Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:41:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổ chức - danh hiệu của các đơn vị QĐNDVN  (Đọc 130622 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
meo-u
Thành viên
*
Bài viết: 89


« Trả lời #110 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2013, 09:25:01 am »

Tại sao chúng ta không thành lập một quân đoàn đặc biệt cơ động như mô hình sư đoàn Dù VNCH.Trong tình hình mới tôi nghĩ chúng ta cũng cần những đơn vị cơ đông hơn,gọn nhẹ và chuyên nghiệp hơn để thực hiện được các ý đồ chiến thuật,chiến lược mà các đơn vị khác không đủ tinh nhuệ hoặc quá công kềnh.
Tôi nghĩ một quân đoàn gômf 6-8 lữ đoàn.Mặt khác chúng ta có thể chuyển các trung đoàn trùng tên như trung đoàn 66f10,e88f302 thành lữ đoàn 66,88 để đưa vào quân đoàn này,như thế sẽ không còn hiện tượng trung tên nhưng vẫn giữ được truyền thống đơn vị.

Chào bác Hung No.
Theo hiểu biết của em thì lực lượng cơ động đường không (lính dù, trực thăng vận) có một nhược điểm cố hữu là hoả lực yểm trợ khá yếu (trừ không quân ra). Hoả lực bản thân đơn vị chủ yếu là hạng nhẹ. Gồm xe bọc thép chở quân, pháo nòng ngắn, cỡ nòng nhỏ, súng cối. Lính dù Mỹ vẫn dùng pháo 105mm nòng ngắn, xe bọc thép bánh lốp..Lính dù Nga được trang bị tốt nhất. Có pháo tự hành 120mm, xe bọc thép trang bị hoả lực mạnh BMP4....Nhưng những thiết bị đó quá đắt tiền, VN mình không mơ nổi.
Chỉ có lính dù Nga là có hoả lực nhỉnh hơn quân bộ binh. Còn lại là yếu hơn. Tác chiến của lính dù (hoặc đổ bộ trực thăng) là bất ngờ chiếm các vị trí xung yếu mà không hoặc có ít quân đóng giữ. Gọi là chiếm đầu cầu gì đó. Sau đó phòng ngự đợi chủ lực tới. Vũ khí và trang bị chỉ đủ để phòng ngự thôi.

Nếu nhà ta trang bị cỡ quân đoàn đổ bộ đường không. Cơ cấu lớn thế chỉ để phản kích chiếm lại đất. Mà với hoả lực bản thân yếu kém thì chỉ là mồi ngon cho đối phương. Chính quân đội VNCH đã mắc phải sai lầm này năm 1975 tại BMT. Đem lính dù đi phản kích mà không có đủ pháo binh, tăng thiết giáp. Gặp thế trận phục kích của ta nên thất bại nhanh chóng.

Nói chung lính dù (đổ bộ đường không) nhà mình nên có vài tiểu đoàn. Bài học năm 1979 một tiểu đoàn đặc công chốt chặn kịp thời ở một cao điểm (tiểu đoàn 45 thì phải) đã chặn đứng đà tiến của một mũi quân TQ. Quân chủ lực nhà mình mãi ngày hôm sau mới tới.
Logged
ngày gió
Thành viên
*
Bài viết: 38


« Trả lời #111 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2013, 09:29:21 pm »

Đa số các đơn vị từ cấp e trở lên của nhà ta đều được mang 1 danh hiệu, thường là mang tên một anh hùng dân tộc, một địa danh, một trận đánh hay một tính từ ca ngợi tinh thần chiến đấu. Topic này là để thống kê và tìm hiểu ý nghĩa các danh hiệu đó, xin mời các bác cùng tham gia Grin

Đầu tiên là các đơn vị bộ binh:

Binh đoàn Quyết Thắng: Quân đoàn 1, quân đoàn chủ lực đầu tiên của QĐNDVN.

Binh đoàn Hương Giang: Quân đoàn 2, khi thành lập đứng chân trên chiến trường Trị - Thiên.

Binh đoàn Tây Nguyên: Quân đoàn 3, thành lập từ các sư đoàn chủ lực của mặt trận Tây Nguyên.

Binh đoàn Cửu Long: Quân đoàn 4, thành lập từ các đơn vị sư đoàn của Nam Bộ.

Binh đoàn Chi Lăng: Quân đoàn 5 tức Quân đoàn 14, thành lập từ các sư đoàn chiến đấu ở mặt trận Lạng Sơn trong chiến tranh biên giới phía bắc 1979.

Binh đoàn Pắc Bó: Quân đoàn 8, thành lập từ các sư đoàn chiến đấu ở mặt trận Cao Bằng trong chiến tranh biên giới phía bắc 1979.

Binh đoàn Sông Thao: Quân đoàn 29 QK2, làm nhiệm vụ phòng thủ biên giới Tây Bắc.


Sư đoàn Bình Trị Thiên: sư đoàn 325, thành lập trong KCCP từ các trung đoàn của phân khu Bình Trị Thiên: 18 (Quảng Bình), 95 (Quảng Trị), 101 (Thừa Thiên).

Sư đoàn Bắc Sơn: sư đoàn 309, thành lập đúng vào ngày kỉ niệm khởi nghĩa Bắc Sơn 27/9/1978.

Sư đoàn Chiến Thắng: sư đoàn 312. Ngày thành lập được lấy theo ngày chiến thắng Liễn Sơn - Xuân Trạch 25/12/1950, đây cũng là nguồn gốc của danh hiệu Chiến Thắng.

Sư đoàn Đắk Tô: sư đoàn 10, có lẽ là để kỉ niệm chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh 24/4/1972.

Sư đoàn Đông Khê: sư đoàn 311 (?), chiến đấu trên mặt trận Cao Bằng 1979.

Sư đoàn Đồng Bằng: sư đoàn 320 và sư đoàn 390. Xuất phát từ đại đoàn 320, chuyên hoạt động ở địch hậu đồng bằng Bắc Bộ trong KCCP.

Sư đoàn Hải Vân: danh hiệu của sư đoàn 324 khi mới thành lập.

Sư đoàn Khánh Khê: sư đoàn 337, được mang danh hiệu này nhờ thành tích chiến đấu ở cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) năm 1979.

Sư đoàn Lam Hồng: sư đoàn 31.

Sư đoàn Lam Sơn: sư đoàn 346.

Sư đoàn Ngự Bình: sư đoàn 324, chiến đấu chủ yếu trên mặt trận Trị Thiên trong KCCM.

Sư đoàn Phước Long: sư đoàn 303 (sư đoàn 3), thành lập từ các đơn vị chủ lực Miền.

Sư đoàn Quân Tiên Phong: sư đoàn 308, là sư đoàn chủ lực đầu tiên của QĐNDVN.

Sư đoàn Sao Vàng: sư đoàn 3. Tên gọi do chính lãnh đạo sư đoàn đề nghị với ý nghĩa "nhắc cán bộ chiến sĩ hãy dũng cảm chiến đấu vì lá cờ vinh quang của Tổ quốc, vì một nước Việt Nam độc lập và thống nhất".

Sư đoàn Sông Lam: sư đoàn 341, thành lập trên địa bàn QK4.

Sư đoàn Thảo Nguyên: sư đoàn 335, khi thành lập đóng quân ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).

Sư đoàn Vinh Quang: sư đoàn 304.
 (sư đoàn 390 ban đầu là 320b lấy 1 phần cán bộ khung của F320.ko tồn tại trong kháng chiến chống pháp. trực thuộc F390 co' các đv là eBB27(đoàn triệu hải).eBB48 (đoàn thạch hãn).eBB64(...).dCB 17. dTT 18. dPK16. dVT14. D13(không rõ). C23 vệ binh. C24 quân y. ) đúng không các bác
Logged
Hoaban
Thành viên
*
Bài viết: 18


NN. 09-09-1982


« Trả lời #112 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2015, 02:55:35 pm »

Trung đoàn 537 công binh công trình chuyên xây dựng công sự taij Lao Cai và Lai Châu, Thành lập trung đoàn tại Hương sơn Nghệ tĩnh Thì phải, Trung đoàn trưởng đầu tiên là Trung tá Hồ Viết Cả, Quê ở Thanh Chương ( Nơi có nhiều Nhút) Trung đoàn phó Hoàng Sen ở Hà Nam Ninh, Chủ nhiệm chính trị Thảo và chủ nhiệm Hậu cần Sửu đều quê ở Nghệ Tĩnh, khi mới thành lập trung đoàn thuộc bộ tư lênh công binh nên Tôi cũng đã có lần đến Dóc Tam Đa ở Hà nội ngủ nhờ, sau thành lập trung đoàn ra Hoàng Long Hà Nam Ninh xây dựng kho, không nhớ rõ lắp nhưng khoảng 1981 - 1982 gì đó xát nhập vào quân khu 2, đóng quân tại xã Nam Cường, thị xã Lao Cai tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ, năm 1985 hay 1986 chuyển một tiểu đoàn lên đầu cầu Lê  Vân thuộc huyện phong thổ Lai Châu, xát nhập thêm tiểu đoàn 19 của sư 326 vào để làm công sự tại Giào San, đến tháng 4 năm 1987 được lệnh giải tán đơn vị, tôi cùng một số người về trạm 44 quân khu ở để hoàn thiện và bàn giao sổ sách, vật tư thiết bị cho quân khu
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM