Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:36:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bên dãy Trường Sơn  (Đọc 4198 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #60 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 07:03:10 am »

NHỮNG ĐỨA TRẺ Ở MA HA XAY


NGUYỄN NGỌC LỢI


Tôi cứ tạm gọi thằng Đon Chăn là thằng Đon, Bun Xay là Bun và thằng Khăm Kệt là Khăm cho dễ nhớ. Ba đứa con trai tuổi chín, mười, đen đúa, tóc tai khét nắng và có điệu cười hồn nhiên phô răng phô lợi rất dễ thương. Tôi quen chúng chỉ hai ngày sau khi tiểu đoàn tôi tập trung về bố trí trận địa quanh cái thị trấn Ma Ha Xay thơ mộng bên dòng Sê Băng Phai xanh trong uốn khúc.


Cũng cần phải nói rằng, hồi đó, sau khi có hiệp định lập lại hoà bình ở Lào thì không khí cực kỳ dễ chịu. Từ chỗ luôn phải cơ động thay đổi vị trí, hết đào công sự đến trực ban chiến đấu, không mấy khi được ngủ tròn giấc thì sau hiệp định đã bay bổng thơ thới thoải mái, thật bõ những ngày luôn căng thẳng và nơm nớp giữa cái sống và cái chết. Chúng tôi, những người lính sau những trận đánh ác liệt với máy bay địch đã cầm chắc phần sống và chỉ chờ ngày trở về. Lúc này, rừng Lào nơi chúng tôi đóng quân cũng đang gây cảm hứng cho những ai có tâm hồn lãng mạn bởi màu lá thay đổi từng ngày. Mới hôm nào những khu rừng quanh lèn Na Cốc, dọc đường 12 và xung quanh thị trấn hẵng còn trơ trụi thì sáng hôm sau, tất cả như bừng sáng. Những cành cây khô khắng tưởng chừng đã chết bỗng vào một thời khắc nào đó đồng loạt nảy chồi. Ban đầu cả khu rừng trông óng ánh như được dát xà cừ thì buổi chiều đã chuyển sang tím nhạt, và mấy hôm sau... màu xanh đã vỡ òa. Núi rừng lúc này đã choàng lên mình cái áo mới tinh khôi lộng lẫy đến choáng ngợp. Trong không khí thanh bình đột ngột đến ngỡ ngàng, màu xanh non tơ mỡ màng dễ đưa con người tới những khát vọng, dù khát vọng còn thăm thẳm, mơ hồ nhưng cũng khiến chúng tôi, những thằng con trai vừa qua tuổi đôi mươi trở nên mơ mộng. Thiên nhiên thật kỳ diệu. Thiên nhiên có thể đem lại cho con người sự thanh thản. Có một điều gì đó trong sâu thẳm tâm hồn khiến người ta có những phút giây bay bổng để không hiểu sao tôi cứ muốn được một mình dạo đi trong những khu rừng mới hồi sinh như thế.


Chẳng còn máy bay địch. Dù là trinh sát hay ném bom... đều mất tăm mất dạng. Thị trấn Ma Ha Xay như một thiếu nữ mơ màng bởi những biệt thự sang trọng và những hàng me, hàng dừa soi bóng duyên dáng xuống dòng Sê Băng Phai xanh trong. Lúc này thì đơn vị chỉ duy trì chế độ trực ban bình thường, ngoài giờ phải ở chỉ huy sở chúng tôi có dịp được nhàn tản thăm thú tìm hiểu. Tôi cứ tiếc sao một cái thị trấn đẹp và thanh bình như thế này lại tan hoang và buồn tẻ đến vậy. Những ngôi chùa đổ nát, những ngôi nhà hai tầng cửa kính cửa chớp bằng gỗ, kiến trúc đẹp, đã vô chủ. Những rặng dừa rủ bóng bên dòng Sê Băng Phai hiền hoà, những hàng me, rặng táo quả rụng vàng mặt đất... Thị trấn khi chúng tôi vào chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng đôi ba người... Các đơn vị bố trí trận địa quanh cái bãi trống phía tây, pháo đặt trong những lùm cây thấp. Xung quanh là những vạt ruộng bỏ hoang với những hàng rào dây thép gai được chăng lên để ngăn trâu bò trong mùa mưa...


Hôm đó, một mình tôi lang thang trong khu rừng khộp để tìm phong lan. Trước khi trở về Việt Nam tôi muốn có một chút gì đó để kỷ niệm những tháng ngày chiến đấu trên mảnh đất này. Bao quanh Ma Ha Xay mạn hướng bắc và hướng tây là những khu rừng khộp ngút ngàn. Chẳng có gì phải cảnh giác đề phòng nên tôi vừa đi vừa dán mắt lên những cụm phong lan đuôi chồn, đai châu... đang bám dày trên những cành khộp. Phong lan các loại nhiều đến nỗi tôi phải lựa chọn. Tôi muốn tìm một cụm đai châu thật ưng ý. Trước mặt tôi lúc này là một cây khộp vừa phải, trên chạc ba lủng lẳng một cụm phong lan đai châu sum sê xanh mướt dễ có đến hàng chục ngọn, trông xa cứ như một buồng chuối tiêu mập mạp. Mừng quá, vừa dựng khẩu AK vào gốc cây để chuẩn bị leo lên thì tôi nghe một tiếng gọi giật giọng: E, bọ đạy (Ê, không được). Tôi sững người nhìn ra, ba đứa con trai đen đúa đứng sau mấy ụ mối cách tôi vài chục bước chân. Một thằng đưa tay chỉ lên chỗ cụm phong lan. Nhìn theo tay thằng bé tôi thấy một quả bom bi quả dứa vàng choé đang mắc giữa mấy cành nhỏ gần cụm hoa... Chúng theo tôi từ lúc nào mà xuất hiện như trên trời rơi xuống vậy. Hú hồn, tôi đứng sững bên cây khộp nhìn cụm phong lan tiếc rẻ. Thằng bé đưa tay khoát một vòng ra xung quanh. Đã bập bẹ đôi câu tiếng Lào, không hiếu hết ý nhưng tôi đoán nó nói rằng phong lan có đầy xung quanh, tiếc gì mà tiếc. Nó còn chỉ cho tôi mấy quả bom bi nữa. Bây giờ tôi mới thấy, trên những ụ mối, trong những lùm cây và mắc trên cành những cây khộp còn rất nhiều những bom bi quả dứa chưa nổ...


Tôi quen ba đứa trẻ từ hôm đó. Cả ba đều đen cháy, tóc hơi xoăn. Thằng Đon có lẽ lớn tuổi nhất, nó có cặp mắt nâu khá lanh lợi. Thằng Bun có cái miệng hếch, thằng Khăm có cái mũi cao và cái miệng rất duyên. Hôm đó cả ba đều ở trần, thằng Đon vận cái quần ngang đầu gối bằng vải kẻ, còn thằng Bun và thằng Khăm, cả hai đều quấn phạ xà ling tấm nâu tấm hoa xanh, trông rất ngộ. Tôi cùng ba đứa ra khỏi vạt rừng khộp theo sự dẫn đường của thằng Đon. Đon đi trước với cái dáng vừa ngang tàng vừa thận trọng. Có lẽ cu cậu tự hào rằng vừa làm được một việc có ích nên trông nét mặt có vẻ căng thẳng hơi thái quá. Tôi đi ngay sau thằng Đon, hai đứa kia thủng thẳng bám theo. Vừa đi, thằng Đon vừa chỉ tiếp cho tôi những quả bom bi nằm rải rác lẫn trong những đám lá khộp khô, trong các búi cỏ khô. Sao chúng tôi không để ý đến nhỉ, thật may là hôm trước đi rải dây chúng tôi đã không vướng quả nào.


Chuyện tìm lấy phong lan tôi hãy tạm gác lại. Ra khỏi vạt rừng, men theo mấy bờ ruộng khô dọc hàng rào thép gai, đi tiếp qua mấy lùm me, qua tiếp mấy gốc táo, qua luôn một vạt rừng khộp là về đến chỗ ở của tôi. Chỗ ở lúc này rất đơn giản, mùa khô mà. Muốn nghỉ thì chỉ cần rải ni lông xuống bất cứ chỗ nào cũng thành một chỗ nằm êm ái, mặt đất đã được phủ một lớp lá dày như rải nệm. Tuy vậy, chúng tôi vẫn mắc võng. Nằm võng có cái thú là được đu đưa mà nhìn trời sao, cây lá, tha hồ tán chuyện. Chúng tôi tập trung theo từng nhóm hai ba người, chuyện quê hương và người thân nổ ran như pháo hàng đêm. Lúc này thì cả ba đứa trẻ ríu rít tranh nhau mấy cái võng của chúng tôi dưới bóng cây khộp già. Để thưởng công cho chúng, tôi lục ba lô. Còn hơn nửa hộp sữa bột trong cóc sau, tôi lôi ra và xúc thêm mấy thìa đường đổ vào. Tôi trộn đều số đường sữa rồi trao cho thằng Đon. Thằng Đon đưa hai tay đỡ hộp sữa rồi hỏi:

- Kin đạy bọ? (Ăn được không'?)

- Đạy. (Được).

Cả ba đứa trẻ chăm chú nhìn cái hộp trong tay thằng Đon, rồi trố mắt nhìn tôi. Thằng Bun nói to:

- Ai co hụ khoăm Lào? (Anh cũng biết tiếng Lào à?)

Tôi cười với nó:

- Hụ nọi nọi... (Biết ít).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #61 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 07:04:18 am »

Khỏi phải nói bọn trẻ vui như thế nào khi chúng thấy tôi nói được tiếng Lào. Chúng mừng lắm, những khuôn mặt rám nắng sáng bừng, những cặp mắt lanh lợi lóe sáng. Với hộp sữa trong tay, cả ba đứa hoan hỉ ra mặt, chúng chào tôi rồi rồng rắn kéo nhau đi. Nhà của chúng ngay chỗ cụm dừa la đà cạnh bờ sông mà trước đó thằng Đon đã chỉ cho tôi. Chờ một lúc thì anh Thốc từ chỉ huy sở trở về, tôi bảo với anh mình phải vào thị trấn có việc. Tôi phải vào để xem bọn trẻ ra sao. Tuy mới gặp chúng một lúc mà lòng tôi đã ngập tràn thương mến. Trẻ con ở đâu cũng đều dễ thương, con người dù xa lạ nhưng vẫn tìm được ngôn ngữ chung bởi tình yêu thương.


Bọn trẻ đi rất nhanh, vừa thấy chúng lấp ló sau mấy cây me cổ thụ giữa đồng, một chốc đã mất hút sau nhưng gốc táo bên kia cánh đồng. Lúc tôi vào thì cả ba đứa đã xếp bằng trên sàn nhà. Chẳng biết đây là nhà đứa nào. Người lớn đi vắng, chỉ có tiếng bọn trẻ tranh nhau nói. Hộp sữa được chúng đặt ở giữa, chúng chuyền tay nhau cái thìa rồi xúc ăn. Vừa ăn chúng vừa nhồm nhoàm:

- Chẹp lái, tha hán Việt Nam chốp lái, chốp lái... (Ngon lắm, bộ đội Việt Nam tốt lắm, tốt lắm).

Tôi vừa nhô lên đầu cầu thang, cả ba đứa đã vụt đứng dậy rồi tranh nhau kéo tôi ngồi xuống. Chúng hỏi tên tôi, rồi thằng Đon lần lượt giới thiệu từng đứa. Hôm đó tôi ngồi với lũ trẻ hơn một tiếng đồng hồ, mãi lúc mặt trời ố vàng cuối rừng mới ra về.


Tôi và bọn trẻ như không còn khoảng cách, chúng quấn lấy tôi hằng ngày. Hễ thấy bóng tôi mang ba lô từ chỉ huy sở trở về là y như rằng chúng kéo đến. Chúng như bám sát tôi từng giờ. Đến với tôi hôm nào chúng cũng có một thứ gì đó, một ít me ngọt, một túi táo chua, có hôm chúng còn mang đến một túm dừa ba bốn quả. Chúng sướng lắm khi thấy tôi biết nói đôi câu tiếng Lào. Thằng Đon có lần nói:

- Ai Lợi khư khôn Lào, khoăm Việt cọ hụ khoăm Lào cọ hụ (Anh Lợi giống người Lào, tiếng Việt cũng biết tiếng Lào cũng biết).

Hôm đó, khi cả ba đã ngồi xếp bằng quanh tôi thì thằng Đon yêu cầu tôi dạy tiếng Việt cho chúng. Tất nhiên điều yêu cầu được nó nói bằng tiếng Lào rất dài nên tôi không hiểu. Thằng Đon lúng túng một lúc rồi hai mắt sáng lên. Nó lấy tay chỉ lên đầu, miệng nói:

- Ải Lợi, khoăm Việt? (Anh Lợi, tiếng Việt?)

Thằng bé thật là thông minh, giờ thì tôi hiểu. Tôi nói ngay:

- Đầu.

Cả ba lắp bắp nói theo.

- Đầu, đầu...

- Ai Lợi, khoăm Việt?

Giờ thì đến lượt thằng Bun. Nó đang hỏi tôi cái tay... Thế là cả ba đứa thi nhau hỏi tôi nào bụng, nào mắt, nào tai, nào mồm...

Phải nói rằng lũ trẻ rất sáng dạ...

Có lẽ chỉ nửa tháng sau thôi, chừng đó thôi, bọn trẻ đã giao tiếp được với tôi bằng tiếng Việt, tất nhiên chỉ những điều tôi dạy chúng. Ví dụ như là ăn cơm, ăn cá, đi tắm, đi chơi, bố mẹ... Những câu nói thông thường trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.

Một hôm thằng Đon làm tôi kinh ngạc. Nó hỏi rằng:

- Anh Lợi thấy con gái Lào có đẹp không, anh có muốn lấy con gái Lào làm vợ không?

Tôi hỏi rằng:

- Ai dạy em nói thế?

Nó không trả lời mà cười tủm tỉm. Tôi bảo với chúng rằng:

- Con gái Lào rất đẹp, nhưng bộ đội Việt Nam không được phép.

Thằng Đon ra chừng không hiểu, lúc sau nó ngẩng lên bảo với tôi bằng tiếng Lào:

- Con gái Lào thích anh đấy...

Hơn tháng sau thì thị trấn có vẻ đông người lên dần. Tôi chẳng biết họ từ đâu về. Chiều chiều, dưới bóng me, bóng dừa đã dập dìu bóng các cô gái. Họ trố mắt mỗi lần thấy lũ trẻ rồng rắn bám theo tôi. Nhiều hôm, chúng ra tận nơi ở kéo bằng được tôi xuống bến sông. Có lẽ không có gì thoải mái bằng sau mấy phiên đeo cáp trực ban, được ngâm mình trong dòng nước xanh trong của sông Sê Băng Phai hiền hoà thơ mộng.


Tôi xin nói đôi chút về dòng sông. Sông Sê Băng Phai chẳng biết bắt nguồn từ nơi nào trên dãy Trường Sơn, trước khi về qua đây nó phải len mình qua những lèn đá mọc dày như những bức tường thành ở phía đông. Trước khi xuôi về hướng tây nam, dòng nước đã ghé sát vào thị trấn tạo nên cảnh thơ mộng và rất thanh bình. Mùa khô, dòng sông thu hẹp lòng chảy êm đềm tĩnh lặng. Bến tắm của tôi và lũ trẻ ở chếch phía trên thị trấn một quãng. Đó là một bãi sông thoai thoải có bãi cát trắng phau. Phía dưới là chỗ tắm của dân thị trấn.


Các cô gái tắm phía dưới, váy quấn dần lên, họ cũng thong thả lội dần ra chỗ sâu. Tiếng cười nói rộn rã vang trên mặt nước... Thằng Đon rất hóm, nó cứ theo dõi tôi rồi bảo:

- Phải lên phía trên cho sạch.

Tôi và lũ trẻ vẫy vùng thoả thích trong dòng nước mát rượi. Cả ba đứa túm lấy tôi hò reo xô đẩy. Thằng Bun bé nhất, có lúc nhìn nó sặc nước ho lên sặc sụa mà thấy lo lo. Thấy vậy thằng Đon cười cười rồi ghé tai tôi thì thầm:

- Thằng Bun có chị rất đẹp, anh có thích không?

Tôi bảo:

- Chưa được gặp thì sao mà thích được.

Thằng Đon ngoảnh ra, mặt đầy vẻ đăm chiêu.

Phải công nhận rằng con gái Lào ở đây có những cô rất đẹp. Nghe thằng Đon nói tôi bỗng dưng nhớ tới cô gái mà tôi đã gặp. Hôm đó cũng là buổi tôi dạo một mình vào thị trấn. Trong ngôi nhà sàn thấp, ở đầu đường có một lớp học bổ túc, tôi đoán vậy. Giáo viên là một thanh niên rất trẻ. Và học trò chủ yếu là con gái, toàn cỡ tuổi mười lăm mười sáu tròn trịa chắc nịch trong những bộ váy hoa và áo sơ mi trắng. Đứng theo dõi một lúc, tôi thấy thầy trò họ đang loay hoay với một bài toán khó. Buổi học kết thúc rồi mà bài toán vẫn chưa giải xong. Không hiểu sao lúc đó tôi bốc đồng đến thế. Đứng dưới cầu thang, chờ cho người giáo viên bước ngang qua, tôi vẫy tay. Anh ta bước lại gần. Tôi xin viên phấn vạch vạch lên tấm ván cầu thang. Anh chàng giáo viên chăm chú theo dõi một lúc rồi ớ ra. Anh ta rất vui khi hiểu ra cách giải. Chợt thoang thoảng mùi hương lạ và thấy buồn buồn sau cổ, tôi quay lại và suýt chạm vào một khuôn mặt con gái. Một khuôn mặt tròn trĩnh trắng hồng với đôi mắt bồ câu long lanh. Cô gái sán lại nghe tôi giảng bài từ lúc nào. Cô nhìn tôi bằng cặp mắt sáng trong đầy vẻ thán phục. Trước lúc bỏ đi cô nhìn tôi nhoẻn một nụ cười hiền lành e ấp khiến tôi bâng khuâng mấy ngày liền.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #62 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2022, 07:04:59 am »

Lớp học chẳng theo một lịch trình nào, tôi cố theo dõi nhưng không sao gặp lại cô bé. Phong cảnh bên kia sông cũng rất hấp dẫn. Trong um tùm cây lá hiện ra một mái chùa cong cong và thấp thoáng bóng những cô gái choàng khăn vàng chéo vai đi đi lại lại. Không gian chiều ngân nga tiếng chuông và tiếng gõ mõ đầy vẻ thanh tịnh. Tôi bỗng hình dung ra cô gái xinh đẹp đã từng đứng sát bên tôi. Hiện tại cô đang ở đâu? Chẳng biết trong những bóng dáng yêu kiều như trong chốn bồng lai kia có cô không? Nghe thằng Đon nói, vô tình tôi lại nhớ khuôn mặt ấy và trở nên hồi hộp.


Mấy ngày sau, tôi chủ động đề nghị bọn trẻ sang bên kia sông chơi. Nửa chiều hôm đó, không biết thằng Đon mượn đâu được một chiếc thuyền độc mộc. Khi chúng tôi xuống đến bờ sông thì chiếc thuyền đã nằm gác mũi trên bãi cát. Thằng Đon giành lấy việc chống thuyền. Chúng tôi xuống thuyền, ngồi thành một hàng dọc, Đon xuống sau cùng, dùng sào đẩy thuyền ra một cách thành thạo. Chiếc thuyền dài và mảnh lướt nhẹ trên mặt nước lúc này đã in đầy bóng núi. Chẳng mấy chốc mũi thuyền đã trượt trên bãi cát bờ bên kia. Cả bốn anh em theo bậc đá leo lên. Buổi chiều cảnh chùa thật tĩnh mịch. Giữa mảnh sân bao bọc bởi những gốc sơn trà sum sê cành lá là ngôi chùa nhỏ và từ phía trong vọng ra tiếng mõ cốc cốc như điểm nhịp. Có lẽ đây là ngôi chùa duy nhất còn sót lại ở vùng này. Đứng ngoài nhìn vào, tôi thấy một vị sư già ngồi xếp bằng, một tay lần tràng hạt một tay gõ mõ. Trước mặt vị sư là một cô gái đang quỳ gối xếp nải chuối lên một cái khay bằng mây. Một không gian trầm mặc và thanh tịnh vô cùng. Đã nhiều lần đi thăm chùa, nhưng chưa lần nào tôi có cảm giác lâng lâng ở chốn cửa thiền như lúc này. Trong khung cảnh đầy vẻ liêu trai thoát tục, lòng tôi bỗng trở nên nhẹ nhõm. Cô gái mà tôi đi tìm không có ở đây. Mà tìm làm gì nhỉ, mọi điều bây giờ đã như là hương hoa, tất cả chỉ là sương khói... Tôi có cảm giác những gì chứng kiến trong buổi chiều hôm ấy chỉ là ảo giác mà thôi... Tôi giục ba đứa quay ra, lững thững dạo một vòng rồi trở xuống thuyền. Chẳng biết nét mặt tôi lúc đó ra sao mà thằng Đon cứ chốc chốc lén nhìn đầy vẻ tinh quái...


Hai hôm sau bọn trẻ đến chỗ tôi rất sớm, nét mặt đầy bí hiểm khiến tôi phải bật cười. Chúng đang giấu tôi điều gì. Lúc đó, mặt trời mới nhô lên vàng rực trên lèn đá và mặt sông thì lấp lánh như dát bạc. Đang là ngày nghỉ, tôi vừa đánh răng rửa mặt xong thì cả ba đứa xuất hiện. Tôi hỏi chúng đi đâu sớm thế thì thằng Đon bảo đến một nơi hay lắm. Thằng Khăm đang định nói điều gì đó, thấy thằng Đon nhìn sang thì im bặt... Bọn này có trò gì thế nhỉ? Tôi quay sang chỉ bát cơm với nhúm ruốc bông mà anh Thốc vừa xuống nhà bếp nhận về cho tôi thì thằng Đon dằng lấy tay giục đi. Tôi tặc lưỡi: Thôi, cứ đi với chúng xem sao. Chúng đi rất nhanh, tôi phải rảo bước mới theo kịp. Vừa chạm đến chân cầu thang một ngôi nhà bên rìa thị trấn, khứu giác tôi đã chạm mùi thực phẩm. Đó như là mùi thịt rán, có lẽ được toả ra từ trên nhà. Mùi thơm hấp dẫn kéo nhanh bước chân chúng tôi. Vào đến gian giữa thì tôi thật sự kinh ngạc. Khoanh giữa một cái đĩa sứ trắng là một con rắn đã được nướng chín vàng màu cánh dán. Hai bên lườn con rắn thịt nở bung trắng như bông. Cạnh đó là một đĩa muối ớt. Đĩa thức ăn hảo hạng đang toả mùi thơm ngào ngạt khiến nước miếng tôi tứa ra đầy miệng, cả ba đứa lúc này cười nói râm ran. Chúng kéo tôi ngồi xuống quanh chiếc mâm với vẻ hể hả không giấu giếm. Thấy tôi tần ngần, thằng Đon hỏi:

- Anh có quen ăn thịt rắn không?

Tôi gật đầu. Nghe vậy Đon nhanh tay cầm con rắn bẻ một khúc trao vào tay tôi. Tiếp đó Đon chia phần cho thằng Bun và thằng Khăm, cả ba đứa vừa ăn vừa nhìn tôi rồi lại nháy mắt với nhau. Bây giờ thì tôi mới hiểu ra trò bí mật của chúng. Miếng thịt rắn vừa mềm vừa ngọt toả mùi thơm nồng khoang miệng, đã lâu lắm rồi tôi mới được ăn một miếng ngon như thế này. Bọn trẻ thật giỏi. Định bụng lát nữa sẽ hỏi chúng bắt được con rắn như thế nào thì tôi nghe tiếng bước chân ở gian trong. Tôi ngước lên nhìn theo phản xạ tự nhiên thì... Một nàng tiên đột ngột hiện ra nơi khuôn cửa. Chao ôi, cái váy ca rô xanh nước biển ôm gọn đôi bắp chân thuôn dài. Khuôn mặt trắng hồng, đôi mắt sáng dưới cặp mày đen nhánh nhìn tôi... Người con gái mà tôi lâu nay tìm kiếm đây rồi! Khuôn mặt kia đã từng như gác trên vai tôi. Mùi hương kia đã từng phả vào mặt tôi... Bây giờ tôi mới phát hiện ra nàng có đôi bàn tay rất đẹp. Hai bàn tay cô gái úp trước ngực trông như một bông sen trắng, miệng nói đủ tôi nghe:

- Xăm bai đi...

Chào tôi xong cô gái quay trở vào, một lúc quay ra, trên tay bê tip xôi, cô cúi thấp người bước tới và đặt xuống...

Ba đứa trẻ đã ngừng nhai từ lúc nào, chúng đang hồi hộp theo dõi phản ứng của tôi bằng những cặp mắt háo hức đầy vẻ tinh quái và nghịch ngợm.

- Chị Bun Xi đấy...

Té ra đây là chị của thằng Bun Xay mà thằng Đon đã nói với tôi dạo trước. Thằng Bun có vẻ xúc động và sung sướng. Ánh mắt sáng long lanh, nó hết nhìn chị rồi lại nhìn sang tôi vẻ chờ đợi.

Tôi lúng túng thật sự vì chưa bao giờ rơi vào tình huống như thế này.

Bun Xi nhìn thẳng, ánh mắt bạo dạn đằm thắm khiến tôi càng lúng túng. Thằng Đon bảo:

- Chị Bun Xi nhắc anh suổt đấy.

Bun Xi không lấy đó làm ngượng mà lại nhoẻn miệng cười xác nhận. Hai bắp chân trắng hồng xếp nghiêng nghiêng, Bun Xi ngồi cạnh thằng Bun đổỉ diện tôi... Một không gian nồng ấm tình cảm khiến tôi như kẻ say. Chỉ cần nhìn Bun Xi, chỉ cần nhìn lũ trẻ lúc này là đã mãn nguyện, lại có thức ăn ngon, có xôi dẻo... Làm sao mà tôi có một buổi sáng hạnh phúc đến thế này. Tôi biết nói gì đây, và ăn uống được gì lúc này nữa. Đỡ nắm xôi nhỏ Bun Xi trao, tôi ăn nhỏn nhẻn... Không khí và cả thời gian như ngưng đọng. Mặc cho tôi và Bun Xi ngượng ngập ăn lấy lệ thì bọn trẻ lại ăn rào rào, vừa ăn vừa cười nói vui vẻ cứ như chúng đã lập được một chiến công. Nhìn sự vui sướng của lũ trẻ, lòng tôi nhói lên một nỗi buồn. Bun Xi đấy, phải chăng ông trời muốn thử thách đọa đày tôi mà mang Bun Xi ban tặng nhưng tôi đâu được phép yêu em...


Không thể cho bọn trẻ biết việc tôi sắp phải lên dường về nước, tôi không thể dập tắt niềm vui của chúng trong lúc này. Càng cố gắng giấu lũ trẻ tôi càng thấy bứt rứt không yên. Để chuẩn bị cho việc trở về nên tôi bận túi bụi, mấy lần bọn trẻ đến tôi đành xua tay. Chúng tiu nghỉu trở ra, vừa đi vừa quay lại nhìn tôi ra chừng trách móc giận hờn...


Hôm ấy, khi mặt trời mới hưng hửng đằng đông thì xe pháo chúng tôi đã xếp một hàng dài trên đoạn đường dẫn vào thị trấn. Điều bất ngờ là một lúc sau, dân thị trấn đã kéo nhau ra, đàn ông, đàn bà và rất đông trẻ con, tất cả tự động xếp hai dãy dọc hai bên đường... Một tình huống mà ngay cả ban chỉ huy cũng không lường trước được. Tôi đưa mắt tìm chẳng thấy ba đứa trẻ của tôi đâu, cả Bun Xi cũng không thấy mặt. Tiểu đoàn trưởng đi dọc hai dãy người, anh chắp tay cúi chào những người đưa tiễn xong rồi ra lệnh cho đoàn xe nổ máy. Tôi hốt hoảng thật sự. Chiếc xe đi đầu đã chuyển bánh, rồi chiếc thứ hai, chiếc thứ ba... Không thể kiên nhẫn được nữa bởi tiếng gọi của mọi người trên xe, tôi vội vàng trèo lên thùng chiếc Zil130. Ngay lúc đó tôi nghe tiếng gọi hốt hoảng:

- Anh Lợi...

Thằng Đon chạy đầu, tiếp đến là Bun Xi rồi thằng Bun và thằng Khăm. Đon oằn lưng vì một cụm lan đai châu trùm kín lưng. Khi mà cụm phong lan đã nằm trọn trên thùng thì chiếc xe đã rồ ga lao đi. Trong làn bụi vừa cuộn lên sau xe tôi còn kịp thấy ánh mắt cháy bỏng của lũ trẻ. Và cả Bun Xi nữa, ánh mắt em như là một tiếng gọi thảng thốt.

Tháng 8 năm 2009
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #63 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:22:25 am »

ĐƯA CÁC LỰC LƯỢNG PA-THÉT LÀO VÀO HÒA HỢP DÂN TỘC


HÀ MINH TÂN


Tháng 10 năm 1957, Hiệp nghị Viêng Chăn được ký kết. Phái Pa-thét Lào và Chính phủ Vương quốc thỏa thuận thành lập Chính phủ Liên hiệp dân tộc, có đại biểu Mặt trận yêu nước Lào tham gia và đưa một bộ phận quân đội Pa-thét Lào vào sáp nhập với quân đội Vương quốc, còn đại bộ phận phục viên về địa phương.


Quân ủy Trung ương và Bộ Chỉ huy tối cao Lào đề nghị Đoàn cố vấn quân sự 100 tập trung giúp bạn thực hiện kế hoạch đưa các lực lượng vũ trang Lào vào hòa hợp dân tộc. Để giúp bạn thực hiện tốt các chủ trương kế hoạch trên, công tác giáo dục tư tưởng được coi là khâu quan trọng hàng đầu và Đoàn cố vấn quân sự đã giao cho tổ cố vấn tuyên huấn do tôi phụ trách khẩn trương chuẩn bị nội dung các tài liệu giáo dục cần thiết để giúp bạn tiến hành. Đây là một nội dung rất phong phú và mới mẻ đối với cả bạn và ta mà yêu cầu thời gian lại quá gấp, mọi việc phải làm xong trước tháng 12 năm 1957, để có thể bắt tay thực hiện chương trình giáo dục và sắp xếp tổ chức các lực lượng vào hòa hợp.


Tôi và đồng chí Xuân Lan - Trợ lý cố vấn tuyên huấn họp bàn sơ bộ, phác thảo kế hoạch tuyên truyền giáo dục rồi sang gặp đồng chí Khun-chăn-đang - Cục trưởng Tuyên huấn của bạn để tìm hiểu thêm tình hình tư tưởng của bộ đội và dự kiến nội dung tuyên truyền giáo dục cụ thể đối với các lực lượng vào hòa hợp.


Đồng chí Khun-chăn-đeng cho biết: Cục Tuyên huấn đã nhận được chỉ thị của Bộ Chỉ huy tối cao về vấn đề này, nhưng đang băn khoăn lo lắng chưa biết làm thê nào để đạt được kết quả.

Gặp chúng tôi, đồng chí Khun-chăn-đeng rất mừng, qua trao đổi đồng chí đề nghị:

Những nội dung tuyên truyền giáo dục có tính phổ cập như ý nghĩa thắng lợi và nội dung các điều khoản của Hiệp định Viêng Chăn; chính sách đoàn kết dân tộc và mối quan hệ với quần chúng nhân dân khi về các địa phương..., các đồng chí cố vấn góp ý kiến để bạn tự làm. Đặc biệt, những vấn đề' về đường lối chủ trương hòa hợp dân tộc và lập trường quan điểm đấu tranh của Đảng nhân dân và Mặt trận yêu nước Lào; trách nhiệm chính trị và yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ quân đội Pa-thét Lào trong bước ngoặt lịch sử của cách mạng Lào là những vấn đề cơ bản, bức thiết phải được giáo dục quán triệt thật sâu sắc, nhưng lại là những vấn đề rất phong phú và súc tích mà Lào chưa có đủ năng lực và tư liệu để có thể tự biên soạn. Đề nghị các đồng chí cố vấn Việt Nam hết sức giúp đỡ để có tài liệu giáo dục kịp thời.


Sau lần gặp giữa chúng tôi và đồng chí Khun-chăn-đeng, trở về cơ quan, tôi báo cáo xin ý kiến đồng chí Đoàn trưởng Chu Huy Mân và đồng chí cố vấn chính trị Lê Tiến Phục, được các đồng chí góp thêm một số ý kiến quý báu về nội dung và kế hoạch thực hiện. Tiếp đó, tôi bàn cụ thể với đồng chí Xuân Lan và phân công đồng chí Xuân Lan giải quyết những công việc giúp bạn hàng ngày, còn tôi dành phần lớn thời gian để nghiên cứu biên soạn gấp các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của bạn.


Đêm đêm, trong cảnh núi rừng tĩnh mịch, thỉnh thoảng từng cơn gió lạnh ùa vào... một mình bên ngọn đèn khuya, tôi kéo vội tấm chăn phủ kín vai, đọc lại tất cả các nghị quyết của Đảng bạn, Đảng ta và các biên bản hội đàm giữa hai Bộ Chính trị Trung ương Đảng để nắm vững thêm những vấn đề cơ bản về đường lối chính sách của cách mạng Lào. Đọc lâu mỏi mắt, buồn ngủ, tôi đứng lên pha một ấm trà đặc, nhấm nháp từng ngụm cho tỉnh táo rồi tiếp tục nghiên cứu. Từng ý, từng lời rất cô đọng, sâu sắc của các văn kiện tôi thu nhập được kết hợp với những kinh nghiệm về công tác giáo dục tư tưởng thời gian công tác ở Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị quân đội ta và những năm làm cố vấn tuyên huấn giúp bạn, tôi cố chọn lọc, sắp xếp các tư liệu, dàn dựng đề cương chi tiết về nội dung giáo dục cho các lực lượng vũ trang của bạn với chủ đề "Đường lõi hòa bình trung lập hòa hợp dân tộc và trách nhiệm nặng nề của chúng ta". Tôi đem bản đề cương trao đổi với một số đồng chí cố vấn trong cơ quan chính trị và tranh thủ sang làm việc thêm với đồng chí Cục trưởng Khun-chăn-đeng. Các đồng chí khen tốt và góp thêm một số ý kiến. Được nhiều đồng chí nhất trí với bản đề cương, tôi dành toàn bộ thời gian, công sức không kể ngày đêm tập trung biên soạn tập tài liệu chính thức gồm ba phần với nội dung chủ yếu là: Khái quát những điểm chính về quá trình đấu tranh và những thắng lợi đã giành được của cách mạng Lào trong những năm qua; chỉ rõ sự khác nhau cơ bản về bản chất và lập trường chính trị của đối phương với bản chất, lập trường chính trị và mục tiêu chiến đấu của Đảng, quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào; dự báo những tình huống thuận lợi và khó khăn sẽ phát sinh trong quá trình đấu tranh để thực hiện chủ trương hòa hợp dân tộc với đối phương. Trên cơ sở đó, xác định lập trường tư tưởng vững vàng kiên định và bình tĩnh, sáng suốt để xử trí đúng đắn mọi tình huống xảy ra; luôn tin tưởng vào sức mình và sức mạnh của nhân dân, xây dựng mối quan hệ máu thịt bền vững với nhân dân các bộ tộc Lào để tạo sức mạnh vượt mọi khó khăn đi đến thắng lợi.


Để tìm được một hình tượng mô tả vẽ vinh dự và trách nhiệm của người cán bộ, chiến sĩ Pa-thét Lào trong cuộc đấu tranh hiện nay, tôi cố suy ngẫm những hình tượng cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng nói chung, nêu lên một ý tưởng: "... Mỗi cán bộ, chiến sĩ Pa-thét Lào dù ở cương vị nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào đều phải là "những hạt giống đỏ" đi gieo mầm cách mạng phát triển gấp 10, gấp 100 lần...".


Cũng như những lần trước, đồng chí Kay-xỏn Phôm-vi-hản thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Pa-thét Lào đã tỏ ý rất hài lòng với nội dung các tài liệu giáo dục ta đã biên soạn giúp bạn. Đồng chí Khun-chăn-đeng cho biên dịch thành văn bản của Lào, kết hợp với các tài liệu khác thành một giáo trình giáo dục hoàn chỉnh và hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện.


Việc sắp xếp tổ chức các lực lượng vào hòa hợp, trên cơ sở giáo dục thông suốt tình hình nhiệm vụ, Đoàn Cố vấn quân sự đã giúp bạn chọn 1.500 cán bộ, chiến sĩ ưu tú, trong đó có hơn 150 đảng viên tổ chức thành hai tiểu đoàn mạnh lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 đưa vào hòa hợp với quân đội Vương quốc. Còn đại bộ phận trong đó có hơn 700 đảng viên phục viên về các địa phương.


Qua hơn nửa tháng tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục cho các cơ quan, đơn vị kết hợp với các cuộc sinh hoạt học tập trong nội bộ Đảng, tuy cán bộ, chiến sĩ bạn còn những băn khoăn lo lắng về sự phản trắc của đối phương và cuộc sống còn khó khăn của nhân dân vùng địch kiểm soát; luyến tiếc màu cờ sắc áo của quân đội Pa-thét Lào và lưu luyến với cuộc sống mới đã được xây dựng ở khu căn cứ Trung ương, nhưng được học tập bồi dưỡng, hiểu rõ và tin tưởng vào đường lối chính sách và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Mặt trận yêu nước Lào; tự do, tin tưởng vào truyền thống và thắng lợi đã giành được do chính công sức xương máu của mình. Hầu hết cán bộ, đảng viên và chiến sĩ của bạn đã hoàn toàn nhất trí và có quyết tâm phấn đấu cao để góp phần đưa cách mạng Lào tiếp tục đi lên giành thắng lợi mới.


Cuối tháng 12 năm 1957, sau một thời gian chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức, các đơn vị của bạn từ hai tỉnh bắt đầu hành quân, di chuyển về các khu vực, các địa phương theo đúng kế hoạch và sự thỏa thuận giữa hai phía Pa-thét Lào và Chính phủ Vương quốc.


Tôi và đồng chí Xuân Lan rất phấn khởi tự hào vì đã nỗ lực cố gắng giúp bạn hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn nặng nề của Quân ủy và Bộ Chỉ huy tối cao bạn giao cho. Đồng chí Khun-chăn-đeng - Cục trưởng Tuyên huấn của bạn cũng hết sức tin tưởng phấn khởi, chân thành cảm ơn và hoan nghênh chúng tôi trong một thời gian ngắn đã giúp các đồng chí biên soạn một chương trình giáo dục quan trọng với chất lượng cao, được Bộ Chỉ huy tối cao bạn khen ngợi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #64 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:23:24 am »

CÒN MÃI PHA THÍ TRONG TÔI


NGÔ TIẾN BAN


Trăng trung tuần trong vắt, ánh sáng dịu mát xuyên qua kẽ lá rơi xuống mặt đất lung linh, nhảy nhót như những bông hoa đang nở muôn hình dạng, thật là đẹp mắt. Vì lo nhiệm vụ nên tôi chẳng có thời giờ mà chiêm ngưỡng cảnh tuyệt vời này.


Tôi đang suy nghĩ về "cái gai Pha Thí" cắm sâu vào tây bắc Sầm Nưa, mà bao bọc xung quanh nó là các bản làng người dân tộc xen kẽ các cụm phỉ là lớp bảo vệ. Rađa TACAN ở Pha Thí là "con mắt thần" điều khiển các loại máy bay Mỹ đi ném bom tọa độ C (bay vòng thả bom) xuống Đông Bắc Lào, Tây Bắc Việt Nam mà vòng kiểm soát của nó đến tận Hà Nội. Nhổ cái gai Pha Thí là nhiệm vụ của chúng tôi trong đợt chiến đấu này.


Qua năm ngày hành quân, hôm nay được "xả hơi" trong khu rừng già không dấu chân người, lần đầu tôi thấy nhiều cây lạ mắt. Cây dâu rừng thân to ba người ôm vững chắc, hiên ngang vút lên cao tới chục mét, lại có cây rất lạ, từ gốc rất to cao lên đến đầu người, giữa phình ra ôm, nâng một tảng đá to bằng ba cái bàn, nặng hàng tấn lên cao vài mét, cành lá sum sê, che cả một khoảng đất rộng, có lẽ nó đã có hàng trăm năm tuổi. Chim rừng ríu rít, gà rừng đập cánh bay rào rào rồi đậu xuống nhìn tôi không sợ hãi. Đã hoạt động ở Bắc Lào vài năm, tôi hiểu biết phần nào về các tộc người sinh sống ở đây nên đã rất quý trọng và tin tưởng ở họ. Cuộc sống của họ gắn chặt với thiên nhiên nên suy nghĩ giản đơn, thật thà như đếm, nói thế nào làm thế đó, ít thay đổi. Người dân ở đây thường dùng cách so sánh để lập luận khi ứng xử, ghét cái ác, ưa làm điều lành. Nhớ lại, có lần sau đợt hành quân năm ngày, chúng tôi nghỉ lại ở khu rừng gần bản để vào mua thực phẩm bổ sung. Khi mua gà để làm ruốc, dân bản đồng ý bán một đồng một con, bắt con nào cũng được từ gà sống thiến, gà mái, gà tơ đến những con "chip chip" chạy theo mẹ. Quen mặc cả, anh em nói:

- Mẹ ơi, con nhỏ phải lấy ít đi...

Bà mẹ trả lời:

- Nó cũng là gà mà, khắc nuôi khắc lớn, sau này nó cũng như nhau mà!

Nhiều chiến sĩ ta bật cười: Đúng là cái lý người Mèo, không cãi vào đâu được.

Chúng tôi mua đủ số gà to, còn mua thêm hai đàn gà con và gửi bà con nuôi giúp, khi nào về sẽ lấy, nếu không thấy về thì bà con cứ dùng. Nghe vậy bà con nhìn nhau, nhìn chúng tôi lưỡng lự nhưng sau cũng nói:

- Tao đồng ý nuôi cho, nhưng bộ đội phải nhớ về lấy, tao không thích lấy của bộ đội đâu.

Mọi người cười vui vẻ, qua việc nhỏ này càng tăng thêm tình thân thiết, gần gũi, tin cậy nhau giữa dân với bộ đội. Nó đã xóa tan sự hoài nghi của các chiến sĩ trẻ lần đầu trực tiếp tiếp xúc với dân nước bạn.

Sau vài ngày hành quân tiếp, chúng tôi được nghỉ trong một khu rừng thưa, những cây to, các tán lá vẫn che kín bầu trời. Mọi người tản ra tìm chỗ nghỉ ngơi theo đội hình chiến đấu phòng ngự. Buông ba lô, hì hục đào hầm hố cá nhân cho thật nhanh. Xong việc, nhiều người mắc võng, tôi kiếm lá khô trải xuống đất làm chiếu. Ngả lưng xuống, nhấm nháp lương khô, tu vài hớp nước trong bi đông, mắt cứng dần lại. Màn đêm đã buông xuống qua tán lá rừng, chỉ thấy đen sì, thấp thoáng trên cao tít vài chấm sáng nhấp nháy, những làn gió nhẹ thoảng qua đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào không biết. Đang trong giấc mơ lộn xộn, tôi bỗng giật nảy mình tỉnh giấc vì bị hất lên, rơi xuống, một quang cảnh hãi hùng đang diễn ra. Có một cái gì đó đang vỡ ra, đang tan đi trên mặt đất vùng này. Những tia chớp ngắn sát mặt đất loé liên tiếp xé rách màn đêm thành nhiều mảnh; tiếng nổ đinh tai, nhức óc, tiếng nổ ục ục đất rung động, tiếng oành oành như lựu đạn nổ; đám cháy, cột khói, cột bụi bốc lên sáng cả một khoảng trời. Theo phản xạ tự nhiên, tôi lăn xuống hố, rờ rẫm khắp thân thể thấy mình không bị sao, chỉ bị sức ép nhẹ. Tôi ngồi trong hõ định thần lại, mặc bom nổ, cây gãy, lửa cháy, biết là đã bị bom B52 tọa độ, chỉ còn trông chờ ở may rủi chứ không cách nào thoát khỏi cảnh vô cùng nguy hiểm này. Tự nhủ lòng phải bình tĩnh, chịu đựng ít nhất ba đợt rồi mới có thể yên được. Trời vừa tờ mò sáng, chúng tôi được lệnh nhanh chóng khắc phục hậu quả và di chuyển ngay. Chúng tôi tới vị trí mới kín đáo, bất ngờ để chấn chỉnh lực lượng, bổ sung vật chất và quán triệt lại nhiệm vụ.


Được biết buổi sáng hôm bị B52 oanh tạc, ban đêm đã có một chuyện buồn xảy ra. Té ra bộ phận đi trinh sát tìm nơi đặt đài chỉ huy bị phỉ phục kích bằng mìn định hướng. Hai đồng chí hy sinh, trong đó có đồng chí Nghệ cán bộ tác chiến. Đó là một cán bộ trẻ, vừa tốt nghiệp ra trường, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, hăng hái, lạc quan. Vì có tác phong chính quy nên Nghệ làm việc gì cũng cẩn thận, ghi chép, vẽ bản đồ rất bài bản. Khi lấy thi hài Nghệ về, mọi người thương tiếc vô hạn, tập trung tổ chức viếng và chôn cất chu đáo theo đúng chính sách tử sĩ tại chiến trường. Khoảng 9 giờ sáng, một chiếc trực thăng tới, lượn vài vòng rồi đậu xuống một điểm, không tắt máy rồi lại bay đi ngay. Không ai chú ý đến các sự việc đó. Cũng chính tối hôm đó tôi nhận nhiệm vụ trực ban tác chiến. Giữa đêm, được điện trên hỏi xuống:

- Đồng chí Nghệ có mất gì không?

Tôi giật mình, gọi ngay điện thoại hỏi bộ phận đi lấy tử sĩ để trả lời và nhận được báo cáo:

- Khi đến nơi chỉ còn hai thi hài, túi quần áo bị lục tung, ngoài ra không còn gì.

Chưa kịp trả lời trên thì bom tọa độ đã xảy ra. "Thôi chết rồi!", tôi buột miệng và nghĩ có lẽ địch đã lấy được phương án, kế hoạch tác chiến và tài liệu mà đồng chí Nghệ mang theo. Đúng là sau khi mìn nổ, bọn phỉ đã xông ra lật xác, lục lọi cướp đi hai khẩu súng và túi tài liệu của đồng chí Nghệ. Được chiến lợi phẩm, chúng báo cho máy bay đến lấy đưa ngay về Viêng Chăn, vì vậy mới có trận bom B52 như đã xảy ra. Mọi nghi ngờ về việc tại sao địch lại đánh trúng toàn bộ đội hình của ta đã được làm rõ. Ai nấy đều kiểm tra lại mọi thứ giấy tờ, tài liệu mang theo có liên quan đến nhiệm vụ, đơn vị đều bị đốt hết, chỉ còn bản đồ trắng - mọi điều phải nhớ trong óc.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #65 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:24:02 am »

Do bị lộ và tổn thất lớn, trận đánh phải chậm lại 15 ngày để chấn chỉnh đội hình, bổ sung lực lượng cả về vật chất và con người. Đồng thời bàn tìm phương án tác chiến mới nhằm thực hiện bằng được quyết tâm xóa sổ Pha Thí. Trong thời gian chuẩn bị phương án mới, các lực lượng trinh sát vẫn bám địch, tìm thêm hướng mới, bộ phận dân vận tiếp tục bám dân, tìm nòng cốt tin cậy. Theo phương án mới táo bạo, nguy hiểm hơn nhưng nếu khắc phục được khó khăn sẽ chắc thắng nhanh và đỡ tốn xương máu. Theo phương án này, ngoài đặc công và một mũi đánh vào đỉnh Pha Thí, còn thêm một mũi nữa luồn lách qua các bản dân đánh thẳng vào cụm phỉ dưới chân núi, không cho chúng hỗ trợ nhau.


Thật bất ngờ, một buổi chiều bộ phận dân vận đi cùng hai người dân về đơn vị, một già một trẻ. Đó là hai chú cháu Thao Tia, người dân ở một bản sát đồn địch. Người chú nhìn bề ngoài đã già nhưng vẫn nhanh nhẹn, gầy, mặt xương xương, mắt luôn nhìn thẳng, giọng nói hiền từ. Người cháu trẻ hơn nhiều, trắng trẻo, má bầu bầu, mắt sắc, người đậm chắc. Ông chú đã sổng ở vùng này gần sáu mươi năm nên thuộc đường ngang ngõ tắt như lòng bàn tay; người cháu thì hay vào chơi với lính nên biết hết tình hình bên trong của địch. Sau ba ngày ở với bộ đội, chú cháu Thao Tia đã cười nói tự nhiên, ăn uống không cần giữ gìn, vui vẻ kể hết những điều mình biết khi bộ đội hỏi. Có lúc Thao Tia vừa cười vừa nói:

- Đi dễ thôi mà, không sợ đâu, chỉ leo vách đá là khó một tý thôi mà, lính nó không biết được đâu!

Nghe vậy, tôi tỉnh người, háo hức hẳn lên, nghĩ đúng là ở đâu nhân dân cũng có nhiều người tốt, sẵn sàng giúp đỡ bộ đội vô tư trong sáng như làm một việc bình thường. Tôi tin chắc đơn vị mình sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ vài ngày nữa "cái gai Pha Thí" sẽ bị nhổ, "con mắt thần Pha Thí" sẽ bị mù. Nhân dân Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam sẽ đỡ khổ hơn. Tôi sung sướng muốn trào nước mắt, thầm kêu lên: "Anh em, đồng chí ơi! Chúng ta có dân rồi! Có cách đánh hay rồi... Chúng ta nhất định thắng".


Suy nghĩ của tôi bị cắt ngang vì có lệnh triệu tập họp. Đây là cuộc họp cuối cùng, sau khi quán triệt nhiệm vụ, thảo luận kế hoạch hiệp đồng, lấy lại đồng hồ cho thống nhất giờ, trước lúc bước vào trận đánh.

Như đã dự kiến, trận đánh diễn ra nhanh gọn, thắng lợi giòn giã, mũi đánh của chúng tôi không có thương vong. Ngay trong đêm, đơn vị rời khỏi khu vực tác chiến, chỉ còn lại mấy đồng chí dân vận cùng bạn tiếp tục công việc tuyên truyền thắng lợi và xây dựng cơ sở. Được nghỉ một ngày để lại sức và rút kinh nghiệm bước đầu, tranh thủ thời gian, tôi rủ vài đồng chí cắt đường về thăm lại địa điểm chôn cất anh em ta lúc trước để thắp nén hương viếng đồng đội trước khi về nước.


Vượt qua con núi, nhìn xuống bìa rừng, trước mắt tôi lù một quang cảnh hoang tàn, mặt đất trơ trụi, không còn một thân cây nào nguyên lành. Các hố bom sâu hoắm, chi chít, đỏ quạch, nhiều mảnh ni lông (túi gói tử sĩ) tung toé khắp nơi, vài mẩu xương không định dạng được vương vãi, lẫn trong đám đất bụi mỗi nơi một ít. Mắt tôi hoa lên, thấm ướt nỗi nghẹn ngào, uất ức. Nơi an nghỉ cuối cùng của đồng đội mình cũng đã bị cày xới tan nát. Đây là cái chết thứ hai của các đồng chí. Tôi thì thầm khấn hương hồn các anh: "Xin vĩnh biệt các anh, mong hương hồn các anh chứng giám tấm lòng thương tiếc, kính trọng tấm gương hy sinh anh dũng của các anh. Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng hết sức mình làm nốt việc các anh để lại và góp sức vào việc ghi nhận đúng những gì các anh đã cống hiến để gia đình, vợ con các anh được tự hào chính đáng".


Tổng kết trận đánh, chúng tôi đề nghị xem lại vấn đề kỷ luật đồng chí Nghệ. Không ghìm được xúc động, tôi nói tuột ý nghĩ của mình:

- Đề nghị trên quyết định lại, chỉ nên hạ một cấp là nặng rồi. Đồng chí Nghệ là một đảng viên gương mẫu, một liệt sỹ hy sinh oanh liệt cho nền độc lập tự do và tình đoàn kết đặc biệt của hai dân tộc, hai Tổ quốc Việt Nam và Lào...

Giọng tôi run run, mắt nhìn mọi người như cầu khẩn, như tìm kiếm sự đồng lòng để nguyện vọng của mình được chấp nhận.

Năm 1976, khi hòa bình lập lại, chúng tôi về thăm gia đình đồng chí Nghệ. Chị Nghệ đã đứng tuổi, sắp nghỉ hưu, đứa con gái bé bỏng xinh đẹp ngày nào của đồng chí Nghệ đã học cấp hai. Nhìn lên bàn thờ, chúng tôi chăm chú ngắm bức ảnh đồng chí Nghệ vai mang cấp hiệu thượng úy chụp lúc ra trường, mặt tươi trẻ lạ lùng. Thắp nén hương, chúng tôi thầm khấn: "Cầu mong hương hồn anh siêu thoát, luôn phù hộ cho gia đình và chúng tôi mạnh khỏe, hạnh phúc".


Chị Nghệ nắm tay chúng tôi, nghẹn ngào nói:

- Em xin gửi lời cảm ơn Quân khu, cảm ơn các anh đã nhớ tới chúng em. Địa phương, cơ quan em đã làm lễ truy tặng liệt sỹ cho đảng viên Huỳnh Văn Nghệ anh dũng hy sinh tại chiến trường C.

Bước chân ra về, lòng chúng tôi thanh thản, không muôn gợi lại nỗi buồn của chị Nghệ, một lần nữa chúng tôi chúc chị mạnh khỏe, cháu ngoan, học giỏi. Ra khỏi cửa, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh anh Nghệ năng nổ, mặt xạm đen, hốc hác đang lúi húi chấm vẽ lên tấm bản đồ và đang đi xa dần về hướng có đỉnh núi Pha Thí mờ mờ ảo ảo.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #66 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2022, 08:24:55 am »

MÙA KHÔ NĂM ẤY


TRẦN HUY TUẤN


Đầu mùa khô 1965-1966, trên tuyến phòng ngự Phu Kút của ta ở Cánh Đồng Chum, quân Koong-le đã tổ chức ba lần tấn công hòng chọc thủng tuyến phòng ngự này. Koong-le đã dùng một lực lượng tới 5 tiểu đoàn bộ binh, được sự chi viện của máy bay Mỹ, pháo binh quân chư hầu Mỹ ở Bản Khai mở nhiều đợt tấn công lên Phu Kút, song đều bị Tiểu đoàn 13 Pa-thét Lào phòng ngự trên đó đánh bại. Cay cú vì không đánh chiếm được Phu Kút, địch thường xuyên dùng máy bay và các trận địa pháo lấy Phu Kút là cái bia để cho pháo binh bắn tập hàng ngày. Trước tinh thần chiến đấu dũng cảm, chịu đựng kiên cường với công sự hầm hào vững chắc, anh em trong Tiểu đoàn 13 Pa-thét Lào đã đánh trả địch bất cứ lúc nào trong suốt 5 năm trời. Do vậy, mỏm đồi Phu Kút đã đi vào lịch sử của lực lượng vũ trang cách mạng Lào với cái tên "Phu Kút - Núi Thép Anh Hùng".


Ngày đó, tôi là chuyên gia trinh sát của Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, được phân công theo dõi tình hình địch, diễn biến trên toàn mặt trận. Đặc biệt thường xuyên phải nắm thông báo của Bộ Quốc phòng ta những tin tức hoạt động của địch hàng ngày. Tuy địch đã thất bại trên hướng Phu Kút, song tổng hợp tình hình địch trên mặt trận Xiêng Khoảng, Quân khu dự đoán chúng chưa từ bỏ đánh chiếm Cánh Đồng Chum. Có thể địch còn chờ đợi sự phối hợp của quân phỉ Vàng Pao và Binh đoàn 13 (GM13) quân phái hữu đang có mặt ở hướng đông nam Xiêng Khoảng đánh lên. Quân khu dự đoán thế, song không phải chờ đợi đến tháng 10, tin từ Hà Nội cho biết: "Binh đoàn 13 đã hành quân lên hướng Phu Xao. Cánh Đồng Chum phải đề phòng". Nhận được bức điện này, lập tức tôi báo ngay cho đồng chí Bình Sơn - Đoàn trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo Quân khu bạn đang có mặt tại sở chỉ huy.


Đêm đã về khuya, sương cao nguyên xuống dày đặc, cái giá rét thấm buốt da thịt. Không khí trong Sở chỉ huy nóng hẳn lên, ai vào việc đó, khẩn trương một cách chính xác. Sau cuộc hội ý giữa chuyên gia ta và lãnh đạo Quân khu phân tích, cân nhắc tình hình ta - địch cụ thể trên hướng mặt trận đông nam Xiêng Khoảng. Sự thống nhất ý kiến giữa chuyên gia và lãnh đạo Quân khu bạn đi đến quyết tâm nhanh chóng đưa Tiểu đoàn 2 Pa-thét Lào vào trận. Điện ngay cho đồng chí Chum Ma Ly - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2. Tiểu đoàn 2 là đơn vị chủ lực của Quân khu đã từng có nhiều thành tích chiến đấu trong cuộc phá vòng vây tại Cánh Đồng Chum năm 1959.


Theo chỉ đạo của Quân khu, Tiểu đoàn 2 phải chỉnh đốn lại trận địa Phu Phắc Pheo, sẵn sàng chiến đấu đánh GM13, bảo vệ khu vực Mường Phàn. Lúc này bọn phỉ Vàng Pao quân khu 2 cũng động binh đánh chiếm Tà Khẹt, chúng đã bị lực lượng du kích chặn đánh. Tin diện các nơi báo cáo tình hình hướng đông nam Xiêng Khoảng sôi động hẳn lên. Tôi và tổ điện đài luôn luôn túc trực không kể ngày đêm, theo dõi mọi diễn biến chiến sự, kịp thời báo cáo cho Đoàn trưởng chuyên gia và lãnh đạo Quân khu bạn để xử lý.


Do công tác chuẩn bị và triển khai tác chiến của Tiểu đoàn 2 chậm, nên bị một đại đội của GM13 quân địch chiếm trước được Phu Phắc Pheo - một điểm cao có tính chất quyết định trên hướng này. Tại Sở Chỉ huy, lãnh đạo Quân khu xác định mất Phu Phắc Pheo là điều bất lợi cho ta, đã kịp thời ra lệnh cho Tiểu đoàn 2 tập trung lực lượng đánh chiếm lại bằng được Phu Phắc Pheo - điểm cao quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Mường Phàn.


Ngay trong đêm hôm đó, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Chum Ma Ly - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Đại đội 16 bí mật tiếp cận, áp dụng cách đánh mật tập, sau hơn 30 phút đã chiếm lại Phu Phắc Pheo, diệt hơn 30 tên địch.


Đó là thắng lợi mở đầu của mặt trận đông nam Xiêng Khoảng, đồng thời khởi đầu cho những đợt tấn công liên tục giành đi giật lại suốt hơn 10 ngày đêm xung quanh điểm chốt quan trọng Phu Phắc Pheo thuộc Mường Phàn. Tại sở chỉ huy, tổ trinh sát điện đài chúng tôi liên tục nhận những báo cáo của Tiểu đoàn 2. Bọn địch đã dùng máy bay bắn phá dữ dội, chi viện cho cánh quân của GM13 nhưng chúng đều bị cao xạ 37 ly và 14,5 ly trên xe bọc thép AM của ta đánh trả quyết liệt, bắn rơi 3 máy bay của Mỹ. Sau mỗi đợt phản kích, ta chỉ chốt lại một lực lượng nhỏ, còn bố trí những nơi bí mật an toàn, đột nhiên xuất kích đánh địch làm cho chúng bị tiêu hao nặng nề. Cứ như thế liên tục ngày đêm, 3 đại đội bộ binh của Tiểu đoàn 2, mỗi đơn vị đã phải tổ chức tập kích liên tục 2, 3 trận mới giữ vững được điểm cao Phu Phắc Pheo.


Không chiếm được Mường Phàn, địch phải tạm dừng tấn công để củng cố. Bầu không khí trên toàn mặt trận lúc này đều im ắng. Sự im ắng ớn lạnh, mỗi người đều có suy nghĩ, phán đoán của riêng mình.

Tại phòng làm việc của tổ điện đài, bỗng chiếc đèn tín hiệu dò nhấp nháy. Đồng chí báo vụ chú ý lắng nghe tín hiệu, tay hí hoáy ghi điện khẩn. Sau khi được giải mã, nội dung: "Tên đại tá Khăm Phết - chỉ huy trưởng GM13 lệnh cho binh đoàn chuyển hướng tấn công lên Bản Pi-ăng - Phu Thuộc, địch đánh thẳng vào thị xã Xiêng Khoảng". Tôi nhanh chóng báo ngay cho Đoàn trưởng chuyên gia Bình Sơn và lãnh đạo Quân khu. Được biết ý đồ của địch, Quân khu ra lệnh cho Tiểu đoàn 24 sẵn sàng chặn đánh địch trước ở Bản Pi-ăng - Phu Thuộc. Đồng thời Quân khu tổ chức ngay Sở chỉ huy tiền phương do đồng chí Si Phon - Phó Tư lệnh Quân khu cùng đồng chí Hồ Đệ - Phó đoàn chuyên gia và đồng chí Lưu Đức Tài - Chuyên gia tác chiến xuống đôn đốc Đại đội 2 Tiểu đoàn 51 (quân tình nguyện Việt Nam) cơ động đến tăng cường cho mặt trận.


Liền mấy hôm, trên cao nguyên Cánh Đồng Chum mây mù dày đặc, nhiệt độ xuống thấp. Hơn 9 giò sáng mà mặt trời vẫn chưa ló ra được. Lợi dụng thời tiết thuận lợi, Đại đội 2 (Tiểu đoàn 51) áp dụng lối đánh mật tập bí mật áp sát địch khoảng trên dưới 50 mét. Bọn lính gác và sĩ quan địch do sương mù, trời lại giá rét, nhiều ngày lâm trận mệt mỏi còn đang say giấc trong những chiếc chăn lông vịt có khóa kéo kín người thì bất ngờ hàng loạt súng AK, B40 và lựu đạn của Đại đội 2 xả thẳng vào đội hình của chúng. Với lối đánh gần, dũng mãnh, chính xác, Tiểu đoàn 51 đã diệt gọn bọn địch trong đồn. Một điều bất ngờ nữa là ta đã đánh trúng sở chỉ huy của GM13, trong đó có đại tá Khăm Phết chỉ huy trưởng. Sau trận này, liên tục trong 3 ngày, trực thăng địch quần lượn khắp vùng để tìm đại tá Khăm Phết nhưng không tìm thấy. Nửa tháng sau, theo tin kỹ thuật Bộ Tổng tham mưu phái hữu tại Viêng Chăn xác nhận, đã tiến hành tìm kiếm khắp vùng Pắc San và Tha Thơm cũng không thấy một tên lính nào thuộc GM13. Như vậy có nghĩa là binh đoàn cơ động 13 của quân phái hữu đã bị xóa sổ từ đây.


Chiến thắng Mường Phàn đã đập tan âm mưu đánh chiếm Cánh Đồng Chum của quân Koong-le và lực lượng phái hữu Viêng Chăn. Đánh chiếm lại Phu Phắc Pheo, kiên cường giữ vững chứng minh khả năng tấn công, phòng ngự độc lập của Tiểu đoàn 2 anh hùng và Pa-thét Lào, khẳng định sự liên minh chiến đấu giữa bộ đội Pa-thét Lào với lực lượng quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 13 Phu Kút được thử thách qua lửa đạn là nòng cốt, được bồi dưỡng trở thành cán bộ chỉ huy các đơn vị Pa-thét Lào phát triển mạnh mẽ sau này. Với lối đánh diệt gọn và thành tích nổi bật của Đại đội 2 Tiểu đoàn 51, quân tình nguyện Việt Nam đã được đồng chí Nu Hắc Phôn-xa-vẳn - Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào gắn Huân chương Giải phóng hạng Nhì tại chiến trường.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #67 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2022, 07:42:49 am »

CHUYỆN VỀ MỘT CHUYÊN GIA


TRẦN KIM ANH
(Theo tu liệu của đồng chí Bình Sơn)


Gần tám mươi tuổi, đã nghỉ hưu hai chục năm rồi, vậy mà những vết thương trên mình tôi lại luôn tấy lên đau nhức. Mỗi lần vết thương tấy lên, tôi lại nhớ đến đất nước Việt Nam, nhớ đến người bạn thân thiết của tôi, người bạn đã giúp tôi, giúp quân đội Lào trong những nấm tháng ông làm chuyên gia bên đất nước chúng tôi. Đó là anh Bùi Xuân Ngô!


Cảm thức trào dâng, nhớ đồng đội... Tôi lặng lẽ lên ô tô, rời Thủ đô theo quốc lộ 13 đến núi Kun, rồi rẽ về hướng Đông Bắc qua những thung lũng ngát hương, cỏ xanh rì một màu xanh như trải thảm. Xe để lại núi non trùng điệp phía sau. Xe ẩn hiện giữa những cánh đồng lúa nước. Xe bồng bềnh giữa bạt ngàn ngô ưỡn ngực ru con. Xe luồn vào rừng thông đang vươn mình cõng nắng, nhân chứng lịch sử một thời. Những sợi nắng mỏng manh nhuốm vàng ngã ba Phou Kou đón tôi xuống xe. Ký ức đưa bàn chân tôi đến chợ của người Lào Sủng. Tôi bần thần ngắm nhìn các chị, các bà đi bán những nông cụ của họ làm ra như cuốc, xẻng, dao, rựa... Những thực phẩm đặc trưng thơm ngon chỉ vùng núi sương mù mới có. Nào là rau cải xanh to dài, tua tủa như mồng gà trống. Nào là ngọn su su bụ bẫm, bằng đầu ngón tay, được bọc từng mó trong lá chuối rừng trông thật ngọn mắt. Rồi măng, thôi thì đủ loại măng: tre, nứa, mai, trúc. Măng xào với thịt hộp, cái món khoái khẩu thơm thơm dòn dòn dắt tôi vào một cái quán. Thay chủ chào tôi là những vỏ bom tấn canh cổng. Tàn gạt thuốc cho tôi là vỏ bom bi màu vàng. Bát đũa cho tôi ăn cơm là cánh máy bay nấu chảy... Và kia còn một biển báo bãi bom chưa nổ...


Chao ôi! Chốn này, ngã ba Trung Lào của quá khứ chiến tranh ác liệt, là nóc nhà Đông Dương mà "Ai chiếm được Cánh Đồng Chum thì như cưỡi lên được bành voi và làm chủ được nước Lào". Vì vậy, ta không ngạc nhiên khi Xiêng Khoảng là kho phế liệu lớn nhất Đông Dương sau 30 năm chiến tranh kết thúc.


Theo sương mù của cao nguyên rười rượi gió, tôi về lại nơi một thời... Xa Lỳ... Để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong đời binh nghiệp của tôi.

... Ngày ấy, được lệnh cấp trên, theo hướng đông bắc, tôi cõng ba lô lên cao nguyên Xiêng Khoảng. Hương chè tuyết ướp trong sương mù ngòn ngọt, thanh thanh của xứ Lào Sủng - Phu Xao ở độ cao 2.300 mét đỡ bước chân tôi... Sau tuần trà tuyết lịm cổ họng và tiếng vỗ tay của cán bộ, chiến sĩ chào đón Khăm Òn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 24 Pa-thét Lào.


Cất ba lô vào chỗ ở của mình, tắm xong, đã tới bữa cơm đầu tiên. Vừa ngồi vào bàn thì một bàn tay vỗ nhè nhẹ lên vai tôi, giọng ấm áp:

- Đồng chí nghiền món này nhất... Tôi nấu đấy... Thịt lợn hộp xào măng... Ăn đi... Măng ở đây to, ngọt, dòn... bởi quanh năm măng được uống sương.

Người đàn ông vừa nói, dáng người cao gầy, có nụ cười thật hiền... Tôi cảm động và nói:

- Cảm ơn anh, anh thật chu đáo.

- Một chút với nhau cho ấm lòng khi xa quê anh ạ. Người đàn ông nói, rồi thả mắt về hướng bắc, bên kia dãy Trường Sơn. Chắc là mẹ già, gia đình anh đang chờ mong anh... Bữa cơm kết thúc thật ấm cúng.

Ấn tượng đầu tiên trong tôi thật đẹp về một con người đến với chúng tôi từ đất nước hình chữ S. Làn nắng nhẹ trên môi cười... Chè tuyết phảng phất thơm cả núi rừng theo anh và tôi hoà vào dòng chiến sĩ...

Thế là tôi và anh Bùi Xuân Ngô quen nhau từ đó. Anh là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được cử đến từ Đoàn chuyên gia quân sự 463, giúp Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng về công tác chuẩn bị chiến trường, phòng ngự thị xã Xiêng Khoảng, mà trực tiếp giúp tiểu đoàn của tôi - Tiểu đoàn 24. Anh chân thành, mộc mạc, gần gũi như bắp ngô, ngày ngày cho nước ngọt, cho hạt bùi để cái bụng dân bản khỏi đói, nên dân bản và chiến sĩ Tiểu đoàn 24 đã trìu mến gọi anh là Xa Lỳ (bắp ngô).


Chiều. Sương ngà ngà nghiêng nắng vào phòng họp chỉ huy của chúng tôi. Ánh nhìn của Xa Lỳ sâu và có lực hút đến lạ kỳ về mọi phía... Rồi chậm rãi thả ánh nhìn hút hồn ấy vào mắt tôi, anh nói:

- Lực lượng chúng ta chỉ bằng một phần năm của phái hữu, Koong-le, trung lập, chưa kể nơi chúng ta đang đóng quân là thủ phủ của Vàng Pao. Riêng lực lượng của Vàng Pao cũng không thể coi thường được. Đó là lực lượng tinh nhuệ. Khi tuyển quân, ai đứng xa 100 mét bắn tỉa vào bàn chân lợn rừng mà trúng là tuyển. Lực lượng này được Mỹ trang bị vũ khí hiện đại. Dân bản ở đây chủ yếu là người H'Mông thật thà, hiền lành như cây lúa nên bị lôi kéo đến độ gọi Vàng Pao là vua Mẹo (Chầu Sa Vít) không có gì là lạ".

Uống ngụm nước, Xa Lỳ vẫn hướng về phía tôi và tiếp:

- Thưa đồng chí Tiểu đoàn trưởng Khăm On! Ấy là chung, còn riêng Tiểu đoàn 24 của ta hiện nay, các cô gái trẻ họ nhà Un Khăm, da màu tuyết, mắt nai rừng, rực rỡ trong trang phục người H'Mông, ngày ngày theo men rượu rủ rê các chiến sĩ ăn chơi, chè chén cho đến lúc quên đơn vị, lẩn vào sương núi trốn về quê. Có đồng chí vì mắt nai long lanh mà xích mích, mà đánh nhau với đồng đội... Ấy cũng là âm mưu của kẻ địch. - Anh hạ giọng, rồi nét mặt anh giãn ra, thoáng môi cười, nhìn tôi nói tiêp: Tiểu đoàn trưởng đẹp trai, lại người Lào, coi mà dính tầm ngắm của sơn nữ mắt nai đấy.


Cuộc họp vừa tan. Những tia nắng cuối ngày lóng lánh rải vàng trên lá rừng nhẫy sương đang giữ chân chúng tôi, thì đồng chí liên lạc chạy ào vào lắp bắp: Báo cáo chỉ... huy... Một đại đội gốc Mường Luổng... Một đại đội gốc Hạ Lào ...Đang dàn trận trên đỉnh đồi... Chuẩn bị... bắn... nhau!


Như có gió ập mạnh vào ngực... Chết lặng một lúc, rồi tôi cùng chính trị viên tiểu đoàn là đồng chí Đuông, xin ý kiến chuyên gia. Xa Lỳ ngước mắt lên sườn đồi, giọng kiên quyết:

- Ta đi ngay! Không thể để cho bộ đội mình mắc mưu địch.

Vừa nói anh vừa lao ra. Anh hiểu, với người Lào chỉ có bằng sự thật chân tình mới có giá trị thuyết phục. Chúng tôi bám theo anh...

Gió hú man dại giữa cảnh tượng những anh lính trẻ của Đại đội 1 và Đại đội 3 đang "dàn trận", cự ly 100 mét... Tay súng sẵn sàng nhả đạn vào nhau. Họ bị bọn địch kích động, gây mâu thuẫn mà đến nông nỗi này.

Xa Lỳ hạ thấp người và hạ lệnh:

- Hai anh khoan hãy lên. Để tôi lên trước dễ xử lý hơn.

Tôi thoáng cảm phục sự dũng cảm, tự tin ở Xa Lỳ. Và kìa... Xa Lỳ trong bộ đồ màu xanh, trườn lên đồi, dưới những dây mâm xôi chằng chịt gai, rồi đột ngột Xa Lỳ của tôi đứng phắt dậy giữa hai làn đạn sắp nổ. Gương mặt lầm lỳ dài dại tựa như muốn khóc. Rồi anh nấc lên thành tiếng:

- Anh em ơi! Tiểu đoàn 24 ơi! Xa Lỳ nói với anh em đây. Xa Lỳ của anh em đây. Mời anh em bắn chết Xa Lỳ đi, rồi anh em hãy bắn nhau!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #68 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2022, 07:43:39 am »

Im lặng... Rồi giọng nói của anh lại tha thiết vang lên như tiếng núi rừng vọng lại:

- Xa Lỳ của anh em làm chuyên gia tiểu đoàn còn sống, mà để anh em bắn nhau thì Xa Lỳ sẽ báo cáo thế nào với cấp trên hai Đảng, hai Chính phủ. Anh em có thương Xa Lỳ không?

Đôi mắt đầy súc hút của anh tràn lệ trong bầu không khí nặng nề... Cái chết không đến... Cái chết đến... Biết đâu từ một tay súng nông nổi nào đó... Đùng... Và anh gục xuống... Có thể lắm. Và Xa Lỳ bật khóc tức tưởi. Tiếng khóc dội vào vách núi, tiếng khóc làm cây rừng như ngừng thở, tiếng khóc lay động con tim của con người. Tôi lặng người xúc động và ngây ra bởi tiếng khóc của Xa Lỳ mà không biết làm gì đối với chức trách của mình. Một làn gió băng qua tôi thật nhanh, chưa kịp ngoảnh lại đã thấy đồng chí Đuông - Chính trị viên chạy ngược lên:

- Anh em hãy nghe lời đồng chí Xa Lỳ của chúng ta...

Nét mặt chính trị viên của tôi nghiêm khắc và chân thành. Rồi anh đến từng chiến sĩ, kéo mũi súng của họ xuống và ra lệnh:

- Tất cả tháo súng ra, về đi. Đừng mắc mưu bọn xấu mà bắn vào nhau để anh Xa Lỳ phải đau khổ thế này nữa.

Lúc đó, tôi bất giác nói lớn: "Đúng rồi anh em ơi!" và lao lên cùng ôm chặt anh Xa Lỳ và anh Đuông giữa khoảng trống hai hàng quân. Lặng lẽ. Mặt họ giãn ra, đỏ bừng. Tay họ buông cò súng... và lần lượt giải tán... Gió núi cũng thở phào nhẹ nhõm.

Xa Lỳ mắt nhòe lệ. Anh thẫn thờ một lúc rồi nở nụ cười rất tươi kéo chúng tôi trở về.

Ấy là lần thứ nhất trong đời binh nghiệp mà tôi ghi nhớ.

Xa Lỳ lại tiếp tục tạc vào ký ức tôi nỗi nhớ lần thứ hai. Lần này, tiếng súng ở chiến trường tạm thời im lặng. Những cây chè tuyết trổ búp màu thanh thiên thật nhiều như chào Phu Xao giải phóng.

Chúng tôi được lệnh giữ cao điểm mù sương này. Xa Lỳ gầy rộc đi vì công việc quá nhiều. Anh phá tan các tổ chức phỉ trong lòng bản. Xây dựng cơ sở nhân dân, lập đội du kích phối hợp hoạt động với bộ đội...

Buổi lễ uống máu ăn thề thiêng liêng của quân với dân diễn ra theo phong tục truyền thống của ngươi Lào. Mọi người đang thành tâm, hướng lòng mình theo hương khói. Tưởng như hồn núi sông và lòng người đang quyện chặt vào nhau trong tình quân dân cá nước thì có cấp báo: Trong bản, một cụ già cơ sở đi làm nương đã chết vì vấp phải mìn.


Có ai đó thì thào: "Bộ đội đặt mìn... giết dân...". Những ánh mắt nghi ngờ pha chút căm hờn xa lạ như con nai, con hoẵng gặp phải bầy thú đói. Những ánh mắt xét nét đổ về phía chúng tôi. Gió rừng hun hút đập vào vách đá.


Mất dân ư? Không được. Sau cuộc họp chớp nhoáng. Đơn vị cử một đoàn cán bộ, chiến sĩ về bản đưa tang người xấu số. Bằng mọi giá phải giữ lấy dân, như giữ lấy linh hồn của chính mình, phải phá tan âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc mà kẻ địch đã dàn dựng. Có điều, đi đưa tang thì anh em sợ nhất là... ăn cơm với người chẽt!


Nhìn và hiểu chúng tôi như đất hiểu cây rừng. Xa Lỳ chống tay lên cằm, nói từ trong tâm thức: "Xin phép tiểu đoàn cho tôi được đi cúng cơm cho ma". Điều khó khăn nhất của chúng tôi đã được giải toả. Chúng tôi dồn hết khó khăn cho anh. Lần thứ hai, Xa Lỳ lại làm cho tôi thêm kinh ngạc và cảm phục. Thực là, tiểu đoàn trưởng Khăm Òn và những người lính trong tiểu đoàn hôm nay đã không bằng người chuyên gia như Xa Lỳ rồi. Anh tận tụy, chịu khó và hiểu lòng dân như đây là nơi chôn rau cắt rốn của mình.


Sương chiều và tiếng ve rừng âm vang dẫn chúng tôi vào bản. Những tấm lưng lầm lũi và cả sự thách thức quất vào chúng tôi như roi của gió. Chào dân xong, chúng tôi xếp thành hai hàng ngang, đứng nghiêm trang ngoài cửa nhà người xấu số. Xa Lỳ bước vào kính cẩn đặt lên ban thờ muối, bánh kẹo, rượu, hương, pin đèn... Chắp tay cùng chúng tôi vái lạy theo nghi thức. Đưa mắt bao quát, anh biết người H'Mông tôn thờ cột nhà chính của họ nhất. Nơi đây chỉ để thờ ma lợn, tượng trưng cho sự hưng thịnh của gia đình, nên không ai được tựa vào. Khi người H'Mông sinh con trai, họ cắt rốn nhau của đứa trẻ đem chôn dưới chân cột nhà chính của mình. Tới ngày người con trai này lớn theo cây rừng rồi mất, thầy cúng chỉ đường cho anh ta lấy lại áo rốn nhau mà về với tổ tiên nơi cực lạc. Thẳm sâu trong văn hoá, cột nhà chính còn là nơi người H'Mông cúng tạ ơn cố nhân đã giúp họ giữ được cái chữ của dân tộc mình.


Giờ đây, người chết thản nhiên câm lặng đến sởn gai ốc... Như một thách thức! Đã ba ngày rồi, mà quan niệm của dân bản thì người chết thực ra là về thế giới cực lạc, nên họ không khóc... Tang tóc của im lặng càng sâu hơn, lạnh hơn. Giữa mùi thịt nướng, mùi rượu, mùi xác người đã bắt đầu phân huỷ, quyện trong mùi hương cúng và sự nặng nề nghi ngút khói... những giọt mồ hôi rịn ra, Xa Lỳ chắp tay, cúi người xuống, đến bên cột nhà chính, nơi người quá cố được bản làng đặt ngồi vào. Anh ngậm ngùi thì thầm với người xấu số, như là với chính mình. Rồi anh nói to, để rót vào tâm thức người chết và người sống: "Ma ơi ma! Mới hôm nào hẹn hò nhau quyết bảo vệ bản mường, mà sao hôm nay ma đã bỏ chúng tôi ina đi?". Tiếng của anh lẫn vào trong tiếng nấc như từ cõi âm âm u u mọng nỗi đau tràn lên mắt chúng tôi...


Anh nuốt buồn, nắm lấy bàn tay lạnh giá vô thức của người đã khuất, lắc lắc: "Ma ơi! Ma sống khôn chết thiêng. Ma biết đứa nào đặt mìn, không cho ma sống để về cái nhà. Ma hãy làm cho nó chết ngay, cả nhà đứa ác chết ngay, cả họ đứa ác chết ngay, chết hết. Còn chúng tôi sẽ thay ma bảo vệ bản mường...", vẫn giàn giụa nước mắt, anh quay sang mâm cúng, bê bát cơm, lấy một cái thìa, rồi trầm giọng: "Bây giờ, lần cuối ma ăn chung với tôi một bát cơm tình nghĩa". Anh xích lại, xích lại gần và ngồi xuống bên ma. Trong lặng phắc, chỉ còn nghe tiếng lá rơi nghiêng theo giọt nắng cuối ngày. Anh mời: "Ma ăn cơm nhé". Rồi anh xúc một thìa cơm đưa lên miệng đổ cho ma. Lại xúc thìa cơm thứ hai, xin ma cho mình ăn, và đưa vào miệng từ từ nhai... nuốt. Thìa thứ ba cho ma, thìa thứ tư cho anh, thìa thứ năm... thứ sáu... anh... nhai... nuốt... Cứ thế từ từ... rất từ từ... Xa Lỳ ăn hết bát cơm cúng với ma xong, anh chắp tay trong giàn giụa nước mắt: "Thôi! Ma yên tâm về với cõi phật. Chúng tôi còn đi bảo vệ bản làng ma nhé". Khói hương lay động như là sự đồng tình của người đã khuất. Xa Lỳ đau đớn đến câm lặng, anh lững thững đi về phía đồng đội. Tất cả chúng tôi cúi đầu chào rồi chia tay dân bản trong sự đáp lại mộc mạc nhưng ân tình: "Bộ đội yên tâm. Ăn cơm với ma như thế là bản biết cái bụng bộ đội thương bản rồi. Già bản ta không nói thêm nữa".


Tiếng súng lặng dần rồi chiến tranh cũng tắt. Chuyên gia Lê Xuân Ngô tạm biệt chúng tôi. Anh trở về với đất nước nồng hậu của anh, với mẹ già như ngọn gió heo may của anh. Bây giờ thì quê hương ru anh trong giấc ngủ ngàn thu. Đất nước Triệu voi xin làm nơi ấm để anh nằm, và tôi ghi lại kỷ niệm sâu sắc nhất này trong đời lính của mình thành bài ca... và tôi hát... Và đời sau hát... Ngợi ca anh, người lính Việt anh hùng...

Hồ Tây, mùa thu 2009
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #69 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2022, 07:35:09 am »

GIÚP BẠN VIẾT LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI LÀO


HÀ MINH TÂN


Sau hơn 25 làm cố vấn, chuyên gia quân sự giúp Cục Tuyên huấn và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào, năm 1992 tôi được về nghỉ hưu. Trở về gia đình sau nhiều năm xa nhà tôi có ý định dành chút ít thời gian thu xếp việc nhà, giúp đỡ vợ và các con cải thiện đời sống. Công việc đang dở dang thì tháng 11 năm 1993 Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào có công hàm chính thức đề nghị Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử tôi sang giúp bạn biên soạn lịch sử quân đội Lào.


Nhận được thư mời của bạn và quyết định của Tổng cục Chính trị, lúc đầu tôi cũng hơi phân vân. Vì tuổi đã cao, sinh hoạt gia đình chưa ổn định. Hơn nữa, lại giúp bạn viết sử cho quân đội nước bạn thì không phải dễ.

Sau nhiều đêm trằn trọc, suy nghĩ, tôi tự thấy mình đã sang giúp bạn làm công tác giáo dục tư tưởng trong nhiều năm, ít nhiều cũng được chứng kiến sự hình thành và phát triển của quân đội bạn, sự phát triển của đất nước, con người Lào; tôi đã coi nước Lào là quê hương thứ hai của mình. Nay bạn đã tin tưởng và mời mình giúp đỡ thì làm sao có thể từ chối được. Bỗng nhiên tôi thấy nhớ tới những người bạn Lào, những người đồng chí, đồng bào, những "xiều" ngày còn sống chiến đấu và công tác trên đất nước Lào. Đem chuyện này bàn với bà nhà tôi. Lúc đầu bà có vẻ không vui, có phần trách móc. Vì gần như cả đời tôi xa nhà, vợ chồng xa nhau đằng đẵng, nay về nghỉ hưu tưởng được gần nhau chăm sóc lúc về già thì lại phải xa nhau. Phải thuyết phục mãi, cuối cùng bà ấy cũng đồng ý để tôi đi làm nhiệm vụ giúp bạn.


Trong buổi gặp mặt cả gia đình trước hôm tôi lên đường, vợ tôi sụt sịt động viên tôi và các con. Tiếng nói nghẹn ngào qua tiếng nấc, nhưng tôi cũng hiểu được bà ấy đang động viên tôi yên tâm lên đường, mọi việc ở nhà đã có bà ấy lo. Tôi bỗng thấy trong lòng mình bồi hồi xúc động nhớ lại hồi mới cưới chúng tôi cũng bịn rịn chia tay nhau để tôi đi chiến đấu. Sau 25 năm xa cách, gia đình mới được đoàn viên nay lại bịn rịn chia tay. Nhưng tôi biết và yên tâm lên đường, vì trong 25 năm xa cách, người vợ đảm đang tảo tần của tôi vẫn chu toàn nghĩa nàng dâu, tình vợ chồng thuỷ chung, người mẹ mẫu mực cho con cháu noi theo.


Theo Chỉ thị số 91/CT-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao việc tổ chức giúp Lào nghiên cứu biên soạn lịch sử Quân đội Lào do Viện lịch sử quân sự Việt Nam phụ trách. Viện đã cử đồng chí Trần Bưởi cán bộ của viện cùng tôi và đồng chí Trần Công Hàm - một chuyên gia quân sự có nhiều năm công tác gắn bó với quân đội và nhân dân Lào, tổ chức thành một tổ chuyên gia sang giúp bạn. Tôi và đồng chí Hàm nhất trí cử đồng chí Bưởi làm tổ trưởng. Vì đồng chí Bưởi đã có thâm niên công tác lâu năm ở Viện, nhiều kinh nghiệm về công tác nghiên cứu biên soạn. Còn tôi và đồng chí Hàm đảm nhiệm thu thập tư liệu, tài liệu...


Đầu năm 1994, chúng tôi tới Thủ đô Viêng Chăn. Trong hành trang của mình, ngoài những vật dụng cần thiết còn có một số tư liệu quý về nước Lào. Chủ yếu là các nghị quyết của Đảng bạn và các bản tổng kết rút kinh nghiệm qua các thời kỳ kịch sử. Đó là những tư liệu mà chúng tôi đã dành nhiều thời gian sưu tầm ở Văn phòng Bộ Quốc phòng và tàng thư của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là những tài liệu vĩ mô, mang tính lý luận, còn những tư liệu thành văn ở cấp tổ chức thực hiện thì còn thiếu nhiều. Làm thế nào đủ tư liệu và phản ánh đúng được quá trình xây dựng, phát triển, trưởng thành của quân đội Lào? Câu hỏi luôn đau đáu trong tâm trí tôi. Đó không chỉ là câu hỏi về trách nhiệm trước nhiệm vụ cao cả, mà nó còn là tình cảm của tôi đối với những đồng chí bạn, là tình hữu nghị giữa hai quân đội và hai dân tộc anh em.


Những ngày giáp tết cổ truyền của dân tộc, nhìn bà con nô nức chuẩn bị sắm sửa chuẩn bị đón tết, đón xuân tôi bỗng thấy nao nao. Có lẽ đó là lần thứ ba trong đời quân ngũ của mình tôi thấy bồi hồi khi sắp phải chia tay gia đình vợ con. Lần thứ nhất là ngày đầu nhập ngũ, lần thứ hai là ngày chia tay vợ lên đường đi chiến đấu và lần này chia tay vợ con lên đường sang Lào giúp bạn viết lịch sử. Nhưng tâm trạng của tôi trong lần chia tay này thì khác với hai lần trước. Vì những lần trước đất nước đang trong chiến tranh ác liệt. Còn lần này là sang Lào trong thời kỳ hoà bình, nước Lào được độc lập, dân Lào được giải phóng. Tâm trạng bồi hồi xen lẫn niềm tin phơi phới vào phát triển của đất nước Triệu voi.


Đang miên man với những suy nghĩ thì máy bay đáp xuống sân bay Vạt Tày. Đón đoàn có các đồng chí Vi Xay, Khăm Chăm, Bu Lôm là cán bộ Cục Lịch sử Lào. Đại tá Vi Xay - Cục trưởng Cục Lịch sử ghé tai tôi nói nhỏ: "Bộ Quốc phòng đang xúc tiến triển khai việc biên soạn lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội Lào. Có các anh sang thì coi như xong rồi".


Về đến Phôn Khêng, cơ quan Bộ Quốc phòng Lào, chúng tôi cùng đồng chí Vi Xay được đồng chí Khăm Phuông - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đón tiếp trong không khí nồng ấp của những người anh em thân thiết.


Với tình cảm thân tình, đồng chí cho biết việc biên soạn lịch sử Quân đội Lào là một việc rất quan trọng, nhằm củng cố hệ thống lý luận, góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. Sau nhiều năm chiến tranh bây giờ là thời gian chúng ta tổng kết lại quá trình hình thành và phát triển của quân đội. Đồng chí Khăm Phuông còn nói thêm: "Nếu có điều gì khó khăn thì mọi người đừng có e ngại".


Sau buổi hôm đó chúng tôi bắt tay ngay vào việc. Đầu tiên là tiếp xúc với các nhân chứng ở Viêng Chăn, thu thập tư liệu của Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Khoa học Xã hội Lào, Bảo tàng Cách mạng quốc gia Lào. Thật may, chúng tôi đã tìm được nhiều tư liệu quý trong đó có bài "Mười chín năm sau tôi còn nhớ được" của Ma-ha-xi La-vi-đa-vông nói về hoạt động của Hội Lào Pên và Chính phủ lâm thời Lào trước và sau năm 1945. Chúng tôi còn tìm được tài liệu nghiên cứu của Pháp có tiêu đề "Lalibe’ration du Lao" do Fabre, một tướng Pháp viết năm 1945 khi còn đeo hàm trung tá chỉ huy tàn quân Pháp ở Trung - Hạ Lào, nói về các hoạt động chống Pháp, trong đó có nêu một số trận thất bại của quân Pháp trong những ngày đầu kháng chiến của Lào. Những tài liệu này giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan về quá trình đấu tranh của quân và dân Lào.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tư, 2022, 07:40:43 am gửi bởi ptlinh » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM