Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:58:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bên dãy Trường Sơn  (Đọc 4076 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #30 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2022, 07:21:17 am »

NGÔI MỘ GIỮA RỪNG


ĐÀO VĂN TIẾN


Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, ngày 27 tháng 7 là ngày ngừng bắn trên chiến trường Lào. Chính ngày này, chúng tôi được Bộ Tham mưu quân tình nguyện Việt Nam tại mặt trận Thượng Lào giao cho một công tác đặc biệt: "Công tác mồ mả".


Nhiệm vụ của chúng tôi là đi đến các bản làng, phát hiện mồ mả của các đồng chí quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trước đây, tiến hành đắp lại, vẽ sơ đồ và nhò nhân dân địa phương chăm sóc phần mộ. Sau khi quân tình nguyện tập kết về nước theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ mà chưa có điều kiện hồi hương hài cốt các liệt sĩ.


Đây là một công tác có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, nó không những đảm bảo tốt chính sách quân đội đối với các đồng chí đã hy sinh và gia đình, mà nó còn củng cố thêm tình hữu nghị hai nước Việt - Lào.

Địa bàn tìm kiếm của chúng tôi hướng về biên giới Lào - Việt. Câu thơ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng như mách bảo "Rải rác biên cương mồ viễn xứ". Cứ đến các bản làng biên giới xa xôi, hỏi dân thì chắc chắn phát hiện ra mộ liệt sỹ.


Chúng tôi đến bản Xiềng Ken vào một buổi xế chiều. Những người lính văn phòng như chúng tôi chỉ quen ở trong lán trại và ít tiếp xúc với nhân dân. Nay sau bao ngày trèo đèo, lội suối vất vả, đã có một buổi chiều êm ả. Buổi chiều tràn ngập âm thanh, hương vị.


Đầu tiên phải nói đến tiếng chày giã gạo của những cô phù xao (con gái) thật rộn ràng. Tiếng chày khuơ nhanh trong cối thuyền hoà trong tiếng giã chậm của cối tròn của các bà, các chị đứng tuổi, nghe như tiếng trống Lăm vông buổi hội làng. Rồi mùi hương của xôi đang lên hơi, mùi khói hăng hắc, khen khét của những đống dấm bằng rơm, trấu chộn lẫn phân trâu đốt để đuổi muỗi làm cho chúng tôi xốn xang, ngây ngất và ấm áp.


Từ suối về bản, một bà già vác trên vai hai ống nứa dài đựng nước, tóc búi cao tới tận đỉnh đầu, địu đằng sau là một đứa cháu. Đứa cháu đã ngủ say trên lưng bà và lắc lư theo từng nhịp bước. Rồi bà chỉ cho chúng tôi nhà ông Nai bản.


Đó là một ngôi nhà sàn cao to, lợp ngói gỗ. Dưới gậm sàn, một đàn trâu, con đứng, con nằm mắt lim dim, con thong thả nhai đi nhai lại, hếch cái mũi nhấm nháp làn khói cay xè đang hắt lên.

Chúng tôi cẩn thận cởi bỏ dép để ở dưới cầu thang, nhẹ nhàng bước lên và không quên đằng hắng đánh giọng cho chủ nhà biết.

Ông Nai bản tuổi trạc ba mươi. Một vết sẹo to bằng quá mận quân chín sát dưới mắt phải làm khuôn mặt ông hơi bị lệch. Đó thường là vết sẹo của những tay súng hoả mai cừ. Loại súng này báng ngắn, giống chiếc can. Người thành thị dùng để chống cho oai. Súng này khi bắn không tỳ lên vai như súng kíp, súng săn hay súng trận mà người bắn phải nâng báng súng lên tỳ vào xương má dưới mắt phải để ngắm. Đạn nổ, lao ra, báng súng giật mạnh thúc vào xương gò má, lâu ngày thành chiếc sẹo tròn bầm tím.


Ông Nai bản tiếp chúng tôi với vẻ dễ dãi, cởi mở và thân mật, chân tình.

Trong bữa cơm mà dân bản nghe mõ đánh, mỗi người mang đến góp một típ xôi, một gói "cheo", theo tục lệ khách của bản được dân bản chung tiếp, chung nuôi.


Xôi chỉ chấm với độc một món "cheo", loại thức ăn phổ biến mà dân dã của người Lào biên giới. Món này chỉ có muối giã với ớt nướng rất cay, nhưng không nồng mà lại còn thơm. Nước mắt, nước mũi chúng tôi trào ra vì cay. Nghe có người trong chúng tôi bảo "cay". Ông Nai bản cười bảo "nhắp khâu mè" có nghĩa là "dịch gần vào". Bởi "cay" theo tiếng Lào có nghĩa là xa. Kêu "cay" có nghĩa là kêu xa, nên xa thì dịch gần vào. Chúng tôi cười ngả nghiêng và vui vẻ trước sự thân tình của mọi người.


Cơm xong, chúng tôi báo cáo nhiệm vụ công tác và yêu cầu ông giúp đỡ. Ông gật đầu nói.

- Ở đây có một bộ đội hy sinh đã lâu. Hồi địch còn đóng đồn trong Sốp Hào. Chúng đi tuần đêm, bất ngờ gặp bộ đội ở đầu bản, hai bên đánh nhau. Một bộ đội chết. Chính tôi được chôn đồng chí ấy mà.

Ông quay sang hỏi chúng tôi:

- Các anh cùng đơn vị với anh ấy ư?

Tuy không phải cùng, nhưng chúng tôi đều gật đầu. Ông Nai bản rất hài lòng và nói.

- Các anh đối với nhau tình nghĩa như vậy là rất tốt.

Rồi ông chuyển giọng trách:

- Sao lâu nay các anh không đến thăm dân bản? Không đến thăm mộ đồng chí ấy?

Chúng tôi chỉ còn biết nói là vì nhiệm vụ quá bận nên giờ mới đến được. Mong bà con thông cảm cho.

Đắm mình trong hồi ức cũ, ông Nai bản kể tiếp.

- Đêm ấy, nếu có bác sỹ thì anh bộ đội không chết. Bọn lính đồn sau khi bắn nhau, chúng kéo vào bản quát tháo và cho rằng bản này theo Ít-xa-la, chúng dọa đốt cả làng. Nai bản xin mãi, rồi đem lợn một con, rượu một hũ, nếp một gánh, mấy băng "pa đẹc" cho năm người khiêng lên đồn để chúng mở tiệc mừng thắng trận. Thế là chúng tha, nhưng trước khi chúng tha, tên chỉ huy bảo Nai bản cho người ra chôn xác chết.


Tôi và phò Thít Bua bị bắt ra đào huyệt chôn anh bộ đội. Đang đào, tự nhiên thấy anh ấy sống lại, anh kêu khát. Tôi định về nhà lấy nước thì phò Thít Bua bảo tôi lên đồn báo với chúng việc này.

Tôi đốt đuốc đi đường tắt lên đồn. Khi đuốc cháy gần hết, tức là tôi đi đã được gần nửa đường. Tôi nghĩ, nếu báo đồn thì chúng sẽ bắn chết anh ấy. Nghĩ lại, tôi quay về với ý định sẽ bàn với phò Thít Bua tìm cách cứu anh ấy và tin phò Thít Bua sẽ nghe theo, vì phò là người tu hành đắc đạo, là người có lòng vị tha, nhân ái và có chức sắc ở chùa.


Khi tôi vế đến nơi, phò đang ngồi bó gối bên cạnh ngôi mộ đã đắp cao, miệng ngậm tẩu thuốc, vẻ mặt mệt mỏi, u buồn. Tôi thốt lên:

- Anh ấy đâu rồi?

Phò chỉ vào ngôi mộ:

- Bây giờ thì anh ấy chết thật rồi. Mày đã báo đồn chưa?

Tôi đáp:

- Tôi đi được gần nửa đường thì đuốc tắt. Không có đuốc tôi sợ chúng bắn nên quay lại.

Phò gật đầu:

- Thế là may. Nếu báo thì rắc rối to đấy.

Tôi thở dài trong thương cảm:

- Anh ấy còn trẻ quá.

Kể đến đây thì Nai bản đứng dậy.

- Thôi các đồng chí ngủ sớm cho đỡ mệt. Cứ mắc màn tự nhiên, nhà không kiêng khem gì đâu. Sớm mai tôi đưa các anh ra mộ. Bây giờ tôi phải đi gặp dân bản một lúc.

Chúng tôi hỏi thăm về phò Thít Bua, Nai bản cho biết từ dạo ấy phò đã ra đi và nghe đâu làm cán bộ trên tỉnh. Đã mấy năm rồi không thấy về làng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #31 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2022, 07:22:31 am »

Sáng hôm sau, khi chúng tôi theo ông Nai bản ra đầu làng đã thấy nhiều người tụ tập ở đó. Họ đều mang theo dao, rựa, cuốc, thuổng... Hoá ra đêm qua Nai bản đã đi báo cho từng nhà dân sáng nay sẽ đi đắp mộ cho anh bộ đội.


Mộ người chiến sĩ nọ nằm ở rìa khu rừng cạnh đường vào bản. Ngôi mộ lâu ngày không ai đắp nên đất đã bằng địa. Chúng tôi không thể nhận ra nếu ông Nai bản không chỉ cho những dấu vết đặc biệt. Đó là một vết sẹo to ở gốc cây cạnh đó. Nghe ông nói thì chính phò Thít Bua đã dùng dao chém vào làm dấu. Còn nữa. Đó là hòn đá màu xám, to tròn và nhẵn được ông bê từ suối lên đặt vào.


Mọi người bắt tay vào công việc ngay. Người phát cây, người đắp đất, người khác kè đá quanh chân mộ. Không đầy một tiếng, ngôi mộ đã được đắp cao và dưới chân mộ, một hàng đá được ghép ngay ngắn. Thì ra tình cảm chân thành thường tìm đến những sáng kiến hay. Hàng chữ "Nhớ ơn đồng chí tình nguyện quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập của dân tộc Lào" đã được anh em thanh niên khắc lên bia gỗ, dựng trước mộ. Những cây hoa rừng được các em thiếu niên trồng xung quanh mộ.


Với giọng xúc động, đồng chí phụ trách tổ công tác chúng tôi đã rưng rưng nói mấy lời cảm ơn dân bản Xiềng Ken.

"... Mai đây bộ đội Việt Nam sẽ về nước tập kết. Chỉ có những đồng chí như đồng chí đây là còn ở lại với bà con một thời gian. Xin được sự chăm sóc cho người nằm xuống được mồ yên mả đẹp".

Những tiêng thở dài gọi giọt nước mắt mang nỗi niềm thiêng liêng rơi vào đất nhớ.

Ông Nai bản bước lên:

- Tôi không dám thay mặt cho bà con dân bản, lời tôi nói chưa chắc đã tiêu biểu cho ý nghĩ, tình cảm của mọi người. Tôi chỉ muốn nói những suy nghĩ của mình thôi.

Tôi là người tham gia cách mạng sớm và ngay sau cái đêm tôi cùng phò Thít Bua đưa tiễn anh bộ đội đang nằm ở dưới đây, tôi suy nghĩ mãi. Rằng anh ấy ở tận Việt Nam mà sang đây đánh Pháp, giải phóng cho dân tộc mình, tìm lại hạnh phúc cho nhân dân mình. Vậy mình là một thanh niên Lào, ta phải làm gì cho dân, cho nước, cho bản, cho làng? Thế rồi tôi vào rừng theo bộ đội Ít-xa-la đánh giặc giữ làng. Tôi đã tham gia chiến dịch giải phóng Sầm Nưa. Đến nay trong người tôi vẫn còn mảnh đạn, tôi vẫn được bà con tín nhiệm cử làm Nai bản. Tôi cảm ơn anh em quân tình nguyện Việt Nam. Cảm ơn con người Việt Nam. Tôi hứa sẽ làm cho tình đoàn kết Lào - Việt ngày càng tươi đẹp.


Một cụ già bước lên:

- Các con bộ đội Việt Nam cứ yên tâm. Các bố, các mẹ và bà con dân bản sẽ trông nom chăm sóc phần mộ anh ấy cẩn thận.

Tiếng một bé gái cất lên:

- Chúng em sẽ chăm sóc những cây hoa, để mộ anh quanh năm hoa nở.

Bỗng có tiếng một cụ già:

- Mọi người làm gì trong ấy mà đông thế?.

Tất cả quay lại phía tiếng hỏi. Cụ già tay cầm tẩu thuốc, vai khoác chiếc túi thổ cẩm rẽ cành lá bước vào.

Một em bé nhanh miệng.

- Chúng cháu đắp mộ cho anh bộ đội. Anh bộ đội quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh ở đây.

Ông già thong thả.

- Hoà bình rồi sao vẫn còn hy sinh?

Ông Nai bản giờ mới nhận ra:

- Ôi! Phò Thít Bua. Phò về từ bao giờ vậy?

Ông già không trả lời mà hỏi lại:

- Nai bản ơi sao lại có chuyện lạ vậy?

Nai bản kéo ông già đến chỗ chúng tôi:

- Phò ạ! Mấy anh đây cùng đơn vị với đồng chí năm xưa đã hy sinh. Các anh ấy sắp tập kết về nước, đến đắp lại ngôi mộ, nhờ dân bản ta chăm sóc, chứ không có ai phải hy sinh nữa cả.

Mặt phò giãn ra:

- Thế thì mừng. Nhưng bà con ơi! Bộ đội ơi! Đây chỉ là ngôi mộ giả.

Mọi người ngạc nhiên.

- Mộ giả là thế nào?

Nai bản gay gắt:

- Phò ơi! Phò không đùa đấy chứ. Nếu đây là mộ giả thì mộ kia ở đâu? Anh ấy được chôn ở đâu?

Phò Thít Bua nói từng câu:

- Khi anh bộ đội kêu khát, tôi đã biết anh ấy sống rồi. Tôi nghĩ, cần phải cứu anh ấy, nhưng sợ không có sự đồng lòng nên mới bảo Nai bản đi báo đồn với mục đích để Nai bản đi thật xa, rồi mới cõng anh ấy lên nhà rẫy buộc thuốc. Còn tôi. Tôi đã đắp ngôi mộ giả chờ Nai bản về và nếu có địch thì còn có cách mà xử trí. Lúc Nai bản về tôi cũng định nói. Nhưng bí mật thì chỉ một người biết thôi. Hơn nữa, ngày ấy tôi làm sao biết được bụng Nai bản.


Nai bản chỉ biết cười trong nước mắt. Mọi người và chúng tôi đều hỏi:

- Thế bây giờ anh ấy ở đâu?

Phò chậm rãi:

- Anh ấy nằm ở túp lều bí mật cạnh rẫy của ta gần một tháng. Con gái ta ngày ngày lên rẫy mang xôi và thức ăn cho nó, buộc thuốc, giặt dũ quần áo.

Vết thương khỏi, nó xin ta đi tìm đơn vị. Nó hẹn khi nào chiến tranh kết thúc nó sẽ trở lại. Hôm nó đi, con gái ta khóc suốt một buổi. Nó là bộ đội, vết thương đau đớn vậy mà cố cắn răng chịu đựng. Thế mà hôm chia tay bố con ta, mắt nó cũng rưng rưng.


Từ ngày nó ra đi đến nay, ta không nhận được tin tức gì. Bố con ta vẫn thường hỏi thăm tin tức nó mỗi khi có quân tình nguyện Việt Nam đi qua. Cũng có lúc ta nghĩ, có thể nó hy sinh trong một trận đánh nào đó trên đất Lào, sau khi lành vết thương; nhưng rồi ta vẫn tin, nếu nó còn sống, nó sẽ trở lại thăm ta, gặp con gái ta. Khổ thân con bé. Nó vẫn chờ.


Quay lại phía chúng tôi phò Thít Bua cảm động nói:

- Các con bộ đội Việt Nam. Các con sắp vế nước, về với Tổ quốc và gia đình thân yêu. Nhớ nói với mọi người là nhân dân các dân tộc Lào biết ơn nhân dân Việt Nam đã cho con em sang chiến đấu vì nền độc lập thống nhất của nước Lào. Bố mẹ và bà con dân bản không bao giờ quên các con.

Công việc của chúng tôi ở bản Xiềng Ken là đắp lại mộ cho người đã khuất. Sự việc diễn ra như trong một giấc mơ. Người chết đã bao năm, nay sống lại hóa thành một thương binh. Điều kỳ diệu đó không phải do phép thần thông mà do chính tấm lòng nhân ái của người dân nước bạn.


Rời bản Xiềng Ken, chúng tôi tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Chân bước đi mà chúng tôi, ai nấy lòng xốn xang niềm kính yêu và cảm phục đối với phò Thít Bua, ông Nai bản cùng dân làng Xiềng Ken. Thầm mong và tin tưởng người đồng đội ấy, nếu còn sống thì dù ở phương trời nào nhất định anh ấy cũng tìm về thăm hỏi bố con phò Thít Bua - những người không quản hiểm nguy đã yêu thương, đùm bọc chúng tôi những người lính tình nguyện Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #32 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2022, 07:24:31 am »

CAO NGUYÊN ĐÁ


NGÔ TIẾN MẠNH
(Ghi theo lời kể của đồng chí Ngô Đình Minh)


Đó là lần duy nhất tôi khóc kể từ khi tôi trở thành người lính. Tôi đã khóc, khóc hu hu và nấc lên như một đứa trẻ. Tiếng khóc của người lính quân tình nguyện Việt Nam đã nhoà trong tiếng khóc một cô gái Lào vào một chiều, khi mà hoàng hôn thăm thẳm thả xuống cao nguyên Bô-lô-ven. Và bây giờ, mỗi khi nhớ đến kỷ niệm ấy, trái tim tôi lại rưng rưng, thầm khóc.


Ngày ấy. Tôi. Người đàn ông bốn mươi tuổi, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 49 rồi chuyển thành Trung đoàn 59 thuộc mặt trận X, do đồng chí Hoàng Kiện làm chỉ huy mặt trận. Đó là trung đoàn chủ lực quân tình nguyện Việt Nam, cùng lớp lớp những người lính tình nguyện của Tổ quốc mình, sang giúp bạn giải phóng đất nước.


Mùa khô năm 1970. Khi mà bước chân tôi đã chạy dọc dãy Trường Sơn, đội mưa bom, xuyên qua bão đạn của kẻ thù, chỉ biết tiến lên và chiến đấu để giải phóng đất nước.


Đất nước mình chưa giải phóng được, cuộc chiến đấu của dân tộc ta ngày một cam go và có phần khốc liệt hơn. Nhận nhiệm vụ của cấp trên, tôi và biết bao nhiêu đồng đội được điều động sang nước bạn Lào làm nghĩa vụ quốc tế, cùng nhân dân các bộ tộc Lào chiến đấu để giải phóng đất nước.


Là anh lính quân sự, chỉ huy đơn vị chủ lực đi đầu trên mặt trận, mở màn mọi trận đánh, tôi đã rèn cho mình một điều, một điều tưởng trừng có lúc tôi đã không thể làm được. Đó là không được khóc trước mặt đồng chí, đồng đội và nhân dân khi có ai đó hy sinh. Nghe đến đây chắc hẳn có nhiều người sẽ nghĩ tôi là người vô cảm, là kẻ vô tâm. Nhưng thú thực lúc xung trận, tôi vẫn thường tự nói với chính mình và đồng đội rằng: "...Hãy nuốt những đau thương ấy vào lòng mà biến nó thành sức mạnh. Nước mắt xin để dành cho ngày chiến thắng...".


Cao nguyên Bô-lô-ven thuộc Hạ Lào, nơi được coi là địa hình chiến lược quan trọng trong quá trình bảo vệ hành lang của mặt trận X.

Lúc đầu tôi vừa là Trung đoàn trưởng, lại vừa là chủ nhiệm pháo mặt trận. Gọi là chủ nhiệm pháo, nhưng đó chỉ là một đại đội pháo mặt trận, duy nhất chỉ có một khẩu 12,5 ly.

Để bảo vệ được hành lang tuyến vận tải chiến lược 559, nhiệm vụ của Trung đoàn chúng tôi là phải chiếm giữ và làm chủ bằng được đường 23, con đường chiến lược chạy từ Đường 9 - Nam Lào xuống cao nguyên Bô-lô-ven đến Pắc Xế.


Cao nguyên Bô-lô-ven như một bông hoa sen đá, nở lên giữa đại ngàn. Bông sen đá ấy được bao bọc bởi những vách núi đá dựng đứng, và từ cao nguyên Bô-lô-ven những con sông nhỏ như: Chăm-pi, Sê-piêng, Sê-nậm-nọi... tựa mái tóc thiếu nữ mười tám đôi mươi, chảy xuống hun hút những vạt rừng bằng Hạ Lào.


Đẹp thì đẹp thế, nhưng đây là địa hình chiến lược, hiểm trở mà địch đang chiếm giữ để bảo vệ sườn phía đông của thủ phủ Nam Lào - Pắc Xế. Là nơi cố thủ vững chắc và có thể tiếp tế bằng không quân, vì trên đó còn có cả sân bay.


Đơn vị chúng tôi sống ở rừng là chủ yếu. Vào mùa khô còn đỡ, chứ vào mùa mưa thì thật là khủng khiếp. Những cơn mưa cứ ràn rạt giội xuống làm đất thối nhũn ra. Mùi rừng, mùi đất, mùi hơi người phảng phất và "quyến rũ" đến nỗi, lũ ruồi vàng, loài rắn và muôn loài cứ chen nhau tìm về, khiến rừng đêm tru lên những âm thanh thật hoang dã.


Ban ngày chúng tôi tổ chức đánh giặc, ban đêm thì rút vào rừng làm công tác tiếp tế lương thực và cấp cứu thương binh. Có những tháng, cả đơn vị không ai được ngủ lấy một tiếng trọn vẹn. Ngày giải phóng Át-tô-pơ đang đến gần.


Tỉnh Át-tô-pơ khi chúng tôi đến thì đúng như lời của đồng chí Hoàng Kiện đã nói trong khi giao nhiệm vụ cho đơn vị. Đó là một vùng mà dân cư rất thưa thớt, sống thu mình và ở rải rác, không tập trung. Được cái, người dân sống thật thà và tin người.


Là chỉ huy, nhưng tôi chỉ biết đánh đấm. Trên chỉ đâu, chúng tôi nghiên cứu mặt trận và đánh ở đấy, chứ thật ra tôi chẳng biết chút tiếng Lào nào cả.

Buổi chiều ngày hôm trước khi đánh cao nguyên Bô-lô-ven, tôi đã trực tiếp cùng cậu Hùng liên lạc và cậu Tiến quân y, đi trinh sát mặt trận. Khi đi đến men con suối Chăm-pi thì gặp Chay-khăm-min đi lấy nước. Chay-khăm-min là tên cô gái người dân tộc La-ve, cô nói tiếng Việt tương đối tốt.


Chay-khăm-min khoảng 20 tuổi, tóc dài. Chẳng biêt có phải do ánh hoàng hôn đang hắt từ dòng Chăm-pi tưới vào mặt cô, hay do tôi chưa từng được nhìn thấy người con gái Lào mà chân chúng tôi ngưng lại.


Môi cô nở nụ cười thật hiền. Nụ cười chỉ đủ mở he hé hàm răng trắng loá trên bờ môi cong đỏ. Chiếc váy được cuốn sát thân khoe ra những đường cong hun hút, và che đi cơ thể nhu nhú, vòi vợi thanh xuân. Cô như hút chúng tôi và thu cả hoàng hôn từ trên cao nguyên Bô-lô-ven đổ xuống thân thể mình, chảy lên khuôn mặt thánh thiện, vòn trên váy áo và ùa xuống dòng Chăm-pi qua cặp chân tròn dài đang hồng lên. Một buổi chiều bình yên ít ỏi của lính chủ lực mặt trận.


Tiếng nói của cô gái bỗng phá tan nỗi nhớ vừa ùa đến bên tôi. Nỗi nhó về người vợ trẻ và những đứa con nơi quê hương đang mong ngóng tôi mau chiến thắng trở về.

- Chào các anh bộ đội Việt Nam!

Vì đã được đồng chí Hoàng Kiện quán triệt, nên chúng tôi hết sức cẩn trọng.

Trận đánh diễn ra đúng ý định. Chỉ sau 6 quả 12,5 ly, đơn vị tôi đã làm chủ trận địa. Như được đà, chỉ sau một ngày, Trung đoàn đã làm chủ cao nguyên Bô-lô-ven và nhanh chóng giải phóng hoàn toàn tỉnh Át-tô-pơ.

Đó là cuối mùa khô năm 1970.

Đêm cuối mùa khô, trăng thả xuống cao nguyên Bô-lô-ven càng đầy hơn. Trên đường đi trinh sát thực địa, đến cuối bìa rừng, sát con sông Sê-piêng thì bỗng nghe tiếng "Xoạt".

Chúng tôi lên đạn, chĩa súng về phía vừa phát ra những âm thanh lạ. Tôi hô:

- Ai! Ra ngay! Ra không tôi bắn!

Từ trong lùm cây. Một cô gái bước ra. Tôi ngỡ ngàng:

- Chay-khăm-min! Sao cô lại ở đây?

Cô không nói gì, chỉ ném về phía chúng tôi cái nhìn rụt rè, đôi má đang mỗi lúc một hồng lên, rồi cô quay mặt bước đi như chạy. Nhìn dáng chạy chênh chếch của cô về phía cao nguyên, khiến chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi. Rằng tại sao Chay-khăm-min lại theo dõi chúng tôi? Hay là...? Hay là...? Rồi chúng tôi cũng chạy theo bước chân của Chay-khăm-min.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #33 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2022, 07:26:09 am »

Căn nhà sàn nhỏ nằm chênh vênh trên sườn Plô-han thuộc cao nguyên Bô-lô-ven. Chay-khăm-min ngồi bó gối bên bếp. Có lẽ đã phải từ lâu lắm rồi cái bếp nơi cô ngồi chưa được thắp lên một ngọn lửa nào.

Nghe Chay-khăm-min kể mà mặt chúng tôi thay đổi lừng giây. Mắt của hai chiến sĩ đi cùng đỏ hoe, ngấn nước làm đen thẫm tay áo quân phục.

Năm 1968. Địch mở cuộc càn quét đẫm máu trên địa bàn rộng, trong đó có cao nguyên Bô-lô-ven. Hôm ấy vào giữa mùa khô, Chay-khăm-min đi bắt cá dưới suôi Chăm-pi. Những tiếng nổ long trời lở đất cứ liên tục phát ra từ bốn phía, sau tiếng nổ lớn là những tiếng nổ nhỏ, tiếng máy bay gào thét trên bầu trời. Chay-khăm-min sợ quá nên nép vào phiến đá. Dòng nước trong vắt bỗng đỏ ngầu dưới chân Chay-khăm-min. Rồi xác người. Xác người úp, ngửa. Có khi chỉ có lọn tóc, cánh tay... lập lờ cuộn theo dòng Chăm-pi đang gào thét. Cô ngất đi, dòng nước tanh mặn lại làm cô tỉnh lại. Chay-khăm-min hoang hoải, chạy ngã sấp ngã ngửa men theo con suối.


Nhà của cô. Nơi trận càn mới đi qua đỏ loang máu. Cô gào gọi nhưng cha, mẹ cô còn đâu nữa mà trả lời cô. Nơi góc nhà, chị gái của cô mắt trợn ngược, máu tứa tước từ tấm thân không một mảnh vải. Cô ôm lấy chị gái. Chị gái cô vẫn còn sống. Nhưng bây giờ thì...


Tôi đi về phía đôi mắt Chay-khăm-min dừng lại. Một người con gái quắt queo, mặt đang nổi lên những nốt to, mang mủ vàng ệch.

Hoá ra từ hôm gặp chúng tôi ở suối, qua bao nhiêu ngày nay cô đã thầm theo chúng tôi, mong được chúng tôi giúp đỡ mà không dám nói ra. Thế là từ những ngày ấy, tôi cùng anh em đơn vị đã thường xuyên lên thăm, giúp đỡ và chữa bệnh cho chị gái của Chay-khăm-min.


Nhưng vì căn bệnh lạ quái ác mà chị gái của cô đã qua đời sau đó chỉ vài tuần.

Sau đó chúng tôi vận động Chay-khăm-min chuyển đến đơn vị giúp việc cho tổ nuôi quân, nhưng Chay-khăm-min không đi. Thế nên chúng tôi đành phải giúp cô bằng cách cũ. Và những ngày sau đó, mỗi khi tôi đến, Chay-khăm-min luôn nhìn tôi bằng ánh mắt rất lạ.


Mọi việc cứ êm ả trôi qua, nếu không có buổi chiều hôm ấy. Cậu Hùng liên lạc báo với tôi một tin.

- Thủ trưởng ra ngoài cổng doanh trại, có người cần gặp.

Ai nhỉ? Tôi tự hỏi mình như thế. Vì nếu là cán bộ hay quân bưu của đơn vị khác đến thì họ phải trực tiếp vào phòng chỉ huy, chứ sao lại ra cổng?

Những câu hỏi tôi đặt ra cứ cuốn theo bước chân tôi ra phía cổng doanh trại.

Ra đến cổng, tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra Chay-khăm-min đang thấp thỏm, đứng cách cổng doanh trại gần một trăm mét.

- Có chuyện gì hả Chay-khăm-min? - Tôi hỏi.

Chay-khăm-mim mặt đỏ ửng, môi mấp máy chẳng nói thành lời, tay chỉ về phía cao nguyên Bô-lô-ven. Tôi nghĩ chắc phải có chuyện gì quan trọng lắm, nên cô mới đến tận đây tìm tôi.

Tôi ra hiệu cho cậu Hùng liên lạc và cậu Tiến quân y, hai người thường xuyên bên cạnh tôi, không cần đi cùng tôi hôm nay nữa.

Chay-khăm-min cứ lầm lũi bước đi. Còn tôi, tôi chưa bao giờ nhìn thấy cảnh hoàng hôn ở đâu đẹp bằng hoàng hỏn trên cao nguyên Bô-lô-ven chiều ấy.

Màu đỏ hoàng hôn thả xuống những dòng sông đang ôm lấy cao nguyên thành những đường cong hồng nhạt. Ánh hồng nhạt ấy như tấm gương chiếu hắt từ mặt sông chĩa lên cao nguyên. "Bông sen đá" ở độ cao hơn một nghìn mét là cả một màu hồng lấp lánh, trong thoang thoảng khói lam chiều.


Đến bờ đá men dòng Chăm-pi thì Chay-khăm-min bỗng dừng lại. Tôi tiến đến gần để xem có chuyện gì mà hôm nay cô bí hiểm thế.

- Trời ơi! Không! Chay-khăm-min!

Tôi kêu lên thất thanh khi cô quay mặt lại. Chiếc váy của Chay-khăm-min đã từ từ rơi ra khỏi thân hình.

Nhanh như cắt. Tôi giật chiếc áo quân phục đang mặc chạy về phía Chay-khăm-min.

Chay-khăm-min ngồi thụp xuống phiến đá, mặt cúi, tiếng nói run run theo những giọt nước mắt lã chã.

- Em chỉ xin anh một người con Việt. x...i...n... a...nh...!

Tôi ôm lấy Chay-khăm-min như ôm một người em gái bé bỏng, trong nước mắt của cả tôi và em. Còn Chay-khăm-min thì khóc nấc lên khi nghe tôi nói về người vợ của tôi, về những đứa con của tôi, về quê hương Việt Nam của chúng tôi và đặc biệt về tình yêu. Tình yêu của người lính quân tình nguyện Việt Nam khi đến với nhân dân Lào anh em.


Chay-khăm-min khóc to hơn và quay mặt nhìn thẳng vào mắt tôi trước khi vụt chạy về phía cao nguyên Bô-lô-ven.

Không biết đến bao giờ tôi có thể quên được ánh mắt nhìn đau đáu của người con gái Lào ở vào khoảnh khắc ấy. Và tôi đã khóc nấc lên.

Sau đó một tuần thì tôi được lệnh trở về Việt Nam nhận nhiệm vụ mới.

Từ đó đến nay đã gần 40 năm. Thời gian 40 năm đã đưa chàng trai 40 tuổi trở thành một ông cụ 80. Và đến bây giờ tôi vẫn tự hỏi mình, rằng tại sao Chay-khăm-min chỉ mong có được một đứa con Việt Nam? Yêu tôi ư? Không hẳn... Đó chắc chắn phải là một cái gì đó bay lên khỏi tình yêu trai gái.


Từ khi về nước, đã bao lần tôi gửi thư cho Chay- khăm-min. Nhưng những lá thư đi chưa khi nào có hồi âm trở lại.

Không biết giờ đây Chay-khăm-min ở đâu? Còn sống hay đã chết? Nếu còn sống thì em có được hạnh phúc không? Nhưng tôi tin chắc một điều rằng, dù còn sống hay đã chết, dù hạnh phúc hay bất hạnh thì cô cũng như tôi, sẽ chẳng bao giờ có thể quên được buổi chiều Bô-lô-ven hôm ấy. Buổi chiều mà giọt nước mắt của cô gái Lào và anh lính quân tình nguyện Việt Nam đã chảy và còn chảy mãi mãi. Chảy dọc theo thời gian năm tháng. Vẹn nguyên như tình cảm của những con người đã sống, đang sổng, sẽ sống và cùng đứng mãi bên nhau.


Trại viết kỷ niệm sâu sắc 2009
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #34 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2022, 07:27:30 am »

HOÀNG THÂN XU-PHA-NU-VÔNG TRONG KÝ ỨC TÔI


ĐÀO VĂN TIẾN


Năm 1952, để chuẩn bị cho đợt hoạt động quy mô lớn trên chiến trường Thượng Lào phối hợp với chiến dịch Tây Bắc ở Việt Nam, Ban cán sự Thượng Lào và Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam Thượng Lào mở lớp chỉnh huấn chính trị về bản chất Quân đội nhân dân Việt Nam cho cán bộ trung, đại đội thuộc các đơn vị hoạt động ở các tỉnh Phông Xa Lỳ, Luông Pha Băng, Sầm Nưa, Xiêng Khoảng.


Mục đích cuộc chỉnh huấn là làm cho cán bộ quân tình nguyện quán triệt nhiệm vụ được Đảng và quân đội phân công giúp cách mạng Lào theo tinh thần "Giúp bạn là tự giúp mình". Đoàn kết với cán bộ và nhân dân bạn, thực hiện nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Chính phủ kháng chiến Lào, phê bình và sửa chữa những lệch lạc, khuyết điểm...


Đây là lần đầu tiên chúng tôi được đi chỉnh huấn. Anh em về học có rất nhiều tâm tư, xa nhà, xa nước, lạ cảnh, lạ người, ngôn ngữ bất đồng, thiếu thốn đủ thứ.

Lớp học không đông, chỉ khoảng 50 người, chia làm 5 tổ. Tôi được làm tổ trưởng tổ 4, gồm ba đồng chí Lào cùng học là đồng chí Pa-vắt Ngôn, đồng chí Xỉn Xay và đồng chí Thao Thiềng. Pa-vắt Ngôn và Xỉn Xay là cán bộ đại đội, còn Thao Thiềng là thư ký riêng của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông. Ngày khai mạc lớp học, đồng chí Mai Côn, bí thư ban cán sự động viên chúng tôi cố gắng học tập trau dồi phẩm chất đạo đức bộ đội Cụ Hồ: Trung với nước, hiếu với dân. Là bộ đội tình nguyện cần làm tốt lời dạy của Bác: Giúp bạn là tự giúp mình... Trong lớp học có ba đồng chí người Lào, các đồng chí phải thật thà, đoàn kết giúp nhau học tập đạt kết quả.


Sau lời khai mạc, đồng chí Mai Côn giới thiệu Hoàng thân Xu-pha-nu-vông - Chủ tịch mặt trận Lào tự do - Thủ tướng Chính phủ kháng chiến Lào tới thăm và nói chuyện với lớp học.

Thật bất ngờ nhưng cũng thật vinh dự đối với chúng tôi. Nghe tên Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đã lâu nhưng chúng tôi chưa một lần được gặp, được thấy, được nghe, được nói chuyện, cả hội trường đứng dậy vỗ tay hân hoan chào đón Người.


Hoàng thân trong bộ quần áo bà ba màu gụ, chân đi dép cao su, giản dị như một nông dân. Ngươi cao to, khỏe mạnh. Tóc cắt gọn, mặt hơi đen, rắn rỏi, bộ râu quai nón in đậm nét cương nghị. Trước mắt chúng tôi không phải là một ông Hoàng cao sang quý phái xa lạ mà là một con người quen thuộc gần gũi như những người lao động bình thường.


Hoàng thân chắp tay chào chúng tôi theo kiểu Lào và mời chúng tôi ngồi xuống. Người nói bằng tiếng Việt, chúng tôi chăm chú lắng nghe.

Sau những lời chúc mừng thăm hỏi, Hoàng thân nói với chúng tôi hai vấn đề mà đến nay tôi vẫn còn nhớ. Người nói: Đoàn đại biểu Neo Lào Ít-xa-la đi dự hội nghị kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị thành lập Mặt trận liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào và đề ra phương hướng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nhằm đưa sự nghiệp cách mạng của mỗi nước tiến lên giành những thắng lợi mới. Do đoàn đại biểu nhân dân Miên không ra kịp, nên chỉ hai đoàn của Việt Nam và Lào kiểm điểm với nhau. Khi đoàn Lào ra về, Chủ tịch Hồ Chí Minh có dặn dò đoàn Lào và cán bộ Việt Nam giúp Lào hai điểm mà hôm nay tôi truyền đạt lại với các đồng chí, để trong lớp học này và mãi mãi sau này các đồng chí nhớ lời Bác mà làm:

Thứ nhất là, đoàn kết và tổ chức nhân dân. Có nhân dân thì ta mới thắng lợi.

Hai là về Lào, các đồng chí cố gắng tổ chức mạng lưới du kích ở khắp nước Lào để địch đi đến đâu cũng bị tiêu hao. Chớ thấy Việt Nam đánh to, Lào cũng đánh to. Đánh nhỏ, nhiều thắng lợi nhỏ cộng lại thành thắng lợi to. Việt - Miên - Lào cùng chung một chiến trường, nơi thắng to, nơi thắng nhỏ, cộng lại là thắng lợi chung.

Còn một điểm nữa mà Bác Hồ mong muốn là cán bộ Việt Nam làm việc ở Lào thành khẩn thật thà tự phê bình. Các đồng chí Lào cũng phê bình anh em Việt Nam thật thà, không nể nang.

Hoàng thân Xu-pha-nu-vông nói tiếp: Tôi mong anh em Lào thành khẩn thật thà tự phê bình và anh em Việt Nam cũng phê bình anh em Lào không nể nang. Ở đây, trong lớp này có anh em Lào cùng học, chúng ta đoàn kết thân ái tự phê bình và phê bình giúp nhau cùng tiến bộ.


Truyền đạt xong ý kiến Bác Hồ, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông nói với chúng tôi như một lời tự phê bình: Các đồng chí Việt Nam từ năm 1945 đến nay (lúc đó là cuối năm 1952) đã 7 năm liễn tục sát cánh cùng nhân dân, quân đội Lào, cán bộ Lào cùng đánh Pháp. Các đồng chí đã trải qua bao gian khổ hy sinh mà chúng tôi chưa có gì đền đáp. Nhiều đồng chí, nhiều đơn vị khi đễn các bản làng, dân bản do chưa giác ngộ, chưa hiểu biẽt, có người cắm cành lá không cho vào bản, có người cắm "ta leo" ("Ta leo": Tấm đan bằng nứa, to bằng cái nón, là biểu tượng của sự cấm kỵ, không ai được vi phạm) không cho vào nhà...


Cuối cùng Hoàng thân nói: Chiến trường Lào không những gian khổ mà còn có những nỗi buồn phiền. Chúng tôi sẽ cố gắng vận động nhân dân, giác ngộ nhân dân để tạo những niềm vui. Vượt qua khó khăn gian khổ, tổ chức nhân dân, tổ chức mạng lưới du kích khắp nước Lào.


Sau khi kết thúc cuộc nói chuyện, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông gặp tôi và ba đồng chí Lào, Người căn dặn là phải đoàn kết giúp nhau học tập. Riêng với tôi, Người nói: Đồng chí có quá trình công tác lâu hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn anh em Lào, đồng chí giúp anh em Lào trong mọi công việc của lớp học. Anh em cán bộ Lào khi mới tham gia cách mạng giống như ngày mới tập đi, lúc đầu người lớn dắt từng bước, khi đã đi chập chững thì bỏ tay ra đừng dắt nữa để nó tự bước đi. Cũng như người mới tập đi xe đạp, lúc đầu ta giữ yên, giữ gi đông cho họ tập, sau khi đã vững thì ta bỏ tay ra cho họ tự đạp, tự đi. Nếu ta giữ tức là ta cản bước tiến của họ.


Thật là một lời dặn dò sâu sắc. Trong suốt thời gian học tập chỉnh huấn tôi đã cố gắng giúp các đồng chí Lào hiểu nội dung bài giảng, gợi ý để liên hệ vào bản thân và xã hội Lào. Với việc phê bình và tự phê bình thì bạn chưa quen, tôi gợi ý dần và vận dụng hình thức "nhắn tin" cho phù hợp tâm lý. Cũng trong thời gian học tập, tôi còn giúp anh em Lào học thêm tiếng Việt, chữ Việt. Còn tôi thì được đồng chí Thao Thiềng dạy cách học chữ Lào nhanh nhất, chỉ trong một tuần tôi đã đọc được bài quốc ca Lào.


Sau này, trong cuộc đời công tác phục vụ cách mạng Lào, tôi luôn nhớ lời dặn dò của Hoàng thân Xu-va-nu-vông, khi công tác cùng bạn tôi luôn đấu tranh khắc phục bệnh chủ quan, không bao giờ bao biện làm thay mà giúp bạn để bạn độc lập suy nghĩ nên rất chóng trưởng thành.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2022, 07:26:29 am »

LÁ THƯ TỪ CHĂM-PA


HOÀI NGUYÊN


Tháng 5 năm 1975, tôi vừa từ thao trường thảo nguyên Châu Mộc trở về đến cổng đơn vị đã thấy đồng chí trực ban Trung đoàn gọi giật lại và chuyển cho tôi lá thư: "Có đồng chí cán bộ tên là Sơn, trên đường đi công tác lên quân khu Tây Bắc có chuyển cho anh một lá thư viết bằng chữ Lào". Anh nói và quay trở lại với nhiệm vụ trực ban của mình.


Tôi cầm lá thư mà lòng bồi hồi xúc động. Ngoài bì thư dòng chữ Lào đã hoen ố vàng. Tôi nhận biết là thư của Đuông Ta đã trải qua hàng ngàn cây số và bao tháng ngày mưa gió trước khi đến với tôi.

Tôi run run bóc lá thư:

Anh Phay Bum quý mến!

Thế là anh đã ra đi và không còn trở lại với bản làng mường Chăm-pa nữa, không trở lại với dòng sông Mê Kông thương nhớ.

Anh có biết không, cái đêm mưa gió nặng nề đó, em vẫn ngồi trong nhà và nhìn qua khe liếp, dõi theo bước chân của đoàn quân các anh đi qua, trở về với Tổ quốc Việt Nam. Sáng sớm hôm sau ra gánh nước bên bờ sông, em còn thấy dấu chân các anh bên bờ cát trắng và những chiếc thuyền đưa các anh sang bờ bên kia. Dấu chân các anh còn đó, những con thuyền còn đó, dòng sông Mê Kông vẫn còn đó nhưng đâu còn bóng dáng các anh?

Làng trên xóm dưới như vắng lặng. Nhớ các anh quá và linh cảm thấy rằng các anh sẽ không trở lại nữa - mẹ em và bà con trong bản lấy mè tre rào lại nơi có dáu chân các anh đi qua, còn em Ná và lũ trẻ lấy mấy tấm tranh làm mái che, sợ mưa gió xói mòn...

Người dân Chăm-pa làm sao quên được những hình ảnh các anh để lại, những nụ cười hiền lành vô tư của những người trai Việt Nam sau những chiến thắng Don Ta Lat, Su Khu Ma... lẫy lừng trở về! Những câu nói bập bẹ tiếng Lào hồi mới sang, những cuộc té nước vui chơi hồn nhiên trong ngày hội năm mới, Tết tháng Năm. Và anh còn nhớ không? Câu hát mà anh hằng yêu thích trong ngày hội năm ấy:

   "Em nhớ anh một ngày ba bữa
   Bữa thứ nhất, lúc thấy trâu về
   Bữa thứ hai, khi đặt nồi cơm nấu tối
   Bữa thứ ba, lúc quay xa cuộn sợi
   Lòng em như tơ rối, nhớ anh mãi không nguôi..
   Anh Sơn, người bạn chuyển cho tôi lá thư có ghi thêm mấy dòng chữ:

"Mình rút sau cùng vì phải giúp bạn học tập về Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, nhân dân vui có mà buồn cũng có, nhưng buồn thì nhiều hơn vì lo lắng sau khi bộ đội giải phóng Lào và quân tình nguyện Việt Nam rút rồi thì tình hình sẽ ra sao khi kẻ thù phản bội... Còn Đuông Ta thì buồn, tránh không gặp Sơn mà chỉ nhờ chuyển thư cho Phay Bum".


Dòng thời gian trở lại với tôi từ buổi đầu gặp gỡ Đuông Ta. Đầu năm 1951, tôi chỉ huy một đơn vị sang phối hợp chiến đấu với Quân giải phóng Lào vùng Chăm Pa Xắc - một vùng đông dân trù phú, nằm phía hữu ngạn sông Mê Kông tận phía Nam Lào, tiếp giáp với biên giới Thái Lan, có con đường 10 chạy từ Pắc Xế sang U Bôn.


Đất Chăm Pa Xắc có đền Vat Phu, kinh đô cổ Crết-tha-pu-ra của xứ Chân Lạp từ thế kỷ thứ VII. Sau này là thủ phủ triều vương quốc Chăm Pa Xắc của phong kiến Nam Lào. Trước khi sang đây tôi đã nghe nói về đất Chăm-pa đẹp, trù phú "gạo trắng nước trong", nhưng cho đến khi đứng trên mảnh đất này, tôi càng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà trời đã phú cho nó. Các bản làng đông đúc cư dân nối tiếp nhau như một dải lụa dài uốn khúc theo dòng sông, với những hàng dừa màu xanh thẫm, mượt mà ôm lấy xóm làng. Dọc theo con sông là bờ cát trắng nổi lên như một dải áo phân cách giữa một bên là màu xanh của dòng sông và một bên là màu xanh cây lá. Ở giữa dòng sông là những cù lao thơ mộng mà người Lào gọi là Đon, những Đon Xay, Đon Năng Loi, Đon Mạc Mi... kéo dài cho đến Đon Khổng - một cù lao lớn trù phú liên kết nhiều cù lao nhỏ được đặt tên là Si Phăn Đon, theo con số ước lệ, có nghĩa là bốn nghìn cù lao. Là một vựa lúa lớn của Nam Lào với những cánh đồng bát ngát và rừng cây tốt xanh đầy hoa trái.


Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Chăm-pa theo những dòng thác lũ hàng năm từ thượng nguồn sông Mê Kông và các phụ lưu Nậm U, Nậm Thà... đưa nguồn phù sa về bồi đắp cho ruộng đồng vốn đã trù phú càng thêm trù phú. Đất Chăm-pa cảnh đã đẹp mà người cũng đẹp. Con gái Cà Tưp, Nương Cang... nổi tiếng đẹp và giỏi về nghề dệt lụa tơ tằm.


Hồi đó, tôi vừa đúng hai mươi tuổi và Đuông Ta độ tuổi trăng tròn. Đuông Ta có đôi mắt đen láy, ướt mọng, nó đúng với tên gọi nàng - Đuông Ta cũng có nghĩa là "đôi mắt đẹp". Nàng nết na, dịu dàng. Nàng dạy tôi học tiếng Lào và tình cảm cũng chớm bén từ đó. Cái tên Phay Bum có nghĩa là "ngọn lửa hạnh phúc" cũng do Đuông Ta đặt cho tôi. Cha mẹ Đuông Ta xem tôi như con trong gia đình. Sau những ngày đi chiến đấu, tôi lại về thăm Bản Vơn.


Thế rồi trong thế chiến lược chung toàn chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp và tay sai tăng cường lực lượng chiếm đóng để thực hiện kế hoạch bình định. Vùng Bản Vơn, Thà He, U Thum nằm bên hữu ngạn Mê Kông trở thành vùng kiểm soát của địch. Lực lượng giải phóng Lào và quân tình nguyện Việt Nam phải tạm thời phân tán rút ra rừng đánh du kích và giữ vững phong trào. Địch liên tiếp càn quét khủng bố, gây không ít khó khăn cho chúng tôi.


Chính những ngày tháng đó, gia đình Đuông Ta là một trong những cơ sở vững chắc trong vùng Su Khu Ma. Cha mẹ, Đuông Ta và cậu em nhỏ mới 10 tuổi là những người trinh sát nắm tình hình, liên lạc nối cơ sở trong vùng, vận động nhân dân tiếp tế lương thực nuôi cán bộ, bộ đội... Đã có lần địch bất ngờ tập kích vào Bản Vơn, bao vây cả làng trên làng dưới. Anh Bun Mi, cán bộ Lào đang kẹt trong làng được cha mẹ Đuông Ta đưa giấu vào buồng con gái, một việc làm rất hiếm có đối với phong tục người Lào. Họ đã cứu được Bun Mi thoát nạn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #36 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2022, 07:27:09 am »

Vào cuối năm 1952, quân khu Nam Lào (quân ngụy Lào) đưa quân càn quét vùng Chăm Pa Xắc. Chúng đóng quân dày đặc từ Bát Sắc xuống đến Su Khu Ma, Mường Mun rồi liên tiếp tung những cánh quân vào căn cứ của ta. Chúng tôi và bộ đội giải phóng Lào quần nhau với địch suốt bảy, tám ngày đêm. Phần thì mệt, phần thì cạn kiệt lương thực vì không liên lạc được với dân. Đang lúc gặp khó khăn như vậy thì gặp được Đuông Ta và cô bạn gái Khăm Phăn tại hồ nước Noỏng Bùa đang đi tìm bắt liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi mừng lắm. Đuông Ta báo cho chúng tôi biết:

- Mây hôm nay, địch chết và bị thương nhiều, chúng phải chuyển số thương vong bằng ca nô về Pắc Xế. Ở các bản chúng đóng, chúng kiểm soát người ra vào chặt chẽ, thế nhưng nhân dân vẫn có người ra rừng liên lạc, tiếp tế lương thực cho bộ đội. Không hiểu sao họ không gặp các anh. Sốt ruột quá, hôm nay em và Khăm Phăn làm quen với thằng lính gác người làng dưới, xin nó ra rừng hái măng.

Và thế là hai cô gái dẫn chúng tôi đên một hang đá gần đó, chỉ cho chúng tôi một kho lương thực nhỏ nằm giấu phía sau.

Đuông Ta còn rút trong khăn một gói bọc lá chuối xanh riêng cho tôi. Trong đó có một nắm cơm nếp thơm, một gói cheo, mấy con cá khô và bánh đường thốt nốt, rồi nhỏ nhẹ:

- Mẹ gửi cho anh đấy. Mẹ bảo anh cố gắng giữ mình cẩn trọng.

Với những lần gặp gỡ như thế, tình cảm giữa chúng tôi ngày càng sâu lắng.

Thế rồi, đầu năm 1953 tôi được Bộ Tư lệnh khu điều về công tác tại một đơn vị phía đông sông Mê Kông. Tôi lặng lẽ ra đi mà không muốn cho Đuông Ta biết. Buồn lắm. Buồn như xé cả ruột gan khi tôi phải vượt sông Mê Kông trở về phía đông. Đêm khuya, gió lạnh, trên chiếc thuyền độc mộc chòng chành giữa dòng sông rộng mênh mông, tôi nhìn lại bản làng ven sông của mảnh đất Chăm-pa đang yên ngủ mà lòng chứa chan bao kỷ niệm vui buồn.


Lúc bấy giờ, trên chiến trường chung Đông Dương đang có những chuyển biến lớn. Việt Nam mở chiến dịch từ Bắc đến Nam đánh những đòn chí mạng vào quân viễn chinh Pháp, ở Lào, sau chiến dịch Trung Lào, giải phóng Thà Khẹc cuối năm 1953, chiến dịch Hạ Lào mở màn, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, giải phóng Át-tô-pơ, cao nguyên Bô-lô-ven và bao vây Sa-ra-van. Tôi mải lao theo các cuộc chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường sôi động.


Nhưng rồi, tháng 3 năm 1954, tôi lại được trên điều theo một đơn vị tình nguyện quân từ Trung Lào xuống phối hợp chiến đấu. Từ phía tây Sa-ra-van, đơn vị vượt sông Mê Kông tiến đánh Chăm Pa Xắc. Mở màn trận đánh là trận Phôn Thong trên trục đường 10, tiếp đến tiến vào giải phóng Bát Sắc, Đon Ta Lat, Su Khu Ma... quét sạch hầu hết quân địch phía bờ tây sông Mê Kông.


Tháng 6 năm 1954, lễ mừng chiến thắng được tổ chức tại mường Su Khu Ma. Nhân dân các bộ tộc Lào từ khắp nơi kéo đến, áo quần màu sắc rực rỡ và trong dòng người đổ về tham dự lễ mừng chiến thắng ấy tôi đã gặp Đuông Ta cùng mẹ đi đến ngôi chùa gần đó lễ Phật. Trông thấy tôi, nàng buông tay mẹ đến cầm lấy tay tôi, nước mắt lưng tròng:

- Anh Phay Bum! Em tưởng rằng chẳng bao giờ còn gặp anh nữa.

Mới có hơn một năm mà Đuông Ta thay đổi nhiều. Nàng đẹp ra và lớn hẳn lên với cái tuổi mười tám tràn đầy sức sống. Những đường nét cơ thể căng tròn, mềm mại lượn cong bó sát trong bộ xiêm váy ngày hội. Đôi môi đỏ thắm của nàng vẫn mấp máy nụ cười hiền hậu.


Mẹ Đuông Ta cũng chạy đến mừng mừng tủi tủi nói với tôi:

- Từ ngày con ra đi, ngày nào em con ra bờ sông gánh nước cũng nhìn về Trường Sơn.

Tôi nghẹn ngào chẳng biết nói gì hơn cho xứng đáng tình cảm của Đuông Ta và mẹ. Tình cảm mà cho đến bây giờ trong tâm khảm tôi vẫn không bao giờ phai nhạt.

Tối hôm đó, sau lễ mít tinh mừng chiến thắng, cuộc múa Lăm vông diễn ra trên sân chùa. Tiếng khèn, tiếng trống, tiếng hát rộn ràng như thôi thúc mọi người.

Nhân dân, bộ đội Lào, Việt Nam hòa quyện bên nhau trong niềm vui chiến thắng. Đuông Ta đứng trong hàng những vũ nữ chính của ngày hội. Tôi chọn một vòng hoa Phum-ma-lay đẹp nhất đến khoác cho Đuông Ta để mời nàng múa đầu tiên. Đuông Ta múa đẹp lắm. Dịu dàng, uyển chuyển, đôi mắt nàng rạng rỡ vui sướng khi sánh đôi đi bên tôi. Đuông Ta dành cho tôi nhiều vòng múa đêm hôm đó.


Thời gian như đi chậm lại, ngọn gió nhẹ từ sông Mê Kông thổi vào nghe như những tiếng thì thầm, những âm hưởng đêm vui sau những ngày xa cách gặp lại. Không gian như lắng đọng một mùi hương ngạt ngào của hoa chăm-pa. Đó cũng là hương thơm của mái tóc, hương vị của tình yêu, hương hoa của xứ sỏ cô kính Crết-tha-pu-ma đẹp đẽ và thơ mộng, đã giữ lại trong tôi bao năm tháng.


Có biết đâu, đó là đêm hội cuối cùng mà tôi gặp lại Đuông Ta.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Lào trở về Tổ quốc, để lại bao tình cảm thương nhớ khôn nguôi bên bờ cát trắng của dòng Mê Kông lộng gió.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #37 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2022, 07:28:09 am »

KỶ VẬT THIÊNG LIÊNG


HUỲNH THÚC CẨN


Theo đề nghị của bạn và chỉ thị của đồng chí Chu Huy Mân - Tư lệnh Hoàng Sâm giao nhiệm vụ cho tôi hướng dẫn đoàn cán bộ cấp cao Lào tham quan nghiên cứu kinh nghiệm chiến đấu của Binh chủng Pháo binh.

Cụm của tôi có mười đại đội thuộc cả hai phái: Pháo binh Pa-thét Lào, Pháo binh thanh niên Vương quốc Lào (một lực lượng tiến bộ của nhân dân Lào). Đội hình bố trí trên địa hình khoảng một trăm kilômét vuông, từ Tha Viêng, thị xã Xiêng Khoảng qua Cánh Đồng Chum đến Bản Ban, Xen Chồ. Thành phần có nhiều chủng loại pháo khác nhau: pháo cao xạ, pháo mặt đất. Nhiều đơn vị làm nhiệm vụ khác nhau: có đơn vị huấn luyện, có đơn vị đang trong tình huống sẵn sàng chiến đấu, cứ như vậy vừa sẵn sàng chiến đấu vừa huấn luyện thay phiên nhau thành vòng tròn. Cán bộ quân sự của Lào còn đang phải gửi đi đào tạo ở nước ngoài, đa số các đại đội đều thiếu cán bộ chỉ huy, nên công việc này được giao cho bộ đội Việt Nam phụ trách.


Được đứng trước Hoàng thân Xu-pha-nu-vông và Hoàng thân - Thủ tướng Xu-văn-nả Phu-ma cùng các tướng lĩnh cán bộ cao cấp của Lào là một vinh dự và đồng thời cũng là một trách nhiệm nặng nề. Binh chủng pháo binh thường có vị trí và vai trò quyết định trong các trận đánh; nhà quân sự Nga đã từng đánh giá pháo hình là ông thần của chiến tranh. Bộ đội Việt Nam gọi pháo binh là voi, một khi đã vào trận chiến đấu, voi đã gầm lên thì kẻ thù khiếp sợ. Lính pháo binh chúng tôi luôn được mệnh danh là "chân đồng vai sắt". Trên đất nước Triệu voi, những con voi đã góp sức vào nhiều công việc vĩ đại cho công cuộc xây dựng, những con voi sắt này không chịu thua kém, chúng cứ vươn cao những cái vòi lên sẵn sàng nhả đạn vào kẻ thù, những con voi ấy đang nằm dưới sự điều khiển của chúng tôi, làm thế nào cho nó phát huy sức mạnh để chứng tỏ trước các vị lãnh đạo.


Trước lúc đoàn đến, chúng tôi đã bố trí mọi công tác chuẩn bị thật kỹ lưỡng, căng hai cái lều bạt làm hội trường, ghép tre nứa làm bàn ghế, huấn luyện cấp tốc một đội danh dự có đủ màu cò sắc áo của hai phái sẵn sàng đón tiếp theo nghi thức quân đội, cho dù lúc đó điều kiện còn hạn chế nhiều mặt.


Đúng kế hoạch, ngày N đã đến, chúng tôi hồ hởi dậy sớm làm mọi công tác chuẩn bị lần cuối thật chu đáo. Rồi một đoàn xe con lần lượt tiến vào trước chỉ huy cụm đóng tại Phôn-xa-vẳn. Cả đoàn xuống xe, tôi thấy người đi đầu là hai Hoàng thân, tiếp theo đồng chí Khăm Tày - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí Xi Xa Vát - Tổng Tham mưu trưởng, đồng chí Xa Mán - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cùng các cán bộ khác thuộc cả hai phái.


Buổi lễ diễn ra hết sức trang nghiêm, trước hàng quân, đội trưởng danh dự dõng dạc báo cáo. Bước đầu chuẩn bị tốt nên thuận lợi cho công việc tiếp theo, cả đoàn cán bộ phấn khởi nói cười bắt tay nhau thân thiện. Do thời gian tham quan có hạn, nên mỗi buổi tôi chỉ giới thiệu về một loại pháo. Một khẩu pháo bắn trúng được mục tiêu đòi hỏi phải kết hợp nhiều thao tác hiệp đồng, đứng ở một vị trí không thể quan sát hết được các bộ phận trong khẩu đội chiến đấu: (thông tin, trinh sát đo đạc và đài quan sát, hậu cần, kỹ thuật). Khi tôi đang mải mê giới thiệu khẩu pháo 85 ly thì Hoàng thân Xu-văn-nả Phu-ma hỏi:

- Khẩu pháo này đặt trong phòng kín không nhìn thấy gì có bắn trúng được mục tiêu phía bên ngoài không?

- Thưa Hoàng thân! Được chứ ạ. Tôi nói.

Để chứng minh cho Hoàng thân thấy, tôi liền mở tấm bản đồ chỉ, nói:

- Thưa Hoàng thân! Đây là sào huyệt của Vàng Pao.

Nói xong tôi đặt tấm bản đồ xuống nền, lấy địa bàn ra xác định vị trí đứng, tính góc phương vị và cự ly, cắm cọc chuẩn hướng, xoay tầm pháo.

- Thưa Hoàng thân! Pháo đã chỉ đúng mục tiêu.

Nói xong cả đoàn thay nhau vào kính ngắm nhưng chỉ thấy cái cọc chuẩn, họ nhìn nhau đầy nghi ngờ. Biết ý của họ, tôi cho người lật tung tấm bạt che ra mời Hoàng thân vào ngắm. Quả thật y như lời tôi đã nói, nòng pháo hướng thẳng vào sào huyệt của Vàng Pao, mọi người hoan hô rầm rộ cả hội trường.


Giữa đợt có đoàn cán bộ về tham quan đó, để chứng minh khả năng chiến đấu của pháo binh Lào, từ hướng Thái Lan bất ngờ có một chiếc F101 bay ngang qua bầu trời, chúng ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ của mình. Đây là cơ hội ngàn vàng, lời nói đi đôi với việc làm, chiếc máy bay đó lượn vòng xung quanh Cánh Đồng Chum. Không thể chần chừ đợi lệnh cấp trên, tôi quyết định hạ lệnh cho các khẩu đội vào vị trí chiến đấu. Những khẩu pháo vươn nòng cao lên bầu trời bắt mục tiêu, chiếc máy bay vào đúng tọa độ, lá cờ chỉ huy phất xuống, một loạt đạn nổ vang dòn, tiếp loạt đạn thứ hai, chiếc máy bay xì khói đen bốc cháy, từ trên trời cao tung ra một chiếc dù trắng.


Chiến công này làm vang rộn khắp nơi, tên giặc lái không ngờ pháo binh Lào đủ khả năng bắn rơi máy bay Mỹ, chiếc phản lực F101 đó của đoàn MAAG bay từ Sài Gòn sang Băng Cốc họp, trên đường về chúng muốn khảo sát địa hình Cánh Đồng Chum để chuẩn bị mở rộng chiến tranh. Không những Hoàng thân vui mừng mà cả dân chúng cũng hoan nghênh trước chiến công của pháo binh.


Chiến công ấy khiến tôi không thể nào quên. Hôm ra về Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đến bắt tay tôi, ông nói nhỏ và trao tặng tôi chiếc đồng hồ làm kỷ niệm. Đứng trước Hoàng thân, tôi nắm chặt bàn tay ông, nước mắt bỗng trào ra, nhớ đến lời dạy của Bác Hồ:

"Việt - Lào hai nước chúng ta,
Tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long"

Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tôi được lãnh đạo Lào mời sang thăm chiến trường xưa. Tại cơ quan Tỉnh ủy Xiêng Khoảng, trước sự có mặt của nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Quân đội và Chính quyền nước bạn, tôi đã kể lại câu chuyện này cho mọi người nghe bằng tiếng Lào. Gặp lại những người năm xưa cùng sát cánh chiến đấu tôi rưng rưng xúc động, không thể nào ngăn nổi dòng lệ tuôn rơi từ trong khóe mắt nhăn nheo của mình. Sau bao ngày gặp lại, những người lính năm xưa giờ đã là những cựu chiến binh, tóc đã điểm hoa râm, chân tay run nhăn nheo... Chúng tôi ôm chầm lấy nhau trong nỗi niềm xúc động khôn xiết. Cuộc hành trình về "chảo lửa" Cánh Đồng Chum thăm chiến trường xưa đã diễn ra ngay sau đó. Nhìn lại mảnh đất đã gắn bó với tôi trong suốt những năm tháng chiến tranh ác liệt, trong tôi bỗng thấy bồi hồi, xúc động. Kỷ niệm về trận bắn rơi máy bay phản lực đầu tiên của pháo binh trên đất Lào như hiện về trong tôi. Bất giác lại nhớ lại buổi tập huấn của cán bộ cao cấp trong dịp bắn rơi chiếc máy bay thì Hoàng thân Xu-pha-nu-vông tặng tôi chiếc đồng hồ Wyler mà ông đang đeo trên tay với lời khen: Tặng cháu chiếc đồng hồ! Bác mong mọi người đoàn kết hiệp đồng ăn ý hoàn thành nhiệm vụ.


Chiếc đồng hồ Hoàng thân Xu-pha-nu-vông tặng tôi ngày đó nay tôi đã tặng lại cho Bảo tàng Pháo binh. Đầu năm vừa qua, cùng đoàn cựu chiẽn binh của đơn vị đến thăm quan Bảo tàng, tôi bồi hồi cầm lấy kỷ vật năm xưa, nhẹ nhàng lên dây cót và phát hiện ra sau bao năm rồi nhưng chiếc đồng hồ vẫn chạy tốt. Phải chăng nó như mối quan hệ anh em thân thiết nồng nhiệt của hai bác cháu, của nhân dân các bộ tộc Lào anh em dành cho bộ đội tình nguyện Việt Nam. Kỷ vật thiêng liêng nhất của cuộc đời người chỉ huy pháo binh, vẫn nhắc nhở tôi nhớ tới tình hữu nghị thắm thiết, cho dù những bước chân đồng, vai sắt đã chuyển mình đi rất xa, những con "voi sắt" của thời đại mới vẫn lầm lũi tiến lên bảo vệ quê hương đất nước thanh bình...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #38 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2022, 07:29:43 am »

MỘT ĐÊM VUI KHÔNG HẸN


HOÀI NGUYÊN


Năm 1968, sau chiến thắng Nậm Bạc lừng lẫy ở Bắc Lào của quân và dân Lào phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam, xóa sổ hoàn toàn 4 binh đoàn cơ động ngụy quân Viêng Chăn, đánh dấu một bước trưởng thành của cách mạng Lào, chúng tôi có dịp đi thăm một vài đơn vị vừa lập công xuất sắc trong chiến dịch. Từ Bộ chỉ huy chiến dịch, Chính ủy Trung đoàn Bùi Công Danh, Tiểu đoàn trưởng Hoàng Minh Hón và tôi định cố gắng đi suốt một ngày đường thì về đến đơn vị, nhưng vì dốc núi nhiều quá nên trời đã xế chiều mà mọi người cũng thấm mệt nên chúng tôi đành phải nghỉ lại ở một bản người Thái.


Bản người Thái này nằm bên một con suối nhỏ, chỉ lưa thưa có khoảng mươi nóc nhà. Khi chúng tôi đến thì dân cũng lục đục từ đồng ruộng, nương rẫy về. Trong thời kỳ mở chiến dịch, ban ngày họ phải di tản ra rừng tránh máy bay. Thấy chúng tôi từ mặt trận về, bà con trong bản chạy đến mừng rỡ chào hỏi và đưa cơm nước đến cho ăn.


Cơm nước xong, tôi và anh Công Danh chuẩn bị chỗ ngủ thì Tiểu đoàn trưởng Hoàng Minh Hớn đưa ra sáng kiến:

- Khoan hãy nghỉ các anh ơi, mấy khi mà được dịp múa hát như hôm nay?

Anh Danh suýt bật cười, nói:

- Cậu nói đùa hay nói thật đấy? Đi cả ngày mệt thấy mồ rồi mà còn múa với hát. Vả lại, cậu xem bản làng tối mịt tối mù thế kia. Khuya rồi, người ta ngủ cả, ai mà dậy múa hát với cậu?

Tôi cũng bật cười, nhưng Hớn thì ngồi dậy, chỉnh trang cẩn thận, vẻ tự tin, anh bước xuống cầu thang vừa nói với lại chúng tôi:

- Rồi các anh sẽ xem con gái con trai ở đây khát múa, khát hát lắm. Khuya thế này chứ khuya hơn nữa cũng chẳng sao!

Chúng tôi bất giác cũng bị đẩy xuống cầu thang với Hớn. Đến một sân rộng trước nhà Nai bản, Hớn phân công liền:

- Các anh đi tìm một cái trống hoặc thùng thiếc để đệm, còn tôi sẽ hát gọi.

Nói thế rồi Hớn lấy cái bi đông nước tợp một hơi xong giơ bàn tay làm loa rồi ngân lên giọng hát Lăm nhao (hát đối đáp của Lào):

... Mới tới đây anh thấy các nàng/Như người chẳng phải bản làng quen ta/Hay là em tự nơi xa /Ở kinh thành nào đó em vừa tới đây /Xin em hãy cho anh hay ! Hỡi người xinh đẹp tên gì hỡi em?

Chao ôi, tôi không ngờ Hớn lại giỏi hát tiếng Lào đến thế. Trước đây tôi cứ tưởng cậu ta chỉ biết hát sơ sơ cho vui vậy thôi, chứ hát Lăm nhao là khó lắm. Giọng hát đã đành mà còn lời nữa. Lời đây đâu phải thông thường mà là tiếng hò đối đáp, thứ tiếng dân dã, tiếng lóng, điển tích... Ấy thế mà giọng hát của Hớn vẫn ngân cao ngọt ngào mạnh mẽ, mặt cậu ta cứ tỉnh bơ đầy tự tin, hai tay múa theo nhịp đệm vừa dẻo vừa như vẫy gọi quyến rũ... Và đúng như Hoàng Minh Hớn dự kiến, câu hát vẫy gọi vừa có tính khiêu khích các cô gái trong bản như đã có hiệu ứng.


Trên các ngôi nhà bắt đầu có tiếng rậm rật ván sàn, những tiếng cười khúc khích của các cô gái, tiếng í ới gọi nhau và những ánh cà-boong (đèn chai) bắt đầu sáng lên. Đầu tiên là hai ba cô gái rồi năm sáu người từ các cầu thang nhà sàn bước xuống đến tụm lại bên cái sân Nai bản mà Hón đang hát. Hớn như không hay biết, cậu ta vẫn hát, vẫn múa. Chúng tôi kiếm được thùng sắt tây đem đến gõ nhịp tạch tạch tùng, làm cho không khí vui nhộn hẳn lên. Mấy cô gái nhìn Hớn tủm tỉm rồi hích nhau đối đáp lại.


Hớn vừa ngừng câu hát thì một cô gái trong đám bước ra. Cô gái có nụ cười khá duyên dáng, mặc một chiếc áo lụa hoa ngắn bó sát thân, giữa có khuy bướm, chiếc váy đen dài sát gót, có thắt lưng bằng bạc... Đây là trang phục người dân tộc Thái vùng Nậm Bạc. Cô gái mở đầu bằng một giọng ngân cao trong trẻo:


Em đây như bông hoa nở giữa rừng /Con ong vò vẽ tới lượn chơi/Chẳng cùng ở, chẳng cùng nơi! Anh đừng lừa dối lấy lau về làm mía/ Mía chẳng phải mía ăn đâu có ngọt bùi, anh ơi...

Chà, Hớn gặp đối thủ cứng rồi, liệu cậu ta có lúng lúng không đây? Tôi và anh Danh thấp thỏm lo cho Hớn nhưng cậu ta vẫn mỉm cười hòa nhịp múa. Không khí trong sân bây giờ có phần nhộn nhịp hơn, chẳng mấy chốc mà dân làng lục tục kéo đến. Chỉ tiếc là bọn con trai đã đi chơi các bản khác từ chập tối chưa về, nhưng ông Nai bản, tuổi trên 40, từ trên nhà vác khèn chạy xuống cầu thang để nhập hội.

- Khoan hãy đợi tôi, hát mà không có khèn không vui đâu.

Rồi ông ôm lấy khèn thổi say sưa...

Thế là đồng bộ, tiếng khèn của Nai bản vang lên, liếng thùng sắt tây của chúng tôi: tạch... tạch... tùng... Các cô gái đứng ngoài vỗ tay nhịp.

Tôi nhìn Hớn lúc này mặt tươi hẳn lên, đôi tay cậu múa dẻo theo với cô gái đang hát, chân vẫn rập rình nhảy tại chỗ...

Cô gái vừa hát xong đối đáp thì các bạn gái bên ngoài vui vẻ vỗ tay khích lệ cùng với tiếng âu... a... âu... a... Vừa có ý thúc giục đối phương đối đáp lại.

Một bà mẹ đang đứng trên nhà sàn gần đó sợ Hớn lúng túng, bà bảo Hớn:

- Hát đi con, hát đi con... đừng sợ... đừng sợ!

Tôi cũng hất hàm vỗ tay, động viên Hớn. Như để lấy lại bình tĩnh và kéo thêm thời gian suy nghĩ, Hớn múa một vòng quanh rồi dừng lại trước cô gái:

Anh đây mười năm anh cũng đợi, hai mươi năm anh cũng chờ / Trái tim anh ở đó, chỉ thân hình anh ở đây / Ngủ giữa đêm mơ thấy mặt em / Mở mắt ra chỉ thấy chỗ nằm / Chỉ muốn nhắm mắt luôn thấy em mãi mãi...

- Hay lắm! Hay lắm!

Mấy bà mẹ ngồi trên nhà sàn gần đó cổ vũ Hớn. Các cô gái bấm nhau khúc khích cười. Cái cười thiện cảm với chàng chiến sĩ quân tình nguyện hiền lành dễ mến.

Khèn vẫn giục giã, trống vẫn thúc, tiếng hò hát âu... ơ... âu... bên ngoài cùng với tiếng vỗ tay rộn rã. Hớn mỉm cười và tiếp tục ngân nga:

Lúc mưa rơi buồn anh nói chuyện với ai? / Nói chuyện với chim, chim không lượn về tìm / Nói chuyện với quạ, quạ không bay về đậu / Nói với em, em quay lưng lại / Anh biết làm sao đây em ơi...

Tiếng cười xung quanh bỗng rộ lên, ông Nai bản vừa thổi hồi khèn vừa gật gù tán thưởng. Tôi cũng thầm phục cái tài tán của Hoàng Minh Hớn hết chỗ nói.

Để thay đổi không khí vui tươi, các bà mẹ lại hô lên: Xảo-pheng, Xảo-pheng... Ý muốn nói Xảo-pheng ra thêm đối đáp.

Xảo-pheng được mấy cô gái đẩy ra sân. Cô ta hơi ngượng ngùng một chút nhưng rồi cũng lấy lại bình tĩnh, Xảo-pheng là cô gái đẹp nhất trong đám. Giọng cô thật ngọt ngào trong trẻo cao vút lên như cuốn hút mọi người. Đôi mắt đen lấp lánh tựa ánh sao đêm. Giọng hát chân tình tha thiết:

Anh ơi anh đừng buồn, đừng vội nóng lòng, em hiểu lòng anh / Anh có thích thì anh mới hỏi, muốn lấy em thì anh mới bàn / Nước tràn bờ anh mới đánh trâu mòng / Đúng là rừng, anh mới đánh trâu qua / Đánh trâu qua rồi làm sao trở lại / Khổ thay cho chàng, thương lắm chàng ơi...!

Lại một chuỗi cười âu a... âu a... Cô gái thẹn thùng quay mặt vào chỗ tối. Nhưng rồi đột nhiên cô lại ngân lên tiếng hát:

Anh ơi... anh có thật lòng không?/ Nếu đúng như lời anh...?/ Thì em đây muốn chết biến thành ếch để ở chung ruộng / Chết thành cá để ở chung đồng / Chết thành tằm để được nằm chung ổ...

Dà ơi, hay lắm! Tình cảm lắm...

Họ lại vỗ tay ran lên, cái thùng sắt tây được dịp đánh liên hồi tùng... tùng... tùng... Xảo-pheng xấu hổ cúi chào Hớn rồi chạy ra núp sau lưng các cô bạn. Bây giờ thì quanh sân đã chật người, các chàng trai đi chơi làng bên từ hồi tối đã trở về chung vui. Tiếng hò, tiếng hát, tiếng vỗ tay càng râm ran hơn. Hoàng Minh Hớn và ông Nai bản được các chàng trai làng mới về thay thế và cuộc vui kéo dài cho đến tận khuya...


Sáng hôm sau, chúng tôi lại ba lô lên đường. Mấy cô gái đêm qua vội vã chạy theo dúi cho chúng tôi mấy gói xôi nóng và mấy con cá nướng rồi vừa cười vừa nói:

- Hôm nào trở lại, các anh đừng quên bản nghèo này nhé?

Chao ơi, làm sao mà chúng tôi quên được giọng hát ngọt ngào và đôi mắt của những cô gái Thái. Những niềm vui được nhân lên trên đường chiến thắng Nậm Bạc trở về.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #39 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2022, 07:34:46 am »

SỐNG, CHIẾN ĐẤU GIỮA LÒNG ĐỊCH


TRẦN HUY TUẤN


Ngày đó vào khoảng cuối tháng 8 năm 1969, tiết trời đã bước vào mùa khô ở Lào. Trên cao nguyên Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, xen kẽ giữa những dãy đồi thông là một thảm lúa vàng trĩu bông hứa hẹn một mùa bội thu. Bản làng các dân tộc Lào anh em vốn yên vui thanh bình thì nay hoang tàn đổ nát sau nhiều đợt oanh kích hủy diệt của địch, dân bản phải rời bỏ vào rừng sâu ẩn náu.


Giữa lúc đó, địch huy động một lực lượng lớn chưa từng có bao gồm các sắc lính: quân phái hữu, lực lượng Vàng Pao của quân khu 2 (ngụy Lào), một số đơn vị chiến đấu Thái Lan, dưới sự chi viện tối đa của không quân Mỹ, tiến hành mở chiến dịch "Cù kiệt" điên cuồng đánh phá nhằm chiếm lại cao nguyên Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Trước sức tấn công ồ ạt của địch, Quân khu (lực lượng vũ trang Pa-thét Lào) đã quyết định đưa toàn bộ cơ quan hậu phương cùng một số dân Xiêng Khoảng dời về phía Bản Ban - Noọng Hét để bảo đảm an toàn. Còn lại các đơn vị vũ trang được tổ chức gọn nhẹ phân tán bám đánh địch từng nơi, từng chỗ, phù hợp với nhiệm vụ phương châm tác chiến lúc bấy giờ.


Trong số các đơn vị nói trên, Quân khu chọn một số cán bộ, chiến sĩ ưu tú thuộc phẤn Đội trinh sát, công binh và bộ binh, tất cả là 10 người, chỉ định ban chỉ huy: đồng chí Bun Thoong - Đại đội trưởng lực lượng Pa-thét Lào; Trung úy Xi Lửa - thuộc lực lượng Trung lập yêu nước cùng Đại tá Đươn và tôi - chuyên gia trinh sát của Quân khu tổ chức thành một đội công tác có nhiệm vụ bám dân, bám địch, bám địa bàn hoạt động nhỏ lẻ, tạo điều kiện khi đại quân tiến vào phản công. Trước khi lên đường, đồng chí Khểm Phon thay mặt Quân khu căn dặn thêm: "Nhiệm vụ của các đồng chí rất quan trọng và nặng nề vì từ giờ phút này các đồng chí không có tiếp tế, không có điện đài liên lạc với Quân khu. Mọi sinh hoạt, hoạt động của đội phải tự lo lấy hết. Chúc các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc!".


Tối hôm đó, ba chúng tôi cùng nhau bàn bạc phương hướng, phương thức hoạt động sao cho thích hợp, có hiệu quả và đều đi đến thống nhất: Trước tiên phải giải quyết được công tác hậu cần vì "có thực mới vực được đạo", vì không thể trông chờ vào sự tiếp tế của trên. Thứ hai là muốn hoạt động được, bằng mọi giá phải móc nối được với cơ sở bằng cách tổ chức xâm nhập vào khu vực sân bay Cánh Đồng Chum liên lạc với dân nắm tình hình địch, tình hình dân rồi vận động bà con Xiêng Khoảng còn kẹt lại trong đó đấu tranh chống gom dân về Viêng Chăn.


Để giải quyết vấn đề lương thực hàng ngày, chúng tôi nhất trí chỉ còn cách tổ chức thu lượm, tận dụng những trà lúa chín rũ trên khắp cánh đồng; tìm kho tàng hậu cần của Quân khu còn lại trong rừng, lấy đó để nuôi sống đơn vị trong suốt thời gian hoạt động. Tuy vậy, việc thực hiện cũng không phải dễ dàng, không thể tự do gặt hái bình thường, vì trên các cao điểm xung quanh địch đều đóng chốt phong tỏa, chỉ cần thấy có bóng người dưới cánh đồng là chúng bắn thả sức như đổ đạn. Bởi vậy, để có gạo ăn hàng ngày, đêm đêm, từng tốp anh em tiếp cận ruộng lúa, bố trí cảnh giới như một trận đánh bảo đảm an toàn cho số anh em thu lượm. Cũng có lần đang gặt thì đụng độ với bọn địch đi tuần phải nổ súng và thương vong đã xảy ra. Gặt được lúa rồi làm ra thành hạt gạo cũng vô cùng khó khăn vất vả, vì sau các đợt oanh tạc bắn phá, các làng bản nhà cửa cháy trụi, mọi dụng cụ để làm ra hạt gạo cũng cháy hẽt. Anh em phải dùng những chiếc mũ sắt làm cối.


Muốn thực hiện được nhiệm vụ bám dân, đêm nào chúng tôi cũng tổ chức một tổ thâm nhập vào sân bay Cánh Đồng Chum, để theo dõi và móc nối với cơ sở. Xung quanh căn cứ sân bay, địch gom số dân càn quét được, lập ra những quán ăn, quán rượu phục vụ bọn lính Thái Lan, lính phái Hữu; đồng thời còn có tác dụng làm hàng rào che chắn cho chúng khi bị quân ta tấn công. Lợi dụng điều đó, anh em trong đội cải trang như binh lính địch, đột nhập trà trộn vào khu dân, bắt liên lạc với cơ sở. Công việc này được trung úy Xi Lửa đảm nhiệm, vì cậu ta rất am hiểu mọi sinh hoạt của quân phái Hữu. Qua khai thác cơ sở được biết, anh em du kích Mường Pẹc bị bắt gom cùng gia đình, địch đã tổ chức thành một Tiểu đoàn chiến đấu (BV56) được trang bị vũ khí đầy đủ, đóng tại sân bay Cánh Đồng Chum.


Chúng tôi quyết định làm công tác binh vận, vận động số anh em này tìm cách cùng với gia đình trốn ra khu căn cứ của đội. Kết quả đợt đầu có ba người ở Bản Lạt tìm ra, mang theo ba khẩu súng Ga-răng (súng trường). Anh em cho biết, bà con trong đó sống rất cực khổ, rất mong bộ đội về giải phóng, ai cũng muốn thoát khỏi cuộc sống kìm kẹp, nhất là chị em phụ nữ luôn bị chúng quấy rầy, nhũng nhiễu...


Phát huy kết quả thắng lợi bước đầu và sự mong mỏi, nguyện vọng của bà con, chúng tôi tăng cường các tổ phân ra nhiều mũi xâm nhập vào dân bày cách cho bà con trốn ra khu căn cứ. Ưu tiên số anh em du kích ra trước rồi đến cán bộ chính quyền địa phương, chị em phụ nữ, ông già và trẻ em lần lượt ra sau.


Sau khi đã có chủ trương cụ thể, đêm nào chúng tôi cũng vào liên lạc với cơ sở đưa những thành phần, đối tượng nói trên lần lượt ra khu căn cứ của đội. Thật bất ngờ, chưa đầy một tháng quân số của đội đã lên tới hơn một trăm người, trong đó một phần tư là phụ nữ. Còn số anh em thuộc tiểu đoàn địch mới tổ chức trốn ra đều mang theo vũ khí như M16, Ga-răng, M79 và có cả súng cối 60 ly. Trước tình hình đó, tôi bàn với đồng chí Bun Thoong và Xi Lửa: "Chúng ta có người, có vũ khí nên tổ chức thành đơn vị chiến đấu". Thế là biên chế thành hai trung đội và một phẤn Đội hỏa lực. Số phụ nữ tổ chức thành tổ hậu cần, chuyên lo công việc tìm kiếm lương Ihực, thực phẩm bảo đảm sinh hoạt cho đơn vị hàng ngày. Tổ này do chị Bun Mi, cán bộ phụ nữ xã trước đây phụ trách. Từ đó sinh hoạt ăn uống hàng ngày của chúng tôi có bàn tay của chị em nên tươm tất hơn.


Có lực lượng, có tổ chức, có trang bị không kém gì các phẤn Đội bộ binh, chúng tôi bàn với nhau áp dụng rộng rãi phương thức đánh nhỏ như phục kích, gài mìn trên các trục đường địch thường lui tới, nên cũng hạn chế sự đi lại của chúng, do đó khu căn cứ của đội cũng không còn bị o ép như trước nữa.


Giữa lúc này lại nảy sinh một khó khăn phức tạp mới là làm sao có đủ số lương thực cho hơn một trăm người ăn hàng ngày. Lúa trên cánh đồng thì không thiếu song đã quá ngày nên chín rục xuống ruộng. Riêng tại khu vực Bản Sồm, Bản Sữa còn nguyên một cánh đồng lúa chín có thể thu lượm được, nhưng lại bị một bộ phận địch chốt giữ ngay trên một quả đồi gần đó thường xuyên khống chế.


Chúng tôi họp bàn cùng anh em làm sao thu hoạch được số lúa này thì ít nhất cũng cung cấp lương thực cho toàn đội được nửa tháng. Có ý kiến đưa ra là: Tổ chức tập kích vị trí địch trên đồi rồi chiếm giữ toàn bộ khu vực Bản Sồm, Bản Sữa. Nhưng bàn đi tính lại vẫn chưa ngã ngũ. Lực lượng ta là du kích, vũ khí trang bị thô sơ mà địch lại phòng ngự trong công sự vững chắc thì đánh làm sao nổi. Cuối cùng đồng chí Khăm Sẻn đề nghị bí mật mang một lượng thuốc nổ khoảng 20kg áp sát cao điểm phát hỏa để uy hiếp địch. Mọi người nhất trí.


Đêm 16 tháng 11 năm 1969, một tổ do đồng chí Khăm Đỏn làm chỉ huy cùng ba chiến sĩ bí mật chuyển lượng thuốc nổ lên đồi, áp sát công sự địch, ròng dây xuống chân đồi dùng phương pháp điểm hỏa bằng điện. Đúng 12 giờ đêm hôm đó, một tiếng nổ xé trời rồi không gian trở nên im ắng lạnh lùng. Không thấy địch có phản ứng gì dù chỉ là một phát súng nhỏ.


Kết quả thật không ngờ, sáng ra kiểm tra, địch đã bỏ chạy hết. Cũng từ hôm đó, chúng tôi đàng hoàng thu hái lúa giữa ban ngày.

Tình hình chiến sự ngày càng phát triển có lợi cho ta. Tiếng súng phản công của bộ đội Lào và quân tình nguyện Việt Nam ngày càng gần. Địch đã phải rút bỏ một số nơi, co cụm lại từng điểm, mọi sự liên lạc chúng phải dùng trực thăng. Tiếng súng phản công của các cánh quân ta vang lên ngay trong trung tâm Cánh Đồng Chum. Lợi dụng lúc này, chúng tôi đẩy mạnh công tác binh địch vận, giúp đỡ và tổ chức cho bà con trong sân bay trở lại quê hương bản làng, xóa sổ hoàn toàn BV56 (tiểu đoàn địch mới thành lập) mà không mất một viên đạn nào. Chúng tôi còn tiếp tục tổ chức lại tổ anh em du kích, khôi phục lại lực lượng dân quân của từng bản làng trước đây, ổn định đời sống cho nhân dân. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đội công tác chúng tôi giải tán về đơn vị cũ.


Tuy thời gian sát cánh bên nhau chiến đấu trong một hòan cảnh cực kỳ khó khăn gian khổ nhưng đã để lại trong tôi biết bao kỷ niệm thật sâu sắc khó quên. Một mối tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt - Lào, tình bạn chiến đấu chung một chiến hào giữa các lực lượng vũ trang Pa-thét Lào, lực lượng Trung lập yêu nước Lào và những cán bộ, chiến sĩ chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM