Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:17:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tính trước nguy cơ - Suy ngẫm sau 20 năm Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng  (Đọc 7164 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #90 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 09:34:32 am »

Sáu tháng đầu năm 1990, các loại ấn phẩm "không chính thức" trong lãnh thổ Liên Xô đã lên tới trên một nghìn loại. Ngày 12 tháng 6 năm 1990, Luật xuất bản báo chí Liên Xô chính thức ban hành, khiến cho phe đối lập và tư nhân làm báo được hợp pháp hóa. Văn kiện pháp luật quan trọng này ban hành rất gấp gáp, từ khi dự thảo cho đến ban hành chỉ khoảng một năm. Luật này quy định rõ, cấm tiến hành kiểm duyệt sách báo đối với các phương tiện thông tin đại chúng; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội tập thể lao động, cũng như bất cứ công dân Liên Xô tuổi đủ 18 nào cũng đều có thể có được tư cách đăng ký xuất bản. Dưới sự khuyến khích của Luật xuất bản báo chí, một số đơn vị báo chí tuyên bố "tự chủ làm báo", hoàn toàn thoát ra khỏi sự ràng buộc của Đảng Cộng sản Liên Xô và cơ quan chủ quản. Một số đơn vị báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô hoặc của nhà nước ào ào "độc lập", trở thành ấn phẩm xã hội hoặc do tập thể biên tập viên, phóng viên sở hữu. Ví dụ như tuần báo Con số và sự thực là tờ báo hết sức thịnh hành trong xã hội, lượng phát hành đứng vị trí hàng đầu, tháng 10 năm 1990 sau khi được đăng ký trở lại đã đăng tuyên bố trên trang đầu: Mời độc giả chú ý, Hiệp hội tri thức toàn Liên Xô (tương đương với Hội khoa học), tổ chức vốn được ghi trên đầu báo chúng tôi, nay đã đổi là: do tập thể phóng viên tự tổ chức. Ngoài ra, trước và sau năm 1990, để giành được "tài sản, độc lập và tự do báo chí", biên tập viên và phóng viên báo Tin tức đã hết sức căng thẳng với Xô viết Tối cao Liên Xô mà nó trực thuộc. Kết quả cuối cùng, cơ quan lập pháp tối cao nắm giữ quyền lực và chứng cứ bị thất bại thảm hại, mất đi tờ báo mà mình quản lý trong hơn 70 năm. Từ đó, báo Tin tức biến thành trận địa dư luận của phe cấp tiến, phe tự do, hơn nữa có một dạo bị nguồn vốn nước ngoài kiểm soát. Theo tin đưa, trong các tờ báo đã đăng ký thủ tục, Đảng Cộng sản Nga chỉ nắm 1,5%1 (Tham khảo: Thất bại và bài học của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nxb. Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, 1994, tr.168, 171). Giới trí thức Liên Xô lúc bấy giờ tự trào nói: "Tuy trong bụng trống rỗng, nhưng lại hít lấy không khí 'tự do' đó một cách tham lam, như đói như khát". V. Korotich vốn được tán thưởng do phê phán Mỹ, sau khi trở thành chủ biên của họa báo Ngọn lửa nhỏ, rất nhanh đã biến ấn phẩm này thành trận địa nhục mạ quân đội Liên Xô, bôi nhọ lịch sử, phủ định Xtalin. Sau khi Liên Xô giải thể, ông ta di cư sang Mỹ, được tiếp đón và chào đón long trọng2 (Tham khảo [Nga] V.A. Lusikin, L.A. Shelepin (Từ Hàn Xương dịch): Chiến tranh thế giới thứ ba: Chiến tranh thông tin tâm lý, Sđd, tr.211). Đồng thời, một số phần tử cấp tiến còn cực lực chen chân vào Đài truyền hình, yêu cầu truyền hình trực tiếp, nhằm tránh bị kiểm soát và biên tập cắt gọt. Trong một thời gian, có rất nhiều thông tin nhằm tung hô lấy lòng, tung tin làm mê hoặc đám đông.


Tình hình lúc đó là, các kiểu phát ngôn, bài viết công kích, lăng mạ Đảng Cộng sản Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa ào ào tung ra, trào lưu tư tưởng chống chủ nghĩa Mác mặc sức tràn lan. Nhiều báo chí, ấn phẩm học thuật và sách báo chụp chiếc mũ "chủ nghĩa cực quyền" cho toàn bộ thời kỳ Liên Xô, bôi nhọ hết thảy. Có người tuyên bố, Chiến tranh thế giới thứ hai là do quân đội Liên Xô dựa vào đội đốc chiến mới giành thắng lợi, bởi vì binh sĩ sợ những viên đạn đến từ phía sau lưng. Có người ngang nhiên nói như đinh đóng cột rằng, từng dùng thi thể để lấp đầy rãnh nước, để quân đội đạp lên đi qua1 (Tham khảo [Nga] V.A. Lusikin, L.A. Shelepin (Từ Hàn Xương dịch): Chiến tranh thế giới thứ ba: Chiến tranh thông tin tâm lý, Sđd, tr.226). Sau khi lệnh hạn chế báo chí được dỡ bỏ, bị tiền bạc và lợi ích thương mại xui khiến, báo chí ca ngợi tình dục, bạo lực ào ào ra đời. Một số báo chí vốn cần phải nghiêm túc, bao gồm cả một số tờ báo bán chạy ở khu vực Mátxcơva như báo Đoàn viên thanh niên cộng sản Mátxcơva, cũng rớt xuống thành "báo lá cải đầu đường", thường xuyên đăng những nội dung tình dục, loạn luân nhằm thu hút độc giả. Tiếng nói trên phương tiện thông tin đại chúng và trong xã hội yêu cầu mở nhà chứa và hợp pháp hóa mại dâm xuất hiện đó đây, có người thậm chí công khai kiến nghị thành phố Mátxcơva dành riêng một tuyên phố gọi là "khu đèn đỏ". Dưới ảnh hưởng của thị trường và cám dỗ vật chất, báo chí, truyền hình, phát thanh cũng như nhà xuất bản đua nhau theo đuổi lợi nhuận, không những quên đi trách nhiệm chính trị, thậm chí mất đi cả lương tâm xã hội. Các tác phẩm học thuật nghiêm túc của thời kỳ Liên Xô gần như vắng bóng, chỉ có thế dựa vào in ấn nội bộ để trao đổi trong phạm vi hẹp.


Lúc đó, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô như Gorbachev một mặt hai tay dâng nhường trận địa dư luận tư tưởng, mặt khác lại biến một số báo chí có tính toàn quốc và nhà xuất bản cấp Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô thành công cụ tuyên truyền tư tưởng phản bội của mình. Ví dụ, tờ Thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô được xuất bản nhằm phối hợp với phong trào "công khai" do Gorbachev đích thân giữ chức chủ biên. Một ấn phẩm quan trọng như vậy, nhưng lại có ý né tránh những vấn đề cuộc sống hiện thực, nhiệt thành với việc bới móc vấn đề Xtalin, những bài viết bôi nhọ và xét lại lịch sử Liên Xô có lúc chiếm tới 2/3 khổ báo. Thế là, trong Đảng Cộng sản Liên Xô từ trên xuống dưới nhân khi mở cửa dư luận, đã mở toang cánh cửa tư tưởng, và công cụ dư luận báo chí ở cấp Trung ương Liên Xô đã đóng vai trò tiên phong đi đầu trong đó.


Không những thế Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô và Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô về sau truyền hình trực tiếp toàn bộ quá trình cũng trở thành vũ đài quan trọng tuyên truyền tư tưởng của phe đối lập. Mùa xuân năm 1989, các địa phương trên toàn Liên Xô tiến hành bầu cử cạnh tranh đại biểu nhân dân. Đối với phe đối lập với Đảng Cộng sản Liên Xô mà nói, hoạt động tranh cử lúc này có thể nói là cơ hội trời cho, không những có được cơ hội chạm tới quyền lực, mà còn có thể phê phán Đảng Cộng sản Liên Xô một cách hợp pháp, tuyên truyền bản thân, sau này thậm chí còn có thể bước lên diễn đàn nghị viện tối cao, thông qua truyền hình trực tiếp đem tiếng nói của mình truyền đi toàn quốc. Hoạt động tranh cử đại biểu nhân dân trên thực tế là tạo dựng sân chơi cho phe đối lập mặc sức tuyên truyền công khai, trận địa dư luận của Đảng Cộng sản Liên Xô bị o ép hơn nữa. Trong khi đó, xung quanh phe cấp tiến tập hợp các nhóm tranh cử lớn mạnh, tiến hành thiết kế kỹ càng cho diễn thuyết tranh cử. Họ đón lấy tâm lý của dân chúng, lựa chọn những vấn đề mà dân chúng quan tâm nhất, bất mãn nhất đối với Đảng Cộng sản Liên Xô, đề ra và trình bày chủ trương "cải tổ" của mình. Họ lợi dụng các kiểu diễn đàn, dùng những bài diễn thuyết giàu tính cổ động để đánh vào những sai lầm của Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời lại vẽ ra một bức tranh tốt đẹp mê hoặc lòng người cho cương lĩnh cải tổ cấp tiến. Họ hô to "chống đặc quyền Đảng Cộng sản Liên Xô", thực hiện "công bằng xã hội"; tiến hành cải cách kinh tế cấp tiến, nhanh chóng nâng cao mức sống; tấn công tham nhũng, xây dựng "nhà nước pháp quyền", v.v... Trong tình hình đó, ai phê phán nhà đương quyền càng nhiều, châm biếm chỉ trích càng gay gắt, thì sự bảo đảm bầu cử thành công sẽ càng lớn; tất cả những người chán ghét Đảng Cộng sản, bất luận là ai, đều chắc chắn là anh hùng, là nhân sĩ dân chủ. Một số phần tử bất đồng chính kiến của Đảng Cộng sản Liên Xô nhân cơ hội thay đổi thái độ, bước lên ngọn sóng "tự do hóa", phất tay hô một tiếng, giành được sự tín nhiệm và sùng bái gần như cuồng nhiệt của dân chúng mê muội.


Những kẻ phản nghịch của Đảng Cộng sản Liên Xô trước tiên là cố ý dâng nhường trận địa ý thức hệ, tạo cơ hội cho phe đối lập tuyên truyền và truyền bá quan điểm của mình, về sau thấy thế lớn của Đảng Cộng sản Liên Xô đã mất, họ liền thừa cơ vứt bỏ đi thẻ Đảng của mình, quên đi lời tuyên thệ của mình, thay đổi lập trường, trở giáo đánh lại. Tháng 1 năm 1990, khi nói chuyện với Yakovlev, chủ biên tờ tuần báo Tin tức Mátxcơva, Yeltsin tuyên bố, vấn đề không phải ở chỗ chủ nghĩa gì, vấn đề là ở chỗ thực chất, ở chỗ nhân quyền, ở chỗ tự do bầu cử. Ông ta còn tuyên bố, "đối với tôi mà nói, chủ nghĩa cộng sản là một cái gì đó xa rời hiện thực"1 ([Nga] B. Yeltsin: Yeltsin tự truyện, Nxb. Phương Đông, 1991, tr.235). Trong quá trình tranh giành quyền lực với Gorbachev, Yeltsin hoàn toàn vứt bỏ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, vứt bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin. Mùa hè năm 1991, Yeltsin, nhà lãnh đạo tối cao Liên bang Nga vừa mới đắc cử đã phát biểu diễn thuyết trước sinh viên Đại học New York: Nga đã đưa ra lựa chọn cuối cùng của mình. Nga sẽ không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, sẽ không đi theo con đường cộng sản chủ nghĩa, nó sẽ đi theo con đường văn minh mà Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và các quốc gia văn minh phương Tây khác đã từng đi.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #91 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 09:37:33 am »

III. VẤN ĐỀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Công tác ý thức hệ của Đảng Cộng sản cần phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm chỉ đạo, tiến hành đấu tranh kiên quyết với các loại tư tưởng của giai cấp tư sản, đồng thời lại cần phân tích cụ thể đối với tình hình cụ thể, phân biệt đối xử, phân chia rõ hai loại mâu thuẫn có tính chất khác nhau, không thể coi vấn đề nhận thức tư tưởng trong nội bộ nhân dân là mâu thuẫn địch - ta để xử lý; cũng không thể coi mâu thuẫn có tính chất địch - ta nghiêm túc là vấn đề nhận thức tư tưởng thông thường. Công tác ý thức hệ còn cần chú ý tới phương thức, phương pháp, cần bám sát quần chúng, tiến hành công tác giáo dục tư tưởng sâu sắc, tỉ mỉ, tuyệt đối tránh thuyết giáo sáo rỗng một cách giáo điều, hình thức và xa rời cuộc sống hiện thực. Sai lầm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong mặt này đáng để mọi người lấy đó làm bài học.


1. Nhìn nhận đúng đắn hai vấn đề mâu thuẫn có tính chất khác nhau

Chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử lâu dài, thực tiễn xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được tiến hành trong môi trường quốc tế và trong nước phức tạp, trong đó khó tránh khỏi xuất hiện một số ý kiến khác nhau hoặc lực lượng bất đồng chính kiến. Làm thế nào để phát hiện, phân biệt chuẩn xác và xử lý những ý kiến khác nhau hoặc tiếng nói đối địch này là một vấn đề quan trọng đặt ra lâu dài trong công tác ý thức hệ của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chỉ có phân biệt hai mâu thuẫn có tính chất khác nhau, tiến hành đấu tranh kiên quyết với các phần tử đối địch và lý luận tư tưởng chống chủ nghĩa Mác, còn đối với ý kiến khác nhau trong nội bộ nhân dân và các tác phẩm văn học nghệ thuật theo phong cách khác nhau thì cho phép tồn tại và đăng, đề xướng "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", đây mới là phương châm đúng đắn để Đảng Cộng sản xử lý vấn đề ý thức hệ.


Trong mấy chục năm, Đảng Cộng sản Liên Xô kiên trì giáo dục chủ nghĩa cộng sản trong lĩnh vực ý thức hệ, kiên quyết chống tự do hóa tư sản, ra sức tấn công các loại tuyên truyền chống Liên Xô, chống cộng sản trong và ngoài nước, thu được nhiều thành tích. Thế nhưng, công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô cũng tồn tại vấn đề nghiêm trọng. Xuất phát từ lý luận đấu tranh giai cấp ngày một gay gắt, Đảng Cộng sản Liên Xô nhấn mạnh "sự thống nhất về chính trị về đạo nghĩa" của xã hội xã hội chủ nghĩa, không cho phép có bất kỳ cách nhìn và ý kiến khác nhau nào đối với chính sách cụ thể của Đảng, áp chế các ý kiến khác, thậm chí coi một số vấn đề tư tưởng là vấn đề chính trị để xử lý, dùng phương pháp đấu tranh với kẻ thù để xử lý mâu thuẫn nội bộ nhân dân, từ đó phạm phải sai lầm nghiêm trọng.


Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản Liên Xô phát động một loạt phong trào "phê phán mạnh" ở trong nước. Năm 1946, bắt đầu từ phê phán hai tạp chí Ngôi sao và Lêningrát, tiến hành thảo luận lớn trong giới văn học, kịch và điện ảnh, triển khai phê phán mạnh đối với nhà văn Mikhail Zoshchenko, nhà thơ Anna Akhmatova. Năm 1947, tiến hành "thảo luận học thuật" xoay quanh cuốn sách Lịch sử triết học Tây Âu, triển khai phê phán mạnh đối với nhà triết học Alexandra. Năm 1948, triển khai phê phán mạnh đối với nhà soạn nhạc Shostakovich và cái gọi là "âm nhạc hình thức chủ nghĩa" của ông. Cùng năm, còn phát động phong trào phê phán mạnh chống "chủ nghĩa thế giới tư sản" có thanh thế lớn mạnh trong giới văn học. Sau đó, năm 1950 và năm 1951 lại liên tục triển khai thảo luận lớn và phê phán mạnh trong lĩnh vực ngôn ngữ học và kinh tế chính trị học. Một số bộ môn khoa học mới như chính trị học, xã hội học bị coi là những thứ của giai cấp tư sản, cũng đều bị phê phán và cấm đoán. Đảng Cộng sản Liên Xô thậm chí trực tiếp can thiệp vào một số bộ môn khoa học tự nhiên, như trong thảo luận về sinh vật học được tiến hành năm 1948, đã ra sức phê phán và phủ định phái di truyền học Morgan, tuyên bố trường phái học thuật Morgan là "khoa học phản động của chủ nghĩa duy tâm" và tiến hành bóp chết, quy định các bộ môn khoa học như giải phẫu học, vi sinh vật học, tâm lý học đều cần phải lấy học thuyết Michurin làm nền tảng, chỉ cho phép trường phái học thuật Michurin một mình tồn tại. Các loại "thảo luận học thuật" nói trên trên thực tế đều tồn tại vấn đề đúng sai nhất định, quả thực cần tiến hành phê phán, nhưng Đảng Cộng sản Liên Xô đã nâng vấn đề học thuật, trường phái khác nhau và vấn đề phong cách khác nhau lên thành vấn đề chính trị, lẫn lộn ranh giới giữa vấn đề học thuật và vấn đề chính trị. Còn về phía bị phê phán thì hoàn toàn không có quyền tiến hành biện giải. Nhiều cán bộ và trí thức song song với việc bị phê phán nghiêm khắc, còn bị buộc phải chịu xử lý hành chính và xử lý tổ chức, thậm chí bị tuyên bố là "kẻ thù của nhân dân" và bị "gột rửa", từ đó làm tổn thương một loạt trí thức, đẩy một số trí thức có ý kiến và quan điểm khác sang phía đối lập chính trị.


Phương pháp công tác trong lĩnh vực văn hóa và khoa học của Đảng Cộng sản Liên Xô đơn giản, thô bạo, thường lấy cưỡng chế, mệnh lệnh hành chính để giải quyết các vần đề trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng, không những không thể giải quyết vấn đề, ngược lại gây ra vấn đề và mâu thuẫn mới. Về mặt nàỵ, "ấn phẩm chui", "người bất đồng chính kiến" và các tổ chức không chính thức chính là ba ví dụ quan trọng.


Thứ nhất, "ấn phẩm chui". "Ấn phẩm chui" của Liên Xô là chỉ "ấn phẩm in ấn riêng tư", tiếng Nga gọi là "Samizdat", có nghĩa là "tự mình xuất bản". Lâu nay, Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện chế độ kiểm duyệt sách báo nghiêm ngặt, khiến cho các thế lực thù địch rất khó đưa ra những tiếng nói của mình. Thế nên, một số người liền nghĩ ra cách tạo ra những "ấn phẩm chui". Cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ XX, phóng viên báo Đoàn viên thanh niên cộng sản Mátxcơva A. Ginzburg đã thu thập và biên tập một số thơ ca của các nhà thơ hai vùng Mátxcơva và Lêningrát, và dùng máy chữ đánh in ra, bí mật đóng tập, tiến hành truyền bá. Nội dung của những bài thơ này chủ yếu phản ánh những vấn đề của thời kỳ Xtalin, như bức hại và trại tập trung..., cứ hai tháng xuất bản một số sau khi in ấn xong bí mật truyền bá.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #92 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 09:38:21 am »

Cần chỉ ra rằng, các cơ quan hữu quan của Liên Xô đã tiến hành giám sát hiệu quả đối với "ấn phẩm chui". Đến năm 1965, theo báo cáo bí mật của Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô (tức KGB), có 35- 40 người làm in ấn các ấn phẩm chui, trong đó có nhân viên nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm khoa học, có nhân viên công tác của Viện bảo tàng, có kỹ sư, cũng có người làm công tác văn hóa. Năm 1967, KGB trình bản báo cáo tuyệt mật về tình hình ấn phẩm chui cho Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, nhưng Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô không đưa nó vào chương trình nghị sự, chỉ đề nghị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phụ trách ý thức hệ lúc đó là Xuxlov và chủ tịch KGB Semichastry tham khảo và nghiên cứu. Tháng 2 năm 1969, trong bản ghi nhớ gửi Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô của Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Liên Xô, Andropov đã miêu tả khuynh hướng tư tưởng của "ấn phẩm chui": "Trong những tài liệu này, khuyết điểm cá biệt của xây dựng chủ nghĩa cộng sản bị thể hiện như hiện tượng phổ biến, bóp méo lịch sử của Đảng Cộng sản Liên Xô và nhà nước Xôviết, thể hiện những ý kiến khác với Đảng và chính quyền trong các mặt như: vấn đề dân tộc, giải pháp phát triển kinh tế và văn hóa, tuyên truyền các loại lý luận chủ nghĩa cơ hội 'cải lương' chủ nghĩa xã hội Liên Xô, đưa ra yêu cầu xóa bỏ kiểm duyệt sách báo, yêu cầu phục hồi danh dự cho những người bị xử là có tội vì tiến hành tuyên truyền chống Liên Xô, yêu cầu sửa đổi Hiến pháp Liên Xô"1 ([Nga] Goryayev: Lịch sử kiểm duyệt sách báo mang tính chính trị của Liên Xô: Văn kiện và đánh giá, Mátxcơva, 1997, tr.191).


Đến những năm 70 của thế kỷ XX, cùng với việc tình hình trong và ngoài nước dịu đi, đặc biệt là dưới sự ủng hộ của thế lực chống Liên Xô của phương Tây, số người trực tiếp làm "ấn phẩm chui" trong lãnh thổ Liên Xô đã lên tới 400 người. Nội dung của các ấn phẩm cũng từ truyền bá một số thơ ca và tác phẩm văn nghệ bị cấm, biến thành đăng những tài liệu có tính phê phán chính trị và xã hội. Lấy một số "ấn phẩm chui" bí mật ở Mátxcơva làm trung tâm, (họ) còn bắt đầu hình thành tổ chức "phong trào tự do dân chủ". "Ấn phẩm chui" lúc này cũng ảnh hưởng tới các nước Đông Âu, như: Tiệp Khắc, Ba Lan..., và thu hút sự chú ý rộng rãi của xã hội phương Tâỵ. Đồng thời, một số bản thảo hoặc sách báo được lén lút vận chuyển ra ngoài lãnh thổ Liên Xô, in ấn tại phương Tây, sau đó lưu truyền trong kiều dân Liên Xô, hoặc vận chuyển trở lại về Liên Xô để truyền bá. Những ấn phẩm đó tương tự như "Samizdat", dịch là "ấn phẩm xuất bản tại nước ngoài". Thời kỳ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, Đài châu Âu tự do bắt đầu thu thập và lợi dựng những "ấn phẩm chui" của Liên Xô làm chương trình phát thanh tiếng Nga chống Liên Xô.


Thứ hai, "người bất đồng chính kiến". Trong tiếng Nga có hai từ gần giống để diễn đạt ý "người bất đồng chính kiến". Một là "инакомыслие" hoặc "инакомыслящий", dịch thẳng là "tư tưởng bất đồng", "người có tư tưởng bất đồng"; hai là mượn từ "dissident" trong tiếng Anh dịch chuyển thành "лиссилент", dùng để diễn đạt "người bất đồng chính kiến". Trong cuốn sách này, tác giả thống nhất sử dụng cách đề cập "người bất đồng chính kiến". "Người bất đồng chính kiến" là một hiện tượng văn hóa, chính trị, xã hội độc đáo trong xã hội Liên Xô, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ Khrushchev. Sau khi Khrushchev lên nắm quyền, đã "sửa sai" cho những người bị xử lý và bức hại trong thời kỳ Xtalin, khiến cho hàng ngàn, hàng vạn người được khôi phục danh dự, quay trở lại đời sống xã hội. Những người được sửa sai này đã nói lại cho mọi người về các kiểu đối xử bất công mà mình phải gánh chịu, từ đó ảnh hưởng tới niềm tin tư tưởng của nhiều người, phá hỏng quan niệm chủ nghĩa xã hội mãi mãi đúng đắn vốn có trong suy nghĩ của mọi người, làm xuất hiện sự hoài nghi đối với chủ nghĩa xã hội Liên Xô. Thế nên xuất hiện một số "người bất đồng chính kiến", nhưng khi đó số người này còn chưa nhiều, ảnh hưởng thực tế cũng không lớn. "Người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô phát triển lớn mạnh lên trong thời kỳ Brezhnev. Bắt đầu từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, hoạt động của những "người bất đồng chính kiến" của Liên Xô đã trải qua mấy giai đoạn như: nhóm bí mật, bước ra diễu hành, xuất bản ấn phẩm chui, lưu vong ra nước ngoài, tham gia phong trào nhân quyền...


Khuynh hướng chính trị và quan điểm tư tưởng của "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô hết sức phức tạp, phương thức hoạt động có nhiều loại hình, bên trong mỗi một loại hình lại có nhiều tình huống khác nhau. Một số "người bất đồng chính kiến" gắn với bảo vệ nhân quyền, phủ định mô hình Liên Xô, tuyên dương giá trị quan phương Tây; một số "người bất đồng chính kiến" chủ yếu tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc truyền thống của Nga; một số "người bất đồng chính kiến" khác lại tuyên truyền quan điểm tư tưởng chống chủ nghĩa Mác, chống chủ nghĩa xã hội. Cũng có số ít trí thức chỉ là do có sự khác biệt với lập trường chính quyền mà đưa ra phê phán đối với những vấn đề tồn tại trong các mặt thể chế, phương châm, chính sách của Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên Xô, vẫn chưa đáng để gọi là "bất đồng chính kiến". Còn có một số "người bất đồng chính kiến" lúc đó thậm chí đến nay vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác, ủng hộ chủ nghĩa xã hội1 (Tham khảo Trương Tiệp: Nhà văn Nga hôm qua và hôm nay, Nxb. Văn liên Trung Quốc, 2000; Lưu Quân: "Bài học đau đớn của hành vi kích động phiến diện", Nghiên cứu Siberia, số 5 năm 2003; Vương Thủ Tuyên, Ngô Ba: "Chúng ta đã mất gì, chúng ta đã được gì", Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, số 5 năm 2001). Những người này thuộc lực lượng lành mạnh đặc thù trong số "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô. Họ dám thẳng thắn phê phán những hiện tượng tiêu cực trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô và trong xã hội Liên Xô, do đó bị đối xử bất công. Như nhà bình luận chính trị, nhà sử học Roy Medvedev do có cách nhìn chính trị khác với chính quyền, xuất bản sách tại phương Tây, nên bị khai trừ khỏi Đảng, bị bức hại. Sau sự kiện "19 tháng 8" năm 1991, Đảng Cộng sản bị cấm hoạt động, tâm lý chống cộng trong xã hội dâng cao, hàng loạt nguyên quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô ào ào quay ngoắt lại, thay đổi quan điểm, vạch rõ ranh giới với Đảng Cộng sản Liên Xô. Còn lúc này Medvedev lại triển khai đấu tranh nhằm giành quyền sinh tồn của Đảng Cộng sản, và tích cực tổ chức chính đảng cánh tả.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #93 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 09:40:01 am »

Thế nhưng, chính quyền Brezhnev của Liên Xô lại không có sự phân biệt đối xử nghiêm khắc đối với "người bất đồng ý kiến" và "người bất đồng chính kiến", mà xóa bỏ và trấn áp đồng loạt, làm như vậy có thể giải quyết được vấn đề nhất thời, quét sạch những tiếng ồn và tạp âm nào đó, loại bỏ được một số nhân tố không yên tâm, nhưng thiếu sự đấu tranh lý luận sâu sắc, tỉ mỉ, ảnh hưởng mặt trái của nó cũng rất lớn. Ví dụ, A. Xinliavxki và Daniel Iu. M bị KGB bắt giữ do xuất bản tác phẩm có tính phê phán ở nước ngoài. Gần như đồng thời, Chủ biên báo Sự thật Rumiantsev A. M cũng bị cách chức, nguyên nhân là do ông ta đã cho đăng bài viết "Bàn về tính Đảng trong lao động sáng tạo của trí thức", đưa ra ý kiến cần xử lý tốt hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng với trí thức, nhấn mạnh cần chống "mệnh lệnh hành chính thô bạo" và "giám sát phiền phức" trong sáng tác nghệ thuật, chủ trương "để các loại trào lưu học thuật, phong cách, thể loại (khác nhau cùng) tồn tại, để họ tiến hành cạnh tranh"1 (Báo Sự thật, ngày 9 tháng 9 năm 1965). Giới trí thức Liên Xô có phản ứng mạnh mẽ trước việc Rumiantsev A. M bị cách chức và sự kiện A. Xinliavxki và Daniel Iu. M bị bắt. Gần 200 nhà văn viết đơn ký tên, kháng nghị việc bắt giữ và xét xử đối với A. Xinliavxki và Daniel Iu. M. Ngày 5 tháng 12 năm 1965, Ngày Hiến pháp Liên Xô, một số người tổ chức diễu hành, yêu cầu tiến hành xét xử công khai đối với hai người này. Sau đó, một số người, trong đó có Ginzburg A. và Iu. Galanxkov đã biên tập những tài liệu liên quan tới vụ án xét xử A. Xinliavxki và Daniel Iu. M. thành "sách trắng", tự in ấn và tiến hành tán phát. Kết quả, hai người này cũng như Beralashkova và A. A. Dobrovolxky lập tức bị bắt giữ vào năm 1967. Hành động này lại khơi dậy phong trào ký tên kháng nghị với quy mô càng lớn hơn của giới trí thức, số người ký tên lên tới 738 người2 (Tham khảo "Liên Xô có thể tồn tại đến năm 1984 không?", họa báo Ngọn lửa nhỏ, số 9 năm 1990, tr.19). Ngày 21 tháng 1 năm 1968, có hơn 100 người tiến hành míttinh tại Quảng trường Puskin, diễu hành trước nhà đương cục, trong đó có người từng bị bắt và bị xét xử. Mỗi lần họ bị bắt, bị xét xử là kéo theo một đợt hoạt động ký tên kháng nghị mới rộng lớn hơn, sự trấn áp nghiêm của chính quyền chỉ dẫn tới kháng nghị ở quy mô lớn hơn, rộng hơn, tiếp đến ngày càng có nhiều trí thức cuốn vào sự kiện này. Theo thống kê, trong vụ án "Ginzburg - Galanxkov", có tới 22% số người ký tên trên thư kháng nghị tập thể và cá nhân các loại là nghệ sĩ và nhà văn, 13% là kỹ sư và nhân viên kỹ thuật, 9% là nhà biên tập, giáo viên, bác sĩ và luật sư, 5% là sinh viên đại học, ngoài ra còn có một số nhà khoa học và cán bộ nghiên cứu khoa học.


Những năm 70 của thế kỷ XX, cùng với sự thay đổi của tình hình trong và ngoài nước, hoạt động của những "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô xuất hiện chiều hướng mới. Tháng 8 năm 1975, 35 nước trong đó có Mỹ, Liên Xô đã ký kết "Văn kiện cuối cùng Hội nghị An ninh châu Âu" tại Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu, còn gọi là "Hiệp định Henxinki". Văn kiện quy định "tất cả biên giới của châu Âu đều bất khả xâm phạm", Liên Xô nhờ đó mà có được sự thừa nhận chính thức của các quốc gia Âu Mỹ đối với biên giới Đông Âu sau chiến tranh. Thế nhưng, Hiệp định đã ghi rõ nội dung bảo vệ quyền lợi chính trị và quyền lợi công dân, quy định tất cả những nước ký kết đều có nghĩa vụ cho phép nhân dân, tư tưởng và thương mại giữa phương Đông và phương Tây giao lưu và qua lại một cách tự do hơn. Điều này đã mở ra cánh cửa thuận lợi cho các nước phương Tây can thiệp vào phong trào của những "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô. Các học giả chỉ ra rằng, việc ký kết Hiệp định Henxinkỉ tháng 8 năm 1975 là "một sai lầm mang tính chiến lược" mà Ban lãnh đạo Liên Xô phạm phải trong cuộc đấu tranh với những "người bất đồng chính kiến", từ đó về sau, các nhà phê phán nhân quyền trong và ngoài Liên Xô đều có thể chỉ trích một cách nghiêm khắc việc Liên Xô phá hoại Hiệp ước quốc tế mà mình đã tự nguyện ký kết. Vì vậy có thể nói, việc ký kết Hiệp định này đã có tác dụng thúc đẩy đối với phong trào của những "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Những "người bất đồng chính kiến" cũ và mới trong lãnh thổ Liên Xô bắt đầu quan tâm tới vấn đề nhân quyền, và thông qua các hình thức như thành lập tổ chức nhân quyền để có được liên hệ với nước ngoài, có được sự hưởng ứng và ủng hộ của phương Tây. Ngay từ năm 1970, Liên Xô đã thành lập Ủy ban nhân quyền có các nhân vật như Solzhenitsyn, Sakharov... tham gia. Năm 1973, Tổ chức ân xá quốc tế thành lập chi nhánh tại Liên Xô. Năm 1974, tiếp sau việc Solzhenitsyn được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1970, Sakharov được tặng giải thưởng Nobel hòa bình. Sau năm 1975, Liên Xô xuất hiện một số "nhóm Henxinki", các tổ chức nhân quyền trong lãnh thổ Liên Xô được trong ứng ngoài hợp với bên ngoài, một số "người bất đồng chính kiến" trở thành trung tâm chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây, và có được các danh hiệu thế giới. Xuất phát từ các loại mục đích, phương Tây bắt đầu tiến hành tài trợ cho những "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô. Một số "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô và Đông Âu bắt đầu nhận được trợ cấp, và thường xuyên nhận được khen thưởng các loại, trong đó bao gồm cả tiền giải thưởng Nobel. Một số nhà văn hoặc trí thức Liên Xô như Pasternak, Brodsky, Solzhenitsyn, Sakharov... lần lượt được tặng giải thưởng Nobel. Chính quyền Liên Xô đã có những lúc dùng phương pháp đơn giản, thô bạo để xử lý vấn đề "người bất đồng chính kiến": thường là: trước tiên - giam giữ, sau - phóng thích, cuối cùng - trục xuất. Có khi việc bé xé là to, có khi mất công mà chẳng được việc gì, không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm rối tung lên, kết quả là khiến cho một số "người bất đồng chính kiến" nổi danh khắp Liên Xô và thế giới1 (Tham khảo [Nga] V.A. Lusikin, L.A. Shelepin (Từ Hàn Xương dịch): Chiến tranh thế giới thứ ba: Chiến tranh thông tin tâm lý, Sđd, tr.162-163).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #94 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 09:40:56 am »

Cần chỉ ra rằng, sự ủng hộ của các thế lực bên ngoài, đặc biệt là sự thẩm thấu tư tưởng của các nước phương Tây, cũng là một nguyên nhân quan trọng của việc phong trào "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô liên tục không dứt. Các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, chưa bao giờ từ bỏ thúc đẩy sách lược "diễn biến hòa bình" đối với Liên Xô, họ một mặt lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tư tưởng của giai cấp tư sản tới công chúng Liên Xô, bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô; mặt khác, lại bằng trăm phương ngàn kế tìm kiếm những người bất đồng chính kiến với chính phủ ở bên trong Liên Xô, tiến hành ủng hộ nhiều mặt cho họ. Phương Tây thường lợi dụng cái gọi là vấn đề người Do Thái, vấn đề dân tộc thiểu số, vấn đề tôn giáo, vấn đề nhân quyền để công kích Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Năm 1953, Ngoại trưởng Mỹ Dulles đầu tiên đưa ra chiến lược này, chỉ ra: "Giải phóng không có nghĩa là chiến tranh giải phóng. Giải phóng có thể dùng các phương pháp khác ngoài chiến tranh để đạt được... Nó cần phải là, hơn nữa có khả năng là phương pháp hòa bình"1 (Chuyển dẫn từ Giang Lưu, Trần Chi Hoa (chủ biên): Suy nghĩ lịch sử về diễn biến của Liên Xô, Nxb. Trung Quốc, 1996, tr.322). Tổng thống Mỹ Kennedy lên nắm quyền vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX nêu rõ "chiến lược hòa bình", cần "bồi dưỡng những hạt giống tự do trên bất kỳ khe nứt nào xuất hiện trên bức màn sắt", và "thông qua viện trợ, thương mại, du lịch, sự nghiệp báo chí, giao lưu sinh viên và giáo viên, cũng như tiền vốn và kỹ thuật của chúng ta", để thực hiện mục tiêu "chiến lược hòa bình" của mình2 (Chuyển dẫn từ Cuộc cạnh tranh xuyên thế kỷ - 10 điều bàn về chống 'diễn biến hòa bình', Nxb. Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, 1992, tr.35). Các nước phương Tây rót các khoản tiền khổng lồ, tiến hành cuộc tiến công về tư tưởng đối với Liên Xô bằng nhiều thủ đoạn, thiết lập mối liên hệ với giới trí thức Liên Xô, tiến hành các loại giao lưu, bồi dưỡng các nhóm xã hội thân phương Tây, truyền bá giá trị quan phương Tây cho họ, ủng hộ họ đối lập với chính quyền, tài trợ cho họ xuất bản tác phẩm tại phương Tây, và cung cấp tị nạn chính trị cho họ. Phong trào "người bất đồng chính kiến" trong lãnh thổ Liên Xô được sự ủng hộ của dư luận Mỹ và các nhà "Liên Xô học". Đại sứ Liên Xô tại Mỹ Anatoly Dobrynin từng phàn nàn: "Vấn đề người bất đồng chính kiến không ngừng làm tổn hại quan hệ của chúng ta... Họ thỉnh thoảng lại tung ra chiêu bài này nhằm mục đích tuyên truyền. Xét xử những người bất đồng chính kiến ở Liên Xô gây ảnh hưởng mặt trái nghiêm trọng cho dư luận công chúng Mỹ và quan hệ Xô - Mỹ... Phương Tây xoay quanh phong trào của người bất đồng chính kiến là một cuộc đấu tranh ý thức hệ nhằm lật đổ Liên Xô"1 ([Nga] Anatoly Dobrynin: Đặc biệt tin cậy, Nxb. Tri thức thế giới, 1996, tr.566). Sau khi "Hiệp định Henxinki" ký kết năm 1975, các nước phương Tây lợi dụng các điều khoản quy định trong Hiệp định, tiến hành ủng hộ từ nhiều phía đối với người bất đồng chính kiến ở Liên Xô, sự ủng hộ này có cả vật chất và tiền bạc, cũng có cả "vinh dự" và có tính chất lên tiếng ủng hộ. Trong cuốn sách Thất bại lớn, Brzezinski chỉ ra, giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật và kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa có thể thúc đẩy xã hội dân sự độc lập xuất hiện ở các nước xã hội chủ nghĩa, giúp đẩy nhanh tốc độ cải tổ dân chủ, khiến cho các nước xã hội chủ nghĩa hội nhập với xã hội tư bản chủ nghĩa nhanh hơn. Vì vậy, Mỹ luôn khuyến khích triển khai giao lưu văn hóa và khoa học với các nước xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức như Quỹ Tradition, Quỹ Ford, Quỹ Rockefeller, Quỹ Carnegie, "Xã hội mở" có vai trò đặc biệt nổi bật trong mặt này. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa và học thuật này khiến cho nhiều người trong xã hội Liên Xô, nhất là một số trí thức nổi tiếng có cảm giác thừa nhận mạnh mẽ đối với phương thức xã hội, phát triển kỹ thuật và văn hóa của phương Tây1 (Tham khảo David Kotz, Fred Weir: Cuộc cách mạng từ thượng tầng - Sự cáo chung của thể chế Liên Xô, Sđd, tr.94). Nhưng xét về tổng thể, do biện pháp của chính quyền mạnh mẽ, đến thời kỳ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, hoạt động của những "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô dần dần suy yếu. Andropov nhiều năm phụ trách vấn đề an ninh quốc gia, từng nói: ảnh hưởng đến an ninh xã hội trước tiên là vấn đề dân tộc, còn vấn đề "người bất đồng chính kiến" đã nằm trong sự kiểm soát của chúng tôi.


Nhưng đến thời kỳ Gorbachev "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô lại sôi động lên, chính quyền Liên Xô không những đã khôi phục danh dự cho họ, mà còn khuyến khích và ủng hộ họ tham gia vào các hoạt động chính trị. Sakharov chính là một điển hình. Người này thường xuyên gặp phóng viên phương Tây vào thời kỳ sau Brezhnev cầm quyền, hơn nữa công khai phản đối quân đội Liên Xô đưa quân vào Ápganixtan, vì vậy đầu năm 1980 bị chính quyền Liên Xô cưỡng chế chuyển tới thành phố Gorki cư trú. Ngày 16 tháng 12 năm 1986, Gorbachev - mới lên nắm quyền không lâu - đã đột nhiên đích thân gọi điện thoại cho Sakharov, mời ông ta quay trở lại Mátxcơva cư trú, và bố trí cho ông ta hai ngôi nhà và biệt thự. Chính quyền Liên Xô còn đáp ứng yêu cầu của Sakharov, ân xá và phóng thích nhiều "người bất đồng chính kiến" khác. Gorbachev không những khuyến khích Sakharov tham gia vào các hoạt động chính trị, thậm chí còn có sự chiếu cố đặc biệt đối với ông ta. Khi bầu cử đại biểu nhân dân Liên Xô vào tháng 3 năm 1989, Sakharov bị nhiều người phản đối tại Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, do đó thất cử. Gorbachev ngay lập tức tăng thêm mấy suất cho Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, khiến cho Sakharov cuối cùng có thể được bầu. Về sau, Sakharov và Yeltsin đã liên minh với gần 300 nghị sĩ trong Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, thành lập "Đoàn nghị sĩ xuyên khu vực", trở thành nhóm đảng đối lập mạnh chống Đảng Cộng sản Liên Xô. Như vậy, phong trào "người bất đồng chính kiến" ở Liên Xô đã được công khai hóa và hợp pháp hóa. Lúc này, tầng lớp đặc quyền quan liêu của Liên Xô đã không còn bài xích giới tinh hoa xã hội thân phương Tây nữa, mà đã hòa chung một dòng chảy với họ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #95 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 09:41:46 am »

Thứ ba, "tổ chức không chính thức". Sau khi Gorbachev lên nắm quyền, cùng với việc thúc đẩy phong trào "công khai" và "dân chủ hóa", Liên Xô lại xuất hiện vấn đề "tổ chức không chính thức". Những "tổ chức không chính thức" này chỉ qua thời gian 3-4 năm ngắn ngủi đã lan tràn khắp nơi như nấm sau mưa, trở nên không thể thu hồi lại được, cuối cùng gây ra họa lớn. Theo báo chí Liên Xô đưa tin, tháng 12 năm 1987 có 30.000 kiểu "tổ chức không chính thức" này, tháng 2 năm 1989 tăng lên tới 60.000 tổ chức, năm 1990 phát triển lên tới 90.000 tổ chức. Trong số này, có nhiều tổ chức chính trị chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội, chúng có cương lĩnh, có tổ chức, có quần chúng, còn xuất bản cả sách, báo. Thoạt đầu chúng là sự manh nha của chính đảng, về sau thì phát triển thành chính đảng thực sự, triến khai đấu tranh tranh giành quyền lực với Đảng Cộng sản Liên Xô.


"Tổ chức không chính thức" ở Liên Xô bắt đầu xuất hiện từ năm 1986. So với các đoàn thể có tổ chức của chính quyền, những tổ chức quy mô nhỏ này có các đặc điểm như: bí mật, không chính thức, linh hoạt, nghiệp dư. Năm 1987, "tổ chức không chính thức" đã lan ra một số thành phố lớn và vừa của Liên Xô, xuất hiện với các hình thức như: hội nghị tranh luận, câu lạc bộ, tổ trí thức và thanh niên... Như tháng 2 năm 1987, tạp chí Kinh tế, tổ chức và quản lý do Phân viện Xibêri thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô xuất bản đã tổ chức một cuộc hội thảo tại Lêningrát. Tại hội nghị này, một số trí thức trẻ tham gia hội nghị đã tổ chức câu lạc bộ "cải tổ" xuyên chuyên ngành. Trong những người tham gia câu lạc bộ này có Gaidar, Chubais, về sau trở thành các nhân vật tiêu biểu của phe tự do. Tháng 3 cùng năm, câu lạc bộ "cải tổ" này đã tổ chức một hội nghị thảo luận có ảnh hưởng nhất, chủ đề hội thảo là "Luật doanh nghiệp quốc hữu". Sau đó, trong năm 1987 lại lần lượt tổ chức một loạt hội thảo cải cách kinh tế, thu hút được nhiều nhà kinh tế học tham gia. Ví dụ, tại một cuộc hội thảo, giáo sư kinh tế học trường Đại học Mátxcơva G.Popov đã đưa ra khẩu hiệu bầu cử tự do, xóa bỏ kiểm duyệt sách báo, phát triển quan hệ thị trường...1 (Tham khảo [Nga] A.S. Barsenkov: Dẫn luận lịch sử nước Nga đương đại (1985-1991), Sđd, tr.87).


Bắt đầu từ năm 1987, một số "tổ chức không chính thức" có sự phân hóa, trong đó tư tưởng và chủ trương của một số tổ chức bắt đầu cấp tiến hóa. Đặc biệt là một số tổ chức chống chủ nghĩa xã hội và chống Đảng Cộng sản Liên Xô càng tích cực hơn, như nhóm "chủ nghĩa dân chủ và nhân đạo". Hưởng ứng các "tổ chức không chính thức", trào lưu tư tưởng chủ nghĩa dân tộc và tâm trạng chia tách ở một số nước cộng hòa gia nhập liên minh cũng ngày càng nghiêm trọng hơn. Năm 1987, tại thành phố Yerevan, thủ đô Ácmênia lần đầu tiên xuất hiện một Hội liên hiệp tự quyết dân tộc Acmênia; tại ba nước cộng hòa gia nhập liên minh Bantích thì lần lượt xuất hiện một số cái gọi là "tổ chức bảo vệ môi trường". Từ tháng 6-7 năm 1988, một số nước cộng hòa gia nhập liên minh bắt đầu thành lập tổ chức mặt trận nhân dân mang sắc thái dân tộc chủ nghĩa rõ rệt. Điều đáng chú ý là, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô Yakovlev từng bày tỏ, ông ta ủng hộ thành lập mặt trận nhân dân1 (Tham khảo [Nga] A.s. Barsenkov: Dẫn luận lịch sử nước Nga đương đại (1985-1991), Sđd, tr.108). Đồng thời, "tổ chức dân chủ" hoạt động ngày một sôi động trong lãnh thổ Nga, công khai tuyên bố "họ và tổ chức mặt trận nhân dân các nơi có chung kẻ thù". Khi đó, do cải tổ của Gorbachev luôn dao động, kinh tế không khởi sắc, đời sống nhân dân đi xuống, hoạt động bãi công và biểu tình của công nhân mỏ than bắt đầu sôi động. Mùa hè năm 1988, "liên minh dân chủ" của khu vực Mátxcơva công khai đưa ra khẩu hiệu "chống Đảng Cộng sản Liên Xô". Zharkov - một trong những người lãnh đạo của tổ chức này hô hào: "Hãy đợi đây, chúng tôi sẽ nhanh chóng chĩa mũi súng vào các người"2 ([Liên Xô] Tuần san Tin tức Mátxcơva, ngày 8-9-1988). Vào ngày 21 tháng 8 và ngày 5 tháng 9 họ hai lần tiến hành biểu tình tại quảng trường Puskin ở Mátxcơva, công khai kêu gọi lật đổ chế độ Liên Xô, dẫn tới phóng viên báo chí tranh nhau chụp ảnh. Thế nhưng, điều khiến người ta suy nghĩ là sau khi các cơ quan cảnh sát Liên Xô bắt giữ một số người, lại thả ra rất nhanh.


Cùng với việc thúc đẩy phong trào "công khai" và "dân chủ hóa" của Gorbachev, các loại ấn phẩm không chính thức nở rộ khắp nơi. Năm 1987, ấn phẩm không chính thức bắt đầu xuất hiện. Khác với "ấn phẩm chui" trước kia, những sách báo này về cơ bản là in ấn và phát tán chính thức. Tháng 7 năm 1987, một cuốn tạp chí có tên là Công khai được xuất bản, tôn chỉ của nó là liên kết các loại đoàn thể xã hội không chính thức, lên tiếng ủng hộ hoạt động bảo vệ nhân quyền. Tháng 8 năm 1987, lại xuất bản một tờ Tin nhanh nhằm liên hệ với các tổ chức không chính thức. Tin nhanh có liên hệ mật thiết với các đài phát thanh của châu Âu, chuyển tải hoặc giới thiệu nội dung của các ấn phẩm không chính thức khác trên lãnh thổ Liên Xô, lượng phát hành rất lớn. Mùa hè năm 1987/ xuất hiện một thông tấn xã của các tổ chức không chính thức, tên là Thông tấn xã Liên hợp tự do đa ngành nghề của nhân dân lao động. Đến tháng 10 năm 1987, trên lãnh thố Liên Xô đã có hớn 100 "ấn phẩm chui", trong đó chủ biên của 17 tờ ấn phẩm còn tụ tập tại thành phố Lêningrát, và mời phóng viên hoặc đại diện của báo Tin tức, Người kế nhiệm, báo Văn học cũng như Đoàn Thanh niên cộng sản thành phố Lêningrát. Tóm lại, cùng với việc thúc đẩy phong trào "công khai", những báo chí này không những không lụi bại, mà ngược lại thường xuyên nhận được sự ủng hộ của một số báo lớn.


Do sự dung túng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô như Gorbachev, đến khi Liên Xô giải thể, loại ấn phẩm không chính thức này trở thành "tiên phong dư luận" tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội, chống lực lượng Đảng Cộng sản Liên Xô. Còn các loại "tổ chức không chính thức" nói trên, một số thì diễn biến thành chính đảng, như Đảng liên minh dân chủ; một số thành viên trở thành đầu đàn của cải cách tự do, như Gaidar và Chubais. Vì vậy, một số "tổ chức không chính thức" cũng xứng đáng là "trường Đảng sơ cấp" của chủ nghĩa tự do Liên Xô - Nga hoặc một số thế lực cực đoan nào đó.


Từ ba ví dụ nói trên có thể thấy: Khi làm công tác về mặt ý thức hệ, phân biệt nghiêm ngặt và phân biệt đối xử hai loại mâu thuẫn có tính chất khác nhau là vô cùng quan trọng. Nếu như làm tốt công tác nàỵ, một số mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân có thể hóa giải, thậm chí có thể chuyển hóa thành nhân tố tích cực; ngược lại, nếu như công tác này làm không tốt, hoặc không làm thì cho dù là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, cũng sẽ đi tới mặt trái, gây tác động tiêu cực nghiêm trọng. Đồng thời, đối với các vấn đề có tính chất địch - ta, nếu như nghe rồi để đấy, hoặc nhắm mắt làm ngơ, thậm chí đổ dầu vào lửa, thì nhất định sẽ thành vấn đề lớn. Đây là một trong những bài học quan trọng của công tác ý thức hệ của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #96 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2022, 07:49:10 am »

2. Vấn đề phương thức, phương pháp công tác

Liên Xô từng là một xã hội giỏi làm nổi bật ý nghĩa của ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, công tác ý thức hệ vươn rộng, thẩm thấu tới các mặt của đời sống xã hội, thậm chí cả lĩnh vực tư nhân cũng không ngoại lệ. Năm xưa Lênin nhấn mạnh thống nhất tư tưởng của Đảng là lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng. Trong quá trình thực tiễn cách mạng lâu dài, Lênin luôn vừa kiên trì nguyên tắc, vừa tùy cơ ứng biến, phát hiện triệu chứng của vấn đề, tìm ra mấu chốt của vấn đề giải quyết. Lênin có thể nhìn nhận đúng đắn các loại ý kiến khác nhau trong Đảng, vừa nghiêm khắc phê phán khuynh hướng tư sản và các loại "căn bệnh ấu trĩ" của trí thức cũ, vừa chú ý đoàn kết và giáo dục đội ngũ trí thức. Đảng Cộng sản Liên Xô và các thế hệ lãnh đạo của nó cũng có sự coi trọng công tác ý thức hệ với mức độ khác nhau, công tác ý thức hệ được đặt vào vị trí quan trọng trong công tác của Đảng, giống như công tác kinh tế và tổ chức. Ngoài việc nhấn mạnh công tác ý thức hệ tại các kỳ đại hội đại biểu Đảng ra, còn thường xuyên họp các hội nghị toàn thế chuyên về công tác ý thức hệ. Thế nhưng, Đảng Cộng sản Liên Xô bề ngoài có vẻ lớn mạnh lại không thế chống chọi được tác động của sóng gió tư tưởng, dưới sự tấn công tư tưởng của những kẻ phản bội trong Đảng và kẻ địch bên ngoài, dường như một người khổng lồ chân đất sét bỗng chốc sụp đổ, tan rã. Không có tang lễ, chỉ nghe thấy tiếng khóc thương, chỉ có tiếng huyên náo của những lời dối trá của phe tự do và sự reo hò, nhảy múa của thế lực thù địch phương Tây, thậm chí gần 20 triệu đảng viên và đông đảo quần chúng cũng không hề bị chấn động trước sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô, tỏ ra lạnh lùng kiểu "khách thăm". Đây là sự bi thảm của một đảng lớn mang tầm cỡ thế giới có hơn 70 năm cầm quyền. Công tác chính trị tư tưởng bao nhiêu năm bỗng chốc tiêu tan, cho thấy sự thất bại về phương thức, phương pháp công tác ý thức hệ của Đảng Cộng sản Liên Xô. Dưới đây xin liệt kê mấy mặt chính.


Thứ nhất, quan điểm lý luận cứng nhắc, giáo điều nghiêm trọng. Bắt đầu từ thời kỳ Xtalin, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đường lối tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô dần dần xa rời thực tế, quan điểm lý luận ngày một cứng nhắc, giáo điều và "chủ nghĩa sách vở" ngày càng thịnh hành. Nghiên cứu lý luận lúc đó xa rời nghiêm trọng những vấn đề bức thiết trong đời sống hiện thực, tất cả các tác phẩm học thuật thường chỉ là trích dẫn phát biểu hoặc kết luận của người lãnh đạo để tiến hành luận chứng và diễn giải, hình thành một kiểu mô hình văn hóa và nghiên cứu khoa học cứng nhắc, khép kín, bảo thủ, dùng tính đơn nhất của văn hóa tư tưởng để thay cho tính đa dạng về phương thức, phương pháp, dùng sự lũng đoạn trào lưu phong cách cố định để thay cho cạnh tranh tự do giữa các loại phong cách. Các đoàn thể văn hóa và học thuật do Đảng Cộng sản Liên Xô thành lập đều đi trên con đường thống nhất, hành chính hóa và nhà nước hóa, do đó ảnh hưởng tới sự cạnh tranh và "trăm hoa đua nở" giữa các loại trào lưu văn hóa và phong cách nghệ thuật. Ví dụ, bắt đầu từ tháng 4 năm 1932, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô thông qua nghị quyết "Về cải tổ các đoàn thể văn học nghệ thuật", đến cuối những năm 1930, 95,5% đoàn thể khoa học xã hội, 92,9% hiệp hội sáng tác văn nghệ, 69,2% đoàn thể văn hóa giáo dục phổ thông, 48% hội khoa học tự nhiên và kỹ thuật đều đã ngừng hoạt động1 (Chuyển dẫn từ Mã Long Thiểm: Lịch sử diễn biến thế chế văn hóa Liên Xô, Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, 1996, tr.180). Cả giới lý luận bị bao trùm bởi không khí nặng nề, thiếu cảm giác mới mẻ và tinh thần sáng tạo, tư tưởng của mọi người bị trói buộc nghiêm trọng. Lĩnh vực ý thức hệ hình thành trạng thái tất cả như nhau, không cho phép tham khảo tư tưởng và lý luận mới, chỉ cho phép sao chép giáo điều lý luận trước đây, không thể vượt quá dù chỉ một bước, bất kỳ tư tưởng mới, lý luận mới nào không qua phân tích đều bị cho là chủ nghĩa duy tâm; theo lối mòn cũ, ôm khư khư cách làm cũ, chứ không phải là căn cứ vào sự thay đổi của tình hình trong và ngoài nước để phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo; chìm đắm lâu ngày trong thành tích trước đây, dương dương tự đắc, ra sức né tránh mâu thuẫn và xung đột xã hội. Ví dụ, giới lý luận Liên Xô mấy chục năm luôn ôm khư khư 4 giáo điều lý luận lớn, và tiến hành tuyên truyền mạnh mẽ, đó chính là luận điểm lý luận đốt cháy giai đoạn phát triển xã hội, nôn nóng quá độ lên chủ nghĩa cộng sản; luận điểm quan hệ sản xuất xã hội xã hội chủ nghĩa "hoàn toàn phù hợp" với lực lượng sản xuất; luận điểm đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt; luận điểm kinh tế sản phẩm xã hội chủ nghĩa.


Đến khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới phát triển mạnh mẽ vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Liên Xô không kịp thời nhận thức được xu thế phát triển, đắm chìm vào dầu mỏ và đôla, đã bỏ lỡ làn sóng cách mạng khoa học kỹ thuật. Còn xã hội phương Tây thì lại kịp thời điều chỉnh sách lược của mình, vượt xa Liên Xô trong phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật. Vào thời điểm chuyển giao giữa thập niên 1970, 1980, tốc độ phát triển của kinh tế Liên Xô chậm lại nhanh chóng, mở rộng khoảng cách với các nước phát triển phương Tây. Còn Đảng Cộng sản Liên Xô thì vẫn theo lối mòn cũ, ôm khư khư những khiếm khuyết trong lĩnh vực tư tưởng, mặc sức tuyên truyền những lời sáo rỗng và những câu công thức trống rỗng vô hồn "chủ nghĩa xã hội phát triển" và "khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa đế quốc".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #97 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2022, 07:50:02 am »

Thứ hai, dùng mệnh lệnh hành chính để thay cho thảo luận học thuật. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đối với vấn đề tranh luận trong giới lý luận và lĩnh vực văn học nghệ thuật, Đảng Cộng sản Liên Xô thường áp dụng biện pháp mệnh lệnh hành chính để giải quyết. Những năm 40 của thế kỷ XX, Bí thư phụ trách ý thức hệ của Trung ương Đảng Cộng sản (Bônsêvích) toàn Liên bang Zhdanov từng nhiều lần phát biểu, can thiệp và quyết định đối với nhiều vấn đề cụ thể, Trung ương Đảng Cộng sản (Bônsêvích) toàn Liên bang còn thông qua một loạt nghị quyết tương ứng. Ví dụ, năm 1946 thông qua nghị quyết "Về hai tạp chí 'Ngôi sao' và 'Lêningrát'", nghị quyết "Về nhà hát kịch biểu diễn tiết mục và biện pháp cải tiến", cũng như nghị quyết "Về bộ phim 'Cuộc sống xán lạn'"; năm 1948 lại thông qua nghị quyết "Về vở ca kịch 'Tình hữu nghị vĩ đại' của Muradeli". Ở Liên Xô lúc đó, lĩnh vực văn hóa thiếu tự do sáng tác và học thuật, kiểm soát hành chính quá nghiêm ngặt, nhiều vấn đề cụ thể thường đều do Trung ương Đảng hoặc nhà lãnh đạo đưa ra quyết định. Cách làm này vẫn tồn tại sau khi Xtalin qua đời, hơn nữa đã trở thành một kiểu truyền thống. Ví dụ, Khrushchev năm xưa cho dù không hiểu nhiều về văn hóa nghệ thuật, cũng không phải là trong nghề, nhưng thường xuyên, can thiệp vào những vấn đề cụ thể về mặt văn hóa nghệ thuật. Năm 1957, Khrushchev đích thân ra tay, phê phán Dudinsev và tác phẩm Không chỉ vì bánh mỳ của ông ta. Cùng năm, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra nghị quyết "Về tạp chí Vấn đề lịch sử", chỉ trích tạp chí này đã phạm phải "sai lầm lý luận và sai lầm phương pháp luận"; còn đưa ra nghị quyết "Về khuyết điểm nghiêm trọng trong nội dung của họa báo Ngọn lửa nhỏ, chỉ trích họa báo này đăng tải quá nhiều "tuỳ bút và đặc tả du lịch nước ngoài", "phạm phải sai lầm nghiêm trọng". Năm 1958, Khrushchev đích thân đứng ra khen ngợi cuốn tiểu thuyết Số phận con người của Sholokhov và trường thi Núi ngoài núi, trời ngoài trời của Tvardovski. Năm 1962, Khrushchev lợi dụng dịp tham quan triển lãm mỹ thuật, tấn công tranh của phái trừu tượng, nói đây là "được vẽ bằng đuôi lừa". Cách làm kiểu này của Khrushchev không những đã kế thừa truyền thống của thời kỳ Xtalin, mà còn thể hiện càng lộ liễu hơn. Về điểm này, Khrushchev sau khi bị hạ bệ mới hiểu ra đôi chút, ông ta nói "Quan hệ với những người làm sáng tác, biện pháp hành chính luôn là có hại nhất và lạc hậu nhất"; "Cần làm cho độc giả có cơ hội đưa ra những đánh giá của bản thân họ, chứ không nên áp dụng giải pháp hành chính và biện pháp cảnh sát"1 (Khrushchev: Di ngôn cuối cùng - Hồi ký Khrushchev (tiếp), Nxb. Phương Đông, 1988, tr.134-135).


Lâu nay, Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện mô hình quản lý tập trung cao độ đối với nghiên cứu văn hóa và khoa học, đội ngũ khổng lồ, hiệu quả thấp. Ví dụ, trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn và triết học, ngoài quan hệ trực thuộc hành chính Viện Nghiên cứu Mác - Lênin, Viện Hàn lâm khoa học, trường đại học, cao đẳng..., Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô còn thành lập các phòng ban chuyên môn để tiến hành điều tiết, kiểm soát đối với các bộ môn khoa học và học giả tương ứng, như nghiên cứu kinh tế học thì do các phòng, ban kinh tế học của Ban Khoa học Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phụ trách quản lý. Về mặt thể chế tổ chức lãnh đạo đối với khoa học xã hội của Đảng cũng có những điểm cứng nhắc và không hợp lý cho lắm. Ví dụ, Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện quản lý theo địa bàn đối với tổ chức Đảng của Viện Hàn lâm khoa học, kết quả khiến cho tổ chức đảng của các Viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học với vài trăm ngàn người lần lượt thuộc về Đảng ủy cấp quận. Viện trưởng, viện sĩ thường phải bị các cán bộ tuyên truyền của Đảng ủy quận trẻ tuổi lên lớp giáo huân, dẫn tới sự phản cảm mạnh mẽ của trí thức. Do bị hạn chế, số lượng trí thức của các đơn vị nghiên cứu khoa học vào Đảng giảm đi nhanh chóng1 ([Nga] V.A. Lusikin, L.A. Shelepin (Từ Hàn Xương dịch): Chiến tranh thế giới thứ ba: Chiến tranh thông tin tâm lý, Sđd, tr. 172-173,188). Điều này cũng ảnh hưởng tới con đường làm quan, nghỉ dưỡng, xuất ngoại của họ, từ đó dẫn tới sự bất mãn của những trí thức này đối với thể chế2 ([Nga] A.s. Barsenkov: Dẫn luận lịch sử nước Nga đương đại (1985-1991), Sđd, tr.122).


Đồng thời, Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện chế độ kiểm duyệt sách báo quá nghiêm ngặt, thực hiện chế độ trình duyệt và kiểm duyệt, truy duyệt nghiêm ngặt đối với các thành quả nghiên cứu khoa học xã hội. Ví dụ, trong các Viện nghiên cứu của hệ thống Viện Hàn lâm khoa học, muốn gửi một bài tới tạp chí nào đó, cần phải đồng thời gửi kèm rất nhiều tài liệu chứng minh (5-10 loại); tài liệu kèm theo như vậy còn phải có hơn 10 người ký tên, khi trình bày đề cương báo cáo với hội đồng học thuật cũng không thể thiếu. Quy định như vậy không những áp dụng với đăng bài trên báo chí hoặc phát biểu diễn giảng trên phát thanh truyển hình, mà có lúc phát biểu trên các loại hội nghị cũng cần phải như vậy. Những lệnh cấm quá ư phiền toái đó thường dẫn tới sự phản cảm và kháng nghị, mọi người nghĩ đủ mọi cách để né mà đi. Trong cuộc sống xã hội và lĩnh vực nghiên cứu, một số "chuyên gia ý thức hệ" của Đảng Cộng sản Liên Xô thường đề ra các loại quy chế cấm kỵ phiền phức, đặt ra nhiều vùng cấm lô bịch: cấm nghệ thuật trừu tượng, âm nhạc phái tiên phong, múa lắc, văn học trinh thám phương Tây, nhiều tác phẩm triết học và xã hội học của phương Tây cũng như một số tác phẩm triết học Nga. Nhưng kiểu "cấm đoán" này không những hiệu quả rất nhỏ, mà còn thường thu hút sự "hứng thú" càng mạnh mẽ hơn của độc giả3 ([Nga] V.A. Lusikin, L.A. Shelepin (Từ Hàn Xương dịch): Chiến tranh thế giới thứ ba: Chiến tranh thông tin tâm lý, Sđd, tr. 172-173,188).


Do đặt ra quá nhiều "vùng cấm nghiên cứu", từ đó ảnh hưởng tới sáng tạo lý luận, hạn chế việc giới khoa học xã hội phát huy vai trò xứng đáng trong giải quyết những vấn đề thực tế. Những thảo luận liên quan tới vấn đề quan hệ hàng hóa tiền tệ chính là minh chứng. Ngay từ thời kỳ cuối những năm 40 của thế kỷ XX, giới lý luận Liên Xô đã nêu ra sự cần thiết phải tận dụng quan hệ hàng hóa tiền tệ và quy luật giá trị, cải tiến công tác kế hoạch, khiến cho kinh tế quốc dân phát triển cân bằng, nâng cao vững chắc mức sống của nhân dân. Điều khiến người ta đau lòng là, những ý kiến đó không những không được tiếp thu, mà những cán bộ Đảng Cộng sản Liên Xô đưa ra ý kiến còn vì thế mà phải mang tội. Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô lũng đoạn chân lý, cơ quan chính trị pháp luật kiểm soát nghiêm đối với xã hội, cơ quan tuyên truyền nhồi nhét một cách cứng nhắc, trong tình hình đó, toàn xã hội không nghe được, hoặc ít nghe được những tiếng nói khác, về mặt nghiên cứu và giải qụyết vấn đề dân tộc, Đảng Cộng sản Liên Xô cũng phạm phải sai lầm tương tự. Để "sớm xóa bỏ sự khác biệt giữa các dân tộc", nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô thường dùng hình thức kín đáo nhất để nhét "chủ nghĩa quốc tế nôm na" vào trong các chính sách dân tộc mà họ đề ra, nhằm che giấu mâu thuẫn dân tộc ngày một nghiêm trọng của Liên Xô. Từ Khrushchev đến Brezhnev đều như vậy, họ nói, vấn đề dân tộc đã được giải quyết triệt để ở Liên Xô. Năm 1981, chính quyền Liên Xô từng tiến hành một đợt thử nghiệm giải quyết mâu thuẫn dân tộc. Khi Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô chuẩn bị Báo cáo chính trị Đại hội XXVI, có người kiến nghị thành lập mới một Ban Chính sách dân tộc dưới Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành lập một Ủy ban dân tộc dưới Hội đồng Bộ trưởng, nhưng kiến nghị này bị các thành viên Bộ Chính trị thống nhất phản đối. Mãi tới cuối những năm 80 của thế kỷ XX, kiến nghị này mới được chấp nhận.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #98 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2022, 07:50:35 am »

Những cách làm nói trên của Đảng Cộng sản Liên Xô không những bóp chết tự do sáng tác và học thuật trong giới lý luận và lĩnh vực văn hóa, mà còn làm tổn thương tới tính tích cực của một loạt trí thức, gây ra hậu quả tiêu cực xấu. Quản chế quá nhiều thường khiến những người làm công tác khoa học xã hội mất đi năng lực tư duy độc lập, biến thành "lệ thuộc chính trị".


Thứ ba, công tác giáo dục chính trị tư tưởng xa rời thực tế, có tính hình thức chủ nghĩa nghiêm trọng. Liên Xô có công cụ dư luận và tuyên truyền hết sức lớn mạnh. Thời kỳ cuối Brezhnev, báo chí Liên Xô xuất bản có tới hơn 8.000 loại, phát hành 173 triệu bản; có hơn 5.000 tạp chí, phát hành hơn 200 triệu bản; tổng thời lượng phát thanh một ngày đêm của đài Trung ương, địa phương và quốc tế vượt trên 1.300 giờ. Liên Xô còn có hệ thống tuyên truyền khổng lồ, các địa phương đều có các "trạm tuyên truyền" có tính thường xuyên, tọa đàm hiệp hội "Tri thức", các loại trường đại học dân gian, những đơn vị này định kỳ tổ chức để các nhân vật nổi tiếng, chuyên gia và cán bộ tuyên truyền cổ động các mặt tới báo cáo và giải thích vấn đề. Ngoài ra, còn có một hệ thống học tập tại trường Đảng hoàn thiện. Thế nhưng, hệ thống dư luận và tuyên truyền khổng lồ như vậy lại không phát huy được tác dụng hữu hiệu. Đó là bởi vì, toàn bộ công tác giáo dục tư tưởng và tuyên truyền bên ngoài thì làm rất rầm rộ, trên thực tế nội dung đơn điệu, trống rỗng vô vị, giống hệt nhau, hoàn toàn né tránh những vấn đề gai góc trong cuộc sống hiện thực và những vấn đề thực tế mà quần chúng quan tâm, trở thành hình thức. Hơn nữa, những thứ tuyên truyền thường có sự tương phản rõ rệt với cuộc sống thực tế. Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô thì thỏa mãn với những thành tích đã đạt được và sự thống nhất tư tưởng và đồng nhất dư luận bề ngoài, không thể nắm bắt chuẩn xác mạch đập của thời đại và sự thay đổi của xã hội, thiếu sự điều tra, nghiên cứu đối với động thái tâm lý xã hội, các loại chiều hướng tầng sâu trong lĩnh vực ý thức hệ, không tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng một cách kiên nhẫn, tỉ mỉ đối với đông đảo quần chúng nhân dân. Những năm 70 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Liên Xô thường xuyên đưa ra kêu gọi, đề ra cần thống nhất các hoạt động kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị và ý thức hệ, thống nhất giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động và đạo đức1 (Tham khảo [Liên Xô] M. Jovchuck: "Vấn đề phát triển văn hóa tinh thần Xôviết và đấu tranh ý thức hệ hiện nay", trích từ [Liên Xô] Vấn đề triết học, số 3 năm 1976). Thế nhưng, những lời kêu gọi này thường đi vào hình thức, thiếu tính khả thi, ngay cả trí thức cũng không hề quan tâm, nghe mà không thấy, họ ra sức né tránh chính trị.


Trước tình hình trong và ngoài nước phức tạp, công tác tuyên truyền lý luận cần ngọn cờ rõ ràng, có mục tiêu cụ thể, phát huy chính khí, phê phán phản bác những trào lưu tư tưởng sai lầm, trấn giữ trận địa chính. Nhưng Đảng Cộng sản Liên Xô lại coi nhẹ vấn đề ở hai mặt. Một là, song song với việc nhấn mạnh tính cách mạng, tính chiến đấu, không chú ý tới sáng tạo cách nói, không căn cứ vào sự phát triển thay đổi của tình hình để sáng tạo ra hệ thống viết và nói nhằm vào những nhóm người nghe khác nhau, đạt tới "thuyết phục bằng lý, tác động bằng lời, thu hút bằng câu chữ". Ngược lại, một số lý luận hoặc sản phẩm ngoại lai sai lầm tuy khó hiểu, nhưng biết dùng những khái niệm mới mẻ hoặc câu chữ thời thượng để mê hoặc công chúng. Hai là, song song với chú trọng lý luận và biện chứng tư duy, không chú ý sử dụng những ví dụ tươi mới. Đồng thời với việc khởi động cỗ máy tuyên truyền, Đảng Cộng sản Liên Xô rất ít tận dụng những sự thực sống động để trình bày, không biết tận dụng một số ví dụ mặt trái để làm giáo trình phản diện cảnh tỉnh quần chúng, do đó công tác tư tưởng tuyên truyền thiếu sức thuyết phục và sức chiến đấu, trở nên không có mục tiêu cụ thể và quá ư trống rỗng. Còn một số trào lưu tư tưởng chống cộng lại thường mượn những hiện tượng hoặc sự kiện cá biệt trong đời sống xã hội, tuỳ ý phóng đại, từ đó vươn tới tác động và phê phán đối với chế độ và phương châm cơ bản, do đó có thể thu hút được sự hưởng ứng của không ít người, thậm chí có hiệu ứng chấn động, đạt tới mục đích phân hóa, làm tan rã của mình. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô quen sử dụng những lời lẽ cũ rích từ nhiều năm, từ đó mất đi sức sống và sức hấp dẫn, tác dụng của nó là vô cùng nhỏ. Ngoài ra, hiệu suất của truyền hình và phát thanh cũng rất kém, tin tức không nhiều; các loại báo chí nội dung hệt như nhau, đa số báo chí địa phương đều sao chép đăng lại bài và tin của báo chí Trung ương, không có đặc sắc địa phương. Kết quả, trong xã hội đã xuất hiện cái gọi là hiện tượng "người ban đêm". Không ít cán bộ và đảng viên ban ngày chỗ nào cũng giữ sự nhất trí với chính quyền, hết lời ca ngợi, đến tối mới tiến hành tụ tập bí mật, đọc những ấn phẩm chui, cùng với người nhà và bạn bè trao đổi những chuyện tiếu lâm chính trị, bình luận thời sự chính trị, phê phán quyền quý, thể hiện sự bất mãn đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Việc xuất hiện hiện tượng "người ban đêm" trong chừng mực nào đó cho thấy sự thất bại của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô.


Thứ tư, công tác giáo dục chính trị tư tưởng thiếu tinh thần trách nhiệm và tinh thần sứ mệnh. Xét về hình thức, Đảng Cộng sản Liên Xô tương đối coi trọng tiến hành giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin đối với đảng viên. Kể từ thời kỳ Xtalin, Đảng Cộng sản Liên Xô đã từng bước thiết lập hệ thống giáo dục kiến thức chủ nghĩa Mác - Lênin tương đối có hệ thống, đã xuất bản không ít sách giáo khoa, mở chương trình giảng dạy tại trường Đảng chính quy và ngoài giờ một cách có hệ thống. Trong hệ thống giáo dục, học sinh các trường đại học và cao đẳng bắt buộc phải học ba môn cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, triết học Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) và kinh tế chính trị học. Trong xã hội, đã thiết lập một hệ thống giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và chính trị của Đảng ngoài giờ cho đảng viên, đoàn viên, công nhân, mỗi năm số học viên lên tới hàng chục triệu người. Sau những năm 70 của thế kỷ XX, hệ thống trường Đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô và các trường đại học, cao đẳng đều học tập "tác phẩm" của Tổng Bí thư và Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng các khóa, mà những bài nói chuyện của lãnh đạo và những văn kiện này thường đầy rẫy những câu sáo rỗng và trống rỗng, ý tứ mập mờ nước đôi, chủ đề lẫn lộn không rõ, thiếu tư tưởng mới mẻ. Những hoạt động giáo dục này về sau trở thành những câu chuyện tiêu lâm bị quần chúng châm chọc. Các "tác phẩm" trống rỗng vô vị của các nhà "lêninnít" vĩ đại tự mình tô vẽ như Brezhnev, Xuxlov, Podgorny và Chernenko được xuất bản và phát hành hàng triệu cuốn, và lệnh cho hệ thống giáo dục của Đảng và lĩnh vực khoa học xã hội tổ chức học tập và nghiền cứu. Những kiểu giáo dục chính trị này có nội dung khô khan, tẻ nhạt, hình thức khô cứng, lý luận và thực tế tách rời nghiêm trọng, hoàn toàn không đạt tới ngưỡng mưa dầm thâm lâu và vui vẻ học tập, hiệu quả không tốt, chạy theo hình thức.


Cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô đã xuất hiện dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng, tâm lý tiêu dùng và văn hóa dung tục của phương Tây có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội Liên Xô, đặc biệt là thanh niên. Nhưng các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô không đưa ra phân tích khách quan đối với tình hình nghiêm trọng gặp phải, chỉ ra con đường thoát khỏi khủng hoảng, tìm kiếm sự phục hưng của chủ nghĩa xã hội, mà ngược lại, né tránh hiện thực, tiếp tục tuyên truyền trong toàn Đảng thành tựu vĩ đại Liên Xô xây dựng thành công "chủ nghĩa xã hội phát triển", tuyên truyền theo nguyên tắc lý luận trừu tượng "tính ưu việt không thể nghi ngờ" của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản. Cách làm không dám liên hệ thực tế, không dám đụng chạm tới những vấn đề "nóng" mà nhân dân quan tâm này, không những tạo thị trường rộng lớn hơn cho các thế lực thù địch, mà còn tự gạt mình ra rìa. Kết quả, khi một trận cuồng phong cuộn đến, đa số đảng viên và quần chúng tỏ ra không biết nên làm gì, mất đi mục tiêu tiến lên.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #99 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2022, 07:51:21 am »

Thứ năm, ôm khư khư lề thói cũ, chủ nghĩa giấy tờ thịnh hành. Đảng Cộng sản Liên Xô thiếu tác phong thực sự cầu thị, lý luận liên hệ với thực tế. Thời kỳ Xtalin, Đảng Cộng sản Liên Xô chuyên chú vào suy nghĩ về những vấn đề chiến lược lớn mang tầm thế giới, nhưng lại không coi trọng việc đi sâu điều tra nghiên cứu thực tế. Sau Đại hội đại biểu lần thứ XVII của Đảng Cộng sản (Bônsêvích) toàn Liên bang, Xtalin chỉ đi thị sát cơ sở một lần. Molotov ngay cả một lần cũng không từng xuống cơ sở khảo sát. Một thời gian dài, tác phong không đi sâu điều tra nghiên cứu thịnh hành trong Đảng. Khrushchev thì thường xuyên đưa ra quyết sách quan trọng một cách khinh suất. Tiêu biểu nhất phải kể đến Brezhnev. Các nhà sử học từng đọc hồ sơ của Brezhnev nói, hồ sơ cá nhân mà Brezhnev để lại chủ yếu là cuốn sổ ghi chép hoặc rất nhiều mẩu giấy ghi lại trên các tờ lịch khi ông ta còn sống, mỗi tờ giấy ghi một, hai cho đến năm, sáu dòng chữ, nói chung đều không đánh dấu gì cả, hơn nữa một số tên người trong Đảng cũng thường viết sai. Trong những tài liệu với số lượng tương đối nhiều này không phát hiện thấy Brezhnev đưa ra sáng kiến gì đối với vấn đề nào đó, hoặc xuất hiện chút đốm sáng tư tưởng nào. Nhưng khi Brezhnev còn sống, Liên Xô lại xuất bản nhiều Tuyển tập Brezhnev, những văn kiện này đều do nhóm viết của ông ta viết thay cho ông ta. Mấy cuốn hồi ký mà Brezhnev cuối đời xuất bản và giành được "Giải thưởng văn học Lênin" cũng đều là do tổ chức riêng các nhà văn và phóng viên viết cho ông ta. Tất cả những bài phát biểu, báo cáo của ông ta, thậm chí cả lời chúc đơn giản, cũng đều phải do người khác dự thảo. Vào cuối đời, Brezhnev ngay cả có sẵn bài, cũng thường đọc sai, hoặc lẫn lộn trước sau.


Cán bộ Đảng Cộng sản Liên Xô thời kỳ Brezhnev, về tư tưởng đầy rẫy sự "thủ cựu" và "tính lười biếng", về hành động thì đọc bài có sẵn, ứng phó đơn giản. Họ quen với việc đọc thuộc lòng những kiến thức sách vở của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt một cách máy móc chỉ thị của cấp trên, dần dần mất đi tinh thần sáng tạo chủ động nghiên cứu các vấn đề hiện thực. Chủ biên báo Sự thật Aphanasayev từng là một thành viên quan trọng của "nhóm khởi thảo" báo cáo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong cuốn sách Ghi chép thăng trầm của Tổng Biên tập báo 'Sự thật', ông ta nhớ lại: khởi thảo văn kiện cho Brezhnev, không đòi hỏi "tư tưởng mới" gì, càng khỏi phải nói đến "tư tưởng độc đáo" gì, chỉ cần anh biết đem những tư tưởng đã cũ rích từ lâu, không ai thấy hứng thú kia thay bằng hình thức mới, tìm được phương thức diễn đạt mới, thì đã là thể hiện "tính sáng tạo" hết sức nổi trội rồi. Họ cứ như vậy hết năm này sang năm khác, hết ngày này sang ngày khác viết lách, bào chế phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Ông ta rất thấm thía nhớ lại, viết thứ gì đó cho người khác, để tỏ ra cần "phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin", chỉ có thể miễn cưỡng vắt lấy một số từ ngữ, câu chữ và đoạn văn nào đó trong đầu của mình. Công việc này tuy hết sức vinh quang, nhưng cũng làm cho người ta cực kỳ đau đầu và mệt mỏi. Bởi vì khi bạn thấy được, cảm nhận được những lý tưởng tốt đẹp, từ ngữ cao thượng và những lời cam kết chân thành không phù hợp với sự thực, thì bạn sẽ cảm thấy đau khô vì những gì mình đã làm.


Thứ sáu, lời nói và hành động không thống nhất, tuyên truyền và thực tế tách rời nhau. Tác phong quan liêu vào thời kỳ cuối của Đảng Cộng sản Liên Xô rất nghiêm trọng, chế độ cấp bậc cán bộ nghiêm ngặt. Tầng lớp đặc quyền lớp trên của Đảng Cộng sản Liên Xô quen với việc xa rời quần chúng, hưởng thụ đặc quyền và các kiểu cung cấp đặc biệt, nhu cầu đặc biệt. Hành vi tác oai tác quái của giới quan chức Đảng Cộng sản Liên Xô dần dần bộc lộ ra, đảng viên bình thường và quần chúng thấy được bằng mắt, hận để trong lòng. Sau những năm 60 của thế kỷ XX, quan chức cao cấp Đảng Cộng sản Liên Xô dần dần mất đi tinh thần hiến thân cách mạng mà Đảng Bônsêvích để lại, từ bỏ niềm tin phấn đấu vì chủ nghĩa cộng sản, ngoài miệng hát vang chủ nghĩa Mác - Lênin, trên thực tế chỉ là ngụy trang để đối lấy sự leo cao. Đối với họ mà nói, lý tưởng cộng sản đã không còn thiêng liêng, điều quan trọng là học cách a dua nịnh nọt, leo lên cao, sớm vơ vét lợi ích thực tế. Sau những năm 1970, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô bằng lòng với hiện trạng, không biết tiến thủ, từng bước mất đi tinh thần trách nhiệm đối với tương lai của đất nước và dân tộc. Trong tình hình đó, các giá trị quan xã hội chủ nghĩa như lý tưởng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tập thể, công bằng và chính nghĩa mà cỗ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Liên Xô ca ngợi đã dần dần mất đi sức cảm hóa và sức hấp dẫn trước kia trong lòng nhân dân. Những lý luận và thuyết giáo đó dần dần trở thành một thứ cứng nhắc, lạnh băng, không hề có sinh khí, thậm chí là tấm vải che mặt cho đỡ ngượng, bịt tai bịt mắt mọi người.


Với sự tuyên truyền giả tạo, phiến diện, chính quyền chỉ có thể nghe thấy những tiếng nói của mình, họ cũng biết rằng những gì nghe được chỉ là âm thanh của chính mình, nhưng lại vẫn tự lừa gạt mình, tưởng như cái nghe thấy là tiếng nói của nhân dân, hơn nữa yêu cầu nhân dân ủng hộ cho kiểu tự lừa gạt mình này. Còn bản thân quần chúng nhân dân, họ không phải rơi vào mê tín hoặc không tin gì cả về chính trị, thì là hoàn toàn tách khỏi đời sống đất nước, biến thành một đám người chỉ biết lo cho cuộc sống riêng. Sở dĩ quần chúng nhân dân thể hiện thái độ lạnh nhạt đối với chính trị, chính là vì Ban lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Liên Xô mất đi ý chí, biến thành "những người chỉ biết lo cho cuộc sống riêng" trước. Trong quá trình Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã, Liên Xô giải thể, tuyệt đại đa số đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô tuy có bất mãn, nhưng im lặng tiếp nhận hết hiện thực này đến hiện thực khác, bản thân điều này đủ cho thấy uy tín của Ban lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Liên Xô trong lòng đảng viên và quần chúng phổ thông đã xuống thấp đến mức nào.


Cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, giá dầu mỏ - thứ mà Liên Xô dựa vào để tồn tại - sụt giảm, hiện tượng cung không đủ cầu trên thị trường hàng tiêu dùng trong nước ngày một nghiêm trọng. Hoạt động kinh tế ngầm hoành hành, hiện tượng lãnh đạo tham nhũng và đặc quyền lan tràn, kỷ cương xã hội rệu rã, giáo dục tư tưởng chính trị và tâm lý quần chúng biến thành "hai tấm da", tâm lý xã hội và nề nếp xã hội bắt đầu xuống cấp. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Brezhnev nhìn mà không thấy việc này, cho rằng đó là bình thường, cuộc sống vốn dĩ chính là như vậy. Nhà lãnh đạo ý thức hệ của Đảng Cộng sản Liên Xô cũng nhân cơ hội lấp liếm cho xong chuyện, cái gì bỏ qua được thì bỏ qua. Thế nhưng, các thế lực thù địch phương Tây thì lại trống giong cờ mở, một mặt gấp rút ủng hộ và thôi thúc một số trí thức phe tự do tiến hành tấn công tâm lý dư luận; mặt khác lại tích cực tìm kiếm người đại diện phát ngôn trong Ban lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Liên Xô, kèm theo cam kết tiền bạc hoặc vật chất để mua chuộc1 (Tham khảo [Nga] S. Karamurza: Bàn về thao túng ý thức, Nxb. Văn hiến Khoa học xã hội, 2004, tr.543, 575). Các cơ quan thông tin và tuyên truyền phương Tây đứng đầu là Mỹ khởi động cỗ máy tuyên truyền, mở hết tốc lực. Lúc đó, chương trình phát thanh nhằm vào Liên Xô của "Đài Tiếng nói Hoa Kỳ" mỗi tuần dài tới 500 giờ, phủ khắp toàn lãnh thổ Liên Xô, sử dụng ngôn ngữ của tất cả các nước cộng hòa gia nhập Liên bang và các dân tộc thiểu số khác để phát động chiến tranh tâm lý. Dưới một số vỏ đậy như văn hóa đại chúng và nghệ thuật thịnh hành, giá trị quan phương Tây dần dần thẩm thấu vào xã hội Liên Xô, đặc biệt là đầu óc của lớp thanh niên. Xã hội Liên Xô xuất hiện sự "thiếu thốn" ở hai mặt: hàng tiêu dùng và sản phẩm thông tin tư tưởng, văn hóa, mà Đảng Cộng sản Liên Xô lại không kịp thời cung ứng vật chất và thức ăn tinh thần, nhằm xóa bỏ hiện tượng "thiếu thốn về tư tưởng và kinh tế", điều này trở thành nhược điểm chí mạng của xã hội Liên Xô. Trong tình hình đó, các chuyên gia tâm lý chiến phương Tây lợi dụng sự "thiếu thốn" về vật chất của xã hội Liên Xô, thông qua các hình thức như giao lưu nhân văn, dư luận báo chí vá các tác phẩm văn nghệ khác để tuyên truyền sự giấu có vật chất của phương Tây. Lợi dụng sự "thiếu thốn" của giao lưu tin tức và văn hóa của xã hội Liên Xô, tích cực phổ biến văn hóa dung tục và phương thức tiêu dùng cùng lối sống đầy cám dỗ. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã coi nhẹ chiến lược "diễn biến hòa bình" mà phương Tây thúc đẩy trong một thời gian dài, thiếu nhận thức đối với "chiến tranh tâm lý" và "chiến tranh đánh vào lòng người" mà phương Tây triển khai nhằm vào Liên Xô, mất cảnh giác, cuối cùng thậm chí mở hết lòng mình ra hòng trong phút chốc nằm trong vòng tay của phương Tây, vọng tưởng hòa nhập với phương Tây. Kết quả, Đảng Cộng sản Liên Xô giống như một người khổng lồ chân đất bị hút mất "linh hồn", mất đi phương hướng, mất đi cái tôi, bỗng chốc đổ sụp dưới sự giáp công của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM