Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:39:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn - T1  (Đọc 4070 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2022, 05:02:51 pm »

Đêm 17 rạng ngày 18-2-1968, Quân Giải phóng đồng loạt gia tăng hình thức tấn công bằng hoả lực, đặc biệt là tại Vùng III Chiến thuật và Vùng IV Chiến thuật nhằm vào 7 phi trường (Kontum, Phú Lợi, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Trà Nóc, Sóc Trăng); 4 tỉnh lỵ (Ba Xuyên, Kiến Phong, Vĩnh Long, An Giang) và các đơn vị như Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ, trường Thủ Đức, trường Công binh và Nha Cảnh sát Đô thành. Quân Giải phóng còn tẫn công và tái đột nhập đợt hai vào 5 tỉnh lỵ Bình Thuận, Phước Long, Định Tường, Kiến Hòa, Châu Đốc. Tại vùng Khe Sanh, Quân Giải phóng tạo áp lực trở lại bằng cách sử dụng thiết giáp phối hợp với bộ binh tấn công chiếm trại dân sự chiến đấu Làng Vei dưới sự yểm trợ của pháo binh từ bên đất Lào bắn sang, đồng thời tiếp tục pháo kích dữ dội vào các vị trí đóng quân của Hoa Kỳ và đồng minh2 (Bản tóm lược tình hình quân sự từ ngày 30-1 đến ngày 21-2-1968 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16105, PTTg, TTLTII).


Từ ngày 20-2 đến ngày 28-2-1968, tình hình miền Nam Việt Nam đối với Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn vẫn rất khẩn trương. Quân Giải phóng tiếp tục uy hiếp các đô thị và thị xã quan trọng bằng các cuộc pháo kích.

Tại Vùng I Chiến thuật, sau khi quân Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đã giải tỏa áp lực ở thành phố Huế, kể cả khu Gia Hội, Quân Giải phóng tập trung pháo kích mạnh vào căn cứ Khe Sanh, phi trường Đông Hà.

Tại Vùng II Chiến thuật, ngoài hoạt động tấn công vào các đồn bót, Quân Giải phóng tiếp tục pháo kích vào các thành phố, nhất là tại Kontum và phi trường Ban Mê Thuột.

Tại Vùng III Chiến thuật, Quân Giải phóng duy trì khả năng pháo kích nhiều nơi nhất là 2 phi trường: Tân Sơn Nhất và Biên Hòa. Chiến xa Quân Giải phóng lần đầu tiên tham chiến tại vùng gần Tây Ninh, khiến cho quân đội Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn càng thêm hoang mang.


Tại Vùng IV Chiến thuật, Quân Giải phóng hoạt động mạnh tại các tỉnh Định Tường, Kiến Hòa, Phong Dinh và Ba Xuyên dưới hình thức pháo kích các phi trường và chủ trương đột nhập các tỉnh lỵ1 (Bản tổng hợp tình hình quân sự từ ngày 20-2 đến ngày 28-2-1968 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16105, PTTg, TTLTII).


Tổng kết cuộc tổng tiến công từ ngày 30-1 đến ngày 30-2-1968, Quân Giải phóng đã cùng một lúc tấn công 8 trong số 12 thị trấn tại Vùng I Chiến thuật, 13 trong số 16 thị trấn tại Vùng IV Chiến thuật và Đô thành Sài Gòn - Gia Định. Lực lượng Quân Giải phóng tại các 4 vùng chiến thuật lần lượt bị đây lùi. Riêng tại Huế, Quân Giải phóng đã cố thù trong Thành nội 24 ngày. Mặc dù bị đẩy lui khỏi các thị xã nhưng các đơn vị Quân Giải phóng vẫn luân phiên bám sát để uy hiếp các khu vực phụ cận, nhất là vùng ven đô.


Tại Vùng I Chiến thuật và Vùng II Chiến thuật, Quân Giải phóng tăng cường quân số và gia tăng tiếp vận cho chiến trường Trị Thiên và Bắc Cao nguyên (Kontum, Daklak). Tại Vùng III Chiến thuật và Vùng IV Chiến thuật, Quân Giải phóng gia tăng quấy rối và phá hoại giao thông2 (Bản tóm lược hoạt động đệ nhất tam cá nguyệt năm 1968 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16105, PTTg, TTLTII).


Bất ngờ và lúng túng với cao điểm thứ hai trong cuộc tổng tấn công của Quân Giải phóng, chính quyền Thiệu không biết làm gì hơn ngoài việc ban bố lệnh tổng động viên, triệu tập những phiên họp, cùng thái độ trông chờ vào sức mạnh của Hoa Kỳ.


Trong thời gian từ ngày 10 đến ngày 19-2-1968, thời điểm cao điểm thứ hai cuộc tổng tiến công của Quân Giải phóng đang diễn ra với quy mô và cường độ lớn, các hoạt động đối phó của chính quyền Sài Gòn chỉ bao gồm: Nguyễn Văn Thiệu ra thông điệp và triệu tập họp Hội đồng Nội các khẩn cấp; Quốc hội họp kiến nghị Tổng thống ban bố lệnh tổng động viên1 (Bản tổng kết số 004985/TCSQG/S1/A/K ngày 16-2-1968 về tình hình hàng tuần từ ngày 10 đến ngày 16-2-1968 về tình hình hàng tuần từ ngày 10 đến 16-2-1968 của Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16360, PTTg, TTLTII); Thượng nghị viện họp phiên đặc biệt kiến nghị 5 quyết định về tình hình nghiêm trọng hiện thời gửi hành pháp.


Ở nửa kia của Tây bán cầu, Tổng thống Johnson quyết định củng cố tinh thần "đồng minh" bằng hành động thiết thực, tiếp tục gửi sang miền Nam Việt Nam 10.500 quân. Trong buổi lễ tiễn đưa binh sĩ, ông không quên khẳng định: "Mỹ sẽ chiến đấu đến cùng tại Việt Nam đề thực hiện lời hứa của chúng tôi đối với quốc gia bạn"2 (Bản tổng kết số 005096/TCSQG/S1/A/K ngày 23-2-1968 về tình hình hàng tuần từ ngày 17 đến ngày 23-2-1968 của Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16360, PTTg, TTLTII). Bất chấp thực tế, tại chiến trường miền Nam Việt Nam, trong hai cao điểm của cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, Quân Giải phóng đã dùng bộ binh tấn công vào 28 tỉnh lỵ trên tổng số 44 tỉnh lỵ và tấn công bằng pháo kích, tập kích hầu hết các tỉnh lỵ còn lại3 (Phạm Văn Sơn - Trưởng khối Quân sử, P5 Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa của VC Mậu Thân 1968, Việt Nam Cộng hòa - 8/1968, Ký hiệu tư liệu vv 2638, TTLTII). Không tính tổn thất trong 5 ngày Tết Mậu Thân, những ngày liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa bị thiệt hại nặng nề nhất, thì từ ngày 3-2 đến ngày 8-3-1968, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa đã tổn thất gần 12.000 quân, cùng 1.015 súng các loại. Cụ thể, quân đội Sài Gòn 5.903 quân: 1.433 tử thương, 4.110 bị thương, 360 mất tích; quân viễn chinh Hoa Kỳ và chư hầu 5.860 quân: 948 tử thương, 4.782 bị thương, 130 mất tích1 (Bản tổng kết hoạt động hành quân từ ngày 3-2 đến ngày 8-3-1968 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16105, PTTg, TTLTII). Và chưa có dấu hiệu nào trên chiến trường cho thấy cuộc tổng tiến công của Quân Giải phóng chấm dứt. Ngược lại, tin tình báo cho biết, Quân Giải phóng đang tăng cường lực lượng và cơ sở, nhằm mở một cuộc tấn công mới vào tháng tới2 (Bản tóm lược hoạt động trong đệ nhất tam cá nguyệt năm 1968 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16105, PTTg, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2022, 05:04:25 pm »

Đến thời điểm, tháng 3-1968, cả Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn phải thừa nhận:

Cuộc chiến tại miền Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới rất quan trọng ngay từ những ngày cuối tháng Giêng và đầu tháng 2 năm 1968 với một kế hoạch "Tổng công kích" và "Tổng khởi nghĩa". Kế hoạch trên được cộng sản thực hiện một cách bất ngờ trong thời gian hưu chiến nhân dịp Tết Mậu Thân với một nhịp độ đồng loạt và toàn diện nhằm đột nhập 7/23 thị trấn, tỉnh lỵ tại Vùng I Chiến thuật và Vùng II Chiến thuật trong đêm 29 rạng 30-1-1968; 13/29 thị trấn, tỉnh lỵ tại Vùng III Chiến thuật và Vùng IV Chiến thuật, 4/5 tỉnh còn lại tại vùng Vùng I Chiến thuật trong đêm 30 rạng 31-1-1968.


Tại Thủ đô và vùng phụ cận, tình hình an ninh hết sức nguy ngập. Kể từ đợt tấn công lần thứ nhứt vào dịp Tết Mậu Thân tới đợt tấn công thứ hai cho đến nay, cộng sản chỉ có tiến thêm vào Thủ đô và mỗi ngày một bành trướng cơ sở trong dân chúng.


Áp lực của cộng sản với Thủ đô và vùng phụ cận không phải chỉ nặng về quân sự mà chính là kinh tế và chánh trị. Tình hình bất ổn và không thể kiểm soát hữu hiệu tại nhiều khu vực trong Thủ đô và vùng phụ cận, hiện tại đã khiến cho sanh hoạt thêm đắt đỏ và dân chúng ngày một thêm hoang mang mất tin tưởng.


Hiện nay, có thể phân tích tình hình an ninh ở Thủ đô và vùng phụ cận như sau:

1) Vùng bất an.

2) Vùng xôi đỗ:

3) Vùng an toàn.

So sánh tỷ lệ ba vùng ấy thì vùng xôi đỗ chiếm phần lớn nhứt và vùng hoàn toàn bất an mỗi ngày một lớn1 (Bản Tổng kết hoạt động tháng 3-1968 của Trung tâm hành quân, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16201, PTTg, TTLTII).


Tại Hoa Kỳ, cuộc chiến ở Việt Nam đã thực sự biến thành cuộc chiến trong lòng nước Mỹ. Chiến tranh Việt Nam đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các chính khách Hoa Kỳ. Khi Tổng thống Johnson tuyên bố cương quyết bảo vệ chính quyền Thiệu, 18 nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ Mỹ cũng họp báo đưa ra một kế hoạch mà họ cho rằng có thể đem lại hòa bình cho Việt Nam. Trong một bản tuyên bố chung, số nghị sĩ trên đề nghị Tổng thống Johnson đàm phán với Quân Giải phóng để cố gắng đi đến một giải pháp2 (Bản tổng kết số 005661/TCSQG/S1/A/K ngày 1-3-1968 về tình hình hàng tuần từ ngày 24-2 đến ngày 1-3-1968 của Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16360, PTTg, TTLTII).


Trên trường quốc tế, vị thế của nước Mỹ cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Làn sóng phản đối chiến tranh, yêu cầu Mỹ phải sớm đi đến đàm phán để đem lại hòa bình ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt, thông điệp của Tổng thư ký Liên hợp quốc U. Thant vào đầu tháng 3-1968, cho rằng một cuộc ngưng oanh tạc miền Bắc Việt Nam vô điều kiện sẽ đưa đến cuộc thương thuyết ngay, đã giáng một đòn mạnh vào chính sách của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam.


Không còn giải pháp nào khác, để xoa dịu dư luận, chính quyền Johnson buộc phải chọn giải pháp đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 30-3-1968, Bunker - Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn gặp Nguyễn Văn Thiệu, thông báo nội dung chính bài diễn văn Tổng thống Johnson sẽ đọc trước nhân dân Hoa Kỳ vào ngày 31-3-1968. Về khả năng Hoa Kỳ tăng quân ở miền Nam Việt Nam, Bunker cho biết: "không đồng ý gửi quân Mỹ sang Việt Nam một cách tập thể nhưng sẽ chỉ gửi từng toán, vài ngàn người thôi"1 (Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII).


Tối ngày 31-3-1968 (giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Johnson chính thức phát biểu trên hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, tuyên bố đơn phương ngưng oanh tạc 90% lãnh thổ miền Bắc Việt Nam và quyết định không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Tuy nhiên, ngoài những luận điệu nhằm xoa dịu dư luận, diễn văn của Tổng thống Johnson tiếp tục khẳng định chính sách theo đuổi chiến tranh của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Ông ta đặc biệt nhấn mạnh đến việc trang bị tối tân cho quân lực VNCH và tăng thêm quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam"; và sẽ chỉ rút quân Hoa Kỳ về nước khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có hành động tương ứng, tức đưa cuộc chiến tranh trở về thời điểm ký kết Hiệp định Genève năm 1954 - hiệp định bị chính Hoa Kỳ và chính quyền Ngô Đình Diệm phủ nhận, để tổ chức cuộc bầu cử riêng rẽ, thiết lập cái gọi là Việt Nam Cộng hòa năm 1955.


Sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ ngay lập tức vấp phải sự phản đối kịch liệt của Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống chính quyền Sài Gòn. Thậm chí, một ngày sau tuyên bố của Tổng thống Johnson, ngày 1-4-1968, Nguyễn Văn Thiệu dự định tỏ rõ lập trường phản đối sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ bằng một bài tuyên bố trên hệ thống truyền thông. Nhưng ngay sau đó, Nguyễn Văn Thiệu buộc phải bãi bỏ theo lời khuyên của các cố vấn. Vẫn không kìm nén được sự tức tối nên sau đó, trước sự hiện diện của Đại sứ Bunker tại sân Tao Đàn, trước "Sư đoàn sinh viên", Nguyễn Văn Thiệu ứng khẩu một bài văn có ý đả kích các chính khách Hoa Kỳ chủ hòa - thực chất là nhằm vào chính sách của Tổng thống Johnson, đã chống lại việc tăng quân Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam1 (Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII). Cũng trong bài diễn văn này, Nguyễn Văn Thiệu tỏ rõ thái độ cương quyết chống lại một chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam.


Tuy nhiên, bất chất sự phản đối của "đồng minh", ngày 31-3-1968, Tổng thống Johnson tuyên bố đơn phương quyết định đình chỉ 30 ngày mọi cuộc ném bom hoặc bắn phá lãnh thổ miền Bắc kể từ vĩ tuyến thứ 20 trở ra. Đồng thời, chỉ định Averell Harriman và Liewellyn Thompson làm đại diện cho chính quyền Hoa Kỳ để gặp gỡ phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và để "củng cố" lại tinh thần "đồng minh" ở phương Đông, Tổng thống Johnson triệu tập Nguyễn Văn Thiệu, bằng lời mời thăm viếng Hoa Kỳ theo đúng nghi lễ ngoại giao nhưng đặc biệt nhấn mạnh về thời gian cuộc thăm viếng "càng sớm càng tốt"1 (Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2022, 05:05:34 pm »

Trong khi đó, thái độ phản đối của chính quyền Sài Gòn đã khiến dư luận đặt câu hỏi về vai trò của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Người ta nhận thấy giữa Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đã không có sự thỏa thuận trong vấn đề tìm kiếm giải pháp cho cuộc chiến mà vai trò chính phải là chính quyền Sài Gòn; và người ta cũng thấy rõ ràng vai trò chỉ huy cuộc chiến của chính quyền Hoa Kỳ, trái ngược hoàn toàn với mỹ từ "đồng minh" mà Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn vẫn thể hiện trước dư luận. Để xóa bỏ dư luận đó, ngày 2-4-1968, Nguyễn Văn Thiệu tổ chức họp báo "minh định" lập trường của chính quyền Sài Gòn, Thiệu tuyên bố:

- "Không chống lại cuộc hạn chế oanh tạc, vì thiện chí hòa bình.

- VNCH và miền Bắc là hai vai chính trong một cuộc hòa đàm.

- VNCH sẽ không bao giờ chịu nói chuyện với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Sẽ tăng quân số Việt Nam thêm 135.000 trong năm 1968"1 (Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII).

Đồng thời, Nguyễn Văn Thiệu tỏ rõ thái độ hiếu chiến khi nhấn mạnh lập trường của VNCH là không bao giờ thỏa hiệp với cộng sản dưới bất cứ hình thức nào. Chính phủ Mỹ, chính sách Mỹ có thể thay đổi, nhưng lập trường của VNCH không bao giờ thay đổi... ngay tức khắc, không đợi đến mùa thu, chỉ trong một vài tuần nữa VNCH sẽ tổng động viên để chiến đấu"2 (Tuyên bố của Nguyễn Văn Thiệu ngày 2-4-1968, Hồ sơ 834, ĐIICH, TTLTII).


Ngay sau đó, các cơ quan trung ương của chính quyền Sài Gòn lập tức ra tuyên cáo ủng hộ chính sách của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam. Ngày 3-4-1968, Thượng nghị viện chính quyền Sài Gòn ra tuyên cáo với các nội dung: "Việc ngưng oanh tạc Bắc Việt là sự bày tỏ tối đa và cuối cùng thiện chí hòa bình của VNCH và đồng minh...; sẵn sàng hỗ trợ công cuộc động viên toàn lực quốc gia để đối phó với tình thế; yêu cầu Tổng thống VNCH áp dụng mọi biện pháp thích ứng, nhằm phát huy sự đoàn kết quốc gia, cải thiện guồng máy lãnh đạo, tạo vận hội mới cho xứ sở"3 (Tuyên cáo ngày 3-4-1968 của Thượng viện Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 861, ĐIICH, TTLTII).


Tiếp đó, ngày 4-4-1968, Nội các Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo: "hoan nghênh mọi sáng kiến nhằm sớm kết thúc chiến tranh trong công bằng và tự do... đồng ý về việc ngưng bẳn một phần Bắc Việt như là bước đấu tiến tới thương thuyết; Chính phủ VNCH đang tham khảo ý kiến của Chính phủ Hoa Kỳ và các đồng minh khác về những cuộc tiếp xúc sẽ được thực hiện với nhà cầm quyền Bắc Việt nhằm mục đích thăm dò khả năng hòa đàm trong tương lai; các chính phủ đồng minh đã đồng thỏa thuận sẽ thường xuyên tham khảo ý kiến lẫn nhau về bất cứ những điểm quan trọng nào hoặc những quyết định gì liên quan đến các cuộc tiếp xúc thăm dò này"1 (Thông cáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 4-4-1968, Hồ sơ 861, ĐIICH, TTLTII).


Tuy nhiên, sự "tham khảo ý kiến lẫn nhau" giữa các đồng minh như tuyên bố của Nội các chính quyền Sài Gòn đã không diễn ra. Ngày 5-4-1968, Hoa Kỳ triệu tập Hội nghị quân sự tại Honolulu bàn về cuộc chiến ở Việt Nam. Thành phần tham dự có Tổng thống Johnson, một số quan chức Hoa Kỳ và Tổng thống Park Chung Hy của Đại Hàn, nhưng không có đại diện nào của chính quyền Sài Gòn tham dự. Ngày 7-4-1968, Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản Alexis Johnson cũng được lệnh triệu kiến Thủ tướng Nhật Sato để thảo luận vấn đề đàm phán về Việt Nam. Sự kiện này khiến không chỉ dư luận mà ngay các nhân vật cao cấp trong bộ máy chính quyền Sài Gòn cũng nghi ngờ Hoa Kỳ đã "bỏ rơi" miền Nam Việt Nam. Để giải đáp nghi ngờ, Đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Nhật được lệnh tiếp xúc với Alexis Johnson. Cuộc tiếp xúc làm cho chính giới Sài Gòn phần nào yên tâm, khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản khẳng định:


"Việc chấp nhận hòa đàm cũng như ngưng oanh tạc chỉ tới một mức nào, không thể xem là một sự thối lui nhục nhã cho danh dự Hoa Kỳ và phương hại đến chủ quyền của VNCH. Ông vừa tiếp chuyện ông Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, được biết rằng quân lực Mỹ, đồng minh và VNCH đang nắm giữ thế chủ động khắp nơi và cuộc tấn công Tết vừa rồi của cộng sản đã tạo nên một tinh thần chiến đấu mới tại miền Nam Việt Nam... bao nhiêu thế thuận tiện ấy rất có lợi cho cuộc đàm phán. Vì vậy, chúng ta có thể nói chuyện trên cương vị của kẻ thắng chứ không phải của kẻ bại.


Về địa điểm gặp gỡ, ông Alexis Johnson cho rằng nếu dùng Tokyo thì thật là đắc lợi nhưng không chắc miền Bắc chấp thuận. Nếu dùng Nam Vang, Vientiane thì gặp nhiều thiếu thốn về tiện nghi, nhất là ở Nam Vang lại không có sứ quán ta. Ông Đại sứ Mỹ cũng có nghĩ đến Rangoon nhưng ông Đại sứ Việt Nam (Chính quyền Sài Gòn - BT) góp ý kiến rằng đây là kinh đô của U. Thant mà thái độ (của U. Thant - BT) đối với VNCH thường rất bất lợi"1 (Công văn mật số 172-PT/AU/M ngày 22-4-1968 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về cuộc hội đàm giữa Đại sứ Hoa Kỳ và Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản liên quan đến vấn đề hoa đàm tại Việt Nam, Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII).


Trong khi nội bộ liên minh Johnson - Thiệu còn đang lục đục, thì ngày 3-4-1968, đài Hà Nội phát đi tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về đề nghị của Hoa Kỳ. Tuyên bố khẳng định rõ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "sẵn sàng chỉ định đại diện để gặp gỡ đại diện Hoa Kỳ thảo luận về việc chấm dứt vô điều kiện ném bom cùng các hành vi chiến tranh chống miền Bắc, hầu có thể mở đầu cho các cuộc đàm phán hòa bình". Tuyên bố cũng vạch trần hành động lợi dụng đàm phán làm giải pháp xoa dịu dư luận của chính quyền Johnson. Đồng thời cho rằng, nếu Hoa Kỳ thật sự có thiện chí đàm phán thì phải chấm dứt hoàn toàn các cuộc ném bom oanh tạc miền Bắc.


Ngày 6-4-1968, để chứng tỏ "thiện chí" của Hoa Kỳ, Washington đưa ra đề nghị chọn địa điểm mở Hội nghị đàm phán về hòa bình ở Việt Nam tại Genève Thụy Sĩ - nơi diễn ra hội nghị đình chỉ chiến sự giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1954. Tuy nhiên, thực chất "thiện chí của Hoa Kỳ là một đòn ngoại giao nhằm vào Hà Nội. Vì, Hoa Kỳ biết chắc chắn, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không bao giờ chấp nhận một địa điểm - nơi đã ký kết hiệp định mà chính Hoa Kỳ đã lợi dụng nó để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2022, 05:06:53 pm »

Đúng như dự định của Hoa Kỳ, ngay sau đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố không chấp nhận Genève và đưa ra đề nghị địa điểm đàm phán tại Phnôm Pênh - Vương quốc Campuchia, hoặc một địa điểm khác có tính chất trung lập và thuận tiện cho cả hai bên1 (Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII). Nhưng âm mưu trì hoãn cuộc đàm phán cho đến khi đạt được những kết quả nhất định về mặt quân sự trên chiến trường miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ đã bác bỏ mọi đề nghị của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của các nước có thiện chí giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam. Đồng thời, đưa ra danh sách các địa điểm mà ở đó Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa thiết lập được cơ sở ngoại giao, nhằm đặt đối phương vào thế yếu trong đàm phán nếu chấp thuận. Ngược lại, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể trì hoãn được cuộc đàm phán mà tránh được sự phản đối của dư luận.


Ngày 10-4-1968, Hoa Kỳ tuyên bố bác bỏ địa điểm Nam Vang (Phnom Pênh) và đề nghị Vientiane. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản đối và đề nghị Varsovie, hoặc "một thành phố ở Á châu". Đồng thời tuyên bố rõ ràng lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đàm phán với Hoa Kỳ là chỉ họp bàn về vấn đề ngưng hẳn các cuộc oanh tạc cùng các hành vi chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng như đối với đề nghị trước của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ bác bỏ và đưa ra điều kiện phi lý, buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải có hành động đáp ứng tương xứng với việc hạn chế ném bom miền Bắc của Hoa Kỳ, mới xúc tiến đàm phán. Những ngày sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra danh sách nhiều quốc gia khác làm nơi đàm phán. Ngày 12-4-1968, Hoa Kỳ đề nghị chọn Thụy Sĩ, Nam Dương, Ấn, Birmanie; ngày 18-4-1968, đưa thêm danh sách 10 nước nhưng cố ý không chọn Paris - nơi được được Ngoại trưởng Pháp gợi ý theo đề nghị của Tổng thư ký Liên hợp quốc U. Thant1 (Tài liệu của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về lịch trình tiến triển Hội nghị sơ bộ Mỹ - Bắc Việt tại Ba Lê năm 1968, Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII).


Trong khi, tại miền Nam, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa được huy động đến mức tối đa vào các cuộc hành quân "quét - giữ". Riêng hai tháng 3 và 4 năm 1968, liên quân này đã thực hiện tổng cộng 1.398 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên gần bằng 50% tổng số cuộc hành quân của năm 1967. Cụ thể:


Trong tháng 3-1968, lực lượng lục quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa thực hiện 756 cuộc hành quân tà cấp tiểu đoàn trở lên với quân số bình quân là 222 tiểu đoàn mỗi ngày, nhằm đẩy chủ lực Quân Giải phóng ra xa các thị trấn và duy trì thế chủ động bảo vệ các trục lộ huyết mạch. Trong đó có các cuộc hành quân quan trọng, như: Lam Sơn 187 tại bắc Quảng Trị, Lam Sơn 192, Napoleon Saline tại đông bắc Đông Hà, Wallowa Wheeler tại Nam Tín, Quyết Thắng tại Biệt khu thủ đô và vùng ven đô, Harrisburg tại Biên Hòa.


Tháng 4-1968, lực lượng lục quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa thực hiện 642 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên nhằm giành thế chủ động và triệt hạ các căn cứ hậu cần của Quân Giải phóng và hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn. Với nhiều cuộc hành quân quan trọng, như: Pegasus/Lam Sơn 207 tại Khe Sanh, Lam Sơn 212 tại đông nam Gio Linh, Muscatine tại Quảng Ngãi và Trương Công Định tại Kiên Giang, Chiến đấu 8 tại Phú Yên; Kentucky, Scotland 2, Lancaster 2 tại vùng giới tuyến.


Hai tháng 3 và 4 năm 1968, hoạt động của hải quân và không quân cũng được đẩy lên đến mức tối đa với 138.400 phi xuất, đạt trên 47% tổng số phi xuất của năm 1967, và 6.101 phi vụ oanh tạc miền Bắc Việt Nam, cùng 39.396 hải xuất1 (Bản tổng kết hoạt động số 0939/QP/NC/2/K tháng 3 năm 1968 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16104, PTTg, TTLTII).


Nhưng mọi nỗ lực của liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa không đạt được kết quả như mong muốn. Các hoạt động quân sự này không những không làm giảm áp lực của Quân Giải phóng, ngược lại, từ giữa tháng 4-1968, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gấp rút củng cố lực lượng, chuẩn bị thực hiện cuộc tổng tiến công đợt 2 của năm 1968. Song song với mặt trận quân sự, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế nhằm buộc Hoa Kỳ phải đi đến đàm phán chính thức.


Trung tuần tháng 4-1968, nỗ lực ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm thay đổi căn bản tiến trình đi đến bàn đàm phán. Dưới sự trung gian và có mặt của Tổng thư ký Liên hợp quốc U. Thant, cuộc tiếp xúc giữa ông Mai Văn Bộ, đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc Goldberg, đại diện Chính phủ Hoa Kỳ, bước đầu đi đến thống nhất với việc hai bên chấp nhận chọn Paris - Thủ đô nước Pháp, làm địa điểm cho cuộc đàm phán về Việt Nam2 (Tài liệu của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về lịch trình tiến triển Hội nghị sơ bộ Mỹ - Bắc Việt tại Ba Lê năm 1968, Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII). Ngay sau đó, tin Paris được chọn làm nơi hòa đàm nhanh chóng đăng tải trên các tờ báo quốc tế, như New York Times, Journal d’Extrême-Orient,... và được dư luận yêu chuộng hòa bình thế giới đón nhận nồng nhiệt.


Ngày 19-4-1968, phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng cho biết: vấn đề chọn lựa địa điểm hòa đàm đã được đề cập đến trong cuộc hội kiến giữa hai ông U. Thant, Goldberg và Paris là một trong những địa điểm đã được ông U. Thant đề nghị làm nơi hòa đàm1 (Công văn (mật - khẩn) số 169/MC-LHQ/M ngày 20-4-1968 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về địa điểm hòa đàm; Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954-1975), hồ sơ 16366; Công văn (mật - khẩn) số 169/MC-LHQ/M ngày 20-4-1968 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa về địa điểm hòa đàm, Hồ sơ 16366, PTTg, TTLTII). Tại Sài Gòn, ngày 20-4-1968, chính quyền Thiệu được Tòa Quan sát viên chính quyền Sài Gòn tại Liên hợp quốc thông báo chi tiết về sự kiện trên. Nhưng vẫn còn nghi ngờ - vì chính quyền Sài Gòn không được Hoa Kỳ thảo luận về vấn đề trên, Tòa Quan sát viên chính quyền Sài Gòn tại Liên hợp quốc được lệnh liên lạc với phái đoàn Hoa Kỳ để xác nhận.


Tuy nhiên, với thái độ trì hoãn, phát ngôn viên của chính quyền Hoa Kỳ, cũng như phái đoàn Hoa Kỳ đã phủ nhận hoàn toàn các thông tin trên. Ngược lại, chính quyền Johnson đính chính cuộc hội kiến giữa Đại sứ Goldberg và Tổng thư ký Liên hợp quốc U. Thant để bàn về vấn đề Nam Phi; đồng thời cho rằng, trong thời điểm này, Liên hợp quốc không dính dáng gì đến vấn đề Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2022, 05:13:09 pm »

Về phía chính quyền Sài Gòn, trong thời điểm cuộc hòa đàm về Việt Nam đã cận kề, nhằm tránh tình huống bị "gạt" ra ngoài, chính quyền Sài Gòn vẫn đang loay hoay, cố khẳng định trước dư luận và Hoa Kỳ vai trò của Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề thương thuyết về Việt Nam. Ngày 10-4-1968, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: "Khi những cuộc nói chuyện thăm dò đi đến hòa đàm thật sự, VNCH đương nhiên phải giữ vai trò chánh trong cuộc thương thuyết"2 (Thông điệp của Nguyễn Văn Thiệu ngày 10-4-1968, Hồ sơ 834, ĐIICH, TTLTII). Cùng ngày, trong diễn văn khai mạc phiên họp lưỡng viện, Chủ tịch Thượng nghị viện chính quyền Sài Gòn cũng cố gắng khẳng định: "Trong giai đoạn cố sự tiếp xúc để thăm dò khả năng hòa đàm, các chánh phủ đồng minh sẽ thường xuyên tham khảo ý kiến lẫn nhau về bất cứ những điểm quan trọng nào hoặc những quyết định gì liên quan đến các cuộc tiếp xúc thăm dò nói trên... Bất cứ quyết định nào liên quan đến vận mệnh của VNCH không có sự chấp nhận của chánh quyền và Quốc hội VNCHsẽ đương nhiên bị coi như vô giá trị"1 (Diễn văn khai mạc phiên họp lưỡng viện quốc hội của Chủ tịch Thượng nghị viện Việt Nam Cộng hòa ngày 10-4-1968, Hồ sơ 834, ĐIICH, TTLTII).


Trước thái độ trì hoãn của Hoa Kỳ, đầu tháng 5-1968, Quân Giải phóng quyết định mở cuộc tổng tiến công đợt hai năm 1968, tiếp tục đánh vào các đô thị ở miền Nam Việt Nam. Trên mặt trận ngoại giao, 19 giờ 45 phút, ngày 3-5-1968, Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát đi tuyến bố về vấn đề hội đàm; trong đó, cực lực lên án thái độ không nghiêm chỉnh cùa Hoa Kỳ; đồng thời ấn định rõ ngày giờ và địa điểm cho phiên họp đầu tiên, khai mạc hội nghị đàm phán hòa bình về Việt Nam.


Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề đàm phán với Hoa Kỳ ngày 3-5-19681 (Hồ sơ 865, ĐIICH, TTLTII)




Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2022, 08:22:41 pm »

Tuyên bố nêu rõ:

"Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Johnson đã tuyên bố về việc ném bom hạn chế miền miền Bắc Việt Nam và một lần nữa ngỏ ý muốn nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 3-4-1968, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố tỏ lập trường và thái độ của mình về việc đó và nói rõ sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với đại diện Mỹ.


Nhưng cho đến nay, do thái độ không nghiêm chỉnh của Chính phủ Mỹ, cuộc tiếp xúc đưa đến nói chuyện giữa hai bên vẫn chưa bắt đầu được. Từ chỗ tuyên bố sẵn sàng đi bất cứ đâu để nói chuyện với Hà Nội, Tổng thống Mỹ đã đưa ra hết điều kiện này đến điều kiện khác cho việc chọn địa điểm đã từ chối Phnôm Pênh và Varsovie do phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra. Phía Mỹ còn đưa ra nhiều địa điểm mâu thuẫn với chính những điều kiện của họ. Gần đây, phía Mỹ lại nêu một vấn đề mới là hai bên cần thảo luận riêng về địa điểm và thời gian tiếp xúc và như vậy phải chọn thêm địa điểm cho cuộc thảo luận riêng. Để tỏ thiện chí, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chỉ thị cho Đại sứ của mình tại Varsovie sẵn sàng thảo luận với Đại sứ Mỹ về địa điểm và thời gian cuộc nói chuyện nhưng phía Mỹ cũng từ chối.


Từ ngày Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố nói trên, đến nay đã được 1 tháng lẽ ra phải có tiếp xúc sơ bộ đưa đến cuộc nói chuyện giữa hai bên nhưng Chính phủ Mỹ đã cố tình trì hoãn. Trước tình hình như vậy, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng cần phải đi ngay đến cuộc nói chuyện chánh thức giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn (Hoa Kỳ). Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cử Bộ trưởng Xuân Thủy làm đại diện của mình nói chuyện chánh thức với đại diện Chính phủ Mỹ, xác định với phía Mỹ việc chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó nói chuyện về những vấn đề khác ỉièn quan đến hai bèn.


Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoan nghinh việc chính phủ Pháp sẵn sàng để Paris làm địa điểm nói chuyện giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ như Ngoại trưởng Pháp Couve de Murville đã công bố ngày 18-4-1968. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng Paris cũng như Phnom Penh và Varsovie là địa điểm thích hợp cho cuộc nói chuyện chính thức giữa hai bên. Cuộc nói chuyện chánh thức này sẽ bắt đầu ngày 10-5-1968 hoặc vài ngày sau đó. Chính phủ Mỹ phải đáp ứng thái độ thiện chí của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phải chấm dứt mọi thủ đoạn trì hoãn đế cuộc nói chuyện chánh thức sớm bắt đầu"1 (Tài liệu của Phủ Đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa, Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 3-5-1968 lúc 19 giờ 15 đến 20 giờ về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề hội đàm giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ, Hồ sơ 865, ĐIICH, TTLTII).


Bất ngờ trước tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không còn lý do trì hoãn, ngày 3-5-1968 (giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Johnson tuyên bố chấp nhận các đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về cuộc đàm phán ở Paris:

"1 giờ sáng hôm nay, tôi được thông báo, Hà Nội đã sẵn sàng cho cuộc đàm phán ở Paris vào ngày 10 tháng 5 hoặc một vài ngày sau đó. Như quý vị biết, chúng tôi đã thống nhất chọn Pháp, nơi mà các bên tham gia có sự bàn luận công bằng, không thiên vị, làm nơi đàm phán.

Sau khi bàn bạc với các vị bộ trưởng Bộ Nội vụ và Quốc phòng, Đại sứ Goldberg và Ball, ông Harriman và ông Vance, tôi đã gửi thông báo tôi Hà Nội, đồng ý cuộc đàm phán vào ngày 10 tháng 5 và Paris là nơi được Hoa Kỳ chấp nhận.

Chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận với đồng minh của chúng ta, mà đại diện của họ hiện đang có mặt tại thủ đô của Pháp.

Chúng ta hy vọng, cuộc đàm phán này là một động thái quan trọng đi đến giải quyết vấn đề hòa bình ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, tôi phải nhấn mạnh rằng, đây chỉ là bước đi đầu tiên, sẽ còn rất nhiều rủi ro và những ngày tháng khó khăn ở phía trước. Tôi chắc chắn, mỗi bên sẽ đưa ra những quan điểm riêng trong cuộc đàm phán.

Còn quan điểm của tôi đã được đưa ra trong bài phát biểu với nhân dân Hoa Kỳ trên truyền hình vào ngày 31 tháng 3.

Tôi không cho rằng nó là hữu ích khi trình bày những quan điểm cá nhân, hay đưa ra những đề xuất hoặc lập trường chi tiết trước cuộc đàm phán. Vì vậy, tôi biết quý vị hiểu rằng tôi sẽ không thảo luận xa hơn nữa trong cuộc họp báo này"1 (Nguyên văn tiếng Anh: I was informed about 1 o'clock this morning that Hanoi was prepared to meet in Paris on May 10, orr several days the reafter. As all of you know, we have sought a place for these conversations in which of the parties would recevie fair and impartial treatment. France is a country where all parties should expect such treatment. After confering with the Secretaries of State and Defense, Ambassdors Golberg and Ball, Mr. Harriman and Mr. Vance, I have a message informing Hanoi that the date of May 10 and the site of Paris are acceptable to the United States. We will continue in close consulation at all stage with our allies, all of whom I would  remind you now have representation in the French capital. We hope this  agreement a mutal and a serious movement by all parties toward peace in South Asia. I must, however, sound a cautionary note. This is only the vert first step. There are many, many hazards and difficult days ahead. I assume that each side will present its viewpoint in these contacts. My point of view was presented in my television statement to the American people on March 31. I have never felt it was useful for public officials to confuse delicate negotiations by detailing personal views or sugestions or elaborating positions in advance. I know that all of you, therefore, will understand and I shall not discuss this question futher at this conference. (Text of president's statament at this news conference, May 3, 1968, Hồ sơ 865, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2022, 08:24:59 pm »

Cũng như lần trước, bị bất ngờ và có phần bất mãn trước tuyên bố của Tổng thống Johnson, nhưng phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", ngày 4-5-1968, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn ra thông cáo, cố gắng chứng tỏ cho dư luận thấy mọi quyết định của Hoa Kỳ đã có sự tham khảo ý kiến của chính quyền Sài Gòn. Nhưng toàn văn thông cáo lại ngầm ý nhắc nhở Hoa Kỳ phải thảo luận trước với chính quyền Sài Gòn khi đưa ra quyết định:

"Qua bản Thông cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 4-4-1968, VNCH đã tỏ ỷ đồng tình về việc ngừng oanh tạc một phần miền Bắc như là bước đầu tiên tới thương thuyết.

Từ hôm ấy, Chính phủ VNCH và các đồng minh Hoa Kỳ, Đại Hàn, Thái Lan, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và Phi Luật Tân vẫn tiếp tục tham khảo ý kiến lẫn nhau và cùng theo dõi sự diễn tiến của các cuộc trao đổi quan điểm giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và miền Bắc.

VNCH và sáu quốc gia đồng minh của VNCH đều đồng ý là chỉ nên chọn một nơi gặp gỡ nào đáp ứng với các tiêu chuẩn thuận lý, về phương diện chính trị, vê phương diện liên lạc truyền tin.

Ngày hôm qua, theo đúng các tiêu chuẩn ấy, Chính phủ Hoa Kỳ đã thỏa thuận với miền Bắc để gặp gỡ nhau tại Paris và ngày dự định gặp gỡ sẽ là 10-5-1968. Chính phủ VNCH không thấy gì trở ngại về việc thủ đô Pháp được lựa chọn. Tuy nhiên, Chính phủ VNCH mong ước là Chính phủ Pháp sẽ theo đúng truyền thống một quốc gia được giao phó vai trò trung gian và sẽ có một thái độ hoàn toàn vô tư đối với hai bên.

Bộ Ngoại giao đã chỉ thị cho ông Ngô Tấn Cảnh, Tổng lãnh sự VNCH tại Pháp, đặc biệt theo dõi tình hình và phúc trình về Chính phủ.

Chính phủ VNCH sẽ luôn luôn có những cuộc tham khảo ỷ kiến thường xuyên và đầy đủ với các chính phủ đồng minh, để nói rõ quan điểm"1 (Thông cáo báo chí ngày 4-5-1968 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 835, ĐIICH, TTLTII).


Đằng sau thông cáo này, lo sợ Hoa Kỳ "bán đứng đồng minh", chính quyền Thiệu tung bộ máy ngoại giao và tình báo vào xem xét lại toàn bộ chính sách của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam. Kết quả, chính quyền Thiệu có được bản báo cáo chi tiết về lập trường của các bên tham gia đàm phán, chính sách của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam trong hiện tại và tương lai, cùng các phương án đối phó trong từng trường hợp. Nội dung bản báo cáo cũng tỏ rõ sự nghi ngờ của chính quyền Sài Gòn đối với chính sách của Hoa Kỳ. Ngày 4-5-1968, Phủ Đặc ủy trung ương tình báo mật trình lên Nguyễn Văn Thiệu:

"Việc Hà Nội có thể thảo luận cả những vấn đề khác đáng được ta quan tâm. Thật vậy, nếu miền Bắc chịu bàn bạc với Mỹ "những vấn đề khác" gọi là có liên quan đến hai bên, thì rất có thể họ sẽ cố gắng hòa đàm song phương và riêng rẽ với Mỹ - không có sự tham dự của VNCH - về cả những vấn đề trực tiếp liên quan đến chính VNCH và Mặt trận Giải phóng. Thâm ý của họ là dùng Mỹ để gạt hẳn vai trò VNCH trong cuộc thương nghị cũng như trong mọi vấn đề Việt Nam.

Để chuẩn bị cho cuộc hòa đàm này, thiểm phủ thiết nghĩ VNCH cần xúc tiến gấp, liên tục và tích cực một kế hoạch chính trị, ngoại giao và quân sự nhằm tạo một ưu thế cho vai trò VNCH trong vấn đề Việt Nam.

Về mặt chính trị, VNCH cần thi hành ngay và trong dài hạn một kế hoạch tâm lý chiến đối nội và đối địch vừa nhằm củng cố tinh thần, hàng ngũ quốc gia, đồng thời hạ uy thế của miền Bắc và MTGP (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - BT). Kế hoạch này rất cần thiết để phản công chiến dịch dân vận, binh vận và chính vận do VC phát động từ hơn tháng nay dưới danh nghĩa của Mặt trận Liên minh dân tộc dân chủ hòa bình.


Về mặt ngoại giao, kế hoạch của VNCH là đồng minh vận, chủ yếu là đối với Hoa Kỳ nhằm tranh thủ Mỹ không nhượng bộ bổ túc hay quá vội vàng với miền Bắc, đồng thời dành cho VNCH một vai trò chính yếu trong cuộc hội đàm về Việt Nam. Ngoài ra, đối tượng đồng minh vận của VNCH phải nhằm các quốc gia tham chiến khác như Đại Hàn, Thái, Phi, Úc, Tân Tây Lan hậu thuẫn quyết liệt cho lập trường Việt Nam từ giai đoạn này. Bên cạnh đó, rất có thể Paris cũng là nơi cần tranh thủ để tránh mọi phản ứng bất lợi về phía Pháp, cũng như về phía cộng sản tại Pháp có thể ảnh hưởng đến không khí hòa đàm.


Về mặt quân sự, việc Hà Nội chọn trung tuần tháng 5 làm thời điểm hội nghị có thể nằm trong khuôn khổ một chiến dịch quân sự Xuân - Hè, trong đó có ngày 19-5 đang được lưu ý. Trong một tháng qua, có thể miền Bắc đã chuẩn bị khá đầy đủ cho VC miền Nam về quân số và vũ khí. Do đó, về phía VNCH cần đặt nỗ lực liên tục trong việc duy trì ưu thế quân sự sẵn có để phá vỡ mọi âm mưu quân sự lớn của VC chắc chắn sẽ xảy ra để giành lợi thế thương thuyết. Có thể tiên liệu rằng thời gian đánh mạnh của địch nếu không xảy ra vào khoảng 19-5 thì cũng sẽ xảy ra vào tháng 6 hay 20-7-1968.


Sau bài diễn văn của Tổng thống Johnson ngày 31-3-1968 về vấn đề ngưng oanh tạc và hòa đàm, có thể lo ngại Hoa Kỳ xé lẻ trong vấn đề tiếp xúc với miền Bắc và ngay cả việc xây dựng một lập trường hòa đàm với miền Bắc và nhất là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Vì:

Hoa Kỳ đã không tham khảo trước ý kiến của Việt Nam và đồng minh.

Hoa Kỳ không muốn mở một hội nghị thượng đỉnh trước khi có tiếp xúc sơ bộ như thế nào?

Do đó vấn đề đặt ra là:

1. Lập trường hòa đàm đích thực của Hoa Kỳ như thế nào?

2. Làm thế nào để theo dõi chính sách hòa đàm của Hoa Kỳ?

3. Các phương thế có thể ảnh hưởng phần nào đến các quan điểm hòa bình của Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2022, 08:26:48 pm »

Nhận định về lập trường hòa đàm của Mỹ:

+ Nhận định chung thời thấy tại Hoa Kỳ không còn ai muốn chủ trương đánh mạnh hoài mà đều nghĩ cuộc chiến tranh này phải giải quyết bằng hòa đàm. Nhưng hòa đàm như thế nào? Lập trường của đại đa số dân chúng Hoa Kỳ đều muốn phải có một cuộc dàn xếp tại bàn hội nghị trong đó cả hai bên sẽ phải nhượng bộ hỗ tương và sau đó người Việt Nam sẽ tự do quyết định hình thức chính quyền của họ (cuộc thăm dò công luận 1967: 70%).


Một số giả thiết về lập trường của Chánh phủ Johnson:

+ Đối với miền Bắc: Mỹ muốn ký một thỏa hiệp ngừng bắn và quay trở về Hiệp định Genève 1954 (sẽ có hai nước Việt Nam). Miền Bắc không được quyền xâm lấn Nam Việt nhưng để bù lại có thể được bồi thường chiến tranh và viện trợ kinh tế. Lập trường này lại vừa mới được Phó đại sứ Berger nhắc lại và xác nhận với một nhân vật của Tổng liên đoàn Lao công....

+ Đối với miền Nam Việt Nam: không thể thực hiện lập trường trên vì còn vướng một thực thể chính trị là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không thể nào vứt bỏ được vì không thể ép buộc được ai theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam phải kéo ra Bắc. Do đó, vấn đề người Việt Nam ở miền Nam Việt Nam phải giải quyết thu xếp với nhau. Theo quan điểm của Mỹ thì phải tìm một công thức: những người này có thể hội nhập vào cộng đồng quốc gia.

+ Mỹ hiện đã nhận thấy chính sách chiêu hồi không đủ để sớm đem lại hòa bình. Do đó đi tới kết luận, vấn đề phải được giải quyết theo công thức tuyển cử tự do theo đó những người Việt Nam trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ được sử dụng mỗi người một lá phiếu để cùng toàn thể những cử tri Việt Nam khác định đoạt tương lai miền Nam. Họ bầu cử và ứng cử với tính cách cá nhân hay tính cách một chính đảng hợp pháp thì chưa rõ vì tùy thuộc vào cuộc hòa đàm. Xin trích dẫn để chứng minh. Trong bài diễn văn ngày 31-3-1968, sau khi đã nói một đoạn về miền Bắc, Johnson nói riêng về miền Nam Việt Nam như sau: "There may come a time when South Vietnamese - on both sides - are able to work out a way to settle their differences by free political choice rather than by war.... Peace can be based on the Geneva Agreement of1954, under political conditions that permit the South Vietnamese - all the south Vietnamese - to chart their course free of any outside domination or interference"1 (Lược dich: Có thể đến một thời gian khi miền Nam Việt Nam - cả hai bên - có thể thực hiện giải pháp để giải quyết sự khác biệt bằng sự lựa chọn chính trị tự do hơn là chiến tranh... Hòa bình có thể được dựa trên Hiệp định Giơnevơ năm 1954, trong điều kiện chính trị cho phép miền Nam Việt Nam - tất cả các bên, thực hiện lịch trình đến tự do không có sự can thiệp và thống trị của bên ngoài (Do các tác giả chỉ tập trung vào những nội dung quan trọng nên phần lược dịch trong cả bộ sách này chỉ có ý nghĩa tham khảo - BT). Chính Humphrey cũng đã nói hôm 7-12-1967: "Some non-communist elements of the Quân Giải phóng might be brought into a coalition in the future"2 (Lược dịch: Những thành phần không cộng sản của Quân giải phóng có thể đưa vào một sự liên hiệp trong tương lai). Dean Rusk gần đây cũng nhắc lại 14 điểm hòa bình của Mỹ tuyên cáo ngày 7-1-1968, theo đó Mỹ ủng hộ tuyển cử tự do tại Nam Việt Nam để cho nhân dân Nam Việt Nam có một chính phủ theo ý lựa chọn.


Vấn đề được đặt ra là Mỹ mong muốn tổ chức cuộc tuyển cử tự do đó trong điều kiện nào?

a. Theo sự tiết lộ của ông R. Coate: Hoa Kỳ sẽ tìm cách làm sao cho tuyển cử tự do thực sự: Liên hợp quốc sẽ làm cảnh sát vừa canh phòng biên giới Nam Việt Nam, vừa giám sát cuộc ngưng bắn.

b. Nhưng Hoa Kỳ không thể để mất miền Nam Việt Nam vì một sự chiến thắng chính trị của cộng sản qua cuộc bầu cử. Do đó, Hoa Kỳ hy vọng là những người Việt Nam thuộc phe quốc gia và chính phủ hiện tại sẽ nỗ lực cải tổ chính quyền và tổ chức căn bản quần chúng ra sao để có thể thắng được những người cộng sản trong MTGP, trong cuộc chiến đấu chính trị sắp tới. Do đó trong diễn văn 31-3-1968, Johnson đã yêu cầu chính phủ Việt Nam nỗ lực: tăng quân số; tăng thuế; chọn người giỏi để đảm nhận các chức vụ dân sự + quân sự; bài trừ tham nhũng; tăng cường tình đoàn kết trong chính phủ; kêu gọi tất cả các tập thể có tinh thần quốc gia tham gia vào các nỗ lực của toàn thể dân tộc.

c. Hoa Kỳ đều nghĩ người Việt Nam phải cố gắng hơn nữa nếu không chịu đi tìm một ưu thế chính trị sau này trên bàn hội nghị hay khi tuyển cử. Chúng tôi nhận thấy người Mỹ thực tình muốn trút bớt gánh nặng cho người Việt Nam và muốn người Việt Nam hãy tổ chức nhân dân để có thể đua tranh chính trị với MTGP. Sau đây là các bằng chứng:

+ Một nhân viên khối chính trị Tòa Đại sứ Mỹ nói: "Chính phủ và Quốc hội ngồi không yên vì họ lo bị Mỹ bỏ rơi, đôi khi cũng cần cho họ lo như vậy thì họ mới làm việc tốt được".

+ Giáo sư Herman Kahn, cố vấn của Johnson nói: "Người Việt Nam phải làm cái phần của họ trong khế ước song phương Mỹ - Việt, nếu họ không làm thì ta có thể nói ta không có nghĩa vụ gì với họ".

+ Phó đại sứ Berger khuyến khích Tổng liên đoàn Lao công tổ chức thành một thứ đảng Lao động (hiện đang xúc tiến bắt đầu bằng việc lập đoàn Thanh niên Lao động).

+ Ngoài ra còn tiếp xúc với các tôn giáo nhất là Công giáo.


Trong trường kỳ: Nam Việt Nam và miền Bắc Việt Nam có thể được giúp đỡ trong công việc xây dựng lại kinh tế. Việc thống nhất quốc gia có thể do một cuộc tuyển cử định đoạt và Hoa Kỳ có nói là sẽ tôn trọng kết quả cuộc bầu phiếu dù kết quả đó thế nào. Gần đây Dean Rusk có nhắc lại như vậy. Đối với toàn thể Đông Nam Á thì Johnson nói: "Overtime, a wider framework of peace and security in Southeast Asia may become possible"1 (Lược dịch: Ngoài ra, khuôn khổ cho nền hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á có thể trở thành hiện thực). Chữ wider framework of peace and security trong các tài liệu của Hoa Kỳ thường ám chỉ một miền đất chung có quốc tế bảo đảm.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2022, 08:27:56 pm »

Vấn đề theo dõi chính sách hòa đàm của Mỹ:

+ Trước những hành vi đơn phương đáng ngờ của Hoa Kỳ mà chính các đồng minh khác của Việt Nam đã lèn tiếng phản đối mạnh mẽ hơn cả Việt Nam, chính phủ Việt Nam phải nghĩ tới một kế hoạch để theo dõi.

+ Quy tắc thứ nhất: luôn luôn đòi Hoa Kỳ phải thông báo cho biết mọi sự tiến triển của cuộc hòa đàm, vì chính J. (Tổng thống Johnson - BT) đã nhắc lại điểm này trong thông cáo chung J-P C Hy (thông cáo chung của Tổng thống Johnson và Tổng thống Đại Hàn Park Chung Hy tại Hội nghị quân sự Honolunu - BT).

+ Quy tắc thứ hai: có thể gọi là chánh sách bắt bí (blackmail) mà các tiểu nhược quốc có thể áp dụng đối với các cường quốc có những liên hệ không thể dứt bỏ ngay với các tiểu quốc đó.

+ Tiểu quốc sẽ tuyên bố chánh sách của mình theo một đường lối nào đó để cho Hoa Kỳ phải khuyến dụ và vỗ về mình theo quan điểm của Hoa Kỳ. Có hai cách "bắt bí" để tìm hiểu lập trường của Hoa Kỳ:


Ở Cấp bậc thượng đỉnh: Tổng thống có thể thông tri cho Hoa Kỳ và đồng minh một chánh sách hòa đàm của chính phủ Việt Nam (Chính quyền Sài Gòn) nhấn mạnh đến chủ quyền Việt Nam, đòi hỏi các đồng minh chiến đấu ở Việt Nam (quân đội Hoa Kỳ và các nước ngoài khác thuộc phe Hoa Kỳ) là để giúp cho dân tộc Việt Nam (Chính quyền Sài Gòn) có thể sử dụng quyền tự quyết của mình để định đoạt số phận, cho nên mọi hành động hòa đàm và mọi đề nghị hòa đàm chỉ có thể được dân tộc Việt Nam chấp nhận, nếu có tham khảo ý kiến của VNCH trước. Một khi đã công bố như vậy, Hoa Kỳ sẽ phải tìm cách trao đổi quan điểm và khuyến dụ VNCH trước, nếu không muốn bị hớ về ngoại giao vì sự phản kháng của VNCH.


Ở cấp bậc dưới: nhân viên thừa hành cao cấp tuyên bố những điểm ngược hẳn với chính sách mà Việt Nam ngờ là Hoa Kỳ đang định theo đuổi, để dử cho Hoa Kỳ phải hỏi lại chính phủ Việt Nam, như vậy là ta đã tìm được sự thực.

+ Quy tắc thứ ba: kế hoạch dò dẫm bắt mạch chính sách hòa đàm qua cuộc tiếp xúc với rất nhiều người đã tham dự vào việc định chính sách của Hoa Kỳ để rồi đối chiếu, lấy điều người này nói bổ túc cho điều người khác nói và do đó tìm ra sự thật.

a. Liên lạc chặt chẽ với các đồng minh Á châu: Đại Hàn, Thái Lan, Phi đang hết sức e ngại sự đào ngũ của Hoa Kỳ. Do đó có cùng một quyền và sẽ sốt sắng trao đổi tin tức tình báo.

b. Về phía Mỹ: căn gặp hai loại người:

Những người tham dự vào việc định chính sách, tức là những người ở bên hành pháp Mỹ:

+ Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn: Landsdale; Archer Calhoun - chief of political section.

+ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Việt Nam Desk officer J. Burke; Michael Forresstal - a former Việt Nam Task force Director; L. Thompson - Departerment under secretary for Political Affairs; A. Harriman.

+ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ: Joint chief of Staff; các giáo sư đại học cố vấn đã ảnh hưởng hay tham dự vào việc định chính sách VNCH: Wesley Fishel; Henry Kissinger; Roger Hilsman; Milton Sachs; Doughlas Pike; Herman Kahm.

+ Những người chống chính sách J: Các nhân vật trong Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ; chủ bút các tờ New York Times và News Week.


Để làm cuộc thăm dò này trên đất Mỹ, ngoài phái đoàn chính thức phải có thêm một số người phụ tá được cử đi trước với tính cách học giả, luật gia, chuyên viên, nhà báo, giáo sư đại học. Những người không chính thức này mới làm việc đắc lực trong công cuộc dò xét vì nếu để phái đoàn chính thức có thể các viên chức Hoa Kỳ sẽ làm lơ và xa lánh. Những người này phải chưa lộ diện trên chính trường Việt Nam nhưng phải có đủ khả năng Anh ngữ và hiểu biết các kỹ thuật ngoại giao"1 (Phiếu trình (mật - hỏa tốc) số 810/PTUTB:R/M ngày 4-5-1968 của Phủ Đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa về việc Bắc Việt và Mỹ cùng chấp thuận Paris làm nơi họp, Hồ sơ 16366, PTTg, TTLTII).


Mặc dù bất mãn, nhưng không thể thay đổi được "sự đã rồi", ngày 6-5-1968, chính quyền Sài Gòn buộc phải cử phái đoàn liên lạc theo dõi cuộc tiếp xúc sơ bộ giữa Hoa Kỳ và miền Bắc. Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn nêu rõ thành phần và nhiệm vụ của phái đoàn là: "để theo dõi các cuộc tiếp xúc sơ bộ giữa chính phủ Hoa Kỳ và miền Bắc, Chính phủ VNCH quyết định gửi một phái đoàn liên lạc (Mission de Liaison; Liaison Mission) sang Paris, và ông Bùi Diễm, Đại sứ Việt Nam tại Washington, đã được chỉ định làm Trưởng phái đoàn liên lạc.


Ngoài ra, một số nhân vật cũng sẽ có mặt tại Paris cùng một lúc với phái đoàn"1 (Công văn (tối mật - hỏa tốc) số 174/VP/TM của Tổng trưởng Ngoại giao ngày 6-5-1968 về việc cử phái đoàn liên lạc theo dõi cuộc tiếp xúc sơ bộ giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, Hồ sơ 16367, PTTg, TTLTII).


Cùng ngày, Bùi Diễm - Trưởng phái đoàn liên lạc Việt Nam Cộng hòa, từ Sài Gòn bay sang Washington để kịp tới Paris vào đúng ngày 10-5-1968 - ngày khai mạc Hội nghị Paris về Việt Nam.

Chuẩn bị cho phiên họp khai mạc, ngày 8-5-1968, danh sách thành viên hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ tham dự cuộc đàm phán sơ bộ về Việt Nam tại Paris được chính thức công bố.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2022, 08:29:12 pm »

Phái đoàn Hoa Kỳ, gồm:

- Đại sứ Averell Harriman;

- Cyrus Roberts Vance;

- Philip Habib, phụ tá Thứ trưởng về Đông Nam Á và Thái Bình Dương sự vụ;

- Trung tướng Andrew Goodpaster, Tư lệnh phó các lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam;

- William Jorddan, nhân viên trong Ủy ban An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng, phát ngôn viên của phái đoàn Hoa Kỳ;

- Daniel Davidson, phụ tá đặc biệt của Đại sứ Harriman.


Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gồm:

- Xuân Thủy - Trưởng phái đoàn;

- Hà Văn Lâu - Phụ tá Trưởng phái đoàn;

- Nguyễn Minh Vỹ - Phụ tá Trưởng phái đoàn;

- Nguyễn Thành Lê - Phát ngôn viên của phái đoàn;

- Phan Hiển;

- Nguyễn Đôn Tú - chuyên viên;

- Phan Văn Nam - chuyên viên;

- Nguyễn Việt - chuyên viên;

- Trần Quang Cơ - chuyên viên;

- Trần Hoan - chuyên viên;

- Trịnh Ngọc Thái - chuyên viên;

- Phạm Lâm;

- Đặng San;

- Nguyễn Trang Thắng;

- Nguyễn Xuân Cảnh;

- Vũ Thị Đạt;

- Nguyễn Nguyên Sinh;

- Bùi Văn Nhan;

Danh sách nhân viên tùy tùng:

- Nguyễn Đình Phương;

- Trần Trang Trọng;

- Nguyễn Văn Hiển;

- Bùi Văn Tiến;

- Nguyễn Minh Nhật;

- Nguyễn Túc;

- Nguyễn Văn Tho;

- Lê Việt Bắc;

- Trịnh Ninh Giang;

- Nguyễn Văn Sơn;

- Đỗ Văn Huyền;

- Nguyễn Văn Diên;

- Dương Xuân Tư;

- Nguyễn Hữu Thông;

- Vũ Ngọc Đối;

- Vũ Đình Ứng;

- Nguyễn Xuân Cầu;

- Lê Thấn;

- Dương Thị Duyên;

- Cao Trung1 (Tài liệu của Phủ Tổng thống về danh sách phái đoàn Bắc Việt dự hội đàm sơ bộ tại Paris, Hồ sơ 866, ĐIICH, TTLTII).


Ngày 10-5-1968, theo đúng lịch trình công bố, phiên họp đầu tiên của cuộc đàm phán về chiến tranh Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức tại Paris. Tại phiên họp, vấn đề thủ tục cho cuộc đàm phán được hai bên thống nhất, gồm: xét quốc tịch các nhân viên trong hai phái đoàn; ngôn ngữ sử dụng trong đàm phán (tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Pháp được dùng làm chuyển ngữ); đồng thời, hai bên cũng thống nhất ấn định thành phần và thời gian cho phiên họp kế tiếp.


Ngày 13-5-1968, phiên họp chính thức thứ nhất của cuộc đàm phán hai bên về Việt Nam diễn ra tại hội trường các Hội nghị quốc tế tại đại lộ Kléber, Paris Pháp. Ngay tại phiên họp chính thức đầu tiên, quan điểm của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đàm phán đã được tuyên bố rõ ràng. Đó là yêu cầu: Hoa Kỳ phải chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam; ngưng lập tức các cuộc oanh tạc miền Bắc và các hành vi quân sự chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một cách vô điều kiện. Đồng thời, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đưa ra lập trường nhất quán (cũng là lập trường xuyên suốt) trong giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam, là dựa trên lập trường 4 điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (công bố ngày 8-4-1965) và Cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM