Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 06:36:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Goócbachốp - Bạo loạn Sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong  (Đọc 2769 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #20 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2022, 08:31:44 am »

Ở đây cần nói sự thật về một số chi tiết khác có tính đặc trưng. Trước hết là tính chất cuộc nói chuyện, cung cách xử thế. Không còn nghi ngờ gì là Goócbachốp đã cảm thấy mình là người làm chủ tình thế. Theo ông ta, cuộc nói chuyện kéo dài chỉ trong 30 phút. Ông ta gọi cuộc nói chuyện đó là nghiệt ngã, gay gắt và "ngột ngạt". Thế còn V. Varennicốp, người đã trải qua các cuộc chiến tranh và các cuộc xung đột lớn nhỏ mà Hồng quân Liên Xô đã tham gia kể từ chiến tranh vệ quốc vĩ đại, anh hùng Liên Xô, được đất nước và nước ngoài thưởng nhiều huân chương thì đánh giá cuộc nói chuyện đó ra sao: "Goócbachốp nói chuyện với chúng tôi không phải như với những người bạn chiến đấu và những người trợ thủ, mà như với nô lệ, luôn sử dụng những câu nói khiếm nhã. Đối với tôi, điều đó thật man rợ. Tôi không cho phép mình làm điều tương tự khi nói chuyện với các binh lính và sĩ quan". Và qua việc nhìn thấy và nghe được trong cuộc nói chuyện đó, ông đã đưa ra một kết luận hết sức chính xác: "Sự bất động hoàn toàn của Goóbachcốp đã đẩy họ đến bước đi như vậy".


Tôi cố tình không đụng chạm đến các vấn đề mà sự kiện tháng 8-1991 đặt ra về thực chất và nội dung các mâu thuẫn và nguyên nhân tạo ra đỉnh cao các sự kiện ở thời điểm đó. Đó là câu chuyện khác. Hiện giờ chúng tôi quan tâm đến mặt thực tế là có sự cách ly không hay người ta bịa ra. Bằng cớ do V. Varennicốp đưa ra và những lời khai của những người tham gia nói lên rằng bức tranh về sự phong toả, cách ly, những tối hậu thư mà Goócbachốp phổ biến khắp thế giới không những không đứng vững trước sự kiểm tra sơ đẳng nhất, mà còn không phù hợp với lô gích và những lời khai của bản thân ông ta, nhiều cái không ăn khớp với nhau. Chẳng hạn, trong cuốn sách nói trên, Goócbachốp viết, "thời điểm nặng nề nhất là khi không có thông tin. Mọi thứ đều bị cáắt, chỉ còn có vô tuyến truyền đi các thông báo của Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp xen lẫn các bộ phim và các buổi hoà nhạc. Nhưng các sĩ quan bảo vệ, những người am hiểu đã tìm được mấy cái đài cũ nào đó trong phòng làm việc, đã lắp thêm anten và hát các đài nước ngoài. Nghe rõ hơn cả là đài BBC, đài "Tự do". Sau đó bắt được đài "Tiếng nói Hoa Kỳ". Goócbachốp đã miêu tả một cách hết sức cảm động "câu chuyện cổ tích" về chiếc đài cổ lỗ sĩ. Trước khi ký in tác phẩm của minh trên báo chí, đáng lẽ Góocbachốp nên hỏi trợ lý của mình là A. Chéenhiaép, hay những người lãnh đạo đội bảo vệ là Ô. Climốp và B. Gôlenchốp hoặc người ghi tốc ký (nữ chuyên viên) Ô. Lapina và các lái xe xem họ đánh giá các đài "Okêan" và VEF được trang bị cho dinh thự của Phôrôx như thế nào. Bởi vì họ đã kể hết cho những người điều tra nghe. Chẳng hạn Ô. Lapina tại cuộc thẩm vấn ngày 10-9-1991 trả lời câu hỏi: A. Chécnhiaép có nghe đài không, thì bà đã kể ra ông ta nghe thế nào, nghe cái gì và nghe bao giờ. Bà đã khen đài của ông ta nghe rất tốt dù là đài nội chứ không phải đài "Sony". Làm sao bà ta biết được nó cũ hay mới, tìm ra nó ở đâu và người ta đã lắp thêm cái gì. Nói chung các đài qua hệ thống điện của thành phố có thể tắt mở dễ dàng. Chính lái xe của Goócbachốp đã cùng các đồng chí của mình nghe đài và xem vô tuyến trong toà nhà làm việc.


Với giọng điệu như vậy trong cuộc nói chuyện của Goócbachốp thì có thể nói gì về những đòi hỏi có tính tối hậu thư nào đó? Ai đưa ra yêu sách với ai? Có thể đặt vấn đề nghi vấn các bằng chứng của V. Varennicốp nếu so với những gì được viết ra trong cuốn sách. Ông ta đã tỏ ra là một tên lính tẩy thô lỗ, chỉ có khả năng chỉ huy một tiểu đoàn là cùng. Quả thực tôi cũng hết sức nghi ngờ là trên thực tế Goócbachốp có học được việc chỉ huy một tiểu đoàn hiện đại như vậy không. Trong quan niệm của Goócbachốp thi điều đó dường như là chỉ huy ở bãi tập. Nhưng chính ông ta đã công khai viết rằng "cuối cuộc nói chuyện tôi đã đuổi họ đi đến nơi mà trong những trường hợp tương tự người Nga đuổi đi. Và mọi việc đã kết thúc". Còn những người khác tham gia cuộc nói chuyện thì nói rằng, cuộc nói chuyện kết thúc một cách trang trọng. Người ta đã niềm nở tạm biệt nhau và ra đi. Tin ai bây giờ? Tin Goócbachốp, nhưng không phải tin theo tác giả cuốn sách, mà tin theo lời nhân chứng - Goócbachốp, khi Viện trưởng viện công tố Nga V. Stêpancốp hỏi ông có bắt tay tạm biệt những người đến gặp không, thì Goócbachốp nói: có, tôi đã tạm biệt họ. Như vậy việc đuổi đi và cái bắt tay không phải là một.


Hoặc là điều khẳng định của ông ta là "sau khi họ nhận được từ chối có tính tối hậu thư của tôi đối với tối hậu thư của họ, thì mọi cái đã diễn ra theo lôgích đối đầu. Bọn nổi loạn đã cách ly tôi với thế giới bên ngoài, cả đường biển, đường bộ, về thực chất là một sức ép về tâm lý. Một sự cách ly hoàn toàn". Tôi đã trích dẫn từ các kết luận điều tra về hành động của lính biên phòng, của cơ quan an ninh và nội vụ Crưm. Nhưng không thể không nói vài lời về biển. Tướng V. Gênêralốp là "kẻ phong toả" đáng sợ nhất về đường biển thì lúc đó không có mặt ở đấy. Goócbachốp đã xác nhận là khi ông ta ở Mátxcơva, ông ta mới được biết là các đoàn tàu biển biên phòng đã được chuyển giao cho Plêkhanốp và Gênêralốp trực tiếp chỉ huy để cách ly ông ta - điều đó hoàn toàn sai sự thật từ đầu đến cuối. Nếu khi đã ở Mátxcơva, ông ta quan tâm tới điều đó, thì ông phải biết về mặt tác chiến, tất cả các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ, kể cả lính biên phòng, theo quy chế phải phục tùng đội trưởng đội bảo vệ cá nhân tổng thống. Ngay học sinh phổ thông cũng hiểu sự khác nhau thế nào là "trong tác chiến" và thế nào là "thuộc quyền chỉ huy trực tiếp". Đại tá hải quân I. Anpheriép chỉ huy một đơn vị tầu chiến biên phòng đã tuyên bố dứt khoát rằng ông không có bất cứ cuộc nói chuyện với ai về việc chuyển giao quyền chỉ huy dưới bất cứ hình thức nào cho Plêkhanốp và Gênêralốp, ông ta không hề nhận bất cứ bức điện nào, bất cứ chỉ thị nào bằng văn bản về vấn đề đó. I. Anpheriép đã nói với những người điều tra rằng ông "đơn giản" là không hiểu nổi tại sao người ta lại nói về 16 tầu chiến và về sự phong toả đường biển. Đơn vị không hề nhận được bất cứ một lệnh nào về sự phong toả, còn các tàu chiến vẫn bình thường, nghĩa là 4 chiếc vẫn thường xuyên đậu gần nhà nghỉ và làm nhiệm vụ bảo vệ công thự của Tổng thống Liên Xô. Các lời kể của tham mưu trưởng đơn vị tàu chiến biên phòng V. Pravêđốp, chỉ huy các tàu chiến và các sĩ quan, cũng như các tài liệu - các sổ nhật ký và những điều ghi chép của những người trực tại khu vực "Daria" và các lời khai của các nhân chứng khác đã khẳng định điều đó.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #21 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2022, 08:41:24 am »

Từ tối ngày 19 đòn 20-8-1991, nhân có các thuỷ thủ trẻ mới ra trường đến thay thế một số thuỷ thủ đã hết hạn nghĩa vụ quân sự được xuất ngủ, cho nên có sự di chuyển các phương tiện giao thông dọc bờ biển. Sự di chuyển của các phương tiện giao thông để chở các thuỷ thủ chỉ diễn ra sáng 20-8 trên suốt dải biên giới từ Éppatôri đến Kécchi. Việc này không có can hệ gì đến lực lượng bảo vệ. Nhưng có một việc khác, rất hệ trọng, Goócbachốp biết rất rõ điều đó, - tôi không hề nghi ngờ, - nhưng ông ta đã im lặng. Ngày 18-8-1991 theo lệnh của I.Anpheriép, một tầu chở nhiên liệu đã đến Ianta và chiếc tàu thuỷ đặc biệt của tổng thống mang tên "Crưm" chuẩn bị cấp tốc để ra khơi. Con tàu đã được tiếp đủ nhiên liệu, và chuyển từ Ianta đến gần Phôrôx, đến Balắcva và nhận được lệnh chuẩn bị trong vòng 30 phút để thực hiện nhiệm vụ. Chiếc canô "Grip" cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng. Các ghi chép trong các tài liệu của hạm đội và ở khu vực "Daria" đã xác nhận dứt khoát rằng liên lạc bằng vô tuyến giữa các tàu chiến với khu vực "Daria" từ ngày 18 đến 22-8 không hề bị mất và được sử dụng thường xuyên. Hơn nữa, ngày 18-8 có sự trục trặc trong việc tổ chức liên lạc bằng điện thoại thì các thuỷ thủ đã chuyển ngay đề nghị của mình cho trung tá trực ban đội bảo vệ về việc giúp đỡ nối lại liên lạc qua họ. Nhưng đội bảo vệ đã từ chối sự giúp đỡ đó. Các canô nhỏ khoảng 3 chiếc đậu gần nhà nghỉ dành cho việc dạo chơi và các tàu kéo lướt ván cũng với mục đích trên trong các ngày 19 - 21-8 vẫn trực tại chỗ. Các canô và tàu kéo đó chỉ được rời bến khi có lệnh của trực ban đội bảo vệ và sau khi có các báo cáo của các tầu tuần tiễu. Ngày 21-8 duy nhất chỉ có một canô không cập bến do gió to và sóng biển lớn. Sóng lớn sẽ đẩy chiếc canô va đập vào bến, cho nên buộc phải đứng ở phao tiêu. Trong nhật ký trực có ghi: "Gió 10 mét/giây, biển động cấp 2. Chuẩn uý hải quân X. Lavricốp trực ở bến trên một chiếc canô đã kể vào tháng 9-1991 rằng cả ngày 19 và 20 - 8 trong thời gian trực ông có gặp đại diện đội bảo vệ, và sau khi họ cho phép, ông đã rời khu vực và nói với họ, các bạn an tâm bởi vì "thuỷ thủ luôn bên cạnh các bạn". Người chở thuyền V. Negrưsép hầu như lúc nào cũng ngủ lại ở bãi tắm. Khá thú vị là X. Lavricốp đã báo cáo tình hình ở khu vực và về quan hệ của mình với đội bảo vệ trực tiếp cho I. Anpheriép - người đã đích thân có mặt trên chiếc canô biên phòng của đội bảo vệ Phorôx vào ngày 20-8.


Một sự trùng hợp kỳ lạ, cả các nhà báo, cả những dự thẩm viên, cả hồi ký của Goócbachốp đã không quan tâm đến lời khai của một số người trong đội bảo vệ về việc Goócbachốp chuẩn bị rời khỏi khu vực nhà nghỉ vào ngày 20-8. Giờ đây, đã rõ ràng là vào đêm hôm đó ở trạm khí cầu gần bãi tắm của tổng thống, Ô. Climốp và V. Gôlenchốp đã phối hợp và độc lập tiến hành trinh sát tình hình. Và 10 giờ sáng nay 20-8, V. Áctamônôp, Ô. Bôgatisép, A.Coócghicốp đã thảo luận về "cuộc chạy trốn" đang được chuẩn bị. Không chỉ riêng họ biết điều đó. Việc chuẩn bị để ra đi được tiến hành công khai. Hạ sĩ M. Aphanaxép của ban 3 đã kể rằng "ngày 20-8-1991 khoảng chiều tối Ô. Bagatisép đến thay gác cho tôi và nói với tôi là người phụ trách chúng tôi Éprêmốp đã triệu đội phó đội bảo vệ tổng thống là B.I. Gôlenchốp đến và báo trước rằng đêm 20 rạng ngày 21-8-1991 cần phải đưa tổng thống M.X. Goócbachốp rời khỏi Phôrôx và Ban chúng tôi phải giúp đỡ việc đó. Chúng tôi phải nhận súng tiểu liên, súng máy từ kho vũ khí và nếu có báo hiệu thì cùng với cán bộ đội bảo vệ đưa Goócbachốp ra khỏi khu vực nhà nghỉ". Hạ sĩ I. Silốp đã lập lại đúng như lời của Aphanaxép: "Người ta chuẩn bị cho chúng tôi vào đêm 20 rạng ngày 21-8-1991 sẽ đưa Goócbachốp rời khỏi khu vực nhà nghỉ. Và chúng tôi phải bằng mọi cách hỗ trợ việc đó cũng như giúp đỡ các cán bộ bảo vệ tổng thống. Tại sao tối hôm đó Goócbachốp không ra đi thì tôi không biết. Chúng tôi ở trong phòng suốt đêm, sẵn sàng vũ khí... tôi muốn nói chính xác hơn là chúng tôi sẵn sàng không chỉ ngày 20 và 21-8 mà cả suốt thời kỳ phong toả". Không cần phải nói thêm gì và cũng không cần đưa ra những bằng chứng vô tận. Như vậy, theo tôi, bạn đọc chắc chắn cũng đã rõ tất cả.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #22 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2022, 08:43:21 am »

Việc gì vậy? Goócbachốp và những người thân cận ông ta rêu rao khắp thế giới về sự cách ly hoàn toàn nào vậy? Tại sao họ lại vội vã như thế? Không phải để việc điều tra đi đúng phương hướng và không phải ông ta muốn nghe nhân chứng kể mà muốn họ không nhớ lại gì hết để tạo ra dư luận nhất định của công luận thế giới có lợi cho ông ta, cho Goócbachốp. Có thể hiểu như thế nào khi Tổng thống Liên Xô đã quên sự ủng hộ của đội bảo về, chuyên trách bảo vệ cá nhân ông ta; làm sao ông ta lại không biết rằng các chiến sĩ biên phòng, thuỷ thủ sẵn sàng đến cùng, thực hiện nghĩa vụ của mình bảo vệ Tổng thống Liên Xô, nghĩa là thực hiện lời thề quân nhân của mình; làm sao ông ta lại không biết là họ sẵn sàng đưa ông ta rời khỏi Phôrôx theo nguyên vọng và theo lệnh chỉ của ông ta. Trong khi đó, ông ta không quên viết về những xúc động và sợ hãi của mình, sự căng thẳng của nỗi kinh hoàng, như kết luận ông ta đã đưa ra rằng, người ta dùng mọi cách để đẩy ông ta đến tình trạng đó, nhằm đánh bại ông ta về tâm lý cũng như thể xác. Những người đó - Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp - khủng khiếp làm sao. Còn người anh hùng thì sao? "Và quyết định không đặt các món ăn mà hàng ngày người ta đem từ ngoài vào, sống bàng các thực phẩm dự trữ và những gì đem đến từ nhà ăn của đội bảo vệ". Bà R. Goócbachốpva lập tức giúp việc ông ta. Còn các đầu bếp, không biết tại sao lại quên là họ nhận được giấy nghỉ phép đột ngột và nói rằng họ vẫn làm việc bình thường như trước, gọt khoai tây, nhặt rau quả, nấu và rán. Người phụ trách nhóm cung cấp thực phẩm của đội bảo vệ V. Pheđuelép nói với dự thẩm viên rằng ông ta làm việc theo thời khoá biểu bình thường, nghĩa là nhận thực phẩm theo đơn đặt của ban 9 của KGB Liên Xô ở Crưm vẫn như trước đây. Không hề có một sự gián đoạn nào. Cũng nên biết thêm, chuyện về những khó khăn mà ban này đã gặp phải do việc tại trạm đặc biệt số 2 ở thành phố Ianta ngày 19 và 20-8 rau quả không bảo đảm chất lượng theo đúng quy cách như vẫn cung cấp, không nên quên rằng V. Gêrênalốp, trưởng ban 9 - A. Tônxtôi là phó của ông ta và cả V. Phedulaép qua Mátxcơva đã bảo đảm cung cấp bằng máy bay 9 giờ để đưa đến Ximpherôpôn một hộp rượu vốtca và rượu vang "Kindơmarauli". Còn "những tù nhân" sẽ làm gì nếu trên toàn bộ Crưm không tìm đâu ra loại rượu đựng trong chai 0,75 lít. Cách ly mà còn hảo tâm đặt mọi thứ từ ngôi nhà chính. Có thể nào làm khác được. Bởi vì bị cách ly hoàn toàn cơ mà. Goócbachốp muốn đánh vào tình cảm mọi người bằng sự "tô vẽ" tỉ mỉ mức sống của mình trong thời gian ở Phôrôx từ ngày 18 - 21-8. Nếu thông tin không chuẩn xác về các chi tiết như vậy không phải do ông ta và những người thân cận ông ta tung ra để chứng minh cho câu chuyện huyền thoại về sự cách ly thì chẳng cần đề cập đến các sự việc đó. Sẽ không phải uổng công nói rằng những điều vụn vặt và thói quen trong đời sống sẽ chứng minh cho tính chân thật của người nói còn nhiều hơn tất cả những lời tuyên bố của người đó cộng lại. Ông ta đã gào to về sự bất ngờ, về sự đột ngột. Sau đó có mấy trang, đã lại tuyên bố rằng ông ta làm việc và xem xét "các kịch bản của những người ban bố tình trạng khẩn cấp", trong số đó có kịch bản đã bắt đầu được thực hiện. "Và vai diễn của ông ta xuất hiện". Tại sao việc điều tra lại không sử dụng cuốn sách của ông ta vào hồ sơ. Có thể dự đoán một cách lôgích rằng lời phát biểu của ông ta với những người đến gặp và sự bực tức thân thiện đã được suy tính kỹ nếu không phải là đã viết ra, cũng đã được tập dượt trước. Để chứng minh, có thể sử dụng chính ngay phương pháp của Goócbachốp. Mong rằng bất cứ ai đọc những dòng này sẽ đặt cho mình câu hỏi, trước sự xuất hiện đột ngột, trong tình trạng gay gắt và tính chất căng thẳng của cuộc nói chuyện, ông ta đã không làm hay dự định làm cái gì đó tại chỗ, và ông ta làm gì trong thời gian sau khi từ giã những người đến gặp? Việc phải làm là gọi đội bảo vệ cùng với người thân thiết và những ai còn trung thành với ông ta để tìm hiểu một cách cặn kẽ diễn biến của tình hình. Phân tích một cách toàn diện tình hình, đề ra kế hoạch, biện pháp chống trả và bắt tay thực hiện nó. Và không phải chỉ có 32 người mà còn có cả các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao nhất, và những người được lựa chọn và đào tạo đặc biệt, như người ta nói "chuyên dụng", trong những tình huống như vậy. Tôi tin rằng bất cứ ai ở địa vị của Goócbachốp cũng sẽ làm như vậy. Nhưng một vị tổng thống hợp pháp của Liên Xô, tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Liên Xô "bất ngờ" được biết và nhận ra rằng trong nước đang có âm mưu, một cuộc bạo loạn, một cuộc đảo chính vô cùng hệ trọng lại không làm như vậy. Ông ta còn bận các công việc vô cùng hệ trọng. Trong khi đó theo lịch biểu thì ông ta phải được bác sĩ V. Côdơlốp, một chuyên gia về tiết niệu được gọi từ Mátxcơva đến khám bệnh. Đúng là trước cuộc thẩm vấn, các bác sĩ đã không thoả thuận với nhau là sẽ nói gì. Vì vậy, có những chi tiết không khớp nhau trong lời khai của I. Bôrítxốp, bác sĩ riêng của tổng thống. Nhưng để làm rõ sự thật, cũng không mấy khó khăn. Các bạn hãy tự đánh giá. V. Côdơlốp kể rằng, ông đến khu vực "Daria" vào khoảng giữa 17 và 18 giờ ngày 18-8 và một mình ông tiến hành khám cho Goócbachốp. Tôi nhận thấy tâm trạng của ông khác thường, ông vốn hóm hỉnh, hài hước, còn hôm đó ông ta cau có, khó chịu. Còn I. Bôrítxốp thì nói lằng "vào lúc 19 giờ tôi và V. Côdơlốp đến thăm Goócbachốp. Chúng tôi đã khám cho ông. Không chuyện trò gì. Sức khoẻ Goócbachốp vẫn bình thường, tuy có vẻ hơi bị xúc động. Khi chúng tôi đang khám bệnh cho Goócbachốp thì Raixa Mácximốpna bước vào. Trông bà ta có vẻ phiền muộn. Chúng tôi không nói một lời nào. Chỉ đơn giản là đưa mắt ra hiệu và bà ta bỏ đi. Sau khi khám xong, chúng tôi ra về thì đoàn đại biểu đã ra đi". Như vậy - ông ta im lặng, nhưng tình trạng sức khoẻ bình thường. Sau đó là bữa ăn tối cùng với R. Goócbachốpva có cả Ô. Climốp. Ông ta đã hứa với gia đình Goócbachốp là đội bảo vệ luôn ở bên tổng thống và luôn luôn sẵn sàng. Sau đó cùng cả gia đình họ đi xem phim. Rồi dạo chơi trên bờ biển và đi nghỉ. A. Chécnhiaép kể rằng, theo đề nghị của Goócbachốp, mọi người tạm biệt nhau và ông ta nói: "Bây giờ chúng ta đi ngủ, sáng mai chúng ta sẽ suy nghĩ nên làm gì". Sáng hôm sau Goócbachốp gặp ông ta trong bộ đồ ngủ, thái độ rất bình tĩnh. Họ nói chuyện với nhau độ một giờ sau đó ra bãi tắm. Sáng 19-8 sau bữa ăn sáng, I. Bôrítxốp đã chuyển cho V. Côdơlốp ý kiến của Goócbachốp rằng ông ta không cần Côdơlốp khám sức khoẻ nữa. Bởi vậy, V. Côdơlốp bay về Mátxcơva. Thật là ngạc nhiên, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Người ta cho ông bác sĩ ôtô để ông ta trở về nhà an dưỡng, nơi ông ta ăn nghỉ trong mấy ngày đó, gói ghém đồ đạc quay trở lại nhà nghỉ ở Phòrôx và ngay tối hôm đó bay về Mátxcơva cùng với một cán bộ đội bảo vệ, một nữ ghi tốc ký và một nhóm người khác. Và tôi xin lỗi, điều đó lại diễn ra trong sự cách ly hoàn toàn. Không ai hỏi, không ai chất vấn, không ai khám ông bác sĩ và cả những người cùng bay với ông. Ngày 19-8 còn có một số người phục vụ là dân địa phương cũng ra đi và ngày 20-8 toàn bộ số nhân viên thay thế theo thời gian biểu bình thường, ôtô vẫn chạy và chở hàng hoá đến. Tại sao lại chọn một cách kỳ quặc như vậy để đưa ra yêu cầu về máy bay theo đường dây liên lạc từ A. Chécnhiaép đến V. Gênêralốp. Nếu không gửi qua V.Phêchelaép, thì qua nữ nhân viên phục vụ ở bể tắm mà Raixa Mácximốpna trong khi tắm đã tâm sự về cuộc sống, về con cái, về gia đình chẳng hạn, có phải đơn giản hơn không. Rõ ràng, vấn đề là ở chỗ nếu yêu cầu đó của Goócbachốp rơi vào tay bất cứ một người nào, ngoài V. Gènêralốp, thì ông ta có thể tin và truyền đi làm cho công luận và các đại biểu nhân dân đều biết. Không có vấn đề gì - Các phóng viên tụ tập một nơi, nhà an dưỡng "phương Nam" săn đón những người thân cận. Và khi công tố viên V. Xtêpancốp hỏi là ông có "ý định ngăn cản nhóm đến gặp ông không" thì Goócbachốp làm ra vẻ không muốn nói ra cho báo chí biết. Trong cuốn sách của mình Goócbachốp khẳng định rằng "ở bên tôi có 32 người của đội bảo vệ. Tôi biết rõ thái độ của họ. Họ quyết định đứng vững đến cùng, và phân chia các khu vực bảo vệ và phân công cụ thể từng vị trí". Ta hãy bỏ qua việc các trạm gác ở ngôi nhà chính được thiết lập, vào đêm 20 rạng ngày 21-8, tuy người ta vẫn thường xuyên bảo vệ nó. Cả ở bãi tắm và trên toàn địa phận Phôrôx và ở dưới cửa sổ các phòng ngủ, phòng làm việc và ở các cửa ra vào trong các ngày đó đều có các cán bộ phòng 18 và phòng 3 canh gác. Ở đây có một điều quan trọng khác là với tư cách một nhân chứng, Goócbachốp nói rằng "liền sau đó tôi có cảm giác là nếu tôi thực hiện một biện pháp chống đối tích cực nào đó, thì điều đó có thể bị lợi dụng như một cái cớ để áp dụng sức mạnh. Có thể vũ khí được đội bảo vệ sử dụng để vĩnh viễn kết thúc các vấn đề với tôi". Như vậy, biết rõ là cách xử thế của mình gây ra nhiều câu hỏi và sự ngờ vực, ông ta đã cảnh giác phòng khi có bất trắc. Những điều tôi kể ở trên hoàn toàn đủ để cho ai muốn nhìn thấy và muốn nghe, tin chắc là không hề có sự cách ly ông ta tại địa phận Phôrôx. Ông ta đã mấy lần tính toán đề phòng những bất trắc, kể cả trường hợp xấu nhất, phải đứng trước toà. Ông ta sợ một sự giải thích hoàn toàn thực tế, vì không tin tưởng 100% và không muốn liều thân. Nhưng phải làm điều đó một cách bất ngờ để không ai kiểm tra được. Bởi vì ở đây còn một vấn đề là, xin lỗi tôi phải xin lỗi vì phải nhắc lại là, phải chăng trong số 32 chuyên gia không thể tìm ra vài ba người có khả năng nhất được tổng thống giao nhiệm vụ đi gặp gỡ thoả thuận với thuỷ thủ và lính biên phòng v.v... Câu trả lời không định kiến không gây ra bất cứ một sự dao động và nghi ngờ nào, là: con người và khả năng bao nhiêu cũng có, song, không cần thiết. Kẻ nào sợ "phương án Rumani" liệu có dám đi đôn đốc một mình mà không có ai tháp tùng vào ban đêm trên địa phận Phôrôx để kiểm tra các trạm gác. Đội bảo vệ và bản thân ông ta đã làm ngơ trước một sự thật mà thẩm phán cũng không hỏi hoặc là cố tình lờ đi. Nhưng trong các văn bản và trong các lời khai của lính biên phòng, ví dụ: đã ghi nhận rằng vào đêm 19 rạng ngày 20-8 với các trang bị quan sát ban đêm họ đã nhìn thấy Goócbachốp từ xa khi ông ta đi dạo tại nhà nghỉ từ lúc 3 giờ đến 5 giờ sáng. " Ông ta chỉ có một mình và không tiếp xúc với ai".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #23 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2022, 08:49:41 am »

Đã xác định: ngay từ hôm 18-8 Goócbachốp đã ra lệnh cho Ô. Climốp "làm sao để tôi nói chuyện với anh em mà không xẩy ra một sự khiêu khích nào. Không được cho ai đến gần ngôi nhà ngoài đội bảo vệ và không có lệnh của tôi thì không được hành động". Thế là mọi cái đã rõ ràng. Đã kể khá đủ về hoạt động của các đơn vị, các cá nhân, về tình hình thực tế ở khu vực. Còn một điều phải làm sáng tỏ là việc cắt liên lạc.


Ba ngày đêm không có liên lạc trong khi hệ thống liên lạc vẫn đang làm việc. Các nhà viết hồi ký của Goócbachốp kể rằng, Tổng thống Liên Xô lần lượt nhấc tất cả các máy điện thoại song chúng đều câm lặng, kể cả máy "đỏ" đặt ở nhà bếp. Các báo chí thế giới đã lần lượt đưa tin và những lời lẽ thống thiết hơn còn được kể lể tại các cuộc họp báo và phỏng vấn Goócbachốp trước đây và hiện nay.


Và cuối cùng, cũng như bất cứ một hành động giả dối vô độ nào, sự mô tả đó đã gây ra ngờ vực chính đáng và đặt ra nhiều câu hỏi ở đại đa số thính giả, độc giả và khán giả. Nói chung có những việc đó hay không? Và nếu trong thực tế, mọi cái đã diễn ra như vậy, thì vì sao mà người ta lại kiên trì nhồi nhét cho thính giả, bạn đọc và khán giả? Vấn đề hoàn toàn hợp quy luật đòi hỏi không phải chỉ có lời giải đáp trung thực, nhất quán mà còn phải có luận chứng rõ ràng. Bất cứ một người bình thường nào cũng đều hiểu rằng kịch bản về sự cách ly không thể không đưa việc cắt điện thoại vào và để trò hề đó không gây ra bất cứ sự nghi ngờ nào thì phải đánh lừa. Ngược lại, thì ngay đứa trẻ nhỏ cũng rõ: không hề có nạn nhân, ừ thì không có nạn nhân, nhưng phải có kẻ đồng loã và người nhạc trưởng trong mưu kế không thành để giữ quyền lực cá nhân bằng sự phản bội tạo dựng nên. Hiển nhiên là việc cắt liên lạc trong dinh tổng thống được trang bị đặc biệt như một địa điểm chỉ huy dự phòng của đất nước với sự tính toán trong trường hợp có sự tấn công bằng tên lửa hạt nhân, hoàn toàn khác xa với việc cắt điện thoại ở nhà riêng. Bởi vì, nếu không thế thì một công dân Liên Xô biết suy nghĩ sẽ bực tức hét lên: "Vậy thì bản thân Tổng thống Liên Xô đã khẳng định về sự cân bằng về quân sự nào vậy với Mỹ?" Và chỉ cần dành một phút để kiểm tra khả năng đó đã có thể hoàn toàn lôgích, đặt ra câu hỏi cho những người nghiên cứu và sáng chế ra hệ thống liên lạc đó: tính toán thiếu trách nhiệm đến mức để không thể sửa chữa ngay lập tức trong dinh tổng thống. Trong bối cảnh đó, chỉ có một trong những người lãnh đạo tập thể tham gia xây dựng hệ thống liên lạc của tổng thống ở Phôrôx mới là người đầu tiên có thể phá vỡ sự phong toả thông tin, và đặt ra sự nghi ngờ với những điều khẳng định của Goócbachốp cũng như của cuộc điều tra về sự cách ly hoàn toàn.


Tháng 12-1991, ông đã tuyên bố thẳng thừng trong cuộc phỏng vấn rằng việc khẳng định cắt liên lạc hoàn toàn của Phôrồx với thế giới bên ngoài chỉ là một sự bịa đặt. Điều đó không thể xẩy ra kể cả khi có cuộc tấn công hạt nhân. Và ông đã đề nghị tiến hành một cuộc giám định hợp thức.


Cuộc đấu tranh của những người bị buộc tội với cuộc điều tra về vấn đề liên lạc mang tính chất không cân bằng nhưng không vì thế mà kém quyết liệt. Đối với mọi người vấn đề liên lạc là vấn đề có tính nguyên tắc quan trọng nhất, thậm chí không phải trên bình diện pháp lý mà trên bình diện đạo đức. Mọi người muốn trước hết là những người bị buộc tội, thực sự họ có phải là những người vi phạm pháp luật hay không, hay họ bị lừa dối. Nếu người ta lừa dối họ, thì kẻ lừa dối là ai và với mục đích gì. Bởi vì không một ai không tin những mối đe doạ cá nhân là động lực thúc đẩy ra số những người tham gia vào sự kiện tháng 8. Bản thân cuộc điều tra cũng không thể hình thành nhận thức cụ thể để hiểu điều đó. Bởi vậy những người bị buộc tội hoặc là không được biết về kết quả tiến hành giám định hoặc là những câu hỏi bổ sung của họ đặt ra cho những nhà chuyên môn, đã bị coi thường không được đếm xỉa đến. Điều đó đối với tôi, Ô. Bắccơlanốp, V. Criuscốp chẳng hạn. Về những câu hỏi tôi đặt ra, họ chỉ chợt nhớ vào ngày 12-1-1993, trước lúc kết thúc cuộc điều tra sơ bộ, khi các tài liệu giám định từ lâu đã được đóng vào hồ sơ vụ án. Tôi tuyên bố rằng, tôi sẽ không ký vào văn bản kết thúc, nếu chưa nhận được câu trả lời. Thay vì một quyết định nêu lý do về nguyên nhân không thực hiện những hành động điều tra theo yêu cầu của tôi hoặc tổ chức thực hiện chúng như pháp luật đòi hỏi, người ta đưa đến cho tôi một bức thư có vẻn vẹn năm dòng, ai đó thông báo cho tôi rằng kết luận của các chuyên viên là vấn đề tôi nêu ra không nhất thiết phải chấp nhận, còn câu trả lời cho những vấn đề đó đã có trong các tài liệu của vụ án và tôi có thể nhận và đọc. Tôi đã nhận được câu trả lời gì vậy?


Tốt nhất là bắt đầu từ cuộc giám định tư pháp kỹ thuật của việc cắt liên lạc ở khu vực "Daria", nơi Goócbachốp nghỉ. Trước hết cần phải nói rằng quyết định về việc tiến hành giám định tư pháp kỹ thuật do chính thẩm phán L.Prôsin đưa ra ngày 29-11-1991. Trước đây đã được các cán bộ khác tiến hành, họ không phải là các chuyên gia trong lĩnh vực thông tin liên lạc, chuyên gia ghi chép nhật ký đăng lục của các đơn vị trực ban về liên lạc, tổ chức liên lạc ở Phôrôx. Nhưng biên bản thẩm vấn ai đã đưa bao giờ và bằng cách nào cho các chuyên viên đọc thì không thể biết. Không hề có một tài liệu nào nói về việc đó cũng như về các cuốn nhật ký đăng lục của các đơn vị. Sơ đồ liên lạc được chuyển cho thẩm phán V. Enxucốp vào ngày 28-11-1991, nghĩa là trước khi quyết định tiến hành giám định và với số lượng là 3 bản. 2 bản được lưu giữ trong hồ sơ vụ án, trong đó 1 bản kèm theo với bức thư của Phó Cục trưởng thứ nhất Tổng cục thông tin liên lạc của Chính phủ. A. Calanđin gửi cho cuộc điều tra ngày 18-10 theo yêu cầu của cuộc điều tra ngày 8-10-1991. Vậy hai bản khác biến đi đâu, tài liệu vụ án không đưa ra được câu trả lời. Nhưng từ những tài liệu thấy rõ là tại sao những yêu cầu của Ô. Calanđin - một người có trình độ và kinh nghiệm công tác, một chuyên gia thành thục về thông tin liên lạc kiến nghị thay đổi thành phần của các chuyên viên lại bị khước từ; và nói chung kết quả cuộc giám định lại tôi không hè biết v.v... Rõ ràng là tại sao các chuyên viên không trả lời thậm chí những câu hỏi do cuộc điều tra đặt ra mà lại ghi vào bản kết luận ý kiến của mình về vấn đề không hề đặt ra cho họ. Nói một cách nhẹ nhàng, họ không phải là những chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #24 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2022, 07:42:23 am »

Trước hết ai được chọn làm chuyên viên. Đó là V.Emeliannencô và V. Uxáttư, hai sĩ quan lâu năm của cục tổ chức thông tin liên lạc tối mật, của chủ nhiệm thông tin liên lạc lực lượng vũ trang Liên Xô. Một điều đáng ngờ là việc giao cho một tổ chức lúc đó nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng Liên Xô tiến hành cuộc giám định. Nhưng những người bị buộc tội có nhiều cơ sở để không tin vào những chuyên viên đó vì vị trí công tác của họ phụ thuộc vào các tướng V. Lixốpxki và V. Đarembô mà một thời gian dài đã làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tướng K. Côbét, và được thăng quan tiến chức, nhờ vả vào ông ta. Vì vậy, họ chịu tác động mạnh của cá nhân ông ta. Điều đó được khẳng định trong thời kỳ tháng 8-1991. Tướng K. Côbét trước đây phụ trách bộ đội thông tin liên lạc và được biệt phái sang Xôviết tối cao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga đã kể vào cuối tháng 10 rằng: sáng 19-8-1991 ông không hề gọi điện thoại cho bất cứ một tướng nào trong bộ tổng tham mưu ngoài V. Lixốpxki chỉ huy trưởng thông tin liên lạc của bộ tổng tham mưu và V. Đarenbô chỉ huy trung tâm liên lạc của bộ tổng tham mưu. Ông đề nghị họ giúp ông liên lạc và chuyển đến các quân chủng lời kêu gọi của Enxin. Đến nay, chúng tôi biết yêu cầu đó đã được thực hiện và lời kêu gọi đã được gửi đến các quân chủng. Hơn nữa Côbét còn nói thậm chí lúc đó "đã có các uỷ ban thích ứng do tổng cục trưởng tổng cục tác chiến cử đi để tìm ra chúng tôi đã "bị bám hút" ở nơi nào trong hệ thống liên lạc nhằm làm chúng tôi tê liệt, nhưng tướng Đarembô không cho họ xem bất cứ cái gì, không giải thích, hành động rất tốt". Bản thân họ cũng khẳng định những hành động "tốt" của mình. Cần nói thêm, không có sự giúp đỡ của các sĩ quan thì họ không thể tiến hành được một hoạt động như vậy. Và có lẽ, lúc đó họ không dám liều lĩnh thực hiện những hành động đó, nếu không có sự giúp đỡ của cấp dưới. Có ai tin rằng, vào tháng 12-1991, mọi người dám đột nhiên từ chối lời yêu cầu của thủ trưởng, dám tỏ ra không hiểu khi phải viết bản kết luận làm rung chuyển kết cấu vững chắc của "lâu đài không khí về cuộc bạo loạn?". Không có một ai trong số những người biết suy nghĩ lại tin. Các chuyên viên đã thực hiện nhiệm vụ hoàn toàn đúng theo đơn đặt hàng.


Kết quả xuất hiện một bản kết luận giám định tư pháp đòi hỏi hoặc là các tác giả như những người phiên dịch phải thuật lại những gì họ đã viết, hoặc là tiến hành giám định lại chính các cuộc giám định, sau khi đã nghiên cứu tỉ mỉ các tài liệu của vụ án. Ở địa vị của tôi, buộc tôi phải nghiên cứu tỉ mỉ vấn đề và đưa ra các kết luận rất khác với bản kết luận của các chuyên viên và các kết luận của cuộc điều tra.


Vấn đề thứ nhất đặt ra cho các chuyên viên là có khả năng về mặt kỹ thuật cắt mọi loại liên lạc ở khu vực "Daria" và ở nơi tổng thống nghỉ hay không. Nếu "có" thì trong vòng 10-15 phút có khả năng cắt như vậy không hay để làm việc đó phải có một thời gian dài? Câu trả lời được đưa ra như sau: "Đã có khả năng về mặt kỹ thuật cắt mọi loại liên lạc ở khu vực "Daria". Các nhân viên kỹ thuật phục vụ khu vực "Daria" và các trạm liên lạc phụ trợ, biết rất rõ tất cả các đường liên lạc và cấu trúc các đầu mối liên lạc và có trong tay các phương tiện giao thông của 21 phòng, có khả năng cắt tất cả các loại liên lạc trong vòng 10-15 phút". Câu trả lời như vậy ngay từ đâu đã mang yếu tố hai mặt vượt ra ngoài phạm vi của vấn đề đạt ra. Sẽ không sa đà vào mặt kỹ thuật của câu trả lời mà thực chất là các chuyên viên cho rằng: đã tồn tại khả năng cắt đứt các loại liên lạc tại khu vực "Daria" trong vòng 10 - 15 phút. Chúng ta sẽ tự hỏi, tất cả những cái còn lại viết ra làm gì. Bởi vì, ngoài sự bổ sung vô hại, về thực chất câu trả lời nói rằng việc đó thực tế chỉ có các nhân viên kỹ thuật phục vụ khu vực "Daria" và các đầu mối liên lạc phụ trợ mới thực hiện được.


Đương nhiên họ không thể cắt mọi loại liên lạc trong vòng 10 - 15 phút. Như mọi người đều rõ không hề có ai phá huỷ, làm nổ, vấn đề chỉ là cắt liên lạc. Như vậy việc mất liên lạc và sự cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nếu có việc đó thực, thì chỉ do bàn tay của các nhân viên kỹ thuật, và sẽ cần làm sáng tỏ thực tế họ đã làm gì.


Nhưng việc nghiên cứu do tôi tiến hành đã làm sáng tỏ một sự thật không thể tranh cãi là cuộc giám định do những nguyên nhân không rõ đã tránh trả lời một cách rõ ràng về những vấn đề đã đặt ra và đã trả lời rất không đầy đủ. Không phải ngẫu nhiên mà cuộc điều tra đặt ra vấn đề tách nhiệm vụ thành hai phần: khả năng cắt tất cả các loại liên lạc trên khu vực và ở ngay tại nhà nghỉ. Thực chất, về mặt kỹ thuật không thể cắt tất cả các loại liên lạc ở khu vực "Daria". Điều đó dù đáng buồn cho các chuyên viên và những người đặt hàng muốn có một giả thiết cần thiết về sự cách ly hoàn toàn và sự buộc tội cũng bị tan thành bụi. Nhưng, phải thừa nhận là có những loại liên lạc mà các nhân viên kỹ thuật phục vụ khu vực "Daria" và các đầu mối liên lạc phụ trợ không đủ sức để cắt. Nhất quyết không hề có khả năng kỹ thuật đó. Mưu đồ hạn chế vấn đề bằng các hành động đó, có nghĩa là cố tình che giấu sự thật. Điều chúng ta quan tâm trước hết là về liên lạc vô tuyến điện địa tĩnh, lưu động, cầm tay và dùng liên lạc điện thoại truyền dẫn của bộ đội biên phòng không đấu nối và không phục vụ các đầu mối liên lạc phụ trợ ở thành phố Ianta và trạm Mukhalátca. Ở đây, chúng ta chưa nói đến vấn đề là không một ai có thể cắt được thông tin liên lạc điện thoại và vô tuyến với ý nghĩa đầy đủ của các từ đó. Trong trường hợp có trục trặc trong thiết bị thu thì hình thức liên lạc thụ động với khu vực chỉ là sự thu nhận của phía khu vực, điều đó không một ai phủ nhận kể cả bản thân Goócbachốp. Một việc khác là ai đã truyền đi và truyền đi cái gì và ai là người đã tiếp nhận. Nhưng cái điều chủ yếu chính là kết luận không hợp pháp về sự tồn tại khả năng kỹ thuật cắt tất cả các loại liên lạc với khu vực. Kết luận đó của các chuyên viên xét về góc độ liên lạc thì chủ yếu nhằm che đậy vấn đề "có tồn tại sự cách ly" trong thực tế không, có khả năng kỹ thuật cắt tất cả các loại liên lạc ở chính nhà nghỉ nơi Goócbachốp thực sự là người làm chủ hoàn toàn tình hình không. Bởi vậy, các chuyên viên không muốn trả lời một cách rõ ràng câu hỏi này. Làm như không hề có câu hỏi đó được đặt ra.


Câu trả lời lôgích và ngay thật là nói chung về mặt kỹ thuật không thể cắt tất cả các loại liên lạc ở khu vực "Daria" trong vòng 15 phút. Việc cắt tất cả các loại liên lạc tại nơi nghỉ của tổng thống ở "Daria", về mặt kỹ thuật thì có thể làm được, nhưng để làm việc đó đòi hỏi phải tiến hành không chỉ các biện pháp kỹ thuật đặc biệt mà cả các biện pháp tổ chức. Chẳng hạn như phải lấy đi các nguồn điện của các thiết bị thu phát di động. Mà để thực hiện điều đó trong vòng 15 phút thì không thể làm được. Vì vậy, để làm sáng tỏ chân lý - có sự cách ly hay không - đòi hỏi phải chỉ rõ có thể cắt phương tiện liên lạc với khu vực và cái gì không thể cắt; cái gì cần cắt ở khu vực, cắt ở nơi nào, cắt thế nào và những cái gì có khả năng cắt để phục vụ mục đích đó. Chính đó là câu hỏi thứ hai đặt ra cho các chuyên viên. Vì vậy, câu trả lời không đúng câu hỏi được đặt ra.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #25 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2022, 07:42:55 am »

Trong quyết định về việc tiến hành giám định có nêu vấn đề từ trạm nào có thể cắt được từng loại liên lạc trong số đó ở khu vực và để cắt mỗi loại đó đòi hỏi phải làm gì. Thay vì điều đó các chuyên viên đã thông báo rằng có cắt các hệ thống liên lạc truyền dẫn trong các phòng đặt thiết bị đường dây và thiết bị tạo kênh "Daria" và trạm Mukhalátca, cũng như tại trạm điện thoại tự động quốc tế của chính phủ ở thành phố Ianta. Những điều đó do các nhân chứng đưa ra và không đòi hỏi phải có bất cứ một sự giám định nào. Nhưng những lời khai đó không trả lời các câu hỏi từ trạm nào có thể cắt và để làm được điều đó cần phải làm gì. Như vậy, các sự việc mà các hành động điều tra xác định được trình bày như là kết quả của cuộc giám định thay vì tạo khả năng cho cuộc điều tra xác định bằng con đường giám định, thì lại chỉ dựa vào các động tác kỹ thuật đã tiến hành, được cuộc điều tra xác định, để cắt liên lạc. Về thực chất có phải các động tác đó là các thao tác để cắt liên lạc hay không. Ví dụ, không thay đổi các cách thức thu nhận liên lạc về mặt kỹ thuật. Các phương tiện và các kênh nào đã đụng chạm đến còn những phương tiện và kênh nào vẫn làm việc theo chế độ bình thường và tại sao có phải do không biết về sự tồn tại của chúng một cách có dụng ý hay là vì khả năng kỹ thuật không đủ của các hành động đó để cắt liên lạc.


Việc giám định đã thông báo cho cuộc điều tra rằng hệ thống liên lạc bằng vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình và vũ trụ đã bị cắt vì nguồn cung cấp điện bị phá hỏng.

Điều lôgích là sẽ phải thông báo từ trạm cung cấp điện nào có thể cắt liên lạc của hệ thống nào nêu ở trên và thiết bị nào và những hành động nào cần cho điều đó. Nếu các trạm đó của bộ đội biên phòng có một thiết bị, thì ở nhà của đội bảo vệ hoặc trong phòng làm việc của Goócbachốp có một thiết bị khác. Việc ngắt cầu dao hoặc tháo cầu chì khác xa với việc tháo dỡ một trạm điện hay một tuốcbin. Thực chất, đây vẫn cùng một thủ thuật, lời khai của những nhân chứng riêng biệt cho các cơ quan điều tra về việc họ thực hiện những hành động cụ thể nào đó trong lĩnh vực cung cấp điện được coi như giám định tư pháp kỹ thuật và do chúng trùng hợp với nhau đã cho rằng hoàn toàn lôgích nên giám định khẳng định là có sự kiện cắt tất cả các loại liên lạc. Tôi nghĩ rằng bất cứ một người nào có văn hoá chút ít không cần có các kiến thức đặc biệt, không cần một trí thông minh nào để khi trong nhà bị tắt điện lại không kiểm tra xem cầu chì hay bóng điên có bị cháy không, sau đó gọi điện đến trạm sửa chữa hay trạm điện và thắp nến lên, đương nhiên, nếu người đó không thể tự mình sửa chữa được. Cuộc giám định còn phải đưa ra tài liệu bằng cách tiến hành các cuộc thử nghiệm điều tra để làm sáng tỏ điều gì đã xảy ra trên thực tế - người chủ tự tắt điện và ngồi im trong nhà không muốn nhìn thấy ai, không muốn nghe ai thậm chí cũng không thắp nến, hoặc là đã diễn ra những hành động được trù định từ trước, không phụ thuộc vào ý chí và nguyên vọng của ông ta và chỉ còn cách là ngồi chờ sự giúp đỡ từ ngoài tới. Thay vì điều đó, cuộc giám định đã thông báo là trong phòng tối om vì không có điện.


Đỉnh cao của sự phi lý do cuộc giám định kỹ thuật gây ra, đương nhiên, là việc trả lời câu hỏi thứ ba, câu hỏi cuối cùng. Tổng thống Liên Xô có khả năng nối được liên lạc với khu vực "Daria" trong điều kiện cụ thể từ ngày 18 đến ngày 21-8-1991 hay không? Cuộc điều tra cần một sự giám định tư pháp kỹ thuật do có lời buộc tội được đưa ra rằng việc cắt liên lạc là một hình thức thể hiện và khẳng định sự cách ly Goócbachốp tại nhà nghỉ ở Phôrôx cho nên đã hình thành một vấn đề tương đối rộng, ở đây, không có giải pháp lựa chọn để đánh giá các phương tiện liên lạc, khoảng cách v.v... Cuộc điều tra không bó hẹp ở việc có khả năng nối liên lạc từ phòng làm việc hoặc từ phòng ngủ. Vấn đề là khoanh tròn toàn bộ lãnh thổ khu vực "Daria" và cần được kiểm tra hoặc chỉ bó hẹp ở khả năng kỹ thuật về việc có hay mất liên lạc.


Thay vì điều đó, hai chuyên gia thông tin liên lạc, sau khi nghiên cứu bằng phương pháp riêng các tài liệu của cuộc điều tra với khối lượng và cơ cấu không ai được biết, và đưa ra kết luận rằng, mặc dù đường liên lạc chính phủ vẫn được bảo đảm trong tất cả những ngày từ 18 đến 21-8-1991 khi Tổng thống Liên Xô ở đó, song tổng thống không có khả năng liên lạc từ nhà nghỉ ở Phôrôx. Xin được phép hỏi các chuyên gia đáng kính là họ đã nghiên cứu cái gi: trong điều kiện kỹ thuật của khu vực có khả năng liên lạc được. Vậy còn đòi hỏi gì ở các nhà chuyên gia, hay là phải viết các cuốn tiểu thuyết trinh thám tưởng tượng cảnh người ta cùm tay Goócbachốp còn đội bảo vệ do bà Raixa Mácximốpna đứng đầu thì chắn ngữ các cửa sổ và cửa ra vào sẵn sàng đánh trả cuộc tấn công của xe tăng. Nếu là cách thứ hai thì họ phải tự chi phí, không thể dùng tiền của nhà nước được. Và các ngài - chuyên viên, các ngài không phải đến nỗi ngây thơ để không hiểu được điều đó.


Đơn giản là các ngài không có đủ dũng cảm công dân, dù các ngài là hai sĩ quan cao cấp của quân đội Liên Xô, để viết thẳng ra rằng hoàn toàn có khả năng kỹ thuật để Goócbachốp nối được liên lạc từ khu vực "Daria" trong điều kiện vào những ngày từ 18 đến 21-8-1991. Một lần nữa tôi nhấn mạnh là khả năng kỹ thuật. Vấn đề khả năng sinh lý thuộc lĩnh vực tâm lý học, những dự đoán và lời khai đều năm ngoài phạm vi kỹ thuật. Chúng ta sẽ xem xét riêng vấn đề đó khi nói về việc cắt liên lạc nói chung và ai cắt.


Trước hết, cần làm sáng tỏ hoàn toàn một điều: có loại liên lạc nào sẵn sàng để sử dụng được về kỹ thuật ở khu vực "Daria" cho phép bất cứ người nào dù đó là tổng thống, hay cán bộ bảo vệ hay lao công làm vườn có thể liên lạc dược với ai đó ngoài phạm vi khu vực. Tôi cho rằng cách đặt vấn đề như vậy là lôgích và hấp dẫn để tìm ra chân lý, bởi vì cuộc giám định trái ngược với nhiệm vụ đề ra là làm sáng tỏ khả năng kỹ thuật sử dụng các phương tiện liên lạc, lại chỉ bó hẹp công việc trong hệ thống liên lạc của chính phủ và hơn thế lại chỉ với bộ phận thiết lập đặc biệt cho các cuộc đàm thoại của tổng thống. Vấn đề khả năng sử dụng liên lạc điện thoại, điện tín, vô tuyến điện trong những ngày tháng 8 đó để phục vụ cho thuỷ thủ, bộ đội biên phòng, cảnh sát và các bộ phận hậu cần, thì việc giám định và điều tra không coi là phương tiện liên lạc cần được chú ý khi xem xét vấn đề cách ly tổng thống. Giống như trong phim trinh thám của Anh, "Nhà quý tộc" Goócbachốp không cho phép chị vú nuôi, anh bán hàng rong, người đưa báo, thợ may, tên gác cổng đến gần mình, bởi vì ông ta không cần đến họ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #26 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2022, 07:43:31 am »

Cuộc giám định chỉ bó hẹp trong việc xem xét các phương tiện liên lạc vũ trụ, vô tuyến, điện tín và điện thoại tại khu vực "Daria" để bảo đảm các cuộc nói chuyện của tổng thống, trước hết bởi vì đường liên lạc của thuỷ thủ và bộ đội biên phòng trên bộ và công an về thực chất không hề bị ngắt quãng. Quả là trong một thời gian hết sức ngắn ngủi có sự mất liên lạc của một vài đường dây điện thoại. Do đó, mọi kiến nghị giám định xem Goócbachốp có thể sử dụng các hệ thống đó không đã kiên quyết bị khước từ và được nêu trong văn bản chính thức về việc tiến hành giám định. Đơn giản là người ta không thực hiện chúng. Và, có thể nói là họ không thể thực hiện được, bởi vì, các bị cáo chỉ được biết đến khi kết luận do các chuyên viên đưa ra theo yêu cầu điều tra đã được chuẩn bị xong. Điều cuối cùng diễn ra là các bị cáo được thông báo: câu trả lời cho các câu hỏi của họ sẽ được biết trong tiến trình vụ án. Đúng là câu trả lời đó trong các tài liệu của vụ án về hai vấn đề: Một là, có liên lạc và không hề có sự cách ly nào, ngược lại, là không hề có. Hai là, cuộc giám định không thể xem xét vấn đề đó bởi vì không có căn cứ phủ nhận sự thật về khả năng kỹ thuật sử dụng liên lạc dù các tài liệu điều tra đã tìm cách che giấu. Các bạn hãy tự phán xét.


Như vậy, mắt xích thứ nhất là các thuỷ thủ. Đại tá hải quân L. Anphêriép đã tuyên bố ngắn gọn và chính xác là tại bộ tư lệnh chiến hạm Xêváttôpôn do ông chỉ huy vẫn giữ được liên lạc với các tàu chiến bằng vô tuyến điện, trong thời gian từ 18 đến 22-8-1991 không hề bị gián đoạn và liên lạc vô tuyến diện thường xuyên của các tàu chiến với khu vực "Daria" cũng vậy. Thiếu tá hải quân A.Xmencốp chỉ huy một tàu biên phòng xác nhận từ 18 đến 22-8 liên lạc giữa tâu với khu vực "Daria" vẫn duy trì thường xuyên. Bản thân, họ không được biết chuyện gì đã xảy ra ở khu vực và từ khu vực không hề thông báo gì cho họ. Chỉ huy một tàu chiến khác, thiếu tá hải quân M.Cricunốp cũng nói họ thường xuyên giữ liên lạc trong thời gian đó với cấp trên và với khu vực "Daria", liên lạc không hề bị mất. Trạm vô tuyến điện của họ là trạm dự phòng và thường xuyên làm việc theo chế độ "sẵn sàng thu nhận".


Tôi bổ sung thêm một ý là khi xem sổ nhật ký của các tầu chiến thì thấy rõ các sổ đó ghi đầy các cuộc nói chuyện với khu vực, điều đó khẳng định liên lạc ổn định. Để làm ví dụ, xin trích một số đoạn ghi trong ngày 19-8: 00 giờ - duy trì liên lạc vô tuyến điện với trực ban của khu vực đặc biệt; 02 giờ 00 phút - duy trì liên lạc vô tuyến điện với khu vực đặc biệt; 03 giờ 03 phút - phao báo hiệu số 6 hoạt động, thông báo cho trực ban khu vực đặc biệt; 08 giờ 00 phút - kiểm tra liên lạc với trực ban khu vực "Daria"; liên lạc ổn định. Nhận được thông tin từ trực ban khu vực về việc cho các canô nhỏ vào khu vực do thời tiết, phương án bình thường; 11 giờ 40 phút, nhận của trực ban khu vực báo hiệu "Môrie"1 (Môrie: Tiếng Nga có nghĩa là biển (ND)) (Goócbachốp ra bãi tắm) v.v. . Điều đó quan trọng bởi vì ngay trong tháng 8, thượng uý V. Ephêrêmốp và trực ban ở khu vực "Daria" ngày 19-8 là A. Xunhiagin đã kể rằng ngày hôm đó khoảng 20 giờ - 20 giờ 20 phút, khi họ ở nhà trực ban, các tầu biên phòng đã liên lạc với họ theo đường liên lạc vô tuyến điện và đề nghị giúp nối lại liên lạc. Nhưng họ đã nhận được trả lời không cần và yều cầu cứ làm công việc của mình. Về lập trường của V. Ephêrêmốp trong thời gian đó đối với Goócbachốp chúng ta đã nói tới khi đưa ví dụ về việc ủng hộ trực tiếp cho đội bảo vệ Tổng thống Liên Xô cả lực lượng lẫn vũ khí, theo lời kể của những người lãnh đạo đội bảo vệ. Vì vậy, không thể cho rằng một người tích cực tổ chức lại đội bảo vệ cùng với Ô. Climốp và B. Gôlenchốp theo nguyện vọng của Goócbachốp lại không thông báo cho họ về hoàn cảnh và đề nghị của các thuỷ thủ cần nối lại và sử dụng hệ thống liên lạc.


Ngoài các tàu chiến, để giao dịch với nhà nghỉ còn có tuyến liên lạc thông qua trạm quan trắc kỹ thuật tại mũi "Xarức", mà trong thời gian chúng ta quan tâm tới đã không hề có một sự liên lạc nào của những người bảo vệ tổng thống. Ấy thế mà hạ sĩ G.Sípbơ là "sĩ quan liên lạc" đã mô tả liên lạc có đủ khả năng và hoạt động bình thường. Tại cứ điểm có đường liên lạc điện thoại với các trạm, với trạm của chúng tôi ở trên bờ, với đồn số 8, với bộ tư lệnh hải quân, với trực ban ở khu vực "Daria", ở trạm có liên lạc vô tuyến điện, với các "tàu chiến bảo vệ khu vực từ phía biển" (Chúng ta đã nói về các tầu đó ở phần trên). Ngoài ra tại trạm còn có liên lạc với trực ban ở khu vực "Daria" qua vô tuyến điện của công an theo tần số hoạt động của trạm. Hạ sĩ Sípbơ xác nhận liên lạc bị mất trong thời gian anh trực ngày 18-8 ở trạm này vào lúc 16 giờ. Và chỉ mất liên lạc điện thoại với trực ban khu vực "Darin", với đồn số 8, với trực ban của Bộ Tư lệnh hải quân. Hai trong số ba kênh liên lạc đã được phục hồi nhanh chóng bằng cách đấu với nguồn điện cục bộ để liên lạc ngay được với đồn số 8 và trực ban Bộ Tư lệnh hải quân. Sípbơ nói rằng, liên lạc với trực ban khu vực "Daria" thì "chúng tôi giữ liên lạc thường xuyên qua vô tuyến điện của cảnh sát". Thượng uý A. Crivôrốt, chỉ huy trạm đã bổ sung một số điều thú vị. Ông khẳng định rằng liên lạc vô tuyến của họ với các tàu chiến được duy trì thường xuyên, còn các tàu chiến duy trì liên lạc thường xuyên với trực ban của khu vực. Ông còn nói thêm để mô tả hệ thống liên lạc hoạt động ngày 18-22-8 nối với các bộ phận khác của đất nước và phục vụ khu vực "Daria". "Chúng tôi có liên lạc điện thoại với lữ đoàn (ý nói Xêváttôpôn) vì ở đây đặt cáp điện thoại riêng và chúng tôi không bị phụ thuộc vào tổng đài điện thoại tự động tại Phôrôx. Hãy nhớ lại những bổ sung đó, suy ngẫm kỹ sẽ phải thốt lên: "Lạy Chúa, liên lạc với thuỷ thủ và các trạm bằng vô tuyến điện bí mật được mà lại nói là bị hạn chế, còn ở Mátxcơva, người ta có thể không nối được liên lạc theo đường dây của Chính phủ".


Bây giờ nói đến liên lạc thuộc bộ đội biên phòng trên bộ. Ở đây cần xem xét tổ chức và tình trạng kỹ thuật tại bộ tư lệnh biên phòng số 4 đóng ở Phôrôx và đặc biệt là trong nhà trực ban của bộ đội biên phòng gần nhà nghỉ của Goócbachốp. Nếu phát hiên dấu hiện đầu tiên bị trục trặc trong một bộ phận liên lạc nào đó, thì bộ đội biên phòng lập tức tiến hành khôi phục ngay và bảo đảm liên lạc thường xuyên trên tất cả các tuyến. Theo chỉ thị của chỉ huy đơn vị biên phòng, đại tá V. Lưsencô đã đến gặp trực ban tại nhà trực ban. Theo lời ông thì khi ông đến nhà trực ban đã phát hiện thấy điện thoại lưu động, điện thoại dự phòng của khu vực "Daria" bị cắt theo lệnh của bộ tư lệnh quân quản trên lãnh thổ đồn biên phòng Phôrôx. Lúc đó, V. Lưsencô liên lạc với đơn bị biên phòng Phôrôx bằng vô tuyến điện và ra lệnh qua đồn biên phòng thiết lập liên lạc vô tuyến với nhà trực ban và các đồn biên phòng lân cận, với các tàu chiến và canô của lữ đoàn tàu chiến canh phòng bờ biển. Và mặc dù liên lạc điện thoại giữa nhà trực ban với đơn vị biên phòng ở Ximpherôpôn không thể khôi phục ngay tức khắc được, nhưng theo lời V. Lưsencô, nó vẫn ở trạng thái làm việc cũng như liên lạc trên toàn bộ khu vực, nơi các đơn vị biên phòng đang làm nhiệm vụ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #27 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2022, 07:44:19 am »

Ngày 19-8, theo lệnh của chỉ huy đơn vị biên phòng - đại tá P. Kharơlamốp, vào 8 giờ 10 phút, sĩ quan phụ trách mạng liên lạc bí mật N. Vêrêsắc bắt đầu chuẩn bị đầu mối liên lạc đó từ trạm quan trắc, kỹ thuật ra ngoài lãnh thổ của đồn biên phòng, theo lời anh, xong vào lúc 10 giờ sáng. "Đầu mối liên lạc" này bảo đảm liên lạc bằng điện báo và vô tuyến với đơn vị biên phòng và các vùng biên phòng phụ cận. Để bạn đọc rõ hơn, xin bổ sung là đơn vị biên phòng được bố trí tại Ximpherôpôn, còn bộ tư lệnh quân khu biên phòng đóng tại Kiép. N. Vêrêsắc đã ở tại đầu mối Livađi của mình đến ngày 22-8, nghĩa là cho tới khi nhận được chỉ thị thu hồi dây điện thoại.


Còn hai địa điểm liên quan đến liên lạc vô tuyến của Goócbachốp ở Phôrôx thông qua khả năng kỹ thuật của bộ đội biên phòng trên bộ và trên biển với thế giới bên ngoài. Căn cứ vào giám định tư pháp - kỹ thuật, tất nhiên sẽ có nhà hoạt động tư pháp hay nhà báo nào đó đặt câu hỏi: "Cũng như đường liên lạc của chính phủ, liên lạc của bộ đội biên phòng vẫn hoạt động về mặt kỹ thuật. Sao Goócbachốp không thể sử dụng được liên lạc đó". Thứ nhất, ông ta không thể đến ngôi nhà trực ban để nói chuyện qua máy bộ đàm với một trạm bảo vệ hay quan sát nào đó. Người ta nói, điều đó không phải là hèn nhát, không phải là muốn trốn tránh, chờ đợi xem sự việc kết thúc như thế nào, mà đơn giản đó là một sự thận trọng khôn ngoan. Thứ hai là, thậm chí ông ta có mạo hiểm thì cái gì sẽ bảo đảm rằng bộ đội biên phòng sẽ nối liên lạc cho ông ta với Xêváttôpôn và Ximpherôpôn hoặc với Kiép v.v...


Chúng ta không nhắc lại một chân lý hiển nhiên: nếu các anh có ít nhất 32 người trung thành thì sẽ không việc gì phải bỏ trốn một cách bí mật, phải bở dở trận chiến giữa chừng. Bởi vì, đầu tiên là cần gọi điện, dù chỉ để kiểm tra khả năng sử dụng kênh liên lạc đó, sau đó phải tự hành động, trước hết, có lẽ cần phải giao nhiệm vụ cho đội bảo vệ. Nhưng, nếu điều đó quả thực là cần thiết và anh muốn thì anh sẽ nhận được liên lạc. Những tình tiết đó thường xuyên xuất hiện và sẽ xuất hiện khi cần làm sáng tỏ tất cả các yếu tố chính của sự kiện tháng 8. Chỉ có một câu trả lời hợp lôgích, có thể chấp nhận và giải thích được về mặt tâm lý: vai kịch mà Goócbachốp định diễn được nghĩ ra và dự tính trước.


Nhưng nhiệm vụ của chúng ta không chỉ hạn chế ở việc làm sáng tỏ các sự kiện tháng 8 mà cần chỉ ra cho mọi người biết rằng Goócbachốp và những người đứng về phía ống đã che đậy hết sức kỹ càng. Chúng ta cũng cần chỉ ra cái gì đang ẩn nấp sau sự thông tin chân thật, tỉ mỉ vẻ bề ngoài, sau những chứng cứ liên quan đến các sự kiện đó. Những huyền thoại và những bản tin hằng ngày được các cơ quan báo chí, vô tuyến truyền hình phát thanh lặp đi lặp lại có thể sẽ vô ích, không đi vào tiềm thức con người. Chỉ trong trường hợp chúng không còn một kẽ hở nào mới có thể có tác dụng. Bởi vậy tôi cho rằng để có thể đánh dấu chấm hết, cần phải trích một đoạn từ lời khai của Trưởng phòng thông tin liên lạc thuộc Cục liên lạc Chính phủ của KGB khu vực Crưm X. Paruxnicốp và từ báo cáo kết quả điều tra của bộ đội biên phòng ngày 9-9-1991 (Tôi chủ ý dẫn ra ngày đó bởi vì trong thời gian này chưa thể có một chứng cớ nào có lợi cho những bị cáo, mà ngược lại "cuộc săn phù thuỷ" chỉ mới bắt đầu triển khai). Thượng tá X. Paruxnicốp đã khai: "Vào 12 giờ 20 phút ngày 19-8 Bôrôvicốp trực liên lạc điện thoại đã báo cáo rằng theo lệnh của thiếu tướng Glusencô (phó Chủ nhiệm Cục thông tin liên lạc của Chính phủ của KGB Liên Xô, hay đến Phôrôx theo lệnh của L. Aghêép cùng Iu. Plêkhanốp và V. Gênêranlốp) đã bật hệ thống điện thoại ATS (200 số) để liên lạc với đội bảo vệ và đơn vị công an. Theo kênh đó, Goócbachốp có thể liên lạc với đội bảo vệ và công an, với cả bộ đội biên phòng. Trong phòng ngủ và nhà làm việc đều có máy điện thoại. Nhưng trong phòng làm việc của tổng thống lại không có máy". Như vậy việc bài bố lớp mạ cách ly từ 12 giờ ngày 19-8 được đo bằng khoảng cách từ phòng làm việc đến phòng ngủ của tổng thống.


9-9-1991, Chủ nhiệm Cục điều tra là đại tá R. Ulúpsốp và Chánh thanh tra Cục thanh tra là đại tá T. Xavêlép trên cơ sở kết quả điều tra do họ tiến hành về các hành động của bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ hảo vệ dinh Tổng thống Liên Xô ở Crưm trong suốt thời gian tổng thống nghỉ ở đây, đã kết luận rằng trong thời gian từ 19 đến 21-8-1991 các bộ phận và đơn vị biên phòng không hề nhận thêm nhiệm vụ mới nào, không hề thực hiện bất cứ hành động nào trái hiến pháp và trái pháp luật nhằm cách ly Tổng thống Liên Xô khỏi thế giới bên ngoài. Ngày 19-8, họ đã nhận được chỉ thị phải trung thành với nghĩa vụ theo hiến pháp và không được có hành động nào đe doạ tính mạng và sức khoẻ Tổng thống Liên Xô. Không hề có chỉ thị nào về việc ủng hộ Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp được chuyển đến các đơn vị và không hề có biện pháp nào được tổ chức để thực hiện các chỉ thị như vậy.


Kết thúc các câu chuyện huyền thoại về tin đồn cách ly, hãy xem xét về đường dây liên lạc của chính phủ. Để cho khách quan, tôi nghĩ sẽ là đúng đắn nếu tách các hành động của liên lạc viên ở Crưm với hành động của các liên lạc viên đồng nghiệp ở Mátxcơva. Vấn đề là ở chỗ các chuyên gia về liên lạc của chính phủ được cử đi từ Mátxcơva và đồng nghiệp của họ ở Crưm được đánh giá theo các tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt và thiên vị lại bị coi là những người liên quan đến hành động của "những kẻ âm mưu", những người gắn với lời thề, với những quy chế nghĩa vụ nghề nghiệp cũng như với các truyền thống thực hiện vô điều kiện mọi mệnh lệnh của cấp trên.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #28 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2022, 07:44:53 am »

Nhóm các liên lạc viên Mátxcơva do thiếu tướng A. Glusencô cầm đầu được triệu tập rất khẩn cấp, một số vừa mới đi nghỉ về. Bản thân người lãnh đạo nhóm đã được người ta tìm ở nhà nghỉ qua một đơn vị quân đội đóng gần đó vào lúc 11 giờ sáng ngày 17-8-1991 và chuyển cho ông lệnh của lãnh đạo phải về ngay Mátxcơva để nhận công tác. Mệnh lệnh về việc cắt liên lạc tự động ở Phôrôx và chuyển sang liên lạc bằng điện thoại từ thạch được phát ra cho các liên lạc viên trên máy bay khi đang bay đến Benbec. Xét thấy tính chất không bình thường của mệnh lệnh, nhóm liên lạc đã ghi lại trong một báo cáo đặc biệt được thảo trong lúc bay, ngoài ra còn yêu cầu có sự xác nhận của lãnh đạo về tính xác thực của mệnh lệnh, họ mới thi hành lệnh và khi bay đến sân bay Benbec họ đã phân công như sau: V. Pudanốp và B. Pưlốp cùng với X. Parútnicốp đi đến trạm Mukhalátca, V. Xađônốp và N. Caraxép đến trạm Ianta, còn A. Glusencô trực tiếp đến cơ sở "Daria". Như vậy, thực chất là liên lạc của bộ đội biên phòng và Bộ Nội vụ không hề bị cắt. Nhóm do A. Glusencô cầm đầu tự mình hay với sự hỗ trợ của những người dưới quyền ở Crưm, chỉ có thể can thiệp vào các hệ thống hoàn toàn có tính chất kỹ thuật ở các khâu giao nhau với các hệ thống liên lạc của chính phủ hoặc là phụ thuộc vào hệ thống đó. Họ không có khả năng về mặt kỹ thuật để phá vỡ hoặc cắt hoàn toàn các hệ thống liên lạc đó. Và theo báo cáo của họ về mệnh lệnh nhận được thì không ai giao cho họ làm việc đó. Tính chất bất thường và hai mặt của mệnh lệnh, sự thiếu thông tin về nguồn gốc của mệnh lệnh đó khiến ta hoàn toàn dễ hiểu là tại sao họ lo lắng về tính chất hai mặt của việc phải thi hành mệnh lệnh cắt liên lạc của chính phủ.


Trước hết tôi muốn nói là không có ai ra lệnh cắt hoàn toàn liên lạc của chính phủ ở cơ sở "Daria". Tại các trạm thành phố Ianta và ở làng Mukhalátca đã tiến hành cắt liên lạc điện thoại tự động thuê bao của cơ sở "Daria" và chuyển sang liên lạc bằng điện thoại từ thạch theo mật khẩu "Sao hoả". Chỉ thị là như vậy. Và các cuộc nói chuyện điện thoại vẫn diễn ra không bị ngừng trệ với cơ sở "Daria". Người ta đã gọi từ đó đi và từ nơi khác đến, ngày 19-8, tổng đài đặc biệt SK có 66 lần đăng ký đàm thoại gọi đến cũng như gọi đi. Tại thành phố Ianta cũng như ở Mukhalátca được thực hiện bằng cách rút dây nối ra. B. Pưlốp xác nhận rằng tổng đài đặc biệt ở Mukhalátca vẫn thường xuyên hoạt động tốt bởi vì ngắt liên lạc trong 5 phút không làm hư hại máy. Dây nối theo nghĩa thông thường là phích cắm chuyển tiếp. Cắm nó vào ổ là máy hoạt động, rút ra là máy không hoạt động. Cần biết phích đó là của máy nào để thao tác đúng.


Cần lưu ý một sự việc là không một liên lạc viên nào được thẩm vấn có mặt tại các trạm ở Ianta và Mukhalátca trong những ngày tháng 8-1991 lại nhận được câu hỏi đơn giản như: Nếu Goócbachốp đột nhiên muốn liên lạc và yêu cầu anh ta nối với một số máy điện thoại nào đó, thì anh ta sẽ xử sự thế nào? Có nối hay không? Có thể người ta có đưa ra câu hỏi như vậy, nhưng trong văn bản không hề ghi. Không phải ngẫu nhiên Goócbachốp lại tự nói ra ngày 21-8, các điện thoại viên đã gọi cho ông ta theo địa chỉ đã đăng ký, mặc dù V. Criuscốp muốn ông ta (Goócbachốp) biết là các cuộc nói chuyện điện thoại của ông đều bị theo dõi bởi đứng đằng sau lưng ông là các sĩ quan của KGB. Bởi vậy, tôi cho rằng cần nói cả về việc, như lời của X. Parútnicốp, ngày 18-8 V. Pudanốp đã chuyển cho tổng đài Ianta lệnh rằng tất cả các liên lạc đi qua họ theo mạng lưới liên lạc của chính phủ phải thông báo ngay cho một trong hai người đó biết, cho đến ngày 22-8, thông tín tương tự không hề đến ông ta, không có nơi nào ghi lại được. Người ta cũng không báo cáo cho cả V. Gênêralốp hoặc A. Glusencô biết.


Trong điều kiện đó mà khẳng định là tổng thống không thể bắt liên lạc được cho dù ông ta muốn, mà chỉ dựa vào sự phỏng đoán các cán bộ tổng đài của đường dây chính phủ sẽ từ chối là hoàn toàn liều lĩnh. Tôi thiết nghĩ sự dự đoán đó được cuộc điều tra xem xét không công khai loại bỏ. Vì vậy, cơ quan kiểm sát chỉ còn lối thoát duy nhất là khẳng định giả thiết bị cách ly do chính Goócbachốp đưa ra qua bằng chứng: không có ai gọi điện đến cho ông được.


Và giả thiết được chuẩn bị để từ nhận định của kiểm sát thành kết luận, giám định tư pháp - kỹ thuật và từ đó có lời buộc tội: Goócbarhốp không thể liên lạc được từ nhà nghỉ ở Phôrôx, vì từ 18 đến 21-8, tại cơ sở "Daria", chỉ có hai máy điện thoai liên lạc của chính phù còn hoạt động. Nhưng các tướng V. Cônêralốp va A. Gluseneô đã nói chuyện qua hai máy đó còn những người khác muốn liên lạc phải được phép của hai ông. Người ta còn khẳng định là ôtô có gắn máy điện thoại của tổng thống bị phong toả trong ga ra, có đúng như vậy không?


Trả lời câu hỏi này đơn giãn hơn nhiều nếu có thể biết được lời khai của các chuyên viên và họ đã được hỏi những gì. Ai và nguyên nhân nào đã tước đi của các chuyên viên những lời khai báo. Đương nhiên, cũng cần biết là tại sao họ chỉ nhắc lại lời các thẩm phán thay vì trả lời trực tiếp vào câu hỏi về kỹ thuật được đặt ra. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đỉều đó, câu hỏi thẩm vấn là: ngày 18 đến 21-8-1991, khá năng kỹ thuật để liên lạc từ cơ sở "Daria" của Tổng thống Liên Xô có được duy trì không, liên lạc của chính phủ trong những ngày đó có tồn tại không?


Bởi vì sẽ không thể hiểu được nếu không lưu ý đến lời kể của kỹ sư V. Vốpca rằng ngay tại khu vực có một trạm vô tuyến để hàng ngày kiểm tra đường dây của trạm "Xarức". Bình thường, không tiến hành các cuộc đàm thoại qua trạm này và chỉ có một số ít người biết đến vì trạm chỉ nhằm phục vụ các yêu cầu kỹ thuật. Nhưng trong thời gian đó, trạm này đã duy trì liên lạc mà mãi sau này ông ta mới biết. Kỹ thuật viên bậc 1 là I. Lacôtin cũng khẳng định có trạm máy như vậy để bảo đảm thông suốt đường dãy liên lạc. Tất cả các ôtô ở cơ sở "Daria" đều có trang bị điện thoại vô tuyến và dễ dàng thực hiện liên lạc, bởi vì, theo lời của V. Vốpca và I. Lacôtin, thì liên lạc của các ôtô từ cơ sở thông qua trung tâm vô tuyến điên "Xarức" từ 18 đến 21-8 "vẫn làm việc theo chế độ bình thường, không hề bị cắt. Trung tâm vô tuyến điện tiếp tục làm việc theo chế độ tự động không cần có nhân viên kỹ thuật". Nhiều chuyên gia liên lạc khác của cơ sở chẳng hạn như Iu. Phinchacốp cũng khẳng định như vậy.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2022, 07:45:24 am »

X. Parútxnicốp - trưởng phòng của Cục liên lạc Chính phủ khu vực Crưm của KGB Liên Xô cũng đã trả lời thẳng câu hỏi đó: "Tại nhà nghỉ vẫn có liên lạc, đó là trạm vô tuyến kiểm tra trong hệ thống "Cápca 4" đặt ở ngôi nhà của trạm liên lạc qua vệ tinh. Trạm vô tuyến này không hề bị cắt, nó làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các kênh liên lạc. Từ trạm vô tuyến điện này bất cứ lúc nào cũng có thể liên lạc được với trạm "Cápca 4" ở Ianta. Máy vô tuyến như vậy cũng có trên ôtô "Vonga" H. Glusencô sử dụng ngày 21-8. Tôi cũng được biết các ôtô có tại nhà nghỉ đều được trang bị liên lạc vô tuyến và có thể bắt liên lạc theo hệ thống "Cápca 4" với Ianta. Đường liên lạc này hàng ngày đều được kiểm tra, kể cả trong ngày 18-8-1991, nhưng sau đó các ôtô này ở đâu, tình trạng của các phương tiện liên lạc như thế nào thì tôi không biết. Nhưng ngày 19-8-1991, vào 9 giờ 30 phút, khi bật công tắc của tổng đài đặc biệt tại đầu mối liên lạc "Daria" đã xuất hiện khả năng bắt liên lạc với toà nhà làm việc.


Nói chung, cần phải nói rằng, những lời kể của các chuyên gia liên lạc thường là dựa vào những viện dẫn của nhau. Ví dụ như: tất nhiên, mọi việc ở đó đều ổn cả và có thể liên lạc được, nhưng biết đâu ở Ianta và Mátxcơva người ta sẽ không nối liên lạc cho.


Một người buộc phải thanh minh cho cái mà anh ta không thể khẳng định là liên lạc bị gián đoạn, bị cắt chứng tỏ do một sức ép mạnh. Không phải ngạc nhiên vì trong tháng 9 và tháng 10, bao trùm một bầu không khí hết sức căng thẳng. Một mối nguy cơ tương tự tình hình năm 1937. Đất nước chưa quên cái năm 1937 đó. Tuy nhiên B. Lipốp trong cuộc thẩm vấn ngày 9-9-1991 đã khai rằng: "Ngày 20-8-1991, vào lúc 8 giờ 30 phút tôi đã liên lạc với Côrơép và báo cáo cho ông ta là đã bật vô tuyến truyền hình, liên lạc qua vệ tinh, máy liên lạc SK và ôtô của ban liên lạc số 21 thuộc trạm "Cápca 4" và trạm Benbéc. Ở đây nhắc đến liên lạc qua vệ tinh với tư cách thuê bao không chỉ ở Ianta. Thậm chí cả ở Ximpherôpôn.


Trong khi đó vào cùng ngày, K. Paruxnicốp đã kể cho một thẩm phán khác rằng, vào gần 19 giờ ngày 19-8 ông đã trao đổi với Pudanốp về việc mở liên lạc qua vệ tinh bởi vì các loại liên lạc khác có thể bị cắt trên lãnh thổ Crưm và Ucraina. Đudanốp đã báo cáo Glusencô và được chấp nhận: "Vào 19 giờ 30 phút tôi đã lệnh cho Alimốp. Ông thực hiện ngay và báo cáo ràng đã mở liên lạc, rằng 16 giờ 30 phút theo lệnh của Glusencô, ông ta đã mở vô tuyến truyền hình tại "Daria". Tôi xin bổ sung thêm việc mở liên lạc bằng vệ tinh đồng thời tạo ra khả năng thiết lập các kênh liên lạc dự trữ với Mátxcơva và Mukhalátca nhờ trạm dự bị với công suất nhỏ phục vụ công tác liên tục của chính phủ, khi tất cả các dây cáp bị cắt đứt. Để mở liên lạc đó - chỉ cần xoay tay gạt trên bảng điện trong nhà đặt máy liên lạc của toà nhà làm việc tại khu vực "Daria", là nơi đội bảo vệ thường xuyên ở và trực. Tôi e ngại sẽ làm cho bạn đọc mệt mỏi về những vấn đề và những từ ngữ kỹ thuật khác nhau. Bởi vậy, cho phép tôi kết thúc việc phân tích bằng kết luận mà tôi đã rút ra khi nghiên cứu những lời khai và các tài liệu liền quan đến vấn đề liên lạc: Các kênh liên lạc của chính phủ và liên lạc tuyệt mật cũng như liên lạc tác chiến với Mátxcơva và các thành phố khác không hề bị cắt, ngoại trừ liên lạc qua vệ tinh. Về đường liên lạc này xin đọc lời khai của X. Paruxnicốp đã nêu trên.


Một câu hỏi được đặt ra: nếu có các kênh liên lạc của chính phủ, nếu có sự liên lạc từ các ôtô trên khu vực "Daria" và từ toà nhà làm việc, thì tại sao Goócbachốp lại không gọi điện thoại từ ôtô hay từ toà nhà làm việc? Trả lời câu hỏi thuần tuý về kỹ thuật họ có thể nối liên lạc tại khu vực "Daria" cho tổng thống hay không, cả Glusencô và Paruxnioốp đều trả lời là có thể làm được. Và đây - "chúng tôi có thể nối liên lạc cho ông ta với một nữ liên lạc viên địa phương có mặt ở Phôrôx. Nhưng nếu chị này có xin liên lạc với Mátxcơva, thì liên lạc viên Mátxcơva phải xin phép lãnh đạo ở Mátxcơva, bởi vì, theo tôi được biết đã có một lệnh như vậy ở Mátxcơva, tất cả mọi việc nối liên lạc phải được phép của Cục trưởng Cục liên lạc của Chính phù A.G. Beđa". X. Pahixnicốp đã nhắc lại nguyên văn lời của A. Glusencô: "Có thể cho, có thế không". Và một câu hỏi đặt ra cho cuộc giám định phải làm sáng tỏ: Lẽ nào toàn bộ hệ thống liên lạc của Tổng thống Liên Xô ở Phôrôx lại được thiết lập để tổng đài đặc biệt ở Mátxoơva có thể cắt liên lạc là xong? Cho phép không tin điều đó. Lẽ nào lại không có liên lạc vô tuyến trực tiếp dù chỉ là với thủ đô các nước cộng hoà và các quốc gia, bỏ qua Mátxcơva, hoặc liên lạc điện thoại thẳng với thành phố Rốtxtốp trên sông Đông, Kháccốp, Tula chẳng hạn?


Tôi nghĩ là vấn đề ở chỗ khác. Không một ai đặt ra với họ về vấn đề liên lạc. Cả với họ và những người dưới quyền họ. Như A. Glusencô đã tuyên bố thẳng tại cuộc điều tra rằng "không một ai cả đích thân tổng thống, những người thân cận của ông và một đội bảo vệ của ông yêu cầu tôi giúp vấn đề liên lạc". Kỹ sư X. Alimốp có nhiệm vụ lo toan về mặt kỹ thuật liên lạc bằng vệ tinh từ trạm vô tuyến kiểm tra cũng đã xác nhận: ''Không có ai trong đội bảo vệ tổng thống hay trong những người thân cận của ông đến gặp tôi và không ai gọi điện cho tôi. Đối với các cán bộ khác của ban 21 cũng vậy". Đồng thời Alimốp cũng nhận xét rằng "nhóm người Mátxcơva từ Cục thông tin liên lạc của Chính phủ có quan hệ chặt chẽ hơn đối với đội bảo vệ tổng thống". Tất cả những điều đó cuối cùng như vô tình đẩy chúng ta đến chỗ phỏng đoán Goócbachốp và đội bảo vệ cá nhân ông ta không biết gì về sự tồn tại khả năng liên lạc thực tế. Quả là, ai mà tin được một tổng thống lại không biết sử dụng điện thoại, nếu đó không phải là ổ cắm điện trong nhà. Có thể ông không cần phải biết. Nhưng, liên lạc đang tồn tại thì chắc chắn ông có biết.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM