộc chiến tranh này không làm lợi cho một ai - nhất là đối với toàn thể nhân dân Việt Nam...


Đã đến lúc phải làm cho cuộc hội đàm tiến triển để sớm có một giải pháp cho cuộc chiến tranh thảm khốc này. Các ông sẽ thấy chúng tôi thành thực và cởi mở trong nỗ lực chung để đem lại cho nhân dân can đảm của nước Việt Nam những sự tốt lành của hòa bình. Hãy để cho lịch sử ghi chép rằng trong giai đoạn trầm trọng này, đôi bên đã hướng về phía hòa bình chứ không phải về phía tranh chấp và chiến tranh"2 (Diễn văn ngày 3 tháng 11 năm 1969 của Tổng thống Nixon về Việt Nam, Hồ sơ 18884, PTTg, TTLTII).


Tháng 9-1969, Tổng thống Nixon tuyên bố thực hiện đợt hai của việc rút quân đội Hoa Kỳ khỏi miền Nam Việt Nam. Theo đó, đến tháng 12-1969, quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam sẽ giảm xuống còn 484.000 quân. Và tính chung trong năm 1969, Hoa Kỳ sẽ rút 60.000 quân - một con số nhỏ, chỉ tương đương trên 10% tổng quân số quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Kết hợp với rút quân, trên bàn đàm phán, phái đoàn Hoa Kỳ đưa ra những giải pháp chính trị tưởng như phù hợp với yêu cầu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, như:

Hoa Kỳ đề nghị bầu cử tự do do các ủy ban hỗn hợp tổ chức và đặt dưới sự giám sát quốc tế.

"- Hoa Kỳ đã bằng lòng triệt thoái quân đội Mỹ và đồng minh trong vòng 12 tháng.

- Hoa Kỳ đã tuyên bố không giữ lại một căn cứ quân sự nào.

- Hoa Kỳ đã đề nghị thương thuyết về việc ngưng bắn dưới sự giám sát quốc tế để cho công cuộc cùng triệt thoái có thể tiến hành dễ dàng.

- Hoa Kỳ sẽ dàn xếp cho việc triệt thoái trên thực tế của quân Bắc Việt miễn là có bảo đảm rằng họ sẽ không trở lại nữa.

- Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận kết quả chính trị thu hoạch được qua các cuộc bầu cử tự do, dù kết quả ấy sẽ ra sao.

- Hoa Kỳ sẵn sàng thảo luận chương trình 10 điểm của phía bên kia cùng với những kế hoạch của các phe phái khác"1 (Phát biểu của Cabot Lodge tại phiên họp thứ 34 ngày 18-9-1969 Hội nghị Paris về Việt Nam, Hồ sơ 1454, QKVH, TTLTII).


Bằng hành động rút quân nhỏ giọt nằm trong kế hoạch của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và đưa ra những giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam nhưng tiếp tục ngoan cố với lập luận hai quốc gia Việt Nam hay "cùng triệt thoái" quân đội khỏi miền Nam Việt Nam, Nixon âm mưu đẩy quả bóng dư luận về phía cách mạng và cố gắng xoa dịu dư luận phản đối chiến tranh đang bùng nổ mạnh mẽ tại Hoa Kỳ.


Cùng mục đích trên, trong các phiên họp của Hội nghị Paris, phái đoàn Sài Gòn cũng liên tiếp đề ra cái mà họ gọi là các "sáng kiến". Trong đó có cả việc thừa nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhưng chỉ với mức độ là một thực thể chính trị - một đảng phái trong chế độ Thiệu. Và đặc biệt nhấn mạnh việc coi đây là một "lực lượng chính trị", để gây nhầm lẫn, xóa bỏ nhận thức của dư luận về nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong phiên họp thứ 26, ngày 17-7-1969, Phạm Đăng Lâm - Trưởng phái đoàn Sài Gòn, lần đầu tiên nêu lên giải pháp về một cuộc bầu cử tại miền Nam Việt Nam có sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông ta nói:

Tất cả các lực lượng chính trị kể cả Mặt trận Giải phóng đều được tham gia bầu cử; nếu họ từ bỏ bạo động và cam đoan công nhận kết quả bầu cử.

- Một Ủy ban bầu cử có thể được thành lập, trong đó các lực lượng chính trị kể cả Mặt trận Giải phóng đều được đại diện.

- Một tổ chức quốc tế sẽ được thiết lập để quan sát bầu cử.

- VNCH sẵn sàng thảo luận với phía bên kia về lịch trình và phương thức tổ chức bầu cử.

- Sau cuộc bầu cử sẽ không có trả thù và kỳ thị.

- Chính phủ VNCH cam đoan tôn trọng kết quả bầu cử dù kết quả ra sao. VNCH thách đố phía bên kia dám cam đoan như vậy"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam số 26, Hồ sơ 1453, QKVH, TTLTII).


Vạch trần các "sáng kiến" của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, ngay trong phiên họp thứ 22, ngày 19-6-1969, Bộ trưởng Xuân Thủy phát biểu:

"Trong phiên họp trước đại biểu Mỹ và chính quyền Sài Gòn nói nhiều về cuộc gặp gỡ ở Mit Uay (Midway) giữa Tổng thống Nixon và Nguyễn Văn Thiệu làm như đó là một sự kiện quan trọng cho việc tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Việt Nam. Bản thân ông Nixon sau khi ở Mit Uay trở về đến Hoa Thịnh Đốn cũng tuyên bố rùm beng về cái quyết định của Mỹ rút 25.000 quân khỏi miền Nam Việt Nam cho rằng việc nay "mở rộng cánh cửa đi đến hòa bình" và đổ cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "phải chịu trách nhiệm vì đã không cùng với Mỹ bước qua cánh cửa đó".

Nhưng thực chất âm mưu của Mỹ thể hiện qua bản thông cáo chung Mit Uay...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2022, 06:38:55 am »

Cái "cánh cửa" mà ông Nixon mở ra ở Mit Uay không phải là "canh cửa hòa bình" mà là "cánh cửa chiến tranh", Bản thông cáo Mit Uay đã nêu rõ ý đồ của ông Nixon vẫn ngoan cố tiếp tục chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam dưới một hình thức khác bằng cách "phi Mỹ hóa" hay "Việt Nam hóa" nghĩa là dùng người Việt Nam đánh người Việt, thực hiện chũ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Ông Nixon cũng không thể che dấu được là việc rút 25.000 quân Mỹ chỉ là một sự "bố trí lại" lực lượng Mỹ. Còn đại biểu chính quyền Sài Gòn trong phiên họp trước nói rõ ràng "25.000 binh sĩ Hoa Kỳ sẽ được thay thế bằng Quân lực VNCH", mà Mỹ la người đỡ đầu.


Theo tin UPI ngay 13-6-1969, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ chi 6,2 ty đô la và tính một thời gian 5 năm hay hơn nữa để hiện đại hóa quân ngụy đánh thay cho quân Mỹ.

Những việc làm trên đây của chính quyền Nixon là dựa vào sức mạnh quân sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đóng vai trò tên sen đầm quốc tế.

Trong bài diễn văn đọc tại Học viện Không quân Mỹ ở Colorado ngày 4-6-1969, nhằm trả lời cho những người đang chống lại chính sách trên đây của ông ta,... ông Nixon đã công nhiên đặt câu hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra cho thế giới này nếu Mỹ thôi không đảm đương trách nhiệm bảo vệ hòa bình và tự do cho thế giới?".


Mọi người có quyền hỏi: Ai khiến Mỹ đảm đương trách nhiệm ấy? Và dựa vào đâu mà Mỹ tự gán cho mình cái quyền làm tên sen đầm quốc tế ấy? Chính Tướng De Vit Sup, cựu Tư lệnh lính thủy đánh bộ Mỹ và Ủy viên Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã phê phán việc "Mỹ đã thành một nước quân phiệt và xâm lược", đã tiến hành một chính sách ngoại giao theo kiểu "lực lượng xung kích quân sự" dựa theo truyền thống của "chính sách ngoại giao Pháo Thuyền" nhất là từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.


Liên hệ đến chính sách của Mỹ ở Việt Nam xuất phát từ đường lối do thương nghị sĩ W. Phun Bo Rai đã nói bài diễn văn của ông Nixon "cũng có cảm giác là chính quyền không sẵn sàng rút khỏi miền Nam Việt Nam trừ phi Nam Việt Nam ở trong tay một chính phủ được Mỹ ủy nhiệm" và như thế thì "chiến tranh chỉ sẽ tiếp diễn và còn tiếp diễn"...


Để bào chữa cho thái độ ngoan cố đó Mỹ khăng khăng bám lấy đòi hỏi "cùng rút quân" hết sức phi lý mà chúng tôi và ngay cả dư luận thế giới đều bác bỏ.

Vì không thể chối cãi được sự thật là quân Mỹ và các nước khác thuộc phe Mỹ là quân đội xâm lược nước ngoài duy nhất ở miền Nam Việt Nam và đương nhiên phải rút khỏi miền Nam Việt Nam cho nên ông Nixon đã đưa ra khái niệm "các lực lượng không phải Nam Việt Nam". Chúng tôi đã nói nhiều lần rằng, dẫu là một thủ đoạn lắt léo và nham hiểm cố ý gây ra sự lẫn lộn giữa các lực lượng vũ trang nước ngoài đến xâm lược miền Nam Việt Nam và các lực lượng vũ trang Việt Nam chiến đấu chống xâm lược trên đất nước mình, nhưng làm sao xóa bỏ được chân lý "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"? Làm sao xuyên tạc được những nguyên tắc cơ bản của Hiệp nghị Genève năm 1954 là xác nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam"1 (Phát biểu của ông Hà Văn Lâu tại phiên họp thứ 22 ngày 19-6-1969 Hội nghị Paris về Việt Nam, Hồ sơ 989, ĐIICH, TTLTII).


Đối với âm mưu rút quân nhỏ giọt của Hoa Kỳ, Bộ trưởng Xuân Thủy tỏ rõ lập trường cứng rắn qua việc nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 20-7-1969: "Nhân dân Việt Nam cương quyết đòi hỏi sự triệt thoái của tất cả quân Mỹ và quân chư hầu chứ không phải chỉ rút 25.000 hay 250.000 hay 500.000, mà rút toàn thể, trọn vẹn và vô điều kiện..."1 (Phát biểu của Bộ trưởng Xuân Thủy tại phiên họp thứ 27, ngày 24-7-1969 Hội nghị Paris về Việt Nam, Hồ sơ 1453, QVKH, TTLTII).


Khẳng định thêm lập luận của Bộ trưởng Xuân Thủy, ngày 26-6-1969, tại phiên họp thứ 23, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình thông tin đến hội nghị "Đại hội hòa bình thế giới" họp tại Berlin với sự tham dự của 1.102 đại biểu thay mặt cho 56 tổ chức quốc tế và 320 tổ chức quốc gia thuộc 101 nước, kể cả Hoa Kỳ, đã thông qua một nghị quyết về Việt Nam, với những nội dung chính:

"- Nghiêm khắc lên án Mỹ tiếp tục tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, liên tiếp xâm phạm chủ quyền và an ninh của Bắc Việt, đồng thời duy trì chính quyền Sài Gòn.

- Nhiệt liệt chào mừng việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

- Cho rằng giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Giải phóng là một sáng kiến thiết thực nhằm làm cho Hội đàm Ba Lê về Việt Nam đi đến kết quả.

- Kêu gọi nhân dân thế giới đấu tranh mạnh mẽ đòi Chính phủ Mỹ phải thương lượng nghiêm chỉnh tại Hội đàm Ba Lê"2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam số 23, Hồ sơ 1452, QVKH, TTLTII).


Tiếp đó, ngày 17-7-1969, tại phiên họp thứ 26, trả lời đề nghị của Phạm Đăng Lâm về giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình khẳng định cuộc bầu cử do chính quyền Sài Gòn "tổ chức dưới họng súng của quân viễn chinh Hoa Kỳ và quân ngụy trong điều kiện đối phương phải hạ vũ khí" tất nhiên chỉ có thể đưa lại kết quả là "củng cố và duy trì chính quyền tay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Do đó không ai lạ gì khi Nguyễn Văn Thiệu làm ra vẻ thành tâm thiện chí cam đoan tôn trọng kết quả bầu cử... Một cuộc tổng tuyển cử tự do dân chủ thật sự chỉ có thể được tiến hành trong điều kiện không có mặt quân xâm lược Mỹ; không đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền và quân đội tay sai của Mỹ"1 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba lê về Việt Nam số 26, Hồ sơ 1453, QKVH, TTLTII).


Tháng 8-1969, bên lề Hội nghị Paris về Việt Nam, sự kiện Kissinger lần đầu tiên gặp gỡ với Cố vấn Lê Đức Thọ của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được dư luận đặc biệt quan tâm. Không có tài liệu nào ghi chép về nội dụng cụộc gặp gỡ, nhưng những ngày cuối năm 1969, trong đàm phán, phái đoàn Hoa Kỳ nêu lên một vấn đề hoàn toàn mới - vấn đề tù binh Hoa Kỳ tại Việt Nam.


Trong khi đó, luận điệu của Nixon và chính quyền Sài Gòn cũng không thể đánh lừa được dư luận, nhất là nhân dân Hoa Kỳ. Từ ngày 15-10-1969, phong trào đấu tranh của nhân dân Hoa Kỳ bùng nổ mạnh mẽ với bước phát triển mới, làm tế liệt sinh hoạt kinh tế - xã hội ở Hoa Kỳ. Một phong trào phản đối chính phủ chưa từng diễn ra ở Hoa Kỳ trước đó, được báo chí đánh giá là đợt "tạm ngưng hoạt động" để phản đối chiến tranh Việt Nam. Sau đó, phong trào tiếp tục phát triển rầm rộ bằng các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng chục ngàn người trên khắp các đường phố ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ. Trong các cuộc biểu tình, người ta thấy rõ sự thất vọng của nhân dân Hoa Kỳ với các khẩu hiệu "Hãy chịu thua ở Việt Nam mà đưa con em ta về"1 (Khẩu hiệu của các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở Hoa Kỳ, được Nixon trích lại trong bài diễn văn ngày 3-11-1969, Hồ sơ 18884, PTTg, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2022, 06:42:06 am »

Ngày 3-11-1969, nhằm xoa dịu dư luận, Nixon đọc diễn văn trên hệ thống truyền thông, cố gắng lý giải cho sự dính líu của Hoa Kỳ và đổ lỗi cho các vị tổng thống tiền nhiệm về sự bế tắc của cuộc chiến tranh Việt Nam. Đồng thời, biện minh cho các hành động của mình trong suốt một năm cầm quyền.


"Tối nay, tôi muốn nói với đồng bào về một vấn đề mà mọi người Mỹ và những người khác trên khắp thế giới đều quan tâm sâu xa, đó là cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Tôi tin rằng một trong những lý do chia rẽ sâu xa tại quốc gia này về vấn đề Việt Nam là sự kiện nhiều người Mỹ đã mất tin tưởng về những gì chính phủ đã nói với họ về chính sách của chúng ta. Nhân dân Hoa Kỳ không thể và không nên bị đòi hỏi ủng hộ một chính sách liên quan tới những vấn đề tối quan trọng của chiến tranh và hòa bình trừ phi họ biết sự thực về chính sách này.

Tối nay tôi muốn trả lời một vài câu hỏi mà tôi biết hiện đang ở trong đầu của nhiều đông bào đang nghe tôi nói.

Bằng cách nào và tại sao Hoa Kỳ đã dính líu vào Việt Nam lúc đầu?

Chính phủ này đã thay đổi như thế nào chính sách của chính phủ trước?

Những gì đã thực sự diễn ra tại cuộc thương nghị ở Ba Lê và trên chiến trường ở Việt Nam?

Chúng ta có những sự lựa chọn nào để chấm dứt chiến cuộc ấy?

Triển vọng hòa bình hiện bây giờ như thế nào?

Tôi xin bắt đầu bằng cách mô tả tình hình tôi nhận thấy lúc tôi nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng.

- Cuộc chiến tranh đó đã tiếp diễn trong bốn năm rồi.

- 31.000 người Mỹ đã thiệt mạng trong khi chiến đấu.

- Chương trình huấn luyện quân lực VNCH lúc đó được xúc tiến chậm trễ hơn hạn kỳ đã ấn định.

- 540.000 binh sĩ Hoa Kỳ lúc đó hiện diện tại miền Nam Việt Nam mà không có chương trình nào để giảm thiểu quân số đó.

- Cuộc hội đàm Ba Lê không thực hiện được tiến bộ nào và Hoa Kỳ chưa đưa ra một đề nghị hòa bình tổng quát.

- Chiến cuộc đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc tại quốc nội và sự chỉ trích của nhiều bạn cũng như thù tại quốc ngoại.

Vì hoàn cảnh đó đã có một số người khuyến cáo tôi chấm dứt chiến cuộc tức khắc bằng cách ra lệnh triệt thoái ngay tất cả quân đội Hoa Kỳ.

Về phương diện chính trị, đó có thể là một đường lối đắc nhân tâm và dễ theo đuổi... Nhưng tôi có trách vụ nặng nề hơn là chỉ nghĩ đến nhiệm kỳ của tôi và cuộc bầu cử tới đây. Tôi phải nghĩ đến hậu quả của quyết định của tôi đối với thế hệ sau này, và tương lai của hòa bình và tự do tại Hoa Kỳ và trên thế giới.


Tất cả chúng ta nên hiểu rằng vấn đề trước mắt không phải là việc có người Mỹ ủng hộ hòa bình trong khi có người Mỹ thì không. Vấn đề lớn lao cũng không phải là việc chiến tranh của Johnson có trở thành chiến tranh của Nixon. Vấn đề đặt ra là làm cách nào đạt được nên hòa bình cho Hoa Kỳ.


Bây giờ ta hãy lưu ý tới vấn đề căn bản. Tại sao và bằng cách nào Hoa Kỳ đã dính líu vào Việt Nam lúc đầu?...

Đáp lại lời yêu cầu của Chính phủ VNCH, Tổng thống Eisenhower đã viện trợ kinh tế và quân sự để yểm trợ nỗ lực... ngăn chặn cộng sản...

Nhiều người cho rằng quyết định của Tổng thống Johnson gửi lực lượng tác chiến Hoa Kỳ đến Nam Việt Nam là một quyết định nhầm lẫn. Nhiều người khác - trong số đó có tôi, đã mạnh mẽ chỉ trích đường lối điều hành cuộc chiến.

Nhưng vấn đề hôm nay là: hiện nay chúng ta đang lâm chiến, vậy cách nào tốt nhứt để chấm dứt cuộc chiến?

Hồi tháng Giêng, tôi chỉ có thể kết luận rằng sự triệt thoái vội vàng toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam sẽ là một tai họa không những cho miền Nam Việt Nam mà cho cả Hoa Kỳ và chính nghĩa hòa bình....

Đối với Hoa Kỳ, sự thất bại đầu tiên này trong lịch sử quốc gia sẽ đem lại hậu quả là sự mất tin tưởng không những ở Á châu mà còn trên khắp thế giới nữa đối với sự lãnh đạo của Hoa Kỳ....

Vì những lý do đó, tôi bác bỏ khuyến cáo rằng tôi nên chấm dứt chiến tranh bằng cách triệt thoái tức khắc toàn bộ lực lượng của chúng ta về nước. Trái lại, tôi chọn giải pháp thay đổi chính sách Mỹ trên cả hai mặt trận: bàn hội nghị và chiến trường....


Khi chúng ta phát động công cuộc tìm kiếm hòa bình, tôi nhận thấy chúng ta có thể không thành công trong việc tìm cách chấm dứt chiến tranh bằng thương thuyết. Do đó, tôi đã thực hiện một kế hoạch khác để đem lại hòa bình, một kế hoạch sẽ đưa đến sự chấm dứt chiến tranh bât chấp mọi biến chuyển trên mặt trận thương thuyết.


Kế hoạch đó phù hợp với sự chuyển hướng quan trọng về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ... Tôi xin cắt nghĩa tóm tắt điều mà người ta mô tả như là chủ nghĩa Nixon - một chính sách không những sẽ giúp chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam mà sẽ còn là một yếu tố quan trọng trong chương trình của chúng ta nhằm ngăn ngừa chiến tranh tương tự như chiến tranh ở Việt Nam xảy ra sau này....


Tôi đã đưa ra ba nguyên tắc sau đây như những đường lối chỉ đạo cho chính sách của Hoa Kỳ trong tương lai đối với Á châu:

1. Hoa Kỳ sẽ tôn trọng tất cả các cam kết theo hiệp ước của chúng ta.

2. Chúng ta sẽ cung cấp một lá chắn che chở nếu một cường quốc nguyên tử nào đe dọa nền tự do của một quốc gia đồng minh với chúng ta, hoặc đe dọa một quốc gia mà sự tồn tại của họ, chúng ta coi là thiết yếu cho nền an ninh của chúng ta.

3. Trong trường hợp có những kiểu xâm lăng khác, chúng ta sẽ cung cấp viện trợ quân sự và kinh tế khi được yêu cầu đúng theo những cam kết của chúng ta trong hiệp ước. Nhưng chúng ta trông đợi rằng quốc gia bị trực tiếp đe dọa ấy sẽ phải nắm giữ trách nhiệm thiết yếu về cung cấp nhân lực cho công cuộc tự vệ của họ.


Trong thời gian chính phủ trước đây cầm quyền, chúng ta đã Mỹ hóa cuộc chiến tranh ở Việt Nam; trong thời gian chính phủ này cầm quyền, chúng ta đang Việt Nam hóa việc tìm kiểm hòa bình. Chính sách của chính phủ trước đây không những đã gây hậu quả là chúng ta phải gánh trách nhiệm thiết yếu trong cuộc chiến đấu mà hơn nữa, còn không nhấn mạnh đúng mức vào mục tiêu tăng cường VNCH ngõ hầu họ có thể tự bảo vệ được khi chúng ta triệt hồi.


Kế hoạch "Việt Nam hóa" đã được đưa ra sau chuyến thăm viếng Việt Nam hồi tháng Ba của ông Bộ trưởng Lair. Theo kế hoạch đó, tôi đã chỉ thị xúc tiến mạnh mẽ việc huấn luyện và võ trang quân đội VNCH.

Hồi tháng Bảy, trong chuyến viếng thăm của tôi tại Việt Nam, tôi đã thay đổi các lệnh của Tướng Abrams để cho phù hợp với chính sách mới của chúng ta. Theo các lệnh mới đó, sứ mạng chính của binh đội chúng ta là làm cho lực lượng VNCH có khả năng đảm nhận đầy đủ trách nhiệm cho nền an ninh của xứ sở họ....


Tôi xin nói tới chương trình của ta trong tương lai.

Chúng ta đã quyết định áp dụng một kế hoạch mà chúng ta đã hoạch định với sự hợp tác của VNCH cho việc triệt thoái hoàn toàn tất cả các lực lượng chiến đấu trên bộ của Hoa Kỳ và thay thế các lực lượng này bằng các lực lượng VNCH theo một thời khắc biểu được ấn định một cách thứ tự. Việc triệt thoái này đã được thực hiện ở một tư thế mạnh chứ không phải ở một tư thế yếu....


Tôi chưa công bố và không định công bố thời khắc biểu trong kế hoạch của chúng ta. Hiển nhiên là có những lý do trong quyết định này... mức độ triệt thoái sẽ tùy theo những biến chuyển trên ba mặt trận:

Một là sự tiến bộ có thể đạt được ở Hội đàm Ba Lê.

Hai yếu tố khác mà ta dựa vào để đưa ra những quyết định triệt thoái của chúng ta là mức độ hoạt động của đối phương và sự tiến bộ của các chương trình huấn luyện lực lượng VNCH. Những tiến bộ trên cả hai phương diện này đã vượt quá mọi dự liệu khi ta bắt đầu chương trình triệt thoái hồi tháng 6. Kết quả bây giờ chúng ta có một lịch trình triệt thoái lạc quan hơn điều đã dự tính...

Song song với sự ước lượng ỉạc quan này; tôi phải - với tất cả sự thành thật - nêu lên một điểm thận trọng.

Nếu mức độ hoạt động của đối phương tăng gia một cách đáng kể, chúng ta có thể phải điều chỉnh lại thời khắc biểu của chúng ta... Nếu tôi kết luận rằng sự gia tăng hoạt động của đối phương làm nguy hại tới quân đội chúng ta còn lại ở Việt Nam, thì tôi sẽ không do dự thực hiện những biện pháp mạnh mẽ và hữu hiệu để đối phó với tình thế đó.


Đây không phải là một sự đe dọa. Đây là lời tuyên bố về chính sách mà với tư cách là Tổng tư lệnh quân lực của chúng ta, tôi phát biểu để đáp ứng với trách nhiệm của tôi nhằm bảo vệ những chiến sĩ Hoa Kỳ ở bất cứ nơi nào mà họ hiện diện...


Bàn về hậu quả của một cuộc triệt thoái vội vàng,... trên cương vị một dân tộc, tâm trí chúng ta không tránh khỏi bị day dứt vì hối hận và chia rẽ vì đổ lỗi cho nhau..."1 (Diễn văn ngày 3-11-1969 của Nixon, Hồ sơ 1884, PTTg, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2022, 06:44:02 am »

Ngày 13-11-1969, tố cáo mưu đồ làm bá chủ thế giới, đóng vai trò cảnh sát quốc tế, đàn áp phong trào giải phóng của các dân tộc tại phiên họp thứ 42 Hội nghị Paris về Việt Nam, Bộ trưởng Xuân Thủy mạnh mẽ lên tiếng: "Qua bài diễn văn của Tổng thống Nixon cho thấy Hoa Kỳ đang tăng cường chiến tranh, bám lấy Nam Việt Nam không muốn Hội nghị Paris tiến triển. Hoa Kỳ vẫn gây áp lực tối đa về quân sự, không chịu thành lập chính phủ liên hiệp và chủ trương để cho VNCH tổ chức tổng tuyển cử - nếu có"2 (Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam số 42, Hồ sơ 1456, QVKH, TTLTII).


Về phía Hoa Kỳ, trước sự phản đối của dư luận, ngày 8-12-1969, Cabot Lodge buộc phải từ chức Trưởng phái đoàn đàm phán tại Paris. Nhưng âm mưu giải quyết chiến tranh trên chiến trường, Nixon đã không bổ nhiệm người thay thế Cabot Lodge. Phản đối thái độ của Hoa Kỳ, Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Xuần Thủy không tham dự đàm phán mà ủy quyền cho Phó trưởng đoàn Hà Vãn Lâu. Trong phiên họp thứ 46 ngày 11-12-1969, ông Hà Văn Lâu lên tiếng chỉ trích quyết liệt. Ông cho rằng, tuyến bố của Nixon cho thấy "Hoa Kỳ đang theo đuổi một cuộc chiến tranh lâu dài tại Việt Nam; con đường mà Mỹ theo đuổi hiện nay là chính sách "Việt hóa", "thương lượng trên thế mạnh" và chiến tranh Việt Nam sẽ đi đến "một sự kết thúc dù bất cứ điều gì xảy ra tại bàn Hội nghị" (ngụ ý Hoa Kỳ sẽ kết thúc chiến tranh bằng quân sự - BT)"1 (Tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về phiên họp thứ 46 ngày 11-12-1969 Hội nghị Paris về Việt Nam, Hồ sơ 1457, QVKH, TTLTII). Đồng thời, ông cho rằng "Hoa Kỳ đã giảm tầm quan trọng của Hội nghị Paris về Việt Nam bằng cách nhấn mạnh vào chính sách "Việt hóa" và không cử người đại diện mới thay thế Đại sứ Henry Cabot Lodge"2 (Tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về phiên họp thứ 46 ngày 11-12-1969 Hội nghị Paris về Việt Nam, Tlđd).


Tuy nhiên, vẫn ngoan cố với mục tiếu theo đuổi chiến tranh, ngày 18-2-1970, trong thông điệp gửi Quốc hội về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thập niên 70, Nixon tái khẳng định "theo đuổi hai đường lối riêng biệt nhưng hậu thuẫn lẫn nhau: thương thuyết và chương trình "Việt Nam hóa"3 (Chính sách của Tổng thống Nixon về Việt Nam ngày 18-2-1970, Hồ sơ 1003, ĐIICH, TTLTII), và chính thức công bố kế hoạch cụ thể cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Theo đó, "Việt Nam hóa chiến tranh" được thực hiện với một chương trình ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là, từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho quân đội Sài Gòn, rút dần quân viễn chinh Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam; giai đoạn thứ hai, trang bị cho quân đội Sài Gòn đủ sức đương đầu với lực lượng Quân Giải phóng, giữ vững được Nam Việt Nam và Đông Dương trong quỹ đạo của Hoa Kỳ; giai đoạn thứ ba, đi đến kết thúc chiến tranh với việc hình thành ở Việt Nam hai quốc gia riêng biệt.


Trong đó, giai đoạn thứ nhất dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm 1972 là giai đoạn quan trọng nhất bằng kế hoạch ba bước:

Bước 1, từ năm 1969 đến giữa năm 1970, thực hiện bình định một số vùng đông dân quan trọng; xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng ở vùng giải phóng; đẩy lùi và làm suy yếu Quân Giải phóng; rút một bộ phận quân viễn chinh Hoa Kỳ.

Bước 2, thực hiện từ giữa năm 1970 đến giữa năm 1971 với nội dung là hoàn thành bình định; tiêu diệt chủ lực Quân Giải phóng- hoàn thành kế hoạch hiện đại hóa quân đội Sài Gòn, rút phần lớn quân viễn chinh Hoa Kỳ về nước.

Bước 3, từ giữa năm 1971 đến giữa năm 1972: tiêu diệt chủ lực và căn cứ cách mạng Quân Giải phóng trên toàn Đông Dương; giao toàn bộ trách nhiệm chiến đấu cho quân đội Sài Gòn. Rút hết quân viễn chinh Hoa Kỳ về nước, duy trì đội ngũ cố vấn quân sự tại miền Nam Việt Nam.


Triển khai kế hoạch của chiến lược "Việt Nam hóa" trong năm 1970, Hoa Kỳ đẩy mạnh việc tối tân hóa cho quân đội Sài Gòn Năm 1970, lực lượng lục quân Sài Gòn được tổ chức thành hai loại: Chủ lực quân đóng vai trò lực lượng lưu động, làm nhiệm vụ thường xuyên đánh phá căn cứ, hệ thống tiếp vận của Quân Giải phóng, đẩy lùi, ngăn chặn chủ lực Quân Giải phóng trở lại hoạt động trong nội địa; và địa phương quân là lực lượng lãnh thổ, có nhiệm vụ kiểm soát các thôn ấp và hỗ trợ bình định nông thôn.


Quân số của các sư đoàn chủ lực của quân đội Sài Gòn được bổ sung, hoàn thiện biên chế với 1 sư đoàn có 12 tiểu đoàn, một trung đoàn có 4 tiểu đoàn. Các đơn vị biệt kích được cải tổ thành các tiểu đoàn biệt động quân. Khối bộ binh cơ động (dù, thủy quân lục chiến) được đầu tư mạnh, nâng lên 90 tiểu đoàn vào cuối năm 1970. Song song với tăng quân, vũ khí và phương tiện chiến tranh của quân đội Sài Gòn được hiện đại hóa đến mức tối ưu.


Với sự phát triển như trên, đến tháng 6 năm 1970, theo đánh giá cùa Hoa Kỳ, quân đội Sài Gòn hoàn toàn có thể đảm nhiệm hầu hết nhiệm vụ an ninh trên bộ.

Thực hiện bình định nông thôn, trong nửa đầu năm 1970, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn hoàn thành tiếp các mục tiêu đề ra của giai đoạn thứ nhất. Tính đến tháng 9-1970, theo báo cáo của Khối quân sự vụ Võ phòng Phủ Tổng thống, chính quyền Sài Gòn kiểm soát 99,1% dân số. Cụ thể: vùng AB kiểm soát 14.576.000 người, tỷ lệ 82,7% dân số; vùng C: 1.937.100 người, tỷ lệ 11%; vùng DE là 941.000 người, tỷ lệ 5,4% dân số1 (Phiếu trình số 460/PTT/VoP/1 19-10-1970 của Khối quân sự vụ Võ phòng Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 401, ĐIICH, TTLTII). Với kết quả này, từ giữa năm 1970, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tiến hành bước 2 với chương trình bình định đặc biệt, gia tăng hành quân càn quét và đẩy mạnh chiến dịch Phượng Hoàng nhằm tróc gỡ cơ sở hạ tầng cách mạng. Tính chung năm 1970, chính quyền Sài Gòn thực hiện hơn 23 ngàn cuộc hành quân càn quét, tăng gấp hai lần so với năm 1969. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2 của kế hoạch bình định, chính quyền Sài Gòn đã không đạt được mục tiếu đề ra. Hoạt động càn quét và lùng sục, thủ tiêu, khủng bố ở nông thôn chỉ càng khiến nhân dân miền Nam thêm oán hận chính quyền Thiệu.


Nhằm triệt hạ cơ sở hạ tầng cách mạng ở Campuchia và hành lang chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, nửa đầu năm 1970, Hoa Kỳ tiến hành lật đổ chính quyền hợp pháp của Vương quốc Campuchia, dựng chính quyền tay sai, phát động chiến dịch khủng bố, tàn sát kiều dân Việt Nam và mở chiến dịch quân sự quy mô lớn, ồ ạt đưa quân xâm phạm lãnh thổ Campuchia.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2022, 06:45:42 am »

Đối với Hội nghị Paris về Việt Nam, như tuyên bố ngày 3-11-1969, Nixon chỉ duy trì đàm phán với mục đích xoa dịu dư luận mà không đi vào đàm phán thực chất. Nên 8 tháng sau khi Cabot Lodge từ chức (ngày 8-12-1969), ngày 9-7-1970, chính quyền Nixon mới cử David Bruce làm Trưởng phái đoàn đàm phán tại Paris. Song cũng phải đến gần 1 tháng sau ngày được bổ nhiệm, ngày 6-8-1970, tại phiên họp thứ 78, David Bruce mới lần đầu tiên tham dự đàm phán1 (Tờ trình tổng quát về cuộc Hội đàm Ba Lê về Việt Nam trong năm 1970 của Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ngày 26-1-1971, Hồ sơ 17718, PTTg, TTLTII). Trong đàm phán, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chiến thuật đàm phán lảng tránh, không đi vào giải quyết các vấn đề cơ bản. Phái đoàn Hoa Kỳ và Sài Gòn xé lẻ và chỉ đưa ra thảo luận một vấn đề trong một phiên họp, như: vấn đề bầu cử (phiên họp thứ 51), vấn đề triệt thoái các lực lượng ngoại nhập (phiên họp thứ 52), vấn đề tù binh (phiên họp thứ 53)... Ngoài ra, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn liên tục đưa ra các vấn đề mà họ gọi là các sáng kiến, như đề nghị về họp thu hẹp, phổ biến hạn chế, mật đàm vấn đế tù binh,...


Phản đối thái độ của Hoa Kỳ, trong 35 phiên họp liên tiếp của năm 1970 (từ phiên họp thứ 46 ngày 11-12-1969 đến phiên họp thứ 82 ngày 3-9-1970), Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Bộ trưởng Xuân Thủy tẩy chay không tham dự. Sau đó, từ phiên họp thứ 53 ngày 5-2-1970, Phó trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hà Văn Lâu trở về Hà Nội. Cùng với thái độ tương tự, Trưởng phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình cũng vắng mặt trong 33 phiên họp liên tiếp (từ phiên họp thứ 49 ngày 8-1-1970 đến phiên họp thứ 84 ngày 17-9-1970)2 (Tờ trình tổng quát về cuộc Hội đàm Ba Lê về Việt Nam trong năm 1970 của Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ngày 26-1-1971, Tlđd).


Về nội dung, sau 48 phiên họp của năm 1970, cuộc đàm phán tại Paris vẫn ở trong tình trạng bế tắc. Lập trường nguyên tắc của các bên về hai vấn đề căn bản là triệt thoái quân đội và một giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam không thay đổi.


Đối với vấn đề rút quân, trong khi phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam kiên định với lập trường, Hoa Kỳ và các nước thuộc phe Hoa Kỳ phải đơn phương triệt thoái toàn bộ vô điều kiện ra khỏi miền Nam Việt Nam thì phái đoàn Hoa Kỳ và Sài Gòn ngoan cố với đòi hỏi triệt thoái tất cả các lực lượng không phải của miền Nam Việt Nam.


Về giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam đòi hỏi thành lập chính phủ liên hiệp bao gồm tất cả các thành phần chính trị ở miền Nam Việt Nam, tán thành hòa bình, trung lập để tiến tới thống nhất Việt Nam. Phái đoàn Hoa Kỳ và Sài Gòn lại đề nghị một cuộc bầu cử có cả sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam dưới sự giám sát quốc tế và đương nhiên bao gồm cả sự kiểm soát của bộ máy chiến tranh Sài Gòn.


Trong nội dung chi tiết các phiên họp năm 1970, đáng chú ý là lập luận của Hoa Kỳ về vấn đề tù binh chiến tranh.

Tại phiên họp thứ 48, ngày 30-12-1969, Philip C. Habib - Phó trưởng đoàn Hoa Kỳ, dành phần chính trong bài diễn văn để nói về vấn đề tù binh Hoa Kỳ. Ông ta phát biểu rằng:

"La question que je souhaite aborder aujourd'hui est celle des prisonniers de guerre. Au milieu de cette période de fêtes traditionnelles, période de réunions et de fêtes de familles, des milliers de familles sont inquiètes du sort dun parent disparu ou capturé au Vietnam. C’est là une situation tragique, non pas seulement parce que des parents sont manquants durant cette période defetes mais aUSSi parce que Vincertitude et l’angoisse des familles sont tellement inutiles et injustifiées... Nous nous trouvons en présence de deux questions: premièrementy la question critique du traitement humanitaire des prisonniers détenus par votre côté; deuxièmement, le rapatriement de tous les prisonniers"1 (Phát biểu của Philip C. Habib tại phiên họp thứ 48 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 30-12--1969, Hồ sơ 1457, QVKH, TTLTII. Lược dịch: "Vấn đề tôi muốn trình bày hôm nay là vấn đề tù binh chiến tranh. Trong dịp lễ Giáng sinh, dịp các gia đình đoàn tụ và ăn mừng, thì hàng trăm gia đình Hoa Kỳ đang lo lắng về số phận những thân nhân mất tích hoặc bị bắt giữ tại Việt Nam. Đây là một tình trạng bi thảm, không chỉ vì cha mẹ họ thiếu vắng họ trong những mùa lễ này, mà còn vì sự lo lắng cho số phận của con em họ... Chúng ta đang phải đối mặt với hai vấn đề: Thứ nhất, vấn đề đối xử nhân đạo với tù binh? Và thứ hai, hồi hương tất cả các tù binh Hoa Kỳ về nước".).


Sau đó, ông ta trao cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bản danh sách danh tính các quân nhân Hoa Kỳ bị mất tích ở Đông Nam Á và yêu cầu phái đoàn phải cung cấp thông tin về tù binh Hoa Kỳ mà Quân Giải phóng và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang giam giữ.    Qua năm 1970, phái đoàn Hoa Kỳ càng tỏ ra sốt sắng, đòi hỏi tách việc giải quyết vấn đề tù binh thành một vấn đề riêng biệt trong đàm phán1 (Ngày 20-4-1970, Tổng thống Nixon tuyên bố: "Vấn đề tù binh là một vấn đề nhân đạo có thể tách biệt dễ dàng ra khỏi hai vấn đề chánh trị và quân sự vừa bàn" (Tài liệu của Bộ Ngoại giao về Hội nghị Paris về Việt Nam, Hồ sơ 1461, QVKH, TTLTII)). Đến tháng 6-1970, Hoa Kỳ vạch ra kế hoạch thương thuyết về vấn đề tù binh. Trong đó nói rõ mục đích là: "Đối nội: tác dụng với dư luận trong nước tại Hoa Kỳ và nhất là gia đình các tù binh Hoa Kỳ, chứng tỏ rằng Chánh phủ Hoa Kỳ tận dụng mọi cơ hội và làm mọi nỗ lực để đưa tới sự phóng thích và hổi hương, giúp thân nhân tù binh Hoa Kỳ. Đối ngoại, tác dụng tuyên truyền trong dư luận thế giới về thiện chí của phe ta thi hành nghiêm chỉnh Quy ước Genève về tù binh"2 (Công văn ngày 30-6-1970 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về việc Hoa Kỳ đề nghị kế hoạch trình bày tại Hội nghị Paris về vấn đề tù binh, Hồ sơ 16994, PTTg, TTLTII). Nội dung của kế hoạch thương thuyết gồm năm điểm, được thực hiện tuần tự, bắt đầu từ đòi hỏi "trao đổi tin tức về tù binh; cho phép thư từ giữa tù binh và gia đình họ; thăm viếng và kiểm soát tù binh do tổ chức đệ tam vô tư" cho đến "hồi hương tù binh nan y tàn phế hoặc bị giam giữ quá 3 năm; phóng thích tất cả tù binh"3 (Công văn ngày 30-6-1970 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về việc Hoa Kỳ đề nghị kế hoạch trình bày tại Hội trường Paris về vấn đề tù binh, Tlđd). Thực hiện đúng kịch bản này, ngay từ đầu năm 1970, phái đoàn Hoa Kỳ thường xuyên đưa vấn đề tù binh ra thảo luận, coi đó như là vấn đề chính để giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam. Như, ngày 5-2-1970, tại phiên họp thứ 53, phái đoàn Hoa Kỳ dành phần chính của bài diễn văn để nói về vấn đề tù binh và đòi hỏi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sớm cho biết tin tức về danh sách 1.400 quân nhân Hoa Kỳ bị mất tích hay bị bắt, cũng như yêu cầu thực hiện Công ước Genève năm 1949 về tù binh chiến tranh đối với quân nhân Hoa Kỳ bị bắt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM