Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 08:42:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập 5  (Đọc 2666 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #80 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2022, 07:21:38 pm »

Tư tưởng quân sự Việt Nam thời trung đại, trong những thế kỷ X - XVIII, phát triển mạnh mẽ, với những nội dung độc đáo. Giai đoạn này nổi lên những quan điểm tư tưởng quân sự xuất chúng của các danh nhân, các nhà quân sự kiệt xuất như: Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, V.V.. Thời Lý - Trần xuất hiện những quan điểm tư tưởng quân sự tiến bộ, đó là tư tưởng tiến công để tự vệ "tiên phát chế nhân", tư tưởng phòng ngự tích cực bằng chiến tuyến Như Nguyệt, tư tưởng xây dựng quân đội "cốt tinh không cốt đông", tư tưởng "tận dân vi binh", "toàn dân là lính" gắn liền với chính sách "ngụ binh ư nông", kết hợp "binh" và "nông", tư tưởng cả nước chung sức đánh giặc "cử quốc nghênh địch", "khoan thư sức dân", tư tưởng "vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên, V.V.. Trong chiến tranh giải phóng chống quân Minh xuất hiện tư tưởng gắn liền cứu nước với cứu dân, tư tưởng khởi nghĩa toàn dân và tư tưởng nghệ thuật quân sự "dĩ quả địch chúng, dĩ nhược chế cường" (lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh) của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, có tư tưởng "tâm công" (đánh vào lòng người) và tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi... Thời Lê Sơ, có tư tưởng quân sự, quốc phòng tiến bộ của Lê Thánh Tông. Do những quan điểm quốc phòng mạnh mẽ, kiên quyết, nên dưới triều vua Lê Thánh Tông, nước Đại Việt có uy tín lớn trong vùng và chủ quyền lãnh thổ luôn được giữ vững. Thế kỷ XVIII, tiêu biểu là tư tưởng quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ với những đặc trưng nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo tác chiến thần tốc, táo bạo, bất ngờ và mãnh liệt... Trước các đạo quân xâm lược đông gấp nhiều lần, các nhà quân sự Việt Nam thời cổ - trung đại đều chủ trương "dĩ đoản chế trường", "dĩ quả địch chúng, dĩ nhược chế cường", biết xây dựng quân đội "phụ tử chi binh" như cha con một nhà, chọn dùng tướng giỏi, có tư tưởng chỉ đạo tác chiến đúng đắn, thích hợp. Như vậy, tuy tư tưởng quân sự thời kỳ này chủ yếu là tư tưởng quân sự của các danh nhân quân sự, của các nhà nước, triều đại phong kiến, còn có những hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung trong giai đoạn đầu của các triều đại, khi quyền lợi của giai cấp phong kiến còn gắn liền với quyền lợi dân tộc thì các nhà lãnh đạo vương triều có nhiều quan điểm tiến bộ, phù hợp với lợi ích dân tộc.
   Tư tưởng quân sự Việt Nam thời cận - hiện đại là kết quả của quá trình kế thừa truyền thống và tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại, đã phát triển đến đỉnh cao mới với nhiều quan điểm tư tưởng quân sự hết sức tiên tiến. Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tố quốc thời kỳ này chủ yếu do giai cấp mới, tiên tiến lãnh đạo. Đối tượng chiến tranh yêu nước của dân tộc Việt Nam thời cận - hiện đại đã khác, không còn là những thế lực bành trướng xâm lược phong kiến phương Bắc nữa, mà là những cường quốc đế quốc tư bản phương Tây, đi trước ta về phương thức sản xuất, có nền kinh tế phát triển, có quân đội mạnh, được trang bị vũ khí, kỹ thuật quân sự tiên tiến.


Tư tưởng quân sự Việt Nam thời kỳ này đã có bước phát triển vượt bậc. ở giai đoạn đầu, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ nhất (1858-1884), dưới sự lãnh đạo của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, quan điểm tư tưởng quân sự biểu hiện đầy đủ các phương diện bảo thủ, lạc hậu, yếu kém. Triều đình phong kiến tỏ ra ươn hèn, bạc nhược trước những âm mưu và thủ đoạn xâm lược của thực dân Pháp, đã tiến hành kháng chiến thụ động, không dựa vào dân, không có tư tưởng chiến tranh nhân dân. Các phong trào kháng Pháp thời đó tuy diễn ra hết sức sôi nổi, nhưng rốt cuộc đều thất bại, nguyên nhân trước hết là do tư tưởng quân sự non yếu nên giai cấp cầm quyền không có một đường lối kháng chiến phù hợp, không động viên được cả nước đánh giặc mà ngược lại còn tìm cách cản trở phong trào kháng Pháp của nhân dân. Chính quyền phong kiến còn ngăn cản những quan điểm, đề xuất tiến bộ của các tướng lĩnh yêu nước hay của những nhà canh tân đương thời. Có thể nói rằng, khi giai cấp cầm quyền đã mất vai trò lịch sử thì tư tưởng của họ cũng không còn đại diện cho dân tộc nữa, và do vậy, họ không thể tập hợp được đông đảo nhân dân kháng chiến. Đầu thế kỷ XX, tư tưởng quân sự của những nhà yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản là một nhân tố mới, có ảnh hưởng nhất định trong xã hội Việt Nam; nhưng rốt cục cũng hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Những quan điểm, tư tưởng quân sự giai đoạn này mang đậm tính cải lương, ôn hòa, chủ trương bạo động, chưa hẳn tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng nhân dân trong nước, đi tìm con đường ngoại viện. Chính vì vậy, những nhà yêu nước ấy cũng không thể có được một con đường cứu nước đúng đắn.


Từ khi có lãnh tụ Nguyễn Ải Quốc - Hồ Chí Minh, có Đảng Cộng sản Việt Nam, con thuyền cách mạng Việt Nam mới đi đúng hướng, vào quỹ đạo mới với nội dung cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự ra đời những quan điểm quân sự cơ bản đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đã đặt cơ sở cho sự hình thành đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng căn cứ địa và khởi nghĩa vũ trang cùng với đường lối khởi nghĩa đúng đắn của Đảng đã đưa đến thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tư tưởng quân sự Việt Nam đã phát triển hoàn thiện nhất, có nội dung phong phú và tiến bộ nhất, mà đỉnh cao là tư tưởng quân sự chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân. Đó là hệ thống quan điểm về quốc phòng và quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống quan điểm đó là kết quả của quá trình kế thừa những quan điểm quân sự truyền thống trong hàng nghìn năm của dân tộc; là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội vào thực tiễn của đất nước, của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới; là sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoa quân sự thế giới. Hệ thống quan điểm đó hình thành và phát triển trong thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam (1945-1975). Tư tưởng quân sự Việt Nam trong 30 năm chiến tranh cách mạng có nội dung rộng lớn, có tính toàn diện và tổng hợp cao, không chỉ đề cập đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng mà còn bao hàm những hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao..., có liên quan đến quân sự và quốc phòng. Đó là tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, là tư tưởng chỉ đạo hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang, đồng thời chỉ đạo hoạt động quân sự của nhân dân cầm vũ khí đứng lên đánh địch, kết hợp chặt chẽ quân sự với chính trị, quân sự với ngoại giao, tác chiến với binh vận, kết hợp tiêu diệt địch với phát động quần chúng giành chính quyền làm chủ, kết hợp đánh du kích và đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn. Đó còn là tư tưởng xây dựng căn cứ địa hậu phương kháng chiến, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc...
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2022, 07:22:07 pm »

3. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của mình, người Việt Nam luôn luôn có ý thức rất cao trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Do ý thức về toàn vẹn lãnh thổ, về lịch sử, văn hóa và độc lập, chủ quyền dân tộc mà bao thế hệ người Việt đã đứng lên chống ngoại xâm. Mỗi khi diễn ra cuộc chiến tranh giành và giữ nền độc lập thì tinh thần yêu nước, ý thức độc lập, tự chủ, ý chí quyết tâm, tư tưởng quyết chiến quyết thắng ngập tràn, dâng cao trong tất cả mọi lực lượng tham gia đánh giặc; nó trở thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Đó là tư tưởng tình cảm lớn nhất của người Việt Nam, cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu tạo ra tư duy sáng tạo trong chiến tranh, là cội nguồn của mọi quan điểm tư tưởng quân sự tiến bộ.

Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, người Việt Nam đã tiến hành hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống xâm lược cùng nhiều cuộc khởi nghĩa chống áp bức. Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang cụng là nét nổi bật trong tư tưởng quân sự dân tộc. Để tiến hành đấu tranh giành quyền độc lập, các vị thủ lĩnh khởi nghĩa thường tìm cách tập hợp đông đảo dân chúng tham gia. Quan điểm khởi nghĩa vũ trang xuất hiện sớm và trở thành tư tưởng chủ đạo nhằm chống ách đô hộ của ngoại bang. Kế thừa và phát triển tư tưởng truyền thống đó của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa quân sự của nhân loại, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam là khởi nghĩa vũ trang của toàn dân, của cả dân tộc. Khởi nghĩa phải do quần chúng chuẩn bị và tiến hành. Cuộc Cách mạng Tháng Tám của nhân dân cả nước năm 1945 cũng như cuộc Đồng khởi vĩ đại của nhân dân miền Nam năm 1959-1960 là những ví dụ điển hình về khởi nghĩa toàn dân. Muốn khởi nghĩa thành công phải xây dựng lực lượng khởi nghĩa, xây dựng căn cứ địa và từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Trong chiến tranh cách mạng, phải kết hợp tiến công bằng quân sự với nổi dậy của quần chúng, kết hợp tổng tiến công và nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân.


4. Chiến tranh, bao giờ cũng vậy, là một thử thách toàn diện đối với sức mạnh vật chất và tinh thần của cả nước, cả dân tộc. ở Việt Nam, tư tưởng chiến tranh nhân dân xuất hiện sớm và nó có cả một quá trình phát triển liên tục trong lịch sử, có những bước nhảy vọt trong thời hiện đại, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Để chiến thắng kẻ địch lớn mạnh, truyền thống quân sự Việt Nam có khuynh hướng kháng chiến lâu dài, đánh thắng từng bước, dựa vào dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Dám đánh, quyết đánh và biết cách đánh thắng quân xâm lược là nội dung cơ bản của tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật quân sự Việt Nam là lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh... Đó là nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, quán triệt tư tưởng tiến công, tích cực tiêu diệt địch; đánh địch tích cực, chủ động, kiên quyết, sáng tạo, bí mật, bất ngờ; kết hợp chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy; ra sức sáng tạo thời cơ, tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi càng sớm càng tốt. Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên hồi thế kỷ XIII, cuộc chiến tranh giải phóng chống quân Minh đầu thế kỷ XV, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thế kỷ XX của nhân dân Việt Nam là những cuộc chiến tranh toàn dân, trong đó tư tưởng chiến tranh nhân dân thể hiện đậm nét nhất.


5. Tư tưởng xây dựng căn cứ địa, hậu phương chiến tranh ở Việt Nam bao gồm nhiều quan điểm tiến bộ về xây dựng cơ sở chính trị, hậu cần, xây dựng đất đứng chân trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh. Ông cha ta xưa nay đều biết dựa vào địa bàn hiểm trở, dựa vào các vùng nông thôn rừng núi và đồng bằng, nơi có nhiều sức người, sức của để xây dựng căn cứ địa; biết dựa vào dân, xây dựng hậu phương từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ chưa hoàn chỉnh đến ngày càng hoàn chỉnh. Kết hợp xây dựng hậu phương tại chỗ, ở khắp nơi với xây dựng hậu phương chung của cả nước và tranh thủ hậu phương quốc tế để đánh giặc. Xây dựng căn cứ địa, hậu phương vững mạnh toàn diện; thực hiện vừa chiến đấu vừa xây dựng và bảo vệ căn cứ địa, hậu phương.


Ở Việt Nam, từ xưa đến nay, dựng nước gắn liền với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển. Ngay từ buổi đầu dựng nước, người Việt đã lo phòng thủ đất nước. Ông cha ta ngày xưa quan niệm "thủ quốc" (giữ nước) là bảo vệ từng thước núi tấc sông ở biên giới quốc gia, bảo vệ vương triều, bảo vệ nhân dân và tài nguyên đất nước; quốc phòng phải có kế lâu dài, lo giữ nước từ khi nước chưa nguy; chăm lo cố kết lòng người "chúng chí thành thành", coi khoan thư sức dân là thượng sách giữ nước. Đảng và Nhà nước Việt Nam thời hiện đại chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện, đại và liên minh; quốc phòng gắn liền với an ninh; chăm lo xây dựng sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là những nội dung cốt yếu của tư tưởng quốc phòng trong lịch sử Việt Nam.


6. Các nhà nước, các triều đại Việt Nam đều coi "việc binh là việc cốt yếu của quốc gia", "phàm có nhà nước tất phải có võ bị". Lực lượng quân sự là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giữ nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã có một hệ thống quan điểm về vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân rất độc đáo, sáng tạo. Chủ trương dựa vào dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhiều thứ quân. Chính sách "ngụ binh ư nông" của các nhà nước Đại Việt xưa kia và chính sách nghĩa vụ quân sự thời hiện đại đều coi trọng xây dựng lực lượng thường trực mạnh và lực lượng dự bị hùng hậu. Quân đội thời nào cũng đóng vai trò nòng cốt trong lực lượng vũ trang, được chú trọng xây dựng chính quy, thiện chiến với quan niệm "cốt tinh không cốt đông", chủ trương xây dựng quân đội cách mạng chính quy, từng bước hiện đại, quân đội vững mạnh toàn diện, coi trọng nhân tố chính trị, tinh thần; thực hiện "phụ tử chi binh"; gắn bó với dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; thực hiện quân với dân cùng một ý chí.


7. Tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp giữ nước là một nội dung quan trọng của tư tưởng quân sự Việt Nam. Nhờ có đoàn kết dân tộc nên đã thống nhất được tư tưởng và hành động, phát huy cao độ bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam; nhờ có đoàn kết dân tộc mà có thể thực hiện được kháng chiến toàn dân, toàn diện; có thể huy động được mọi tiềm lực cho chiến tranh, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn. Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn lực của sức mạnh đoàn kết dân tộc, là ngọn cờ tập hợp lực lượng với nhiều loại hình tổ chức vô cùng phong phú, sinh động. Trong cuộc kháng chiến lâu dài 30 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn chủ trương tăng cường đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối kháng chiến cứu nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2022, 07:25:23 pm »

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ăngghen, Lênin, Stalin: Bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970.

2. Ăngghen: Tuyển tập luận văn quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1978.

3. Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Song Hào: Bàn về chiến tranh nhăn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1966.

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, 12 tập.

5. Trường Chinh: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1948.

6. Lê Duẩn: Chiến thắng của sức mạnh tổng hợp, sức mạnh dân   tộc và thời đại, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.

7. Lê Duẩn: Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

8. Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.

9. Võ Nguyên Giáp: Bài giảng đường lối quân sự của Đảng, Viện Khoa học quân sự ấn hành, Hà Nội, 1974.

10. Võ Nguyên Giáp: Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970.

11. Võ Nguyên Giáp: Hồ Chí Minh - Nhà chiến lược thiên tài, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980.

12. Võ Nguyên Giáp: Tổng tập luận văn, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tập 2.

13. Võ Nguyên Giáp: Về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993.

14. Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1974, tập I, II.

15. Võ Nguyên Giáp: Vũ trang quần chúng cách mạng xây dựng quân đội nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973.

16. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945- 1975 - thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

17. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

18. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp - thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

19. Binh thư yếu lược, Phụ: hổ trướng khu cơ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

20. Bộ Quốc phòng - Trung tâm từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam: Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.

21. Bùi Đình Thanh: Bản lĩnh Việt Nam qua cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Nxb. Trí thức, Hà Nội, 2007.

22. Bùi Phan Kỳ: Phác thảo học thuyết quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

23. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tập 1, 2.

24. Đại Việt sử ký Bản kỷ tục biên, quyển XVII, Kỷ Nhà Lê: Thế Tông Nghị Hoàng Đế, phụ: Họ Mạc (Mậu Hợp 20 năm), Nxb. Văn hóa - Thông tin tái bản, Hà Nội, 2011.

25. Đại Việt sử ký toàn thư, dịch theo bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, Tập I, II.

26. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967, Tập I, II, III.

27. Đại Việt sử lược, Nguyễn Gia Tường dịch, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ môn châu Á học Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 2, 6, 7, 18.

29. Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

30. Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

31. Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007.

32. Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1956, quyển Thượng.

33. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1964.

34. Đề tài nhánh số 1: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam (từ thế kỷ III trước Công nguyên - đầu thế kỷ XV), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 2011.

35. Đề tài nhánh số 2: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam (từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 2010.

36. Đề tài nhánh số 3: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam (từ giữa, thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 2011.

37. Đề tài nhánh số 4: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 2011.

38. Đường Kách Mệnh, Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông ấn hành lần đầu tiên tại Quảng Châu (Trung Quốc), năm 1927.

39. Dương Kinh Quốc: Việt Nam - những sự kiện lịch sử (1858-1918), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.

40. Giáo trình lịch sử quân sự (tập II, Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam (từ thế kỷ III trước Công nguyên đến đầu thế kỷ XX), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997.

41. Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII (in lần thứ tư), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975.

42. Hà Văn Tấn: Bản sắc văn hoá Việt cổ, in trong Văn hoá - phát triển và bản sắc, Hà Nội, 1995.

43. Henri Navare: Đông Dương hấp hối, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004.

44. Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

45. Hoa Bằng: Quang Trung - Anh hùng dân tộc (1788-1792), Hoa Tiên, 1974.

46. Hoàng Đình Phu: Mấy vấn đề về sự phát triển kỹ thuật quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.

47. Hoàng Minh Thảo: Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.

48. Hoàng Minh Thảo: Tim hiểu tổ tiên ta đánh giặc, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1977.

49. Hoàng Xuân Hãn: Lý Thường Kiệt, trọn bộ, Ban tu thư Đại học Vạn Hạnh ấn hành, Sài Gòn, 1966.

50. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

51. Hồng Nam và Hồng Lĩnh (chủ biên): Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Hoa xâm lược, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984.

52. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - XVII, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1976.

53. Kỷ yếu hội thảo khoa học Lý Công Uẩn và vương triều Lý, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.

54. Lê Đình Sỹ (chủ biên): Thăng Long - Hà Nội, những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, Nxb. Hà Nội, 2010.

55. Lê Đình Sỹ (chủ biên): Hai mươi trận đánh trong lịch sử dân tộc (thế kỷ X - thế kỷ XVIII), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002.

56. Lê Đình Sỹ (chủ biên): Trần Hưng Đạo - nhà quân sự thiên tài, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

57. Lê Đình Sỹ, Nguyễn Danh Phiệt: Kế sách giữ nước thời Lý - Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

58. Lê Đình Sỹ: Binh chế Đại Việt thế kỷ XI - XV, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006.

59. Lê Quý Đôn: Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tập I, II, III, IV.

60. Lê Văn Thái: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam (1930-1945), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

61. Lịch sử Việt Nam thời kỳ chế độ phong kiến dân tộc, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 1967.

62. Lịch sử Việt Nam, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985, tập 1.

63. Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tập I.

64. Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, tập II.

65. Nghệ thuật quân sự Việt Nam cổ trung đại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1989, tập 1, 2.

66. Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1964.

67. Ngô Thì Sĩ: Việt sử tiêu án, bản dịch, văn hoá Á châu xuất bản, Sài Gòn, 1960.

68. Nguyễn Anh Dũng: Chính sách ngụ binh ư nông các thời Lý - Trần - Lê Sơ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981.

69. Nguyễn Danh Phiệt: Hồ Quý Ly, Viện Sử học - Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1997.

70. Nguyễn Danh Phiệt: Nhà Đinh dẹp loạn và giữ nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990.

71. Nguyễn Đình Khoa: Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972.

72. Nguyễn Duy Hinh: Văn minh Đại Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, 2005.

73. Nguyễn Hồng Dương - Phan Đại Doãn: Sơ thảo lịch sử bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội Việt Nam (cổ - trung đại), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1990.

74. Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, (1858- 1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004, tập 2.

75. Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng: Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1971.

76. Nguyễn Lương Bích: Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003.

77. Nguyễn Lương Bích: Việt Nam ba lần đánh Nguyên toàn thắng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1981.

78. Nguyễn Phan Quang: Phong trào Tây Sơn và anh hùng dân tộc Quang Trung, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.

79. Nguyễn Tài Thư (chủ biên): Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tập 1.

80. Nguyễn Thu: Lê quý dật sử, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974.

81. Nguyễn Trãi: Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974.

82. Nguyễn Trãi: Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tập 3.

83. Nguyễn Tường Phượng: Lược khảo binh chế Việt Nam qua các thời đại, Nxb. Ngày mai, Hà Nội, 1950.

84. Nguyễn Văn Trung: Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, thực chất và huyền thoại, Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn, 1963.

85. Nguyễn Việt: Hà Nội thời tiền Thăng Long, Nxb. Hà Nội, 2010.

86. Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng: Quân thủy Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1983.

87. Một trăm năm Đông Kinh Nghĩa Thục (Nhiều tác giả), Nxb. Tri thức, 2008.

88. Pentagon Papers: Evolution of the War. U.S. and France's Withdrawal from Vietnam, 1954-56, The U.S. National Archives and Records Administration.

89. Phạm Hồng Sơn: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998.

90. Phạm Hồng Sơn: Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc, Học viện quân sự cấp cao, Hà Nội, 1990, tập III.

91. Phạm Ngọc Phụng: Tổ tiên ta đánh giặc, Nxb. Quân giải phóng, Sài Gòn, 1975.

92. Phạm Văn Sơn: Việt sử tân biên (quyển 5, tập thượng), Tác giả tự xuất bản, Sài Gòn, 1963.

93. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1960, tập I, II, III, IV.

94. Phan Huy Lê - Phan Đại Doãn: Khởi nghĩa Lam Sơn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

95. Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí: Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.

96. Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm: Một bài hịch của Quang Trung, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 79, tháng 10-1965.

97. Phan Huy Lê: Quang Trung Nguyễn Huệ - con người và sự nghiệp, Sở Văn hóa thông tin Nghĩa Bình, 1986.

98. Phan Huy Lê: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1960.

99. Phan Huy Lê: Tìm về cội nguồn, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1994, tập I, II.

100. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam chính biên liệt truyện, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1993, tập II.

101. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963, tập III, XXV.

102. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb. Giáo dục, 1998, tập I, II.

103. Thơ văn Lý - Trần, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tập I, II, III.

104. Thơ văn yêu nước đầu thế kỷ XIX, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1978.

105. Thời Trần và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà, sở Văn hóa thông tin Nam Hà, 1996.

106. Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1992.

107. Trần Quốc Vượng (chủ biên): Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997.

108. Trần Quốc Vượng: Nguyễn Trãi trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, trích trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2003.

109. Trần Quốc Vượng: Tìm hiểu truyền thống thượng võ của dân tộc, Nxb. Y học và thể dục thể thao, Hà Nội, 1996.

110. Trần Văn Giàu: Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước năm 1858, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1958.

111. Trần Văn Giàu: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973, tập I.

112. Trần Văn Giàu: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980.

113. Trần Văn Giàu: Tư tưởng yêu nước, Nxb. Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

114. Trịnh Nhu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4-1984.

115. Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam: Những gương mặt trí thức, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998, tập I.

116. Tuyển tập văn thơ Ngô Thì Nhậm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tập 2.

117. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam: Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971.

118. Ủy ban nhân dân thành phố Huế: Phú Xuân - Thuận Hóa thời Tây Sơn (Kỷ yếu Hội thảo khoa học), Huế, 2001.

119. Văn kiện quân sự của Đảng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, tập 2, 3.

120. Văn Tân: Dựng nước đi đôi với giữ nước, một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 96, tháng 3-1967.

121. Văn Tạo: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích, Viện Sử học xuất bản, Hà Nội, 1995.

122. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tập 5.

123. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995, tập I, VIII.

124. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tập 1, 2, 3.

125. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945 - 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

126. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.

127. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000.

128. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

129. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002.

130. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 1, 2, 3, 4, 8, 9, 11, 12.

131.   Viện Lịch sử Việt Nam: Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1992.

132. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Cách mạng Tháng Tám 1945, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

133. Viện Sử học: Lịch sử Việt Nam 1897-1918, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.

134. Viện Sử học: Lịch sử Việt Nam, thế kỷ X - đầu thế kỷ XV, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.

135. Việt sử lược, bản dịch của Trần Quốc Vượng, Nxb. Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1960.

136. Vũ Huy Phúc: Các tổ chức cách mạng ra đời trong những năm 1925-1929 (chương VIII) trong Viện sử học: Lịch sử Việt Nam (1919-1930), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.

137. Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, Nxb. Tri thức, 2013.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM