Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:18:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Goócbachốp - Bạo loạn Sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong  (Đọc 2673 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #50 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:36:35 am »

12. CƠ SỞ "ABS"

Cuộc gặp gỡ tại cơ sở "ABS" của Uỷ ban An ninh quốc gia là rất đáng chú ý. Về cơ sở này, chủ yếu theo lời của V. Xtêpancốp và E. Lixốp, được báo chí thân chính phủ viết, thì có lẽ còn hơn cái được gọi là "cuộc tấn công nhà trắng". Bởi vì từ ngày đầu tiên cho tới tận hôm nay, tôi và các đồng chí đều bị buộc tội rằng, chính ở đó, tại cơ sở này, ngày 17-8-1991, chúng tôi đã tổ chức một cuộc mưu phản, soạn thảo kế hoạch, đề ra nhiệm vụ, phân công vai trò và lực lượng để thực hiện. Nhưng rồi việc điều tra cũng không thể làm cho lời buộc tôi được cụ thể hơn, cũng như chẳng đưa ra được một bằng chứng nào cả. Mọi mưu toan làm rối trí các bị cáo và đa số các nhân chứng, buộc họ phải vu cáo lẫn nhau, đều đã bị thất bại.


Trong lời buộc tội đưa ra ngày 5-12-1991, kết tội tôi mưu phản cướp chính quyền, E. Lixốp khẳng định rằng ngày 17-8-1991, tại cơ sở bí mật "ABS" của Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô ở thành phố Mátxcơva, tôi đã vạch ra kế hoạch cướp chính quyền trong nước; cách ly Tổng thống Liên Xô đang nghỉ ở Phôrôx (Crưm) và làm mất liên lạc với thế giới bên ngoài, sau khi đã gửi một tối hậu thư: hoặc thi hành ngay tình trạng giới nghiêm trong nước, hoặc là từ chức. Nếu tổng thống từ chối thực hiện yêu sách trên, thì tiếp tục cách ly ông ta, làm ra vẻ ông ta bị ốm và do đó không có khả năng lãnh đạo, mọi trách nhiệm của Tổng thống Liên Xô trao cho Phó Tổng thống Liên Xô Ianaép, thành lập Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp ở Liên Xô để quản lý đất nước và trao cho uỷ ban toàn quyền của cơ quan quyền lực cao nhất, thi hành tình trạng giới nghiêm. Để thực hiện kế hoạch đã định, dường như chúng tôi đã quyết định phái đến Tổng thống Liên Xô ở Phôrôx một nhóm người tham gia cuộc mưu phản bao gồm Báclanốp, Sênhin, Bônđin, Varennicốp, Plêkhanốp, Gênêralốp với nhiệm vụ tiếp tục cách ly và đưa ra những yêu sách của những kẻ mưu phản đối với tổng thống.


Về "việc cách ly" thì các bạn đã đọc ở phần trên. Bây giờ xin nói đến "những kế hoạch" không có thực, những sự bịa đặt khác.

Trong quá trình điều tra sơ bộ, ngay từ ngày đầu tiên tôi đã khẳng định rằng, tôi không hề thảo ra một kế hoạch nào đó để cướp chính quyền và cách ly Tổng thống Liên Xô, và tôi không biết gì về điều đó, tôi đã yêu cầu bác bỏ những lời đưa ra buộc tội tôi như những điều bịa đặt và phi lý. Tất cả những yêu cầu của tôi vẫn không được giải quyết. Đáng tiếc đó lại là một thực tế bình thường, bởi vì việc điều tra chẳng đưa ra được chứng cớ gì. Trong quá trình điều tra người ta cũng chẳng đưa ra được một chứng cớ nào, và cũng không tiến hành thẩm cứu. Hơn nữa, ngày 10-1-1992 với công văn số 18/6214-94, chính cuộc điều tra đã xác nhận rằng, "không có một văn bản nào phát lệnh điều tra cả".


Đáp lại đơn khiếu nại ngày 23-10-1991 của tôi về lời buộc tội tôi là bịa đặt và không cụ thể, do vậy việc điều tra là vi phạm luật tố tụng hình sự và sai quy định tố tụng, xâm phạm quyền được bảo vệ của tôi, khiến cho người bị buộc tội phải chứng minh tính chất vô tội của mình. Viên trưởng Viện kiểm sát Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga Xtêpancốp, người có quyền tối cao phán xét về sự vô tội của công dân Liên bang Nga, ngày 4-2-1992 có công văn số 34 TT-55-92/6214-91 cho biết rằng, tôi có thể trực tiếp tìm hiểu những bằng chứng làm cơ sở buộc tội trong quá trình thực hiện những yêu cầu của bộ luật tố tụng hình sự 201 của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga. Nói cách khác, người ta đưa cho anh 125 tập "Hồ sơ" hãy đọc và tự tìm ra những bằng chứng tội phạm của mình. Chúng tôi là những người xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ, không có thời giờ để nghiên cứu vấn đề của anh. Cứ ngồi đấy, suy nghĩ, anh đang còn có thời gian mà.


Vậy là tôi đã tìm được gì khi tìm hiểu với toàn bộ tài liệu hồ sơ liên quan đến buổi chiều ngày 17-8-1991. Tôi chỉ tin chắc một đìeu là sự miêu tả thực chất của cái gọi là kế hoạch cướp chính quyền trình bày trong quyết định ngày 5-12-1991 buộc tội tôi, không phải một cái gì khác ngoài sự bịa đặt. Nó chẳng liên quan gì đến sự có mặt của tôi ở cơ sở "ABS" của Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #51 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:38:31 am »

Những nhân chứng có mặt trong cuộc gặp gỡ đó đã chứng minh điều sau đây:

1. Egôrốp Alếcxây Ghèócghiêvích

"Lần đầu tiên tôi được mời tham gia soạn thảo vấn đề tình trạng khẩn cấp trong nước là vào tháng 12-1990. Khoảng ngày 15 - 16-8 năm nay Criuscốp lần này đã giao cho chúng tôi soạn thảo văn kiện về những biện pháp cấp bách mang tính chất kinh tế, chính trị xã hội và luật pháp, cần phải thực hiện trong điều kiện tình trạng khẩn cấp...".


"Criuscốp lấy ra từ cặp của mình bản dự thảo văn bản mà tôi và Gigin đã soạn thảo trước cuộc gặp gỡ và đề nghị các thành viên xem qua những biện pháp cần phải thực hiện khi ban bố tình trạng khẩn cấp. Tôi xin lưu ý rằng tại cuộc gặp gỡ này văn bản vẫn chưa mang tên: "Quyết định số 1 của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp". Lúc đó chúng tôi chỉ gọi một cách ước lệ văn bản đó là những biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình kinh tế và chính trị trong nước"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 7, tr.7, 11).


"... Páplốp phát biểu rằng cần áp dụng những biện pháp cứng rắn nhất theo đúng pháp luật. Gruscô đã bác lại rằng, những biện pháp nêu ra trong văn bản dựa trên cơ sở hiến pháp Liên Xô và đạo luật về tình trạng khẩn cấp, không nên đề ra những biện pháp cứng rắn hơn nữa, như thế là đủ rồi"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 7, tr.12). Đáng chú ý là, cho đến tận nay, các dự thẩm viên cố gắng bỏ qua những lời "biện pháp theo đúng pháp luật" của tôi trong các tài liệu của họ.


"Nói thẳng ra (là trong cuộc gặp gỡ này) khống có ý kiến về việc thành lập Ủy ban nhà nước vè tình trạng khẩn cấp và thành phần những người tham gia uỷ ban này, dù sao chăng nữa tôi cũng đã không nghe nói đến điều đó"3 (Hồ sơ cá nhân, tập 7, tr. 13). Chính đấy là sự rủi ro. Người làm chứng thì không nghe thấy, còn các dự thẩm viên lại nghe rõ. "Trong bữa ăn tối nói chung không có vấn đề gì quan trọng về kế hoạch thi hành tình trạng khẩn cấp, chỉ đến cuối bữa thì Criuscốp mới nêu vấn đề là cần bàn lại với Enxin và các thủ lĩnh của các nước cộng hoà khác để họ ủng hộ quyết định thi hành tình trạng khẩn cấp"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 7, tr.14). Dĩ nhiên theo V. Xtêpancốp đến nay ông ta vẫn khẳng định rằng chúng tôi đã vi phạm chủ quyền của các nước cộng hoà.


"Criuscốp đã đề nghị hay đến chỗ tổng thống thuyết phục ông ta tạm thời trao toàn quyền của mình cho uỷ ban về tình trạng khẩn cấp, còn bản thân thì cứ nghỉ phép... Tuy nhiên mọi người đều phản đối đề nghị này"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 7, tr.11-12).


"Tôi không hề nghe thấy một ý kiến nào trong hội nghị nói về việc cách ly tổng thống trong trường hợp ông không tán thành ý định của những người đã tập hợp3 (Hồ sơ cá nhân, tập 7, tr.78).

"Về mục đích của cuộc toạ đàm, tôi hiểu rằng nhiệm vụ của những người phải bay đến chỗ tổng thống là, thứ nhất, thông báo cho tổng thống về sự cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong nước, thuyết phục ông ký lệnh về thi hành tình trạng khẩn cấp, và thứ hai, nêu ông ta không ủng hộ điều đó thì thoả thuận tạm thời trao toàn quyền cho Ianaép hoặc một nhóm đại diện. Criuscốp đưa ra thời hạn một tháng, còn những người khác, theo tôi, Páplốp và ... đã phản đối và nói rằng như thế không ổn. Tôi cũng chẳng biết nên hiểu họ thế nào nữa... Tại cuộc gặp gỡ này không khẳng định một kế hoạch - chỉ thị rõ ràng nào cho các phái viên được cử đến gặp Goócbachốp, chỉ có bàn bạc, trao đổi ý kiến và không thông qua một kế hoạch cụ thể nào4 (Hồ sơ cá nhân, tập 7, tr.79).


Dự thẩm viên: "Theo xác minh thì những người được chỉ định bay đến chỗ tổng thông nhận được những chỉ thị rõ ràng: yêu cầu tổng thống từ chức, và trong trường hợp ông cự tuyệt, thì công bố ông bị ốm, cách ly ông ở Phôrôx, bằng cách thay thế và tăng cường cảnh vệ, cắt liên lạc. Ông có xác nhận điều đó không?"


Trả lời của Egôrốp A.G.: "Không, không có sự sắp đặt đó, dù thế nào chăng nữa tôi cũng không nghe thấy. Như tôi đã nói, vẫn chưa đề ra một kế hoạch rõ ràng, chỉ có thảo luận những lời đối đáp, đề xuất, phản đối. Theo tôi hiểu thì những người được cử bay đến chỗ tổng thống, trước hết phải thuyết phục tổng thống thấy được sự cần thiết phải tự mình ban bố tình trạng khẩn cấp, tức là như tôi đã trả lời ở cuộc gặp lần trước".


Dự thẩm viên: Việc điều tra đã cung cấp những tài liệu cho hay rằng dầu sao đi nữa trong cuộc gặp gỡ này một kế hoạch cụ thể cũng đã được thảo ra: Trong trường hợp tổng thống cự tuyệt thì cách ly ông ta, xin từ chức hoặc tuyên bố về bệnh tình của mình. Hẳn ông phải biết điều đó, tức là trong cuộc gặp đó ông đã tuyên đọc bản dự thảo tuyên bố từ chức của tổng thống và, với tính chất là một phương án đối sách, từ chức vì lý do bệnh tình, ông xác nhận điều đó chứ?".


Trả lời của Egôrốp A.G.: "Không, không có điều đó. Tôi quả quyết và hoàn toàn thành thực nói rằng, tôi không hề đọc một dự thảo nào về tuyên bố từ chức hoặc về bệnh tình của tổng thống. Những lời nói về việc cách ly tổng thống theo tôi là không có. Tôi không thể giải thích nổi từ đâu ra lại xuất hiện những tin cho rằng tôi đã đọc những văn bản như vậy. Tôi đã đọc một phần bản dự thảo làm cơ sở của quyết định số 1 của Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, và chỉ có thế"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 7, tr.70, 80).


Dự thẩm viên: Theo hồ sơ tài liệu rõ ràng là ông và Grachốp đã nhân danh Tổng thống Liên Xô soạn thảo tuyên bố từ chức của tổng thống. Văn kiện này được đọc vào chiêu ngày 17-8 tại cơ sở "ABS". Ngày 18-8 một phái đoàn đã mang văn bản này đến gặp Goócbachốp ở Crưm. Liệu ông có xác nhận điều đó không?".


Trả lời của Egôrốp A.G.: "Không, chúng tôi không soạn thảo văn bản đó và tôi không được nghe đọc tại cuộc gặp gỡ ở cơ sở "ABS". Tôi chẳng biết gì về văn bản này".

Chỉ có thể có một kết luận khách quan: đó là những mưu đồ thô bỉ của cơ quan thẩm cứu định gán cho nhân chứng Egôrốp A.G. Câu trả lời có thể xác nhận sự bịa đặt của phía buộc tội, vì nó nói trắng ra thiên hướng buộc tội của bên thẩm cứu. Trong ba lần bị hỏi cung ngày 6-9, ngày 17-10 và ngày 16-12-1991, nhân chứng vẫn một mực không dao động tuyên bố rằng không hề trò chuyện cả về việc cách ly lẫn việc từ chức của Tổng thống Liên Xô vào chiều ngày 17-8-1991, cũng không hề có việc thảo ra kế hoạch cướp chính quyền nào. Những tài liệu mà các nhà điều tra hứa hẹn với nhân chứng trong các cuộc lấy cung cũng đã không được đưa ra và không có trong hồ sơ. Còn việc bàn về sự cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp, những biện pháp cần phải thực hiện khi thi hành tình trạng khẩn cấp, những đề nghị đi đến chỗ Tổng thống Liên Xô kèm theo bản báo cáo của cá nhân về vấn đề này không phải là tội hình sự, mà là một phần chức trách của tôi. Sau cùng, thậm chí tên gọi Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp lúc đó cũng không có.


2. Asalốp Vlađixláp Alécxêêvích

"... Ngày 17-8, cuối ngày làm việc, vào khoảng 17 giờ... Páplốp bắt đầu kể về phiên họp của nội các Liên Xô. Ông đã phác hoạ tình hình trong nước cực kỳ phức tạp, tôi có thể nói là tột cùng phức tạp, đặc biệt là ở các khu vực Uran, Iacút, Treliabinxcơ và phân ra hai vấn đề - năng lượng và lương thực. Đến đây Páplốp bắt đầu kể ra tên ai đã phát biểu và phát biểu như thế nào, nhất là để bảo vệ hiệp ước liên bang và cuối cùng tổng kết lại chỉ vẻn vẹn có 2 ý kiến phát biểu bảo vệ hiệp ước liên bang tại phiên họp này. Páplốp đã kết luận rằng cần bay đến và thoả thuận với Goócbachốp, nhưng thoả thuận về điều gì thì ông đã không nói"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 94, tr.3, 4).


Dự thẩm viên: "Hãy kể một cách chi tiết hơn về hội nghị ngậy 17-8 tại nhà nghỉ của KGB".

Trả lời của Asalốp V.A.:"Cuộc nói chuyện đã diễn ra theo kiểu toạ đàm. Páplốp kể về tình hình kinh tế khó khăn ở từng vùng trong nước và sau đó nói đến sự cần thiết phải thi hành tình trạng khẩn cấp, rồi họ nói đến sự cần thiết phải giải quyết vấn đề đó với M.X. Goócbachốp, muốn vậy phải đi đến chỗ ông ta và thuyết phục ông ta thi hành tình trạng khẩn cấp. M.I. Iadốp đề nghị Varennicốp đi và ông ấy đồng ý. Sau đó chúng tôi giải tán. Còn chuyện nói rằng sẽ làm gì trong trường hợp M.X. Goócbachốp không chịu thi hành tình trạng khẩn cấp, là không có.


... Cả chuyện nói về cách ly tổng thống, lẫn về huỷ bỏ quyền lực của tổng thống đều không có. Cũng không có ý kiến nào phát biểu về việc đưa quân vào, không nói đến hội nghị nào và cũng không có chuyện phối hợp hành động với các sĩ quan của KGB.


Kết luận cũng chỉ có một - những lời khai ngày 24-8 và ngày 11-10-1991 xác nhận một điều: không có một lời nào nói về việc bãi chức, cách ly hay từ chức ngày 17-8-1991 tại cơ sở "ABS" của KGB Liên Xô cả.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #52 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:40:32 am »

Những người bị buộc tội vì có mặt buổi chiều ngày 17-8-1991 đã khai như sau:

1. Gruscô Víctor Phêđôrôvích

Dự thẩm viên: "Hãy cho biết cụ thể, cuộc gặp gỡ của những nhân vật nổi tiếng tại cơ sở "ABS" ngày 17-8 năm nay1 (Cuộc hỏi cung tiến hành năm 1991 (N.D)) đã diễn ra như thế nào? Chủ đề của cuộc găp này là gì? Ai đã nói ở đó, theo trình tự nào và về vấn đề gì? Những quyết định nào đó đã được thông qua?"


Trả lời của Gruscô V.Ph.: Cuộc nói chuyện bên bàn ăn là một cuộc nói chuyện không chính thức, tức là không có trình tự phát biểu, không có sự nhất quán nào đó, chỉ là những lời đối đáp, phản đối sa vào vào đủ mọi vấn đề, không định rõ một chủ đề cụ thể nào cả, người ta nói lộn xộn, ngắt lời lẫn nhau. Theo tôi hiểu, vấn đề chính, chiếm phần lớn thời gian, đó là vấn đề cần phải bay đến chỗ Tổng thống Liên Xô ở Crưm, cho ông ta biết tình hình bi đát trong nước và thúc dục ông áp dụng những biện pháp kiên quyết, tức là đề nghị thi hành tình trạng khẩn cấp trong nước, và nếu như ý định này không được ủng hộ, thì giục ông tạm thời trao toàn quyền của mình cho Ianaép vì lý do bệnh tình. Sau đó, khi tình trạng khẩn cấp đã được thi hành, thì trả lại chức trách của mình, ở đây không hề có một ý đồ thâm độc nào đối với tổng thống, cho nên người ta đã quyết định rằng đi đến chỗ tổng thống phải là những người gần gũi nhất với ông để có thể thuyết phục được ông. Vậy là vấn đề về ban bố tình trạng khẩn cấp chưa được đặt ra... Vấn đề thành lập Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp không được nói đến trong cuộc gặp gỡ này, theo tôi, ngay cả tên gọi đó còn chưa được nghĩ ra, và hơn nữa, không hề có lời nào về việc "cưỡng bức tổng thống thoái vị". Điều đó không hề có cả trong ý nghĩ của những người có mặt, bởi vì họp mặt ở đây gồm toàn những người trung thành và thân cận với tổng thống, muốn giúp ông khắc phục tình hình1 (Hồ sơ cá nhân, tập 4, tr.92, 93).


"Criuscốp nói rằng ông ta biết đội bảo vệ và ông ta sẽ có cách ... Cách gì thì Criuscốp không nói"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 4, tr.92, 93).

"Páplốp đã trình bầy rõ ý kiến cho rằng cần bay đến chỗ tổng thống, nếu không thì tình hình sẽ đổ vỡ. Ông cũng nói về tình hình đầy tai hoạ trong lĩnh vực kinh tế: mất mùa, các quan hệ kinh tế bị phá vỡ v.v. và rằng, mỗi nước cộng hoà đều "khó khăn về phía mình" và với tình hình đó thì có thể sẽ bắt đầu một tình trạng hỗn loạn"3 (Hồ sơ cá nhân, tập 4, tr.92, 93).


Ý kiến cho rằng cần phải thông báo về những quyết định được thông qua của Lukianốp, Bécxmerơnức uà Ianaép không được bàn đến trong cuộc gặp gỡ. Cũng không hề có chuyện nói rằng cần giải quyết vấn đề sử dụng quân đội và phân bố lực lượng"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 4, tr.93).


Dự thẩm viên: "Có hay không lời phát biểu nói rằng việc ký kết hiệp ước liên bang sẽ dẫn đến sự tan rã của liên bang, ai đã phát biểu và vào lúc nào?".

Trả lời của Gruscô V.Ph.: "Páplốp đã nói điều đó, nghĩa là cần bay đến chỗ tổng thống trước khi ký hiệp ước liên bang, bởi vị sau khi hiệp ước được ký thì đã quá muộn. Không thấy nói gì đến việc không ký hiệp ước".

Dự thẩm viên: "Hồ sơ tài liệu cho thấy rõ rằng trong cuộc gặp gỡ này ông và Egôrốp đã tuyên đọc trước những người tham gia cuộc họp các bản dự thảo thư gửi nhân dân Liên Xô, tuyến bố của ban lãnh đạo Liên Xô, quyết định số 1, ngoài ra Egôrốp còn đọc dự thảo tuyến bố của tổng thống về việc từ chức, cũng như phương án đối sách, dự thảo tuyên bố của ông ta về việc trao toàn quyền cho Ianaép vì lý do bệnh tình. Ông có thể giải thích thêm điều gì không?".


Trả lời của Gruscô V.Ph.: "Không, chúng tôi không đọc một tài liệu nào, như tôi đã nói. Những tài liệu như dự thảo tuyên bố của tổng thống về việc từ chức hoặc về việc trao toàn quyền cho Ianaép vì bệnh, không phải do chúng tôi soạn thảo"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 4, tr.93).


"Không, trong cuộc gặp gỡ không hề có một câu chuyện nào về việc sử dụng quân đội và tôi không hề nghe thấy Criuscốp và Iadốp nói đến điều đó"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 4, tr.94).

"Vấn đề ban bố tình trạng khẩn cấp trong cuộc gặp gỡ tại cơ sở "ABS" không phải đã được quyết định từ trước, mà là đã được bàn bạc từ trước. Trong cuộc gặp này, khi Criuscốp nói rằng chừng nào đến Phôrôx, Plêkhanốp sẽ "có biện pháp" thì tôi hiểu rằng Plêkhanốp đảm bảo giấy thông hành vào nhà nghỉ cho những người bay đến và sẽ tổ chức cuộc gặp gỡ với Goócbachốp. Còn về sự cách ly lẫn cắt liên lạc thì Criuscốp không nói"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 4, tr.95).


Kết luận ở đây cũng rõ ràng - phía thẩm cứu nói tới những tài liệu không có thật, sắp đặt cho người bị hỏi câu trả lời theo ý mình. Nhưng những câu trả lời cho thấy rõ rằng, không có ai thảo ra một kế hoạch nào vào ngày 17-8 tại cơ sở "ABS" và không có chuyện nói tới việc bãi chức, cách ly tổng thống.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #53 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:42:00 am »

2. Bônđin Valeri Ivanôvich

"Ngày 17-8, Criuscốp đã gọi điện tới bệnh viện cho tôi và mời tôi. Khi tôi tới đó thì ở đó đã có mặt... Vấn đề được nói tới là tình hình nếu ký hiệp ước liên bang, thực trạng kinh tế và do đó cần phát báo cáo tình hình cho tổng thống biết và để làm điều đó phải đến miền Nam, đến Crưm là nơi lúc đó Tổng thống Liên Xô, Goócbachốp M.X. đang ở nhà nghỉ tại Phôrôx."3 (Hồ sơ cá nhân, tập 76, tr.213).


"Vấn đề được bàn đến ở đây là sự tan rã của nhà nước, sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp quan trọng nhất - gìn giữ liên bang"4 (Hồ sơ cá nhân, tập 76, tr.223).

Dự thẩm viên: "Valeri Ivanôvích, ông hãy nói cho biết, ngày 17-8-1991 tại cơ sở của KGB, nơi ông cũng có mặt ở đấy, có hay không nói đến việc thay thế cảnh vệ của biệt thự của tổng thống nếu như ông ta từ chối những đề nghị của những người đến gặp".


Trả lời của Bônđin V.M.: "Tôi chứng kiến không có"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 76, tr. 231).

Dự thẩm viên: "Valeri Ivanôvích, hãy nói rõ, cuộc gặp đó không bàn đến vấn đề bãi chức của tổng thống, nếu như ông ta không đồng ý chấp nhận những đề nghị của các cơ quan mà ông đã nêu có phải không?".

Trả lời của Bônđin V.I.: "Vấn đề bãi chức của tổng thống nói chung không được bàn đến".

Dự thẩm viên: "Hãy cho biết, trong cuộc gặp này vấn đề cách ly tổng thống có được bàn đến hay không?".

Trả lời của Bônđin V.I.: "Khi tôi có mặt thì những vấn đề đó không được bàn tới"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 76, tr.238).

Có lẽ chẳng cần bổ sung điều gì và những lời bình nào nữa đối với những câu trả lời của V.Bônđin ngày 23-8, ngày 2-9, ngày 2 và ngày 10-10-1991.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #54 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:43:30 am »

3. Varennicốp Valentin Ivanôvích

Trong tuyên bố riêng đối với bên dự thẩm có đoạn: "Phân tích cuộc gặp gỡ ngày 17-8, tôi thành thật tuyên bố rằng, tôi không thể coi mình là kẻ tham   gia mưu phản: trong cuộc gặp gỡ không hề có chuyện nói đến cướp chính quyền, ngược lại, đã nói đến việc củng cố chính quyền hiện hành và ổn định tình hình; đồng thời có mặt ở đây là những người lãnh đạo đã có quyền lực lớn (xin nói thêm: Ianaép và Lukianốp), tôi không coi toàn bộ những cái đó là vụ mưu phản. Đó là những người lãnh đạo lo lắng đến tình hình của nhà nước chúng ta;


- Không hề nói tới việc bãi chức tổng thống, mà vấn đề được xem xét là tạm thời trao toàn quyền của tổng thống cho phó tổng thống (nhân tình trạng sức khoẻ và tình thế khó khăn mà M.X. Goócbachốp lâm vào - ngụ ý nói đến tình hình trong nước). Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh rằng, vấn đề nói đến chính là tạm thời trao các chức năng, chứ không phải là bãi chức... tại sao lại nảy ra ý định tạm thời trao các chức năng... Trước kia Toà án tối cao Liên Xô đã đoán trước tình hình có thể nghiêm trọng trong nước, nên đã cho tổng thống toàn quyền cần thiết để ông có thể tuỳ cơ chặn đứng những xu hướng nghiêm trọng (lúc đó đưa vào quyền điều hành của tổng thống v.v.). Nhưng M.X. Goócbachốp đã không sử dụng quyền hạn đó đúng lúc, còn bây giờ thực hiện những biện pháp khẩn cấp thì đã muộn. Bởi vậy, mọi người đã quyết định giúp đỡ ông. Còn về sau ông sẽ phải tiếp tục hoạt động của mình, song phải là trong tình hình mới, - ổn định.


... Ngày 17-8 nói chung không nói gì tới việc cướp chính quyền, về đảo chính, v.v... Trong lúc tôi có mặt, không một ai nói tới việc thay thế các nhà lãnh đạo của nhà nước đã được bầu ra một cách hợp pháp"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 103, tr.174,175,176).


(Ngày 28-8) Dự thẩm viên: "Sự tham gia của Plêkhanốp - người chỉ huy cảnh vệ của tổng thống có liên quan
Trả lời của Varennicốp V.I.: "Có thể, những vấn đề cách ly tổng thống đã được những người tham gia hội nghị đề ra từ trước và do đó Plêkhanốp đã được giao một nhiệm vụ nào đó, nhưng tôi không hay biết gì"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 93, tr.249).


Dự thẩm viên: "Khi nào thì ông được biết rằng sự liên lạc ở biệt thự của Tổng thống Liên Xô Goócbachốp sẽ bị cắt?".

Trả lời của Varennicốp V.I.: "... Nếu như trong hội nghị ngày 17-8-1991 tại cơ sở của KGB người ta đã thảo luận vấn đề cắt đứt liên lạc của Goócbachốp thì tôi cũng không cắt nghĩa nổi điều đó đối với bản thân mình nữa... Còn nói rằng việc cách ly tổng thống đã được lập thành kể hoạch, thì tôi không hiểu được, vì điều này không ai nói đến"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 102, tr.116).


Dự thẩm viên: "Valentin Ivanôvích, xin ông cho biết, có gì nói về việc cách ly tổng thống ở Phôrôx không?".

Trả lời của Varennicốp V.I.: "Riêng cá nhân tôi không nghe thấy điều này, bởi vì trong quá trình toạ đàm đôi lúc chúng tôi tách ra thành từng nhóm. Ví dụ, tôi thỉnh thoảng trao đổi với Páplốp, ngôi phía bên phải ai đó, về vấn đề thu hoạch mùa màng, bởi vì các khu vực lân cận dưới quyền tôi và giới quân nhân đã giúp giải quyết vấn đề này"3 (Hồ sơ cá nhân, tập 102, tr.135).


"... Nội dung cuộc nói chuyện ở cơ sở "ABS" của KGB đối với tôi không thể là bằng chứng để kết luận rằng đó dường như là một vụ mưu phản"4 (Hồ sơ cá nhân, tập 102, tr.215).

"Tôi không hề thấy một văn bản nào trong tay ai cả và không một ai đọc lên. Chỉ trừ có "Thư gửi nhân dân" - trích từng đoạn được cán bộ của KGB đọc. Nhưng những trích đoạn ấy có nội dung yêu nước"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 102, tr.216).


"Trong khi tôi có mặt, không hề có ai bàn đến một biện pháp nào đã kể ("đã nêu") cũng như một yêu sách nào cả"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 102, tr. 217).

"Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp đã được thành lập trước khi tôi tham gia cuộc toạ đàm ngày 17-8"3 (Hồ sơ cá nhân, tập 102, tr.219).

"Không phải tôi, cũng chẳng một ai trong số những người có mặt đưa ra bất kỳ một yêu sách nào, huống chi là những yêu sách đã soạn thảo từ trước và có tính chất tối hậu thư đối với tổng thống ở Crưm"4 (Hồ sơ cá nhân, tập 102, tr.220).


Tất cả những lời khai đã dẫn ngày 23, 24, 29-8, ngày 26-10, ngày 5 và 29-11-1991, cũng như những lời khai khác của Varennicốp V.I. xác nhận rõ một điều ngược hẳn với sự khẳng định của phía buộc tội - không một kế hoạch nào về cướp chính quyền, mưu phản, bãi chức và cách ly Tổng thống Liên Xô được bàn đến trong ngày 17-8-1991 tại cơ sở "ABS" của KGB Liên Xô.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #55 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:44:34 am »

4. Báclanốp Ôlếch Đmitriêvích

Dự thẩm viên: "Ngày 16-8, ông ở chỗ Criuscốp trong toà nhà của KGB có phải không?".

Trả lời của Báclanốp Ô.Đ.: "Rõ ràng là có sự kiện đó. Tôi không thể phủ nhận điều đó".

Dự thẩm viên: "Cuộc gặp gỡ đó là gì, về những vấn đề gì?".

Trả lời của Báclanốp Ô.Đ: "Có thể, đó là chuyện về việc cần phải đến gặp và thoả thuận với Goócbachốp vì tình hình hết sức phức tạp. Có lẽ, chuyện đó xảy ra vào ngày 16, chứ không phải ngày 17, như tôi đã nói trước đây"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 21, tr.69).

Dự thẩm viên: "Vấn đề cần cách ly tổng thống đã được bàn đến khi nào?".

Trả lời của Báclanốp Ô.Đ.: "Điều này tôi không biết"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 21, tr.71).

Dự thẩm viên: "Ông có quan hệ gì tới những hoạt động cụ thể được trình bày trong lời buộc tội không?".

Trả lời của Báclanốp Ô.Đ: "Tôi có thể nói như sau: Ngày 17-8-1991, tôi không thảo ra kế hoạch cướp chính quyền".

Dự thẩm viên: "Vậy thì vào ngày đó có ai khác đã thảo ra một kế hoạch như vậy chăng?".

Trả lời của Báclanốp Ô.Đ.: "Điều đó tôi không biết"3 (Hồ sơ cá nhân, tập 22, tr.94).

Dự thẩm viên: "Tại hội nghị ngày 17-8, chuyến đi Phôrôx đến chỗ Goócbachốp của ông đã được nói đến dưới dạng nào?".

Trả lời của Baclanốp Ô.Đ.: "Không có chuyện nào nói tới vấn đề đó trong thời gian gặp mặt".

Dự thẩm viên: "Vào ngày đó ông ở lại cơ sở "ABS" bao lâu?".

Trả lời của Báclanốp Ô.Đ: "Không quá một tiếng rưỡi".

Dự thẩm viên: "Chuyện gì đã xảy ra tại cơ sở này trong thời gian gặp gỡ?".

Trả lời của Báclanốp Ô.Đ.: "Tôi đã trả lời về câu hỏi đó. Mọi người nói về tình hình nghiêm trọng trong nước, rằng cần phải áp dụng những biện pháp nào đó. Về vấn đề này, tổng thống giữ quan điểm rất thụ động và vì vậy cần phải đề ra những kiến nghị cụ thể cùng với tổng thống, để thoát khỏi tình thế đó. Chỉ có đơn thuần trao đổi ý kiến như vậy".


Dự thẩm viên: "Vậy hội nghị có nói về việc thay thế tổng thống, đề nghị ông ta từ chức hay không?".

Trả lời của Báclanốp Ô.Đ: "Không, không nói. Và ở Phôrôx không một ai trong số chúng tôi đưa ra một yêu sách nào đối với Goócbachốp và cũng chẳng xúi giục gì".

Dự thẩm viên: "Thế có nói tới việc ban hành tình trạng khẩn cấp trong nước hoặc ở từng địa phương hay không?".

Trả lời của Baclanốp Ô.Đ.: "Không, không nói".

Dự thẩm viên: "Còn về khả năng cách ly tổng thống?"

Trả lời của Baclanốp Ô.Đ.: ''Không, không có".

Dự thẩm viên: "Ông có mang theo tài liệu nào không?

Trả lời của Báclanốp Ồ.Đ.: ''Tôi chẳng có tài liệu nào. Và tôi cũng chẳng nhìn thấy đồng chí nào có tài liệu cả".

Dự thẩm viên: Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp có liên quan gì tới việc đưa quân vào Mátxcơva?"1 (Hồ sơ cá nhân tập 22, tr.97).

Trả lời của Báclanốp Ô.Đ.: "Vấn đề này không được bàn tới ở Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp".

Dự thẩm viên: "Không có chuyện đó ở đâu ư?".

Trả lời của Báclanốp Ô.Đ.: "Không ở đâu. Kể cả ở Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp lẫn trong các câu chuyện cả nhân"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 22, tr.110, 111).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #56 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:46:00 am »

5. Criuscốp Vlađimia Alếchxanđrôvích

"Báclanốp, Bônđin, Varennicốp V.I., chỉ huy lục quân, Sênhin O.X. đã đi đến chỗ Goócbachốp để trao đổi với ông về những khó khăn trong nước, cho ông thấy rằng, khủng hoảng ngày một trầm trọng và chúng ta sẽ khó qua được mùa thu và mùa đông"2 (2, 3. Hồ sơ cá nhân, tập 2, tr.3, 39).


"Mục đích: thông báo tình hình trong nước, chỉ ra rằng tình hình ngày càng xấu đi, nếu thấy M.X. Goócbachốp không muốn có những biện pháp khẩn cấp, thì đề nghị ông uỷ quyền cho Ianaép G.I, còn tổng thống thì tạm lánh sang một bên, dù chỉ là ít ngày. Cũng có ý định cắt liên lạc của tổng thống, tăng cường cảnh vệ của cơ sở, nơi ông ở, để bảo đảm chắc chắn sự an toàn cho cá nhân ông"3 (2, 3. Hồ sơ cá nhân, tập 2, tr.3, 39).


Dự thẩm viên: "Còn trong trường hợp ông ta không đồng ý thì sao?".

Trả lời của Criuscốp V.A: "Trong trường hợp ông không đồng ý, chúng tôi phải bàn vấn đề đưa các đồng chí của chúng tôi trở về4 (Hồ sơ cá nhân, tập 3, tr.6).

"... Điều rất quan trọng là: không một lúc nào, trong câu chuyện nào, có ai đó lại đưa ra vấn đề tước đoạt chính quyền"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 2, tr.14).

Dự thẩm viên: "Khi nào và ai phát biểu rằng cần phải thay Tổng thống Liên Xô?".

Trả lời của Criuscốp V.A.: "Vấn đề cần phải thay Tổng thống Liên Xô M.X. Goócbachốp không được đặt ra và chẳng ai đặt ra cả"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 2, tr.161).

"Tôi chỉ muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, vấn đề thay thế Tổng thống Liên Xô là không có..."3 (Hồ sơ cá nhân, tập 2, tr.163).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #57 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:46:59 am »

6. Iadốp Đmitri Timôphêêvích

Dự thẩm viên: "Hãy nói rõ thêm, dầu sao thì cũng có một vụ mưu phản như vậy chứ? Có sự thông mưu hay không?".

Trả lời của Iadốp Đ.T: "... Về phần tôi, tôi cho rằng không có vụ mưu phản"4 (Hồ sơ cá nhân, tập 99, tr.118).

Dự thẩm viên: "Ông có thể nói theo cách của người Nga với nhau được chứ? Nếu tổng thống không tán thành, thì nhóm các ông phải có những hành động gì ? Các ông đã bàn nhau như thế nào?".

Trả lời của Iadốp Đ.T.: "Không bàn bạc trước. Vấn đề phải hành động như thế nào, không được bàn trước. Tôi đã nói với các ông rồi"5 (Hồ sơ cá nhân, tập 99, tr.121).

Dự thẩm viên: "Không, ngày 17 các ông gặp nhau tại cơ sở, Asalốp có mặt không?".

Trả lời của Iadốp Đ.T.: "Có".

Dự thẩm viên: Ở đó, vấn đề đã được quyết định chứ?".

Trả lời của Iađốp Đ.T: "Vâng. Vậy mà không một ai biết rằng ông ta sẽ bị cách ly"'.

Dự thẩm viên: "Chỉ muốn nói là: nếu như không, thì...".

Trả lời của Iadốp Đ.T.: "Thậm chí điều đó không được nói tới. Về điều này thì ngay cả một câu chuyên cụ thể cũng không có ở đó"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 99, tr.174).

Dự thẩm viên: "Đmitri Timốphêêvích, ông đã nói rằng, ngày 16 theo tuyến KGB có Gruscô tham gia về mặt kỹ thuật, còn cơ quan ông thì có Asalốp phải không?".

Trả lời của Iadốp: "2 ngày sau mới có Asalốp".

Dự thẩm viên: "Ông có đề ra nhiệm vụ cụ thể nào không?".

Trả lời của Iadốp Đ.T.: "... Vấn đề nói tới là luật pháp có thể nói, đó là giải pháp, về tính hợp pháp của cách giải quyết vấn đề đó".

"Cuộc gặp gỡ 17-8-1991 ở cơ sở "ABS", không thảo luận vấn đề các thành viên trong nhóm phải hành động thế nào khi đến gặp tổng thống, trong trường hợp ông không chịu ban hành tình trạng khẩn cấp trong nước. Theo tôi nhớ, thì buổi chiều hôm ấy không nói đến chuyện tuyên bố Goócbachốp bị ốm trong trường hợp ông không chịu ban hành tình trạng khẩn cấp".


"Tôi muốn lưu ý một điều là ngày 17-8-1991, cuộc gặp gỡ cũng không bàn đến văn đẽ thành lập uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước. Chuyện này được bàn đến vào ngày 18-8-1991 sau khi các thành viên trong nhóm từ chỗ Tổng thống Liên Xô trở về"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 99, tr.240).


"... Vụ mưu phản với mục đích cướp chính quyền là không có. Theo tôi, vấn đề này cũng không được bàn đến.. Trong lúc tôi có mặt, không ai bàn đến vấn đề thay tổng thống bằng Phó Tổng thống Ianaép..."2 (Hồ sơ cá nhân, tập 99, tr.242).


"Cần lưu ý rằng, tất cả những tài liệu nêu trên lần đầu tiên tôi nhìn thấy trong cuộc gặp tại văn phòng của Páplốp ngày 18-8-1991. Chỉ lúc đó tôi mới được biết việc thành lập Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp và thành phần của uỷ ban này. Hơn nữa, tôi lại là thành viên của nó".


Dĩ nhiên là những câu trả lời của Đ.T. Iađốp không hề gây ra một nghi ngờ nào về tính chất không xác thực trong khẳng định của phía dự thẩm, rằng dường như ngày 17-8-1991, tại cơ sở "ABS" người ta đã thảo ra kế hoạch cướp chính quyền, thông qua những nghị quyết về bãi chức và thay thế Tổng thống Liên Xô; làm mất liên lạc của tổng thống và cách ly ông v.v...
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #58 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:48:00 am »

7. Sênhin Ôlếch Xêmenôvích

"Chẳng bao lâu Páplốp V.C. đến. Ông thông tin về việc xem xét hiệp ước liên bang tại văn phòng nội các Liên Xô... Tôi bảo đảm rằng những vấn đề ban hành tình trạng khẩn cấp như thế nào, ai sẽ làm nhiệm vụ này trên từng hướng, những lực lượng nào sẽ tham gia, đã không được bàn đến"3 (Hồ sơ cá nhân, tập 70, tr.39).


"Tôi không biết một kế hoạch nào về cướp chính quyền ở Liên Xô. Theo tôi, thì chưa bao giờ và không ở đâu thảo luận vấn đề thay các nhà hoạt động cao nhất của nhà nước đã được bầu cử hợp pháp bằng những người khác"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 70, tr.40).


"Tôi bảo đảm và khẳng định rằng ngày 17-8-1991, không có một kế hoạch phạm tội nào về cướp chính quyền được đề ra như các cơ quan dự thẩm đã tưởng tượng, và thêu dệt ở tờ số 2. Khi tôi có mặt không một kế hoạch nào được hình thành, không một văn kiện nào được soạn thảo và xem xét"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 70, tr.152).


"Những người có mặt trong cuộc gặp gỡ ngày 17-8-1991 đã đi đến kết luận rằng, cần phải đến gặp Tổng thống Liên Xô ở Phôrôx để thông báo cho ông biết tình hình hết sức nguy kịch. Vấn đề được nói đến trong cuộc gặp gỡ này chính là ban hành tình trạng khẩn cấp trong nước"3 (Hồ sơ cá nhân, tập 70, tr.153).


Tôi hiểu rằng đã làm bạn đọc mệt mỏi. Nhưng đối với tôi cái chính không phải là thuyết phục bằng những lời nói, những quỷ kế, mà bằng những sự thực, bằng vụ mưu phản nếu như có đi chăng nữa, thì cũng không phải từ phía Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Có lẽ, những lời khai được ghi vào văn bản trong những lần hỏi cung đã ảnh hưởng đến quyết định của V. Xtêpancốp ngày 12-8-1992, huỷ bỏ quyết định ký ngày 23-12-1991 của người giữ chức phó của mình là E.Lixốp - người lãnh đạo đội dự thẩm đã thừa nhận rằng việc điều tra sơ bộ đã không tìm ra được những sự thực mà xét về khách quan có thể là nội dung của tội trạng "phản bội Tổ quốc" được ghi trong điều 64 của bộ luật hình sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga. Và vì không có dấu hiệu phạm tội nên việc điều tra hình sự đã chấm dứt. Thay vào đó là việc đưa ra lời buộc tội âm mưu nhằm mục đích cướp chính quyền như là một tội cố ý, theo đúng điều luật của Liên Xô về các tội trạng đối với nhà nước. Nhưng tất cả những gì mà các bạn, độc giả kính mến, đã đọc trên đây, không cần một sự giải thích nào thêm về phần mưu phản nữa. Chỉ có thể nêu thêm một điều là, những ghi chú đối với bộ luật hình sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga có nêu: Đặc trưng đối với một vụ mưu phản là những người tham gia phải có những mục đích thay đổi chế độ xã hội và Nhà nước Xôviết hiện hành. Thế nhưng với tính chất là một vụ mưu phản cướp chính quyền thì cần phải phân biệt cả những hành động của những người vì những động cơ hám danh lợi đã tổ chức lại để bằng con đường bất hợp hiến thay thế những nhà lãnh đạo của nhà nước đã bầu ra hoặc bổ nhiệm một cách hợp pháp. Việc gán cho tôi tội định thay đổi chế độ xôviết là không nghiêm túc trong khi nhân danh Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp đã tuyên bố với toàn thế giới ràng, trên toàn lãnh thổ quốc gia chúng ta hiến pháp Liên Xô và luật pháp Liên Xô là quyền lực tối cao. Còn nói về những động cơ hám danh lợi thì thật nực cười, bởi vì quyền lực mà tôi đang có cũng đã đủ lớn. Có lẽ, điều đó cũng đáng được các "nhà văn" - các công tố viên tài ba của chúng ta tính đến, và khi đó... E.Lixốp bị ốm, A.Phrôlốp, người giữ chức phó đáng tin cậy của ông đảm nhận công việc. Là một người linh hoạt, khi không có một chứng cứ nào mới, đồng thời cũng không có một hành động thẩm cứu nào có sự tham gia của tôi, chiểu theo lệnh của Viện trưởng Viện Kiểm sát Liên bang Nga V. Xtêpancốp, ngày 12-8-1992, ông tạm đình chỉ việc xem xét vụ án, rồi lại tiếp tục thẩm cứu. Ngày 25-8 một lần nữa tuyên bố huỷ bỏ lời buộc tội phản bội Tổ quốc, đến ngày 7-9 chẳng thu được gì và làm được gì, nên đã chấm dứt việc thẩm cứu cùng với sự buộc tội đó. Vì lý do nào đó, người ta chuyển việc tổ chức mưu phản sang ngày 5-8-1991. Tại sao không chuyển sang năm 1990? Thậm chí những đơn khiếu nại và thư yêu cầu của các bị cáo cũng không được xem xét. Họ lại vội vàng bận đi đâu đó. Cho nên, cũng vì vậy mà họ không bao giờ thành công. Chẳng hạn, chính họ thừa nhận rằng ngày 5-8, tôi chẳng gặp gỡ với ai ở đâu, nhưng tuy vậy tôi vẫn là người tổ chức!


Nhưng chuyện "gay cấn" nhất là ở chỗ, A. Phrôlốp vừa làm xong một việc bẩn thỉu, thì E. Lixốp lại khỏi bệnh. Toàn bộ hoạt động tiếp theo của ông ta được thể hiện qua việc ký văn bản kết tội về tội lỗi mà chính ông ta cũng đã thừa nhận là không có luận cứ. Một lần nữa, ông ta làm việc vô lối kiểu đó, không cần lập đội dự thẩm, bản thân không xuất hiện lần nào. Ở đây không nói đến chuyện đạo đức, chỉ xuất phát từ quan điểm luật pháp, tôi đã thấy không thể nào chấp nhận được cách làm việc như vậy. Mặc dù, Phó Tổng Viện trưởng Viện Kiểm sát Liên bang Nga xem xét những khiếu nại của tôi gửi ông và V. Xtêpancốp đã thừa nhận là không có căn cứ buộc tội. Điều duy nhất tôi nhận thức được là mình và các đồng sự lâm vào hoàn cảnh đó phải chăng bởi sơ xuất không chịu làm quen với món ăn hổ lốn của họ trước khi ra toà.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #59 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 08:48:39 am »

Những sự kiện ngày 18-8-1991 và những ngày sau đó đã được người ta nói và viết nhiều. Một mặt, điều đó làm dễ dàng hơn cho nhiệm vụ của tôi, còn mặt khác, làm khó khăn thêm bởi nguy cơ lặp lại những sự kiện đã được nhiều người biết đến. Bởi vậy, tôi cố gắng chỉ đề cập đến những tình tiết mà đông đảo bạn đọc chưa biết, hoặc là những phần, theo quan điểm của tôi, được trình bày một cách không khách quan hoặc sai lầm. Đó chính là ngày tôi đã nghỉ với gia đình tại nhà nghỉ. Con trai tôi cùng với gia đình đã hết phép và chuẩn bị bay về. Chúng tôi chuẩn bị đồ đạc, tổ chức một bữa ăn chia tay (có lẽ chỉ là tượng trưng). Nhưng nỗi lo lắng trong lòng tôi vẫn không nguôi. Vậy mà cho đến hôm nay tôi vẫn không cắt nghĩa nổi nguyên nhân tại sao lại nảy sinh nỗi lo ấy. Song nó đã nảy sinh và mỗi lúc một tăng thêm. Sự hiểu biết của tôi về quá khứ và việc phân tích hành vi của Goócbachốp trong những tình huống khác nhau đã không làm cho tôi tự trấn tĩnh được. Lúc đó, tôi đã quyết định gọi điện cho A. Lukianốp và G. Ianaép hỏi xem liệu họ có đến gặp những người sẽ đi Phôrôx vào buổi chiều hay không. Đồng thời, tôi cũng nói thẳng với A. Lukianốp rằng, không loại trừ việc Goócbachốp trở về Mátxcơva cùng với những người đến gặp, bởi vì khi nói chuyện với tôi, ông ta có nói đến chiều ngày 18 hoặc sáng 19-8 là ngày gặp gỡ để bàn sơ bộ dự thảo hiệp ước theo ý kiến của tôi và những đề nghị của đoàn chủ tịch nội các. Cả hai đều khẳng định rằng họ sẽ đến. Điều đó làm cho tôi yên tâm hơn, song cũng chẳng được lâu. Vào khoảng 18 giờ V. Criuscốp gọi điện cho tôi và nói rằng những người bay đi đang trở về, cần phải họp lại. Do thời gian của chuyến bay nên vào 20 giờ, tôi đã có mặt ở Cremli. Các đồng chí vừa đi về báo cáo là Goócbachốp đã chọn phương pháp xử thế thông thường của mình - các anh cứ làm, còn tôi sẽ chờ ở một bên: nếu thành công tôi sát cánh với các anh - còn không - tôi là đối thủ của các anh và không biết gì hết. Vừa lấy cớ tình trạng sức khoẻ vừa thể hiện mong muốn thành công, ông ta nói "Các anh làm gì, tuỳ ý", và để hoàn tất các yêu cầu của bác sĩ, buộc những người đến gặp phải chờ ông ta cả tiếng đồng hồ khám bệnh, ngồi ngắm những bức tranh buồn tẻ hoặc những người đàn bà khêu gợi treo trên tường... Tất cả những điều đó được những người đến gặp về truyền đạt lại đã cho thấy rằng, Goócbachốp quyết định lặp lại những kịch bản của tình trạng khẩn cấp ở Mátxcơva mùa xuân năm 1991. Có khác chăng là ở chỗ, tôi đã không thể và đúng hơn là không định lặp lại lần thứ hai cái gọi là "trò chơi mờ ám". Lần này, những người đầu tiên được Goócbachốp đưa ra là A. Lukianốp hoặc G. Ianaép. Không phải vì ông có tình cảm riêng. Ông chỉ xem xét chúng tôi theo một tiêu chuẩn - có lợi cho cá nhân ông hay không và ở đâu có thể có món bở hơn. Cho nên việc thảo luận được bắt đầu từ vấn đề ai sẽ nhận ký các văn bản ban hành "tình trạng khẩn cấp". Sau khi thảo luận gay gắt về vấn đề này, G. Ianaép đã ký lệnh tạm thời thừa hành các nhiệm vụ của Tổng thống Liên Xô, thì vấn đề về các văn kiện khác mới được bàn đến. Cần lưu ý rằng chính tên gọi Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp đã xuất hiện đúng vào khoảng thời gian này. Thực ra, tên gọi này được mang từ Phôrôx về. Bởi vì, Goócbachốp đã hỏi những người đến đó về uỷ ban, rằng uỷ ban đó là gì, ai lập ra nó v.v... Và cũng chính ở đó, thực tế ông đã tự viết ra thành phần nhân sự. Thậm chí ông đã thận trọng ghi tên của A. Lukianốp kèm theo dấu hỏi.


Còn về việc ban hành tình trạng khẩn cấp, thì như chính bên thẩm cứu đã thừa nhận, Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp không ban hành, bởi vì, "theo lời khuyên của Lukianốp hình thức này đã bị đổi thành "ở từng địa phương của Liên Xô" để phù hợp với luật pháp. Vậy thì việc làm cho một văn bản được đưa ra theo đúng yêu cầu của luật pháp lẽ nào có thể chuyển thành nội dụng của những hành động phạm tội. Lỗi của Lukianốp là đã sửa đổi, còn lỗi của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp là đã đồng ý. Nói chung, dẫu có đẻ non, thì cũng là đã đẻ.


Cuộc gặp gỡ được bắt đầu sau 20 giờ ngày 18-8-1991 và kết thúc vào lúc gần 3 giờ ngày 19. Các văn bản được soạn thảo xong vào khoảng 24 giờ, và chỉ sau đó người ta mới mang trà, cà phè và một chai rượu "uýtxki" đến. Tôi dẫn ra đây vì rằng vẫn chưa hết những người còn hy vọng coi những hành động của các thành viên trong Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp là cuộc tụ tập của những kẻ say rượu - không được minh mẫn, sáng suốt, và thiếu can đảm. Nhân chứng I.V. Đôvisencô trong khi bị hỏi đã khai như sau: "... Khoảng 21 giờ chúng tôi uống lần thứ nhất ở hội nghị. Chúng tôi có hai người. Trong lúc uống trà ở trong phòng... tình hình vẫn bình thường. Trên bàn có tài liệu, những cái gạt tàn thuốc lá. Lần uống thứ hai vào khoảng 24 giờ... Khi chúng tôi ngồi vào bàn, trên bàn đã xuất hiện một chai "Uýtxki". Lần uống thứ ba là vào khoảng 3 giờ. Tôi không thể nói chính xác liệu có ai trong số họ ở vào tình trạng không tỉnh táo hoặc mệt mỏi cả, bởi vì tôi không nhận ra điều đó"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 54, tr.271). Người đã phục vụ chuyên nghiệp ở tại chỗ "hành sự" mà còn không nhận ra, vậy mà các công tố viên và các dự thẩm viên chỉ sau một tháng đã hiểu rõ tất cả. Vấn đề chỉ có một, đó là - chính họ hay là kẻ nào đã bày ra? Để làm gì? Tôi sẽ kết thúc điều này bằng những lời khai của A. Bécmernức và những lời của Ô. Báclanốp ngày 21-11-1991. Khi bị hỏi, A. Bécmernức đã nói: "V.X. Páplốp chủ yếu đã nói về tình hình kinh tế của đất nước, nói về tình trạng tan rã, hỗn loạn... Đến cuối, khi tôi quyết định đi khỏi, thì Páplốp nói với tôi: "Cần hiểu rằng, tất cả những gì chúng ta đang làm, đó không phải là vì bản thân mình"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 124, tr.195). Ô. Báclanốp đã bày tỏ rõ nhất thái độ đối với Goócbachốp trong tình thế đó bằng những lời nói với G. Ianaép, nội dung của lời nói đó là, "ốm, không ốm, ốm bệnh gì, không phải là vấn đề chính, lúc nào khỏi thì ông ấy đến. Còn chuyện cứu nước thì không nên phụ thuộc vào ý muốn tham gia hoặc lẩn tránh".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM