Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:40:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn - T1  (Đọc 3906 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« vào lúc: 13 Tháng Ba, 2022, 04:10:21 pm »

- Tên sách: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn - Tập 1
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia - Sự thật
- Năm xuất bản: 2012
- Người số hóa: macbupda, quansuvn


Chỉ đạo công bố:
   TS. VŨ THỊ MINH HƯƠNG
   Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước


Chỉ đạo biên soạn:
   TS. NGUYỄN XUÂN HOÀI
   Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II

Ban biên soạn:
   TS. NGUYỄN XUÂN HOÀI (Chủ biên)
   TS. PHẠM THỊ HUỆ CN
   HÀ KIM PHƯƠNG


Cố vấn khoa học:
   PGS. TS. HÀ MINH HỒNG
   ĐẠI TÁ PGS. TS. HỒ SƠN ĐÀI



LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Với mưu đồ bá chủ toàn cầu, ngay sau khi thế chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã ngang nhiên xé bỏ Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nhanh chóng xây dựng một chính quyền bù nhìn tay sai và thực hiện chính sách thực dân mới ở mién Nam Việt Nam. Đổ ồ ạt nhân lực, vật lực và thực hiện những chiến lược tân kỳ nhưng nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến. Liên tiếp hứng chịu thất bại nặng nề trên chiến trường, chính quyền Johnson buộc phải ngồi vào bàn đàm phán tại Paris.


Việc buộc Mỹ - ngụy ký kết Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là kết quả của tiến trình đấu tranh gay go và phức tạp trên cả hai lĩnh vực ngoại giao và quân sự. Trên bàn đàm phán, phía Mỹ liên tục sử dụng thủ đoạn trì hoãn; trên chiến trường, chúng ra sức giành dân cướp đất, đẩy mạnh "Việt Nam hóa chiến tranh" và ném bom đánh phá miền Bắc. Kết hợp đánh và đàm, chúng ta luôn kiên định lập trường buộc Mỹ và chư hầu phải rút quân khỏi Việt Nam và tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam đối với các vấn đề nội bộ của mình. Với thắng lợi của trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972, quân và dân ta đã ra một đòn quyết định, buộc Mỹ phải đàm phán một cách thực chất và ký kết Hiệp định.


Hiệp định Paris được ký kết nhưng trên thực tế Mỹ - ngụy luôn tìm cách trốn tránh và phá bỏ điều khoản đã cam kết. Nước Mỹ vẫn tiếp tục tài trợ cho quân đội ngụy, tiếp tục can thỉệp vào công việc nội bộ của mién Nam Việt Nam và dung dưỡng chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chà đạp Hiệp định. Vì vậy, nhân dân Việt Nam phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm lược, đập tan những trở lực trong quá trình thi hành Hiệp định và hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước với chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975.


Nhân kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp định Paris (27-1-1973 - 27-1-2013), Trung tâm Lưu trừ quốc gia II - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Còn, gồm hai tập, Tập 1: Đánh và đàm; Tập 2: Ký kết và thực thi. Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở nghiên cứu, tuyển chọn và hệ thống hóa các tài liệu lưu trữ của ngụy quyền Sài Còn vẻ quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Gắn với mỗi chủ đề, các tác giả đã dẫn nối, chú giải để giúp người đọc nhìn nhận khách quan, toàn diện hơn về diễn tiến của quá trình này.


Có thể nói việc biên soạn công trình này là công việc đầy khó khăn và phức tạp; đồng thời đúng như nhận định của các tác giả, nhiều tài liệu chỉ phản ánh quan điểm của đối phương, đặc biệt là các tài liệu tuyên truyền, nên cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Xuất bản cuốn sách này, Nhà xuất bản và các tác giả mong muốn cung cấp cho độc giả một tài liệu tham khảo ở một chiều tiếp cận khác để có cách nhìn toàn diện hơn, qua đó nhận thức rõ hơn về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris 1973.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Tháng 12 năm 2012
NHÀ XUÃT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2022, 04:11:23 pm »

LỜI GIỚI THIỆU


Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do đất nước không bị tàn phá, lại kiếm được nhiều lợi nhuận trong buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh, nước Mỹ trở nên giàu có. Để củng cố vị thế bá chủ, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc, giới cầm quyền Mỹ triển khai chính sách đối ngoại hiếu chiến và chiến lược quân sự toàn cầu, nhằm thiết lập cơ cấu kiểm soát phần còn lại của thế giới, sao cho, mọi diễn biến đều tuân theo khả năng đáp ứng các mục tiêu và lợi ích của Mỹ. Với Việt Nam, Mỹ muốn thôn tính phần lãnh thổ phía Nam, "kéo dài biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17", biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, làm bàn đạp tiến công miền Bắc - tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á.


Nhưng diễn biến của lịch sử thì không đi theo hướng ấy. Liên tiếp thất bại trong hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, nhất là trong cuộc Tổng công kích vào các đô thị trong Tết Mậu Thân 1968 của Quân Giải phóng, lại bị áp lực từ cao trào phản đối chiến tranh của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ, Washington buộc phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán với Hà Nội hầu tìm một lối về trong danh dự.


Và thế là Hội nghị Paris được nhóm họp, bắt đầu từ cuộc nói chuyện chính thức giữa hai bên vào ngày 13-5-1968. Hai bên rồi bốn bên, đàm phán rồi tiến công quân sự, diễn biến cuộc hòa đàm gay go, phức tạp và trải qua nhiều bước, ở đó sự tiến triển của mỗi bước tùy thuộc vào tình hình chính trị của từng bên và cục diện chiến trường ở Việt Nam. Kéo dài 4 năm và hơn 8 tháng với 202 phiên họp chung và 24 cuộc tiếp xúc bí mật, Hội nghị Paris kết thúc bằng một hiệp định quy định Mỹ đơn phương rút quân ra khỏi cuộc chiến tranh và công nhận các quyền dân tộc cơ bản của người Việt Nam.


Bản chất của Hiệp định Paris là vấn đề Mỹ rút ra khỏi lãnh thổ miền Nam Việt Nam, nơi mà hơn hai mươi năm trước họ tìm cách đặt chân đến và cố duy trì sự thống trị bằng mọi giá. Vậy, do đâu Mỹ chịu ngồi vào bàn thương lượng, đôi co và đặt bút ký vào Hiệp định, và các nội dung của Hiệp định đã được Mỹ cùng chính quyền Sài Gòn thực hiện như thế nào là những câu hỏi cần được luận giải một cách thuyết phục, có chứng cớ. Mười năm sau ngày miền Nam giải phóng, Giáo sư sử học Mỹ Gabriel Kolko viết: "Chiến tranh Việt Nam là một sự kiện chính trị được tranh luận nhiều nhất trong đời sống trưởng thành của mỗi một người Mỹ từ tuổi 35 trở lên".


Thì đây, các tác giả "cuốn sách này đã đưa ra một bằng cớ nữa, từ phía chính quyền Sài Gòn, bằng việc trích lục và bình dẫn một cách khoa học các tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước), góp vào cuộc tranh luận của mỗi công dân Mỹ, và góp vào nhận thức của mỗi chúng ta về Hiệp định Paris, quá trình xây dựng nên và thực hiện Hiệp định ấy, bắt đầu từ giữa năm 1968 cho đến đầu mùa mưa 1975.


Tháng 12 năm 2012
Đại tá, PGS, TS. Hồ Sơn Đài
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2022, 04:12:12 pm »

LỜI NÓI ĐẦU


"... Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ hai mươi bốn giờ, ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba. Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này; sẽ hoàn thành việc rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam ..." Đó là một trong các điều khoản mà chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ đã ký kết với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27-1-1973 (Hiệp định Paris năm 1973 về Việt Nam).


Đối với Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, việc buộc phải ký kết Hiệp định Paris năm 1973 là một thất bại lớn, dẫn đến cuộc khủng hoảng trầm trọng trong chiến lược quân sự, chính trị, ngoại giao đối với miền Nam Việt Nam.


Với quân dân Việt Nam, đây là một thắng lợi to lớn, thắng lợi của một quá trình lâu dài đấu tranh của trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris, cũng như trên chiến trường từ năm 1968-1972.

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, được sự chỉ đạo của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II tổ chức biên soạn bộ sách: Hiệp định Paris về Việt Nam nãm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn gồm hai tập: Tập 1 "Đánh và đàm (1968-1972)" và tập 2 "Ký kết và thực thi". Trong Tập 1 "Đánh và đàm (1968-1972)" Ban biên soạn giới thiệu đến độc giả, các nhà nghiên cứu hàng nghìn trang tài liệu của các cơ quan trung ương của chính quyền Sài Gòn, các cơ quan của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam về quá trình đàm phán ở Paris từ năm 1968 đến năm 1972.


Cuốn sách được biên soạn chủ yếu từ nguồn tài liệu lưu trữ, là những báo cáo, tường trình, sắc lệnh, nghị định,... của các cơ quan trung ương của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975. Do đó, có thể có những sự kiện chưa thật sự chính xác, nhất là những tài liệu có tính chất tuyên truyền của phía đối phương. Tuy nhiên, qua cuốn sách này, độc giả và các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận với nguồn sử liệu gốc, có cơ sở để so sánh, đối chiếu, làm sáng rõ hơn nhiều vấn đề, đặc biệt hiểu rõ hơn âm mưu của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn trong cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.


Đây là cuốn sách lần đầu tiến công bố những tài liệu gốc của chính quyền Sài Gòn liên quan đến quá trình đàm phán tại Paris về Việt Nam giai đoạn 1968-1972.

Trong quá trình biên soạn, Ban biên soạn luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, lãnh đạo Bộ Nội vụ; các nhà khoa học và đồng nghiệp. Nhân đây xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới quý vị.


Mặc dù rất cẩn trọng và cố gắng, nhưng cuốn sách chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, cho lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.


NHÓM BIÊN SOẠN
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2022, 04:12:44 pm »

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


BV   Bắc Việt

CS   Cộng sản

CSBV   Cộng sản Bắc Việt

MACV   Military Assistance Command, Vietnam

QLVNCH   Quân lực Việt Nam Cộng hòa

VC   Việt cộng

VNCH   Việt Nam Cộng hòa

ĐIICH   phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975)

PTTg   phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954-1975)

QKVH   phông Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa

TTLTII   Trung tâm Lưu trữ quốc gia II

BT   Biên tập chú dẫn
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2022, 03:42:55 pm »

Phần một
TIẾN TRÌNH ĐI ĐẾN BÀN ĐÀM PHÁN TẠI PARIS


1. Chiến tranh và "tín hiệu" hòa đàm

Từ nửa cuối năm 1964, những thất bại liên tiếp của liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa trên chiến trường miền Nam đặt chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Hoa Kỳ trước nguy cơ thất bại.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara nhận định "tình hình chính trị và quân sự (của chế độ Sài Gòn) ở Nam Việt Nam xấu đi nhanh chóng... Nam Việt Nam dường như đang trên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn"1 (Robert Mc.Namara: Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.175). Tướng Westmoreland tin rằng quân đội Việt Nam Cộng hòa không thể chống đỡ được và chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ2 (Westmoreland: Tường trình của một quân nhân, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988). Trong điện gửi Tổng thống Johnson ngày 6-1-1965, Đại sứ Hoa Kỳ ở miền Nam đánh giá: "Chúng ta (tức Hoa Kỳ) hiện đang trên con đường thất bại", nếu "không có hành động tích cực nào vào lúc này có nghĩa là chấp nhận sự thất bại trong một tương lai rất gần".


Cứu nguy chính quyền Sài Gòn, Johnson - Tổng thống Hoa Kỳ quyết định đưa quân viễn chinh Hoa Kỳ vào tham chiến tại chiến trường miền Nam và tiến hành chiến tranh leo thang ra miền Bắc Việt Nam. Ngày 4-8-1964, Hoa Kỳ tạo dựng sự kiện Hải quân Việt Nam tấn công khu trục USS Maddox và USS Turner Joy của Hải quân Hoa Kỳ trong VỊnh Bắc bộ, tạo cớ cho Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết Đông Nam Á (Nghị quyết Vịnh Bắc bộ) cho phép Tổng thống Johnson quyền hỗ trợ bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào bị đe dọa bởi nguy cơ cộng sản. Trong thông điệp đẩu năm 1965, Tổng thống Johnson chính thức tuyên bố đưa quân đội vien chinh vào miễn Nam Việt Nam với lý do "vì nước bạn (ám chỉ chính quyền Sài Gòn - BT) yêu cầu, vì phải giữ cam kết 10 năm trước đây, vì an ninh của bản thân nước Mỹ và hòa bình châu Á".


Thực hiện quyết định của Johnson, quân viễn chinh Hoa Kỳ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Trong hai năm 1966 và 1967, bình quân mỗi năm có 155.000 binh sĩ được đưa vào miền Nam, tương đương với gần 13.000 quân/tháng. Vào thời điểm ngày 1-1-1966, số binh sĩ Hoa Kỳ có mặt tại miền Nam Việt Nam là 181.000 quân1 (Đoàn Thêm, Việc từng ngày (1966-1967), Sài Gòn, 1968, ký hiệu vn.3590), đến tháng 12-1967 là 497.498 quân2 (Tổng kết hoạt động hành quân (mật) số 2555/TTM/TTHQ/HQ tháng 12-1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15829, PTTTg, TTLTII), cùng với 60.276 quân các nước đồng minh của Hoa Kỳ3 (Các nước đồng minh của Hoa Kỳ gồm: Đại Hàn (Hàn Quốc): 48.839 quân; Úc Đại Lợi (Australia): 6.597 quân; Thái Lan: 2.242 quân; Phi Luật Tân (Philippine): 2.021 quân; Tân Tây Lan (Zew Zeland): 534 quân; Trung Hoa Quốc dân (Đài Loan): 30 quân; Tây Ban Nha: 13 quân) nâng tổng số quân đội nước ngoài tham chiến ở miền Nam Việt Nam lên 557.774 quân4 (Tổng kết hoạt động hành quân (mật) số 2555/TTM/TTHQ/HQ tháng 12-1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Tlđd).


Trong hai năm 1966-1967, ngân sách Hoa Kỳ chi hàng tỷ đô la viện trợ và hàng trăm triệu tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, nhằm tăng quân số cũng như nâng cao tiềm lực quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Cuối năm 1967, tổng quân số quân đội Sài Gòn là 634.475 quân1 (Tổng kết hoạt động hành quân (mật) số 2555/TTM/TTHQ/HQ tháng 12-1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15829, PThủ tướng, TTLTII), tăng gần 200.000 quân so với năm 1966. Đến thời điểm ngày 31-3-1968, quân số quân đội Sài Gòn là 781.074 quân, gồm: 344.017 chủ lực quân, 147.966 địa phương quân, 147.746 nghĩa quân, 37.539 dân sự chiến đấu, 68.242 cảnh sát và 35.564 cán bộ xây dựng nông thôn. Đưa tổng số lực lượng liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa lên 1.375.747 quân, nâng tỷ lệ tương quan lực lượng giữa liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam là 4-12 (Bản tổng kết hoạt động (mật) số 03/TTM/TTHQ/HQ tháng 3-1968 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16201, PTTg, TTLTII).


Với đà tăng quân, năm 1965, Tổng Tham mưu trưởng quân viễn chinh Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam để ra chiến lược quân sự "tìm diệt" (Search/Seek and destroy), cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại hòng tiêu diệt lực lượng chính quy Quân Giải phóng. Kết hợp cùng chiến lược "bình định", tấn công, chiếm giữ các vị trí, căn cứ của Quân Giải phóng, từ nửa cuối năm 1965, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa liên tục tổ chức hàng loạt các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn, nhỏ vào vùng nông thôn và căn cứ của Quân Giải phóng.


Phối hợp với hoạt động "tìm diệt", Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn ra sức bình định bằng các cuộc hành quân càn quét, để sau đó là gom dân lập ấp. Trong năm 1966, chính quyền Sài Gòn đã lập gần 4.500 ấp chiến lược với số dân theo báo cáo là hơn 6,6 triệu người.


Tổng kết chương trình lập ấp chiến lược năm 1966 của chính quyền Sài Gòn1 (Phiếu gởi số 3301 XD/32 ngày 11-4-1967, báo cáo tiến triển lập ấp từ trước đến cuối năm 1966 và chương trình lập ấp năm 1967 của Tổng bộ Xây dựng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 773, PTTg, TTLTII)




Bằng chiến lược "tìm diệt" và "bình định", Westmoreland tin tưởng sẽ hoàn thành bình định miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1966. Nhưng kết thúc mùa khô 1965-1966, chiến lược "tìm diệt" và "bình định" của Hoa Kỳ đã không phát huy được hiệu quả.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2022, 03:44:29 pm »

Ngày 30-3-1966, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Cabot Lodge gửi báo cáo về Washington cho biết: Cuộc tấn công đã không làm hao tổn được Việt cộng, không tìm diệt được một đơn vị chính quy lớn nào của Việt cộng, không ngăn được du kích phát triển. Mỹ vẫn bị động, quân đội Sài Gòn giảm chất lượng nhanh chóng2 (Xem Hà Minh Hồng: Lịch sử Việt Nam cận đại (1858-1975), Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr.204).


Những ngày tháng sau đó, tình hình miền Nam càng thêm nóng bỏng với những thắng lợi liên tiếp của Quân Giải phóng ở Núi Thành, Ba Gia, Bình Giã.... Trước tình hình đó, để trấn an dư luận, ở Washington, chính quyền Hoa Kỳ quyết định triển khai mặt trận mới trên lĩnh vực ngoại giao. Tháng 1-1967, Tổng thống Johnson tuyên bố: "Hoa Kỳ sẵn sàng đi bất cứ nơi nào vào bất cứ lúc nào để gặp gỡ miền Bắc bàn định hòa bình"1 (Tài liệu của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về lịch trình tiến triển Hội nghị sơ bộ Mỹ - Bắc Việt tại Ba Lê năm 1968. Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII). Ngày 27-1-1967, Dean Rusk, Ngoại trưởng Hoa Kỳ chính thức công bố lập trường 14 điểm, cụ thể hóa tuyên bố của Tổng thống Johnson. Nội dung chính của bản tuyên bố gồm:

"1. Các Hiệp ước Genève 1954 và 1962 là căn bản hòa bình hợp lý cho nền hòa bình của toàn thể vùng Đông Nam Á.

2. Hoa Kỳ sẽ hân hoan đón nhận một hội nghị tại Đông Nam Á hay tại bất cứ nơi nào. Hoa Kỳ sẵn sàng thương nghị dựa trên những quy định của Hiệp ước Genève 1954 và 1962, và Hoa Kỳ sẽ ủng hộ cho việc tái triệu tập một hội nghị Genève, hay một hội nghị Á châu, hay bất cứ một hội nghị nào có thể chấp nhận được.

3. Hoa Kỳ sẽ hân hoan đón nhận các cuộc thương nghị không có những điều kiện tiên quyết nào như đề nghị của 17 quốc gia không liên kết đã gởi đến Ngoại trưởng Dean Rusk ngày 1-4-1965.

4. Hoa Kỳ sẽ chấp nhận các "cuộc thảo luận về điều kiện" như lời Tổng thống Hoa Kỳ L.B. Johnson đưa ra ngày 7-4-1965 (nếu đối phương không đến được bàn hội nghị, thì Hoa Kỳ thực hiện các cuộc thảo luận trực tiếp hoặc gián tiếp qua một quốc gia trung gian nào đấy).

5. Một hành động ngưng các hoạt động chiến tranh sẽ là vấn đề đầu tiên của hội nghị, hoặc cũng có thể đấy là để tài thảo luận tiên quyết.

6. Lập trường 4 điểm của Hà Nội sẽ được thảo luận tới cùng một lúc với các đề nghị khác có thể có.

7. Hoa Kỳ không hề muốn có những căn cứ tại Đông Nam Á. Hoa Kỳ đã sửa soạn để biến các căn cứ ấy thành những căn cứ sử dụng cho các vấn đề hòa bình đem lại cho các dân tộc tại những nơi có các căn cứ ấy.

8. Sau khi hòa bình đã được bảo đảm, Hoa Kỳ không muốn lưu giữ quân đội của mình tại miền Nam Việt Nam.

9. Hoa Kỳ ủng hộ các cuộc tuyển cử tự do tại Nam Việt Nam để người miền Nam Việt Nam thành lập một chính phủ theo với các điều lựa chọn của họ.

10. Vấn đề tái thống nhất phải do chính nhân dân Việt Nam quyết định với những ý muốn riêng của họ.

11. Nếu như các dân tộc Đông Nam Á muốn, thì Đông Nam Á sẽ trở thành vùng các quốc gia không liên kết. Hoa Kỳ không hề tìm cách đặt một chính sách nào buộc miền Nam Việt Nam phải nhận chịu. Hoa Kỳ ủng hộ chính sách trung lập của Ai Lao (Lào - BT) và Cambodge (Campuchia - BT).

12. Hoa Kỳ muốn được sử dụng các tài nguyên của mình vào các mục tiêu hòa bình, xây dựng kinh tế cho vùng Đông Nam Á, chứ không muốn sử dụng các tài nguyên ấy vào các mục tiêu chiến tranh. Bắc Việt có thể tham dự các nỗ lực xây dựng địa phương ấy. Với nỗ lực này. Hoa Kỳ đã chuẩn bị sẵn một tỷ Mỹ kim (USD - BT) để chi dụng.

13. Tổng thống Hoa Kỳ có tuyên bố rằng: "Việt cộng có thể có đại diện mà không gặp phải khó khăn gì và được quyền nêu quan điểm...

14. Hoa Kỳ đã từng công khai và riêng biệt tuyên bố rằng: "Hoa Kỳ sẽ ngưng ném bom Bắc Việt, coi đây là một bước tiến đến hòa bình, miễn là đối phương tỏ ra có dấu hiệu đáp ứng để cho cuộc ngưng ném bom được trở thành sự thật"1 (Lập trường 14 điểm của Hoa Kỳ do Ngoại trưởng Dean Rusk công bố ngày 27-1-1968, Hồ sơ 834, ĐIICH, TTLTII).


Ngày 29-9-1967, tại San Antonio, Tổng thống Johnson cố công thu hút sự chú ý của dư luận thế giới với tuyên bố đầy mâu thuẫn giữa "thiện chí" và "răn đe":

"1. Hoa Kỳ muốn ngưng oanh kích và pháo kích vào Bắc Việt ngay lập tức và kết quả sẽ đưa đến các cuộc thảo luận xây dựng.

...

3. Sẵn sàng gởi Ngoại trưởng Dean Rusk và một vị đại diện tin cậy tới bất cứ nơi nào để hội đàm mật với một phát ngôn viên Hà Nội.

4. Cảnh cáo Hà Nội rằng chiến tranh sẽ tiếp diễn cho đến khi Hà Nội thỏa thuận thương thuyết. Hà Nội sẽ sai lầm nếu tin là Hoa Kỳ sẽ từ bỏ chiến cuộc.

...

6. Hà Nội sẽ ý thức là họ không thể thắng được và nên từ bỏ cuộc giao tranh để tiến tới việc kiến tạo xứ sở.

7. Cuộc chiến tranh còn gian nan, Việt Nam (chỉ chính quyền Sài Gòn - BT) và Hoa Kỳ đã tổn thất nặng nề.

Những người duy trì hòa bình thật sự trên thế giới không phải là những người muốn chúng ta rút lui khỏi chiến trường Việt Nam. Cũng không phải là những người cho rằng chúng ta đang tìm lối thoát nhanh nhất. Dù các hậu quả có thế nào đi nữa thì vào giờ này, những người (binh lính Hoa Kỳ - BT) ở vùng phi quân sự (Việt Nam) đang chịu trận trước địch quân (Quân Giải phóng - BT)"1 (Tuyên bố của Tổng thống Johnson tại San Antonio ngày 29-9-1967, Hồ sơ 834, ĐIICH, TTLTII).


Kèm theo tuyên bố là công thức San Antonio, mà ngoài các ngôn từ ngoại giao như: Hoa Kỷ luôn luôn giúp đỡ các dân tộc tự do chống lại xâm lăng ngoại bang; nguyên tắc dân tộc tự quyết phải được tôn trọng, lên án việc xứ này giết xứ kia, dân tộc này giết dân tộc khác;... dễ dàng nhận thấy chính sách nhất quán là tất cả những gì Hoa Kỳ đã làm chỉ vì một mục đích: nền an ninh củua quốc gia Hoa Kỳ và của cả thế giới nữa1 (Tài liệu của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về lịch trình tiến triển Hội nghị sơ bộ Mỹ - Bắc Việt tại Ba Lê năm 1968, Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII).


Ngày 28-1-1967, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh khẳng định lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Nếu Hoa Kỳ thành thật mong muốn có cuộc hòa đàm, họ phải trước hết chấm dứt vô điều kiện các cuộc oanh tạc và các hành vi gây chiến chống miền Bắc"2 (Tài liệu của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về lịch trình tiến triển Hội nghị sơ bộ Mỹ - Bắc Việt tại Ba Lê năm 1968, Tlđd).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2022, 03:46:12 pm »

Trái ngược với các tín hiệu "hòa đàm" được phát đi tại chiến trường Việt Nam, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa huy động tối đa tiềm lực quân sự vào chiến lược "tìm diệt" và "bình định".

Ba tháng đầu năm 1967, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức tổng cộng 884 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên, bao gồm 30 cuộc hành quân hỗn hợp, 738 cuộc do quân đội Sài Gòn thực hiện, 146 cuộc của quân viễn chinh Hoa Kỳ và chư hầu3 (Báo cáo tổng kết hoạt động hành quân (mật) đệ nhất tam cá nguyệt năm 1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15828, PTTg, TTLTII). Trong đó có các cuộc hành quân quan trọng, đánh thẳng vào các căn cứ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực Quân Giải phóng, như:

Hành quân Cedar Falls diễn ra từ ngay 8-1 đến ngày 16-1-1967 với sự tham dự của 16.000 lính Hoa Kỳ và 14.000 lính Sài Gòn, đánh vào khu vực "Tam giác sắt".

Hành quân Junction City - cuộc hành quân lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam, huy động hơn 45.000 quân Hoa Kỳ và quân đội Sài Gòn, cùng 300 máy bay lên thẳng do tướng Hoa Kỳ Jonathan Seaman, Tư lệnh Dã chiến II trực tiếp chỉ huy, kéo dài từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 4 năm 1967, đánh vào Chiến khu C của Quân Giải phóng.


Không chỉ bộ binh, lực lượng không quân, hải quân cũng được huy động tối đa. Theo báo cáo của Trung tâm hành quân Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Sài Gòn, trong 3 tháng đầu năm 1967, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện 151.044 phi xuất (trong đó phi xuất hành quân là 30.231) và 37.851 hải xuất1 (Báo cáo tổng kết hoạt động hành quân (mật) đệ nhất tam cá nguyệt năm 1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15828, PTTg, TTLTII). Riêng máy bay B52 đã thực hiện 225 phi vụ với 1.743 phi xuất. Thực hiện oanh tạc và tuần thám miền Bắc là 5.759 lần với 14.582 phi xuất2 (Báo cáo tổng kết hoạt động hành quân (mật) đệ nhất tam cá nguyệt năm 1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Tlđd).


Ba tháng tiếp theo, từ tháng 4 đến tháng 6-1967, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục các hành động quân sự với vai trò ngày càng tăng của quân viễn chinh Hoa Kỳ. Trong 817 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên, có 153 cuộc do quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ thực hiện, cùng 56 cuộc hành quân hỗn hợp của liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa3 (Báo cáo tổng kết hoạt động hành quân (mật) đệ nhất tam cá nguyệt năm 1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Tlđd), chiếm 25,6% tổng số cuộc hành quân so với 19,9% của 3 tháng trước đó.


Từ tháng 4 đến tháng 6-1967, lực lượng không quân của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn thực hiện 176.970 phi xuất (tăng 25% so với 3 tháng đầu năm), trong đó có 61.360 phi xuất hành quân, chiếm 34,6%. Tổng số phi vụ B52 là 290 với 1.878 phi xuất, thực hiện oanh tạc và tuần thám miền Bắc 9.144 lần gồm 22.213 phi xuất. Hải quân Sài Gòn thực hiện 22.912 hải xuất. Hải quân Hoa Kỳ thực hiện 14.254 hải xuất1 (Báo cáo tổng kết hoạt động hành quân (mật) đệ nhất tam cá nguyệt năm 1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15828, PTTg, TTLTII).


Bước vào Đông - Xuân 1967-1968, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chiến dịch "tìm diệt", tập trung mọi cố gắng quân sự thọc sâu vào căn cứ Quân Giải phóng và khai thông các trục lộ trọng yếu. Trong tháng 11-1967, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tổ chức 341 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên, bằng 41,7% tổng số cuộc hành quân của 3 tháng: 4, 5 và 6-1967, trọng tâm nhằm vào khu vực Dakto - Kontum, vùng Tam giác sắt, quốc lộ 1, quốc lộ 20 và công lộ 42 (Báo cáo tổng kết hoạt động hành quân (mật) đệ nhất tam cá nguyệt năm 1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Tlđd). Tháng 12-1967, trọng tâm hoạt động của liên quân Hoa Kỳ và các đồng minh hướng đến khu vực giới tuyến (vĩ tuyến 17 - BT), vùng duyên hải Trung phần, dọc quốc lộ 1, liên ranh Nam - Tín, Bắc cao nguyên, Chiến khu C, với 345 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên3 (Báo cáo tổng kết hoạt động hành quân (mật) đệ nhất tam cá nguyệt năm 1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Tlđd).


Hỗ trợ lực lượng trên bộ, trong 2 tháng 11 và 12-1967, lực lượng không quân của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn thực hiện 121.792 phi xuất. Riêng B52 thực hiện 157 phi vụ với 1.164 phi xuất. Thực hiện oanh tạc miền Bắc Việt Nam 6.195 vụ. Tổng kết năm 1967, không quân Hoa Kỳ và chư hầu đã thực hiện 175.830 phi xuất; không quân Việt Nam Cộng hòa thực hiện 116.598 phi xuất; hoạt động B52 đã thực hiện 7.760 phi xuất. Hải quân Hoa Kỳ thực hiện 45.116 giang xuất và 24.466 hài xuất; hải quân Việt Nam Cộng hòa thực hiện 42.052 giang xuất và tuần duyên, tăng 7% so với năm 19661 (Tổng kết hoạt động hành quân (mật) số 2555/TT M/TTHQ/HQ tháng 12-1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15829, PTTg, TTLTII).


Nhằm đẩy Quân Giải phóng khỏi các khu căn cứ trong vùng rừng núi, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn gia tăng thực hiện chương trình khải quâng bằng chất độc hóa học, tập trung khải quâng và liên tục mở các cuộc hành quân đánh phá các Chiến khu C, Chiến khu D, Mật khu Bời Lời, Hố Bò của Quân Giải phóng. Theo báo cáo lập ấp chiến lược năm 1966-1967 của Tổng bộ Xây dựng chính quyền Sài Gòn:

"Công tác khải quâng bằng hóa chất các loại gia tăng đã tiến triển như sau:

Loại R phá hủy mùa màng đã thực hiện được 84.346 mẫu.

Loại 20T khải quâng trục lộ và thủy lộ giao thông thực hiện được 5.382km.

Loại 20P khải quâng đồn bót và căn cứ quân sự thực hiện được 263 căn cứ.

Ngoài ra, đã ủi quang được 724km hai bên trục lộ, đặc biệt là quốc lộ 1, quốc lộ 13, 14, 19 và 18.900 mẫu rừng trong các mật khu Tam giác sắt Hố Bò, Bời Lời"1 (Phiếu gởi số 3301 XD/32 ngày 11-4-1967, báo cáo tiến triển lập ấp từ trước đến cuối năm 1966 và chương trình lập ấp năm 1967 của Tổng bộ Xây dựng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 773, PTTg, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2022, 03:49:27 pm »

Hoạt động bình định của chính quyền Sài Gòn cũng theo đó ngày càng tăng. Báo cáo của Tổng bộ Xây dựng Việt Nam Cộng hòa cho thấy, trong năm 1967, chính quyền Sài Gòn đã lập, tái lập hơn 1.000 ấp chiến lược.
Tổng kết chương trình lập ấp chiến lược năm 1967 của chính quyền Sài Gòn1 (Phiếu gởi số 3301 XD/32 ngày 11-4-1967, báo cáo tiến triển lập ấp từ trước đến cuối năm 1966 và chương trình lập ấp năm 1967 của Tổng bộ Xây dựng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 773, PTTg, TTLTII)




Hoạt động yểm trợ bình định nông thôn "trong năm 1967, quân đội VNCH đã sử dụng 53 tiểu đoàn chủ lực, 177 đại đội địa phương quân và 594 trung đội nghĩa quân trực tiếp yểm trợ xây dựng nông thôn, trợ giúp 552 đoàn cán bộ xây dựng nông thôn hoạt động trong các khu vực chiến dịch.


Tính tới cuối năm 1967y tổng số (ấp chiến lược) đã hoàn thành và đang thực hiện là 5.434 ấp, so với năm 1966, tăng 1.002 ấp (9%).

Dân số kiểm soát tính đến cuối năm 1967 là 10.401.698 người, so với năm 1966 tăng 9% và năm 1965 tăng 15%"2 (Phiếu gởi số 3301 XD/32 ngày 11-4-1967, báo cáo tiến triển lập ấp từ trước đến cuối năm 1966 và chương trình lập ấp năm 1967 của Tổng bộ Xây dựng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 773, PTTg, TTLTII).


Song kết thúc năm 1967, các mục tiêu cơ bản của chiến lược "tìm diệt" và "bình định" của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đặt ra đều không đạt được. Không những không tiêu diệt được chủ lực quân và cơ quan đầu não của Quân Giải phóng, mà liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa ngày càng sa lầy và bị tổn thất nặng nề. Trong 3 tháng đầu năm 1967, con số thương vong của liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa là 25.202 quân, cùng 2.118 súng các loại bị mất1 (Báo cáo tổng kết hoạt động hành quân (mật) đệ nhất tam cá nguyệt năm 1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15828, PTTg, TTLTII). Ba tháng tiếp theo, con số thương vong tăng thêm 18,19% (29.786 quân) và 1.819 súng các loại bị tổn thất2 (Báo cáo tổng kết hoạt động hành quân (mật) đệ nhất tam cá nguyệt năm 1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15828, PTTg, TTLTII). Vào những tháng cuối năm 1967, sự gia tăng hoạt động quân sự của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn càng tỷ lệ thuận với sự thương vong của binh lính. Tháng 11-1967, số cuộc hành quân của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tăng lên bằng 41,7% so với 3 tháng: 4,5 và 6-1967, số thương vong cũng tương ứng khi lên tới 33,3% (gồm 2.024 tử thương, 7.892 bị thương và mất tích)3 (Tổng kết hoạt động hành quân (mật) số 2554/TTM/TTHQ/HQ tháng 11-1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15829, PTTg, TTLTII). Đến tháng 12-1967, số thương vong tăng thêm gần 3% so với tháng 11 và bằng 34,2% so với 3 tháng: 4,5,6-1967 (với 2.015 tử thương, 8.177 bị thương và mất tích)4 (Tổng kết hoạt động hành quân (mật) số 2555/TTM/TTHQ/HQ tháng 12-1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15829, PTTg, TTLTII).


Nếu tổn thất nhân mạng làm cho dư luận Hoa Kỳ sôi sục, thì tổn thất về phi cơ khiến giới quân sự Hoa Kỳ phải đau đầu. Bởi nó cho thấy vũ khí hiện đại cùng chiến lược chiến tranh tân kỳ của Hoa Kỳ đã không thể thắng được chiến tranh du kích. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 1967, tại chiến trường miền Nam, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tổn thất 772 phi cơ các loại1 (Báo cáo tổng kết hoạt động hành quân (mật) đệ nhị tam cá nguyệt năm 1967 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 15828, PTTg, TTLTII), bình quân tổn thất 128 chiếc/tháng.


Tại Hoa Kỳ, những tổn thất nặng nề về nhân lực, vật lực vào một cuộc chiến tranh mà thắng lợi ngày càng xa vời, khiến dư luận công phẫn đòi chính quyền thực hiện đàm phán, chấm dứt can thiệp vào Việt Nam. Để đánh lạc hướng và xoa dịu dư luận, chính quyền Johnson không ngừng rêu rao luận điệu Hoa Kỳ sẵn sàng đàm phán ở bất cứ nơi nào, bất cứ khi nào và đổ lỗi cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chịu hòa đàm.


Ngày 27-12-1967, phản bác những luận điệu xuyên tạc của chính quyền Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: "Chúng ta sẽ mở cuộc đàm phán khi Mỹ chứng minh thực sự ngưng không điều kiện việc ném bom miền Bắc cùng mọi hành vì chiến tranh khác chống miền Bắc2 (Tài liệu Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về lịch trình tiến triển Hội nghị sơ bộ Mỹ - Bắc Việt tại Ba Lê năm 1968, Hồ sơ 864, ĐIICH, TTLTII). Ngày 30-12-1967, trong buổi tiếp phái đoàn Mông Cổ, Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh tiếp tục khẳng định lập trường trên.


Ngày 25-1-1968, tân Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Clark Clifford tuyên bố trước Ủy ban Ngoại giao Thượng viện, tỏ rõ lập trường của Hoa Kỳ: "Tôi tin tưởng rằng trong trường hợp có cuộc ngưng oanh tạc, miền Bắc sẽ lợi dụng để tiếp tế điều hòa Nam Việt Nam về người, vũ khí, lương thực. Tôi cũng tin rằng về phía chúng ta, ta sẽ vẫn gìn giữ và tiếp tế các lực lượng của chúng ta khi mà cuộc ngưng oanh tạc này chưa hẳn là một cuộc đình chiến toàn diện"3 (Tài liệu của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về lịch trình tiến triển Hội nghị sơ bộ Mỹ - Bắc Việt tại Ba Lê năm 1968, Tlđd). Sau phát biểu này, quân viễn chinh Hoa Kỳ tiếp tục được đưa sang chiến trường Việt Nam. Đến ngày 31-3-1968, lực lượng quân viễn chinh Hoa Kỳ và chư hầu ở miền Nam Việt Nam lên tới 594.673 quân (tăng 36.899 quân so với năm 1967)1 (Bản tổng kết hoạt động (mật) số 03/TTM/TTHQ/HQ tháng 3-1968 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16201, PTTg, TTLTII), cho thấy rõ quyết tâm tìm kiếm thắng lợi trong cuộc chiến tranh bằng sức mạnh quân sự của chính quyền Johnson.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2022, 05:00:08 pm »

2. Cuộc "tấn công Tết" và các nhân tố dẫn đến đàm phán

Thắng lợi của cuộc đọ sức trực tiếp trong hai mùa khô 1965- 1966 và 1966-1967 đã khẳng định sức mạnh của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hoàn toàn có thể đánh thắng quân Mỹ xâm lược. Từ thực tiễn chiến trường, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sang thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định bằng phương pháp tổng tiến công và nổi dậy, đánh thẳng vào trung tâm đầu não của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn ở các đô thị trên toàn miền Nam. Thực hiện quyết tâm chiến lược, đúng vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đồng loạt tiến công quân Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn ở hầu khắp các thành thị của miền Nam Việt Nam.


Ngày 29-1-1968 (đêm 30 Tết âm lịch), Quân Giải phóng bất ngờ mở cuộc tổng công kích, đột nhập 7/21 tỉnh lỵ, thị xã tại Vùng I Chiến thuật, Vùng II Chiến thuật.

Tại Vùng II Chiến thuật, Quân Giải phóng đồng loạt tấn công 5 thị xã: Nha Trang (0 giờ 35 phút), Darlac (1 giờ 30 phút), Kontum (2 giờ), Quy Nhơn (4 giờ 10 phút), Pleiku (4 giờ 40 phút).

Tại Huế tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Từ ngày 31-1 đến ngày 2-2-1968, Quân Giải phóng đã tự do hành động và đi lại trong các khu phố trong 3 ngày liền, từ mùng 2 đến mùng 4 Tết, không bị một phản ứng cụ thể nào của phía quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Khi Huế bị đánh, Hoa Kỳ không có một lực lượng nào ở trong thành phố, ngoài Bộ chỉ huy MACV ở ngay sát Bộ chỉ huy tiểu khu Thừa Thiên. Đến chiều mùng 3 Tết mới có một đại đội Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đầu tiên đến tăng cường cho Bộ chỉ huy MACV. Tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm Thị trưởng Huế vắng mặt. Người ta nghĩ ông ta bị Quân Giải phóng bắt giết nhưng sự thực ông ta đã trốn thoát, có lúc phải giả làm một bệnh nhân nằm trong bệnh viện. Mãi đến mùng 5 Tết, quân đội Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa mới bắt đầu có những cuộc phản công thực sự1 (Phạm Văn Sơn - Trưởng khối Quân sử, P5 Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa của VC Mậu Thân 1968, Việt Nam Cộng hòa - 8/1968, Ký hiệu tư liệu vv 2638, TTLTII).


Đồng thời, Quân Giải phóng đột kích vào chi khu Hội An, pháo kích vào thị xã Quảng Trị, phi trường Đà Nẵng, phi trường Non Nước cách nam Đà Nẵng 4 km và pháo kích tấn công nhiều đồn bót lẻ tẻ trên toàn miền Nam.

Qua ngày 30-1-1968 (mùng 1 Tết âm lịch), 24 giờ sau các cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ cao nguyên và miền Trung, Quân Giải phóng mở 8 cuộc tấn công khác vào các tỉnh lỵ và thị xã trong đó có Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định; có 4 thành phố: Huế, Quảng Trị, Quảng Tín và Quảng Ngãi thuộc Vùng I Chiến thuật; thành phố Phan Thiết thuộc Vùng II Chiến thuật và 2 thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long thuộc Vùng IV Chiến thuật.


Đêm mùng 3 Tết, Quân Giải phóng lại đánh vào 8 tỉnh lỵ khác gồm: Kiến Hòa, Định Tường, Gò Công, Kiến Giang, Vĩnh Bình thuộc Vùng IV Chiến thuật; Bình Dương, Biên Hòa thuộc Vùng III Chiến thuật; Tuyên Đức thuộc Vùng II Chiến thuật.


Ngày mùng 4 Tết, Quân Giải phóng còn mở một cuộc tấn công nhỏ vào thị xã Kiến Tường và một cuộc tấn công khác vào các đơn vị trú phòng tại Long Khánh.

Ngày mùng 5 và 6 Tết, Quân Giải phóng mở những cuộc tấn công muộn vào tỉnh lỵ Gò Công, Bộ Tư lệnh Biệt khu 44.

Ngày 7-2-1968, Quân Giải phóng lần đầu tiên sử dụng thiết giáp xuất phát từ biên giới Lào, vượt quốc lộ 9 tấn công căn cứ Làng Vei tại Khe Sanh khiến trại này bị thất thủ hồi 18 giờ 40.

Tại mặt trận Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn, cuộc chiến diễn ra giằng co quyết liệt. Từ ngày 31-1-1968 (mùng 2 Tết âm lịch), Quân Giải phóng mở cuộc tiến công quy mô lớn vào Biệt khu thủ đô của chính quyền Sài Gòn. Lực lượng gồm 15 tiểu đoàn với quân số 6.000 người do Ban chỉ huy Tiền phương Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trực tiếp chỉ huy.


Một tiểu đoàn của Trung đoàn 271 Sư đoàn CT 9 (Công trường 9 - BT) tăng cường Tiểu đoàn 56 Trung đoàn 80 Pháo tấn công Trung tâm huấn luyện Quang Trung.

Tiểu đoàn 267, Tiểu đoàn 269 phối hợp với thành phần Trung đoàn 271 đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.

Hai tiểu đoàn của Trung đoàn 273 Sư đoàn CT 9 và thành phần của Tiểu đoàn 2 cơ giới R1 (R: mật danh của Trung ương Cục miền Nam) Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công chi khu Thủ Đức.

Tiểu đoàn 1 Củ Chi được tăng cường một tiểu đoàn của Trung đoàn 101 Sư đoàn CT 7 và thành phần của Tiểu đoàn 2 cơ giới R Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh chiếm khu căn cứ tiếp vận Gò Vấp.

Tiểu đoàn 2 Gò Môn phối hợp với Đặc công JI/F100 đánh chiếm cổng số 4 Bộ Tổng tham mưu.

Tiểu đoàn 3 Dĩ An phụ trách khu vực Hàng Xanh và quốc lộ 1 Sài Gòn - Thủ Đức.

Tiểu đoàn 4 Thủ Đức phụ trách vùng xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa.

Tiểu đoàn 5 Nhà Bè phụ trách vùng cầu Nhị Thiên Đường.

Tiểu đoàn 6 Bình Tân tiến vào hướng Phú Thọ - Bà Hạt và tiến đánh mục tiêu chính là Trung tâm cải huấn Chí Hoà.

Tiểu đoàn 508 Long An tăng cường đánh chiếm vùng Bình Tây.

Trong nội thành, các đơn vị đặc công thuộc F100 tiến công các cơ sở của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, như: Đài phát thanh, cổng số 5 Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Hải quân, Toà Đại sứ Hoa Kỳ.

Sau 7 ngày chiến đấu giằng co, ngày 9-2-1968, Quân Giải phóng tiếp tục cho tăng cường Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 101 Sư đoàn CT 7 (Công trường 7 - BT) từ Củ Chi xuống mở đợt tấn công vào kho đạn 531 tại Gò Vấp1 (Phiếu chuyển (kín - thượng khẩn) số 00377/TTM/2/KTB ngày 17-2-1968 về tổng kết tình hình trong cuộc tổng tấn công của VC tại Biệt khu thủ đô, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16175, PTTg, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2022, 05:01:35 pm »

Cuộc tổng tiến công vào dịp Tết Mậu Thân của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã làm cho dư luận Hoa Kỳ, cũng như thế giới bừng tỉnh. Tuy nhiên, chính quyền Johnson và chính quyền Thiệu vẫn tin rằng, đó chỉ như là một chiến dịch quân sự nhất thời, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn có thể làm chủ tình thế. Vì vậy, ngay trong thời điểm chiến cuộc diễn ra nóng bỏng, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn thực thi những biện pháp vãn hồi an ninh trật tự và giải tỏa áp lực của Quân Giải phóng tại vùng nội đô, mà bỏ qua giải pháp hòa đàm đang trong quá trình hình thành.


Ngày 2-2-1968, trong khi chiến sự đang diễn ra nóng bỏng trên toàn miền Nam, ủy ban Quốc phòng Thượng viện chính quyền Sài Gòn họp phiên khẩn cấp để đi đến quyết định, yêu cầu chính quyền Thiệu:

1. Thi hành và áp dụng triệt để lệnh thiết quân luật 24/24 giờ;

2. Vãn hồi gấp rút an ninh và trật tự tại các thành phố trong toàn quốc và đặc biệt tại vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định;

3. Thành lập gấp rút một Ủy ban hỗn hợp an ninh quốc phòng giữa lập pháp và hành pháp để cấp thời đối phó với tình thế, nhất là tại Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định1 (Báo cáo cuộc họp của Ủy ban Quốc phòng thượng viện ngày 2-2-1968, Hồ sơ 861, ĐIICH, TTLTII).


10 giờ ngày 3-2-1968, Nguyễn Văn Thiệu triệu tập hội nghị khẩn cấp thứ hai tại Dinh Độc Lập, thành phần gồm có: Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn cùng một số tổng trưởng. Hội nghị thống nhất quyết định cho ra đời Trung tâm điều hành phối hợp cấp trung ương do Phó Tổng thống trực tiếp chỉ huy2 (Tình hình an ninh, quân sự tại Sài Gòn năm 1968, Hồ sơ 555, ĐIICH, TTLTII), nhằm vãn hồi lại trật tự.


Ngày 9-2-1968, Nguyễn Văn Thiệu triệu tập lưỡng viện Quốc hội để yêu cầu lập pháp cho hành pháp được rộng quyền hơn và chấp thuận sớm ngân sách năm 19683 (Bản tổng kết số 004667/TCSGQ/S1/A/K ngày 9-2-1968 về tình hình hàng tuần từ ngày 3 đến ngày 9-2-1968 của Nha Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16360, PTTg, TTLTII). Được sự chấp thuận của Quốc hội, từ ngày 10 đến ngày 16-2-1968, Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa phiên họp đặc biệt của Hội đồng Tổng trưởng và ban hành những chỉ thị cần thiết có liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng, phòng vệ dân sự. Kết quả, sau cuộc họp, Bộ Quốc phòng chính quyền Sài Gòn ra thông cáo gọi tái ngũ sớm những cựu quân nhân từ 33 tuổi trở xuống và kêu gọi các cựu quân nhân trên tuổi này hăng hái tình nguyện tái ngũ1 (Bản tổng kết số 004985/TCSGQ/S1/A/K ngày 16-2-1968 về tình hình hàng tuần từ ngày 10 đến ngày 16-2-1968 của Nha Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16360, PTTg, TTLTII).


Trong khi đó, ở Washington, Tổng thống Johnson vẫn rất cứng rắn, lên tiếng cảnh cáo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định lập trường của Hoa Kỳ là sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để bảo vệ chính quyền Thiệu và khẳng định không ngưng oanh tạc miền Bắc Việt Nam. Johnson cũng yêu cầu các tham mưu trưởng liên quân đồng ký tên vào bản tuyên bố xác nhận là tiền đồn Khe Sanh (Quảng Trị) có thể được phòng thủ một cách có kết quả và không muốn Khe Sanh là một Điện Biên Phủ2 (Bản tổng kết số 004667/TCSGQ/S1/A/K ngày 9-2-1968 về tình hình hàng tuần từ ngày 3 đến ngày 9-2-1968 của Nha Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16360, PTTg, TTLTII).


Trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa cũng được lệnh ngưng mọi cuộc hành quân "tìm diệt và bình định" để tập trung toàn bộ lực lượng giải tỏa áp lực của Quân Giải phóng.

Nhưng mọi nỗ lực của liên quân Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa vẫn không ngăn được bước tiến công của Quân Giải phóng. Trước thái độ ngoan cố của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, từ ngày 10-2-1968, Quân Giải phóng tiếp tục đẩy mạnh quy mô các cuộc tấn công vào các đô thị miền Nam.


Tại mặt trận Sài Gòn - Gia Định, Quân Giải phóng tăng cường Trung đoàn 271 và Trung đoàn 272 của Sư đoàn CT 9 từ vùng Mật khu Hố Bò di chuyển xuống cho các đơn vị đang chiến đấu tại Sài Gòn. Tuy nhiên, lực lượng trên đã gặp phải sự phản công quyết liệt của quân Hoa Kỳ trên đường di chuyển tại vùng Tân Phú Trung và vùng đông bắc Hóc Môn. Do thiếu lực lượng nên đến ngày 15-2- 1968, hầu hết các đơn vị Quân Giải phóng đã tạm rút khỏi Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Riêng tại khu vực phía bắc, Tiểu đoàn 1 Củ Chi, Tiểu đoàn 2 Gò Môn và Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 101 Sư đoàn CT 7 rút về vùng An Phú Đông. Đồng thời, Trung đoàn 273 Sư đoàn CT 9 cũng đã rút về vùng ven sông Sài Gòn tức khu vực Nam Lái Thiêu1 (Phiếu chuyển (kín - thượng khẩn) số 00377/TTM/2/KTB ngày 17-2-1968 tổng kết tình hình trong cuộc tổng tấn công của VC tại Biệt khu thủ đô Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16175, PTTg, TTLTII).


Tại các mặt trận khác, Quân Giải phóng vẫn tiếp tục duy trì áp lực mạnh vào các căn cứ, cơ sở của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Từ ngày 13-2-1968, Quân Giải phóng hai lần phục kích tấn công Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trên quốc lộ 9. Tấn công chi khu Hương Hóa tại Quảng Trị, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 12 Không kỵ Hoa Kỳ; chi khu Duy Xuyên tại Quảng Nam; chi khu Nghĩa Hành tại Quảng Ngãi; Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 41 tại Bình Định; chi khu Lạc Thiện tại Darlac; Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 3 Sư đoàn 25 Bộ binh Hoa Kỳ tại Tây Ninh; tiểu khu Hậu Nghĩa; chi khu Tân Uyên tại Biên Hòa; Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa tại Định Tường; pháo kích các phi trường Quảng Trị, Đà Nẵng, An Khê, Holloway; các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ cạnh Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 tại Pleiku; đột nhập các thị xã Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Qụảng Tín, Quảng Ngãi, Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Quy Nhơn, Khấnh Hòa, Phước Tuy, Biên Hòa, Mỹ Tho, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Cần Thơ, Kiên Giang, Châu Đốc, Kiến Tường, Ba Xuyên, Bạc Liêu và An Xuyên1 (Bản tổng kết (mật) số 01/TT M/TTHQ/HQ về hoạt động tháng 1-1968 của Trung tâm hành quân Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16201, PTTg, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM