Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:37:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Goócbachốp - Bạo loạn Sự kiện tháng Tám nhìn từ bên trong  (Đọc 2614 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #60 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 10:54:35 am »

13. XE TĂNG TRONG THÀNH PHỐ

Tôi cho rằng hiện nay có thể và cần phải giải thích vấn đề sự hiện diện của xe thiết giáp trên các đường phố Mátxcơva. Phía điều tra khăng khăng khẳng định rằng vấn đề này đã được thảo luận và quyết định ngày 18-8 theo đúng thoả thuận sơ bộ đã đạt được ngày 17-8 tại cơ sở "ABS". Còn nói về ngày 17 thì những lời khai của tất cả những người có mặt tại đó vào ngày hôm ấy, và tôi đã dẫn ra trên đây đủ để làm sáng tỏ tính chất vô căn cứ của điều khẳng định trên. Tôi xác nhận rằng, khi Ô. Báclanốp, Ô. Sênhin và những người khác bị hỏi đã nói rằng, ngày 18-8 Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp đã không bàn và không quyết định việc đưa quân vào Mátxcơva, tức là họ đã nói hoàn toàn sự thực. Tôi buộc phải làm phiền đến trí nhớ của ông V.G. Pugô đáng kính. Vấn đề là ở chỗ, khi nói về tình hình phạm tội ở Mátxcơva, ông đồng thời nêu rằng, mình không có đủ lực lượng và khả năng kỹ thuật để bảo đảm sự bình yên và an toàn cho người dân và những cơ sở giữ gìn các báu vật, sản phẩm và hàng hoá. Do đó ông đã nói rằng trong trường hợp cần đến sự hỗ trợ khi xuất hiện tình thế khẩn cấp trong thành phố thì ông đề nghị quân đội giúp với mức độ và cách thức như người ta đã bàn điều đó nhiều lần vào thời điểm khác nhau ở Mátxcơva và các thành phố khác. Chính vì vậy, những chỉ thị của nguyên soái Đ. Iadốp mà phía điều tra đã nắm được có nói tới việc đưa một bộ phận quân đến gần Mátxcơva, chứ không phải vào Mátxcơva. Những ai biết thành phố, đều dễ dàng nắm được ý nghĩa của những vị trí như sân bay Tusinô, Chốplưi Xtan, Khôđưnka, có thể gọi là "quảng trường để diễu binh". Đó chính là nơi các bộ phận quân đến để tham gia diễu binh, và lưu trú trong thời gian đóng quân tạm thời. Tư lệnh quân khu Mátxcơva, thượng tướng N. Calinin trong tuyên bố do chính tay mình viết gửi cho thẩm cứu viên V. Guxép ngày 30-9-1991, đã thông báo: "Tôi được giao nhiệm vụ sẵn sàng đưa vào Mátxcơva 2 sư đoàn hải quân và 4 sư đoàn xe tăng, cùng với ban chỉ huy quân sự thành phố bảo đảm việc duy trì trật tự xã hội trong thành phố và giữ gìn những cơ sở quan trọng trong đó... Việc điều quân đã được dự định thực hiện lúc đầu vào các quảng trường để diễu binh và Chốplưi Xtan..."1 (Hồ sơ cá nhân, tập 107, tr.28). Liệu trong việc này có điều gì mới, không bình thường, liên quan đến chính việc thành lập Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp hay không? Cũng chính Calinin ngày 18-9-1991 đã khai với điều tra viên V. Phôkin: "Tôi được bổ nhiệm làm tư lệnh quân khu Mátxcơva vào tháng 2-1989... Bởi vì lúc này... quân đưa vào Mátxcơva đã tăng gấp 5 lần vì những lý do khác nhau2 (Hồ sơ cá nhân, tập 107, tr.25). Điều này cũng được nhiều quân nhân khác xác nhận khi bị hỏi cung. Tham mưu trưởng quân khu Mátxcơva trung tướng L. Dôlôtốp, ngày 24-9-1991, đã nhớ lại một điều là "ngày 9-9-1990... vào ngày mà mọi việc trên thực tế đã bắt đầu xảy ra hệt như việc đưa quân vào thành phố Mátxcơva ngày 19-8-1991"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 107, tr.59).


Khi đó lại nảy sinh một vấn đề có tính lôgích: Tusinô ở đâu và đâu là đường vòng Xađôxcôie, đâu là "Nhà trắng" v.v... Câu trả lời đối với câu hỏi này theo tôi chủ yếu là ở trong những lời khai của Grachốp, Iu. Xcôcốp, E. Pốtkônđin. Chẳng hạn, ngày 26-10-1991, Iu. Xcôcốp đã kể lại rằng: "... Chúng tôi đã thoả thuận trước hết về một điều: để chúng tôi tiến hành giao tiếp với quân đội, đồng thời giải quyết vấn đề tính hợp lý xã hội của quân đội (có lẽ, ở Nga đã đạt được những thành công lớn trong lĩnh vực này), để có những quan hệ cụ thể nào đó với giới quân sự, dù bước đầu ở mức độ cá nhân. Còn tiếp theo - tuỳ thuộc vào sự phát triển của sự kiện... Chúng tôi đã thoả thuận với Grachốp rằng, chúng tôi cùng với Enxin sẽ rẽ vào sư đoàn Tunxki, ở đó họ có thao trường riêng... Trong thời gian đi thăm có cả các Đại tướng Lêbét và Grachốp. Kể từ lúc đó (tháng 6-1991), Enxin quen biết hai chúng tôi"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 93, tr.136). Theo lời của T. Mítcôvaia, "Grachốp đã tổ chức riêng một lễ tiệc ngoài trời để đón tiếp Enxin... Grachốp nói rằng ở đó ông đã làm quen với Enxin và họ đã có quan hệ rất tốt đẹp, thân thiết3 (Hồ sơ cá nhân, tập 93, tr.258). Còn bây giờ là lời nói của chính P. Grachốp: "Vào lúc 19 giờ ngày 18-8, Iadốp đã gọi tôi đến chỗ mình và thông báo rằng đoàn đại biểu ở Phôrôx sẽ đàm phán với Tổng thống Liên Xô, có lẽ họ sẽ thành công và Goócbachốp sẽ tán thành... Vào 4 giờ đêm 19-8, Iadốp gọi tôi đến máy điện thoại và công bố rằng mọi vấn đề ở Phôrôx đã được giải quyết, sẽ ban hành tình trạng khẩn cấp. Cần đợi thông báo này vào
6 giờ sáng...". Vậy là, sự tán thành đã nhận được từ Phôrôx. Còn ở Mátxcơva thì sao? "Sau 6 giờ sáng ngày 19-8 (từ nhà nghỉ ở Arkhanghenxki) B.N. Enxin đã gọi điện đến văn phòng cho tôi1 (Grachốp (ND)) và hỏi (tại sao lại không phải là Iadốp nhỉ?), chuyện gì đang xảy ra. Tôi giải thích cho ông ta rằng đang ban hành tình trạng khẩn cấp, quân từ Tula đang tiến đến Mátxcơva và vào Tusinô (lưu ý bạn đọc là không phải vào Mátxcơva, mà tiến đến Mátxoơva, vào Tusinô), tiếp theo, sẽ hành động theo lệnh của Bộ Quốc phòng Liên Xô. Về điều đó B N. Enxin đã trả lời tôi rằng đó là một cuộc phiêu lưu, một vụ khiêu khích thực sự (Tôi2 (Chỉ tác giả - V. Páplốp (ND)) tự cho phép mình nhớ lại những phát hiện đã dẫn ra trên đây của G. Pôpốp khi ông nghiên cứu những kịch bản "bạo loạn"). Ông trả lời rằng muốn để tôi đưa đơn vị lính dù của mình đến bảo vệ "Nhà trắng". Tôi đã hứa với ông sẽ điều các đơn vị lính dù đến bảo vệ. Vào 8 giờ sáng, Pôrtnốp trợ lý cho cố vấn của B.N. Enxin đã đến chỗ tôi (và ở lại cho đến ngày 22-7-1991), và chúng tôi đã thoả thuận với ông ta về việc phối hợp hành động. Gần 8 giờ ngày hôm đó Asalốp gọi điện cho tôi và truyền lệnh chiếm giữ ngân hàng nhà nước, kho bạc quốc gia, đài phát thanh và đài truyền hình. Đồng thời, tôi đã nói với Asalốp rằng tôi nhận canh giữ "Nhà trắng", và Xôviết Mátxcơva. Ông đồng ý và dặn cứ hành động như vậy, nhưng việc tiến quân phải thận trọng và không gây áp lực với mọi người. Asalốp cũng biết đề nghị canh giữ "Nhà trắng" của Enxin. Sau đó, tôi giao cho Lêbét nhiệm vụ lựa chọn tiểu đoàn lính dù để canh giữ các cơ sở nói trên, còn tiểu đoàn canh giữ "Nhà trắng" thì do cá nhân tôi trực tiếp phụ trách và báo cáo với tổng thống Liên Xô1 (Hồ sơ cá nhân, tập 190, tr.38, 39). Tôi có thể bổ sung thêm là chỉ thị này đã được hoàn thành vượt mức. Sau khi gặp lính của sư đoàn Tunxki đang hành quân, Bộ Tư lệnh lính dù đã điều một tiểu đoàn lính dù và một đại đội trinh sát vào Mátxcơva, tiến đến "Nhà trắng", cộng với một bộ phận tiến đến Xôviết Mátxcơva. Chính vì vậy, đối với nhiều thành viên Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, sự xuất hiện của binh chủng xe thiết giáp trong thành phố ngày 19-8-1991 là một điều bất ngờ khó chịu.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #61 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 10:55:28 am »

Riêng tôi (Páplốp), sau khi rời khỏi nhà nghỉ vào lúc 14 giờ đã có mặt tại toà nhà của nội các Liên Xô trên phố Puskin, tôi tuyệt nhiên không lấy làm phấn khởi khi phát hệên ra xe thiết giáp. Dĩ nhiên, việc điều xe thiết giáp giữa ban ngày ở một thành phố 9 triệu dân chẳng có gì phải suy nghĩ cả. Dầu muốn hay không cũng đành phải chờ đợi.


Đến nơi không bao lâu, tôi rời địa điểm đến điên Kremli theo thỏa thuận với G. Ianaép ở chỗ phó tổng thống đang bàn đến vấn đề tiến hành họp báo. Dĩ nhiên, bây giờ, sau khi đã xuất hiện xe thiết giáp trong thành phố, thì việc họp báo lại cần thiết gấp đôi. Nhưng tôi đã từ chối tham gia họp báo vì hai lý do. Thứ nhất, vào lúc 15 giờ tôi cần phải chủ trì họp với uỷ ban ngân sách (đành phải giao phó lại việc này cho V. Sécbácốp, mặc dầu ông chưa hiểu rõ công việc. Tôi buộc phải giải thích qua điện thoại cho ông ấy rõ quan điểm của chúng tôi và những quyết định đưa ra bàn tại hội nghị). Còn sau đó là cuộc họp nội các. Tôi không thể chuyển sang buổi khác hoặc uỷ quyền cho ai điều khiển. Tai hoạ đã kề bên, và tôi đã cảm nhận nó một cách rõ rệt hơn bất cứ thành viên nào trong nội các. Trong chương trình nghị sự của cuộc họp nội các có việc thảo luận quyết định của đoàn chủ tịch nội các về thái độ đối với dự thảo hiệp ước liên bang các quốc gia có chủ quyền của Goócbachốp. Tôi cảm thấy rất mệt. Một đêm thức trắng và những căng thẳng thần kinh trong thời gian gần đây, nhất là hôm thứ bảy và chủ nhật, đã không thể không để lại dấu vết. Tôi đành phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ vào buổi sáng. Một điều khá thú vị là sau này V. Xtêpancốp và E. Lixốp đã bắt giữ bác sĩ chữa bệnh cho tôi, D. Xakharốp, để hỏi cung. Và Xakharốp đã trình bày như dự thẩm viên đã viết: "Khoảng gần 7 giờ sáng cảnh vệ của thủ tướng gọi điện cho tôi và yêu cầu tôi đến ngay. Páplốp mệt, - anh ta nói. Tôi đến, Páplốp bị say rượu. Nhưng đây không phải là tình trạng say đơn giản bình thường. Ông ta bị kích động một cách đáng sợ đến phát điên. Tôi bắt đầu giúp ông..."1 (V. Xtêpancốp, E. Lixốp: Vụ mưu phản ở Cremli, N.X.B "Ngọn lửa nhỏ", 1992, tr.109). Những lời khai đột ngột ngừng lại ở đó. Và đó không phải là ngẫu nhiên. Thứ nhất, những lời khai có nêu: "Nhưng đây không phải là tình trạng say bình thường. Hẳn bất kỳ ai trong số "tác giả" đều hiểu lý do mình viết chữ "bình thường"? Tiếp nữa: "ông ta bị kích động một cách đáng sợ". Ai và nhằm mục đích gì gắn cho Xakharốp lời nói về tôi dường như là bị điên nhỉ? Những lời tiếp sau đó: "Tôi bắt đầu..." hầu như không có trong biên bản hỏi cung. Rồi lại "ngày 19 tôi đã chữa khỏi cho ông, ông đã sửa soạn đi ăn trưa và chúng tôi đã đi đến phố Puskin"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 59, tr.16). Ngoài ra, các "tác giả" trong Viện Kiểm sát đều ỉm đi một điều là, nếu như đọc ghi chép của dự thẩm viên, thì bác sĩ D. Xakharốp, người đã từng phục vụ trong bệnh viện quân đoàn 40 đóng ở Ápganixtan, đã tự tay mình viết thêm: "Tôi muốn bổ sung một điều là ngày 19-8-1991, ban ngày bệnh nhân đã uống thuốc Rudotel và Trancsel. Việc uống rượu mạnh có thể làm cho tình hình thêm trầm trọng". Đó là hoạt động của các "tác giả" của chúng ta trong Viện Kiểm sát. Thực tế nói trên không phải là một ví dụ duy nhất. Hơn thế nữa, họ tuyên bố rằng sau cuộc nói chuyện ban chiều với Đ.T. Iadốp trong điện thoại "cơn nghiện rượu đã cản trở việc thủ tướng tham gia tiếp theo vào cuộc mưu phản"2 (Hồ sơ cá nhân, tập 59, tr.132). Trong khi đó, trong hồ sơ lại có giấy chứng nhận chính thức của bệnh viện Kunxepxcaia về tình trạng sức khoẻ của tôi, hoàn toàn không ghi gì về bệnh nghiện rượu. Xin nói thêm là, trong những lời khai của D. Xakharốp khi dự thẩm viên hỏi, bác sĩ cũng trả lời thẳng rằng, V. X. Páplốp không phải người nghiện rượu. Vậy tại sao có kẻ lại phải trắng trợn mưu toan bôi nhọ tên tuổi tôi trước toàn thể thiên hạ, đồng thời công nhiên bóp méo, xuyên tạc sự thật? Thực ra hầu như tôi không lần nào có được câu trả lời của V. Xtêpancốp và E. Lixốp, ở nơi mà sự dối trá đã trở nên trắng trợn, hơn nữa lại công khai, thì còn mong gì được. Vì không đợi được đến khi xét xử xong toàn bộ vụ án, tôi đành một mình gửi đơn kiện đến toà án dân sự về sự lăng nhục danh dự và nhân phẩm. Vì theo điều 64 "tội phản bội tổ quốc" thì việc chứng minh những nguyên nhân tham gia của mình vào hoạt động sau đó của Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp là không cần thiết. Tôi hy vọng ràng những "tác giả" của Viện Kiểm sát sẽ nói với toà điều gì đó rành mạch.


Kiện tụng không phải là chuyện đùa, cho nên việc phỏng vấn thường kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng thân chính phủ là không thể tránh được, đành phải trả giá không ít. Kết luận V. X. Páplốp - nguyên Thủ tướng Liên Xô không bị giam giữ, người mà rõ ràng là V. Xtêpancốp và E. Lixốp đã loại ra, vì theo họ thì ông không bao giờ "lên được" và vì vậy dĩ nhiên là trong cuộc chạy theo tiền nhuận bút, với tư cách là những "tác giả", họ cho phép mình loan tin về "bệnh nghiện rượu nặng". Còn khi kết tội ở trang 124, tập 4, Hồ sơ cá nhân, thì một người viết ra, còn người kia xác nhận điều đã viết: "Sau khi vì lý do tiến triển của bệnh cao huyết áp cho tới tận khi vụ mưu phản thất bại, ông vẫn còn trong chế độ dưỡng bệnh". Sẽ đi tiếp đến đâu, hỡi các vị luật gia?


Vậy thì hội nghị đã kết thúc ra sao? Theo giả thuyết của bên điều tra thì những đề nghị và yều cầu của thủ tướng không được chấp nhận và viết thành văn bản. Một lần nữa, không đúng sự thật. Trong hồ sơ đó có những tài liệu và lời khai của các nhân chứng, xác nhận việc thông qua nghị quyết và đưa nghị quyết đến tận những người thực hiện ở các địa phương. Thực ra, nếu sự việc đi ngược lại lời khai đã viết tại Viện Kiểm sát, thì lại càng tồi tệ hơn đối với ông. Nghị quyết dường như là có, nhưng đối với Viện Kiểm sát và những kết luận của nó lại là không. Mà vấn đề nói tới ở đây là, mặc dầu nội các không chú trọng nhiều về mặt hình thức và nghị quyết không được làm thành văn bản, nhưng Thủ tướng Liên Xô vẫn có quyết định của mình: đọc qua điện thoại cho Trưởng Ban Thư ký V. Basanốp bức điện gửi các bộ và các cơ quan ngang bộ ra lệnh chuyển ngay đến các bộ trưởng, và các bộ trưởng cần chuyển đến các xí nghiệp để thực hiện. Bức điện đó như sau: "V. X. Páplốp giao cho đồng chí liên hệ với lãnh đạo các xí nghiệp trực thuộc ngành mình và thông báo cho họ biết rằng, chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp, cũng như các cơ quan quản lý khác của liên bang vẫn tiếp tục làm việc và thực hiện các chức năng của mình. Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp ở Liên Xô đề nghị Xôviết tối cao Liên Xô toàn quyền triệu tập họp vào ngày 26-8 năm nay đế giải quyết những vấn đề phát sinh. Nhiệm vụ chính của chúng ta là bảo đảm sự phát triển bình thường của quá trình sản xuất và hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 57, tr.485). Trong hồ sơ không những có bức điện được chuyển từ nội các Liên Xô, mà còn có cả những bản phúc đáp nhận được của các bộ và các xí nghiệp, tức là họ đã nhận được và thực hiện. Cho nên người ta không những biết về sự hiện diện của nghị quyết này ở Viện Kiểm sát, mà còn đã kiểm tra tính xác thực của việc chuyển đến từng xí nghiệp. Nhưng, "tình tiết" đó không cần thiết, không phải nhiệm vụ, không phải đơn đặt hàng với bên điều tra.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #62 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2022, 10:56:13 am »

Sau khi kết thúc cuộc họp nội các Liên Xô, tôi trở về văn phòng của mình cùng với V. Sécbacốp và ở đây chúng tôi đã bàn khoảng một tiếng về tình hình. Cho tôi lúc này tôi không còn nghi ngờ gì nữa, mà tin chắc rằng, chúng tôi đã bị phản bội một cách có tính toán và hơn nữa, từ trước. Chính lúc này là phải cố gắng tìm ra cách bảo toàn thể chế và cán bộ trung thành với sự thống nhất đất nước, với chế độ liên bang và những lợi ích dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà cú đánh đầu tiên của M. Goócbachốp lại nhằm vào chính tôi với cương vị là Thủ tướng Liên Xô. Lệnh của ông ta ngày 22-8-1991 về việc cho tôi thôi chức là không hợp pháp cả về thể thức pháp lý, bởi vì Xôviết tối cao mãi đến ngày 25-8-1991 mới đồng ý với đề nghị đó do Viện Kiểm sát Liên Xô có đưa ra vụ án hình sự về tội "tham gia mưu phản chống lại hiến pháp". Còn trên thực tế thì đến tận ngày 28-8 vẫn chưa có vụ án khởi tố cá nhân tôi, còn Viện Kiểm sát Liên Xô hình như chưa bao giờ khởi tố vụ án đó. Như vậy, chính M. X. Goócbachốp đã ra lệnh trực tiếp cho Viện Kiểm sát khởi tố vụ án nào và chống ai. Xin nói thẳng ra rằng, cái gọi là những người xây dựng xã hội pháp quyền và những người nhân đạo, trung thành với những giá trị toàn nhân loại là chuyện hão huyền. Chính vì vậy phía điều tra, mặc dù hiểu được toàn bộ tính chất phi lý của việc kết tội phản bội Tổ quốc, đối với tất cả chúng tôi nói chung và từng người nói riêng, vậy mà vẫn không thể làm trái cách đã định trước cho tới khi M. Goócbachốp từ chức và Liên Xô tan rã nhờ có sự tham gia và ủng hộ của ông ta. Ngày nay ông ta phê phán Enxin, Crápchúc, Suskêvích về tội gây rối, và ông ta mưu toan đổ cho Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp trách nhiệm về sự tan rã của đất nước. Ngày 13-8-1992, trong một cuộc thẩm vấn, ông ta lại loan tin: "Việc ký kết của ông ta không thành (ký hiệp ước mà thực chất của nó đã được nói ở trên) do vụ mưu phản, là nguyên nhân trực tiếp của những quá trình chia rẽ, suy cho cùng, đã dẫn đến sự tan rã của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết. Đó là một trong những hậu quả nặng nề nhất của sự kiện tháng 8. Tôi xin nêu ý kiến chủ quan của mình, ý kiến này được trình bày trong "Tuyên bố của Tổng thống Liên Xô và các nhà lãnh đạo cao cấp của các nước cộng hoà trong liên bang", do tôi cùng với các nhà lãnh đạo của mười nước cộng hoà ký"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 130, tr.146).


Lại là một sự dối trá. Vả lại dối trá thô thiển đến mức dù không cố ý, vẫn phải nghi ngờ... Thế là người ta vẫn tự coi mình là trí thức không ai với tới được, lại không cần liếc qua văn kiện trước khi viện dẫn ra. Song, đã có những người giúp việc. Đã có đầy đủ Quỹ để tập hợp cánh "dân chủ" lại gần mình. Chính vì vậy, cái gọi là thẩm vấn, không những diễn ra ngay tại Quỹ2 (Quỹ Goócbachốp (ND)), mà còn được in ấn ở đó. Do đó, có thời gian để hỏi, kiểm tra, trước khi ký, thậm chí ngay trong ngày hôm đó. Bởi vì, trong tuyên bố mà Goócbachốp viện dẫn ra, có viết đúng nguyên văn như sau: "Chúng tôi công nhận rằng sự thất bại của bọn mưu phản, thắng lợi của các lực lượng dân chủ đã giáng một đòn quan trọng vào các thế lực phản động và tất cả những gì kìm hãm quá trình cải tạo dân chủ. Bằng cách đó, đã tạo ra một thời cơ lịch sử để tăng tốc những cải cách căn bản, đổi mới đất nước". Chính vì thế sự rủi ro hoá ra lại là việc người ta công nhận rằng "quá trình xảy ra" chính là quá trình đã bị các thành viên của Uỷ ban nhà nước và tình trạng khẩn cấp và những người đồng mưu của họ cản trở và kìm hãm. Và nếu như giờ đây M. Goócbachốp đã "sáng mắt ra" rằng đó là "những quá trình chia rẽ", thì còn ai nếu không phải là ông ta là người đã khởi xướng và sáng lập. Còn nói về việc cản phá ký hiệp ước, thì tiếp đó trong tuyên bố có nói: "Trong tình hình này (khi đã tạo ra "thời cơ lịch sử để ngăn chặn sự sụp đổ tiếp tục của các cơ cấu quyên lực cho đến khi thành lập hệ thống các quan hệ chính trị nhà nước mới, các nhà lãnh đạo cấp cao của đất nước là Tổng thống Liên Xô, các tổng thống và các chủ tích Xôviết tối cao của các nước cộng hoà đã nhất trí cần phải: 1- Tất các nước cộng hoà có nguyên vọng sẽ soạn thảo và ký kết hiệp ước về liên bang các quốc gia có chủ quyền, trong đó mỗi nước có thể tự mình quyết định hình thức tham gia trong liên bang"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 130, tr.148). Thế đấy, Goócbachốp, ngài đã viết cách đây một năm. Thế thì còn ai ngoài Goócbachốp có lỗi. Chính ngài đã không hiểu, không muốn hoặc ai đó không cho phép ngài dựa vào những cánh tay không để cho "sự sụp đổ cơ cấu quyền lực" có thể xảy ra. Vậy thì có gì mà phải ngạc nhiên, khi chẳng có ai muốn bảo vệ một chính khách như thế, dù đó là vị tướng của cộng đồng các quốc gia độc lập có chủ quyền và cộng đồng các quốc gia độc lập. Một lần phản bội không ai còn tin. Vậy mà chính ngài Goócbachốp, ngài đã phản bội không chỉ một lần và không phải chỉ một người. Những gì mà tôi biết và viết trong cuốn sách này nhân vụ Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyên về cuộc đời và hoạt động bí mật của ngài. Bởi vì, hiện thời những người như V.A. Criuscốp, V.I.Bônđin, V.Ph.Gruscô và những người khác vẫn còn im lặng. Họ là những người có nhiều điều hơn nói về ngài và với cách nhìn thậm tệ hơn, dĩ nhiên là với quan điểm của con người chính trực. Nhưng rồi họ cũng sẽ không im lặng mãi được. Còn ngài với dòng dối trá vô tận, không kìm hãm được, đã tự tay vuốt ve ria mép của con hổ đang ngủ. Xin chớ quên rằng, đang ngủ không có nghĩa là đã chết. Nó còn chưa động đến ngài đấy. Tạm thời chưa động đến. Hãy cám ơn đi, và đừng chuốc lấy tai hoạ cho mình. Theo điều 64 "a" của bộ luật hình sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga, toà án nhân dân đã truy tố ngài "phản bội Tổ quốc" từ nay đến phiên toà đâu còn có bao xa.


Vụ án xét xử Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp đã bắt đầu. Viện Kiểm sát của Cộng hoà Liên bang Nga buộc tội tôi là "không tán thành quan điểm của Tổng thống Liên Xô trong những đánh giá về tình hình trong nước, sách lược thực hiện tiếp quá trình cải cách, đã mưu toan, phá hỏng việc ký kết hiệp ước liên bang mới (theo Goócbachốp) ban hành tình trạng khẩn cấp trong nước và bằng cách đó thay đổi nền chính trị quốc gia"1 (Hồ sơ cá nhân, tập 4, tr.12. Bản luận tôi theo hồ sơ số 18/621491). Vậy là, mặc dầu không muốn, song V. Xtêpancốp và E. Lixốp đã đưa vào chương trình xét xử vấn đề chính sách quốc gia của Goócbachốp.


Toà án sẽ phải quyết định, cái gì là tội "phản bội Tổ quốc" căn cứ vào hành vi cấu thành tội phạm theo điều 64 "a" của bộ luật hình sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga: thực hiện chính sách phản dân này hay là ý định thay đổi chính sách phản dân đó.
Mátxcơua, năm 1993
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #63 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2022, 08:22:45 am »

A.LUKIANỐP


CUỘC ĐẢO CHÍNH TƯỞNG TƯỢNG HAY CÓ THẬT

LỜI TOÀ SOẠN BÁO "CÔNG KHAI"

Cuốn sách này chúng tôi bắt đầu công bố không thuộc dạng hồi ký đơn thuần, ở đây không thể nêu những đòi hỏi về tính hấp dẫn của việc mô tả và truyền đạt tâm trạng xúc động của các nhân vật, các lập luận trừu tượng. Tiêu đề "trả lời các câu hỏi" đã chứng tỏ tất cả. "Mặt khác là những câu hỏi đó như thế nào, ai trả lời và trả lời trong hoàn cảnh nào. Và đây không phải là trường hợp bình thường, người tù của nhà tù "sự im lặng thuỷ quân" trả lời". Chính các câu hỏi cũng rất quan trọng. Nội dung nói về những gì đã xảy ra trước khi Liên bang Xôviết sụp đổ, những gì đã tạo cơ sở cho sự sụp đổ đó; nói về những diễn biến đấu tranh xung quanh dự thảo hiệp ước liên bang, về mặt trái của các cuộc gặp gỡ Nôvôôgarép, về thảm hoạ mà sự tan vỡ của một cường quốc vĩ đại đã gây ra cho gia đình nhiều dân tộc của các dân tộc Xôviết, về những người đề xướng và "những người anh hùng" chính của quá trình phá vỡ này. Tất cả những điều này đã được một con người, mà trong nhiều năm đã từng là nhân vật lớn nhất trên vũ đài chính trị của chúng ta và là nhà lãnh đạo quốc hội liên bang có uy tín, nói ra. Những gì A. Lukianốp nói ở đây là những điều có giá trị đối với biên niên sử của những sự kiện bi thảm cách đây không lâu, là nguồn thức ăn phong phú cho những suy nghĩ nghiêm túc về ngày hôm nay và ngày mai.


KHÔNG THỂ IM LẶNG

Bức thư tôi nhận được ở trong nhà tù "sự im lặng thuỷ quân" được gửi từ thành phố Vôngagrát. Đó là bức thư của một người phụ nữ về hưu đã từng tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc. Một bức thư nghiêm khắc:

"Tôi đã đọc bài trả lời phỏng vấn của ông trên báo "Sự thật thanh niên". Nó có một cái gì đó chung chung và rời rạc. Không thể hiểu được làm sao trong 3 ngày chính biến tháng 8 lại có thể đảo ngược được cả đất nước, kéo lùi đất nước từ chủ nghĩa xã hội trở lại chủ nghĩa tư bản.

Họ đã bôi nhọ ông, có trời mà biết được họ đã buộc ông tội gì. Còn ông thì im lặng. Chính ông đã biết tất cả họ: Goócbachốp; Criuscốp và Enxin. Cái gì đã diễn ra trong thực tế? Ai có tội trong những bất hạnh của mọi người, trong cảnh xếp hàng dài vô tận, những kẻ đầu cơ thì hoan hỉ trong sự tước đoạt những món tiến dành dụm cuối cùng của chúng tôi, những người già, trong sự sụp đổ liên bang và đối với nước mắt của những người tị nạn?

Ông không nên im lặng. Ông hãy nói toàn bộ sự thật!"

Bức thư chứa đầy đau khổ của một người đang giận dữ. Có thể, cuối cùng nó đã buộc tôi phải cầm bút chọn ra những câu hỏi nhức nhối nhất liên quan đến các sự kiện tháng 8 và sau tháng 8, mà tôi đã từng trả lời trên các báo "Độc lập", "Sự thật", "Tin tức Mátxcơva", "Nước Nga Xôviết", "Nhân chứng và sự kiện". Đã có không ít những câu hỏi của cả những phóng viên nước ngoài từ Italia, Pháp, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Nauy và Libăng gửi đến cho tôi. Ngoài ra hầu như hàng ngày đều có những bức thư từ tất cả mọi miền đất nước gửi tới đây - nhà tù "sự im lặng thuỷ quân". Nhiều bức thư có những câu hỏi không thể không trả lời.


Vâng, tôi thật sự giữ im lặng trong quá trình điều tra, cho rằng mình vô tội, và từ chối mọi cuộc tiếp xúc với Viện Kiểm sát và với các "ông chủ" của nó. Nhưng, có nhiều vấn đề không động chạm gì đến khía cạnh pháp lý - hình sự của bộ hồ sơ "Vụ án về Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp (G.K. Tr.P)" dày 140 tập, không đòi hỏi phải trích dẫn lời khai của các nhân chứng, mặc dù những lời khai này bất chấp luật pháp, lại đã được công bố một cách rộng rãi, mà trước hết là bởi bản thân Viện Kiểm sát. Chính Viện Kiểm sát đã để lọt ra ngoài các biên bản hỏi cung đầu tiên và các biên bản này đã được công bố lần đầu trên tạp chí "Tấm gương" của Đức và sau đó là trên báo chí nước ta. Tạp chí "Tia lửa nhỏ" đã nhận được độc quyền đăng tải các phóng sự điều tra, mà thực chất là công bố các lời khai của các bị cáo và các nhân chứng. Cuốn sách "Vụ mưu phản ở Cremli" do các công tố viên viết đã được bán và quảng cáo rộng rãi. Tiếp sau cuốn sách trên người ta đã xuất bản tập "Cuộc bạo động" dành cho độc giả nước ngoài với lời tựa của Tổng thống Nga.


Trả lời mọi câu hỏi là điều không đơn giản. Mỗi câu trả lời của tôi đều được sàng lọc qua mạng lưới báo chí "dân chủ", còn số lượng các báo chí thực sự độc lập rất ít. Vì vậy, tôi buộc phải tập hợp những câu hỏi tiêu biểu nhất trong số những câu hỏi đã gửi cho tôi mà tôi đã từng trả lời trong những cuộc phỏng vấn và trong, thư từ trao đổi với các độc giả. Bằng cách đó đã hình thành một cuốn sách nhỏ viết về những gì tôi biết, những gì tôi đã suy nghĩ qua những đêm dài trong tù, về những điều mà tôi không thể không kể lại.


Người phụ nữ - cựu chiến binh, lao động lão thành của Vôngagrát đã yêu cầu một cách chính đáng là kể lại chuyện này. Có lẽ, quả thực tôi không thể im lặng...
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #64 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2022, 08:28:43 am »

TẤN BI KỊCH CỦA LIÊN BANG

Theo ông, cái gì là những nguyên nhân chính của sự sụp đổ của Liên bang Xôviết?

Sự sụp đổ của Nhà nước Liên bang Xôviết là kết quả của hành động có phối hợp của các lực lượng phá hoại.

Trước hết, đó chính là các lực lượng theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, khoác những chiếc áo dân tộc. Hãy phủi sạch lớp bụi dân tộc khỏi họ và bạn sẽ thấy dưới lớp bụi đó lộ ra nanh vuốt tham lam của kẻ tư hữu.


Tất nhiên, môi trường nuôi dưỡng các hiện tượng này không chỉ là tinh thần chủ nghĩa phân lập và tính kiêu ngạo dân tộc được che đậy kín đáo trước đây. Ở đây có cả vai trò tiêu cực của chủ nghĩa tập trung quá mức trong quản lý, sự thờ ơ của các cơ quan liên quan đối với các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của các nước cộng hoà, đối với việc sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước cộng hoà và nhiều sự kiện không tôn trọng văn hoá, tiếng nói và các phong tục, tập quán dân tộc. Phản ứng cứng nhắc của chính quyền liên bang đối với mọi bột phát của tình cảm dân tộc, thậm chí đôi khi với cả những biểu hiện nhỏ nhưng càng đẩy họ xa hơn vào hoạt động bí mật và do vậy đã tạo ra hiệu ứng vỉa than bùn đang cháy âm ỉ. Trên bề mặt thì tất cả đều yên tĩnh, vang lên những lời nói vui vẻ về tình hữu nghị giữa các dân tộc, nhưng ở bên trong thì âm ỉ những lò lửa của sự hận thù, không hiểu biết và bất đồng với nhau giữa các dân tộc.


Ai cũng biết rằng, sự thống nhất các nước cộng hoà trong Liên bang Xôviết phần nhiều được quyết định trước bởi cơ cấu tổ chức tập trung mang tính liên bang của đảng cộng sản cầm quyền. Trong một thời gian dài, các tổ chức đảng các nước cộng hoà đã là những bộ phận cấu thành của Đảng Cộng sản Liên Xô thống nhất. Có nghĩa là tất cả những đề bạt và thuyên chuyển cán bộ chủ yếu đều do Mátxcơva quyết định. Những cuộc bầu cử đại biểu với nhiều ứng cử viên và sự thu hẹp đáng kể thành phần đại biểu của cái gọi là các dân tộc không phải bản xứ trong cơ cấu đại biểu được bầu và sự suy yếu nhanh chóng sự lãnh đạo của đảng đã cho phép các cán bộ dân tộc địa phương nhanh chóng hiểu rằng hiện nay họ có thể bảo vệ được mình khỏi nguy cơ bị giáng chức hoặc thuyên chuyển tuỳ tiện theo ý muốn của trung ương. Khẩu hiệu chủ quyền dân tộc đã trở thành phương tiện của việc bảo vệ này. Như vậy bên cạnh các nhân tố khách quan đã có thèm nhân tố chủ quan mạnh mẽ - đó là lợi ích cá nhân và B. Ôlâynhích đã gọi đúng tên là "thói hám danh lợi dân tộc". Quân vương của đảng ở nước cộng hoà, thống đốc cao cấp đây quyền hành, người quản lý vô kỷ luật núp dưới những tuyên bố về việc bảo vệ các lợi ích dân tộc, hiện giờ đã có thể coi thường trung ương mà trước đây họ không dám đụng tới. Nếu trung ương bắt đầu "cứng đầu" đòi làm theo ý mình thì những cuộc đấu tranh quần chúng mang tính dân tộc chủ nghĩa và quốc gia sẽ được phát động. Đã hình thành các mặt trận nhân dân và dân tộc chủ nghĩa theo khuynh hướng chống cộng. Chỉ cần có một tia lửa nhỏ là đám cháy sẽ bùng lên và hầu như không thể dập tắt nổi.


Đã xẩy ra như vậy, ví dụ như ở vùng Bantích, khi dựa vào chính những dẫn chứng về "sự độc đoán của trung ương" trong chính sách cán bộ và ngôn ngữ, trong việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, người ta đã kích động được các tầng lớp nhân dân giác ngộ về ý thức dân tộc mà ở giai đoạn nhất định đã bị đè nén và người bạn đường của nó là chủ nghĩa dân tộc. Và, tất cả bắt đầu dường như từ những việc nhỏ - từ những vấn đề không lớn về ngôn ngữ, các biểu tượng dân tộc, điều chỉnh lại múi giờ địa phương, xác định rõ tên gọi một số thành phố. Và kết thúc, như đã rõ, bằng việc các lực lượng tư sản dân tộc thù địch lên cầm quyền và việc tách các nước cộng hoà Bantích khỏi liên bang Xôviết. Sau đó, kinh nghiệm phân lập này đã bắt đầu được dập khuôn ở Mônđôva, ở Ngoại Cápcadơ, ở Trung Á và một loạt các địa phương khác.


Ở nhiều nước cộng hoà, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa phân lập đã mọc lên nhanh chóng đến ngạc nhiên. Khởi đầu là những cuộc đào bới ồ ạt lịch sử nô dịch và "sự thống trị đế quốc". Sau đó xuất hiện lý luận chủ quyền "tuyệt đối", chính sách hạn chế các quyền của những người được gọi là dân di cư. Cuối cùng đã rộ lên mạnh mẽ những quan niệm về "chủ quyền kinh tế" mà theo đó Liên bang Xôviết và trung ương của nó không còn lãnh thổ và tài sản của mình.


Đáng tiếc là, các cơ quan quyền lực và điều hành của Liên bang Xôviết đã không biết đối phó thích hợp và chủ yếu là không kịp thời đối với sự thách thức đó của chủ nghĩa dân tộc và sự chia rẽ thù địch. Các nhà hoạt động của đảng loại như A. Iacốplép đã khuyên nhủ nói chung là không cần chú ý đến những quá trình này, cả đến những biểu hiện cuồng tín tôn giáo - dân tộc chủ nghĩa ở đâu đó. Còn Tổng thống liên bang thì hy vọng dựa hẳn vào những lời thuyết phục và uy tín của mình, mà uy tín đó sau những sự kiện ở Bacu, Tbilixi và Vinhiút lại đã tan biến đi như sương mù buổi sớm. Những chuyến đi của Goócbachốp tới Ácmênia và Lítva đã không làm giảm được sự đối đầu dân tộc cuồng nhiệt dù chỉ là một độ. Bắt đầu từ Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ nhất, những xích mích dân tộc gần như đã trở thành người bạn đồng hành hàng ngày trong đời sống của quốc hội. Phái đối lập trong quốc hội đã sử dụng tinh vi nhân tố dân tộc vào cuộc đấu tranh chống sự lãnh đạo của liên bang.


Rất nhiều điều phụ thuộc vào việc nước Nga và những người lãnh đạo Nga có quan điểm như thế nào trong tình hình rất phức tạp này. Tháng 5, tháng 6-1990, Đại hội đại biểu nhân dân Liên bang Nga lần thứ nhất đã trở thành nhân tố quyết định đối với số phận của liên bang. Tuyên bố về chủ quyền của Liên bang Nga được đại hội thông qua đã đạt ưu tiên các luật của nước cộng hoà trên các luật của liên bang và bằng cách đó đã mở ra khả năng "công khai" đấu tranh với trung ương liên bang, chuyển toàn bộ hệ thống điều hành trên phần lớn lãnh thổ đất nước vào tay chính quyền Nga. Một loạt những tuyên bố tương tự như vậy đã được đưa ra ở các nước cộng hoà liên bang khác, và sau đó ở cả những nước cộng hoà tự trị của Nga.


Sau đó một thời gian, chính nhiều đại biểu Nga đã buộc phải đau đớn thừa nhận ràng, chính từ thời điểm đó đã bắt đầu sự phá hoại dồn dập đối với Nhà nước liên bang của chúng ta trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, và quân sự. Các đại biểu này đã nói "chính chúng tôi đã thực hiện bước đi đầu tiên theo hướng này tại Đại hội lân thứ nhất, khi với động cơ tốt đẹp đã thông qua quyết định về chủ quyền quốc gia của Liên bang Nga. Tất cả chúng ta là những người có tội. Và cả những nhà lãnh đạo của chúng ta - những người đã biến cuộc đấu tranh chống những thiếu sót cũng như những chính khách cụ thể đang nắm chính quyền ở liên bang thành cuộc đấu tranh chống nhà nước và những cơ sở của nhà nước đó, - cũng có tội"1 (Báo Nước Nga Xôviết, ngày 11 và 21-4-1992).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #65 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2022, 08:29:36 am »

Đất nước đã rơi vào thời kỳ phi nhất thể hoá. Từ cuộc họp của đại hội Nga về, tôi cùng M. Goócbachốp và N. Rưscốp đã nói với nhau về việc này. Như cựu Tổng thống Liên Xô thường thích nói: "quá trình đã bắt đầu". Nhưng là quá trình phá hoại nhất.


Cần phải nói rằng, sự đối đầu cá nhân giữa Tổng thống Liên Xô và Tổng thống Liên bang Nga đã đan kết chặt chẽ và lâu dài với quá trình này. Các lãnh tụ một loạt các nước cộng hoà khác với những tính toán riêng của mình với trung ương Liên bang và với Nga cũng không chịu thua kém trong cuộc đấu tranh này.


Nếu lột đi cái vỏ bề ngoài và gọi tất cả bằng đúng cái tên của nó thì trong sự đối đầu giữa các nước cộng hoà với trung ương liên bang đã diễn ra một cuộc đấu tranh tuyêt vọng vì quyền lực. Trong cuộc đấu tranh đó, những lợi ích thực sự của nhân dân, của hàng triệu người thường dân và số phận của một cường quốc vĩ đại trên thế giới, thường được đẩy xuống hàng thứ yếu. Trong sự tranh giành quyền lực của mình, những lãnh tụ các nước cộng hoà, đôi khi, dễ dàng quên đi là họ đã bắt đầu từ những khẩu hiệu và những vấn đề cao siêu nào. Và tất cả điều đó đã kèm theo sự phá vỡ toàn bộ các cấu trúc thống nhất mà lẽ ra không được phá vỡ. Kết quả không tránh khỏi là khủng hoảng kinh tế sâu sắc thêm và đời sống của nhân dân trong tất cả các nước cộng hoà giảm sút nhanh chóng.


Trước tình hình đó, cần phải hành động, tính toán làm thế nào đó để ổn định tình hình, ngăn chặn sự sụp đổ đang đến gần của nhà nước liên bang. Trước tiên, hoàn toàn có thể giới hạn ở việc xem xét lại các chương tương ứng của hiến pháp Liên Xô và thông qua các luật liên bang củng cố cơ bản chủ quyền và mở rộng các quyền của các nước cộng hoà. Xôviết tối cao Liên Xô đã thông qua 6 luật như vậy, trong đó có Luật về phân định quyền hạn giữa Liên bang Xôviết và các chủ thể liên bang, về trách nhiệm đối với việc xâm phạm đến quyền bình đẳng dân tộc của công dân, về ngôn ngữ của các dân tộc ở Liên bang Xôviết, về thủ tục giải quyết các vấn đề có liên quan tới việc một nước cộng hoà liên bang ra khỏi Liên Xô. Đồng thời, bắt đầu các cuộc họp tư vấn nhằm soạn thảo những phương án đầu tiên của dự thảo hiệp ước liên bang mới. Nhưng các lực lượng chống lại trung ương không thoả mãn với việc này.


Ví dụ, ban lãnh đạo Nga đã đáp lại những nỗ lực này của chính quyền liên bang bằng cái gì? Cuối tháng 10-1990 thông qua luật của Cộng hoà Liên bang xã hội chủ nghĩa Xôviết Nga "Về hiệu lực của các luật của Liên bang Xôviết trên lãnh thổ Cộng hoà Liên bang xã hội chủ nghĩa Xôviết Nga", quy định xử phạt những người có trọng trách thi hành các luật liên bang mà không được Nga phê chuẩn, có nghĩa là lần đầu tiên trong thực tế luật pháp thế giới, việc tuân thủ luật được tuyên bố là vi phạm luật. Tiếp theo là luật "về việc đảm bảo cơ sở kinh tế cho chủ quyền của Cộng hoà Liên bang xã hội chủ nghĩa Xôviết Nga". Theo luật này, thì tất cả các đối tượng sở hữu quốc gia trên lãnh thổ Nga kể cả các tổ chức trực thuộc Liên Xô, được tuyên bố là sở hữu của Liên bang Nga. Sau đó, sự đối đầu được chuyển sang lĩnh vực các quan hệ ngân sách. Luật của Nga về việc lập ngân sách năm 1991 đã thể hiện mơ ước từ lâu của những kẻ chống đối trung ương liên bang: ngân sách sẽ được hình thành trên cơ sở hệ thống thuế một kênh. Có nghĩa là, Liên bang Xôviết bị tước mất các nguồn riêng để tồn tại. Theo gương Nga, các nước cộng hoà khác đã bắt đầu đi vào con đường này. Sự tan rã Liên bang Xôviết đã bắt đầu như khối tuyết tan trên núi.


Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ 4 họp vào tháng 12-1990 đã cảm nhận được nguy cơ này. Các đại biểu đã bắt đầu lo lắng. Bằng việc bỏ phiếu ghi rõ tên, họ đã thông qua quyết định về việc duy trì Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết như một liên bang đổi mới của các nước cộng hoà bình đẳng có chủ quyền, về duy trì tên gọi lịch sử của nó là "Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết", cũng như về việc tiến hành cuộc trưng cầu ý dân trong toàn quốc nhằm duy trì sự thống nhất của liên bang Xôviết đổi mới.


Tuy nhiên, cả quyết định này cũng bị chống đối kịch liệt, ở một số nước cộng hoà, chính quyền cấm tiến hành cuộc trưng cầu ý dân của liên bang, ở Cộng hoà Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, ban lãnh đạo phong trào "Nước Nga dân chủ" và các lực lượng đối lập khác kêu gọi các công dân "không" duy trì Liên bang Xôviết. Hàng loạt báo do chính phủ Cộng hoà Liên bang xã hội chủ nghĩa Xôviết Nga kiểm soát đã đăng tranh cổ động trong đó nước Nga trong thành phần của liên bang đổi mới được mô tả ở sau chấn song nhà tù1 (Báo Nước Nga ngày 15-3-1991). Trước ngày trưng cầu ý dân, B. Enxin đã phát biểu tại nhà điện ảnh Mátxcơva và trên vô tuyến truyền hình chính với tinh thần đó. Người ta đã tổ chức các cuộc mít tinh và hội họp quần chúng.


Song, như đã rõ, các kết quả của cuộc trưng cầu ý dân ngày 17-3-1991 đã chứng tỏ rằng đông đảo quần chúng nhân dân phản đối việc phá vỡ Liên bang Xôviết. 76,4% công dân tham gia bỏ phiếu tức là hơn 113,5 triệu người, có nghĩa là gần 2/3 dân số đã trưởng thành của đất nước tán thành duy trì và đổi mới Liên bang Xôviết. Dường như tất cả đã ở đúng vị trí của mình. Ý chí của đại đa số nhân dân phải trở thành luật tối cao đối với tất cả. Nhưng đất nước lại rung chuyển trong những cuộc mít tinh và bãi công. Các nhà lãnh đạo của một loạt nước cộng hoà công khai kêu gọi không thừa nhận các kết quả trưng cầu ý dân. Xuất hiện những đề nghị chuyển sự hợp nhất các nước cộng hoà sang những cơ sở hoàn toàn khác, xa rời các cơ sở liên bang.


Vào ngày 27-1-1991, các đại diện của "Nước Nga dân chủ" và các lực lượng đối lập khác tập hợp tại đại hội dân chủ ở Kháccốp, đã thông qua quyết định giải thể Liên bang Xôviết và thay Liên bang Xôviết bằng Cộng đồng các quốc gia có chủ quyền. Cũng trong thời gian này, Phó Chủ tịch thứ nhất Xôviết tối cao Cộng hoà Liên bang xã hội chủ nghĩa Xôviết Nga R. Khabulatốp đã công bố dự thảo hiệp ước liên bang của mình. Trong đó, đề nghị thành lập trên lãnh thổ đất nước không phải liên bang mà là "cộng đồng" hay hội liên hiệp, là sự tập hợp lỏng lẻo của các quốc gia có chủ quyền. Theo quan điểm của luật pháp quốc tế thì không thể có quốc tịch liên bang mà không có hiến pháp liên bang1 (Tạp chí Chính trị - xã hội quốc tế, ngày 24-1-1991). Vào tháng hai, gần tới cuộc trưng cầu ý dân đã có thông báo rằng các nhà lãnh đạo Nga, Ucraina, Bêlôrútxia và Cadắcxtan đã cử các đại diện của mình đến Minxcơ để xem xét mà không có sự tham gia của lãnh đạo Liên Xô, các đề nghị về việc thành lập "cộng đồng" thực chất là xoá bỏ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết hoặc ít nhất cũng biến nhà nước liên bang thống nhất trở thành liên bang lỏng lẻo của các quốc gia độc lập.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #66 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2022, 08:33:27 am »

Hãy chú ý đến các sự kiện này. Bởi chính các sự kiện đó chứng tỏ rằng ý tưởng thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) (không có trung ương liên bang) đã xuất hiện từ lâu trước tháng 8-1991. G.Burbulix nguyên là một trong các tác giả của ý tưởng này, đã rất luyến tiếc rằng, ý tưởng này đã không thực hiện được lúc đó. Cả Enxin cũng tiếc về điều đó2 (Báo Tin tức ngày 17-12-1991 và Báo Độc lập, ngày 29-1-1992).


Nếu ở đây, tôi kể ra những nguyên nhân và diễn biến phá vỡ liên bang tỉ mỉ như vậy, chỉ là để mỗi một người khi đọc những dòng này, có thể tự mình thấy những cái thở dài và những lời than vãn của một loạt các vị lãnh tụ về sự tiêu vong của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết phô trương giả tạo đến mức nào. Nên biết rằng những người lớn tiếng thở dài và than vãn chính là những người đã phá vỡ liên bang một cách có bài bản. Đây là những giọt nước mắt cá sấu và những mưu toan rõ ràng nhằm tránh cho mình khỏi sự tức giận của hàng triệu người.


Rõ ràng, ông là người đã tham gia tất cả các cuộc thảo luận dự thảo hiệp ước liên bang mới. Dự thảo đó củng cố hay làm suy yếu các cơ sở của Liên bang Xôviết?

Đã có hai con đường để ngăn chặn sự phá vỡ Liên Xô. Con đường thứ nhất như đã nói - tiến hành những thay đổi cơ bản trong hiến pháp hiện hành của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết. Hiến pháp đã tiếp thu có sửa đổi chút ít các luận điểm của hiệp ước liên bang đầu tiên - hiệp ước năm 1922. Đã đề ra việc bổ sung những luận điểm bằng những chuẩn mực cho phép không làm suy yếu liên bang nhưng củng cố thực sự chủ quyền của các nước cộng hoà, mở rộng quyền hạn, đảm bảo quyền tự chủ của các cơ quan thuộc các nước cộng hoà trong việc thực hiện các quyền hạn đó.


Tuy nhiên, dần dần dưới sức ép của các đại diện một loạt nước cộng hoà và các lãnh thổ quốc gia - dân tộc, đại đa số các đại biểu đã bắt đầu ngả theo hướng ký kết hiệp ước liên bang mới. Hiệp ước này có thể trở thành một phần hữu cơ của hiến pháp mới của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết. Vì thế cho nên từ giữa năm 1990, dưới sự bảo trợ của Xôviết tối cao Liên Xô, đã tiến hành các cuộc họp tư vấn của các đại diện các nước cộng hoà. Trong quá trình các cuộc họp đó, người ta đã soạn thảo phương án thứ nhất của dự thảo hiệp ước liên bang. Tiếp theo, đã chuẩn bị thêm hai phương án của dự thảo hiệp ước liên bang. Nói chung, các phương án đó đều xuất phát từ tư tưởng gìn giữ tính chất liên bang của nhà nước chúng ta, mà lúc đầu được đề nghị gọi là "Liên bang các nước cộng hoà Xôviết có chủ quyền", còn sau đó chỉ đơn giản là "Liên bang các nước cộng hoà có chủ quyền". Trong các dự thảo này các quyền hạn đặc biệt của liên bang được phác hoạ khá rõ ràng, sự ưu tiên các luật liên bang đã được khẳng định, đã giải quyết các vấn đề tài sản liên bang, về sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, quốc tịch thống nhất. Thực tế thì những quan điểm cơ bản của các văn kiện này đã được ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 17-3-1991. Cuộc trưng cầu ý dân đã ủng hộ việc duy trì liên bang của chúng ta chính là "Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết, có nghĩa là tán thành không thay đổi tính chất xã hội chủ nghĩa, hình thức Xôviết và cấu trúc liên bang của nhà nước chúng ta. Cho nên khi tổng kết cuộc trưng cầu ý dân, Xôviết tối cao Liên Xô đã nhận thấy cần thiết phải làm cho dự thảo hiệp ước liên bang hoàn toàn phù hợp với kết quả của cuộc trưng cầu ý dân, hoàn thiện dự thảo với sự tham gia của đại diện tất cả các nước cộng hoà liên bang và tự trị.


Tuy nhiên, quyết định này được tiếp nhận khác nhau trong các nước cộng hoà. Những tính toán xung quanh số phận liên bang vẫn không dịu đi. Hơn nữa, chúng lại trở thành nguy cơ dễ bùng nổ. Cuộc chiến tranh luật pháp trở thành nỗi bất hạnh phá vỡ trật tự luật pháp thống nhất trong nước. Rõ ràng, các mối quan hệ kinh tế quốc dân hình thành từ bao năm đã bị phá vỡ. Các lò lửa xung đột giữa các dân tộc lại bùng lên mạnh hơn và thường xuyên hơn.


Tất cả những "điều đó đã làm cho M.X. Goócbachốp tiến hành tiếp xúc trực tiếp với những người lãnh đạo 9 nước cộng hoà. M.X. Goócbachốp đã gặp gỡ họ vào ngày 23-4-1991 tại Nôvôôgarép và đã đề nghị ký tuyên bố chung về những biện pháp khẩn cấp nhằm ổn định tình hình trong nước và khắc phục khủng hoảng. Tuyên bố được thông qua đã thừa nhận sự cần thiết phải khôi phục trật tự hiến pháp và tuân thủ nghiêm ngặt các luật liên bang. Nhiệm vụ ký kết hiệp ước liên bang mới có tính tới kết quả của cuộc trưng cầu ý dân được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Đã quyết định không quá 6 tháng, kể từ khi ký kết hiệp ước này, phải thông qua hiến pháp mới của liên bang tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô. Quá trình "Nôvôôgarép" được bắt đầu như vậy.


Ngày nay khi giở lại những bản ghi chép của các cuộc gặp gỡ Nôvôôgarép mà tôi có tham gia, tôi nhớ các cuộc gặp gỡ đó đã diễn ra khó khăn như thế nào. Và không phải ngẫu nhiên, các quan điểm của những người tham gia đối lập với nhau rất nhiều. Có thể nói rằng, nếu như các đề nghị của Bêlôrútxia và Cadắcxtan gần gũi với việc duy trì và đổi mới liên bang Xôviết, thì các đại diện của Ucraina, Kirơghixtan và một vài nước cộng hoà khác lại bảo vệ tư tưởng "cộng đồng" kiểu như cộng đồng châu Âu. Ban lãnh đạo Cộng hoà Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga không đồng ý với những đề nghị về duy trì quốc tịch liên bang thống nhất và với nhiều điểm phân chia quyền hạn của liên bang và các nước cộng hoà. Có những bất đồng nghiêm trọng giữa Adécbaigian và Ácmênia, một loạt các nước cộng hoà Trung Á. Các đại biểu của các nước cộng hoà tự trị có những quan điểm đặc biệt, khi đòi dành cho mình quy chế của người sáng lập liên bang mới.


M. Goócbachốp đã chọn chiến thuật tương đối độc đáo. Sau khi để tôi trình bày khả năng duy trì liên bang như là một liên bang đổi mới, chính Goócbachốp đã cố gắng đóng vai trò trọng tài không thiên vị khi thì gắn với các lý lẽ của quốc hội liên bang và những kết quả trưng cầu ý dân; khi thì nghiêng về phía các nước cộng hoà. Xin nói thẳng rằng, việc bảo vệ sự thống nhất của nhà nước liên bang chúng ta trong tình hình này rất không đơn giản. Trong một vài trường hợp tôi đã buộc phải ghi chép vào biên bản ý kiến riêng của mình. Ý kiến riêng được ghi trực tiếp trong văn bản dự thảo hiệp ước, nhân có đề nghị được M. Goócbachốp ủng hộ, đặt tên nước ta là "Liên bang các quốc gia có chủ quyền". Chính lúc đó đã rõ là "Liên bang các quốc gia" và "Nhà nước liên bang'' là hoàn toàn khác nhau. Nếu "Liên bang các quốc gia" có nghĩa là một cấu trúc liên bang lỏng lèo, thì "Nhà nước liên bang" đồng nghĩa với liên bang, nó có chủ quyền cũng như các bộ phận cấu thành của nó.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #67 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2022, 08:34:13 am »

Bảo vệ những lợi ích của liên bang trong khi thảo luận vấn đề đóng thuế trực tiếp vào ngân sách của Liên bang (có nghĩa là về hệ thống hình thành ngàn sách liên bang theo hai kênh) là đặc biệt khó khăn, ủng hộ hệ thống này, lúc đó M. Goócbachốp đã nói: "Nếu không có thuế liên bang thì không có liên bang. Không một liên bang nào không có thuế liên bang cả". Đồng thời ông ta thậm chí còn vin vào cớ là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến ở Trung Á chính là vấn đề thuế liên bang.


Tuy nhiên, cả vấn đề này và về nhiều vấn đề khác, đại diện của một loạt các nước cộng hoà đã đưa ra những đòi hỏi càng ngày càng mới, làm xói mòn nội dung dự thảo của hiệp ưởc và từng bước làm suy yếu và phá vỡ cấu trúc liên bang của nhà nước chúng ta. So sánh các dự thảo hiệp ước liên bang được soạn thảo trước cuộc trưng cầu ý dân với các dự thảo được chuẩn bị trong quá trình các cuộc gặp gỡ Nôvòôgarép cho thấy từng bước rời bỏ những nguyên tắc đã được Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ 4 thông qua và được nhân dân ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân như thế nào.


Dĩ nhiên, có thể xuất hiện sự nghi ngờ rằng, kết luận này của tôi có phải là ý kiến chủ quan của một con người với những quan điểm "đế chế" bảo thủ cố gắng hết sức bảo vệ cho kỳ được Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết "đã thối rữa" không? Nhưng trước mắt tôi là các kết luận của ba nhóm lớn các chuyên viên gồm các luật gia, các nhà sử học, các nhà kinh tế và các chính trị gia độc lập về dự thảo hiệp ước liên bang Nôvôôgarép. Bạn hãy đọc những kết luận này.


Nhóm chuyên viên thứ nhất kết luận: "Việc phân tích văn bản hiệp ước cho thấy rằng liên bang sẽ không có chủ quyền ở mức độ cần thiết cho quốc gia hoạt động bình thường và vì vậy không phải là nhà nước liên bang. Các tiêu chuẩn thực tế của toàn bộ văn bản hiệp ước chứng minh về một liên bang lỏng lẻo mà các tác giả của dự thảo muốn đưa ra để thay thế Liên bang Xôviết khi họ không dám công khai chống lại những kết quả của cuộc trưng cầu ý dân".


"Dự thảo hiệp ước đã tạo những điều kiện để khuyến khích các xu hướng ly tâm trong liên bang, các hoạt động của những xu hướng này có thể vượt ra ngoài sự kiểm soát của những người có trách nhiệm về hiệp ước. Toàn bộ văn bản dự thảo cho phép nghi ngờ về tính trung thực của các tác giả khi họ bày tỏ mong muốn giúp duy trì và đổi mới liên bang. Dự thảo hiệp ước chứng minh tính chất liên hiệp lỏng lẻo của liên bang tương lai trong khi ngày 17-3-1991 đại đa số nhân dân tán thành duy trì và đổi mới Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết như một liên bang của các nước cộng hoà bình đẳng có chủ quyền" - đây là kết luận của nhóm chuyên viên thứ hai.


Nhóm chuyên viên thứ ba tuyên bố còn cương quyết hơn: "Sau khi thừa nhận liên bang, hiệp ước xây dựng trên thực tế không phải một liên bang lỏng lẻo mà đơn giản chỉ là một câu lạc bộ các quốc gia. Nó dẫn thẳng đến việc huỷ diệt Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết; trong đó thể hiện tất cả các cơ sở cho các việc làm trong tương lai: tiền tệ, quân đội, thuế quan, v.v... Khi tiến hành đường lối này một cách bí mật, không rõ ràng nó sẽ nguy hiểm gấp đôi, vì nó làm xói mòn tất cả những khái niệm ở mức độ xuất hiện con quỷ nhà nước".


Tôi xin nói thêm rằng, trong tay chúng tôi không có những kết luận nào khác của các chuyên viên, dù ở mức độ ít nhất, ủng hộ dự thảo Nôvôôgarép. Chính M. Goócbachốp biết rất rõ việc này. Điều này giải thích tại sao ngày 12-7-1991, Xôviết tối cao Liên Xô thông qua nghị quyết mà trong đó, sau khi tán thành cơ bản dự thảo hiệp ước liên bang, đã cho rằng, chỉ có thể ký hiệp ước sau khi sửa đổi nghiêm túc và thoả thuận giửa các nước cộng hoà, với sự tham gia của đoàn đại biểu liên bang có thẩm quyền được thành lập tại kỳ họp của xôviết tối cao. Đoàn đại biểu được uỷ nhiệm phải xuất phát từ một loạt các quan điểm nguyên tắc và trước hết, từ các kết quả của cuộc trưng cầu ý dân trong toàn quốc. Nhiệm vụ riêng được đề ra là "đưa vào xem xét trong dự thảo hiệp ước liên bang về việc ở Liên Xô có một không gian kinh tế thống nhất, một hệ thống ngân hàng thống nhất và Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết phải có sở hữu cần thiết cho hoạt động bình thường của nó như một Nhà nước liên bang, trong đó có các phương tiện tài chính được chuyển trực tiếp vào ngân sách liên bang trên cơ sở luật pháp của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết". Đồng thời đã nhấn mạnh rằng "văn bản cuối cùng của hiệp ước liên bang, phù hợp với những nguyên tắc của một nhà nước dân chủ đổi mới, sẽ được ký kết tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô".


Song, cuộc gặp gỡ cuối cùng ở Nôvôôgarép ngày 23-7-1991 đã cho thấy quan điểm hoàn toàn có cơ sở này của Quốc hội liên bang lại đụng phải sự chống đối của một bộ phận đáng kể những người tham gia các cuộc đàm phán.


Phương án cuối cùng của dự thảo hiệp ước về liên bang các quốc gia có chủ quyền, trong đó một loạt các vấn đề tương đối cơ bản còn phải thoả thuận tiếp, còn nguy hiểm hơn đối với việc bảo vệ các cơ sở liên bang của nhà nước chúng ta. Chỉ có việc xem xét thêm dự thảo hiệp ước tại Xôviết tối cao Liên Xô và ở quốc hội các nước cộng hoà dự định tiến hành vào tháng 9, tháng 10-1991 mới có thể cứu vãn được tình hình.


Trả lời câu hỏi được đặt ra cho tôi như vậy, tôi có thể nói một cách tin tưởng rằng dự thảo hiệp ước liên bang có hai mặt, hai vai trò. Trước cuộc trưng cầu ý dân, nó có tiềm năng xây dựng đáng kể, trong trường hợp đưa dự thảo phù hợp chính xác với các kết quả của cuộc trưng cầu ý dân đã tạo cơ sở để duy trì và đổi mới Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết. Trong quá trình các cuộc gặp gỡ Nôvôôgarép dự thảo này do kết quả của nhiều sự nhượng bộ và thoả hiệp đã trở thành công cụ phá hoại. Bất chấp ý chí của nhân dân đã được thể hiện rõ ràng, nó chỉ có thể dẫn đến một điều là tiêu diệt thực sự Nhà nước Liên bang Xô viết.


Trong suốt cả thời gian ông bị giam giữ, các cuộc tranh cãi về tuyên bố của ông về hiệp ước liên bang được công bố trong quá trình các sự kiện tháng 8 không giảm đi. Thậm chí người ta còn tranh cãi về việc khi nào ông viết tuyên bố: ngày 16 hay muộn hơn? Sẽ rất thú vị, nếu được biết, trước đó ông đã có ý định gì để ngăn cản việc thông qua dự thảo đã được công bố? Ông với M. Goócbachốp có tranh luận về vấn đề này không?
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #68 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2022, 08:35:06 am »

Về việc bung ra các cuộc tranh cãi như thế nào xung quanh dự thảo hiệp ước liên bang, thì tôi đã nói. Những cuộc tranh cãi đó không chỉ diễn ra tại các cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo các nước cộng hoà và liên bang ở Nôvôôgarép, mà còn riêng giữa tôi với Tổng thống Liên Xô. Và không chỉ một lân. Tuyên bố của tôi về hiệp ước liên bang có thể coi là màn cuối của các cuộc tranh cải này, nhằm ngăn chặn sự tiêu vong của nhà nước liên bang chúng ta.


Như đã nêu, phương án cuối cùng của hiệp ước về liên bang các quốc gia có chủ quyền đã được thảo luận tại Nòvôôgarép ngày 23-7-1991. Cuộc hội đàm có thể nói là nặng nề nhất, còn về một loạt các điểm thì hoàn toàn không mang tính xây dựng. Có thể nói một cách đầy đủ rằng, ít nhất hai nước cộng hoà (Adécbaigian và Kirơghixtan) đã đề nghị trong hiệp ước không nhắc đến Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết là một nhà nước liên bang có chủ quyền, và nói chung, không chấp nhận từ "liên bang" trong bất kỳ điều nào của dự thảo. Đại biểu của một số nước cộng hoà lại một lần nữa khăng khăng đòi liên bang không thể có sở hữu riêng của mình và tất cả các tài sản hiện do liên bang chiếm giữ phải được coi là sở hữu chung của các nước cộng hoà. Cũng có ý kiến đề nghị bỏ khái niệm thẩm quyền đặc biệt của liên bang, thay nó bằng phạm vi các lợi ích chung của các nước cộng hoà có chủ quyền. Tổng thống Nga đã đề nghị ghi nhận trong hiệp ước việc mở rộng quyền tài phán của Liên bang Nga đối với tất cả các xí nghiệp nằm trên lãnh thổ liên bang Nga, kể cả các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng. Đã không đạt được thoả thuận về các vấn đề đóng thuế thẳng cho ngân sách liên bang. B. Enxin kiên quyết giữ hệ thống thu một kênh tất cả các loại thuế vào ngân sách của nước Nga, sau đó Nga sẽ chuyển cho liên bang một phân số tiền thuế này. Cuối cùng, đại diện của Ucraina đã tuyên bố rằng, Ucraina sẽ quyết định vấn đề về thái độ của mình với hiệp ước liên bang không sớm hơn giữa tháng 9-1991.


Vì vậy, sau khi đã tán thành nói chung dự thảo hiệp ước liên bang, tất cả những người tham gia cuộc gặp gỡ cuối cùng đã đi đến kết luận ký kết hiệp ước trong tháng 9, tháng 10-1991 là hợp lý, tiến hành việc ký kết này tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô có mời tất cả các đoàn đại biểu có thẩm quyền của các nước cộng hoà tham dự. Việc chính M. Goócbachốp ủng hộ thủ tục ký kết hiệp ước liên bang như vậy đã được ghi rõ trong bản tốc ký của cuộc gặp gỡ Nôvôôgarép.


Trước đó, cần phải thoả thuận xong một loạt các điều của bản dự thảo, mặc đầu dễ dàng nhận thấy rằng không phải chỉ đơn giản là hoàn thiện biên tập hiệp ước mà là giải quyết những vấn đề mang tính nguyên tắc nhất, trước hết là về sở hữu và tài chính của liên bang, những vấn đề nói chung sẽ quyết định việc liên bang được duy trì hay trở thành một liên bang lỏng lẻo vô hình nào đó của các quốc gia độc lập.


Đánh giá tầm quan trọng của các điều khoản này của hiệp ước, tôi dựa vào tuyên bố được X. Alếchxêép - Chủ tịch Uỷ ban giám sát thực hiện hiến pháp đưa ra tại kỳ họp Xôviết tối cao Liên Xô. Khi đó, ông đã nói: đặc trưng tối cần thiết của một nhà nước là cơ sở tài chính riêng của nó. Không chỉ đơn giản là không tốt nếu không có thu thuế riêng, không có nhà nước, nếu nó không có cơ sở riêng. Vấn đề ở đây không phải ở các chi tiết kỹ thuật, không phải giải quyết vấn đề cái gì tốt hơn: hệ thống một kênh, hay hai kênh. Vấn đề ở đây không phải ở các thời điểm ưu tiên, không phải ở những sự tôn trọng. Nếu lý giải như vậy thì đơn giản là sẽ không có liên bang, sẽ không có liên bang không chỉ như liên bang mà thậm chí cả như một liên bang lỏng lẻo. Sẽ là một tổ chức pháp quyền quốc tế kiểu Liên hợp quốc, nếu như được xây dựng trên cơ sở đóng góp kinh phí1 (Công báo các phiên họp ngày 11-7-1991, số 109, tr.18).


Tuy nhiên, như các sự kiện sau đó đã chứng tỏ, việc thoả thuận các vấn đề có tính nguyên tắc nhất này của sự tồn tại và diệt vong của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết đã diễn ra không phải tại cuộc họp chung của các đại biểu có thẩm quyền của các nước cộng hoà mà trong phạm vi hẹp giữa các lãnh tụ chính trị, hơn nữa lại hết sức bí mật. Ngày 29-30-7-1991 tại Nôvôôgarép đã diễn ra các cuộc gặp gỡ bí mật của M. Goócbachốp với B. Enxin và N. Nadabaép, những người đã tham gia các cuộc đàm phán Xô - Mỹ diễn ra trong thời gian đó ở Mátxcơva. Dĩ nhiên, trọng tâm chú ý của các cuộc gặp gỡ này là dự thảo hiệp ước về liên bang các quốc gia có chủ quyền, những vấn đề trong dự thảo và thủ tục ký kết "chưa được thoả thuận". Biết rằng dự thảo đã được sửa chữa lần cuối này có thể không được ủng hộ ở Xôviết tối cao Liên Xô, hơn thế nữa tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, M. Goócbachốp đã đề nghị các Tổng thống Nga và Cadắcxtan bắt đầu ký dự thảo không phải vào tháng 9, tháng 10 như đã quy định trước đây, mà đúng là sau 3 tuần - vào ngày 20-8-1991. Đáp lại thoả thuận của họ, Tổng thống Liên Xô đã chấp nhận yêu cầu của B.Enxin ghi vào hiệp ước hệ thống một kênh thu thuế vào ngân sách của các nước cộng hoà. Lúc đó B. Exin đã tự tay mình xoá khỏi điều 9 của dự thảo nói về các loại thuế liên bang những từ: "Các loại thuế và thu thuế theo quy định được người đóng thuế nộp trực tiếp vào ngân sách liên bang", và bằng cách đó đã phá vỡ hoàn toàn cơ sở vật chất độc lập để tồn tại của nhà nước Liên bang. Đồng thời M. Goócbachốp đã cam kết ngay sau khi ký kết hiệp ước là sẽ ra sắc lệnh chuyển tất cả các xí nghiệp trực thuộc liên bang nằm trên lãnh thổ Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xôviết Nga sang quyền tài phán của Nga.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #69 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2022, 08:36:03 am »

Trong tuyên bố của mình trên vô tuyến truyền hình ngày 2-8-1991, M. Goócbachốp đã thông báo rằng, các đoàn đại biểu Liên bang Nga, Cadắcxtan và Udơbêkixtan sẽ ký hiệp ước đầu tiên và tiếp đó sau những khoảng thời gian nhất định, các đại diện của các nước cộng hoà khác đã tham gia quá trình Nôvôôgarép sẽ ký1 (Báo Nước Nga, ngày 23-8-1991). Dựa trên những lời xác nhận của M. Goócbachốp và B. Enxin, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Nga đã thông báo ở một trong các bài trả lời phỏng vấn của mình rằng, trong thời gian các cuộc gặp gỡ bí mật ngày 29-30-7, các Tổng thống Nga và Cadắcxtan đã đề nghị M. Goócbachốp tiến hành bố trí lại cơ bản cán bộ trong bộ máy đầu não của chính quyền liên bang, cách chức Thủ tướng Páplốp (đã đề nghị Nadabaép thay Páplốp), thay các chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô bằng những người mới, cũng như sáp nhập Bộ Ngoại giao và Bộ Quan hệ kinh tế đối ngoại thành một bộ2 (Báo Tin tức, ngày 13-8-1992). Bằng cách đó, việc ký kết hiệp ước liên bang, hơn nữa lại ký riêng từng đoàn đại biểu, được tiến hành ngoài phạm vi của Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, một đại hội đã được các lãnh tụ của một loạt nước cộng hoà và hiển nhiên là cả Tổng thống Liên Xô dự kiến triệu tập để ký hiệp ước, vì nó sẽ cản trở việc thực hiện ý đồ đã định của họ. Hiệp ước này hợp ý họ bởi: một mặt, nó dường như đã duy trì được chức vụ của tổng thống liên bang, còn mặt khác, nó thực tế đã huỷ bỏ Nhà nước liên bang - Liên bang các nước cộng hoà Xôviết. Chỉ có người mù mới không thể nhìn thấy điều đó. Hơn nữa, dự thảo hiệp ước định đưa ra để ký đã được thay đổi cơ bản tại cuộc gặp bí mật "tay ba" trước ngày 16-8-1991, đã không được công bố trên báo chí, vì chắc chắn nó sẽ bị công chúng phản đối. Để hạn chế, người ta chỉ gửi văn bản hiệp ước cho những người đứng đầu các đoàn đại biểu có đủ thẩm quyền. Hơn nữa, lại không nói gì đến việc tiến hành các cuộc họp của quốc hội các nước cộng hoà, mặc dù, việc này đã được xem xét trong các quyết định do họ thông qua trước đây. Còn đối với quốc hội liên bang, thì nó bị kiên quyết gạt bỏ không cho tham gia vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể về sự tồn tại của liên bang. Người ta đã đề nghị chủ tịch quốc hội liên bang và các nhà lãnh đạo các Viện của quốc hội chỉ im lặng khi tham dự ký kết một hiệp ước trái với những kết quả của cuộc trưng cầu ý dân toàn quốc. Như vậy, tôi đã rơi vào tình trạng của một người không được đếm xỉa tới ý chí của Xôviết tối cao Liên Xô đã được bầy tỏ rõ ràng trước đây, và sự có mặt của tôi chỉ là để làm long trọng hoá việc ký kết hiệp ước mà thực chất là hiệp ước phá vỡ các cơ sở của Liên bang Xôviết.


Tôi đã nói việc này với tổng thống liên bang trong một cuộc nói chuyện nửa tiếng đồng hồ qua điện thoại vào ngày 13-8-1991, đúng là chỉ trước các sự kiện tháng 8 có 5 ngày.

Tôi đã chuẩn bị tuyên bố của mình sau cuộc nói chuyện này nhân việc các đại biểu và công dân gửi cho tôi các đề nghị. Tuyên bố của tôi hầu như nhắc lại từng chữ quan điểm của Xôviết tối cao Liên Xô về dự thảo hiệp ước liên bang và không nói đến thậm chí chỉ là dự định về những biện pháp đặc biệt nào cả Ngày 18-8, tôi chỉ đưa vào tuyên bố những giải thích nhỏ làm rõ thêm. Hôm nay tôi không bác bỏ một lời nào đối với văn kiện đã được đưa ra khá đầy đủ này. Tư tưởng xuyên suốt văn kiện là hiệp ước liên bang rất cần thiết và nó cần được ký kết sau khi đã được hoàn chỉnh ở Xôviết tối cao Liên Xô với nội dung phù hợp với những kết quả của cuộc trưng cầu ý dân trong toàn quốc.


M. Goócbachốp tuyên bố rằng chính "những người lao động" có tội trong việc phá vỡ ký kết hiệp ước liên bang. B. Enxin nói rằng không chỉ riêng "những người bạo động" và cả chính M. Goócbachốp là "những kẻ đào huyệt" chôn vùi văn kiện này. Có phải như thế không? Dẫu sao thì ai đã "kết thúc ván bài" phá vỡ Liên bang Xôviết xuất sắc như vậy?


Cho rằng "những người bạo động" là những người duy nhất có tội và thậm chí là những người có tội chính trong việc phá vỡ ký kết hiệp ước liên bang có nghĩa là quên hết rằng những kẻ dân chủ cấp tiến và chia rẽ dân tộc đã chống cự một cách tuyệt vọng như thế nào đối với tư tường duy trì liên bang trước cuộc trưng cầu ý dàn trong toàn quốc, về những lời kêu gọi của họ tẩy chay bỏ phiếu, có nghĩa là quên "cuộc chiến tranh luật pháp", ngân sách và quyền tài phán đã diễn ra khốc liệt như thế nào, tước bỏ dần dần nhưng chính xác như thế nào khỏi dự thảo hiệp ước liên bang tất cả những gì nhắc đến dù xa xôi về một liên bang thực sự.


Hầu như trong mỗi bài phát biểu của M. Goócbachốp đều có những lời buộc tội "những người bạo động" phá vỡ việc ký kết hiệp ước liên bang các quốc gia độc lập. Tháng 9-1991 ông ta đã ghi lời buộc tội này vào tuyên bố chung của lãnh đạo các nước cộng hoà và đòi đưa lời buộc tội đó vào nghị quyết của Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô bất thường lần thứ năm. Lại thế nữa! Điều đó đã tạo khả năng cho ông ta trốn tránh tội lỗi của mình về việc phá vỡ liên bang. Nhưng, các đại biểu đã thông minh hơn là tổng thống nghĩ về họ. Trong nghị quyết của Đại hội họ đã xác nhận rkng, các sự kiện tháng 8 không "phá vỡ" mà chỉ "gây nguy hiểm cho quá trình hình thành các quan hệ liên bang" và họ đã đề nghị các nhà lãnh đạo các nước cộng hoà "nhanh chóng" chuẩn bị ký kết hiệp ước về liên bang các quốc gia có chủ quyền"1 (Công báo của Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô và Xô viết tối cao Liên Xô, 1991, số 37, tr.1081).


Thực tế, tại sao không thể ký được hiệp ước, một tuần sau "cuộc bạo động", vào những ngày đại hội đại biểu nhân dân lần thứ năm? Nhưng không, điều đó đã không xẩy ra! Đại hội đã nhụt chí! Thậm chí công thức liên hiệp lỏng lẻo do M. Goócbachốp vội vàng đưa ra cũng bị bác bỏ. Và không phải "những người bạo động" có lỗi trong việc này, mà trước tiên là do nhiều lãnh tụ các nước cộng hoà lo sợ rằng chính quyền Nga, chính quyền của B. Enxin sẽ thay thế chính quyền trung ương. Họ lo lắng khi thấy rằng, bằng những sắc lệnh của mình, Tổng thống Nga đã nhanh chóng đặt các cơ quan điều hành liên bang, Bộ Nội vụ và Uỷ ban An ninh quốc gia, quân đội dưới quyền mình. Đã thông báo cả về các dự định của "các nhà dân chủ" hợp nhất chức vụ của Tổng thống Liên bang Nga và Tổng thống Liên Xô. Họ là những người chứng kiến cả việc các bộ trưởng của Liên bang Nga nhanh chóng chiếm giữ các ghế bộ trưởng liên bang. G. Pôpốp đã phanh phui bí mật này trên những trang báo "Tin tức" mà đối với các vị lãnh tụ của các nước cộng hoà thì từ lâu đã là một bí mật mà ai cũng biết. Quan điểm của một loạt lãnh tụ các nước cộng hoà ngay từ khi bắt đầu các sự kiện tháng 8 và sự vội vàng tuyên bố độc lập của các nước cộng hoà không phải trong thời gian diễn ra các sự kiện mà chính sau "cuộc bạo đông" cũng chứng tỏ điều này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM