Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:49:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ cây giáo đến khẩu súng - Tập 4  (Đọc 1550 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #20 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2022, 07:52:29 am »

Cuộc chiến tranh xâm lược nãm 1789 thất bại với 29 vạn quân bị đánh tan, chưa đầy nửa tháng sau, triều đình Mãn Thanh đã mưu toan huy động quân lính 9 tỉnh, hòng tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược nữa để trả thù. Với tư thế chiến thắng (mà người đại diện xuất sắc cho dân tộc ta lúc bấy giờ là Ngô Thì Nhậm) đã dùng lý luận đanh thép trong nhiều lần thương lượng, cuối cùng đã thành công trong một cuộc chiến tranh “không đánh mà thắng”. Như vậy, rõ ràng là chỉ bằng những lượt gặp gỡ thương lượng, trao đổi công văn, thư từ qua lại giữa hai nước, một cuộc chiến tranh xâm lược đã nhanh chóng bị đập tan. Hay nói một cách khác, nó đã không đủ khả năng để “cháy thành ngọn lửa” vì rằng chiến thắng lẫy lừng Ngọc Hồi - Đông Đa từ trong cuộc chiến tranh trước đã tạo nên sức mạnh chiến thắng cho cuộc chiến tranh sau.


Đến thế kỷ XX, đánh và đàm vẫn giữ nguyên mối quan hệ biện chứng như đã diễn ra trong lịch sử. Những kẻ xâm lược cũng từng dùng đàm trên cơ sở của đánh và không phải không đe dọa được một số quốc gia nào đấy trên thế giới, nhưng trong thế kỷ này, mưu mô đó đã hai lần thất bại lớn ở Việt Nam. Lần thứ nhất là trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), và lần thứ hai là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975). Cả hai lần thất bại đó cũng chính là hai lần thắng lợi lớn trong quá trình đấu tranh cách mạng, tính từ năm 1945 đến nay của dân tộc ta và đã được hai hội nghị quốc tế: Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hội nghị Paris về Việt Nam (1968 - 1973) xác nhận. Kết quả của hội nghị thứ nhất là bản “Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, ký kết ngày 20 tháng 7 nảm 1954; kết quả của hội nghị thứ hai là bản “Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam”, ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973. Đây là hai hiệp định mang tính quốc tế, quyết định con đường đi tới của nước Việt Nam thời hiện đại.


Ai cũng biết, trước tình hình gấp rút, khẩn trương chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp, từ kinh nghiệm lịch sử, dân tộc ta đã biết rõ là nếu để chiến tranh xảy ra, sẽ gây nên những hậu quả khôn lường: nền kinh tế bị tàn phá, nền văn hoá bị huỷ hoại. Nhằm cứu vãn tình hình, đẩy lùi nạn “can qua”, ngay từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến cuối năm 1946, Đảng ta chủ trương "hoà đế tiến”, thực chất là muốn thông qua gặp gỡ, trao đổi, thương lượng với Chính phủ Pháp mong giữ lấy hoà bình như đã ký Hiệp định sơ bộ 6-3, Tạm ước 14-9... Thế nhưng, phía sau những lời nói tuy đầy đủ chính nghĩa, hết mực chân thành đó, song vẫn chưa đủ điều kiện để đi tới mục đích vì ở vào thời điểm ấy chúng ta còn thiếu thực lực: ngôn ngữ ngoại giao còn “nhẹ cân'’, vì chưa được những chiến thắng quân sự làm tăng thêm sức nặng. Bởi vậy, nhân dân ta buộc phải cầm vũ khí. Biết được sự “thiếu cân đối” giữa sức mạnh chính nghĩa và sức mạnh bạo lực cần thiết của đối phương, từ Đông - Xuân 1953-1954, thực dân Pháp (cụ thể là kế hoạch Nava) định lấy Điện Biên Phủ để hù doạ dân tộc ta song thế cờ đã bị lật ngược. Chỉ một ngày sau chiến thắng “chấn động địa cầu”, ngày 8 tháng 5 năm 1954, kẻ xâm lược đã buộc phải mời đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngồi vào bàn thương lượng cùng với tám đoàn đại biểu chính thức: Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia và chính quyền bù nhìn Bảo Đại. Đây là lần thứ hai, đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hoà chính thức gặp đoàn đại biểu Pháp trên bàn hội nghị. Lần đàm phán đầu tiên diễn ra tại Hà Nội năm 1946, đi đến việc ký Hiệp định sơ bộ 6-3. Hai lần gặp cách nhau hơn 8 năm với bao thay đổi mà thay đổi lớn nhất là cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi vang dội mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng phải mất 75 ngày đấu tranh quyết liệt, qua 31 phiên họp, trong đó có 7 phiên họp toàn thể và 24 phiên họp hẹp cấp trưởng đoàn, cuối cùng Hiệp định Giơnevơ mới được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, chấp nhận quyền độc lập tự do của dân tộc ta, dù chỉ là trên nửa nước, sở dĩ có tình trạng giằng co như vậy là vì tuy đã giành được thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ song tương quan lực lượng quân sự hai bên vào lúc đó, phía ta chưa đủ mạnh. Lợi dụng tình hình này, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tìm mọi cách trì hoãn, gây sức ép hòng kiếm có gây chiến tranh thôn tính nước ta. Bởi lẽ trên thực tế họ vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Nhưng khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, trước hết cũng đã tạo thành một cam kết quốc tế đầu tiên có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Với tinh thần ấy, cuộc đàm phán lần này không chỉ tiến hành giữa hai “đối thủ” trực tiếp là Việt Nam và Pháp như hồi năm 1946, vì tình hình thế giới lúc ấy đã có nhiều chuyển biến, mà còn có sự tham gia của cả 5 nước lớn như đã nói. Việt Nam dân chủ cộng hoà là một bên chủ yếu trong chiến tranh đã được mời đến dự Hội nghị Giơnevơ để bàn về việc chấm dứt cuộc chiến. Cuối cùng, điều khác biệt quan trọng nhất chính là những thành tựu chúng ta đã giành được trong các văn kiện của Hiệp định Giơnevơ.


Bây giờ, bằng phương pháp đối chiếu, so sánh, chúng ta sẽ thấy rõ được bước phát triển về kết quả thương lượng từ Hiệp định sơ bộ 1946 đến Hiệp định Giơnevơ 1954. Nếu như trong Hiệp định sơ bộ đoàn đại biểu Pháp cố né tránh từ “độc lập” mà chỉ công nhận Việt Nam là một “quốc gia tự do”, một khái niệm mơ hồ, không rõ ràng, thì sau 9 năm kháng chiến, Hội nghị Giơnevơ đã khẳng định: "Hội nghị tuyên bố đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ" và ''Hội nghị chứng nhận tuyên bố của chính phủ Pháp sẽ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Cao Miên, Lào và Việt Nam”. Cũng trong Hiệp định sơ bộ, chúng ta phải nhân nhượng, chấp nhận cho 15 ngàn quân Pháp vào phía bắc vĩ tuyến 16, thay thế 20 vạn quấn Tưởng rút về nước thì Hiệp định Giơnevơ đã quy định quân Pháp phải tập kết ở phía nam vĩ tuyến 17 để sau đó rút ra khỏi Đông Dương. “Hội nghị chứng nhận tuyên bố của chính phủ Pháp nói rằng sẵn sàng rút quân đội ra khỏi Cao Miên, Lào và Việt Nam”.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #21 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2022, 07:53:30 am »

Như vậy, chính phủ Pháp đã chính thức tuyên bố với sự chứng nhận quốc tế về hai điều cơ bản là, công nhận nền độc lập của Việt Nam và rút quân khỏi Việt Nam, điều mà trong Hiệp định sơ bộ từ 8 năm trước, chúng ta phải nhân nhượng. Đó chính là kết quả chủ yếu của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, của những chiến thắng vang dội trên chiến trường. Bên cạnh đó, dân tộc ta còn nhờ vào sự đóng góp, sự đồng tình ủng hộ của bè bạn quốc tế, trong đó có công sức không nhỏ của các nước xã hội chủ nghĩa và các phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa. Riêng về ý nghĩa đối với các phong trào hoà bình trên thế giới, cần nhấn mạnh hai vấn đề. Một là thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng tỏ thực dân Pháp to lớn đến như thế nhưng vẫn bị một nước nhỏ bé đánh bại. Hai là thành công của Hiệp định Giơnevơ buộc Pháp phải cam kết rút quân khỏi ba nước Đông Dương. Bởi lẽ Pháp đã mất uy thế về chính trị, nghĩa là phải chấp nhận những điều kiện về đàm của đối phương, sau khi đã mất uy thế lớn về quân sự, nghĩa là đã thua to về đánh trên chiến trường. Xét thêm về mặt ý nghĩa, Hiệp định Giơnevơ còn là vũ khí chủ yếu để Việt Nam đấu tranh pháp lý trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ và chính những nội dung của Hiệp định này đã tạo thành cốt lõi của Hiệp định Paris năm 1973, đưa nước ta tới thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.


Tuy vậy, trong nội dung Hiệp định Giơnevơ cũng còn có những vấn đề chưa được giải quyết: đất nước chưa hoàn toàn thống nhất, hai miền Nam - Bắc tạm thời bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17 với thời hạn 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử. Trong tương quan lực lượng giữa ta và địch cũng như trong bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ thì đây là một điểm dừng cần thiết, một quyết định sáng suốt để tiếp tục cuộc hành trình cứu nước dù phải mất một thời gian dài, tới hơn 20 năm.


Ở giai đoạn kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp, dân tộc ta đã dự báo được nguy cơ về một cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nhưng do tương quan lực lượng địch - ta lúc bấy giờ quá ư chênh lệch nên đàm chưa có thể phát huy được hết khả năng vì chưa có đánh làm hậu thuẫn. Phải mất 14 năm (1954 - 1968) đấu tranh vũ trang cực kỳ gian khổ, đầy hy sinh và lâu dài, đến "chiến lược chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, những chiến thắng dồn dập, liên tiếp từ Đông - Xuân 1965 - 1966, Đông - Xuân 1966 - 1967 và đặc biệt là chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 mới buộc được kẻ thù xâm lược ngồi vào bàn thương lượng tay đôi với chúng ta. Đây cũng là lần đàm quan trọng thứ ba sau lần đàm Việt - Pháp lần thứ nhất năm 1946 và lần đàm thứ hai tại Hội nghị quốc tế về Đông Dương năm 1954. Phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris bắt đầu vào ngày 13 tháng 5 năm 1968. Thời điểm bắt đầu đàm phán vào trung tuần tháng 5 năm 1968 này mà Việt Nam lựa chọn cũng là nhằm phối hợp với hoạt động quân sự trên chiến trường. Từ ngày 5 tháng 5 năm 1968 - nghĩa là 8 ngày trước khi hội nghị khai mạc, quân dân miền Nam đã mở đợt II cuộc Tổng tiến công vào 31 thành phố, thị xã, 58 thị trấn, 30 sân bay. Với Việt Nam đây là hành động tạo cục diện “vừa đánh, vừa đàm”. Trong suốt thời gian kéo dài tới 4 năm 8 tháng 14 ngày, qua 202 phiên họp, cùng với bao chiến thắng của quân và dân ta làm hậu thuẫn trên chiến trường, hội nghị mới đi đến việc ký kết vào tháng 1 năm 1973. Chính thế mà gần đây, có một công trình khoa học viết về cuộc chiến tranh Việt Nam đã phê phán chính sách của các Tổng thống Mỹ can dự vào cuộc chiến tranh thảm khốc này, đặc biệt là với Tổng thống Nichxơn và cố vấn an ninh Kitxingiơ khi tiến hành cuộc hoà đàm ở Paris đã vì lợi ích duy trì quyền bính của mình mà kéo dài thời gian hội nghị suốt từ 1969 đến 1973, khước từ mọi đề nghị hợp lý của phía Việt Nam dân chủ cộng hoà, khiến cuộc chiến kéo dài khốc liệt thêm 4 năm để có thểm 15.000 lính Mỹ tử trận và cả trăm nghìn lính Mỹ bị thương, đốt cháy hàng trăm tỉ đô la mà thực chất nội dung Hiệp định Paris ký vào đầu năm 1973 chẳng thay đổi bao nhiêu so với nội dung phía Việt Nam đưa ra vào năm 1969. Đúng ra phải nói là “Chẳng thay đổi bao nhiêu so với nội dung ký kết năm 1954 đã được cộng đồng quốc tế xác nhận”. Thật vậy, nếu như 19 năm trước, đế quốc Mỹ đã tránh né, không ký vào văn bản cuối cùng của Hiệp định Giơnevơ thì lần này phải ký vào Hiệp định Paris, trong đó có điều khoản: "Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận". 
Quân Mỹ phải rút khỏi Việt Nam, điều mà 19 năm trước, Mỹ đã tự cho mình cái quyền xâm lược Việt Nam với sự thành lập Tổ chức Hiệp ước các nước Đông Nam Á (SEATO). Thế nhưng, cay cú trước thất bại quá đậm cho nên dù là ngày 13 tháng 10 năm 1972, văn bản Hiệp định đã cơ bản hoàn thành và việc ký kết sẽ tiến hành vào ngày 31 tháng 10 năm 1972 thì phía Mỹ đã tráo trở, lật lọng. Ngày 18 tháng 12 năm 1972 phía Mỹ gửi công hàm cho phái đoàn Việt Nam đề nghị nối lại đàm phán bất cứ lúc nào sau ngày 26 tháng 12 năm 1972. Cũng đúng vào thời điểm đó, máy bay B52 của Mỹ bắt đầu cuộc tập kích chiến lược hùng hổ và man rợ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác ở miền Bắc Việt Nam hòng dùng sức mạnh quân sự gây tổn thất lớn, mong ép Việt Nam phải chấp nhận điều kiện của Mỹ tại bàn thương lượng. Nhưng họ đã nhầm. Một ’'Điện Biên Phủ trên không” đã rực sáng. Cuối cùng, Chính phủ Hoa Kỳ phải miễn cưỡng ký vào Hiệp định Paris theo những điều khoản đúng với mục đích phấn đấu của dân tộc ta sau 30 năm chiến tranh giải phóng.


Đến đây, chúng ta có thể nói rằng đánh và đàm đã được hình thành từ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở thế kỷ XI với phương châm “biết phát động chiến tranh giữ nước thì cũng biết chấm dứt chiến tranh một cách có lợi nhất”. Kế thừa truyền thống quý báu đó, đến thời hiện đại, tuy vẫn phải lấy đánh làm cơ sở nhưng dân tộc ta đã vận dụng đàm một cách sáng tạo trong tình hình có những biến chuyển mới trên thế giới. Nếu như trong lịch sử, việc đàm chỉ diễn ra trong mối quan hệ hai bên tham chiến giữa Việt Nam với các tập đoàn phong kiến phương Bắc thì ở thế kỷ XX, kết quả của đàm đã được những cam kết quốc tế xác nhận, lần lượt từ Hiệp định Giơnevơ 1954 đến Hiệp định Paris 1973. Thành tựu đó được xem như những nấc thang phản ánh về những lần buộc kẻ xâm lược phải chấp nhận việc thương lượng để dân tộc ta từng bước đi tới đỉnh vinh quang năm 1975: độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Từng bước đi lên của đàm trên bàn hội nghị chính là phiên bản sinh động, đậm nét và đầy đủ, từng bước đi lên của đánh trên chiến trường. Đó là hai mặt, tạo thành mối quan hệ biện chứng về nguyên lý kết thúc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đại nghiệp chống ngoại xâm ngót 1000 năm nay.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #22 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2022, 07:55:12 am »

TỪ BINH PHÁP, BINH THƯ ĐẾN KHOA HỌC QUÂN SỰ


Binh pháp, là một từ gốc Hán, thường dùng trong quân sự, về nghĩa đen, binh pháp là phép đánh trận. Về nghĩa bóng, nghĩa thông dụng bây giờ, binh pháp là nghệ thuật quân sự vì nội dung thực chất của từ này là phương pháp tác chiến, là phép đánh trận, nói gọn lại là cách đánh.


Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, binh pháp ra đời cùng với chiến tranh bởi lẽ đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang. Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng, dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, khi chưa có chế độ tư hữu và chưa có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì cũng chưa có chiến tranh như cách hiểu hiện nay. Mà sự phân chia đó được bắt đầu từ chế độ chiêm hữu nô lệ cũng là bắt đầu từ các nền văn minh tối cổ, như nền văn minh Lưỡng Hà (Iran, Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ), nền văn minh vùng châu thổ sông Nin (Ai Cập), nền văn minh vùng châu thổ hai con sông Găng và Anh-đuýtx (Ấn Độ), nền văn minh vùng châu thổ hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử (Trung Hoa) và muộn hơn là hai nền văn minh cổ đại: Hy Lạp và La Mã.


Binh pháp phát sinh, về thực chất là sự hình thành phương pháp đưa các phương tiện chiến tranh vào trận mạc. Nói một cách khác, binh pháp là việc tiến hành chiến tranh bằng con người và vũ khí, tuỳ thuộc vào trình độ của sản xuất và kinh tế cũng như tính chất của chế độ xã hội tương ứng. Bên cạnh đó, binh pháp phát triển còn chịu ảnh hưởng của các đặc điểm về lịch sử đất nước, về điều kiện địa lý, về truyền thống dân tộc và của một số nhân tố khác.


Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, do trình độ sản xuất còn hạn chế, người ta chỉ tổ chức được những quân đội không đông người với việc trang bị vũ khí lạnh. Ở nhiều nước, bộ binh là binh chủng chủ yếu. Riêng ở một số nước phương Đông cổ đại đã xuất hiện chiến xa rồi kỵ binh. Biên chế và trang bị của quân đội quyết định rất lớn đối với binh pháp. Với điều kiện biên chế và trang bị đương thời, ở các nước phương Đông, lúc đầu chỉ có thể tiến hành được những cuộc hành binh ngắn ngày. Dần dần do việc cung cấp cho quân đội được cải tiến từ các nguồn dự trữ tại các nước bị chinh phục nên khả năng chiến đấu và thời gian hành binh được tăng lên, đặc biệt là ở Hy Lạp và La Mã. Chiến lược lúc bấy giờ bao gồm: việc chuẩn bị chiến tranh, chọn không gian và thời gian hội chiến, xác định các địa điểm chủ yếu để đột phá cũng như việc chỉ đạo quân đội. Chiến thuật phát triển từ những cách sắp xếp lực lượng rất đơn giản và xung đột chính diện đến các đội hình chiến đấu phức tạp và việc cơ động đội hình chiến đấu trên chiến địa. Trong số đó, có thể kể đến đội hình “bát quái” của người Hán, đội hình pha-lăng rồi đội hình “chếch” của người Hi Lạp, đội hình cô-hoóc của người La Mã. Vào thời điểm này, A-lếch-xăng xứ Ma-xê-đoan đã biết dùng kỵ binh làm phương tiện đột kích còn ở La Mã, dưới sự chỉ huy của Giu-li-út Xê-da, lực lượng dự bị đã xuất hiện trong tác chiến.


Vào thế kỷ V, nhiều nơi trên thế giới đã bắt đầu hình thành chế độ phong kiến sơ kỳ. Lực lượng chủ yếu của quân đội lúc này là dân binh mà hạt nhân là các đội thân binh phong kiến (binh lính thân thuộc giai tầng lãnh đạo). Đến thế kỷ IX-X, lực lượng quân sự cơ bản đã chuyển sang kỵ binh trang bị nặng (kỵ binh hiệp sĩ). Bộ binh trở thành lực lượng bổ trợ.


Khi các nhà nước phong kiến tập quyền lớn ra đời, thủ công nghiệp và các công trường thủ công phát triển. Tổ chức và trang bị của quân đội đã có nhiều biến đổi cơ bản. Quân đội bắt đầu được bổ sung bằng cách tuyển mộ lính đánh thuê, chủ yếu là trong thời chiến. Nhưng từ nửa cuối thế kỷ XVI, các nhà nước quân chủ chuyên chế đã bắt đầu tổ chức các quân đội đánh thuê thường trực. Bước sang thế kỷ XVII, việc trang bị rộng rãi hoả khí cho từng người lính đã có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển binh pháp. Và cũng từ đó, thành phần chiến thuật bắt đầu có thêm hoả lực bên cạnh cơ động và đột kích. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ra đời và phát triển chiến, thuật tuyến, nghĩa là lực lượng được bố trí dàn đều trên chính diện và chiến đấu trong các tuyến tác chiến. Cũng thế kỷ XVII, trên cơ sở của việc tổ chức các quân đội đánh thuê thường trực thay thế cho kỵ binh hiệp sĩ cộng với sự ra đời của pháo binh, chiến lược cơ động đã hình thành. Theo chiến lược này. chủ lực các bên tham chiến tìm mọi cách né tránh đụng độ và phương pháp giành thắng lợi chỉ là khôn khéo cơ động trên các đường giao thông cũng như phong toả và đánh chiếm các pháo đài của đối phương. Mặc dù vậy, chiến lược này cũng đã tồn tại 200 năm, mãi cho tới cuối thế kỷ XVIII.


Tuy thế, đến thế kỷ XVII, trừ những dân tộc phải thường xuyên tiến hành chiến tranh chống ngoại xâm như người Nga và nhất là người Việt, binh pháp mang theo nhiều nét độc đáo - còn nội dung binh pháp nói chung do điều kiện sản xuất và kinh tế nên chưa có được những nhân tố mới để đưa tới sự đột biến, sự chuyển mình thành nghệ thuật quân sự đúng theo nghĩa của nó như khoảng 300 năm trở lại đây. Những nhân tố đó có thể kể tới là:

Thứ nhất, ở thế kỷ XVII, thay cho gươm giáo, việc trang bị rộng rãi súng cầm tay cho người lính, tiếp nối sự xuất hiện thuốc nổ trong chiến tranh "đã làm đảo lộn toàn bộ công việc quân sự". Sự đảo lộn ấy, đầu tiên là từ trong nội dung của chiến thuật.

Thứ hai, cho đến cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX,   việc bổ sung quân đội trên cơ sở chế độ quân dịch được bắt đầu từ trong cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789, sau đó là ở các nước Tây Âu, đã làm thay đổi sâu sắc các phương thức tác chiến.

Thứ ba, giữa thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã xây dựng nên học thuyết duy vật về chiến tranh và quân đội. Từ đó, nguyên nhân và bản chất của chiến tranh, vai trò quần chúng và tướng lĩnh trong chiến tranh, sự phụ thuộc vào kinh tế của các phương thức tiến hành chiến tranh, tính chất giai cấp của quân đội cũng như quy luật phát triển cơ bản của nghệ thuật quân sự... đã được luận giải một cách khoa học.


Thứ tư, cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, một hình thức tác chiến mới là chiến dịch ra đời (từ trong những cuộc chiến tranh tìm kiếm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc) trên cơ sở đường giao thông, nhất là đường xe lửa, và các phương tiện kỹ thuật thông tin liên lạc được phát triển, đã mở rộng khả năng cơ động của những quân đội đông người (có trang bị thêm nhiều vũ khí bắn nhanh) cũng như đã mở rộng quy mô tác chiến, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa các trận chiến đấu và các hội chiến riêng lẻ. Từ hình thức tác chiến này, một thành tố mới - nghệ thuật chiến dịch - đã được bổ sung vào nội dung của nghệ thuật quân sự hiện đại như ngày nay: chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Trong khi đó, ở các nước tư bản, nghệ thuật chiến dịch không được phân ra thành một bộ phận độc lập của nghệ thuật quân sự.


Thứ năm, đến thế kỷ XX, chiến tranh đã phát triển lên chiều cao, chiều thứ ba của không gian, cùng với sự ra đời của không quân từ trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #23 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2022, 07:55:43 am »

Binh thư là một từ gốc Hán. Theo nghĩa đen, binh thư là sách đánh trận, theo nghĩa bóng, đó là sách lý luận về phương pháp tác chiến.

Thông thường, trong hành động thực tiễn nói chung cũng như trong đấu tranh vũ trang nói riêng sẽ nảy sinh kinh nghiệm. Từ những kinh nghiệm cụ thể, con người khái quát và đúc kết thành lý luận. Lý luận đó quay trở lại chỉ đạo thực tiễn. Tương tự như vậy, binh pháp là cơ sở hành động hình thành ra binh thư. Nói một cách khác, binh pháp là phạm trù thực tiễn còn binh thư là phạm trù lý luận. Lấy binh pháp đúc kết thành lý luận quân sự và lấy binh thư chỉ đạo thực tiễn quân sự. Hai bên có mối quan hệ biện chứng với nhau và tạo tiền đề cho nhau cùng phát triển trong quá trình đấu tranh vũ trang.


Dưới thời cổ đại, những cuốn binh thư đầu tiên đã ra đời. Ở Trung Quốc, trong 7 cuốn sách lý luận quân sự kinh điển, được xếp vào hạng cổ xưa nhất, thường gọi là Võ kinh thất thư thì cuốn Binh pháp thập tam thiên của Tôn Tử, ra đời vào cuối thời Xuân Thu (771- 476 trước công nguyên), là cuốn binh thư điển hình nhất lúc đương thời. Cuốn sách đã xác định “chiến tranh là việc lớn của quốc gia”, đã xem "binh thế" phụ thuộc vào sự vững chắc của nhà nước, tác động của ba nhân tổ "thiên", "địa", "nhân" đối với tác chiến, vai trò của tướng soái, tầm quan trọng của hậu cần... Bên cạnh cuốn binh thư trên còn có một số cuốn binh thư khác như Binh pháp của Ngô Khởi, Lục Thao của Khương Tử Nha và Tam Lược của Hoàng Thạch Công. Có ý nghĩa lớn nhất là các cuốn binh thư của Hy Lạp cổ đại như Lịch sử cuộc chiến tranh Hi Lạp - Ba Tư của Hêrôđôt, đã mô tả và đúc kết kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Ba Tư (550 - 449 trước công nguyên). Cuốn binh thư Anabaxe của Cxênôphôn đã mô tả cuộc chiến tranh Pêlôpônedơ (431 - 404 trước công nguyên). Việc tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh ở La Mã cổ đại đã đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển tri thức quân sự của con người. Trong các cuốn binh thư bình luận về cuộc chiến tranh ở xứ Gôn (nước Pháp ngày nay), cuộc nội chiến (chiến tranh với Pômpêi), tác giả Giuliút Xêda đã trình bày các quan điểm cùng cách tiến hành chiến tranh và chiến đấu. Binh pháp La Mã cổ đại được tổng kết đầy đủ nhất là trong cuốn binh thư Tóm lược những nguyên tắc quân sự của Vêgiexơ, ra đời vào cuối thế kỷ IV - đầu thế kỷ V. Các lĩnh vực quân sự của nhà nước La Mã được trình bày một cách hệ thống. Nội dung bao gồm việc tổ chức và bổ sung quân đội, huấn luyện binh sĩ, thực hành chiến đấu và tiến hành chiến tranh, nghiên cứu lịch sử quân sự, nghệ thuật quân sự và sư phạm quân sự, tác dụng của nhân tố tinh thần và yêu tố bất ngờ trong chiến tranh.


Dưới thời trung đại, các cuộc chiến tranh tiêu biểu đều có mục đích và quy mô hạn chế do các quân đội không đông người lắm tiến hành. Từ đó, tư tưởng - lý luận quân sự không được phát triển mạnh nên ít có binh thư. Phải chờ đến cuối thời trung đại, khi các nhà nước quân chủ chuyên chế hình thành (thế kỷ XV-XVI), binh thư mới dần dần xuất hiện trở lại. Đầu tiên là cuốn Nghệ thuật chiến tranh của Makiaveli, người Ý, ra đời vào đầu thế kỷ XVI. Trong cuốn binh thư này, được xem là tiêu biểu nhất của thời kỳ tiền tư bản, tác giả đã đề ra những nguyên tắc mang tính chất lịch sử về sự phát triển nghệ thuật quân sự, đề ra những hình thức tổ chức quân đội có tính chất quần chúng đông đảo, thay thế cho quân đội đánh thuê của nhà nước. Bên cạnh đó, tác giả còn nói đến vai trò và những nguyên tắc xây dựng kỵ binh và pháo binh, nêu ra một số yêu cầu chung đối với người chỉ huy quân sự mà trong đó, điều bắt buộc là phải tinh thông địa hình chiến trường và nghệ thuật quân sự.


Đến đây có một vấn đề cần chú ý là nếu như dưới thời trung đại trên phạm vi toàn thế giới, tư tưởng - lý luận quân sự không được phát triển mạnh nên binh thư ít xuất hiện thì trái lại, điều đó không thấy có ở Việt Nam. Thời kỳ này, sự hình thành và phát triển tư tưởng - lý luận quân sự lại diễn ra một cách độc đáo trong điều kiện người Việt Nam phải liên tục tiến hành các cuộc chiến tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập tự chủ dân tộc suốt mười mấy thế kỷ. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của những đặc điểm về lịch sử đấu tranh, về địa - chính trị - quân sự và nhất là về văn hoá quân sự, tư tưởng - lý luận quân sự Việt Nam đã phát trien mạnh mẽ từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Hành quân pháp của Lý Thường Kiệt, ở thế kỷ XI, được xem là cuốn binh thư đầu tiên. Cuốn sách gồm hai phần chủ yếu: phần cơ cấu tổ chức sử dụng lực lượng và phần chiến pháp (tức phương pháp tác chiến), ở thế kỷ XIII, tiêu biểu cho tư tưởng - lý luận quân sự Việt Nam là tư tưởng - lý luận quân sự Trần Quốc Tuấn. Ông là tác giả của hai cuốn binh thư Vạn kiếp tông bí truyền thư và Binh thư yếu lược cùng với hai văn kiện nổi tiếng về lý luận quân sự là Dụ chư tỳ tướng hịch văn (thường vẫn gọi là Hịch tướng sĩ) và bản Di chúc. Trong các tác phẩm trên, những quan điểm chính trị nổi lên là quyền lợi dân tộc được đặt ở vị trí cao nhất, trong đó có lợi ích của mọi tầng lớp xã hội và vấn đề “bồi dưỡng sức dân” được nhấn mạnh. Bàn về tính chất chiến tranh yêu nước, một loại hình chiến tranh của dân, của nước, tác giả cho rằng khi tiến hành chiến tranh, phải đắn đo làm sao để “lợi cho nước, giúp được dân”. Trị nước cũng như tiến hành chiến tranh, phải dựa vào sức mạnh của đoàn kết. Nguyên tắc hàng đầu trong chiến tranh là phải động viên chính trị, bồi dưỡng ý chí chiến đấu cho nhân dân và quân đội. Nguyên tắc tiếp sau là dàn thế trận cả nước đánh giặc mà tác giả gọi là “nhân trận" - thế trận hình người: “Hình trận dáng như chữ nhân", gọi là nhân trận, Thuận cũng là chữ nhân, nghịch cũng là chữ nhân, tiến cũng là chữ nhân, thoái cũng là chữ nhân, hợp lại cộng làm một người, tan ra cũng là một người. Một người làm một trận, nghìn muôn người sống làm một trận, nghìn muôn người hợp làm một trận, nghìn muôn người động làm một người”. Ở thế kỷ XV, những lý luận quân sự vô giá, đóng góp vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc hầu hết đều nằm trong các tác phẩm lý luận quần sự: Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của nhà tư tưởng và lý luận quân sự nổi tiếng Nguyễn Trãi. Trong các tác phẩm của mình, ông đã xác định rõ tính chất xã hội - chính trị của cuộc chiến tranh giải phóng là dân tộc ta không có chính quyền là cứu nước yên dân. Muốn tiến hành một cuộc chiến tranh như vậy, phải biết dựa vào lực lượng chính trị cơ bản là “manh lệ”, tức nông nô và nô tì. Thấm nhuần tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, trong việc kiên quyết đạt tới mục đích chiến đấu của mình, tư tưởng - lý luận quân sự đã có sự sáng tạo mới, “công tâm” kết hợp với tiến công quân sự “mưu đánh vào lòng, không chiến mà thắng”. Cùng với những chiến thắng quân sự ngày càng lớn, kết quả “công tâm” cũng giành được những thắng lợi ngày càng nhiều. Thành quả đó đã làm giảm bớt được xương máu không những cho nhân dân ta mà còn cho cả nhân dân Trung Quốc, đem lại “Hoà hiếu cho hai nước, tắt muôn đời chiến tranh”. Sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao cũng đạt tới trình độ cao. Trên cơ sở “học thuyết nhân nghĩa”, Nguyễn Trãi đã biết mở cuộc đấu tranh ngoại giao đúng lúc, đúng thời cơ mà thành quả nổi bật là việc kết thúc chiến tranh, một sự biểu hiện “tưởng cũng xưa nay, chưa từng được thấy”. Điểm đặc sắc về tư tưởng lý luận quân sự Việt Nam thời này là sự thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Nguyễn Trãi đã tư duy trên cơ sở thực tiễn và từ thực tiễn đó mà hình thành lý luận. Lý luận đó lại được đem ra chỉ đạo thành công mười năm tiến hành chiến tranh giải phóng, chứng tỏ lý luận đó là duy nhất đúng. Vào thế kỷ XVII, do quyền lợi chính trị đối lập giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, đất nước đã rơi vào tình trạng Nam - Bắc phân tranh. Trong cuộc nội chiến kéo dài tới 200 năm, quân đội nhà Nguyễn đã áp dụng một chiến lược ngăn phòng - một hình thức biểu hiện của chiến lược cơ động - như điều kiện chung của thế giới đương thời. Tiêu biểu cho tư tửởng - lý luận quân sự này là Đào Duy Từ với tác phẩm Hổ trướng khu cơ. Đây cũng là một cuốn binh thư được truyền lại còn tương đối nguyên vẹn tới ngày nay.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2022, 07:56:38 am »

Từ giữa thế kỷ XVII và nhất là từ thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản đã hình thành một cách ổn định ở nhiều nước Tây Ảu. Thời cận đại bắt đầu. Dưới thời này ở nhiều nước Tây Au, các bộ điều lệnh quân sự phản ánh những quan điểm, những khả năng chuẩn bị và phương pháp tác chiến của quân đội chính quy và hải quân chính quy đã ra đời, nhằm phục vụ cho những nguyên tắc của chiến lược cơ động và chiến thuật tuyến. Thời kỳ này cũng đã xuất hiện nhiều cuốn binh thư nhưng mang tính cơ bản là hai cuốn Lịch sử cuộc chiến tranh bảy năm (1756-1763) của H. Lôi và Tinh thần của nghệ thuật chiến tranh hiện đại của G. Buylốp. Trong cuốn sách của mình, H. Lôi đã thừa nhận là có cả khoa học quân sự lẫn nghệ thuật quân sự. Tác giả cho rằng khoa học quân sự chủ yếu là các ngành xây dựng, tổ chức, trang bị, huấn luyện cho quân đội và trù hoạch, trù bị chiến tranh còn nghệ thuật quân sự chủ yếu là phần chỉ huy của các tướng lĩnh, điều động lực lượng và xử trí tình huống. Các cuốn binh thư trên lúc bấy giờ được đánh giá là nền móng của lý luận chiến lược quân sự của giai cấp tư sản.


Nhìn chung, các binh thư của thời kỳ này chủ yếu là miêu tả kinh nghiệm đấu tranh vũ trang trong quá khứ. Nhưng những tổng kết và kết luận được rút ra trong các cuốn sách đó cũng có giá trị nhất định đối với sự phát triển tiếp tục của lý luận quân sự và sự hình thành các cơ sở của khoa học quân sự, sẽ xuất hiện vào thế kỷ XVIII, mà đầu tiên là khoa học quân sự tư sản.


Khoa học quân sự nói chung, khoa học quân sự tư sản nói riêng ra đời là một bước nhảy vọt lớn về tri thức đấu tranh vũ trang trong chiến tranh của loài người, mà cơ sở của nó bắt đầu hình thành chủ yếu là trong quá trình Đại cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Ở đầu thế kỷ XIX, trong số các tác giả binh thư ở châu Âu, K. Claudơvit, người Phổ, được xem là nhà tư tưởng - lý luận quân sự nổi tiếng với cuốn binh thư Bàn về chiến tranh. Chúng ta biết rằng cuốn sách này ra đời vào thời đại cách mạng tư sản bắt đầu, giai cấp tư sản châu Âu đang giữ sứ mệnh lịch sử của nó. Bởi thế cuốn sách đã có được những yếu tố tích cực, tiến bộ nhất định. Trong khi tìm hiểu nền nghệ thuật quân sự tư sản mới xuất hiện và phê phán những học thuyết quân sự phong kiến lỗi thời, do áp dụng phép biện chứng của Hêghen, tác giả đã vươn tới được những vấn đề cơ bản, gốc rễ của chiến tranh. Ông đã phát hiện ra một số quy luật về mối quan hệ giũa chiến tranh và chính trị, giữa thực tế xã hội với nghệ thuật quân sự, giữa các hình thức khác nhau trong chiến đấu... Những phát hiện ấy chẳng những được thế giới phương Tây lấy làm nền tảng của hệ thống tư tưởng - lý luận quân sự tư sản mà ngay các đại biểu của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đánh giá cao. Nhưng mặt khác, lý thuyết quân sự của K. Claudơvit cũng chứa đựng không ít những sai lầm mang tính chất tiêu cực. Chẳng hạn như khi xây dựng luận điểm nổi tiếng vể mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị, ông viết: "Chiến tranh chỉ là một công cụ của chính trị". Một luận điểm mà Lênin cho rằng ngày nay đã trở thành của riêng của bất cứ một người nào biết suy nghĩ". Nhưng do thiếu hiểu biết về bản chất của chính trị nên tác giả đã luận giải chính trị trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm. Bởi vậy, không lấy gì làm lạ khi thấy các tướng lĩnh của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phát-xít đều hết sức tán dương những yếu tố tiêu cực nói trên. Mặt khác, chúng cũng không quên phản đổi, gạt bỏ, xuyên tạc những yếu tố tích cực, tiến bộ trong cuốn sách. Tìm hiểu cuốn binh thư Bàn về chiến tranh của K. Claudơvit ít nhiều chúng ta cũng thấy được sự phát triển của khoa học quân sự tư sản là kết quả của các quá trình khách quan, diễn ra trong xã hội và trong quân sự. Nhưng chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình đã khiến cho khoa học quân sự tư sản không thể xây dựng được những quan điểm và những chỉ dẫn thực sự khoa học về các vấn đề chuẩn bị và tiến hành chiến tranh.


Đến nửa sau thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen là những người đầu tiên áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc phân tích sự phát triển của quân sự. Ngươi có công đóng góp đặc biệt to lớn vào việc nghiên cứu, xây dựng các quan điểm lý luận quân sự đó là Ph. Ăngghen qua hơn 300 công trình về lý luận và lịch sử quân sự. Hai ông đã chứng minh rõ kết cục của chiến tranh phụ thuộc chủ yếu vào sức mạnh kinh tế của nhà nước tham chiến và vào tình trạng tinh thần của nhân dân và quân đội đồng thời tiên đoán rằng các cuộc chiến tranh tương lai sẽ căng thẳng hơn, kéo dài hơn và ác liệt hơn. Những biến đổi tính chất của cuộc chiến tranh và phương thức tiến hành chiến tranh sẽ đề ra những đòi hỏi mới đối với việc chỉ huy bộ đội và chỉ đạo chiến tranh.


Ở Việt Nam, khoa học quân sự hiện đại hình thành nhưng ngay từ đầu đã không nằm trong quỹ đạo của khoa học quân sự tư sản. Nó phát triển theo một kiểu cách riêng nên đã tạo được sức mạnh kỳ diệu để chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ trong 30 năm chiến tranh giải phóng ở thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nội dung phong phú của nền khoa học quân sự này trước hết là sự kế thừa một cách sáng tạo truyền thống -văn hoá quân sự dân tộc được xây dựng qua mấy ngàn năm và sự tiếp thu một cách chọn lọc khoa học quân sự hiện đại, phù hợp với điều kiện chiến tranh của đất nước. Tiêu biểu cho tư tưởng - lý luận quân sự tiên tiến ở thời đại này trong việc chỉ đạo chiến tranh là những văn kiện quân sự của Đảng Cộng sản, những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quán triệt sâu sắc và vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đồng thời căn cứ vào thực tiễn chiến tranh cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh vũ trang, giải phóng dân tộc với hoàn cảnh phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh của thời đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xây dựng và từng bước hoàn chỉnh học thuyết quân sự Việt Nam hiện đại, góp phần vào việc hướng dẫn toàn dân và toàn quân ta phấn đấu đi tới đích toàn thắng. Nội dung của học thuyết quân sự đó được trình bày qua các bài giảng về đường lối quân sự của Đảng, qua cuốn sách Điện Biên Phủ, qua 5 cuốn hồi ức Từ nhân dân mà ra; Những năm tháng không thể nào quên; Chiến đấu trong vòng vây; Đường tới Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử và qua 2 tuyển tập Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước.


Như vậy, khoa học quân sự ra đời là một tất yếu lịch sử trong quá trình phát triển của chiến tranh, qua mối quan hệ biện chứng giữa binh pháp và binh thư. Chiến tranh xuất hiện, theo đó, binh pháp ra đời. Từ trong thực tiễn đấu tranh vũ trang, kinh nghiệm dần dần nảy sinh. Các tướng lĩnh, các nhà tư tưởng quân sự đã khái quát, đúc kết những kinh nghiệm riêng biệt, cụ thể và tích luỹ thành tư tưởng lý luận chung trong các binh thư ngay từ thời cổ đại, khi kim loại, nhất là khi sắt trở thành chất liệu của vũ khí thông dụng, làm cho chiến tranh phát triển mạnh. Từ các binh thư, các nhà chỉ huy quân sự lấy tư tưởng lý luận chỉ đạo tác chiến trên chiến trưòng, ngày một hoàn thiện binh pháp, làm cho nó điêu luyện và nâng dần lên thành nghệ thuật quâh sự, đặc biệt là sau khi vũ khí nóng xuất hiện vào cuối thời trung đại - đầu thời cận đại. Nghệ thuật quân sự phát triển đã làm cơ sở vững chắc cho lý luận trong từng cuốn binh thư riêng lẻ rồi hội tụ dần vào đích cuối cùng là khoa học quân sự. Nếu như công việc nghiên cứu của các tác giả binh thư còn tản mạn, phân tán theo kiểu cách tư duy cá thể thì đến khoa học quân sự, các nhà nghiên cứu buộc phải thống nhất với nhau vể đối tượng tiếp cận cơ bản là đấu tranh vũ trang trong chiến tranh. Trong cơ cấu và nội dung khoa học quân sự ở mỗi nhà nước, mỗi dân tộc tuy có sự khác biệt nhưng ba thành phần của đối tượng nghiên cứu, không ai có thể bỏ qua là chiến tranh (một hiện tượng xã hội - chính trị, một quá trình hoạt động về đấu tranh vũ trang, có mở đầu. có kết thúc, của con người), quân đội (bao gồm con người và vũ khí, với tư cách là phương tiện tiến hành đấu tranh vũ trang) và nghệ thuật quân sự (với tư cách là phương pháp tác chiến mà nội dung thực chất là sự lựa chọn phương pháp sử dụng phương tiện một cách thích hợp và hiệu quả để đánh thắng). Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của các cuộc chiến tranh, khoa học quân sự ngày nay bao gồm những bộ phận quan trọng nhất là: lý luận nghệ thuật quân sự, lý luận xây dựng quân sự, lý luận huấn luyện và giáo dục bộ đội, lý luận kinh tế quân sự và hậu phương quân đội. Bên cạnh đó, khoa học quân sự còn sử dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật để tạo ra những phương tiện đấu tranh mới và để bảo đảm tác chiến cho các lực lượng giành thắng lợi.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #25 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2022, 08:00:00 am »

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ,
MỘT BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA QUÂN SỰ VIỆT NAM


Quần chúng nhân dân làm nên lịch sử thì quần chúng nhân dân cũng làm nên văn hóa, nhưng không phải tất cả mà chỉ những sản phẩm đã trở thành biểu tượng mới được gọi là văn hóa. Bởi lẽ như UNESCO định nghĩa: "Văn hóa là một hệ thống biểu tượng". Cũng tương tự, quần chúng nhân dân làm nên những chiến thắng trong chiến tranh yêu nước nhưng cũng chỉ có những chiến thắng lịch sử lẫy lừng như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đông Đa mới làm rạng rỡ, giàu có cho nền văn hóa quân sự Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những biểu tượng văn hóa quân sự Việt Nam. Trong tạp chí Xưa và Nay, số 209, tháng 4 năm 2004, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có một bài viết tên là "Điện Biên Phủ, biểu tượng của sức mạnh Việt Nam". Vậy biểu tượng là gì?


Trước hết, phải nói rõ, biểu tượng ở đây không phải là một thuật ngữ chỉ hình thức, chỉ nấc thang của nhận thức, sau cảm giác, tri giác của tâm lý học mà là một thuật ngữ của bộ môn khoa học về văn hóa.

Về nghĩa đen, nghĩa cụ thể, biểu là phô bày, thể hiện ra bên ngoài; tượng là vật, là hình ảnh. Biểu tượng là "hình ảnh thể hiện ra bên ngoài".

Còn nghĩa bóng, nghĩa khái quát, tức là ngoài nghĩa của từ ngữ được hiều một cách thông thường, coi là cái có trước, cái vốn có từ ban đầu, lại có nghĩa sáng tạo, suy từ nghĩa đen mà ra, là nghĩa của từ ngữ để chỉ cái trừu tượng trên cơ sở phát triển từ nghĩa cụ thể, để rồi dắt dẫn con người trở về với hiện thực. Điều đó nói lên rằng, biểu tượng là một cái gì, ngoài ý nghĩa vốn có của nó còn hàm chứa một ý nghĩa khác mà nếu thiếu nó, không bao giờ sự vật đó trở thành biểu tượng.


Tựu trung lại, ngoài ý nghĩa đích thực, biểu tượng còn muốn khái quát lên một cái gì to lớn hơn, hay nói khác đi, biểu tượng mang hai tính chất: tính chất phản ánh và tính chất khái quát.

Ví dụ trong câu thơ của Tố Hữu: "Gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn", gậy tầm vông đã phản ánh nghĩa đích thực là một loại vũ khí thô sơ bằng thân cây nhưng lại còn muốn khái quát lên một cái gì khác nữa, rộng lớn hơn, đó là sức mạnh của chiến tranh toàn dân. Tất cả mọi người Việt Nam yêu nước đều có thể dùng loại vũ khí này để giết giặc cứu nước.


Hay như biểu tượng "đất nước", tính chất phản ánh của nó là sự kết hợp giữa đất và nước, một quan niệm nảy sinh từ điều kiện đặc thù của canh tác lúa nước. Muốn trồng lúa, điều kiện tiên quyết là phải có đất trồng và nước tưới. Bên cạnh đó, tính chất khái quát của nó lại muốn nói lên hai điều. Điều thứ nhất là xét về bình diện vũ trụ, thì đó là sự kết hợp giữa âm và dương: đất chỉ dương, nước chỉ âm. Nếu âm dương kết hợp hài hòa, muôn vật sẽ sinh sôi nảy nở, một ước vọng muôn đời của người nông dản. Còn điều thứ hai là xét về bình diện xã hội, thì đó là sự cố kết các làng (một đơn vị xã hội cơ bản của cư dân trồng lúa nước, từng vùng đất nhỏ) thành "nước", một ngôi làng lớn, một thực thể cộng đồng lớn hơn làng, một đơn vị hành chính cấp trên của làng. Khi tiếp thu mô hình quôc gia của văn hóa Trung Hoa. chúng ta đã bản địa hóa nó trên cơ sở biểu tượng "đất nước".


Ai cũng biết, đời sống tự nhiên và đời sống xã hội được tạo thành bởi muôn vàn những yếu tố tri giác được và không tri giác được. Những yếu tố tri giác được là cả một thế giới vật chất do tự nhiên và xã hội sinh ra. Còn những yếu tố không tri giác được là thuộc thế giới phi vât chất như: tâm linh, trí tuệ, tâm hồn, đạo đức (hạnh kiểm, thói quen, cảm quan...), các thực thể vô hình như các khái niệm (cộng đồng, quyền lực, quy luật, niềm tin..,).


Các yếu tố tri giác được, con người nhận thức bằng con đường tư duy lý trí một cách trực tiếp. Còn các yếu tố không tri giác được, con người không thể nhận thức bằng con đường tư duy lý trí trực tiếp mà phải bằng con đường tư duy gián tiếp.


Tuy gọi là các yếu tố không tri giác được, không có nghĩa là chúng huyền bí, muôn đời bất biến và không thế tiếp cận được. Trên thực tế, chúng cũng là những sản phẩm của các điều kiện, các phương thức sinh sống trong tự nhiên và trong xã hội. Sự không tri giác được đó chỉ là sự không lĩnh hội, không nhận thức được bằng thị giác và thính giác.


Thế là, bên cạnh việc nhận thức các yếu tố tri giác được, trong cuộc sống, con người còn có nhiệm vụ phải nhận thức cả các yếu tố không tri giác được do xu thế phát triển không ngừng của con đường nhận thức trước thế giới khách quan. Và để nhận thức cho được những cái không tri giác được ấy, con người đã dùng một loại môi vật (vật môi giới làm trung gian) gọi là biểu tượng. Theo đó, biểu tượng là cái thay thế, là "ngôn ngữ" của cái không tri giác được, cái làm cho sự không tri giác được biến thành sự có thể tri giác được.


Trong quá trình nhận thức hiện thực, nhằm thích ứng với tính đa dạng của thế giới tự nhiên và đời sống xã hội, con người đã sáng tạo ra nhiều dạng thức biểu tượng, khác nhau. Trên đại thể, đó là biểu tượng, biểu trưng, biểu hiệu, dấu hiệu, huy hiệu, ký hiệu, nhãn hiệu, phù hiệu, quân hiệu, thương hiệu.... Các khuôn mẫu ứng xử trong đời sống, nghi thức hàng ngày như bắt tay, ôm hôn - thể hiện sự vui mừng khi gặp gỡ ở châu Ảu; cúi đầu, vái chào - thể hiện sự cung kính ở phương Đông... hoặc như trong các dịp phân kỳ tiết tấu đời sống xã hội như lễ tết, hội hè... cũng được xem là những biểu tượng.


Cơ sở để xây dựng nên biểu tượng là các giá trị xã hội. Nghĩa cụ thể, giá trị là cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là cái đáng quý về một mặt nào đó: giá trị là cái kết tinh và làm nên cốt lõi của biểu tượng. Nói cách khác, trong mỗi biểu tượng, người ta đều tìm thấy các giá trị hay hệ thống các giá trị. Một biểu tượng được xem là có tính giá trị lớn chính là tính nhân văn của nó đạt tới mức độ cao. Và rồi chính biểu tượng đó sẽ giữ vai trò trung gian, gây ấn tượng để các giá trị đi vào tâm thức con người.


Các biểu tượng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa đã có giá trị lớn về văn hóa quân sự chính là đã góp phần quyết định thắng lợi trong những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do cho đất nước đồng thời gây cho những người dân yêu nước một niêm tự hào về lịch sử dân tộc. Biểu tượng "bán đảo hình chữ S" gợi lên tính giá trị xã hội của nó là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, từ biên giới Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.


Như vậy biểu tượng hóa là năng lực tìm hiểu thế giới khách quan và đó cũng là năng lực văn hóa hóa của con người. Một sự vật đã trở thành biểu tượng cũng có nghĩa là đã trở thành văn hóa. Trong lịch sử tiến hóa nhân loại, khi khả năng biểu tượng hóa xuất hiện cũng là thời điểm đột biến của hoạt động ý thức, đưa con người ra khỏi thế giới động vật, bước sang thế giới ánh sáng của trí tuệ, ánh sáng của văn hóa.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #26 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2022, 08:01:05 am »

Chiến thắng Điện Biên Phủ sở dĩ đã trở thành một biểu tượng ngời sáng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại, có tầm vóc, mang theo một giá trị lớn vì nó là kết quả của một nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo. Trong văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa quân sự nói riêng, nghệ thuật cho đến nghệ thuật quân sự bao giờ cũng là những gương mặt rực rỡ. Chúng đã từng góp phần không nhỏ, xây dựng cho người Việt Nam có được một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.


Bên cạnh đó, thực tế cũng cho hay, bất cứ một bộ môn nghệ thuật nào, để phấn đấu trở thành một gương mật tươi đẹp, đủ tư cách làm vẻ vang cho nền văn hóa đã sinh ra nó, đều phải trải qua một thời kỳ thai nghén lâu dài, vượt qua bao chặng đường gian lao thử thách như múa rối nước của nghệ thuật sân khấu, ca trù cua nghệ thuật âm nhạc, sơn mài của nghệ thuật hội họa; nghệ thuật quân sự Điện Biên Phủ chắc không phải là một ngoại lệ. Nó cũng phải đi suốt một chặng đường 9 năm kháng chiến lâu dài, gian khô: cũng phải lần lượt trải qua nhiêu mật trận, nhiều chiến dịch, từ những chiến dịch tiêu biểu như Việt Bắc (Thu - Đông 1947), Biên Giới (Thu - Đông 1950), đến các chiến dịch khác như Trung Du, Hoàng Hoa Thám, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào... mới làm nên.


Ở đây có điều cần lưu ý, nếu như các bộ môn nghệ thuật nói chung được hình thành qua những cảm xúc trong cảnh thanh bình êm ả, không tính đến thời gian thì nghệ thuật quân sự nói riêng lại được hình thành qua những suy nghĩ nhạy bén, kịp thời, có khi còn mạnh dạn, táo bạo trong cảnh máu lửa sôi động đầy những biến cố hiểm nguy, khẩn trương, gấp gáp của hành động đấu tranh vũ trang. Nhưng dù bất cứ một hình thức nghệ thuật nào cũng đều phải vượt qua tính riêng biệt, cụ thể để vươn tới tính khái quát, trừu tượng, thậm chí còn mang theo cả tính bay bổng, lãng mạn đúng theo cách hiểu chân chính của ngôn từ. Không những thế, nghệ thuật quân sự Điện Biên Phủ được tạo thành để đi tới một biểu tượng văn hóa quân sự đâu chỉ là mồ hôi, nước mắt của những người dân trên mọi miền mà còn là xương máu, thịt da của bao chiến sĩ đã ngã xuống trên chiến trường vì độc lập, tự do của Tổ quốc.


Bàn đến nghệ thuật quân sự, trước hết là bàn đến chủ trương chiến lược. Nghiên cứu chủ trương chiến lược Điện Biên Phủ, không thế không bàn rộng đến kế hoạch chiến lược của địch và chủ trương chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954. Vấn đề này nổi bật lên hai điểm:


Một là ta đã buộc địch phải phân tán lưc lượng cơ động chiến lược. Kế hoạch của địch nguyên là tập trung binh lực, tăng cường lực lượng cơ động chiến lược, nhằm giành lại quyền chủ động, thực hiện một loạt kế hoạch tiến công, chuẩn bị một trận quyết chiến chiến lược trên một chiến trường do chúng lựa chọn.

Biết rõ âm mưu đó, ta đã sử dụng một bộ phận quân chủ lực, mở cuộc tiến công vào những hưống hiểm yếu mà địch tương đối sơ hở, làm thất bại ý đồ chiến lược, chủ yếu, tiêu diệt từng bộ phận lực lượng của chúng, tiến tới làm phá sản kế hoạch H. Navarre.


Hai là ta đã tao nên tình thế buộc địch phải ném chủ lực xuống cánh đồng Điện Biên Phủ. Đưa quân chủ lực lên chiến trường rừng núi Tây Bắc vốn không nằm trong ý định của địch, cũng như trận Điện Biên Phủ trước đó không nằm trong kế hoạch của H. Navarre. Nhưng khi địch đã bị động đổ quân xuống Điện Biên Phủ thì ta lập tức nắm lấy thời cơ, hạ quvết tâm tiêu diệt chúng và biến cứ điểm này thành một trận quyết chiến chiến lược lớn nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi cuối cùng.

Thật vậy, sau nửa thế kỷ nhìn lại, chúng ta càng thấy rõ: sự kiện Điện Biên Phủ không chỉ là một trong những sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam hiện đại mà còn là một trong những sự kiện rất quan trọng trong lịch sử thế kỷ XX của cả nhân loại.


Xét riêng về mặt chiến trận, Điện Biên Phủ là một hội chiến tiêu diệt lớn nhất và điển hình nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam từ trước tới nay, một chiến thắng vĩ đại nhất của quân dân ta trong gần 100 năm đấu tranh chống thực dân Pháp. Nó cũng được coi là một trong những hội chiến tiêu diệt lớn nhất trong lịch sử đấu tranh vũ trang của các dân tộc nhỏ chống quân đội xâm lược của chủ nghĩa đế quốc thực dân.


Không những thế, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại, các nhà khoa học đều phải thừa nhận một sự thật hiển nhiên: Điện Biên Phủ là một sự kiện lịch sử có tính chất bước ngoặt. Trước hết là về quân sự. Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Dorin Mitdonton, một bình luận viên tờ "Thời báo Nữu-ước" đưa ra một nhận định: "Đây là một trong 16 trận tạo ra bước ngoặt trong chiến tranh hiện đại ở thế kỷ XX". Còn ở góc độ chính trị thì có thể khẳng định rằng, khi lá cờ "Quyết chiến, quyêt thắng" của anh Rộ đội Cụ Hồ phấp phới tung bay trên nóc hầm chỉ huy của thiếu tướng De Castries vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 7 tháng 5 nảm 1954, thì cũng là thời điểm cáo chung chế độ thống trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, đồng thời cũng là thời điểm báo hiệu sự chấm dứt chính sách thực dân cũ trên phạm vi toàn thé giới. Chí trong sáu năm, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trên thế giới đã có thêm 36 nước giành độc lập, riêng châu Phi (phần lớn là thuộc địa của Pháp) đã có tới 20 nước. Ngày 7 tháng 5 năm 1954 đánh dấu sự thất bại về quân sự của Pháp ở Đông Dương thì ngày 1 tháng 11 năm 1954. Mặt trận dân tộc giải phóng Algéne đã phát động ngay cuộc đấu tranh vũ trang chống lại sự có mặt của người Pháp trên đất nước họ. Như vậy, một mặt, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã hỗ trợ tích cực cuộc kháng chiến của ta, mặt khác, cuộc kháng chiến của ta - đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ - đã tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa. Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, chủ nghĩa thực dân cũ đã bước vào giai đoạn sụp đổ hoàn toàn. Đây chính là điều kiện cơ bản để năm 1960. Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa XV thông qua một nghị quyết về chống thực dân hóa, buộc các nước phương Tây phải trao trả độc lập cho các nước thuộc địa và phải thừa nhận quyền độc lập của các dân tộc này. Rõ ràng, cuộc chiến đấu oanh liệt của chúng ta không chỉ vì độc lập cho Tổ quốc, vì tự do cho nhân dân mà còn vì cả sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới. Bởi những lẽ đó, chiến thắng Điện Biên Phủ đã mang một ý nghĩa thời đại, một tầm vóc lớn lao. Đây là một trong những chiến thắng vì đại nhất của loài người tiến bộ ở thế kỷ XX. Chiến thắng Điện Biên Phủ còn là một thành quả trên thế mạnh của người chiến thắng, dẫn đến giải pháp ngoại giao tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, dù chưa đưa lại những kết quả thỏa đáng nhưng cũng đã mơ ra một giai đoạn mới, một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #27 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2022, 08:02:09 am »

Bây giờ quay trở lại điểm nóng nhất của chiến sự ở Việt Nam vào đầu tháng 12 năm 1953 chúng ta thấy khi chủ trương chiến lược đã hạ quyêt tâm mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì vấn đề đặt ra là phải đánh như thế nào để bảo đảm toàn thắng. Đó là vấn đề nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật cực kỳ quan trọng.


Ai cũng hiểu các vấn đề chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật chính là nội dung chủ yếu của nghệ thuật quân sự. Đi sâu hơn vào mặt triết học quân sự, có thể nói rằng nội dung thực chất của nghệ thuật quân sự là một cặp phạm trù mục đích và phương pháp. Nếu như chủ trương chiến lược là mục đích thì nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật là phương pháp đánh thắng.


Về mặt nghệ thuật chiến dich, trên mặt trận Điện Biên Phủ, lúc đầu chúng ta vận dụng phương án đánh nhanh, thắng nhanh, nhưng trong suốt thời gian chuẩn bị theo dõi từng động tĩnh của địch, ta phát hiện ra hệ thống phòng ngự của chúng ngày càng được xây dựng vững chắc hơn. Tiếp đó, khi kiểm tra lại tình hình hai bên về mọi mặt, chúng ta đã rút ra kết luận: Tập đoàn cứ điểm của địch đã được củng cố rất nhiều so với trước, như ngôn ngữ của đối phương: Điện Biên Phủ là "Nà Sản lũy thừa mười". Trong tình hình đó, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh không thể bảo đảm chắc thắng. Vì vậy, lúc 11 giờ trưa ngày 26 tháng 1 năm 1954, ta đã quyết định bỏ phương án cũ mà dùng phương án đánh chắc, tiến chắc đúng như dự kiến ban đầu của Tổng Quân ủy đệ trình lên Bộ Chính trị ngày 6 tháng 12 nãm 1953. Đây là sự chuyển lại thế trận duy nhất đúng. Quyết định này được giới quân sự đánh giá là những "đỉnh cao trí tuệ" của văn hóa quân sự Việt Nam thời hiện đại, bởi lẽ:

Thứ nhất, giữ bí mật được ý đồ, từ đó dẫn tới sự nhận định sai lầm của địch. Chẳng hạn như ngày 26 tháng 1 năm 1954, De Castries đánh điện báo cáo lên Tổng hành dinh: Việt Minh có vẻ từ bỏ tiến công. Một tuần lễ sau, ngày 2 tháng 2 năm 1954, trung tướng Mỹ O Daniel "tới thăm" Điện Biên Phủ giữa lúc có tin Đại đoàn 308 của Việt Minh đang tiến đánh các tiền đồn của Pháp ở Thượng Lào. Căn cứ vào đó, ông ta khắng định: "Việt Minh sẽ từ bỏ ý định đánh Điện Biên Phủ".


Hơn thế nữa, đối phương còn cho rằng hoạt động của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954 đã lên tới đỉnh cao nhất, cuộc lui quân của ta chắc sẽ bắt đầu. Ta nhất định không đủ sức để tiếp tục tiến công vào Điện Biên Phủ được nữa. Để giành lại thế chủ động, ngày 12 tháng 3 năm 1954, địch cho quân đổ bộ lên Quy Nhơn. Chúng có ngờ đâu, ngay hôm sau, ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta mở cuộc tiến công lớn vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.


Thứ hai, thể hiện rõ quan điểm thực tiễn.

Chuyển sang vận dụng phương châm đánh chắc, tiến chắc hoàn toàn không có nghĩa là khi các thắng lợi liên tiếp của quân ta đã từng bước tạo nên thời cơ mới thì ta không chuyển sang phương châm đánh nhanh, thắng nhanh. Thực tế, chiều ngày 7 tháng 5 nám 1954, khi tình hình địch đã có dấu hiệu rối loạn, tinh thần suy sụp thì lập tức quân ta được lệnh nắm lấy thời cơ và hồi 15 giờ đã mở cuộc tông công kích vào tập đoàn cứ điểm, đến 17 giờ 30 phút thì tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Như vậy là trên cơ sở thực tế khách quan chiến địa, quân ta đã có sự vận dụng linh hoạt, liên hoàn các phương án tác chiến, từ chậm đến nhanh rồi lại về chậm và cuối cùng là sang nhanh, nên đã toàn thắng.


Không phải ngẫu nhiên mà bài học thực tiễn từ Điện Biên Phủ đã được lặp lại 21 năm sau. Trong cuộc Tổng tiến cộng và nổi dậy mùa Xuân 1975, khi cuộc chiến phát triển, tình hình chuyên biến rất nhanh, Bộ Thống soái tối cao cũng đã nhạy bén thay đổi kế hoạch, thay đổi cách đánh, chuyển từ kế hoạch cơ bản sang kế hoạch thời cơ. Kết hợp tiến công và nổi dậy, quân và dân ta anh dũng xốc tối theo mệnh lệnh "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", giành toàn thắng trong thời gian hai tháng, không phải mất từ 2 đến 3 năm như dự kiến trong kế hoạch tác chiến ban đầu. Phải chăng quan điểm thực tiễn trên là sự "di truyền" văn hóa quân sự Việt Nam?


Lịch sử đã ghi lại năm 542, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi. Năm 545 nhà Lương cho quân sang đánh dẹp, đàn áp khiến cho chính quyền non trẻ của dân tộc ta phải rời bỏ miền đồng bằng, rút lên miền rừng núi tỉnh Phú Thọ ngày nay. Sau khi Lý Bí từ trần (năm 547), Triệu Quang Phục lên thay. Ông đã mạnh dạn đưa số quân ít ỏi còn lại về đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên), chuyển sang cách đánh nhỏ lẻ, đánh tại chỗ, từng bước xây dựng lực lượng. 3 năm sau (năm 550), nhân khi chính quốc có biến cố, ông đã chớp thời cơ, đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi. Hay như ở thế kỷ XIII, biết chắc thế nào quân Mông - Nguyên cũng sẽ sang xâm lược, tháng 11 năm 1282, tại Bình Than, các vương hầu, quý tộc cùng với các tướng lĩnh đã nhất trí với nhau, nếu quân giặc kéo sang thì quân ta sẽ lấy Nội Bàng (xã Trú Hữu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) làm điểm quyết chiến chiến lược. Nhưng vào đầu năm 1285, hơn 50 vạn quân xâm lược vượt qua biên giới, biết chủ lực ta tập trung ở Nội Bàng, đã chia thành 6 mũi ồ ạt bao vây. Thấy tình thế không thể thực hiện được kế hoạch như đã dự kiến, Trần Quốc Tuấn cho tiến hành ngay việc rút lui chiến lược, lùi quân sâu vào tận Thanh Hóa, lập lại thế trận để 5 tháng sau, chuyển hóa được lực lượng mới phản công, giành lại đất nước.


Tìm hiếu qua những lần chuyển thế trận, chúng ta thấy ở thời hiện đại là trong tư thế tiến công, còn trong lịch sử là trong tư thế bị tiến công. Nhưng dù ở tư thế nào, việc chuyến biến thế trận cũng đều xuất phát từ thực tế khách quan chiến trường và tài quyền biến, năng động, linh hoạt tuyệt vời của chủ quan người chỉ huy quân sự, không như thế, không thể nào đủ sức đánh thắng được đổi phương.


Nhìn từ góc độ nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật có thể nói rằng, ở Điện Biên Phủ, quân đội ta đã có một bước nhảy vọt lớn, nhất là về chiến thuật. Bí quyết đó là sự vận dụng linh hoạt những phương pháp chiến thuật mới, những phương pháp chiến thuật có ý nghĩa chiến dịch, nhằm giải quyết một yêu cầu mới rất cao của tác chiến là tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.


Phương pháp chiến thuật mang theo ý nghĩa chiến dịch ở Điện Biên Phủ có những nội dung rất phong phú, được thể hiện bằng nhiều kiểu loại khác nhau, kể từ phương pháp quan trọng nhất là lần lượt tiêu diệt từng tiểu đoàn hoặc một số tiểu đoàn địch nằm trong hệ thống tập đoàn cứ điểm, đến phương pháp dùng mọi cách triệt đường tiếp tế hậu cần của địch và phương pháp dùng mọi cách bảo vệ các tuyến tiếp tế hậu cần của ta.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #28 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2022, 08:03:28 am »

Ở đây chỉ xin nêu lên một phương pháp chiến thuật có ý nghĩa chiến dịch là công tác xây dựng hệ thống trận địa tiến công và bao vây quân địch - thường vẫn gọi là chiến thuật vây lấn, bằng một hệ thống chiến hào ngang dọc. Thực tế đó chứng tỏ là trên chiến trường này, lần đầu tiên trong lịch sử quân sự hiện đại. Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực sự tiến hành chiến tranh kiểu chiến hào. Phương pháp chiến thuật này khiến cho đối phương, một quân đội dù đã có một truyền thống vững vàng và có nhiều kinh nghiệm về chiến tranh chiến hào như quân đội Pháp mà cuối cùng cũng phải cúi đầu chấp nhận một thất bại cay đắng. Điều đó đã khiến cho Bernard Fall - một người Mỹ gốc Pháp - từng viết nhiều công trình khoa học về Việt Nam và Đông Dưởng, phải xác nhận: ”... Những người cộng sản đã tỏ ra rất mưu trí khi đưa nghệ thuật đào các chiến hào tiếp cận đến mức cao nhất".


Về phương pháp chiến thuật này, sau khi phân tích kỹ những khó khăn trên chiến trường Điện Biên Phủ là các chiến sĩ ta phải thường xuyên chiến đấu trong điều kiện đối phương có hỏa lực, pháo binh và không quân mạnh, dù cho từng trung đội đến từng tiểu đoàn đều đã có công sự cho các trận địa xuất phát tiến công nhưng rồi kết quả cũng chỉ đạt tới mức tiêu diệt được từng tiểu đoàn độc lập của địch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết tiếp; "Trong một thời gian khá dài, vấn đề đặt ra mà chưa được giải quyết là phải làm thế nào để tiến hành được cuộc chiến đấu cả ngày lẫn đêm và trên mọi địa hình, có như vậy mới mở ra khả năng tiêu diệt sinh lực lớn của địch. Sự phát triển công sự thành một hệ thống trận địa tiến công và bao vây đã giải quyết thành công một vấn đề quan trọng, mở ra khả năng nói trên".


Nghệ thuật, như đã nói, là bộ mặt rực rỡ tươi đẹp của văn hóa và ngược lại văn hóa là nền tảng, là cơ sở để nghệ thuật nảy nở, hình thành. Nghệ thuật quân sự Điện Biên Phủ cũng vậy. Nó cũng được phát sinh, phát triển trên cơ sở của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại.


Với tư cách là một nền văn hóa, nền văn hóa quân sự Việt Nam cũng có một hệ thống câu trúc gồm ba thành tố: văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức cộng đồng. Trong đó, văn hóa nhận thức giũ vai trò chủ đạo.


Về văn hóa nhân thức, văn hóa quân sự Việt Nam quan tâm nhiều đến phương pháp tư duy tổng hợp - biện chứng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố còn biện chứng là chú trọng đến mối quan hệ giữa chúng. Cái mà văn hóa quân sự Việt Xam quan tâm không chỉ là sự tập hợp các yếu tố riêng rẽ mà là mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó.


Kế thừa truyền thống tư duy của dân tộc lại được giao lưu với phương pháp luận Mác - Lênin, cách nhìn nhận, xem xét vấn đề lại càng thêm sắc bén.

Với phương pháp tư duy trên. Bộ Thống soái tối cao đã đặt vấn đề Điện Biên Phủ trong mối quan hệ với toàn bộ tình hình chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954, dưới ánh sáng của quy luật chiến tranh yêu nước, đã được văn hóa quân sự Việt Nam đúc kết qua mấy ngàn năm chống giặc ngoại xâm, một quy luật mà đối phương không bao giờ nhận thức được và chọn chiến trường này để tạo ra một thắng lợi quân sự đột biến cho Quân đội nhân dân Việt Nam.


Tuy thế nhưng Bộ tư lệnh chiến dịch còn nhấn mạnh: có chiến lược đúng mới có thể có nghệ thuật chiến dịch và phương pháp chiến thuật đúng, nhưng chỉ có chiến lược đúng vẫn chưa đủ mà còn phải có nghệ thuật chiến dịch đúng mới bảo đảm đi tới chiến thắng. Thậm chí có chiến lược đúng, có nghệ thuật chiến dịch đúng mà phương pháp chiến thuật sai cũng có thể dẫn đến thất bại cho chiến dịch, gây ra ảnh hưởng xấu về chiến lược, có khi còn ảnh hưởng tai hại. Đây là cả một hệ thống hữu cơ của tư tưởng tác chiến trong nghệ thuật quân sự nói chung, nghệ thuật quân sự Điện Biên Phủ nói riêng cũng như trong văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại. Với cách thức tổng hợp - biện chứng như vậy mà trong thực tế, nghệ thuật quân sự đã đưa chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành "cái mốc chói lọi bằng vàng" trong lịch sứ dân tộc.


Nghệ thuật quân sự Điện Biên Phủ còn là sự thể hiện của văn hóa ứng xử. Theo truyền thống của văn hóa dân tộc, trong ứng xử người Việt thiên về thái độ dung hợp trong tiếp nhận và mềm dẻo, hòa hiếu trong đối phó. Trước hết là thái độ ứng xử yêu thương, chân tình trong nội bộ quân dân ta. Từ một chính sách hậu phương quân đội ưu ái đối với những người đi chiến đấu, đã động viên được mọi tầng lớp nhân dân làm theo khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến", cho chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại. Ngay tại chiến địa, nhân danh Tư lệnh chiến dịch, Đại tướng Võ Xguvên Giáp đã bốn lần viết thư cho bộ đội trước khi bắt tay vào nhiệm vụ mới, không kể những bức thư mừng thắng lợi và thăm hỏi thương binh, khiến cho quan hệ giữa người chỉ huy và các chiến sĩ vô cùng gắn bó. Việc làm trên đã mang theo dáng dấp tinh thần "phụ tử chi binh" của Phạm Ngũ Lão ở thế kỷ XIII. Nhưng không phải chỉ ở phía ta mà văn hóa ứng xử còn được thể hiện rõ trong quan hệ với những kẻ đang cầm vũ khí chống lại nhân dân ta. Bên cạnh đòn bạo lực, tuy hết sức cần thiết, nghệ thuật quân sự Điện Biên Phủ còn có cả đòn tinh thần, đòn "đánh vào lòng người", một thứ vũ khí lâu đời của văn hóa quân sự Việt Nam, đã hình thành từ 500 năm trước. Phương pháp này đã được vận dụng thành công trong trận đánh kết hợp với gọi hàng tiểu đoàn ngụy binh người Thái địa phương ở cụm cứ điểm Bản Kéo ngày 17 tháng 3 năm 1954. Trước đó bốn ngày, sau khi tiêu diệt gọn trung tâm đề kháng Him Lam vào đêm 13 tháng 3 năm 1954 thì ngay sáng hôm sau. Bộ tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ đã cho phép đối phương ra lấy thương binh về phân khu trung tâm. Trong cuốn hồi ký "Khép lại quá khứ đau thương", tác giả Kỳ Thu, nguyên là trại trướng trại tù binh sĩ quan Pháp số 1 đã viết: "Chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lòng nhân đạo của Quân đội nhân dân Việt Nam đã biểu hiện sáng ngời ngay tại trận địa Điện Biên Phủ sau khi quân ta làm chủ chiến trường. Chúng ta đã cứu sống gần 1.000 thương binh nặng của địch sống ngoi ngóp trong các hầm hào bùn lầy nước đọng, hôi thối, sức khỏe của chúng hoàn toàn suy sụp”. Về phía địch, viên quan tư thầy thuốc được tham gia cứu chữa thương binh Pháp ở Điện Biên Phủ cũng phát biếu: "Ngay từ những phút đầu tiên ở cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng, chúng tôi đã ghi nhận thái độ hết sức đúng đắn của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đối với binh lính nói chung, những thương binh và nhân viên y tế nói riêng... Lòng biết ơn của thương binh và của chúng tôi đối với Quân đội nhân dân ở Điện Biên Phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là sâu nặng, chúng tôi sẽ không bao giờ quên điều đó".


Trước thái độ nhân đạo của những người chiến thắng đối với tù binh và thương binh nặng của đối phương ở Điện Biên Phủ, một nhà triết học phương Tây, hiểu biết rất kỹ về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta, trong một hội nghị quốc tế về Việt Nam đã đánh giá rất cao về hành động văn hóa ứng xử nàv: "Ngày mai cũng như ngày hôm qua, đại nghĩa của Việt Nam là đại nghĩa của loài người".
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #29 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2022, 08:04:01 am »

Nghệ thuật quân sự Điện Biên Phủ lại còn chịu sự chi phối của văn hóa tổ chức công đong. Xưa nay, trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp lúa nước Việt Nam ưa tổ chức đời sống theo nguyên tắc trong tình, nghĩa là sống hòa thuận, lấy tình nghĩa làm đẩu: tình làng nghĩa xóm, bên ngoài là lý, bên trong là tình... Tư cách tư duy tổng hợp - biện chứng cùng với nguyên tắc sống trọng tình đã dẫn tới cách thức tổ chức cộng đồng theo lối linh hoạt. Đó là một cách thức được vận dụng thường xuyên trong văn hóa quân sự Việt Nam qua cách sinh hoạt khẩn trương, gọn nhẹ... cách hành động nhanh nhẹn, kịp thời... cách tư duy quyền biến, nhạy bén... Nghệ thuật quân sự Điện Biên Phủ là một trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như chủ trương chiến lược lúc đầu của ta là buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược. Trong khi lúng túng, bị động đối phó, địch phải ném chủ lực xuống Điện Biên Phủ mặc dù điều đó không nằm trong kế hoạch của chứng. Tương kế tựu kế, ta lập tức nắm lấy thời cơ, hạ quyết tâm tiêu diệt địch ở chiến trường này. Cách thức linh hoạt cũng thể hiện rõ trong nghệ thuật chiến dịch. Từ cách thức này mà tuy đã có 12 ngày chuẩn bị theo phương châm đánh nhanh thắng nhanh nhưng thây không bảo đảm kết quả, ta đã kịp thời chuyển sang phương châm đánh chắc, tiến chắc dù cho phải "kéo pháo vào, kéo pháo ra", phải tiếp tục chuẩn bị thêm 46 ngày nữa. Nhưng trong 56 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954), đến ngày cuối cùng, khi phát hiện thấy tình hình địch rối loạn, tinh thần chúng suy sụp thì quân ta lập tức nắm lấy thời cơ, tiến hành tổng công kích và chỉ hơn hai tiếng đồng hồ sau đã buộc địch phải đầu hàng, giành thắng lợi cuối cùng.


Trong phương pháp chiến thuật, ta cũng có hành động tương tự. Ai cũng biết chiến hào là "vật tĩnh", là phương tiện phòng hộ. Trên chiến địa, chiến binh thường đào hào xong xuôi mới vào trận, mà đào chiến hào - giao thông hào để phòng ngự là chính, ở Điện Biên Phủ lại không như thế, bộ đội ta đã rất sáng tạo, biến chiến hào thành "vật động", thành vũ khí tiến công. Dĩ nhiên, trước khi vào trận, bộ đội ta cũng đào công sự chiến dấu nhưng những công sự đó đã biến thành chiến hào và cứ dài dần theo bước tiến quân. Bộ đội đánh tới đâu, chiến hào từng bước theo tới đó. Địch phát hiện ra phản kích, tìm cách lấp kín chiến hào, bộ đội ta dùng vũ khí đánh trả. Khi địch rút, ta lại đào chiến hào để tiến công tiếp. Đây là một công việc được tiến hành rất tỉ mỉ, chu đáo. Bộ đội ta đã xây dựng hai loại giao thông hào: một là loại giao thông hào trục dùng cho việc cơ động bộ binh, cơ động pháo binh, vận chuyển thương binh, hình thành một đường vòng rộng vây quanh trận địa ở phân khu trung tâm của địch; hai là loại giao thông hào tiếp cận của bộ binh, xuất phát từ vị trí trú quân cúa các đơn vị trong rừng đổ ra cánh đồng, cắt ngang giao thông hào trục, tiến vào những vị trí địch mà ta định tiêu diệt. Dọc giao thông hào bộ binh, có đầy đủ hố phòng pháo, hầm trú ẩn, hào chiến đấu và ụ súng để đối phó với những cuộc phản kích của đối phương.


Các loại giao thông hào phải có độ sâu 1.7m (lút đầu người) đáy hào trục rộng 1,2m, đáy hào bộ binh rộng 0,5m. Về chiều dài, lúc đầu ước tính trên bản đồ khoảng 100km, nhưng trong suốt quá trình chiến dịch, bộ đội ta đã phải đào lên gấp đôi, đến hơn 200km (có tài liệu ghi là 400km) với điều kiện lao động cật lực, vượt qua vô vàn trở ngại, khoảng từ 14 đến 18 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Nhiều chiến sĩ ta hai bàn tay cứ phồng rát, mọng nước rồi dần dần biến thành chai sần. Lưỡi xẻng ngày đầu mới được phát sáng loáng, tròn trĩnh, to như chiếc quạt nan mà đến ngày đào xong chiến hào tiếp cận địch, đã mòn vẹt, chỉ còn trơ lại một mảnh sắt nhỏ, cong như một vầng trăng khuyết.


Việc xây dựng hệ thống chiến hào phải tiến hành chủ yếu vào ban đêm, đào đến đâu, phải ngụy trang đến đấy và phải đồng thời triển khai trên toàn mặt trận để phân tán sự chống phá của địch. Nhưng khi các giao thông hào của ta đã vươn dài đến hàng chục ki-lô-mét trên cánh đồng thì không còn cách nào che mắt được kẻ thù. Chúng đã dùng pháo binh và không quân bắn phá suốt ngày đêm, đưa quân ra những trận địa ở gần để san lấp và gài mìn ngăn chặn việc đào tiếp. Mỗi mét đường hào ở đây không chỉ hình thành bằng mồ hôi mà còn bằng cả xương máu của các chiến sĩ ta. Với khả năng phi thường ấy khiến cho nhiều binh lính lê dương đóng quân ở Điện Biên Phủ lúc bấy giờ, sau này kê lại rằng: ban ngày nghe tiếng súng nổ, họ không sợ bằng ban đêm, nằm dưới lô cốt nghe âm vang từ tiếng xẻng đào đất của "quân đội Việt Minh" đang đưa chiến hào tiến lại gần, quây chặt lấy vị trí của họ, cứ tưởng chừng như có cả một gọng kìm khổng lồ đang bóp lại. Cách làm của ta như thế đã biến hệ thống chiến hào ở chiến trường Điện Biên Phủ trở thành những con dũi khổng lồ đi tới, bao vây, thít chặt lấy cổ họng quân địch cho tới khi chúng phải hạ vũ khí, giơ cao cờ trắng đầu hàng.


Trước nguy cơ "tử thần đang giơ cao lưỡi hái" trên chiến trường Điện Biên Phủ, không phải Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương không có biện pháp xử lý. Tại Sở chỉ huy của R. Cogny tại Hà Nội, một số sĩ quan từng trải chiến trận, sau khi nghiên cứu những bức ảnh do máy bay chụp hàng ngày về sự phát triển hệ thống chiến hào của quân ta, đã liên tưởng tới thời gian tham chiến trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), nên họ đã lưu ý cấp trên phải chuẩn bị ngay việc đối phó. Mệnh lệnh đó lập tức được chuyển ngay tới Điện Biên Phủ nhưng thiếu tướng De Castries đã thẳng thắn trả lời là ông ta không có chuyên gia, không có thiết bị nên không đủ khả năng làm điều đó. Có thể trong suy nghĩ của viên tư lệnh chiến trường này, ưu thế đã hoàn toàn thuộc về phía Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là điều bất khả kháng. Chắc chắn rồi đây đối phương sẽ chiến thắng, và sự thật đã diễn ra đúng như vậy vào buổi chiều ảm đạm ngày 7 tháng 5 năm 1954.


Văn hóa tổ chức cộng đồng - cụ thể là công tác hậu cần - còn tạo nhiều điều kiện linh hoạt, thuận lợi cho chiến thắng Điện Biên Phủ. Trên thực tế, đọ sức với kẻ thù ở chiến trường này, tức là ta phải chấp nhận những trở lực vô cùng to lớn trong công tác bảo đảm vật chất kỹ thuật cho đạo quân gồm 43 ngàn người đang triển khai tác chiến hiệp đồng ở địa bàn xa các căn cứ gần ngàn ki-lô-mét. Tình hình trên đòi hỏi việc tổ chức cung cấp phải trải rộng ra trên một không gian gồm 10 tỉnh. Yếu tố then chốt nhất trong công tác bảo đảm hậu cần là khâu vận tải. Vướng mắc nổi cộm lên lúc này là mạng lưới giao thông quá eo hẹp, đường đi của xe cơ giới từ hậu phương ra tiền tuyến chí vẻn vẹn có đường 13 và đường 41, nhưng rất nhỏ lại nhiêu đèo dốc. Máy bay địch luôn luôn oanh tạc dữ dội vào những đoạn hiểm yếu như Đèo Khế, Pha Đin, Cò Nòi... nhằm ngăn chặn việc tiếp tế của ta. Để khác phục những khó khăn về đường sá, các tỉnh đã huy động 20 vạn dân công, thanh niên xung phong đi phục vụ chiến dịch. Riêng đối với việc chống phá bom đạn địch phá hoại, cải tạo, mở thêm đường đã thu hút 89.895 người (bằng 3.254.120 ngày công). Với tinh thần dũng cảm tuyệt vời, "tất cả để chiến thắng", các đội quân vận tải đã chuyển lên mặt trận 25.056 tấn gạo, 965 tấn thịt, 859 tấn thực phẩm khô và 1.450 tấn vũ khí đạn dược. Như vậy, tổng khối lượng phải chuyển lên chiến hào là gần 30.000 tấn. Làm được khối lượng công việc đồ sộ đó phải huy động tới 64.451 thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến, 628 ô tô vận tải, 140 ca nô - xuồng máy, 20.991 thuyền, 500 ngựa và 21.000 xe đạp thồ. Tất cả lực lượng vận tải đều đã vượt qua mọi gian nguy, nỗ lực phục vụ, bảo đảm tốt ba yêu cầu nghiêm ngặt là "đủ, đúng và liên tục". Mặc dù máy bay địch có điên cuồng bắn phá ác liệt để ngăn chặn nhưng nguồn tiếp tế của ta cũng không để thiếu hoặc đứt đoạn được.


Sau thất bại Điện Biên Phủ, nhận xét về công tác bảo đảm hậu cần của ta, H. Navarre đã chua xót than vãn: "Quân viễn chinh Pháp không những phải chống chọi với đội quân chính quy mà còn đương đầu với cả một dân tộc... Họ đã thu được tài nguyên ngay trong vùng của ta để tiêu diệt binh sĩ ta... ".


Tóm lại, qua những phần vừa trình bày, chúng ta đã thấy được chiến thắng Điện Biên Phủ là một biểu tượng văn hóa ngời sáng, có tầm vóc thời đại, mang theo một giá trị lớn. Giá trị càng lớn thì tính nhân văn càng cao. Nó là kết quả của một nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo nhằm giải phóng con người thoát khỏi áp bức, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các nước thuộc địa trên phạm vi toàn thế giới. Và rồi từ đó, chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành vật chuẩn mực để đánh giá những sự kiện chiến tranh quan trọng thời nay. Loại thí dụ này không ít nhưng thiết nghĩ còn có cụm từ nào hay hơn Điện Biên Phủ trên không. Đó là một sự so sánh của giới báo chí về sự thất bại của không lực Hoa Kỹ trên bầu trời Hà Nội vào tháng 12 năm 1972, vừa dí dỏm, vừa ngắn gọn nhưng lại quá ư đầy đủ. Không những thế, nghệ thuật quân sự Điện Biên Phủ còn là sự thể hiện rõ những nét bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Đó là chủ nghĩa yêu nước, là khả năng ứng biến, là tính cộng đồng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM