Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:14:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Goócbachốp - Bạo loạn Sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong  (Đọc 2764 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2022, 08:19:19 am »

- Tên sách: Goócbachốp - Bạo loạn Sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong
- Tác giả: V. Páplốp, A.Lukianốp, V.Criuscốp
- Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
- Năm xuất bản: 1994
- Người số hóa: giangtvx, nhinrathegioi


Người dịch:
   - ĐỖ XUÂN DUY
   - LÊ KHẮC THÀNH
   - TẠ THỊ THUÝ
   - PHẠM XUÂN SƠN
   (Dịch từ nguyên bản tiếng Nga)
 


LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Cuộc chính biến tháng 8-1991 ở Liên Xô với kết thúc bị thảm của nó được coi là dấu chấm hết cho cuốn biên niên sử của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết. Đã có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về sự kiện này. Xung quanh nó hiện đang còn bao phủ một lớp sương mù với nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp cuối cùng đủ sức thuyết phục: Vì sao có cuộc chính biến? Ai là người khởi xướng và cần đến cuộc chính biến? Có hay không có, cái được gọi là một cuộc đảo chính? Ai là người có lợi trong cuộc đảo lộn lớn này của một cường quốc vĩ đại? v.v. và v.v...


Là những thành viên của Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, trực tiếp tham gia vào sự kiện tháng 8-1991 đồng thời lại là những người bị kết tội phản bội, V. Páplốp - nguyên Thủ tướng cuối cùng của Liên Xô, với "Goócbachốp - bạo loạn, sự kiện tháng tám nhìn từ bên trong", A. Lukianốp -  nguyên Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô, với "Cuộc đảo chính tưởng tượng hay có thật", và V. Criuscốp - nguyên Chủ tịch uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB), với "Vị đại sứ của nỗi bất hạnh", đã cung cấp cho chúng ta các tư liệu, các văn bản, các chứng cứ và lập luận có tính phản biện xung quanh sự kiện tháng 8-1991 ở Liên Xô trong thời gian họ bị giam cầm để chờ ngày đưa ra xét xử. Mục đích của việc làm này, theo các tác giả, là nhằm góp phần xua tan những đám mây mù đang bao quanh sự kiện, vạch rõ thực chất cuộc chính biến, làm sáng tỏ những nguyên nhân đã đưa công cuộc cải tổ của Liên Xô đi chệch quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, dẫn đến thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị tan rã và Nhà nước Liên bang Cộng hòà xã hội chủ nghĩa Xòviết vốn là một siêu cường bị sụp đổ với một tốc độ kỷ lục.


Là những người quan sát từ bên ngoài, chúng ta khong có điều kiện nắm bắt một cách tường tận những sự kiện đã xảy ra. Chỉ có nhân dân Liên Xô trước đây, những người có lương tri và trách nhiệm cùng những người cách mạng gắn bó máu thịt với hơn 70 năm tồn tại của nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới mới đủ tư cách và thẩm quyền phán xét đúng sai. Và chắc chắn rằng rồi đây, cuối cùng, lịch sử sẽ "kết án" hay "xoá án" cho những ai có liên quan đến một loạt các diễn biến dồn dập đã xảy ra


Tuy nhiên cũng như các lực lượng tiến bộ khác trên thế giới, chúng ta không bàng quan trước những gì đã diễn ra ở Liên Xô trước đây, hơn nữa còn chia sẻ tình cảm với những người Xôviết về những tổn thất lớn lao mà họ phải gánh chịu. Đồng thời chúng ta cũng thấy cần thiết qua sự kiện có tính phản diện này rút ra những bài học bổ ích cho cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, hợp tác, hữu nghị và tiến bộ xã hội, vì tương lai tươi sáng của mỗi dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Nhu cầu cung cấp các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để rộng đường tham khảo và phán đoán về nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô, do đó, đang được đặt ra một cách nghiêm túc. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản các Hồi ký và bài viết của ba tác giả nói trên với tiêu đề chung "Goócbachốp - bạo loạn, sự kiện tháng tám nhìn từ bên trong" chính là nhằm đáp ứng yêu cầu vừa nêu.

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Tháng 6 năm 1994
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2022, 08:35:09 am »

Người ta đã viết và nói rất nhiều về những sự kiện diễn ra trong tháng 8-1991.

Người lên tiếng nhiều nhất là M.X. Goócbachốp. Ông ta say mê làm điều đó nhằm một mục đích duy nhất là minh oan cho mình, làm ra vẻ mình là một tù nhân, là nạn nhân của "những kẻ bạo loạn". Điều đó buộc tôi, ngay trong xà lim, phải cầm bút, vượt lên tất cả các bước ngoặt của số phận cá nhân để lại cho những ai muốn nhận biết sự thật một thông tin chân thực về những ngày đó.


Cái kết luận mà M.X. Goócbachốp công khai tuyên bố coi chính trị như là một công việc bẩn thỉu là không phải lỗi tại tôi. Ông ta đưa ra kết luận đó phần lớn là dựa vào cái lý lịch của bản thân ông ta.


VALENTIN PÁPLỐP
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2022, 08:35:45 am »

LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Tại Mátxcơva, Toà án tối cao Nga đã bắt đầu xét xử vụ án Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Trong số những người bị buộc tội có cả tác giả cuốn sách này là Valentin Xécgâyêvích Páplốp - Thủ tướng cuối cùng của Liên Xô.


Vụ xét xử hình sự về thực chất là vụ án chính trị. Nhưng trong lịch sử toà án chính trị, chưa có một toà án nào xác định được chân lý. Điều quan trọng hơn đối với xã hội và mỗi công dân là có khả năng nói lên ý kiến của mình về sự bùng nổ chính trị trong tháng 8-1991, bởi vì, khi đánh giá các sự kiện đó, các nhà chính trị ở cấp cao nhất, các phương tiện thông tin đại chúng có lập trường tư tưởng đối lập hoàn toàn và thậm chí cả các đại diện buộc tội (ngay trước phiên toà!) đã dựng nên và tung ra các huyền thoại và các giả thiết phản ánh những lợi ích của họ. Cuốn sách này giúp bạn đọc rút ra những kết luận trên cơ sở các sự kiện, các văn bản và các chứng cứ của một người đã từng tham gia trực tiếp vào các sự kiện trong tháng 8-1991.


Chúng tôi cho rằng những ghi chép đưa ra để bạn đọc phán xét có thể có những sai sót về bút pháp và biên tập, nhưng chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc sẽ độ lượng bỏ quá cho, những ghi chép đó có thể đưa lại một phần thông tin chân thực. Những ghi chép này không có tham vọng nêu đủ tình tiết hay có được giá trị văn học. Tác giả là một nhà kinh tế chuyên nghiệp. Mục tiêu duy nhất của ông là đưa ra bằng chứng và khách quan.


Mátxcơva, 1993
NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI KINH DOANH
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2022, 08:55:07 am »

GỬI BẠN ĐỌC!


Cuốn sách này được viết trong xà lim của nhà tù "Matơrốtxcaia Tisina" và là câu trả lời trực tiếp cho những điều giả dối và xuyên tạc được phát trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, được in trên các trang báo, tạp chí và sách. Đây không phải là hồi ký, hồi ức mà là một sự phân tích tỉ mỉ những sự kiện tháng 8 dựa trên sự quan sát của bản thân và các tài liệu điều tra. Về thực chất, cuốn sách chứa đựng câu trả lời của tôi về một vấn đề chủ yếu: Ai là người thực sự khởi xướng những sự kiện bi thảm tháng 8. Câu trả lời đó đã được nêu rõ qua tên cuốn sách: "Goócbachốp - bạo loạn". Giờ đây trong cái mớ lời lẽ màu mè, trong cái dàn hoà tấu âm thanh hỗn loạn, người ta tìm cách, như người đời thường nói, - cố sống cố chết che giấu sự thật trước các dân tộc của Liên bang Nga và các nước gần xa. Mặt khác, che đậy sự hèn nhát và sự tính toán ích kỷ của tất cả những kẻ, bằng cách này hay cách khác, đã và đang khao khát vớ bẫm nhờ vào những sự kiện tháng 8-1991. Một số thì cần quyền lực, số khác không chỉ cần quyền lực mà còn muốn có được ánh hào quang của một người tử vì đạo hoặc khí tiết của người anh hùng. Loại thứ ba thì muốn có một chỗ êm ấm. Loại thứ tư thì muốn có được khả năng dễ dàng nhất để được quyền phung phí vô hạn tài sản quốc gia mà không bị trừng phạt, đương nhiên là vì lợi ích của cá nhân. Và các sự kiện đó với thời gian, càng để lâu càng ít có hy vọng đào bới tới chân lý đối với những ai mong muốn tìm ra sự thật. Sẽ có nhiều huyền thoại bị tiêu tan, sẽ có nhiều "anh hùng" bị rơi vòng nguyệt quế.


Bởi vậy, ngay những ngày đầu tiên sau khi Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp tự giải tán, lập tức xuất hiện các hồi ức, bình phẩm, những bản tụng ca và tự tuyên dương công trạng hão huyền. Lúc này, người ta áp dụng một đường lối cứng rắn là không có phép những người đối kháng lên tiếng. Không cho phép luật sư tìm hiểu vụ án, không cho phép nhà báo tiếp xúc với những người bị bắt, không cho phép tù nhân gặp gỡ với người thân thích. Lý do? Để ngăn cản điều tra. Còn những người được gọi là nhân chứng, vừa đặt bút ký cam kết không tiết lộ các tài liệu điều tra, đã ngay lập tức nói và viết cả những gì người ta đã nói hay không hề nói, cả những gì xảy ra và những gì không hề có thực. Phụ hoạ với những nhân chứng lắm lời đó có cả các nhà thẩm phán và công tố viên - những người được chính nhà nước giao cho nhiệm vụ phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc suy đoán vô tội đối với mỗi công dân của quốc gia.


Chuyện gì đã xảy ra? Từ đâu có được sự thống nhất cảm động đến thế và vì mục đích gì? Câu trả lời hết sức đơn giản: đã diễn ra một cuộc chính biến do Goócbachốp và Enxin tiến hành có sự chuẩn bị tỉ mỉ và điêu luyện theo một đơn đặt hàng đặc biệt. Để hiểu được thực chất cuộc chính biến đó, cần phải làm sáng tỏ ai cần cuộc chính biến đó và người đó cần nó để làm gì. Tôi muốn làm sáng tỏ một số sự kiện mà tôi được biết. Mong rằng đây là sự đóng góp nhỏ làm sáng tỏ sự thật mà cuối cùng sẽ được phục hồi. Tôi rất tin vào điều đó. Không phải tôi biết được tất cả mọi chuyện, hiện giờ tôi cũng không có đủ bằng chứng để chứng minh về tất cả những việc đó. Trong các lĩnh vực hoạt động, chính quyền và các cơ quan đặc biệt rất không muốn để lại những dấu vết, người ta làm mọi cái có thể và không thể để xoá sạch dấu vết. Nhưng tôi tin rằng độc giả khách quan có suy nghĩ lành mạnh, có thể tự mình đánh giá các kết luận của tác giả xuất phát từ tính quy luật chung và lôgích sự kiện. Tôi không muốn nhận mình là người vô tư. Ngược lại, tôi có thái độ hết sức thiên vị đối với mọi công việc mà tôi chịu trách nhiệm. Có lẽ trong vấn đề nào đó, tôi có mắc sai lầm, nhưng không phải trong những vấn đề chính. Nhưng những gì tôi biết, không thể xuyên tạc và càng không cho phép tôi làm điều đó. Tôi hy vọng đó là điều chủ yếu đối với độc giả.


Tôi cũng xin giải thích thêm một điểm. Cuốn sách này là sự trả lời công khai của tôi cho các thẩm phán và các công tố viên và cho cuộc điều tra mà ngay từ bước đầu tiên đã được tiến hành một cách định kiến, có ý đồ chính trị rõ ràng và không trung thực. Tôi coi sự ra đời cuốn sách này là quan trọng đối với việc xét xử vụ án Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Đồng thời cuốn sách này chỉ là một phần của công trình tỉ mỉ và to lớn mà trong đó tôi kể về những mưu kế ngấm ngầm mang tính chất chính trị và phi chính trị đã đóng vai trò khá lớn trong việc làm tan vỡ Liên Xô. Thưa độc giả kính mến, cuốn sách đang nằm trước mặt bạn chỉ là một phần nhìn thấy được của đảo băng trôi. Tôi tin rằng sẽ đến lúc tôi có thể thu hút sự chú ý của công luận bởi câu chuyện tôi viết về thực chất sâu xa của mối thảm hoạ đã xẩy ra ở đất nước chúng ta do lỗi của các nhà lãnh đạo vô nguyên tắc.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2022, 08:56:28 am »

1. M.X. GOÓCBACHốP ĐÃ THỀ KHÔNG NÓI RA ĐIỀU GÌ VÀ TẠI SAO?

Trong cuộc gặp gỡ của mình với đại diện báo chí, thực tế đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên sau khi từ Phôrôx trở về ngày 22-8-1991, M. Goócbachốp như để đề phòng đã nói với họ rằng ông ta sẽ không nói gì với họ cả. Nhưng chỉ những lời nói đó cũng đã nói lên rất nhiều và vì vậy nó cần cho những ai thực sự muốn hiểu và nhận biết thực chất những điều đã diễn ra trong thời gian đó trong đời sống chính trị của Liên Xô. Điều đó cũng được đè cập một cách thoáng qua trong các phương tiện thông tin đại chúng của đất nước. Câu nói đó không còn được thảo luận, cả các nhà báo lẫn các thẩm phán cũng không nêu lên cái gọi là "vụ án Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp". Trong cuộc thẩm vấn nhân chứng M. Goócbachốp ngày 14-9-1991, phó đội trưởng đội điều tra A.V. Phrôlốp và tổng công tố viên Liên Xô là N.X. Trubin, tổng công tố viên Liên bang Nga V.G. Xtêpancốp đã không hề hỏi về vấn đề đó. Xét theo các câu thẩm vấn của họ và các câu trả lời của Goócbachốp, đối với cả hai phía đến thời gian đó thì rõ ràng là nhiệm vụ của họ giống nhau: không những cần khẳng định khả năng phản bội Tổ quốc của "những người bạo loạn", mà còn phải vạch ra thực chất, động cơ thúc đẩy và tính chất đích thực của sự kiện tháng 8-1991, để có cơ sở tuyên bố công khai một sự thật rất khó ăn khó nói về công việc của những người nắm được quyền lực với tư cách là những người chiến thắng như họ đã ngộ nhận vào thời điểm đó.


M. Goócbachốp đã thề không bao giờ hé môi nói về vấn đề gì? Đó là về vai trò của mình như người cổ vũ tư tưởng, hoạt động, người tổ chức chủ yếu và thực hiện sự kiện ngày 19 - 21-8-1991.

Nhưng trong các sự kiện đó, cũng như nói chung trong chính trị, trong mọi hành động đều có lôgích và tính quy luật của nó. Người đứng ở ngoài cuộc thì khó có thể hiểu được. Hơn thế, ý đồ thực sự và những động cơ của hành động thường hoặc là được nguỵ trang bằng sự quan tâm đến phúc lợi xã hội, hoặc đơn giản là bị che giấu hoàn toàn. Con người giữ vị trí càng cao trong nhà nước thì càng khôn khéo làm điều đó. Như mọi người đều rõ, mọi cái đều được lặp lại trong lịch sử. Điều cũng rõ ràng là quyền lực thực tế và danh nghĩa sẽ tập trung trong tay một số người do kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, khốc liệt và không thương xót. Và không một ai có thể bảo đảm những nỗ lực như vậy sẽ dẫn tới thành công. Đối với Goócbachốp lịch sử cũng đã được lặp lại với ý là "sự đăng quang" vào tháng 3-1985 và chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô hoàn toàn chưa phải là sự kết thúc, như đối với những người tiền bối của ông, mà đó chỉ là giai đoạn của cuộc đấu tranh tàn khốc giành quyền lực thực tế, nhằm giữ vững "ngai vàng". Sự kiện ngày 19 - 21-8-1991 là một thời điểm cao nhất đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của cuộc đấu tranh đó. Do phản bội lại vũ khí cơ bản của mình, M. Goócbachốp đã chuốc lấy sự thất bại của cá nhân.


Thắng lợi trên "ghế đêm" ở Phôrôx đối với Goócbachốp là một thắng lợi linh đình. Phản bội lại tất cả mọi người và mọi cái, ông ta cuối cùng chỉ còn lại một mình. Sự đầu hàng "kẻ thù - người đồng đạo" được ký một ngày sau khi ông ta từ "nơi cách ly" trở về Mátxcơva tại diễn đàn Xôviết tối cao Cộng hoà Liên bang Nga. Sau sự đê tiện đó và những sự hạ mình mà ông ta đã đưa lại cho bản thân thì việc tiếp theo chỉ còn lại là công việc có tính kỹ thuật và thủ tục pháp lý. Theo sự xác nhận của N. Vôrônsốp, đại biểu nhân dân Liên bang Nga, thì bài phát biểu mà Goócbachốp đọc tại Quốc hội Nga, chỉ khi lên diễn đàn ông ta mới nhìn thấy. Thay vì đọc bài do các trợ lý của ông ta chuẩn bị, Goócbachốp đã đọc một bài phát biểu do người khác viết, ở đây không cần đặt ra câu hỏi điều gì đã xảy ra mà chỉ trong một đêm ngài Tổng Bí thư của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô buổi tối còn tuyên bố trước toàn thế giới về sự trung thành của mình với những lý tưởng xã hội chủ nghĩa và đổi mới đảng, ngày hôm sau, với chức Tổng thống hợp pháp của đất nước đã đồng ý vô điều kiện việc cấm đảng cộng sản này hoạt động và không chỉ tuyên bố sự tự trút bỏ trách nhiệm Tổng Bí thư mà còn kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương tự giải tán. Đương nhiên, về "những việc vặt vãnh" như Xôviết tối cao Liên Xô và Chính phủ Liên Xô thì không cần phải nói đến. Những nhà lãnh đạo của các cơ quan đó bị tuyên bố là những tội phạm quốc gia. Và quá trình đó, như người ta nói, tiếp tục diễn ra: đến cuối năm ông ta viết một tuyên bố về việc tự rút khỏi chức Tổng thống Liên Xô, chấp nhận việc thủ tiêu Nhà nước.


Một trường hợp chưa từng có trong lịch sử thế giới. Tiền hưu trí hàng tháng là 4.000 rúp đã mất giá bằng 40 đôla phải chăng là cái giá của những công trạng như vậy. Tôi tin rằng cặp vợ chồng Goócbachốp không có số tiền nhỏ nhặt đó vẫn có thể sống một cách đàng hoàng ở bất cứ nước nào trên thế giới kể cả trả tiền cho những phụ tá, người phục vụ và bảo vệ. Ở đây có một điều khác quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với ông ta. Goócbachốp đã làm mọi cái để có thể nhanh chóng phá bỏ tất cả các cấu trúc cơ quan nhà nước và xã hội, mà những cơ quan này có quyền hợp pháp yêu cầu ông ta phải phúc trình về các hành động của mình như một tổng thống, như một tổng bí thư. Cái bí mật của nhà chính trị này là ở chỗ ông ta rất sợ việc phải phúc trình hành động của mình. Cần dự đoán và biết rõ tại sao như vậy. Chắc là không phải uổng công mà B. Enxin đã sớm đề nghị ông ta sám hối. Sau cuộc nói chuyện ba tiếng đồng hồ để vĩnh biệt vị Tổng thống Liên Xô thoái vị, ông ta, theo chính ông ta thừa nhận với các nhà báo, thấy muốn nhanh chóng đi rửa chân tay. Vị tổng chỉ huy tối cao đến hội nghị sĩ quan toàn quân đã không kịp tự giới thiệu và bỏ đi không tạm biệt một ai, vì ông ta biết ông ta phải làm gì. Ông ta hiểu rõ rằng cái công trạng được thực hiện trong chính trị không đáng giá một xu. Khi phải từ bỏ nhà nước và đảng, Goócbachốp biết rất rõ rằng, và không thể không biết, ông ta từ lâu đứng đầu các cơ quan đó chỉ có tính chất hình thức và trường hợp tốt nhất là đứng được đến Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô và Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô. Sự đổ vỡ của nền kinh tế, sự suy giảm mức sống của nhân dân, nạn thất nghiệp, những cuộc xung đột dân tộc đẫm máu và những người chạy nạn, quy mô chưa từng thấy của tội ác ở trong một nước mà ông ta coi là Tổ quốc mình - rõ ràng là nhân dân Liên Xô không thể tha thứ cho "những công trạng" như vậy.


Cái hiện tượng hiếm có về việc Enxin nổi tiếng một cách nhanh chóng như một nhà chính trị - phản biện không phải chủ yếu nhờ những phẩm chất cá nhân "kỳ diệu" của ông ta, mà ở mức độ lớn chủ yếu là do tính vô đạo đức, hoạt động phản dân của Goócbachốp. Một nghịch lý to lớn là ông ta đã biến những tư tưởng đúng đắn và cần thiết, những cải tạo cấp thiết, những mục đích tốt đẹp thành trò hề và tai hoạ đối với đất nước và nhân dân. (Xin nói thêm, dưới đây sẽ nói tỉ mỉ hơn quan niệm của chúng tôi về mối quan hệ thực tế của cái cặp này).


Thêm nữa, còn do cái gọi là "tư duy mới" và "cải tổ" mà những tư tưởng và mục tiêu được các phương tiện thông tin đại chúng và các chính khách phương Tây gán cho là của Goócbachốp, lại có giá trị và đem lại lợi lộc thực tế cho phương Tây. Hoạt động đối ngoại của ông ta đã tạo khả năng cho phương Tây, trong khi không hề nhượng bộ một điều gì, lại đạt được những mục tiêu chiến lược vị kỷ của chúng trong chính trị, giúp chúng giảm bớt gánh nặng đánh thuế để phục vụ cho quân sự và chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ đầy triển vọng và tiếp cận được những nguồn nguyên liệu. Đối với những kẻ hủ lậu phương Tây, ông ta không phải là nhà lãnh đạo của "đế chế cái ác" mà là một người nhân từ, một chiến sĩ đấu tranh vì hoà bình, vì sự ưu tiên cho những giá trị chung toàn nhân loại. Đối với chúng, ông ta là người đã loại bỏ nguy cơ xung đột hạt nhân, tình trạng đối đầu làm kiệt quệ trong chiến tranh lạnh và những cái đó ông ta đã trả giá bằng sự đổ nát của đất nước, phá hoại trong nhiều năm sức mạnh kinh tế của đất nước. Chính bởi vậy, đến tận bây giờ các phương tiện thông tin đại chúng của chúng vẫn ra sức tâng bốc ông ta và biến ông ta thành một "Goócbi trìu mến".


Hai bộ mặt của một con người: kẻ phản bội nhân dân mình và người anh hùng đối với thế giới bên ngoài, trước hết là đối với Mỹ, Đức, Ixraen. Cả hai bộ mặt đó đều có tính khách quan và có căn cứ. Tất cả phụ thuộc vào việc ai là người trả tiền. Chính bởi vậy mà Goócbachốp đã vội vã giao nộp tất cả - cả nhà nước, cả đảng và cả nhân dân. Đó là cái vốn mà người ta đã trả cho ông ta và sẽ còn trả thêm hàng triệu đồng. Đương nhiên sự phúc trình vô tư và những sự điều tra cặn kẽ chỉ có thể làm lu mờ ánh hào quang của người "anh hùng". Đó là sự mất mát không nhỏ. Chính vì điều đó mà ông ta đã mặc cả. Để làm điều đó và vì điều đó ông ta đã tuyên bố tất cả những nhân vật giữ trọng trách cao nhất của nhà nước và của đảng là những tội phạm quốc gia trước khi kết thúc cuộc điều tra một cách chính thức về các hành động của họ. (Theo bằng cấp, ông ta là luật sư). Hơn nữa, ông ta không dám gặp trực tiếp bất cứ ai trong số họ hoặc là công khai nghe ý kiến của họ. Từ đó, bắt đầu có các cuộc thăm viếng thường xuyên, các bài phát biểu được trả tiền, những cuộc quyên góp thậm chí với những quy mô bé nhỏ hết sức lố bịch, nhận những tước vị và những danh hiệu, vội vã đăng những điều phát lộ đáng ngờ. Điều quan trọng là kịp gặt hái. Nhưng có giấu giếm đến đâu đi nữa thì sự thật bao giờ cũng tìm đường đến với con người, dù cho phải trải qua nhiều năm. Không thể chặn đứng được cuộc sống.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2022, 08:58:06 am »

2. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN SỰ KIỆN THÁNG 8-1991 HAY LÀ MỘT VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH NGƯỜI ANH HÙNG CHỦ YẾU CỦA "LỊCH SỬ" NÀY

Trong lịch sử xôviết, tất cả những nhà lãnh đạo nhà nước đầu tiên là giành lấy quyền lực danh nghĩa, còn sau đó mới giành quyền lực thực tế. Cách này hay cách khác, nhưng tất cả họ đều cố gắng thực hiện nhiệm vụ đó vì hiểu nó là quyền lực cá nhân, còn nói chính xác hơn đó là độc quyền. Trên con đường đó tất cả đối thủ cạnh tranh và những người có tham vọng đủ loại, thông thường ai yếu hơn thì bị loại bỏ. Những địch thủ công khai trong tương lai đoàn kết với nhau để tiêu diệt người mạnh nhất và có tài năng nhất. I.Xtalin, N.Khơrútsốp, L.Brêgiơnép cũng đã lên nắm quyền như vậy. Ngoại trừ có hai người. Đó là K.Chécnencô, người mà nói chung không phải là quyền lực. Cả về tuổi tác, cả về trí tuệ, cả về tình trạng sức khoẻ. Lúc đó, ông ta không thể trở thành quyền lực. Do vậy K.Chécnencô chỉ thực hiện được một điều duy nhất và chủ yếu mà ông ta có thể làm được và vì việc đó mà người ta bầu ông là kéo dài cái kết cục đấu tranh giành quyền lực tối cao để cho các đối thủ cạnh tranh có thời gian bằng các mưu chước sau hậu trường tích luỹ lực lượng cho trận chiến quyết định. Người thứ hai là Iu.Anđrôpốp. Đây là một hiện tượng hết sức đặc biệt bởi vì quyền lực thực tế đã hoàn toàn tập trung vào tay ông trước khi ông nhận được quyền lực danh nghĩa. Về thực chất ông đã hình thành về mặt pháp lý việc bầu ông làm tổng bí thư, thực tế từ lâu ông đã trở thành tổng bí thư. Chính vì vậy mà trong một thời gian tương đối ngắn cầm quyền ông đã để lại một dấu ấn rõ rệt trong lịch sử của đất nước.


Goócbachốp không phải là ngoại lệ. "Con đường tiến lên cao" của ông ta về mọi phương diện rất điển hình. Cơ sở của con đường công danh đã được đặt nền móng vững chắc trong thời kỳ Xtalin bằng các công việc tương ứng của thời kỳ đó. Trước hết và cao hơn tất thảy đó là công tác xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà ông ta, người đã tốt nghiệp khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Lômônôxốp, tại khoá họp của Xôviết tối cao Liên Xô, khi trả lời sự trách cứ của các đại biểu, đã hoàn toàn chân thành nói: "Tôi không phải là một luật gia". Cuộc họp được truyền trên vô tuyến truyền hình khắp đất nước và lời đối đáp đưa ra trong quá trình thảo luận đã gây ra sự giễu cợt nhiều hơn là sự ngạc nhiên. Năm đầu tại trường đại học, ông ta làm Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản khoa, sang năm thứ hai được kết nạp vào Đảng Cộng sản (B) Nga và là đảng uỷ viên trường đại học, là người tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa phục quốc Dothái (Xiônít) dưới khẩu hiệu vạch trần các bí danh. Sau đó, đến lượt các bác sĩ - kẻ phá hoại. Cuộc vận động trong các bức tường của Trường Đại học Tổng hợp Mátxcơva diễn ra, như mọi người đều biết, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của M. Xuxlốp, người trong nhiều năm sau khi A.Giơđanốp mất là nhà tư tưởng chủ yếu của mô hình chủ nghĩa xã hội Xtalin. Phải chăng, ngay lúc đó ông đã phát hiện người đồng hương trẻ tuổi "Xtarôpôn, mà khi "đã trưởng thành" thì được giúp đỡ để lọt vào bộ máy của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, còn trước đó giúp người "đang trưởng thành" này vào làm việc trong bộ máy của khu uỷ. Đúng là nơi xuất phát của thực tiễn sinh viên đã được chọn một cách chính xác - Lubianca đúng là Lubianca. Đúng là không một ai công khai hỏi ông ta về điều đó, còn bản thân Goócbachốp và những người am hiểu về nhân vật này đã không dám giải đoán, ở đó, ông ta đã ký văn bản loại nào. Về sự không tiết lộ các tài liệu là điều chắc chắn, còn về cái khác thì hiện không thể biết. Hiện nay, tôi biết chí ít là V.A.Criuscốp và A.I.Lukianốp chắc chắn được thông báo về điều đó và họ có thể suy nghĩ chắc chắn sẽ nói cho biết về những công việc cá nhân của ông ta thời kỳ đó.


Cái chết của Xtalin đã phá vỡ kế hoạch đăng ký cư trú tại Mátxcơva, buộc Goócbachốp phải quay về quê hương xứ sở, nhưng nhất quyết không trở lại công tác thực tiễn. Dù là một chức vô tích sự nhất - trợ lý cho trưởng ban tuyên huấn của Khu đoàn Thanh niên cộng sản Xtarôpôn, nhưng là trong bộ máy. Sống đến 31 tuổi trong "cái tổ ấm đoàn thanh niên cộng sản" không phải ai cũng đạt được. Và bao giờ cũng vậy, "dao động cùng với đường lối"1 ("Gió chiều nào che chiều ấy") đã làm ông ta ghét bỏ đảng đến như vậy vào năm 1991, nhưng vẫn ở trong bộ máy của đảng. Ông ta trở thành một bộ phận, một sản phẩm của bộ máy đó. Dưới thời Khơrútsốp ông ta theo Khơrútsốp, dưới thời Brêgiơnép ông ta theo Brêgiơnép, dưới thời Anđrôpốp ông ta theo Anđrôpốp, ông ta luôn luôn là kẻ hám danh lợi vô nguyên tắc.


Tôi chưa bao giờ được nghe nói - quả thực tôi không biết có ai đó được nghe - về Goócbachốp điều gì đó nổi bật so với những người lãnh đạo trung cấp của Đảng. Là người chấp hành và truyền dẫn điển hình các tư tưởng của người khác mà bản thân chỉ có khả năng tiếp tục và cố gắng với khả năng của mình, thực hiện những ý định và tư tưởng của người khác. Luôn luôn ông ta là người thứ hai trong ý nghĩ, là người do dự trong công việc, rất dễ bị ảnh hưởng và áp lực của người khác.


Trong thời gian giữ chức Bí thư thứ nhất Khu uỷ Xtarôpôn, ông ta đã phá vỡ nông nghiệp của khu, nhất là vào những năm 1972 và 1975. Ở thời ông ta, sự phát triển nông nghiệp được thay thế bằng sự trì trệ, đặc biệt là khi so sánh với các kết quả của những người láng giêng. Sự đổ vỡ đã được quy cho bị hạn hán. Ông ta đã phấn đấu thắng lợi cho việc mở rộng các khu phố, sau các cuộc đi thăm các thành phố và làng xóm đã để lại các hè phố bị đào bới, hàng núi các hòn đá nham nhở. Vì các việc đó mà nhân dân đã tặng ông ta một danh hiệu danh dự: ông Cạp mép. Trong số "những thành tựu to lớn" trong các lĩnh vực hoạt động khác, có thể nói đến việc tăng trưởng đáng kể lực lượng sản xuất ngầm do bị tác động bởi hậu quả các hành động của chính quyền trong các nước Cộng hoà Cápcadơ, trước tiên là Grudia và Adécbaigian. Những thông báo nghiệp vụ của cơ quan an ninh Liên Xô thời kỳ đó chứng minh (có thể có sai sót) rằng, "bọn ăn cắp hợp pháp" rất ưa tụ tập ở khu Xtarôpôn và Crátxnôđa.


Việc bầu Goócbachốp trong năm 1978 làm người phụ trách nông nghiệp thay thế Ph.Culacốp chết làm rất nhiều người ngạc nhiên và điều đó không hề đáp ứng lợi ích công việc mà người được lựa chọn phải chịu trách nhiệm trước Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô. Rõ ràng là những chuyên gia và những cán bộ Đảng có kinh nghiệm như V.Mêxiát và V.Carơlốp phù hợp hơn nhiều đối với chức vụ đó. Nhưng, như một cán bộ đảng chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm và là một Trưởng ban của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã giải thích cho tôi rằng cần có người không hiểu biết, nhưng về phương diện cá nhân lại nổi tiếng để ai đó trong số "lão thành" dễ "dạy bảo và góp ý"; là người còn trẻ, biết vâng lời, và điều quan trọng là nghe theo "người lớn tuổi" và không nằm trong băng "maphia Đneprôpêtrốpxcaia". Thời gian đó, tiếng nói quyết định trong việc lựa chọn và phân bổ cán bộ đảng, đặc biệt ở cấp cao, còn thuộc về Xuxlốp, còn sự phân chia các nhu cầu thì được thoả thuận. Thậm chí cái truyền thống không đưa những người được đề bạt cùng một khu, một tỉnh đến một nơi hai lần liền cũng bị phá vỡ.


Hoạt động sôi nổi của Goócbachốp với tư cách là cán bộ canh nông chủ yếu của đất nước đã đưa lại "những thành tựu" như chương trình lương thực nổi tiếng buồn thảm của Liên Xô, đã hoàn toàn thất bại, nói đúng hơn là đã chết một cách lặng lẽ vào năm 1990, cũng giống như việc bắt các con sông phía Bắc quay ngược dòng "một cách thành công", hay công trình xây dựng kênh đào tưới nước "Vônga - Chaigrai", việc phát triển vùng Viễn Đông, v.v...


Gắn với việc chuẩn bị chương trình lương thực là một sự việc ít ai biết đến nhưng rất đặc trưng đối với Goócbachốp. Thực tế là tất cả các nhà lãnh đạo liên bang và các nước cộng hoà, tất cả những ai có quan hệ đến ngành sản xuất nông nghiệp đều ủng hộ việc phát triển các cơ sở của khu vực nông nghiệp và việc xây dựng những kích thích có hiệu quả để tăng sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Sự tất yếu phải có những cải tạo tận gốc là điều rõ ràng. Vấn đề bao giờ cũng là ở chỗ lấy ở đâu ra số vốn cần thiết. Để phân phối lại 3% sự tăng trưởng của thu nhập quốc dân có lợi cho nông nghiệp, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dành cho nó đòi hỏi phải tiến hành một công tác lâu dài và hết sức kiên trì, phải cải cách hoạt động trong tất cả các khâu của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm cho hoạt động bình thường của tổ hợp nông - công nghiệp. Để có được sản phẩm nông nghiệp với số lượng cần thiết và chất lượng cao theo mức độ cải tổ việc cung ứng vật chất - kỹ thuật, cải tổ sản xuất, bảo quản, chế biến và phân phối phải mất nhiều năm lao động kiên trì. Nhưng Goócbachốp như là "cha đỡ đầu" của chương trình lương thực đã xác định điều chủ yếu trong việc giải quyết vấn đề là tăng giá thu mua. Đối với tất cả các chuyên gia thì một điều rõ ràng là trong điều kiện quản lý tập trung có kế hoạch không dành cho nông nghiệp phương tiện vật chất bổ sung cần thiết để phát triển sản xuất và xây dựng (mà những khả năng như vậy lại không có), thì việc tăng giá thu mua chỉ dẫn đến việc tăng tiền lương và giá thành sản phẩm. Có phải từ bước đó mà về sau ông ta đã ủng hộ các chương trình 400 và 500 ngày của Bôcharốp, Satalin, Iavơlinxki, Gaiđa, những chương trình cũng dựa trên các ảo tưởng về sức mạnh toàn năng của việc tăng giá, nhưng lần này dưới chiêu bài "tự do hoá". Không quan trọng. Điều chủ yếu là hệ quả tuyên truyền mạnh mẽ, là tăng mạnh danh tiếng trong giây phút đó. Ông ta xuất hiện như là một chiến sĩ đấu tranh vì người nông dân, hiểu thấu các nhu cầu của nông thôn và phấn đấu để đáp ứng những nhu cầu đó. Ở đây trên mức độ nhỏ nhen ông ta đã mơ màng mình là một hình mẫu tiêu biểu của tư duy chỉ huy - mệnh lệnh, của người đứng đầu một công cuộc quan trọng. Chỉ có ranh giới thái ấp là thay đổi mà thôi. Từ những ranh giới theo khu, chúng có được hình dáng ngành - liên bang.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #6 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2022, 08:59:32 am »

Trong thê đội của Iu. Anđrôpốp có những nhà chính trị tháo vát, những nhà thực tiễn có kinh nghiệm, đã trải qua một trường học trong ngành an ninh như G. Aliép, E.Sêvácnátde, thì vị tất có thể nói về những phẩm chất đặc biệt nào đó của Goócbachốp. Thậm chí G. Rômanốp người đã bị Anđrôpốp nhiều lần phê phán kịch liệt vẫn được để lại trong ban lãnh đạo ở vị trí ban đầu có tính cách không hề thua kém Goócbachốp. Ta hãy xem xét quan điểm đối với cách đặt vấn đề về tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc chuyển sang quan hệ thị trường. Nhiều yếu tố trong việc giải quyết vấn đề thứ nhất đã được nảy sinh và được Rômanốp thực nghiệm trong các xí nghiệp ở Lêningrát, còn cách tiếp cận mới đối với việc vận dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, thị trường, việc chấp nhận trên thực tế nguyên tắc kết hợp các lợi ích khác nhau thì đã diễn ra ở Grudia. Một Hội nghị đặc biệt của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Grudia đã bàn về vấn đề này, các bài đăng trên các báo chí trung ương, kinh nghiệm của Abaski và nhiều cái khác vào thời kỳ đó, khi mà Goócbachốp thậm chí chưa với được đến từ "cải tổ". Nhìn chung khi đánh giá những vấn đề đã đề cập ở trên và cả việc phân bố lực lượng, công trạng và ảnh hưởng thì có thể giả định được rằng khả năng Goócbachốp thay thế Anđrôpốp mới cầm quyền không lâu là vấn đề đang được bàn cãi.


Chỉ mới có một điểm là còn trẻ theo chứng minh thư và dân tộc là người Nga thì còn quá ít dù cho người ta có quan hệ tốt với anh. Và giờ đây người ta có nói gì đi nữa về việc các uỷ viên bộ chính trị thời kỳ đó, thì họ đã luôn luôn nghĩ đến vận mệnh của đất nước, họ nhìn nhận toàn bộ cuộc đời của mình không thông qua lăng kính hướng ngoại.


Cuối cùng thì Goócbachốp đã thắng, ông ta nhận được sự ủng hộ như thế nào, bao giờ và vì sao của A. Grômưcô, một người gia trưởng hoạt động hết sức tích cực, là một vấn đề đặc biệt. Nhưng sự thật vẫn là sự thật - chính sự ủng hộ đó đã giải quyết cuộc tranh chấp giữa các đối thủ, có lợi cho Goócbachốp. Tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, dù nghị quyết đã được thông qua, và chưa hề có thực tiễn của các cuộc bầu cử có tính chất đối sách, đã phải có một phát biểu giải thích cơ sở nào để có sự lựa chọn đó. Ông ta hết sức đáng ngờ thậm chí đối với đội ngũ cán bộ chứ chưa nói đến các đảng viên thường.


Việc giành quyền lực tối cao dễ hơn việc giữ được nó. Hơn nữa việc giành nó lại từ tay người khác, trong trường hợp nói ở đây là Grômưcô, còn giữ nó phải bằng cái đầu và bàn tay của mình. Bởi vậy lịch sử của cái gọi là cải tổ về thực chất là lịch sử của cuộc đấu tranh giành giật quyền lực thực tế và giữ cái đã giành được. Khi nói đến cái đầu của bản thân và quyền lực cá nhân, thì một người đã công khai nói rằng ông ta làm một việc bẩn thỉu (như Goócbachốp nhiều lần đã làm) thì không thể không trả giá. Chính trị theo nhận thức và thực hiện của ông ta là như vậy. Goócbachốp đá trả giá cho sự chao đảo vô tận của mình từ thái cực này sang thái cực khác, cho công việc thiếu tính sáng tạo thực tế, cho sự giả tạo và hèn nhát không dám chịu trách nhiệm về những quyết định đã được thông qua băng những lợi ích của đất nước, của những người mà họ mong muốn dưới sự lãnh đạo của ông làm được một việc gì đó cần thiết cho đất nước, cho nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà bà phu nhân của A. Lukianốp là Lútmila Đmitrieva, quen biết gia đình Goócbachốp từ thời ở trường đại học, nói rằng gia đình Goócbachốp không hề có bạn bè. Bà ta biết rõ mình nói điều gì. Tôi cũng có nhận xét như vậy.


Việc Goócbachốp phản bội và loại bỏ một người sau khi người đó thực hiện xong nhiệm vụ cần cho ông ta để giữ cái ghế của mình có kết quả hay không điều đó không quan trọng, đến những năm gần đây không một ai trong số những người tiếp xúc với ông ta và trong số những người thân cận của ông ta lại có một sự nghi ngờ nào đó. Mọi người nhận làm công việc này hay công việc khác trước hết, chính là vì sự nghiệp. Họ không ôm ấp ảo tưởng, mà họ xuất phát từ chỗ nếu đất nước cần công việc đó thì còn ai ngoài họ sẽ thực hiện công việc đó. Thêm nữa đó là những người có quan điểm và chính kiến khác nhau. Họ đã từ đâu bị đặt vào thế không có lợi vì một nguyên nhân, đó là quan điểm của họ có ranh giới mà họ cho rằng không thể vượt qua ranh giới đó. (Xin có một sự so sánh không thú vị lắm: giữa tên tội phạm và nạn nhân của hắn. Tên tội phạm thì chỉ có một thứ luật là khao khát. Nạn nhân thì trong khi chống trả sự tấn công được dự định trước lại nghĩ làm sao việc tự bảo vệ không vượt quá điều pháp luật quy định).


Một lần vào tháng 6-1991, V. Sécbacốp người phó thứ nhất và người đồng chí của tôi, trong một cuộc nói chuyện đã thông báo rằng Goócbachốp đã gặp ông và muốn biết thái độ của ông về việc ông ta có thể giữ chức Thủ tướng Liên Xô. Chúng tôi có quan điểm giống nhau về mục tiêu và các phương pháp cải cách. Bởi vậy, vào mùa xuân 1991 chúng tôi đã thoả thuận với nhau nếu xuất hiện sự cần thiết, thì tôi sẽ làm tất cả khả năng của mình để người kế nhiêm của tôi là V. Sécbacốp nhằm bảo vệ mục tiêu và phương hướng cải cách. Đối với tôi, người biết rõ tính cách của tổng thống, không có gì ngạc nhiên khi xuất hiện vấn đề như vậy sau khi nâng giá bán lẻ và đổi tiền. Mấy ngày sau, khi có Hội đồng Liên bang, tôi đã tham dự các cuộc gặp gỡ của Goócbachốp với đại diện các khu vực tự trị, còn sau đó vắng mặt một thời gian do bận một số công việc khác. Khi tạm biệt, tôi nói với ông ta rằng tôi không bỏ ông ta, rằng ông ta có thể tin cậy vào tôi, còn nếu ông ta thấy cần thiết vì công việc thì tôi sẵn sàng từ chức ngay tức khắc. Không hề chớp mắt, ông ta thề rằng ông ta không hề có ý nghĩ gì về vấn đề đó, rằng ông ta nhất quyết không tán thành sự rút lui của tôi, rằng tôi cần phải vứt bở Ngay ý nghĩ đó ra khỏi đầu mình. Tôi không kể cho ông ta về cuộc nói chuyện với V. Sécbacốp, mặc dù tôi biết qua những đồng chí gần gũi và những người khác, ông ta đã có những cuộc nói chuyện tương tự nhiều lần không chỉ với V. Sécbacốp. Tôi đã rõ những hành động như vậy của ông ta đối với các nhân vật khác. Chẳng hạn, theo lời của N. Rưscốp thì ông đã nhận được đề nghị "lịch sự" của ông ta qua điện thoại trên ôtô khi trên đường đến hội nghị, 15 phút sau, tại hội nghị đó đã thông báo dường như N. Rưscốp đã đồng ý với đề nghị đó.


Tôi cho phép mình trình bày tất cả những điều đó để bạn đọc hiểu rằng: sự kiện tháng 8-1991 có lôgích và tiền lịch sử của mình. Khá lâu trước cái ngày đó, chính Goócbachốp đã suy nghĩ, đã chuẩn bị và không chỉ một mình ông ta.


Đối với ông ta luôn có những nguyên nhân và mục tiêu cá nhân sâu xa - đó là duy trì và củng cố quyền lực cá nhân của mình bằng bất cứ giá nào. Ông ta cần phải loại bỏ mối nguy cơ đang treo lơ lửng trên đầu, chỉ ra "những kẻ có tội" về sự đổ vỡ trong kinh tế và sự suy sụp của đất nước, thủ tiêu mọi lực lượng lúc đó còn có thể cản trở việc thực hiện các kế hoạch của mình.


Sự kiện tháng 8 không phải xuất hiện như là một cái gì đó mới về nguyên tắc. Trong sự kiện đó, một lần nữa thể hiện bản chất của Goócbachốp như là một con người và một chính trị gia. Điều ngắn gọn kể trên đã nói rõ những sự kiện đó chỉ khác sự kiện khác ở chỗ địa điểm hành động, thành phần người tham gia, những sự việc và những biểu hiện khác. Nhưng cách này hay cách khác đều liên quan đến bản chất của nhân vật mà số phận của lịch sử đã đưa lên chiếc ghế tổng thống của một cường quốc vĩ đại. Chỉ có hiểu rõ điều đó thì mới có thể hiểu được lôgích thực sự của sự kiện tháng 8 -1991, đánh giá đúng sự thật bức tranh mà hiện giờ với đôi tay không chút ngần ngại vì lợi ích của bản thân, Goócbachốp đang vẽ từng người trong số "những người chiến thắng bị lâm nạn".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2022, 09:01:24 am »

3. NHỮNG TIỀN ĐỀ KHÁCH QUAN VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA CẢI TỔ, VÀ ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA

Tính tất yếu khách quan của những biến đổi trong tất cả các lĩnh vực và đời sống kinh tế - xã hội của đất nước đã chín muồi dần dần trong suốt thời kỳ dài của chiến tranh lạnh và sự đối đầu của hai cường quốc - Mỹ và Liên Xô. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô đối với những đồng minh hôm qua không những không suy yếu để buộc phải chấp nhận vô điều kiện những điều kiện hoà bình theo kiểu Mỹ, mà hơn thế còn nhanh chóng khôi phục nền công nghiệp của mình và tăng cường sức mạnh quân sự. Bài phát biểu của U.Sớcsin đọc tại thành phố Phuntơn, phản ánh đường lối nhất quán lâu dài của các giới có quan hệ với nước Nga nói chung và với Liên Xô nói riêng, đã được các giới cầm quyền Mỹ tiếp nhận một cách hoàn toàn hiểu biết và ủng hộ, bởi vì bài phát biểu đó đáp ứng những lợi ích của họ. Bởi vì, tư tưởng chiến tranh lạnh và bức màn sắt, về bản chất lịch sử của nó là sự tiếp tục tư tưởng đội phòng vệ cứu thương và là một tối hậu thư kiểu mà Kécdôn đã đưa ra thời đó, đã được sự ủng hộ tích cực và được phản ánh trong thực tiễn chính trị thế giới trong nhiều năm.


Chiến tranh lạnh, gắn với nó là chạy đua vũ trang bị ngắt đoạn từng thời kỳ bởi các cuộc xung đột cục bộ đã có ảnh hưởng to lớn và làm biến dạng sự phát triển kinh tế và hình thành cấu trúc sản xuất. Thực tế là đất nước chúng ta buộc phải tham gia vào cuộc chạy đua sản xuất vũ khí với địch thủ giả định, trong khi đó lại thua kém nó về tiềm lực kinh tế từ 6 - 8 lần.


Vị trí địa lý và địa chính trị thuận lợi của địch thủ giả định đã mua hết các bộ óc và bằng sáng chế trên toàn thế giới có ý nghĩa đặc biệt. Trong cuộc chạy đua, đất nước chúng ta đã phải bỏ ra những khoản chi phí tốn kém nhất để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình trong trường hợp có thể xảy ra các hành động quân sự bằng bộ binh và phải xây dựng lại từ đầu các phương tiện tiến hành chiến tranh cho phép đặt địch thủ có tiềm năng trước nguy cơ thảm bại. Liên Xô trong thời kỳ đó, như mọi người đều biết, chưa có hạm đội có thể có khả năng cạnh tranh nào đó. Còn về kHồng quân xuyên lục địa, không có các căn cứ kHồng quân cần thiết, một nhân tố quân sự thực tiễn chẳng cần phải nói đến. Như vậy về khách quan, thì chiến tranh lạnh đã làm nảy sinh cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân - tên lửa. Hàng nghìn tỷ đôla và rúp móc ở túi nhân dân đã bị thiêu đốt trong cuộc chiến tranh đó mà chủ yếu là Mỹ và Liên Xô. Một phần các chi phí đã trút lên vai nhân dân các nước đồng minh. Việc giải quyết các vấn đề xã hội đã bị chậm lại, còn trong cơ cấu sản xuất, trong các công trình nghiên cứu khoa học thì các chương trình và nhu cầu quân sự chiếm ưu thế ngày càng nhiều. Có thể có nhiều quan điểm khác nhau, ai thực hiện điều đó ở mức độ lớn và có hiệu quả hơn - Mỹ hay Liên Xô, nhưng có một điều không thể tranh cãi là phần lớn gánh nặng của các chi phí quân sự do sự đối đầu làm nảy sinh là do hai nước đó gánh chịu.


Đạt được và duy trì thế cân bằng trong lĩnh vực quân sự trong suốt một thời gian dài đứng trên quan điểm đánh giá về nguồn lực, được thể hiện, ví dụ - tổng số năng lượng chi phí cho các mục tiêu đó, đòi hỏi phải có các chi phí cân bằng nhau. Do vậy, sự khác biệt về vị trí xuất phát của nền kinh tế Mỹ và các đồng minh với nền kinh tế các nước thuộc hiệp ước Vácsava, trước hết là Liên Xô, chứng minh một cách hiển nhiên rằng sự cách biệt về mức sống của dân cư và với tương quan chất lượng, khối lượng, tiềm năng khoa học - kỹ thuật của các ngành nền tảng, sẽ tăng lên một cách nghiệt ngã. Có thể nói bao nhiêu và nói bất cứ điều gì về sự ưu việt của chế độ xã hội này hay chế độ xã hội khác, về phương thức quản lý này hay phương thức quản lý khác, nhưng việc thiếu vốn đầu tư, thậm chí không cho phép hoàn bù sự hao mòn vật lý của các quỹ sản xuất, dẫn đến việc ngừng dần dần quá trình sản xuất. Điều đó là khách quan và bất cứ một nhà kinh tế nào cũng thấy rõ điều đó. Việc giảm tiền lương và các chi phí cho các nhu cầu sinh hoạt xã hội ngoài mọi cái khác ra còn có một giới hạn khách quan về sinh lý học. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên dần dần cạn kiệt và không được sử dụng đầy đủ. Xin nói thêm, nếu phương Tây quan tâm tới việc mua tài nguyên thiên nhiên của Liên Xô, thì sự xung đột đã phải tìm ra được giải pháp hợp lý từ lâu rồi. V.I. Lênin đã nói rằng nếu đất nước không có một quỹ lương thực tương đối đủ cho các nhu cầu của mình thì những lời nói về độc lập thực sự là vô nghĩa. Còn ở nước ta, tiền thu được do bán vàng, dầu mỏ đã được chi cho những mục đích gì mọi người đều biết là để mua ngũ cốc và các lương thực khác.


Như vậy, mức sống thấp và lạc hậu trong việc sử dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ cho các nhu cầu sản xuất dân dụng là kết quả đã được định trước của chiến tranh lạnh, cũng giống như việc phá huỷ các toà nhà và giết hại dân thường trong các cuộc oanh tạc vào thành phố. Có thể dự đoán một cách lôgích rằng toàn bộ vấn đề là ở chỗ phát hiện sớm ưu thế quyết định của đối phương - trình độ xã hội thông qua sự cách biệt của dân cư nghèo khổ hoặc là ở trình độ quân sự thông qua tham số chất lượng của kỹ thuật quân sự. Để đo được áp lực và duy trì áp lực đó ở mức độ đòi hỏi thì cần có các cuộc xung đột thường xuyên được gọi là các cuộc xung đột cục bộ, những điểm nóng, v.v...
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2022, 09:02:22 am »

Điều chúng ta đáng quan tâm là vào giữa những năm 80, quỹ sản xuất cố định của nông nghiệp chiếm 20,3%, còn công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm chiếm 4,9% tổng giá trị các quỹ đó. Hao mòn vật lý của thiết bị tăng 40%, trong nhiều ngành nền tảng và tại các tổ hợp sản xuất trọng yếu thì là 50 - 60% và hơn nữa. Thời hạn khấu hao bình quân được quy định là 17 năm, nhưng thực tế đã vượt quá 20 năm. Cũng cần phải tính đến giá trị hiệu quả hữu ích của một đơn vị máy móc và thiết bị dự định thay thế bởi vì nó đắt hơn từ 3 đến 5 lần so với máy định loại bỏ. Vì vậy, quá trình tăng trưởng hao mòn vật lý các quỹ cố định đã vượt quá mức tăng trưởng khấu hao giá trị do việc kìm giữ một cách nhân tạo thông qua việc tăng giá. Bề ngoài, quá trình này không được thể hiện rõ do sản xuất kỹ thuật quân sự đã hoà lẫn với ngành chế tạo máy dân sự trong các tài liệu thống kê và kế hoạch. Điều đó tạo điều kiện khẳng định đã tuân thủ những cân đối kinh tế chủ yếu của sự phát triển nền kinh tế trên cơ sở sử dụng những thành quả của tiến bộ khoa học - kỹ thuật bằng cách tăng cường sản xuất sản phẩm ngành chế tạo máy. Trên thực tế thì ngành chế tạo máy trong khoảng 15 năm đã phát triển chậm hơn hai lần so với sự tăng trưởng chung của sản xuất công nghiệp ở trong nước, do vậy việc nhập cảng thiết bị hàng năm phải chi trung bình gần 15 tỷ rúp là điều kiện cần thiết để duy trì các quá trình tái sản xuất. Những số liệu trên về khách quan nói lên rằng: kỹ thuật và quy trình công nghệ cũ kỹ, lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao, mức sống tương đối không cao của dân cư là nguyên nhân chính, chứ không phải do ý chí, nguyện vọng và sự không thành thục của cá nhân nào đó. Một đất nước phải chi phí 34 - 36% toàn bộ thu nhập quốc dân cho nhu cầu quân sự thì không thể có tình hình kinh tế - kỹ thuật và xã hội khác được, thậm chí dù cho có một người tài giỏi lãnh đạo. Nhưng để tìm ra một lối thoát xứng đáng và giữ cho đất nước khỏi rơi vào thảm hoạ đúng là cần có những thiên tài và chủ yếu là phải có những người thực sự yêu nước.


Tôi còn có thể kể nhiều về các quá trình đổ vỡ, giống như những di căn ung thư thâm nhập vào các khâu quan trọng khác nhau của nền kinh tế và đời sống chính trị - xã hội. Ví dụ, khi bắt tay soạn thảo chương trình cứu vùng đất bạc mầu thì mới vỡ lẽ là tuổi bình quân của thợ lái máy nông nghiệp của Nga là 58 tuổi, thợ vắt sữa là 52 tuổi. Nhưng đó là đề tài của một câu chuyện khác. Việc chẩn đoán bệnh tình của nền kinh tế của chúng ta nếu được đặt ra một cách đúng mức sẽ đưa ra được lời giải đáp cho câu hỏi phải chữa chạy như thế nào. Ở đây, chúng ta tìm hiểu căn bệnh đang bám hút vào một cơ thể suy nhược được nuôi dưỡng bằng thức ăn hôi thối được gọi với cái tên là "món Goócbachốp". Do vậy có thể hiểu được là còn có một khả năng khác nào đó, một lối thoát khác cho đất nước. Bởi vì, sau thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1905, ký hiệp ước Poócxmút, nước Nga đã có thể đạt được bước nhảy vọt chưa từng thấy trong sự phát triển của mình cho đến tận chiến tranh năm 1914. Nhưng khi đó, có Nga hoàng là X.Vitte. Goócbachốp và Sèvácnátde đưa ra ý tưởng và nội dung một đối sách được gọi là cải tổ và tư duy mới làm cho đất nước phải đầu hàng hoàn toàn và vô điều kiện với việc băm vằm nó ra thành từng mảnh. Giờ đây, họ khẳng định rằng trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, họ chỉ nhìn thấy có một mục đích là đập tan nhà nước chuyên quyền. Thế còn trách nhiệm? Những lời thề với nhân dân? Họ đều câm lặng.


Không thể bỏ qua vấn đề đối đầu, chạy đua vũ trang và hậu quả của nó. Người ta đã dẫn ra những nhân tố đó một cách tổng quát và riêng lẻ và sẽ còn dẫn ra để làm cơ sở bào chữa cho các hành động của nhiều chính khách "cải tổ", của những người bằng phương tiện thông tin đại chúng, văn học và nghệ thuật, đã quét lên toàn bộ lịch sử của Liên Xô một màu sơn đen và nhiều khi lại còn ca tụng toàn bộ 300 năm trị vì của dòng họ Rômanốp và còn sốt sắng đến mức nói chung không còn thấy một cái gì là trong sáng, là nhân văn cả: đế chế của cái ác, theo như Rigân, trong vai diễn của diễn viên câm đóng vai phụ. Và của cả những người từ các diễn đàn các cuộc mít tinh, các đại hội, các khoá họp như một dàn hợp ca về chủ nghĩa sôvanh nước lớn, về sự áp bức và thậm chí về sự diệt chủng của Liên Xô, của Đảng Cộng sản Liên Xô, của hệ thống hành chính - mệnh lệnh đối với các dân tộc của họ. Năm 1989 sự việc đã dẫn đến chỗ tất cả các nước cộng hoà trong Liên bang Xôviết đều làm những bản thống kê "không thể bác bỏ" rằng thu nhập quốc dân sản xuất ra trên lãnh thổ của họ đã bị chuyển đi các nước khác. Không một nước nào nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ của nước khác. Ví dụ, Grudia đã tính toán rằng hàng năm số họ đưa ra khỏi nước cộng hoà vượt hơn số họ nhận từ nước Nga là 1 tỷ rúp. Và của cả những người nhìn thấy toàn bộ gốc rễ của cái ác là sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, và bênh vực cho nguyên tắc thần thánh bất di bất dịch của sở hữu tư nhân. Và của cả những người ủng hộ đa đảng và đòi cấm Đảng Cộng sản Liên Xô hoạt động và còn của rất nhiều người khác. Tất cả những ai cố ý hay không cố ý góp phần vào việc thủ tiêu cường quốc vĩ đại, đưa đầu nó ra băm vằm giống như quốc vương Muhamét đã đưa toàn bộ tiền văn minh cổ đại của Trung Á để tiêu diệt và bắt làm nô lệ. Ở đây, lịch sử đã được lặp lại.


Nếu xem xét một cách khách quan thì sẽ thấy rằng sự tính toán theo sơ đồ của các nhà lý luận và các nhà chiến lược chiến tranh lạnh tin cậy đến mức trở nên không có căn cứ trong cuộc sống, xét trên quan điểm tâm lý - đạo đức.


Trước hết cần chú ý đến một sự thật không thể tranh cãi là một người Mỹ bình thường sẽ không hề cảm thấy một sự hài lòng nhỏ nhoi nào nếu mức sống của anh ta giảm sút hoặc những vấn đề sinh hoạt, kinh tế và xã hội tích tụ chưa được giải quyết, chậm hơn so với nước Nga. Cũng vậy, anh ta không hề thấy mủi lòng khi anh ta giờ đây sống tốt hơn không phải hai lần mà là năm lần so với người Nga. Mỗi người chỉ so sánh với cái gì họ đã có và sẽ có. Người Nga trở nên khổ sở hơn, nhưng anh ta (người Mỹ) cũng chẳng sướng hơn. Hiện nay đã xuất hiện nhiều nước, chẳng hạn như nước Đức, nơi dân cư trước đây thua kém Mỹ về mức sống, nay đã vượt Mỹ, điều đó làm cho người dân Mỹ phải nộp thuế lo lắng và trở thành một nhân tố chính trị trong cuộc đấu tranh giành quyền lực.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2022, 09:04:14 am »

Việc Mỹ nhận gánh vác các chi phí quân sự đã tạo ưu thế đầu tư vốn to lớn cho Nhật Bản và Đức, và kết cục đã làm xuất hiện những trung tâm mới của các lực lượng và các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ cái gọi là liên minh phương Tây. Thời đại đối đầu càng kéo dài bao nhiêu thì những xung đột nội tại ở Mỹ càng chín muồi bấy nhiêu và Mỹ sẽ chịu những tổn thất đáng kể trong cuộc cạnh tranh với các đồng minh. Điều đó, về khách quan, đòi hỏi phải có hoà bình, phải giảm quy mô đối đầu vì lợi ích của hai cường quốc vĩ đại - những người đứng đầu thế giới hiện đại. Ta hãy lấy tỷ giá đồng đôla làm ví dụ. So với đông mác Tây Đức vào thời kỳ từ năm 1950 đến năm 1985 nó giảm hơn 42%, còn so với đồng yên Nhật Bản, nó giảm 50%. Khối lượng tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ cũng trong thời gian đó tăng 13,8 lần, trong khi đó Cộng hoà Liên bang Đức tăng 15,2 lần và Nhật Bản tăng 18,1 lần. Trong thời kỳ cầm quyền của Khơrútsốp và Brêgiơnép, Kennơđi và Níchxơn, những thoả thuận hoà bình đã trở thành vấn đề hết sức cấp thiết của nền chính trị thế giới, trước hết là đối với Mỹ và Liên Xô. Nhưng những nhà hoạt động chính trị nêu trên đã đặt lên hàng đầu trong mọi điều kiện những lợi ích của đất nước và dân tộc mình, tin tưởng vào sức sống chắc chắn và sức mạnh kinh tế của đất nước mình.


Việc Goócbachốp xuất hiện với tư cách nhà lãnh đạo của Liên Xô trong điều kiện tìm kiếm những con đường hai bên có thể chấp nhận được để khắc phục sự đối đầu tên lửa - hạt nhân đối với Mỹ là phần thắng trong cái thước cuộn. Họ sẽ phải đương đầu với một nhà lãnh đạo của cường quốc chưa được rèn luyên và giáo dục để tận tâm tìm kiếm các giải pháp xứng đáng, tìm cách sử dụng tối đa mọi khả năng để giữ gìn tài sản và uy tín quốc gia, luôn nghĩ về đất nước, về tương lai của nó chứ không phải về quyền lợi bản thân. Thay vì bạn đồng hành là một nhà yêu nước kiên định, lại là một người có quyền lực vô hạn ở trong nước mình nhưng không biết sử dụng quyền lực đó ra sao. Choáng váng vì những thành công trên bước đường công danh đã đẻ ra khát vọng hành động trên phạm vi thế giới. Quả là các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản (B) Nga - Đảng Cộng sản Liên Xô đang học sống trong cộng đồng thế giới. Nhưng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một người cộng sản lại chủ động làm phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, không chỉ ở các nước tư bản chủ nghĩa mà còn cả trong phe xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, Goócbachốp chưa dám công khai nói với đảng và nhân dân là mình đang định làm gì, cho đến lúc người ta buộc ông từ chức để đi lang thang khắp thế giới nhặt mấy chục đồng xu sứt. Được vũ trang bằng thuật ngữ "cải tổ" dưới thời ông ta, mọi khó khăn và những vấn đề chưa được giải quyết được thổi bùng lên và điều chủ yếu là người ta muốn đập tan ban lãnh đạo ở tất cả các cấp và trong tất cả các bộ phận. Khẩu hiệu điển hình của thời kỳ cách mạng văn hoá ở Trung Quốc "nổ súng vào bộ tư lệnh" đã có được nội dung hoàn toàn mới và cụ thể ở Liên Xô. (Quả là, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đủ sáng suốt để loại bỏ những người lãnh đạo ghê tởm của "cuộc cách mạng" đó, và sau đó không cần một chiến dịch tuyên truyền rùm beng ở nước ngoài "về cải tổ và tư duy mới" - đã suy nghĩ và thực hiện trong thực tế mô hình kinh tế cho phép không chỉ bảo đảm ăn mặc đầy đủ cho một dân tộc hơn một tỷ người, mà còn cung cấp cho chúng ta "đang nghèo khổ" lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Họ vẫn giữ vững được toàn vẹn lãnh thổ của một cường quốc vĩ đại và cả đảng cộng sản. Giá mà chúng ta học được thì tốt). Như vậy, trong chiến dịch này "chỗ dựa tương lai và sự bảo đảm để đưa các cuộc cải cách dân chủ ở Nga tiến lên" được các phương tiện thông tin đại chúng thân chính phủ của chúng ta ở trong nước và ở nước ngoài giới thiệu. Trong lúc đó, Bí thư thứ nhất Thành uỷ Mátxcơva là Enxin chỉ trong chưa đầy hai năm ở cương vị này đã hai lần thay thế tất cả các nhà lãnh đạo các tổ chức đảng, các Xôviết quận và bắt tay vào vòng ba của "cải tổ", ở Mátxcơva thì đỉnh cao của cải tổ là đấu tranh chống "tệ uống rượu".


Trên toàn quốc diễn ra sự thay thế các cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước giống như một cuộc thanh trừ. Thậm chí, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tại Hội nghị trung ương năm 1989 đã khéo léo đưa cùng một lúc 130 uỷ viên chính thức và uỷ viên dự khuyết ra khỏi trung ương. Thật là một trường hợp chưa từng xảy ra! Cái nhãn "không chịu tự tu chỉnh" có thể dán cho bất cứ ai cũng như hôm nay, "dân chủ" mới không cần xem xét, không cần bằng cớ, gọi tất cả những người phản biện là những người ủng hộ việc quay lại hệ thống độc tài, hành chính - mệnh lệnh, là những người có tư duy đế chế, v.v.. Hiện nay, nói chung, khó có thể hiểu được trong số các đảng và phong trào ai là người như thế nào. Những người tả trở thành hữu, còn hữu thì gọi mình là tả, số khác thì càng tả hơn hoặc càng hữu hơn, cao lên và cao lên, và cuối cùng không ai hiểu một cái gì hết. Nhưng toàn bộ sự đa dạng và sự mâu thuẫn đó của các lập trường chính trị chỉ đối với người vô học mới cảm thấy đó như là kết quả của sự giải phóng về tinh thần và đùng một cái tự do báo chí, tự do ngôn luận được tung ra dưới cái gọi là công khai. Thực tế thì quá trình đó có sự định hướng và được quản lý và bao gồm hai chiến dịch làn sóng nối tiếp nhau một cách chặt chẽ.


Làn sóng thứ nhất: Goócbachốp sử dụng các biện pháp truyền thống của bộ máy trong cuộc đấu tranh nội bộ đảng, bằng bàn tay của B. Enxin, M. Xôlômansép, E. Ligachốp loại bỏ các bí thư thứ nhất khỏi chức vụ và đưa xuống hàng thứ hai, tiếp sau đó đưa xuống hàng thứ ba. Còn họ, những người hàng thứ ba đến phần mình lại bị thanh trừ trong các Xôviết đại biểu nhân dân, trước hết là trong các uỷ ban hành chính. Bằng bàn tay của Rưscốp, Goócbachốp đã thay thế ban lãnh đạo các cơ quan trung ương, các bộ và các tổng cục. Hầu như toàn bộ thành phần Bộ chính trị và Ban Bí thư trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô và bộ máy của nó bị thay thế hoàn toàn. Dưới khẩu hiệu cải tổ, người ta làm tất cả mọi chuyện - từ đấu tranh cho sự tỉnh táo đến bịa đặt ra sự vạch trần, tố cáo và tạo dựng, thổi bùng các vụ án hình sự. Điều chủ yếu là thay thế con người, những người mới tương đối trẻ hơn và trong một số trường hợp là những người có học thức nếu xét trên quan điểm kỹ trị, họ có một phẩm chất chủ yếu là thiếu kinh nghiệm trong các lợi ích chính trị của quốc gia, chưa bao giờ đứng trên Goócbachốp trong thứ bậc đảng và nhà nước.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM