Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:45:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bên dãy Trường Sơn  (Đọc 4083 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #20 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2022, 08:18:44 am »

Lần đầu tiên, tôi được tham gia vào lễ cầu yên, cầu phúc của dân bản. Đất trời như lặng đi khi già bản cầm sợi chỉ trắng huơ qua huơ lại trên cổ tay xanh nhợt của những người lính ở rừng...

"... Sợi chỉ trắng thay vàng
Sợi chỉ đen thay bạc
Cột điều lành điều phúc
Chúc các con bình yên...".


Xong lời cầu nguyện, ông cầm từng sợi chỉ và lần lượt quyện vào tay chúng tôi. Như đàn ong mật, dân bản bâu kín chúng tôi. Họ cố rướn tay, tìm cách chạm vào tay, vào người chúng tôi, như để truyền cho chúng tôi ý nguyện cầu tốt lành. Mắt chúng tôi nhoà đi. Gió gọi sóng trăng chảy ràn dạt trên những cánh rừng, ngỡ như nơi đây chưa khi nào và không bao giờ còn tiếng súng, tiếng bom nữa.


Đến lượt chúng tôi đáp lễ. Tiếng đội trưởng Toại nghẹn ngào, sợi chỉ rưng rưng trên cổ tay già bản.

   "... Sợi chỉ trắng thay vàng
   Cột điều lành điều phúc
   Dù sông trong hay đục
   Việt - Lào là anh em
   Như gừng một củ
   Như hai mặt bàn tay
   Không cho heo rừng phá rẫy
   Đuổi chó dữ khỏi nhà
   Dù ở đâu ai thay lòng đổi dạ
   Thì ở đấy cột chỉ tay kết "xiêu"...".


Sau lễ cầu phúc. Tiếng "dợc" chạy dài gọi trăng xuống thấp hơn. Khi đội trưởng Toại thay mặt anh em chúng tôi nói chuyện với dân bản.

Tôi vẫn nhớ cái khoảnh khắc ấy. Lúc đầu tôi thấy thất vọng về đội trưởng của mình. Ai đời đi kêu gọi dân đánh giặc mà lại toàn nói chuyện phát rẫy, chuyện ở bản Phù Thày có người nghèo, bản Xổ, bản Khơ Mú... kéo nhau về thác Hòn Mương dự hội cá. Những chuyện chẳng liên quan gì đến đánh Tây cả. Mất phương hướng rồi! Tôi nghĩ thầm như thế. Và máu nóng đang sôi lên khi đội trưởng Toại hỏi to.

- Bà con mình ngồi đây đã ai vào thành phố Thà Khẹc chưa?

Dân bản lao xao trả lời:

- Đám đàn ông chúng tôi vào thành phố nhiều rồi!

- Hàng năm phải vào phố để nộp tiền cho quan tỉnh!

- Có đứa đi mua muối, mua gương lược.

Rồi lại:

- Bà con có tận mắt thấy quan Tây không?

- Ồ, thấy nhiều rồi... họ khác người Lào, người Việt...

Khi mà đội trưởng còn hỏi tiếp câu hỏi. Rằng da quan Tây có trắng hơn da bà con không thì tôi đã cố tình bấm vào mông đội trưởng để phanh nhưng mọi người lại hào hứng.

- Da bà đầm còn trắng hơn nữa, chứ da dân mình thì đen ơi là đen!

- Chúng em quanh năm úp mặt xuống đất, ngửa lưng lên trời!

- Đứng nắng, ngồi nắng, đen như gỗ cháy. Bọn con gái Xổ chúng em xấu xí lắm, chỉ biết thương nhau thôi!

Đội trưởng Toại tiếp tục.

- Thế sao ông Tây, bà đầm béo trắng thế. Từ một câu hỏi tưởng như dớ dẩn và tự nhiên như nước chảy qua cầu, đến lúc này tôi mới thấy người đội trưởng của mình còn là một nghệ sỹ. Người nghệ sỹ đã khắc lên những khuôn mặt lão ông, khắc trong lòng lão bà cháy lên những tháng ngày đã qua. Những tháng ngày với cuộc sống cơ cực, với nỗi khiếp sợ triền miên giày vò cơ thể cạn như cọng cỏ mùa khô sẽ còn đeo đẳng mãi nêu như họ mãi chấp nhận cuộc sống đoạ đày. Người nghệ sỹ đã đánh thức bản tình ca của rừng đã bao năm ngừng hát. Chỉ có những khuôn mặt đanh lại và giọt nước mắt. Những tiếng tù và, tiếng rúc cứ vang lên.

- Nếu hổ dữ vào bản bắt trâu, bắt bò, dân bản phải dùng giáo mác, nỏ tên thuốc độc, đánh đuổi chúng đi. Dân rẫy ít người thì rủ thêm dân đồng.

Phải đứng lên cùng bộ đội Việt Nam đánh đuổi bọn Tây. Giành lại đất, giành lại tự do của chính mình.

Và cho mãi về sau, "Chùa ông Toại" là căn cứ chỉ huy hoạt động cách mạng của chúng ta trong quá trình chiến đấu trên đất nước Lào. Đội trưởng Toại đã cho chúng tôi sức mạnh của lòng kiên trì. Lòng kiên trì ấy sẽ thành công bên cái tâm của những con người chân chính. Chính điều ấy khiến tôi ghi tâm khắc cốt và thấy được thành quả của nó không chỉ trong chiến trận.


Gió bỗng thổi mạnh lên. Sóng Tây Hồ lênh lênh cuộn trong sóng mắt. Sóng mắt đau đáu những câu chuyện ngày hôm qua của gần sáu mươi năm về trước cứ vỗ mãi trong trái tim chúng tôi. Những người chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã từng sống và chiến đấu trên đất nước bạn Lào tươi đẹp. Những kỷ niệm chợt ùa về trong tiềm thức, trong tiếng kèn xung trận của những trái tim khao khát hoà bình.


Chúng tôi sẽ còn kể mãi kể mãi những câu chuyện về một thời đã qua. Rồi lần sau, lại lần sau nữa, những bàn chân sẽ thưa dần ở mỗi lần gặp gõ. Nhưng đồng đội ơi! Dù đồng chí ở đâu đi chăng nữa, hãy cùng chúng tôi giữ mãi những tháng ngày đáng sống. Những ngày tháng mà da thịt và máu của chúng ta thấm đẫm trên mỗi mạch đất của nước bạn Lào.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #21 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2022, 08:19:31 am »

HỦM PHENG


NGUYỄN HÙNG PHI


Tôi biết Hủm Pheng từ ngày mở lớp học bồi dưỡng cán bộ, gom cả Luông Pha Băng và Luông Phạ Thà được hơn một trăm người dự học do Phò Khăm Sẻng phụ trách. Lớp học bồi dưỡng rất thuận lợi. Trong lớp có Hủm Pheng là người được để ý hơn cả, anh ta là một học viên sáng dạ, lại chăm chỉ nên các bài thi đều đạt điểm cao, học lực xếp loại giỏi. Gần kết thúc khóa học, anh Phò Khăm Sẻng bảo tôi đi xác minh lý lịch và đề nghị chi bộ kết nạp Hủm Pheng vào Đảng, từ đó chúng tôi trở thành bạn thân thiết.


Tháng 3 năm 1952, kết thúc khóa học. Cấp trên phân công cán bộ về các địa phương công tác ở ba tỉnh Bắc Lào, Phò Khăm Sẻng dẫn một đoàn cán bộ về Phân khu A, tôi cùng Hủm Pheng về Luông Pha Băng. Tuy mỗi người nhận một nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên qua lại thăm hỏi. Chuẩn bị chiến đấu chống địch hành quân càn quét Mường Ngòi, chúng tôi lại có dịp bên nhau. Nhiệm vụ của chúng tôi là đánh bại cuộc hành quân lập phòng tuyến liên lạc chiến lược đường bộ sông Nậm U của địch, xây dựng lực lượng cách mạng ở Mường Ngòi ngày càng vững mạnh, trở thành căn cứ vững chắc của vùng lưu vực sông Nậm U. Từ phía thung lũng Mường Ngòi vẫn dội về tiếng súng, tiếng cối 81 ly, địch đang ráo riết lùng sục vào bản, máy bay địch cũng thi nhau trút bom xuống, du kích đang đánh trả quyết liệt. Hơn hai chục anh em còn lại của trung đội địa phương Mường Ngòi lo lắng, khi nghe tôi thông báo tình hình chiến trường Điện Biên Phủ đang chuẩn bị mở chiến dịch đánh lớn, bộ đội của ta đã giành được một số thắng lợi bước đầu. Hủm Pheng bảo: "Nhất định chúng ta sẽ thắng lợi", anh em trong đội hình dơ tay reo hò. Sau đợt ấy, Hủm Pheng được đề bạt làm trung đội trưởng, trung đội còn được tăng cường thêm hai tiểu đội quân tình nguyện Việt Nam, chúng tôi lại cùng nhau sát cánh chiến đấu.


Sau đợt ấy chúng tôi nhận được tin báo: Khoảng một tiểu đoàn địch đang tiến lên bản Kìu Hịa đánh bản Phồn, chúng tôi tổ chức cho anh em mai phục tại đồi Yên Ngựa. Chờ suốt đêm không thấy địch hành quân đến, ngồi ngáp ngắn ngáp dài vì buồn ngủ, mãi đến sáng anh em đã quá mệt mỏi thì địch xuất hiện. Thời tiết khi ấy đang là mùa đông, mặt trời đã ló lên nhưng những lớp sương vẫn còn nặng trĩu phủ trên tán cây rừng, bỗng thấy chim chóc bay náo loạn, dưới chân dốc địch đang lom khom tiến đến. Anh em chúng tôi tín hiệu thông báo cho nhau sẵn sàng. Chờ thời cơ đến, chúng tôi đồng loạt nổ súng, địch co cụm lại thành từng nhóm, có tên bị bắn chết ngay tại trận, có tên bị thương nằm kêu la inh ỏi. Địch củng cố lại đội hình chiến đấu. Từ dưới đoạn suối cạn chúng bắn xối xả vào trận địa của chúng tôi, cối 81 ly, cối 60 ly liên tục nổ vang rền cả vùng núi rừng âm u. Vì lực lượng của chúng tôi quá mỏng, vũ khí của địch lại mạnh, nên phải rút lên đỉnh đồi, nhưng địch cũng không thể tiến thêm vì địa hình hiểm trở. Chiến thắng ấy Hủm Pheng vui mừng vỗ vai tôi: "Ôi! Người bạn, người anh em!".


Một hôm, chúng tôi đang ngồi trò chuyện trên tảng đá lớn thì có một du kích bản đến báo: "Cán bộ! Quân địch xuyên tắt rừng đến bản Lắt rồi. Khoảng ba trăm tên". Chúng tôi nhận định địch đã hành quân theo hai hướng tạo thành gọng kìm ép ta vào bản Phồn, một cánh đi từ Mường Ngòi qua Kìu Hịa đến bản Phồn, một cánh cắt qua bản Lắt. Hủm Pheng nói: "Chúng ta phải chiếm đỉnh đồi Nương trước". Nhưng từ chỗ chúng tôi đến đồi Nương phải đi mất một giờ hai mươi phút, địch từ bản Lắt đến chỉ mất một giờ. Chúng tôi bảo nhau quyết tâm chạy. Khi đến chân dốc gần suối Nậm Lắt, bỗng tôi thấy một tia sáng nhỏ vắt ngang qua đường, Hủm Pheng đang dẫn đầu đội hình, tôi nghi địch cài mìn, vội chạy lên giật cổ áo anh ghì xuống: "Anh em! Có mìn! Nằm xuống". Hủm Pheng lớ ngớ chưa hiểu chuyện gì nhưng cũng nghe theo. Một lát sau yên ắng, tôi ngồi dậy, Hủm Pheng cũng lóp ngóp theo, anh nhìn tôi đầy biết ơn.


Vụ phát hiện quả mìn ấy chúng tôi tạm gác lại, nhiệm vụ trước mắt phải nhanh chóng chiếm được đỉnh đồi Nương. Lên đến nơi tôi mệt quá nằm vật xuống đất thở, hai bắp chân cứng nhắc như bị chuột rút, không làm thế nào để tín hiệu cho anh em biết. Vừa lúc ấy Hủm Pheng đến, nhìn tôi nằm co quắp, anh chạy đến bóp chân tay cho tôi, cả hai chúng tôi đều mệt lử chẳng thể nói điều gì, mồ hôi ướt sũng chiếc áo trấn thủ. Chưa kịp hồi tỉnh thì địch xuất hiện lố nhố dưới chân đồi, hình như chúng cũng quá mệt mỏi vì quãng đường hành quân khó khăn, đội hình xộc xệch rải rác. Một tốp lính da đen đã vượt lên đến gần đỉnh, anh em đằng sau không biết đã đến nơi chưa? Tôi tự hỏi và không biết làm cách nào để gọi họ nhanh lên! Không thể chần chừ được nữa rồi! Chỉ còn giây lát nữa thôi là tốp da đen lên đến đỉnh, chân tay tôi vẫn còn run run chưa hết cơn co giật, đầu ngắm đưa về phía tốp lính da đen cũng di chuyển lên xuống. Đoàng! Một tên đi đầu ngã gục. Phát thứ hai một tên nữa trúng đạn. Hủm Pheng cũng nhanh chóng dương súng bắn. Tốp lính da đen bị tiêu diệt hoàn toàn. Vừa lúc đó, nghe tiếng súng nổ, anh em phía sau lên đến nơi, chúng tôi hiệp đồng với nhau thành đội hình chiến đấu. Từ trên cao nhìn xuống, giữa đám nương trống trải có từng tốp địch nấp sau những gốc cây cháy dở đen thui. Địch từ phía dưới thi nhau bắn lên đội hình chúng tôi. Biết chúng tôi không có hỏa lực mạnh, sức chiến đấu có phần đuối dần, địch tổ chức nhiều đợt tấn công và có nguy cơ địch sẽ chiếm được đỉnh đồi, chúng tôi không còn đường rút lui, địch chiếm được trận địa coi như chúng tôi hy sinh. Anh em có biểu hiện tuyệt vọng, đạn chỉ đủ cầm cự khi địch xuất hiện. May mắn cho chúng tôi thoát chết là nhờ có lực lượng phía sau lên chi viện kịp, khí thế chiến đấu trở lại, nhiều anh em trong đội hăng hái bò sát đến mục tiêu dùng lựu đạn ném, địch chết nhiều, những tên sống sót rút chạy xuống khe sâu rồi lui hắn. Sau chiến thắng hôm ấy, anh em chúng tôi rút về lán bí mật của du kích bản Phồn.


Chúng tôi về đến lán lúc trời nhá nhem tối, các lán đang đỏ lửa nấu cơm, nghe tin bộ đội về họ chạy ùa ra hỏi thăm. Trong trận này anh em chúng tôi chỉ có vài người bị thương nhẹ, người già chắp tay khấn bốn phương trời, cảm tạ đức Phật, ma xó đã che chở cho bộ đội được bình yên. Chúng tôi chia nhau thành từng tốp về ăn tối cùng dân bản. Tin thắng trận lan khắp vùng, tinh thần anh em càng thêm vững, nhất định sẽ đánh thắng những trận tiếp theo, dân khắp nơi tự nguyện đóng góp lương thực nuôi bộ đội, họ còn tổ chức lễ đi săn đoàn kết, được con thú nào thì chia đều theo nhân khẩu, kể cả những đứa bé trong bụng mẹ cũng được chia khẩu phần. Trước niềm tin của dân bản Phồn, chúng ôối được bổ sung thêm quân số, Hủm Pheng được đề bạt lên chức đại đội trưởng.


Tháng một năm 1954, hoa ban nỏ trắng rừng, mùa xuân vui trẩy hội, nhưng niềm vui qua nhanh, khắp vùng lưu vực sông Nậm U sôi sục không khí chuẩn bị đánh giặc. Từ sau tháng 12 năm 1953, địch biết tin bộ đội chủ lực của Việt Nam hành quân lên chiếm đóng Pun Lót, kế hoạch nối thông đường dây liên lạc giữa Bắc Lào với Điện Biên Phủ của chúng bị phá vỡ, nguy cơ bị quân chủ lực đánh bại, các tiểu đoàn địch cố thủ phía nam sông Nậm U liền rút về bờ bắc tăng cường trận địa phòng tuyến, địch phá sạch thuyền bè của dân hai bên bờ, máy bay Mỹ tăng cường chi viện cho quân đội Pháp cùng thi nhau ném bom xuống khu vực nghi ngờ, Nậm U trở thành dòng sông chết.


Đầu năm 1954, bộ đội các trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam mở cuộc hành quân lớn lên Sốp Nạo, chia thành hai mũi tiến đánh phòng tuyến giao thông chiến lược đường bộ sông Nậm U, một cánh đánh vào Mường Khoa, Mường Xây. Cánh thứ hai đánh Mường Ngòi, Nậm Bạc, Luông Pha Băng. Chúng tôi nhận được chỉ thị của trên thông báo xuống, Hủm Pheng vui lắm, bảo tôi: "Mình sẽ thắng lợi thôi mà".


Chiến dịch ấy chúng tôi cùng các trung đoàn chủ lực liên tiếp giành thắng lợi, tôi sát cánh bên anh tiến hành nhiều cuộc truy kích địch. Một hôm đại đội nghỉ chân bên con suối nhỏ, sau những ngày chiến đấu triền miên mệt mỏi, chúng tôi thi nhau tắm gội và gặt dũ những thứ lâu ngày cáu bẩn. Cơ thể tôi như cây héo gặp nước mát hồi sinh lại tươi roi rói, tâm hồn tôi trẻ trung như cậu thanh niên mười tám. Cho dù chiến thắng sắp sửa đến, phần thắng chắc đã thuộc về chúng tôi, trong niềm vui lớn lao của tất cả mọi người tôi lại cảm thấy man mác buồn? Đôi lúc ngồi bên bờ suối tôi hát, Hủm Pheng bảo: "Em mới chép được bài hát này hay lắm! Anh có thích thì em tặng". Nói rồi Hủm Pheng lục ba lô lấy cuốn sổ ra đọc cho tôi chép bài hát "Lăm tơi". "Hôm nào liên hoan mừng thắng lợi anh sẽ ra hát cùng các cô gái Mường Ngòi nhé". Ôi! Ngày chiến thắng tôi sẽ hát cùng những cô gái Mường Ngòi! Nghĩ đến vậy tôi cứ ngồi bên suối hát ngân nga.


Sau đợt ấy tôi cùng hai tiểu đội tăng cường nhận được lệnh của anh Nguyễn Sĩ Hoạt gọi trở về đoàn bộ đóng quân dưới chân đồi Phạn Thoong, chia tay Hủm Pheng, chia tay đại đội Mường Ngòi với niềm luyến tiếc, nhưng vì nhiệm vụ của người lính chúng tôi lại ra đi. Vì mục tiêu chiến đấu mới, vì những chiến công đang đợi tôi ở phía trước. Thế rồi tôi chuyển đi nhiều nơi xa hơn nữa. Xa rồi, nhưng tôi vẫn nhớ bài hát ngày nào bên suối...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #22 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2022, 07:39:18 am »

ĐUÔNG CHĂN


NGUYỄN XUÂN DIỆU


Đầu mùa khô năm 1970, đại đội đặc công mang phiên hiệu S20 của Quân khu 4, tăng cường cho Mặt trận Trung Lào, nhận lệnh tấn công cứ điểm Pà-kôn-kô, thuộc tỉnh Khăm Muộn, do Đại đội 3 của BV32 (tiểu đoàn ngụy Lào) chốt giữ. Cái khó của trận đánh này là cứ điểm nằm sâu trong hậu phương địch. Muốn tiếp cận tấn công nó, quân ta phải len lỏi qua một loạt điểm chốt dày đặc những toán thám báo, biệt kích, quân tuần tra đủ các sắc lính... Đó là chưa kể nhiều bản làng mà ta chưa thể nắm chắc được do địch "xúc" vào hay dân tự chạy theo địch, tạo thành một vành đai bao quanh Pà-kôn-kô. Tổ trinh sát Pà-kôn-kô được thành lập có tôi trong đó, do mũi trưởng mũi chủ yếu Nguyễn Duy Đễ làm toán trưởng, lập tức lên đường.


Mới đầu mùa khô, nên thỉnh thoảng vùng này vẫn còn những cơn mưa rớt. Suốt ba ngày chúng tôi xuyên rừng dưới những cơn mưa bất chợt ấy. Sang ngày thứ tư chúng tôi vượt qua con đường nhỏ gần bản Na Khèn, bỗng từ lùm cây ven đường, một cô gái đột ngột chui ra. Nhác thấy chúng tôi, cô gái hốt hoảng thét lên rồi bỏ chạy. Tình huống hết sức bất ngờ. Nếu để cô gái chạy thoát, biết đâu cô ta là tên chỉ điểm mà chúng tôi biết bọn địch vẫn tung ra vòng ngoài để phát hiện quân ta? Mũi trưởng Đễ khoát tay, và chẳng mấy khó khăn cô nàng đã bị chúng tôi tóm được. Dù ở trong tình thế dở mếu, dở cười, nhưng vốn là lính trẻ, ba chúng tôi ai cũng sửng sốt trước sắc đẹp của cô ả. Cô ả còn trẻ lắm, dễ thường chưa đến 20. Bộ "xôông xưa" (váy áo) ướt đẫm nước mưa dính sát vào người, hằn rõ những đường đẹp nhất của người con gái. Chiếc dây lưng gắn những cúc màu trắng bạc, ánh lên, bó chặt đường eo thon mềm như một nét vẽ. Làn da cô trắng mịn đến nỗi sau cơn mưa buổi sớm, màu rừng thẫm lại, thì khuôn mặt, đôi cánh tay, đôi chân trần của cô như đang phát sáng. Thấy ba chúng tôi cứ nhìn nhau mà chậc lưỡi, xầm xà xầm xì, cô gái run như dế, khuôn mặt mướt mát trông càng đẹp. Khám trong chiếc gùi nhỏ cô ta mang bên người chỉ thấy mấy vắt xôi to đùng được đùm cẩn thận trong lá chuối khô và mấy gói thịt rang mặn, thơm phức. Chúng tôi tìm mọi cách hỏi tên và tung tích cô ta, giở đủ ngón khai thác của dân trinh sát ra, nhưng cô nàng chỉ mím môi im lặng. Toán trưởng Nguyễn Duy Đễ bực mình quát: "Cô không biết tiếng Việt hay không biết tiếng người?". Cô nàng cũng chẳng lắc đầu...


Tình hình càng trở nên phức tạp, khi tĩnh trí lại, chúng tôi nhận ra trong đội hình của một tổ trinh sát đặc công không thể hiện diện một cô gái lạ. Một cô nàng im lặng như hòn đá, chẳng ra tù binh mà cũng chẳng phải đồng minh. Rồi ăn, ngủ, sinh hoạt, tránh địch của cánh lính trinh sát đặc công vốn được kẻ địch gọi là "ẩn hiện như ma" sao tiện? Bàn đi tính lại mai, toán trưởng Đễ đành nói nhỏ với tôi:

- Cậu phải đưa cô nàng trở lại hậu cứ giao cho Mặt trận để họ giao cho bạn thôi. Việc "điều nghiên" Pà-kôn-ko để bọn mình lo. Cậu đến sau vậy,- Rồi anh nhún vai - Cậu phải cẩn thận đấy! Giao cho cậu áp giải vài ba thằng lính địch tớ chẳng lo bằng áp giải nàng tiên rớt từ cung trăng xuống này đâu!

Tôi ngao ngán quá. Đen đủi đến thế là cùng! Ra đường gặp gái đã đành chịu rủi là một chuyện, đằng này phải dẫn một cô nàng chẳng biết rơi từ trên trời xuống hay từ dưới đất chui lên cả ngày ròng giữa rừng sâu núi thẳm! Thấy cô nàng lại cứ lầm lầm, lì lì, tôi ngứa mắt, xốc súng, xẵng giọng bằng tiếng Lào:

- Pay! (Đi!)

Cô nàng chẳng nói chẳng rằng lầm lũi đi trước mũi súng của tôi. Những lúc dừng chân, cô ta thỉnh thoảng lại len lén liếc mắt về phía tôi như dò xét. Hai chúng tôi - hai người tuổi trẻ, một trai, một gái - đi với nhau trong những vạt rừng lốm đốm nắng, xao xác lá rơi mà lạnh lẽo như hai kẻ ở hai hành tinh khác lạ. Quá trưa, tôi và cô ta gặp một con suối lớn. Con suối này rộng, giữa mùa khô có lẽ xắn quần lội qua được. Nhưng bây giờ mùa khô mới bắt đầu, đang còn mưa nên nước ngập đầu người, trông như một con sông, phải bơi mới qua được. Tôi nhìn cô ta, hất hàm hỏi cụt lủn bằng tiếng Lào:

- Hụ lòi bọ? (Biết bơi không?)

Cô ta lắc đầu. Lần đầu tiên tôi nghe cô ta nói, cũng cụt lủn chẳng kém gì tôi:

- Bọ hụ! (Không biết!)

Nhìn cô ta, lại nhìn dòng suối cuồn cuộn, tôi mới hoảng thật sự! Chết cha mình rồi! Bây giờ biết làm sao đây? Cô ta không biết bơi, thế nghĩa là mình phải dìu cô ta bơi qua. Nếu là bạn với nhau thì có ngượng nghịu tí chút nhưng còn được. Đằng này, cô nàng lai lịch hoàn toàn mù mờ, mà đã chắc gì cô ta không biết bơi. Ra giữa suối, nước xiết thế kia, lỡ cô ta chết đuối hay lặn một lèo mất hút thằng lươn, mình biết ăn nói sao với đơn vị? Tôi vừa loay hoay cho ba lô vào ni lông cột lại làm phao để bơi qua, thì cha mẹ ơi, ai dè cô ta đứng ngay bên tôi từ từ cỏi bỏ hết xống váy. Phơi tấm thân trắng nõn căng tròn. Đã thế, cô ta lại còn đi đến bên tôi ưỡn ngực, người oặn oẹo khiêu khích. Người tôi run bắn lên! Của đáng tội, từ lúc lớn lên, học hết phổ thông rồi vào bộ đội, tôi chưa hề trực diện nhìn một thân hình con gái lồ lộ, sát ngay bên mình thế này bao giờ. Mà cô ta lại đẹp như tiên mới chết chứ! Người tôi nóng phừng phừng, mồm miệng khô rát. Ghì chặt như bóp báng khẩu AK trong tay, như bấu víu vào đó để kháng cự lại ngọn lửa tôi chưa từng gặp bao giờ đang bốc cháy ngùn ngụt trong người. Chợt nòng thép khẩu AK chạm vào má lạnh buốt làm bản năng của người lính trinh sát đặc công trong tôi trỗi dậy. Cái nhún vai đầy ngụ ý của anh Đễ bất chợt hiện đến. "Đích thị cô này chẳng phải con nhà lành rồi! Cô ta đang là tù binh của mình mà cởi bỏ áo quần, trần như nhộng thế kia rõ là cô ta đang câu mình đây!". Nghĩ thế tôi liền đứng phắt dậy nói như quát:

Thôi đi cô! Đừng giở trò nữa! Chuẩn bị bơi qua suối!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2022, 07:39:58 am »

Lạ lùng, nghe tôi quát, cô ta không hề tỏ ra sợ sệt, trái lại có vẻ hớn hở ra mặt. Khép nép mặc quần áo, cô ta nhìn tôi nhoẻn cười, nói thật dịu dàng:

- Phạ (trời) ơi! Thế là em biết anh rồi!

Nghe cô ta xưng em, anh với tôi bằng cái giọng mượt như nhung, tôi hoàn toàn bất ngờ. Lại còn định giở trò gì nữa đây? Tôi lùi lại. Thật tình, mặc dù đã dạn dày trận mạc, nhưng "đối mặt" với con gái, đặc biệt với một cô gái Lào, tôi chỉ là anh lính mới tò te. Thấy tôi cứ luýnh qua luýnh quýnh, cô gái bật cười:

- Thả hán (bộ đội) Việt hiền thật! Thì ra bọn họ nói vô thả hán Việt sai hết!

- Bọn họ là ai? Mà họ nói gì về chúng tôi? - Tôi luống cuống bật hỏi.

Cô gái không cười nữa:

- Bên Phu-mi, chậu Mường, Tà Xẻng đó! Họ nói bộ đội Việt tàn ác như con beo, con hổ, sang đây để cướp của, giết người. Gặp đàn bà, con gái, chẳng kể già hay trẻ là như con chó sói đực, vồ lấy liền!

Tôi cười méo mó. Cái vẻ lầm lì của cô gái không còn nữa. Cô nhí nhảnh:

- Thật lòng, em cởi váy áo trước mặt anh là để thử anh mà. Phò me (bố mẹ) em nghiêm lắm. Nhà em gần bến sông mà chẳng cho em tắm chung cùng trai bản bao giờ. Cũng thật là liều... Mà bộ đội Việt cũng lạ. Trước con gái trần truồng mà cứ yên lặng như hòn đá. Bộ đội Việt là người hay là Phật?

- Cô nhìn thì biết! - Tôi thở phào - Bộ đội Việt cũng như người Lào thôi. Mà cô liều vậy để làm gì?

- Để thử anh đó thôi. Người Lào có câu: "Hổ rằn ri ngoài da. Người rằn ri trong bụng!". Mới "bị bắt" giữa rừng, ai biết anh ra sao? Vì thế, lúc nãy em đã nói dối anh, nhà em gần sông Mè Khoóng (Mê Công), phò me em làm nghề chài lưới nên em bơi lặn giỏi lắm. Nếu lúc nãy anh vồ lấy em như con sói đực, thì khi bơi với em qua suối anh sẽ chết! Trong các cuộc thi bơi qua Mè Khoóng em chưa chịu thua ai, kể cả những trai bản bơi lặn giỏi nhất. Mường trên, bản dưới ai cũng gọi em là Đuông Chăn - Tu Nạk (rái cá). Anh mang ba lô, súng ông lỉnh kỉnh đầy người, vướng víu thế kia, ra chỗ nước sâu, em chỉ cần lặn xuống kéo chân anh là anh chết đuối thôi!


Tôi nghe mà sởn gai ốc. Nhưng nhân đà cô vui, tôi liền hỏi về sự có mặt kỳ lạ của cô ở vùng tranh chấp này. Cô kể rằng: Cô tên là Đuông Chăn, quê ở Pắc Xan. Rằng cô có một người anh trai tên là Khăm Xinh đóng quân ở Pà-kôn-kô. Chán ghét đời lính tay sai, anh đào ngũ đang trốn trong lèn Phà Kun. Ở Pắc Xan bọn lính Chậu Mường đang lùng ráo riết, nên mấy ngày nay anh chưa ra khỏi hang. Được một người bạn cùng trốn về báo, cô lên đây là để tiếp tế cho anh...!


Nghe lời cô kể, nhìn vào mắt cô, tôi biết cô gái không nói dối. Vừa thương người lính đào ngũ, vừa có một ý định táo bạo loé lên trong đầu, tôi nắm lấy tay cô:

Ta quay lại chỗ hang đá Khăm Xinh trốn đi. Đừng để anh ấy bị đói hay vì đói mò ra kiếm ăn rồi lại bị bắt. Anh ấy sẽ bị chúng hành hạ, khổ lắm cô ạ!

Đuông Chăn ngước nhìn tôi. Hình như cô muốn nói điều gì với tôi mà không nói được. Cô lặng lẽ gật đầu mà đôi mắt đen thăm thẳm thì ầng ậng nước...

Khi gặp nhau, nghe Đuông Chăn kể chúng tôi đến để cứu mình, Khăm Xinh xúc động lắm, cứ quỳ xuống chắp tay lạy chúng tôi vừa "khọp chay, khọp chay" liên tục. Hai anh em họ kéo nhau ra thầm thì điều gì đó rất lâu, đôi khi ngỡ như đang to tiếng. Một lúc sau, Khăm Xinh lặng lẽ đến nói với chúng tôi anh xin tình nguyện dẫn đường cho tổ trinh sát đột nhập căn cứ Pà-kôn-kô bằng con đường những người lính đào ngũ vẫn lẻn ra ngoài. Con đường bất ngờ nhất đã được họ tháo gỡ hết các loại mìn. Khăm Xinh còn xin được gặp và vận động những người bạn anh đang lừng chừng chưa dám bỏ trốn vì sợ tên trung úy Thao Mư đồn trưởng, nhân cơ hội này làm nội ứng, hiệp đồng với bộ đội ta, tiêu diệt cứ điểm, giải thoát cho mình.


Năm ngày sau, Đại đội đặc công S20 chúng tôi đột nhập vào Pà-kôn-kô, áp sát các mục tiêu mà kẻ địch chẳng hay biết gì. Gần đến giờ G, hết sức mau lẹ, tên trung úy Thao Mư đồn trưởng và mấy tên sĩ quan, binh lính ngoan cố bị Khăm Xinh và số anh em nội ứng trói gô lại. Số còn lại khi thức giấc mắt nhắm, mắt mở lồm cồm chui ra khỏi hầm đều bị chúng tôi bắt sống. Pà-kôn-kô được giải phóng, không hề mất một viên đạn, một mạng người nào...!


Trận đánh kết thúc, trên đường trở về nơi tập kết, Đuông Chăn ngập ngừng đến bên tôi. Tôi nhận ra một nét buồn mênh mang vương vít trên nét mặt thanh tú của em. Chúng tôi đứng bên nhau như những người bạn đã thân quen lâu lắm rồi. Bỗng đột ngột em ôm chầm lấy tôi, gục đầu vào ngực tôi, đôi mắt nhoà nước. Rồi đột ngột em buông tôi ra, quay người vội vã ù chạy. Tôi ngẩn ngơ nhìn theo dáng em nhoà dần trong rừng chiều Khăm Muộn...


Nhiều năm sau đó, dù cuộc chiến tranh giữ nước của hai dân tộc cuốn chúng tôi tới mỗi đứa một chiến trường, nhưng tôi và Đuông Chăn vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Tôi biết em và Khăm Xinh, anh trai của em đã nghe lời chúng tôi gia nhập Quân Giải phóng nhân dân Lào.


Rồi tôi chia tay với trận mạc, với đời trai trẻ, trở thành người cựu chiến binh già. Giữa đời thường cơm áo, chưa một lần tôi có dịp trở lại đất nước Lào để gặp em. Nhưng trong nhiều đêm bồn chồn khó ngủ, nằm nghe tiếng sóng sông Lam - dòng sông của quê hương tôi được hoài thai từ đất Lào - cồn cào chảy, bóng hình em bên con suối ngày nào; kỷ niệm về trận đánh không tiếng súng giải phóng Pà-kôn-kô năm ấy lại hiện về trong tôi mồn một.

Trại viết 299, Hồ Tây mùa thu 2009
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #24 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2022, 07:39:04 am »

ANH KHÁ


NGUYỄN HÙNG PHI


Tôi còn nhớ, tháng 11 năm 1953, ở Lào đã bước vào mùa khô. Các đơn vị Liên quân Lào - Việt đoàn 82 chúng tôi đang tích cực đẩy mạnh hoạt động nhiều mặt theo nội dung chỉ thị, nghị quyết của "Ban chỉ đạo Đảng cách mạng Lào" có nội dung: "Phối hợp chặt chẽ với quân tình nguyện Việt Nam mở các cuộc tiến công lớn vào vùng địch kiểm soát, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng".


Ngày 21 tháng 11 năm 1953, tôi phụ trách Ban tham mưu Đoàn 82, trú quân tại Mường Ngòi nhận được điện báo cho biết: "Sáng ngày 20 tháng 11 năm 1953, quân Pháp đã nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ". Tôi báo cáo với đồng chí Chính ủy Nguyễn Sỹ Hoạt và ghi vào sổ nhật ký tác chiến của đoàn.


Trong cuộc họp, chúng tôi và một số cán bộ phụ trách các đơn vị được nghe đồng chí chính ủy nói về âm mưu chiến lược của Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương dùng không vận đánh chiếm Điện Biên Phủ với ý đồ chiếm đóng vùng Tây Bắc Việt Nam và Bắc Lào, nơi có vị trí chiến lược quan trọng, là trục giao thông thủy bộ nối liền các miền biên giới Bắc Lào với Thái Lan, Miến Điện (Myanma) và Trung Quốc. Để tránh cho quân Pháp chiếm đóng ở Điện Biên Phủ khỏi bị cô lập, tướng Na-va đã ra lệnh cho tướng Cre-vơ, chỉ huy quân đội Pháp ở Lào, sử dụng 6 tiểu đoàn Âu - Phi từ Luông Pha Băng tiến ra đánh chiếm vùng giải phóng từ mường (huyện) Pạc Xeng, Mường Xừn, Nậm Bạc, Mường Ngòi (thuộc tỉnh Luông Pha Băng) và Mường Khoa, Sốp Nạo (thuộc tỉnh Phông Xa Lỳ), lập thành phòng tuyến liên lạc chiến lược đường bộ lưu vực sông Nậm U để nối liền Bắc Lào với Điện Biên Phủ, vùng Tây Bắc Việt Nam.


Sau khi nói rõ âm mưu và hoạt động của quân địch, Chính ủy Nguyễn Sỹ Hoạt phân công cho các đơn vị: Đại đội 68 và Đại đội Chăm Pa Xắc - chủ lực của khu đi tăng cường chiến đấu cho các mường Pạc Xeng, Mường Xừn; Trung đội bảo vệ đoàn bộ và trung đội địa phương Mường Ngòi tiến qua phía bắc sông Nậm U, chặn đánh quân địch trên đường Nậm Bạc đi Mường Ngòi... Ngay chiều hôm đó, các đơn vị lên đường.


Trời chiều cuối năm trải ánh nắng vàng nhạt khắp cánh đồng lúa vừa mới gặt chạy dài theo thung lũng hẹp từ bản Na Tợ đến thị trấn Mường Ngòi. Mấy ngày trước đây hàng quán còn mở cửa, người mua bán đông vui. Dưới bến sông, thuyền bè xuôi ngược; nghề chài lưới đánh bắt cá làm ăn trên sông khá nhộn nhịp, nhưng từ khi quân địch tiến công đánh chiếm vùng giải phóng và máy bay trinh sát thám thính theo sông Nậm U đã làm cho tình hình cả huyện Mường Ngòi và lưu vực sông Nậm U càng thêm căng thẳng; phần đông dân đi sơ tán vào các lán bí mật trong rừng. Chỉ còn lại các đội du kích canh gác, sẵn sàng chiến đấu chống quân địch, bảo vệ bản mường.


Những ngày cuối năm tiết trời se lạnh, đầu tháng 12 năm 1953, Pháp điều sáu tiểu đoàn Âu - Phi tiến đánh vào vùng giải phóng. Nhiều trận chiến đấu đã diễn ra ác liệt, các đơn vị bộ đội Lào - Việt và lực lượng du kích các bản chiến đấu dũng cảm, chặn đánh quân địch từng bước, nhưng vì lực lượng địch quá đông, hỏa lực phi pháo chi viện quá mạnh nên quân địch cứ tràn dần tới. Thông tin liên lạc đi về từ Ban Tham mưu đến các đơn vị, các ủy ban mường và những nơi cần thiết rất bận rộn, khẩn trương. Chúng tôi bám sát, nắm chắc tình hình và đánh dấu các mũi tiến quân của địch lên bản đồ tác chiến và báo cáo lên thủ trưởng.


Tình hình chiến sự khiến lòng chúng tôi như có lửa đốt vì quân địch đã chiếm được Mường Xừn, Nậm Bạc, Mường Ngòi, Mường Khoa, Sốp Nạo. Như vậy, quân địch đã đánh chiếm được toàn tuyến lưu vực sông Nậm U và nghe tin lần đầu tiên quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã bắt được liên lạc với quân của Cre-vơ ở tại Sốp Nạo (Lào).


Trong cuộc tiến công lần này, ngoài sáu tiểu đoàn Âu - Phi còn có nhiều tiểu đoàn, nhiều đại đội quân ngụy Lào và ngụy Thái. Đi tới đâu chúng đều bắn giết bừa bãi, đốt phá nhiều bản làng, chùa chiền, gây nhiều thống khổ cho nhân dân.


16 giờ ngày 14 tháng 12 năm 1953, tôi nhận được bức điện khẩn của cấp trên báo cho biết: "Có thể rạng sáng ngày 15 tháng 12, các tiểu đoàn Âu - Phi quân Pháp từ phía Luông Pha Băng sẽ đánh chiếm thị trấn Mường Ngòi". Đến 18 giờ, anh chị em đoàn bộ chúng tôi đã ba lô đeo vai sẵn sàng theo lệnh của đồng chí Chính ủy Nguyễn Sỹ Hoạt cấp tốc hành quân về bản Hạt Ngo, nằm giữa thung lũng hẹp trên đường đi bản Sốp Xàng thuộc địa phận tỉnh Sầm Nưa, cách Mường Ngòi khoảng một ngày đường để tiếp tục công việc giúp Chính ủy chỉ huy các đơn vị chiến đấu. Anh nuôi đã kịp chuẩn bị cho mỗi người một nắm cơm vắt với thức ăn khô. Anh chị em vừa đi vừa ăn trong đêm tôi, thỉnh thoảng nghe tiếng lá khô xào xạc dưới bàn chân. Càng thêm đau xót và căm thù hơn khi chúng tôi biết tin các cán bộ, chiến sĩ Lào - Việt đã anh dũng hy sinh trong trận chiến với quân địch: đồng chí Bun Mi - Chủ tịch Ủy ban kháng chiến huyện Mường Ngòi bị quân địch bắn chết ở bản Na Cang, đồng chí Nguyễn Văn Thiệu - Bí thư Ban cán sự giúp huyện Mường Ngòi bị địch bắn chết trên đường đi vận động nhân dân vùng cao chống quân địch càn quét. Trong trận chiến đấu đánh chặn quân địch, trung đội địa phương Mường Ngòi hy sinh gần một nửa số quân, đồng chí trung đội trưởng Bun Thay thì bị quân địch bắt. Số anh em còn lại của trung đội địa phương Mường Ngòi đã rút về bản Kìu Hịa để củng cố, ỦY ban kháng chiến huyện thì rút về bí mật ở rừng bản Phồn...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2022, 07:39:44 am »

Để tiếp tục chiến đấu, đồng chí Chính ủy, Thủ trưởng chính trị Đoàn 82 liền cử đồng chí Ma-hả-xốm-bun làm Chủ tịch ủy ban huyện Mường Ngòi thay đồng chí Hun Mi; đồng chí Phạm Như Trí cán bộ đại đội thay đồng chí Nguyễn Văn Thiệu, ở huyện Mường Khoa cũng bị thiệt hại nên Chính ủy Nguyễn Sỹ Hoạt cử một số cán bộ Lào - Việt lên bổ sung, củng cố: đồng chí Cha-lơn Vong-săm-àng làm Chủ tịch huyện Mường Khoa, Đại đội Chăm Pa Xắc được điều động lên tăng cường chiến đấu cho huyện Mường Khoa. Cũng trong ngày hôm đó tôi được Chính ủy Nguyễn Sỹ Hoạt gọi lên giao nhiệm vụ trở lại Mường Ngòi củng cố bộ đội địa phương, các đội du kích và giúp huyện tổ chức chiến đấu chống địch lung sục, càn quét; tổ chức phối hợp với quân chủ lực tình nguyện Việt Nam đánh đuổi địch, giữ vững và phát triển vùng giải phóng. Chính ủy còn căn dặn:

- Nhiệm vụ lần này giao cho đồng chí là rất nặng nề nhưng chúng ta phải đánh thắng quân địch. Muốn vậy phải biết tổ chức, tổ chức giỏi mới có sức mạnh. Tôi cử hai tiểu đội đi theo đồng chí để tăng cường cho huyện Mường Ngòi.

Chính ủy vui vẻ nói thêm:

- Tôi giao cho đồng chí một tiểu đội lúc này là bằng một trung đội đấy! Chúc đồng chí thắng lợi!

Tôi đứng nghiêm, bắt chặt bàn tay rắn rỏi sạm nắng của anh và cảm động nói:

- Xin cảm ơn Chính ủy, chúng tôi hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Xin phép đồng chí cho lên đường.
127

Hành quân đến chiều, chúng tôi đến bản Kìu Hịa, nơi có người Lào Thơng sinh sống ở lưng chừng núi; xung quanh bản, nứa mọc thành rừng chạy dài đến tận chân thung lũng Mường Ngòi. Một du kích bản người Khơ Mú từ sau bụi rậm bước ra chặn hỏi:

- Các ngài là ai?

- Lào Ít-xa-la. - Tôi thân mật trả lời rồi hỏi Ba In (tên người nọ) một số tình hình. Ba In cho biết:

Chỉ có du kích ở lại bản canh gác, nắm tình hình quân địch, còn dân bản ra ở lán bí mật trong rừng. Quân địch chưa đến đây, chúng đang lùng sục, càn quét các bản ở thung lũng. Quân địch đi đến đâu đều được pháo binh, máy bay ném bom bắn phá, dọn đường đến đó. Hỏa lực chúng nó mạnh hơn hẳn những lần càn trước. Các nhà ở bản Na Tợ, Na Cang, Huội Xen... đã bị quân địch đốt cháy rụi hết. Bọn chúng độc ác hơn qủy dữ.


Ba In dẫn chúng tôi đến chỗ đóng quân của trung đội địa phương Mường Ngòi, cách bản Kìu Hịa 800 mét. Người đầu tiên tôi gặp là đồng chí Tiểu đội trưởng Hủm Pheng. Hai chúng tôi gặp nhau tay bắt mặt mừng vì đã thân quen, xem nhau như anh em từ trước.


Ngược dòng thời gian, trở lại năm 1950, tôi ở đơn vị Liên quân Lào - Việt, gọi là bộ đội Lào Ít-xa-la, hoạt động võ trang tuyên truyền, xây dựng và phát triển cơ sở chính trị ở bản Kẹng Khen bên bờ sông Nậm U, gần Mường Ngòi là quê hương của Hủm Pheng. Như đêm tối lâu ngày mới được thấy ánh sáng mặt trời nên nhân dân khắp các bản, từ các bộ tộc Lào Thơng, Lào Lùm ở Nậm Bạc, Mường Ngòi đến vùng lưu vực sông Nậm U đều đồng long đứng trong Mặt trận Lào Ít-xa-la, cùng đấu tranh chống ách thống trị bạo tàn của thực dân Pháp.


Được giác ngộ cách mạng, Hủm Pheng xung phong vào bộ đội Lào Ít-xa-la. Khi đã thân quen, Hủm Pheng kổ cho tôi nghe: Gia đình Hủm Pheng có sáu anh chị em, đời sống nghèo khổ vì bọn Pháp và quan lại địa phương bóc lột thậm tệ nên cơm không đủ ăn, áo quần không đủ mặc, ốm đau không có thuốc cứu chữa. Bệnh tật đã mang đi hơn một nửa chị em trong gia đình, chỉ còn lại Hủm Pheng và cô em gái. Hủm Pheng khỏe mạnh, thông minh, lớn nhanh như măng rừng, anh thích săn bắn và xuống sông Nậm U đánh bắt cá. Da Hủm Pheng sạm nắng như bức tượng đồng hun.


Nở nụ cười hiền lành, anh kể tiếp: Cha mẹ chỉ sinh được một mình là con trai nên cả nhà yêu quý, vì vậy mới đặt tên là "Pheng" (có nghĩa là quý). Theo phong tục của người Lào Lùm, con trai phải vào chùa cạo đầu đi tu để học giáo lý làm người của đạo Phật phái Tiểu thừa, đem lại phúc đức cho cả gia đình và bản thân. Nhưng rồi một ngày kia, giặc Pháp bắt cha Hủm Pheng đi "cu li" (làm phu) làm đường từ Mường Khoa đi Sốp Nạo, Tây Trang. Khi ốm đau chúng không cho thuốc men cứu chữa. Khi chết, chúng vứt xác trong rừng. Chờ mãi không thấy cha về, đi hỏi Nai bản thì mới biết tin cha đã chết, mẹ và em gái kêu khóc thảm thiết. Hủm Pheng mới đi tu được một thời gian ngắn, phải xin phép vị sư cả làm lễ cởi bỏ áo nhà chùa để về nhà. Từ đó Hủm Pheng thay cha gánh vác công việc nặng nhọc trong gia đình, Hủm Pheng rất căm thù bọn thống trị. Hôm Hủm Pheng gia nhập bộ đội Lào Ít-xa-la, anh rất thương mẹ và em gái vì cuộc sống thiếu vắng đàn ông trong nhà sẽ khó khăn, vất vả hơn trước. Nhưng nhiệm vụ lúc này là đánh đuổi giặc Pháp xâm lược, giải phóng quê hương đất nước, sau mới là báo hiếu công ơn cha mẹ. Nghĩ vậy, anh quyết tâm đi kháng chiến.


Tôi còn nhớ mùa xuân năm 1951, lúc đó tôi chỉ huy một trung đội mà phần đông là anh em chiến sĩ tình nguyện Việt kiều ở Thái Lan đi bảo vệ, dẫn đường một đoàn cán bộ Lào ở các cơ sở vùng du kích huyện Mường Ngòi (thuộc tỉnh Luông Pha Băng) gồm hơn 50 người do Phò Khăm Sẻng - một lão thành cách mạng đã vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1936 dẫn đầu đi vê căn cứ địa cách mạng Bò Ten, dựa vào vùng biên giới Lào - Trung Quốc (thuộc tỉnh Luông Nậm Thà) dự lớp bồi dưỡng học tập chính trị, quân sự để trở thành những "hạt giống đỏ" của cách mạng Lào. Trong sô cán bộ tự nguyện thoát ly đó có Hủm Pheng.


Do trong nội bộ có sơ hở nên quân địch biết được tin có một đoàn cán bộ địa phương tỉnh Luông Pha Băng do Phò Khăm Sẻng phụ trách dẫn đầu sẽ từ Mường Ngòi đi về vùng căn cứ Quân khu B (khu I Bắc Lào lúc bấy giờ chia làm 3 phân khu: Phân khu A vùng kháng chiến Mường Sỉnh; Phân khu B vùng kháng chiến tam giác Bò Ten - Luông Nậm Thà - Mường Beng; Phân khu C là khu kháng chiến lưu vực sông Nậm U từ Nậm Bạc - Mường Ngòi đến Mường Khoa, Sốp Nạo) để đào tạo, bồi dưỡng trở thành nòng cốt của phong trào kháng chiến Bắc Lào. Bọn chỉ huy Pháp rất lo sợ nguồn tin này, chúng liền điều động hai tiểu đoàn ở Luông Pha Băng và Mường Xầy, hình thành hai gọng kìm bao vây từ bản Ca Lăng Tắp qua bản Na Tơi đến bản Long Nai thuộc tỉnh Phông Xa Lỳ, giáp biên giới Lào - Trung Quốc. Chúng còn rải quân cho đi "đóng chốt" và "mai phục" nhiều nơi. Bọn Pháp ở Luông Pha Băng huênh hoang tuyên bố "một con chim cũng không thể bay lọt đến vùng Bò Ten".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2022, 07:40:30 am »

Khi hành quân gần đến bản Ca Lăng Tắp trên đỉnh núi cao, trung đội chúng tôi bị sa vào ổ mai phục của quân địch. Tổ trinh sát ba người đi đầu thì một đồng chí hy sinh, hai đồng chí bị thương. Vì đường dốc độc đạo, cả trung đội nằm dưới chân dốc bắn mạnh lên để yểm hộ cho một số anh em xông lên lấy xác và đưa anh em bị thương về nơi cứu chữa. Đồng chí Thịnh - Tiểu đội trưởng bị thương ở cánh tay tự đi được, còn đồng chí Khá bị bắn dập nát đùi chân trái nên chúng tôi phải làm cáng giao cho anh em một tiểu đội thay nhau khiêng đi theo. Lực lượng chiến đấu của đơn vị chỉ còn lại hơn một tiểu đội. Quân địch ở trên đỉnh núi chốc chốc lại bắn vài loạt súng máy vào những bụi rậm mà chúng nghi ngờ có anh em ta ẩn nấp.


Màn đêm buông xuống rất nhanh, trời tối mịt. Trung đội chúng tôi phải bám sát nhau lội ngược theo suối Nậm Tắp, nước chảy xiết phát ra tiếng ào ào bởi những tảng đá to lởm chởm chắn giữa dòng. Phải dò dẫm từng bước nên tốc độ đi quá chậm, lại phải chờ đợi anh em khiêng cáng đồng chí Khá đi rất khó khăn vất vả. Trời hửng sáng, nhìn lại quãng đường lội suối đã đi suốt đêm qua chỉ được khoảng 2km, chưa thoát ra khỏi tầm kiểm soát của quân địch ở trên bản Ca Lăng Tắp nên nét mặt ai cũng lộ vẻ lo lắng. Tất cả anh em chúng tôi ngồi ém vào những lùm cây rậm rạp nghỉ lấy lại sức. Tôi đến gặp Phò Khăm Sẻng và bạn Hủm Pheng để nói sơ qua tình hình khó khăn và động viên anh em bạn Lào yên tâm. Sau những lúc đau ngất lịm, khi tỉnh dậy đồng chí Khá luôn đề nghị "xin được hy sinh" để đơn vị dẫn đoàn cán bộ bạn Lào nhanh chóng thoát ra khỏi vòng vây của quân địch đến khu căn cứ được an toàn. Anh em ai cũng cảm động đến ứa nước mắt, lắc đầu và động viên an ủi đồng chí Khá "quyết cùng sống chết có nhau".


Đồng chí Khá nói:

- Các đồng chí đừng để vì tôi mà gây tổn thất cho đoàn cán bộ bạn - những hạt giống quý của cách mạng Lào. Các đồng chí cùng tôi phải hoàn thành nhiệm vụ trên giao, bởi vậy, tôi xin được hy sinh...

Anh em chúng tôi lại động viên, an ủi như những lần nói trước... Khi anh em trở về nơi lấy ba lô, lấy lương khô ra ăn để tiếp tục chọn đường tắt băng rừng. Bỗng đồng chí Đỉnh y tá chạy đến vừa khóc vừa nói với tôi:

- Báo cáo, đồng chí Khá đã tự đập đầu vào đá hy sinh rồi!

Tôi và anh em vội chạy đến vây quanh đồng chí Khá. Chỗ anh nằm cạnh một tảng đá lớn cách cáng khoảng 3 mét. Chứng tỏ đồng chí Khá đã ráng chịu đau đớn, dồn hết sức còn lại lết đến tảng đá lốn sắc nhọn để thực hiện ý nguyện hy sinh của mình. Tất cả anh em Việt cũng như Lào đều bàng hoàng, xúc động bật ra những tiếng khóc thương tiếc và khâm phục lòng dũng cảm dám xả thân hy sinh để đơn vị đưa đoàn cán bộ bạn nhanh chóng thoát khỏi vòng nguy hiểm của quân địch. Đồng chí Khá nằm đó, mắt còn mở to, nét mặt đôn hậu, nghiêm trang như nhắc nhở đồng đội hoàn thành nhiệm vụ. Tôi lấy khăn mặt của mình lau sạch vết máu trên trán và vuốt mắt lần cuối cho người đồng đội dũng cảm. Anh em chúng tôi lấy đá và đất đắp cao lên thành ngôi mộ bên bờ suối Nậm Tắp, con suối suốt ngày đêm đưa dòng nước chảy ra sông Nậm U qua Mường Ngòi - nơi đồng chí Khá từng hoạt động. Tôi chạy đi tìm bứng một cụm cây hoa mẫu đơn rừng trồng lên mộ đồng chí Khá rồi cho anh em mặc niệm lần cuối cùng. Chúng tôi nhanh chóng rời khỏi khu rừng bản Ca Lăng Tắp trong bóng hoàng hôn.


Hình ảnh thân thương của đồng chí Khá cứ hiện lên rõ nét trước mắt tôi: Một thanh niên Việt kiều 32 tuổi, trắng trẻo đẹp trai, mỗi lần cười để lộ hàm răng trắng muốt, ánh lên hai cái răng vàng càng làm cho khuôn mặt thêm rạng rỡ. Đồng chí Khá là thợ cắt may giỏi, đã có cửa hàng may đo ở xóm Phàn Phạp, mường U Đon, miên Đông Bắc Thái Lan. Cũng như hàng ngàn thanh niên Việt kiều ở Lào và Thái Lan, đồng chí Khá đã từ giã vợ và hai con xung phong vào đội quân cách mạng theo lời kêu gọi "kháng chiến cứu nước" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại qua làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam từ đất nước quê hương thân yêu vọng tới, làm náo nức, rung động lòng người sống xa Tổ quốc. Cuộc chiến đấu còn dang dở thì đồng chí Nguyễn Khá đã nằm lại yên nghỉ mãi mãi trên núi rừng Bắc Lào, để lại niềm thương tiếc, cảm phục cho anh em bộ đội Liên quân Lào - Việt đoàn 82 Khu I Bắc Lào.


Từ nơi xuất phát được dự định đi 5 ngày là đến nơi (Phân khu B) nên mỗi người phải mang 10 bát sắt gạo ăn đường. Nhưng sau trận Ca Lăng Tắp, đơn vị phải thay đổi kể hoạch hành quân, phải vượt núi băng rừng. Không vào được bản dân, không được đi theo các con đường lớn vì có quân địch đóng chốt và mai phục nên tốc độ đi rất chậm. Khi hành quân đã qua một tuần, chỉ mối đi được một phần ba chặng đường thì anh em đơn vị hết lương thực, phải ăn đọt cây tào, cây mây, nõn chuối và rau rừng, để dành phần gạo ít ỏi còn lại cho anh em cán bộ Lào ăn để có sức mà "đi đến nơi đã định". "Xin được hy sinh" - lời đề nghị cuối cùng của đồng chí Khá cứ vang vọng mãi bên tai anh em chúng tôi, tất cả chỉ im lặng, chịu đựng đói khổ nhanh chóng đưa đoàn "hạt giống đỏ của cách mạng Lào" về đến căn cứ được an toàn.


Đơn vị chúng tôi vượt qua đỉnh núi bản Na Tơi đi về phía Bắc. Vừa xuống đến lưng chừng đồi cỏ gianh để ra đường cái thì chạm trán quân địch. Các loại súng của địch bắn về phía chúng tôi như mưa. Đồng chí Hợp - một chiến sĩ còn rất trẻ trong tổ trinh sát đi đầu bị đạn xuyên qua đầu gối ngã khuỵu lăn xuống dốc, càng gần họng súng quân thù. Trong tiếng đạn nổ ầm ầm, tôi nghe được tiếng gọi của đồng chí Hợp:

- Anh Phi ơi! Cứu em với!

Hình ảnh đồng chí Khá lại hiện lên, nghĩ đến quân địch trước mặt, ngực tôi tức nghẹn, cố gào thật to:

- Súng máy bắn cả băng, toàn trung đội xông lên!

Dứt lời, tôi và anh em vừa bắn vừa hô xung phong xông thẳng vào đánh bật quân địch chạy dạt sang hai bên, để lại một quãng đường rộng cho đơn vị chúng tôi đưa đoàn cán bộ Lào vượt qua được an toàn.

Tôi cử bốn đồng chí còn tương đổi khỏe, thay nhau khiêng cáng đồng chí Hợp cùng đơn vị nhanh chóng vượt núi băng rừng, rời xa đường cái và bản dân. Mới đi được một đoạn đường khoảng 3km, bốn đồng chí khiêng cáng đồng chí Hợp đến đặt cáng trước mặt tôi, vừa khóc vừa nói:

- Anh em kiệt sức rồi! Tự đi còn khó khăn nên không thể khiêng đồng chí Hợp nữa! Mong anh hiểu cho.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2022, 07:40:59 am »

Tôi ngồi im lặng, chưa biết nên giải quyết như thễ nào đây? Hình ảnh hy sinh của đồng chí Khá lại vụt hiện lên... Tôi lấy chiếc chăn chiên trong ba lô ra làm cái địu (như kiểu đồng bào dân tộc địu con đi nương) cõng đồng chí Hợp sau lưng, tay cầm tiểu liên và chỉ huy đơn vị tiếp tục hành quân. Nhưng lòng hăng hái và thương yêu đồng đội cũng không thể gắng sức được lâu vì cái đói cồn cào và đường rừng rất khó đi nên đi được khoảng 2km, tôi kiệt sức ngã khuỵu. Tôi họp trung đội bàn cách giải quyết. Cũng vừa lúc những đám mây đen kéo đến làm cho bầu trời tối sẫm lại, những giọt nước mưa đầu mùa nặng hạt rơi xuống đập vào lá cây nhiều tầng, tạo lên tiếng ào ào kéo dài như thác đổ. Gió cũng gầm rít mạnh lên như bầy voi rừng xô cây nghiêng ngả. Trận mưa rào nhiệt đới kéo dài hai tiếng đồng hồ thì ngớt, nước mưa chảy lêng láng xuống chỗ trũng tạo thành những con suối mới nước đục ngầu chảy xiết. Chúng tôi phải lên chỗ cao chờ nước rút cạn mới lội qua. Mặt trời lộ ra, bừng sáng, những làn gió nhẹ thổi đến làm rung động những cành lá, trút nốt những hạt mưa tí tách cuối cùng và tiếng vỗ cánh lao xao của đàn chim đi tìm mồi... Tất cả cảnh vật và tiếng chim đã làm cho tâm trí anh em cảm nhận rằng mình đang được hưởng những giờ phút vắng lặng, bình yên. Và cùng với gió, với núi rừng đại ngàn vuốt ve, che chở cho những khoảnh khắc đằm thắm tình quê hương, đất nước bạn Lào...


Anh em trung đội chúng tôi bàn bạc nhất trí để đồng chí Hợp và đồng chí Đỉnh y tá ở lại cứu chữa vết thương. Khi nào khỏi thì đi đường có ký hiệu và vết dao chặt ngang bên phải gốc cây. Đó là đường đơn vị đi về khu căn cứ an toàn, giải quyết như vậy là lối thoát duy nhất không còn cách nào khác, bởi vì trung đội phải hoàn thành nhiệm vụ đưa đoàn cán bộ bạn Lào đến khu căn cứ an toàn là trên hết.


Anh em chúng tôi cấp tốc chặt cây gỗ bằng bắp chân còn nguyên cành lá dựng thành túp lều tròn để hai đồng chí ở tạm. Tất cả thuốc men bông băng và một ít muối của đơn vị cũng để lại hết cho đồng chí Hợp và Đỉnh. Chúng tôi chia tay và hẹn ngày sớm gặp lại. Toàn đơn vị vội vã lên đường.


Thượng tuần tháng 7 năm 1951, tại khu căn cứ an toàn, hai đồng chí Đỉnh và Hợp đã vê đến đơn vị. Tôi dang hai tay quàng lấy hai vai của đồng chí Đỉnh và Hợp, lòng vui mừng không sao tả xiết.

Đồng chí Hợp cầm chặt tay tôi mừng mừng tủi tủi và luôn mồm nói:

- Cảm ơn anh đã cứu em!

Rồi cả hai đồng chí cùng kể lại những ngày ở giữa rừng hoang vắng chữa vết thương:

- Các anh đi rồi, núi rừng trở nên âm u, trống vắng. Nỗi lo buồn cứ dâng lên tràn ngập trong lòng. Tiếng chim "bắt cô trói cột" và tiếng chim gõ kiến rúc lên từng hồi càng tạo nên bản nhạc buồn cô quạnh. Đêm đêm nằm nghe tiếng nai tác, hổ gầm, vượn hý càng thêm ảo não, đem lại cho chúng tôi giấc ngủ chập chờn, lo lắng vì nhiều điều huyền bí của núi rừng đại ngàn còn mang nhiều dấu ấn của thời hoang sơ.

Đồng chí Đỉnh kể tiếp:

- Hàng ngày, khi tiếng gà rừng gáy sớm, sương đêm còn đọng trên tán cây, tôi đã thức dậy nấu nước sôi pha thuốc tím để nguội, chuẩn bị thuốc kháng sinh để chữa vết thương cho đồng chí Hợp. Vì hai chúng tôi sống đơn độc giữa rừng nên phải hết sức gìn giữ, bí mật. Khó nhất là giữ bí mật với dân các bản xung quanh. Chúng tôi phải thực hiện "ở không có khói, nói vừa đủ nghe, đi về không dấu vết". Sau khi chuẩn bị mọi việc ở lán xong, tôi mang theo dao, túi, ăng gô và bình tông đi dọc theo các khe suối tìm kiếm các thứ ăn được như ốc, cua, cá, nhái và các loại rau. Còn chất bột thì tôi phải tìm đến các hang hoặc hốc đá của lũ chuột rừng, chúng tha về những nhánh thóc, hạt ngô từ các nương rẫy để dự trữ ăn dần. Tôi phải lấy đá ghè nát những hạt thóc, ngô thành bột, nấu thành bát cháo rau thập cẩm. Hôm nào đói quá thì đổ nhiều nước, húp cho đầy bụng sống qua ngày... Những ngày sống vô cùng gian khổ nhưng hình ảnh thân thương của đồng chí Khá hiện lên trước mặt với nụ cười rạng rỡ lạc quan đã an ủi, động viên chúng tôi rất nhiều.


Chữa vết thương cho đồng chí Hợp chỉ khoảng hai tuần là khỏi. Nhưng để đầu gối co duỗi được, đồng chí Hợp phải tập gần một tháng và phải chịu đau đớn mới tập đi và leo núi được. Tôi luôn động viên đồng chí Hợp cố luyện tập leo núi để chóng đến ngày trở về đơn vị. Trước hôm trở về đơn vị, anh em chúng tôi tìm theo lôi cũ trở lại bên bò suôi Nậm Tắp tìm mộ đồng chí Khá. May nhờ bụi mẫu đơn ra nhiều hoa đỏ rực mới nhanh chóng nhận ra. Hai chúng tôi rất xúc động, ôm hai đầu mộ và cùng nói rằng: "Anh Khá ơi! Có lẽ đây là viếng anh lần cuối. Anh em chúng tôi sẽ lên đường trở về đơn vị thân yêu của chúng ta. Anh cũng vui lòng như vậy chứ, anh Khá ơi!".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2022, 07:42:22 am »

CHUYỆN Ở CAO ĐIỂM 1978


NGÔ TIẾN BAN


Trăng hạ tuần mọc muộn, màn đêm yên tĩnh. Ngồi tựa vào thành công sự trên đài quan sát ở cao điểm 1978, mắt tôi như dán vào từng đoạn giao thông hào, từng công sự, từng ụ súng mà địch đã dựng lên. Tôi biết trong đó bọn địch đang chui rúc, ẩn nấp và sẽ chống trả quyết liệt.


Biết bao tình huống giả định, các phương án lởn vởn hiện ra trong đầu tôi. Qua nhiều năm chiến đấu trên chiến trường Bắc Lào, tôi muốn tìm một phương án tác chiến có hiệu quả nhất mà đỡ tốn xương máu. Đang miên man suy nghĩ thì tiếng con chim lợn bất thần hét vang "éc... éc... éc..." cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi, đưa tôi nhớ lại một ngày cuối năm 1970.


Đơn vị chuẩn bị một chiến dịch mới thì đồng chí Tổng Bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào Kay-xỏn Phôm-vi-hẳn về thăm. Trong cuộc gặp mặt, có đồng chí cán bộ ta đứng lên hứa với đồng chí Tổng Bí thư:

- Sẽ giải phóng Long Chẹng trong thời gian ngắn nhất.

Cả phòng họp ồn lên, tôi buột miệng nói:

- Ông chủ quan quá đấy!

Người khác lại nói:

- Long Chẹng là thủ đô, là sào huyệt của Vàng Pao, không dễ ăn đâu. Ngắn nhất là bao lâu?

Nhiều cái đầu quay về phía người phát biểu lắc lắc với ánh mắt nghi ngờ. Đồng chí Tổng Bí thư cười mỉm, giơ tay ra hiệu im lặng rồi nói:

- Tôi cũng hứa với các đồng chí sẽ đề nghị tuyên dương anh hùng cho đơn vị các đồng chí.

Tiếng vỗ tay ran lên, không khí buổi gặp mặt trở nên thân tình, cởi mở.

Thế mà bây giờ đây, sau hơn hai năm, trận địa của chúng tôi, cao điểm 1978 này mới chỉ cách Long Chạng có vài cây số đường chim bay mà phải dừng lại. Lòng tôi se lại, mắt lại căng ra nhìn sang trận địa địch.

Những tháng cuối năm 1972, địch huy động một lực lượng lớn chưa từng thấy ở chiến trường Lào do CIA trực tiếp chỉ huy gồm 30 tiểu đoàn quân phái hữu, 28 tiểu đoàn quân phỉ Vàng Pao, 18 tiểu đoàn quân Thái Lan và 3 tiểu đoàn pháo binh với nhiều binh khí kỹ thuật thông tin, công binh, thiết giáp; phản lực Mỹ, B52 chi viện không tiếc bom đạn cho từng trận đánh, trực thăng hàng trăm lần/chiếc/ngày chở quân, cẩu pháo, tiếp tế đủ thứ bảo đảm đến từng đại đội của chúng. Bằng cố gắng cao nhất, sau 5 tháng tiến công đánh chiếm Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, cuối cùng địch cũng phải chịu thất bại.


Mùa khô sắp tới, phát hiện ta chuẩn bị phản công, địch đã lui về, tập trung quân chiếm địa bàn lập tuyến phòng ngự.

Dải núi dài khoảng 4 - 5km chạy qua Phu Lũng Mạt, Thẩm Lửng - Sao Phan có điểm cao 1978 là địa bàn tranh chấp quyết liệt nhất. Sau nhiều đợt tấn công, địch đã phải đưa 4 tiểu đoàn Thái Lan tới lập trận địa phía Tây Nam cao điểm để ngăn chặn một tiểu đoàn quân tình nguyện.


Cả dải núi dài và cao điểm 1978 vốn là những khu rừng già nguyên sinh hàng trăm năm tuổi, quanh năm xanh tốt um tùm, nhiều gỗ quý, nhiều thú hiếm sinh sống ở đây, chỉ sau ít ngày bị bom đạn địch tàn phá đã trở thành đất chết. Mặt đất tả tơi, lở loét, nham nhở những hố bom sâu hoắm, méo mó vì bom nọ nổ chồng lên hố bom kia. Rừng chỉ còn là những cọc gỗ đen thui, cháy nham nhở, sứt sẹo, xơ xác như những cái gai to. Không một sinh vật nào tồn tại, không một màu xanh nào nhú lên được. Ngày cũng như đêm, ngoài tiếng gió thổi, tiếng bom đạn, không một âm thanh nào khác. Im lặng bao trùm. Thỉnh thoảng từ mặt đất lại bốc lên những cột khói trắng, những đám bụi đục ngầu, mùi khét lẹt của những đám cháy do bom napan, bom phá, bom phạt Mỹ gây ra. Bộ đội ta ở đây đã quen với ác liệt, coi thường mọi nguy hiểm. Pháo địch "suýt chết", bom Mỹ "ném chưa chắc đã trúng, mà có trúng chưa chắc đã chết"... Ngày vẫn có cơm nóng, nước nóng, tối trong các hầm dưới ánh nến lung linh vẫn tú lơ khơ. Tất cả cùng chung ý chí cùng một quyết tâm, lạc quan yêu đời, tin chắc vào thắng lợi.


Chỉ còn nửa tháng nữa Hiệp định Viêng Chăn có hiệu lực. Chúng tôi phải lập thêm nhiều đài quan sát, theo dõi sát mọi hoạt động của địch suốt ngày đêm từ nhiều hướng. Chuẩn bị đánh trả ngay từ trước lúc chúng thực hành lấn chiếm khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực nhằm chiếm thêm đất làm chuyện đã rồi như bọn ngụy quân miền Nam Việt Nam đã làm.


Từ ngày lui về phòng ngự, rất ít nghe thấy tiếng máy bay phản lực trực thăng chưa bao giờ tiếp tế đến trận địa. Ngay tại Long Chẹng, một tuần cũng chỉ có một đến hai lần bay đến tiếp tế.

Từ đài quan sát tôi thấy rõ, cứ sáng sáng, từng tốp lính vài ba tên có tên khoác súng, có tên không tỏa ra các hướng, xuống các khe đồi, rãnh núi, vào các bụi rậm đào đào, bới bới, quần áo xộc xệch, mặt mũi phờ phạc, gò má dô ra, hì hà hì hụi. Có lúc chúng reo lên, hành động nhanh hẳn lên như là cố vồ, chộp một con vật nào đó đang cắm đầu chạy. Lúc thì thấy chuột, lúc là cóc... toán khác thì đào củ rừng, bẻ lá cây... đến gần trưa, từ trận địa của chúng bốc lên những đụn khói trắng, xung quanh vài ba tên tranh nhau, chia nhau "chiến lợi phẩm", mồm miệng nhồm nhoàm, mặt mũi nhem nhuốc, cười nói hể hả. Đã nhiều năm chiến đấu ở các chiến trường Bắc Lào, nhưng tôi chưa bao giờ được chứng kiến cảnh tượng "đẹp mắt" như thế. Bỗng trong óc tôi vụt hiện lên một ý nghĩ, thích thú quá tôi buột miệng:

- Ta đã có cách đánh chúng mày rồi, chắc thắng mà ít tốn xương máu.

Định thần lại, tôi nghĩ: "Phải cẩn thận đấy, phải làm từ từ để thử chúng phản ứng thế nào đã...". Lồng ngực tôi giãn ra, từng hơi thở thoải mái làm cho tôi thấy khoẻ khoắn ra.

Bỗng một hôm, vừa rạng sáng tiếng máy bay phản lực đã gầm rú, bom đạn ầm ầm nổ. Dấu hiệu cuộc tấn công đã rõ. Bộ đội ta bỏ cơm sáng, nhanh chóng vào vị trí chiến đấu sẵn sàng đợi lệnh. Sau vài ba đợt oanh tạc của máy bay bầu trời lại yên tĩnh, chờ mãi đến gần trưa mới thấy tiếng súng bộ binh địch nổ lẻ tẻ, rồi lại im ắng. Mãi đến tận chiều, tiếng đạn lại nổ nhiều, cả đạn M79 cũng nổ, súng phóng lựu của chúng cũng đã nhả đạn, cứ thế lặp đi lặp lại ba, bốn lần nhưng không thấy một tên lính nào xuất kích. Quan sát vệt lửa đạn thì chỉ thấy đường đạn bay cao dần lên, có vệt lửa chọc thẳng lên trời. Té ra, mặc dù bọn chỉ huy ác ôn ra lệnh, thúc ép tấn công, binh lính địch chỉ nằm trong hố, chĩa súng ra ngoài hoặc chĩa lên trời bắn loạn xạ, cốt cho hết đạn rồi báo cáo cho chỉ huy bị đối phương đánh chặn ác liệt không tiến lên được. Lúc này ở đây chúng còn tới khoảng 10 nghìn quân, có cả 4 tiểu đoàn Thái Lan cùng nhiều binh khí kỹ thuật, kể cả AD6 đỗ ở Long Chẹng, nhưng rõ ràng tinh thần binh lính đã suy sụp nên tuy đông quân nhưng không có sức chiến đấu.


Tình hình như vậy càng củng cố lòng tin của tôi về việc mở đợt hoạt động địch vận. Bước một bắn truyền đơn sang phía địch để thăm dò. Truyền đơn giải thích hiệp định đình chiến, kêu gọi binh lính Thái Lan không đi đánh nhau, đòi về nước với gia đình và nói rõ bộ đội Pa-thét Lào tôn trọng hiệp định, nếu đối phương khiêu khích vi phạm sẽ bị trừng trị thích đáng.


Những ngày sau đó, mặt trận trở nên yên tĩnh, bộ đội ta được nghỉ ngơi và theo dõi sát địch, sẵn sàng chiến đấu.

Trời cuối mùa khô, không khí mát dịu, thỉnh thoảng có những cơn mưa nhỏ vào buổi sáng. Ban ngày trời quang đãng, trong vắt, ánh nắng xuyên qua làn sương mỏng làm cho cảnh vật trở lên lung linh, nhiều màu sắc huyền ảo.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2022, 07:43:09 am »

Phát huy thắng lợi, chúng tôi chủ trương bằng mọi cách phải cảm hóa binh lính địch. Sáng kiến được nảy ra trong cuộc họp toàn đơn vị. Tuy có tranh luận, có khi gay gắt, nhiều ý kiến khác nhau nhưng cuối cùng cũng đi đến nhất trí: Bớt một lượng trong khẩu phần ăn của anh em và dùng một ít trong dự trữ cho thương bệnh binh làm địch vận. Quyết nghị xong, mọi người lao vào làm việc. Người thì lấy dao găm chặt, đẽo, gọt những cành cây khẳng khiu, cháy dở nham nhở, người đi tìm bất cứ thứ gì có thể buộc, ghép được để làm một cái bàn. Chân bàn cao khoảng hơn đầu người ngồi. Ngay tối hôm đó, chiếc bàn đã được chôn sát hàng rào dây thép gai của địch, trên bàn đặt dăm gói lương khô, vài gói đường, một vài hộp sữa Ông Thọ, có tờ giấy nhỏ lấy từ vỏ bao thuốc lá Trường Sơn lộn ngược ghi rõ bằng chữ Lào: "Thấy binh lính Thái Lan thiếu đói, phải đào chuột, củ rừng về ăn, chúng tôi để thực phẩm ở đây cho các anh lấy về dùng".


Khi bóng đêm phủ xuống trận địa, ánh trăng cuối tháng mờ mờ trong làn sương nhưng vẫn đủ để quan sát động tĩnh. Về khuya, trong một công sự địch, binh lính lố nhố ra cửa, một tên lom khom bò thấp ra phía bàn, ngó nghiêng trước, sau, phải, trái. Đến gần bàn nó vụt đứng lên, lại vội ngồi xuống nhanh như con rối. Yên tĩnh, hắn ngồi sát bàn, chỉ từ mắt trở lên mới cao hơn bàn, chăm chú nhìn vật phẩm đặt trên đó. Cẩn thận nhưng vẫn luống cuống, cúi thấp hơn mặt bàn, với tay quờ quạng, vét vét bất cứ thứ gì tay chạm phải ra sát mép, một tay lấy vạt áo ra hứng các vật phẩm được vét ra rơi xuống. Xong việc nó ôm gói đồ trước bụng, một tay chống bò về công sự vội vàng.


Mọi hành động của tên lính Thái đều lọt vào mắt tôi. Sau khi tên lính Thái chui vào hầm, tôi mừng thầm nhưng đầu óc lại nghĩ miên man. Hình ảnh cuộc họp buổi chiều vẫn lởn vởn, day dứt trong tôi. Dáng ngươi gầy gò, gương mặt cương nghị của một chiến sĩ và lời nói của đồng chí đó đến giờ vẫn không quên được:

- Tôi sẵn sàng nhịn đói để các em thơ, các mẹ già ở Xiêng Khoảng được ăn, chứ không đồng ý cho kẻ địch dùng. Làm như vậy là mất lập trường.

Bây giờ tôi vẫn băn khoăn tự hỏi, không biết những tên lính Thái Lan được ăn lương khô, đường sữa ấy có nghĩ gì không? Liệu việc làm này có giúp phần nào cảm hóa được chúng không? Những tên lính đánh thuê chỉ có một mục đích vì tiền. Và tự an ủi mình: Dù sao việc đó cũng có tác dụng trước mắt. Mình chỉ làm vì muốn đỡ xương máu cho cả hai bên. Đầu óc tôi cứ miên man, rồi hai mắt cứng lại, rồi hai mi sụp xuống, lưng tựa vào vách hầm, tôi đi vào giấc ngủ lúc nào không biết, chỉ mơ mơ màng màng thấy mình đang múa Lăm vông với đồng bào Phôn Sa Vẳn mừng chiến thắng trong ánh lửa trại, tiếng trống bập bùng... bập bùng...


Sau một tuần như vậy, không phải đợi đến đêm mà ngay buổi chiều, khi chúng tôi mang lương khô, đường sữa, cả họa báo nữa đặt lên bàn quay về thì binh lính Thái Lan đã chạy ra, tranh nhau vồ lấy thực phẩm, hớn hở quay về công sự, tay ngoái lại vẫy vẫy, vái vái vài lần. Một buổi sáng, chúng tôi nhận được tờ giấy của lính Thái đặt trên bàn: "Cảm ơn bộ đội nhà Phật. Chúng tôi đang đòi về nước". Như giải tỏa được nỗi lòng, anh em ai cũng thấy mình đã làm đúng; bụng tuy đói nhưng vẫn vui vẻ. Lúc rảnh rỗi anh em còn đi tìm hoa phong lan về tô điểm cho hầm của mình.


Đúng 12 giờ trưa ngày 22 tháng 2 năm 1973, lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Lào có hiệu lực. Bọn lính địch ào cả ra hò hát nhảy múa lung tung. Hai tay giơ cao hơn đầu lắc lắc, khua bất cứ cái gì có trong tay. Khăn mặt trắng, khăn rằn ri, áo, quần, mảnh dù rách, cành cây. Mặt mũi nhem nhuốc, gầy gò, hốc hác, quần áo nhàu nát. Âm thanh lộn xộn, đám lính lộn xộn, nhưng thấy tên nào cũng hả hê sung sướng như đã thoát khỏi địa ngục và chờ đợi một điều gì đó lâu lắm rồi nay mới toại nguyện. Nhìn cảnh ấy, tôi chợt thốt lên thật to để anh em ta nghe thấy:

- Các đồng chí ơi! Chúng ta đã ghi được điểm rồi!

Bên ta vẫn bình tĩnh, đã chờ ngày thực hiện kế hoạch cắm cờ phân giới tuyến. Đúng giờ, 3 tổ, mỗi tổ 3 đồng chí quân phục chỉnh tề, đầu đội mũ lưỡi trai (mũ Pa-thét Lào), tay cầm những bó cờ nhỏ vải đỏ hiên ngang đi đều, những bước chân chững chạc tiến thẳng ra hàng rào của địch, lần lượt cắm chắc chắn những cây cờ, nhằm tỏ rõ ranh giới, hạn chế phạm vi hoạt động của đối phương chỉ được đến đó. Bọn lính Thái Lan nhìn sang dãy cờ đỏ lơ láo, ngơ ngác, đến khi anh em ta quay về chúng mới hiểu được mục đích việc phân tuyến. Những lá cờ đỏ vẫy vẫy trong gió như mừng thắng lợi bước đầu của chúng tôi, như vẫy chào những người con anh dũng của nhân dân Lào. Dãy cờ ngăn chặn mọi bàn tay tội ác của kẻ thù.


Hai bên nhìn nhau trong im lặng lúc lâu rồi tản về các nơi. Tôi xúc động, nước mắt làm nhòa đi hình ảnh bẩn thỉu, lem luốc của bọn lính phía bên kia. Bỗng nhớ lại, mới hôm nào đây mà đã hơn hai năm trôi qua, lời hứa với đồng chí Tổng Bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào chưa thực hiện được trọn vẹn. Từ đây vào Long Chẹng chỉ còn vài cây số thôi mà phải dừng lại, tự thấy xấu hổ nhưng trấn tĩnh lại ngay, vẫn còn thời gian để làm nốt phần còn lại. Chắc chắn như vậy.


Chấp hành chỉ thị của trên, bộ đội Pa-thét Lào sẽ vào tiếp nhận địa bàn, trực tiếp tiếp xúc, quân tình nguyện lui về sau đứng làm dự bị. Chúng tôi đón đoàn cán bộ Lào do đồng chí Khăm Kiệu - Trưởng ban tác chiến quân khu bạn vào chuẩn bị. Đồng chí Khăm Kiệu dáng hơi thấp, nước da ngăm ngăm, thân hình chắc nịch, mặt hơi gầy nhưng hiền hậu, đôi mắt đen, lanh lợi, dáng đi chắc, nói năng thận trọng từ tôn và nói sõi tiếng Việt. Bạn, ta gặp nhau dù quen hay không đều chạy tới ôm chầm vào nhau, vồ vập, hết người này đến người khác như những anh em ruột thịt xa cách nhau lâu ngày mới gặp lại. Không khí hân hoan vỡ ra bởi những âm thanh tíu tít lẫn lộn cả tiếng Lào, tiếng Việt, chỉ cốt nói để thỏa tấm lòng thương nhớ, chờ đợi nhau. Tôi đã đôi lần được hưởng cái hạnh phúc ấy trên các chiến trường Bắc Lào mà hôm nay mắt vẫn nhoè đi xúc động. Sau những phút nồng ấm, chúng tôi đưa đoàn bạn đi nắm tất cả các vị trí từ phía sau ra phía trước. Đến sát tiền duyên, đoàn cán bộ bạn tản ra, mỗi người tìm một vị trí quan sát thuận lợi theo ý định và nhiệm vụ của mình. Khăm Kiệu đi đến từng người một, chỉ chỉ chỏ chỏ, nói với cán bộ của mình như dặn dò những chỗ, những điểm cần chú ý. Trước khi ra về để dẫn quân vào, Khăm Kiệu thay mặt đoàn cán bộ Lào nói:

- Cảm ơn các đồng chí. Các đồng chí đã tạo những điểm hiệu, những lợi thế tốt nhất cho chúng tôi. Chắc chắn chúng tôi sẽ thực hiện thay quân đúng kế hoạch, bí mật, sẽ hoàn thành nhiệm vụ và luôn mong muốn sự hỗ trợ của các đồng chí.


Đơn vị bạn đã tiếp quản xong tất cả các vị trí. Mọi hoạt động của bạn vẫn diễn ra đúng như trước đây ta vẫn làm nên địch không hề biết. Bạn đã yên tâm, Khăm Kiệu hoạt bát hẳn lên, dáng đi thoăn thoắt nhanh nhẹn, khác hẳn những ngày đầu vào thâm nhập khu vực phòng ngự.


Sắp hành quân về phía sau, lòng tôi rộn ràng mừng lo lẫn lộn. Trong đầu bao nhiêu câu hỏi xuất hiện: "Không biết có còn điều gì mình chưa nói hết với Khăm Kiệu không? Bạn còn khó khăn gì không?". Nhưng tôi nghĩ lại, qua các buổi diễn tập chiến đấu theo các tình huống giả định, bạn đã tỏ ra nắm vững ý đồ, nắm vững quyết tâm, kế hoạch tác chiến; trong xử trí của chiến sĩ có nơi còn sáng tạo hơn, nhanh hơn đáp án. Tôi hoàn toàn yên tâm.


Chào Khăm Kiệu ra về, nhưng chúng tôi cứ ôm lấy nhau, bịn rịn không muốn rời ra, miệng thì thầm:

- Cảm ơn bạn, chúng ta sẽ nhớ mãi những ngày này.

Một làn gió mát thổi qua, tôi buông tay, vừa đi vừa ngoảnh lại, tay vẫy vẫy:

- Tạm biệt, chúng ta nhất định sẽ chiến thắng.


Hà Nội, tháng 8 năm 2009
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM