Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:09:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn - T1  (Đọc 3900 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2022, 07:43:32 am »

Phát biểu của Bộ trưởng Việt Nam dân chủ cộng hòa Xuân Thủy tại phiên họp thứ 12 ngày 10-7-1968 Hội nghị Paris về Việt Nam1 (Hồ sơ 873, ĐIICH, TTLTII)














Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2022, 07:45:54 am »

Với thái độ lảng tránh của Hoa Kỳ, đến cuối tháng 7-1968, trải qua 14 phiên họp chính thức, Hội nghị Paris về Việt Nam không đạt được kết quả nào. Tuy nhiên, thái độ của Hoa Kỳ đã làm dấy lên phong trào phản đối mạnh mẽ. Ngày 26-7-1968, Ban thư ký thường trực Ủy ban đoàn kết Á - Phi cử đại biểu đến Paris gửi cho phái đoàn Hoa Kỳ bị vong lục, mạnh mẽ lên án: "Thay mặt nhân dân các nước Á, Phi, chúng tôi tố cáo mạnh mẽ và cực lực lên án sự xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Chúng tôi tố cáo mạnh mẽ và cực lực lên án những tội ác chiến tranh, tội ác xâm lược và tội ác diệt chủng của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Chúng tôi tố cáo mạnh mẽ và cực lực lên án những âm mưu trì hoãn và những luận điệu xảo quyệt của đại diện Mỹ tại cuộc nói chuyện chính thức ở Paris"1 (Phát biểu của ông Hà Văn Lâu ngày 31-7-1968, Hồ sơ 876, ĐIICH, TTLTII).


Ngày 11-8-1968, Chính phủ cách mạng Lào, trong một bản tuyên bố trên hệ thống truyền thanh, mạnh mẽ tố cáo luận điệu phi lý của Hoa Kỳ: "việc nêu vấn đề Lào ra trước Hội nghị Ba Lê là bất hợp pháp, xâm phạm đến chủ quyền Ai Lao. Đồng thời cũng chứng tỏ Hoa Kỳ đang bối rối trước áp lực của dư luận quốc tế đang lên án thái độ bướng bỉnh của Mỹ tại Hội nghị Ba Lê cũng như trong cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam"2 (Bản tin Việt Tấn xã Việt Nam Cộng hòa ngày 11-8-1968, Hồ sơ 878, ĐIICH, TTLTII).


Tại châu Âu và Hoa Kỳ, dư luận cũng tỏ ra không mấy ủng hộ chính sách của chính quyền Johnson. Ngày 2-8-1968, tờ The New York Times đã nhận xét: "Điều mà ông D. Rusk đòi hỏi, thực ra là một sự cam kết đơn phương của Hà Nội để xuống thang chiến tranh về phía họ mà không có sự cam kết tương xứng của phía Mỹ: Trước tình hình đồng minh tiếp tục tăng cường lực lượng và quân đội đồng minh tiếp tục những hoạt động quân sự trên khắp miền Nam Việt Nam"1 (Phát biểu của ông Hà Văn Lâu tại phiên họp thứ 16 ngày 7-8-1968, Hồ sơ 856, ĐIICH, TTLTII). Xã luận The Washington Post công kích: "Ngoại trưởng Rusk đòi hỏi không phải "một vài dấu hiệu nào đó mà là một lời hứa rõ ràng và đầy đủ của Hà Nội rằng việc hoàn toàn chấm dứt ném bom sẽ được đáp lại bằng hành động xuống thang tương xứng và cụ thể... Bằng những điều kiện không nhất quán với những tuyên bố công khai trước đây, họ (chính quyền Mỹ) chỉ gây thêm sự ngờ vực và làm cho lòng tin của quần chúng bị lay chuyển"2 (Phát biểu của ông Hà Văn Lâu tại phiên họp thứ 16 ngày 7-8-1968, Hồ sơ 856, ĐIICH, TTLTII). Báo Guardian (Anh) cho rằng: "con đường duy nhất tiến tới hòa bình là đàm phán với Hà Nội. Bây giờ người Mỹ phải tỏ ra là họ nghiêm chỉnh muốn điều đó, bằng cách chấm dứt ném bom"3 (Phát biểu của ông Hà Văn Lâu tại phiên họp thứ 16 ngày 7-8-1968, Hồ sơ 856, Tlđd).


Cùng với báo chí, phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam bùng nổ và lan rộng khắp nơi, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, trên các đường phố từ New York cho đến Philadelphia, Chicago, Boston,... hàng ngàn người biểu tình với các khẩu hiệu đòi "chấm dứt chiến tranh", "đưa binh lính Mỹ về nước", "chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam". Tại Sài Gòn, phong trào chống Mỹ - Thiệu cũng diễn ra rầm rộ. Trong đó, sự kiện ngày 30-7-1968, Hội nghị đại biểu lần thứ hai Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình được triệu tập. Chương trình nghị sự và văn kiện hội nghị đã thu hút và đón nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của dư luận trong và ngoài nước. Hội nghị mạnh mẽ tố cáo chính sách xâm lược của Hoa Kỳ, tỏ rõ lập trường ủng hộ chính sách hòa bình của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Về giải quyết vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam, hội nghị xác định:

1. Phần cứu quốc với chủ trương "Đoàn kết mọi lực lượng và cá nhân yêu nước kiên quyết chống chiến tranh xâm lược, đánh đổ chế độ bù nhìn tay sai, thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc, dân chủ và hòa bình".

2. Phần kiến quốc chủ trương "thành lập một quốc gia độc lập, tự do dân chủ, hòa bình, trung lập và thịnh vượng để tiến tới thống nhất đất nước"1 (Bản tin Giải phóng xã ngày 16-8-1968, Hồ sơ ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2022, 07:20:12 am »

Nhưng tiếp tục đi ngược lại nguyện vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nửa cuối năm 1968, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh leo thang chiến tranh với quy mô và cường độ cao nhất.


Tháng 7-1968, tại Hội nghị quân sự ở Honolulu, Hoa Kỳ tiếp tục cam kết viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn và tảng quân viễn chinh Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Theo bản công bố nội dung Hội nghị của Bộ Thông tin chính quyền Sài Gòn, chính sách của Hoa Kỳ tập trung vào các điểm:


Về quân sự, sau khi Nguyễn Văn Thiệu trình bày "sự tăng gia của quân số, sự gia hạn tuổi động viên xuống 18 và 19, việc gọi tái ngủ các cựu quân nhân và sĩ quan trừ bị đã đưa quân lực VNCH lên tới 765.000. Với việc ban hành luật tổng động viên..., tổng số quân đội sẽ có thể vượt quá 800.000 người vào cuối năm 1968". Tổng thống Johnson cam kết "trang bị vũ khí tối tân cho quân lực VNCH và viện trợ tài chánh. Súng trường tự động M.16 đã được cấp cho tất cả các tiểu đoàn chính quy bộ binh, nhảy dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân. Việc cung cấp vũ khí này cho các lực lượng bán quân sự xuống tới cấp xã ấp, đang được xúc tiến ưu tiên. Việc gia tăng sản xuất súng M.16 sẽ đưa đến kết quả là tất cả lực lượng Việt Nam Cộng hòa có thể được trang bị loại vũ khí này trong năm 1968"1 (Thông tư số 111/BTT/NCKH/NHK-KH/CT ngày 26-7-1968 của Bộ thông tin Việt Nam Cộng hòa về khai thác các vấn đề liên quan đến cuộc Hội nghị Honolulu, Hồ sơ 1588, ĐIICH, TTLTII). Cụ thể đối với chính quyền Sài Gòn phải "đối phó và đánh bại mọi hành động quân sự của đối phương; tăng cường và hiện đại hóa quân lực VNCH; tăng số quân đội đến 800.000 vào cuối năm 1968"". Về phía Hoa Kỳ "dự liệu gửi thêm 200.000 vào cuối năm 1968; duyệt xét chương trình phối hợp đang được áp dụng để trang bị vũ khí tối tân cho quân lực VNCH, xúc tiến nhanh chóng chương trình huấn luyện kỹ thuật và viện trợ tài chánh".


Đối với đàm phán, lập trường của Hoa Kỳ:

"+ Tái lập vĩ tuyến 17 làm lằn mức giữa Bắc và Nam Việt Nam trong khi chờ đợt sự quyết định về vấn đề thống nhất lãnh thổ.

+ Tôn trọng toàn thể lãnh thổ VNCH.

+ Tôn trọng nguyên tắc bất can thiệp vào nội bộ của nhau giữa Bắc và Nam Việt Nam.

+ Rút khỏi miền Nam Việt Nam tất cả những lực lượng võ trang và gây rối của miền Bắc.

+ Chấm dứt sự xâm lăng và gây chiến trên toàn cõi Việt Nam.

+ Kiểm soát quốc tế hữu hiệu và bảo đảm sự thực thi cùng duy trì những biện pháp kiểm soát đó.

+ Không có tham vọng ở Việt Nam, không hề muốn có căn cứ hoặc một sự hiện diện liên tục của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, cũng không muốn giữ vai trò chính trị nào trong công việc của người Việt Nam.

+ Khi nào miền Bắc rút quân và chấm dứt xâm lược thì quân đội Hoa Kỳ sẽ triệt thoái.

+ Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ việc ép buộc VNCH phải chịu nhận "một chánh phủ liên hiệp" nào hay bất cứ một hình thức chính phủ nào khác"1 (Thông tư số 111/BTT/NCKH/NHK-KH/CT ngày 26-7-1968 của Bộ thông tin Việt Nam Cộng hòa về khai thác các vấn đề liên quan đến cuộc Hội nghị Honolulu, Hồ sơ 1588, ĐIICH, TTLTII).


Với chính sách này, đến cuối năm 1968, tổng số quân viễn chinh Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam đạt 535.000 lính và 65.791 lính thuộc quân đội các nước phụ thuộc Mỹ, được biên chế trong 9 sư đoàn, 5 lữ đoàn quân Mỹ, 2 sư đoàn và 3 trung đoàn quân các nước phụ thuộc.


Tại Sài Gòn, chính quyền Thiệu ra sức bắt lính, đôn quân. Tính từ ngày 19-6-1968, khi Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh tổng động viên, đến cuối năm 1968, chính quyền Sài Gòn chẳng những bù đắp đủ cho số quân đã mất, mà còn nâng quân số từ 552.000 (11 sư đoàn, 11 trung đoàn) trong năm 1967 lên 555.000 (12 sư đoàn, 9 trung đoàn) vào cuối tháng 12-1968.


Trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa được huy động đến mức tối đa vào thực hiện kế hoạch "bình định cấp tốc" ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Chỉ trong 2 tháng (7 và 8 năm 1968), liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện 1.929 cuộc hành quân cấp tiểu đoàn trở lên, tập trung giải tỏa áp lực tại các vùng đô thị và Sài Gòn - Gia Định, ngăn chặn đường chi viện và cơ sở hậu cần của Quân Giải phóng tại các khu vực tây nam Thừa Thiên, Đức Lập, Tây Ninh, Bình Long. Yểm trợ cho hoạt động hành quân, không quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa thực hiện 156.000 phi xuất, trong đó có 3.433 phi xuất sử dụng máy bay chiến lược B.52, cùng với 6.922 phi vụ (tương đương trên 40.000 phi xuất) oanh tạc miền Bắc Việt Nam2 (Bản tổng kết hoạt động tháng 7 và tháng 8 năm 1968 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16104, PTTg, TTLTII).


Trên bàn đàm phán, Hoa Kỳ càng trở nên ngoan cố. Tại phiên họp thứ 17, ngày 14-8-1968, Harriman với giọng điệu ngang ngược, nhắc lại toàn bộ đề nghị Hoa Kỳ, gồm các điểm:

"- Hoa Kỳ sẽ đình chỉ hoàn toàn oanh tạc Bắc Việt nếu Bắc Việt cũng có những hành động tự chế tương tự.

- Hoa Kỳ đề nghị tái lập khu phi quân sự.

- Hoa Kỳ đã tuyên bố sẵn sàng rút quân đội ra khỏi Nam Việt Nam nếu Bắc Việt cũng rút quân vê Bắc và ngưng xâm nhập miền Nam.

- Hoa Kỳ ủng hộ tất cả mọi thỏa hiệp về việc tái thống nhất Việt Nam bằng những phương tiện hòa bình.

- Hoa Kỳ đòi hỏi rằng thỏa ước 1962 về Lào phải được tôn trọng"1 (Công văn số 11 ngày 22-8-1968 của Nha Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về việc báo cáo tình hình liên quan đến cuộc hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 878, ĐIICH, TTLTII).


Thậm chí, trong phiên họp thứ 19, Harriman còn tỏ ra thách thức khi nhắc đi nhắc lại câu hỏi: "Bắc Việt sẽ làm gì sau khi Hoa Kỳ ngưng toàn diện cuộc oanh tạc? Hoa Kỳ sẵn sàng họp nhiều hơn hoặc lâu hơn nếu cần thiết để chóng đạt đến hòa bình. Hoa Kỳ sẵn sàng bước thêm bước thứ hai, bước thứ ba hay nhiều hơn, nhưng Bắc Việt sẽ làm gì để giảm bớt bạo lực?"2 (Công văn (mật) số 493/VP/M ngày 31-8-1968 về phiên họp thứ 19 giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt tại Paris của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 878, ĐIICH, TTLTII).


Song Harriman lại khá gượng gạo khi có những đề nghị nhằm giảm bớt luồng dư luận đang công kích Hoa Kỳ. Trong phiên họp thứ 16, ông ta đưa ra đề nghị để "các chuyên viên của hai phái đoàn hợp tác với nhau nghiên cứu dư luận thể giới" nhưng đã bị đại diện phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hà Văn Lâu bác bỏ1 (Công văn (mật, thượng khẩn) số 448/VP/M ngày 10-8-1968 về phiên họp lần thứ 16 ngày 10-8-1968 giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt tại Paris của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 87, ĐIICH, TTLTII). Qua phiên họp thứ 17, ngày 14-7-1968, ông ta thẳng thừng đề nghị "hai bên giảm bớt mức độ tuyên truyền"2 (Công văn số 11 ngày 22-8-1968 của Nha Âu Phi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về việc báo cáo tình hình liên quan đến cuộc Hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 878, ĐIICH, TTLTII) nhưng cũng không nhận được sự chấp thuận của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2022, 07:21:45 am »

Ngày 24-7-1968, với quyết tâm đánh gục ý chí xâm lược của Hoa Kỳ, Thường trực Quân uỷ Trung ương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa triệu tập hội nghị bàn kế hoạch hoạt động trong Đông - Xuân (1968 - 1969). Trên cơ sở thực tiễn chiến trường, Hội nghị thống nhất mở đợt 3 Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 với chiến trường trọng điểm là Sài Gòn, Gia Định và miền Đông Nam Bộ. Mục tiêu là đánh tiêu diệt, tiêu hao nặng binh lính, vũ khí, khí tài hiện đại của liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa, làm tiêu tan ý chí xâm lược của kẻ địch, tạo bước chuyển căn bản cho cách mạng miền Nam.


Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam, mặc dù yếu tố bí mật, bất ngờ không còn, song lực lượng pháo binh, đặc công, biệt động đã phối hợp đồng loạt tiến công trên 27 thành phố và thị xã, hơn 100 thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, 47 sân bay các loại, 3 tổng kho hàng hoá quân sự, 6 bộ tư lệnh cấp sư đoàn của Hoa Kỳ và Sài Gòn. Đặc biệt, ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, tổng kết 43 ngày đêm chiến đấu liên tục của chiến dịch Tây Ninh - Bình Long (từ ngày 17-8 đến 28-9-1968), Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 13 tiểu đoàn, 55 đại đội, tiêu hao nặng 7 tiểu đoàn thuộc các sư đoàn 1 và 25 bộ binh cơ giới Mỹ, một số đơn vị thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược quân đội Sài Gòn và nhiều đơn vị biệt kích, bảo an tại chỗ; loại khỏi vòng chiến đấu 18.406 lính, phá huỷ 1.507 xe quân sự, 112 máy bay, 107 khẩu pháo, thu được 24 máy vô tuyến điện, 282 súng các loại.


Tại Hội nghị Paris, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục khẳng định lập trường và mong muốn phía Hoa Kỳ đàm phán nghiêm túc để mau chóng đi đến giải pháp hòa bình. Ngày 2-9-1968, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng trong bài diễn văn chào mừng đã tỏ rõ thiện chí, khi phát biểu rằng: "việc đình chỉ oanh tạc vô điều kiện sẽ có một hiệu lực tích cực trong sự tìm kiếm lần lần một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam"1 (Bản tin Reuter - VP ngày 4-9-1968, Hồ sơ 879, ĐIICH, TTLTII). Phát biểu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lập tức thu hút được sự quan tâm của dư luận và được đánh giá là yếu tố quan trọng có thể thúc đẩy tiến trình đàm phán tại Paris. Tại cuộc họp báo sau phiên họp thứ 20, ngày 4-9-1968, ký giả báo chí tại Paris đặc biệt chú ý đến cụm từ "hiệu lực tích cực" trong bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đã được phát ngôn viên của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris, ông Nguyễn Thành Lê giải thích: "Thủ tướng Phạm Văn Đông muốn nói rằng khi Hoa Kỳ đỉnh chỉ vô điều kiện oanh tạc cũng như các hành động chiến tranh khác trên toàn lãnh thổ Bắc Việt thì bầu không khí sẽ thuận tiện cho việc mứu tìm một giải pháp hòa bình cho Việt Nam trên căn bản những quyền lợi quốc gia của nhân dân Việt Nam. Một nền hòa bình như vậy sẽ có lợi cho cả nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ"2 (Công văn số 14 ngày 11-9-1968 về việc cuộc hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 879, ĐIICH, TTLTII). Đồng thời, ông cũng một lần nữa xác nhận, ngay sau khi Hoa Kỳ đình chỉ ném bom miền Bắc Việt Nam, hai bên sẽ tiến hành thảo luận về những vấn đề liên quan1 (Công văn số 14 ngày 11-9-1968 về việc cuộc hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Tlđd).


Nhưng Hoa Kỳ vẫn ngoan cố tiếp tục chính sách theo đuổi chiến tranh. Trong những tháng cuối năm 1968, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn mở hàng loạt chiến dịch quân sự và chiến tranh chính trị nhằm vào cơ sở hạ tầng cách mạng và đánh lạc hướng dư luận.


Ngày 1-10-1968, Bộ Tư lệnh MACV và JUSPAO Hoa Kỳ phát động chiến dịch chiến tranh tâm lý mệnh danh Nguyễn Trãi. Nội dung của chiến dịch là thả một số tù binh và tổ chức tuyên truyền với mục tiêu:

"- Gây dư luận trong hàng ngũ địch về chính sách của ta.

- Làm lung lạc ý chí chiến đấu của địch.

- Thúc đẩy cán binh địch đầu hàng, hồi chánh đông đảo.

- Tạo một tiếng vang trong dư luận quốc tế"2 (Công văn số 3107/HCIV/I/TB/M ngày 2-10-1968 của Bộ Quốc phòng và cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa về việc phóng thích tù binh nhân dịp phát động chiến dịch Nguyễn Trãi, Hồ sơ 16223, PTTg, TTLTII).


Ngày 4-10-1968, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh chiến dịch quân sự mệnh danh Phụng Hoàng trong thời gian từ ngày 15-10 đến Tết năm 1969 với "mục tiêu là gây tổn thất hạ tầng cơ sở VC nói chung nhưng đặc biệt chú trọng đến cá nhân nằm trong hệ thống VC với một thứ tự ưu tiên rõ rệt: chính trị cao hơn quân sự. Phương pháp đề ra là:

+ Thiết lập một hệ thống chặt chẽ thanh tra và báo cáo để có thể sửa chữa kịp thời những điểm sai lầm và để hướng dẫn nỗ lực đúng chiều.

+ Phân loại hạ tầng cơ sở VC theo ưu tiên quan trọng để phân nhiệm rõ rệt cho từng cấp bám sát và tiêu hao.

+ Ấn định ưu tiên trong vùng mà chiến dịch sẽ đặt hết nỗ lực vào đó:

(1) - Vùng xôi đậu (D, E) và có ủy ban giải phóng.

(2) - Vùng VC (V).

(3) - Vùng tương đối an ninh (A, B, C)"1 (Phiếu đệ trình ngày 4-10-1968 về việc đẩy mạnh chiến dịch Phụng Hoàng trong thời gian từ 15-10-1968 đến Tết 1969, Hồ sơ 334, ĐIICH, TTLTII).

Đồng thời, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tập trung tối đa tiềm lực vào các cuộc hành quân giải tỏa áp lực Quân Giải phóng. Trong hai tháng 9 và 10 năm 1968, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa thực hiện 2.130 cuộc hành quân trên cấp tiểu đoàn, tăng hơn 10% so với 2 tháng 7, 8-1968 và tăng 52% so với 2 tháng 3,4-1968. Đồng thời tăng cường leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân với 7.595 phi vụ oanh tạc, tăng 9.7% so với 2 tháng 7 và 8 năm 19682 (Bản tổng kết hoạt động tháng 9 và 10 năm 1968 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16104, PTTg, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2022, 07:23:41 am »

Trước nguy cơ chiến tranh lan rộng, ngày 05-9-1968, Tổng thư ký Liên hợp quốc U. Thant tuyên bố sẽ hội kiến với các phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chuyến công du Paris sắp tới3 (Công văn số 14 ngày 11-9-1968 về việc cuộc hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 879, ĐIICH, TTLTII). Đến Paris ngày 16-9-1968, không gặp gỡ hai phái đoàn như dự kiến, nhưng trong tuyên bố về Việt Nam sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Pháp Michel Debré, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã mạnh mẽ khẳng định: biện pháp chủ yếu để đem vấn đề Việt Nam từ chiến trường đến bàn hội nghị là sự đình chỉ tức khắc và vô điều kiện các cuộc ném bom Bắc Việt1 (Công văn số 16 ngày 18-9-1968 về cuộc hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII). Tiếp đó, ngày 23-9-1968, tại trụ sở Liên hợp quốc, ông U. Thant tuyên bố: "một quyết nghị yêu cầu Hoa Kỳ ngưng oanh tạc Bắc Việt có thể sẽ được đa số hội viên Liên hợp quốc tán thành"2 (Tài liệu Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về phản ứng của Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đối với ý kiến của U. Thant về việc ngừng ném bom Bắc Việt, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII).


Nhưng Hoa Kỳ vẫn phớt lờ, bỏ qua thiện chí của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đòi hỏi của dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới, Hoa Kỳ tiếp tục ngoan cố trong đàm phán. Đối với tuyên bố của ông U. Thant, ngày 24-9-1968, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc, George Ball bình luận trước báo giới rằng: "đề nghị của U. Thant không giúp gì cho các cuộc đàm phán ở Ba Lê được tiến triển"3 (Tài liệu của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về phản ứng của Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đối với ý kiến của U. Thant về việc ngừng ném bom Bắc Việt, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII). Trong khi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố: "Hoa Kỳ không đồng quan điểm với ông Tổng thư ký Liên hợp quốc rằng một nghị quyết như vậy sẽ được đa số thành viên Liên hợp quốc chấp nhận"4 (Bản tin số 17 ngày 2-10-1968 của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII) (ngụ ý nói đến vai trò phủ quyết của Hoa Kỳ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc).


Tại Paris, chiến thuật đàm phán của phái đoàn Hoa Kỳ có sự thay đổi. Ngày 15-9-1968, Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ Harriman từ Paris đi New York5 (Bản tin số 15 ngày 18-9-1968 của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII). Sau khi trở lại bàn đàm phán, ông ta có sự thay đổi rõ rệt trong tranh luận. Không đàm phán lảng tránh, Harriman sử dụng chiến thuật "cây gậy và củ cà rốt", cứng rắn trong các yêu cầu, nhưng lại đưa ra những đề nghị "hào phóng" nếu Việt Nam Dân chù Cộng hòa đáp ứng các yêu cầu đó.


Ngày 25-9-1968, tại phiên họp thứ 23, Harriman tỏ rõ thái độ thách thức. Ông ta cố tình nhắc lại tuyên bố của Hoa Kỳ tại Genève năm 1954 rằng "bất kỳ một sự tái diễn xâm lăng nào trái với Hiệp định Genève, Hoa Kỳ sẽ xem đó như một sự đe dọa cho nền hòa bình và an ninh thế giới"1 (Bản tin số 17 ngày 2-10-1968 của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII). Đồng thời, trong khi phát biểu rằng, Hoa Kỳ tôn trọng lãnh thổ và nhìn nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông ta nhấn mạnh việc coi chính quyền Sài Gòn là một "thực thể quốc tế có chủ quyền" và sự hiện diện của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam "là theo đúng luật pháp quốc tế"2 (Bản tin số 17 ngày 2-10-1968 của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII). Phát biểu của Harriman đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ tái khẳng định, trong thời điểm hiện tại:

1. Hoa Kỳ không chấm dứt chiến tranh chống phá miền Bắc;

2. Hoa Kỳ tiếp tục hiện diện ở miền Nam Việt Nam và bảo trợ chính quyền Sài Gòn.


Đồng nhất với phát biểu của Harriman, các quan chức và chính khách Hoa Kỳ liên tiếp đưa ra những luận điệu hiếu chiến. Ngày 10-9-1968, trong bài diễn văn đọc trước Đại hội Cựu chiến sĩ thứ 50 tại New Orleans, Tổng thống Johnson tuyến bố ba phương thức giải quyết vấn đề Việt Nam:

1. Chiến tranh toàn diện chống Bắc Việt, đó là điều mà Hoa Kỳ không mong muốn;

2. Bỏ miền Nam Việt Nam cho cộng sản là điều Hoa Kỳ không làm;

3. Đình chỉ ném bom Bắc Việt chỉ có thể có nếu có bảo đảm rằng Hà Nội sẽ xuống thang và thương thuyết, đó là điều mà Hoa Kỳ đang làm (AFP-VP 6405 - 11-9-68)1 (Bản tin số 15 ngày 18-9-1968 của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII). Còn Clark Clifford - Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, chỉ trong tháng 9-1968 đã ba lần khẳng định sự tiếp tục có mặt cùa quân viễn chinh Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Ngày 5-9-1968, tại Câu lạc bộ Quốc gia báo chí, ông ta tuyên bố: khi nào Hà Nội nhận thức được họ không thể chiếm được miền Nam bằng võ lực thì người ta sẽ thấy ở phía họ một hành động tiến tới hòa bình (AFP-VP 6400 - 6-9-1968)2 (Bản tin số 14 ngày 11-9-1968 của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 879, ĐIICH, TTLTII). Ngày 17-9-1968, ông ta khẳng định: quân lực Hoa Kỳ sẽ còn ở lại Việt Nam cho tới chừng nào sự hiện diện của họ còn cần thiết (AFP-VP 6412 - 18-9-68)3 (Bản tin số 16 ngày 18-9-1968 của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII). Ngày 25- 9-1968, ông ta tái xác nhận: "Chúng tôi không có ý định giảm bớt mức độ quân số hiện thời từ nay đến tháng 6-1969 tới đây hay bất cứ một hạn kỳ nào trong một tương lai gần đây"4 (Bản tin số 17 ngày 2-10-1968 của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2022, 07:25:08 am »

Cùng với lời lẽ "răn đe", ngày 16-10-1968, tại phiên họp thứ 26, Harriman đưa ra đề nghị "phát triển hòa bình" hết sức "hào phóng" dành cho Chính phủ Việt Nam Dân chù Cộng hòa nếu đáp ứng các yêu cầu của Hoa Kỳ. Ông ta nói:

"Nếu Bắc Việt (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) chịu bỏ tham vọng nói trên, Mỹ sẽ tích cực cùng với các quốc gia khác xây dựng một đời sống cao hơn cho các dân tộc Đông Nam Á.

Tổng thống Jonhson đã minh xác chánh sách của Mỹ tại Đông Nam Á trong diễn văn đọc tại Viện đại học Hopkins vào tháng 4 năm 1965:

- Mỹ không có tham vọng chiếm đất đai bất cứ ở xứ nào và cũng không chen vào nội bộ của xứ nào để ép buộc thiết lập định chế quốc gia theo ý của Mỹ.

- Nhưng Mỹ nhất định chống mọi âm mưu của bất cứ quốc gia nào để xâm chiếm một quốc gia khác.

2. Vì chiến tranh kéo dài tại Việt Nam nên Việt Nam không tiến theo kịp đà của những xứ khác như Mã Lai (Malaysia - BT), Đại Hàn (Hàn Quốc - BT), Đài Loan, Thái Lan hay Nhật Bản.

3. Nhưng không có lý do gì để Bắc Việt không được hưởng các quyền lợi kinh tế của các tổ chức hợp tác quốc tế như Ngân hàng Phát triển Á châu, Ủy ban Phối trí lưu vực sông Cửu Long và Ủy ban Kinh tế của Liên hợp quốc tại Á châu và Viễn đông.

Ngoài các nguồn lợi kinh tế, còn vấn đề trao đổi văn hóa đã được thực hiện với sự tổ chức một ủy ban thường trực của bộ giáo dục của các nước ở Đông Nam châu Á.

Nếu có thái bình, Bắc Việt sẽ hưởng những kinh nghiệm như "lúa nhiệm mầu" IR5, IR8 đã giúp cho Phi Luật Tân (Philippine - BT) lần đầu tiên từ 65 năm qua đủ lúa ăn. Miền Nam Việt Nam đã gieo trồng lúa này cho hơn 40.000 mẫu năm nay và cho 100.000 mẫu năm sắp đến.

Các sự trao đổi về văn hóa, kinh tế và liên lạc giữa các gia đình vì thời cuộc phải sống kẻ Nam người Bắc sẽ được thực hiện và những sự kiện này đưa dần lên đến một sự thống nhất trong hòa bình.

4. Để kết luận, ông Harriman yêu cầu Bắc Việt hay gia nhập cộng đồng các xứ Đông Nam Á trong một tinh thần hợp tác hòa bình"1 (Công văn số 2110/PĐVN phúc trình về phiên họp Mỹ - Bắc Việt thứ 26 ngày 16-10-1968 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 881, ĐIICH, TTLTII).


Tuy nhiên, chiến thuật đàm phán với những lời lẽ phỉnh phờ, đậm mùi tâm lý chiến của Hoa Kỳ không đạt được hiệu quả. Trong bài phát biểu tại phiên họp thứ 27, ngày 23-10-1968, Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Xuân Thủy mạnh mẽ tố cáo:

"Trong phiên họp tuần trước, các ngài (phái đoàn Hoa Kỳ - BT) lại nói đến "việc phát triển hòa bình". Nhưng chính trong lúc đó Mỹ đang đẩy mạnh chiến tranh xâm lược đầy tội ác chống nhân dân Việt Nam ở cả hai miền.

Ở miền Bắc Việt Nam, không quân và hải quân Mỹ đang đánh phá hết sức ác liệt phần còn lại khá rộng lớn của lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo thông cáo của Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, thì trong tháng 9 vừa qua máy bay Mỹ đã đánh phá các tỉnh Nghệ An 900 lần, Hà Tĩnh 1.200 lần, Quảng Bình 2.500 lần, Vĩnh Linh 1.000 lần với các loại bom phá 80.000 quả, bom nổ chậm 12.000 quả, bom bi mẹ 3.000 quả, bắn đại bác 80.000 quả. Đó là chưa kể 2.730 tấn bom mà máy bay B.52 ném rải thảm xuống Vĩnh Linh. Máy bay Mỹ đã chủ tâm đánh phá toàn bộ các hệ thống đê điều và công trình thủy lợi suốt từ Nghệ An đến Vĩnh Linh trong mùa mưa bão nhằm gây lụt từng vùng, phá hoại nền kinh tế nông nghiệp của nhân dân.


Trong 15 ngay đầu tháng 10-1968, máy bay Mỹ trung binh mỗi ngày đánh phá 218 lần, tăng hơn hai lần so với tháng 9-1968 và ném bom bừa bãi vào các mục tiêu dân cư gần 500.000 bom phá, bom hơi, bom nổ chậm và khoảng 1.750 bom bi mẹ. Đại bác Mỹ từ Hạm đội 7 và từ bờ Nam sông Bến Hải bắn gần 50.000 viên vào 17 xã và thị trấn Hồ Xá thuộc khu vực Vĩnh Linh, trên 5.000 viên vào 36 điểm dân cư thuộc 3 huyện của tỉnh Hà Tĩnh và 3 điểm thuộc thành phố Vinh. Tàu chiến Niugiơdi, cùng với tàu chiến khác của Hạm đội 7, đã 13 ngày đêm liên tiếp bắn phá bừa bãi thành phố Vinh, 19 xã thuộc các tỉnh Hà Tĩnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh. Ngoài ra, Mỹ còn dùng tàu biệt kích liên tiếp xâm phạm vùng biển nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh phá thuyền bè và nhà cửa của nhân dân dọc theo ven biển từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20, sáu lần vây bắt dân đánh cá. Mỹ còn cho máy bay không người lái và máy bay SR 71 ngày đêm do thám các tỉnh miền Bắc Việt Nam trên vĩ tuyến 20, kể cả thành phố Hà Nội và Hải Phòng.


Ở miền Nam Việt Nam, máy bay chiến lược B.52 tăng cường ném bom rải thảm xuống những vùng dân cư, giết hại dân thường, phá hoại tài sản của nhân dân. Riêng ngày 15-10, máy bay B.52 của Mỹ đã ném 1.500 tấn bom xuống những vùng cách tỉnh lỵ tỉnh Quảng Ngãi chỉ 13 đến 35 cây số.


Rõ ràng là Mỹ đang phá hoại hòa bình ở Việt Nam.

Nếu Mỹ chưa chịu từ bỏ chính sách xâm lược, từ bỏ ý đồ chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, từ bỏ âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, chưa chịu công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và nói chuyện với Mặt trận về các vấn đề ở miền Nam Việt Nam thì không thể có hòa bình được.


Ngày nào Mỹ chưa chịu chấm dứt ngay và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để mở đường cho một giải pháp hòa bình thì chưa thể nói đến điều gì khác hơn. Và cho đến lúc đó, những lời nói hoa mỹ của các ngài về xây dựng, phát triển kinh tế chỉ là điều mà dư luận thế giới đã nói rất đúng: chìa củ cà rốt đi đôi với cày gậy mà thôi"1 (Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Thủy tại phiên họp thứ 27 ngày 23-10-1968, Hồ sơ 856, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2022, 07:26:11 am »

Ngày 30-10-1968, tại phiên họp thứ 28, Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Xuân Thủy tiếp tục vạch rõ âm mưu của Hoa Kỳ:

"Những lời nói hòa bình của Mỹ chỉ nhằm che đậy những hành động của Mỹ tiếp tục cho máy bay, tàu chiến bắn phá ác liệt, triệt hạ từng vùng ở miền Bắc Việt Nam. Trong những ngày gần đây; khi Tổng thống Mỹ Johnson đang nói "hòa bình" thì các hãng thông tấn phương Tây cho biết rằng số phi vụ đi đánh phá miền Bắc của máy bay Mỹ đã tăng lên con số cao nhất từ tháng 6 đến nay. Chỉ trong hai ngày 28 và 29-10 vừa qua, Mỹ đã cho máy bay B.52 đánh phá sáu lần và ném rải thảm tới 700 tấn bom xuống khu vực Vĩnh Linh, phía bắc khu phi quân sự. Còn ở miền Nam, Mỹ vẫn đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét, xâm phạm cả khu phi quân sự. Máy bay Mỹ tiếp tục ném bom không phân biệt xuống những vùng mà Mỹ nói là "nghi ngờ" để giết hại nhân dân. Máy bay B.52 tiếp tục ném bom rải thảm chung quanh các đô thị như ở gần Tây Ninh và Sài Gòn trong mấy ngày qua.


Đi đôi với những hành động tăng cường chiến tranh, Mỹ tiếp tục tô vẽ cho ngụy quyền Thiệu - Kỳ, trong lúc bọn này cũng ra sức hò hét chiến tranh. Chúng còn tìm cách xuyên tạc vai trò quyết định của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, người đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam, có thẩm quyên trong việc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến miền Nam Việt Nam.


Những hành động trên đây chứng tỏ rằng, Mỹ chưa muốn giải quyẽt hòa bình vấn đề Việt Nam. Trái lại, vẫn muốn theo đuổi chiến tranh xâm lược, theo đuổi chính sách thực dân mới cùa chúng ở miền Nam Việt Nam.

Những lời lẽ hòa bình giả dối của Mỹ hiện nay chỉ nhằm xoa dịu làn sóng chống chiến tranh ngày càng dâng cao ở ngay trong nước Mỹ lừa bịp cử tri Mỹ trước ngày bầu cử tổng thống, đồng thời cũng để xoa dịu làn sóng phẫn nộ ngày càng mạnh mẽ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới"1 (Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Thủy tại phiên họp thứ 28 ngày 30-10-1968, Hồ sơ 856, ĐIICH, TTLTII).


Trong khi bàn Hội nghị Paris không có sự tiến triển nào đáng kể thì nỗ lực thực hiện đợt 3 cuộc Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tạo ra sự biến chuyển cho tiến trình đàm phán đi đến giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam. Ngay tại Paris, sau cao điểm 2 đợt 3 cuộc Tổng tiến công của Quân Giải phóng, phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xúc tiến các cuộc thương lượng bí mật. Mở đầu là cuộc tiếp xúc riêng giữa Cố vấn phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ - đến Paris vào cuối tháng 8-1968, Bộ trưởng Xuân Thủy với Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ Harriman và ông Cypruc Vance.


Không có tài liệu nào ghi lại nội dung chi tiết các cuộc tiếp xúc bí mật giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những tháng cuối năm 1968. Nhưng những tuyến bố sau đó của chính quyền Sài Gòn cho thấy tiến trình giải quyết hòa bình cuộc chiến tranh Việt Nam bắt đầu đi vào thực chất.


Ngày 19-9-1968, Trần Chánh Thành - Bộ trưởng Ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bố: "Chính sách ngoại giao của VNCH hiện nay, và trong giai đoạn sắp tới là một chính sách mềm dẻo và cởi mở". "Chúng tôi (Chính quyền Sài Gòn - BT) hoan nghênh và tích cực tham gia bất cứ cuộc dàn xếp nào khả dĩ đem lại một nên hòa bình thực sự, lâu dài, công chính. Nhưng chúng tôi chống lại các giải pháp đầu hàng trá hình chỉ có đem lại một nền hòa bình giả tạo và tạm thời,.... Chúng tôi không chấp nhận bất cứ sự dàn xếp nào bằng cách thiết lập chính phủ liên hiệp"1 (Bản tin số 16 của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris, Hồ sơ 880, ĐIICH, TTLTII).


Những tuyên bố trên cho thấy, vấn đề mấu chốt của cuộc đàm phán hai bên về Việt Nam trên bàn Hội nghị Paris - Hoa Kỳ chấm dứt vô điều kiện chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam, đã được giải quyết. Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu bước vào thảo luận các vấn đề chính trị liên quan. Trong đó, nội dung chủ yếu trước mắt là sự tham gia vào tiến trình đàm phán của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và của chính quyền Sài Gòn. Ngày 21-10-1968, vấn đề trên cũng đã được hai bên thống nhất, với việc Bộ trưởng Xuân Thủy thông báo quyết định của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấp thuận đàm phán bốn bên về Việt Nam, gồm: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với bên kia là Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2022, 07:28:09 am »

Trước sự thỏa hiệp của Johnson, Nguyễn Văn Thiệu đã tỏ thái độ phản đối quyết liệt, khiến ngày 29-10-1968, Tổng thống Johnson phải thông qua Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Ellsworth Bunker chuyển tới Nguyễn Văn Thiệu, để ngăn chặn sự phản ứng của ông ta:

"As we come to this critical but hopeful moment in our joint struggle, I wish to tell you directly what is on my mind and heart.

First, that we have come so far is due to the efforts ofyourselfy Vice President Ky, and your other colleagues in building the constitutional government, expanding the armed forces of Vietnam, and gathering strength after the shock of the Tet attacks. I'm sure you would also agree that the armed forces of your allies, led by General Wesmoreland and now by General Abrams have helped.


Second, I have told General Abrams, and I am sure you have instructed your forces, that we must maintain every bit of military pressure we can summon within South Vietnam and in Laos. This is a time for more military pressure on the enemy, not less.


Third, I trust you will mount a major political and psychological effort in the days ahead to bring the VC over to your side. After all Hanoi has recognized that there can be no peace in South Việt Nam without the assent of your government. The DMZ will be closed. If the bombing cessation is to continue. The enemy forces basis must be there for a drawing of the VC to your side.


Fourth, I know the question of the NLF in the Paris talks is awkward for you. But you can fell sure that we shall make clear that no question of recognition by the Ư.S is involved. And you can do so. Your people can also be sure that we have no intention of imposing a coalition government upon them. On the other hand, I count on you to move towards reconciliation and peace in South Vietnam in the spirit of our talks at Honolulu in July and of our communique.


Fifth, I trust that we shall now work together in Paris in the same spirit of brotherhood in which we have stood side by side in the battle. You, Vice President Ky, and I have seen some rough times together. You both honored your commitment to me at Guam. Now we must reaffirm that commitment as the possibility of the honorable peace we all want becomes more real At Paris, Hanoi gave us thus far - in the end - all we demanded. I deeply believe that if we continue to stand together we can get all the essentials we both seek.


You can count on Ambassador Bunker, General Abrams, and me to be at your side in the days ahead as we have been in the years that are behind us.

Sincerely, Lyndon B. Johnson"1 (Thư của Tổng thống Johnson do Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Bunker trao cho Nguyễn Văn Thiệu ngày 29-10-1968, Hồ sơ 1289, ĐIICH, TTLTII. Lược dịch:")

"Khi chúng ta đến thời điểm quan trọng này của cuộc chiến, tôi muốn thẳng thắn nói với Tổng thống những suy tư của mình.

Đầu tiên, cái mà chúng ta có được cho tới thời điểm này là do nỗ lực của ngài, Phó Tổng thống Kỳ và những người khác trong chính phủ của ngài trong việc xây dựng một chính quyền hợp hiến và phát triển quân đội, trong sự phục hồi sau chấn động của cuộc tấn công Tết (Mậu Thân 1968). Tôi chắc ngài cũng đồng ý, quân đội Hoa Kỳ và đồng minh do Tướng Westmoreland trước đây và hiện tại là Tướng Abrams chỉ huy, đã giúp đỡ ngài trong công cuộc đó. 


Thứ hai, tôi đã nói với Tướng Abrams và tôi cũng đã chỉ thị cho quân đội của mình rằng, chúng ta phải duy trì tất cả áp lực quân sự chúng ta  có tại Nam Việt Nam và Lào. Đây là thời điểm mà chúng ta chịu không ít áp lực quân sự của đối phương.


Thứ ba, tôi tin tưởng ngài sẽ nỗ lực cả về chính trị và tinh thần trong những ngày sắp tới để ngài và những người cộng sản xích lại gần nhau hơn. Sau tất cả, Hà Nội đã xác định có thể có hòa bình ở miền Nam Việt Nam mà không cần sự chấp thuận của chính phủ ngài.


Thứ tư, tôi biết các yêu cầu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris gây khó xử cho ngài. Nhưng ngài có thể chắc chắn chúng ta sẽ làm cho rõ là không có sự thừa nhận nào từ phía Hoa Kỳ. Và ngài cũng nên làm vậy. Chính phủ ngài cũng có thể chắc chắn rằng, chúng tôi không có ý định áp đặt một chính phủ liên minh. Mặt khác, tôi tin tưởng ngài cũng mong giải quyết hòa bình ở Nam Việt Nam theo tinh thần của bản thông cáo chung tại Hội nghị Honolulu vào tháng 7.


Thứ năm, tôi tin tưởng rằng bây giờ chúng ta phải làm việc cùng nhau tại Paris với tinh thần huynh đệ như trước đây. Ngài, Phó Tổng thống Kỳ và tôi đã có thời gian khó khăn cùng nhau. Hai ngài đã tôn trọng cam kết với tôi tại Guam. Bây giờ, chúng ta phải tái khẳng định cam kết đó bằng việc hiện thực hóa khả năng hòa bình trong danh dự. Tại Paris, Hà Nội chấp nhận tất cả những gì chúng ta yêu cầu. Tôi tin rằng nếu chúng ta tiếp tục đứng cùng nhau, chúng ta có thể đạt được tất cả những điều mà chúng ta tìm kiếm.


Ngài có thể tin rằng, Đại sứ Bunker, Tướng Abrams và tôi sẽ bên cạnh ngài trong những ngày sắp tới như chúng ta đã làm trước đó.

Trân trọng.
Lyndon B.Johnson".

Nhưng vẫn chưa ngăn được Thiệu, nên ngày 30-10-1968, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Ellsworth Bunker gửi cho Nguyễn Văn Thiệu thông điệp, yêu cầu ông ta phải có thái độ đồng thuận với Hoa Kỳ trong bài phát biểu sắp tới:

"I do not know on what subject you may be speaking, but I would most earnestly say to you that if the speech has to do with our negotiations, this will not be understood by President Johnson. As you will recall, President Johnson had expressed the view that it is most important that you and he deal with one another on a confidential basis regarding the problems of negotiations and peace. It would be tragic if something were said which would prevent us from moving to an agreement"1 (Điện văn của Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Bunker gửi Nguyễn Văn Thiệu ngày 30-10-1968, Hồ sơ 1289, ĐIICH, TTLTII. Lược dịch: "Tôi không biết Tổng thống sẽ phát biểu về chủ đề gì, nhưng tôi nghiêm túc nói với Tổng thống rằng, nếu phát biểu đó tác động đến cuộc đàm phán, nó sẽ không nhận được sự đồng tình của Tổng thống Johnson. Tổng thống cần nhớ rằng, Tổng thống Johnson đã bày tỏ quan điểm là Tổng thống và ông ấy cùng nhau giải quyết nội bộ các vấn đề liên quan đến cuộc đàm phán. Sẽ là bi kịch nếu có những phát ngôn ngăn cản chúng tôi đi đến một sự thỏa thuận).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2022, 07:30:28 am »

Vì vậy, không bất ngờ khi ngày 31-10-1968 giờ Washington (1-11-1968 giờ Việt Nam), thời điểm Hội nghị Paris chưa có sự tiến triển, Tổng thống Johnson đột ngột tuyên bố chấm dứt chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam, bất chấp sự phản đối của Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống chính quyền Sài Gòn.


Toàn văn tuyên bố của Johnson:

"Đêm nay tôi muốn nói chuyện với đồng bào về những diễn biến quan trọng liên hệ tới việc tìm kiếm hòa bình ở Việt Nam.

Chúng ta thảo luận với đại diện Bắc Việt tại Ba Lê từ tháng 5 qua. Những cuộc thảo luận này bắt đầu sau khi tôi tuyên bố vào buổi tối ngày 31 tháng 5 trong một bài diễn văn vô tuyến truyền hình, rằng Hoa Kỳ trong nỗ lực để những cuộc nói chuyện về sự dàn xếp chiến cuộc Việt Nam có thể bắt đầu đã ngưng oanh tạc Bắc Việt trong một vùng mà hết 90% dân số cư ngụ.


Trước khi các đại diện của ta - Đại sứ Harriman và Đại sứ Vance - được gửi sang Ba Lê, họ được chỉ thị rằng trong suốt thời gian các cuộc nói chuyện diễn ra, đoàn chánh phủ hợp hiến Nam Việt Nam phải dự bất cứ cuộc thảo luận quan trọng nào có thể gây ảnh hưởng tới tương lai nước họ.


Các đại sứ của ta - ông Harriman và ông Vance - vào lúc đầu đã cho các đại diện Bắc Việt biết rõ rằng, như tôi đã nói vào đêm 31 tháng 5, chúng ta sẽ ngưng oanh tạc hoàn toàn lãnh thổ Bắc Việt khi nào mà việc đó sớm đem tới những cuộc nói chuyện hữu ích, nghĩa là những cuộc nói chuyện mà chánh phủ Việt Nam (Chính quyền Sài Gòn - BT) có quyền tham dự.


Các đại sứ của ta nhấn mạnh rằng chúng ta không thể nào ngưng oanh tạc nếu sự ngưng oanh tạc đó có thể đe dọa đến sinh mạng và sự an toàn của quân đội ta.

Đã nhiều tuần qua không có tiến bộ gì hết trong các cuộc nói chuyện Ba Lê. Những cuộc nói chuyện đó có vẻ bế tắc.

Sau đó, cách đây vài tuần, các cuộc nói chuyện đó đã bước vào một giai đoạn mới có nhiều triển vọng hơn.

Trong khi đó có sự tiến bộ, tôi đã có tham dự nhiều cuộc thảo luận với các nước đống minh, và với các nhà ngoại giao và sĩ quan cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ về triển vọng của hòa bình....

Tối chủ nhật vừa qua và trong ngày thứ hai, chúng tôi bắt đầu được xác nhận về sự thông cảm cần thiết với Bắc Việt về những vấn đề then chốt, sự thông cảm mà chúng tôi đã cùng họ tìm kiếm trong một thời gian. Suốt ngày thứ ba tôi xem xét lại tất cả mọi chi tiết liên hệ đến vấn đề này cùng với vị chỉ huy các lực lượng ta tại Việt Nam, là Đại tướng Abrams. Sau khi được lệnh của tôi về Hoa Kỳ, Tướng Abrams đã tới tòa Bạch Cung vào 2 giờ 30 sáng và gặp ngay tổng thống và các nhân viên hữu trách trong nội các. Chúng tôi ghi nhận những ý kiến của Đại tướng Abrams và nghe đề nghị của Đại tướng trong một thời gian khá lâu.


Với kết quả của các sự diễn biến này, nay tôi đã ra lệnh rằng các cuộc oanh tạc, và pháo kích của hải, lục, không quân trên lãnh thổ Bắc Việt được ngưng vào lúc 8 giờ sáng, giờ Hoa Thịnh Đốn, ngày thứ sáu.

Tôi đã căn cứ sự quyết định này vào các sự diễn biến trong cuộc nói chuyện Ba Lê.

Và tôi đã ra quyết định này vì tôi tin tưởng rằng hành động này có thể dẫn tới một cuộc dàn xếp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam.

Tôi đã loan tin cho ba ứng cử viên tổng thống và các lãnh tụ quốc hội thuộc Đảng Dân chủ lẫn cả Đảng Cộng hòa về những lý do đã khiến Chính phủ ra quyết định này.

Và quyết định này đi sát với những lời tuyên bố trước của tôi đối với việc ngưng oanh tạc.

Chính vào ngày 19 tháng 8, tôi đã có nói:

"Chính phủ này sẽ không ra sáng kiến gì nữa cho đến khi có lý do tin chắc rằng đối phương định hợp tác với bên ta một cách đúng đắn để xuống thang chiến cuộc và dẫn tới hòa bình".

Và vào ngày 10 tháng 9, tôi lại nói rằng:

"Chúng tôi sẽ không ngưng oanh tạc nếu chúng tôi không tin chắc được rằng làm như vậy sẽ không tăng gia số thiệt hại của quân đội Hoa Kỳ".

Các tham mưu trưởng liên quân - những vị này đều tất cả là quân nhân và Đại tướng Abrams trong một cuộc gặp gỡ được tổ chức vào lúc 2 giờ 30 sáng ngày thứ ba, đã bảo đảm chắc chắn với tôi rằng theo sự xét đoán về mặt quân sự của họ thì hành động này sẽ không làm cho số tổn thất của quân đội Hoa Kỳ tăng lên.


Một phiên họp thường lệ của cuộc nói chuyện Ba Lê sẽ được tổ chức vào ngày thứ tư 6-11. Trong phiên họp đó, các đại diện của chính phủ Nam Việt Nam sẽ có quyền tham dự. Chúng tôi được đại diện của chính phủ Hà Nội thông báo rằng đại diện của Mặt trận Giải phóng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - BT) cũng sẽ có mặt. Tôi nhất mạnh rằng sự hiện diện của họ không có nghĩa là họ được nhìn nhận dưới bất cứ hình thức nào. Nhưng việc này phù hợp với những tuyên bố được lập lại trong nhiều năm rằng Mặt trận Giải phóng sẽ không gặp khó khăn để bày tỏ quan điểm của mình.


Những gì chúng ta mong đợi hiện nay và chúng ta có quyền mong đợi là những cuộc hội đàm mau chóng có kết quả đúng đắn và tích cực trong một bầu không khí có thể đưa đến sự tiến triển.

Chúng ta đã đến giai đoạn mà các cuộc nói chuyện bắt đầu có kết quả. Chúng ta đã nêu rõ cho phía bên kia hiểu rõ rằng những cuộc nói chuyện sẽ không thể được tiếp tục nếu bị họ lợi dụng về mặt quân sự.

Tôi tưởng cũng cần phải lưu ý đồng bào rằng những sự điều đình như vậy không khi nào khỏi sự trục trặc, về vấn đề này; chính những hiệp ước chính thức cũng không khi nào tránh khỏi việc đó, nghĩa là không hoàn hảo. Chúng ta đã học bài học đó trong quá khứ.


Nhưng xuyên qua những tiến triển đã đạt được hằng mấy tuần qua và sau khi nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng những sự khuyến cáo và phê phán quân sự và ngoại giao đã được đệ trình lên vị Tổng Tư lệnh, tôi đã sau cùng quyết định bước thêm một bước nữa để có thể thực sự đánh giá thiện chí của những người đã hứa với chúng ta rằng ngưng oanh tạc sẽ đem lại sự tiến triển và để nhận định coi có thể sớm đạt được hòa bình hay không. Sự lưu tâm quan trọng nhứt của chúng tôi trong giờ phút này là cơ hội và dịp tốt mà chúng ta có thể cứu vãn những sanh mạng của cả đôi bên trong trận chiến.


Bởi những lý do đó mà tôi đã kết luận rằng riêng chúng ta hãy tìm xem thử họ có thiện chí trong sự vận động của họ hay không.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2022, 07:34:03 am »

Chúng ta có thể bị lừa dối nhưng chúng ta đã có dự định nếu trường hợp đó xảy ra và chúng ta cầu ơn trên cho điều đó đừng xảy ra. Nhưng tất cả chúng ta cũng nên hiểu rõ rằng giai đoạn mới của cuộc hòa đàm sẽ được khởi sự vào ngày 6-11-1968, không có nghĩa là sẽ đi tới ngay một nền hòa bình vững chắc trong tương lai trong vùng Đông Nam Á. Có thể những cuộc chiến đấu rất gay go trong tương lai và chắc chắn rằng cuộc thương thuyết sẽ cũng rất gay go vì còn nhiều vấn đề khó khăn và trọng đại mà đôi bên phải đương đầu. Tôi hy vọng với thiện chí, chúng ta sẽ giải quyết tất cả. Chúng ta cũng hiểu rằng cuộc thương thuyết có thể tiến bước nhanh chóng nêu ý chí của đôi bên cũng là hòa bình trên thế giới. Cả thế giới đều biết rằng dân chúng Hoa Kỳ vẫn còn chua chát khi nhớ tới các cuộc thảo luận Cao Ly (Triều Tiên - BT) kéo dài và rất gian nan đã diễn ra từ 1951 đến 1953 và cũng nên hiểu rằng nhân dân ta nhất định sẽ không chịu những sự chậm trễ cố ý và những trì hoãn lâu dài thêm một lần nữa.


Vậy thì tại sao chúng ta hôm nay vào ngày 1-11 đã đồng ý ngưng oanh tạc Bắc Việt. Tôi sẵn sàng đối với tất cả những gì tôi có nêu các điều kiện cho phép tôi ngưng oanh tạc cách đây vài tháng. Nếu tại cuộc nói chuyện Ba Lê có bất cứ một hành động nào cho phép tôi nói với các bạn rằng bây giờ ta có thể ngưng oanh tạc một cách an toàn.


Nhưng tôi là Tổng thống Hoa Kỳ, không thể điều khiển được thời khắc biểu các quyết định của Hà Nội. Thật ra các quyết định của các nhà lãnh tụ Hà Nội đã định đoạt lúc nào ta có thể ngưng oanh tạc và có nên ngưng oanh tạc hay không.


Chúng ta không thể từ bỏ sự đặc biệt đòi hỏi của chúng ta đối với sự tham gia của chính phủ Nam Việt Nam trong những cuộc nói chuyện có ảnh hưởng tới tương lai của nhân dân miền Nam. Vì mặc dù chúng ta đã là đồng minh của Nam Việt Nam trong những năm trong cuộc chiến đấu, chúng ta đã không bao giờ đảm nhận và chúng ta sẽ không bao giờ đảm nhận vai trò quyết định tương lai của nhân dân Nam Việt Nam.


Vì nguyên tắc đó ta đang lâm chiến tại Nam Việt Nam. Nguyên tắc tự quyết đòi hỏi rằng chính người Nam Việt có quyền tự đại diện cho mình tại cuộc nói chuyện Ba Lê và Nam Việt Nam sẽ đóng một vai trò chính, theo đúng sự thỏa thuận giữa tôi và Tổng thống Thiệu tại Honolulu.


Chúng ta cũng cho Bắc Việt biết rõ ràng một cuộc ngưng oanh tạc hoàn toàn nhất định là không nên đe dọa sinh mạng của quân đội chúng ta, khi tôi đọc diễn văn vào buổi tối 31 tháng 5 vừa qua tôi đã nói rõ:

"Vấn đề ngưng oanh tạc trong tương lai hoàn toàn tùy thuộc nơi các sự diễn biến". Đến đây tôi không thể cho đồng bào biết đầy đủ chi tiết việc có tiến bộ tại Ba Lê. Nhưng tôi có thể nói với đồng bào nhiều sự diễn biến đầy hy vọng đã xảy ra ở miền Nam Việt Nam.

Chính phủ Nam Việt Nam càng ngày càng vững mạnh thêm. Quân lực của miền Nam Việt Nam đã được gia tăng đến giờ phút này gồm một triệu người và hiệu năng của các lực lượng này càng ngày càng phát triển.

Thành tích rực rỡ của quân đội ta dưới quyền điều khiển lỗi lạc của Thống tướng Wesmoreland và Abrams đã đem lại nhiều kết quả phi thường.

Có lẽ một số trong những yếu tố đó, hoặc là tất cả, đã đóng góp trong việc đem lại sự tiến bộ trong các cuộc nói chuyện và sau khi rốt cuộc có sự tiến bộ, tôi cho rằng bổn phận của tôi đối với các chiến sĩ can đảm của ta, mà đang mang gánh nặng của cuộc chiến đấu tại Nam Việt Nam đêm nay và bổn phận của tôi để tìm kiếm một sự dàn xếp trong danh dự cho chiến cuộc Việt Nam đòi hỏi rằng tôi công nhận sự tiến bộ đó và cũng đòi hỏi tôi có một hành động và hôm nay tôi đà hành động.


Đã có nhiều ngày dài trong khi ta chờ đợi những bước tiến tới hòa bình,... những ngày mà đã bắt đầu với nhiều triển vọng nhưng vào buổi tối đã kết thúc trong sự thất vọng. Lòng trung thành của tôi đối với mục tiêu của quốc gia tìm một căn bản cho nền hòa bình lâu dài ở vùng Đông Nam Á đã nâng đỡ tôi trong những giờ phút mà có vẻ là không tiến bộ gì hết trong các cuộc nói chuyện.


Nhưng bây giờ đã có sự tiến bộ rồi và tôi biết rằng đồng bào đang cùng tôi và cùng nhân loại cầu nguyện rằng hành động mà tôi công bố hôm nay sẽ là bước tiến quan trọng đưa đến một nên hòa bình vững chắc và danh dự ở Đông Nam Á.


Tôi cho rằng điều đó có thể xảy ra được. Vậy thì những hoàn cảnh mới này đòi hỏi ta duy trì ý chí quyết tâm bền vững và sự kiên nhẫn đưa ta tới tình hình đầy triển vọng hôm nay. Đòi hỏi nơi chúng ta ở hậu phương lòng can đảm, chí quyết tâm và kiên nhẫn ngang với lòng can đảm, chí quyết tâm và kiên nhẫn của các chiến sĩ mà đêm nay đang chiến đấu vì chúng ta ở Việt Nam.


Tôi đòi hỏi ở các bạn chẳng những lời cầu nguyện thôi mà cả sự ủng hộ đầy can đảm và sự thông cảm mà nhân dân Hoa Kỳ bao giờ cũng dành cho Tổng thống và lãnh tụ của họ trong những phút đầy thử thách. Với sự thông cảm đó và với sự ủng hộ đó, chúng ta nhất định sẽ không thất bại.


Cách đây 7 tháng, tôi nói rằng tôi không để cho chức vị tổng thống dính líu đến những sự chia rẽ đảng phái đang phát triển trong năm bầu cử. Vậy thì vào đêm 31 tháng 5, tôi đã tuyên bố rằng tôi không vận động và không chấp nhận sự để cử của Đảng tôi, đề cử ra tranh chức Tổng thống một lần nữa.


Tôi đã đặt tất cả mọi ưu quyền của chức vị Tổng thống vào việc tìm kiếm hòa bình ở vùng Đông Nam Á. Suốt mùa hạ và mùa thu, tôi đã cho các ứng cử viên biết đầy đủ chi tiết về những diễn biến tại Ba Lê, cũng như tại Việt Nam. Tôi đã nói rõ rằng không một ứng cử viên nào được ưu tiên... hoặc là thu lượm tin tức về các diễn biến hoặc về chính sách mà chính phủ định áp dụng trong tương lai. Các nhà ngoại giao và các sĩ quan cao cấp của chính phủ này cũng đã được lệnh theo đường lối này.


Từ đêm 31 tháng 5, mỗi ứng cử viên đã có ý niệm riêng biệt của mình về chính sách của chính phủ. Nhưng nói chung trong suốt cuộc vận động bầu cử của chúng ta có một tiếng nói thống nhất để ủng hộ chính phủ ta và các chiến sĩ của ta ở Việt Nam. Tôi hy vọng rằng và tin rằng, sự nhất trí này có thể tiếp tục cho tới ngày 20 tháng 1 năm 1969, lúc mà vị tổng thống mới nhậm chức. Vì trong những giờ phút quyết định này, chúng ta chỉ nên có một tiếng nói để thay mặt xứ sở chúng ta trong việc tìm kiếm hòa bình.


Tôi không biết ai sẽ được bầu cử làm Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ vào tháng 1 tới đây. Nhưng tôi biết rằng tôi sẽ cố gắng hết sức trong những tháng sắp tới để làm cho gánh nặng của vị này nhẹ hơn. Tôi sẽ làm tất cả những gì trong quyền hạn của tôi để đi đến nền hòa bình mà vị tân tổng thống... cũng như vị tổng thống tại quyền và tôi tin rằng tất cả mọi người Mỹ khác, khẩn khoản ước mong"1 (Diễn văn của Tổng thống Johnson về việc ngưng oanh tạc Bắc Việt ngày 31-10-1968, Hồ sơ 861, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM