Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:38:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Goócbachốp - Bạo loạn Sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong  (Đọc 2611 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #70 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2022, 08:36:54 am »

Trong bài trả lời phỏng vấn không thể đưa ra những đoạn trích dẫn dài dòng, nhưng tôi buộc phải đưa ra một trích dẫn đầy đủ, hơn nữa nó làm sáng tỏ lịch sử sụp đổ của liên bang và thuộc về một con người hoàn toàn không đối lập với Tổng thống Nga, đó là G. Iavơlinxki. Khi phóng viên hỏi ông ta - tại sao Enxin chọn êkíp E. Gaiđa, chứ không phải là G. Iavơlinxki, ông ta đã trả lời: "Chúng tôi có những quan điểm khác nhau mang tính nguyên tắc về việc cần tiến hành cải cách như thế nào, về chiến lược và sách lược cải cách, những phương thức bảo đảm chính trị... B. Enxin và những người thân cận của ông ta có những chỉ thị chính trị rõ ràng mà họ coi đó là những ưu tiên và mong muốn thực hiện trong mọi trường hợp. Trước hết, đó là sự phá vỡ liên bang cùng một lúc cả về chính trị và kinh tế (theo nghĩa đen - chỉ trong một ngày), phá huỷ tất cả các cơ quan phối hợp kinh tế nếu có thể được, bao gồm các lĩnh vực tài chính, tín dụng và tiền tệ. Sau đó tách hoàn toàn nước Nga khỏi tất cả các nước cộng hoà, kể cả các nước trong thời gian đó không đặt ra vấn đề này, ví dụ, như Bêlôrútxia, Cadắcxtan. Đã có đơn đặt hàng chính trị như vậy1 (Báo Văn hoá, 1992, số 44). Như chúng ta thấy, điều bí mật đã trở nên rõ ràng. Đã có chỉ thị chính trị rõ ràng: đặt đất nước trước sự đã rồi, làm tất cả mọi việc trong một ngày. Và ngày 8-12-1991 đã trở thành ngày tận số như vậy. Vì vậy, tuyên bố của Tổng thống Cadắcxtan Nadabaép: "không có nước Nga thì không có văn kiện Bêlòvex, không có nước Nga, thì liên bang đã không sụp đổ2 (Báo Độc lập, ngày 6-5-1992) không gây ra sự ngạc nhiên mà ngược lại, được tiếp nhận như một sự thật hiển nhièn.


Như vậy, không nên quở trách "những người bạo động" là những kẻ đào huyệt chôn vùi hiệp ước liên bang. Bởi vì, thậm chí những người hăng hái nhất quan tâm đến phương án cuối cùng của văn kiện này cũng thừa nhận rằng, việc ký kết đó chỉ có thể trở thành hiện thực trong trường hợp nếu như "sau khi ký kết hiệp ước, Goócbachốp bắt đầu phá bỏ trung ương và trụ cột của nó là cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Liên Xô hoặc là sẵn sàng giao cho các nước cộng hoà làm việc đó". Kết luận này của G. Pôpốp hoàn toàn không chỉ theo ý mình, mà vì nó được khẳng định bằng một loạt văn kiện trong tập hồ sơ điều tra về Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Phá vỡ cấu trúc nhà nước hợp hiến bằng con đường đảo chính đã, được dự định từ lâu. Ngày nay nó đã trở thành hiên thực. Khi phân tích các sự kiện tháng 8, R. Khabulatốp tuyên bố: "chúng tôi muốn làm cuộc đảo chính này, sau khi ký kết hiệp ước nhưng chỉ bằng con đường hoà bình". Cựu Tổng thống Liên Xô trong cuốn sách của mình đã hùa theo Khabulatốp rằng:


"Đã diễn ra cuộc đảo chính độc đáo chỉ thiếu có xe tăng". I. Xilaép bổ sung thêm: "Tất nhiên là cả ở Nga và cả ở Xôviết tối cao Liên bang Nga đã có những người chống việc ký hiệp ước liên bang mới. Từ giai đoạn hai, Enxin đã ủng hộ hiệp ước. Nhưng khi ký kết chúng tôi đã dự định ấn định thời hạn để hiệp ước này có hiệu lực là một năm. Còn về những hậu quả của cuộc bạo động thì sự thất bại của nó dẫn tới tình trạng mới về chất ở trong nước... Không phải sự may mắn. Đúng, sự bất hạnh đã đến".


Bằng cách đó, chúng tôi hiểu rằng cuộc đảo chính thực sự không phải đã diễn ra vào những ngày 19 - 21-8 mà vào sau khi "những người dân chủ" giành được chính quyền. Họ bắt đầu phá vỡ chế độ hợp hiến hiện hành bằng con đường chuyển nó sang "tình trạng mới về chất". Và ở đây "những anh hùng" của tấn thảm kịch mà đất nước đã lâm vào được nhìn nhận hoàn toàn khác. Tôi xin nhắc lại: không phải nhân dân, không phải những người lao động của các dân tộc khác nhau đá phá vỡ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết. Nó đã bị sụp đổ do kết quả của cuộc đấu tranh quyết liệt giành quyền lực của các nhà chính trị không suy nghĩ chín chắn khi giơ tay biểu quyết.


Ông đánh giá như thế nào về "các thoả thuận Minxcơ" mà nhân dân đã gọi là "bạo động Belôvex"?

Việc giải tán Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô làm suy yếu nhanh chóng toàn bộ chính quyền liên bang. Bắt đầu tách các nước cộng hoà ra khỏi trung tâm chính trị và kinh tế đại diện cho Liên bang Xôviết. Đúng là chính Tổng thống Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết bằng các quyết định của mình đã bật đèn xanh cho việc này.


Ngày 6-12-1991 với chữ ký của ông ta đã công bố các nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Liên Xô vừa mới được thành lập về việc công nhận độc lập của Látvia, Lítva và Extônia. Điều này đã diễn ra ngay sau ngày giải tán Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, mà tại đó những quyết định tương tự có thể bị phá sản. Bởi vì, việc tách các nước Cộng hoà Ban tích là sự phá vỡ trật tự đã được thiết lập.


- Liệu Hội đồng nhà nước có quyền thông qua các nghị quyết phê chuẩn việc ba nước cộng hoà tách ra khỏi Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết khi nhân dân của các nước này đã sống hơn nửa thế kỷ trong tình hữu nghị và hoà thuận với nhân dân các nước cộng hoà khác của đất nước ta không? Không, cơ quan này không có thẩm quyền đó. Hành động của nó mâu thuẫn với hiến pháp Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết, với luật "Về thủ tục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc một nước cộng hoà liên bang tách khỏi Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết", và đã giáng một đòn nặng nề nhất vào các lợi ích của hàng trăm nghìn người sống ở Bantích được gọi là người không phải dân bản xứ.


Khi nhìn thấy liên bang sụp đổ ngay trước mắt, và chỗ đứng của ông ta đang biến mất, M. Goócbachốp mưu toan hồi sinh quá trình Nôvôôgarép. Bấy giờ ông ta đã đồng ý xây dựng liên bang lỏng lẻo dù nó chỉ có thậm chí là một vị tổng thống không có quyền lực. Nhưng, những nỗ lực này của ông ta chẳng đưa đến cái gì cả. Thậm chí liên bang lỏng lẻo giống như nhà nước cũng không hợp ý các vị lãnh tụ các nước cộng hoà. Những ý đồ thuyết phục Goócbachốp rằng sẽ tìm cho ông ta một vị trí nào đó trong cộng đồng đã không làm vị tổng thống liên bang hài lòng. Quan điểm này của các nước cộng hoà đã hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Từ giữa tháng 11-1991, bí mật cả với M.Goócbachốp, người ta đã tiến hành sau hậu trường việc chuẩn bị ráo riết cho cuộc gặp để có thể chôn vùi triệt để liên bang. Và cuộc gặp gỡ này đã được tiến hành 3 tháng sau khi giải tán Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô. Tập họp tại khu rừng Bêlôvex các nhà lãnh đạo Bêlôrútxia, Liên bang Nga và Ucraina đã ký kết hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập, tuyên bố "chấm dứt sự tồn tại" của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết như một thực thể chính trị địa lý. Số phận của một nhà nước vĩ đại nhiều dân tộc đã được quyết định do sự thông mưu của ba nhà chính trị bất chấp các tiêu chuẩn hiến pháp và không thông báo trước cho Tổng thống Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết - người được biết về điều đã xẩy ra sau cả Tổng thống Mỹ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #71 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2022, 08:44:15 am »

Bị bất ngờ, M. Goócbachốp ra tuyên bố phản đối việc chậm đưa hiệp định Bêlôvex cho quốc hội liên bang và quốc hội các nước cộng hoà phê chuẩn. Ông ta tuyên bố rằng: "Trong hiệp định đã nêu ra một công thức nhà nước khác. Đó là thẩm quyền của Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô. Cần phải triệu tập đại hội. Ngoài ra, tôi không loại trừ cả việc tiến hành trưng cầu ý dân toàn quốc về vấn đề này". Song, Goócbachốp đã nhận thức quá muộn về sự cần thiết phải duy trì Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô và đấu tranh để thực hiện quyết định của cuòc trưng cầu ý dân tháng 3. Bằng chính tay mình, ông ta đã giúp xoá bỏ cơ quan quyền lực đại diện cho tất cả nhân dân trong nước, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ quyết định được nhân dân thông qua tại cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc.


Còn về hiệp định tay ba trong khu rừng Bêlôvex thì theo quan điểm pháp lý nó không đứng vững được trước sự phê phán. Có đủ cơ sở để nói rằng, khi ký hiệp định này, Tổng thống Nga đã vượt quá những thẩm quyền của mình được ghi trong điều 121-128 của hiến pháp Nga, tự gán cho mình những chức năng của Đại hội đại biểu nhân dân Nga (điều 104 của hiến pháp). Đồng thời đã vi phạm các điều 2, 5, 73, 78 và 108 của hiến pháp Liên Xô. Nhiều luật sư nổi tiếng thừa nhận rằng trong các hoạt động của "bộ ba Bêlôvex" có tất cả những yếu tố mang tính chất một cuộc đảo chính nhà nước - xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, khả năng phòng thủ của Liên bang Xôviết và dự định phá vỡ tất cả các cơ cấu chính quyền liên bang, kể cả cơ cấu tổng thống, và hoàn toàn coi thường ý chí của nhân dân trong nước đã được bày tỏ tại cuộc trưng cầu ý dân.


Đến nay, từ các diễn đàn quốc hội và trên các trang báo chí có thể nghe thấy rằng việc xoá bỏ liên bang được thực hiện trước tiên là để làm sao nhanh chóng thanh toán M. Goócbachốp, vị tổng thống liên bang chán ngấy. Không thể không giật mình vì những ý kiến kiểu như vậy. Đã phải trả giá quá lớn chăng cho việc cách chức một nhân vật?


Không, đây thực sự là cuộc đảo chính phá hoại nhà nước, là sự cưỡng chế ý chí của nhân dân Xôviết! Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà người ta thường gọi những hiệp định Minxcơ là "bạo động Bêlôvex". Cuộc đảo chính tưởng tượng tháng 8 đã được lợi dụng như một cái cớ, như một sự che đậy thuận lợi và biện bạch thích hợp cho cuộc đảo chính thực sự tháng 8 - tháng 12-1991 được tiến hành nhằm phá vỡ chế độ xã hội và nhà nước hợp hiến. Và cái bánh đà nặng nề của cuộc đảo chính này càng văng ra xa thì hàng triệu người sẽ càng cảm thấy sâu sắc hơn rằng Chính quyền Xôviết, Liên bang Xôviết, tình hữu nghị của các dân tộc, uy tín của đất nước họ trên toàn thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với họ.


Ông có thái độ như thế nào đối với việc giải thể Xôviết tối cao Liên Xô? Ông có cho rằng cho đến nay nó vẫn là cơ quan quyền lực hợp pháp không?

Việc giải thể các cơ cấu liên bang nói chung là một hành động tai hại quyết định nhiều đến số phận của nhà nước liên bang. Sau hành vi ở Bêlôvex của các tổng thống ba nước cộng hoà, Xôviết tối cao Liên Xô là thành trì cuối cùng có khả năng dù ở một mức độ nào đó bảo vệ những lợi ích chung của nhân dân Xôviết, đoàn kết các dân tộc. Chỉ những người đã bầu ra các đại biểu liên bang mới có thể bãi miễn họ, chứ không phải là các cơ quan tối cao của chính quyền các nước cộng hoà. Nhưng các cơ quan này vẫn tiến hành việc đó. Xôviết tối cao Liên Xô buộc phải chấm dứt hoạt động của mình. Tuy nhiên, tôi nhắc lại, không ai ngoài các cử tri, có thể tước đoạt thẩm quyền của các" đại biểu. Khó nói số phận của đại biểu nhân dân Liên Xô được định đoạt ra sao. Nhưng không thể không hồi tưởng lại sự xua đuổi đàn áp đã giáng xuống họ như thế nào khi họ tập trung tại đại hội lần thứ sáu của mình. Mặc dù theo quan điểm luật pháp, phù hợp với nghị quyết của Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô Tân thứ năm, ngày 5-12-1991, các thẩm quyền của đại biểu Xôviết được duy trì đến hết nhiệm kỳ của họ.


Một lần nữa tôi muốn nói rằng, sớm hay muộn đóng góp của các đại biểu nhân dân Liên Xô, kinh nghiệm mà họ tích luỹ sẽ được đánh giá xứng đáng. Cách đây không lâu một trong các nhà bình luận của báo "Tin tức" đã nhận xét: "Nếu nhìn một cách khách quan thì Xô viết tối cao của Liên Xô cũ đã làm được không ít việc: đã bắt đầu chuyển thành nghị viện nghĩa là cơ quan lập pháp hoạt động thường xuyên. Đã soạn thảo được không ít các luật ổn định, chặt chẽ mà ngày nay các Quốc hội của các quốc gia - thành viên của cộng đồng đã không ngượng ngùng vay mượn chúng".


Tôi nghĩ rằng bình luận viên đó đúng. Sự phát triển các mối quan hệ kinh tế và chính trị của các nước SNG (tôi muốn hy vọng ràng nó sẽ đúng như vậy) càng đi xa càng cần thiết xây dựng các cơ sở pháp lý cho hoạt động phối hợp của họ, còn sau đó là thành lập các cơ quan quốc hội liên quốc gia. Rõ ràng là việc khởi đầu đã được thiết lập. Và đó có nghĩa rằng, khi nhớ tới kinh nghiệm của quốc hội Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết, lại có thể nói bằng lời của câu tục ngữ Đức: "Anh đã có lúc làm tốt, con chuột trũi già".


Theo ý kiến của ông, có thể phục hồi được Liên bang hay không?

Tất nhiên là không thể xây dựng lại Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết ở dạng như nó đã tồn tại. Cần một liên bang đổi mới, một nhà nước liên bang của các dân tộc có chủ quyền trên cơ sở tự nguyện, trên cơ sở các xu hướng liên kết kinh tế hiện đại, tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn của hàng triệu người thuộc các dân tộc khác nhau. Tôi là người lạc quan trong vấn đề này. Tôi hy vọng rằng một liên bang như thế sẽ tiếp thu tất cả kinh nghiệm tốt của Liên bang Xôviết, của tình hữu nghị giữa các dân tộc chúng ta và kiên quyết cắt bỏ tất cả những biến dạng của quá khứ cũng như những hành động kỳ quặc của chủ nghĩa dân tộc biệt lập hôm nay đang gắn liên với những xung đột về dòng máu, với hàng trăm nghìn người di tản, với nỗi đau khổ của những con người vô tội. Ở đây không cho phép bất cứ một sự xúi giục, kích động nào. Các mối quan hệ dân tộc là vấn đề hết sức tế nhị và nhậy cảm. Việc hình thành nó đòi hỏi phải có những nỗ lực tinh tế lâu dài. Bằng một hành động thiếu thận trọng, dễ dàng trong một giờ phá vỡ trạng thái cân băng, mà sau đó đòi hỏi phải mất nhiều năm dài để khôi phục lại lòng tin trước kia của nhân dân và duy trì cuộc sống chung bình thường của họ.


Có những tiền đề khách quan để xây dựng lại liên bang đổi mới. Nền kinh tế điêu tàn do việc phá vỡ các mối quan hệ kinh tế do các hàng rào biên giới, hải quan, giá cả, tiền tệ và những trở ngại khác đòi hỏi điều đó. Những nhu cầu về tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc quan tâm về bảo vệ sức khoẻ và học vấn của nhân dân, việc làm phong phú lẫn nhau của các nền văn hoá dân tộc buộc phải thống nhất lại. Cuối cùng cả những truyền thống giao tiếp lâu đời của những người thuộc các dân tộc khác nhau trong lao động, sinh hoạt và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải xây dựng lại liên bang.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #72 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2022, 08:45:14 am »

Đồng thời rõ ràng là, không thể dựa vào tính tự phát trong trào lưu hướng tới một liên bang mới. Nó sẽ không đưa lại cái gì cả, nếu các lực lượng chính trị, xã hội chủ trương phục hồi tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc không hành động thật sự. Chính các lực lượng này sẽ phải đấu tranh không khoan nhượng để hình thành sự điều hành chung các lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản, phòng thủ, sinh thái và bảo vệ nhân quyền. Ở đây, có thể có những giai đoạn trung gian nào đó, cho phép kết hợp các yếu tố liên bang và liên bang lỏng lẻo, phê chuẩn các chương trình kinh tế, chính sách đối ngoại và phòng thủ chung, duy trì biên giới hiện có, thoả thuận về việc ngăn chặn mọi cuộc xung đột giữa các dân tộc.


Cần thiết có một chiến lược như vậy, vì ở trong mỗi nước cộng hoà liên bang cũ, bên cạnh các lực lượng xây dựng ủng hộ liên bang còn có không ít các phong trào dân tộc, phân lập. Họ không chỉ có cơ sở quần chúng của mình mà còn có cả sự hỗ trợ từ bên ngoài. Không phải ngẫu nhiên mà những tên trùm tư bản tài chính quốc tế công khai tuyên bố rằng họ dự định giúp đỡ riêng từng nước cộng hoà, chứ không phải giúp tất cả các nước cộng hoà cùng một lúc, căn cứ vào việc nước cộng hoà đó đi theo con đường tư bản chủ nghĩa nhanh và vững chắc đến mức nào. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà ở Mỹ và ở các nước phương Tây khác trên thực tế không sử dụng thuật ngữ "cộng đồng" để biểu thị cho các nước cộng hoà xôviết cũ. Họ, có người thì gọi các nước cộng hoà là "các quốc gia độc lập mới" và có người lại hoàn toàn chỉ gọi là "trung tâm Âu - Á". Đây không phải là ý thức kỳ quặc mà là chính sách. G. Kítxinhgiơ "một người bạn" lâu năm của đất nước chúng ta khi nói về chính sách này trong một bài phát biểu của mình vào đầu nằm 1992, đã tuyên bố: "Tôi thích ở Nga có sự hỗn loạn và nội chiến hơn là xu hướng hợp nhất các dân tộc của Nga trong một nhà nước tập quyền, thống nhất và vững mạnh".


Tuy nhiên, bất kể những tuyên bố tương tự của một số những "người có thiện ý" ở nước ngoài, bất kể sự căng thẳng tột độ của cuộc đấu tranh hiện nay giữa các thế lực dân tộc chủ nghĩa và quốc tế chủ nghĩa, bất kể những ngọn lửa của các cuộc xung đột giữa các dân tộc hiên nay, tôi nghĩ rằng các triển vọng khôi phục Nhà nước Liên bang Xô viết, khôi phục tình hữu nghị giữa các dân tộc vẫn còn. Cuộc đấu tranh cho những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội, nhằm hạn chế cuộc thí nghiệm huỷ diệt lôi kéo đất nước vào quỹ đạo của sự bất bình đẳng xã hội gay gắt, vào trong lòng chủ nghĩa tư bản man rợ càng trở nên quyết liệt, thì các triển vọng này càng trở nên to lớn hơn.


Theo quan điểm của ông, triển vọng tồn tại và phát triển của SNG như thế nào ? Ông có cho rằng SNG là tổ chức đầy sinh lực không?

Hiện nay, khi bằng những nỗ lực của "tam hùng chế Bêlôvex", bất chấp tất cả những tiêu chuẩn hiến pháp và ý nguyện của nhân dân, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết đã bị phá vỡ hoàn toàn, chúng ta có khả năng đánh giá thực chất cấu trúc cộng đồng có lợi đến mức nào. Rõ ràng hiện nay SNG đã không thể giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất của quan hệ giữa các dân tộc, phát triển kinh tế quốc dân, chính sách chiến lược quân sự. Ngược lại, các xu hướng tiêu cực ngày càng chiếm ưu thế nhiều hơn các xu hướng tích cực. Ví dụ, việc Ucraina tách khỏi khu vực đồng rúp, việc xuất hiện ở đó các binh đoàn quân đội độc lập của nước cộng hoà. Việc chính quyền Ucraina không muốn từ bỏ các kho vũ khí hạt nhân.


Tôi cảm thấy rằng, nhiều lãnh tụ của các nước cộng hoà độc lập đắm chìm trong vực thẳm chính trị, củng cố quyền lực mà họ đang nắm giữ, thậm chí sợ nói thật với chính mình: sự hợp tác và phối hợp thực sự - họ có muốn điều đó hay không, không thể hạn chế bằng các tuyên bố, các hiệp định hai bên hoặc nhiều bên. Cần phải có những cơ chế phối hợp hoạt động có hiệu quả, có những cơ cấu liên quốc gia làm việc tích cực, các ngân hàng, những cơ quan có khả năng giải quyết nhanh chóng các vấn đề chung về phòng thủ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, thông tin, tiêu chuẩn hoá, khí tượng v.v...


Chính đây là các sự kiện chứng tỏ rằng hiện nay SNG đang đi ngược lại quá trình liên kết chung được thực tế thế giới chứng minh. Nhưng không thể tiếp tục như vậy lâu được. Tôi tin rằng các quá trình liên kết trong kinh tế, khoa học, trao đổi văn hoá dần dần sẽ chiến thắng. Mặc dù có thể nó sẽ lặp lại ở vòng quay mới những gì mà các nước cộng hoà đã trải qua khi xây dựng Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết vào những năm 20. Khi đó, tất cả cũng được bắt đầu từ sự hợp tác quốc tế và quân sự của các nước cộng hoà, đã đi từ những hiệp định kinh tế tới một liên minh chính trị. Tôi có dịp nghiên cứu nhiều tài liệu về lịch sử thành lập Nhà nước Liên bang Xôviết. Nhưng các nhà chính trị hiện nay không thích nghiền ngẫm những tài liệu lưu trữ lịch sử. Họ hướng nhiều hơn vào việc lăng mạ tất cả những bậc tiền bối của mình.


Tuy nhiên, tôi không muốn miêu tả các xu hướng phát triển của SNG chỉ với giọng điệu ảm đạm. Không thể không thấy rằng các nhà lãnh đạo của các quốc gia - thành viên của cộng đồng, ngày càng thấy rõ ràng không có khả năng giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống của nước cộng hoà một cách riêng rẽ, bằng sức lực của riêng mình. Họ ngày càng thường xuyên hơn nói tới sự cần thiết phải có giải pháp thống nhất về kinh tế, khoa học - kỹ thuật và luật pháp cho vấn đề này hoặc vấn đề khác. Rút cuộc, đã xuất hiện các thể chế liên quốc gia đầu tiên. Ví dụ, các cơ quan cao cấp được nhắc đến ở trên. Hội đồng liên quốc hội, bộ tư lệnh hợp nhất, các cơ quan phối hợp điều hành chung các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, đấu tranh chống tội phạm. Và tất cả điều đó hoàn toàn hợp quy luật và thoả đáng. Theo cách nhìn của: tôi thì khả năng tồn tại của SNG trước hết phụ thuộc vào việc cộng đồng có khả năng tiến hành đường lối liên kết các nước cộng hoà, các dân tộc và nhân dân đến mức độ nào. Chúng ta hy vọng rằng thời gian sẽ ủng hộ chính sự liên kết của họ, chứ không ủng hộ sự tiếp tục phân chia manh mún.


Đó chính là quy luật chung của sự phát triển xã hội. Các con đê ngăn cách dân tộc dù có bền vững đến đâu thì dòng lũ mạnh mẽ của sự tiến bộ xã hội cũng sẽ phá tan.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #73 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2022, 08:46:03 am »

Theo ý kiến của ông, nước Nga có thể bị sụp đổ giống như liên bang hay không? Cần phải làm gì để duy trì sự thống nhất của nó?

Đáng tiếc là có nguy cơ này. Khá thường xuyên tại các nước cộng hoà trong thành phần nước Nga phát sinh những nguy cơ từ bỏ liên bang trong trường hợp nếu các yêu cầu của các nước cộng hoà đó không được thoả mãn. Tôi nghĩ rằng những tối hậu thư như vậy, trước hết chống lại những lợi ích của nhân dân mà những vị lãnh tụ chính trị đã thay mặt họ phát biểu. Những vấn đề khó khăn đã nẩy sinh nhân tuyên bố của nước Cộng hoà Trêrtrênhia về việc tách ra khỏi liên bang Nga, nhân thông báo của nước Cộng hoà Táctar về "thành viên liên kết của mình" trong Liên bang Nga, nói chung là nhân những xu hướng ly tâm trong một số nước cộng hoà. Nhưng, tôi đã và sẽ tiếp tục cho rằng cần phải củng cố và gìn giữ sự thống nhất của Liên bang Nga. Điều đó được quy định trước hết do sự liên kết kinh tế ở nước Nga phải mạnh hơn nhiều so với ở bất kỳ một nước cộng hoà nào khác - thành viên của SNG. Chỉ có sự phát triển phối hợp đồng bộ của tất cả các ngành kinh tế và các khu vực, việc trao đổi qua lại những giá trị vật chất, các thành tựu khoa học, làm phong phú lẫn nhau của các nền văn hoá, mới có thể bảo đảm sự phồn vinh cho nhân dân Nga. Việc củng cố nền độc lập của các nước cộng hoà tự trị cũ hoàn toàn không chống lại việc này.


Rất lạ là cho đến bây giờ một số lãnh tụ của Nga đang tung ra những lời quở trách: A. Lukianốp cùng với M. Goócbachốp, ủng hộ tư tưởng để các nước cộng hoà tự trị cũ có quy chế chủ thể độc lập của nhà nước liên bang, có quyền ký hiệp ước liên bang, bằng cách đó, đã có ý "xúi bẩy" họ chống lại ban lãnh đạo liên bang Nga. Sự thật là, chính các đại diện của các nước cộng hoà tự trị cũ đang buộc tội tôi là đã trực tiếp chống đối họ, cho rằng dường như tôi đã cản trở việc thông qua luật điều chỉnh quan hệ của liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết với các chủ thể liên bang, trong đó các nước cộng hoà tự trị được coi là các chủ thể như vậy. Những tuyên bố tương tự của "những người tự trị" thậm chí có cả trong tài liệu thuộc hồ sơ về các sự kiện tháng 8.


Nhưng, những lời buộc tội loại trừ lẫn nhau chỉ một lần nữa chứng tỏ sự phi lý của họ. Tôi chưa ở đâu và chưa bao giờ kêu gọi trao cho các nước cộng hoà tự trị chủ quyền tới mức họ có thể thoả mãn, nhưng cũng không cho rằng có thể áp dụng những biện pháp sức mạnh nào đó để giải quyết các vấn đề dân tộc. Tôi nghĩ rằng bảo đảm chủ yếu cho sự thống nhất của Liên bang Nga là tiến hành một công việc to lớn bền bỉ nhằm ủng hộ các lực lượng ở các nước cộng hoà tự trị cũ đứng trên quan điểm hữu nghị giữa các dân tộc và tinh thần quốc tế chủ nghĩa, điều không mấy thú vị đối với các cơ cấu quyền lực hiện nay ở Nga.


Cần phải bảo vệ sự toàn vẹn đã được hình thành trong lịch sử của Nga nhằm củng cố sự hợp tác của tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ liên bang cũ. Người ta nói rằng chủ nghĩa phân lập dân tộc đã trở thành đặc trưng và đáng nguyền rủa ở cuối thế kỷ của chúng ta và cần phải học cách khắc phục căn bệnh nguy hiểm này. Tại sao nước Nga với các truyền thống hữu nghị và hoà hợp của các dân tộc, thâm nhập lẫn nhau của các nền văn hoá, của ngôn ngữ, thổ ngữ, lại không thể trở thành mẫu mực trong việc giải quyết nhiệm vụ toàn càu này? Ở đây, phụ thuộc rất nhiều vào sự đúng đắn và cân nhắc kỹ lưỡng trong chính sách của lãnh đạo liên bang cũng như của các lãnh tụ các nước cộng hoà, các đơn vị theo lãnh thổ hành chính quốc gia - dân tộc của nước Nga.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #74 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2022, 08:48:03 am »

V. CRIUSCỐP
VỊ ĐẠI SỨ CỦA NỖI BẤT HẠNH

LỜI GIỚI THIỆU


V. Criuscốp nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB), thành viên của Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp ở Liên Xô trong những ngày tháng 8-1991. Trong thời gian một năm rưỡi ngồi tù chờ ra toà, V. Criuscốp đã hoàn thành cuốn hồi ký của mình. Dưới đây là một số đoạn trích từ cuốn hồi ký của V. Criuscốp công bố lần đầu tiên trên báo "Nước Nga Xôviết". Trong đó cựu Chủ tịch KGB khẳng định A.N. Iacốplép - "kiến trúc sư của cải tổ", nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô - là người của cơ quan tình báo Mỹ.


Có một sự thật mà tôi không nên mang đi, đơn giản là không có quyền. Ở đây đề cập đến những vấn đề hết sức quan trọng không những đối với lợi ích quốc gia, mà còn đối với số phận sau này của toàn thể nhân dân ta nói chung.


Những gì tôi sắp kể ra liên quan không chỉ đến một mình N. Iacốplép, chính xác hơn, không phải liên quan đến một mình ông ta. Câu chuyên liên quan đến ông ta ghê tởm tới mức, trong một thời gian dài, tôi nhận thấy theo đứng nghĩa của nó, làm cho tôi kinh tởm, bắt buộc phải nghĩ đến những vấn đề có quy mô lớn hơn, đặt ra một sự lựa chọn hết sức khó khăn. Đáng tiếc là trong lúc còn chưa được làm sáng tỏ đến cùng, thì ngày nay, khi nhìn lại, tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, đối với cá nhân tôi, điều đó không còn có nghi ngờ gì nữa... Những dữ kiện nhận được bằng con đường không chính thức - theo các kênh thông tin của KGB (tình báo và phản gián) có liên quan đến N. Iacốplép đã thừa nhận một cách đầy đủ nhất, những hoạt động và hành vi của ông ta in dấu ấn rõ ràng lên những sự kiện diễn ra ở đất nước chúng ta. Chúng làm sáng tỏ động cơ thực sự trong hành động của các nhân vật khác, trước hết là của một người đã tự tìm cho mình vinh quang đáng nghi ngờ của nước ngoài với tên gọi "người Đức số 1", còn ở trong nước thì chỉ tạo nên sự khinh bỉ, căm thù của tất cả những người không phân biệt thành phần dân tộc mà mới đây thôi còn tự hào coi mình là những người Xôviết.


Trước năm 1985, hầu như tôi không biết A.N.Iacốplép mà chỉ nhìn thấy ông ta một lần, nhưng tôi đã được nghe nói về ông. Cuộc gặp đầu tiên của chúng tôi diễn ra vào năm 1983. Lúc đó tôi là Cục trưởng Cục I (KGB), tức Cục phản gián. Tôi không ngạc nhiên khi được báo cáo là N. Iacốplép, nguyên Đại sứ Liên Xô ở Canada, muốn được gặp tôi. Ở đây, không có gì không bình thường cả - các đại sứ thường xuyên đến thăm chúng tôi. Bởi vì giữa chúng tôi có nhiều vấn đề chung. Các cán bộ tình báo mong muốn giúp đỡ các đại sứ trong công việc, và ngược lại các đại sứ cũng phối hợp tốt để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.


Trước khi tiếp N. Iacốplép, tôi hỏi các cộng sự nghiên cứu Canada xem ông khách muốn đề cập đến những vấn đề cụ thể nào, cần phải chuẩn bị cái gì. Dĩ nhiên, khi yêu cầu gặp gỡ, ông đại sứ không để lộ những đề tài đặc biệt nào đó để bàn bạc, mà chỉ nói rằng cuộc nói chuyện mang tính chất chung. Tôi nhớ, lúc đó tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, giao cho một trong những cấp phó của tôi nói chuyện với Iacốplép, nhưng các đồng chí của tôi đoán chắc rằng ông đại sứ sắp được đón tiếp ở chỗ chúng tôi sẽ phê phán gay gắt các cộng sự của cơ quan tình báo và bộ máy trung ương, cũng có thể, thậm chí nói bóng gió về mong muốn trút bỏ hoàn toàn công tác tác chiến ở Canada. Nếu câu chuyện diễn ra một cách cởi mở, các đồng chí nhấn mạnh khi kết luận, thì N. Iacốplép "giáng đòn cho cả KGB nói chung". Đây là món "cô nhắc yêu thích" của ông ta.


Tôi còn nhớ, chính tại thời điểm đó, Iu.V. Anđrôpốp, nguyên là Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã gọi điện cho tôi về một vấn đề khác. Qua điện thoại, tôi báo cáo là tôi sẽ phải gặp A. Iacốplép. Mọi việc sáng tỏ ngay, Iu.V. Anđrôpốp cũng rất không hài lòng về Iacốplép. Ông không những nhấn mạnh tính kín đáo của con người đó ("thực tế ông ta nghĩ gì, anh không hiểu được đâu!"), mà hơn thế, còn thể hiện sự nghi ngờ về lòng trung thành của N. Iacốplép đối với Nhà nước Xôviết nói chung. Tiếp đó, Iu. Anđrôpốp nói: "N. Iacốplép đã mười năm ngồi ở Canada, và đã đến lúc triệu ông ta về Mátxcơva". "Tiện thể nói thêm, - Anđrôpốp lưu ý, - có nhiều người dàn xếp cho sự trở về Mátxcơva của N. Iacốplép. Hãy cứ để cho họ mừng". Trong số những người đó, Iu.V. Anđrôpốp nhắc đến G. Arbatốp, người mà ngay từ hồi Brêgiơnép đã góp phần đẩy Iacốplép đi làm đại sứ xa Mátxcơva, "còn bây giờ bỗng nhiên không hiểu tại sao lại sống không thể thiếu kẻ gian xảo đó". Vâng, đúng như vậy, kết thúc cuộc nói chuyện điện thoại của chúng tôi, Iu.V. Anđrôpốp đã gọi Iacốplép là "kẻ gian xảo". Sau này tôi nhiều lần nhớ lại nhận xét ngắn gọn, nhưng rất đầy đủ mà Iu. Anđrôpốp nêu ra, nên nhớ lúc đó là mới năm 1983.


Cuộc gặp với Iacốplép diễn ra hoàn toàn phù hợp với dự đoán của tôi. Các nhân viên cơ quan tinh báo bị công kích từ nhiều phía, toàn bộ KGB còn bị đả kích mạnh hơn. Lúc đầu, thực sự, trong đánh giá còn thể hiện sự mềm dẻo, thận trọng, nhưng ngụ ý hết sức rõ ràng, sau đó, nói toạc ra, tóm lại ai cần đến cơ quan tình báo của ta ở Canada? "Sự tiêu phí sức lực và tiền bạc vô bổ". N. Iacốplép tin rằng, tình báo chỉ làm mỗi một việc là theo dõi ông ta khắp mọi nơi - nghe trộm, quan sát bề ngoài, xem xét thư tín, bưu kiện, và nói chung như ông ta trình bày, "đào bới cả đến chiếc ga trải giường bẩn thỉu của ông". Thực sự, lúc đó N. Iacốplép có cái gì đó "không trong sạch". Nếu như các cộng sự của chúng tôi biết được rằng Iacốplép đang gán tội cho họ, tôi nghĩ, chúng tôi đã biết sớm hơn nhiều chi tiết, cho đến hiện nay "ông kiến trúc sư" của công cuộc cải tổ vẫn tìm cách che đậy bưng bít...


Tôi cố tạo cho người đối thoại nói hết, không ngắt lời ông ta, nhưng cuối buổi nói chuyện N. Iacốplép biết được cách làm của tôi. Tôi nói rằng, những thiếu sót, sai lầm trong công tác của chúng tôi thậm chí còn nhiều hơn những gì mà ông đại sứ chỉ ra, nhưng sự đánh giá sai lệch, phủ nhận của N. Iacốplép về cơ quan tình báo, về Ủy ban An ninh quốc gia, nói chung là không thể chấp nhận được. Bởi vì, tôi tin tưởng sâu sắc rằng chúng hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Cần phải nói rằng, sau cú bị giáng trả quyết định, N. Iacốplép nhanh chóng xác định được phương hướng và thể hiện sự mềm dẻo đáng mến, phần cuối buổi nói chuyện diễn ra theo một hướng khác, hoàn toàn có thiện ý.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #75 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2022, 08:48:39 am »

Thế nhưng, những ấn tượng đầu tiên của tôi trong buổi gặp mặt A.N. Iacốplép không khi nào thay đổi. Chúng hoàn toàn khẳng định những lời mà Iu.V. Anđrôpốp đã nhận xét về ông ta. Trong trí nhớ của tôi vẫn còn đọng lại cái nhìn lo ngại, xỏ xiên của A.N. Iacốplép, thể hiện rõ bản chất thiếu thiện ý, khả năng nhanh chóng thay đổi quan điểm, chuyển từ một cách đánh giá đã trình bày trước đó sang một cách đánh giá hoàn toàn ngược lại.


Chẳng bao lâu sau các sự kiện trên, N. Iacốplép, với sự trợ giúp của M. X. Goócbachốp, trở về Liên Xô và được bổ nhiêm làm Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Ông ta nhanh chóng gia nhập êkíp không chính thức của M.X. Goócbachốp, giúp đỡ ông này chuẩn bị tài liệu cho các bài phát biểu và các bài báo. Chúng tôi quan hệ thường xuyên hơn với A.N. Iacốplép. Vào năm 1985, A.N. Iacốplép trở lại làm việc trong ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, nơi ông ta hoàn toàn gắn số phận của mình với M.X. Goócbachốp, cùng nhau bắt đầu sự nghiêp cải tổ, mà sự nghiệp này, như chúng ta đều biết, lúc đầu diễn ra dưới một khẩu hiệu không rõ ràng - "tăng tốc". Lúc đó nhiều người không hiểu được cần phải tăng tốc để đi đến đâu và để làm gì, sự hấp tấp điên rồ đó dẫn đến cái gì, và như vậy, chỉ có bây giờ rốt cuộc chúng ta nhìn thấy một cách cay đắng là chúng ta đã vội vàng đi đâu và đi đến cái gì.


Thực tế, đất nước cần có những thay đổi, cần đến sự đổi mới hệ thống đã tồn tại, cần sự điều chỉnh nhất định đường lối chính trị. Để kiên quyết loại bỏ một cái gì đó, cần phải có những cách tiếp cận, xem xét mới (vì ở đây, tất nhiên, không có khả năng loại trừ hoàn toàn chủ nghĩa cấp tiến). Bản thân M.X. Goócbachốp đã nói về điều đó, A.N. Iacốplép bắt đầu và kết thúc các bài báo, bài phát biểu của mình cũng bằng những lời như vậy. Ở đây, có cái gì đáng phản đối? Nói chung, mọi điều đều đúng. Nhiều người, trong đó có tôi ủng hộ điều đó. Từ lâu, trước M.X. Goócbachốp, chính Iu.V. Anđrôpốp đã nói về sự cần thiết phải thay đổi. Sự thật Iu. Anđrôpốp đã nói về điều này một cách đúng mực với mức độ thận trọng nhất định vốn có của một nhà hoạt động chính trị có trách nhiệm. Tuy nhiên không một ai nghĩ đến việc làm tan rã liên bang, không nghĩ đến sự thay đổi chế độ xã hội đang tồn tại. Người ta mong muốn củng cố liên bang, tăng cường nhà nước, thiết lập trật tự trong nước, tăng cường kỷ luật. Tôi cho rằng, ở những giai đoạn đầu bản thân M.X. Goócbachốp cũng nghĩ như thế (mặc dầu có nhiều thông tin buộc tôi phải nghi ngờ điều đó). Nhưng, đó hoàn toàn không phải là cái mà thoạt đâu Iacốplép mong muốn.


Tôi nói điều này không phải chỉ với tinh thần trách nhiệm mà còn với sự hiểu biết công việc. Bây giờ, khi mà chúng ta là nhân chứng của những sự kiện bi thảm, khi mà nhân dân chúng ta phải gánh chịu biết bao khổ đau và bất hạnh, nhiều vấn đề không được giải đáp, thì vai trò quái gở của A.N. Iacốplép thể hiện trong các việc làm, trở nên rõ ràng hơn. Một khi mặt nạ đã bị vứt bỏ, A.N. Iacốplép hiện ra trước mắt chúng ta với đầy đủ bộ mặt thật của mình như một "thiên tài độc ác, một khuôn mẫu vô cùng nguy hại của lịch sử chúng ta".


A.N. Iacốplép đã làm tất cả để đưa Goócbachốp lên nắm quyền lực. Ông ta cần chính M.X. Goócbachốp, chứ không phải ai khác... Dù đòn bẩy không tốt lắm, nhưng cần nói rằng, A.N. Iacốplép có những đòn bẩy đó. Nhưng ông ta đã cố gắng và chỉ hân hoan thật sự, khi M.X. Goócbachốp trở thành Tổng Bí thư vào năm 1985. Con đường phía trước còn dài, nhưng thắng lợi đầu tiên đã dành được, kế hoạch phá hoại bắt đầu trở thành hiện thực.


Một câu hỏi mang tính quy luật được đặt ra: vì lẽ gì mà A.N. Iacốplép chiếm được tình cảm mến yêu tin cậy đến thế của Goócbachốp, cái gì đã liên kết hai con người khác biệt lại với nhau? Họ quen nhau vào cuối những năm bảy mươi, khi Đại sứ Liên Xô ở Canada đã bằng bất cứ giá nào phỉnh nịnh mời được một uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, phụ trách công tác nông nghiệp còn ít được biết đến - M.X. Goócbachốp, chính thức đến thăm Canada. Tôi nhận thấy là A.N. Iacốplép lúc đó và cả thời gian sau này đã không quá đề cao M.X. Goócbachốp, nhưng cũng từ đó ông ta cố gắng bằng mọi cách củng cố vị trí của mình, đặc biệt bao giờ cũng ở bên cạnh M.X. Goócbachốp. Tôi đã nói rằng, khi trở về Mátxcơva, A.N. Iacốplép tích cực giúp M.X.Goócbachốp chuẩn bị các bài phát biểu trước công chúng, trong đó vang lên những từ trung thành với Đảng, hy sinh vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, tình yêu Tổ quốc, v.v... Nhưng từ đầu lưỡi của A.N. Iacốplép đã xuất hiện những cách trình bày hoàn toàn khác. Lúc đầu, diễn ra dưới dạng những lời nói ít ai để ý, dần dần những tư tưởng đó đã xuất hiện dưới dạng những luận điểm riêng, trình bày dưới hình thức quan điểm, quan niệm, cách nhìn. Nhiều tác phẩm được viết ra để phục vụ cho mục đích này.


A.N. Iacốplép không chấp nhận liên bang, coi đất nước ta là một đế chế, trong đó các nước cộng hoà liên bang không có bất kỳ một quyền tự do nào. Đối với nước Nga, A.N. Iacốplép cũng không có một chút cảm tình. Tôi chưa bao giờ nghe được ở ông một từ ngữ thiện cảm nào về nhân dân Nga. Bản thân khái niệm "nhân dân", đối với ông ta, nói chung không khi nào tồn tại. Chính A.N. Iacốplép giữ vai trò chính trong việc làm mất ổn định tình hình ở các nước cộng hoà Ban tích, Cápcadơ. Ở các nước Bantích, ông ta tìm mọi cách kích động tâm lý dân tộc và chủ nghĩa quá khích, thường xuyên ủng hộ "nguyên vọng'' ly khai của họ. Ở vùng Cápcadơ, ông ta "cảm tình’" với Ácmênia, nhưng thực chất là xúi giục người Ácmênia chống lại Adécbaidan, làm căng thẳng tình hình xung quanh vấn đề Carabắc. Nói chung, ông ta thường đáp lại Adécbaidan bằng sự hằn học không che đậy...


A.N. Iacốplép không đề cao chế độ xã hội chủ nghĩa Xôviết, nói về các nông trường, nông trang với một thái độ tức giận, không hề che giấu quan điểm tiêu cực đối với sở hữu nhà nước, đề cao sở hữu cá nhân. Đối với ông ta, toàn bộ thời kỳ Xôviết của lịch sử chúng ta là một trang sử cực kỳ đen tối. Sau này, khi người ta cho là mốt, nếu không che giấu các quan điểm thực của mình, A.N. Iacốplép hoàn toàn phủ nhận Cách mạng tháng 10, Lênin và nói chung phủ nhận hoàn toàn sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa. Đối với Đảng Cộng sản Liên Xô thì đây thuần tuý là lòng căm thù, không nhìn thấy vị trí của đảng trong đời sống hiện thực của đất nước. Sau tháng 8-1991, ông ta nói về điều đó bằng giọng điệu hết sức hùng hồn.


Tôi chưa bao giờ nghe được ở A.N. Iacốplép một lời nói ấm áp về Tổ quốc, chưa bao giờ thấy ông ta tự hào về một điều gì, kể cả thắng lợi của chúng ta trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Điều đó làm tôi hết sức kinh ngạc, bởi chính A.N. Iacốplép là người tham gia trong cuộc chiến tranh này. Dường như khát vọng phá huỷ, xoá sạch tất cả cao hơn sự công bằng, cao hơn những tình cảm tự nhiên của con người, sự kính trọng tối thiểu đối với Tổ quốc và nhân dân mình.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #76 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2022, 08:49:15 am »

Tôi chỉ phác hoạ một vài quan điểm và đặc điểm nổi bật nhất của A.N. Iacốplép. Rốt cuộc, mỗi người tự do hành động theo các quan điểm của riêng mình, và quan điểm của những người khác nhau có thể hết sức đối lập. Thế nhưng, nếu như bạn là một trong những nhà lãnh đạo của đảng, mà quan điểm của đảng lại đối lập trực tiếp với quan điểm của bạn, thì chỉ có một lối thoát duy nhất: Hãy đề xuất với đảng quan niệm của mình, đề xuất một cách công khai, cởi mở, và nếu quan điểm đó bị bác bỏ - hãy rút lui! Hơn thế nữa, từ cuối những nằm 80, trong nước đã có rất nhiều phong trào chính trị khác nhau, từ đó hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một cái gì đó hợp khẩu vị...


Nhưng A.N. Iacốplép đi theo đường khác: ông ta thích che đậy quan điểm thật của mình - nói một đằng, còn làm một nẻo. Ca tụng Cách mạng tháng 10, Lênin, chủ nghĩa xã hội, khen ngợi đảng quá mức, nhưng thực tế là làm tất cả để bôi nhọ lịch sử của chúng ta, phá hoại chế độ đang tồn tại, làm tổn hại đến hệ tư tưởng. Có nghĩa là, lúc đó A.N. Iacốplép giả nhân giả nghĩa, còn bộ mặt thật của mình, ông ta chỉ thể hiện khi có thời cơ thích hợp. Bạn thấy đấy, ông ta can đảm đến mức nào! Ấy thế mà còn cho rằng chẳng bao giờ cần che đậy quan điểm của mình. Mọi điều đã rõ: đó chính là sự giả dối tầm thường vốn có đối với bất kỳ chính khách gian hùng nào. Nhưng, đặt dấu chấm hết về vấn đề đó hãy còn quá sớm.


Tôi có đầy đủ cơ sở để đặt ra câu hỏi: phải chăng mọi mặt nạ đã bị bóc trần, phải chăng bộ mặt xấu xí của con người đó không còn được che đậy? Dưới đây, tôi sẽ giải thích tôi muốn nói gì ở điểm này. Trước hết, tôi muốn đề cập đến một đặc điểm điển hình vốn có ở "người chỉ huy trưởng công trường" cũng như ở người "kiến trúc sư" của sự nghiệp cải tổ,


Mọi người đều thấy cả M.X. Goócbachốp và cả A.N.Iacốplép có nhiều cách tiếp cận giống nhau trong việc giải quyết những vấn đề phát triển của xã hội. Họ có nhiều điểm tương đồng, nếu tuyên bố đường lối đổi mới mang tính hoàn toàn cấp tiến, thì toàn bộ công việc tiếp theo phải được xây dựng dựa trên một quan điểm hoàn chỉnh nào đó, có tính toán, căn cứ xác đáng, mang tính nền tảng, hệ thống. Thế nhưng, trên thực tế không có cái gì tương tự như vậy. Chưa bao giờ có một chương trình tiến hành theo thiết kế hoàn chỉnh, chỉ có những đường nét phác thảo, xúc cảm cá nhân ngả nghiêng chao đảo. Khắp nơi ngự trị tình trạng hỗn loạn, các quyết định thông qua nửa vời, đâu cũng cảm thấy thiếu nhất quán, lẫn lộn. Lúc này đã rõ rằng, điều đó được làm một cách có dụng ý, nhằm che đậy đường lối phá huỷ liên bang, chế độ xã hội chủ nghĩa hợp hiến đang tồn tại, che đậy sự phá hoại Nhà nước Xôviết. Ngay từ đâu, đường lối đó được triển khai rõ ràng, nhất quán. Ở đây, cảm nhận được sự đạo diễn tài ba, những đòn trí mạng tấn công chính xác vào mục tiêu chủ yếu.


Những gì xẩy ra đối với Liên Xô, không phải là một tất yếu khách quan, đó chỉ là kết quả hoạt động của các nhân tố chủ quan, có nghĩa là hoạt động và hành vi của những cá nhân riêng biệt. Cội nguồn của quá trình phá hoại đó là hai người M.X. Goócbachốp và A.N. Iacốplép. Cuộc sống đã làm sáng rõ vai trò của họ trong tấn thảm kịch giáng xuống đầu nhân dân ta. Nhưng không phải toàn bộ sự thật đã được đưa ra ánh sáng, vẫn còn nhiều bí mật bẩn thỉu mà họ hy vọng cố cất giữ, che giấu.


Vấn đề đó hết sức gay cấn và tế nhị. Sử dụng những dữ kiên nhận được bằng các kênh phản gián bao giờ cũng phức tạp, bởi vì có sự nguy hiểm thực tế đối với việc chỉ ra nguồn tin quan trọng và thậm chí còn đe doạ tính mạng nhiều người. Tôi không muốn đưa ra bất kỳ một kết luận nào, chỉ đơn giản kể về một vài sự kiện mà tôi được biết (và không chỉ riêng tôi biết).


Bắt đầu từ năm 1989, Uỷ ban An ninh quốc gia nhận được những tin tức đáng lo ngại đề cập đến mối quan hệ giữa A.N. Iacốplép với các cơ quan tình báo Mỹ. Những tin tức loại này lần đầu nhận được vào năm 1960. Sau đó, A.N. Iacốplép cùng một nhóm thực tập sinh xôviết, trong đó có Ô. Kalugin mà hiện nay nhiều người biết đến, trong vòng một năm học ở Mỹ, tại Trường Đại học Tổng hợp Côlômbia. FBR (cơ quan phản gián của Mỹ) rất quan tâm đến các thực tập sinh với mục đích tìm kiếm người có thể thu thập thông tin trong tương lai, nói ngắn gọn, là chuẩn bị cơ sở để họ tuyển dụng. Đó là việc bình thường, ở đây chưa đáng ngạc nhiên, điều đáng nói là các cơ quan tình báo Mỹ hết sức trắng trợn và không khi nào bỏ qua một cơ hội nhỏ.


Cần nói thêm rằng, vì các thực tập sinh ở xa tầm mắt các cơ quan an ninh trong nước nên đã đem lại cho kẻ thù không ít cơ sở để hy vọng vào thành công. Ô. Kalugin mặc dầu là cán bộ của KGB, không những không ngăn cản hành động sai lầm của các đồng chí mình mà còn tự tham gia một cách tích cực vào việc đó. Anh ta cho rằng, toàn bộ hoàn cảnh của họ nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan của chúng ta. Nhưng khi đã cảm thấy sai lầm, anh ta biết đỡ đòn một cách khéo léo, viết đơn tố giác bạn mình - thực tập sinh Bếcterép. Vì thế, ông này nhiều năm trở thành kẻ có tội.


A.N. Iacốplép hiểu rõ rằng, ông ta bị người Mỹ theo dõi rất kỹ, thừa biết những người bạn Mỹ mới muốn ở ông điều gì, nhưng, tại sao lại không rút ra cho mình những kết luận đúng đắn. Ông ta quan hệ với người Mỹ và khi chúng ta biết được điều đó thì ông ta miêu tả sự việc thế này: Dường như ông ta làm điều đó để mong muốn nhận được những tư liệu từ một thư viện cần đối với phía Liên Xô. Chẳng bao lâu sau, các thực tập sinh kết thúc khoá học và trở về nước được đề bạt những chức vụ cao hơn vì đã tiếp thu được nhiều kiến thức cần thiết (chỉ trừ Bếcterép bất hạnh, người duy nhất trở thành vật hy sinh trong vụ việc đó).


Vào những năm 70, A.N. Iacốplép là Đại sứ ở Canada. Như chính ông ta nói, đó là chuyến đi ra nước ngoài bắt buộc, một loại "tù chính trị": ở Mátxcơva ông ta không hợp. Ở Canada, A.N. Iacốplép hoạt động rất mạnh, thích phô diễn cách nhìn nhận mới, hay đề cao tính độc đáo và độc lập của mình. Ông ta duy trì quan hệ tích cực với nhiều người, trong đó có cựu Thủ tướng P.E. Triuđơ. Quan hệ với thủ tướng một cách mật thiết thực tế đã đem lại danh dự cho ngài đại sứ.


Sau đó, chúng tôi nhận được nguồn tin nói rằng người Canada nghiên cứu rất kỹ ông đại sứ của ta và nhanh chóng đi đến kết luận cho rằng A.N. Iacốplép hoàn toàn không bằng lòng địa vị của mình, có tâm trạng tiêu cực đối với chính quyền Mátxcơva, rằng ông ta đã "gia nhập phe chống đối" - và đây là tính cách điển hình của ông. Từ đó, một kết luận được đưa ra về triển vọng hợp tác chặt chẽ với ông ta. Cần nói rằng, người Canada, một mặt, đánh giá lợi ích của các cuộc gặp gỡ với ông ta nhằm thu thập thông tin, mặt khác, nhận xét một cách khinh bỉ về phẩm chất cá nhân và công việc của ông ta, nhìn thấy ở ông ta sự hạn chế và đặc tính chỉ biết làm việc vì mình. Người Canada không báo hiệu cho A.N. Iacốplép tương lai một điều gì tốt lành cả.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #77 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2022, 08:50:19 am »

Nói thẳng ra, những thông tin không êm tai đó về A.N. Iacốplép đã đến với chúng tôi ngay sau năm 1985. Tôi báo cáo trực tiếp với M.X. Goócbachốp, và tôi thấy cần nói thêm rằng nó gây cho ông một tâm trạng hết sức nặng nề. M.X. Goócbachốp nhận xét rằng, người Canada đánh giá chính xác những đặc tính của A.N. Iacốplép. Thông tin mà tôi báo cáo làm cho M.X. Goócbachốp khó chịu, bởi vì lúc đó ông ta đã gắn chặt số phận của mình với A.N. Iacốplép, và bỗng nhiên lại xuất hiện nguồn tài liệu đáng phải suy nghĩ.


Vào năm 1990, Uỷ ban An ninh quốc gia theo con đường tình báo và phản gián từ nhiều nguồn (được đánh giá rất đáng tin cậy) đã nhận được những thông tin rất đáng chú ý về A.N. Iacốplép. Ý nghĩa của các nguồn tin ấy cho phép nghĩ rằng, các cơ quan tình báo phương Tây đánh giá A.N. Iacốplép có quan điểm rất có lợi cho phương Tây, đối lập có hiệu quả với các thế lực "bảo thủ" ở Liên Xô và có thể dựa chắc vào ông ta trong bất kỳ tình huống nào. Nhưng, như đã biết, phương Tây cho rằng A.N. Iacốplép cần tỏ ra kiên quyết và tích cực hơn. Bởi thế, một đại diện của Mỹ được giao trách nhiệm nói chuyện với A.N. Iacốplép, nói thẳng với ông ta là họ chờ đợi ở ông ta nhiều hơn nữa.


Những người có chuyên môn trong lĩnh vực này hẳn biết rõ rằng, đó là chỉ dẫn đối với tất cả những ai đồng ý làm việc cho các cơ quan tình báo. Nhưng vì một lý do nào đó sao nhãng không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc không còn thể hiện được tính tích cực cần thiết. Chính bởi thế, thông tin được họ đánh giá rất nghiêm túc, hơn thế nữa thông tin đó được kịp thời theo đường dây A.N. Iacốplép, phù hợp với công việc thực tế của ông ta. Nhưng một điều khác nữa cũng rõ ràng: một bên là lợi ích tối cao của quốc gia, một bên là quan hệ công việc và cá nhân gần gũi giữa M.X.Goócbachốp và A. N. Iacốplép đang trở thành đối lập.


Thế nhưng cần thiết phải làm một cái gì đó. Tôi quyết định tham khảo ý kiến của V.I. Bônđin, lúc đó nguyên là Chánh văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, một người rất gần gũi với M.X. Goócbachốp, và như ta biết ông này rất lo lắng đến sự phát triển của tình hình đất nước. Chúng tôi đi đến kết luận cần phải báo cáo với M.X. Goócbachốp thông tin đã nhận được và đề nghị kiểm tra thật kỹ nguồn tin này một lần nữa, bởi vì đây là vấn đề liên quan đến những lợi ích tối cao của an ninh quốc gia.


Từ đó đến nay, tôi còn nhớ rất rõ cuộc nói chuyện với M.X. Goócbachốp. Tôi chỉ cho ông biết nguồn tin (tin tình báo) và nói thẳng sự lo ngại của mình, nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm tra kỹ lưỡng và kịp thời.


Bạn có thể hình dung ra sắc thái của M.X. Goócbachốp! Ông ta hoàn toàn bối rối và không thể làm chủ được tình cảm của mình. Khi phần nào trấn tĩnh được, ông hỏi nguồn tin thu nhận được có độ tin cậy đến mức nào. Tôi trả lời rằng, nguồn tin gửi cho chúng ta có thể tuyệt đối tin cậy, nhưng tất nhiên đối tượng của thông tin là người không bình thường, nên toàn bộ tài liệu còn cần phải kiểm tra một lần nữa. Tôi kể rằng, các đường dây và phương tiện để triển khai các biện pháp trong trường hợp này là rất khó có hiệu quả và toàn bộ công việc có thể được tiến hành trong một thời hạn rất ngắn.


M.X. Goócbachốp im lặng, đi lại trong phòng. "Phải chăng chính là Trường Tổng hợp Côlômbia, phải chăng đây là chuyện cũ?!" - Những từ này bỗng nhiên từ miệng ông thốt ra. Sau đó một lúc, M.X Goócbachốp nắm chặt tay lại và cũng như trong nhiều trường hợp tương tự, bắt đầu tìm kiếm không phải cách giải quyết vấn đề đang đặt ra, mà suy nghĩ làm thế nào để thoát ra khỏi vấn đề đó. "Có thể A.N. Iacốplép từ trước đến nay chưa làm gì cho họ - ông nói và nhìn vào mắt tôi - tự anh thấy đấy, họ không bằng lòng với công việc của ông ta, bởi thế họ muốn ông ta hoạt động tích cực hơn". Nhận thấy sự vô vị, lố bịch của những lập luận như vậy, ông ta lại im lặng hồi lâu, suy nghĩ một cái gì căng thẳng lắm. "Anh hãy nghe đây - ông ta bỗng nhiên như trút được gánh nặng - anh hãy nói chuyện trực tiếp với A. N. Iacốplép, xem anh ta nói gì với anh!".


Phải thừa nhận rằng, tôi chờ đợi cái gì đó có lợi, chứ không phải sự quay ngoắt như vậy. Khi chuẩn bị nói chuyện với M.X. Goócbachốp, trước đó tôi đã hình dung rằng M.X. Goócbachốp sẽ né tránh, rằng ông sẽ không đưa ra một quyết định nào, chẳng hạn đề nghị chờ đợi và xem cái gì sẽ diễn ra sau đó, các nguồn tin bổ sung có đến nữa không v.v... Nhưng trước khi nói những điều đó với A.N. Iacốplép, tôi còn muốn phản công lại, - "trong thực tế không thể như vậy được, chúng ta mà báo động cho A.N. Iacốplép biết là chấm dứt sự việc ở đó, và chẳng bao giờ tìm ra chân lý cả". M.X. Goócbachốp nghe sự phản ứng của tôi một cách lơ đễnh, và tôi hiểu rằng, ông đã quyết định. Hoàn toàn rõ ràng ràng, trong trường hợp tôi từ chối nói chuyện với A.N. Iacốplép thì M. X. Goócbachốp sẽ tự mình cảnh tỉnh ông ta.


Tôi ghé vào chỗ V.I. Bônđin và kể lại chi tiết cho ông biết cuộc nói chuyện với M.X. Goócbachốp. Sau một lúc suy nghĩ, V.I. Bônđin khuyên tôi đừng quá bận tâm và đế thêm không lấy gì làm vui: "Vì rằng M.X. Goócbachốp sẽ chẳng làm gì A.N. Iacốplép đâu".


Chúng tôi thoả thuận khi thuận tiên sẽ tổ chức một cuộc gặp tay ba và trong cuộc gặp đó V.I. Bônđin sẽ để cho tôi nói chuyện tay đôi, mặt đối mặt với Iacốplép. Sự việc diễn ra đúng như vậy. Khi chỉ còn lại hai người, tôi nói với Iacốplép rằng, tôi có một thông tin không dễ chịu chút nào, và tôi quyết định để ông ta xem qua nội dung của nó. Tôi trình bày cho N. Iacốplép một cách ngắn gọn thực chất vấn đề. Cần nói rằng, Iacốplép lúng túng, dường như bị bắn, và không thể trả lời được gì, chỉ thở dài một cách nặng nhọc. Tôi cũng im lặng. Chúng tôi ngồi như thế cho đến lúc Bônđin quay trở lại, không đả động gì đến thực chất vấn đề. Tôi hiểu rằng, Iacốplép chỉ đơn giản là không biết trả lời thế nào, xét đến cùng, đối với ông toàn bộ câu chuyên này hết sức bất ngờ. Có nghĩa là, tôi nghĩ, Goócbachốp quyết định không vội vàng đối với người được mình che chở. Trong tình thế đó chỉ còn biết chờ sự tiếp diễn của toàn bộ sự việc.


Dĩ nhiên, tôi báo cáo với Goócbachốp về cuộc nói chuyện với đầy đủ những tình tiết. Câu trả lời vẫn lại là sự im lặng. Một ngày, một tuần, một tháng trôi qua, Iacốplép vẫn không khêu gợi lại đề tài đó cả với tôi, và theo lời X. Goócbachốp, cả với chính tổng thống, mặc dầu hàng ngày vẫn gặp nhau. Tôi hỏi X. Goócbachốp, có thể tiến hành kiểm tra, xác minh như thế nào? Nhưng X. Goócbachốp không hề có một dấu hiệu nào tỏ ra cần thiết phải kiểm tra. Thay cho việc xác minh ông khuyên tôi nên nói chuyện với Iacốplép một lần nữa. Tôi buộc phải phục tùng. Tôi đến chỗ Iacốplép ở Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (lúc đó ông ta là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô) với một câu hôi khiêm nhường để tìm hiểu xem N. Iacốplép có nói chuyện với ai đó, kể cả với Goócbachốp về cuộc nói chuyện vừa rồi của chúng tôi không. "Vấn đề thật nghiêm trọng - tôi nhận xét, - phải chăng điều ấy có thể là còn ít". Tôi nghe được câu trả lời với một âm thanh rất nhỏ "không".


Còn Tổng thống Liên Xô thì sao? - ông ta lại im lặng, khi nghe tôi báo cáo về cuộc nói chuyện lần này với Iacốplép. Sự việc kết thúc ở đó - Goócbachốp im lặng, Iacốplép im lặng, còn tôi, dẫu sao tôi vẫn hy vọng, rốt cuộc, sớm hay muộn tổng thống sẽ nghĩ lại và cho phép thi hành những biện pháp cần thiết...


Chẳng bao lâu sau, Iacốplép rời bỏ cơ quan Ủy ban Trung ương của Đảng và được bổ nhiệm làm chủ tịch nhóm cố vấn trực thuộc tổng thống. Sự thật, tôi không biết vì lý do gì mà Iacốplép lại không tham gia vào Uỷ ban An ninh trực thuộc Tổng thống Liên Xô (mặc dầu sau tháng 8-1991, ông ta trở thành thành viên của nó). Nhưng ở cương vị mới của mình, ông ta được phép làm quen với tất cả bí mật quốc gia. Trong quan hệ giữa Goócbachốp và Iacốplép không có sự thay đổi nào, vẫn như trước đày, giữa họ có sự tin tưởng nhau cao độ...
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #78 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2022, 08:51:03 am »

Còn vấn đề "tế nhị" về sự cộng tác của N. Iacốplép với các cơ quan tình báo Mỹ thì tan thành mây khói. Không khi nào, và không một ai - cả Iacốplép lẫn Goócbachốp đả động tới trong các cuộc nói chuyện với tôi.


Sau tháng 8-1991, Goócbachốp bổ nhiêm Bacatin làm Chủ tịch KGB. Tôi thất vọng khi biết được sự bổ nhiêm đó. Tôi ngạc nhiên không phải bởi sự bổ nhiệm của Goócbachốp - ông ta làm điều đó là "đúng". Tôi hoàn toàn không hiểu thái độ của Enxin trong vấn đề này. Bởi vì lúc đó chính quyền thực sự nằm trong tay ông ta, nếu ông ta không đồng ý, tôi tin là sự bổ nhiệm sẽ không diễn ra. Chẳng lẽ Enxin lại không hiểu, nếu giao Uỷ ban An ninh và tình báo cho "những người của Goócbachốp" thì ông ta sẽ tự tước bỏ của mình và những người cùng phái nguồn thông tin quan trọng nhất hay sao?


Trở lại vấn đề về Iacốplép và những tài liệu có liên can đến ông ta, tôi muốn nói rằng, đối với ông ta việc bổ nhiệm Bacatin không gì hợp lý bằng. Bacatin không che giấu nhiệm vụ được đặt ra - xoá sổ các cơ quan an ninh quốc gia. Tình huống chưa bao giờ có trong lịch sử thế giới (lãnh đạo để phá huỷ) được Bacatin kể lại trong cuốn hồi ký của mình với một thái độ vô liêm sỉ không hề giấu giếm. Tôi chẳng biết trong quá trình phá huỷ đó, các tài liệu về Iacốplép có bị thủ tiêu không, hoặc giả định chúng đã rơi vào tay các cơ quan an ninh Nga, nhưng bất luận trong trường hợp nào vẫn còn những nhân chứng sống. Tôi nghĩ, sớm, muộn họ sẽ lên tiếng.


Thật lạ lùng là những lời khai của tôi đưa ra trong quá trình điều tra vụ "Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp" không được Viện Kiểm sát Cộng hoà Liên bang Nga để ý. Và bởi thế, tôi chỉ thẳng ra rằng, KGB đã nhận được những thông tin về Iacốplép, và về "quan hệ của ông ta với các đại diện nước ngoài", mà đối với lợi ích của nền an ninh quốc gia, chuyện đó không thể tha thứ được.


Tôi không biết là Xtêpancốp có báo cáo những lời khai của tôi lên cấp trên hay không, nếu có, thì đã nhận được phản ứng thế nào? Nhưng, do vị trí công tác của minh, cả Xtêpancốp và cả Lixốp đã biết các tư liệu này - điều đó không có gì phải nghi ngờ. Phải làm sao đây? Người ta ngại thông báo với ban lãnh đạo. Cuối cùng, thử làm sáng tỏ những chi tiết bổ sung mà tôi biết chăng? Không, không ai hết!


Thật may là trong các bản khai cung của tôi có những chi tiết về việc Igơnachencô thư ký báo chí của Tổng thống Liên Xô nhận "quà biếu" của người nước ngoài. Những tư liệu qua kiểm tra nghiệp vụ đã hoàn toàn xác nhận, Igơnachencô nhiều lần nhận những khoản ngoại tệ lớn vì đã cho phép các nhà báo nước ngoài phỏng vấn Tổng thống Liên Xô. Những "món quà biếu" loại đó trước đây được xem là hối lộ, còn bây giờ trong thời đại "hưng thịnh của tự do và dân chủ" xuất hiện xu hướng cho đó là biểu hiện của sự kinh doanh lành mạnh.


Và như vậy, Viện Kiểm sát bỗng nhiên để ý đến vụ Igơnachencô. Một điều tra viên đã đến gặp tôi ở nhà tù Mátrôxcaia Chisina, anh ta báo rằng phải điều tra một vụ hình sự. Người ta quyết định xét hỏi, bắt đầu từ tôi với tư cách là nhân chứng. Tôi không phản đối và sẵn sàng cung cấp những tài liệu cần thiết nhưng với một điều kiện duy nhất: "Vì tôi còn bị bắt giam và không có một bảo đảm gì chứng tỏ Viện Kiểm sát sau này có thể giải thích hoặc trích dẫn sai lệch các lời khai có cơ sở của tôi, tôi muốn cuộc hỏi cung diễn ra với sự có mặt của luật sư Iu.P. Ivanốp, người sẵn sàng ghi chép về những điều bí mật". Sau lời đề nghị của tôi, nhân viên điều tra vụt biến mất và tôi không bao giờ nhìn thấy anh ta nữa.


Không rõ ông ta đã tiến hành điều tra chưa, trước hết là đã hỏi chính Goócbachốp chưa, tôi không hề biết. Nhưng dầu sao tôi vẫn muốn nói rằng, đối với Igơnachencô, các đồng sự ở Viện Kiểm sát đã tạo ra được một sự rung chuyển (mặc dầu có thể còn yếu ớt). Sự thật là, một số tư liệu có liên can đến Igơnachencô được tiết lộ cho báo chí, nhưng rõ ràng có chủ ý. Ở đây, đặt ra vấn đề: "Để làm gì?".


Một vấn đề khác, Iacốplép, đang tung hoành đầy nhiệt tình và hăng hái (Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Hội đồng Tổng thống, và cuối cùng là người lãnh đạo nhóm cố vấn của tổng thống) thì không một ai dám đụng chạm đến!


Nhân nói về "kiến trúc sư" của sự nghiệp cải tổ, sẽ không thừa, nếu nhớ lại: ông ta xử sự như thế nào trong những ngày tháng 8-1991. N. Iacốplép xuất hiện sau khi chúng tôi đã bị bắt, nhưng từ ban công Nhà trắng, ông còn tiên đoán rằng, mọi nỗ lực sẽ tạo nên chiến thắng cho những "người dân chủ". Dầu sao thì vào ngày 19 và 20-8, bản thân ông ta ở đâu? Trong hồ sơ về "Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp" không nói gì về điều này. Một chi tiết khác - người ta tra hỏi hàng nghìn nhân chứng, riêng chỉ có Iacốplép không bao giờ bị gọi đến Viện Kiểm sát.


Chỉ có một lần, ông ta đến cung khai với Lápchép, nguyên là Chủ tịch Viện Liên bang của Xôviết tối cao Liên Xô, cũng là một nhà dân chủ lớn, nhưng sau khi Liên Xô tan rã đã khôn khéo trở thành một trong những người lãnh đạo tổ hợp "Tin tức". Lápchép kể lại câu chuyên qua điện thoại với Iacốplép, diễn ra vào giữa trưa ngày 19-8 như sau: "Dường như ông là người cuối cùng biết về việc ở toà nhà Xôviết Mátxcơva dự kiến tiến hành cuộc mít tinh đầu tiên của "những người dân chủ" chống lại việc ban bố tình trạng khẩn cấp". Có thể bị giam giữ và bị bắt - Iacốplép suy luận - còn nếu cuộc, mít tinh không bị giải tán thì lúc đó "Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp" sẽ trở thành trống rỗng và không chút đáng sợ... Những người tham gia cuộc đối thoại đó, tất nhiên là không đến dự mít tinh.


Chi tiết đó dành riêng cho Iacốplép. Ông ta bao giờ cũng giữ một ranh giới để bảo đảm an toàn cá nhân và ông ta không bao giờ vượt quá giới hạn đó. Khi không còn nguy hiểm đến cá nhân nữa, thì lúc đó ông ta có thể ưỡn ngực ra một cách kiêu hãnh. Tôi minh hoạ điều khẳng định này chỉ bằng một ví dụ thôi.


Hơn một năm trôi qua kể từ ngày tôi bị bắt. Và bỗng nhiên tôi nghe ràng, tại toà án hiến pháp, trong khi lấy khẩu cung về cái gọi là "hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô", Iacốplép tuyên bố rằng, KGB chuẩn bị ám sát ông ta bằng một tai nạn xe hơi. Dường như có một ông tướng nào đó thông báo điều đó cho Iacốplép. Sau lời đe doạ đó, ông ta ném vào mặt tôi một câu thách thức: "Criuscốp, hãy nhớ lấy, tôi đã viết xong mấy bức thư, sau khi tôi chết, mọi việc sẽ được tố giác".


Thật là một sự dối trá đến kinh ngạc. Tất nhiên, giữa chúng tôi không hề có cuộc đối thoại này, cũng như không hề có chuẩn bị ám sát. Nhưng cũng có thể có một ông tướng nào đó định làm điều đó chăng? Nếu vậy, thật khó tin. Lúc đó cái gì cản trở lacốplép thông báo "sự kiện" này với KGB? Báo cáo với tổng thống, người mà ông ta có quan hệ thân thiết; Báo cáo với Xôviết tối cao? Thông báo với các phóng viến? Và cuối cùng là kể điều đó vào tháng 8 - tháng 9-1991, chứ không phải là một năm sau đó?


Tôi bác bỏ sự vu khống đó, bởi vì đây là điều có thể làm ở địa vị của tôi lúc đó - yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát tiến hành điều tra chính thức những thông báo loại đó và việc đổ lỗi cho tôi tội tổ chức ám sát Iacốplép. Làm điều đó hoàn toàn không phức tạp gì. Sự việc xẩy ra chưa lâu, các cộng sự của bộ máy KGB Liên Xô, "mà tôi dựa vào để chuẩn bị ám sát", có lẽ vẫn còn sống. Và vị tướng nào đó có thể dũng cảm tự xưng tên có thể còn xứng đáng nhận phần thưởng - sao không chịu cứu lấy sinh mạng của "ông tổ nền dân chủ"! Cũng nhân đây, tôi đề nghị Viện Kiểm sát minh oan cho tôi, điều tra một tin gật gân khác do một phóng viên "Tin tức Mátxcơva" tung ra - rằng mấy năm trước đây, tôi chuẩn bị một hành động khủng bố chống lại Enxin. Người ta còn nói thêm vụ giết người này định diễn ra ở Tátgikixtan và người cùng tham gia với tôi là người lãnh đạo các cơ quan an ninh của nước cộng hoà.


Viện Kiểm sát hiện nay không vội vàng vạch trần những lời lẽ của bọn vu khống, nếu họ mượn danh "dân chủ". Nhiều điều tra viên khi đọc những thông báo đầy vu khống này hết sức ngạc nhiên và vung tay lên, còn các vị lãnh đạo của họ thì không thích phản ứng lại những tuyên bố của tôi.


Khi tôi đang suy nghĩ kỹ cách hoàn thành câu chuyên của mình thì người ta mang tới cho tôi những tờ báo mới. Đọc báo, tôi được biết Enxin đã chỉ định Iacốplép làm Chủ tịch Uỷ ban nhà nước về phục hồi danh dự. Trong thành phần Ủy ban này có Bộ trưởng An ninh và Bộ trưởng Nội vụ.


Điều tra gì nữa đây! "Kiến trúc sư của công cuộc cải tổ" vẫn đang tiếp tục công việc của mình...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM