Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:37:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung tướng Khuất Duy Tiến - Hành trình của người Anh hùng  (Đọc 1864 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2021, 09:54:18 pm »

Tên sách: Trung tướng Khuất Duy Tiến – Hành trình của người Anh hùng
Tác giả: Phùng Văn Khai
Nhà xuất bản: Lao động
Năm xuất bản:
Số hoá: giangtvx, ptlinh, chuongxedap




PHÙNG VĂN KHAI



TRUNG TƯỚNG

KHUẤT DUY TIẾN
HÀNH TRÌNH CỦA NGƯỜI ANH HÙNG


NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG











LỜI GIỚI THIỆU



Khi tham gia thực hiện cuốn sách Những vị tướng Thạch Thất thời đại Hồ Chí Minh, tôi được phân công viết về Trung tướng Khuất Duy Tiến, một vị tướng đã từ lâu tôi mến mộ và kính trọng. Gặp gỡ và tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi; khi là trực tiếp hai bác cháu với nhau; lúc qua điện thoại về các chi tiết và tiến độ chung của cuốn sách; có lúc bác viết ra giấy gửi cho tôi... thì ở đấy đều là sự chân thành, cởi mở, gần gũi và đặc biệt là tôn trọng các sự thật lịch sử để khi đưa vào sách khách quan và khoa học.

Tiếp xúc với Trung tướng Khuất Duy Tiến càng lâu càng thấy vị tướng trận cả đời luôn toàn tâm toàn ý cống hiến cho cách mạng, từ những ngày theo Việt Minh đánh Pháp, trở thành bộ đội, tham gia các chiến dịch lớn nhỏ trong kháng chiến chống Pháp và đánh đế quốc Mỹ; ở cương vị nào, Khuất Duy Tiến đều khiêm nhường học hỏi, kiên cường thể hiện khả năng tố chất của mình để trở thành một vị tướng có nhiều đóng góp cho cách mạng.

Tôi luôn băn khoăn, khi viết về thế hệ đi trước như Trung tướng Khuất Duy Tiến sẽ gặp phải khó khăn. Khó khăn về hình dung tâm tư, ngôn ngữ, cách nhìn, sự biểu đạt ở độ tuổi của ông... sẽ dễ dẫn đến sự thể hiện chủ quan áp đặt. Bây giờ mình nghĩ thế viết thế chứ các cụ có suy nghĩ và hành động như thế không? Các sự kiện lịch sử đã qua. Thành tích chiến công đã đi vào sử sách, trên giấy trắng mực đen hoàn toàn có thể bê nguyên si vào sách cũng được. Băn khoăn là thế, nhưng khi cầm bút, tôi đã mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ văn học theo cá tính của tôi thể hiện khái quát và căn bản nhất cuộc đời của ông với tâm thế chân thành và xúc cảm nhất. Trung tướng Khuất Duy Tiến - Hành trình của người anh hùng được viết trên tinh thần đó.

Nhưng đó chỉ là chủ quan cá nhân. Sức bút của mình, mong muốn của người viết không phải lúc nào cũng đạt được như ý, nhất là đối với các nhân vật ở thế hệ khác, với những điểm nhìn khác.

Nhưng tôi cũng có sự thôi thúc riêng, thầm thì nhưng mãnh liệt rằng: Với thế hệ đi trước đã cống hiến máu xương, trí tuệ cho chúng tôi có buổi hòa bình hôm nay, thì việc ghi nhận, phác họa, thậm chí là sáng tác về họ đều là rất cần và nhất thiết phải được thực hiện. Hãy để những người lính, vị tướng trận thế hệ trước đi vào tâm trí, hiện ra trên từng trang sách với tất cả những gì mình hiểu, mình thuộc nhất. Còn những thứ khác đừng nên quá bận tâm.

Từ thôi thúc ấy, từ những tư liệu tươi ròng do chính Trung tướng Khuất Duy Tiến kể lại và tập Hồi ký Ký ức đời binh nghiệp của ông đã truyền lửa cho tôi thực hiện tập sách nhỏ này.

Với tôi, Trung tướng Khuất Duy Tiến luôn thật gần, giản dị, bao dung và tin tưởng.

Đây cũng là tấm lòng chân thành của người viết đối với các thế hệ cha anh.


TÁC GIẢ
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2022, 08:08:54 am gửi bởi ptlinh » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 01:15:26 pm »


Trung tướng Khuất Duy Tiến
Hành trình của người anh hùng


Tôi được tiếp xúc và trò chuyện với Trung tướng Khuất Duy Tiến không nhiều nhưng từng được nhiều người thuộc mọi thế hệ kể về ông. Đặc biệt qua cuốn Hồi ký Ký ức đời binh nghiệp do Đại tá Lê Hải Triều thể hiện chân thực, sinh động, giàu cảm xúc đã cho tôi hình dung khá trọn vẹn về ông - một vị tướng trưởng thành trong khói lửa hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau dấu mốc 1975, với các cương vị và trọng trách được giao, Khuất Duy Tiến luôn thể hiện là người cán bộ chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong mọi tình huống để lãnh đạo chỉ huy thắng lợi mọi nhiệm vụ. Luôn đồng nhất ở ông, từ khi là cậu thiếu niên tham gia cách mạng từ năm 13 tuổi, từng bị địch bắt đưa vào nhà tù Hỏa Lò, tiếp đến sớm vượt tù ngục có mặt trong đội hình Đại đoàn Đồng Bằng chiến đấu ở Sơn Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông, Thái Bình dưới quyền chỉ huy của Đại đoàn trưởng tài danh Văn Tiến Dũng. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Khuất Duy Tiến được cử đi học Trường Sĩ quan Lục quân 1. Khi ra trường, ông được điều về công tác tại Quân khu 3. Khi quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam, ông lại cùng Sư đoàn 320 hành quân vào đánh Mỹ ở chiến trường Quảng Trị, Tây Nguyên, tham gia giải phóng Sài Gòn. Những tháng năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ, ác liệt cũng là những năm tháng rèn đúc nên ý chí và bản lĩnh thép của một Khuất Duy Tiến kiên cường, cẩn trọng, tỉ mỉ, sâu sát, hiểu biết rõ đến từng người chiến sĩ, từng đơn vị thuộc quyền, luôn nắm bắt đầy đủ ý định, tư tưởng chỉ đạo của cấp trên, bằng trí tuệ và bản lĩnh, tầm nhìn của mình đã thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Sau khi đất nước thống nhất, hai đầu biên giới lại rộ lên tiếng súng, Khuất Duy Tiến trên cương vị mới Sư đoàn phó rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 (1976 - 1979); Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 3 (1980 - 1984); Tư lệnh Quân đoàn 3 (1984 - 1989) đã ngày càng trưởng thành trong sự trưởng thành, lớn mạnh không ngừng của quân đội ta. Khuất Duy Tiến cùng bộ đội tham gia đánh Pôn Pốt cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1989, ông được điều giữ chức Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng Tham mưu; năm 1994, ông được bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục Quân 1 và nghỉ hưu năm 1997 khi tròn 66 tuổi.

Cuộc đời của Trung tướng Khuất Duy Tiến là điển hình của người chiến sĩ cách mạng chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng, dưới sự dẫn dắt của Hồ chủ tịch - người cha kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân; Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Ngẫm ngợi về thế hệ các ông, chúng tôi, thế hệ cầm bút vinh dự được khoác trên mình bộ quân phục càng thấy thật rõ những gì có được hôm nay đã phải đối bằng rất nhiều máu xương của các thế hệ đi trước trong đó có ông, vị Trung tướng khả kính của quê hương Đại Đồng - Thạch Thất.

Tiếp xúc với ông, nghe ông trò chuyện với Trung tướng Phùng Khắc Đăng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, tôi càng cảm phục sự mẫn tiệp và đức tính giản dị của người con quê hương Đại Đồng. Các vị tướng trao đổi ngắn gọn, kết luận thấu đáo những vấn đề khi tổ chức cuốn sách về các vị tướng quê hương Thạch Thất. Nhìn vẻ mặt tươi nhuần, nụ cười rạng rỡ của lão tướng quân năm nay đã bước sang tuổi 86, tôi càng thấy rõ một điều, thế hệ cha anh đã đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỳ, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam thiêng liêng là một lẽ đương nhiên. Những vị tướng sinh ra từ nhân dân, chiến đấu máu thịt trong lòng nhân dân chắc chắn sẽ đi đến ngày toàn thắng. Đoàn quân chính nghĩa trong đó có Khuất Duy Tiến dưới sự dẫn dắt của Đảng, của Bác Hồ đã làm nên những điều thần kỳ từ chính lầm than, cơ cực, để đất nước chúng ta, nhân dân chúng ta có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay. Từ trong sâu thẳm, bằng những trực cảm của mình, tôi đã thấy được vị lão tướng trong hành trình trưởng thành của mình như những suối nguồn đi ra sông dài biển lớn. Vị tướng trận rung rung mái đầu bạc trắng, nheo cặp mắt hồn hậu nhìn ra khoảng trời phía trước đang mở ra an bình, thơ thới. Phía trước, lá cờ đỏ sao vàng tung bay cuồn cuộn trên nóc cột cờ Hà Nội. Xa kia, dòng sông Hồng đang mùa phù sa dâng đẫm mật cho đôi bờ ngô lúa tốt tươi. Và nơi xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, ngôi làng cổ từng có tên “Kẻ Đòng”, “Cự Đồng”, “Ấp Đồng” từ thời vua Lê Thế Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông đến nay vẫn còn đó ngôi đình cổ với những phiến đá xanh vuông đế tròn thấm đẫm nước thời gian. Đó cũng là nơi sinh ra người con, người chiến sĩ, vị tướng Khuất Duy Tiến.

Cây có cội nước có nguồn, chính quê hương - nguồn cội lớn đã tạo nên sức mạnh cho người chiến sĩ. Ngẫm về ông - vị tướng của vùng đất Đại Đồng - xưa kia là tổng Đại Đồng với các địa danh: Đại Đồng, Cẩm Bào, Yên Lỗ, Thanh Câu, Lại Khánh, Hạnh Đàn, Hoàng Xá, chúng ta càng thấy rõ một điều, chính các mạch nguồn đất đai, tổ tông nguồn cội đã sinh thành và nuôi dưỡng những người con đủ sức lớn mạnh, trưởng thành, đi đánh giặc và đánh thắng giặc, để những người con ấy, buổi thanh bình về hiếu kính tiên tổ, quê hương. Trung tướng Khuất Duy Tiến là một người con trung - dũng - hiếu - thuận, một niềm tự hào của vùng đất Đại Đồng giàu truyền thống cách mạng. Cuộc đời ông đã thể hiện sự phong phú, sinh động, sự trưởng thành của người chiến sĩ cách mạng giàu nghị lực, luôn khiêm tốn, sẵn sàng hi sinh trên mỗi chặng đường.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 01:16:38 pm »


*

*        *

Hành trình của vị Trung tướng quê hương Đại Đồng khởi đầu từ những ngày thiếu đói, cơ cực, nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm chỉ mơ ước bữa ăn no, manh áo vải nâu, giấc ngủ không chập chờn ốm đau, bệnh tật, giặc giã đến những buổi sớm theo Việt Minh, tham gia công tác đoàn thể nơi quê hương những ngày đánh Pháp. Nhưng cũng chính tuổi thơ lầm than đã cho Khuất Duy Tiến sớm có ý chí, sớm có bản lĩnh kiên cường, dứt khoát, chỉ có thế tiến theo cách mạng, theo Đảng, theo Bác Hồ đến ngày toàn thắng mà không màng gì đến tính mạng của mình.

Tuổi thơ Khuất Duy Tiến cũng như tuổi thơ hàng vạn, hàng triệu người con đất Việt buổi mất nước, buổi bị tước đi cái quyền sơ đẳng nhất - quyền làm một con người. Ông cũng được hưởng đức tính kiên cường, sự tiết tháo của người cha Khuất Duy Đản vốn mang trọng trách trưởng tộc dòng họ Khuất ở Đại Đồng. Người cha Khuất Duy Đản được ông bà nội ngoại quý mến, sớm cho đi học chữ Nho từ năm 6 tuối. Khi bố mất, Khuất Duy Đản tròn 7 tuổi. Cái tuổi còn quá non nớt để phải chịu đựng đau thương, mất mát không dễ bề gượng dậy được. Người mẹ Vũ Thị Tốt sau buổi chết đi sống lại đã gắng gượng cùng họ hàng nội ngoại cắn chặt răng làm lụng nuôi nấng các con thành người. Người con Khuất Duy Đản 9 tuổi đã phải ngày ngày đi mót lúa mót khoai, bắt cua bắt ốc, kiếm củi cắt rạ giúp đỡ mẹ nuôi các em. 9 tuổi đầu, Khuất Duy Đản đã nói với mẹ:

- Mẹ ơi! Con lớn rồi, con có thể chăn trâu, cắt cỏ, quét dọn nhà cửa, phơi rơm phơi thóc được. Mẹ cho con đi ở để kiếm bát cơm của người đỡ mẹ phải nuôi con.

Người mẹ góa chồng khóc mắng con trong nước mắt:

- Con phải đi học, khi nào viết được văn tế tổ đi làm gì hãy đi. Mẹ còn lê được chân, con còn phải đi học.

Những năm tháng ấy cả nước đói. Người chết la liệt. Ruột thịt còn không cứu được nhau. Khi không còn gì để ăn, người mẹ đành dứt ruột cho Khuất Duy Đản đi ở tại làng Thụy Phiếu khi Đản mới hơn 9 tuổi. Cũng may giời không đóng cửa nhà ai. Cậu bé Đản lam làm, hiếu thuận, nhẫn nhịn đã gặp được gia đình người chủ rất tốt bụng và quý mến, đến năm Đản 23 tuổi còn định gả con gái cho nhưng chàng trai họ Khuất theo lời họ mạc và mẹ đã trở về cưới vợ. Gia đình người chủ tiếc lắm, luôn coi Đản như con cái ruột. Tiếp đó là chiến tranh giặc giã, mỗi người mỗi nơi ly tán phương trời.

Bố mẹ Khuất Duy Tiến sinh 10 người con chỉ nuôi được 5 người. Tiến là anh cả sinh năm 1931; tiếp đó Khuất Thị Đạt sinh năm 1933, người em thứ 8 Khuất Thị Lan sinh năm 1948, em thứ 9 Khuất Thị Liên sinh năm 1950, em thứ 10 Khuất Duy Viễn sinh năm 1952. Còn các em từ thứ 3 đến thứ 7 mất khi còn rất nhỏ vì đói kém, bệnh tật. Xã hội phong kiến hủ lậu với những thối nát cùng cực đã cướp đi sinh mạng của biết bao người.

Là con trưởng, lại là trưởng họ Khuất, người cha Khuất Duy Đản trong khó khăn cùng cực vẫn mong muốn lo cho cậu con cả - trưởng họ tương lai Khuất Duy Tiến được ăn học. Khuất Duy Tiến sớm được học cả chữ Nho và chữ Quốc ngữ vừa làm việc giúp mẹ. Thấy con còn mải đi mót lúa mót khoai, bắt cua bắt cá phụ giúp gia đình người cha giận quá đã đánh con và mắng:

- Bố đã thất học chịu cảnh hèn hạ, con cũng theo bố ư hở con? Người có học người đời mới không khinh rẻ bắt nạt được. Tại sao con không nghe lời bố?

Khuất Duy Tiến khóc thương bố càng cắn răng học hành. Các thầy chữ Nho và chữ Quốc ngữ rất thương quý chàng trai hiếu học. Đặc biệt là thầy giáo Hào, người nổi tiếng hay chữ và nghiêm khắc từng được nhà nước bảo hộ Pháp và vua triều Nguyễn phong tặng hàm Cửu phẩm Văn giai. Thầy còn cho Tiến ngủ ở nhà thầy để tiện học hành. Thật kỳ diệu, vượt qua mọi khó khăn, đói kém, năm 1944, Khuất Duy Tiến đã thi đậu bằng Sơ học yếu lược, vốn chỉ dành cho con cái của chức sắc và quan lại lớn bấy giờ mới có đủ sức theo học.

Nhưng chàng thiếu niên Khuất Duy Tiến không chỉ sáng dạ trong đường học hành mà còn sớm nhận ra những sự khác biệt khi tuổi còn rất nhỏ. Khi quá túng thiếu, mấy người em ruột của Tiến chết vì không có thuốc men, đến ăn còn không có khiến người cha uất ức thì khi ấy người cậu ruột là Đinh Quang Hoàn đến thăm an ủi, nói lời hơn lẽ thiệt và phụ giúp gia đình một khoản tiền. Người cậu còn nói: “Tất cả chỉ tại thằng Tây, thằng Nhật, bọn vua quan, bọn chánh tổng lý trưởng, bọn nhà giàu chúng nó dìm anh em nghèo khó chúng ta vào kiếp tối tăm, cơ cực đói khổ, dốt nát chứ mình có tội tình gì”. Trong lúc người cha ngẫm ngợi thấy cần phải đứng dậy nuôi vợ nuôi con thì chàng thiếu niên Khuất Duy Tiến đã nghĩ khác. Tiến sớm nghĩ chắc chắn người cậu ruột Đinh Quang Hoàn phải là người hiểu biết lắm, cậu đi nhiều từng trải và theo lý lẽ dám mắng Tây, Nhật thì lẽ nào ở trong “hội kín Việt Minh” chăng? Những suy nghĩ của Tiến không qua mắt được người cậu tinh tường. Cậu tâm sự thẳng với Tiến. Cậu phân công nhiệm vụ gác cổng khi nhóm họp cho Tiến. Chính các cậu Đinh Quang Hoàn, Đinh Quang Chiến, Nguyễn Vũ Văn là những người giác ngộ bước đầu cho chàng thiếu niên Khuất Duy Tiến.

Khuất Duy Tiến đến với cách mạng tự nhiên như lẽ sống ở đời. Cách mạng là ngọn lửa tất yếu cháy bùng lên, quét sạch ách đô hộ của ngoại bang, sự thối nát của chế độ cũ thì những chàng trai sớm được học hành, có tố chất thông minh, từ lầm than đói khổ như Khuất Duy Tiến tất yếu sẽ tìm đến.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 01:18:26 pm »


*

*        *

Sau trận đói kinh hoàng năm Ât Dậu mà gia đình Khuất Duy Tiến đã phải gạt nước mắt cho người con gái Khuất Thị Đạt mới 13 tuổi đi ở đợ cho người. Hôm dẫn em đi đến nhà bà Tư Triệu ở thôn Hương Lam, Khuất Duy Tiến - người được học chữ đã phải tự tay viết văn tự bán em mình. Người cha không dám nhìn đứa con gái hơn chục tuổi đầu đã phải lìa nhà đi ở. Người con gái mím chặt môi mặc hai dòng nước mắt chảy tràn. Những ấn tượng đó còn mãi với Khuất Duy Tiến đến tận hôm nay.

Cách mạng Tháng Tám như một ngọn gió mạnh quét sạch những tàn dư, thổi một luồng sinh khí mới vào mỗi con người Việt Nam mới hôm qua thôi còn bần cùng, sợ sệt, không dám ngẩng đầu lên trước đòn vọt kẻ xâm lăng. Tại Thạch Thất, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, trực tiếp là đồng chí Nguyễn Văn Lộc - Xứ ủy viên đã quyết định huy động lực lượng quần chúng biểu tình vũ trang giành chính quyền ở Thạch Thất. Khuất Duy Tiến hăm hở phát con dao phát bờ cùng các cậu ruột nhập vào đoàn người tham gia cướp chính quyền.

Tại xã Đại Đồng, khi nhận được mệnh lệnh huy động đội tự vệ chiến đấu gấp rút lên đường tham gia cuộc khởi nghĩa, những thanh niên mau chóng cùng nhân dân tiến vào huyện sở Thạch Thất và vận động trung đội lính và đám công chức ở đây bàn giao huyện sở cho Việt Minh. Lá cờ đỏ sao vàng đã được cắm lên tại huyện Thạch Thất.

Sau khi giành chính quyền ở huyện, được sự chỉ đạo của cấp trên, tổ Việt Minh và tự vệ chiến đấu xã Đại Đồng trở về tiến hành giành chính quyền ở xã. Từng loạt trống ở đại đình nổi lên ầm ầm. Dân làng đổ ra chật sân, chật bãi, chật đường. Cờ đỏ sao vàng được kéo lên giữa nắng chiều thu rực rỡ. Chàng thiếu niên Khuất Duy Tiến nhìn lá cờ đỏ sao vàng bay náo nức mà còn như không tin ở mắt mình.

Những ngày chính quyền mới Cách mạng non trẻ đầu tiên bộn bề công việc. Với sự gian giảo, xảo quyệt, giặc Pháp đã bội ước nổ súng vào đồng bào ta. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Toàn dân nghe theo lời Hồ Chủ tịch vùng lên đánh giặc. Chúng ta không thể một lần nữa lại trở về làm nô lệ cho lũ ngoại bang.

Chính quyền Việt Minh xã Đại Đồng mau chóng tổ chức cùng nhân dân đánh giặc. Khi thực dân Pháp nống ra các vùng ven, bọn tề ngụy lập tức nổi dậy thiết lập chính quyền. Khuất Duy Tiến được giao nhiệm vụ thâm nhập vào nhân viên bảo an xã của địch để hoạt động. Tháng 10 năm 1949, Khuất Duy Tiến bắt liên lạc được với Đại đội 354 thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 48 để đón đồng chí Ngữ về diệt tên lý trưởng xã Đại Đồng. Sau hai lần bố trí tiêu diệt chưa thành công, để trả thù Cách mạng, tên lý trưởng huy động lực lượng và bắt được Khuất Duy Tiến cùng các anh Kiều Bá Trung, Kiều Văn Chỉ, Vũ Văn Hữu, Khuất Bá Lạo, Khuất Duy Luyện, Khuất Văn Học, Khuất Văn Bồi, Khuất Văn Hiều xuống huyện giam. Khuất Duy Tiến bị tra tấn dã man. Hết Tây đen đến tề ngụy đánh đập Tiến ngất đi sống lại đổ nước lạnh vào tra tấn tiếp. Tiếp đó, Khuất Duy Tiến cùng những người tù bị chuyển giam ở thị xã Sơn Tây và sau đó đưa về nhà tù Hỏa Lò để biệt giam. Tại Hỏa Lò, thật không ngờ đây chính là trường học của Khuất Duy Tiến. Chàng thanh niên thông minh, nhanh nhẹn rất tích cực hoạt động trong tù. Nhiều tài liệu về chủ nghĩa cộng sản được tuyên truyền ở nơi đây. Ngày 19 tháng 5 năm 1950, quân Pháp tiến công Hà Nam, giặc huy động tù binh đi phục vụ chiến đấu vận tải đạn cho binh lính Pháp. Tối hôm đó, lợi dụng lúc quân Pháp ngủ, Khuất Duy Tiến cùng một số đồng chí bí mật trốn thoát được.

Sau nhiều đêm ngày được nhân dân giúp đỡ, Khuất Duy Tiến và các đồng chí trở về được xã Đại Đồng mong muốn tiếp tục được hoạt động. Khuất Duy Tiến gặp lại người cha và nói rõ ý định của mình muốn đi bộ đội vào quân chủ lực để trực tiếp đánh giặc. Người cha và các anh ở chính quyền xã Đại Đồng - Thạch Thất đều nhất trí, đồng chí Tiêu - Chủ tịch xã viết giấy giới thiệu để Khuất Duy Tiến nhập ngũ vào Trung đoàn 48. Người con xã Đại Đồng trở thành người lính của Trung đoàn 48 từ ngày 4 tháng 9 năm 1950.

Năm đó Khuất Duy Tiến tròn 19 tuổi.

Những tháng ngày chiến đấu trong đội hình Trung đoàn 48 đã sớm để người chiến sĩ Khuất Duy Tiến ý thức được cuộc chiến đấu sẽ vô cùng gian khổ, ác liệt. Ông bị thương trong trận đánh đầu tiên khi chống địch càn vào làng Hạ Băng, huyện Thạch Thất ngày 19 tháng 10 năm 1950. Đại đội khẩn trương triển khai đội hình, tiểu đội phó Thức bình tĩnh quan sát và hỏi Tiến: Đã thấy địch chưa? Tiến báo cáo đã nhìn thấy địch và khi nhận lệnh bắn vào đội hình địch thì một bên đùi trái mát lạnh, ống quần rách toang, máu chảy đầm đìa. Tiến lập tức được lệnh giao súng và lui về phía sau điều trị vết thương. Nóng ruột mong muốn trở lại đơn vị đánh giặc, khi vết thương còn chưa lành, Khuất Duy Tiến nằng nặc xin trở lại trung đoàn khi chiến dịch Sơn Tây vừa kết thúc thắng lợi.

Trở lại đội hình chiến đấu của Tiểu đoàn 884 làm liên lạc Đại đội 737 do đồng chí Ngô Huy Biên - Đại đội trưởng; đồng chí Nguyễn Kim Tuấn - Tiểu đoàn phó trực tiếp đi theo đại đội đánh địch ở Tam Dương, Thanh Lỗi, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Những ngày đánh địch vùng tạm chiếm cùng những người lính chiến thực sự đã mở rộng tầm mắt và kiến thức quân sự, kinh nghiệm chiến đấu trực tiếp trên chiến trường cho người chiến sĩ trẻ Khuất Duy Tiến để anh có những nền tảng đầu tiên trong cuộc chiến đấu dằng dặc sau này.

Theo bước trưởng thành của đơn vị, qua thực tiễn chiến đấu, Khuất Duy Tiến được bổ nhiệm làm Trung đội trưởng Trung đội 19 xung kích đầu năm 1954, khi trên toàn chiến trường, ta đang chuẩn bị mọi mặt để đánh Điện Biên Phủ. Đại đoàn 320 khẩn trương hoạt động đánh địch trên khắp đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các khu vực Thái Bình, Phủ Lý, Ninh Bình, Phát Diệm, các trục đường quốc lộ, đường sông để phân tán, xé nhỏ tiềm lực của địch. Các Trung đoàn 48, 52, 64 liên tiếp nổ súng đánh địch khắp nơi và lập được nhiều chiến công. Trong trận chiến đấu tiêu diệt cử điểm Chùa Ông, Khuất Duy Tiến bị thương vào cổ tay phải vẫn tiếp tục chỉ huy bộ đội chiến đấu rất dũng cảm. Đúng là bom đạn tránh người, Khuất Duy Tiến nhiều lần bị thương nhưng dường như bom đạn chưa thể sát thương được người con anh dũng Đại Đồng.

Kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Đại đoàn 320 trong đó có Trung đoàn 48 cùng các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp trên khen thưởng hừng hực khí thế bước vào nhận nhiệm vụ mới.

Sau năm 1954, đất nước bộn bề công việc, ai cũng khẩn trương, quyết liệt. Nhân dân ta, người chiến sĩ ta đã có bước trưởng thành mới, sẵn sàng đảm đương những trọng trách mới. Tết năm 1955, Khuất Duy Tiến được đơn vị cho về quê ăn tết. Khi đến chào họ hàng, bà con cô bác trong làng, người lính Đại đoàn Đồng Bằng gặp cô thôn nữ Vũ Thị Hồng Vân. Như một mối duyên tiền định, họ đến với nhau trong sự mừng vui của gia đình, làng xóm và cơ quan đoàn thể. Nhưng cũng phải đến ngày 6 tháng 1 năm 1958, đám cưới của đôi trai tài gái sắc mới được tổ chức. Khi ấy, Khuất Duy Tiến đang chuẩn bị thi tốt nghiệp khóa 10 Trường Sĩ quan Lục quân 1. Chàng trai họ Khuất chỉ có được vẻn vẹn ba ngày cho hạnh phúc riêng. Thời chiến là như vậy, tất cả, ai cũng biết hi sinh cái riêng vì cái chung lớn lao phía trước.

Tháng 5 năm 1958, Khuất Duy Tiến tốt nghiệp ra trường, là một trong năm người đạt điểm cao nhất khóa. Ông được điều về làm Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 17 thuộc Đại đoàn 320. Tháng 12 năm 1958, Khuất Duy Tiến được phong quân hàm Thượng úy. Làm công tác ở Tiểu đoàn huấn luyện được gần một năm, tháng 11   năm 1959, ông được điều về làm giáo viên chiến thuật trường Quân chính Quân khu 3 đến tháng 7 năm 1962 được cử đi học khóa 1 trường Trung cao Quân sự. Hiệu trưởng là đồng chí Trần Văn Trà, Hiệu phó là đồng chí Hoàng Minh Thảo. Thời gian ở trường, được tiếp xúc với những bậc thầy lớn về quân sự đã cho học viên có được tầm nhìn, sự trưởng thành, sự bao quát toàn diện để sẵn sàng cho một chiến trường lớn.

Khi ra trường, Khuất Duy Tiến được điều về làm Trợ lý Quân huấn Bộ Tham mưu Quân khu 3. Lúc này, miền Nam đang rục rịch đánh Mỹ, mọi công tác huấn luyện của hậu phương lớn miền Bắc đều là sự chuẩn bị cho chiến trường lớn miền Nam. Đánh Mỹ vô cùng khó khăn nên vấn đề huấn luyện kỹ năng chiến đấu cho bộ đội luôn được đặt ra hết sức quyết liệt. Là trợ lý quân huấn, từng kinh qua chiến đấu, từng được học tập bài bản ở nhà trường, Khuất Duy Tiến đã cùng với các đồng chí khác nghiên cứu và tổ chức thực hiện những phương pháp huấn luyện, rèn luyện thiết thực cho bộ đội.

Tháng 9 năm 1967, thấy được nguyện vọng muốn ra chiến trường trực tiếp chiến đấu của Khuất Duy Tiến, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 trực tiếp gặp Tư lệnh quân khu Hoàng Sâm xin ông về làm Tham mưu trưởng Trung đoàn 64. Kể từ đây, Khuất Duy Tiến luôn có mặt trên những điểm nóng nhất, mũi nhọn nhất của Trung đoàn 64.

Ngày 5 tháng 11 năm 1967, đoàn cán bộ Sư đoàn từ tiểu đoàn trưởng trở lên do Sư đoàn trưởng Sùng Lãm và Chính ủy Lương Tuấn Khang dẫn đầu đi trước vào gặp Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 để nhận nhiệm vụ. Đồng chí Đàm Quang Trung thay mặt Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 chính thức giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 320 như sau: “Độc lập tác chiến trên hướng thứ yếu của chiến dịch. Tiêu diệt sinh lực địch, chủ yếu là Mỹ; Thường xuyên cắt đứt sự vận chuyển của địch trên đường số 9; Giam chân, thu hút lực lượng địch, kết họp chặt chẽ với toàn miền và hướng chủ yếu của Mặt trận Khe Sanh. Đẩy địch ở Khe Sanh vào tình trạng bị cô lập; Xây dựng, giúp đỡ chính quyền địa phương, rèn luyện đơn vị càng đánh càng mạnh, càng đánh càng trưởng thành”.

Sư đoàn 320 trong đó có Trung đoàn 64 mà Khuất Duy Tiến trên cương vị Tham mưu trưởng, tiếp đó là Trung đoàn trưởng đã đánh giặc và lập công xuất sắc ở tuyến lửa Quảng Trị trong những năm tháng khốc liệt nhất.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 01:21:45 pm »


*

*         *

Năm tháng trôi qua, những trận đánh ác liệt trong các chiến dịch của cuộc kháng chiến chống Mỹ đặc biệt là chiến dịch Đường 9 - Nam Lào đã đi vào sử sách vẫn luôn hằn rõ trong tâm trí vị tướng trận. Không một ai sinh ra để mong muốn được làm anh hùng, ai cũng chỉ muốn sẵn sàng hi sinh máu xương của mình vì nhân dân, vì Tổ quốc. Chiến tranh càng lùi xa, những vị tướng như Khuất Duy Tiến càng day dứt nhớ tiếc đồng đội đã khuất mà trong đó nhiều người còn chưa tìm thấy mộ. Tháng 10 năm 2013, Khuất Duy Tiến được Chủ tịch nước ký phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong sâu thẳm trái tim ông, danh hiệu đó là danh hiệu chung của toàn thể đồng đội đã cùng ông chiến đấu, nhất là những người đã hi sinh. Ông chia sẻ những suy nghĩ chân thành đến thắt lòng: ”Ngày tôi được phong Anh hùng, hơn 800 anh em Sư đoàn 320 từ 26 tỉnh miền Bắc đã về để chúc mừng. Tôi nói với anh em, khi đeo chiếc Huân chương này, tôi vừa tự hào, vừa cảm thấy nặng nề. 14.000 người lính của Sư đoàn 320 đã hi sinh trong chiến tranh. Trong đó có hơn 3.000 người lính hi sinh ở chiến trường Campuchia. Huân chương này không phải của riêng tôi, mà của tất cả anh em ngồi đây và những anh em đã nằm xuống".

Tôi đã lặng đi rất lâu trước suy nghĩ của ông.

Cũng trong dịp đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Phùng Quang Thanh đã đến nhà riêng tặng hoa chúc mừng ông - vị tướng trận đồng thời là thủ trưởng cũ của Bộ trưởng, người Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 trực tiếp chỉ huy các trận đánh vô cùng ác liệt trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào mà bản thân Phùng Quang Thanh khi ấy là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 9, Tiểu đoàn 9. Đơn vị của Phùng Quang Thanh đã chiến đấu vô cùng dũng cảm. Bản thân Trung đội trưởng Phùng Quang Thanh khi bị thương vẫn chỉ huy bộ đội chiến đấu rất anh dũng. Ông được phong anh hùng năm 1971 do có thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Người Trung đoàn trưởng của ông sau 42 năm vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng. Trong thâm tâm của Đại tướng Bộ trưởng cũng như biết bao cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 64 anh hùng luôn coi Trung đoàn trưởng của mình thực sự xứng đáng là anh hùng ngay từ những ngày còn trong lửa đạn. Nắm bàn tay dày dặn, ấm áp của người Trung đoàn trưởng từng vào sinh ra tử, vị Bộ trưởng như thấy cay cay ở mắt mình, ông như thấy những đồng đội đã khuất cũng đã mỉm cười khi thấy máu xương của họ đã không uổng phí, đã góp phần làm tươi xanh hơn, bền vững hơn vị thế của đất nước Việt Nam hôm nay.

Nhớ lại những tháng ngày chiến đấu đặc biệt gian khổ, hi sinh trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 của Trung đoàn 64 khi ông với cương vị Trung đoàn trưởng chỉ huy các tiểu đoàn đánh vào Điểm cao 543 - Căn cứ 31 của Lữ đoàn dù số 3 - Lực lượng thiện chiến nhất của ngụy quân Sài Gòn, vị tướng trận cho biết: “Đây là chiến dịch có vị trí quan trọng đặc biệt, bởi Đường 9 - Nam Lào là đường vận chuyển chiến lược bảo đảm hậu cần cho chiến trường miền Nam. Nếu địch chiếm được sẽ cắt đứt tuyến vận tải của ta. Đồng thời, tạo điều kiện cho chúng tiếp tục thực hiện kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh. Để giữ chắc Điểm cao 543, địch đưa quân tới chiếm Điểm cao 535 (điểm cao Không tên - cách Điểm cao 543 hai km) để chặn đứng quân ta tiến đánh căn cứ 31”.

“Sáng ngày 13 tháng 2 năm 1971, địch bất ngờ cho quân nhảy dù xuống Điểm cao 535. Chúng cho máy bay rải bom, bắn pháo, ào ạt đổ quân xuống trận địa của ta. Trận đánh diễn ra ác liệt giữa ta và địch, khói lửa mù mịt. Đánh được 15 phút, quân ta đã bắt được 9 tên lính công binh của Tiểu đoàn 6 - Lữ đoàn dù 3. Cuộc chiến diễn ra từ 11 giờ trưa đến 16 giờ 30 phút, quân ta đã tiêu diệt được phần lớn sinh lực địch. Sau trận đánh ở Điểm cao 535, Trung đoàn tập trung lực lượng cho trận đánh vào Điểm cao 543. Trận chiến diễn ra ác liệt với quân địch trong 4 ngày nhưng thế trận vẫn giằng co, không phân thắng bại”.

“Nắm bắt tình hình, ngày 25 tháng 2 năm 1971, Đảng ủy chỉ huy Trung đoàn quyết định thay đổi kế hoạch tác chiến, chuyển từ hướng đánh bắc - tây bắc sang hướng đông - đông nam tạo đòn tấn công bất ngờ. Đến 18 giờ cùng ngày, quân ta đã tiêu diệt gọn tiểu đoàn dù số 3, tiếu đoàn binh hỗn hợp, sở chỉ huy của địch; bắt sống toàn bộ sĩ quan chỉ huy, trong đó có Đại tá Nguyễn Văn Thọ - Lữ trưởng Lữ đoàn quân dù 3 của quân ngụy Sài Gòn”.

“Chiến thắng ở Căn cứ 31 đã góp phần cùng các đơn vị bạn quét sạch quân địch ở Bản Đông đồng thời bẻ gãy xương sống của kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ”.

Trong mỗi chiến công, người chiến sĩ luôn bằng máu xương của mình tô thắm lá cờ Tổ quốc. Trên chiến trường, người chiến sĩ luôn hướng về nhân dân mình, Tổ quốc mình để chiến đấu và chiến thắng. Chúng ta hãy cúi đầu tưởng nhớ và biết ơn những người đã hi sinh.

Trong trái tim vị tướng trận, những góc sâu đậm nhất chắc chắn luôn dành cho đồng đội. Khi kể lại những trận chiến đấu, kể lại sự hi sinh, ông luôn khóc rất nhiều. Nước mắt của vị tướng trận như có cả sắc máu của đồng đội ông, hàng ngàn, hàng vạn người đã không trở về nữa sau chiến tranh. Chính họ mới xứng đáng được ngợi ca nhất, được tôn vinh nhất, không chỉ riêng ở những ngày lễ kỷ niệm, mà là trong tất cả mọi ngày thanh bình của cuộc sống chúng ta hôm nay.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 01:26:56 pm »


*

*         *

Trong toàn bộ tư liệu, hồi ký, nhất là những câu chuyện của đồng đội các thế hệ kể về vị tướng trận, tôi luôn thấy đồng nhất một điều, Khuất Duy Tiến là một người cương trực, thẳng thắn, giản dị, sâu sắc và đặc biệt là luôn biết nhìn thấy những điều mới mẻ, những việc lớn cần phải làm và tạo sức hút đồng thuận để mọi người đều nhìn chung về một hướng. Trong chiến đấu, những trái tim luôn chung một con đường là lẽ tất thắng của người chiến sĩ ta. Khuất Duy Tiến luôn là con người như vậy. Sự sắc sảo, trí tuệ của ông ẩn tàng dưới sự bình dị, luôn biết lắng nghe, luôn biết chấp hành mệnh lệnh. Đó dường như là tố chất của con người luôn tự biết mình, biết hy sinh ngay cả cái tôi của mình để phục vụ lợi ích lớn lao hơn.

Sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Sư đoàn 320 nhận nhiệm vụ vào chiến trường thực hiện hướng tiến công chiến lược.

Đó là Tây Nguyên.

Ngày 7 tháng 12 năm 1971, Trung đoàn 64 mở đầu cuộc hành quân vào chiến trường mới. Hết Đông Trường Sơn với những cơn mưa rừng kéo dài dai dẳng đến Tây Trường Sơn nắng cháy da người. Dau gian khổ đến mấy người chiến sĩ vẫn hướng về phía trước, hướng về ngày toàn thắng. Khuất Duy Tiến đã có những phút cảm xúc đặc biệt để bật ra những câu thơ:

Vượt Trường Sơn

Vạn dặm Trường Sơn, vạn dặm đèo
Chân đi từng bước, bước cheo leo
Chênh vênh đường vắt ngang lưng núi
Chót vót non cao dốc ngược đèo
Sương phủ rừng xanh, rừng chắn lối
Mưa dồn nước đổ, thác gầm reo
Đường dài sá kể chi gian khó
Tiếp bước anh hùng ta tiến theo.


Càng vào sâu chiến trường, địch đánh phá càng ác liệt. Bầu trời, mặt đất không lúc nào ngớt tiếng bom đạn. Có những trận bom B52 dải thảm cháy sém những vạt rừng dài. Thiếu thốn trăm bề, bộ đội ta phải kiếm rau rừng, cá suối, củ chuối, củ mài để tăng sức khỏe hành quân. Vượt qua mọi khó khăn, Sư đoàn 320 vào vị trí tập kết ở Tây Nguyên đầu tháng 2 năm 1972 sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới.

Tây Nguyên, một địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng kể cả của ta và của địch. Bộ đội chủ lực của ta vào Tây Nguyên đã cho thấy rõ chiến lược của Đảng ta, quân đội ta là đẩy nhanh thế và lực lên tầm cao mới, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ chiến lược đúng đắn đó, các lực lượng của ta trên toàn chiến trường đã xác định rõ từng nhiệm vụ của mình, sẵn sàng đánh và đánh thắng giặc ở những trận chiến đấu lớn.

Trong bối cảnh đó, Sư đoàn 320 (trong đó điển hình là Trung đoàn 64) đã cùng các đơn vị bạn hiệp đồng tác chiến có hiệu quả, đánh thắng nhiều trận quan trọng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên mà tiêu biểu là trận tiêu diệt tiểu đoàn dù số 11 trên điểm cao 1015 án ngữ bờ tây sông Pô Cô để chủ lực của chiến dịch tiến vào Đắc Tô - Tân Cảnh, Võ Định... tiến vào đánh thị xã Kon Tum... tạo tiến triển trong năm 1972 trên chiến trường Tây Nguyên. Sau mỗi trận đánh lớn, nhỏ, Trung đoàn trưởng Khuất Duy Tiến càng có thêm nhiều kinh nghiệm chiến trường, tầm nhìn toàn diện hơn, tư duy sắc bén hơn sẵn sàng nhận các nhiệm vụ khó khăn hơn.

Sau trận giải phóng Đức Cơ mở rộng vùng giải phóng đường 19, ông nhận quyết định Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn 320 một thời gian. Tiếp đó, Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định điều Khuất Duy Tiến về làm trưởng phòng tác chiến Mặt trận Tây Nguyên.

Tháng 10 năm 1973, Khuất Duy Tiến được ra Bắc dự tổng kết và tập huấn về nghệ thuật chiến dịch, sẵn sàng phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược mới.

Sau đợt tập huấn, Khuất Duy Tiến nhanh chóng trở lại chiến trường Tây Nguyên.

Tháng 10 năm 1974, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình và hạ quyết tâm chiến lược: Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền trong thời gian hai năm 1975 - 1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên toàn miền Nam theo hướng có lợi cho ta, nhất trí thông qua phương án chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược trong năm 1975.

Lựa chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chiến lược là một lựa chọn lịch sử.

Tháng 6 năm 1974, đồng chí Vũ Lăng - Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng Tham mưu vào giữ chức Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên.

Tháng 9 năm 1974, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh chính thức giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch Nam Tây Nguyên. Phòng tác chiến lập tức lập kế hoạch chuẩn bị chiến trường hướng Đức Lập.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 01:28:00 pm »


Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến dịch, Đảng ủy Mặt trận họp dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Vũ Hiệp - Chính ủy; đồng chí Vũ Lăng - Tư lệnh đã diễn ra sôi nổi và kết luận: Vấn đề có ý nghĩa quyết định đầu tiên là công tác chuẩn bị chiến trường phải thực sự chính xác và tỉ mỉ. Xác định rõ điều đó, là người chủ trì cơ quan tác chiến, Khuất Duy Tiến cùng đội ngũ cán bộ cơ quan tác chiến lập tức tổ chức việc đi chuẩn bị chiến trường, xây dựng kế hoạch chiến dịch bao gồm: Kế hoạch triển khai đường cơ động trên các hướng, các mũi chiến dịch; kế hoạch cơ động lực lượng; kế hoạch nghi binh chiến dịch; kế hoạch tập kết bộ đội; kế hoạch đảm bảo hậu cần kỹ thuật... Đồng thời lập kế hoạch tiếp nhận cơ sở vật chất, gạo, đạn, thuốc men, tiếp nhận các đơn vị mới đến tăng cường các đơn vị binh chủng kỹ thuật của Bộ phải được tổ chức chu đáo, bí mật, an toàn. Công tác bảo quản, sửa chữa vũ khí, phương tiện xe máy phải bảo đảm tối đa hệ số kỹ thuật các phương tiện hiện có. Công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng phải nhằm nâng cao ý chí quyết tâm chiến đấu, sức mạnh chiến đấu tổng hợp của mọi đơn vị, mọi binh chủng, phát động thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử, với khẩu hiệu hành động: “Trường Sơn chuyển mình, Pô Cô dậy sóng, quét sạch quân thù, giải phóng Tây Nguyên".

Trên cương vị mới, nhiệm vụ nặng nề, khó khăn chồng chất nhưng cũng là cơ hội để Trưởng phòng Tác chiến Khuất Duy Tiến có điều kiện trưởng thành hơn. Cũng từ vị trí đó, Khuất Duy Tiến được gần hơn với những vị tướng tài năng nhưng hết sức sâu sát. Khi chuẩn bị đánh căn cứ Đức Lập, Tư lệnh Vũ Lăng vốn cùng sinh hoạt với Chi bộ tác chiến do Khuất Duy Tiến làm bí thư quyết định trực tiếp vào tận hàng rào quan sát. Khuất Duy Tiến lo lắng báo cáo:

- Báo cáo anh, việc trinh sát cứ điểm anh để tôi, anh Hồ Đệ (Sư đoàn trưởng Sư đoàn 10), anh Kiệp (Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66) và các tiểu đoàn trưởng đi là được. Anh đi, xảy ra điều gì ảnh hưởng tới nhiệm vụ chung.

Tư lệnh Vũ Lăng:

- Vấn đề đánh Đức Lập, cho phép Trung đoàn 66 trong một ngày và một đêm là phải dứt điểm. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đánh thắng nhưng thương vong ít để Trung đoàn về làm lực lượng dự bị chiến dịch. Mình không đi thì không an tâm.

Nói rồi, Tư lệnh Vũ Lăng đưa khẩu súng ngắn cho đồng chí công vụ và bò vào hàng rào quan sát.

Chúng ta đã đánh thắng địch và đánh thắng mà địch luôn tâm phục khẩu phục vì đã có những vị tướng chiến trường như thế.

Ngày 12 tháng 1 năm 1975, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên nhận được điện của Bộ Tổng Tham mưu do đồng chí Lê Ngọc Hiền - Phó Tổng Tham mưu trưởng ký phải chuẩn bị thêm mục tiêu Buôn Ma Thuột.

Ngày 21 tháng 1 năm 1975, đồng chí Lê Ngọc Hiền trực tiếp vào Tây Nguyên phổ biến chỉ thị của Thường vụ quân ủy Trung ương điều chỉnh phạm vi chiến dịch gồm 3 tỉnh Đắk Lắk, Phú Bổn, Quảng Đức, trọng điểm là Đắk Lắk, mục tiêu chủ yếu là Buôn Ma Thuột. Hướng phát triển chủ yếu là Phú Yên (theo đường 7). Hướng phối hợp là đường 19 và đường 21. Hướng kiềm chế và nghi binh là Pleiku và Kon Tum. Điều đó, đã cho thấy tình hình đã phát triển rất mau lẹ, Bộ liên tục thay đổi nhiệm vụ chiến lược đối với Tây Nguyên.

Những ngày chuẩn bị phương án tác chiến đột phá vào Buôn Ma Thuột là những ngày sôi nổi, quyết liệt của cơ quan tác chiến. Khuất Duy Tiến được giao làm tổ trưởng Trung tâm nghiên cứu chiến thuật đề xuất phương án đánh thị xã Buôn Ma Thuột. Hàng loạt kế hoạch được xây dựng để thực hiện phương án này.

Đòn điểm huyệt Buôn Mê Thuột rung chuyển Tây Nguyên, rung chuyển Sài Gòn, rung chuyển Lầu Năm Góc, điển hình của nghệ thuật quân sự Việt Nam đã được tiến hành táo bạo, bất ngờ, chắc thắng; thể hiện đẳng cấp vượt trội của chính nghĩa, báo hiệu trước sự sụp đổ không thể cứu vãn của ngụy quân, ngụy quyền đồng thời khẳng định bước trưởng thành mới của người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Mất Buôn Ma Thuột, lực lượng phản kích sư đoàn 23 bị tiêu diệt, địch rơi vào hoảng loạn, tan vỡ từng mảng. Qua 23 ngày đêm liên tục chiến đấu (từ 3 - 3 đến 25 - 3 - 1975) với ba trận then chốt quyết định: Mở đầu là trận đánh chiếm Buôn Ma Thuột; tiếp đến là tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn phản kích (Sư đoàn 23 cùng Liên đoàn biệt động ngụy quân số 21); trận đại truy kích Cheo Reo - Củng Sơn (từ 16 đến 24 - 3 - 1975) tiêu diệt hoàn toàn khối chủ lực Quân khu 2 - Quân đoàn 2 ngụy trên đường số 7, đập tan ý đồ co cụm lớn giữ vùng đồng bằng Khu 5 của quân ngụy Sài Gòn.

Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng; hơn 28 nghìn quân địch bị loại khỏi vòng chiến. Tây Nguyên sạch bóng quân thù. Trên 60 vạn nhân dân các dân tộc giành lại quyền làm chủ.

Người chiến sĩ đã thực hiện lời thề sắt son: Giải phóng nhân dân các dân tộc Tây Nguyên khỏi ách nô lệ, thực hiện “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” ở Tây Nguyên như lời Bác Hồ đã dạy. Trong suốt chặng đường đó có biết bao kỷ niệm trong cuộc đời. Trong mùa Xuân năm 1975, giây phút xúc động nhất đối với Khuất Duy Tiến là giây phút ông cùng đơn vị từ Tây Nguyên tiến về đồng bằng, tới được bờ biển miền Trung dạt dào nắng gió. Không mấy ai trong số hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã nhiều năm chiến đấu ở núi rừng Tây Nguyên khi tới được bờ biển lại không trào nước mắt.

Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng, bước ngoặt lớn cũng là thời cơ lớn đến với chúng ta. Khối chủ lực Tây Nguyên tiến về giải phóng các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ trong sự đón tiếp vui mừng của nhân dân. Ngày 27 tháng 3 năm 1975, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái điện thông báo quyết định của Bộ Chính trị thành lập Quân đoàn 3. Bộ Tư lệnh do đồng chí Vũ Lăng làm Tư lệnh; Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy và các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy, các cơ quan được mau chóng kiện toàn. Người chiến sĩ Tây Nguyên liên tiếp có những bước lớn mạnh, trưởng thành mới.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 01:29:08 pm »


Sau chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã giáng cho ngụy quyền Sài Gòn đòn chiến lược thứ hai, đẩy chúng vào tình thế cực kỳ bi đát (2 trong số 4 quân khu của địch bị xóa sổ, 12 tỉnh với trên 8 triệu dân được giải phóng), về phía ta, khí thế giải phóng miền Nam dâng lên mạnh mẽ. Lực lượng quân sự, chính trị của ta dồi dào, sung sức, sẵn sàng tiến vào giải phóng miền Nam.

Ngày 31 tháng 3, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình đã kết luận: “...Trận quyết chiến chiến lược của quân và dân ta bắt đầu, nhằm hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc... Nắm vững hơn nữa thời cơ chiến lược với tư tưởng Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn, thực hiện tổng công kích”.

Cả nước tập trung sức người, sức của cho trận đánh cuối cùng. Trên khắp chiến trường, thực hiện sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, bộ đội ta dũng mãnh tiến về hướng Sài Gòn. Quân đoàn 3 ngay sau khi giải phóng Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh, đã nhận mệnh lệnh thần tốc tiến về Sài Gòn. Cả Quân đoàn náo nức hành quân, ai cũng hăng hái muốn tranh thủ từng giờ từng phút tiến về Sài Gòn. Nhân dân cũng nô nức như người chiến sĩ, dùng tất cả năng lực để giúp bộ đội hành quân. Hàng trăm xe ca, xe tải lớn tại thị xã Buôn Ma Thuột được huy động, nhiều người dân tình nguyện làm lái xe chuyên chở bộ đội. Quân đoàn hành quân thần tốc không kể ngày đêm.

Ngày 12 tháng 4 năm 1975, Tư lệnh Vũ Lăng và Chính ủy Đặng Vũ Hiệp đã có mặt tại Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ở phía tây thị trấn Lộc Ninh để nhận nhiệm vụ.

Ngày 14 và 15 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 giao nhiệm vụ cho các Sư đoàn 316, 320 và các đơn vị của Quân đoàn sẵn sàng xuất kích.

Tất cả đã sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng. Trong đội hình dũng mãnh với khí thế triều dâng thác đổ của 5 cánh quân tiến về Sài Gòn, người chiến sĩ Quân đoàn 3 đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu được giao, lập nên những chiến công góp phần vào mùa xuân toàn thắng.

Trong Hồi ký Ký ức đời binh nghiệp, Trung tướng Khuất Duy Tiến đã mô tả chân thực những giây phút khẩn trương, quyết liệt, hào hùng, thời khắc lịch sử đánh dấu cột mốc thống nhất đất nước, thời khắc chờ đợi của hàng triệu người con Việt Nam mến yêu trong mùa xuân đại thắng:

“5 giờ 25 phút ngày 30 tháng 4, anh Vũ Lăng và anh Đặng Vũ Hiệp cùng một bộ phận cán bộ chủ chốt cơ quan quân đoàn trong đó có tôi (Trưởng phòng Tác chiến, tất cả gồm hơn mười người) đã có mặt tại Sở chỉ huy Sư đoàn 10 ở phía nam Hóc Môn để tiện theo dõi và chỉ đạo sư đoàn này đột kích.

7 giờ 15 phút, từ Sở chỉ huy Sư đoàn 10, anh Vũ Lăng ra lệnh tiến công. Toàn bộ các trận địa pháo của Quân đoàn và Sư đoàn 10 đồng loạt nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ tổng tham mưu ngụy, làm một số máy bay, kho bom, đạn địch nổ tung, bốc cháy. Các mục tiêu: bộ tư lệnh dù, bộ tư lệnh không quân, bộ tư lệnh thiết giáp ngụy ở sân bay chìm trong khói lửa. Giữa lúc quân địch đang hoang mang dao động trước hỏa lực pháo binh ta, Trung đoàn 24 và xe tăng đột phá đánh chiếm ngã tư Bảy Hiền. Tại đây, ngay trong đêm 29 tháng 4, địch đã đưa tiểu đoàn dù 8 cùng lực lượng của biệt khu thủ đô và một chi đội xe tăng M.41, M.48 ra chốt chặn. Địch lợi dụng sân thượng, tháp nước, những ô cửa sổ nhà cao tầng bố trí hỏa lực dày đặc để ngăn chặn ta tiến công. Đại đội 7 Tiểu đoàn 5 cùng 11 xe tăng, xe thiết giáp (Tiếu đoàn 1 Lữ đoàn 273) dũng cảm đột phá mở đường. Đại đội trưởng Đại đội 7 Trịnh Bá Tư cho Trung đội 1 có chiến sĩ biệt động thành Nguyễn Thị Trung Kiên dẫn đường mở một mũi tên hướng bệnh viện “Vì dân” thọc sâu vào sườn địch. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, cán bộ, chiến sĩ ta giành giật với địch từng căn nhà, ngõ phố. Trong một lần chỉ huy đột phá, Trịnh Bá Tư anh dũng hy sinh. Tấm gương chiến đấu hy sinh của Đại đội trưởng Trịnh Bá Tư đã thôi thúc cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 5 vượt qua ác liệt để giành thắng lợi cuối cùng. Chiến sĩ B.40 Vũ Văn Chung vọt lên, dùng B.40 bắn cháy chiếc xe tăng M.41 của địch. Nguyễn Xuân Trường, Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 1 Lữ đoàn xe tăng 273 chỉ huy đơn vị táo bạo mở mũi đột kích mạnh chi viện cho bộ binh đánh thẳng vào quân địch phản kích. Xe tăng 985 vừa vượt lên thì bị xe tăng địch phục sẵn bắn hỏng pháo. Không chần chừ, trưởng xe Mai Trọng Hoạt ra lệnh tiếp tục tiến lên. Bằng một động tác thuần thục và quyết liệt, chiến sĩ lái xe trẻ Phùng Văn Tính (21 tuổi) cho xe của mình lao thẳng vào xe tăng địch. Chiếc xe tăng M.48 của địch hoảng sợ chồm lên vỉa hè, bọn địch trong xe khiếp sợ đầu hàng. 8 giờ 5 phút, 1 chiếc L19 vừa hạ độ cao để xuống sân bay Tân Sơn Nhất, các chiến sĩ Đại đội 1 Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 234 bắn chính xác, chiếc máy bay địch bùng cháy và lao xuống hè phố Lê Thánh Tông. Đây là chiếc máy bay cuối cùng của địch bị Quân đoàn 3 bắn rơi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

8 giờ 45 phút, Trung đoàn 24 và Trung đoàn xe tăng 273 làm chủ ngã tư Bảy Hiền. Thừa thắng, quân ta phát triển về cổng số 5 sân bay Tân Sơn Nhất.

Cũng vào thời điểm này, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 nhận được bức điện của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương gửi tới mặt trận, bức điện có đoạn như sau: “Nhiệt liệt khen ngợi toàn thể các đơn vị đã lập được chiến công lớn trong những ngày qua, đập tan tập đoàn phòng ngự và các cứ điểm phòng ngự phía đông bắc và tây bắc, cắt đứt lộ 4, tiến công các sân bay lớn của địch, hoạt động tốt ở vùng ven đô và nội đô. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên với quyết tâm lớn nhất, hãy nhanh chóng đánh thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch với khí thế hùng mạnh nhất, của đội quân trăm trận trăm thắng, đập tan mọi sự đề kháng của địch, kết hợp tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn - Gia Định. Phải giữ kỷ luật thật nghiêm, triệt để chấp hành mọi chỉ thị, mệnh lệnh, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nêu cao truyền thống và bản chất cách mạng của quân đội ta, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, giành thắng lợi hoàn toàn cho chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại”.

Tinh thần bức điện trên, cơ quan chính trị quân đoàn đã kịp thời phổ biến đến từng đơn vị, từng chiến sĩ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 01:30:11 pm »


9 giờ 5 phút, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24 và Tiểu đoàn 1 Lữ đoàn xe tăng 273 tiến đến cổng số 5 sân bay Tân Sơn Nhất. Tại đây, địch bố trí hỏa lực mạnh, có cả hỏa tiễn chống tăng X202 đặt trên xe di động và trên tháp nước. Đại đội 7, mũi đột phá đầu tiên của Tiểu đoàn 5 bị chặn lại. Tiểu đoàn 5 nhiều lần đột phá nhưng vẫn không thành. Hai chiếc xe tăng T54 và một chiếc K63 của ta bị cháy nằm cản giữa đường. Trước tình hình đó, Trung đoàn phó Tô Quốc Trịnh, Tiểu đoàn trưởng Lê Xuân Chuyển và Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn xe tăng 1 Chu Khánh Tồn lên nắm lại tình hình và tổ chức đột phá tiếp. Chỉ huy trung đoàn điều thêm 4 xe tăng của Đại đội 2 và 2 khẩu pháo 85 ly lên chi viện cho Đại đội 5 Tiểu đoàn 5 đột phá.

Khi xe kéo pháo 85 ly của ta vừa tiến vào vị trí triển khai thì bị địch bắn trúng làm cháy xe, đạn nổ, súng hỏng, pháo thủ thương vong. Lê Xuân Chuyển và Chu Khánh Tồn chỉ huy cụm hỏa lựa ĐKZ 75, cối 82 ly, 12,7 ly và hỏa lực xe tăng chi viện có hiệu quả cho Tiểu đoàn 5 đột phá đánh chiếm khu vực đầu cầu.

Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, nhiều gương chiến đấu vô cùng quả cảm. Ba chiếc xe tăng của ta bị địch bắn hỏng, nhưng các chiến sĩ lái xe và pháo thủ vẫn bám xe, sử dụng súng 12,7 ly và đại liên trên xe đánh địch chi viện cho bộ binh. Pháo thủ xe tăng Nguyễn Trần Đoàn bị thương dập nát cánh tay vẫn không rời vị trí. Đoàn nhờ anh em cắt cánh tay bị thương cho khỏi vướng để tiếp tục chiến đấu. Chính trị viên Đại đội 5 Tiểu đoàn 5 Đỗ Trọng Lợi, khi đại đội trưởng bị thương đã trực tiếp chỉ huy đơn vị đột phá đánh chiếm khu truyền tin, Bộ tư lệnh Sư đoàn 5 không quân, chia cắt địch ở sân bay Tân Sơn Nhất với Bộ tổng tham mưu ngụy. Đến 10 giờ 30 phút, Đại đội 5 bắt được 57 tù binh trong đó có 3 đại tá: Lê Hữu Tiền, chỉ huy trưởng khu truyền tin; Trần Quang Thái, sĩ quan tâm lý chiến và Nguyễn Duy Phụng, sư phó Sư đoàn 5 không quân. Đại đội 6 lợi dụng kết quả của đơn vị bạn đánh chiếm khu cố vấn, khu ra-đa và sư đoàn bộ Sư đoàn 5 không quân.

Cùng lúc, Tiểu đoàn 5 đánh địch từ ngã tư Bảy Hiền vào cổng số 5 sân bay Tân Sơn Nhất thì chỉ huy Trung đoàn 24 cũng ra lệnh cho Tiểu đoàn 4 theo cổng số 4 sân bay đánh vào. 9 giờ, Đại đội 2 Tiểu đoàn 4 đột phá đánh chiếm Bộ tư lệnh dù. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24 Vũ Văn Tài có mặt kịp thời, thấy thời cơ thuận lợi đã lệnh cho Tiểu đoàn 6 theo cửa mở Tiểu đoàn 4 đánh chiếm Bộ tư lệnh không quân và bắt liên lạc với phái đoàn quân sự của ta ở trại Đa-vít.

Đại đội 9 chia làm ba mũi phát triển tới trại Đa-vít, nơi đặt trụ sở phái đoàn quân sự của ta. Anh em kể lại: Cuộc gặp gỡ giữa các chiến sĩ Đại đội 9 với các đồng chí trong phái đoàn quân sự diễn ra hết sức cảm động. Anh Hoàng Anh Tuấn và các anh trong đoàn siết chặt tay và ôm hôn từng chiến sĩ Đại đội 9 Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 24. Những nụ cười và cả những giọt nước mắt vui mừng lăn nhanh trên má mọi người... Đại đội 9 được lệnh ở lại bảo vệ phái đoàn quân sự của ta. Các lực lượng còn lại tiếp tục phát triển đánh chiếm Bộ tư lệnh không quân ngụy. 10 giờ 35 phút, Đại đội 10 và Đại đội 11 Tiểu đoàn 6 tiến vào Bộ tư lệnh không quân ngụy. Giữa sân, trước ngôi nhà chính, một con đại bàng đúc bằng đồng sải cánh dài 2 mét, biểu tượng sức mạnh “không lực Việt Nam cộng hòa” bị trúng đạn pháo của ta, đầu gãy gục, thảm hại.

11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đại đội 11 Tiểu đoàn 6 kéo lá cờ Quyết thắng truyền thống của quân đội ta lên đỉnh cột cờ Bộ tư lệnh không quân ngụy.

Tuy vậy, cuộc chiến đấu ở trong sân bay Tân Sơn Nhất của Trung đoàn 24 còn kéo dài đến 14 giờ mới hoàn toàn im tiếng súng.

Trên hướng Trung đoàn 28, vào lúc 3 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 28 và 4 xe tăng T54 của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 273 đi vòng lên phía bắc trại Quang Trung nhưng đến đây gặp địch. Ta và địch chạm súng, địch sử dụng súng chống tăng B90 bắn cháy 2 chiếc T54 của ta. Do vậy, cánh quân này phải quay lại theo đường Trung đoàn 24 đánh vào nội đô.

9 giờ 30 phút, Trung đoàn 28 đến Lăng Cha Cả, dự kiến sẽ theo đường Võ Tánh đánh vào Bộ tổng tham mưu ngụy. Nhưng đường Võ Tánh nhiều xe bị cháy làm tắc nghẽn. Sư đoàn phó Võ Khắc Phụng và Trung đoàn phó Đỗ Công Mùi cho đội hình vừa tiến vừa đánh địch theo đường Trương Vĩnh Ký qua nhà thờ Tần Sa Châu rẽ sang đường Thoại Ngọc Hầu rồi sang đường Võ Tánh.

10 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4, Tiểu đoàn 3 cùng lực lượng xe tăng của Tiểu đoàn 2 Lữ đoàn 273 và các đơn vị công binh, trinh sát, cao xạ do Tham mưu phó trung đoàn Lê Ngọc Tùng chỉ huy đột phá vào cổng chính Bộ tổng tham mưu ngụy. Địch dùng xe tăng và bộ binh chặn giữ cổng chính đồng thời cho một mũi từ phía nam đánh lên. Một chiếc xe bọc thép M.113 liều mạng xông ra đã bị xe tăng 815 do Đại đội phó Đỗ Hồng Kỳ chỉ huy bắn cháy. Một chiếc xe GMC gắn đại liên 4 nòng đi sau chưa kịp nổ súng đã hốt hoảng quay đầu tháo chạy bị xe tăng 815 đuổi theo bắn 1 quả đạn pháo 100 ly. Chiếc xe tăng địch bốc cháy. Một đại đội địch khiếp sợ hạ vũ khí đầu hàng. Thừa thắng, Trung đoàn 28 chia làm 2 mũi. Mũi thứ nhất gồm 1 xe tăng, 1 xe K63 và 1 trung đội thuộc Đại đội 10 Tiểu đoàn 3 đánh vào phía đông nam Bộ tổng tham mưu ngụy. Mũi thứ hai gồm có 3 xe tăng T54, 5 xe K63 và lực lượng của Tiểu đoàn 3 còn lại từ cổng chính đánh thẳng vào trung tâm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2022, 01:31:02 pm »


Vượt qua cổng chính, xe tăng 982 do Chính trị viên Nguyễn Hữu Thìn chỉ huy tiến thắng đến thềm cao tòa nhà chính của tổng hành dinh quân ngụy. Trung đội phó Trần Lựu dùng AK yểm hộ cho Tiểu đội trưởng Nguyễn Duy Tân nhanh chóng chạy lên sân thượng tổng hành dinh giật lá cờ “ba que”, thay vào đó là lá cờ nửa đỏ nửa xanh giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tung bay nơi cao nhất chính giữa tòa nhà tổng hành dinh quân ngụy Sài Gòn. Một lúc sau, các chiến sĩ Trung đoàn 48 có mặt cũng kéo một lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở phía bên phải lá cờ Trung đoàn 28 đã kéo lên.

Lúc đó là 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Dưới sự chỉ huy của Chính ủy Trung đoàn Nguyễn Ngọc Xuân và Chính trị viên Tiểu đoàn 3 Nguyễn Văn Quý, chiến sĩ ta tiến vào kiểm soát các phòng làm việc của tòa nhà Bộ tổng tham mưu ngụy, thu dọn toàn bộ con dấu, cờ hiệu và nhiều tài liệu quan trọng khác.

Cùng thời gian này, các chiến sĩ Sư đoàn 320B đánh chiếm trận địa pháo và sân bay lên thẳng của địch gần cổng số 2, chiếm khu thông tin, phòng nhất, phòng nhì, tổng cục tiếp vận và tiến vào trung tâm phối hợp với Trung đoàn 28 chiếm lĩnh, bảo vệ tòa nhà chính Bộ tổng tham mưu quân ngụy.

Trong lúc Trung đoàn 28 đang đánh địch ở cổng chính Bộ tổng tham mưu ngụy thì Sư đoàn 10 lệnh cho Trung đoàn 66 do anh Nguyễn Đình Kiệp - Trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Chí Nguyện - Chính ủy chỉ huy theo hướng phát triển của Trung đoàn 28 tiến vào Bộ tổng tham mưu quân ngụy Sài Gòn. Các chiến sĩ Tiếu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 đã có mặt kịp thời cùng đơn vị bạn tỏa ra chiếm lĩnh những nơi làm việc của bộ máy điều hành chiến tranh do Mỹ nặn ra.

Trung đoàn 64 (anh Trần Văn Thân - Trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Văn Đác - Chính ủy) do anh Phí Triệu Hàm - Phó Chính ủy quân đoàn chỉ huy cơ động theo đường Lê Văn Duyệt đến dinh Độc Lập. Nhưng trung đoàn đến nơi, đơn vị bạn đã chiếm xong dinh tổng thống ngụy quyền. Dương Văn Minh và nội các của ông ta đã tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Một sự trùng hợp thú vị là gần như vào một thời điểm (trưa ngày 30 tháng 4) lá cờ chiến thắng của đại quân ta đã đồng thời được kéo lên ở ba mục tiêu then chốt trong thành phố Sài Gòn là dinh Độc Lập, Bộ tổng tham mưu ngụy và sân bay Tân Sơn Nhất.

Ban chỉ huy Trung đoàn 64 cho 1 đại đội đánh chiếm khu cư xá sĩ quan Mỹ. Quá trình phát triển chiến đấu ở đây Trung đoàn 64 có 4 chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống, 12 chiến sĩ khác bị thương. Vào những giây phút cuối cùng của trận chiến, những giọt máu đào của cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3 vẫn đổ xuống Sài Gòn, góp phần cho chiến dịch Hồ Chí Minh giành toàn thắng.

Chiến dịch Hồ Chí Minh - trận quyết chiến cuối cùng đại thắng. Thành phố Sài Gòn - thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu hoàn toàn giải phóng.

Nhân dân Sài Gòn xuống đường hò reo đón chào bộ đội giải phóng. Cờ đỏ sao vàng, cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bay rợp các đường phố. Bà con cô bác, nam nữ thanh niên, các cháu thiếu nhi vây quanh các anh bộ đội, vây quanh những chiếc xe tăng, những khẩu pháo còn vương bụi khói chiến trường. Trên khuôn mặt ai nấy đều hân hoan rạng rỡ. Cả Sài Gòn, cả Việt Nam lúc ấy sống trong niềm vui vô tận. Đó là niềm vui giải phóng của cả dân tộc Việt Nam mong đợi suốt 21 năm. Trong giờ phút hào hùng của lịch sử, mọi người chúng tôi đều xúc động nhớ tới Bác Hồ. Bác Hồ ơi! Vâng theo Di chúc của Người, chúng con đã thực hiện trọn vẹn điều Bác hằng mong “Đánh cho Mỹ cút” và hôm nay chúng con đã “Đánh cho ngụy nhào”, non sông thu về một mối, Nam - Bắc sum họp một nhà!”

Lúc này đây, Khuất Duy Tiến trong giây phút vinh quang tột cùng đã lặng đi nhớ về những đồng đội đã khuất, những người lính biết chắc sẽ có ngày chiến thắng mà không đến được đã nằm lại nơi rừng sâu suối vắng, đã nằm lại trong lòng nhân dân và đất đai Tổ quốc trong cuộc trường chinh binh lửa. Khuất Duy Tiến nhớ về người cha, người mẹ kính yêu cả một đời lam lũ hi sinh vất vả nhường nhịn cho con, cho đất nước. Ông nhớ người vợ nhỏ hiền thục, nết na biền biệt xa chồng và những đứa con thơ chỉ loáng thoáng nhìn thấy bố trong những năm dằng dặc. Ông nhớ về ngôi đình cổ Đại Đồng có những cột gỗ rêu phong trên phiển đá mấy trăm năm. Ngày toàn thắng cũng là ngày hội non sông, cũng là ngày cho mỗi người lính thấy sự quý giá vô cùng của hòa bình.
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM