Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:59:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn - T1  (Đọc 3897 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2022, 07:35:12 am »

Ngay sau bài phát biểu của Tổng thống Johnson, ngày 1-11- 1968 (giờ Sài Gòn), chính quyền Thiệu gửi công hàm cho Phái đoàn quan sát và liên lạc bên cạnh Hội nghị Paris về bản tuyên cáo của chính quyền Sài Gòn về quyết định của Hoa Kỳ. Nội dung tuyên bố thể hiện lập trường cơ bản của chính quyền Sài Gòn là: một, "không thấy có những lý do đầy đủ và vững chắc để quyết định chung với Chính phủ Hoa Kỳ về việc ấy (ngưng oanh tạc miền Bắc Việt Nam - BT); hai, "không chống sự ngưng oanh tạc"2 (Thông cáo 1-11-1968 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa về việc ngưng oanh tạc Bác Việt của Hoa Kỳ, Hồ sơ 861, ĐIICH, TTLTII). Tiếp đó, trong thông điệp đọc trước Quốc hội và trực tiếp trên hệ thống truyền thông vào 10 giờ sáng ngày 2-11-1968, tuy tiếp tục khẳng định "không khi nào chống lại việc chấm dứt oanh tạc", nhưng Nguyễn Văn Thiệu lại tỏ ra phản đối quyết liệt hơn khi tuyên bố thẳng thừng "không thể tham dự vào cuộc tiếp xúc thăm dò tại Ba Lê hiện nay mà kỳ họp hàng tuần đã được triệu tập vào ngày 6-11-1968 (ngày được Tổng thống Johnson ấn định trong diễn văn ngày 31-10-1968) sắp tới" và mạnh miệng: "cuộc chiến đấu hiện nay trước tiên cũng vẫn là cuộc chiến đấu của chính chúng ta (hàm ý sẽ tiếp tục cuộc chiến tranh dù không có quân đội Hoa Kỳ - BT)... Chúng ta còn phải tiếp tục cố gắng hơn nữa ngõ hầu nắm thế chủ động trong việc định đoạt tương lai xứ sở"2 (Thông điệp của Nguyễn Văn Thiệu trước Quốc hội Sài Gòn ngày 2-11-1968, Hồ sơ 861, ĐIICH, TTLTII).


Như vậy, sau một năm thực hiện tổng tiến công, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam không những loại khỏi vòng chiến đấu 297.6683 (Báo cáo (viết tay) kế hoạch Phụng Hoàng tháng năm 1969, Hồ sơ 334, ĐIICH, TTLTII) quân, mà còn khiến nội bộ Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn lục đục. Ngày 4-5-1968, cơ quan tình báo trung ương chính quyền Sài Gòn tiến hành phân tích chính sách của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam, đã tỏ ra nghi ngờ Hoa Kỳ khi trích dẫn lời một chính khách Hoa Kỳ: "Chính phủ và Quốc hội ngồi không yên vì họ (Chính quyền Sài Gòn) lo bị Mỹ bỏ rơi, đôi khi cũng cần cho họ lo như vậy thì họ mới làm việc tốt được"1 (Phiếu trình (mật - hỏa tốc) số 810/PTUTB:R/M ngày 4-5-1968 của Phủ Đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa về việc Bắc Việt và Mỹ cùng chấp thuận Paris làm nơi họp, Hồ sơ 16366, PTTg, TTLTII). Kết quả của cuộc tổng tiến công làm tiêu tan ý chí theo đuổi chiến tranh của Johnson. Qua 28 phiên họp chính thức, 21 cuộc gặp riêng, bí mật, với sự kết hợp sáng tạo giữa lập trường đàm phán kiên quyết và những nỗ lực vượt bậc trên mặt trận quân sự, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã buộc chính quyền Johnson phải quyết định chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam - một quyết định mà trong những khúc đoạn đã có những ngôn từ thể hiện rõ sự buông xuôi không phải chỉ của riêng cá nhân Tổng thống Johnson mà của toàn bộ bộ máy chiến tranh Hoa Kỳ thời Johnson. Đặc biệt, lần đầu tiên trong suốt quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, một Tổng thống Hoa Kỳ nói đến việc "tìm kiếm một sự dàn xếp trong danh dự cho chiến cuộc Việt Nam". Song, như Johson nói, quyết định của ông ta vô hình chung đã giúp Nixon - chỉ với lời hứa chấm dứt chiến tranh trong vòng 6 tháng", đắc cử Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ và là tiền để quan trọng cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" - đưa cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như Hội nghị Paris về Việt Nam vào thế trận giằng co quyết liệt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 09:48:25 am »

2. Chiến thuật đàm phán "hai phe" - "bốn bên"

Sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, buộc phải chấm dứt vô điều kiện chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam để đi đến giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam bằng thương lượng nhưng quyết định của chính quyền Johnson vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng mãnh liệt của nhân dân Hoa Kỳ. Thực tế, sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 của Quân Giải phóng, dư luận Hoa Kỳ đã mất kiên nhẫn, không còn tin vào khả năng quân sự, đòi chấm dứt chiến tranh và rút quân viễn chinh về nước. Các chính khách trong Quốc hội gây sức ép đòi xem xét lại cam kết chiến tranh và đòi huỷ bỏ quyền được ủy quyền tiến hành chiến tranh không cần phê chuẩn của chính quyền Johnson. Trong khi, những người đứng đầu Nhà Trắng bị chia rẽ sâu sắc trong việc tìm kiếm đường lối giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam.


Ngày 20-1-1969, trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Hoa Kỳ đã phải thừa nhận: "Nước Mỹ đang có khủng hoảng về tinh thần, mắc kẹt trong chiến tranh, cấu xé và chia rẽ nội bộ. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước Mỹ không riêng về mặt kinh tế, quân sự mà cả xã hội cũng như chính trị. Sự bất đồng cay đắng đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết quả chiến tranh như thế nào, vết xé rách vẫn còn lâu mới lành".


Bên cạnh đó, trong những tháng cuối năm 1968, dư luận còn thấy sự mâu thuẫn sâu sắc giữa Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Trong khi, chính quyền Johnson cố gắng thúc đẩy sự hình thành cuộc thương lượng với sự tham gia của bốn bên, nhằm hỗ trợ cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của Đảng Dân chủ, thì chính quyền Thiệu lại ra sức cự tuyệt.


Mặc dù, trong tuần cuối của tháng 10-1968, giữa Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn có sự thảo luận về việc ngưng oanh tạc miền Bắc Việt Nam. Ngày 24-10-1968, hai bên thống nhất cho ra đời bản dự thảo thông cáo chung, trong đó vấn đề cơ bản là chấm dứt chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam đã được Johnson và Nguyễn Văn Thiệu thống nhất. Nguyên văn dự thảo thông cáo chung như sau:

"President Nguyễn Văn Thiệu of the Republic of Việt Nam and President Lyndon B. Johnson of the United States of America, announce that all air, naval, and artillery bombardment on or within the territory of North Việt Nam will cease as of hours Sài Gòn time.

President Thieu and President Johnson have reached this common decision because thay have good reason to believe that North Việt Nam intends seriously to join them in deescalating the war and to enter into serious talks on the substance of a peaceful settlement. They therefore have concluded that this step would contribute to progress toward an honorable and secure peace.

The two President have issued the order to cease bombardment after consultation with the governments of Australia, the Republich of Korea, New Zealand, the Republic of the Philippines, and Thailand.

The next meeting of the Paris talks will be convened at (time and date). Representatives of the Government of the Republic of Việt Nam an of the United States Government will attend that meeting"1 (Lược dịch: "Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Hoa Kỳ Johnson thông báo rằng tất cả các hành động đánh phá của không quân, hải quân và pháo binh trong phạm vi lãnh thổ Bắc Việt Nam sẽ chấm dứt ... giờ ... giờ Sài Gòn. Tổng thống Thiệu và Tổng thống Johnson đã đạt đến quyết định chung bởi vì thấy có lý do chính đáng để tin rằng miền Bắc Việt Nam có ý định nghiêm túc cùng xuống thang chiến tranh, để tham gia vào các cuộc đàm phán nghiêm túc về một giải pháp hòa bình. Đây là bước góp phần để tiến tới một nền hòa bình danh dự và an toàn. Hai Tổng thống đã ra lệnh ngừng bắn phá sau khi tham khảo ý kiến với chính phủ các nước đồng minh. Cuộc họp tiếp theo của cuộc đàm phán Paris sẽ được triệu tập (thời gian và ngày tháng). Đại diện của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tham dự cuộc họp" (Draft text join announcement ngày 24-11-1968, Hồ sơ 861, ĐIICH, TTLTII)).


Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đã gần như thông qua bản dự thảo, chỉ còn sửa chữa một vài từ ngữ mang tính kỹ thuật. Như ở câu đầu đoạn thứ hai, phía chính quyền Sài Gòn đề nghị thêm cụm từ "with RVN & US (với VNCH và Hoa Kỳ)" vào sau "and to enter into serious talks",.... Nhưng đến ngày 28-10-1968, chính quyền Sài Gòn đột ngột đòi sửa đổi đoạn cuối cùng trong dự thảo ngày 24-10-1968, theo hướng không chấp nhận sự thương thuyết với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam với tư cách là một thực thể chính trị độc lập - điều kiện mà chính quyền Sài Gòn biết chắc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không bao giờ chấp nhận.


Qua ngày 29-10-1968, sự bất đồng giữa Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn trở nên gay gắt. Ngày 29-10-1968, Tổng thống Johnson dự định tuyên bố ngưng oanh tạc miền Bắc Việt Nam vào sáng 30-10 và ấn định phiên họp đầu tiên của Hội nghị bốn bên về Việt Nam vào ngày 2-11-1968 - ba ngày trước ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ Ông chỉ thị Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Bunker vào "xin chữ ký" của Nguyễn Văn Thiệu cho bản thông cáo chung. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Thiệu vin vào lý do "không đủ thì giờ lập phái đoàn qua Paris tham dự hòa đàm 2-11", từ chối ký vào bản thông cáo chung. Tình huống trên đã làm nổ ra cuộc "tranh cãi" gay gắt giữa những người đại diện Hoa Kỳ tại Sài Gòn với các nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn tại Dinh Độc Lập và giữa Harriman với Phạm Đăng Lâm - Trưởng phái đoàn quan sát và liên lạc chính quyền Sài Gòn tại Paris.


Sự tranh cãi giữa các quan chức Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn được báo Tin Sớm tường thuật chi tiết trên số báo ngày 25, 26 và 27-11-1968, trong bài viết "Báo chí Hoa Kỳ tiết lộ những chi tiết ly kỳ có tánh cách lịch sử - Bí mật ở Dinh Độc Lập trong 3 đêm "không ngủ" 29, 30, 31-10-1968". Chi tiết như sau:

"Tại Paris, ông Đại sứ Phạm Đăng Lâm vừa trải qua những cuộc bàn cãi thật sôi nổi với phái đoàn Harriman. Trong một phiên họp thật quyết liệt, ông Harriman tuyên bố là Hà Nội (Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - BT) không chịu nhận điều kiện nào của Sài Gòn (Chính quyền Sài Gòn - BT).

Nguyên văn câu kết của ông Harriman như sau:

- Thưa ông Đại sứ, xin ông nhớ những lời tôi vừa nói cho rõ.

Dinh Độc Lập, lúc đó, hai phái đoàn Việt (Chính quyền Sài Gòn - BT) - Mỹ đang họp và bức điện tín của ông Phạm Đăng Lâm đến như một quả bom. Tổng thống Thiệu yêu cầu ông Bunker và phái đoàn Mỹ qua phòng kế bên để phái đoàn Việt Nam (Chính quyền Sài Gòn - BT) họp riêng. Rất bất bình thái độ, lời nói của ông Harriman, Tổng thống VNCH đã đưa bức điện tín của ông Phạm Đăng Lâm cho ông Bunker xem. Ông Bunker cho rằng có lẽ ông Lâm đã hiểu lầm lời nói của ông Harriman....
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 09:49:35 am »

Trong khi đó thì Sài Gòn lại được tin phái đoàn Nguyễn Thị Bình (phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - BT) đã tới Paris. Phía VNCH lên tiếng tố cáo Chánh phủ Mỹ đã phản bội. Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ nói:

Phái đoàn VNCH vẫn có thể gởi phái đoàn đi Paris họp sơ bộ với Hà Nội để sắp đặt thể thức họp sau này với Bắc Việt. Tất nhiên khi nói như thế, bên VNCH không chịu sự xếp đặt của Hoa Kỳ nữa.

Tới chừng đó, Đại sứ Bunker đổi giọng nói rằng chính VNCH phản bội Hoa Kỳ. Ông Berge, Phó Đại sứ Hoa Kỳ, nói:

Nếu VNCH chậm trễ thì Tổng thống Johnson sẽ thẳng tiến và công bố lịnh ngừng oanh tạc một mình.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời lập tức:

Tổng thống Johnson muốn làm thì cứ làm một mình, làm sao VNCH chúng tôi có thể cản ngăn cho được.

11 giờ đêm 31-10, tức 10 giờ trước khi Tổng thống Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc BV,... Thiệu bảo:

Đại sứ Bunker cứ nói VNCH thiếu thiện chí; vậy chớ phe cộng sản có thiện chí không?

Ông Bunker đáp:

Mỹ chưa ngưng oanh tạc Bắc Việt thì đâu có thể nói bên nào thiếu thiện chí cho được (Nguyễn Văn Thiệu nổi giận).

Phó Đại sứ Berger cho rằng nếu Sài Gòn cương quyết để Mặt trận Giải phóng miền Nam ra ngoài thì Mỹ sẽ không ủng hộ lập trường (Sau đó, hai bên tố cáo nhau về việc cung cấp thông tin các cuộc thảo luận giữa Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn cho báo chí).

...

Ngay trong đêm 31-10, VNCH đưa cho ông Bunker bản thảo bức thông cáo chung về vụ ngưng oanh tạc Bắc Việt (vẫn giữ lập trường cũ). 4 giờ sáng... phái đoàn Mỹ về Tòa Đại sứ.... 6 giờ sáng 1-11, phái đoàn Mỹ trở lại Dinh Độc Lập với một bản thảo.... Trong đó, phái đoàn Mỹ bỏ hai chữ sơ bộ (nói về hội nghị Paris). Tổng thống VNCH cho biết nếu phái đoàn Mỹ bỏ hai tiếng sơ bộ thì Sài Gòn sẽ không ký tên vào bức thông cáo chung.

Phái đoàn Mỹ liền ra về.

9 giờ sáng 1-11 (8 giờ tối 31-10 ở Hoa Thịnh Đốn), Sài Gòn nghe lời tuyên bố ngưng oanh tạc đơn phương của Tổng thống Hoa Kỳ"1 (Báo Tin sớm số ra ngày 25, 26 và 27-11-1968, Hồ sơ 1017, ĐIICH, TTLTII).

Sau đó, Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục vin vào cớ không thừa nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để cự tuyệt vòng đàm phán bốn bên về Việt Nam. Trong thông điệp đọc trước Quốc hội chính quyền Sài Gòn ngày 2-11-1968, ông ta tuyên bố:

"Ngưng oanh tạc toàn bộ miền Bắc là một hành động xuống thang chiến cuộc đầy thiện chí, mà cũng đầy nguy hiểm cho cả Việt Nam (Chính quyền Sài Gòn - BT) lẫn đồng minh.

Ngưng oanh tạc là xuống thang chiến cuộc, nên ngưng oanh tạc là để tiến tới hòa bình. Muốn tiến tới hòa bình, việc ngưng oanh tạc toàn thể miền Bắc trước hết phải có đáp ứng bằng một cuộc xuống thang chiến cuộc của miền Bắc.

Sau đó nhà cầm quyền miền Bắc phải nói chuyện trực tiếp với Chánh phủ VNCH một cách nghiêm chỉnh, liên tục, và phải có tiến bộ...

Và Chánh phủ VNCH chỉ chấp nhận nói chuyện với nhà cầm quyền miền Bắc mà thôi. Nói rõ hơn, Chánh phủ VNCH không chấp nhận nói chuyện với cái mà cộng sản gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Vì lẽ, Chánh phủ VNCH từ trước đến nay, đã xác định không bao giờ nhìn nhận Mặt trận Giải phóng miền Nam như một thực thể riêng biệt và độc lập. Do đó, tại một bàn hội nghị, chúng ta chỉ biết có một phái đoàn duy nhất của Hà Nội, và ta chỉ nói chuyện với phái đoàn đó mà thôi"1 (Thông điệp của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đọc trước phiên họp khoáng đại của Lưỡng viện Quốc hội ngày 2-11-1968, Hồ sơ 835, ĐIICCH, TTLTII).


Trên cơ sở lập trường như vậy, Nguyễn Văn Thiệu đặt ra ba điều kiện cho vòng đàm phán sắp tới:

"Thứ nhất, Hà Nội (Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - BT) phải thành thật cam kết với VNCH rằng họ sẵn sàng nói chuyện trực tiếp và nghiêm chỉnh với chúng ta; thứ hai, việc nói chuyện trực tiếp giữa chính phủ ta và Hà Nội sẽ là một giai đoạn thương thuyết hoàn toàn mới, có nghĩa là không thể được xem như một sự tiếp tục của cuộc tiếp xúc thăm dò giữa Hoa Kỳ và Hà Nội hiện nay; thứ ba, Hà Nội không được mang theo cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cùng tham dự hội nghị dưới hình thức một phái đoàn Bắc Việt, nhằm tiến dần đến công thức một chánh phủ liên hiệp"1 (Thông điệp của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đọc trước phiên họp khoáng đại của Lưỡng viện Quốc hội ngày 2-11-1968, Tlđd).


Trước sự ngoan cố của Thiệu, ngày 4-11-1968, Hoa Kỳ cứng rắn tuyên bố sẽ vẫn tiến hành cuộc hội đàm với Việt Nam Dân chù Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày thứ tư (6-11-1968).

Cùng ngày, phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình làm Trưởng đoàn cũng từ Moscovv (Matxcơva, Liên Xô) đến Paris chuẩn bị cho phiên họp ngày 6-11- 1968. Tuy nhiên, qua ngày 5-11-1968, phát ngôn viên Nhà Trắng buộc phải tuyên bố đình hoãn vô thời hạn phiên họp bốn bên về Việt Nam tại Paris với lý do chính quyền Sài Gòn cự tuyệt đàm phán.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 09:52:09 am »

Điện của Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam gửi Hồ Chủ tịch ngày 6-11-19681 (Hồ sơ 857, ĐIICH, TTLTII)



Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 09:55:30 am »

Nhìn vào diễn tiến quá trình đàm phán và các sự kiện đã diễn ra có thể thấy, lý do Nguyễn Văn Thiệu đưa ra chỉ nhằm mục đích trì hoãn vòng đàm phán mới về Việt Nam, ít nhất cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng, Nguyễn Văn Thiệu trì hoãn vòng đàm phán nhằm mục đích đợi chờ sự thắng cử của Nixon - một nhân vật diều hâu, người có nhiều khả năng hỗ trợ ông ta tiếp tục cuộc chiến tranh.


Như mong đợi của Thiệu, chỉ với lời hứa chấm dứt chiến tranh Việt Nam sau 6 tháng, ngày 6-11-1968, Nixon đã đắc cử Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ. Hai ngày sau, ngày 8-11-1968, Nguyễn Văn Thiệu "đăng đàn" tuyên bố "công thức mới" cho cuộc đàm phán. Nội dung cơ bản của tuyến bố tập trung trong các đoạn: "Mặc dầu không có một phần trách nhiệm nào trong việc bế tắc này,... VNCH hôm nay đưa ra một công thức mới, hầu giúp cuộc hòa đàm Ba Lê tránh khỏi bế tắc. Với công thức này, VNCH tán thành hội đàm song phương, mỗi bên chỉ có thể có một phái đoàn duy nhất, do vai chánh yếu lãnh đạo: một bên do VNCH lãnh đạo và một bên do Bắc Việt. Bên chúng ta (Chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ - BT)..., đương nhiên do VNCH lãnh đạo.... Trong phái đoàn bên ta sẽ còn có đại diện của Chánh phủ Hoa Kỳ và nếu cần, sẽ có thêm đại diện các chính phủ đồng minh khác nữa. Bên kia là cộng sản.... Trong phái đoàn của họ có thể có nhân viên của... Mặt trận Giải phóng miền Nam"1 (Bảng hướng dẫn khai thác thắng lợi chính trị của Việt Nam Cộng hòa của Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa ngày 13-1-1968, Hồ sơ 829, ĐIICH, TTLTII). Qua đó cho thấy, lập trường của chính quyền Sài Gòn đã có sự thay đổi căn bản. Từ lập trường "Hà Nội không được mang theo cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cùng tham dự hội nghị dưới hình thức một phái đoàn Bắc Việt" ngày 2-11- 1968, phải "xuống thang" chấp nhận sự tham gia của phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Và dù tuyên bố chỉ thừa nhận vị thế của phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là thành viên của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng trên thực tế, chính quyền Sài Gòn đã buộc phải ngồi vào bàn đàm phán bốn bên về Việt Nam tại Paris.


Ngày 27-11-1968, chính quyền Sài Gòn ra tuyên bố, thông báo "quyết định tham dự một cuộc hội đàm hoàn toàn mới tại Ba Lê"1 (Tuyên bố của Việt Nam Cộng hòa ngày 27-11-1968, Hồ sơ 829, ĐIICH, TTLTII). Tuy nhiên, do không thông qua Quốc hội nên quyết định của chính quyền Thiệu vi phạm nghiêm trọng hiến pháp của chế độ và bị một nghị sĩ Quốc hội Sài Gòn lên tiếng tố cáo. Ngày 30-11-1968, để "chữa cháy", chính quyền Thiệu gửi công văn tới Chủ tịch Thượng nghị viện, yêu cầu ông này triệu tập "kín và khẩn cấp"2 (Công văn ngày 30-11-1968 của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 833, ĐIICH, TTLTII) Quốc hội Sài Gòn để biểu quyết cho chính quyền tham dự hội đàm Paris3 (Công văn ngày 4-2-1968 của Thượng nghị viện Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 833, ĐIICH, TTLTII). Ngày 4-12- 1968, Thượng nghị viện Sài Gòn nhóm họp và biểu quyết thông qua cho một quyết định đã được ban bố. Sự kiện này cho thấy rõ tính "dân chủ" của chế độ Thiệu - cái mà Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn luôn cố gắng chứng tỏ trước dư luận, để rêu rao tính hợp hiến của chính thể cộng hòa.


Sau đó, ngày 7-12-1968, Nguyễn Văn Thiệu cử phái đoàn do Phạm Đăng Lâm làm Trưởng đoàn, dưới sự cố vấn trực tiếp của Nguyễn Cao Kỳ - Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn, đi Paris tham dự hội đàm.

Cùng thời điểm chính quyền Sài Gòn tuyên bố tham dự hòa đàm, ngày 27-11-1968 (ngày 26-11-1968 giờ Washington), Hoa Kỳ phát đi tuyên bố "giải đáp những vấn đề mà Chánh phủ VNCH đã nêu lên về một cuộc hội nghị mới ở Ba Lê"1 (Tuyên bố của Chánh phủ Hoa Kỳ 27-11-1968, Hồ sơ 829, ĐIICH, TTLTII) nhằm "phủ dụ" chính quyền Sài Gòn. Trong tuyên bố, Hoa Kỳ tỏ ra khá "nhũn nhặn", nhất là các đoạn nói về vai trò trong đàm phán của chính quyền Sài Gòn: "Trong cuộc hội đàm mới tại Ba Lê, phái đoàn VNCH sẽ đóng một vai trò chánh như đã minh thị xác nhận trong thông cáo Honolulu hồi tháng bảy. VNCH sẽ lãnh đạo và sẽ giữ vai phát ngôn chánh trong tất cả các vấn đề có liên hệ chính yếu đến miền Nam Việt Nam... Chánh phủ Hoa Kỳ sẽ cộng tác hết sức chặt chẽ với Chánh phủ VNCH và sẽ liên tục tham khảo ý kiến các quốc gia đồng minh"2 (Tuyên bố của Chánh phủ Hoa Kỳ 27-11-1968, Tlđd). Nó hoàn toàn trái ngược với thái độ quyết liệt của Hoa Kỳ trong những ngày cuối tháng 10-1968. Đồng thời, bản tuyên bố cũng bộc lộ rõ âm mưu đàm phán của Hoa Kỳ trong thời điểm giao thời giữa hai nhiệm kỳ tổng thống. Hoa Kỳ chủ trương giữ vai trò điều khiển, đưa chính quyền Sài Gòn ra đóng vai trò là nhân vật chính của cuộc đàm phán, âm mưu lái Hội nghị Paris về Việt Nam từ bàn đàm phán bốn bến thành bàn đàm phán của "hai phe" cộng sản (Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) và quốc gia (Chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ).


Do đó, trong thời gian hơn một tháng sau đó (từ ngày 7-12-1968 đến ngày 15-1-1969), Hội nghị Paris về Việt Nam chỉ họp thảo luận về vấn đề thủ tục, trong đó phần lớn thời gian được dành để đi đến thống nhất về hình thể của chiếc bàn hội nghị và hình thức rút thăm phát biểu.


Phía Hoa Kỳ liên tục đưa ra nhiều "sáng kiến" về hình thể chiếc bàn để cố gắng thể hiện khái niệm "hai phe" trong đàm phán. Đầu tiên, phái đoàn Hoa Kỳ đề nghị bàn chữ nhật để thể hiện vấn đề đàm phán hai phe. Trong đó, phía Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngồi một bên.


Ngày 12-12-1968, sau khi thảo luận lần thứ ba với phái đoàn Sài Gòn, phái đoàn Hoa Kỳ có đề nghị thứ tư về hình thể chiếc bàn: loại hình bàn mới gồm hai hình bán nguyệt do một bàn tròn cắt đôi và đặt cách khoảng đối diện nhau1 (Bản tin AFP 12/12, Hồ sơ 1003, ĐIICH, TTLTII).


Ngày 2-1-1969, trong phiên họp thảo luận về vấn đề thủ tục, lần đầu tiên có sự tham dự của bốn bên, phái đoàn Hoa Kỳ và Sài Gòn đưa ra cùng một lúc sáu kiểu hình thể bàn họp.

Ngày 4-1-1969, phái đoàn Sài Gòn tại Paris công bố thông cáo về vấn đề thủ tục của Hội nghị Paris, cố đưa ra lý do cho chiến thuật đàm phán hai phe của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Theo đó:

"Những đề nghị đó gồm sáu kiểu bàn mới (đề nghị ngày 2-1-1969) kể cả những bàn tròn với những dấu hiệu để chứng tỏ bằng một cách này hay một cách khác sự hiện diện của hai phe đối diện nhau trong một cuộc tranh chấp. Những kiểu bàn đó... ý niệm "một hội nghị song phương". Với việc cộng sản được trọn quyền định chỗ ngôi của họ theo ý họ muốn...


Vấn đề cờ và bảng tên... trong một hội nghị quốc tế chỉ những phái đoàn có chánh phủ mới được quyền có cờ. Phe đồng minh đại diện cho hai chánh phủ nên có quyền có hai cây cờ. Phe cộng sản chỉ có quyền có một cây cờ cho phái đoàn Bắc Việt, cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam không được quyền có cờ vì họ không có chánh phủ.


Về thứ tự phát biểu ý kiến, hai phái đoàn VNCH và Hoa Kỳ đã đề nghị... là rút thăm giữa hai bên. Phe cộng sản có thể có hai phát ngôn viên nếu họ muốn và họ cũng trọn quyền quyết định về thứ tự nói trước nói sau giữa họ với nhau"1 (Bản dịch Thông cáo của phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tại Paris ngày 4-1-1969, Hồ sơ 1003, ĐIICH, TTLTII).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 10:00:58 am »

Ngày 13-1-1969, phái đoàn Hoa Kỳ tiếp tục đề nghị hai kiểu bàn hội nghị: thứ nhất là một bàn tròn đầy được chia đôi bằng một sợi dây; thứ hai là một bàn tròn hình bánh còng, nhưng được chia làm đôi bằng một lằn mực vẽ trên mặt bàn2 (Bản tin của Việt Tấn xã Việt Nam Cộng hòa số NVM/6b, Hồ sơ 1003, ĐIICH, TTLTII).


Thực chất chiến thuật của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn là cố gắng bác bỏ tư cách độc lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong đàm phán, phá bỏ chính nguyên tắc mà chính họ đã đề ra - nguyên tắc vấn đề miền Nam Việt Nam do các bên miền Nam Việt Nam tự giải quyết.


Sớm nhận biết âm mưu của Hoa Kỳ, ngay sau khi kết thúc vòng đàm phán hai bên, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tỏ rõ lập trường đàm phán bốn bên và chủ trương các phái đoàn phải được bình đẳng, độc lập với nhau và đề nghị một bàn vuông, bốn đoàn ngồi bốn cạnh hoặc bốn bàn riêng biệt đặt theo hình tam giác hoặc hình tròn. Trong vấn đề rút thăm phát biểu, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết yêu cầu tổ chức rút thăm có sự tham dự của cả đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn, không phải chỉ giữa đại diện hai phe như Hoa Kỳ đề nghị3 (Bản tin của Việt Tấn xã Việt Nam Cộng hòa số NVM.8b, Tlđd). Nhưng cả Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đều ra sức cự tuyệt. Với việc Hoa Kỳ ngoan cố sử dụng khái niệm đàm phán hai phe, sau nhiều phiên họp, vấn đề thủ tục của vòng đàm phán bốn bên về Việt Nam tại Paris không thể khai thông.


Trong thời điểm đàm phán bế tắc, Nixon chọn Henry A. Kissinger làm cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và cử Henry Cabot Lodge thay thế Averell Harriman làm Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tại Paris. Một số nhà phân tích chính trị ở phương Tây đánh giá động thái này là sự thay đổi chính sách đàm phán của Hoa Kỳ. Dựa vào quan điểm của Henry Kissinger - quan điểm được đánh giá là nguyên do chính khiến Nixon chọn Kissinger làm cố vấn, trong bài nghiên cứu về Hội nghị Paris đăng trên Tạp chí Foreign Affairs tháng 1-1969, Daniel Teodoru và một số nhà phân tích đánh giá chính sách của Nixon về Việt Nam sẽ trở nên cứng rắn. Daniel Teodoru đánh giá giá trị bài viết của Kissinger là "ở chỗ nó là một bài chỉ trích mạnh dạn các cuộc thương thuyết của chánh phủ Johnson với Hà Nội và các cố gắng để buộc VNCH tham dự hội nghị"1 (Phân tích của Daniel Teodoru trong bài "Quyết định của Tổng thống Nixon tùy thuộc ở nhân dân Việt Nam", Hồ sơ 1003, ĐIICH, TTLTII). Và trích lại nguyên văn lời của Kissinger: "nếu các cuộc thương thuyết mang tới cảm tưởng đó là một cuộc đầu hàng trá hình, thì sẽ chẳng còn gì nữa để mà thương thuyết"2 (Daniel Teodoru trích lại lời của Henry Kissinger trong bài "Quyết định của Tổng thống Nixon tùy thuộc ở nhân dân Việt Nam", Hồ sơ 1003, ĐIICH, TTLTII). Cũng với quan điểm đó, Kissinger bình luận: "Đối với Sài Gòn thì địa vị của Mặt trận Giải phóng không thể được coi là một vấn đề thủ tục. Đối với VNCH đó hầu như là vấn đề then chốt của chiến cuộc. Hoa Thịnh Đốn phải gánh chịu ít ra là một phần trách nhiệm trong việc tìm hiểu chiều sâu và sự trầm trọng của mối quan tâm này... Việc Sài Gòn ngần ngại không muốn công nhận Mặt trận Giải phóng có địa vị ngang hàng rất dễ hiểu vì việc này có thể ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề khác, từ việc ngưng chiến tới cơ cấu nội bộ"3 (Daniel Teodoru trích lại lời của Henry Kissinger trong bài "Quyết định của Tổng thống Nixon tùy thuộc ở nhân dân Việt Nam", Hồ sơ 2003, ĐIICH, TTLTII). Để sửa sai quyết định của chính quyền Johnson, Kissinger đề nghị Hoa Kỳ không giữ vai trò trong các giải pháp chính trị cho Việt Nam. Ông ta lập luận rằng: "Bất cứ cuộc thương thuyết nào về điểm này; Hoa Kỳ rất có thể chỉ đưa tới một sự bế tắc hay một sự sụp đổ của Sài Gòn"1 (Daniel Teodoru trích lại lời của Henry Kissinger trong bài "Quyết định của Tổng thống Nixon tùy thuộc ở nhân dân Việt Nam", Hồ sơ 2003, ĐIICH, TTLTII). Đối với chính quyền Sài Gòn, Kissinger gợi ý phương cách để phá vỡ Hội nghị bốn bên về Việt Nam: "Nếu họ (Chính quyền Sài Gòn - BT) chống đối mãi, họ sẽ không phải đi Ba Lê bởi vì các cuộc thương thuyết ở đây có thể bị hy sinh nhường chỗ cho các cuộc thương thuyết riêng tư và kín ngoài tầm soi mói của báo chí. Nó lại còn loại bỏ được mối lo Hoa Kỳ sẽ bán đứng Việt Nam (Chính quyền Sài Gòn - BT). Vì nó bảo đảm là Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào các cuộc thương thuyết và ngăn cản việc quân đội Hoa Kỳ triệt thoái mà không có sự rút khỏi miền Nam Việt Nam của quân Bắc Việt (Quân đội nhân dân Việt Nam - BT)"2 (Phân tích của Daniel Teodoru trong bài "Quyết định của Tổng thống Nixon tùy thuộc ở nhân dân Việt Nam", Hồ sơ 2003, ĐIICH, TTLTII).


Mặc dù, bài viết của Henry Kissinger được công bố trước khi Nixon vào Nhà Trắng, nhưng quan điểm cơ bản của nó đã được chính quyền Nixon sử dụng trong quá trình đàm phán tại Paris. Qua quan điểm của Kissinger có thể thấy, vấn đề đàm phán bốn bên hay hai phe không đơn thuần mang tính thủ tục. Cả Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đều lo sợ, bất cứ sự thừa nhận nào đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt với tư cách là một "thực thể chính trị độc lập" sẽ dẫn tới giải pháp chính phủ liên hiệp - giải pháp mà phần thắng chắc chắn thuộc về những người cộng sản. Đồng thời, những "tiên đoán" của Kissinger về diễn trình của cuộc đàm phán, trên thực tế cũng đã xảy ra. Ở giai đoạn sau của Hội nghị Paris, về cơ bản thỏa thuận của các bên tham gia đàm phán chỉ đạt được thông qua các cuộc tiếp xúc bí mật hay các cuộc phiên họp kín, đặc biệt là cuộc gặp gỡ bí mật giữa Kissinger và Cố vấn Lê Đức Thọ cùa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Sự "cứng rắn" của Hoa Kỳ khiến làn sóng lo ngại về việc Hội nghị Paris về Việt Nam bị phá vỡ ngày càng tăng. Đặc biệt, một số chính khách Hoa Kỳ đã đưa ra lập luận: Chính quyền Sài Gòn và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam "nên được coi ngang hàng để giúp cuộc Hội đàm Ba Lê có thể khai diễn"1 (Tổng trưởng Ngoại giao Thái Lan Khoman bình luận về những áp lực đối với Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 1003, ĐIICH, TTLTII).


Cũng trong mục đích giải tỏa sự bế tắc, Đại sứ Liên Xô tại Pháp, ông Oborenko đưa ra gợi ý về vấn đề thủ tục của Hội nghị Paris. Theo đó, bàn hội nghị là một bàn tròn, hai đầu đặt một bàn hình chữ nhật cho thư ký; các phái đoàn tham gia sẽ không đề bảng tên và cắm cờ; vị trí phát biểu sẽ được quyết định bằng cách nhờ đại diện của nước chủ nhà Pháp rút thăm. Đây là một giải pháp mang tính dung hòa, có sự nhượng bộ giữa các bên và không thể hiện đó là cuộc đàm phán bốn bên hay hai bên. Giải pháp này ngay sau đó nhận được sự đồng thuận của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 10:02:23 am »

Ngày 16-1-1969, không còn lý do để trì hoãn, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn công bố thông cáo "chấp nhận" đàm phán. Trong thông cáo, chính quyền Sài Gòn cố ý nhắc lại nhiều lần các cụm từ "hai bên", "phía ta", "phía bên kia",... âm mưu khẳng định lập trường "hai phe" trong đàm phán. Toàn văn thông cáo như sau:


"Hôm nay 16 tháng 1 năm 1969, tại Ba Lê đã có sự thỏa thuận giữa phe ta gồm Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ với phe cộng sản Bắc Việt và tổ chức phụ thuộc của họ mệnh danh là Mặt trận Giải phóng miền Nam, về hình thể bàn họp và một số thủ tục. Do sự thỏa thuận này, buổi họp đầu tiên của cuộc hội đàm hoàn toàn mới về Việt Nam tại Ba Lê sẽ được triệu tập vào ngày thứ bảy 18-1-1969 lúc 10 giờ 30.


Cuộc hội đàm mới này sẽ là một cuộc hội đàm thu hẹp, do những phó trưởng đoàn đại diện và sẽ họp kín để bàn về những thủ tục liên quan đến sự triệu tập buổi họp khoáng đại chính thức.

Hai bên đã thỏa thuận về một bàn họp tròn có hai bàn chữ nhật đặt ở hai đầu của một đường kính của bàn tròn và cách bàn tròn 45 phân. Hai bàn chữ nhật dùng cho thư ký đoàn.

Hai bên thỏa thuận sẽ không có cắm cờ và không đặt bảng tên trên bàn hội nghị.

Hai bên còn thỏa thuận phía ta (Chính quyền Sài Gòn - BT) sẽ nói trước trong buổi họp đầu tiên vào ngày thứ bảy tới. Đại diện của VNCH sẽ phát ngôn khai mạc rồi đến đại diện phái đoàn Hoa Kỳ1 (Để hội nghị bốn bên về Việt Nam nhanh chóng được khai mạc, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đề nghị bỏ qua thủ tục rút thăm thứ tự phát biểu, "nhường" phái đoàn Hoa Kỳ phát biểu trước. Nhưng với chiến thuật đàm phán "hai phe", phái đoàn Hoa Kỳ để cho đoàn Sài Gòn phát biểu khai mạc). Sau khi phía ta nói xong đến lượt phía bên kia nói.


Đến phiên họp sau, thứ tự nói sẽ thay đổi lại, nghĩa là phía được nói trước lần này kỳ tới sẽ phải nói sau.

Hình thể chiếc bàn và thủ tục phát biểu ý kiến như vừa trình bày ở trên đã tôn trọng nguyên tắc song phương mà Chính phủ VNCH và Chính phủ Hoa Kỳ vẫn chủ trương"2 (Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa ngày 16-1-1969, Hồ sơ 32239A, PTTg, TTLTII).


Theo đúng lịch trình, ngày 18-1-1969, diễn ra phiên họp kín, thu hẹp giữa các phó trưởng đoàn tại "phòng số năm tầng trệt của Trung tâm Hội nghị quốc tế, Đại lộ Kleber, Ba Lê 16. Phòng có bề dài 10 thước 45 và bề ngang 9 thước 45. Trước có ba cửa ra vào nhưng một cửa vừa được bít kín lại nên chỉ còn hai cửa"1 (Việt Nam Cộng hòa Thông tấn xã số 6.521 ngày 18-1-1969, Hồ sơ 1003, ĐIICH, TTLTII). Trong phòng bố trí "bàn tròn và cả hai bàn chữ nhật được trải nỉ xanh, các ghế đều là loại ghế sườn sắt xi tráng bọc da đen"2 (Việt Nam Cộng hòa Thông tấn xã số 6.521 ngày 18-1-1969, Tlđd). Phiên họp có sự tham dự của "tất cả 24 người, gồm 16 đại biểu ngồi quanh bàn tròn và tám nhân viên thư ký đoàn"3 (Việt Nam Cộng hòa Thông tấn xã số 6.521 ngày 18-1-1969, Tlđd). Đến dự, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có "8 đại biểu và 4 nhân viên thư ký đoàn"4 (Việt Nam Cộng hòa Thông tấn xã số 6.521 ngày 18-1-1969, Tlđd); phái đoàn Hoa Kỳ gồm "gồm một đại biểu chính thức, Đại sứ Cyrus Vance và ba đại biểu phụ" cùng hai thư ký5 (Việt Nam Cộng hòa Thông tấn xã số 6.521 ngày 18-1-1969, Tlđd); phái đoàn Sài Gòn "gôm Nguyễn Xuân Phong đại biểu chính thức và ba đại biểu phụ không chính thức là Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Văn An và Nguyễn Triệu Đan - phát ngôn viên của phái đoàn" và hai thư ký6 (Việt Nam Cộng hòa Thông tấn xã số 6.521 ngày 18-1-1969, Tlđd).


Sau 5 giờ 10 phút nhóm họp, các bên tham dự cùng nhất trí thông qua những nguyên tắc thủ tục cho các cuộc đàm phán chính thức. Cụ thể, các bên cùng thống nhất:

1. Ngôn ngữ: Anh, Việt và tiếng Pháp là ngôn ngữ dùng để làm việc;

2. Thành phần phái đoàn: 15 người cho mỗi phái đoàn;

3. Địa điểm: Một phòng họp khác rộng hơn;

4. Cách xếp chỗ ngồi: như phiên họp này;

5. Báo chí: được vào phòng họp trong 15 phút đầu;

6. An ninh, trật tự: do Pháp đảm nhiệm;

7. Ghi âm: được phép, nhưng không có biến chung của buổi họp;
   
8. Máy quay phim và vũ khí: cấm;

9. Thứ tự phát biểu: các đoàn thay phiên phát biểu;

10. Vấn đề thủ tục sẽ không cần phải thông qua trong một buổi họp chính thức.


Những vấn đề các bên chưa thống nhất, nhưng nhất trí thông qua:

- Danh hiệu của hội nghị, phái đoàn Sài Gòn và Hoa Kỳ đề nghị gọi là "cuộc hội đàm Ba Lê (hay Paris) về Việt Nam"; phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đề nghị gọi là "Hội nghị Paris về Việt Nam". Sau khi thảo luận, các bên thống nhất, tùy theo cách gọi của các đoàn.

- Về lập trường đàm phán song phương và đàm phán bốn bên, các bên tiếp tục bảo lưu quan điểm và không coi đó là vấn đề có thể làm gây ngưng trệ cuộc đàm phán chính thức.

Ngày 20-1-1969, Nixon chính thức bước vào Nhà Trắng, nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ. Như quan điểm về hòa đàm của Kissinger nêu trong tạp chí Foreign Affairs, Nixon tiếp tục áp dụng chiến thuật đàm phán hai phe, để chính quyền Sài Gòn giữ vai trò chính. Về nội dung đàm phán, Hoa Kỳ không thảo luận các vấn đề liên quan đến chính trị ở miền Nam Việt Nam mà chỉ đưa ra các yêu cầu đơn thuần về quân sự giữa Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 10:04:22 am »

Diễn văn của đại diện phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình tại phiên họp ngày 18-1-19691 (Hồ sơ 970, ĐIICH, TTLTII)






Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2022, 10:08:09 am »

10 giờ 30 ngày 25-1-1969, phiên họp khai mạc Hội nghị bốn bên về Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Đại lộ Kleber, Paris.

Tham gia hội nghị:

Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm:

1. Ô. Xuân Thủy   Bộ trưởng, Trưởng đoàn;

2. Ô. Lê Đức Thọ   Cố vấn đặc biệt của Trưởng đoàn;

3. Ô. Hà Văn Lâu   Đại sứ, ủy viên;

4. Ô. Nguyễn Minh Vỹ Đại biểu Quốc hội, ủy viên;

5. Ô. Trần Công Tường Đại biểu Quốc hội, ủy viên;

6. Ô. Mai Văn Bộ   Tổng Đại diện Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cạnh Chính phủ Cộng hòa Pháp, ủy viên;

7. Ô. Nguyễn Thành Lê Phát ngôn viên;

8. Ô. Phan Hiền   ủy viên;

9. Ô. Hoàng Hoa   Cố vấn;

10. Ô. Lê Quang Hiệp   Cố vấn;

11. Ô. Nguyễn Việt   Chánh văn phòng;

12. Bà Vũ Thị Đạt    phụ trách lễ tân;

13. Ô. Phan Văn Nam   chuyên viên;

14. Ô. Phạm Thế Đống   chuyên viên;

15. Ô. Nguyễn Đôn Tự   chuyên viên;

16. Ô. Phạm Lâm      chuyên viên;

17. Ô. Đặng San      chuyên viên;

18. Ô. Trần Hoàn    chuyên viên;

19. Ô. Trần Quang Cơ    chuyên viên;

20. Ô. Trịnh Ngọc Thái    chuyên viên;

21. Ô. Đặng Nghiêm Bái    chuyên viên;

22. Ô. Bùi Hữu Nhân    phụ trách báo chí;

23. Ô. Nguyễn Đình Phương    phiên dịch;

24. Ô. Trần Trang Trọng    phiên dịch;

25. Ô. Vũ Văn Thanh    phiên dịch;

26. Ô. Hà Huy Tâm    phiên dịch;

27. Ô. Phạm Ngạc    phiên dịch1 (Danh sách phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris về Việt Nam (ngày 24-1-1969), Hồ sơ 967, ĐIICH, TTLTII);


Phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam:

1. Ô. Trần Bửu Kiếm    Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại, Trưởng đoàn

2. Bà Nguyễn Thị Bình Ủy viên Ủy ban Trung ương, Phó trưởng đoàn

3. Ô. Trần Hoài Nam    Ủy viên Ủy ban Trung ương, Phó trưởng đoàn kiêm phát ngôn viên

4. Ô. Nguyễn Văn Tiến Ủy viên Ủy ban Trung ương, thành viên

5. Ô. Đinh Bá Thi thành viên

6. Bà Đỗ Thị Duy Liên thành viên

7. Ô. Trần Văn Tư thành viên

8. Ô. Đặng Văn Thu    thành viên

9. Ô. Dương Đình Thảo Cố vấn

10. Ô. Lý Văn Sáu    Cố vấn

11. Ô. Đặng Ninh Đăng chuyên viên thư ký

12. Bà Nguyễn Ngọc Dung    chuyên viên thư ký

13. Ô. Phan Nhẫn    chuyên viên thư ký

14. Bà Phạm Thanh Vân    phiên dịch

15. Ô. Trịnh Văn Ánh phiên dịch1 (Danh sách phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam (ngày 24-1-1969), Hồ sơ 967, ĐIICH, TTLTII)


Danh sách phái đoàn Hoa Kỳ:

1. Henry Cabot Lodge    Trưởng đoàn

2. Cyrus R. Vance    Phát ngôn viên

3. Lawrence E. Walsh Đại diện Tổng thống Hoa Kỳ

4. Marshall Green    Cố vấn

5. Philip C. Habib    Cố vấn

6. Tướng G.M. Seignious Cố vấn

7. Tướng Weyand    Cố vấn

8. Harold Kaplan    Cố vấn

9. Robert H. Miller   Cố vấn;

10. Carl F. Salans      Cố vấn;

11. Andrew B. Anderson    chuyên viên;

12. Đại tá Paul Gorman    chuyên viên;

13. John D. Negroponte   chuyên viên;

14. Richard C. Holbrooke   chuyên viên;

15. Alec B. Toumayan    Thông dịch viên;

16. Porson             Thông dịch viên;

17. Arnold A. Coin       Thư ký;

18. Glennae W. Hughes   Thư ký1 (Danh sách phái đoàn Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris về Việt Nam (tính đến ngày 28-2-1969), Hồ sơ 16665, ĐIICH, TTLTII).


Danh sách phái đoàn chính quyền Sài Gòn:

1. Phạm Đăng Lâm    Trưởng đoàn kiêm phát ngôn viên;

2. Nguyễn Xuân Phong thành viên, phát ngôn viên;

3. Nguyễn Thị Vui    thành viên, phát ngôn viên;

4. Vương Văn Bắc    thành viên, phát ngôn viên;

5. Nguyễn Ngọc Huy   thành viên;

6. Nguyễn Phương Thiệp thành viên;

7. Nguyễn Phú Đức    thành viên, phát ngôn viên;

8. Phan Văn Thính    Cố vấn;

9. Nguyễn Quốc Định   Cố vấn;

10. Nguyễn Đắc Khê    Cố vấn;

11. Nguyễn Ngọc Linh Cố vấn;

12. Nguyễn Văn An   Cố vấn;

13. Nguyễn Triệu Đan   Cố vấn;

14. Lê Văn Lợi       Cố vấn;

15. Nguyễn Huy Lợi   Cố van;

16. Hoàng Ngọc Lung   chuyên viên;

17. Tô Văn Kiểm    chuyên viên;

18. Trần Văn Đôn    chuyên viên;

19. Vũ Khắc Thu    chuyên viên;

20. Phạm Huy Bách    chuyên viên;

21. Bửu Sao       chuyên viên;

22. Nguyễn Thị Đức    thư ký1 (Thành phần phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tại Hội nghị Paris về Việt Nam (ngày 29-1-1969), Hồ sơ 966, ĐIICH, TTLTII);
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2022, 07:02:49 am »

Sơ đồ phòng họp và chỗ ngồi của các phái đoàn tại Hội nghị Paris về Việt Nam1
(Hồ sơ 16665, PTTg, TTLTII)




Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM