Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:19:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tính trước nguy cơ - Suy ngẫm sau 20 năm Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng  (Đọc 6660 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #210 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2022, 07:57:25 am »

Từ ngày 25 - 31-1-1955: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức Hội nghị toàn thể. Hội nghị thông qua nghị quyết kiến nghị bãi miễn chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô của Malenkov. Ngày 8 tháng 2, Hội nghị Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tiếp nhận đơn xin từ chức của Malenkov, đồng thời bổ nhiệm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Bulganin làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.


Từ ngày 14 - 25-2-1956: Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức tại Mátxcơva. Khrushchev báo cáo công tác của Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội. Trong báo cáo, ông đã đề ra lý luận "Tam hòa" nổi tiếng (tức cái gọi là "chung sống hòa bình", "thi đua hòa bình" và "quá độ hòa bình"). Đại hội đã thông qua nghị quyết "Chỉ tiêu phát triển kinh tế quốc dân Liên Xô trong kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1956- 1960) của Đảng Cộng sản Liên Xô".


Từ tối ngày 24 đến rạng sáng ngày 25: Khrushchev lại làm báo cáo bí mật về "Sùng bái cá nhân và hậu quả của nó". Trong báo cáo này, Khrushchev đã đả kích mạnh mẽ và phê phán gay gắt Xtalin, ông đã không tiếc dùng những lời lẽ không thực tế, khuếch đại quá mức và vô trách nhiệm. Báo cáo này đã gây ra chấn động lớn và ảnh hưởng tiêu cực trong và ngoài Đảng Cộng sản Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế.


Từ ngày 13 - 14-2-1957: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức hội nghị toàn thể. Hội nghị căn cứ vào báo cáo của Khrushchev thông qua nghị quyết về "Cải tiến hơn nữa công tác quản lý công nghiệp và ngành xây dựng", trong đó yêu cầu sửa đổi thể chế quản lý bộ, ngành thành thể chế quản lý khu vực. Nghị quyết này đã giải tán một loạt các Bộ Liên bang và các nước cộng hòa, đồng thời giao quyền quản lý ngành công nghiệp và xây dựng cho Ủy ban kinh tế quốc dân của 105 khu hành chính kinh tế mới thành lập.


Từ ngày 22 - 29-6-1957: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức Hội nghị toàn thể. Hội nghị đã thảo luận về vấn đề "Tập đoàn phản Đảng Malenkov, Kaganovich, Molotov", quyết định bãi nhiệm chức vụ Ủy viên Đoàn chủ tịch Trung ương và Ủy viên Trung ương của 3 người, đồng thời bãi nhiệm chức vụ ủy viên dự khuyết Đoàn Chủ tịch, Bí thư Trung ương và ủy viên Trung ương của Shepilov, người được giao nhiệm vụ theo dõi "Tập đoàn phản Đảng".


Ngày 4-7-1957: Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô thông qua nghị quyết, bắt đầu từ tháng 1 năm 1958, xóa bỏ chế độ giao nộp các loại nông sản nghĩa vụ của nông trang viên trong các nông trang tập thể, xã viên hợp tác xã, công nhân, viên chức có nghề phụ.


Ngày 29-10-1957: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị đã thảo luận và thông qua nghị quyết "Cải tiến công tác Đảng và công tác chính trị trong lục quân và hải quân Liên Xô", trong đó phê phán Zhukov "đã phá vỡ nguyên tắc chủ nghĩa Lênin của Đảng trong việc lãnh đạo bộ đội vũ trang... bắt đầu xây dựng sùng bái cá nhân đối với ông trong quân đội Liên Xô". Hội nghị quyết định bãi nhiệm chức vụ Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương và Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô của Zhukov. Ba ngày trước Hội nghị, Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô đã bãi nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô của ông, đồng thời bổ nhiệm Malinovsky đảm nhiệm chức vụ này.


Từ ngày 14 - 16-11-1957: Hội nghị đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản, Công nhân các nước tổ chức tại Mátxcơva. Hội nghị đã thông qua "Tuyên ngôn Hội nghị đại biểu Đảng Cộng sản, Công nhân các nước xã hội chủ nghĩa" (tức "Tuyên ngôn Mátxcơva" và "Tuyên ngôn hòa bình").


Từ ngay 25 - 26-2-1958: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức Hội nghị toàn thể. Hội nghị căn cứ vào báo cáo của Khrushchev thông qua nghị quyết "Phát triển hơn nữa chế độ nông trang tập thể, cải tổ các trạm máy kéo cơ khí", quyết định bán máy kéo và các cơ khí nông nghiệp khác cho các nông trang tập thể, đồng thời sửa các trạm máy kéo thành trạm sửa chữa kỹ thuật.


Từ ngay 17-18-6-1958: Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức Hội nghị toàn thể. Hội nghị đã thảo luận và thông qua nghị quyết hủy bỏ chế độ nông trang tập thể giao nộp nghĩa vụ các sản phẩm nông nghiệp cho nhà nước. Hội nghị còn bầu Podgorny làm Ủy viên dự khuyết Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.


Từ ngay 27-1 - 5-2-1959: Đại hội đại biểu bất thường lần thứ XXI Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức tại Mátxcơva. Đại hội nghe báo cáo của Khrushchev về "Con số kiểm soát trong phát triển kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1959-1965". Trong báo cáo, Khrushchev chỉ ra, Liên Xô đã bước vào "giai đoạn mới triển khai toàn diện xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa". Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa cộng sản.


Từ ngay 13 - 16-7-1960: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị đã phê chuẩn đề nghị của Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về việc rút toàn bộ chuyên gia Liên Xô ở Trung Quốc về nước.


Từ ngay 17-31-10-1961: Đại hội đại biểu lần thứ XXII Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức tại Mátxcơva. Tại Đại hội, Khrushchev đọc phát biểu khai mạc và báo cáo công tác Ban Chấp hành Trung ương, báo cáo về Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh mới và điều lệ mới của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đây là bản cương lĩnh thứ 3 tiếp sau hai bản cương lĩnh được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ II và Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1903 và 1919. Trong Cương lĩnh Đảng đã chỉ ra, Liên Xô phải trong vòng 20 năm (đến năm 1981) "xây dựng xong xã hội cộng sản chủ nghĩa". Cương lĩnh Đảng còn chỉ ra: Chuyên chính vô sản ở Liên Xô đã không còn cần thiết nữa; là một nước chuyên chính vô sản giai đoạn này đã trở thành "Nhà nước toàn dân", cùng với đó, Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân đã trở thành "Đảng toàn dân".

Đại hội còn thông qua nghị quyết, cho rằng trong Lăng Lênin "tiếp tục giữ quan tài pha lê của Xtalin là không thích hợp". Vào chính buổi tối thông qua nghị quyết này, linh cữu của Xtalin bị chuyển ra khỏi Lăng Lênin, an táng ở Điện Kremlin sau lăng.


Từ ngày 19 - 23-11-1962: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị đã nghe báo cáo của Khrushchev về "Vấn đề phát triển kinh tế Liên Xô và sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế quốc dân", đồng thời thông qua nghị quyết tương ứng, yêu cầu căn cứ vào nguyên tắc sản xuất (tức cái gọi là "Đảng Công nghiệp" và "Đảng Nông nghiệp") để cải tổ các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #211 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2022, 07:58:18 am »

Ngày 30-3-1963: Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô gửi thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu căn cứ vào sự biến đối của tình hình thế giới "xây dựng đường lối chung của phong trào cộng sản thế giới phù hợp với nhiệm vụ căn bản của nó trong giai đoạn hiện tại".


Ngày 14-7-1963: Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đăng "Thư ngỏ gửi tổ chức Đảng các cấp và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô" để đáp lại "Kiến nghị về đường lối chung trong phong trào cộng sản quốc tế" ngày 14 tháng 6 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Ngày 14-10-1964: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị đồng ý để Khrushchev "tự nguyện" rút khỏi chức vụ Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, đồng thời bầu Brezhnev làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Ngày hôm sau, Đoàn chủ tịch Xôviết tối cao miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô của Khrushchev, đồng thời bổ nhiệm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Kosygin đảm nhiệm chức vụ này.


Ngày 1-11-1964: Báo Sự thật - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô đăng bài của Ban Biên tập, trong đó chỉ ra: "Vì sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, vì sự tăng cường tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đảng Cộng sản Liên Xô đã trở thành Đảng của toàn thể nhân dân".


Ngày 6-11-1964: Brezhnev phát biểu trong Lễ míttinh kỷ niệm 47 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, trong đó chỉ ra: "Nhà nước toàn dân của chúng ta là sự phát triển tự nhiên của nhà nước chuyên chính vô sản".

Ngày 16-11-1964: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị đã thông qua nghị quyết "Hợp nhất tổ chức Đảng Công nghiệp và tổ chức Đảng Nông nghiệp ở các khu, vùng biên cương", trong đó chỉ ra: "Phải khôi phục nguyên tắc dựa vào đặc trưng sản xuất của vùng để xây dựng tổ chức Đảng và cơ quan lãnh đạo của nó", "những khu, vùng biên cương vốn bị phân theo tổ chức Đảng Công nghiệp và tổ chức Đảng Nông nghiệp thì sẽ được khôi phục thành tổ chức Đảng của khu, vùng biên cương".


Ngày 3-3-1965: Brezhnev và những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô tham dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ hai Hiệp hội Nhà văn Liên bang Nga. Trong phát biểu chúc mừng đại hội, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhấn mạnh phải kiên quyết phản đối "chung sống hòa bình" trong lĩnh vực ý thức hệ.


Ngày 8-5-1965: Brezhnev báo cáo tại Lễ kỷ niệm 20 năm thắng lợi Chiến tranh vệ quốc, trong đó chỉ ra, "Ủy ban Quốc phòng đứng đầu là Xtalin đã lãnh đạo mọi hành động phản kích quân địch", đồng thời lại nói: "Chúng ta sẽ nỗ lực đến cùng thể hiện quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX và XXII và đường lối chung trong Cương lĩnh Đảng Cộng sản Liên Xô".


Từ ngày 27 - 29-9-1965: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị căn cứ vào báo cáo của Kosygin, thông qua Nghị quyết về "Kích thích kinh tế như cải tiến quản lý công nghiệp, hoàn thiện công tác kế hoạch và tăng cường sản xuất công nghiệp", quyết định bắt đầu từ năm 1966 các xí nghiệp trong cả nước sẽ phân theo từng giai đoạn, từng loạt để thi hành "thể chế mới kích thích kinh tế", tức là cải cách "thể chế kinh tế mới". Hội nghị còn thông qua nghị quyết, yêu cầu khôi phục "căn cứ nguyên tắc của ban, ngành tổ chức quản lý công nghiệp, căn cứ ban, ngành công nghiệp thành lập Bộ Liên bang kiêm nước cộng hòa và Bộ toàn liên bang".


Ngày 6-12-1965: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị căn cứ vào giải thích của Brezhnev, đã thông qua Nghị quyết đổi cơ quan Kiểm sát của Đảng và Nhà nước thành cơ quan Kiểm sát nhân dân.


Từ ngày 29-3 - 8-4-1966: Đại hội đại biểu lần thứ XXIII Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức tại Mátxcơva. Đây là Đại hội Đảng đầu tiên tổ chức sau khi Brezhnev lên cầm quyền. Đại hội khẳng định sửa chữa một số sai lầm, cách làm thời Khrushchev, bày tỏ phải lấy thái độ khoa học, nguyên tắc lãnh đạo tập thể và tinh thần cầu thị làm nền tảng cho mọi hành động của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Đại hội đã thông qua Nghị quyết "Sửa đổi một phần Điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô", trong đó bỏ quy định cứng trong Điều lệ Đảng được Đại hội XXII thông qua là Đảng ủy và Bí thư Đảng ủy các cấp vào mỗi lần bầu cử khóa mới phải thay đổi một số lượng người nhất định. Nghị quyết còn đổi Đoàn Chủ tịch Trung ương thành Bộ Chính trị Trung ương, đổi tên chức danh Bí thư thứ nhất Trung ương thành Tổng Bí thư Trung ương. Brezhnev được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.


Tháng 12-1966: Nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của Brezhnev, Xô viết tối cao Liên Xô trao tặng ông Huân chương Lênin và phần thưởng Sao vàng anh hùng Liên Xô.

Ngày 3-11-1967: Brezhnev báo cáo trong Lễ míttinh kỷ niệm 50 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, trong đó tuyên bố, trải qua 50 năm phấn đấu, Liên Xô đã xây dựng thành công "xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển". Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Liên Xô nhắc đến khái niệm "xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển''.


Ngày 19-8-1968: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị bất thường, quyết định can thiệp vũ trang đối với Tiệp Khắc. Hai ngày sau, tức rạng sáng ngày 21-8, quân đội Liên Xô và 4 nước Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hunggari, Ba Lan chiếm lĩnh toàn bộ biên giới Tiệp Khắc.


Ngày 13-12-1969: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp hội nghị, thảo luận vấn đề đăng bài kỷ niệm 90 năm ngày sinh Xtalin. Ý kiến của những người tham dự Hội nghị về việc có nên đăng bài hay không và bài sẽ viết như thế nào không thống nhất. Cuối cùng Brezhnev nói: "Bởi vì trong chúng ta không ai tranh cãi về những cống hiến với cách mạng của ông (chỉ Xtalin), hơn nữa trong bất cứ lúc nào cũng sẽ không đưa ra tranh cãi; đồng thời cũng không có ai từng nghi ngờ, thậm chí cho đến bây giờ cũng không nghi ngờ những sai lầm nghiêm trọng của ông, đặc biệt là giai đoạn cuối". Bởi vậy, Brezhnev chủ trương đăng bài kỷ niệm, đồng thời chỉ thị phải "viết bài này với một giọng điệu ổn định".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #212 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2022, 07:59:06 am »

Từ ngày 30-3 - 9-4-1971: Đại hội đại biểu lần thứ XXIV Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức tại Mátxcơva. Đại hội căn cứ vào báo cáo của Kosygin đã thông qua Nghị quyết "Chỉ tiêu phát triển kinh tế quốc dân Liên Xô trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 1971-1975". Kosygin trong báo cáo chỉ ra rằng, việc hợp nhất xí nghiệp, thành lập công ty liên hợp, xóa bỏ cục quản lý chung các bộ, ngành, xây dựng thể chế quản lý giữa bộ, ngành và công ty liên hợp là hình thức thích hợp hoàn thiện quản lý kinh tế quốc dân. Đại hội còn thông qua "Quyết định sửa đổi một phần Điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô", trong đó quy định rõ ràng, Đại hội đại biểu theo thông lệ của Đảng Cộng sản Liên Xô do Ban Chấp hành Trung ương tổ chức mỗi 5 năm ít nhất một lần.


Ngày 19-5-1972: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị thông qua nghị quyết "Về việc thay đổi thẻ Đảng".

Từ ngày 24-2 - 5-3-1976: Đại hội đại biểu lần thứ XXV Đảng Cộng sản Liên Xô họp tại Mátxcơva. Đại hội căn cứ báo cáo của Kosygin thông qua nghị quyết "Phương châm cơ bản phát triển kinh tế quốc dân Liên Xô giai đoạn 1976-1980". Trong Ban Chấp hành Trung ương mà Đại hội bầu ra, số đại biểu liên nhiệm chiếm trên 83%, nêu không tính những người đã qua đời, tỷ lệ liên nhiệm lên tới 90%.


Ngày 10-3-1976: Báo Sự thật - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đăng bài nổi tiếng "Chiến sĩ hăng hái đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản", kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản (Bônsêvích) toàn Liên bang, Bí thư Trung ương, lãnh đạo chủ chốt công tác ý thức hệ của Đảng A. A. Zhdanov. Bài viết biểu dương "'ông phản đối, đổi xử khách quan với những quan điểm phản mácxít, đồng thời nêu tấm gương về chiến đấu, tính Đảng".


Ngày 8-5-1976: Nhân dịp tròn 31 năm thắng lợi Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô Brezhnev được trao quân hàm Nguyên soái Liên Xô.

Tháng 12-1976: Để mừng sinh nhật lần thứ 70 của Brezhnev, báo Sự thật, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, liên tục trong 7 ngày mở chuyên mục đăng lượng lớn các bài chúc mừng. Cùng với đó, tại thành phố Dneprodzerzhynsk quê hương của Brezhnev (trước đây là thị trấn Kamjanskoie) đã dựng tượng bán thân của ông bằng đồng đen.


Ngày 24-5-1977: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị đã nghe báo cáo "Dự thảo Hiến pháp Liên Xô" của Brezhnev. Hội nghị đã bãi nhiệm chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô của Podgorny. Sau đó, Xôviết tối cao Liên Xô tổ chức hội nghị, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô của Podgorny, đồng thời bầu Brezhnev đảm nhiệm chức vụ này.


Ngày 27-12-1979: Theo quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô, quân đội Liên Xô xâm nhập vũ trang và chiếm đóng Ápganixtan. Ngày hôm sau, Brezhnev gửi điện cho Babrak Karma, chúc mừng ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Dân chủ nhân dân Ápganixtan, Chủ tịch ủy ban Cách mạng và Thủ tướng Chính phủ Ápganixtan.


Ngày 3-10-1980: Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Kosygin "do tình hình sức khỏe" đã từ chối chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô đã bổ nhiệm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô N. A. Tikhonov đảm nhiệm chức vụ này.


Từ ngày 23-2 - 3-3-1981: Đại hội đại biểu lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức tại Mátxcơva. Brezhnev báo cáo công tác Trung ương. Đại hội đã thông qua Nghị quyết "Phương châm cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội Liên Xô năm 1981-1985 và trước năm 1990". Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Liên Xô, khi Brezhnev báo cáo, từng được "78 lần vỗ tay, 40 lần vỗ tay dài và 8 lần vỗ tay tựa như sấm dậy làm gián đoạn". Tại Đại hội, Gorbachev được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.


Ngày 1-3-1981: Trước ngày sinh nhật lần thứ 50 của Gorbachev, ông được trao tặng huân chương Lênin.

Ngày 22-4-1982: Tại Lễ kỷ niệm 112 năm ngày sinh Lênin, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Andropov đọc báo cáo với chủ đề "Chủ nghĩa Lênin là suối nguồn bất tận của tinh thần cách mạng và tinh thần sáng tạo của quần chúng", trong đó lần đầu tiên nhắc đến "Thuyết khởi điểm chủ nghĩa xã hội phát triển", cho rằng hiện nay "Liên Xô đang ở vào khởi điểm của giai đoạn lịch sử lâu dài của chủ nghĩa xã hội phát triển". Đây là một sự sửa đổi lý luận "Liên Xô đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phát triển" do Brezhnev nêu ra.


Ngày 10-11-1982: Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Brezhnev qua đời do bệnh nặng, hương thọ 76 tuổi.

Ngày 12-11-1982: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị bất thường, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Chernenko chịu sự ủy thác của Bộ Chính trị, kiến nghị bầu đồng chí Andropov, Ủy viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Những người tham gia Hội nghị đều nhất trí tán thành.


Tháng 3-1983: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô quyết định thực hiện rộng rãi chế độ khoán tập thể trong nông trang tập thể và nông trường quốc doanh. Tổ chức nhận thầu ký hợp đồng với nông trang và nông trường, xây dựng quan hệ hạch toán kinh tế. Tổ chức khoán có đầy đủ quyền tự chủ đối với sản xuất.


Ngày 25-7-1983: Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thông qua nghị quyết, quyết định bắt đầu thử nghiệm cải cách thể chế quản lý kinh tế, yêu cầu giảm bớt chỉ tiêu kế hoạch cho các xí nghiệp; định mức giao cho các bộ phận không thay đổi trong vòng 5 năm, nêu vượt quá định mức thì toàn bộ sẽ thuộc quyền sở hữu của xí nghiệp.


Ngày 9-2-1984: Y.V. Andropov, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô qua đời do bệnh nặng, hưởng thọ 70 tuổi.

Ngày 13-2-1984: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị bất thường, nhất trí bầu Chernenko, Ủy viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #213 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2022, 08:00:05 am »

Ngày 10-3-1985: K.U. Chernenko qua đời do bệnh nặng, hưởng thọ 74 tuổi.

Ngày 11-3-1985: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể bất thường. Hội nghị căn cứ đề xuất của Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Gromyko, nhất trí bầu Gorbachev, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.


Từ tháng 3 đến tháng 9-1985: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tăng thêm 4 Ủy viên chính thức và 1 Ủy viên dự khuyết, miễn chức 1 ủy viên; Ban Bí thư tăng thêm 3 Bí thư, miễn chức 1 Bí thư; trong các ban, ngành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thay đổi hơn 20 Bộ trưởng và hàng chục lãnh đạo cấp bộ khác; ở địa phương, thay hơn 30 Bí thư thứ nhất các Khu ủy và một loạt lãnh đạo cấp thành phố, khu. Gorbachev thừa nhận: "Trong khoảng thời gian ngắn ngủi sau Hội nghị toàn thể hồi tháng 4, phần lớn các thành viên trong Ban Bí thư Trưng ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Trưởng các ban ngành Trung ương Đảng đã thay người mới, toàn bộ các thành viên trong Đoàn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô trên thực tế cũng đã thay người mới".


Ngày 23-4-1985: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Báo cáo của Gorbachev tại Hội nghị đã đưa ra một cách khá toàn diện về cương lĩnh cầm quyền của ông, trong đó đặc biệt nhắc đến "Chiến lược gia tốc", nói sứ mệnh của Đảng là "lãnh đạo phong trào toàn thể nhân dân tranh thủ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đất nước". Báo cáo còn nhấn mạnh rằng phải mạnh dạn đề bạt và sử dụng cán bộ trẻ.


Ngày 25-2-1986: Đại hội đại biểu lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu họp tại Mátxcơva. Đây là Đại hội đầu tiên từ sau khi Gorbachev lên cầm quyền. Gorbachev đọc "Báo cáo chính trị" trước Đại hội, Ryzhkov đọc báo cáo về "Phương châm cơ bản phát triển kinh tế  - xã hội Liên Xô từ năm 1986-1990 và trước năm 2000", đồng thời thông qua Nghị quyết tương ứng. Trong báo cáo chính trị, Gorbachev chỉ ra: tình hình đòi hỏi phải "cải tổ căn bản" thể chế kinh tế, mục tiêu cải tổ là "hoàn thiện chủ nghĩa xã hội". Ông cho rằng "thành quả chính trị chủ yếu" của Đại hội là xác định "đường lối tổng thể tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội đất nước".


Từ ngày 27 - 29-1-1987: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Tại Đại hội, Gorbachev đã có báo cáo về "Cải tổ và chính sách cán bộ của Đảng", tiến hành tổng kết đối với cải tổ trong 2 năm vừa qua. Trong báo cáo, ông nhấn mạnh, dân chủ không chỉ là một khẩu hiệu, mà là "mục tiêu của cải tổ" và "thực chất". Tại Đại hội lần này, Yakovlev được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.


Ngày 14-2-1987: Báo Sự thật, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã đăng bài phát biểu của Gorbachev tại Hội nghị lãnh đạo công tác tuyên truyền toàn quốc, trong đó chỉ ra: "Trong lịch sử và văn học Liên Xô đều không nên để một cái tên và khoảng trống bị lãng quên". Phát biểu này là một lời hiệu triệu công khai nhìn nhận lại Đảng Cộng sản Liên Xô và lịch sử Liên Xô của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô mà đại diện là Gorbachev.


Ngày 6-5-1987: Mátxcơva xảy ra biểu tình, đòi địa vị hợp pháp cho các đoàn thể không chính thức. Bí thư Thành ủy Mátxcơva Yeltsin khi nói chuyện với những người tham gia biểu tình đã đồng ý, nói rằng chỉ cần "xây dựng một cương lĩnh và điều lệ cho mình, đăng ký là một tổ chức xã hội, là có thể hoạt động".


Từ ngày 25 - 26-6-1987: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể, thảo luận vấn đề cải cách thể chế quản lý kinh tế và vấn đề tổ chức. Tại Hội nghị lần này, Yakovlev từ Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.


Ngày 1-11-1987: Cuốn Cải tổ và tư duy mới đối với nước ta và thế giới của Gorbachev được xuất bản. Trong sách đề ra: "Hạt nhân của tư duy mới là thừa nhận giá trị của toàn nhân loại cao hơn tất cả, nói xác đáng hơn là thừa nhận sinh tồn của nhân loại cao hơn tất cả".


Ngày 13-3-1988: Báo Nước Nga Xôviết đăng bài của giáo viên Học viện Công nghệ Lêningrát Nina Andreeva "Tôi không thể từ bỏ nguyên tắc", đã phê bình sắc bén một loạt những bài viết và lời nói phê phán và phủ định Xtalin lúc đó, cho rằng những bài viết và lời nói đó "làm cho nhân loại bị mất phương hướng", là bôi nhọ Liên Xô xã hội chủ nghĩa.


Ngày 5-4-1988: Báo Sự thật, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đăng bài của Ban Biên tập với tiêu đề "Nguyên tắc của cải tổ: Tính cách mạng của tư duy và hành động", phản kích lại bài viết của Nina Andreeva, chỉ trích quan điểm của bài viết này "hoàn toàn không dung hòa và đối lập với phương châm cơ bản của cải tổ", là "cương lĩnh tư tưởng và tuyên ngôn của thế lực chống cải tổ", cho rằng biện hộ thay cho Xtalin chính là "biện hộ cho quyền lực của sự độc đoán chuyên quyền".


Từ ngày 28-6 - 1-7-1988: Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập Hội nghị đại biểu lần thứ 19. Hội nghị chủ yếu thảo luận về vấn đề cải tổ thể chế chính trị. Hội nghị đề xuất phải "cải tổ căn bản" thể chế chính trị, đồng thời đặt nó lên "vị trí hàng đầu". Nội dung trọng tâm của cải tổ thể chế chính trị là dịch chuyển trung tâm quyền lực từ Đảng sang Xôviết, mục tiêu của cải tổ là xây dựng "chủ nghĩa xã hội dân chủ nhân đạo". Hội nghị lần này cho thấy, trọng điểm cải tổ của Gorbachev đã chuyển từ cải tổ thể chế kinh tế sang cải tổ thể chế chính trị.


Từ ngày 25-5 - 9-6-1989: Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ nhất tổ chức tại Mátxcơva. Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev được bầu làm Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô.

Ngày 26-11-1989: Báo Sự thật, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đăng bài lý luận dài "Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cải tổ mang tính cách mạng" của Gorbachev. Bài viết nhắc đến phải "cải tạo căn bản toàn bộ tòa cao ốc chủ nghĩa xã hội: từ nền tảng kinh tế cho đến kiến trúc thượng tầng", đồng thời lần đầu tiên khẳng định chính diện học thuyết "tam quyền phân lập" của giai cấp tư sản, yêu cầu đưa chế độ dân chủ của các nước tư bản chủ nghĩa vào trong nước.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #214 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2022, 04:32:18 pm »

Ngày 13-1-1990: Trong bài phát biểu tại Đại hội các phần tử tích cực Đảng Cộng sản Lítva, Gorbachev nói: "Tôi cho rằng, nêu thực hiện chế độ đa đảng, cũng không có gì là bi kịch, hơn nữa tôi có thể nói rõ ràng với các vị điều này, nó xuất hiện như một kết quả của tiến trình lịch sử thông thường, là phù hợp với yêu cầu của xã hội".


Từ ngày 5 - 7-2-1990: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Tại Hội nghị, Yeltsin phát biểu yêu cầu thực hiện chế độ đa đảng. Trong bài phát biểu của mình, Gorbachev lại nói địa vị của Đảng "không cần thông qua Hiến pháp để tăng cường hợp pháp hóa. Không nói cũng rõ, Đảng Cộng sản Liên Xô phải đấu tranh để giành địa vị đảng cầm quyền, nhưng điều này phải được thực hiện nghiêm ngặt trong phạm vi dân chủ, bỏ đi mọi quyền ưu tiên về mặt pháp luật và chính trị". Tại Hội nghị lần này, Yeltsin còn cổ vũ "bỏ qua chế độ tập trung dân chủ". Gorbachev lại bày tỏ phải "'nhận thức lại từ đầu nguyên tắc chế độ tập trung dân chủ".


Từ ngày 11 - 16-3-1990: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Hội nghị đã thông qua "Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Hiến pháp Liên Xô về vấn đề thể chế chính trị (Điều 6 và Điều 7 Hiến pháp Liên Xô)", đồng thời quyết định đưa vấn đề này ra xem xét tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ III. Hội nghị còn quyết định đề cử Gorbachev làm ứng cử viên Tổng thống Liên Xô.


Từ ngày 12 -15-3-1990: Đại hội đại biểu nhân dân bất thường lần thứ III tổ chức tại Mátxcơva. Đại hội thông qua Nghị quyết "Lập chức vụ Tổng thống và biện pháp sửa đổi bổ sung Hiến pháp Liên Xô (Luật cơ bản)". Quyết định xóa bỏ và sửa đổi điều luật liên quan đến địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô trong đời sống chính trị quốc gia trong Hiến pháp Liên Xô (Điều 6 và Điều 7 Hiến pháp Liên Xô), đồng thời bầu Gorbachev làm Tổng thống Liên Xô nhiệm kỳ đầu tiên; Lukianov làm Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô.


Ngày 29-5-1990: Yeltsin được bầu làm Chủ tịch Xôviết tối cao Liên bang Nga tại Đại hội đại biểu nhân dân lần thứ nhất Liên bang Nga.

Từ ngày 2 -13-7-1990: Đại hội đại biểu lần thứ XXVIII Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức tại Mátxcơva. Đây là Đại hội cuối cùng trong lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại Đại hội, Gorbachev đã báo cáo tổng kết công tác và nhiệm vụ của Đảng. Đại hội đã thông qua bản Tuyên bố mang tính cương lĩnh "Đi lên chủ nghĩa xã hội dân chủ nhân đạo", xác định đường lối chính trị của "chủ nghĩa xã hội dân chủ nhân đạo. Tại Đại hội, Yeltsin đọc trước mọi người bản tuyên bố ra khỏi Đảng của mình và rời khỏi hội trường ngay sau đó.


Ngày 13-7-1990: Tiếp ngay sau Yeltsin, tại buổi họp báo do Xôviết thành phố Mátxcơva tổ chức, thị trưởng Mátxcơva Popov và thị trưởng Lêningrát Sobchak công khai tuyên bố ra khỏi Đảng. Họ còn cổ vũ lãnh đạo Xôviết các cấp không tham gia bất cứ một chính đảng nào.


Ngày 11-11-1990: Gorbachev gặp Yeltsin. Hai bên đồng ý xây dựng "Chính phủ liên hợp". Yeltsin bày tỏ, Liên bang Nga ít nhất phải giành được 3 chức vụ là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính.


Ngày 17-3-1991: Liên Xô tổ chức quyết định trung cầu dân ý về vấn đề có nên bảo lưu liên bang hay không. Kết quả bỏ phiếu có 76,4% công dân tán thành bảo lưu "Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết". Sáu nước Cộng hòa thuộc liên bang không tham gia bỏ phiếu là 3 nước ven biến Ban tích, Mônđavia, Grudia và Ácmênia. Nhưng một bộ phận người dân ở những nước này đã tham gia bỏ phiếu thông qua các Cục ở địa phương hoặc tổ chức đoàn thể xã hội, trong đó đa số người dân tán thành bảo lưu liên bang.


Ngày 23-4-1991: Gorbachev bỏ qua Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Xôviết tối cao Liên Xô, trực tiếp gặp mặt các nhà lãnh đạo của 9 nước cộng hòa thuộc liên bang là Liên bang Nga, Ucraina, Bêlarút, Adécbaigian và 5 nước Trung Á, đã ra "Tuyên ngôn ốn định tình hình trong nước" (tức cái gọi là Tuyên ngôn "9+1"), đề xuất phải ký Hiệp ước liên bang mới một cách nhanh nhất, đồng thời trong vòng nửa năm sau khi ký Hiệp ước sẽ thông qua Hiên pháp mới, bầu ra Nghị viện mới và thành lập Chính phủ Trung ương mới. Liên bang mới thành lập sẽ được đổi tên là "Liên bang Cộng hòa chủ quyền Xô viết". Tuyên ngôn còn bày tỏ rằng 6 nước Cộng hòa khác thuộc Liên bang không tham gia buổi gặp này (3 nước ven biển Bantích, Mônđavia, Grudia và Ácmênia) "có quyền giải quyết độc lập vấn đề Hiệp ước gia nhập Liên bang", trên thực tế thừa nhận vị trí độc lập của họ.


Ngày 19-6-1991: Yeltsin trúng cử Tổng thống Liên bang Nga.

Ngày 20-7-1991: Yeltsin ký mệnh lệnh "chấm dứt các hoạt động tổ chức phong trào xã hội mang tính chính đảng và quần chúng tại các cơ quan, tổ chức nhà nước thuộc Liên bang Nga" (tức cái gọi là mệnh lệnh "phi Đảng hóa"). Mệnh lệnh tuyên bố cấm các chính đảng hoạt động trong cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng các cấp và xí nghiệp cơ sở, mũi nhọn của nó trực tiếp hướng vào Đảng Cộng sản Liên Xô. Ngày 22-7, thị trưởng Mátxcơva Popov đi đầu thực hiện mệnh lệnh này.


Ngày 25 - 26-7-1991: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp Hội nghị toàn thể. Tại Hội nghị, Gorbachev đọc báo cáo về Cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong báo cáo ông nói: "Đảng Cộng sản Liên Xô nên coi toàn bộ tài sản xã hội chủ nghĩa và tư tưởng dân chủ của nước mình và thế giới, không riêng gì chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng cho mình".


Ngày 8-8-1991: Báo Sự thật, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô công bố bản dự thảo Cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Liên Xô và đưa ra thảo luận trong toàn Đảng. Trong bản dự thảo viết: "Đảng Cộng sản Liên Xô đặt lợi ích của người lao động lên vị trí hàng đầu, đồng thời hôm nay Đảng sẽ hoạt động như một Đảng tiến bộ xã hội và cải cách dân chủ, Đảng công bằng xã hội và giá trị toàn nhân loại, Đảng tự do kinh tế và chính trị".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #215 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2022, 04:33:28 pm »

Ngày 15-8-1991: Tổng thống Liên Xô Gorbachev công bố văn bản chính thức "Hiệp ước Liên bang Cộng hòa chủ quyền Xôviết", rõ ràng vứt bỏ tính chất xã hội chủ nghĩa của Liên bang. Các nước tham gia đều là nước có chủ quyền. Liên bang chỉ bảo lưu quyền lực giới hạn như ngoại giao, quốc phòng, an ninh và phát hành tiền tệ. Dự định ngày 20 tháng 8 sẽ tổ chức lễ ký Hiệp ước Liên bang mới này.


Sáng sớm ngày 19-8-1991: Đúng vào lúc Gorbachev đang nghỉ tại trại nghỉ dưỡng Crưm ở bên bờ Hắc Hải, một ngày trước ngày ký kết Hiệp ước Liên bang mới, Phó Tổng thống Liên Xô Yanayev tuyên bố trên đài phát thanh ờ Mátxcơva: Tổng thống Gorbachev vì điều kiện sức khỏe không thể thực hiện chức trách Tổng thống được, căn cứ vào điều khoản hữu quan của Hiên pháp Liên Xô, bắt đầu từ hôm nay, ông sẽ thay thếchức Tổng thống. Tiếp theo Yanayev, Thủ tướng Liên Xô Pavlov và Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Liên Xô Paklanov cùng ra bản "Tuyên bố lãnh đạo Liên Xô", tuyên bố bắt đầu từ 4 giờ ngày 19 tháng 8 năm 1991 (giờ Mátxcơva) trở đi, ở một số địa phương của Liên Xô thực hiện tình trạng khẩn cấp trong vòng 6 tháng, đồng thời tuyên bố thành lập "Ủy ban tình trạng khẩn cap quốc gia Liên Xô", thành viên ngoài 3 người đã kể ở trên, còn có 5 người sau: Kryuchkov (Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô - KGB), Pugo (Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô), Starodubtsev (Chủ tịch Liên minh nông dân Liên Xô), Ji Djakov (Chủ tịch Hội Liên hợp xí nghiệp nghiệp quốc doanh và thiết bị công nghiệp, xây dựng, vận tải, bưu điện), Yazov (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô).

Ủy ban tình trạng khẩn cấp quốc gia ra "Lời kêu gọi nhân dân Liên Xô", trong đó chỉ ra, Liên Xô "đang phải đối mặt với nguy hiểm chết người, chính sách cải tổ do Gorbachev phát động và bắt đầu... vì nhiều lý do đã đi vào ngõ cụt, cả đất nước trên thực tế đã mất kiểm soát". Tiếp đó, quân đội Liên Xô tiên vào trung tâm thành phố Mátxcơva, xe bọc thép và xe tăng chiếm giữ trận địa sát cơ quan quan trọng của nhà nước, quảng trường thành phố và các tuyên giao thông quan trọng.


Ngày 19-8-1991: Buổi sáng, Ủy ban tình trạng khẩn cấp quốc gia ra mệnh lệnh số 1, yêu cầu lập tức giải tán các loại tổ chức và vũ trang bất hợp pháp, nghiêm cầm tụ tập, diễu hành, biểu tình và bãi công, chấm dứt các hoạt động của chính đảng, đoàn thể xã hội và quần chúng có hại đến tình hình ổn định, còn quy định một loạt các biện pháp nhằm giữ vững trật tự đời sống kinh tế. Buổi chiều, Ủy ban tình trạng khẩn cấp quốc gia ra mệnh lệnh số 2, quyết định tạm thời hạn chế xuất bản báo chí và các ấn phẩm chính trị xã hội của Trung ương và Mátxcơva, chỉ cho phép 9 loại báo được xuất bản phát hành như báo Sự thật, báo Tin tức, báo Sao đỏ.


Sự kiện "19 tháng 8" kể trên là một nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn Nhà nước Liên bang xã hội chủ nghĩa mà các nhà lãnh đạo Đảng, chính quyền, quân sự Liên Xô đã làm.

Ngày 21-8-1991: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Dzasokhov đã phát biểu trong buổi họp báo nói: Ban Bí thư Trung ương cho rằng, không thể cho phép ý đồ thành lập chế độ chuyên chế chủ trương tổ chức Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô có sự tham gia của Tổng Bí thư Gorbachev.


Tối 21-8-1991: Gorbachev ra tuyên bố, khẳng định ông đã kiểm soát toàn diện được tình hình, qua vài ngày nữa là có thể thực thi chức vụ Tổng thống.

Sáng sớm 22-8-1991: Gorbachev từ trại nghỉ dưỡng Crưm trở về Mátxcơva.

Ngày 22-8-1991: Yeltsin phát biểu trước Tòa nhà Hội nghị của Liên bang Nga: "Mọi hành động đi ngược lại Hiến pháp của ủy ban tình trạng khẩn cấp quốc gia đều được hạt nhân của chủ nghĩa Xtalin mới trong lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô bí mật phê chuẩn", đồng thời tuyên bố tổ chức Đảng Cộng sản trong quân đội Liên Xô là phi pháp.

Gorbachev phát biểu trên truyền hình: "Lúc này đây tôi đang nói trước các bạn, đã có thể nói đầy đủ căn cứ rằng: đảo chính đã phá sản. Bọn âm mưu đã tính toán sai... Bọn mạo hiểm đã bị bắt và sẽ bị trừng phạt... Có những người không những gánh chịu sự rủi ro mất đi địa vị và tự do bản thân, mà còn thường xuyên chịu nguy hiểm về tính mạng, nhưng họ vẫn đứng trong hàng ngũ bảo vệ chế độ Hiến pháp, pháp luật và nhân quyền, tôi phải cảm ơn họ. Đầu tiên tôi phải chỉ ra vai trò kiệt xuất của Tổng thống Nga Yeltsin, ông là hạt nhân ngần chặn âm mưu và chuyên chính".


Ngày 23-8-1991: Trong buổi gặp mặt giữa Gorbachev và các nghị sĩ Liên bang Nga, Yeltsin đã công kích và chỉ trích gay gắt Gorbachev và Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời tuyên bố trước mặt mọi người: "Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Nga đã tham gia 'đảo chính'. Bởi vậy, bây giờ tôi ký vào lệnh Tổng thống Liên bang Nga, tạm dừng các hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Nga trên lãnh thổ Liên bang Nga".


Ngày 24-8-1991: Gorbachev tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời tuyên bố: do Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô không kiên quyết chống đảo chính, yêu cầu Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tự giải thể, Đảng Cộng sản của các nước cộng hòa và tổ chức Đảng địa phương tự giải quyết tiền đồ của mình. Ông còn lấy danh nghĩa Tổng thống Liên Xô, ra mệnh lệnh cho Đảng Cộng sản Liên Xô chấm dứt hoạt động trong lực lượng vũ trang Liên Xô và tất cả các cơ quan quân sự, cơ quan nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật.


Ngày 25-8-1991: Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra tuyên bố, chấp nhận quyết định của Gorbachev về việc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tự động giải tán. Đồng thời đề nghị Gorbachev, Yeltsin và lãnh đạo các nước Cộng hòa thuộc Liên bang cho tổ chức Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô hoặc áp dụng các biện pháp khác tại Mátxcơva để thảo luận vấn đề vận mệnh của Đảng Cộng sản Liên Xô sau này, nhưng vẫn chưa nhận được phúc đáp. Cùng với đó, tất cả các cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô cúng bị giải tán, toàn bộ tài sản, hồ sơ của Đảng Cộng sản Liên Xô bị giao nộp cho các cơ quan hữu quan của Liên bang Nga quản lý, các vật kỷ niệm về lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ở các nơi bị phá hủy và dỡ bỏ.

Tổng thống Liên bang Nga Yeltsin ký pháp lệnh, tuyên bố toàn bộ tài sản của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Nga thuộc sở hữu của Nhà nước Liên bang Nga.


Ngày 5-11-1991: Yeltsin một lần nữa ban hành mệnh lệnh nghiêm cấm hoàn toàn Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Nga hoạt động trong phạm vi biên giới của Liên bang Nga. Trước và sau đó, Đảng Cộng sản các nước Cộng hòa thuộc Liên bang cũng đều hoặc bị câím hoạt động, hoặc bị tuyên bố là phi pháp, hoặc tuyên bố đổi tên. Đến đây, Đảng Cộng sản Liên Xô, trải qua quá trình 93 năm gập ghềnh, khúc khuỷu, cuối cùng đã sụp đổ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #216 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2022, 04:34:34 pm »

LỜI KẾT


Là chủ biên của cuốn sách, xem xong bản thảo cuối cùng, có thể nói như trút được gánh nặng, nhưng không, tôi thậm chí không hề có cảm giác nhẹ nhõm.

Tôi cho rằng, trong lịch sử phong trào cộng sản thế giới thế kỷ XX, có ba sự kiện lớn rất đáng chú ý: một là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917; hai là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949; ba là Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng, Liên Xô giải thể vào cuối năm 1991. Hai sự kiện đầu, mặc dù một số ít người vẫn còn hoài nghi, nhưng có thể nói rằng, lịch sử đã đưa ra kết luận. Thời gian xảy ra sự kiện thứ ba cách chúng ta rất gần, không ít sự thực của bản thân nó vẫn rắc rối, không dễ gì nhìn ra chân tướng, đối với nguyên nhân xảy ra sự kiện này, tính chất của sự kiện này phải đưa ra một lời giải thích có thể đứng vững trong lịch sử và có sức thuyết phục, hoàn toàn không phải là việc dễ. Vì vậy, từ ngày bắt đầu xây dựng đề tài, là người chủ trì để tài, trên đầu và sau lưng tôi đã treo lên một cây kiêm vô hình và giơ lên một ngọn roi vô hình.


Bản thân sự thực lịch sử chỉ có một, nhưng đứng trên lập trường khác nhau, vận dụng quan điểm và phương pháp khác nhau để nhìn nhận cùng một sự thực lịch sử, sẽ có được các loại kết luận, thậm chí kết luận hoàn toàn tương phản nhau. Đối với sự kiện lớn Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng, Liên Xô giải thể, quan điểm trong và ngoài nước rất nhiều; về nguyên nhân xảy ra sự kiện trọng đại này, vẫn còn có những cách giải thích khác nhau. Trong một giai đoạn lịch sử tương đối dai, nghiên cứu về vấn đề này có thể sẽ không có một đáp án thống nhất; những tranh cãi xung quanh chủ đề này không kết thúc.


Nói về tính tất yếu của những khúc khuỷu trên con đường lịch sử, chúng ta là "những người theo chủ nghĩa bi quan", không thể vượt qua được thời đại mà chúng ta đang sống và trình độ phát triển kinh tế xã hội; nhưng nhìn từ viễn cảnh tươi sáng của dòng lịch sử, chúng ta lại là những người theo chủ nghĩa lạc quan kiên định, tin vào điểm đến cuối cùng tất yếu của sự phát triển lịch sử nhân loại.


Chúng ta nói rằng, trong một giai đoạn lịch sử tương đối dài, nhận thức đối với cùng một sự kiện lịch sử trọng đại sẽ không có cùng một đáp án thống nhất, nhưng điều này không có nghĩa là không có chân lý khách quan, không có đáp án chính xác. Nhưng trong chiều dài lịch sử, cùng với sự theo đuổi lý tưởng tốt đẹp cuối cùng tự do và phát triển toàn diện của con người, tin rằng phần đông chúng ta sẽ dần dần thoát khỏi sự ràng buộc phiến diện. Thực tiễn xã hội tất sẽ chỉ ra cho con người các loại chân lý. Hơn 10 năm từ khi Liên Xô giải thể, xã hội Nga sau khi trải qua một loạt tai ương như nhà nước tan rã, dân tộc chia cắt, kinh tế  sụp đổ, mức sống người dân giảm xuống, chuẩn mực đạo đức và trình độ văn minh xuống dốc, tuổi thọ trung bình rút ngắn, đã bắt đầu suy ngẫm lại nhận thức đối với lịch sử.


Năm 2007 và 2008, Nga lần lượt xuất bản giáo trình lịch sử mới là Lịch sử nước Nga hiện đại (1945-2006) và Lịch sử nước Nga (1900-1945). Giáo trình lịch sử mới khẳng định đầy đủ những thành tựu đã giành được trong phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ Liên Xô, đồng thời cũng đưa ra không ít quan điểm mới về vấn đề đánh giá Xtalin. Ví dụ, trong giáo trình cho rằng cuộc "đại thanh trừng" vào những năm 30 của thế kỷ XX mặc dù có vấn đề nghiêm trọng, nhưng có mặt cần thiết của nó, phải nhìn nhận biện chứng; cho rằng Xtalin "là người bảo vệ hệ thống chế độ bảo đảm cho đất nước bước xã hội công nghiệp", "là lãnh tụ của một quốc gia cận kề với chiến tranh", v.v... Ngày 19 tháng 5 năm 2009, Tổng thống Nga Mevedev ký lệnh Tổng thống tuyên bố thành lập "Ủy ban đấu tranh với những âm mưu làm nguy hại đến lợi ích nước Nga và xuyên tạc lịch sử" trực thuộc Tổng thong, tuyên chiến với những âm mưu xuyên tạc lịch sử, đặc biệt là lịch sử Chiến tranh vệ quốc. Đây rõ ràng là một minh chứng nữa cho thấy toàn dân tộc Nga đánh giá đúng đắn về lịch sử nước mình.


Một mặt, thế giới biến đổi rất nhanh, thông thường chúng ta không kịp nhận ra. Mặt khác, quy luật lịch sử ca bản cũng có mấy điều như vậy, sự vật biến đổi qua lại, cũng không thể thoát khỏi quy luật phát triển lịch sử. Từ một nghĩa nhất định, mục đích căn bản của việc chúng ta nghiên cứu việc Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng, Liên Xô giải thể, chính là để tìm kiếm một thứ gì đó mang tính quy luật bên trong, để làm bài học sâu sắc cho thế hệ sau. Cuốn sách này là kết quả cuối cùng của dự án Quỹ khoa học xã hội quốc gia và dự án trọng điểm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc "Nghiên cứu bài học lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xo mất Đảng" do Tổ đề tài Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc đảm nhiệm. Để tiện cho các độc giả tra cứu thời gian, địa điểm xảy ra và tình hình cơ bản của một số sự kiện trọng đại trong lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, ở phần cuối của cuốn sách này, chúng tôi có phần phụ lục Đại sự ký thịnh suy của Đảng Cộng sản Liên Xô.


Quyển sách này là kết tinh lao động của các thành viên trong Tổ đề tài và toàn thể những người cầm bút. Tổ đề tài có các đồng chí sau: Lý Thận Minh (Tổ trưởng, Phó Viện trưởng, nghiên cứu viên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc), Trần Chi Hoa (Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu lịch sử thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc), Ngô Ân Viễn (Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Nga - Trung Á - Đông Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc), Hình Quảng Trình (Nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu lịch sử biên cương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc), Trương Thụ Hoa (Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin văn hiến, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc), Lý Chính Đông (Nghiên cứu viên Cục Nghiên cứu khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc), Vương Chính Tuyển (Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc), Vu Hồng Quân (Nghiên cứu viên Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc), Quách Xuân Sinh (Phó Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc).


Các tác giả của cuốn sách này:

Lời mở đầu: Lý Thận Minh Chương I: Trần Chi Hoa

Chương II: Vương Chính Tuyền, Tào Trường Thịnh (Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh)

Chương III: Trương Thụ Hoa

Chương IV: Ngô Ân Viễn

Chương V: Quách Xuân Sinh

Chương VI: Lý Chính Đông

Chương VII: Hình Quảng Trình, Uông Đình Hữu (Phó Giáo sư Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Nhân dân Trung Quốc)

Chương VIII: Vu Hồng Quân, Vương Chính Tuyền

Phụ lục: Trần Chi Hoa


Cuốn sách này là tiếng nói trong một nhà, mong nhận được sự chỉ giáo của mọi nhà. Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, bản thảo sắp đưa đi in, trong đó có nội dung các chương liên quan, vẫn còn không ít thiếu sót; trong một số vấn đề mang tính kỹ thuật và biểu đạt chữ nghĩa cụ thể, mặc dù qua rất nhiều lần hiệu đính nhưng có thể vẫn có những chỗ sai sót, mong giới học thuật cùng đồng hành và các độc giả phê bình sửa sai. Chúng tôi cũng rất vui lòng được nghe các quan điểm học thuật khác nhau, rất vui được cùng mọi người giao lưu thảo luận thêm.


Toàn bộ thành viên trong Tổ đề tài và những người chấp bút cuốn sách này, mặc dù không cùng cơ quan, tuổi tác khác biệt, nhung trong quá trình mười năm nghiên cứu, đều có thể cùng giúp đỡ lẫn nhau, cùng ra sức hợp tác. Là chủ biên của cuốn sách, bất luận về mặt tư tưởng lý luận hay tác phong học tập, tác phong làm việc, tôi đều học được không ít những điều quý báu từ mọi người. Nghiên cứu viên Trần Chi Hoa phối hợp thống nhất bản thảo, giáo sư Vương Chính Tuyền, giáo sư Lưu Thư Lâm của Đại học Thanh Hoa đã hiệu đính các vấn đề mang tính kỹ thuật như chú thích và dẫn văn cuối cùng, Phó Giáo sư Uông Đình Hữu giúp chủ biên sửa chữa cần thiết đối với các chương cá biệt, nghiên cứu viên Vương Lập Cường phối hợp với Tổ đề tài các công tác tổ chức cụ thể. Tại đây, tôi xin gửi tới mọi người lời cảm ơn sâu sắc.


Ngày 15 tháng 10 năm 2010
Lý Thận Minh
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM